1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chimamanda Ngozi Adichie
    Sứ Quán Mỹ (III)​
    Đứng không, nàng hết theo dõi những kẻ hành khất lượn lờ dọc hàng người chờ sứ quán mở cửa, lại ngắm nghía những đám đông xúm xít trên phố. Một cặp vợ chồng mù dò dẫm theo bước đứa con gái đang dắt họ, mấy cái mề đay Đức mẹ Maria ban phước lành màu xanh da trời treo lủng lẳng dưới cổ áo rách bươm.
    Nàng tiến về phía vợ chồng mù, thò tay vào túi xách mò tìm một tờ giấy 20 naira. Khi nàng thả tờ bạc vào cái tô, vợ chồng mù cất giọng trầm bổng cầu nguyện, thoạt tiên bằng tiếng Anh bồi, sau đó bằng tiếng Igbo, rồi tiếng Yoruba:
    - Xin Chúa ban phước lành cho bà. Bà sẽ có tiền. Bà sẽ có một người chồng tốt. Bà sẽ có việc làm.
    Nhìn theo gia đình mù dắt nhau đi, nàng gượng đau đưa tay lên quệt nước mắt. Vợ chồng mù nọ không nói với nàng ?oBà sẽ có nhiều đứa con khỏe mạnh?. Thế mà nàng đã nghe thấy họ nói câu đó với một người đàn bà khác ở phía trước hàng.
    Hai cánh cửa tòa đại sứ lúc lắc mở ra, một người đàn ông mặc đồng phục màu nâu hô lớn:
    - Năm chục người xếp hàng đầu tiên. Mời vào điền mẫu giấy tờ. Tất cả những người còn lại xin quay trở lại vào ngày mai. Hôm nay sứ quán chỉ có thể tiếp năm chục người.
    - Chúng ta may quá - người đàn ông sau lưng nàng nói.
    Nàng quan sát viên chức phỏng vấn đang ngồi phía sau tấm kính lạnh lẽo, ngắm nghía mái tóc vàng hoe mềm rũ đang cạ vào cái cổ có ngấn, theo dõi đôi mắt xanh nhìn qua phía trên cái gọng màu bạc - làm như đôi mắt kính đâm thừa - để săm soi mớ giấy tờ của nàng.
    - Bà có thể nói lại lần nữa không? Bà chưa cho tôi biết chi tiết nào cả - viên chức phỏng vấn nói với một nụ cười khuyến khích.
    Nàng quay mặt đi trong giây lát và nhìn sang bên cạnh. Một người phụ nữ mặc chiếc áo choàng rộng màu xanh nước biển nhạt tì sát vào tấm kiếng, với vẻ cung kính như thể bà ta đang cầu xin viên chức phỏng vấn. Giá như nàng được chết trước khi kể lể về Nnamdi với người đang phỏng vấn nàng hoặc bất kỳ người nào của sứ quán Mỹ. Trước khi nàng rao bán Nnamdi lấy tấm vé an toàn cho bản thân.
    Con trai nàng bị người ta giết, đó là toàn bộ những gì nàng sẽ kể. Bị giết. Chỉ có thế thôi. Không đả động một lời tới tiếng cười tí tách như bọt rượu vang của thằng bé, tới cách nó ngọng nghịu gọi kẹo và bánh qui là ?okiki?. Không nhắc tới chuyện nó ôm ghì lấy cổ nàng mỗi khi nàng bồng nó lên, hay chuyện chồng nàng tiên đoán lớn lên thằng bé sẽ làm họa sĩ vì nó không chịu ráp những mảnh Lego thành khối mà sắp chúng thành từng mảng màu riêng biệt trên sàn nhà. Họ không xứng đáng biết những chuyện này.
    - Bà nói do chính phủ...?
    Không phải chính phủ. Chính phủ là một cái nhãn lớn quá lớn, nó cho người ta không gian để lươn lẹo, để bào chữa và đổ trách nhiệm. Chỉ là ba gã đàn ông.
    - Vâng. Họ là nhân viên chính phủ - nàng đáp.
    - Bà chứng minh được chứ? Bà có chứng cớ nào không?
    - Có. Nhưng tôi đã chôn nó hôm qua. Xác con tôi ấy.
    - Thưa bà, tôi rất buồn về chuyện con trai bà. Tôi hình dung được nỗi đau mất con - viên chức phỏng vấn nói và bà ta chậm rãi lắc đầu - Nhưng tôi cần bà cung cấp vài chứng cớ cho thấy trong vụ này có bàn tay chính phủ. Ở đây có những cuộc giao tranh giữa các bộ tộc, có các vụ ám sát cá nhân. Tôi cần một số chứng cứ về sự dính líu của chính phủ và tôi cần chứng cớ cho thấy bà sẽ bị nguy hiểm nếu bà ở lại Nigeria.
    Nàng ngó đôi môi tô son hồng đã phai màu đang chuyển động theo câu nói để lộ những chiếc răng nhỏ xíu. Cặp môi lợt màu son trên bộ mặt lạnh lùng phủ đầy tàn nhang. Một bộ mặt đang quan tâm tới nàng theo cái cách tưởng là sâu nhưng té ra nông cạn. Một bộ mặt mà nàng có thể thuyết phục để kiếm cho mình một con dấu thị thực nhập cảnh Mỹ nếu nàng nói nhiều hơn, nếu nàng chịu duỗi hai cánh tay co quắp, nếu nàng kể lể về chồng mình, về Nnamdi, và nếu nàng chịu khóc lóc.
    - Thằng bé lên ba tuổi - nàng thốt lên.
    - Thưa bà, tôi muốn giúp bà. Bà cũng phải giúp tôi, tôi mới giúp bà được. Bà cần kể chi tiết hơn.
    Bất chợt, nàng bị thôi thúc bởi ý nghĩ muốn hỏi nữ viên chức phỏng vấn: Liệu những bài báo trên tờ Nước Nigeria Mới có xứng đáng để đổi lấy sinh mạng của một đứa trẻ? Những gì chồng nàng đã làm có thực là sự dũng cảm hay chỉ là một sự liều lĩnh tầm thường? Nhưng rồi nàng im lặng. Nàng hoài nghi. Chắc gì viên chức phỏng vấn nàng biết đến những tờ báo thân với phe đòi dân chủ. Chắc gì bà ta biết tới dòng người mệt mỏi bên ngoài cổng sứ quán - dòng người dài được bao bọc bởi hàng rào cảnh sát, nơi ánh nắng mặt trời chói chang tạo nên cả tình bạn lẫn những vấn đề hắc búa, thậm chí nỗi tuyệt vọng.
    - Bà nghe tôi nói chứ? Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tạo cơ hội cho nạn nhân của các vụ truy bức chính trị có một cuộc sống mới, tuy nhiên cần phải chứng minh...
    Một cuộc sống mới. Nàng muốn trồng hoa ixora trong nghĩa trang Ikoyi, thứ hoa có cuống giống cây kim khâu mỏng manh mà hồi bé nàng thường mút lấy mật. Một cây là đủ - nấm mồ của con trai nàng nhỏ quá. Khi cây trổ hoa mời gọi lũ ong kéo tới, nàng sẽ ngắt một nắm hoa, ngồi bệt xuống đất và bỏ chúng vào miệng mút. Rồi sau đó nàng sẽ xếp những bông hoa vừa mút cạnh nhau hệt như Nnamdi từng làm với những miếng xếp hình Lego của nó. Cuộc sống mới mà nàng ước ao là như thế.
    - Bà có nghe tôi nói không? Thưa bà?
    Không rõ là nàng tưởng tượng hay thật sự là mối thương cảm đang tan khỏi gương mặt của viên chức phỏng vấn nàng. Nàng thấy bà ta hất mạnh mái tóc màu vàng rộm như trái bắp ra phía sau mặc dầu nó chẳng quấy rầy gì bà ta. Lặng lẽ, món tóc nằm lại trên cổ bà ta, tạo đường viền bao lấy bộ mặt trắng nhợt. Tương lai của nàng được phó thác cho gương mặt đó. Một gương mặt không hiểu gì về nàng, một khuôn mặt có lẽ chưa bao giờ nấu ăn bằng dầu cọ hoặc không hề biết rằng dầu cọ mới ép có màu đỏ thắm, khi không còn tươi sẽ đông lại thành những cục lổn nhổn màu cam.
    Nàng từ từ quay người và hướng ra cửa.
    - Bà...? - nàng nghe sau lưng tiếng viên chức phỏng vấn - Nếu bà quyết bỏ đi bây giờ, ngày mai bà sẽ phải nộp đơn lại từ đầu và chờ một cuộc phỏng vấn khác đấy.
    Nàng không quay lại. Bước ra khỏi sứ quán Mỹ, nàng mặc đám người ăn xin vẫn đang lượn lờ qua lại với những chiếc đĩa tráng men trong tay, và bước vào xe hơi.
    Người dịch: Thuý Hà
    Nguồn: Đặc trưng

  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Rajendar Xingh Bedo​
    Cô Gái Bán Tượng Thờ (I)​
    " Hoặc do phố chợ đã trở nên dài hơn, hoặc vì người ta buôn bán kém phần nhộn nhịp cũng nên - Ngồi bên thềm hiệu đồ cổ của mình, lão Magan Lan Tacle nghĩ thầm - Dường như ngay kia thôi, ở phía tây, chỗ đường phố dâng lên cao tiếp giáp với bầu trời rồi đột ngột xuống dốc chính là nơi tận cùng thế giới. Vẻn vẹn có một bước... và ta đã ở trong một thế giới khác" .
    Suốt một ngày lục tìm, lão Magan mới kiếm được hai thứ vặt vãnh: bức tượng nhỏ của Florenta và một bức tranh cỡ vừa của Djamini Rai. Bức tượng thì còn mong có thằng cha làm phim bốc đồng nào đó thuê, chứ còn tranh của Djamini Rai ư Cũng chẳng sao, tạm thời lão cứ cất nó đi, biết đâu sau này con cháu lão lại chẳng được lời với hàng triệu rupi. Bên phương Tây bây giờ cũng thế. Người ta bỏ hàng trăm ngàn ra để mua đấu giá một bản phác thảo của Leona đơ Vinxi đó thôi. Ý nghĩ thú vị về những nghìn và những triệu rupi làm cho Magan hoa cả mắt, quên mất là năm nay lão đã ngoại tứ tuần mà vẫn phòng không dù đầu đã hói ra trò, và vì thế chỉ nghĩ đến chuyện con cháu thôi cũng là không hợp nữa rồi.
    Ngoài buôn bán ra, lão Magan có biết làm gì nữa đâu? Lão là một người Hindu thực thụ, cái dân tộc mà như mọi người đều biết, trong tâm hồn họ chỉ là những con buôn mà thôi. Ngoài miệng họ khinh rẻ của cải, vì nó là ảo tưởng, nhưng trong lòng họ thèm khát nó đến điên cuồng. Chẳng phải ai khác mà chính những người Hindu thờ tiền bạc. Cho đến bây giờ, cứ đến ngày hội Divali (cúng thần giàu có) họ lại đặt lên bát đèn một đồng rupi đã được rửa bằng sữa và vẩy nước thánh để làm đẹp lòng nữ thần Lacsmi. Đến ngày lễ Đaxara (cúng thần chiến tranh) họ lại tô điểm chiếc xe có hình nữ thần bằng những vòng hoa trắng và đến đền thờ để cầu nguyện. Nhưng nếu được giá thì họ cũng sẵn sàng bán nữ thần của mình như ngày xưa những người anh em của Josef Tuyệt Đẹp đã bán chàng.
    Đối diện với hiệu đồ cổ của lão Magan là cái quầy nhỏ của Xirađ, nhân viên hãng buôn đèn pin. Nó ẩn sau cây thuốc lá được quây bằng lưới sắt mà bọn người Hindu láu cá chẳng bao giờ chịu tưới cho tử tế cả- không phải bằng sữa mà bằng sữa pha nước. Thế cho nên ngay trước quầy bao giờ cũng đọng một vũng nước bẩn. Gã Xirađ theo đạo Hồi, sau khi đất nước chia cắt vẫn ở lại Ấn Độ, buộc phải tôn trọng phong tục của người Hindu thờ cây thuốc lá.
    Xirađ suốt ngày nhá vả. Chẳng phải vì vả rẻ, cũng không phải gã đói. Chỉ vì gã hết sức chăm chút bồi dưỡng tính dục của mình. Cái bọn bị cắt xẻo ấy chỉ có mỗi một nỗi lo: ăn, uống và thỏa mãn nhục dục. Chúng chẳng hề gắn bó với cái gì, cứ như bọn ăn mày lang thang vác nhà trên vai vậy. Chúng dễ dàng bỏ nơi nương tựa này để đến chỗ khác.
    Đêm đã xuống. Cùng với màn đêm, dường như nơi tận cùng trái đất cũng đang xích gần lại. Hàng lụa của Vilaiati Ram đã đóng cửa, cả cái quán ăn bình dân của Casmiri Bađsakh cũng vậy, ở đó đến chiều người ta đã mua sạch các loại thức ăn. Có lẽ vì hôm nay là thứ bẩy giữa tháng, mọi người đều phải làm việc nên chẳng có thì giờ nấu nướng. Chỉ có quầy của Xirađ còn mở. Chẳng ai biết vì sao. Cũng có thể đến đêm đèn pin mới là thứ cần thiết? Cũng có thể Xirađ đang chờ ông bạn vàng của gã là Maicơ, nhân viên hãng du lịch, để cùng lập kế hoạch cho chuyến đi Acga hay Khadjurakho, nơi có thể kiếm chác chút đỉnh? Nói chung thì Xirađ không chạy theo đồng tiền. Những khách du lịch nữ từ phương Tây tới còn cuốn hút gã ta hơn nhiều.
    ... Giọng của Xirađ ngắt đứt dòng suy tưởng của Magan:
    - Hello, darling!
    Xirađ hầu như không biết chữ, nhưng do giao thiệp nhiều với khách du lịch nên gã nói tiếng Anh khá sõi. Nghe thấy câu chào của gã, lão Magan hiểu rằng Kicti đã đến. Mà quả thực cô ta có cái gì đó rất khác thường: vóc người không cao lớn, đậm chắc, với những đường nét hơi thô trên khuôn mặt u uất. Kicti với nước da sẫm màu, lại thường mặc chiếc xari màu tím, và mỗi khi cô bước vào hiệu của lão Magan, lão tưởng như trước mặt mình hiện lên nữ thần của đêm tối. Cô gái thường đến muộn như muốn tránh con mắt của mọi người.
    Xirađ đứng trước quầy mình lẳng lơ huýt sao, nhưng Kicti vẫn như mọi khi đi ngang qua mà không thèm nói lấy một lời hay ngước mắt nhìn gã.
    Mà nói chung đã bao giờ Kicti nói chuyện với ai đâu. Cả khi người ta hỏi, cô cũng lặng im, chỉ gật hay lắc đầu thôi.
    Magan thường bực mình vì Xirađ hay cười nhạo lão và châm chọc: " Ông bạn tôi phải lòng con bé rồi chưa biết chừng? Gái tơ... cẩn thận không con bồ câu nó bay mất đấy" . Thực ra Kicti đến hiệu Magan vì cô là thợ chạm gỗ. Cô mang bán cho lão những sản phẩm của mình. Lão con buôn tham lam luôn luôn tìm thấy vô số cớ để dìm giá của cô. Khi thì lão bảo đề tài đã cũ nên chẳng có người mua, lúc lão lại nói các hình chạm chưa thật hoàn chỉnh. Những khi ấy mặt Kicti tối lại hơn lúc bình thường. Song tất cả các miếng võ mồm của lão Magan chỉ nhằm một mục đích là mua vật đáng giá trên trăm rupi với giá năm, mười rupi, rồi gặp dịp lại bán đắt cứa cổ.
    Kicti không học qua một trường nghệ thuật nào. Cô lớn lên trong gia đình thợ chạm bậc thầy. Cha cô, Naraian, cùng với những người thợ có tiếng tăm như Bjavadji và Djamin Bacgas đã để lại dấu chân trên khắp các nẻo đường Ấn Độ, hòng mong tìm lại những di sản văn hóa của Ấn Độ cổ xưa. Nhưng người ta chỉ có thể tìm được nó trong các bảo tàng Luânđôn, trong các hiệu đồ cổ ở New York và Chicago. Hàng năm trong các đền đài biến mất hàng trăm bức tượng để rồi lại xuất hiện trong các hiệu đồ cổ cách đó hàng chục ngàn cây số.
    Sau chuyến đi tìm kiếm những báu vật đã mất, Naraian trở về, mệt mỏi và chán chường, ông bắt đầu tạo ra những tác phẩm mới.
    Kicti thường ít quan tâm tới công việc của cha, nhưng những lúc rỗi cô cũng ngồi cầm lấy dụng cụ giúp ông những việc đơn giản nhất. Khi làm việc Naraian quên mất rằng những vật làm lại kém giá trị hơn cái đã mất đi, và giá đồ cổ ngày càng tăng vọt. Mà tăng không phải hai hay bốn lần, những hàng trăm lần. Cũng có thể ông không quên điều đó. Nhưng Naraian thuộc loại người lập dị tuy biết tiền là cần thiết, nhưng vẫn không thấy ở tiền bạc ý nghĩa của cuộc đời. Ông đẽo những bức tượng của mình và bằng cách đó vất vả lắm mới kiếm được cho gia đình miếng cơm manh áo. Cho đến một ngày kia, ông cắt phải tay mình khi đang đẽo tượng thần Djadamba khát máu. Ông bị nhiễm trùng. Người ta chở ông tới bệnh viện công gần nhất, tại đó ông đã qua đời. " Ông ấy chết như con chó không nhà - mọi người nói - cái số ông ấy thế" .
    Mỗi khi tạc tượng các nữ thần, nhà điêu khắc Naraian thường đẽo gọt rất lâu, nhiều ngày, có khi đến hàng tháng, phần ngực và đùi. ? những tượng bé vú có hình nón nhỏ. Còn ở những tượng lớn bằng cả thân người, trông như tảng đá đẽo sơ qua để đặt chai lọ - bộ ngực trông như những chiếc bình lớn đầy sữa. Đùi các nữ thần lớn và vuông vức như những bắp thịt voi cái, còn chân trong hệt như hai chiếc vòi.
    Chẳng lẽ người thợ già đã tạc nên hình tượng những nữ thần vĩ đại - và cả nữ thần chiến tranh Đucga - lại có thể chết bình thường như chúng ta" ...
    - Nào, cô mang cái gì tới thế? - Lão buôn đồ cổ hỏi.
    Kicti tháo nút góc chiếc xari lấy ra một bức tượng bằng gỗ và thận trọng đặt lên bàn trước mặt lão Magan, đúng vào đốm sáng tụ của chiếc đèn treo trên trần nhà. Chưa nhìn đến tác phẩm của Kicti, lão Magan đẩy cho cô chiếc ghế đánh vécni và hỏi:
    - Mẹ cô có khỏe không?
    Kicti không đáp. Cô chỉ nhìn qua khe cửa ra phố nơi cô vừa mới chạy thẳng xuống dốc. Khi cô quay lại nhìn Magan, trong mắt cô đã lóng lánh hai giọt lệ.
    Mẹ Kicti nằm bệnh viện, ở chính chỗ cách đây không lâu cha cô đã qua đời. Bà bị ung thư thận. Người ta mổ và lắp cho bà ống dẫn tiểu với túi nước giải. Nhưng ống dẫn nhân tạo giờ đây bị bẩn nên cần phải có tiền để mổ lại. Giá như Kicti kể hết với Magan thì câu chuyện có lẽ đã quay sang hướng khác. Nhưng cô lại lặng im và Magan vừa nhìn thấy vật cô mang tới liền nổi nóng:
    - Lại vẫn đâu hoàn đấy? Lại thần Visnu với con rắn hổ mang ở trên đầu và Lacsmi đang bóp chân!... Biết bao lần tôi đã nói với cô rằng bây giờ những của này người ta không chuộng nữa rồi.
    Cặp mắt mở to của Kicti như dò hỏi lão: " Thế tôi biết làm gì bây giờ?" .
    - Làm cái gì mà người ta đang chuộng ấy.
    - Thế người ta đang chuộng cái gì? - Mãi cô mới khẽ thốt lên được câu hỏi. Trông cô giống như con chim đang há mỏ.
    - Ờ, nếu cô chẳng làm được gì khác - Lão Magan chần chừ nói - Thì cứ tạc tượng Găngđi và Nêru cũng được - Và lão vội thêm, như để tự chữa lời mình - Hoặc là đàn bà khỏa thân.
    - Khỏa thân ư?
    - Phải. Thời bây giờ khách hàng họ ham những hình như vậy.
    Kicti cúi đầu nghẫm nghĩ. Cô những muốn xấu hổ khi nghe những lời như vậy, nhưng sự thẹn thùng đối với cô sang trọng quá. Ý nghĩ cô chỉ quẩn quanh: lão Magan có mua tượng của cô không, và lão trả được bao nhiêu?
    - Nhưng... nhưng tôi không biết làm - Cô ngập ngừng nói.
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0


    Rajendar Xingh Bedo
    Cô Gái Bán Tượng Thờ (II)​
    - Ôi dào, thì ngày xưa cha cô chẳng đã khắc vô khối là gì.
    - Nhưng đó là tượng các nữ thần.
    - Có gì khác đâu? Nữ thần thì cũng là đàn bà cả. Cô cứ làm y như thế là được. Có điều, vì Đức tối cao, xin cô đừng có treo lên cổ nữ thần vòng hoa và đừng thắt cho nàng sợi dây ngang bụng. Chính những cái đó đã giết chết cha cô. Kính trọng các bậc thần linh đến thế rồi cũng chết như một con chó không nhà, không chủ.
    Kicti tự kiểm lại lòng mình, một nỗi lo sợ trước mối nguy hiểm chỉ riêng mình cô biết xâm chiếm tâm hồn cô. Và tuy đang sợ run lên đến nỗi đứng không vững, cô vẫn không ngồi xuống chiếc ghế lão Magan vừa chỉ cho, mà chỉ vịn lên lưng ghế, đứng sững như một bức tượng tuyệt vời, nhưng không phải là tượng thánh của Naraian mà là người trần mắt thịt.
    Trong lòng lão Magan sự cương quyết sắt đá đang đấu tranh với sự do dự. Lão không biết một cuộc đấu tranh như thế cũng đang sôi lên trong lòng Kicti. Miệng cô khô cháy. Cố nuốt cái cục đang nghẹn lên trong cổ, cô khẽ thì thào:
    - Tôi... tôi không có người mẫu.
    - Mẫu ấy à? - Lão Magan hỏi vặn - Cô cứ mồi bất kỳ con bé xinh xắn nào bằng tiền ấy, đứa nào cũng chịu ngay.
    Mặc dù Kicti không nói một lời, lão Magan như vẫn nghe rõ " bằng tiền ấy ư?" .
    - Không xuất vốn thì không thể lãi lớn được, đúng không?- Lão đùa.
    Vẻ mặt ủ ê của Kicti càng tối sầm lại. Cuộc đời chưa bao giờ nuông chiều cô. Mắt cô long lanh ngấn lệ. ở đời có những khi yếu đuối của người đàn bà làm thức dậy trong bọn đàn ông những cảm xúc và ý định tốt lành. Lão Magan vòng tay ôm lấy Kicti với vẻ dịu dàng như một người cha và an ủi cô:
    - Đừng lo, con gái của ta... mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi.
    Nhưng Kicti gạt tay lão ra. Lão Magan lúng túng thở hắt ra. Ngón tay lão run run vớ lấy bức tượng Kicti vừa mang đến chìa cho cô:
    - Cô cầm lấy. Tôi không cần đến nó.
    Kicti lặng thinh nhìn xuống sàn nhà. Rồi cô đột nhiên ngẩng lên nói:
    - Lần sau tôi sẽ mang đến tượng khỏa thân. Còn bây giờ ông cứ giữ lấy.
    - Thôi được, có điều đừng có lừa tôi nhé - Lão Magan đã tươi như hoa.
    Kicti gật đầu. Magan nghĩ, chắc cuối cùng thì cô cũng phải cười lên một tiếng. Ngờ đâu nét mặt cô càng trở nên u uất. Lão Magan mở ngăn kéo lấy ra một tờ một chục nhàu nát chìa cho Kicti.
    - Này cầm lấy.
    - Cả thảy có mười rupi thôi sao?
    - Từng ấy là đủ. Tôi đã bảo cô là tôi không cần đến nó. Tôi không thể trả cô hơn được.
    - Nhưng... - Kicti ngừng lại. Những lời muốn nói nghẹn lại trong cổ. Chẳng cần nói, mọi sự cũng đã rõ rồi...
    - Tất nhiên là để nuôi sống miệng ăn và chữa bệnh thì khí ít... - " Nhưng có thế cô ta mới biết cái cảnh người nghèo đói đến quặn ruột" ... - Lão nghĩ thầm. Lão nhìn Kicti rồi nói tiếp - Thôi đủ rồi. Cứ mang đến vật cô đã hứa, tôi sẽ trả hậu.
    Lão búng ngón tay và nháy mắt với cô để khích lệ, như bọn nhạc công vẫn thường khích lệ những cô đào của họ.
    Kicti bước ra khỏi hiệu. Môi cô run run, hơi thở nặng nề. Mọi khi mỗi lần về nhà cô thường đi vòng xa đến hơn một dặm để tránh Xirađ. Nhưng hôm nay, như để trả thù tất cả, cô bạo dạn đi thẳng. Bạn của Xirađ là Maicơ đã đến với gã. Họ đang cùng nhau ăn tối khi Kicti kiêu hãnh ngẩng cao đầu đi qua. Xirađ gọi với theo cô cái gì đó nhưng lão Magan nghe không rõ. Trong lòng Kicti sôi sục, nhưng cô không để lộ ra ngoài sự xúc động của mình. Có thể, cô thuộc loại người bất hạnh không dám nói thẳng mọi điều cả với kẻ thù của mình chỉ bởi ý nghĩ: " Nhỡ mình vẫn còn gặp nó trên đường đời" . Mà cũng có thể, như bất cứ người đàn bà nào, Kicti thấy thinh thích khi bọn đàn ông cứ gặp cô là lại thở dài hoặc đặt tay lên tim huýt sáo nhìn theo.
    Chắc gã Xirađ đang ăn cái gì đó kích thích. Có thể là bạn hắn mang thịt đến cho hắn? Có thể họ sẽ đến với lão Magan Lan kể cho lão rằng họ đã nghe được câu chuyện của lão với Kicti. Nhưng chủ hiệu đồ cổ đã đóng cửa rồi. Loay hoay cài then, lão chợt nhìn thấy bức tượng Kicti vừa mang đến. Bức tượng tuyệt đẹp, con rắn thần linh xinh xắn được đẽo gọt cẩn thận và phía trên lưng được tô những đốm màu. Visnu chứa trong mình tất cả cái đẹp lý tưởng của người đàn ông, cái đẹp lý tưởng mà mỗi người đàn bà đang yêu đều gắng tìm trong người mình yêu. Còn Lacsmi thì ngồi bên chân Visnu không ra hình thù gì cả. Đường nét trên mình nàng không rõ. Có lẽ Kicti không biết nữ thần của sự giàu có thì phải ra sao chăng? Chính vì không gì làm nổi bật hơn sức quyến rũ của thân hình đàn bà trong tư thế ngồi. Khi người phụ nữ ngồi, tay giơ cao, những đường cong trên thân hình đặc biệt rõ nét. Không phải tự nhiên mà trong tư thế ấy người đàn bà càng trở nên cám dỗ với đàn ông.
    Nếu bạn nghĩ rằng Kicti coi trọng thần đàn ông hơn nữ thần xinh đẹp vì bản thân cô là phụ nữ thì bạn đã nhầm. Trong mọi vấn đề liên quan tới sắc đẹp bản thân, người phụ nữ ích kỷ vô cùng. Họ tự suy đắm cái sắc đẹp của chính mình và luôn luôn sẵn sàng ca ngợi nó.
    Magan cầm lấy tác phẩm của Kicti và lấy con dao nhíp khắc lên đó dòng chữ: " Bách diệu" . Rồi lão bước vào gian chái nền đất chôn bức tượng sau khi đã bới lên một bức tượng khác mua của cô gái từ lâu. Lão san phẳng nền và tưới lên đó nước quả keo ướp lâu năm. Bức tượng vừa được lấy lên và rửa sạch đi đã bị nứt nẻ nhiều, trông như có hàng trăm năm tuổi. Ngày hôm sau, lão đã mời khách du lịch mua nó, lão quả quyết rằng cả trong trường ca Calidas về triều đại Raghu cũng có nhắc tới những tượng như vậy.
    - Vua Raghu - Lão kể, đã xây nên thành phố Taccud ở vùng Cuncan. Chính ở đó người ta đã tìm ra những bức tượng nữ thần. Một số tượng đã được lãnh chúa vùng Maisoc là Đarian mua lại, tôi còn giữ lại được một số.
    Lão bán tác phẩm của Kicti được một trăm năm mươi rupi trong khi chỉ trả cho cô có năm rupi.
    Cách một tuần sau, cô gái mang đến cho lão Magan bức tượng đàn bà khỏa thân. Cô vẫn e lệ lúng túng như mọi lần. Nhưng mẹ cô đang ốm nặng, và bản thân cô cũng không được khỏe. Cô bắt đầu bị sưng phổi. Mỗi lần ho cô lại đưa bàn tay băng giẻ lên che miệng.
    Kicti đặt bức tượng trước mặt lão Magan. Lần này cô không làm tượng bằng gỗ mà bằng đá. Kicti nhìn lão Magan, lòng lẫn lộn hy vọng và sợ hãi. Nếu tỏ ra quá khắt khe lần này thì sẽ là dối trá, quá lộ liễu. Vì thế lão chủ hiệu đồ cổ không chỉ công nhận rằng lão hài lòng về bức tượng mà còn khen ngợi cô gái. Lão chỉ tỏ ra tiếc là bức tượng bé quá. Giá như nó cao to như người thật thì sẽ mang lại tiền lãi lớn cho cả tác giả và cho cả lão.
    Lão cầm lên tay tượng nàng tiên rừng Lacsi của Kicti. Kicti dĩ nhiên không dám tạc hình phụ nữ khỏa thân hoàn toàn, nhưng quần áo trên mình tiên nữ ướt và bó sát lấy thân hình. Bức tượng tạc khéo đến mức cảm thấy như từ trên thân hình phụ nữ nước còn đang rỏ xuống. Mảnh vải dán vào người nàng làm cho ngực và đùi thêm đậm nét.
    Cố dứt mắt khỏi bức tượng, lão Magan quay sang nhìn Kicti và lão chợt hiểu:
    - Ối... - Lão buộc miệng kêu lên.
    Kicti bẽn lẽn sửa lại nếp chiếc xari tím thẫm của mình. Nhưng chủ hiệu đồ cổ đã hiểu cả: cô đã tự tạc hình mình trần truồng trong gương và thỉnh thoảng lại choàng lên người tấm vải ướt. Chính vì thế mà cô cứ ho hoài! Và tất cả việc đó không chỉ vì tiền. Trong mỗi người đàn bà đều có nỗi khát khao tự biểu hiện mình.
    - Mẹ cô thế nào rồi? - Lão Magan giả giọng lãnh đạm hỏi.
    Kicti chợt ho dữ dội. Khó khăn lắm cô mới kìm được cơn ho. Magan cảm thấy hơi khó xử và xấu hổ. Nhưng im lặng một lúc lão lại hỏi một câu mà lẽ ra không nên hỏi:
    - Thế nào? Cô tìm ra người làm mẫu rồi chứ?
    Kicti cúi mặt quay nhìn ra cửa sổ chỗ con đường đang tiếp giáp bầu trời bỗng đột nhiên xuống dốc.
    Lão Magan thấy thương cô gái. Lão muốn an ủi và trả cô số tiền cô đáng hưởng. Chắc cô cũng đang chờ đợi điều đó. Thực ra lão vẫn sợ làm thế có khi cô trở nên khó bảo. Lão thầm quyết định sẽ trả cô một trăm rupi. Tất nhiên để mổ và bồi dưỡng cho mẹ cô không cần nhiều đến thế. Nhưng lão vẫn sẽ trả hẳn một trăm. Trong lòng lão vẫn lo cô gái sẽ đòi hơn:
    - Trả cô bao nhiêu đây? - Lão lấy giọng lạnh lùng hỏi.
    - Dưới năm chục tôi không bán đâu.
    - Năm chục cơ à?
    - Không kém một xu.
    Lão Magan nhanh nhẩu đi lại bàn lấy ra bốn mươi rupi đưa cho Kicti.
    - Thôi thế cũng được - Lão nói - nhưng hiện giờ tôi không có hơn. Còn một chục, tôi sẽ đưa cho cô sau.
    - Vâng - Kicti đáp và cầm lấy tiền. Cô đã định bỏ đi nhưng lão Magan ngăn cô lại:
    - Cô nghe đây...
    Kicti dừng bước ngước nhìn vào mắt lão, lòng phập phồng hy vọng. Nhưng khi lão chủ hiệu hỏi: " Thế nào? Từng ấy tiền có đủ cho cô tiếp tục công việc không?" thì vẻ ủ ê chán chường mọi khi lại trở lại trên mặt cô.
    Cô lặng lẽ gật đầu rồi phẩy tay như muốn nói: " Còn làm sao được?" .''''
    - Mẹ tôi cần phải mổ - Cô nói - mà việc đó đòi hỏi bao nhiêu là tiền! Tôi nghĩ... - Cô hắng giọng - Tôi nghĩ mẹ tôi chết càng sớm càng hay - Cô nói nhỏ như thầm thì, ngón chân cái di trên mặt đất - Thà chết còn hơn sống khổ sở như thế - Cô kết thúc tuyệt vọng.
    Khi Magan nhìn cô gái, lão thấy như chỉ trong một khảnh khắc mà cô già đi đến chục tuổi.
    - Nếu cô muốn, tôi sẽ khuyên cô một điều - Lão vừa nói vừa bước lại gần Kicti - Cô hãy tạc Mithun đi, tôi sẽ trả mọi khoản để cụ mổ.
    - Mithun?- Kicti rùng mình nhắc lại.
    - Phải, thì sao? Người ta rất chuộng cái đó. Bọn khách du lịch điên đầu lên vì kiếm nó đấy.
    - Nhưng...
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Rajendar Xingh Bedo​
    Cô Gái Bán Tượng Thờ (III)​
    - Tôi hiểu - Lão Magan cúi đầu nói - Cô chưa biết đó là cái gì. Cô hãy đến Khadjurakho mà xem... Tôi sẽ đưa tiền cho cô đi đường.
    - Chính ông ư? - Kicti hỏi lại và kinh tởm nhìn lão - Ông vừa nói là ông không còn tiền kia mà? - Cô tiếp sau chút im lặng.
    - Đúng là tôi không còn thật - Magan chống chế - Nhưng tôi còn dành một ít tiền để thuê cửa hàng.
    Lão muốn lấy tiền đưa cho Kicti nhưng cô từ chối và khinh bỉ bỏ ra khỏi hiệu.
    Còn lại một mình, lão Magan ngắm kỹ bức tượng Lacsi. Rồi lão vớ lấy chiếc búa nhỏ đập vỡ mũi và ngón chân tiên nữ, lão còn làm mấy vết nứt ở mảnh áo trên người nàng. Lão lấy giẻ gói bức tượng lại rồi nhúng vào axít hàn, sau đó vào nước. Cái mà lão lôi lên khỏi nước chẳng còn giống Lacsi của Kicti mấy tí. Trên mình tiên nữ lở lói những vệt tối sẫm. Với một vật như thế lão phải kiếm được ít ra là một nghìn.
    Cuối cùng ngày mong đợi đã đến, Kicti chở đến cho lão Magan bức tượng Mithun. Bức tượng cỡ người thật. Nó được gói trong bao và chở đến trên xe đẩy. Mấy người làm thuê ì ạch khiêng bức tượng vào hiệu của lão. Nhận được tiền công họ bỏ đi. Thở mạnh vì hồi hộp, lão Magan vội vã cắt dây thừng và sung sướng tháo giấy gói. Trước mặt lão chính là Mithun... Lão đang mơ chăng?
    Lão vẫn nghĩ rằng Kicti sẽ không để cho lão ngắm Mithun trước mặt cô. Nhưng không, cô không bỏ đi, cô vẫn đứng ngay trong hiệu. Trước mặt cô, trong tư thế mãn nguyện hoàn toàn, bức tượng một người đàn bà đang đứng chết lặng, nhũn người ra vì những cái vuốt ve của người đàn ông vẫn đang xiết chặt vai nàng trong cơn say đắm.
    - Cô cần bao nhiêu để mổ cho cụ?
    - Mổ ư?... Chính tôi cũng đang cần tiền đây.
    - Cô? Thế còn mẹ cô?
    - Mất rồi, khoảng một tuần trước.
    Lão Magan muốn làm ra vẻ thông cảm, nhưng hiểu ngay rằng Kicti chẳng cần cái đó. Môi cô mím chặt, trên mặt cô tràn đầy một nỗi đau ghê ghớm.
    - Ông trả tôi một ngàn rupi cho bức tượng - Cô nói.
    Lão Magan sững sờ lẩm bẩm:
    - Làm gì có ai mua bức tượng với giá ấy?
    - Phải. - Kicti đáp cương quyết - Tôi đã hỏi. Người ta trả còn nhiều hơn, nhưng tôi đã hứa với ông...
    - Tôi... tôi... chỉ có thể trả năm trăm...
    - Không. - Kicti đáp và đi gọi bọn làm công, nhưng lão Magan ngăn cô lại - thôi, thêm hai trăm nữa nhé.
    - Một ngàn, không kém một xu.
    Lão Magan sửng sốt nhìn Kicti. Lão không nhận ra cô nữa. Liệu cô ta đã đến Khadjurakho chưa nhỉ? Hay là cô ta đã nói chuyện với khách du lịch rồi?... Lẽ ra không nên để cô ta tiếp xúc với khách hàng... Thôi, đành vậy... Lão đến bên bàn đếm tám trăm rupi chìa cho Kicti. Cô đếm tiền rất nhanh và ném trả lão.
    - Tôi đã nói là một ngàn!
    - Thôi được, cô lấy chín trăm nhé.
    - Không!
    - Chín trăm rưỡi?... Chín trăm bảy lăm...
    Thấy Kicti không thay đổi ý kiến, lão nhanh nhảu đếm đủ mười tờ bạc trăm đặt vào tay cô, và như người say, lão nhìn Mithun chằm chặp. Kicti cũng đứng đó như sững sờ trước tác phẩm của chính mình. Lão Magan nhìn người đàn bà bằng đá mà như thấy trước mặt mình là Kicti. Nhưng sao trong mắt cô long lanh ngấn lệ? Cô đang cảm thấy gì trong lòng? Niềm vui hay nỗi khổ? Nhưng lẽ nào trong đời người, hạnh phúc và đau khổ, buồn và vui không là một? Rồi lão nhìn người đàn ông. Đằng sau sự say đắm yêu thương của gã đó ẩn giấu một dục vọng súc vật. Tại sao Kicti mô tả người đàn ông như vậy? Tại sao cô lại nhấn mạnh cái chất súc vật ấy? Cái gì làm cho bức tượng khác hẳn với cảnh luyến ái đơn thuần... Nhưng quả thực bức tượng đẹp tuyệt trần, lão Magan nghĩ thầm, và lão sẽ bán nó đắt hơn là đã mua nó gấp nhiều lần.
    Lão Magan soi đèn, nhìn kỹ vào hình tượng đàn ông.
    - Tôi đã thấy hắn ở đâu rồi thì phải! - Lão kêu lên.
    Kicti không đáp.
    - Cô... - Lão Magan chợt đoán ra - Cô đã đến với Xirađ phải không?
    Kicti không trả lời mà nhao người tới trước giáng cho Magan một cái tát vào mặt rồi nắm chặt tiền trong tay, cô chạy ra khỏi hiệu.
    Hết
    Người dịch: Hoài Nam
    Nguồn: Đặc trưng

  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Shiga Naoya​
    Seibei Và Quả Bầu (I)​




    Đây là chuyện về một đứa bé tên Seibei và quả bầu của nó. Sau này Seibei bỏ mấy quả bầu, nhưng chẳng bao lâu nó lại tìm được chuyện khác để thay thế. Nó vẽ hình, và hiện nay nó miệt mài vẽ như đã có lần mê mải với những quả bầu...

    Cả cha lẫn mẹ đều biết Seibei thỉnh thoảng về nhà mang theo mấy quả bầu nó mua. Nó đã mua tới mười quả, còn nguyên vỏ, giá từ ba bốn xu tới những mười lăm xu. Nó tự tay khéo léo xẻ bầu và cạo bỏ hạt. Nó cắm cúi làm một mình. Trước tiên nó dùng bã trà rửa mùi hôi, rồi chăm chỉ đánh bóng mấy quả bầu bằng rượu saké cha nó uống còn thừa mà nó chắt chiu để dành lại.
    Rõ ràng là Seibei đam mê điên cuồng mấy quả bầu. Một hôm, đang đi dọc bờ biển mà suy nghĩ đăm chiêu về mấy quả bầu như thường lệ, mắt nó sửng sốt bắt gặp cái đầu hói của một ông cụ bước ra từ dãy hàng quán dọc con đường quay lưng ra biển. Seibei nghĩ đó là một quả bầu: ?oQuả bầu thật đẹp!?. Một lát sau nó mới ngạc nhiên nhận ra mình đã lầm. Ông cụ vừa lúc lắc cái đầu có màu sắc đẹp vừa đi vào hẻm ngang. Bỗng dưng thích thú, Seibei bật cười. Nó vừa cười vừa chạy nửa khúc đường mà vẫn chưa thôi.
    Nó đam mê tới nỗi khi đi ngoài phố nó cứ dừng lại xem chăm chú bất cứ cửa tiệm nào có treo bầu dưới hiên, bất kể hàng đồ cổ, tiệm bán đồ nấu bếp, hàng bánh kẹo hay tiệm chuyên bán bầu.
    Seibei mười một tuổi, còn học tiểu học. Về đến nhà, thay vì chơi như bọn trẻ khác, nó hay ra phố một mình nhìn mấy quả bầu. Ban đêm, ngồi kiểu thợ may trong góc phòng khách, nó sửa soạn quả bầu. Khi xong, nó rót saké thừa vào, gói quả bầu trong khăn tắm rồi cho vào lon để dưới nền lò sưởi trũng. Xong nó đi ngủ. Buổi sáng, vừa thức dậy, nó liền mở lon. Sau khi nhìn chăm chú quả bầu đẫm mồ hôi, nó thận trọng buộc dây treo quả bầu nơi chỗ nắng dưới mái hiên rồi mới đi học.
    Trong tỉnh nơi Seibei ở có một khu thương mại và hải cảng khá tấp nập, nhưng ta có thể đi hết một vùng tương đối nhỏ của con phố dài và hẹp trong vòng hai mươi phút. Vì thế, dù có nhiều tiệm bán bầu, nhưng vì Seibei hễ cứ rảnh là lại đi loanh quanh xem nên có lẽ nó đã thấy hết mấy quả bầu ở đó.
    Nó không thích mấy quả bầu già cho lắm. Sở thích của nó là những quả còn vỏ chưa xẻ. Hơn nữa, mấy quả nó chọn phần lớn có dáng gọi là dáng quả bầu (người sành điệu thì chê) và có vẻ tương đối tầm thường.
    Một ông khách đến thăm cha nó làm nghề thợ mộc, ông ta nhìn Seibei hăng hái đánh bóng quả bầu và bình phẩm:
    - Thằng bé con ông chỉ chọn mấy quả bầu xấu xí.
    Cha nó nhìn nó chế giễu:
    - Mới con nít mà lúc nào cũng nhặng xị với bầu biếc.
    Ông khách hỏi:
    - Nè nhỏ Seibei, đem mấy quả bầu tẻ ngắt đó về nhà chả được tích sự gì. Sao không mua cái gì độc đáo hơn?
    Seibei điềm tĩnh đáp:
    - Quả này được.
    Đối thoại giữa ông khách và cha Seibei chuyển sang chuyện bầu bí chung chung. Cha Seibei nói:
    - Triển lãm mùa xuân năm nay có quả bầu tuyệt đẹp, người ta nói là của Bakin.
    - Phải quả bầu lớn tướng không?
    - Vừa lớn vừa dài.
    Nghe chuyện này, Seibei thầm mỉm cười. Hồi này ?oquả bầu của Bakin? là một vật trứ danh. Seibei không biết Bakin là ai, nhưng chỉ nhìn một cái, nó quyết định ngay là quả bầu này chẳng có giá trị gì, và nó lập tức rời phòng triển lãm.
    Seibei chen vào:
    - Con chả thích quả bầu đó. Chỉ to xác.
    Nghe thế, người cha tròn mắt giận dữ quát:
    - Mày biết gì? Câm mồm!
    Seibei im.
    Một hôm, đi dọc đường hẻm, Seibei tới một chỗ lạ. Trước rèm cửa tiệm trong khu dân cư, một bà cụ đặt cái bệ để hồng khô và quít. Trên rèm, bà treo khoảng hai mươi quả bầu. Ngay lập tức, Seibei nói:
    - Cho cháu xem một chút.
    Seibei bước tới xem xét từng quả một. Trong đó có một quả đường kính khoảng một tấc rưỡi, mới thoạt nhìn cái dáng bình thường nó đã muốn ôm ngay lấy, quả bầu thật đẹp.
    Tim đập thình thịch, nó hỏi:
    - Quả này giá bao nhiêu?
    Bà cụ đáp:
    - Bán cho cháu, bà bớt còn mười xu.
    Thở hổn hển, Seibei nói:
    - Thế bà đừng bán cho ai. Cháu mang tiền trở lại ngay.

    Shiga Naoya​
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Được julian sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 01/06/2004
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Shiga Naoya​

    Seibei Và Quả Bầu (II)​
    Sau khi nhắc lại lần nữa, nó chạy về nhà. Chốc sau, mặt đỏ gay, Seibei hổn hển trở lại. Nhận quả bầu, nó lại quày quả đi.
    Từ đó, lúc nào quả bầu cũng bên cạnh nó. Thậm chí nó bắt đầu mang quả bầu tới trường. Cuối cùng có lần nó còn đánh bóng quả bầu dưới ngăn bàn trong giờ học. Thầy giáo bắt được. Hôm đó là giờ đạo đức, ông càng giận điên lên.
    Thầy giáo vốn người xứ khác nên không hiểu nổi dân vùng này thích một thứ như quả bầu đến thế. Là người hâm mộ đức tính samurai, ông đi nghe Kumoemon trình diễn ba lần trong bốn ngày liền tại một rạp hát nhỏ ở khu đèn đỏ mà thông thường chỉ đi ngang ông cũng sợ. Dù ông không bực lắm với mấy bài hát bọn học trò chế ra để ghẹo ông trên sân chơi, nhưng ông giận run lên với quả bầu của Seibei. Ông bảo nó:
    - Mày là đứa hoàn toàn không có tương lai.
    Quả bầu mà Seibei yêu mến chăm chút bị tịch thu tại chỗ. Seibei thậm chí không khóc nổi.
    Lúc về đến nhà, mặt nó xanh mét, nó choáng váng ngồi xuống mép lò sưỡi trũng. Đúng lúc đó, thầy giáo mang gói sách giáo khoa đến gặp cha Seibei. Ông đi làm không có nhà.
    - Tôi phải nhờ bà tính với thứ này...
    Ông nói như mắng mẹ Seibei. Bà mẹ co rúm vì xấu hổ.
    Seibei bỗng sợ tính nghiêm khắc của thầy giáo. Môi nó run, nó thu người trong góc phòng. Trên cột nhà, ngay sau lưng thầy giáo, treo nhiều quả bầu đã làm xong. Nó nghĩ: ?oỔng có thấy không, ổng thấy không?, Seibei hốt hoảng.
    Sau khi nghiêm khắc trách bà mẹ, cuối cùng thầy giáo bỏ đi, không để ý thấy những quả bầu. Seibei thở nhẹ nhõm. Mẹ nó bật khóc và bắt đầu quở mắng một tràng.
    Lát sau, cha Seibei từ công trường xây dựng về. Nghe chuyện xảy ra, ông bất ngờ túm Seibei đang ngồi tránh một bên mà đánh nó. Seibei cũng bị mắng:
    - Mày không có tương lai, đồ hỗn.
    - Đồ ngốc như mày cút đi.
    Bất chợt thấy mấy quả bầu trên cột nhà, cha Seibei lấy cây búa tạ đập nát từng quả. Seibei chỉ tái xanh, im lặng.
    Thầy giáo xem quả bầu ông tịch thu của Seibei là đồ dơ bẩn, mang cho bác lao công của trường để vứt đi. Bác lao công mang về treo lên cột trong căn phòng nhỏ bám bồ hóng.
    Độ hai tháng sau, bác lao công túng tiền có ý bán quả bầu cho bất cứ ai muốn mua. Bác mang tới cho ông bán đồ cổ trong xóm xem.
    Ông bán hàng nheo mắt nhìn chăm chú. Thình lình mặt lạnh như tiền, ông đẩy phắt nó lại cho bác lao công.
    - Tôi trả ông năm yen.
    Bác lao công lặng người. Nhưng bác là một tay khôn ngoan. Mặt không lộ cảm xúc, bác đáp:
    - Tôi không thể bán giá thấp như thế.
    Người bán hàng lập tức tăng lên mười yen. Nhưng bác lao công vẫn từ chối.
    Cuối cùng, người bán hàng xoay xở lắm mới mua được quả bầu với giá năm mươi yen. Bác lao công thầm thích chí vì vận may của mình, được thầy giáo cho không một món trị giá bốn tháng lương. Bác giữ bộ mặt ngây ngô đến cùng, không những với thầy giáo mà cả với Seibei. Vì thế không ai biết quả bầu đi đâu.
    Nhưng ngay cả bác lao công cũng không thể ngờ rằng người buôn đồ cổ đã bán quả bầu cho một nhà sưu tập giàu có ở địa phương với giá năm trăm yen.
    Seibei lúc này miệt mài vẽ. Nó không còn tức cả thầy giáo lẫn cha nó, người đã dùng búa đập nát hơn mười quả bầu yêu mến của nó.
    Dù chẳng bao lâu sau, người cha lại mắng nó vì tội vẽ hình.
    Người dịch: Phạm Văn
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Thạch Thảo
    Mây trắng ngàn thung (I)​

    Bên kia dãy Đá Bạc có các quả đồi nhấp nhô với những trảng sim trải dài, cây nọ cách quãng cây kia không đồng đều nhưng cành lá vẫn vươn ra phủ lấy nhau, đan xen như một tấm thảm mênh mông trong nắng khô hanh với từng đợt gió ngàn ào ạt thổi làm lao xao các tán lá, xoay tròn từng bụi cây rồi im lìm hứng lấy từng tia mặt trời chói chang đổ xuống. Tôi đặt chân đến vùng này vào mùa hoa nở. Cả tấm thảm tím hoa sim rùng rùng chuyển động trong gió ngàn thung, trong màu tím sẫm của núi đồi cô quạnh, trong cả màu tím hoang sơ hoa cỏ chảy tràn xuống lòng suối nơi chân đồi có nhiều gộp đá và hắt ngược lẫn hòa quyện màu tím trầm mặc đến rưng rưng buồn buồn của vùng Đá Bạc đang chìm dần vào buổi hoàng hôn.
    Người lái xe lâm trường chào vội tôi để kịp quay về tránh cơn mưa rừng. Tôi ê ẩm trong đoạn đường dằn sốc đầy đá sỏi lởm chởm qua dãy núi đá chen trong cây rừng. Căn nhà đầu tiên khi tôi bỏ đường mòn rẽ theo rặng thông non và keo lá trám để đến là nếp nhà sàn còn mới, xung quanh đầy hoa bươm ****, vài bụi cúc tần cùng vườn rau nhỏ và tôi kinh ngạc đến sửng sốt khi trông thấy dưới tán sung tỏa rộng treo đầy các giò lan rừng đủ loại đang bung vòi cho hoa sặc sỡ. Mải nhìn đến ngơ ngẩn không để ý câu chào phía sau nên vừa quay lại đã thấy người đàn ông trung niên cao lừng lững, da ngăm với mái tóc bồng theo gió hất ngược trông bùi bụi. Đôi mắt sáng chiếu thẳng trên sóng mũi cao, mi rậm môi khẽ nhếch cười trong bộ ka ki nâu xám cùng đôi ủng bết bùn. Vừa đặt nhẹ khẩu súng cạnh bàn nơi hiên nhà, anh ta nói chậm rãi: ?oNghe bên lâm trường bảo có khách lên thăm. Trước tiên, ta đi tắm cái đã!? Từ những bậc thang đá mốc thếch xuôi dần xuống dòng suối, tôi gạt cành lau ngang tầm ngực chợt thấy xuất hiện cô gái từ dưới đi lên đến sát người đàn ông nói khẽ ?oAnh Huy à, bắp nương đầu mùa đã rộ, cha bảo anh sang hái sớm? Huy gật lách người sang bên và tôi vừa bắt gặp đôi mắt tròn đen nhoẻn cười nhìn tôi dò hỏi. Trước khi lao xuống dòng suối mát lạnh, Huy nói ?oTôi người miền xuôi lên đây. Cô bé H?TRin ấy là em gái người vợ mà tôi sắp cưới. Nó đang theo học dưới phố...?
    Đêm. Trong ánh trăng miền núi bàng bạc hơi sương, dưới tán sung là quãng đất rộng nhìn xuống triền đồi tĩnh lặng, cả không gian vằng vặc bóng trăng trải trên những bụi sim im lìm. Tôi ngồi trên thân cây làm ghế bên Huy và HơRin. Huy nhen lửa nướng bắp rẫy lúc H?TRin đang nghiêng ché múc từng bát rượu vạng, có chút hương vị nồng nồng của núi rừng, vị ngọt đằm thắm của men và gạo nếp nương để ủ. H?TRin quẩn quanh bên Huy và cứ nhìn tôi cười khi Huy giới thiệu và anh hỏi thăm đất phố lúc tôi đang bao quát dãy Mađêlăc chìm trong màn sương đùng đục trôi trôi bảng lảng. Xa trên kia là Trường Sơn chập chùng mây trời cuồn cuộn, nơi ấy đang ngày đêm thi công mở đường. Tôi kể chuyện phố phường, hỏi thăm tình hình lâm trường. Huy lẳng lặng nghe và trả lời, thỉnh thoảng cời thêm lửa và khẽ lay HơRin đang ngồi ngủ gật. Cả hai đi theo đường mòn ngược lên dốc đá, phía mà buổi chiều Huy chỉ cho tôi những mái nhà ẩn hiện quanh các sườn núi dựng đứng, cheo leo bên bờ vực và bên dưới, dòng suối như con rắn bạc cuộn mình chảy dài. Lát sau, Huy quay lại, anh ngồi trầm ngâm nhìn đống lửa, đôi mắt như buồn hơn và như chen vào màn sương vừa trôi qua che khuất góc núi. ?oTôi đoán là anh đang tò mò. Rượu vạng đấy, đặc sản núi rừng phương Bắc, thấm lắm. Vừa uống, vừa nghe tôi kể sẽ qua đêm thôi mà...?
    ... Tôi quen H?TThu chị H?TRin trong lần đi tìm sa nhân bị lạc đường vì mãi mê nhìn ngắm lan rừng, những cánh hoa buông xuống dịu dàng, đong đưa nhè nhẹ theo gió cùng nắng xuân vừa chớm, hoa đủ sắc màu từ vũ nữ vàng đậm, hồ điệp trắng muốt với hương thơm dìu dịu tỏa lan để mình đi mãi trong rừng bằng lăng bạt ngàn rồi lạc lối. Buổi chiều, khu rừng lạ có những tán cây đổ bóng nắng lỗ chỗ từng mảng trong tiếng ve rừng râm ran hết đợt này đến đợt khác theo bước chân qua từng trảng rừng. Nó giống nhau đến lạ, đến từng đoạn dây mây che chắn um tùm phải tìm hướng khác. Trời về chiều mây đen kéo thấp, rồi mưa, ồ ạt từng dòng nước tuôn xối xả, rồi tạnh ráo bởi mưa rừng. Tiếng ve trỗi lên trong gió ngàn và những giọt nước đọng ở tàn cây rơi xuống lạnh buốt trong cái đói lả bởi vắt cơm mang theo đã bẹp dúm và sũng nước dưới đáy gùi. Tôi tủi thân đến ứa nước mắt lúc ngồi dưới gốc cây bằng lăng khô cháy mà nghĩ thân phận. Từ sức trai trẻ gần ba mươi, học xong đại học với tấm bằng kinh tế lúc ra trường lại chẳng là gì dưới mắt những người đang ngồi chễm chệ trong phòng gắn máy điều hòa, điện thoại di động và có các người đẹp sáng chiều lả lướt. Vậy là phải đi tìm nghề khác, tháng sáu hái sa nhân, tháng hai cắt mè, tháng tư đạp dưa hấu lấy hột cho người làm hàng tết rồi lại đi đãi sạn ven sông, đào cát lòng suối... Cái vòng lẩn quẩn làm sao thoát khỏi cái nghèo, cái vẫy tay giã biệt người yêu cùng tiếng thở dài của mẹ mỗi khi thấy đứa con trai với nước da đen nhẻm, tóc dài tận vai, râu đâm tua tủa bao lấy khuôn mặt mệt mỏi. Cái thằng xin làm chân bảo vệ chờ việc cũng không được và giờ đây vì mê vẻ đẹp lan rừng mà lạc lối. Mây đen lại rùng rùng kéo đến để chuẩn bị tuôn nước trong thung lũng bạt ngàn. Tôi bật dậy khi nghe văng vẳng trong gió hú có tiếng suối chảy réo rắt liền lao tới và từ độ cao hàng chục mét với những tảng đá rong rêu chất chồng, tôi trông thấy H?TThu từ phía vực cao. Nhìn thấy tôi cô ấy thoăn thoắt đu bám từng sợi mây già rồi lao xuống trên tay là nhánh lan rừng và bên mình con dao đeo trễ ngang vòng hông rộng chắc nịch khuất sau chiếc váy màu lam khiến tôi quay mặt sang hướng con suối đang tuôn chảy bên dưới.
    - Ê anh, sao lạc lối này?

  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Thạch Thảo
    Mây trắng ngàn thung (II)​
    Tôi ấp úng trả lời và đưa tay chỉ quanh. H?TThu cười, mắt chăm chăm nhìn rồi ra dấu cho tôi bước theo. Tôi đi mãi cho đến lúc gặp căn chòi coi rẫy lúc mưa tuôn đã trắng rừng, chớp nhoang nhoáng lóe, khí lạnh đá núi tuôn xuống mịt mùng để tôi được sưởi ấm bằng đống lửa nhỏ, những trái bắp non nướng vội kể cả bộ đồ đang được vắt khô và bàn tay mềm mại khéo léo huơ đều trên bếp lửa lúc tôi co ro nơi góc lều. Cả hai qua đêm ở đó, nơi chòi nhỏ chênh vênh cùng sương ngàn có đôi mắt đen thẳm ánh lên với làn da bánh mật. Bếp lửa ấm, mưa tạnh, ánh trăng phủ sáng sườn đồi và trên thung vắng. Tiếng mang tác tìm bạn ăn đêm văng vẳng trên các đồi tranh sau mưa đâm chồi mơn mởn làm H?TThu mỉm cười, rút từ gùi những củ sắn luộc chìa tới khi tôi ngồi lặng lẽ nhìn. Đêm ấy, bếp lửa sáng mãi theo câu chuyện của tôi và cả H?TThu, cô gái cùng gia đình từ núi rừng phía Bắc vào khi xảy ra cuộc chiến tranh biên giới.
    Huy im lặng ném các cành khô vào đống than lửa, ánh sáng bùng lên soi rọi khuôn mặt góc cạnh có vẻ khắc khổ. Đêm cứ trôi trong cái lạnh len lỏi vào người bởi khí đá, bởi mênh mông đất trời. Huy mồi thuốc rồi đưa mắt nhìn sang phía thung vắng mờ sương, trầm giọng kể:
    ... Tôi đến Buôn của H?TThu dưới chân núi Hòn Đen và quần thể ấy đã đón tôi như người ruột thịt sau khi già làng nheo mắt nhìn tôi rồi gật đầu. Tôi ở lại để tìm hái sa nhân do H?TThu chỉ dẫn, nó như loài ngãi dại mọc trải dài dọc bờ suối vắng và nhiều, nhiều lắm. Tôi mê mải hái cả vạt trái khô đen đem phơi rồi cứ mỗi khi trời chiều sập tối, hai gùi sa nhân đầy ngọn trĩu nặng. Tôi hú gọi H?TThu trong thung như tiếng nai tác gọi bầy. Lần nào cũng vậy cô ấy hiện ra trong váy áo cùng mái tóc ướt sũng, khuôn ngực trần lồ lộ bờ vai đong đưa từng chùm trái chín vắt hờ nơi cổ. H?TThu giũ tóc, nói nhỏ ?oTắm mát?. Tôi lại quay lưng nhìn nơi thung vắng xào xạc gió ngàn của hoàng hôn nhạt nhòa rồi cả hai lầm lũi về làng. Nói thật, không có H?TThu những ngày ấy thì tôi đã rời bỏ buôn làng lâu rồi. Còn tình cảm thì...
    Tôi về phố mang theo những bao tải chứa sa nhân, người đầy bụi đường và tóc tai như thằng Fulrô. Mẹ và em gái ào ra rối rít. Bà giằng lấy tôi, nức nở. Đứa em đang làm công nhân hợp đồng may mặc hít lấy hít để mùi thị chín H?TThu bọc trong túi thổ cẩm gửi về. Chiếc túi duy nhất còn lại từ phương Bắc theo nàng vào phương Nam và trao lại cho tôi về phố phường rực sáng ánh đèn. Tôi ngồi với bạn bè, những đứa đang làm đủ nghề để kiếm sống bên bàn rượu lẫn khói thuốc mịt mù. Tôi lại mỉm cười nghĩ đến các bao tải sa nhân loại một bị dân bán thuốc nam đất phố ép giá cùng cực khiến tôi muốn lôi cả bọn lên miền ngược để lang thang dưới trời khô cong hừng hực nóng và mưa rừng xối xả từng đợt gầm gào, để phải bò lết, để phải được vắt bu tanh tách sớm mai khi sương muối đỏ xuống dày đặc cùng lũ kiến rừng đen sì từng đàn qua lại trong bụi sa nhân và đốt đến buốt tận óc. Cuối cùng thì tôi vẫn phải gật đầu vì nhớ ngày hẹn lên với H?TThu nơi núi đồi, thung lũng đèo Mây, dòng suối hoa nở, đêm đêm có trăng soi bóng ngàn sao.
    Tháng bảy tết, làng bập bùng ánh lửa hắt sáng cả dãy nhà sàn phía xa, soi rõ từng tán cây cổ thụ che chắn cuộc sống bên dưới. Từ khoảng đất rộng từng hồi chiêng với những đôi chân săn chắc cuồn cuộn làm mặt đất như rung chuyển cùng gió ngàn, ào ạt âm điệu sục sôi của núi rừng Tây Nuyên. Tôi thấy mắt họ mở to, rừng rực như có lửa và họ hát đầy kiêu hãnh, tôi nghe như có cả tiếng suối reo, bóng cây kơ-nia vặn mình xào xạc, chim phí giang cánh xé gió trong thung ngàn, sôi réo đến nức nở rồi cao, cao mãi hút hết mọi khoảng không rồi thấp dần, thấp dần như suối gặp sông xuôi về biển cả. Rượu cong cần trong đôi mắt người già, thịt chất có ngọn trong đôi mắt lũ trẻ. H?TThu nắm tay tôi ra nơi chảy múa, tôi mê muội bên nụ cười, khuôn mặt nghiêng nghiêng, đôi mắt đăm đắm khẽ chớp cùng tôi dưới sao trời lấp lánh. Đêm dần trôi, mắt H?TTHu vẫn long lanh ánh lửa cùng đôi má hồng rực dù đống lửa gần tàn lụi chỉ còn bãi than nóng đỏ. Cô ấy kéo tôi rời khỏi bãi trống, vượt qua trảnh tranh đi dần về dòng suối nằm trong thung lũng. Đêm mờ sương, tiếng mang tác xa xôi và ánh trăng vắt ngang đỉnh Mađêlăc sáng đến bàng bạc trên lá rừng. Tôi ngồi nơi gộp đá lúc H?TThu đi dần xuống suối và khi sương lạnh ướt vai áo chợt nghe hơi thở ấm rực bên má liền quay lại lúc H?TThu áp nhẹ khuôn ngực lên người và chỉ vòng bạc nơi cổ tay, thốt nhỏ ?oMùa rẫy, H?TThu tặng anh... đồng ý và ở lại?? Tôi gật đầu, H?TThu nắm tay tôi tung tăng lên trảng cất tiếng hát líu lo rồi thì thầm ?oH?TThu ở với anh đêm nay...? Nàng bật cười to lanh lảnh khoảng đồi, chạy biến. Tôi chợt thấy xa kia hừng đông sắp rạng. Tí nữa thôi, mây trắng sẽ trôi về bềnh bồng, qua thung ngàn, vượt hẻm núi đến vùng Đá Bạc cho một ngày mới bắt đầu.
    Huy ngừng lời, đưa mắt nhìn ra xa và hướng lên dãy nhà sàn cheo leo trên những dốc đá lở chởm để tôi buột miệng hỏi ?oTừ chiều giờ sao không thấy H?TThu??. Huy im lặng lúc lâu như hòa vào sự huyền ảo của đêm rừng và anh chợt nói nhỏ hơn chen trong tiếng mang tác gọi bạn từ hẻm núi dội đến buồn buồn ?o... Vào đợi hái sa nhân cuối mùa và để chuẩn bị đón mẹ tôi lên. Tôi với cô ấy ở hẳn trong rừng để thu gom dưới cái nắng oi bức mấy ngày liền, H?TThu luôn giục tôi rời rừng nhưng tôi không nghe cho đến chiều ngày sau, mưa sớm. Mây đen sà thấp cùng khí đá bốc lên mờ mịt, cả hai vội vã vác gùi chạy về chòi rẫy đầy hạt sa nhân. Mưa đã tuôi xối xả, trắng xả, trắng nhờ, nước chảy ồ ạt qua sạp lồ ô đổ về suối đang réo sôi sùng sục. Tôi nhìn bầu trời đen kịt đầy chớp rền cùng đá lăn sầm sập nghiêng ngả các tán cây phía xa. Tôi lo cột mái lều lợp bằng lá cọ lúc H?TThu đến sát bên tóc ướt sũng nước cùng đôi mắt mở to, môi tím tái hé mở thì thầm ?oH?TThu lạnh kìa, còn Huy??. Tôi vội nhen lửa bằng những cành khô nẻ đặt sẵn trong góc lều, ánh sáng lan tỏa khi trời sập tối và mưa càng nặng hạt chen trong gió núi cuồng nộ thét gào, căn chòi coi rẫy rung lắc từng đợt trông như dấu chấm nhỏ nhoi giữa núi rừng. Mưa hắt vào góc lều khiến bếp lửa tắt ngóm, cả hai phải nhen lại và H?TThu lên cơn sốt hầm hập gần như mê sảng. Nửa đêm, đột nhiên mưa ngừng rơi trong tiếng gió hú gào. H?TThu dần tỉnh, cô ấy đưa mắt nhìn tôi đăm đắm, nhẹ nhàng tháo từng chiếc vòng bạc run rẩy đặt vào lòng tay tôi. Đến chiếc vòng bạc cuối cùng, tôi thoáng nghe tiếng sấm động phía xa cả tiếng gãy đổ của rừng cây bị xô dạt như bầy trăn gió lao mình qua trảng tranh. Tiếng ầm ì gần hơn để tôi lao đến khung cửa nhìn ra và sững người. Nước nguồn sau mưa tuôn xuống cuồn cuộn trắng lấp lóa rồi ầm ầm lao qua chòi rẫy chơ vơ không một điểm tựa, tôi nghe tiếng thét của H?TThu vang vọng rồi tất cả chao đảo, tất cả như nứt toác ngả nghiêng răng rắc sụp đổ rồi rơi ra khoảng không rồi cuộn tròn trong xoáy lốc của nước, của đá, của những tán cây bị quăng quật tơi bời cùng cơn mưa rừng lại ập xuống quất mạnh vào mặt vào lưng bỏng rát trong đêm đen thẳm. Tôi quờ quạng bíu lấy những gì có thể bấu víu, lại tuột, lại rơi cuốn đến kiệt sức lại bị tung lên nhào xuống đến sặc nước, để thả trôi và tung lên lần nữa với cú va chạm khiến mình bất tỉnh. Lúc tỉnh lại tôi thấy mình nằm giữa chạng cây mọc nghiêng ra dòng suối và tôi đã đi lang thang cả ngày trong cảnh ngổn ngang sau cơn giận dữ đất trời. Tôi kiếm tìm và gặp HÒ Thu nơi bụi mây già ở đoạn rẽ của con suối nhỏ chuẩn bị đổ sang thác nước cao vợi. Nơi ấy, lần đầu tiên tôi và HÒThu gặp nhau lúc mình bị lạc lối bởi mải mê ngắm lan rừng. HÒThu đã chết và cậu biết không, chiếc vòng bạc cuối cùng tôi chưa kịp nhận vẫn còn giữ chặt trong bàn tay giá lạnh của cô ấy...
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Thạch Thảo​

    Mây trắng ngàn thung (III)​
    Tôi thoáng rùng mình bởi câu chuyện của người gác rừng và bởi khí núi đang tuôn cuộn mờ cả đêm vắng đem lại cái lạnh buôn buốt da thịt. Huy chất thêm củi và rót đầy rượu vạng vào bát. Nhìn ánh sáng in đọng nơi khuôn mặt Huy với nét phong sương cùng đôi mắt chiếu thẳng khiến tôi ấm lại. Huy chợt tỉnh, nâng bát rượu và lại đặt xuống, trầm giọng:
    ... Hơn mười năm sau, cô bé HÒRin ngày xưa thường nhũng nhoẵng theo chị lên rẫy giờ đã lớn. Tôi rời bỏ nghề hái sa nhân, lấy mật, tìm trầm kỳ khi chương trình trồng rừng đã đến nơi này, cái nơi heo hút mây ngàn lại được việc cho kẻ mê rừng. Tôi cùng mọi người vừa trồng rừng vừa lo bảo vệ rừng để không còn cảnh bọn lâm tặc tàn phá khiến thiên nhiên giận dữ đưa đến cái chết cho dân làng, trong ấy có H?TThu. Nạn đói hoành hành giờ đã qua và tôi như người ruột thịt của dân bản. Sau đợt lũ khủng khiếp ấy, cả buôn rời hòn Đen vượt sang dãy Đá Bạc định cư. Dưới kia, nơi những trảng sim trải dài sau này sẽ thành lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ, ánh sáng sẽ về, thị tứ sẽ lập, con người bớt nhọc nhằn. Tôi dời mộ H?TThu lên cao, nơi đó nhìn thấy cả dãy đã Bạc cùng mây trắng ngàn thung. Nhìn H?TRin càng lớn càng giống chị khiến tôi luôn mong H?TRin được học mãi để có công việc ổn định và bay xa hơn nữa. Nhưng H?TRin muốn quay về nơi này cùng tôi xây dựng làng. Tôi biết, H?TRin muốn thay chị. Vả lại, tục nối dây ngàn đời dễ chấp nhận nhưng mình không thể, chỉ mong H?TRin trưởng thành có chàng trai nào để nó yêu thì tốt nhất.
    Tôi im lặng nhìn đống lửa đỏ rực than hồng lúc Huy uống đến bát rượu vạng cuối cùng. Anh đứng lên choàng vai tôi bước vào căn nhà còn thơm mùi gỗ mới và tôi dần thiếp ngủ lúc tiếng gà rừng gáy rộ phía xa.
    Sáng hôm sau trời vừa tan sương, tiếng còi xe bên lâm trường đã giục giã. Huy cùng H?TRin tiễn tôi một đoạn đường dài vượt qua con dốc để nhìn bao quát cả vùng Đá Bạc. bây giờ, những quả đồi nhấp nhô còn phủ sương trắng với những trảng sim trải dài, cây nọ cách quãng cây kia không đồng đều nhưng cành lá vẫn vươn ra phủ lấy nhau chồng chất, đan xen như một tấm thảm mênh mông sáng rực ban mai. Tôi đặt chân và tạm biệt ngay trong mùa hoa nở. Cả tấm thảm tím hoa sim vẫn đang tĩnh lặng cùng với núi đồi tạo nên một nét đẹp trầm mặc. Huy đến bên lúc H?TRin chậm bước phía xa. Tôi nói nhỏ đủ Huy nghe thấy:
    - Tôi không mong gì hơn là giữa anh với H?TRin cùng ở bên nhau với bản làng. Vâng, tục nối dây có tự ngàn đời, lẽ ra... còn anh là việc khác. Huyền sử Âu Cơ và Lạc Long Quân đâu rơi đúng trường hợp của anh?
    Và tôi đã nhìn thẳng vào người đàn ông đối diện cao lừng lững có nước da ngăm đen, mái tóc bồng gợn mây cùng sống mũi cao đầy kiêu hãnh đang dang tay nắm chặt lấy tôi trước khi tôi lên xe xuôi về đất phố. Mây đang trôi qua thung ngàn trắng lấp lóa, trôi dần về dãy Đá Bạc có những trảng sim tím trầm mặc đến rưng rưng cảm động
    Hết

Chia sẻ trang này