1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lưu Sơn Minh
    Người Đàn Ông Ngồi Cuối Xe ( II )
    Có một người phụ nữ chở con trên chiếc xe đạp lao vụt ra đường cái từ trong một hẻm nhỏ. Người lái xe đánh mạnh tay lái. Cả chiếc xe vằng mạnh như một con trâu điên. Tất cả chỉ thoáng qua một tích tắc. Người lái xe buông một hơi thở gằn hệt như một câu chửi thề. Tất cả mọi người trên xe tỉnh hẳn ngủ. Ai đó vặn người răng rắc. Tiếng ho lúc nãy im bặt. Người đàn ông cuối xe đổ mồ hôi hột sau cú vằng của con trâu điên vừa rồi. Kỳ lạ thật, giờ này mà thân đàn bà còn dám đèo con ra đường. Bóng dạ quang đồng hồ lấp loáng chỉ 11 giờ rưỡi đêm. Người đàn ông ngồi cuối xe nghĩ:
    Giờ này vội vã đèo con đi quáng quàng như bị bỏ bùa kiểu ấy, chắc chỉ có không chịu nổi chồng hoặc mẹ chồng... Uất hận tới mức lao ra đường. Nếu người lái không "tỉnh đòn" thì chắc cả hai mẹ con kia đều đã nằm dẹp lép trên đường rồi. Dẹp như một cái bánh đa. Liệu như thế có hơn là sống trong địa ngục không? Nhưng biết đâu lại đã có một kẻ ngồi rình ngay ngoài đầu đường kia, sau những lùm cây lớn? Mỗi một lùm cây trong bóng đêm là một mối nguy hiểm. Chỉ những người đi đêm nhiều mới cảm thấy rõ điều đó. Mà người phụ nữ này chả mấy khi ra ngoài vào ban đêm. Chị không biết kẻ ấy, cái kẻ đang ngồi rình, đã hết tiền mấy hôm nay. Hắn đã "thịt" một người và chưa thấy bị ai bắt. Nếu "thịt" thêm người phụ nữ và cả đứa nhóc kia, hắn sẽ có được chiếc xe đạp. Hắn sẽ mua một con vịt quay thực béo, bẻ ra chấm nước mắm tỏi và sẽ uống hai ba cút rượu gì đó. Vịt quay...
    Người đàn ông ngồi cuối xe chúi đầu về phía trước vì chiếc xe phanh gấp trước một cái rãnh. Một giọt mồ hôi chảy vội từ trên trán xuống môi. Người đàn ông khẽ đưa lưỡi ra liếm. Mặn. Mặn chát. Mặn như là một bát tiết canh vịt hãm bằng quá nhiều muối. Mặn như là máu. Người đàn ông ngồi cuối xe nghĩ:
    Một tay bác sĩ bảo là trong người chỉ có ba lít máu. Chảy ra mất một lít là con người đã khô ran. Chảy mất hai lít thì con người quánh lại. Như một cái cây đã khô. Chỉ một mồi lửa xoè vào là cháy bùng lên. Cháy như đuốc. Cái cây đã khô bùng cháy từ ngọn. Còn con người khô thì cháy bùng lên từ trong ruột gan nung đốt. Khi đó, những ý nghĩ cũng bị đốt cháy. Cháy và nổ bùng lên như một chiếc xe trong loại phim hay chiếu ở quán cà phê. Một quầng lửa và một tiếng nổ thật vang. Đã thế thì cháy quách đi cho xong...
    Người đàn ông ngồi cuối xe toan đứng dậy. Đứng dậy và thở hộc lên như một con trâu điên. Đứng dậy và toan lao đầu vào vuông cửa cuối xe. Tiếng gì đó đập vào cửa nghe chát chúa. Lần đầu tiên, trên chuyến xe này vang lên một tiếng nói. Tiếng nói vội và gấp trong bóng đêm quánh đặc: "Bật đèn đi ông ơi..."-hắn đập còng vào cửa...
    Đèn bật sáng. Người đàn ông ngồi cuối xe chói loá mắt ngã ngồi trở lại ghế. Còng chân và còng tay va vào chân ghế, thành ghế, vách xe; tiếng kim khí lạnh đến ghê răng. Người đàn ông ngồi cuối xe vội cúi xuống. Dù sao thì tất cả mọi người cũng đã kịp nhìn thấy một giọt nước chảy dọc trên khuôn mặt khô sạm kia. Không ai nói gì nữa. Tất cả đều dồn hết những cái nhìn xuống phía cuối xe, đầy cảnh giác canh chừng kẻ đang cúi gục đầu xuống. Rồi người đàn ông ngồi cuối xe gục xuống và ngủ lúc nào không biết rồi tỉnh lại cũng vào một lúc nào không biết. Chiếc xe vẫn đang lao đi. Đèn trên xe đã tắt. Hình như mọi người đều đã ngủ lại. Hoặc cũng có thể chẳng có ai ngủ cả. Người đàn ông ngồi cuối xe toan nghĩ một điều gì đó, về một người cha luôn thuê con làm mọi việc bằng tiền. Về một người mẹ nhọc nhằn và lam lũ. Về một tuổi thơ buông trôi ngu dại... Hắn không nghĩ nữa mà kêu lên: "Bật đèn lên các anh ơi! Cứ để cho ********* ấy nó tìm thấy tôi. Cứ để nó bắn chết tôi đi. Tôi đáng chết quá". Không một ai trả lời người đàn ông ngồi cuối xe. Đó là nhân chứng trong một vụ án quá lớn vừa xử xong mà họ cần phải bảo vệ. Tên phạm đang chờ dựa cột này đã đưa ra lời chứng quá giá trị trong một vụ án khác. Giá trị tới mức hắn có thể lôi năm bảy kẻ dựa cột theo hắn. Giá trị tới mức trước khi tên phạm kịp ra pháp trường thụ án thì đã có thể bị xử bằng luật máu bất cứ lúc nào vì những chiếc vòi chưa chặt hết của một con bạch tuộc. Không một ai có thể trả lời điều gì vào lúc này...
    Sau một khoảng lặng dài người đàn ông cuối xe cũng không kêu lên nữa. Có vẻ như đã đến lúc ngày và đêm giao nhau. Người đàn ông ngồi cuối xe gục xuống và chúi về phía trước. Thấp thoáng trước mặt hắn, có một phụ nữ gầy guộc dắt theo mấy đứa con đang chắp tay đứng. Người phụ nữ cố xoã những sợi tóc che kín khuôn mặt đầm đìa nước mắt và thổn thức những lời tạ ơn gì đó phào phào như gió. Người đàn ông ngồi cuối xe cố nghĩ rằng đấy là một giấc mơ và rồi bắt đầu cất tiếng ngáy. Tiếng ngáy nhẹ của kẻ đang say một điếu thuốc lào thật ngon. Màn sương mờ nhè nhẹ trùm lên chiếc xe như một tấm chăn. Chiếc xe, bây giờ là một khối lờ mờ, lao vùn vụt qua cánh đồng rền vang tiếng gió. Còn mấy giờ đồng hồ nữa, trời mới sáng. Thời gian còn lại quá đủ cho một giấc mơ dài.
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bùi Thúy Hà
    Cánh Ðồng Hoa Dại ( I )
    Cuối cùng , điều tôi không mong đợi đã đến . Nó đến nhanh hơn tôi tưởng . Ðến bất ngờ , nó nằm trong cái bao màu hồng xinh xinh . Một mùi hương ngát lên khi tôi mở ra . TH, hai cái tên nằm cạnh nhau , hài hòa đến tuyện mỹ ...
    Anh kể cho tôi nghe chuyến thực tập vừa qua , về những cái ngông của đám bạn rồi kết luận :
    - Sinh viên mỹ thuật tên nào cũng hơi điên điên đấy !
    Tôi cười dí ngón tay vào mũi Anh :
    - Anh có điên không ?
    Anh nắm lấy tay tôi , bóp mạnh .
    - Anh cũng đang sắp điên đây này , Em muốn Anh bẻ ngón tay Em không ?
    Tôi la lên :
    - Ui da ! Má ơi cứu con ! Có người điên bẻ ngón tay con kìa !
    Anh buông tay tôi , ngơ ngác nhìn xuống nhà dưới :
    - Má đâu ?
    Tôi cười như nắc nẻ .
    - Tỉnh rồi ha Anh , người điên gì mới hù có chút xíu mà đã biết sợ . Má đi chợ rồi !
    Anh cốc tôi một cái đau điếng :
    - Mai mốt còn gạt Anh như vậy , Anh đánh đòn nghe không !
    Tôi hiền dịu :
    - Dạ , Em sợ rồi , mai mốt hông dám nữa . Nhưng bây giờ thì ...
    Tôi nhanh tay véo tai Anh thật mạnh rồi co giò chạy xuống sau nhà . Một lúc sau , hai tay hai ly nước chanh . Tôi nghiêm trang đi lên :
    - Mời họa sĩ dùng nước ạ .
    Anh vuốt tóc tôi :
    - Có thế chư '', cô Bé !
    Tôi gạt tay Anh làm ly nước sóng sánh :
    - Không được kêu người ta là cô Bé nữa . Người ta lớn rồi , sinh viên rồi chứ bộ .
    Anh nheo mắt :
    - O? , nghiêm trọng vậy sao , thưa nữ sĩ !
    Tôi nhăn mặt :
    - Không được chọc Em nữa à nha . Em giận bây giờ đó .
    Anh làm hòa :
    - Thôi , thôi , được rồi . Không Bô bé , không nữ sĩ nữa . Mình huề ?
    Tôi im lặng , nghe lòng dịu lại . Một tia nắng lọt qua cửa sổ đậu xuống mái tóc bồng bềnh của Anh . Bạn bè tôi thường bảo "Hậu của mày có mái tóc rất nghệ sĩ" . Khuôn mặt Anh có nét dịu dàng với nước da trắng , đôi môi đỏ , nét mày thanh tú . Khi chúng tôi đi chung với nhau , người ta thường bảo cặp này trông lạ . Tôi có nước da ngăm ngăm , khuôn mặt tròn với cái mũi nhỏ xíu , hênh hếch . Cái đầu ngông nghênh một mái tóc ngắn cũn. Một đứa bạn bảo tôi : Mày lúc nào cũng ngó ngoáy lia lịa như con khỉ con" . Rồi lại nhận xét : "Ðôi lúc , Hậu của mày trông như hiền triết" ...
    Anh thường chạy xe rất cẩn thận chở tôi dạo trên những con đường rợp bóng cây . Nhiều lúc, tôi phát chán, hối Anh chạy nhanh hơn, Anh bảo :
    - Em không thấy con đường này rất đẹp sao .
    Tôi dấm dẳng :
    - Em thích mình phóng nhanh . Gió ù ù bên tai , cảm giác thật tuyệt khi mọi thứ vụt qua .
    Anh hỏi :
    - Lúc nào Em cũng chạy xe thế à ?
    Tôi vênh mặt :
    - Vâng , sáng nào Em cũng dậy trể . Phải phóng xe nhanh mới kịp giờ , chứ đi như Anh thì hết buổi học còn gì .
    Anh dịu dàng như bà Mẹ :
    - Chết , Em chạy từ từ thôi . Ráng dậy sớm một chút . Xe cộ bây giờ ẩu lắm . Lỡ có chuyện gì thì sao ....
    Tôi xụ mặt :
    - Anh trù Em hả ?
    Anh cười :
    - Ðâu có , Anh chỉ nhắc chừng Em thôi mà .
    Tôi im lặng cắt đứt cuộc đối thoại . Một lần gặp nhau , cứ vui vẻ một chút lại có chuyện , mà nguyên nhân đa số là tại tôi luôn có ý kiến bất đồng với Anh .
    Tôi và Hậu quen nhau đã hơn một năm . Lần ấy , Lâm , Anh họ tôi , là sinh viên đại học Mỹ thuật , dẫn tôi vào lớp ngồi mẫu cho Anh vẽ chân dung . Không quen ngồi mẫu nên khi lưng cứng đơ , tôi rất khó chịu , cứ ngọ nguậy suốt khiến Lâm phải nhắc chừng luôn . Anh , lúc ấy cũng đang vẽ gần đấy , thấy tôi như vậy , cứ tủm tỉm cười hoài . Gần một buổi sáng mà Lâm chưa phác thảo xong bức chân dung . Tôi phát cáu :
    - Thôi , Em chẳng ngồi mẫu nữa đâu , mệt mỏi quá rồi .
    Lâm cũng quăng cọ :
    - Em cứ ngó ngoáy như vậy làm sao Anh tập trung được .
    Tôi không vừa :
    - Chứ không phải tại Anh vẽ dở sao !
    Ðang há mồm đôi co với Ông Anh họ , tội chợt sững lại khi thấy Anh bạn của Ông Anh nhìn chúng tôi tủm tỉm cười . Tôi ngó xuống chân , bối rối nói với Lâm :
    - Em về đây , bữa nào Em kêu nhỏ Ðào đến ngồi mẫu cho Anh . Nó hiền lắm , chắc là thích hợp hơn Em đấy .
    Lâm nhăn mặt :
    - Chết Anh rồi , bài sắp chấm mà Anh chưa vẽ được gì cả . Hay là mai Em đưa bạn Em tới đây được không !
    Tôi cười cười :
    - Ðược , nhưng Anh phải đãi Em một chầu cơ đấy .
    Lâm mừng rỡ :
    - Ừ , ừ , ngay bây giờ Anh sẽ dẫn Em đi ăn .
    Quay sang Anh bạn lúc nãy , Lâm rủ :
    - Ði ăn với tụi này không Hậu ? Cũng đến giờ cơm trưa rồi .
    Hậu lại mỉm cười :
    - Ừ , thì đi .
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bùi Thúy Hà
    Cánh Ðồng Hoa Dại ( II )
    Tôi nghĩ bụng : cha này bị "ma cười" hành sao mà nãy giờ cứ tủm tỉm hoài (?)
    Sau khi bức chân dung hoàn thành thì tôi và Hậu đã thân nhau . Nhỏ Ðào cũng thân với Lâm . Bọn tôi thành hai cặp tính tình trái ngược : Lâm quậy , Ðào hiền , Hậu hiền , tôi lí lắc . Cặp Lâm và Ðào có vẻ ngọt ngào , tình tứ vì nhỏ Ðào rất ngoan , Lâm nói gì nó cũng gật và chìu ý . Còn chúng tôi lúc nào cũng chỉ vui được lúc đầu , sau đó là tranh luận , cãi cọ rồi đến tôi giận dỗi còn anh thì ngồi im hút thuốc hoặc làm huề với tôi . Anh hơn tôi gần 10 tuổi nên rất rộng lượng . Tôi luôn cảm phục Anh vì điều đó nên cuối buổi đi chơi , tôi lại lặng lẽ ngồi sau lưng Anh , chầm chậm ngắm người xuôi ngược , lòng cảm thấy bình an và nhẹ nhõm .
    Anh không có nhiều thì giờ cho tôi vì ngoài giờ học Anh phải đi chép tranh để kiếm sống . "Học Mỹ thuật tốn kém lắm" . Anh thường bảo tôi vậy . Mỗi lần lãnh lương , Anh chỉ giữ lại một khoản nhỏ để tiêu xài , còn lại là đi mua màu hết . Học lớp sơn dầu , màu càng mắc hơn . Anh sống tự lập đã gần 10 năm . Trước đây , Anh định làm thầy giáo nhưng rồi niềm đam mê hội họa đã kéo Anh ra khỏi cái công việc mà theo Anh là : công chức mẫn cán . Anh tâm sự với tôi : " Người ta sống phải làm được cái gì đó mãi mãi tồn tại , ngay cả khi mình đã chết đi" . Phần lớn những buổi đi chơi hiếm hoi , Anh là tranh trừu tượng cứ làm tôi hoa mắt lên , chẳng hiểu gì . Anh bảo "Xem tranh không cần hiểu mà phải cảm nhận" . Nhiều lần , Anh chỉ cho tôi : Bức tranh này của Picasoo , bức này của Léonard de Vinci , của Titien , rồi Goya ... Nhưng tôi thường lẫn lộn luôn . Có lần , tôi nhầm bức "Hoa Diên Vĩ" của Van Gogh là ảnh của Picasso làm Anh cười chảy nước mắt ...
    Trường tôi chỉ cách trường Anh một khoản đi bộ ngắn . Thỉnh thoảnh , tôi rủ nhỏ Ðào sang chỗ Anh vào buổi trưa . Nhỏ Ðào hay mắc cở . Nhìn mấy bức tượng ở tiền sảnh trường Ðại Học Mỹ Thuật , nó đỏ bừng mặt . Tôi cũng hơi ngượng nhưng sắc tố của tôi lặn đâu hết nên má tôi không đỏ tí nào . Lâm rất thích thú khi thấy hai má Ðào ửng hồng . Hậu hỏi tôi :
    - Em không mắc cỡ khi nhìn tượng khỏa thân sao ?
    Tôi rắn rỏi đáp :
    - Vẽ đẹp thân thể con người khi được chiêm ngưỡng qua cái nhìn nghệ thuật thì sao lại đỏ mặt . Chỉ khi nào có ý nghĩ vẩn đục thi mới xấu hổ .
    Anh đồng tình :
    - Ừ , cái đẹp thân thể con người là cái trác tuyệt
    Tôi tò mò nhìn Anh :
    - Thế Anh có vẽ tranh khỏa thân không ?
    Anh nhìn tôi :
    - Có chứ , đó là phần bắt buộc của chương trình học mà . Ðến lúc này thì tôi thấy hai má mình nóng ran .
    Thời gian trôi . Tôi đã lên năm thứ hai . Chương trình học nặng hơn , tôi không la cà nhiều . Anh cũng vùi đầu vào bảng màu , khung vải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp . Những lúc gặp nhau , tôi và Anh ít còn dịp để mà tranh cãi , giận hờn ... Anh nói nhiều với tôi về ước mơ ngày ra trường . Anh sẽ lang thang một năm , đi khắp nơi để quan sát , để vẽ .
    Tôi băn khoăn :
    - Anh không lo gì cho tương lai sao ? Một gia đình chẳng hạn ?
    Anh cười , nhắc lại câu nói ngày nào . Tôi ngắt lời Anh :
    - Lỡ Anh không làm được gì để lại ngày sau thì sao ?
    Anh hứa sẽ vẽ cho tôi một bức tranh thật đẹp . Một cánh đồng hoa dại , tím chân trời . Những cánh **** rập rờn , bầu trời bàn bạc tím , một cô Bé với mái tóc tím tung bay . Tôi hỏi Anh :
    - Cô Bé ấy là ai hả Anh ?
    Anh vuốt mái tóc ngắn cũn của tôi .
    - Dĩ nhiên cố Bé với mái tóc dài rồi , không phải cái đầu ngắn này đâu .
    Tôi vùng vằng :
    - Không thèm , Anh đừng vẽ ai cả . Một cánh đồng đầy hoa **** là được rồi . Mà sao lại là màu tím nhỉ ?
    Cuộc sống đôi khi không như người ta nghĩ . Thực tế làm cho những ước mơ sớm lụi tàn . Ra trường , sau một tháng tìm việc , Anh được nhận vào làm giảng viên của một trường Mỹ thuật ở thành phố khác . Thỉnh thoảng về thăm tôi , Anh đăm chiêu , ít cười . Tôi nhắc Anh ước mơ ngày nào . Anh thở dài :
    - Em còn nhỏ , chưa sống tự lập nên không biết đấy . Anh thì đã mười năm rồi . Gần nữa đời người rồi Anh vẫn chưa có gì . Bạn bè anh phần lớn đã có sự nghiệp , gia đình , nhà cu*?a ... Anh phải bắt đầu thôi .
    Anh ít về dần . Tôi hỏi tại sao ? Anh bảo bận lắm . Tôi lờ mờ nhận ra có cái gì đó đang rạng nứt. Nhiều đêm, tôi không ngủ được vì nhớ Anh . Nhớ đến quay quắt lòng . Sáng vào lớp , nhỏ Ðào hỏi sao mắt bị sưng thế . Tôi nói dối : Chả sao cả . Hôm qua tao uống cà phê nên khó ngủ .
    Rồi Anh Lâm bảo tôi :
    - Hậu nó có bồ rồi , một cô kế toán chung trường , hơi lớn tuổi nhưng mà nhà khá giả . Ba Má cô ấy hứa sẽ cho hai người một căn nhà sau khi cưới ...
    Tai tôi ù đi , tôi cố nén nhưng nước mắt cứ trào ra . Anh Lâm an ủi : Thôi , bỏ đi Em . Em còn nhỏ , tương la còn dài .
    Tôi vùi đầu vào học . Tôi nhận chỗ dạy kèm . Tôi đi làm thêm ... Tôi bận rộn từ sáng đến 9 giờ tối mới về đến nhà . Ngày tháng qua , tôi thấy mình già dặn , tim như chai lại , rồi cũng dần bớt đau khi nghĩ về chuyện cũ . Ðến một hôm , tôi chợt nghĩ : Anh đã chọn điều tốt đẹp cho Anh và người Anh yêu . Cuộc sống là một sự chọn lựa giữa điều này và điều kia . Rồi đây tôi cũng chọn được điều tốt đẹp cho chính mình ....
    Ðêm qua , tôi mơ một giấc mơ đẹp. Tôi thấy mình đang nhẹ nhàng chạy lướt trên một cánh đồng đầy hoa : Những cánh **** rập rờn , không chỉ một màu tím huyền hoặc mà cánh đồng rực rỡ nhiều màu sắc khác. Chợt một bụi hoa niếu chân tôi lại làm tôi té sấp . Một cánh tay rắn chắc nâng tôi lên . Một giọng nói ấm áp : Bé ơi, dậy đi, bay lên nào. Tôi thảng thốt : Anh ư ... Rồi bưng tỉnh .
    Ngoài kia , mặt trời đang chiếu những tia nắng đầu tiên ấm áp . Tiếng chú sáo trong ***g đang véo von . Tôi nằm im , chợt nhận ra đã lâu sao mình không cảm thấy và nắm bắt sự tuyệt này. Tôi vùng vậy , kéo mạnh bức màn. Một làn gió ùa vào. A¨nh ban mai như xua tan nốt cái màu tím huyền hoặc của hoặc của giấc mơ đêm qua...
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhật Tuấn
    Con Chim Câu Nhồi Thịt ( I )
    Một cái gì đó lạnh buốt nơi ngực trái. Không, không phải trái tim lâu nay đã nguội ngắt như cục sắt. Cũng không phải cái ví lép kẹp làm ta rảo bước thật nhanh mỗi khi qua hàng phử, than ôi. Nó là cuốn sổ lương hưu con mẹ phòng lao động xã hội quẳng vào tay sáng nay, không, nó quẳng vào hồn ta đó, nhói đau như bị ném một cục đá. Bốn mươi năm cán bộ, tám giờ vàng ngọc từ nay toàn là của ông, thế nhưng cần quái gì cái thứ giàu có xa xỉ ấy nhỉ, cứ bám cơ quan, làm gì cũng được cốt lĩnh đủ tiền năng suất, tiền ăn trưa chứ chẳng phải vừa xoẳn 60 ngàn, quy ra phở mỗi ngày chỉ đủ ăn một bát chín. Lẽ tất nhiên, tính toán lý thuyết vậy thôi, có họa điên mới bước châ vào cái máy chém đó. Vài sợi bánh, ba miếng thịt thái mỏng như lá lúa, hai môi nước dùng nhạt như nước rửa bát vậy mà nó cắt cổ người ta những ba ngàn bạc thì thà để tiền mua mấy gói mì ăn liền lại chả hơn ư? Thôi thôi, nghĩ ngợi gì tẹp nhẹp quá thế, suốt một thời đã quẩn quanh chuyện con cá, lá rau, giờ hưu rồi, phải tư duy cao siêu một chút chớ. Ông thong thả ngồi dậy. Ngoài cửa sổ mở ra vườn, trên một cành cây, có chú chim nhìn ông lúc lắc đôi mắt hạt cườm. Lát nữa nó sẽ bay lên, bay lên, bay lê cao, cao mãi tới trời xanh, vượt khỏi mọi cây cò nơi trần thế. Còn ông, chao ôi, lặn ngụp trong cõi nhân sinh, sáu mươi năm trong đời chưa lần nào cất mình khỏi cái hàng ngày đầy phiền tạo, chưa một lần đi trệch khỏi đường rầy của những nề nếp người ta qui định cho ông, từ khi ông bước vào guồng máy với bậc khởi điểm nhân viên I và ra khỏi nó mới nhúc nhích vài bậc tới cán sự 3. Bốn mươi năm lao động tiên tiến, ông quả là một viên chức cần mẫn với ý thức tổ chức cao vượt yêu cầu tới mức chưa bao giờ phát biểu phê bình thủ trưởng trong các đại hội công nhân viên chức cho dù được khuyến khích nói thẳng nói thật. Tuy nhiên, tất cả những cái đó đều đã qua, đã thuộc về một thời... cóm róm, bây giờ ông đã là người tự do, chẳng còn lo thủ trưởng nghĩ gì về mình, chẳng còn sự "tam quản", "nhị quản" (quản lý lập trường tư tưởng, quản lý lao động, quản lý sinh hoạt v.v...). Ôi chà chà, bây giờ ông mới thực là ông, ông phải làm một cái gì đó chứng tỏ mình, một cái gì đó làm ông ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, cất mình vươn cao lên khỏi cái hàng ngày dung tục và tầm thường. Thật kỳ lạ, ông chưa đụng tới bình rượu thuốc uống một chén trước bữa ăn, vậy mà người đã bừng bừng say, như người trong cõi khác.
    - Đâu rồi, ra mà ăn cơm... Từ nay hưu rồi, ngủ lúc nào chả được, cứ nhè ngay bữa ăn.
    Vợ ông đó, sau ba mươi năm nâng khăn sửa túi, bà đã kịp tạo cho ông một phản xạ căng thẳng mỗi khi nghe nàng nói. Ngay lập tức mọi ý nghĩ viễn vong đều bị xóa sạch, ông có mặt ngay tại mâm cơm nhanh nhẹn như người lính được điểm danh, con gái ông reo to:
    - Hay quá bố hưu rồi, ở nhà làm cái máy giặt, con đỡ phải sắm.
    - Thôi, thôi, để bố cô nấu cho cô hai bữa cơm, vậy cũng gần hết tám tiếng rồi.
    - Thì sáng bố dậy sớm, giặt loáng cái là xong ấy mà. Người già ngủ được mấy.
    Ông nhìn vợ và nhìn con gái với cái nhìn đầy bí ẩn của con nhân sư trên sa mạc Sahara, rồi ông phá ra cười:
    - Yên chí, yên chí, tôi sẽ nấu cả hai bữa cơm, giặt quần áo cho cả nhà, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Ngày xưa đánh Pháp, đánh Mỹ còn được, huống hồ ba cái việc vặt trong nhà...
    Bà vợ trợn mắt:
    - Lại say rồi, đã bảo buổi trưa đừng có uống, cứ uống vào là nói phét. ừ thì ông đánh Pháp, đánh Mỹ, nhưng tôi hỏi ông lúc về hưu ông mang được về mấy cây?
    Lại chuyện "cây", "que", lại chuyện duyên số hẩm hiu, làm như chính ông là nguồn gốc mọi khổ đau cay đắng bà ta phải gánh chịu cả đời. Vợ ông quên mất rằng đã có một thời bà dắt ông đi trong bộ quân phục bốn túi, chân do giày đen, ngực đeo huy hiệu Điện Biên trên khắp phố phường đỏ rực rỡ cờ hoa đó sao? Chẳng phải do vị trí của ông lúc đó mà bà ta được nhận vào thẳng sở thương nghiệp mà chẳng phải qua một ngày lao động cải tạo giống như các cô gái khác thời đó sao?
    Như mọi khi hẳn ông đã "mũ ni che tai", mặc cho bà đấm bị bông, nhưng hôm nay, ma xui quỹ khiến sao đó, ông đáp lại rằng ừ thì bà xui xẻo vớ phải "thằng nhà quê", nhưng thử hỏi, nếu không có thằng nhà quê này liệu bà có thoát khoải mục xác trên Tây bắc như chán vạn đức khác vào thời đó chăng? Ông dẫn ra cô A chết sốt rét trên bản Mèo, cô B mới mười năm đi cuốc đường xương sống gần gẫy làm đôi mới bò được được về, chả ma nào thèm lấy. Càng nói ông càng hăng khiến cô con gái phải can:
    - Thôi thôi, bố đừng nói nữa, bố ăn giò đi, giò Phú Hương đây, ngon lắm.
    A... không nhé, đã tới lúc phải coi khinh miếng 5n, cái đã làm ta tranh đua cả một đời. Ông lại hăng lên, chạy tiếp cái đà hùng hồn, trịnh trọng tuyên bố:
    - Từ hôm nay, tôi chỉ ăn đúng theo tiêu chuẩn lương hưu của tôi thôi, chẳng ăn lẹm của ai hết. Như món giò Phú Hương này chẳng hạn, không hợp túi tiền của tôi, từ nay dứt khoát tô không ăn.
    Cô con gái cười to:
    - Lương hưu của bố chia ra, ngày được hai ngàn, vậy bố chỉ được ăn rau muống luộc chấm nước nắm.
    - Cũng được, càng sạch ruột, không chết đâu mà sợ.
    Thế là thực sự nổ ra cuộc cách mạng, không ăn nhờ vợ con, từ nay ông sẽ làm chủ gia đình, nói năng dõng dạc, đi đứng đàng hoàng chứ chẳng phải cóm róm, rụt rè như trước kia nữa. Vợ ông không hiểu được điều đó, bà ta cười nhạt:
    - Không ăn càng tốt, cất tủ lạnh chiều đỡ đi chợ.
    Được rồi, cứ cất đi, cất ngay vào cái dạ dày càng kín, nhưng từ nay đừng hòng ra rửa bát nhé, ông xác định quyền làm chủ gia đình bằng cách phá lệ dọn dẹp sau bữa ăn, cắm cái tăm vào miệng, đủng đỉnh tráng ấm pha trà, giở ra tờ báo là thứ mọi ngày ông chỉ sờ tới vào lúc đã xong xuôi mọi ciệc từ rửa bát, lau nhà tới giặt giũ cả ba chậu quần áo khổng lồ. Thôi nhé, cả đời là, đầy tớ nhân dân, không lẽ hưu rồi lại vẫn làm đầy tớ dù rằng cho vợ con. Không, nhất định từ nay ông chỉ có làm chủ, chẳng mó máy việc gì, cứ ăn rồi lại nằm, cuồng cẳng thì đi ra dạo phố, thật sướng hơn cả vua. Được vài ngày, ông chợt thấy thời gian đã dôi ra một cách đáng sợ, tờ báo hàng ngày từ bài xã luận "Kiên quyết đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội" cho tới "Bố cáo thành lập Công ty tư doanh", đọc đi đọc mãi mới tiêu được hai tiếng đồng hồ, buổi sáng còn dài dằng dặc, ngã lưng một lát buổi trưa, quanh quẩn mãi vẫn chưa tới chiều. Trong ngày ông ngại nhất hai bữa cơm, bởi lẽ như để chọc tức chềng vợ ông ngày nào cũng mua về khi thì khoanh chả quế vàng rộm khi thì nguyên một con vịt tiềm thơm phức, óng ánh toàn những mỡ là mỡ. Hóa ra trong việc làm chủ, khó nhất là làm chủ cái ... dạ dày. Trong cả đám lục phủ tạng, nó là đức đòi hỏi nhiều nhất, ương bướng nhất, chả thế mà lúc ngồi vào mâm, nó cứ bắt đôi mắt ông nhìn hau háu vào đĩa thịt, bát canh cá, mũi ông cứ phải huếch lên mà thu nhận mùi thơm ngào ngạy từ những mó ăn ngoài túi tiền không bao giờ ông cho phép mình đụng đũa tới, Giữa nó và ông là một cuộc đấu tranh một mất một còn, chưa xác định được ai thắng ai, mỗi lẩn ông đưa đũa gắp rau, nó cứ lái ông về đĩa thịt. A không nhá, miếng ăn là miềng nhục, thà chết còn hưn, ông cứ lặng lẽ nhau rau muống, cà muối, dưa chua, toàn những thức ăn nhà Phật cả, miệng đắng ngắt nhưng vẫn làm ra vẻ ngon lành lắm. Vậy nhưng thằng dạ dày đâu có buông tha ông dễ dàng như thế, nỗi bất mãn dần dần tỏa đi khắp mọi nơi, mắt ông mờ hẳn đi, hai đầu gối lúc nào cũng mỏi nhờ và tệ hại nhất là đêm đêm rất khó ngủ, bụng cứ réo òng ọc, không làm sao nhắm mắt được.
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 07/10/2003
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhật Tuấn
    Con Chim Câu Nhồi Thịt ( II )
    Một hôm, quá lo lắng cho sức khỏe, ông cầm y bạ đi khám bệnh. Sau khi nghe ngóng, đo đạc đủ thứ trên người, ông bác sĩ tuyên bố: "Bác bị thiếu Ptotit". Suýt nữa thì ông nổi cáu, người nội địa với nhau không dùng tiếng mẹ đẻ, cứ thích lòe tiếng Tây. Ông bác sĩ phải xin lỗi và nói lại một cách nôm na rằng nó chính là cái bệnh... thiếu thịt. Láo toét, ông chửi thầm, ngày cưa ở trên rừng mấy tháng liền chẳng có tí thịt nào có thấy bệnh tật gì đâu, rồi các ông sư ở chùa nữa, quanh năm chẳng có miếng thịt nào mà vẫn béo mập... già đấy thôi. Ông tự an ủi vậy và chiều hôm đó vợ ông đãi bạn bè nhân dịp lên lương, để giữ vững được lời thề, ông cáo bệnh nằm trong phòng. Rõ thật không may, phòng ông liền ngay với bếp và phòng ăn, cho dù ông có bưng tai bịt mũi thì những mùi xào nấu, mùi cá nướng, tiếng sao chặt thịt chan chát vẫn cứ vọng tới. Sau cùng bữa ăn cũng bắt đầu, chỉ nghe tiếng kéo ghế, tiếng người nói, mời mọc... ông cũng đủ hình dung được ra các món ăn ngon lành bầy biện trên bàn. Trước tiên ắt phải có món cua tẩm bột rán là món tủ của vợ ông, rồi đến gà chiên cơ, cá lóc bỏ lò, bê thui chấm tương gừng và sau cùng, ắt phải có một cái lẩu thập cẩm. Ông cứ nằm tưởng tượng ra cái màu sắc, hình dạng và mùi vị của từng món vợ ông đãi khách cho tới khi cô con gái gõ cửa và lách người vào, đi tới sờ tay vào trán bố:
    - Bố hết sốt rồi, bố ra ngồi với các bác ấy cho vui.
    Ông dãy nãy:
    - Thôi, thôi, tao mới dứt sốt đang còn mệt lắm, ngôì sao nổi.
    - Hay con bưng các món vào đây cho bốn nhé.
    Dạ dày của ông như mớn rên lên một tiếng vậy, nhưng không vẫn lắc đầu quầy quầy:
    - Thôi, thôi, miệng đang đắng ngắt, ăn uống gì được.
    Cô con gái đi rồi, một nỗi tuyệt vọng đau đớn đè nặng trên dạ dày ông. Nó tức giận sôi ùng ục làm ông phải nằm úp sấp, dán bụng xuống giường vũng không trấn nổi cái cơn cồn cào đang làm đầu óc ông quay cuồng như người đang đi thuyền giữa biển bất ngờ gặp bão. Ông thiếp đi trong cơn đói và lúc choàng tỉnh dậy trời đã tối, xung quanh yên ắng, tịnh không một tiếng động. Ông vén tay xem đồng hồ, trời đất đã quá nửa đêm, dạ dày lại réo ùng ục, cơn đói đẩy ông xuống giường, bước ra phòng ngoài và đi tới chiệc tủ lạnh kê trong góc nhà như một người mộng du. Không, không phải là ông đâu, một người nào đó đã chi phối mọi hành vi của ông, đã bắt ông giơ tay mở tủ lạnh và mắt sáng lên khi thấy trong cái bát to Trung quốc một con chim câu nhồi thịt, mỏ ngậm cọng hành, chúi xuống nước hầm sen còn vương mấy cọng mộc nhỉ. Ông thaóng nghỉ tới con chim hôm nào nhìn ông lúc lắc đôi mắt hạt cườm rồi vút bay lên trời cao, hôm đó ông mới nhận sổ lương hưu và mới xảy ra quyết định "chỉ ăn trong mức lương hưu" trong một phút bốc đồng muốn cất mình khỏi cái hàng ngày đầy phiền tạp. Mới đó thôi mà đã một tháng rồi, một tháng ông bóp mồm bóp miệng để được thực thi cái quyền "làm chủ gia đình" của mình. Nhưng lúc này, đối diện với bát chim hầm, ông không còn là ông nữa, một người khác đã nhập vào ông, không còn kịp đóng tủ lạnh, cứ đứng thế bốc từng miếng thịt chim.
    Chao ôi, cái vị ngọt không bút nào tả nổi của nó xộc thẳng cuống dạ dày, lan đi các mạch máu như một luồng sinh lực đang ào ạt tràn vào cơ thể. Chính là lúc cơn khoái đang lên tới độ cao nhất, tiếng kẹt cửa làm ông giật nẩy và mọi thứ trên đời bỗng dừng cả lại, ngay cả thời gian dường như cũng không trôi nữa. Nhẹ nhàng như một con mèo, bà lướt tới trước mặt ông và cất tiếng cười, Ông bỗng lảo đảo như bị trúng gió, hai tay ôm ngực, ông nôn thốc nôn tháo tất cả món chim câu nhồi thịt vừa rồi ông đã tọng vào dạ dày một cách vội vả.
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Song Thao
    Hạnh Phúc ( I )
    Bé gái mới làm người được hai ngày, chưa có được một cái tên, mút lấy mút để núm vú mẹ. Đôi tay nhỏ xíu hồng màu máu quơ quào quanh bầu ngực trắng muốt của Liwah. Đôi mắt đẫm thương yêu của nàng rủ xuống nhìn cặp môi mỏng manh bám vào núm vú. Chiếc áo ngủ màu xanh nhạt điểm những cánh hoa nhỏ xíu màu xanh đậm trật ra hở cả một khoảng vai tròn trĩnh mượt mà.
    Trường ngồi lặng ngắm hình ảnh lạ lẫm trước mắt. Có lẽ được làm mẹ Liwah mới biểu lộ được hết vẻ dịu hiền của nàng. Trường đọc được ngàn nét hân hoan trên mặt vợ. Cặp mắt dìu dịu ngời sáng, đôi môi hồng mỏng lơ là trễ xuống, cánh mũi phập phồng như muốn thu vào tất cả mùi vị thơ ngây thoang thoảng phát ra từ giọt máu tinh khôi của hai vợ chồng. Đôi tay bồng con còn ngượng nghịu ém chặt như muốn cột chắc con vào lòng mẹ.
    Đứa bé no nê nhả núm vú rạ Bầu ngực căng sữa rung rinh cứng cỏị Nụ hồng xinh xinh của Trường như được phết thêm một lớp màu nâu non đậm đà. Nước miếng của con ướt đẫm cả quầng ngực mẹ. Trường cảm thấy tất cả nhiệm màu trong sự thay da đổi thịt của vợ. Bầu ngực thanh tân ngày nào nay đã kết trái thành nguồn sữa cho con.
    Liwah liếc nhìn chồng. Tay nàng vội kéo áo che ngực. Gò má ửng hồng. Trường mỉm cười nhìn vợ đang lúng túng với vạt áo lếch thếch vướng víụ Anh nhớ lại lần đầu gặp Liwah trong thư viện nhà trường. Nàng như một người vừa từ trời rớt xuống, ngơ ngác ôm chiếc cặp ép sát vào ngực, luống cuống với khung cảnh chung quanh. Thư viện im phăng phắc. Những con người học hành đang chúi mũi vào sách vở. Chẳng ai thèm ngó aị Liwah tiến tới gần anh, đứng như trời trồng, khuôn mặt tái xanh run rẩỵ Anh ngước mắt nhìn lên bắt gặp đôi mắt của một người không biết mình đang làm gì. Bàn tay giữ chiếc cặp trước ngực run run như chiếc lá trước gió. Liwah gom góp hết can đảm mới thốt được nên lời:
    "Xin lỗi chỗ này có người ngồi không ạ?"
    Trường máy móc vơ đống sách lại trước mặt, chỉ chiếc ghế trống bên cạnh trả lời:
    "Cô có thể ngồi đây được."
    Liwah khép nép ngồi xuống ghế, thả chiếc cặp xuống bàn, rút trong túi áo mảnh giấy kleenex nhàu nát ra thấm những giọt mồ hôi trên mặt. Nàng ngồi thừ người e dè liếc nhìn chung quanh. Lẽ ra nàng chẳng nên có mặt ở chốn nàỵ Trông người nào cũng thoải mái sang trọng. Nàng nhìn xuống bộ quần áo đang mặc. Trông chẳng giống aị Vậy mà nàng đã hãnh diện mua sắm trước khi sang đây du học. Nàng cảm thấy bị gạt ra khỏi cuộc đờị Nỗi cô đơn cuồn cuộn dâng lên trong nàng. Nàng ngồi thừ người buồn bã. Nếu khóc được một chút chắc đỡ hơn. Cặp mắt nàng hoe đỏ. Nàng đã từng chảy nước mắt trong những giờ học khốn khổ. Giáo sư nói thao thao bất tuyệt mà tai nàng như tai gỗ tai đá. Cố bắt được chữ này thì lại để lọt mất chữ kiạ Nàng bơi trong ngôn ngữ chưa thông đến ngạt thở. Tập ghi chú của nàng chỉ vỏn vẹn được tên sách tham khảo giáo sư ghi trên bảng.
    Nàng ngồi thẫn thờ trước tên sách. Người con trai bên cạnh có khuôn mặt Á Đông vẫn cắm đầu vào những trang sách. Nàng đánh bạo hỏi:
    "Anh có phải người Hoa không?"
    Đôi mắt đen nhíu dưới cặp kính trắng.
    "Không!"
    Liwah thất vọng não nề. Mắt nàng cay xè. Nàng thấy nhòe nhoẹt khuôn mặt của người thanh niên nghếch qua hỏi:
    "Cô có cần chi không?"
    Liwah đẩy cuốn tập qua chỉ vào hàng chữ:
    "Tôi muốn kiếm mấy cuốn sách nàỵ"
    Trường giơ tay chỉ:
    "Cô ra chỗ quầy có mấy cái computer kia mà tìm."
    Mắt anh lại dán chặt vào những trang sách kín chữ. Liwah vẫn ngồi lì tại chỗ. Cái ý nghĩ phải đứng lên, vượt qua cả mấy chục cặp mắt, tới cái quầy đang có dăm ba người gõ lên bàn chữ computer làm nàng nổi gai trên ngườị Nàng muốn thu mình lại như một con ốc đày mặc cảm. Hai tay nàng vân vê cây viết kìm giữ sự bối rối đang dập dềnh trong lòng. Tiếng lao xao của hai cô gái tóc vàng ghé vào tai Trường làm Liwah ngẩng mặt lên. Trường đứng dậy đi theo hai cô gáị Họ trẻ trung, thoải mái và sôi động. Liwah thấy thèm được như họ.
    Gần một tiếng đồng hồ sau, Trường một mình trở lại chỗ ngồị Anh liếc mắt qua phía Liwah. Hình như chẳng có gì thay đổị Anh nhíu mày:
    "Cô kiếm được sách chưả"
    Liwah cắn chặt môi dưới lắc đầụ Vẻ chịu đựng như loài cỏ nằm rạp dưới đất. Trường thấy bất nhẫn:
    "Sao vậỷ"
    "Tôi ngại! Vả lại tôi không biết kiếm sách làm saọ"
    Trường cười hiền lành. Liwah cảm thấy được vỗ về. Nàng nhướng đôi mắt nhìn anh. Trường bắt được đôi mắt đẫm đặc tin cậỵ Anh kéo Liwah đứng dậy ra dàn computer.
    Trường tới ngồi sát bên vợ. Liwah ngả người vào anh. Nàng vẫn cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh anh như lần đầu gặp gỡ. Nghĩ tới cái lơ ngơ ngày đó nàng vẫn còn muốn đỏ mặt. Quần áo chẳng giống aị Giày dép chẳng ai giống mình. Lại thêm mớ tóc xõa xuống thẳng đuột còn cài thêm một cánh hoa nhựa bên cạnh. Nàng tựa cằm vào vai Trường hỏi:
    "Em hỏi thực anh nghẹ Lần đầu mình gặp nhau, anh có thấy em quê lắm không?"
    Trường tủm tỉm cườị Quả là quê thật. Nhưng sao cái bộ điệu e dè sợ sệt với đôi mắt cam chịu của Liwah có cái vẻ tội nghiệp làm sao ấỵ Như một thứ cây leo quờ quạng mất chỗ bám víụ Cái tâm hay giúp người của Trường vươn vai đứng dậỵ Anh sung sướng gánh vác nỗi hoang mang sợ sệt của Liwah.
    Thấy chồng không nói gì, Liwah hôn nhẹ lên má anh.
    "Có quê không? Sao anh không trả lờỉ"
    Trường ú ớ:
    "Thì cũng hơi khác những người chung quanh một chút."
    Liwah vò đầu Trường:
    "Chồng em khéo nói quá! Quê thì nói quê đại cho rồị Mà sao em lớ ngớ như vậy mà anh lại để ý tới em?"
    "Tại lúc đó em ngồi gần anh quá, ông tơ bà nguyệt bất ngờ đi ngang, giờ đó chắc hai ông bà đi dùng lunch, trông ngứa mắt, sẵn sợi xích thằng cầm ở tay trói nghiến hai đứa lại với nhau cho bõ ghét!"
    Liwah nhìn con đang say ngủ trong nôi, giọng chớt chả:
    "Bây giờ thì anh bị cô bé nằm kia trói thêm một lần nữạ Tội anh tôi quá! Chạy đâu cho thoát."
    Trường gục đầu vào cổ vợ. Mùi sữa ngai ngái làm anh thích thú. Anh bỗng nhận chân ra niềm vui trong anh làm anh ngộp thở. Anh thì thào trong cổ Liwah:
    "Có chạy đâu chân cũng dính vào tấm lưới hạnh phúc em giăng rạ"
    Hạnh phúc anh đang có đã tới với anh bằng con đường gập ghềnh. Anh cũng chẳng biết từ lúc nào lòng thương người của anh đã nhảy qua lằn ranh tình yêụ Anh cảm thấy như có một sợi giây vô hình cột anh vào người con gái ngu ngơ nương dựa vào anh. Anh săn sóc Liwah từng chút một, hướng dẫn nàng làm quen và hội nhập vào cuộc sống nơi đâỵ Thỉnh thoảng anh dẫn nàng về nhà ăn cơm với gia đình anh. Cái lốt của một cô gái Trung Quốc du học rơi rụng lần lần. Từ bộ điệu, áo quần, son phấn tới lời ăn tiếng nói, lối học hành, cách xử thế. Vậy mà Liwah vẫn còn lạc lõng với gia đình anh.
    Love to live
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Song Thao
    Tên thật Tạ Trung Sơn sinh năm 1939 tại Hà Nội. Sống tại Montreal Canada từ 1985, khởi viết truyện ngắn từ 1991.
    Tác phẩm đã xuất bản :
    Bỏ Chốn Mù Sương (Kinh Ðô 1993)
    Ðong Ðưa Cuộc Tình( Ngày Nay 1996)
    Còn Ðó Bóng Hình (Văn Mới 1997)
    Chân Mang Giày Số 6 (Văn Mới 1999)
    Cuối Ngày, Một lần Ngồi Lại (Truyện, Văn Mới 2001)
    Song Thao
    Hạnh Phúc ( II )
    Ông anh lớn của Trường một hôm đã nửa đùa nửa thật hỏi:
    "Con nhỏ Trung Quốc đó có yêu mày thật không vậỷ"
    Câu nói nửa khích bác nửa chế nhạo làm Trường nhột nhạt khó chịụ Anh dấm dẳn:
    "Sao anh không hỏi thẳng nó?"
    "Mắc mớ gì tao phải hỏi!"
    Trường nghe thấy vướng víu trong cuống họng:
    "Vậy thì thôi!"
    Ông anh Trường cười khẩy:
    "Tao chỉ sợ nó lợi dụng mày để xin ở lại sau khi học xong. Được việc rồi thì mày cũng hết nhiệm vụ!"
    (....)
    Ông nhìn Liwah với ánh mắt dè dặt:
    "Bạn con là người Hoa à?"
    "Dạ."
    "Bố nghe nói cô ta sanh trưởng ở Trung Hoa lục địa phải không?"
    "Dạ"
    "Con thấy cô ấy ra saỏ"
    "Theo con thấy thì tính tình rất tốt, hiền lành, biết điều và dễ chịụ"
    "Con có rõ lòng người không vậỷ"
    "Con nghĩ rằng con không nhầm."
    "Bố cũng cầu mong là con không nhầm."
    Câu nói hình như không thoát ra từ miệng mà như từ cặp mắt không một chút tin tưởng của ông. Ông bỏ lửng câu chuyện bằng cái nhướng mày làm Trường nhột nhạt.
    Mẹ Trường vốn đã ít nói lại thêm cái tính cả nể. Chẳng muốn mất lòng chồng mà cũng chẳng muốn làm buồn lòng con. Bà như một đọt cây yếu ớt ngả theo mọi chiều gió. Vậy mà bà cũng chép miệng bảo Trường:
    "Giá là người mình thì tốt hơn, con nhỉ!"
    Trường chẳng biết trả lời saọ Anh có cảm tưởng như mình là cái gạch nối vụng về chẳng đan kết được Liwah với gia đình mình. Liwah trong mắt anh chẳng phải là Liwah dưới mắt những người thân của anh. Cánh cửa dẫn vào nhà anh không khóa nhưng nàng vẫn phải bấm chuông đứng chờ như một người khách lạ. Chưa ai sẵn sàng ban cho nàng ánh mắt thân mật. Hạnh phúc anh có vẫn chỉ là của riêng anh. Anh muốn chia xẻ mà người nào cũng thờ ơ, ngại ngần giơ tay ra đón nhận.
    Liwah ngó sững ra ngoài trờị Chiếc màn cửa màu hồng nhạt được vén gọn qua hai bên phô ra một màu trắng xóạ Trận tuyết hai mươi phân hồi sáng phủ kín mít mọi vật trên đường. Trời đã khuya nhưng mặt tuyết vẫn sáng ánh lên soi rõ mọi cảnh vật. Một vài chiếc xe thận trọng bò trên mặt đường được trải muối chống tuyết. Đường phố vắng hiu vắng hắt. Một vài bộ hành co ro bịt kín từ đầu tới chân dò dẫm trên những hè đường trơn trượt. Chắc ngoài trời lạnh lắm. Bản tin thời tiết mới cho biết thành phố đang bị dìm trong độ âm. Cái lạnh lẽo ngoài trời làm nàng thấy trong phòng ấm cúng hơn. Chồng bên cạnh, con trước mặt, nàng cảm thấy cuộc đời đang hậu đãi nàng thừa thãị
    Nàng nhoài người xuống chiếc nôi lặng ngắm giấc ngủ thơ ngây của con gái đầu lòng. Lòng nàng rộn ràng ước muốn vùi mặt vào đứa con đã được tượng hình trong bụng nàng. Liwah cảm thấy dâng lên trong người tình thương bao la đứt ruột. Tình mẫu tử như cơn lốc cuồn cuộn trong lòng. Nàng nghiến yêu hai hàm răng nói với Trường:
    "Thấy con chó con dễ thương quá, em chỉ muốn cắn một cái cho đã nự Mà chó con chưa có tên anh ơị Anh định chọn tên nào cho con chưả"
    Từ mấy tháng trước, khi được bác sĩ cho biết sẽ sanh con gái, hai vợ chồng đã loay hoay chọn tên cho con. Tên thì thiếu khối gì nhưng chọn được một cái tên vừa ý chẳng phải dễ. Tính Trường vốn cẩn thận. Cái tên đi theo cả đời người, làm sao nghe cho hay ho, có ý nghĩa lại phải khác lạ không trùng với người khác. Liwah rất mẫn cảm trong tình mẫu tử, tìm mãi chẳng thấy cái tên nào xứng đáng với cục cưng trong bụng. Rốt cuộc cho tới bây giờ, con nằm đó mà cái tên vẫn lơ lửng tận đâu đâụ Trường đọc được trên mặt vợ lòng thương con dào dạt nên muốn nhường cho vợ quyết định.
    "Anh cho em toàn quyền chọn tên cho con đó."
    Liwah dãy nảy:
    "Em chịu thôị Mình em quyết định thì tội cho con quá. Em nghĩ ra rồị Mình nhờ bố đặt tên đị"
    Liwah nói bằng tiếng Việt. Tiếng "bố" được nàng phát âm bằng cặp môi chúm lại nghe tròn trĩnh mặn mà. Tiếng Việt của Liwah bây giờ trơn tru như một người Việt chính gốc. Không ai nghe nàng nói mà lại có thể nghĩ rằng nàng là người Hoa rặt sống ở lục địa Trung hoa chẳng một chút giây mơ rễ má gì với xứ sở của chồng. Đó là công khó học hỏi của nàng. Đó cũng là tình thương nàng dành cho Trường.
    Trường phải cám ơn cô đầm mắt nâu tóc vàng gặp trong tiệc cưới của một người bạn. Bàn tiệc mười người chỉ có hai người ngoại quốc. Một người nhìn là biết ngay không phải người Việt, còn một người nếu không mở miệng nói thì ai cũng bảo là người Việt. Người trước là cô đầm, ngồi cạnh ông chồng Việt Nam. Người sau là Liwah, ngồi cạnh bạn trai Việt Nam. Vậy mà cái người lạc lõng trong bàn lại là Liwah. Cô đầm ăn phải đũa của ông chồng hơi kỹ nên nói tiếng Việt như gió. Cái giọng đúng là giọng Việt Nam rặt giòng. Cả bàn tiệc bữa đó vui nhộn hẳn lên khi mọi người thú vị nói chuyện với một cô đầm không còn một chút đầm nào cả. Chuyện thông thường đã đành, chuyện tếu, chuyện tiếu lâm cô đầm cũng nhạy bén cười nói đấu láo ra gì. Cái hàng rào ngôn ngữ bị sụp đổ đã làm tóc cô đầm bớt vàng, mắt bớt nâu và tâm hồn phảng phất mùi nước mắm đượm nồng. Còn trơ khấc ra một Liwah mắt đen tóc đen xa lạ trong bàn tiệc. Từ bữa đó Liwah say mê học tiếngViệt. Không phải chỉ qua Trường mà còn qua cả đống sách dạy tiếng Việt nàng bê về xếp đày trên bàn học. Cái miệng nói tiếng Việt của nàng đã mở được tất cả các cánh cửa trong nhà Trường. Mọi người trong gia đình dễ dàng chấp nhận người dâu tương laị Nó cũng như người mình chứ có khác gì đâu, mẹ Trường đã có lúc hân hoan nói với anh như vậỵ
    Liwah say mê nói tiếng Việt cũng là Liwah say mê con nít. Những đứa trẻ lững chững ngoài đường là những thỏi nam châm quyến hút đôi chân nàng không nỡ rời bước. Nàng quấn quít với những sinh vật nhỏ bé dễ thương này tới mức Trường phải năm lần bảy lượt kéo đi nàng mới chịu xa chúng. Trong túi xách của nàng lúc nào cũng có kẹo để dụ con nít. Trường đã phải cản ngăn nàng, nói cho nàng biết là các bậc cha mẹ ở đây e dè không thích con cái nhận đồ ăn của người lạ. Nhiều người còn không muốn cho con ăn kẹo nữạ Vậy mà đống kẹo trong túi xách của Liwah vẫn cứ vơi dần. Nàng nghiện cặp mắt sáng, nụ cười tươi, tiếng cám ơn thốt ra từ những chiếc miệng xinh xinh khi nhận kẹọ Lạ một cái là nàng chưa bao giờ bị các bậc cha mẹ cản ngăn cả. Hình như cái tâm của nàng với trẻ em đã hiện rõ trên nét mặt nàng làm mọi người đều đọc được một cách rõ ràng. Đã có lần nửa đùa nửa thật Trường hỏi:
    "Con tim em dành cho con nít hết, đâu còn góc nào cho anh đâu nhỉ?"
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 14/10/2003
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Song Thao
    Hạnh Phúc ( III )
    Liwah cười lấp lửng:
    "Anh khỏi lọ Em có tới hai trái tim lận. Anh chiếm nguyên một trái rồi còn đòi gì hơn nữạ Nếu có phải chia thì sau này anh mới phải chia với con thôị Chẳng lẽ cha lại ganh tị với con sao!"
    Trường làm bộ dỗi:
    "Vậy thì anh không muốn có con đâụ"
    Liwah dỗ dành:
    "Em thích con nít như vậy mà anh không cho em sanh con thì đâu có được. Cũng phải có chút đỉnh chứ. Anh đừng lo, không nhiều lắm đâụ"
    "Không nhiều là bao nhiêủ"
    Liwah giơ hai bàn tay lên, chẳng có ngón tay nào chịu cụp lại cả. Trường tròn mắt:
    "Chúa ôi! Mười đứả"
    Liwah gật đầu bồi thêm:
    "Mà toàn con gái hết."
    Trường phá cười lớn, giơ cao hai tay lên trời làm bộ đầu hàng:
    "Bộ em tính lập một đoàn nữ binh hay sao vậỷ Thôi, anh chịu thua trước cho rồi!"
    Sắc mặt Liwah xa vắng. Cặp mắt nàng như vướng víu chút bụi hoe đỏ. Giọng nàng buông thõng:
    "Em nói thiệt đó!"
    Câu nói của Liwah như một cơn mưa tuyết làm Trường đông cứng. Bộ mặt đùa giỡn của anh bị thắng gấp trở nên lạc lõng. Anh lúng túng giang tay ra ôm vai vợ.
    "Anh xin lỗi em."
    Lời xin lỗi của Trường làm nước mắt Liwah trào rạ Nàng lau mắt gượng cườị Bàn tay nàng tìm bàn tay Trường bóp nhẹ.
    "Lẽ ra em chẳng có giờ phút hạnh phúc này bên anh."
    Trường ôm chặt tấm thân nhỏ nhắn của Liwah. Anh muốn bóp nát nàng trong vòng taỵ Tình thương như con sóng miệt mài dâng lên trong anh. Anh ấm giọng:
    "Em có chuyện buồn phải không?"
    Liwah thả người lơ lửng trong nỗi xúc động khôn cùng. Những hình ảnh ngày nhỏ hiển hiện trước cặp mắt mệt mỏi thờ thẫn.
    "Thuở nhỏ em thèm có một đứa bạn gái để chơi mà tìm không rạ Chung quanh nhà em toàn là con trai không. Em tức quá tới khóc với ba em. Ông ôm em vào lòng dỗ dành. Em đòi ông phải cho em một em bé gáị Con nít có nhiều cái chướng tức cười như vậỵ Ba em cười hỏi em xem trong xóm có nhà nào có hai đứa con không. Không có thiệt anh ạ! Nhà nào cũng chỉ có một đứạ Có vài nhà còn không có con nít nữạ Ông mới nhỏ nhẹ nói cho em nghe là chính phủ chỉ cho phép mỗi gia đình có một đứa con thôị Mà người nào cũng còn giữ tập tục từ ngàn xưa là muốn có con trai nối dõi tông đường. Họ giết con gái để được đẻ thêm cho có con traị Em nghe mà nổi gai ốc khắp ngườị Em ôm chầm lấy ba em khóc nức nở. Em sợ quá. Ba em bảo là ba thương em nên đành không có con traị Từ lúc đó em có mặc cảm ká lạ lắm. Em thấy những người hàng xóm người nào như cũng có thể giết em được. Em len lén muốn co mình lại mỗi khi ra khỏi nhà. Em nép vào ba em, coi ông như một chiếc bóng lớn che chở em an toàn. Em thương ba mẹ em vô cùng, những người mà em nợ cuộc sống của em, mạng sống của một bé gái không có quyền sống. Lớn lên em có tình thương lạ lùng với trẻ em, nhất là với những bé gái!"
    Cô bé trong nôi nhúc nhích, mở to mắt, méo xệch mồm khóc. Liwah luống cuống xỏ vội chân vào đôi dép, nhào tới đu đưa chiếc nôi, tay vỗ vỗ vào tấm mền ôm kín thân hình đứa nhỏ. Tiếng khóc lặng dần, đôi mắt từ từ nhắm lại nhưng chiếc mồm nhỏ xíu còn méo xệch vài lần nữa mới chịu yên. Trường nhìn thấy tất cả vẻ say mê trong đôi mắt Liwah đang đắm đuối nhìn con. Trông nàng thật tộị Anh nghĩ nàng là người mẹ mặn nồng nhất với con gáị Trường nhớ lại khuôn mặt đẫm mồ hôi của Liwah trong phòng sanh. Mệt mỏi rã rời nhưng vẫn ánh lên vẻ hài lòng mãn nguyện. Tay anh nắm chặt tay vợ lạnh ngắt yếu ớt. Mỗi nhịp thở của nàng là một nhịp thương của anh. Nàng tái tê trong cơn đau từng chặp. Chiếc bụng ngạo nghễ nhồi lên nhồi xuống trước cặp mắt xót xa của anh. Liwah đang mua tình mẫu tử bằng những cơn đau xé ruột. Tóc nàng từng bệt ướt đẫm dưới bàn tay ve vuốt của Trường. Cả thân người nàng vật vã dưới tấm mền trắng lấm tấm những vệt đỏ. Bàn tay Liwah quờ quạng bấu chặt tay anh như muốn tìm một nương dựạ Bàn tay anh cũng nắm chắc tay vợ như muốn san sẻ nỗi đau tím người của nàng. Trong đầu anh chỉ có một ý nghĩ: cầu mong sao cho vợ qua được cơn đau nghiệt ngã nàỵ Tiếng khóc của đứa bé làm anh mừng muốn khóc theọ Liwah lả người nhắm mắt. Đôi môi khô khốc của nàng nhếch nhẹ một nụ cườị Nụ cười của Liwah lúc nào cũng đày đặn tươi tắn. Như thể chỉ nguyên cuộc sống tự nó đã là một hạnh phúc rộn ràng. Nàng như một đứa trẻ cuống quít chạy quanh trong vườn hoa, muốn hái tất cả không chừa một đóa hoa nàọ Trường có thể hiểu được niềm vui bao la của vợ. Anh như ngắt được ở nàng hạnh phúc của anh. Trường châm chọc:
    "Em đã ngán sanh chưả Còn muốn mười đứa con gái nữa hay thôỉ"
    Liwah vẫn không mất nụ cườị Nàng chẳng một chút nao núng.
    "Sợ chi!"
    Trường rùng mình:
    "Anh sợ. Coi em sanh mà anh ngán quá!"
    Liwah kẹp hai ngón tay bẹo má Trường:
    "Trông gồ ghề vậy mà nhát. Lần sau cho anh đứng ở ngoàị Đau một chút mà có con chó con nằm dễ thương thế này còn đòi gì nữạ" Nàng dán chặt mắt vào đứa bé đang ngủ " Phải cho chó con có bạn chơi chứ, phải không cưng của mẹ?"
    Trường liếc xéo vợ:
    "Bao nhiêu bạn lận?"
    Liwah ngỏn ngoẻn giơ hai bàn tay sát vào mặt Trường. Mười ngón vươn lên thẳng đứng cứng cáp.
    Love to live
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Minh Châu
    Khách Ơ? Quê Ra ( I )
    Ngoài trời vẫn mưa. Mưa đã mấy ngày cũng chả còn ai nhớ được nữa.
    Chỉ thấy một khối nước trắng lúc nào cũng tuôn rào rào ngoài mảnh sân hẹp và mau hơn, giòn hơn trên mái ngói chi chít của dãy phố. "Cho mày mưa! Cho mày mưa! - khách nâng chiếc bát lên lại đặt xuống - cứ mưa nữa đi! Lúa trổ xong rồi. Lạc cũng nhổ rồi. Chỉ còn mấy miếng nếp. Chà, mấy miếng nếp mưa này rồi cũng hơi gay đây. Nhưng cũng chẳng sao! Cũng chẳng việc quái gì!".
    - ... Vậy rồi nó xách một con dao... một con dao quắm hẳn hoi chú à! - đang nhìn ra ngoài trời, khách thu cả hai con mắt về, nhô nửa người qua mâm cơm - Tôi thấy nó lao như mũi tên từ trong bếp ra. Con dao cầm lăm lăm trong tay. Con dao quắm vừa sáng vừa sắc, tôi vừa mới mài. Con dao thì sáng loáng mà cái mặt nó thì cứ trắng nhợt. Ấy là tôi đang nói cái thằng Dũng - cái thằng con trai đầu của tôi đó chú à! Nó chạy xồng xộc ra chỗ đầu bờ mương tôi với lão chắt Hòe đứng. Tôi biết ngay. Phen này mình không nhanh tay ắt có án mạng. Chứ không còn là chuyện cãi cọ đôi co vì mấy con dê giữa tôi với lão chắt Hòe nữa. Bọn thanh niên nó khác. Chúng nó không thích đôi co đâu!
    Mà cái lão chắt Hòe thì đằng thẳng ra, cũng đáng chết lắm. Chú tính, cái giống dê, dù rằng mỗi con có bốn chân nhưng chân cẳng của dê làm sao giẫm hết cả một sào nếp? Đàn dê của tôi có sáu con cả thảy. Nhưng chân dê chứ có phải chân trâu bò đâu?
    Tôi cũng có một miếng nếp, nhất định tôi sẽ đền cho bác - Tôi nói với lão chắt Hòe - Cả hai miếng cùng một tràn ruộng, cũng đều một sào cả - Tôi nói ôn tồn. Vậy mà cha con nhà lão cứ chực xông vào đánh tôi. Lại đem tên bố mẹ tôi ra mà réo chửi. Cho nên thằng Dũng nó tức.
    May làm sao! Cái con mẹ Huệ nhà tôi lúc ấy cũng vừa gánh hai thúng đá ngoài ruộng về. Đặt gánh đá xuống, nó lao theo. Nó ôm chặt lấy thằng Dũng, giằng được con dao quắm! Tôi nghĩ thật hú vía!... chứ không thì bồ ổ nhà lão chắt Hòe bữa đó... thế nào cũng có đứa biến thành ma ông Cụt. Nói vô phép chú chứ, con cái nhà nó tiếng là đông cũng chỉ có hai mống là lớn, chứ bên nhà tôi có những bốn đứa lớn cơ!
    ***
    Trong khi khách nói, Định ngồi ngắm lão. Định ngắm kỹ và lâu nhất hai bàn tay của lão. Chẳng còn là hình thù một cái bàn tay con người nữa! Hai bàn tay lão đầy những chỗ nỗi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rễ cây vừa mới đào dưới đất lên. Và Định như đang nhìn thấy một thứ đất đến kỳ cục: cứ lổng chổng đầy những đá. Viên bé chỉ là một hòn đá kỳ lưng, hòn to cũng ngang cái đầu. Và lại còn cơ man là rễ cỏ tranh. Một vùng đất của dân biển lên mở trại lúc nào cũng phả ra chung quanh mùi rễ cỏ tranh ngai ngái, hăng hắc và ai đã đến đấy khi trở về, vẫn cứ phải nghe mãi cái dư âm ken két đầy rền rĩ của những chiếc xe cút kít - mà sự ra đời của nó lại như một phát kiến của loài người: Công việc khẩn đất ở đấy nặng nhất là khâu nhặt đá. Ban đầu từ người lớn đến đứa con nít cũng chỉ dùng tay. Về sau mới tiến lên đan ky, đan sọt để khiêng và gánh. Tiến lên một bước nhảy vọt, người ta đóng xe cút kít để chở đá.
    Vùng đất đó là một vùng phía tây của miền trung - cái vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" - mà giá không có bàn tay của những người như lão Khúng, lão cháu ruột của Định kia thì vẫn mặc sức ngủ kỹ dưới lốt chân hổ báo, dưới gió Lào, dưới giông bão, dưới bom đạn.
    Vào một lần cách đây đã mười bốn năm, Định khoác chiếc ba lô cóc nặng gần bốn chục cân - trên đường đi B dài - đến một cung độ từ đấy đâm thẳng xuyên qua đường số Một về phía biển là làng Định. Đoạn đường giao liên vừa bỏ rừng chạy qua những triền đồi trọc. Hình như địch vừa ném bom. Trong cái nắng đến ngột thở có pha lẫn mùi thuốc bom. Hố bom, cái đỏ quạch, cái vàng sẫm. Nhìn ra bốn phía chung quanh nhấp nhô những dãy đồi cứ chạy xô vào nhau như rắn cuộn, thỉnh thoảng y như tận trên trời cắm thẳng xuống một hòn núi đá như một chiếc lưỡi tầm sét.
    Trong cái nắng chiều ong ong, ngột ngạt, không lúc nào ngớt tiếng máy bay phản lực Mỹ bay lên từ mạn biển, một dáng người đàn ông cúi khom lưng xuống đẩy một chiếc xe chở đầy đá.
    - Anh Định đấy hả?
    Định nhận ngay được giọng "kẻ biển" của làng mình - vừa nặng trịch vừa véo von như hát - nhưng phải một lát sau mới có thể nhận ra lão chắt Hòe:
    - Bác làm gì tận trên này?
    - Tàu bay thằng Mỹ nó vít mất lối ra chỗ có con cá rồi! - lão chắt Hòe thở hắt ra một tiếng, cái mặt nhuộm muối biển càng đen sắt - Bố con tôi vừa kéo nhau lên đây!
    Định kéo lão chắt Hòe tới một gốc cây, mở lương khô khoản đãi, đưa thuốc lá cho lão hút, tỷ tê hỏi đủ mọi chuyện dưới làng. Đến lúc sắp đứng dậy lão mới bảo:
    - À này anh Định, nhà thằng Khúng cũng đang ở trên này...
    - Thằng Khúng nhà tôi hả bác? Nó lên đây một mình hay cả nhà?
    - Cả con vợ với ba thằng quỷ sứ.
    - Nó lên lâu chưa?
    - Nó lên đầu tiên. Bỏ làng lên đã nửa năm nay. Tôi thấy bồ ổ nhà nó sống được nên cũng mới nghe nó rủ, kéo lên theo.
    - Nó ở gần đây không?
    Định nhìn theo mũi con dao quắm lão chắt Hòe nhứ nhứ về phía khoảng bìa rừng xanh um, từ ở đấy vẳng lên tiếng hót đầy lảnh lói như có cạnh sắc của com chim "bắt tép kho cà".
    Gần trọn ngày hôm sau, Định lạc giữa một vùng rừng và đồi trọc, đến chiều tối mới tìm thấy cái gia đình ông cháu chả khác nào một cái ổ gấu chó nằm lọt vào giữa một vùng rừng cỏ tranh cao ngập đầu, đó là một cái túp bằng lá cỏ tranh bện lại, bốn chung quanh xếp đầy đá, dựng trên mấy vạt đất mới vỡ.
    Trong cái ổ gấu, mấy chú gấu con đang đánh lộn nhau khi ấy chỉ mới là một phần ba số con cái của Khúng, và người đàn bà đã đẻ ra những đứa trẻ ấy, tuy sống giữa rừng nhưng vẫn trẻ đẹp, còn Khúng, y như một con người vừa từ dưới lỗ lên, vừa đen vừa gầy vừa già vừa xấu.
    Bữa đó Định cầm mấy phong lương khô đi theo định làm quà cho mấy đứa cháu gọi Định bằng ông, nhưng đến nơi mới biết, trong túp lều vợ chồng Khúng, dưới cái hầm thùng chất đến những ba thùng lương khô còn mới nguyên. Thì hóa ra cái vùng đồi dân miền biển lên sơ tán và khai hoang để chống đói này cũng không xa các bãi khách của bộ đội đi B là mấy nỗi. Các đơn vị tên lửa và xe pháo đều đóng đầy quanh đây cả, trăm thứ của nả của chiến tranh đều không thiếu.
    Trên đường vào nam đánh giặc, Định mới có dịp hiểu biết kỹ hơn ý đồ làm ăn lâu dài của người cháu: Rời làng lên đã nửa năm mà Khúng chưa chịu làm nhà, hắn vẫn để vợ con chui rúc dưới mấy tấm phên cỏ che trên cái hầm thùng. - "Dựng nhà làm khỉ gì - Khúng nói với vợ - làm mục tiêu cho tàu bay nó bắn ư?". Bao nhiêu sức lao động trong "bước đi ban đầu" hắn đem dồn hết vào việc vỡ đất. Hắn tranh chấp với rừng từng bước, không phải chỉ bằng mồ hôi mà cả bằng máu: Ngày mới lên, hắn đã bị thương trong một lần máy bay ném bom đêm - giữa lúc hắn đang vãi lúa lốc.
    Chung quanh cái "ổ gấu" dần dần mọc lên một vành đai sắn ở phía ngoài, sắn lên xanh ngắt chen chúc cây dại. Đậu xanh, đậu tương ở sau nhà. Lúa tẻ, lúa nếp trước nhà. Chỗ ăn ở tuy chưa được "đầu tư" thế nhưng hôm trời nắng to, vợ hắn lôi ra phơi bên cái bờ mương dẫn nước - trên mấy cây sào nứa hàng đống quần áo, chăn màn; toàn đồ quân trang, quân dụng của anh em bộ đội đi B. Chẳng hề giấu giếm, ông cháu ruột "báo cáo với chú" đã đổi được bằng thịt dê và rượu. Ngày ở dưới làng, vợ chồng con cái rách như tổ đỉa. Bây giờ cả nhà hắn mặc quân phục. Người nào cũng lành lặn. Vào dịp dưới làng có giỗ chạp, Khúng đánh hẳn một bộ tô châu xuất hiện trước mắt những người làng với tư thế của một người đi làm ăn xa về ăn nên làm ra, lại vừa với dáng vẻ một cán bộ trên vùng khai hoang về.
    Phú quý sinh lễ nghĩa, hắn mang về cúng hẳn nhà thờ họ một chiếc võng đôi bằng loại vải tê-tờ-rông, để thuê thợ vẽ cây gia hệ. Cả họ năm nào tế tổ cũng cứ bàn nát ra về việc quyên cúng tiền mua mấy mét lụa, bây giờ hắn cúng vào một tấm tê-tờ-rông, thế là xong.
    Thậm chí vợ hắn cũng trở lại với những thói quen của một người thành phố đã bỏ quên từ lâu. Từ rất lâu vợ hắn tưởng đã bỏ quên hẳn thói quen mặc áo lót mình. Sau mỗi lứa đẻ, hai bầu vú để thỗn thện, bây giờ "co" người lại trở nên gọn gàng, và chiếc nịt vú của người đàn bà cũng may bằng thứ mặt hàng quân phục. Đêm nằm bên vợ, bây giờ hắn thấy trên khuôn ngực trắng như ngó sen tự nhiên úp vào hai cái vung may bằng thứ vải tô châu mới xanh biếc, như hai con cánh cam to tổ bố, nom đến tức mắt.
    Love to live
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Minh Châu
    Khách Ơ? Quê Ra ( II )
    ***
    Về người cháu đích tôn này, có thể nói cứ mỗi bận Định về làng trong những dịp họa hoằn lắm trong đời, không thể không về, như sang tiểu cho bố mẹ, người thân chết - lần nào Định cũng phải đóng vai trò như một chứng nhân của một quãng đời có cái gì khác thường của hắn. Kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Định bận bịu mãi với đám tù binh, thu xếp cho chúng về nước hết anh mới về thăm làng được. Bị ném bom bao nhiêu lần, làng vẫn nguyên vẹn, vẫn y như hồi Định còn cắp sách đi học trường tiểu học, chỉ thấy cái gì cũng bé lại, từ con sóng ngoài biển cũng bé lại và cũng phủ một lớp bụi cũ kỹ. Cuối kháng chiến, làng được tặng thưởng huân chương vì thành tích tổ chức được một đội thuyền vượt biển đi tiếp tế vũ khí tận trong Khu Năm. Nhưng chiến tranh kết thúc, gần bốn chục cặp thuyền giã khơi chỉ còn lại một mớ xác thuyền nằm gối bãi rải rác dọc con sông nước mặn.
    Định gặp Khúng ở ngang cái xóm đạo nhìn sang bên kia sông là mấy mảnh tường đá còn sót lại của một cái nhà đoan Tây ngày xưa. Hắn mặc một chiếc áo vải thô nhuộm vỏ già đã nhùng nhục, hai vạt trước mở phanh, một chiếc nón đan bằng giang cắp bên nách, quần dài cởi vắt vai.
    - Chú Định, chú đến là tệ! - Hắn túm lấy anh, mùi rượu phả sang mặt Định, lẫn mùi thịt chó - nghe nói chú về đã mấy ngày mà cứ ở tịt đâu tận trên Ủy ban...
    - Nào đâu có, kìa, tao vừa về đến đây... hồi này có vẻ cậu như đã chuyển sang làm nghề biển rồi?
    - Cánh nghề biển đang chạy túa lên các xứ đồng cắp rổ đi mót khoai lang kia kìa! - Hắn ưỡn ngực ra - Vả lại, mình phải giữ lấy cái nghề gốc của đời ông bà chứ?
    - Nếu làm ăn ra... xoay sang nghề biển cũng được chứ có sao?
    - Thế là chú mất gốc. Họ nhà mình chỉ nên sống với cái hòn đất.
    Khúng giành lấy ba lô, túm áo mũ Định lôi tuột anh về nhà hắn. Ôi, nhà với cửa! Ngôi nhà của hắn mới thoạt nhìn thấy, Định đã hốt hoảng. Sao mà hắn lại có thể phỉ báng thần linh đến thế cơ chứ? Cả làng có độc một ngôi đền chung cho cả dân đánh cá lẫn dân ruộng nằm thìa lia ra ngoài cửa lạch, nổi tiếng khắp vùng đền làng Khơi là đền thiêng. Ngày xưa, hàng xóm nhà Định có một tay dân đánh cá chẳng hề biết sợ hãi ai cả, nổi tiếng ốc sạo, ngang bướng, vậy mà một lần đi qua trước cổng đền, trông thấy một bãi *** trâu liền ngồi xuống dùng hai tay hót vứt đi. Ấy vậy mà bây giờ cái thằng Khúng cả gan dám dựng nhà ngay trên cái nền đất cao ngất của ngôi đền làng mà ở. Tiếng rằng ngôi đền đã bị đánh bom nhiều đợt chỉ còn một hàng bậc thềm xây đá Thanh, nhưng làm nhà ở trong khu đất của đền như một vài người khác đã quá lắm, vậy mà hắn lại leo lên đúng ngay chỗ thần linh đứng?
    - Xùy, cháu cứ tưởng chú đã đi bộ đội phải nghĩ khác những người làng... - Khúng nói lấp lửng.
    - Theo cậu thì nghĩ như mình và bà con trong làng là... lạc hậu ư?
    - Cháu ngu dốt, từ nhỏ đi học đã tối dạ, nhưng chú biết đấy, từ nhỏ cháu đã là đứa khoảnh nghịch. Cháu cất cái nhà lên ở đây, người ta đồn đại ghê lắm! Chẳng phải chỉ có làng này mà tiếng tăm cháu đồn đến tận nhiều làng khác cơ!
    - Vậy là cậu nổi tiếng?
    - Hì, hì... nổi tiếng thích chứ chú? Chú tưởng chú không thích nổi tiếng đấy hử? Người ta sống ở đời, chưa có miếng ăn thì cúi gò lưng xuống mà kiếm miếng ăn, có miếng ăn rồi thì ngẩng cao mặt lên cho thiên hạ biết mặt. Đến con cua con cáy cũng có lúc nó phải khuơ cái càng lên trời cơ mà!
    - Cậu cũng đang khuơ cái càng lên đấy!
    - Cháu đã mang tội nhạo báng thần linh thì chú cũng đừng nhạo báng cháu, cho có tội! À này, tháng trước cháu vào trong chợ Chầu mua cái ách cày, tận tai cháu nghe một mụ hàng nước nói rằng ngoài làng Khơi có một tay làm nhà trên đất đền, nhà cất lên đã cháy đi cháy lại ba bận, nuôi con chó, con lợn đều chết. Vợ ốm, con ốm.
    Định phì cười:
    - Làm gì cậu đã có vợ mà ốm?
    - Có, có... chú đi bộ đội cháu không biết ở đâu cho nên cháu không báo cáo được với chú đó thôi!
    Miệng nói chân hắn thò xuống phản khua đôi guốc mộc. Tận đến lúc bấy giờ Định mới kịp để ý đến cái ánh lửa rơm cháy phừng phừng có thể soi rõ hình ông Thiện và ông Ác đắp nổi ngoài cổng đền.
    Vợ Khúng mặc chiếc áo len xanh cụt tay, rón rén đi theo Khúng lên chào ra mắt Định. Trời đã tối, Khúng châm ngọn đèn. Hắn vừa khêu to bấc đèn vừa lúng búng:
    - Chú đấy!... - rồi quay sang Định - vợ cháu vừa đẻ. Nó tên là Huệ.
    Người cháu dâu, vừa thoạt nhìn Định đã thấy chẳng có gì ăn nhập với Khúng, cũng y như cái nền ngôi đền linh thiêng trên đó hắn vừa cất lên túp lều của hắn.
    Giữa hai con người có một cái gì quá đỗi khập khiễng, ai mà tin được có thể là hai vợ chồng, khi người vợ như một nữ sinh thành phố đứng bên cạnh Khúng. Chả khác một chiếc cốc pha lê bày bên một chiếc cối giã cua.
    - Cháu ở đây... có thấy sợ không? - Câu đầu tiên Định hỏi người cháu dâu.
    - Thưa chú... một mình cháu thì cháu không dám ở ạ!
    - Chắc là cháu ở một thành phố nào ngoài Bắc?
    - Thưa vâng ạ. Cháu ở thành phố Nam Định.
    - Sao cháu nói pha tiếng trong này?
    - Lên năm tuổi, thầy cháu đưa cháu đi theo vào Vinh rồi sang Luông Pra-băng. Thầy cháu là kỹ sư cầu cống. Cháu về Bắc rồi lại vào Vinh một lần nữa, đi học cho đến ngày ta phá thành phố...
    Người con gái không nói tiếp. Định cũng không hỏi thêm, anh không dám. Đến hồi đó mới khoảng năm 1947. Khúc đường đời từ đó về sau, trong cảnh kháng chiến chắc hẳn không ít các điều bất ngờ xảy đến. Định chợt nhìn thấy một vẻ chán chường tuy kín đáo hiện ra ở cái nếp nhăn thấp thoáng bên khóe miệng người con gái thành phố. Chẳng lẽ đến đây, như đã là một bước đường cùng, hay một bước đường tạm dừng?
    Trong buồng, đứa trẻ đang khóc. Huệ vội vã chạy vào bế đứa trẻ ra trao cho Khúng, để đi dọn cơm.
    Đó là một đứa con trai, mới chừng vài tháng. Đột nhiên Định sực nghĩ chắc chắn đứa bé không phải là con Khúng.
    Nằm trên đôi cánh tay của Khúng, nó càng khóc ngăn ngắt y như bị đau đớn ở một chỗ nào đó trong người.
    Định chìa tay ôm lấy đứa trẻ, bế đến bên cái đèn. Anh hỏi Khúng:
    - Đặt tên con là gì?
    - Hình như con vợ tôi nó đặt là Dũng - Khúng đáp.
    ***
    - Đã già, mặt mũi lại y như cái nồi đất kho cá, mà... mà cái lão chắt Hòe một bận đang đêm lẻn vào buồng vợ tôi, nấp vào sau cái chum. Nhà Huệ nó biết liền đóng sập cửa lại. Có mà chạy đường trời! Chẳng xơ múi gì mà từ đó hễ trở trời là lão kêu đau. Tôi chỉ giáng cho một gậy thước vào lưng chứ có nhiều đâu.
    - Cậu uống nước đi rồi ăn cơm! - Định giục ông cháu.
    - Tôi không ăn cơm đâu... Từ đó, lão ta đâm ra thù tôi, lão nói với thằng Dũng nhà tôi rằng mày không phải là con lão Khúng. Mẹ nó chứ, không phải là con tôi mà tôi lại nuôi từ lúc mới lọt lòng ra? Mà tôi đã cưới vợ cho nó tốn hết bao của nả? Không phải là con tôi mà trời mưa gió lụt lội thế này, tôi cũng phải cất công tiễn nó ra tận Hà Nội... để cho nó đi bộ đội.
    Ông khách nhắc chiếc chai lên, lại xối rượu vào chiếc bát sứ. Nhưng khách vẫn chưa nhấc chiếc bát mà chỉ chun mũi hít hít cái không khí ẩm ướt hơi lành lạnh tan vào trong hơi men. Chẳng còn nhớ gì nữa đến những miếng nếp và khoảnh lạc bao quanh cái ngôi nhà mới xây năm gian tuyền bằng đá, lão Khúng chỉ còn nhớ được cái lúc chuyến tàu hỏa sắp vào ga Hàng Cỏ, tàu lắc mạnh hơn và đi chậm lại. Trong lúc thằng Dũng cùng lũ trẻ mới đi bộ đội thò nửa mặt ra ngoài cửa sổ ngắm phố xá san sát hai bên thì lão mặc dầu chưa ra Hà Nội bao giờ, mặc dầu trăm thứ lạ lùng đang bày ra chung quanh, lão cũng không muốn để con mắt đi đâu ngoài đứa con. Lão nghĩ: hễ đến khi tàu dừng hẳn là mình cũng phải xa nó hẳn. Lão thế mà yếu đuối.
    Gần một đêm một ngày ngồi tàu chung với đám thanh niên tòng quân, lão chỉ toàn khoe đứa con. Đến nỗi người chịu chuyện, một đồng chí thượng úy làm nhiệm vụ đưa hai toa tàu chở tân binh từ miền trung ra, cũng phát sốt ruột vì lão. Lão kể lể bao nhiêu thứ chuyện về cái thằng Dũng với một nỗi tuyệt vọng: không bao giờ bộ đội người ta có thể hiểu hết giá trị của con lão, một cái máy cực tốt sản xuất ra bao của nả nhà lão. Thế vậy mà vợ chồng lão đem trao cho bộ đội quách. Thế vậy mà vợ chồng lão lại lấy đó làm điều vinh dự, sung sướng.
    Nhưng mà tiếc, nhưng mà nhớ nó lắm! Chao ôi, từ nay sẽ không bao giờ được trông thấy cái dáng nó đứng trong rừng, ưỡn người về sau, tay nâng lưỡi rìu lên quá đầu, một tiếng "chóc" của lưỡi thép chém ngập vào thân gỗ đã tan đi rất lâu, vậy mà không có gì xóa đi được những khoảng da thịt tươi non ướt đẫm mồ hôi in vào lá cây, in vào cõi im vắng của rừng sâu. Nó là đứa con trai làm việc khỏe lại thành thạo nhất trong bốn đứa con lớn nhất của nhà lão. Là đứa con có mặt ngay bên cạnh lão, khi có đứa hiếp ức lão.
    Xì, làm việc gì mình chỉ nên nghe mình là hơn cả! Sau ngày vợ chồng lão trả miếng đất linh thiêng lại cho thần làng sau cái vụ có đứa đốt nhà lão, một cô y tá đứng trước thềm trạm xá xã phát thuốc ngừa thai cho đám đàn bà đi khai hoang, đã đưa bàn tay vỗ vỗ lên vai vợ lão: "Chị Huệ, chị đẻ ít thôi, ba cháu là đủ rồi!".
    Đủ sao được? Dù vợ không muốn, lão cũng bắt vợ phải đẻ. Đẻ rồi nuôi, sợ gì? Cái kho người nằm trong bụng vợ chứ có ở đâu xa? Đã dám bỏ làng bìu ríu nhau lên sống giữa chốn rừng thiêng, hoang vắng, đi hàng nửa ngày không gặp một người, thì phải có thêm người chứ? Không có thật đông người làm sao dọn hết đá? Làm ra con người khó đếch gì?
    - Cũng chẳng phải dân đi trang trại mà dân ở làng cũng vậy, chú Định ạ. Cái cô y tá khoa sản ở trạm xá xã ta, hắn nói vậy chứ hắn cũng đẻ khiếp lắm! Ở nhà quê mình, nhà nào đông con mới có uy thế được...
    - Cậu nói cái gì lạ vậy hử? - Tự nhiên ông chú nổi giận - Cậu định phá cái nước này đi đấy hử? Tung ra bao nhiêu cán bộ y tế để vận động sinh đẻ có kế hoạch, nói đến rã bọt mép. Khéo, khéo cậu đang tuyên truyền phá chính sách đấy. Cậu phải thay đổi cái đầu óc đi!
    Định hiểu những vấn đề trầm trọng của phát triển dân số trên toàn thế giới và trong nước mà lão Khúng mù tịt. Lão không cãi, chỉ đưa mắt ngắm cái gian nhà bằng cái lỗ mũi của ông chú với một cái gác lửng xếp tú ụ những đống chăn, gối mà đêm qua lão phải ngủ trên đấy, suốt đêm mót đái lại thèm thuốc lào mà cứ phải nằm im, ho khạc một cái cũng sợ làm tỉnh giấc nhà hàng xóm.
    Tự nhiên hăng lên, lão xòe năm ngón tay khẽ khàng quắp vào khoảng xương đầu gối ông chú:
    - Nhưng cháu xin hỏi: cả một đời chú, đã bao giờ chú phải dọn đá, trồng cây và làm nhà chưa, hay chỉ ăn lương và ở nhà của Nhà nước? Đã bao giờ chú phải chịu những đứa chung quanh cậy đông hà hiếp mà phải cắn răng chịu chưa?
    Định cười ha hả:
    - Cứ như cái ngày đi B ghé vào chỗ cậu, cũng khó mà tin được vợ chồng có thể trụ lại ở đấy được thực.
    - Tôi trụ lại được là nhờ có bầy con sau này lớn lên.
    - Cũng phải nói cho thỏa đáng, về sau có thêm nhiều bà con lên nữa chứ? Cũng phải nhờ có cái tập thể dựa vào nhau nữa chứ?
    - Cũng có khi tối lửa tắt đèn. Thực là thế. Nhưng đã có thêm người là có thêm ganh ghét nhau, thậm chí thù ghét nhau. Chú có biết tại sao lão Hòe từ ngày lên khai hoang trở thành thù ghét với tôi không? Do là ngay từ ngày đầu, trong bụng lão đã ngầm ức với tôi vì mấy khúc xương của một con lợn lòi bắn được ngoài rừng. Đều muốn nấu một nồi cao toàn tính cả, cả lão và tôi đều muốn lấy. Vì tôi mạnh hơn thế nên tôi lấy được.
    - Thì chia nhau có hơn không?
    - Nói như chú!
    Chai rượu hết. Khuôn mặt ông khách vẫn như thường, chỉ có hai con mắt hơi gợn những vằn đỏ. Từ đầu bữa đến giờ lão mới nhấc đôi đũa gắp một khúc xương rán cháy cạnh nhưng rồi lại thả xuống, nhón trên đầu đũa một trái ớt đỏ tươi chẻ tư như một bông hoa trong cái thẩu dấm, đưa lên miệng. Lão nhấp ngụm rượu cuối cùng. Vị cay chua truyền đi khắp người lão. Lão cầm chiếc khăn mặt bông trên đầu gối, lau hai con mắt ươn ướt và đến bấy giờ lão mới nhận thấy những câu chuyện với ông chú từ đầu bữa đều là chuyện tào lao cả.
    Lão lại trở về với cõi lòng sâu thẳm và mỗi ngày một khép kín của đời lão. Phàm con người ta ở đời, có cái gì hơn người, sướng vì nó mà chuốc lấy cay chua cũng vì nó? Vợ lão đẹp thực. Chả là cái thá gì cả, chẳng phải chủ tịch, bí thư, cũng chẳng phải điển hình chăn nuôi hay vệ sinh, chỉ vì một con vợ đẹp mà suốt đời lão nổi tiếng. Ở dưới làng hay lên trại, lão đều có nhiều người biết tên. Có nhiều công việc phải lên xã hay ra ngoài hợp tác, lão nói rã bọt mép không xong, nhưng mụ Huệ vấn chiếc khăn xanh lên đầu, đi là xong. Trong số chín đứa con - tẻ, nếp lẫn vào cũng có. Lão biết. Nhưng cũng đừng một kẻ nào nên nghĩ rằng có thể dễ bờm xơm được với vợ lão. Giới chức việc chẳng ai lay chuyển được vợ lão, tuy rằng "cái đám dân đi cày ngồi bàn giấy ấy" - như lão thường gọi - cũng "lãng mạn" ra phết. Có một anh theo đuổi vợ lão từ khi còn là một nhân viên coi kho của hợp tác xã cho đến khi leo lên đến cái chân kế toán trưởng, rồi phó chủ nhiệm hợp tác xã, từ khi còn là một anh chưa vợ đến tận khi đã vợ con, gần như vợ lão có tà thuật sai bảo là phải nghe, vậy mà suốt đời chỉ một lần, được nắm cái cổ tay của mụ Huệ chừng một phút.
    Chán vạn người quyền thế, chán vạn kẻ phong lưu, đẹp mã, mụ Huệ đều không mắc, trước sau một mực chỉ biết có một người đàn ông là lão; vậy mà một lần, mụ đã mắc với một người, chung chạ và đẻ con với một người khiến cả làng không ai tưởng tượng nổi. Làng nước có thể gọt đầu bôi vôi một người đàn bà khôn ba năm dại một giờ, nhưng lại tha bổng và thậm chí đồng tình với một kẻ đã dám cố ý làm một công việc ngược ngạo.
    Mụ Huệ phải lòng thằng Mới thật là ngược ngạo. Từ trước Cách mạng tháng Tám, người ta thấy thằng Mới - vốn là con hoang của một tay làm mõ trong làng - sống vất vưởng ở đầu ghềnh cuối bãi, theo thủy triều lên xuống để kiếm con ngao, con cá và thường nương náu nơi cổng đền làng. Sau Cách mạng, đáng lẽ hắn được đổi đời, nhưng trong khi tổ chức các đội dân quân cũng như các đoàn thể cứu quốc, người ta quên không gọi hắn, vả lại hắn còn nhỏ. Sau kháng chiến, Mới đã hai mươi tuổi, cũng là một điều lạ lùng, trong những năm bom đạn, hắn vẫn bám lấy cửa lạch và cái cổng đền đã bị bom đánh sập, vậy mà không chết. Hắn sắm được một chiếc mảng làm nghề câu biển, cũng có khi chạy sang nghề nông, cứ xam bán, và một lần nữa, trong khi tổ chức hợp tác xã, người ta lại quên hắn, nghĩ rằng cứ để hắn đứng ngoài với một chiếc mảng ghép bằng dăm ba cây bương, hắn chẳng chết đói mà cũng chẳng phát triển lên tư bản chủ nghĩa được.
    Love to live

Chia sẻ trang này