1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Rabindranath Tagore
    Người bán hàng rong (II)​
    Rủi thay mẹ cháu nhát như cáy ngày. Bất kỳ khi nào nghe tiếng ầm ầm ngoài phố hoặc nom thấy người ta nườm nượp đi về phía nhà mình, bà liền nghĩ chắc như đinh đóng cột họ là kẻ trộm, người say, rắn độc, hổ dữ, khí độc, dán hôi, sâu **** hay thủy thủ Anh. Ngay cả mấy năm gần đây trải qua biết bao kinh nghiệm, bà vẫn không chế ngự nổ cảm giác sợ hãi. Vì thế bà nghi ngờ hết chỗ nói đối với người bán hàng rong từ Cabul, và thường dặn đi dặn lại tôi phải để ý canh chừng. Tôi cười khéo léo tìm cách làm cho bà khỏi sợ, nhưng liền đó bà quay nhìn tôi đăm đăm, vẻ nghiêm trọng hiện rõ, rồi nghiêm nghị hỏi một thôi một hồi.
    - Chưa thấy trẻ con bị bắt cóc hả ?
    - Không biết ở Cabul có chuyện bán nô lệ ư
    - Người to lớn như thế không mang nổi đứa bé nhỏ xíu đi chứ gì ?
    Tôi cho nhà tôi hay tuy không phải là không thể, song rất có thể. Nhưng nói sao vẫn chưa đủ, nhà tôi cứ sợ. Vì nhà tôi nghi ngờ vô căn cứ nên tôi thấy chẳng có lý gì cấm người bán hàng rong tới nhà, cứ để anh ta ra vào tự nhiên.
    Mỗi năm một lần, khoảng giữa tháng giêng, Rahmun thường trở về thăm quê hương. Vì vậy, mỗi lần thời gian gần kề, anh ta bận túi bụi, đi hết nhà này đến nhà kia thu tiền. Tuy thế năm nay anh ta còn thì giờ tới gặp cháu. Đối với người ngoài, giữa hai người như có chuyện bí mật, bởi nếu không thể tới buổi sáng, anh ta sẽ tới buổi chiều. Ngay cả với tôi cũng thế. Thỉnh thoảng tôi hơi giật mình bất chợt thấy người đàn ông, thân hình cao lớn, quần áo thùng thình, lưng đeo bị, ngồi trong góc phòng tối om, nhưng đúng lúc đó cháu chạy vào, vừa mỉm cười vừa nói: ?~Ô, ông bán hàng rong ! Ông bán hàng rong!?T Thế rồi, tuy tuổi cách nhau khá xa, hai bên cười vui vẻ, nói chuyện đùa giỡn như cũ. Tôi cảm thấy yên tâm.
    Một sớm, mấy ngày trước khi anh ta quyết định trở về, đúng thời gian đó tôi đang ở trong phòng xem lại bản thảo. Trời bên ngoài lạnh. Ánh mặt trời lọt qua cửa sổ chiếu thẳng xuống chân, tôi thấy âm ấm dễ chịu. Lúc đó đã tám giờ. Ngoài phố có mấy người đầu trùm khăn đang đi về nhà. Bỗng dưng tôi nghe tiếng ồn ào, nhìn ra, tôi thấy Rahmun bị còng tay và hai cảnh sát kèm bên dẫn đi, theo sau là đám thiếu niên hiếu kỳ. Quần áo anh ta vấy máu. Một người cảnh sát cầm con dao. Vội vàng chạy ra, tôi hỏi chuyện hai người xem sự thể thế nào. Người này cho biết một chút, người kia cho biết một chút. Gom góp chi tiết, tôi biết người láng giềng nợ anh ta món tiền, mua chiếc khăn san Rampuri mà chối bây bẩy không mua; hai bên cải nhau; trong lúc lời qua tiếng lại, Rahmun đánh người đó. Bây giờ nóng mặt bực mình hết chỗ nói, can phạm mắng nhiếc, chửi bới kẻ thù thậm tệ. Bất thình lình cháu xuất hiện ở hàng hiên, và như mọi lần cháu gọi ơi ới: ?o Ô, ông bán hàng rong ! Ông bán hàng rong !?
    Anh ta quay nhìn, nét mặt sáng hẳn. Bửa nay anh ta không đeo bị, vì thế cháu không nói chuyện voi. Cháu cất tiếng hỏi: ?oÔng sắp tới nhà bố chồng hả ?? Anh ta cười đáp: ?oĐúng rồi, cưng ơi, ta đi về đó đây !? Nhưng nhận thấy câu trả lời không làm con bé vui thích, anh ta giơ cao hai tay bị trói và nói: ?oĐáng lẽ ta phải quất cho lão bố chồng một trận mới phải, tiếc thay tay ta bị trói mất rồi !? Bị kết tội cố ý đả thương nhằm sát hại, anh ta bị kết án nhiều năm tù.
    Thời gian trôi qua, không ai nhắc đến anh ta. Bận bịu công việc hằng ngày, hiếm khi chúng tôi nghĩ tới người cao nguyên trước kia tự do đi đó đi đây bây giờ sống trong nhà tù. Cả cháu cũng thế, tôi khổ tâm phải nói thật, Mini tươi vui, hồn nhiên cũng quên bạn cũ. Ngày tiếp theo cháu có bạn mới. Và càng lớn càng nhiều, cháu chơi với vô số thiếu nữ, nhiều đến độ cháu không vào phòng bố nữa. Ít khi tôi có dịp chuyện trò thân mật với cháu.
    Nhiều năm trôi qua. Lại đúng mùa thu. Chúng tôi sửa soạn đám cưới cho Mini, tổ chức nhằm ngày lễ Puja. Để kỷ niệm đúng mùa nữ thần Durga trở về tư thất trên núi Kailas, đèn cũng ra đi, ngôi nhà chìm trong bóng tối. Buổi sáng trời quang đãng? Sau trận mưa, không khí và bầu trời có vẻ trong sạch, ánh sáng long lanh như vàng ròng, sáng đến độ tường gạch lem luốc, bẩn thỉu trong khu phố nhỏ hẹp Calcutta cũng rực rỡ. Ngay từ sáng sớm tiếng kèn đã vang vội. Mỗi nhịp dâng lên tim tôi laiï đập thình thịch. Điệu nỉ non, rên rỉ trong bài ?~Bhairavi?T dường như làm nỗi buồn gia tăng đúng lúc tôi nghĩ tới giây phút chia tay sắp đến. Tối nay Mini thành gia thất.
    Ngay từ sáng sớm cảnh ồn ào, nhộn nhịp đã tràn ngập khắp nhà. Tán hoa dựng trong vườn phải buộc vào cột tre; chúc đài treo mỗi phòng và hàng hiên, không khí vội vã, tấp nập rõ rệt. Tôi đang ngồi trong phòng xem lại phần đã viết, hết thuật sự đến tả cảnh. Bỗng dưng có người bước vào, kính cẩn chào, rồi lại gần. Không ngờ đó là Rahmun, người bán hàng rong từ cao nguyên Cabul, mới đầu tôi không nhận ra. Anh ta đứng sừng sững trước mặt, không đeo bị, tóc không dài, không linh hoạt như trước. Nhưng anh ta mỉm cười, tôi nhận ra ngay.
    ?oTới bao giờ thế Rahmun ?? Tôi cất tiếng hỏi.
    ?oDạ, tối qua,? anh đáp, ?ovừa được thả khỏi nhà tù.?
    Câu trả lời nghe thật chối tai. Từ trước tới giờ tôi chưa lần nào nói chuyện với ai từng gây thương tích cho người khác. Nghe câu nói, lòng tôi tự dưng se lại, vì tôi linh cảm giả như anh ta không đến chắc là hôm nay có điềm gì đây.
    ?oNhà có việc,? tôi tiếp lời, ?otôi lại bận. Rahmun tới hôm khác được không ??
    Anh ta quay gót tức thì. Nhưng vừa tới cửa, anh ta ngập ngừng nói: ?oXin phép ông cho gặp cô bé một lát chẳng hay có được không ạ ?? Anh ta nghĩ Mini vẫn thế. Anh ta hình dung ra cảnh cháu vừa chạy tới vừa gọi: ?o Ô, ông bán hàng rong ! Ông bán hàng rong !? Anh ta tưởng tượng cả hai sẽ cười và nhập chuyện, y hệt trước kia. Khốn thay, kỷ niệm những ngày ấy anh ta mang tới, ít hạnh nhân, ít nho khô, ít nho tươi, người đồng hương cho gói kỹ trong bao giấy...vốn liếng nhỏ nhoi không còn nữa.
    Tôi nói thêm: ?oNhà có lễ, Rahmun không thể gặp ai hôm nay đâu.?
    Nét mặt sa sầm, anh ta nhìn tôi đăm chiêu, tiếc nuối một lúc, rồi hạ giọng: ?oVâng, thôi xin chào ông,? đoạn quay gót. Tôi cảm thấy hơi buồn, tôi định gọi, nhưng đúng lúc ấy anh ta quay lại. Anh ta bước tới, vừa đưa quà vừa nói: ?oThưa, có chút quà cho cô bé. Ông làm ơn đưa lại được không ạ??
    Tôi cầm gói quà, móc túi lấy tiền trả, xong anh ta nắm tay và nói: ?oÔng tử tế quá ! Nghĩ tới là đủ, xin đừng cho tiền ! Ông có cháu nhỏ; thân hèn cũng có cháu nhỏ ở nhà. Nghĩ đến cháu của mình, thân hèn mang ít trái cây cho cháu của ông, thực tình không nghĩ tới tiền bạc !?
    Vừa dứt lời, anh ta thục tay vào áo ngoài rộng thùng thình lấy ra gói nhỏ bọc giấy nhem nhuốc. Anh ta rón rén lấy hai tay mở ra, để trên mặt bàn, rồi vuốt tới vuốt lui. Quà tặng là bàn tay nhỏ bé, không phải tấm hình, không phải bức tranh. Bàn tay dính mực in đậm trên mặt giấy. Tới Calcutta đi hết phố này sang phố khác bán hàng hết năm này qua năm khác, anh ta lúc nào cũng mang trong lòng dấu vết con gái nhỏ bé. Mắt trào lệ. Tôi quên anh ta là người bán hàng rong nghèo khổ từ Cabul, còn tôi...nhưng không, tôi hơn anh ta ư ? Anh ta cũng là bố.
    Hình bàn tay nhỏ bé của Parbati sống trong ngôi nhà miền núi xa xôi khiến tôi nghĩ tới Mini. Tôi tức thì bảo người nhà vào phòng trong gọi cháu ra. Anh ta ngỏ lời xin lỗi đủ thứ, song tôi không để tai nghe. Vận đồ lụa đỏ rực, trán thoa phấn trầm, trang sức như cô dâu, cháu bước tới, lát sau bẽn lẽn đứng trước mặt tôi. Vừa thấy cháu anh ta loạng choạng. Hai bên không làm sống lại tình quen trước nữa. Cuối cùng anh ta mỉm cười và nói: ?oCưng ơi, sắp về nhà bố chồng hả ?? Cháu hiểu nghĩa câu nói ?~về nhà bố chồng.?T nhưng không đáp lại như trước. Nghe câu hỏi, cháu đỏ mặt. Nét mặt cô dâu sắp về nhà chồng. Đứng trước mặt anh ta, song cháu cúi đầu nhìn xuống.
    Nhớ lại ngày anh ta và cháu gặp nhau lần đầu, tôi thấy buồn. Lúc cháu cáo lui đi vào trong nhà, anh ta buông tiếng thở dài, đoạn ngồi bệt xuống sàn nhà. Bất thình lình anh ta nghĩ trong suốt thời gian dài vừa qua chắc hẳn con ở nhà cũng lớn, và anh ta sẽ phải làm quen với con lần nữa. Tất nhiên, anh ta sẽ không tìm thấy cô bé như anh ta đã biết. Hơn thế, tám năm trôi qua, ai biết chuyện gì xảy ra với cô bé ?
    Ngày cưới tiếng tiêu ngân vang. Mặt trời mùa thu dìu dịu tỏa sáng quanh ngôi nhà chúng tôi ở. Nhưng ngồi trong ngõ hẻm Calcutta, Rahmun để mắt nhìn dãy núi trơ trụi ở A Phú Hãn sừng sững trước mặt. Tôi móc ví đưa cho anh ta tờ giấy bạc và nói: ?oVề với cháu, Rahmun, về với quê hương xứ sở, rất mong ngày gặp mặt mang lại niềm vui và may mắn cho cháu !? Sau khi trao món tiền mọn, tôi nghĩ ngay tới chuyện loại bỏ một số tiết mục trong ngày vui. Tôi không muốn đèn điện, tôi không muốn quân nhạc, mấy bà trong nhà thấy thế đều buồn. Nhưng đối với tôi bữa tiệc vu quy vui hơn nhiều vì nghĩ hiện giờ ở xứ xa xôi người bố vắng nhà lâu ngày đang gặp lại con gái duy nhất của mình.
    Người dịch: Đỗ Khánh Hoan
    Nguồn: Việt Nam thư quán

  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thúy Hằng​
    Chạy Tự Do​



    1. Hôm nay tôi không ngồi quán cũ nữa, mà đi qua một quán mới. Chỗ này nhiều người qua lại, nhưng quan trọng là không mái che, không nhạc. Buổi sáng ở đây dễ chịu lắm. Tôi từng khen chủ quán về góc ngồi lý tưởng này, chị ta cũng gật đầu cám ơn. Chỉ cần vậy thôi tôi quyết định ghé lại đây. Nhiều người ngồi sát nhau đọc báo, ai cũng ngoe nguẩy điếu thuốc, còn tôi chỉ đem theo một tấm hình, ngồi cà phê và ngắm nó. Người ngồi kế bên chăm chút vào tờ báo rồi bỗng nói: ?oSao người ta lắm tiền của thế?. Thật nực cười. Trong túi tôi hiện giờ chỉ còn vài bạc lẻ, thế mà tôi có than phiền đâu, có tiền hay không, cũng là điều cũ rích rồi. Tôi bỗng dưng nhớ lại một ngàn năm trước đây, cũng tại nơi này một người đàn ông tóc chải ngược phía sau ngồi thốt lên: ?oSao người ta lắm tiền của thế?. Nhưng nó chẳng ăn nhập gì với tôi bây giờ cả, chẳng qua tôi thấy nó thật giống nhau thôi. Bỗng dưng, tôi thét lên: ?oƠ bắt lấy nó?. Mọi người nhổm ra nhìn tôi, họ nhìn theo hướng bàn tay tôi chỉ, thấy trơ vách tường đối diện nham nhở xi măng vôi vữa. Tôi tiếp tục gào lên: ?oBắt lấy nó, nó chạy rồi, chạy rồi!?. Mọi người bắt đầu đứng dậy, ném phịch tờ báo xuống ghế, họ muốn giúp tôi nhưng lại không biết phải làm gì. Sau một giây ngẩn tò te, một người đàn ông da trắng bắt đầu chạy đến bức tường và ra sức tóm lấy nó. Nhưng nó lại nhảy lên quá cao, ông ta với theo và quần áo bắt đầu xộc xệch. Ðến đây đám người sôi động lên, tất cả nháo nhào giúp tôi chụp lấy bằng được nó. Nó nhảy khắp nơi, len lỏi qua mấy hòn đá và tiếp tục lượn trên các bức tường. Giờ đây mọi người đã đồng loạt nối đuôi nhau thành một hàng dài chạy loanh quanh dọc bức tường. Còn tôi thì ngồi ngơ ngẩn với tấm hình trên tay, tôi nhìn qua bầu trời mới đây còn đầy thứ ánh sáng vàng mà giờ đây chợt tan biến, nó làm cho tấm ảnh xám xịt, khuôn mặt tôi trong đó bỗng tối sầm đi. Vâng, ngày hôm nay sự kiện ấy xảy đến rồi, y như lần trước nó đến vậy. Ðó cũng là lý do tại sao tôi lại bị nhốt chung với những người nơi đây. Bạn biết không, nắng đã trôi tuột qua tấm ảnh của tôi, thoát ra và bay lên cao. Nó làm gương mặt tôi xám ngoét, để lại bầu trời trong tấm ảnh xám đi, đen kịt như sắp có cơn giông vậy. Tôi hốt hoảng vì vào ngày ấy tôi ngỡ mẹ đã chụp được nó và mọi việc sẽ đứng yên như vậy. Mẹ nhốt được tôi, bầu trời và nắng, xa hơn nữa là mặt biển xanh thẳm. Khi mẹ đưa bức ảnh cho tôi thì hình như lúc ấy tôi hài lòng lắm. Ðó là kỷ vật cuối cùng tôi giữ được cho mẹ. Sau cùng họ cũng lôi mẹ đi, xềnh xệch la lối khắp xóm. Tôi biết rồi có ngày họ cũng bắt mẹ đi thôi. Cửa nẻo trống toác, gió lùa phần phật hai ống quần. Tôi ngồi bệt xuống đất, ri rỉ khóc.
    Bây giờ, mọi người đã trả cho không khí sự yên lặng. Họ lại bình thản đọc báo, lâu lâu xuýt xoa ?oai lại nỡ ăn thịt ngựa nhỉ?, ông kế bên lại bảo ?othịt chó hay hơn chứ?, rồi rôm rả lên về các loại thịt. Một ông lại còn nói: ?oCó khi toàn láo phét, họ nói thịt bò để che giấu thịt ngựa, nhưng hoá ra lại là thịt người?. Tôi tiếp tục ngắm tấm ảnh của mình. Nắng đã trở về chỗ cũ, đám mây sáng bừng lên, biển bắt đầu chuyển động lao xao va đập nhau, vài cánh buồm chao đảo trên mặt nước như những que kem. Mùi tanh nồng biển cả xộc vào mũi, con thuyền màu xanh dập dềnh qua lại, con mắt đầu thuyền khẽ nhô lên rồi hụp xuống, một con mắt được viền thật to trao trả cho người nhìn chúng sự ngạc nhiên về khoảng không rộng lớn trước mặt. Tôi đứng trước khung cảnh ấy, nắng vượt qua mái đầu làm tóc như bạc đi, tôi cười vì mẹ vừa làm trò vừa bắt tôi đứng yên trong khung cảnh chao nghiêng này. ?oÐứng im, mẹ nhốt chúng vào với con, không phải lúc nào ta cũng bắt được nắng và xung quanh đâu hử?. Tôi khẽ nghiêm người lại. Chính giây phút đó mẹ làm động tác ghim chặt chúng tôi lại với nhau. Tôi biết rằng nó là sự việc quan trọng có ý nghĩa đối với suộc đời tôi. Lần đầu tiên tôi sở hữu được bầu trời, nắng, biển, những con thuyền đong đưa, cả tuổi tác của tôi nữa.
    2. Vừa thoát khỏi tấm ảnh, tôi lao đi trong cơn gió thổi ngược về. Vũng Tàu chợt như vùng đất để chạy tự do và la hét thoải mái. Tôi không biết bơi. Nhưng lại rất thích lao xuống nước không ngại ngùng. Càng ngày tôi càng tiến xa hơn nữa, cảm giác sắp sửa bị nhận chìm và ý thức được sức mạnh của thiên nhiên khiến tôi càng thích thú. Ði sâu một chút nữa tôi lọt thỏm giữa vũng nước màu xanh lục gầm gào sôi động, tôi bị hụp chân rồi. Nhưng Mẹ đến kịp thời kéo tôi ra khoảng vừa thích thú vừa sợ sệt đó. Thoát khỏi bãi biển lúc nhúc người tôi tản bộ trên con đường vắng. Tấm ảnh nằm trong túi chợt nóng hổi vị mặn chát của biển, cú thốc ngược của gió, buồm nghiêng chao đảo. Tôi thích thú trước cả thế giới thu gọn nằm trong túi áo bé nhỏ này. Mẹ đi bên tôi lặng lẽ không nói, hai mẹ con chui vào giữa những cây bàng xòe rộng, giữa những cây bàng ấy họ đặt những chiếc ghế con và bàn gỗ xiêu vẹo. Giờ này Ba đi đâu vậy nhỉ, không biết Ba đã cơm nước gì chưa, có biết mình chết hay không? Mẹ vẫn câu hỏi bâng khuâng ấy. Mẹ thắc mắc về cuộc sống của Ba khi không có mẹ kế bên nữa. Không biết Ba sẽ xoay sở một mình ra sao. Nhưng dù sao Ba vẫn có thể đi lại được rồi, hoặc Ba đang đi giữa vùng toàn cỏ lau sậy, ngơ ngác trước cảnh vật mới lạ và trước muôn vàn cánh tay vẫy. Không có Mẹ nơi đấy đâu! Ba đã khẳng định như thế khi chuẩn bị cho chuyến du hành xa của mình. Mẹ thở dài, nắng thế này không biết Ba có ngủ được không...? Tôi nhìn ra bãi nắng chói chang, một vài người choàng khăn lông sặc sỡ đi như **** lượn, cặp chân thon dài và túm lông trước ngực. Họ không phải người nơi đây, Mẹ thấy họ lạ lắm, họ nói những từ khó hiểu và có cử chỉ kỳ lạ. Tôi bật cười với lối nhìn của Mẹ. Thật khó khăn vì mình không có khả năng giải hết được những thông điệp trong cuộc sống. Mọi người luôn có mật mã riêng, một con số, một con chữ, một ngôn ngữ cơ thể riêng. Chỉ có thiên nhiên mới giảng hoà và hiểu được tất cả. Khi không ai hiểu tôi thì biển cả sẽ giải mã giúp tôi vậy. Về sau tôi học được cách nhìn của Mẹ và duy nhất chỉ mình tôi hiểu mẹ muốn gì ở thế giới này khi nằm trong bệnh viện.
    3. Mẹ đi thơ thẩn trong khoảng sân rộng và hoang vu. Tay mẹ sờ đến bất cứ vật gì có nắng xâm chiếm. Tôi biết mẹ mừng lắm khi được thoát khỏi căn phòng trắng toát. Mẹ than phiền màu trắng và ngơ ngác của những bệnh nhân bên cạnh làm mẹ giảm trí nhớ. Phải mất một khoảng thời gian mẹ mới nhớ ra số điện thoại gọi cho tôi. Bây giờ mẹ lại tiếp tục ca ngợi ánh sáng. Dường như màu trắng khiến mẹ quên tất cả. Dường như nó làm đóng băng từng suy nghĩ hoặc làm chúng vón cục lại, vì mẹ không tài nào nhớ được mọi thứ. Ðến khi thoát ra đây chính ánh nắng làm thiêu chảy và phục hồi những suy nghĩ của mẹ tan trở lại. Nó dần lôi kéo mẹ đến gần cuộc sống. Con biết không, ngay khi mẹ nhìn thấy đứa trẻ bỗng cười thì mẹ hiểu ngay nó đang vui vì điều gì, chính xác hơn bản thân thằng bé cảm nhận nữa. Ðó gọi là sự vọt trào suy nghĩ. Người ta nhốt mẹ lâu hơn nữa thì hẳn ngày đầu tiên ra đây mẹ sẽ đọc vanh vách từng trạng thái của từng người vừa bước qua, gọi tên chính xác từng thông điệp một. Nhưng khi mẹ bị nhốt vào màu trắng ấy thì kinh khủng lắm. Mẹ quên sạch tất cả. Ðấy là lý do tại sao mẹ muốn góp ý với bác sỹ nên thay đổi màu sắc trong từng căn phòng. Thật kinh tởm. Nó không ổn chút nào. Thật ngạc nhiên con biết không, bác sỹ bảo riêng ông ấy thì thấy những căn phòng toàn màu xanh. Mẹ biết ông ấy nói dối. Mẹ ghét cực kỳ vì chẳng ai nhạy bằng mẹ cái khoản màu sắc và thiên nhiên cả.
    Hai mẹ con chúng tôi tiếp tục thơ thẩn trong khoảng xi măng rộng bát ngát, người ta cố ý không đặt bất cứ vật gì làm cản đường chúng ta, hay nói đúng hơn họ không muốn người bệnh thấy bất cứ điều gì quen thuộc nữa, nhưng mẹ thì là trường hợp cá biệt. Mẹ vẫn tìm được sự hài lòng vì nắng nhảy múa khắp nơi, mẹ theo dõi nó một cách sung sướng. Không ai kiểm soát được khi mẹ tìm đến thiên nhiên. Trong khi chờ con mẹ đã sờ được chúng rồi, tay mẹ còn ấm nóng đây này. Và mẹ hiểu cái gì đang xảy ra, một khi nắm được quy luật của nó rồi thì bất cứ điều gì mẹ cũng đọc được. Nhưng các bác sỹ thì không hiểu điều mẹ nói đâu, đây cũng là bí mật của riêng mẹ con mình. Mẹ thấy sức khoẻ đỡ hơn rồi, có lẽ tuần sau mẹ được về thôi. Hai mẹ con vẫn thơ thẩn nơi khoảng đất dài, mẹ quay lại nhìn tôi nói: ?oChân con sao rồi, đỡ hơn chưa??. Tôi ngượng nghịu chẳng biết giấu đôi chân mình vào đâu. ?oThôi mẹ ạ, dù sao nó cũng theo con bằng từng ấy năm rồi, mình đừng nhắc đến nó nữa?. Hai mẹ con im lặng. Chúng tôi đi giữa buổi chiều tà, thưởng thức màu vàng bệnh hoạn của nó. Phải, tất cả xung quanh chúng ta đều bệnh hoạn, kể cả hơi thở của chúng ta nữa.
    4. Sang tuần sau, tâm trạng mẹ vui bất thường. Luôn hân hoan ca hát đón tôi bằng chiếc váy hoa xòe phủ đất, mũ đội nghiêng trên đầu. Lúc đó tôi không biết tại sao người ta từ bệnh hoạn lại vui vẻ đến thế. Trong buổi trưa hè chói chang, mẹ mở toang cửa sổ bệnh viện (tôi không hiểu sao mẹ lại mở được, những chiếc đinh ghim chặt cánh cửa vào tường. Ông bác sỹ nhốt mẹ vào màu trắng khủng khiếp. Thật kinh tởm! Hai mẹ con chúng tôi đều sợ hãi màu trắng này. Trống rỗng. Nguy hiểm). Mẹ nghiêng người lấy chiếc gương soi khuôn mặt mình, chiếc gương hướng về cửa sổ. Qua gương soi, sâu hơn mặt kính của nó bỗng mẹ thấy nắng bắt đầu xâm chiếm ngôi nhà. Nắng bò qua khoảng sân rộng rồi trườn đến nuốt chửng hai cái cây, một cái chậu, một miếng giẻ, một đàn kiến. Lần đầu tiên qua gương mẹ thấy rõ sức tàn phá của nắng, mẹ thấy rõ ràng nó đang nhai nuốt bất cứ vật gì gặp trên đường. Mẹ đờ đẫn, tay vẫn nắm chặt chiếc gương. Nắng bắt đầu rọi đến một người đàn ông tình cờ đi ngang, mẹ thấy ông ta giơ tay lên đỡ, và rồi ông ta cứ đứng im như thế không nhúc nhích, mẹ thấy nắng tàn phá cơ thể người đàn ông làm cho xám đen lại. Một hồi lâu mẹ biết rằng ông ta bị chết cháy, chết đứng y như một cây khô chĩa lên trời. Mẹ bắt đầu buông gương xuống, đi đến chiếc tủ và lấy ra tấm ảnh đã kết dính tôi chung với bầu trời, mây, biển, cánh buồm đong đưa. Mẹ mặc lại chiếc váy hoa xòe đến gót chân, cuối cùng mẹ lấy lược chải gọn lại mái tóc. Lúc ấy nom mẹ tôi thật tuyệt vời, một thiếu nữ xuân sắc. Sau đó mẹ lên giường nằm, ngắm tấm ảnh để nó trước ngực. Chỉ một giây khi mẹ nhắm mắt ngủ thì nắng bỗng bừng lên dữ dội, nó hân hoan vì bắt được mẹ tôi với gương mặt sáng ngời đang thiếp đi. Nó bắt đầu vuốt ve tấm ảnh trước ngực mẹ, rồi bao quanh lấy chiếc váy làm cho nó vàng rực hơn nữa. Giờ đây căn phòng ngập tràn ánh sáng, nó tiến về chiếc tủ gỗ nhưng không làm bốc cháy lên được, nó trườn đến chiếc cửa luôn đóng chặt vì không có chìa khoá. Cuối cùng do thích thú với trò chơi nó cứ loanh quanh trong phòng mẹ tôi mãi. Suốt những năm sau này người ta vẫn nhắc lại sự kiện đó với ngạc nhiên khó hiểu. Trong tất cả các căn phòng của bệnh viện luôn có một căn phòng tràn ngập ánh sáng, nó luôn luôn sáng, những tia nắng cứ quẩn quanh không chịu rời qua khung cửa sổ, từ khi người đàn bà mặc váy hoa ấy chết đi.
    Từ đó tôi nhận ra một điều, có rất nhiều người trên trái đất này thích nắng, tôn thờ nắng, nhưng chỉ có nắng lại yêu mẹ tôi, nó buộc phải chiếm đoạt mẹ. Chắc hẳn giờ đây mẹ cũng hài lòng vì ao ước cuối cùng, mẹ vẫn chỉ mong có vậy. Ðây là bí mật của riêng hai mẹ con chúng tôi, nhưng có đôi lúc tôi lại muốn phơi bày cho tất cả cùng biết. Nhưng ít khi tôi có dịp được ngồi kể. Nên cuối cùng nó dừng lại câu chuyện chỉ có hai người biết. Và bạn, người đang cầm trên tay câu chuyện này là người thứ ba. Ngoài ra, tất cả đều không tồn tại trên đời sống này.

    Nguồn: Mỹ Xuyên
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phan Hướng Lê ​
    Bát canh nước trong rau biếc (I)​
    Lối viết giản dị, khá kinh điển, truyện đã chạm tới một thực tế phức tạp của xã hội Trung Quốc đương đại, và cũng thật gần gũi với Việt Nam. Truyện bộc lộ sinh động được cả những đặc trưng giới tính của các nhân vật cùng nét tinh tế nơi thẳm sâu trong cách cảm, cách nghĩ của những típ người Á đông hiện đại.
    Nhà văn nữ Phan Hướng Lê sinh năm 1966, là thạc sĩ văn học và Hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc.

    Anh mở cửa rồi nhìn sang phòng khách, không thấy chị ở đó. Anh mỉm cười, đi vào bếp, quả nhiên chị đang đảo cơm trong nồi. Anh ngửi thấy mùi cơm thơm, rất thơm. Điều lạ là ở nơi khác, hầu như anh chưa ngửi thấy mùi cơm thơm như thế bao giờ.
    Anh rửa tay, ngồi vào bàn ăn. Chị bưng lên hai đĩa nhỏ có hoa xanh, một đĩa đựng mười mấy con ốc hạt mít, một đĩa đựng rau non mỡ, trong trong. Cuối cùng chị bưng lên một âu sành nhỏ, đây mới chính là món anh mong chờ nhất. Lập tức anh mở nắp âu ra xem, trong đó có trắng có xanh, có đỏ, trông thật vui mắt.
    Anh tự múc trong âu ra nửa bát canh. Nước canh trong, không có váng mỡ, xanh là rau cải, trắng là đậu phụ, lại còn dăm ba hạt câu kỷ đỏ. Mùi vị canh tuyệt hảo, bảo chay tịnh thì lại rất đậm đà, bảo đậm đà thì lại rất thanh đạm, bảo thanh đạm thì lại rất ngọt ngào. Bát canh chẳng khác gì có đoá phù dung nổi trên mặt nước trong, đầy vẻ thiên nhiên. Chỉ húp một ngụm thôi đã thấy các giác quan bị tê liệt cả một ngày bỗng dưng thức tỉnh, vẻ mặt anh cũng biến đổi theo. Dường như vỏ bọc mỏng trên mặt đã bị vỡ tan, tất cả các thớ thịt, tất cả các nếp nhăn đều duỗi ra... thật là một món canh ngon tuyệt! Nó khác hẳn các bữa tiệc anh phải thù tiếp - tiệc công việc. Loại tiệc như thế không bao giờ có cơm. Lúc nào cũng quá nhiều chất béo, quá nhiều vị nồng cay làm cháy cả cổ, lưỡi hầu như tê dại.
    Anh húp liền hai bát canh rồi mới ăn cơm, cứ một con ốc hạt mít lại một gắp rau, một đằng béo, một đằng giòn, đều là những món trôi cơm. Bát cơm hết veo lúc nào cũng chẳng hay, nhưng anh không xới thêm mà chỉ nhấm nháp một lưng canh nữa, sau đó anh đặt bát xuống, mỉm cười với chị:
    - Em nấu sao được món canh này? Ai cũng bảo tiệm ông Vương Già có món canh ngon, nhưng theo anh thì canh ở tiệm ấy cũng không ngon bằng canh nhà nấu.
    - Nói ra thì... Kỳ thực rất đơn giản, nhưng phải có lòng kiên trì.
    Sau này nhiều lần anh thấy luyến tiếc cuộc sống lúc đó. Cuộc sống thật yên bình. Cảm giác thật tuyệt khi ngồi vào bàn ăn đợi vợ bưng chiếc âu sành lên, màu sắc đẹp mắt khi mở nắp âu ra.
    Anh đã kết hôn mười bảy mười tám năm rồi. Vợ anh là bạn thời học đại học, là mối tình đầu. Ra trường hai năm, họ làm lễ cưới và chẳng bao lâu đã có con. Thằng bé chẳng những học vào loại ưu mà còn rất xinh trai, bởi vì chị là hoa khôi của trường, chẳng cần trang điểm cũng đáng yêu. Vì thế nên anh không dễ bị sắc đẹp đàn bà làm kinh động. Vả chăng anh cũng biết sắc đẹp của phụ nữ bây giờ phần lớn nhờ vào mỹ phẩm.
    Nhưng sự xuất hiện của Đô Đô là một việc hoàn toàn bất ngờ. Lúc đầu anh thấy đó chỉ là cô bé còn chưa trút bỏ được vẻ ấu trĩ, như một bình hoa thuỷ tinh, đẹp và trong suốt, chỉ để ngắm chứ không dùng được bao lâu. Tới khi nhận ra ý đồ của cô bé, anh còn cảm thấy buồn cười. Nếu không phải là nhân viên của anh, cô bé đáng gọi anh bằng chú. Đương nhiên anh cũng thầm lấy làm thích thú. Cô bé chẳng những xinh đẹp mà gia đình cũng không xoàng. Cha là luật sư nổi danh, mẹ là bác sĩ nổi tiếng, gia đình vốn định cho cô sang Đại học Cambridge du học. Một cô bé như thế mà gần gũi đàn ông thì...
    Lúc đầu anh thật sự không hề để ý vì cho rằng Đô Đô chỉ bốc đồng nhất thời, hơn nữa anh không thể phá hoại gia đình của mình. Nhiều năm nay, vợ anh xin nghỉ công việc dạy học ở một trường trung học mà chị đang làm rất tốt, chuyên tâm ở nhà giúp chồng, dạy con. Một phụ nữ ngoài bốn chục tuổi, không có sự nghiệp, cũng không có bạn bè, chị sẽ sống sao đây? Huống hồ rất nhiều đàn ông bây giờ sau khi thành đạt đều tìm thú vui mới, bỏ mặc người vợ kết tóc xe tơ. Anh không muốn mình cũng là hạng đàn ông tầm thường. Nhưng con gái thời nay chỉ thích làm theo ý mình. Các cô muốn gì là vừa khóc vừa gào đòi chết. Bình hoa thuỷ tinh Đô Đô vì yêu anh vô vọng nên đặt mình trên vách đá thẳng đứng. Cuối cùng anh đành phải giơ tay đỡ lấy cô ta.
    Anh không về nhà ăn cơm nữa. Sau đó cả đến tối cũng không về. Anh bảo anh quá bận, sau đó lại nói anh muốn ở một mình cho yên tĩnh. Chị im lặng hồi lâu. Cuối cùng chị bảo:
    - Thôi thế này vậy, khi nào anh muốn về thì gọi điện.
    Anh không thích thuê nhà, bảo phải mua một căn hộ trang bị đầy đủ, đồng bộ, từ đồ đạc đến đồ điện. Đô Đô lại không thích, cô bảo kiểu nhà như thế không có phong cách. Cuối cùng cô đưa anh về ở nhà cô. Đô Đô một mình ở căn hộ hai phòng ở, một phòng khách do cha mẹ mua cho. Cô tự trang trí lấy, một phong cách gọn nhẹ, hiện đại nhưng lại là kiểu còn tốn tiền hơn cả bài trí hoa lệ.
    Tình yêu mới, nhà ở mới, không khí mới, điên cuồng mới, cả anh cũng thấy mình như đổi mới. Mấy tháng trời qua đi như có cánh bay. Cũng có lúc cả hai thấy đói. Anh là nhân vật của một nửa công chúng, không thể đi ăn hàng ngày ở tiệm, Đô Đô đành phải gọi các tiệm mang đồ ăn tới nhà. Món ăn đưa đến không có canh, họ có lúc uống thay bằng trà Ô Long đóng hộp và thường xuyên hơn là uống Côca Côla.
    Dần dần bữa ăn trở thành công việc khổ sai, bởi các món đưa đến trở nên khó nuốt, hơn nữa anh còn phải che giấu, bởi chỉ cần anh tỏ ra không vừa ý là Đô Đô nói ngay: "Em biết anh lại nhớ cuộc sống trước kia rồi chứ gì? Anh thấy hối thì cứ nói toẹt ra đi!".
    Chẳng ngờ một hôm, vừa vào qua cửa, anh đã nhìn thấy khuôn mặt ửng hồng vì hưng phấn của Đô Đô. Đô Đô kéo anh vào bếp. Trong bếp là cảnh một siêu thị thu nhỏ sau cơn động đất. Mọi thứ đều rối loạn, cả đến mái tóc của Đô Đô cũng dính một thứ gì đó vàng vàng như mỡ. Tất bật một lúc lâu rồi Đô Đô cũng làm xong. Anh làm ra vẻ không do dự xúc món xúc xích Viên sốt cà chua thêm mười mấy thứ gia vị khác nữa. Ăn xong, anh nói: "Từ nay không cần phải nhiêu khê đến thế. Người giỏi làm cơm thì cho dù chỉ có canh nước trong cải biếc, ăn vào đã thấy sướng!".
    Dứt lời, anh lập tức nhận ra mình đã nói một câu không nên nói.
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Phan Hướng Lê ​
    Bát canh nước trong rau biếc (II)​
    * * *
    Khi tiếng chuông cửa vang lên, trong một giây, chị tưởng anh trở về, nhưng chị hiểu ngay là không phải. Chị mở cửa, một cô gái trẻ đứng ngay trước mặt chị, da trắng nõn nà. Chị thầm hỏi bằng ánh mắt, cô bé nói: "Em là Đô Đô, bạn của chồng chị!".
    Chị hiểu ra ngay. Đô Đô muốn tìm một tình cảm nào đó biểu hiện trên nét mặt chị nhưng không hề có. Cô ấy đi vào đề:
    - Hôm nay em đến đây, một là muốn thấy chị là người như thế nào, hai là muốn được chị cho ăn cơm chị nấu. Anh thường khen chị nấu món đơn giản nhất cũng thành được món ngon nhất nên em tò mò.
    Chị dường như cảm thấy khó nghĩ, lát sau mới nói:
    - Thế thì cô ăn tạm bữa cơm xoàng vậy.
    Chị dọn ra một bát cơm, hai đĩa thức ăn nhỏ và một cái âu sành. Đô Đô mở âu sành, múc một bát canh, húp một ngụm rồi chẳng cần suy nghĩ đã reo "Oa!". Cô ngờ vực nhìn chị:
    - Đây chính là món canh nước trong rau biếc hay sao?
    - Anh ấy gọi như thế! - Chị đáp.
    - Chị có thể cho em biết canh này nấu như thế nào không?
    Chị dường như khẽ trút một tiếng thở dài, sau đó mới nói:
    - Phải chuẩn bị nhiều thứ đấy. Sườn ngon, giămbông Kim Hoa, gà cỏ Tô Bắc, tôm tươi Thái Hồ, măng núi Mạc Can, sò tươi, nấm hương, đến mùa cua thì mua cua hồ Dương Trừng, chặt làm đôi, cho tất cả vào âu đun nhỏ lửa chừng ba bốn giờ. Nước một lần phải đổ cho đủ, không cho muối, bột nêm. Hầm xong, vớt tất cả bã ra, cả những vụn bã nhỏ cho nước thật trong. Lúc gần ăn mới thả đậu phụ, rau cải, những thứ này có thể hút hết váng mỡ.
    Đô Đô hít vào một hơi dài. Đây chính là món canh được gọi là "nước trong rau biếc" sao? Lòng dạ người phụ nữ này mới sâu lắng làm sao! Còn người đàn ông kia nói mà chẳng hiểu gì hết. Hàng ngày được hưởng thụ món ngon như thế mà anh lại cho rằng đó là món đơn giản nhất, dễ làm nhất? Chính trong giây phút đó, Đô Đô sâu sắc hiểu ra người phụ nữ ấy. Cô cũng hiểu ra trên thế giới này, giữa tình yêu này và tình yêu kia khác xa nhau biết mấy!
    Chị nhìn Đô Đô, cười khoan dung rồi hỏi:
    - Cô có thể vì anh ấy mà nấu như vậy không?
    Đô Đô ngoẹo đầu, nghiêm túc suy nghĩ rồi đáp:
    - Em có thể làm như vậy, nhưng không cần nữa rồi.
    Một tháng sau. Chiều muộn, như thường lệ chị ở trong bếp. Chuông cửa bỗng reo vang, chị mở cửa, bất ngờ lại là anh. Chị ngẩn ra, buột miệng hỏi:
    - Sao thế? Quên không mang chìa khoá à?
    Anh cảm thấy như trút được gánh nặng, xác định mình có thể rửa tay ngồi vào bàn ăn được rồi. Chị bưng lên một khay to. Chứ không mang thành nhiều lần như trước. Trên khay có hai bát cơm, hai đĩa nhỏ thức ăn và một cái âu sành. Đó là thứ anh nhớ nhung nhất. Không chờ được, anh mở nắp âu, múc ra lưng bát canh. Vẫn có xanh, đỏ, trắng, vẫn là màu nước trong vắt, không có váng mỡ. Anh hấp tấp hút một ngụm, chỉ một ngụm ấy là đã biến sắc mặt.
    - Canh gì thế này? - Anh không dám nhổ ra.
    Chị nếm một ngụm rồi nói:
    - Nước trong rau biếc thì chỉ có thế này thôi.
    Anh đặt thìa xuống xét nét nhìn chị. Chị không nhìn anh, thản nhiên ăn cơm. Anh không ăn, châm một điếu thuốc. Chị không hề nhìn anh lấy một cái. Ăn xong miếng cuối cùng, chị thu hết bát đĩa vào khay, sau đó mới nhìn thẳng vào anh nói:
    - Nhà ta sau này có thể phải thuê một người giúp việc theo giờ. Em tìm được việc rồi mà việc nhà lại nhiều như vậy.
    - Em đi làm? Làm gì? - Anh kinh ngạc hỏi.
    - Anh quên rồi à? Em vốn là một cô giáo.
    Ngụm canh khó nuốt vừa nãy dường như cuộn lên trong ruột, anh buột miệng hỏi:
    - Việc lớn như thế sao không bàn với tôi? Em bây giờ sao thế? - Vừa hỏi xong, anh đã thấy hối. Người đuối lý là anh.
    Nhưng chị không nói gì thêm, chỉ nhìn anh một cái. Cái nhìn ấy khiến anh bắt đầu nhận ra mình thật ngu xuẩn.
    Người dịch: Phan Tú Châu
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Tuấn
    CHỊ DÂU​
    "Chị đã mất - chú về ngay". Sau chuyến đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh về, bức điện của ông anh trai như một cú sét làm tôi bàng hoàng.Là con trai út trong một gia đình đông anh em, sự ra đi mãi mãi của những người trên là lẽ tự nhiên. Nhưng cái tin về ngời chị dâu cả mất đi là điều tôi không bao giờ ngờ tới. Không ai có thể quen được với sự vắng bóng của những người thân yêu. Với tôi, từ khi còn thuở ấu thơ, chị là ngời chị gái, người mẹ, là cô tiên dịu hiền với những khả năng vô biên, là người không thể vắng bóng trong cuộc đời...
    Tôi vội vã lên chiếc xe sớm nhất về quê. Chiếc xe khách ì ạch đỗ tại chợ huyện, tôi quầy quả xách túi, thả bộ trên con đường về làng. Quê tôi nghèo, nằm ven sông Hồng, lại là vùng đất giữa, mỗi lần đi chợ phải dậy từ tờ mờ sớm. Tôi bồi hồi đếm từng bước chân. Nhớ đến ngày nào vẫn hay theo chị đi chợ. Mẹ tôi bảo: "Mày theo chị làm gì cho quẩn chân?". Tôi thì cứ nhõng nhẽo đòi theo. Còn chị thì cưng chiều tôi nhất nhà, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi rất trẻ con của tôi. Chị gánh trên vai một gánh khoai nặng mà vẫn đi nhẹ nhàng, miệng nhai trầu bỏm bẻm. ở quê tôi, các cô gái đã có chồng rồi đều ăn trầu. Có lần đi chợ sớm, tôi gà gật, lẽo đẽo chạy theo chị. Tới lúc tôi mỏi chân theo không kịp, chị cõng tôi trên vai và tôi thì ngả đầu trên bờ vai chị, ngủ ngon lành cho tới chợ.Sau này lớn lên, dù đã đi dọc ngang đất nớc, mỗi khi bước chân trên con đường đê về làng, lòng tôi vẫn hối hả, gấp gáp, tưởng như mình bé lại. Với tôi, làng quê gắn bó với những kỷ niệm thuở ấu thơ, gắn bó với hình ảnh chị. Người phụ nữ mảnh mai luôn nhai trầu tơi rói, có sức mạnh dẻo dai đến kỳ lạ và tấm lòng mộc mạc thơm thảo như khoai, sắn. ít ai thấy người phụ nữ tần tảo ấy ngơi tay từ sáng cho đến tối khuya. Không, tôi không tin. Những người như chị không thể mất. Chỉ chút nữa thôi khi về đến nhà, tôi sẽ gặp lại chị đứng ở đầu ngõ với câu hỏi muôn thuở: "Chú đã về đấy?". Câu hỏi quen thuộc thay cho lời chào của chị không tỏ ra vồn vã, không khách sáo nhưng âm điệu của giọng nói bao giờ cũng làm khóe mắt tôi cay cay. Tôi biết, từ trong nhà chị đã nhìn thấy tôi từ xa, chị ra đón tôi ở cổng để tỏ nỗi vui mừng bằng một câu hỏi rất mộc mạc. "Khoai luộc và mật ong phần chú trong chạn ấy". Lần nào cũng vậy chưa cần hỏi thăm, chị đã có một thứ gì đó phần tôi. Khoai lang là đặc sản vùng quê tôi, củ lớn, vỏ đỏ au, khoai luộc lên, bẻ ra bở tơi, hạt lấm tấm mịn màng như hạt phù sa, ăn vào ngon ngọt như tấm lòng thơm thảo của người dân quê. Tuy đã đợc nếm nhiều món cao lương mỹ vị ở đời nhưng bao giờ tôi cũng ăn không biết chán món khoai lang chấm mật ong chị dành phần tôi.Với chị, tôi luôn luôn vẫn là đứa em bé bỏng ngày nào. "ăn xong đi tắm đi, quần áo để đấy chị giặt cho". Câu nói ấy sao giống của mẹ tôi thế. Mẹ tôi và chị, hai người phụ nữ gắn bó với nhau, giống nhau kỳ lạ.Cây đa đầu làng như một già làng với bộ râu tua tủa quanh thân đã chờ đón tôi từ đằng xa. Bóng đa mát rợp một khoảng đất rộng lớn, chồm ra cả những thửa ruộng mới cấy. Cây đa cổ kính khiến mỗi lần tôi đi qua phải dừng lại một phút như để trút hết bụi trần trước khi trở lại là đứa con của dân làng. "Chú đã về đấy?" Tiếng gió thoảng qua như tiếng chị khiến lưng tôi ớn lạnh. Ngôi mộ của ai nằm kia mà còn nguyên mầu đất, vòng hoa cha kịp héo. Không lẽ chị tôi nằm đấy ? Không, tôi không tin, chỉ ít phút nữa về đến nhà chị sẽ đón tôi ở cổng như những ngày nào. Tôi tập tễnh bước lòng thầm mong bức điện kia chỉ là sự lầm lẫn.
    "Chú về đấy?". Lòng tôi run lên, chân tôi muốn khụy xuống khi đón tôi không phải là chị mà là anh trai. Như một sự vô tình anh lặp lại câu hỏi của chị mỗi khi tôi về. Hay giờ đây anh thay chị thể hiện tình cảm mộc mạc với đứa em trai? Tội nghiệp, mới đó mà anh tôi đã già xọp, lưng còng xuống, đôi mắt ngơ ngác như gà lạc mẹ. Anh vẫn chưa quên với sự thiếu vắng bóng hình chị.
    Anh nắm lấy tay tôi, mái tóc bạc trắng rung rung "Chị mất rồi em ơi, khổ anh quá".
    *
    * *
    Ngày ấy, tôi còn nhỏ xíu, tôi ngạc nhiên thấy hôm ấy nhà tôi ai cũng bận rộn, vui vẻ, tôi nhõng nhẽo bám theo anh trai, khuôn mặt tươi rói trong bộ quân phục mới. Mấy hôm trước nghe anh nói sắp vào Nam chiến đấu, mẹ đã khóc suốt. Vậy mà, sao hôm nay cả nhà vui thế?
    Anh cười dí tay vào trán tôi: "Em sắp có chị dâu". Tôi nhăn mặt. Tôi không thích chị dâu. Trong ý nghĩ tôi, hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác, người con dâu nanh nọc trong các câu chuyện kể còn vương vấn. Vả lại không có chị dâu thì tôi đã có khối anh chị rồi. Khác với trí tưởng tượng của tôi. Chị dâu tôi như một cô bé mới trưởng thành. Dường như chị mới bỏ chơi chuyền, chơi ô ăn quan để đi lấy chồng. Ngày ấy anh tôi 22, còn chị tôi 18 tuổi, ngay ngày đầu chị đã là cái cớ để chúng tôi trêu trọc. Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, từ trong buồng bước ra, nhìn thấy ba mẹ tôi ngồi ở bàn uống nước, chị nhanh nhảu:
    "Cháu chào hai bác, hai bác mới sang chơi ạ". Rồi sực nhớ ra, chị mắc cỡ chạy vụt vào bếp. Ba tôi thì cười, còn mẹ tôi thì lắc đầu: "Con gái gì mà vô ý", chỉ có vậy mà chị ngồi dưới bếp khóc suốt. Sau đó ba ngày, anh tôi đi biền biệt. Trong nhà, ba tôi là người hay bênh vực chị nhất. Còn mẹ tôi thì vẫn hay xét nét những ngày đầu như những bà mẹ chồng nhà quê.
    Tôi ngồi xuống bậc cửa, lòng thổn thức. Mới đấy mà đã hơn 30 năm, chị gắn bó với gia đình tôi, đồng cam cộng khổ. Quê tôi đồng đất ít, gặt được đấu thóc phải đổi cả đấu mồ hôi. Ba mẹ tôi ngày càng già yếu, đông con. Chị là lao động chính, suốt ngày quần quật ngoài đồng. Chiều về lại túi bụi việc nhà. Riêng việc quét dọn và chăm sóc lũ em chồng là chúng tôi cũng khiến chị mệt nhoài. Chúng tôi sắp hàng chờ chị dội từng gáo nước, tắm cho từng đứa, dỗ dành lúc đi ngủ, lúc giành ăn. Tới bữa cơm, sáu đứa tuổi ăn tuổi lớn cứ rào rào như tằm ăn rỗi. Chị ngồi ở đầu nồi xới cơm, chúng tôi cứ nhấm nháy nhau, thi nhau ăn cho thật nhanh để chìa bát cho chị xới. Đến khi chúng tôi đã ăn no thì chị chưa xong một bát và nồi cơm đã cạn đáy. Có lần tôi phát hiện trong túi áo chị có một cục cơm cháy. Tôi dọa chị sẽ mét mẹ. Chị đã ôm lấy tôi và... khóc. Sau này tôi mới hiểu, mỗi bữa cơm chị chỉ kịp ăn xong một bát thì cả nhà đã ăn xong, không dám ngồi đến cuối bữa, chị phải cất cơm cháy vào túi để ăn dần.
    Tôi cũng có biết đâu rằng bao đêm, chị khóc âm thầm trong cảnh chồng xa vắng, chịu những lời trách móc, những quan hệ họ hàng phức tạp. Con dâu trưởng họ, với làng xóm đó là một "chức danh" chỉ có trách nhiệm nặng nề. Từ giỗ chạp, đình đám cho đến chăm sóc gia đình nhà chồng, mọi việc đều do tay chị lo liệu với một sự hy sinh âm thầm vô bờ bến. Chúng tôi lớn lên, dựng vợ, gả chồng, cũng có chị. Cha mẹ tôi già yếu mất đi cũng chị lo toan. Dường như những biến cố lớn lao trong gia đình tôi, những lúc khó khăn nhất, bao giờ chị cũng là người đứng ra đương đầu với một thái độ tự tin, bình thản. Coi như đó là trách nhiệm chính của chị. Trong bức tranh toàn cảnh của gia đình tôi nếu không có chị, chắc hẳn bức tranh ấy sẽ mờ nhạt lắm.
    Một lần, hồi cha tôi đã mất, tôi về thăm quê giữa lúc làng tôi đang mất mùa. Mẹ tôi đã hơn 70 tuổi. Thấy tôi về, chị mừng rỡ mổ một con gà, một con gà duy nhất còn đang đẻ. Mâm cơm chỉ có ba người, nồi cơm phía trên độn toàn là khoai. Chị xới hai bát cơm cho tôi và mẹ, giành cho mình toàn khoai. Tôi ngạc nhiên: "Các cháu đâu hết rồi?" "Ôi chúng nó ăn no đi học hết rồi". Khi chị đi xuống bếp, mẹ tôi mới nói: "Tội nghiệp con mẹ cả. Suốt một tháng nay có bữa nào nên mâm, nên bát đâu. Cả nhà chỉ có mỗi mình mẹ là được ăn cơm, còn mẹ con nó toàn ăn khoai, ăn ngô. Mẹ bảo nó: "Ráng mà ăn uống có sức khỏe còn nuôi con. Mẹ già rồi, ăn uống thế nào cũng đợc, chết cũng chả sao. Nó bảo: Bà chỉ nói linh tinh. Bà còn sống ngày nào, chúng con còn nhờ ngày ấy. Nó nói vậy, chứ mẹ có giúp gì được cho nó nữa đâu...". Nói rồi bà khóc. Miếng cơm nghẹn đắng trong cổ tôi. Tôi đã nghe chuyện xa có người con dâu cắt thịt mình nuôi mẹ chồng. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Còn chị dâu tôi...
    Khi mẹ tôi sắp mất, con cháu về đông đủ cả. Chúng tôi xúm quanh giường, chờ xem bà có trối trăn điều gì. Mẹ tôi nhìn qua con cháu một lượt rồi hỏi: "Mẹ cả đâu?". Đợi cho chị tất tả từ dới bếp chạy lên, bà mới nói: "Các con phải thương yêu nhau, nghe lời chị cả. Nó thay mẹ". Rồi bà xòe bàn tay nhăn nheo ra bảo chị: "Con nhổ một miếng nước bọt vào tay mẹ đi, mẹ đỡ nhớ con". Một giọt nước mắt lăn trên thái dương, rồi mẹ tôi nhắm mắt.
    Cho dù ba tôi trước kia hay trách mẹ tôi xét nét con dâu nhưng cho đến lúc chết bà vẫn là người thương chị nhất. Phải chăng sự đồng cảm phận làm dâu của người phụ nữ suốt đời hy sinh vì chồng con khiến bà hiểu và thương chị nhưng không nói ra?
    *
    * *
    - "Chị chú bị u ác tính, đau có ba ngày rồi mất!".
    Tối đó dưới ánh đèn hiu hắt, anh tôi kể, khuôn mặt của ông đại tá già suốt bao năm vào sống ra chết vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng trước sự ra đi mãi mãi của vợ.
    Tôi nghĩ lại mà ân hận quá chú ạ. Suốt hơn ba mơi năm tôi chỉ quen với sự hy sinh âm thầm của cô ấy. Tới lúc chị chú đau tôi vẫn chủ quan bởi trong ý thức tôi, chưa bao giờ nghĩ rằng cô ấy có thể ốm. Cho tới lúc bệnh viện họ trả về, tôi mới cuống lên, chả biết làm gì nữa. Trước lúc mất cô ấy tỉnh táo lắm gọi tôi ra giường bảo: "Mình nằm xuống đây với em, có chuyện này, em muốn nói với mình".
    Tôi chiều ý nằm xuống cạnh cô ấy. Vợ chồng già, con cái lớn hết rồi, còn âu yếm gì nữa. Nhng cô ấy cứ ôm chặt lấy tôi hồi lâu rồi nói: "Mình à, suốt chừng ấy năm là vợ chồng, mình có giận em điều gì không?". Tôi lắc đầu mà trong lòng chỉ muốn khóc thật to. Làm sao tôi có thể giận cô ấy trong khi cô ấy đã thay tôi gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà từng ấy năm. "Em không qua khỏi được đâu. Em chỉ ân hận không chăm sóc được mình lúc tuổi già. Em có mong ước cuối cùng này, nhưng nói ra mình đừng cười em nhé".
    Thề có trời đất, lúc ấy tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đáp ứng được mong ước cuối cùng của cô ấy... Tôi đã vào sống, ra chết, đã có quyền cao chức trọng, đã ra nhiều mệnh lệnh... làm sao lại không thực hiện được ước nguyện cuối cùng của vợ? Vậy mà tôi đã xụm xuống, tưởng như chết giấc khi nghe cô ấy nói: "Em chưa bao giờ được nghe mình nói "Anh yêu em" cả". "Nhưng lúc nào tôi cũng yêu mình. Tôi có điều gì không phải với mình đâu?". Tôi lắp bắp. "Em biết mình thương em, mọi người thương em. Trước kia còn trẻ, mình đi biền biệt, đến khi về thì đã già rồi. Nhng em vẫn muốn nghe một lần mình nói câu ấy". Nói rồi cô ấy ngợng ngùng áp mặt vào vai tôi khóc. Còn tôi, tôi không thể khóc được nữa. Lòng tôi tê tái đau đớn. Tôi lấy chị chú chưa kịp yêu đương, chỉ vài lần biết mặt. Đang ở trong quân ngũ lại chiến tranh ác liệt. Trước khi đi nam gia đình bảo lấy vợ cho cha mẹ yên tâm. Mình hồi ấy còn trẻ thấy nói lấy vợ cũng thinh thích. Thấy cô ấy cũng hay hay con mắt. Thế là cưới. Về sống với nhau mới nảy sinh tình cảm, mới yêu thương. Nhưng tôi đi suốt năm, suốt tháng, mỗi lần về phép vợ chồng lại thấy ngượng ngùng như lần đầu mới gặp. Đến khi vợ chồng mới quen hơi, bén tiếng thì lại hết phép. Khi về hưu được ở gần nhau thì đã thành bà, thành ông rồi. Còn âu yếm, anh em như lúc trẻ thế nào được nữa. Vả lại tôi quen tác phong quân sự rồi cứ nghĩ vợ chồng sống có nhân, có nghĩa là đủ. Cần gì lời nói. Tôi đã làm chính trị trong quân đội ba mơi năm trời, đã làm đến chức đại tá, tưởng đã hiểu về con ngời. Vậy mà cuối cùng vẫn chỉ là một lão già đầu trọc, chả hiểu gì về phụ nữ, về vợ mình cả. Hơn ba mươi năm chị chú mòn mỏi chờ chồng, vất vả hy sinh âm thầm chỉ mong ước nghe một câu dịu dàng khen ngợi của chồng. Và suốt đêm đó tôi cứ ôm lấy cô ấy mà thì thầm mãi câu: "Anh yêu em". Lần đầu tiên trong đời tôi mới nói được câu ấy và cũng là lần đầu tiên tôi mới hiểu thế nào là tình yêu, tình chồng vợ.
    Tôi cứ ôm lấy cô ấy mà kể lan man. Những điều mà lẽ ra tôi phải nói ra ba mơi năm trước. Sáng ra tôi mới nhận thấy thân thể cô ấy đã cứng lạnh, đôi môi phảng phất một nụ cười, bàn tay nắm chặt chiếc lược đã mòn vẹt. Chiếc lược làm bằng xác máy bay tôi tặng cô ấy ngày cưới. Và đấy cũng là món quà duy nhất trong đời tôi tặng vợ...
    Anh tôi khóc, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt héo hắt, mái tóc bạc trắng rung bần bật. Không có gì khổ não hơn trước cảnh một ông già khóc vợ. Khóc khi hiểu ra giá trị thực của tình yêu, khi nó không còn nữa. Khóc cho nỗi ân hận xót xa trớc những lỗi lầm mà mãi mãi không lấy lại được. Tôi lập cập thắp nén nhang trên bàn thờ chị, đứng tựa lưng vào tờng. Nhưng đâu phải chỉ mình anh tôi có lỗi. Sự xa cách, cuộc chiến tranh đã cuốn hút tâm trí con người. Nó bắt buộc người ta phải dồn nén tình cảm cá nhân, tạm gác một bên những mong ước đời thường. Cuộc chiến tranh đã làm bao người ngã xuống, để lại bao nỗi đau và cuộc chiến ấy cũng tạo nên biết bao những anh hùng. Nhưng phía sau những anh hùng ấy là những ngời phụ nữ như chị dâu tôi. Họ yêu thương, mòn mỏi trông chờ, hy sinh tất cả. Họ không cần đến những tấm huân chương, những chức vị mà chỉ ước ao một câu nói dịu dàng của người chồng./.

  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Milan Kundera​
    Sẽ không ai cười (I)​

    Lời giới thiệu của dịch giả:
    Milan Kundera là một tiểu thuyết gia, điều này không có gì phải bàn cãi. Các nhà nghiên cứu văn chương Kundera thường cũng chỉ tập trung vào các tiểu thuyết mà bỏ qua tập truyện ngắn có thể nói là mở đầu văn nghiệp của ông: Những mối tình nực cười (Smesne lasky, tên bản tiếng Pháp của François Kérel là Risibles amours). Là các tác phẩm đầu tay, song bảy truyện ngắn trong Những mối tình nực cười không phải là những thử bút non nớt, nhiều khi tệ hại và ngớ ngẩn như ở trường hợp nhiều nhà văn, ngay cả các nhà văn lớn nhất. Kundera của Những mối tình nực cười (được viết tại Bohême từ 1959 đến 1968) đã ngay lập tức khẳng định được ?ođường cày? cho riêng mình trong cánh đồng văn xuôi rộng lớn. Các tiểu thuyết sau này sẽ tiếp tục triển khai các ý tưởng, khung cảnh, ngay cả cách hành văn và kết cấu của những truyện ngắn này. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng công việc nhà tiểu thuyết Kundera là một loạt các thao tác liên văn bản với đối tượng là các văn bản của chính mình: ông sẽ pastiche, chuyển hóa các văn bản đó để xây dựng các văn bản về sau. Khuôn khổ tiểu thuyết sẽ giúp Kundera mở rộng và đi sâu hơn những vấn đề mà Những mối tình nực cười đặt ra. Đường văn của Kundera bắt đầu từ một tâm điểm - Những mối tình nực cười - và sẽ tỏa về các hướng khác nhau giống như hình một ngôi sao nhiều cánh đều đặn. Tính đều đặn đó có thể thấy rõ ở dung lượng mỗi tiểu thuyết, ở kết cấu (nhất là kết cấu bảy chương hết sức đặc trưng mà ngay Những mối tình nực cười đã có - Năm 1970, khi đem xuất bản tập truyện, ông đã quyết định rút từ mười truyện ban đầu xuống còn có bảy, tự ấn định cho mình một mô hình văn xuôi.)
    ?oSau khi viết xong Điệu van giã từ, vào đầu những năm 70, tôi coi con đường văn chương của tôi như thế là đã xong?, Kundera viết trong Những di chúc bị phản bội (bản dịch của Nguyên Ngọc), ông cho biết tiếp là khi đến Pháp, ông quyết định viết văn trở lại nhưng không biết viết gì, nên đã thử viết một Những truyện tình nực cười thứ hai, mong tìm được lối thoát. Điều đó cho thấy tầm quan trọng mà Kundera gán cho tập truyện ngắn đầu tay và có thể nói là duy nhất của mình. (Ý định viết tập truyện đó không thành, nhưng nhà văn có thêm được một tiểu thuyết độc đáo là Sách cười và lãng quên). Khung cảnh bệnh viện và thành phố điều trị nước nóng của Cuộc hội thảo và Bác sĩ Havel hai mươi năm sau báo hiệu Điệu valse vĩnh biệt [tôi dịch tên tiểu thuyết La Valse aux adieux khác với nhà văn Nguyên Ngọc - ND] và phần nào Cuộc sống không ở đây; cô gái trong Trò chơi xin quá giang mang rất nhiều nét của Tereza trong Đời nhẹ khôn kham; các tư tưởng của Trò đùa đã nằm gọn trong Sẽ không ai cười và Edouard và Chúa; chiều tôn giáo của Edouard và Chúa sẽ được đào sâu đến kiệt cùng trong Điệu valse vĩnh biệt, trong đó tất cả các nhân vật đều muốn làm một vị chúa, chứ không chỉ có Edouard ?otình cờ? đóng vai Chúa như trong truyện ngắn cuối cùng của tập này.
    Trong một bài phỏng vấn năm 1989 trên tờ The Review of Contemporary Fiction, Kundera cho biết: ?oCho đến năm 30 tuổi, tôi đã viết nhiều thứ: nhiều nhất là về âm nhạc, nhưng có cả thơ và một vở kịch. Tôi làm việc theo nhiều hướng khác nhau - để tìm kiếm giọng nói của mình, phong cách của mình và đi tìm chính mình. Với truyện đầu tiên của tập Những mối tình nực cười (được viết năm 1959), tôi đã có thể chắc là ?ođã tìm thấy mình?. Tôi trở thành người viết văn xuôi, tiểu thuyết gia, và tôi không còn là cái gì khác ngoài đó nữa.? (trích theo François Ricard, trong Lời cuối sách cuốn Risibles amours của nhà xuất bản Gallimard in năm 1998). Truyện ngắn đó là Sẽ không ai cười, mở đầu cho sáu truyện tiếp theo gồm Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu, Trò chơi xin quá giang, Cuộc hội thảo, Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới, Bác sĩ Havel hai mươi năm sau và Edouard và Chúa.
    Dịch từ bản tiếng Pháp Risibles amours của dịch giả François Kérel, in trong bộ sách folio của NXB Gallimard, 1998.

    1
    ?oRót thêm cho em một cốc slivovice nữa đi?, Klara nói và tôi rót rượu cho nàng. Cái cớ để chúng tôi mở chai không lấy gì làm đặc biệt lắm, nhưng cũng không đến nỗi dở: hôm đó tôi vừa nhận được khoản nhuận bút rất khá cho một bài nghiên cứu dài đăng trên một tờ tạp chí lịch sử nghệ thuật.
    Không phải dễ dàng mà bài nghiên cứu đó được in. Những gì tôi viết trong đó toàn là xương xẩu và gây tranh cãi. Chính vì thế tờ Tư tưởng tạo hình với ban biên tập già cả và khó tính đã từ chối không chịu đăng, tôi đành phải gửi sang cho một tạp chí cạnh tranh, đúng là tầm quan trọng kém hơn, nhưng các biên tập viên ở đó trẻ hơn và ít suy nghĩ sâu xa hơn.
    Người đưa thư mang đến trường đại học cho tôi tấm ngân phiếu kèm với một lá thư. Lá thư không quan trọng và tôi chỉ đọc liếc qua vào buổi sáng, vẫn còn lâng lâng vì sự lớn lao mới mẻ của mình. Nhưng khi về nhà, quãng gần nửa đêm, chai rượu dần vơi và để mua vui, tôi cầm lá thư trên bàn lên đọc cho Klara nghe:
    ?oĐồng chí thân mến - cho phép tôi sử dụng từ này: đồng nghiệp thân mến! - Xin thứ lỗi cho một người trong đời anh chưa từng nói chuyện đã mạo muội viết thư cho anh. Tôi viết cho anh để mong anh đọc bài báo gửi kèm đây. Tôi không quen biết anh nhưng tôi đánh giá anh rất cao, bởi trong mắt tôi anh là người có những ý kiến, cách lập luận, những kết luận củng cố một cách đáng ngạc nhiên kết quả các nghiên cứu riêng của tôi?? Tiếp theo đó là những lời ca tụng nhiệt liệt tài năng của tôi và một yêu cầu: ông nhờ tôi viết một bài tóm tắt để gửi cho tờ Tư tưởng tạo hình, tờ báo đã từ chối bài viết của ông từ sáu tháng nay. Người ta nói với ông rằng ý kiến của tôi sẽ có ý nghĩa quyết định, nên kể từ nay tôi trở thành niềm hy vọng duy nhất của ông, ánh sáng duy nhất rọi vào bóng tối đeo đẳng ông.
    Klara và tôi nghĩ ra đủ mọi lời đùa về cái ông Zaturecky này, chỉ riêng tên ông thôi cũng đã làm chúng tôi thấy rất khoái trí rồi; dĩ nhiên những lời nói đùa cũng không xấu bụng gì lắm, lời ca tụng mà ông dành cho tôi khiến tôi trở nên rộng lượng, nhất là với một chai slivovice tuyệt vời ngay trong tầm tay. Rộng lượng đến mức trong thời khắc khó quên đó tôi cảm thấy mình yêu thương toàn thể thế giới. Vì không thể tặng quà cho cả thế giới, chí ít tôi cũng tặng quà cho Klara. Và nếu không có quà thì chí ít cũng có những lời hứa hẹn.
    Klara, đang độ tuổi đôi mươi, là một cô gái con nhà lành. Sao tôi lại nói nhà lành nhỉ, phải nói là một gia đình tuyệt vời chứ! Bố nàng, cựu giám đốc ngân hàng, do đó là đại diện cho tầng lớp đại tư sản, khoảng năm 1950 bị trục xuất khỏi Praha và đến ở làng Celakovice, cách thủ đô khá nhiều đường đất. Con gái của ông bị vào sổ đen của cán bộ và phải làm công nhân may trong một phân xưởng rộng mênh mông của một xí nghiệp may Praha. Tối đó, ngồi bên cạnh nàng, tôi làm cho nàng càng thêm yêu tôi bằng cách tán tụng những mặt hay ho của chỗ làm mà tôi hứa sẽ xoay cho nàng với sự giúp đỡ của bạn bè tôi. Tôi khẳng định là không thể có chuyện một cô gái duyên dáng như nàng lại phải tiêu phí sắc đẹp trước một cái máy may và quyết định nàng phải trở thành người mẫu.
    Klara không có gì để phản đối và chúng tôi qua đêm trong một sự hòa hợp đầy hạnh phúc.
    2
    Chúng ta bị bịt mắt khi đi qua hiện tại. Giỏi nhất thì cũng chỉ có thể dự cảm và đoán định được mình đang trải qua cái gì. Chỉ mãi sau này, khi băng che mắt đã được cởi và có thời gian ngồi kiểm điểm lại quá khứ, chúng ta mới nhận ra được những gì đã trải qua và hiểu được ý nghĩa của chúng.
    Buổi tối hôm đó, tôi cứ nghĩ mình đang uống mừng thành công và không mảy may nghi ngờ rằng đó lại là tối mở màn cho kết cục đời mình.
    Và bởi vì không mảy may nghi ngờ, ngày hôm sau tôi thức dậy với tâm trạng vui vẻ, và trong khi Klara vẫn còn say sưa giấc nồng, tôi cầm lấy bài báo gửi kèm với lá thư của ông Zaturecky và vui vẻ lơ đãng bắt tay vào đọc ngay trên giường.
    Bài báo có tên Một bậc thầy hội họa Séc, Mikolas Ales thậm chí còn không xứng đáng với nửa giờ đồng hồ lơ đãng mà tôi bỏ ra để đọc. Đó là một mớ hổ lốn những thứ cũ mòn, không chút ý thức về phát triển lôgic, và không có lấy nổi một ý tưởng độc đáo.
    Không cần phải bàn cãi gì nữa, bài báo đó là một sự ngớ ngẩn. Đó cũng là điều mà tiến sĩ Kalousek, tổng biên tập tạp chí Tư tưởng tạo hình (nhân vật có tiếng là rất khó chơi), khẳng định với tôi trong ngày hôm đó qua điện thoại. Ông gọi đến trường đại học và nói với tôi: ?oCậu đã nhận được bài của ông Zaturecky chưa? Cậu giúp tôi viết tóm tắt nhé, năm chuyên gia đã muốn quẳng bài báo của ông ta vào sọt rác rồi, nhưng ông ta vẫn cứ năn nỉ và tưởng cậu là người có thẩm quyền cuối cùng và duy nhất. Cậu viết vài dòng rằng nó không ra gì nhé, cậu có thể làm được đấy, cậu có thể tỏ ra hết sức cay độc, và sau đó ông ta sẽ để cho chúng ta yên.?
    Nhưng có điều gì đó ở bên trong tôi ngầm chống lại: Tại sao tôi, chính tôi, lại phải trở thành đao phủ của ông Zaturecky? Tôi có được hưởng lương tổng biên tập đâu? Tôi lại còn nhớ rất rõ là tờ Tư tưởng tạo hình đã quá thận trọng không chịu nhận đăng bài nghiên cứu của tôi; ngoài ra với tôi cái tên Zaturecky gắn chặt với kỷ niệm về Klara, về chai slivovice và một buổi tối thật đẹp. Và còn nữa, tôi không muốn chối, điều này rất con người, tôi chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay và thậm chí chỉ trên một ngón tay duy nhất những người coi tôi là ?ocó thẩm quyền cuối cùng và duy nhất?. Tại sao tôi lại phải biến người duy nhất ngưỡng mộ mình thành kẻ thù?
    Tôi chấm dứt cuộc nói chuyện với Kalousek bằng vài lời trí tuệ và mơ hồ mà chúng tôi mỗi người đều có thể hiểu thế nào cũng được, với ông đó là một lời hứa và với tôi đó là một cách né tránh, và tôi dập máy, quyết định sắt đá sẽ không bao giờ viết tóm tắt bài báo của ông Zaturecky.
    Thế là tôi lấy giấy trong ngăn kéo và viết cho ông Zaturecky một lá thư trong đó tôi cẩn thận tránh mọi lời tán dương đối với công trình của ông và giải thích rằng ý kiến của tôi về hội họa thế kỷ XIX thường vẫn bị coi là sai lạc, nhất là đối với ban biên tập tờ Tư tưởng tạo hình, cho nên sự can thiệp của tôi có thể có hại nhiều hơn là có ích; tôi cũng phủ tới tấp lên ông Zaturecky những lời hoa mỹ thân ái mà ông không thể không tìm được một dấu hiệu cảm thông dành cho mình.
    Ngay sau khi lá thư được cho vào hòm thư, tôi quên liền ông Zaturecky. Nhưng ông Zaturecky không quên tôi.
    3
    Một ngày đẹp trời, khi tôi vừa xong lớp (tôi dạy lịch sử hội họa), bà thư ký Marie đứng tuổi dễ mến, người vẫn pha cà phê cho tôi và trả lời tôi không có ở đó khi trong ống nghe vang lên những giọng phụ nữ không mấy dễ chịu, đến gõ cửa phòng học. Bà thò đầu vào nói có một ông đang đợi tôi.
    Các ông thì tôi không sợ. Tôi chào sinh viên của mình và bước ra, lòng nhẹ nhàng; trong hành lang một người đàn ông thấp nhỏ, mặc bộ đồ màu đen đã cũ và áo sơmi trắng chào tôi. Rồi ông thông báo rất lễ độ mình tên là Zaturecky.
    Tôi đưa người khách của mình vào một căn phòng trống, chỉ cho ông một chiếc ghế phôtơi và bắt đầu câu chuyện với giọng rất vui tươi, nói về đủ thứ chuyện linh tinh, về cái mùa hè chết tiệt mà chúng tôi đang phải trải qua và về các cuộc triển lãm ở Praha.
    Ông Zaturecky lịch sự đồng ý với những lời tán chuyện của tôi, nhưng rất mau mắn ông tìm cách gán mỗi lời đó với bài báo của ông, cái bài báo đột nhiên nằm giữa chúng tôi trong cái bản chất vô hình của nó như là một thứ ái lực không thể cưỡng lại.
    - Tôi sẵn sàng viết một tóm tắt công trình của ông, - cuối cùng tôi nói, - nhưng tôi đã giải thích cho ông trong thư rằng không ai coi tôi là chuyên gia hội họa Czech thế kỷ XIX hết và hơn thế nữa, tôi không thực sự có quan hệ tốt với ban biên tập tờ Tư tưởng tạo hình; họ coi tôi là một kẻ hiện đại chủ nghĩa cứng đầu cứng cổ, cho nên một lời khen của tôi chỉ có thể làm hại cho ông thôi.
    - Ồ! anh quá khiêm tốn rồi, - ông Zaturecky trả lời. - Làm sao một chuyên gia tầm cỡ anh lại có thể bi quan về vị trí của mình như thế! Ở chỗ ban biên tập người ta đã nói với tôi rằng bây giờ tất cả đều phụ thuộc vào ý kiến của anh. Nếu anh khen bài báo của tôi, nó sẽ được in. Anh là cơ may duy nhất của tôi. Công trình này ngốn của tôi ba năm nghiên cứu đấy, ba năm trời tìm tòi. Giờ đây tất cả nằm trong tay anh.
    Những lời thoái thác của chúng ta mới ít thuyết phục làm sao! Tôi không biết phải trả lời ông Zaturecky thế nào nữa. Máy móc nhìn lên khuôn mặt ông, tôi nhìn thấy đôi kính lỗi mốt nhỏ xíu ngây thơ, và cả một nếp hằn đầy cương nghị, vạch một đường thẳng trên trán ông. Trong một khoảnh khắc minh mẫn ngắn ngủi, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng tôi: Nếp nhăn đầy chú tâm và bướng bỉnh đó không chỉ phản chiếu ý thức tử vì đạo mang tính trí thức của ông dành cho những bức tranh của Mikolas Ales, mà còn phản chiếu một sức mạnh ý chí lớn hơn mức bình thường. Không còn đủ tĩnh trí, tôi không tìm ra nổi những lời cáo lỗi đủ mức khéo léo. Tôi biết là mình sẽ không viết bài tóm tắt đó nhưng tôi cũng biết mình không đủ sức nói điều đó thẳng vào mặt con người nhỏ bé quỵ lụy kia.
    Tôi bèn mỉm cười và hứa hươu hứa vượn. Ông Zaturecky cảm ơn tôi, nói là ông sẽ sớm trở lại để xem tình hình ra sao; tôi tạm biệt ông, miệng cười hết cỡ.
    Quả thật vài hôm sau ông quay lại, tôi khéo léo tránh được ông, nhưng ông thông báo ngày hôm sau ông sẽ quay lại trường đại học nữa để hỏi tôi. Tôi hiểu là mọi chuyện đã bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu. Tôi bèn đi gặp Madame Marie để thực thi các biện pháp cần thiết.
    ?oMarie, nếu ông đó còn quay lại hỏi tôi, bà hãy nói với ông ấy là tôi đi Đức để nghiên cứu nhé, một tháng nữa mới về. Thêm một việc nữa: tất cả các giờ giảng của tôi đều vào thứ Ba và thứ Tư. Kể từ nay, tôi sẽ dạy vào thứ Năm và thứ Sáu. Chỉ thông báo cho sinh viên thôi nhé, đừng nói với ai hết và cũng đừng sửa thời khóa biểu. Tôi phải đi vào hoạt động bí mật đây.?
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Milan Kundera​
    Sẽ không ai cười (II)​
    4
    Không lâu sau, ông Zaturecky quay lại thật và có vẻ tuyệt vọng khi bà thư ký nói rằng tôi đã đi Đức khẩn cấp. ?oNhưng không thể thế được! Ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho bài báo của tôi! Làm sao mà ông ấy có thể đi như thế được?? ?Tôi không biết gì hết, - Madame Marie trả lời, - nhưng một tháng nữa ông ấy sẽ về.? ?Mãi một tháng nữa, - ông Zaturecky than thở. - Thế bà có biết địa chỉ ở Đức của ông ấy không?? ?Tôi không biết đâu?, Madame Marie nói.
    Và tôi được yên tĩnh trong một tháng.
    Nhưng một tháng trôi nhanh hơn là tôi tưởng và ông Zaturecky đã lại có mặt ở văn phòng của bà thư ký. ?oKhông, ông ấy vẫn chưa về?, Madame Marie nói, và khi nhìn thấy tôi, bà hỏi giọng cầu khẩn: ?oCái ông khách của anh vẫn tới, anh muốn tôi nói gì với ông ấy bây giờ?? ?Marie ạ, hãy nói rằng tôi mắc bệnh sốt vàng và nằm bệnh viện ở Iéna rồi.? ?oỞ bệnh viện à? Nhưng không thể thế được, ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho bài báo của tôi!?, - ông Zaturecky kêu lên khi bà thư ký báo tin cho ông, vài ngày sau đó. ?Ông Zaturecky ạ, - bà thư ký nói giọng trách móc, - ông trợ giảng đang bị ốm nặng ở nước ngoài, thế mà ông chỉ nghĩ đến bài báo của ông thôi!? Ông Zaturecky ra về, đầu rụt vào trong cổ, nhưng mười lăm ngày sau, ông đã quay lại: ?oTôi đã gửi một lá thư bảo đảm đến Iéna. Thư bị gửi trả lại!? ?oTôi phát điên vì ông khách của anh mất, - ngày hôm sau Madame Marie nói với tôi. - Anh đừng giận, nhưng anh muốn tôi nói gì với ông ấy nữa bây giờ? Tôi đã nói là anh đã về, giờ thì anh tự lo mọi việc nhé!?.
    Tôi không trách Madame Marie, bà đã làm những gì có thể, và hơn thế, còn lâu tôi mới chịu thừa nhận là mình thua cuộc. Tôi biết mình vẫn có thể thoát được. Tôi chỉ còn sống một cách bí mật, tôi bí mật dạy vào thứ Năm và thứ Sáu, còn thứ Ba và thứ Tư tôi bí mật đến rình dưới cổng một tòa nhà đối diện với trường đại học, vui sướng nhìn cảnh ông Zaturecky rình tôi ra khỏi trường. Tôi những muốn đeo một bộ tóc giả và dán hàng ria. Tôi tự coi mình là Sherlock Holmes, là Jack Mổ bụng, là Người vô hình đang đi ngang qua thành phố. Tôi cao hứng hết mức có thể.
    Nhưng đến một hôm, ông Zaturecky chán công việc rình mò và chơi đòn mạnh tay với Madame Marie. ?oThế thực ra ông trợ giảng có đứng lớp không?? ?Ông xem thời khóa biểu thì biết,? Madame Marie trả lời và chỉ tay lên tường, trên đó có một tấm bảng lớn kẻ ô với lịch học được trình bày hết sức rõ ràng.
    - Tôi biết, - ông Zaturecky nói, không chịu để bị lừa, - nhưng đồng chí ấy không bao giờ đến dạy vào thứ Ba và thứ Tư cả. Ông ấy thôi dạy rồi à?
    - Không, - Madame Marie trả lời, cảm thấy rất phiền.
    Và người đàn ông bé nhỏ bèn bám chặt lấy Madame Marie. Ông trách bà đã không cập nhật thời khóa biểu. Ông mỉa mai hỏi làm sao mà bà lại có thể không biết các giảng viên dạy dỗ vào giờ nào cơ chứ. Ông nói sẽ khiếu nại bà. Ông nổi xung. Ông tuyên bố là cũng sẽ tố cáo đồng chí trợ giảng đã không chịu đến dạy. Ông hỏi hiệu trưởng có ở đó không.
    Thật bất hạnh, hiệu trưởng có ở đó.
    Ông Zaturecky gõ cửa văn phòng của ông và bước vào. Mười phút sau, ông quay trở lại văn phòng của Madame Marie và gắt giọng hỏi địa chỉ nhà riêng của tôi.
    - Số 20 phố Skalnikova ở Litomysl, - Madame Marie nói.
    - Sao lại Litomysl?
    - Ông trợ giảng chỉ có một phòng nhỏ ở Praha và không muốn tôi cho địa chỉ?
    - Tôi yêu cầu bà đưa địa chỉ nhà ông trợ giảng ở Praha, - người đàn ông bé nhỏ run người hét lên.
    Madame Marie mất hết bình tĩnh. Bà đưa địa chỉ gác xép của tôi, chỗ trú ẩn khốn khổ của tôi, cái ổ hạnh phúc của tôi, nơi tôi sẽ bị theo đuổi đến cùng.
    5
    Phải, địa chỉ thường trú của tôi là ở Litomysl. Tại đó tôi còn mẹ và ký ức về người bố; mỗi khi có thể, tôi lại rời Praha về làm việc ở nhà, trong căn nhà bé nhỏ của mẹ tôi. Thế nên tôi giữ địa chỉ của mẹ tôi làm địa chỉ thường trú. Nhưng ở Praha tôi không đủ sức tìm được một căn hộ ra hồn như cần thiết và phải có, tôi phải thuê lại một căn phòng tại một khu ven đô, ngay áp mái, một gác xép nhỏ hoàn toàn độc lập mà tôi cố hết sức giấu để những người khách không mời không chạm trán các cô bạn gái của tôi.
    Tôi không định vờ vịt rằng trong tòa nhà này tôi có tiếng tăm tốt đẹp. Ngoài ra, khi về Litomysl, đã nhiều lần tôi cho bạn bè mượn phòng, họ phá phách đến mức suốt đêm cả nhà không ai chợp mắt nổi. Tất cả những điều đó khiến một số người thuê nhà khác rất ghét tôi và chống lại tôi theo lối câm lặng, đôi khi thể hiện ra bằng những lời góp ý của ủy ban dân phố và thậm chí có cả một đơn kiện gửi lên ban quản lý nhà.
    Hồi đó Klara đã bắt đầu thấy việc đi từ Celakovice lên tận Praha để làm việc là quá nặng nhọc, nàng quyết định đến ngủ ở nhà tôi, thoạt tiên mới chỉ rụt rè và chỉ trong những trường hợp đặc biệt, thế rồi nàng để lại một cái váy, tiếp đó là nhiều cái váy, và sau một thời gian hai bộ đồ lễ của tôi đã bị bẹp rúm trong góc tủ và căn gác xép của tôi bị biến thành một phòng khách phụ nữ.
    Tôi rất yêu Klara; nàng đẹp; tôi rất thích thấy người khác ngoái nhìn hai chúng tôi trên đường phố; nàng kém tôi mười ba tuổi và điều đó càng làm tăng thêm uy tín của tôi trong mắt sinh viên; nói tóm lại, tôi có cả nghìn lý do để gắn bó với nàng. Tuy thế, tôi không muốn người khác biết nàng ở nhà tôi. Tôi ngại người ta sẽ nói lại cho ông chủ nhà, một người đàn ông đứng tuổi có vẻ kín đáo và không mấy ưa tôi; tôi run lên với ý nghĩ một hôm nào đó ông ta sẽ đến gặp tôi, vẻ rụt rè và rầu rĩ, đề nghị tôi mời cô bạn gái ra khỏi nhà để giữ gìn danh tiếng cho ông. Do đó tôi đã trầm trọng cảnh báo Klara và cấm nàng không được mở cửa cho bất kỳ ai.
    Hôm đó, nàng có một mình ở nhà. Trời rất đẹp, nhiều nắng và trong căn gác xép của tôi quả cũng hơi nóng. Thế nên nàng trần truồng nằm trên đivăng ngắm trần nhà.
    Chính vào lúc đó có người gõ cửa.
    Không việc gì phải lo lắng hết. Vì cửa phòng tôi không có chuông nên người ta buộc phải đập cửa. Cho nên Klara không mấy bận tâm về tiếng ồn ã này và không buồn nghĩ đến việc ngừng ngắm trần nhà. Nhưng những cú đập cửa không chịu ngừng; chúng tiếp tục với sự dai dẳng kinh người. Cuối cùng Klara phát bực mình; nàng tưởng tượng trước cửa đang có một người đàn ông chầm chậm và trang trọng lật mặt trong áo vest chìa thẻ cảnh sát và sau đó sẽ hỏi tại sao nàng không chịu mở cửa, nàng giấu diếm gì và đã khai báo tạm trú ở đây chưa. Nàng cảm thấy một cảm giác phạm tội, thôi không nhìn lên trần nhà nữa và đưa mắt tìm kiếm chỗ để quần áo. Nhưng những cú gõ cửa gan lỳ đến mức trong cơn bối rối nàng chỉ tìm được chiếc áo mưa của tôi treo ở lối vào. Nàng khoác nó lên người và ra mở cửa.
    Trên ngưỡng cửa, thay vì một khuôn mặt soi mói độc ác, nàng chỉ nhìn thấy một người đàn ông bé nhỏ chào nàng: ?oÔng trợ giảng có ở nhà không?? ?Không, anh ấy đi vắng rồi!? ?Tiếc thật, - người đàn ông bé nhỏ nói và lịch sự xin lỗi. - Ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho một bài báo của tôi. Ông ấy đã hứa với tôi và bây giờ chuyện đó đã trở nên cấp bách rồi. Nếu cô không thấy phiền, xin cho phép tôi để lại cho ông ấy vài chữ.?
    Klara đưa cho người đàn ông bé nhỏ giấy bút và tối đến tôi có thể đọc được rằng số phận bài báo của ông về Mikolas Ales nằm trong tay tôi và ông Zaturecky trân trọng chờ tôi viết bài tóm tắt đã hứa. Ông viết thêm rằng ông sẽ lại đến tìm tôi ở trường đại học.
    6
    Ngày hôm sau, Madame Marie kể cho tôi là Zaturecky đã đe dọa bà, ông đã nổi xung và đã đi khiếu nại; người đàn bà khốn khổ nói giọng vẫn còn run lên, sắp trào ra thành nước mắt; lần này thì tôi nổi giận. Tôi quá hiểu là Madame Marie, cho đến lúc này vẫn vui thích với trò ú tim này (vì quý mến tôi nhiều hơn là vì thích thú chuyện đó), giờ đây cảm thấy bị xúc phạm và rất tự nhiên bà coi tôi là nguồn gốc của những phiền toái bà phải gánh chịu. Và nếu tôi thêm vào việc Madame Marie đã phải nói địa chỉ căn gác xép của tôi, việc người ta đến gõ cửa nhà tôi suốt mười phút và đã làm Klara khiếp sợ, thì sự bực mình của tôi đã chuyển sang thành nỗi tức giận.
    Trong khi tôi ở đó, đứng dựa vào bàn của Madame Marie, cắn môi lùng sục trong óc một cách trả thù, cửa mở ra và ông Zaturecky xuất hiện.
    Ngay khi nhìn thấy tôi, gương mặt ông bừng sáng vì hạnh phúc. Ông cúi người chào tôi.
    Ông đến quá sớm, trước khi tôi kịp có thời gian nghiền ngẫm kế hoạch trả thù.
    Ông hỏi tôi đã đọc mấy chữ ông để lại hôm qua chưa.
    Tôi không nói gì.
    Ông nhắc lại câu hỏi.
    - Rồi, - cuối cùng tôi cũng nói.
    - Thế anh sẽ viết bài tóm tắt đó chứ?
    Tôi nhìn thấy ông ở ngay trước mặt: gầy guộc, bướng bỉnh, đáng sợ; tôi nhìn thấy cái nếp nhăn thẳng đứng vạch trên trán ông niềm say mê duy nhất; tôi nhìn thấy cái nét đó và hiểu rằng đó là một đường thẳng được vẽ nên bởi hai điểm: bởi bài tóm tắt của tôi và bởi bài báo của ông; và rằng, ngoài tội lỗi của cái đường ám ảnh này, trong đời ông tất cả đều thuộc về một sự khắc kỷ giống với các vị thánh. Và tôi rơi vào một cơn thù nghịch, và bỗng nhiên tôi tìm ra lối thoát.
    - Tôi hy vọng ông hiểu rằng tôi không còn gì để nói với ông sau những gì xảy ra ngày hôm qua nữa, - tôi nói.
    - Tôi không hiểu anh nói gì.
    - Đừng đóng trò nữa đi. Cô ấy đã nói hết với tôi. Không cần phải chối đâu.
    - Tôi không hiểu anh nói gì, - người đàn ông bé nhỏ nhắc lại, lần này với giọng cương quyết hơn.
    Tôi lấy giọng vui vẻ gần như bạn bè: ?oNghe này, ông Zaturecky, tôi không muốn trách cứ gì ông đâu. Cả tôi cũng là một kẻ hay tán gái và tôi hiểu ông. Nếu ở vào địa vị ông, tôi cũng sẵn sàng đề nghị như thế với một cô gái trẻ đẹp, nếu tôi chỉ có một mình với cô ấy trong một căn hộ và cô ấy lại còn trần truồng khoác mỗi chiếc áo mưa nữa chứ.?
    Người đàn ông bé nhỏ tái mặt: ?oĐó là một lời sỉ nhục!?.
    - Không, đó là sự thật, ông Zaturecky ạ.
    - Cô gái đó đã nói với ông như thế?
    - Cô ấy không giấu tôi bất cứ điều gì.
    - Đồng chí trợ giảng, đó là một lời sỉ nhục, tôi đã có gia đình! Tôi có vợ! Tôi có con! - Người đàn ông bé nhỏ bước lên một bước, buộc tôi phải lùi lại.
    - Đó là một tình tiết tăng nặng, thưa ông Zaturecky.
    - Anh muốn nói gì?
    - Tôi muốn nói rằng việc ông đã có gia đình là tình tiết tăng nặng đối với một kẻ tán gái.
    - Anh sẽ rút lại những lời đó! - ông Zaturecky nói giọng đe dọa.
    - Được thôi! - tôi nói, giọng hòa giải. - Hôn nhân không nhất thiết là một tình tiết tăng nặng đối với một kẻ tán gái. Nhưng quan trọng gì nào. Tôi đã nói là tôi không trách gì ông và tôi rất hiểu ông. Nhưng dù sao cũng có điều gì vượt quá sự chịu đựng của tôi, đó là việc ông đòi một người viết tóm tắt bài báo của ông, trong khi ông tìm cách quyến rũ bạn gái của anh ta.
    - Đồng chí trợ giảng! Chính ông Kalousek, tiến sĩ văn chương, tổng biên tập tạp chí Tư tưởng tạo hình, tờ báo xuất bản dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm khoa học, đã yêu cầu anh viết bài báo đó và anh phải viết!
    - Hãy lựa chọn đi! Bài tóm tắt của tôi hay bạn gái của tôi. Ông không thể muốn cả hai cái cùng một lúc được!
    - Anh cư xử thật nhố nhăng! - ông Zaturecky kêu lên, vẻ giận dữ đến tuyệt vọng.
    Điều lạ lùng là đột nhiên tôi có cảm giác ông Zaturecky thực sự có ý định cưa cẩm Klara. Tôi cũng phát cáu lên và hét: ?oÔng tự cho phép mình rao giảng đạo đức cho tôi à? Ông, người nhẽ ra phải quỳ xuống xin lỗi tôi ngay trước mặt bà thư ký của chúng ta!?.
    Tôi quay lưng về phía ông Zaturecky đang lảo đảo, hoang mang bước ra khỏi phòng.
    ?oHẹn sớm gặp nhé!?, tôi nói kèm với một tiếng thở phào sau trận chiến khó khăn nhưng thắng lợi, và tôi nói thêm với Madame Marie: ?oTôi nghĩ ông ta sẽ để tôi yên với cái bài tóm tắt đó.?
    Sau một lúc im lặng, Madame Marie rụt rè hỏi tôi:
    - Thế tại sao anh không muốn viết bài báo đó?
    - Bởi vì bài báo của ông ta chỉ là một mớ nhảm nhí, Marie thân mến ạ.
    - Thế tại sao anh không viết một bài nói nó là nhảm nhí?
    - Tại sao tôi phải viết chứ? Tại sao chính là tôi phải tự tạo cho mình những kẻ thù?
    Madame Marie nhìn tôi với một nụ cười an ủi khi cánh cửa lại mở ra; ông Zaturecky xuất hiện, tay chìa ra đằng trước:
    - Chúng ta sẽ xem ai phải xin lỗi người kia!
    Ông run run dằn từng tiếng một và biến mất.
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Milan Kundera​
    Sẽ không ai cười (III)​
    7
    Tôi không nhớ chính xác là cùng ngày hôm đó hay sau này chúng tôi tìm thấy trong hòm thư một phong bì không đề địa chỉ. Cái phong bì đó đựng một tờ giấy trên đó có những chữ to cồ cộ: Thưa bà! Chủ nhật này xin hãy đến nhà tôi để chúng ta nói chuyện về lời sỉ nhục đối với chồng tôi! Tôi sẽ ở nhà suốt ngày. Nếu bà không đến, tôi sẽ bắt buộc phải hành động. Anna Zaturecky, Praha III, Dalimolova 14.
    Klara sợ và bắt đầu đổ tội cho tôi. Tôi phẩy tay bảo nàng đừng lo và tuyên bố ý nghĩa cuộc sống chính là chơi đùa với cuộc sống, và nếu cuộc sống quá lười biếng cho điều đó thì phải thúc cho nó một cái. Con người luôn phải đóng cương cho những cuộc phiêu lưu mới của mình, những chuyến phiêu du dũng cảm, nếu không có chúng anh ta sẽ chui vào trong lớp bụi như một anh lính mệt mỏi. Khi Klara trả lời mình không định đóng cương cuộc phiêu lưu nào hết, tôi đảm bảo với nàng rằng nàng sẽ không bao giờ phải gặp ông Zaturecky cũng như bà vợ của ông, và cuộc phiêu lưu mà chính tôi đã lựa chọn để cưỡi, tôi sẽ thuần hóa được nó không cần đến sự giúp đỡ của ai.
    Buổi sáng, lúc chúng tôi ra khỏi nhà, người gác cửa chặn chúng tôi lại. Người gác cửa không phải là một kẻ thù. Trước đó không lâu tôi đã khôn ngoan đưa ông năm mươi curon và kể từ đó có thể sống với niềm tin vui vẻ là ông đã học được cách lờ tịt tôi đi và không đổ thêm dầu vào lửa khi những kẻ thù khác trong nhà liên kết chống lại tôi.
    - Hôm qua có hai người đến tìm anh chị, - ông nói.
    - Ai thế?
    - Một lão lùn đi cùng bà vợ ông ta.
    - Bà ta trông thế nào?
    - Cao hơn ông ta hai cái đầu. Rất cương quyết. Nghiêm túc. Bà ta hỏi thông tin về tất cả mọi thứ. - Rồi ông quay sang Klara: - Nhất là về cô. Bà ta muốn biết cô là ai và cô tên là gì.
    - Chúa ơi, ông đã nói gì với bà ta? - Klara kêu lên.
    - Thế cô muốn tôi nói gì nữa nào? Tôi có biết ai đến nhà ông trợ giảng đâu? Tôi nói với bà ta là mỗi tối lại có một cô mới.
    - Tuyệt vời, - tôi nói và rút ra một tờ mười curon đưa cho ông. - Cứ tiếp tục thế nhé!
    - Đừng lo gì cả, - sau đó tôi nói với Klara, - Chủ nhật này em không cần đi đâu hết và sẽ không có ai quấy rầy em đâu.
    Chủ nhật tới, và sau Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư. Không có chuyện gì xảy ra hết.
    ?oEm thấy chưa?, tôi nói với Klara.
    Nhưng thứ Năm đã tới. Tôi đang giảng bài cho sinh viên trong một giờ học bí mật như thường lệ, về việc tại sao những con thú non, với tính cách nồng nhiệt và thói sống bầy đàn, lại giải phóng màu sắc cho chủ nghĩa ấn tượng miêu tả, thì Madame Marie mở cửa và thì thầm nói với tôi: ?oVợ ông Zaturecky hỏi anh!?o ?Bà biết rõ là tôi không có ở đây cơ mà, cho bà ta xem thời khóa biểu đi.? Nhưng Madame Marie lắc đầu: ?oTôi đã nói anh không có ở đây, nhưng bà ta đòi vào phòng anh xem và đã nhìn thấy áo mưa của anh treo trên mắc. Bà ấy vẫn đợi anh ngoài hành lang đấy.?
    Một ngõ cụt thường làm nảy ra những ý tưởng tuyệt vời. Tôi nói với cậu sinh viên thân nhất: ?oCậu có thể giúp tôi một việc không? Hãy đi đến phòng làm việc của tôi, mặc áo mưa của tôi và đi ra khỏi trường! Sẽ có một người đàn bà cứ khăng khăng cậu là tôi, chỉ cần chối bay đi là được.?
    Anh sinh viên đi ra và mười lăm phút sau trở lại, thông báo nhiệm vụ đã hoàn thành, đường đã thông và người đàn bà đã đi khỏi.
    Lần này tôi đã thắng.
    Nhưng thứ Sáu đã tới và buổi tối khi đi làm về, Klara run lên vì sợ.
    Hôm đó, người đàn ông lịch thiệp chuyên tiếp khách hàng nữ trong phòng khách xinh đẹp của xí nghiệp may đột ngột mở cánh cửa dẫn đến góc xưởng nơi Klara đang gò lưng làm việc trước cái máy may cùng với mười lăm cô công nhân khác, và kêu lên: ?oCó ai trong số các cô ở nhà số 5 phố Lâu đài không??
    Klara hiểu ngay là ông đang tìm nàng, vì số 5 phố Lâu đài là địa chỉ của tôi. Nhưng vì tính thận trọng mà tôi đã cẩn thận gieo rắc vào đầu nàng, nàng không nhúc nhích vì nàng biết rõ là mình đang sống chui ở nhà tôi và điều đó không liên quan đến ai hết. ?oTôi cũng đã nói thế với bà ấy rồi mà?, người đàn ông lịch thiệp nói khi thấy tất cả các nữ công nhân đều im lặng, và ông bước ra. Sau đó Klara biết rằng một người đàn bà đã gọi điện đến yêu cầu ông kiểm tra địa chỉ của tất cả các nữ công nhân, và trong suốt mười lăm phút đồng hồ cố thuyết phục ông rằng có một cô sống ở số 5 phố Lâu đài.
    Cái bóng của ông Zaturecky in lên căn gác xép diễm tình của chúng tôi.
    ?oNhưng làm cách nào mà bà ta phát hiện được nơi làm việc của em thế nhỉ? Ở đây, ở nhà này, có ai biết gì về em đâu!?, tôi lên giọng nói.
    Phải, tôi đã thực sự tin rằng không một ai biết gì về cuộc sống của chúng tôi. Tôi sống như những con người độc đáo, tin rằng thoát được khỏi những cái nhìn sỗ sàng, trốn được vào sau những bức tường cao, bởi vì họ đã quên tính đến một chi tiết nhỏ: những bức tường đó làm bằng kính trong suốt.
    Tôi cho tiền người gác cửa để ông không cho ai biết Klara sống ở nhà tôi, tôi bắt Klara phải kín đáo và bí mật cao độ, và mặc dù thế cả nhà đều biết sự có mặt của nàng. Chỉ cần một hôm nàng vô ý nói chuyện với một người thuê nhà khác ở tầng hai, thế là người ta biết ngay nàng làm việc ở đâu.
    Không nghi ngờ gì nữa, từ lâu chúng tôi đã bị phát giác. Chỉ duy nhất một điều mà những kẻ hành hình chúng tôi còn chưa biết: tên của Klara. Chính nhờ cái điều bí mật nho nhỏ duy nhất đó mà chúng tôi còn có thể thoát được bà Zaturecky, người đang tiến hành cuộc tranh đấu với một tinh thần đầy hệ thống và một sự bướng bỉnh khiến tôi nổi da gà vì sợ.
    Tôi hiểu rằng chuyện này sẽ rất nghiêm túc; rằng lần này con ngựa cuộc phiêu lưu của tôi đã được đóng cương.
    8
    Chuyện hôm thứ Sáu là như thế. Sang đến thứ Bảy, khi Klara từ chỗ làm về, nàng lại run lẩy bẩy. Chuyện đã diễn ra thế này:
    Bà Zaturecky, đi cùng ông chồng, đã đến tận xí nghiệp may mà bà ta đã gọi điện ngày hôm trước, và xin phép ông giám đốc được đi thăm xưởng may cùng với chồng để xem mặt các nữ công nhân may hiện có mặt. Chắc chắn là một đòi hỏi kỳ cục như thế khiến đồng chí giám đốc kinh ngạc, nhưng trước thái độ của bà Zaturecky, ông không thể từ chối. Bà bày tỏ sự lo ngại đối với vấn đề vu khống, cuộc sống gia đình tan nát và kiện tụng. Ông Zaturecky đứng bên cạnh, im lặng và nhíu lông mày.
    Thế là người ta dẫn họ vào xưởng. Các cô thợ may ngẩng đầu lơ đãng nhìn và Klara nhận ra người đàn ông bé nhỏ; nàng sợ hãi và tiếp tục may với vẻ thu mình quá lộ liễu.
    ?oXin mời ông bà?, ông giám đốc lịch sự mỉa mai nói với cặp vợ chồng đang đứng ngây đơ. Bà Zaturecky hiểu là mình phải mở màn: ?oNào, nhìn đi!?, bà nói để khích lệ chồng. Ông Zaturecky nhướng cái nhìn u tối lên và nhìn lướt qua cả phòng. ?oCô ta có ở đây không??, bà Zaturecky hạ giọng hỏi.
    Ngay cả khi đeo kính, ông Zaturecky cũng không có thị lực tốt đến mức chỉ cần nhìn qua một lần là thấy cả cái xưởng lộn xộn này, chất đầy những thứ linh tinh và quần áo treo trên dây, với những cô công nhân ham hoạt động không thể ngồi im mặt hướng ra cửa, mà phải quay đầu, nhúc nhích ghế, đứng lên, quay mặt đi. Cuối cùng ông Zaturecky phải quyết định bước lên trước, đi sâu vào xưởng để xem mặt từng cô một.
    Khi những người phụ nữ bị nhìn vào mặt như thế, hơn nữa lại bởi một nhân vật dị dạng đến vậy, họ cảm thấy một thứ cảm giác xấu hổ bối rối và thể hiện sự không vừa lòng của mình bằng những lời châm chọc và những cái nhăn mặt. Một người trong số họ, một cô gái rất trẻ, xấc xược kêu lên: ?oLão tìm khắp nơi con điếm đã chơi lão kìa!?.
    Tiếng cười rộ và độc ác của đám phụ nữ dội lên cặp vợ chồng đang phải đối mặt, rụt rè và bướng bỉnh, với vẻ cao quý lạ lùng.
    ?oBà ơi, - cô gái xấc xược kêu lên với bà Zaturecky, - bà không trông kỹ ông con của bà rồi! Nếu tôi có một thằng nhóc kháu như thế, tôi sẽ không bao giờ cho nó thò mũi ra đường đâu!?.
    ?Nhìn đi?, bà vợ của ông chồng thì thào, và người đàn ông bé nhỏ, vẻ u tối và rụt rè, đi từng bước quanh xưởng, như thể đang tiến lên giữa hai hàng rào toàn những cú đánh và chửi thề, nhưng với một bước đi chắc chắn, không bỏ qua khuôn mặt nào hết.
    Trong suốt thời gian diễn ra cảnh đó, ông giám đốc mỉm cười vẻ không can dự; ông biết công nhân của mình và hiểu sẽ không làm được gì; giả bộ như không nghe thấy tiếng ồn ã họ gây ra, ông hỏi ông Zaturecky: ?oThế cô gái đó trông như thế nào??.
    Ông Zaturecky quay lại về phía ông giám đốc và trả lời giọng chậm rãi và nghiêm trang: ?oCô ta đẹp? cô ta rất đẹp??
    Trong thời gian đó, Klara co mình trong một góc phòng, và tạo hình ảnh trái ngược hẳn với tất cả những cô gái đang bùng phát vui vẻ, với dáng vẻ lo lắng, đầu cúi xuống, cử chỉ nóng nảy. Nàng đóng thật kém cái vai thiếu nữ không mấy quan trọng và bị lu mờ! Và thoắt cái ông Zaturecky đã ở cách chiếc máy may của nàng hai bước chân; lúc nào ông cũng có thể nhìn rõ được mặt nàng!
    - Ông nhớ là cô ấy đẹp nhưng điều ấy thì có ý nghĩa gì, - đồng chí giám đốc lịch sự lưu ý ông Zaturecky. - Có quá nhiều phụ nữ xinh đẹp! Cô ấy cao hay thấp?
    - Cao, - ông Zaturecky nói.
    - Tóc nâu hay vàng?
    - Tóc vàng, - ông Zaturecky trả lời sau một lát lưỡng lự.
    Đoạn này của truyện có thể được coi như là một thậm xưng về quyền lực của cái đẹp. Cái ngày ông Zaturecky nhìn thấy Klara ở nhà tôi, ông bị lóa mắt đến mức đã không hề nhìn thấy nàng. Cái đẹp đã thả một tấm màn mờ ảo trước mắt ông. Cái tấm màn ánh sáng đó đã che khuất nàng.
    Bởi vì Klara không cao, tóc cũng không vàng. Trong mắt ông Zaturecky, tầm vóc lớn lao của vẻ đẹp đã biến thành tầm vóc bên ngoài cao lớn. Và ánh nắng khơi gợi vẻ đẹp khiến tóc nàng như có vàng.
    Khi cuối cùng người đàn ông bé nhỏ đi đến góc phòng nơi Klara, trong bộ quần áo lao động màu nâu, người rúm lại, đầu cúi gằm xuống các chi tiết của một cái jupe may dở, ông không nhận ra nàng. Ông không nhận ra nàng bởi vì ông chưa bao giờ nhìn thấy nàng hết.


  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Milan Kundera​
    Sẽ không ai cười (IV)​
    9
    Khi Klara kể xong chuyện của mình theo lối đứt đoạn và không được rõ ràng lắm, tôi nói với nàng: ?oEm thấy chưa, chúng ta gặp may rồi!?.
    Nhưng nàng lại òa lên khóc: ?oSao chúng ta lại gặp may được? Nếu hôm nay họ không tìm thấy em, thì ngày mai họ sẽ tìm thấy.?
    - Anh muốn biết bằng cách nào.
    - Họ sẽ đến tìm em ở đây, ở nhà anh.
    - Anh sẽ không mở cửa cho ai hết.
    - Thế nếu họ gọi cảnh sát? Nếu họ cứ khăng khăng bắt anh phải nói em là ai. Bà ấy đã nói sẽ kiện, bà ấy tố cáo em đã vu khống chồng bà.
    - Thôi nào em! Anh sẽ biến bọn họ thành trò hề lố bịch. Tất cả chỉ là một lời đùa thôi.
    - Thời này không phải thời của đùa cợt, người ta coi mọi chuyện đều nghiêm túc và đầu tư thời gian vào đó; họ sẽ nói là em cố tình muốn bôi nhọ thanh danh của họ. Khi người ta nhìn thấy ông ấy, làm sao người ta có thể tin là ông ấy muốn quyến rũ một người phụ nữ?
    - Em có lý, Klara, - tôi nói, - có lẽ chúng ta phải dừng lại thôi.
    - Anh nói vớ vẩn quá, - Klara trả lời. - Anh biết là em phải cẩn thận. Đừng quên bố em là ai. Rằng nếu em bị triệu tập đến một hội đồng xử phạt, ngay cả chỉ để điều tra, hồ sơ của em sẽ có vết ngay và sẽ không bao giờ em thoát được cái xưởng may đó. Nhân tiện, em cũng muốn biết cái nghề người mẫu mà anh hứa với em, chuyện đó đến đâu rồi? Với cả em cũng không muốn đến ngủ đêm ở nhà anh nữa, ở đây em sợ người ta đến tìm em, em sẽ quay về Celakovice.
    Đó là cuộc tranh luận đầu tiên trong ngày.
    Trong ngày còn có một cuộc tranh luận khác nữa, ngay buổi chiều, sau cuộc họp giáo viên khoa.
    Ông trưởng khoa, sử gia nghệ thuật tóc muối tiêu, một con người rộng lượng, bảo tôi vào văn phòng của ông.
    - Bài nghiên cứu mà anh vừa cho in cải thiện tốt tình hình cho anh đấy, tôi hy vọng là anh biết điều đó chứ? - ông nói với tôi.
    - Có, tôi có biết, - tôi trả lời.
    - Ở đây, ở trường, nhiều giáo sư cảm thấy bị chĩa mũi dùi và ông hiệu trưởng cho là đó là một đòn tấn công nhằm vào các ý kiến của ông ấy.
    - Thế tôi có thể làm gì? - tôi nói.
    - Không gì hết, - ông giáo sư trả lời. - Nhưng các trợ giảng được bổ nhiệm trong vòng ba năm. Đối với anh, thời kỳ đó đã sắp sửa hết, và vị trí đó sẽ được giao thông qua thi tuyển. Dĩ nhiên hội đồng có thói quen giao chỗ đó cho người nào đã từng dạy ở trường, nhưng anh có chắc là người ta sẽ tiếp tục làm như vậy với trường hợp của anh không? Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói. Cho đến hiện tại, vẫn có một điều có lợi cho anh: anh dạy hay, anh được sinh viên yêu quý, và họ học được điều gì đó từ anh. Nhưng anh không thể trông chờ vào đó đâu. Hiệu trưởng vừa thông báo với tôi là anh đã không đi dạy trong suốt ba tháng và điều đó thì không thể biện hộ được. Đó là một lý do đầy đủ để đuổi việc anh ngay lập tức.
    Tôi giải thích cho ông giáo sư là mình đã không hề bỏ một giờ dạy nào, rằng tất cả chỉ là một chuyện đùa và tôi kể cho ông nghe toàn bộ cậu chuyện về ông Zaturecky và Klara.
    - Tốt lắm, tôi tin anh, - ông giáo sư nói, - nhưng việc tôi tin anh không thay đổi được gì hết. Bây giờ cả trường người ta kháo nhau là anh không đi dạy rồi. Vấn đề đã được bàn ở hội đồng khoa và hôm qua đã lên tới ban giám hiệu.
    - Nhưng tại sao người ta không nói với tôi về chuyện đó từ trước?
    - Anh muốn người ta nói gì với anh nào? Tất cả đều rất rõ ràng đấy chứ. Bây giờ, người ta đang rà lại toàn bộ hạnh kiểm của anh trong quá khứ và tìm mối liên hệ giữa quá khứ của anh và thái độ hiện tại của anh.
    - Người ta có thể tìm thấy điều gì xấu trong quá khứ của tôi? Chính ông cũng biết là tôi yêu nghề đến thế nào. Tôi chưa từng bỏ dậy một lần nào. Lương tâm tôi trong sạch.
    - Đời ai cũng có vô vàn ý nghĩa, - ông giáo sư nói. - Tùy thuộc vào cách mà người ta trưng nó ra, quá khứ của bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể trở thành đời của một nguyên thủ quốc gia được yêu quý hay của một tên tội phạm. Hãy xem thử trường hợp của chính anh mà xem. Người ta không thấy anh đến dự các cuộc họp nhiều lắm, và ngay cả khi anh đến, phần lớn thời gian anh im lặng. Không ai có thể biết thực sự anh nghĩ gì. Tôi còn nhớ, khi đang thảo luận về những vấn đề nghiêm túc bỗng nhiên anh lại nói một câu khôi hài làm người khác phải nghi ngờ. Người ta quên ngay những nghi ngờ đó, nhưng hôm nay, khi người ta coi xét lại quá khứ, đột nhiên chúng sẽ mang một nội hàm chính xác. Hoặc là, anh hãy nhớ đến tất cả những người phụ nữ mà anh bảo thư ký trả lời là anh không có ở đó! Hoặc là, hãy xem riêng bài nghiên cứu gần nhất của anh, ai cũng có thể khẳng định nó được viết ra vì những tư tưởng chính trị đáng ngờ. Tất nhiên, đó chỉ là những sự việc riêng biệt; nhưng thế cũng đủ để kiểm tra chúng theo ánh sáng của tội lỗi hiện nay của anh để tất cả chúng tạo nên một tổng thể gắn bó minh họa hùng hồn cho đầu óc và thái độ của anh.
    - Nhưng tội lỗi nào! - tôi kêu lên. - Tôi sẽ công khai giải thích mọi việc đúng như chúng đã diễn ra; nếu con người thực là con người, họ sẽ chỉ có thể cười mà thôi.
    - Anh muốn thế nào cũng được. Nhưng anh sẽ thấy rằng con người không phải là con người hoặc anh không biết con người như thế nào hết. Họ sẽ không cười đâu. Nếu anh giải thích mọi chuyện cho họ như là chúng đã diễn ra, họ sẽ không chỉ không coi là anh rũ sạch được trách nhiệm của mình như được viết trong thời khóa biểu, nghĩa là anh đã không làm cái mà anh phải làm, mà, trên thị trường, anh đã đi dạy một cách bí mật, nghĩa là anh đã làm điều mà anh không được phép làm. Sau đó người ta sẽ cho là anh đã sỉ nhục một con người có việc nhờ anh giúp đỡ. Người ta sẽ cho là anh sống một cuộc đời trác táng, rằng một cô gái trẻ sống ở nhà anh mà không khai báo, điều đó sẽ gây ra một ấn tượng cực kỳ xấu đối với bà chủ tịch hội đồng khoa. Chắc chắn mọi chuyện sẽ ầm ĩ và Chúa mới biết người ta sẽ đồn đại gì, trong sự hả hê của tất cả những người ghét anh vì những ý kiến của anh nhưng lại thích tấn công anh bằng những cái cớ khác.
    Tôi biết là ông giáo sư không tìm cách làm tôi sợ, cũng không định khiến tôi phạm sai lầm, nhưng tôi kết luận ông là một người khác người và không muốn nhường đường trước sự hoài nghi của ông. Chính bản thân tôi đã trèo lên con ngựa này; do đó tôi không thể chấp nhận ông cầm cương từ tay tôi và dẫn tôi đến nơi mà ông cho là tốt. Tôi đã sẵn sàng cho cuộc chiến đấu.
    Và con ngựa không từ chối cuộc tranh đấu. Về đến nhà, tôi tìm thấy trong hòm thư một tờ giấy triệu tập cuộc họp ủy ban dân phố.
    10
    Ủy ban dân phố ngồi xung quanh một cái bàn dài trong một cửa hiệu đổ nát. Một người đàn ông tóc muối tiêu, đeo kính và cằm lẹm, chỉ cho tôi một cái ghế. Tôi cảm ơn, tôi ngồi xuống và ông bắt đầu nói với tôi. Ông thông báo với tôi là ủy ban dân phố đã để ý đến tôi từ lâu nay, rằng họ biết rõ tôi sống một cuộc đời trác táng, điều đó tạo nên một ấn tượng xấu cho xung quanh; rằng những người thuê nhà nơi tôi sống đã phàn nàn là không thể chợp nổi mắt cả đêm vì tiếng ầm ĩ phát ra từ phòng tôi; rằng tất cả những điều đó đã là đủ để người ta có được một nhận xét đúng đắn về tôi; và nhất là, nữ đồng chí Zaturecky, vợ của một người lao động khoa học, vừa cầu xin sự giúp đỡ của ủy ban dân phố: từ sáu tháng nay tôi phải viết một bài tóm tắt công trình khoa học của chồng bà mà không chịu làm, dù biết rất rõ là số phận của công trình đó nằm trong tay tôi.
    - Tôi thấy khó mà coi đó là một công trình khoa học, đó là một mớ hổ lốn các loại ý tưởng cóp nhặt! - tôi ngắt lời người đàn ông cằm lẹm.
    - Thật là lạ, thưa đồng chí, - một người đàn bà trạc ba mươi tuổi mặc đúng mốt can thiệp với một nụ cười sáng bừng dán chặt (có vẻ như là một lần là xong) lên khuôn mặt. - Cho phép tôi hỏi anh một câu: chuyên môn của anh là gì?
    - Lịch sử nghệ thuật.
    - Thế chuyên môn của đồng chí Zaturecky là gì?
    - Tôi không biết. Có thể ông ấy làm cùng lĩnh vực với tôi.
    - Anh thấy không, - người đàn bà tóc vàng kêu lên và nhiệt tình quay về phía các thành viên khác của ủy ban, - với đồng chí đây một người lao động khoa học cùng chuyên môn không phải là đồng chí mà là một người cạnh tranh.
    - Tôi nói tiếp, - người đàn ông cằm lẹm nói. - Nữ đồng chí Zaturecky đã nói với chúng tôi rằng chồng bà đã đến nhà cậu và gặp một cô gái. Có vẻ như là sau đó cô gái đó đã vu khống ông ấy với cậu, nói rằng đồng chí Zaturecky tìm cách quấy rối ******** với cô ta. Nữ đồng chí Zaturecky có thể đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi cho thấy chồng của bà không thể là tác giả của hành động đó. Bà muốn biết tên cô gái đã vu khống chồng bà và kiện lên hội đồng luật pháp của Ủy ban quốc gia, bởi vì lời vu khống đó có nguy cơ làm hại đến chồng bà và khiến ông mất đi các phương tiện sống.
    Dù sao tôi cũng cố thử một lần nữa tách vụ việc khỏi sự quá đà của nó: ?oNghe này, đồng chí, - tôi nói, - tất cả những điều đó không đáng đâu. Công trình mà chúng ta đang nói kém đến mức sẽ không ai nhận quảng cáo, chứ không chỉ mình tôi. Và nếu có nảy sinh một hiểu lầm giữa cô gái đó và ông Zaturecky thì đó cũng không phải là lý do để triệu tập cả một cuộc họp thế này.?
    - Thật may mắn, thưa đồng chí, cậu không phải là người quyết định có tổ chức những cuộc họp của chúng tôi hay không, - người đàn ông cằm lẹm trả lời. - Và nếu bây giờ cậu cứ cố tình nói công trình của đồng chí Zaturecky không đáng một xu, thì cần phải xem cái đó như là một đòn trả thù. Nữ đồng chí Zaturecky đã cho chúng tôi đọc một lá thư mà cậu viết cho chồng bà ấy sau khi biết về công trình của ông.
    - Đúng vậy. Nhưng trong lá thư đó tôi không hề nói về chất lượng của nghiên cứu đó.
    - Chính xác. Nhưng cậu đã viết cho đồng chí Zaturecky là cậu sẽ sẵn sàng giúp đỡ ông ấy; và rõ ràng là khi đọc lá thư đó có thể thấy cậu đánh giá cao công trình của ông ấy. Thế mà bây giờ cậu lại nói đó là một mớ hổ lốn. Tại sao cậu không viết cho ông ấy ngay sau đó? Tại sao không nói thẳng cho ông ấy?
    - Đồng chí thật là người hai mặt, - người đàn bà tóc vàng nói.
    Lúc đó một người đàn bà đứng tuổi tóc phidê can thiệp vào cuộc nói chuyện; ngay lập tức bà ta đề cập đến bản chất vấn đề: ?oChúng tôi muốn đồng chí nói cô gái mà ông Zaturecky gặp ở nhà đồng chí là ai.?
    Tôi hiểu là rõ ràng mình không còn đủ sức cứu câu chuyện này khỏi bị chụp cái mũ nghiêm trọng phi lý đó, và chỉ còn lại một lối thoát duy nhất: làm rối tinh các dấu vết, tách những người này xa ra khỏi Klara, đánh lạc hướng họ khỏi nàng, như con gà gô đánh lạc hướng con chó săn khỏi tổ của mình và chịu bị ăn thịt để cứu lũ con.
    - Thật tệ, - tôi nói, - nhưng tôi không nhớ nổi tên cô gái đó nữa.
    - Sao cơ? Cậu không nhớ tên cô gái mà cậu đã sống chung? - người đàn bà tóc phidê hỏi.
    - Anh có vẻ có tư cách mẫu mực đối với các cô gái đấy, đồng chí ạ, - người phụ nữ tóc vàng nói.
    - Có thể là tôi nhớ được, nhưng phải nghĩ đã. Hôm ông Zaturecky đến gặp tôi là ngày nào nhỉ?
    - Đó là? đợi tí, - người đàn ông cằm lẹm nói và nhìn vào đống giấy tờ của mình. - Ngày 14, tức là buổi chiều thứ Tư.
    - Thứ Tư ngày 14? Hượm đã?- tôi lấy hai tay vò đầu và suy nghĩ. - Được rồi, tôi nhớ ra rồi. Đó là Hélène. - Tôi nhận thấy tất cả đang nuốt từng lời của tôi.
    - Hélène? Được rồi, rồi sao?
    - Rồi sao? Thật không may là tôi không biết gì cả. Tôi không muốn hỏi cô ấy. Nói đúng ra thì tôi cũng không thật sự chắc đó có phải là Hélène hay không. Tôi gọi cô ấy là Hélène bởi vì tôi thấy chồng cô ấy tóc đỏ hệt như Ménélas. Tôi làm quen với cô ấy vào tối thứ Ba trong một sàn nhảy và nói được vài lời với cô khi Ménélas đi lấy một ly cognac ở quầy. Cô ấy đến gặp tôi vào ngày hôm sau và buổi chiều ở lại nhà tôi. Khoảng buổi tối, tôi phải để cô ở lại nhà một mình khoảng hai tiếng để đi họp ở trường. Khi về nhà, cô ấy rất tức tối, nói là có một ông đến và đề nghị khiếm nhã với cô. Cô tin là tôi thông đồng với ông ta, cô cảm thấy bị xúc phạm và không muốn nghe tôi nói gì nữa cả. Thế nên, các ông các bà cũng thấy đấy, tôi còn không có đủ thời gian để biết tên thật của cô ấy nữa.
    - Đồng chí, dù điều anh vừa kể đúng hay sai, - người phụ nữ tóc vàng nói, - thì tôi cũng thấy không thể hiểu được làm thế nào mà một người như anh lại có thể dạy dỗ bọn trẻ được. Làm thế nào mà cuộc sống tại đất nước chúng ta chỉ khuyến khích anh uống rượu và quyến rũ phụ nữ? Hãy chắc rằng chúng tôi sẽ nói ý kiến của mình về điểm này cho những người có thẩm quyền.
    - Người gác cửa không hề nói cho chúng tôi về ai tên là Hélène hết, - người đàn bà tóc phidê nói xen vào, - nhưng ông ấy nói là từ một tháng nay cậu chứa chấp một cô gái mà không khai báo, cô ta làm việc tại một xí nghiệp may. Đừng quên cậu đang thuê lại nhà nhé, đồng chí! Cậu nghĩ là có thể cho ai thuê lại cũng được hết à? Cậu coi nhà là động đĩ à? Nếu cậu không muốn cho chúng tôi biết tên của cô ta, cảnh sát sẽ biết cách để tìm ra.
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 03:15 ngày 13/08/2004
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Milan Kundera ​
    Sẽ không ai cười (V)​
    11
    Mặt đất chao đi dưới chân tôi. Chính tôi bắt đầu cảm thấy bầu không khí không có lợi mà ông giáo sư đã nói với tôi. Chắc chắn là chưa ai bị triệu tập, nhưng tôi đã nghe đây đó những lời ám chỉ và Madame Marie, nghe ngóng từ những lần uống trà tán chuyện của các giáo sư tại phòng bà, đã thông cảm cho tôi biết một số thông tin. Ban giám hiệu sẽ họp trong vài ngày tới và sẽ tiếp nhận mọi ý kiến và đánh giá; tôi tưởng tượng ra cảnh các thành viên ban giám hiệu đang ngồi đọc báo cáo của ủy ban dân phố, cái tờ giấy mà tôi chỉ biết một điều duy nhất: nó bí mật và tôi không thể nhận xét gì về nó hết.
    Trong đời có những lúc phải vừa lùi bước vừa chiến đấu. Khi đó phải bỏ những vị trí ít quan trọng nhất để giữ lại cho được những vị trí thiết yếu. Với tôi vị trí then chốt dường như là tình yêu của tôi. Phải, trong những ngày nhiều biến động đó, đột nhiên tôi bắt đầu hiểu ra là tôi yêu cô thợ may của tôi, rằng tôi thật sự yêu nàng.
    Ngày hôm đó, tôi hẹn gặp nàng trước một nhà thờ. Không phải ở nhà. Bởi vì nhà có phải là nhà đâu? Một căn phòng tường lắp kính bốn bên có phải là một ngôi nhà không? Một căn phòng mà những người quan sát nhòm ngó bằng ống nhòm? Một căn phòng mà bạn phải giấu giếm người đàn bà mà bạn yêu như giấu một món hàng lậu?
    Thế cho nên ở nhà chúng tôi không phải ở nhà chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác là những kẻ đột nhập đã chui vào một vùng đất lạ và có nguy cơ bị tóm bất cứ lúc nào, chúng tôi mất bình tĩnh ngay khi có tiếng bước chân vang lên trong hành lang, lúc nào chúng tôi cũng nghe có tiếng người gõ cửa, gõ thật dai dẳng. Klara đã trở về Celakovice và chúng tôi không muốn gặp lại, dù chỉ một lúc ngắn, tại nhà của chúng tôi mà giờ đã trở nên xa lạ. Chính vì thế tôi đã nhờ một anh bạn họa sĩ cho mượn xưởng vẽ của anh buổi tối. Và ngày hôm đó là lần đầu tiên anh giao chìa khóa cho tôi.
    Thế là chúng tôi lại được ở trong nhà, trong một căn phòng rộng mênh mông với một chiếc đivăng nhỏ và một cửa sổ rộng nghiêng vào trong, từ đó có thể nhìn thấy cảnh Praha trong ánh sáng buổi tối; giữa một đống tranh dựa dọc tường, trong sự bẩn thỉu và lộn xộn vô lo của nhà nghệ sĩ này, tôi đột nhiên tìm lại những ấn tượng xưa cũ của mình về tự do dịu dàng. Tôi nằm thoải mái trên đivăng, lấy cái mở nút chai mở chai rượu vang. Tự do và vui vẻ, tôi nói huyên thuyên và tận hưởng buổi tối đẹp đẽ và buổi đêm đẹp đẽ mà chúng tôi sắp có.
    Chỉ có điều, nỗi hoảng sợ vừa rời khỏi tôi lại rơi uỵch xuống Klara.
    Tôi đã nói là nàng đã đến ở nhà tôi không chút đắn đo, thậm chí còn với vẻ tự nhiên nhất trên đời. Nhưng giờ đây khi chúng tôi đang ở một lúc trong một xưởng vẽ lạ, nàng lại cảm thấy khó chịu. Thậm chí còn hơn là khó chịu. ?oEm thấy nhục nhã,? nàng nói.
    - Điều gì làm em thấy nhục nhã? - tôi hỏi.
    - Vì anh đã mượn một căn nhà.
    - Tại sao việc anh mượn một căn nhà lại làm em thấy nhục nhã?
    - Bởi vì việc đó có cái gì đó gây nhục nhã.
    - Chúng ta không thể làm khác.
    - Em biết, nhưng trong một căn hộ đi mượn thế này em cảm thấy như mình là một con điếm.
    - Chúa ơi! Tại sao em lại cảm thấy là một con điếm khi chúng ta ở trong một căn hộ đi mượn thế này? Gái điếm thường dẫn khách về nhà mình chứ không về một căn hộ đi mượn đâu.
    Không thể tấn công một cách lý trí vào tấm barie vững chắc vô lý mà, như người ta nói, tâm hồn phụ nữ vốn thấm đẫm. Ngay từ đầu cuộc nói chuyện của chúng tôi đã có những điềm xấu.
    Tôi kể cho Klara những gì ông giáo sư đã nói với tôi, tôi cũng kể cho nàng cuộc họp với ủy ban dân phố diễn ra như thế nào và cố thuyết phục nàng tin rằng cuối cùng chúng tôi cũng sẽ vượt qua hết tất cả các trở ngại.
    Klara im lặng một lúc rồi khẳng định rằng tôi phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện. ?oÍt nhất thì liệu anh có thể giải thoát em khỏi cái xưởng may đó không??
    Tôi trả lời hiện tại thì phải kiên nhẫn thêm một chút.
    - Anh thấy chưa, - Klara nói, - chỉ toàn là hứa với hẹn thôi, cuối cùng thì anh cũng sẽ chẳng làm gì hết. Bây giờ thì làm sao em thoát ra được nữa chứ, ngay cả nếu có ai đó chấp nhận giúp em, vì với lỗi lầm của anh lý lịch của em đã có vết rồi.
    Tôi hứa danh dự với Klara là nàng sẽ không dính dáng gì với những chuyện rắc rối giữa tôi và ông Zaturecky.
    - Dù thế em cũng không sao hiểu được, - Klara nói, - tại sao anh lại từ chối không chịu viết bài tóm tắt đó. Nếu anh viết, chúng ta sẽ được yên ổn ngay lập tức.
    - Dù sao đi nữa cũng đã muộn quá mất rồi, Klara ạ, - tôi nói. - Nếu bây giờ anh viết bài báo đó, họ sẽ cho là anh lên án công trình của ông ta để trả thù, và họ sẽ còn nổi giận hơn nữa.
    - Thế tại sao anh nhất định phải lên án công trình đó? Nhận xét tốt cho ông ấy đi!
    - Anh không thể làm được điều ấy đâu, Klara ạ. Bài báo đó không thể chấp nhận được.
    - Thế thì sao nào? Anh định chơi trò người bảo vệ chân lý chắc! Khi anh viết cho ông già ấy nói là ý kiến của anh không hề có giá trị gì với tờ Tư tưởng tạo hình, không phải là anh nói dối à? Khi anh nói với ông ấy là ông ấy định cưa cẩm em, không phải là anh nói dối à? Khi nói về cô Hélène đó, không phải là anh nói dối à? Thế thì, khi mà anh đã nói dối lia lịa như thế, nói dối thêm một lần nữa thì có sao nếu anh nhận xét tốt về bài báo của ông ấy? Đó là cách duy nhất để dàn xếp mọi việc.
    - Em biết không, Klara, - tôi nói, - em cứ nghĩ lời nói dối nào cũng giống nhau, nhưng em nhầm lẫn đấy. Anh có thể bịa ra đủ thứ trên đời, chơi xấu người khác, dựng lên đủ mọi thứ huyền thoại, làm đủ loại trò đùa, anh không hề có cảm giác mình là kẻ nói dối; những lời nói dối đó, nếu em cứ nhất định gọi chúng là những lời nói dối, chính là anh, là con người của anh; với những lời nói đó, anh không che giấu điều gì hết, khi nói những lời nói dối đó thực ra là anh đang nói thật. Nhưng có những điều mà anh không thể nói dối được. Có những điều mà anh biết đến tận chân tơ kẽ tóc, nên anh hiểu được ý nghĩa, và anh yêu quý. Anh không đùa với những điều đó. Nói dối về chúng sẽ hạ thấp chính bản thân anh, và anh không thể làm được, đừng đòi anh phải làm điều đó, anh sẽ không làm đâu.
    Chúng tôi không hiểu được nhau.
    Nhưng tôi thực sự yêu Klara và tôi quyết định sẽ làm tất cả để nàng không thể trách cứ tôi điều gì. Ngay ngày hôm sau, tôi viết thư cho bà Zaturecky để mời bà đến gặp lúc hai giờ chiều hôm sau, tại văn phòng của tôi.
    12
    Trung thành với tinh thần kỷ luật của mình, bà Zaturecky gõ cửa văn phòng của tôi chính xác vào giờ hẹn. Tôi mở cửa và mời bà vào.
    Thế là cuối cùng tôi cũng nhìn thấy bà. Đó là một người đàn bà cao lớn, rất cao, đôi mắt xanh nhạt không ăn nhập với khuôn mặt gầy guộc và dài ngoẵng của một người nông dân.
    ?oBà tự nhiên đi?, tôi nói, và bà lóng ngóng cởi chiếc áo măngtô dài màu hạt dẻ đậm, bó chặt vào người và được cắt rất lạ, khiến tôi nghĩ tới những chiếc áo capốt nhà binh cũ.
    Tôi không muốn là người đầu tiên mở màn; tôi muốn đối phương hạ bài trước. Khi bà Zaturecky đã ngồi, bằng vài lời tôi gợi cho bà vào câu chuyện.
    Bà nói giọng nghiêm trang và không chút nóng nảy: ?oAnh cũng biết tại sao tôi tìm anh. Chồng tôi vẫn luôn rất kính trọng anh, với tư cách con người cũng như tư cách nhà bác học. Tất cả phụ thuộc ở bài tóm tắt của anh. Và anh đã từ chối không chịu viết. Chồng tôi đã cống hiến ba năm trời cho công trình đó. Ông ấy sống khó khăn hơn anh. Ông ấy là thầy giáo, ngày nào cũng phải đi sáu mươi cây số để đi dạy ở nông thôn. Năm ngoái tôi đã phải xin nghỉ làm để ông ấy có thể cống hiến hoàn toàn sức lực cho khoa học?.
    - Ông Zaturecky không đi làm nữa à? - tôi hỏi.
    - Không?
    - Thế ông bà sống bằng gì?
    - Bây giờ thì tôi phải giật gấu vá vai thôi. Khoa học là niềm say mê của ông ấy. Giá mà anh biết được ông ấy đã nghiên cứu những gì. Ông ấy luôn nói một nhà bác học thực thụ phải viết ba trăm trang chỉ để giữ lại ba mươi trang. Rồi bỗng xuất hiện cô gái đó. Hãy tin tôi đi, tôi biết ông ấy, chắc chắn là ông ấy không làm một việc giống như cô gái đó đã tố cáo, cứ thử để cô ta nhắc lại điều ấy trước mặt chúng tôi xem! Tôi biết đàn bà, có thể là cô ta yêu anh nhưng anh không yêu cô ta. Có thể cô ta muốn làm anh phát ghen. Nhưng anh có thể tin tôi, không bao giờ chồng tôi dám làm thế đâu!
    Trong khi lắng nghe bà Zaturecky nói, chợt xảy đến với tôi một điều kỳ lạ: tôi quên mất là vì người đàn bà này mà tôi sẽ phải rời khỏi trường, vì người đàn bà này mà một bóng ma đã lẩn quất vào giữa Klara và tôi, vì người đàn bà này mà bao ngày qua tôi đã phải thường xuyên giận dữ và đau đớn. Toàn bộ mối liên hệ giữa bà và câu chuyện mà cả hai chúng tôi đang đóng vai đáng buồn giờ đây bỗng trở nên rối rắm, lỏng lẻo, không ý nghĩa. Đột nhiên tôi hiểu mình chỉ ảo tưởng khi tưởng tượng hai chúng tôi cùng cầm cương cho cỗ xe cuộc phiêu lưu và lèo lái đường đi; rằng những cuộc phiêu lưu đó có thể hoàn toàn không phải của chúng tôi, mà theo cách nào đó chúng đã được ấn cho chúng tôi từ bên ngoài; rằng chúng không thể chi phối chúng tôi dù bằng cách nào đi nữa; rằng chúng tôi không có chút trách nhiệm nào về đường đi kỳ quái của chúng; rằng chúng kéo chúng tôi đi, trong khi chính bản thân chúng lại bị dẫn dắt bởi ai đó không ai biết và từ nơi cũng không ai biết.
    Mặt khác, khi nhìn thẳng vào mắt bà Zaturecky, tôi thấy dường như mắt bà không thể nhìn rõ được mọi thứ, rằng đôi mắt đó không nhìn thấy gì hết; rằng chúng chỉ lướt thoáng qua khuôn mặt mà thôi.
    - Có thể là bà có lý, thưa bà Zaturecky, - tôi nói giọng hòa giải. - Có thể là bạn gái tôi đã nói dối. Nhưng bà cũng biết một người đàn ông ghen tuông thì thế nào; tôi đã tin cô ấy và đã tức điên lên. Đó là điều có thể xảy đến với bất kỳ ai.
    - Vâng, tất nhiên là đúng thế, - bà Zaturecky nói, rõ ràng như thoát được một gánh nặng. -Bởi vì chính anh nhận ra điều đó, thế là tốt rồi. Chúng tôi cứ lo là anh tin lời cô gái đó. Cô ta có thể phá hoại cả cuộc đời của chồng tôi. Thậm chí là tôi còn chưa nói đến cái bóng ma ám ảnh ông ấy về mặt đạo đức. Điều đó thì còn có thể chịu được. Nhưng chồng tôi vô cùng chờ đợi bài tóm tắt của anh. Người ta đã đảm bảo với ông ấy như vậy, ở ban biên tập tờ tạp chí ấy, rằng chỉ còn phụ thuộc vào anh nữa thôi. Chồng tôi tin rằng nếu bài báo của ông ấy được đăng, cuối cùng ông ấy sẽ được nhận vào ngành Nghiên cứu khoa học. Bây giờ mọi việc đã được làm sáng tỏ, anh sẽ viết bài đó chứ? Và anh có thể viết nhanh được không?
    Thời điểm để tôi trả thù và xả giận cuối cùng đã tới, nhưng vào phút đó tôi không còn cảm thấy chút giận dữ nào, và những gì tôi nói với bà Zaturecky, tôi chỉ nói vì tôi không thể đánh lừa mình: ?oThưa bà Zaturecky, còn về bài tóm tắt đó, chỉ có một khó khăn duy nhất. Tôi sẽ nói thẳng với bà mọi chuyện đã diễn ra thế nào nhé. Tôi rất ghét phải nói thẳng cho ai đó những chuyện không mấy vui vẻ. Đó là điểm yếu của tôi. Tôi đã làm tất cả để không phải gặp ông Zaturecky và tôi nghĩ cuối cùng thì ông ấy cũng phải hiểu ra tại sao tôi cố tránh mặt. Sự thật là nghiên cứu của ông ấy kém quá. Nó không có chút giá trị khoa học nào hết. Bà có tin tôi không??.
    - Đó là điều tôi khó lòng mà tin được. Không, tôi không tin anh, - bà Zaturecky nói.
    - Trước hết công trình đó không hề độc đáo. Bà có hiểu không? Một nhà bác học phải luôn mang lại một điều gì đó mới mẻ; một nhà bác học không có quyền sao chép lại những điều đã biết, những điều mà người khác đã viết.
    - Chồng tôi chắc chắn là không sao chép bài báo đó.
    - Thưa bà Zaturecky, chắc hẳn bà đã đọc nó? - Tôi muốn nói tiếp, nhưng bà Zaturecky ngắt lời tôi.
    - Chưa, tôi chưa đọc.
    Tôi ngạc nhiên. ?oTrong trường hợp đó thì bà hãy đọc đi.?
    - Mắt tôi kém lắm, - bà Zaturecky nói. - Từ năm năm nay tôi không hề đọc gì hết, nhưng tôi không cần đọc để biết chồng tôi có trung thực hay không. Đó là những điều mà người ta có thể cảm thấy, không cần phải đọc mới biết. Tôi biết rõ chồng tôi, như một người mẹ biết rõ con mình, tôi biết tất cả về ông ấy. Và tôi biết tất cả những gì ông ấy làm đều luôn trung thực.
    Tôi phải chịu đựng điều khốn khổ nhất là đọc cho bà Zaturecky nghe vài đoạn trong bài báo của chồng bà và các đoạn có liên quan của nhiều tác giả khác nhau mà ông Zaturecky đã vay mượn ý tưởng. Rõ ràng nó không phải là trò đạo văn cố ý, mà là một sự quy thuận mù quáng trước các bậc đại thụ, đã gây cho ông Zaturecky một niềm kính trọng chân thành và vô bờ bến. Dù sao cũng rõ ràng là không một tờ tạp chí khoa học nghiêm túc nào lại có thể cho đăng bài báo đó.
    Tôi không biết bà Zaturecky quan tâm đến những giải thích của tôi đến mức độ nào, bà theo dõi chúng và hiểu chúng đến mức độ nào. Bà chỉ ngoan ngoãn ngồi trong ghế phôtơi, chịu đựng và vâng lời như một người lính biết là mình không được phép rời khỏi vị trí. Tôi nói mất nửa giờ đồng hồ. Rồi bà đứng dậy khỏi ghế phôtơi, hướng cặp mắt mờ về phía tôi và lạnh lùng xin lỗi tôi. Nhưng tôi biết là bà không hề mất lòng tin vào chồng mình. Nếu bà phải trách cứ ai đó, thì đó phải chính là bản thân bà, để không phải đối mặt với những luận cứ mà bà thấy là tối tăm và khó hiểu. Bà mặc lại chiếc áo capốt nhà binh và tôi hiểu rằng người đàn bà này là một người lính, một người lính từ bề ngoài đến tâm hồn, một người lính buồn tẻ và trung thành, một người lính mệt mỏi vì những chiến dịch dài dặc, một người lính không đủ khả năng hiểu được mệnh lệnh nhưng vẫn thực hiện chúng không chút chần chừ, một người lính thất bại nhưng ra đi không chút tì vết.

Chia sẻ trang này