1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Được julian sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 12/04/2004
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    William Faulkner là nhà văn Mỹ đã từng đoạt giải Nobel.Hoa Hồng Cho Emily là truyện ngắn rất nổi tiếng của ông.
    Hoa Hồng Cho Emily (I)
    Truyện ngắn của William Faulkner
    1.
    Khi cô Emily Grierson chết, cả tỉnh chúng tôi đi dự đám tang; đàn ông thì vì lòng quí mến một thứ gì cổ kính đã sụp đổ; còn đàn bà thì hầu hết là vì tính hiếu kì muốn dòm ngó phía trong nhà cô, ít ra cũng đã mười năm không ai được đặt chân tới, trừ ông lão bộc vừa là người đầu bếp, vừa là người làm vườn.
    Đây là một toà nhà bằng gỗ to lớn vuông vắn, trước kia đã có lần sơn trắng. Toà nhà đó với đường mái cong, với những chóp nhọn hoắt, với những bao lơn cuốn vòng theo đúng lối kiến trúc thanh kỳ của những năm 70, toạ lạc tại một khu phố sang trọng nhất nước kia. Nhưng rồi thì những nhà sửa xe, những nhà máy cán bông lấn dần và xoá mờ ngay cả những danh hiệu cổ kính của khu phố, chỉ còn trơ lại có nhà cô Emily vẫn ngạo nghễ vươn lên với dáng suy tàn mà đỏng đảnh giữa đám xe goòng chở bông và những trạm sơn băng, đúng là một cảnh trướng mắt giữa những cảnh trướng mắt khác. Và giờ đây, cô Emily đã nối gót theo những đại diện của hai danh hiệu cổ kính ấy vào nằm trong nghĩa trang dưới bóng tùng vi vu, giữa những dãy mồ vô danh của các Hợp chủng miền Bắc và Liên Quân miền Nam đã gục ngã trên chến trường Jefferson.
    Lúc sinh thời, cô Emily là một truyền thống, một nghĩa vụ, một lo âu, một thứ đảm phụ thế truyền vào năm 1894 đè nặng lê cả tỉnh kể từ ngày viên đại tá thị trưởng Sartoris, người đã ban hành điều luật cấm các phụ nữa da đen ra phố nếu không quấn tạp dề, đã miễn hẳn mọi khoản thuế cho cô. Việc xá thuế này được tính từ ngày cha cô qua đời, và có hiệu lực vĩnh viễn. Không phải là cô Emily sẽ mang tiếng chịu nhận cứu trợ. Đại tá Sartoris đã bịa ra một câu chuyện loanh quanh là trước đây thân phụ cô Emily đã cho tỉnh vay tiền, và như vậy theo lẽ sòng phẳng thường tình, tỉnh mới tìm cách trả nợ như thế. Chỉ có người thuộc cùng thế hệ và với tầm kiến thức như đại tá Sartoris mới có thể bịa ra câu chuyện tương tự, mà cũng chỉ có phụ nữ mới tin được chuyện đó.
    Khi thế hệ sau với tư tưởng mới mẻ hơn lên làm thị trưởng, làm hội viên hàng tỉnh thì việc thu xếp như vậy đã gây ra ít nhiều điều bất bình. Vào ngày đầu năm, họ gửi giấy báo thuế cho cô. Sang tháng hai rồi mà cũng chẳng nhận được hồi âm. Họ bèn gửi tới cô một công văn chính thức yêu cầu cô lúc nào thuận tiện hãy tới văn phòng ông quận trưởng viết giấy đề nghị là sẽ đến nhà cô hoặc là đánh xe tới đón cô. Ông nhận được thư trả lời viết trên một khổ giấy cổ lỗ, tuồng chữ trôi chảy, nhỏ xíu, nét mực mờ mờ. Thư đáp rằng cô sẽ chẳng bao giờ ra khỏi nhà, giấy bào thuế gửi hoàn không một lời giải thích.
    Họ triệu tập một phiên hội đồng hàng tỉnh bất thường. Một toán đại diện được cử đến nhà cô, họ gõ cửa, cánh cửa đã tám năm hay mười năm nay không một người khách nào lọt qua, kể từ ngày cô thôi không dạy vẽ hình trên đồ sứ nữa. Người lão bộ da đen ra mở cửa, họ vào một hành lang tôi tối, nơi đây có một cầu thang hun hút đưa lên một chỗ còn tối tăm hơn nữa. Thoang thoảng có mùi bụi và mùi mốc, một thứ mùi bưng bít ẩm ướt. Người lão bộ da đen dẫn họ vào phòng khách: đồ đạc chắc nịch, ghế có bọc da. Khi người da đen kéo cái màn ở một cửa sổ ra họ nhìn thấy mặt da ghế đã rạn nứt. Đến lúc họ ngồi xuống thì một đám bụi mỏng uể oải bốc lên quanh đùi họ. Trên một cái giá vẽ mạ véc ni đã xạm màu đặt trước lò sưởi có bức chân dung thân phụ cô Emily vẽ bằng chì than.
    Họ đứng dậy khi cô Emily vào, người cô thấp và mập bận đồ đen, đeo một dây chuyền mảnh bằng vàng xệ tới bụng buông lẫn vào trong dây lưng. Cô chống một cây gậy gỗ mun có tay cầm bịt vàng đã xạm mày. Cốt cách cô mảnh nhỏ, vì vậy vẻ mập mạp đó với người khác là khoẻ mạnh nhưng với cô chỉ là béo bệu mà thôi. Trông cô trương phù lên như một xác chết lâu ngày ngâm trong vũng nước tù, màu da lờn lợt. Cặp mắt cô chìm lẫn dưới những nếp nhăn bệu mỡ trông tựa hai mẩu than nhận chìm trên tấm bánh bột phồng, cặp mắt đưa đẩy lần lượt ngó vào mặt từng người trong khi họ bày tỏ lý do đến nhà cô.
    Cô chẳng buồn mời họ ngồi. Cô cứ đứng sững nơi ngưỡng cửa, im lặng nghe cho đến khi một người trong bọn họ dứt lời. Lúc đó họ nghe tích tắc của cái đồng hồ khuất nẻo nơi đầu sợi dây chuyền vàng của cô.
    Cô cất giọng khô khan lạnh lẽo:
    - Tôi không có thuế má gì phải đóng ở Jefferson cả. Đại tá Sartoris đã giải thích với tôi như vậy. Có lẽ một người trong bọn các ông có thể tới văn khố toà thị chính mà tự tìm hiểu.
    - Nhưng mà chúng tôi đã làm việc đó rồi. Chúng tôi là nhân viên toà thị chính mà , thưa cô. Cô không nhận được một giấy báo thuế do ông quận trưởng ký gửi sao?
    - Có, tôi có nhận được giấy - cô ta đáp - có lẽ ông ta tự phong là quận trưởng... tôi chẳng có thuế gì mà cần phải đóng ở Jefferson cả.
    - Không thấy sổ sách nào ghi như vậy cả, cô hiểu cho chúng tôi phải...
    Các ông nên đi mà gặp đại tá Sartoris . Tôi chẳng có thuế má gì ở Jefferson
    - Nhưng cô Emily này......
    - Hãy đi gặp đại tá Sartiris (Đại tá Sartoris đã qua đời gần mười năm rồi). Tôi chẳng có thể có thuế má gì phải đóng ở đây cả. Chú Tobel! (Người da đen xuất hiện) Dẫn đưòng cho các ông ấy ra.
    2.
    Như vậy là cô đã chế ngự được họ, đúng như cô đã thắng cả những bậc cha chú của họ, ba mươi năm về trước đối với cái mùi hôi thối phát ra tự nhà cô. Vụ này xảy ra hai năm sau khi thân phụ cô mất, ít lâu sau khi người tình của cô bỏ đi nơi khác, một người mà chúng tôi ai cũng nghĩ là sẽ cưới cô làm vợ. Sau khi thân phụ cô mất, ít khi cô ra ngoài; và khi người tình bỏ cô mà ra đi, khó có ai thấy được mặt cô. Có một vài bà táo gan dám liều đến thăm cô, nhưng họ không được cô tiếp, dấu hiệu sinh hoạt duy nhất nơi cô ở là người đàn ông da đen - thuở đó ông ta còn trẻ - cắp làn chợ, đi đi về về.
    - " Bất kỳ một người dàn ông nào trông nom bếp nước đều như thế cả!" . Các bà tán với nhau như vậy, nên chẳng ai ngạc nhiên khi có mùi hôi thối phát ra, thế là có một mối liên quan mới giữa đám người đông đảo, thô kệch với giòng họ Grierson cao cả và hiển hách.
    Một bà láng giềng của cô tìm đến phàn nàn với ông thị trưởng là vị thẩm phán tám mươi tuổi Stevens
    - Bà bảo tôi làm thế nào bây giờ? - Ông thị trưởng hỏi.
    - Khó gì, ông thị trưởng cứ việc ra lệnh bắt phải chặn đứng cái đó lại. Không còn luật pháp gì nữa sao?
    - Tôi chắc là chẳng cần đến như thế - Ông thẩm phán nói - hẳn đây chỉ là con rắn hay con chuột mà anh chàng da đen đập chết ở trong sân nhà mà thôi. Để tôi bảo hắn.
    Hôm sau lại có hai người đến kêu ca nữa. Một người đàn ông đã tới rụt rè đưa ra lời khẩn cầu.
    - Đã đến lúc bắt buộc phải làm một cái gì, ông thẩm phán ạ. Bất đắc dĩ lắm tôi mới phải tính đến chuyện quấy rầy cô Emily, nhưng quả thật đã đến lúc chúng ta phải làm một cái gì.
    Tối hôm ấy, hội đồng thành phố họp: ba người đứng tuổi và một thanh niên, một nhân vật của thế hệ đang lên.
    - Giản dị lắm - chàng thanh niên nói - bảo cô phải tẩy uế nhà cửa. Hạn cho cô một thời gian, nếu không thì...
    - Trời đất, thưa ông bạn - lời ông thẩm phán Stevens - liệu ông có thể sỗ sàng nói thẳng vào mặt một phụ nữ rằng người bà ta hôi hám sao?
    Thế rồi đêm hôm sau vào lúc quá nửa đêm, bốn người đàn ông băng qua sân cỏ nhà cô Emily, lén vào như bọn ăn trộm, họ đánh hơi dọc cái hầm nhà xây gạch, theo những cửa thông hơi phía trên hầm, đồng thời một người thọc tay vào bao tải đeo trên lưng, rồi vung tay ra đều đặn hệt như người gieo mạ. Họ đẩy cửa hầm, đi vào trong, rắc vôi bột, rắc cả những gian nhà phụ bên ngoài. Khi họ trở ra, cũng lại băng qua sân cỏ, thì thấy một khung cửa sổ lúc trước tối, bây giờ có ánh sáng, và họ thấy cô Emily ngồi đó trước ánh dèn, cô ngồi thẳng im lìm như một pho tượng. Họ lặng lẽ bò qua sân cỏ, lẩn vào bóng những hàng cây dạ hợp trồng dọc theo hè phố. Một hai tuần sau thì mùi hôi thối không còn.
    Chừng đó mọi người mới thấy thương hại cô. Dân trong tỉnh lại nhớ đến bà cụ Wyatt, bà cô của cô ta, sau cùng đã thực sự phát điên vì nhận ra là giòng họ Grierson đã tự đề cao hơi quá lố. Không một chàng trai tráng nào khả dĩ có thể xứng hợp với cô Emily. Chúng tôi thường hình dung những nhân vật trong dòng họ cô như những hình trên một bức ảnh - phía trong cùng là cô Emily mặc đồ trắng, dáng mảnh mai, phía trước là cha cô, xây lưng lại phía cô, hai chân dang ra, tay lăm lăm chiếc roi ngự, cả hai nổi bật trong khung cửa mặt tiền. Vì vậy khi cô vừa ba chục tuổi xuân mà vẫn chưa chồng, chúng tôi đúng ra nào có sung sướng gì, nhưng cũng cảm thấy được hả giận. Ngay cả khi có chứng điên trong gia đình, cô cũng chẳng bỏ lỡ tất cả những cơ hội may mắn nếu quả những cơ hội đó có đến thật.
    Khi thân phụ cô qua đời, người ta đồn rằng tất cả của cải để lại cho cô chỉ còn căn nhà đó, dân chúng về một phương diện nào đó có vẻ bằng lòng. Bây giờ thì họ có thể rủ lòng thương hại cuộc đời cô được rồi. Bị bỏ lại trong cô độc và nghèo nàn lúc ấy cô mới thấm thía nhân tình, lúc ấy cô mới hiểu thế nào là niềm vui hoặc nỗi buồn của một đồng xu kiếm được hoặc mất đi.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    William Faulkner là nhà văn Mỹ đã từng đoạt giải Nobel.Hoa Hồng Cho Emily là truyện ngắn rất nổi tiếng của ông.
    Hoa Hồng Cho Emily (II)
    Truyện ngắn của William Faulkner
    Sau hôm thân phụ cô mất tất cả các bà đều sẵn sàng qua nhà cô để phân ưu và giúp đỡ theo thông lệ. Cô Emily tiếp họ ở cửa, cô ăn bận như ngày thường, tuyệt không một nét buồn rầu thoáng hiện, cô bảo các bà là thân phụ cô không chết. Cô cũng đã nói như vậy ba ngày liên tiếp với các mục sư đến viếng, với các y sĩ đến thuyết phục cô để lo liệu cho xác chết. Mãi đến lúc họ định dựa vào pháp luật để cưỡng bách cô thì cô mới nhượng bộ, và họ vội vàng chôn cất cha cô.
    Chúng tôi không cho là cô điên. Chúng tôi nghĩ là cô chẳng thể nào làm khác được, chúng tôi nhớ tới những chàng trai trẻ mà thân phụ cô đã xua đuổi đi, và chúng tôi hiểu giờ đây cô thấy chẳng còn có gì, nên phải bám víu lấy cái đã tước đoạt mọi thứ nơi cô như mọi người vẫn thường làm thế....
    3.
    Cô đau khá lâu. Khi chúng tôi gặp cô thì tóc cô cắt ngắn trông cô như con gái, phảng phất tựa những hình thiên thần vẽ trên cửa kính màu ở nhà thờ, vừa có vẻ bi thảm vừa có vẻ trong trắng.
    Thành phố vừa ký những hợp đồng lát đá các lề đường, và mùa hè sau năm thân phụ cô mất, người ta khởi công. Hãng thầu tới đem theo bọn phu da đen với những con la và máy móc. Có gã đốc công tên là Homer Barron, dân Bắc Mỹ, vạm vỡ da ngăm tính tình cương quyết, tiếng nói oang oang, với cặp mắt sáng hơn màu da mặt. Lũ trẻ con xúm nhau đi theo nghe gã nhiếc mắng bọn da đen và nghe bọn này cất tiếng hát theo nhịp cuốc. Chẳng bao lâu gã quen khắp mặt trong tỉnh. Cứ mỗi khi nghe tiếng cười ran ở đâu là y như có gã Homer Barron giữa đám nới đó rồi. Thời gian này, vào những chiều chủ nhật, chúng tôi bắt đầu thấy gã và cô Emily ngồi trên chiếc xe ngựa thuê không mui hai chỗ, bánh màu vàng đóng cặp ngựa hồng.
    Thoạt, chúng tôi lấy làm hoan hỉ khi thấy cô Emily đã có được niềm vui sống, bởi các bà đều bàn tán:
    - Dĩ nhiên là con gái dòng họ Grierson chẳng thể cặp bồ với một anh chàng người miền Bắc, kẻ làm công nhật được.
    Nhưng cũng có những người khác nhiều tuổi hơn bàn tán rằng ngay cả trong nỗi sầu tư một cô gái quyền quý cũng không quên được câu phú quý sinh lễ nghĩa. ấy thế rồi họ chép miệng nói với nhau:
    - Tội nghiệp cho Emily. Thân quyến cô sẽ phải đến với cô.
    Cô có một số thân quyến ở Alabama, nhưng mấy năm trước, thân phụ cô đã xích mích với họ về việc kế thừa tài sản của bà Wyatt, một bà cụ điên, vì vậy mà hai gia đình cắt đứt liên lạc với nhau. Chẳng một ai ở gia đình bên kia đến phúng điếu nữa.
    Rồi chẳng bao lâu các bà lại chép miệng:
    - Tội nghiệp cho Emily!
    Rồi họ thì thào hỏi nhau:
    - Các bà có nghĩ vậy không?
    Kẻ tán vào thì bảo:
    - Dĩ nhiên là thế. Còn gì bằng...
    Những lời đàm tiếu đó thốt ra sau những bàn tay che miệng, phía sau những màn lụa và sa tanh, bên trong những bức mành che nắng, được sột soạt cuộn lén vào những chiều chủ nhật khi vừa có tiếng clop clop clop của cặp ngựa hồng lanh lẹ lướt qua. " Tội nghiệp cho Emily" .
    Cô vẫn ngẩng cao đầu - ngay cả khi chúng tôi cho rằng cô thật thế - Có thể nói hơn bao giờ hết cô đòi mọi người phải công nhận cái phẩm cách của cô như một người cuối cùng trong giòng họ Grierson dường như chính cái vẻ tầm thường ấy tái xác nhận nhân cách bất khả xâm phạm của cô. Ví như hôm cô đi mua thuốc giệt chuột, chất nhân ngôn. Đó là việc xảy ra hơn một năm sau lời thốt thương hại " Tội nghiệp cho Emily" của thiên hạ, vào thời gian hai người chị họ cô đến chơi ở nhà, cô bảo với người bán thuốc:
    - Tôi muốn mua độc dược.
    Năm ấy cô ngoài ba chục. Người cô vẫn mảnh mai tuy có gầy hơn thường lệ, cặp mắt đen láy của cô lạnh lùng, ngạo mạn trên một khuôn mặt mà da thịt căng xếch tới thái dương bao quanh hai quầng mẳt trông tựa khuôn mặt của kẻ gác hải đăng
    - Tôi muốn mua độc dược, - Cô nói.
    - Vâng được, cô Emily, loại nào thưa cô? Cho chuột hay giống vật nào khác? Theo như tôi biết thì...
    - Tôi muốn thứ mạnh nhất mà nhà hàng có. Bất cứ loại nào.
    Người bán thuốc nêu một số rồi nói:
    - Những thứ đó có thể giết được cả voi... nhưng loại cô muốn dùng là......
    - Mua thạch tín.
    Người bán thuốc nhìn cô, cô nhìn lại ông ta, đứng thẳng người, mặt như là cờ căng gió.
    - Dĩ nhiên là có, - người bán thuốc - nếu quả thực đó là thứ cô cần. Nhưng theo luật xin cô cho biết cô sẽ dùng chất đó vào việc gì.
    Cô Emily chỉ nhìn chằm chằm vào mặt ông ta, đầu cô ngả ra phía sau, mắt dán vào ông ta đến nỗi ông phải quay lưng đi rồi lấy thạch tín gói lại. Một chú bé giao hàng người da đen mang gói thạch tín đến cho cô; người bán thuốc không ra nữa. Khi về đến nhà, cô mở gói thì thấy trên cái hộp, hình sọ người và hai xương ống bắt chéo, hàng chữ " Dùng cho chuột"
    4.
    Rồi ngày hôm sau chúng tôi đều bảo: " Cô ta sẽ tự sát" và chúng tôi cho rằng như thế có lẽ là hay nhất. Lần đầu tiên khi thấy cô đi với Homer Barron, chúng tôi đã bảo: " Cô sẽ lấy gã" , ít lâu sau chúng tôi bàn: " Tất nhiân cô sẽ thuyết phục được gã" , bởi lẽ Homer Barron - gã thích tụ bạ với gã cánh đàn ông và đã từng đi uống với những hội viên trẻ nhất của câu lạc bộ Elks cũng đã tự nhận rằng mình không phải là hạng người sinh ra để lấy vợ. Sau nữa chúng tôi lại nói: " Tội nghiệp cho Emily" , phía sau mành cửa khi họ đi qua vào chiều chủ nhật trên chiếc xe ngựa mui trần bóng loáng, cô Emily ngẩng cao đầu, còn Hormer Barro mũ lệch bên tai, răng cắn chặt điếu xì gà, dây cương và roi ngựa trong cái bao tay màu vàng.
    Rồi thì có vài bà nghĩ đó là điều xỉ nhục cho cả tỉnh, làm gương xấu cho giới trẻ. Bọn đàn ông thì không muốn can dự đến; nhưng sau cùng các bà ép mục sư giáo phái Baptist - gia đình cô Emily theo giáo phái Episcopal - đến tiếp xúc với cô. Mục sư không tiết lộ những gì đã xảy ra trong cuộc tiếp xúc ấy, nhưng từ khước không trở lại nhà cô nữa. Ngày chủ nhật sau đó, họ lại đánh xe đi với nhau ở ngoài phố, và hôm sau thì bà vợ ông mục sư biên thư cho thân quyến cô Emily ở Alabama.
    Thế là trong nhà cô lại có thân quyến tới ở, và chúng tôi ngồi chờ xem diễn biến, Thoạt thì chẳng thấy gì hết. Sau rồi chúng tôi yên chí là họ sắp sửa lấy nhau. Kế đó chúng tôi được tin là cô Emily đã tới hiệu kim hoàn đặt một bộ trang sức cho nam giới bằng bạc có khắc hai chữ đầu H.B ở mỗi món đồ. Hai hôm sau, chúng tôi lại được tin cô sắm một lô quần áo đàn ông, có cả áo ngủ, và chúng tôi kết luận: " Họ lấy nhau thật rồi" . Chúng tôi rất mừng. Mừng là vì hai cô chị họ còn điệu bộ Grierson hơn cả cô Emily nữa.
    Thế nên chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy Homer Barron - lề đường phố khi đó lát đã xong được ít lâu rồi - bỏ đi. Chúng tôi hơi thất vọng là chẳng có cuộc vui chung nào, nhưng chúng tôi tin rằng gã ra đi để sửa soạn đón cô Emily, hay để cô có cơ hội thuận tiện tống khứ được hai người chị họ đi. Vào thời gian ấy quả là chúng tôi đã hùa nhau, đứng về phe cô Emily, giúp cô mưu kế để đẩy cho bằng được hai cô chị họ kia. Có điều khá chắc chắn là trong vòng một tuần lễ cả hai người chị họ đều ra đi. Và đúng như chúng tôi trông chờ, chưa đầy ba ngày, Homer Barron trở lại thành phố, Ngưòi láng giềng của cô trông thấy anh hầu da đen để gã vào lối cửa bếp một buổi tối lúc trời chạng vạng.
    Và đó là lần chót chúng tôi thấy Homer Barron. Rồi cả cô Emily cũng chả thấy mặt trong suốt một thời gian. Vẫn chỉ thấy anh da đen đi đi về về với cái làn đi chợ, còn cửa chính thì đóng im ỉm. Thỉnh thoảng chúng tôi trông thấy cô ở cửa sổ một lúc như tối hôm nào mấy người rắc vôi bột xung quanh nhà cô, nhưng đến gần sáu tháng trời không thấy cô xuất hiện ở ngoaì thành phố. Lúc đó chúng tôi mới ngã ngửa người ra là cũng phải dự liệu cả đến điều này nữa: dường như tính nết đó của thân phụ cô, đã quá nhiều lần mâu thuẫn với nếp sống phụ nữ của cô, nó độc địa quá, dữ dằn quá đến không thể tiêu tan đi được.
    Khi chúng tôi gặp được cô Emily sau này, thì thấy người cô béo phệ ra, tóc cô xám thêm đến độ ngả sang màu muối tiêu, màu xám sắt thì giữ màu không đổi nữa. Cho đến ngày cô chết, vào tuổi bảy mươi tư, tóc cô vẫn giữ nguyên màu xám sắt mạnh mẽ như tóc người đàn ông năng hoạt động vậy.
    Từ độ đó trở đi cửa nhà cô vẫn đóng chặt, trừ một thời gian khoảng sáu, bảy năm, thuở cô trạc bốn mươi, cô dạy vẽ hình trên đồ sứ. Cô thu dọn một phòng ở tầng một làm xưởng vẽ, nơi đây những con gái, cháu gái của những người đồng thời với đại tá Sartoris được gửi tới học đều đặn, cần mẫn như đi nhà thờ vào ngày chủ nhật, mang theo đồng hai mươi lăm xu để góp trong đĩa. ấy thế mà thuế má của cô được xá hết.
    Rồi khi thế hệ trẻ trở thành cột trụ và linh hồn của thành phố, và những học trò lớp vẽ của cô lớn lên, tản lạc đi các nơi, họ cũng chẳng gửi con cái họ đến học cô, mang theo những hộp màu, những cọ sơn buồn nản và những hình cắt trong các tập san phụ nữ, cửa tiền nhà cô đóng chặt sau lưng đứa học trò cuối cùng, rồi đóng kín như thế mãi. Khi thành phố được phát thư tín miễn phí, riêng một mình cô Emily từ chối không cho họ treo bảng số trên cửa nhà, mà cũng không cho gắn hộp thư vào cửa, cô nhất thiết không chịu nghe một lời phân giải nào.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    William Faulkner là nhà văn Mỹ đã từng đoạt giải Nobel.Hoa Hồng Cho Emily là truyện ngắn rất nổi tiếng của ông.
    Hoa Hồng Cho Emily (II)
    Truyện ngắn của William Faulkner
    Ngày, tháng, năm trôi qua, chúng tôi thấy anh người làm da đen tóc thêm xạm màu, lưng thêm còng, vẫn đi đi về về với cái làn đi chợ. Cứ mỗi tháng chạp tới, chúng tôi lại gửi đến nhà cô một giấy báo thuế và sau đó một tuần nhận được giấy gửi hoàn toàn qua bưu điện, vơi mấy chữ: không người nhận. Thỉnh thoảng chúng tôi có trông thấy cô xuất hiện sau một khung cửa sổ tầng dưới- hẳn là cô đã khó kín tầng trên - như một pho tượng. Cứ như vậy cô sống trải từ thế hệ này qua thế hệ khác, cao giá, không lẩn trốn, bất khả xâm phạm, trầm tĩnh, ngang bướng.
    Và rồi cô chết. Cô lâm bệnh trong can nhà đầy bụi bặm và bóng tối với người lão bộc da đen lụm cụm hầu hạ. Chúng tôi cũng không hay là cô đau, đã từ lâu chúng tôi từ bỏ việc hỏi dò người lão bộc về cô. Lão chẳng nói với ai lời nào, chắc cả với cô cũng vậy, tiếng lão đã khàn khàn, rỉ sét bởi đã từ lâu không dùng.
    Cô chết ở một trong mấycăn phòng dưới nhà, trên cái giường nặng chịch bằng gỗ hồ đào, có tấm màn che, mái đầu tóc xám đặt trên chiếc gối màu vàng mốc meo vì lâu ngày thiếu ánh mặt trời.
    5.
    Lão da đen ra cửa tiền đón người đi đầu trong bọn các bà rồi dẫn tất cả vào nhà., giọng nói của các bà tắc nghẹn, thì thầm với những cái nhìn vội vàng lén lút, đoạn lão lần đi. Lão đi thẳng qua căn nhà, ra lối cửa hậu và rồi không thấy đâu nữa.
    Hai người chị họ cũng vừa tất tưởi đến viếng. Họ cho làm đám tang ngay hôm sau, và tất cả tỉnh đến viếng cô Emily nằm dưới đống hoa mới mua, chân dung thân phụ cô vẽ bằng chì than như trầm tư trên cỗ áo quan, các bà thì thầm ma quái, trên sân cỏ, trong hành lang, những cụ già - một vài cụ vận binh phục Liên Quân miền Nam chải chuốt diêm dúa tán gẫu về cô Emily, coi cô như người cùng thế hệ với mình, tin rằng mình đã có lần khiêu vũ với cô, và có lẽ đã tán tỉnh cô nữa, các cụ đã lẫn thời gian với cấp số toán học của nó, như những người già thường lẫn, đối với họ dĩ vãng không phải là con đường suy giảm dần, mà là một cánh đồng cỏ bao la mùa đông chẳng bao giờ chậm tới, ngăn cách họ bằng cái cổ chai nhỏ hẹp của mười năm vừa qua.
    Chúng tôi vốn biết trên lầu có một căn phòng đóng kín mà đã bốn mươi năm qua không một ai biết tơí, phải phá cửa mới vào được. Người ta đợi cô Emily đã mồ yên mả đẹp mới dám phá cửa đó ra.
    Sức phá cửa mạnh dường như đã làm căn phòng tràn ngập bụi bặm. Tưởng như có tấm khăn phủ quan tài mỏng mùi hăng trùm khắp căn phòng được trang trí cho cô dâu chú rể: trên những tấm màn buông có riềm màu hồng bạc phếch, trên những chụp đèn màu hồng, trên cái bàn phấn, trên loạt đồ pha lê thanh nhã, trên bộ đồ trang sức của nam giới mà mặt trong bằng bạc đã xám xịt, xám đến nỗi mấy chữ viết tắt đã ám đen,. Giữa những thứ đó có một chiếc cổ cồn và chiếc cà vạt tưởng như vừa được tháo ra, và khi nhấc lên còn để lại trên mặt bàn một hình trăng lưỡi liềm mờ nhạt trên nền bụi. Trên ghế còn vắt bộ quần áo gấp nếp cẩn thận, dưới ghế là đôi giày câm nín và đôi tất chơ vơ.
    Chính gã đàn ông đó nằm trên giường.
    Chúng tôi đứng yên đó một lúc lâu, cúi nhìn cái miệng cười rộng hoác sâu thẳm và không còn da thịt. Người ta thấy hình như thân gã có một lúc nằm với dáng điệu ôm ấp, nhưng rồi giấc ngủ dài, dài vượt tình yêu, giấc ngủ dài đã chinh phục được sự đỏng đảnh của tình yêu, đã lừa gạt được y. Di thể gã đã rữa nát dưới những gì còn sót lại của chiếc áo ngủ, chẳng thể gỡ khỏi nơi mặt giường gã nằm, và trên xác gã cũng như trên chiếc gối bên cạnh gã phủ một lớp bụi đều đặn, dẻo dai và bền bỉ.
    Lúc ấy chúng tôi để ý nhận thấy trên mặt gối thứ hai còn in hằn vết lõm đầu người. Một người trong bọn tôi nhặt lên được một cái gì trên gối, và khi chúng tối cúi xuống, lớp bụi gờn gợn vô hình khô khan mùi hăng sè xông thẳng lên mũi, chúng tôi nhìn ra thì đó là một sợi tóc dài, một sợi tóc màu xám sắt.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Trần Thị Trường là nhà văn nữ nội địa khá nổi tiếng. Truyện của chị không ồn ào mà nhẹ nhàng, tinh tế. Xin giới thiệu truyện ngắn mini "Còn lại nước chè "của chị .
    Còn lại nước chè
    Trần Thị Trường
    Quán chè chén của tôi đã hơn hai chục năm tuổi, từ hồi giá có 5 xu cho đến bây giờ 500 một chén. Tôi vốn là con của bố tôi, người được mẹ tôi, con gái quan Hoàng Trọng kính nể. Chỉ riêng việc sáng sáng bà thức dậy kính cẩn rửa chén pha trà cho chồng cũng đủ thấy bà coi bố tôi là bậc đại phu.
    Tôi lớn lên lấy được tấm chồng cũng môn đăng hộ đối, lẽ ra quanh năm chỉ biết nội trợ tề gia nhưng đùng một cái đổi đời, đi làm viên chức ít năm rồi thành người bán quán. Ngôi biệt thự cổ của gia đình tôi thành khu tập thể thì tôi được chia lại một phòng tầng trệt và chỗ hàng hiên. Quán mở ở đó.
    Hằng ngày, ông bán chuối rong, anh thợ sắt, bác công nhân làm đường hay chú thư viện cũng vài bận vào quán để ngồi. Người thì bắn điếu thuốc lào uống chén nước nóng, người làm điếu Bông sen, hay mảnh kẹo vừng, buôn thất nghiệp lãi quan viên cũng là đủ để nuôi con thờ chồng cho trọn.
    Nhà đối diện với cổng trường Mỹ Thuật nên các cậu sinh viên ghé quán nhiều hơn cả và chính họ đã để lại cho tôi những ấn tượng trong câu chuyện này. Cậu A, cậu B, cậu C, cậu D và cậu N... những người học năm thứ nhất. Cậu nào cũng có một bảng gỗ dán to đèo ở sau bóp-ba-ga xe đạp, mặt giấy bồi trên đó vẽ hình hoạ bằng chì than quay ra ngoài và một cái bảng pha màu con con gọi là palét treo ở ghi đông. Tóc cậu nào cũng để dài, quần áo mặc có vẻ xộc xệch, đi guốc mộc, tay chân khẳng khiu gọi nhau là "mét". Trong câu chuyện tên các danh nhân nổi tiếng hay tên các trường phái hội hoạ được nhắc đến thường xuyên. Năm sau cái bảng của sinh viên khoá ấy đã bé hơn một tí, hình hoạ quay vào trong. Năm thứ ba thì không đèo bảng theo nữa, năm thứ tư thì số người đến trường vơi hẳn đi. Đến năm ôn thi tốt nghiệp lại trở về gần đủ nhưng hầu hết đều không còn nói những câu chuyện trước. Họ không mang sách vở, bảng gỗ... theo nữa mà mỗi cậu có thêm một cô. Cô M, cô T, cô O, cô Q và cô L... Các cô ngồi quán của tôi đợi các cậu hết giờ lên lớp ra đón. Cô nào cũng trẻ, cũng xinh, gương mặt ngời ngời hạnh phúc. Đôi nào đôi ấy yêu nhau thắm thiết đến mức người ngoài nhìn thấy phải chạnh lòng.
    Các cô đều có vẻ mặt của con nhà lành nhưng nhiều khi chờ đợi các cậu suốt cả ngày, ăn uống vất vưởng như dân bờ bụi. Nửa năm đầu, mỗi ngày cô nào cũng ngồi với hai chén trà, sáng và chiều, nửa năm nữa thì các cô uống nhiều hơn và thời gian chờ trong một ngày cũng dài hơn. Chẳng mấy khi thấy các cô phàn nàn. Các khuôn mặt chờ đợi đầy vẻ héo hon, những đôi mắt đỏ lên đau đáu nhìn vào cổng trường, ấy thế mà trống tan trường là thay đổi, là lanh lợi hoạt bát hẳn lên. Các anh chàng cũng thế, chạy như bay từ trường ra đến với các cô, rồi đôi nào đôi nấy đèo nhau bằng những chiếc xe đạp cọc cạch toả đi khắp phố phường. Cũng có hôm có đôi còn quay về quán xin ngồi trú mưa. Tôi đã đi ngủ còn nghe được những lời âu yếm gần sáng tỉnh dậy vẫn thấy câu chuyện của chàng nàng không dứt ở hàng hiên. Tôi được biết sau này tất cả các đôi đều đã lấy nhau. Người thì thành đạt, người còn vô định. Có cậu giờ đây nhìn tôi bằng nửa con mắt, tên của cậu ta tôi đọc thấy ở những tờ báo khách hàng đọc rồi bỏ lại quán, nghe nói cậu ta bây giờ nhiều tiền. Có cậu một thời chỉ đi kẻ vẽ khẩu hiệu, vẽ áp phích giờ cũng mở phòng tranh. Có cậu vẽ mẫu quần áo, có cậu là trưởng phòng, có cậu uống rượu nhiều đến mức thành danh nhân tửu quán...
    Quán của tôi cũng thay đổi, từ lúc ghế băng, bàn gỗ ghép qua ghế đẩu bàn đá, rồi ghế nhựa bàn nhựa to đến ghế nhựa bàn nhựa đôi. Từ lúc kẹo bột kẹo vừng kẹo dồi bia Hà Nội rởm đóng chai đến bia hộp của hãng bia hàng trăm năm tuổi. Tóc tôi giờ chuyển từ một màu sang hai màu rưỡi. Chồng tôi đã trở về ở hẳn trong nhà, ngày ngày đọc sách như bậc thánh hiền.
    Thi thoảng tôi có nhìn thấy các cậu và các cô. Có cô vẫn đẹp, hình như càng nhiều năm càng đẹp, cái đẹp đằm thắm, u uẩn nhưng hiền hậu. Có cô đã là hiệu trưởng, hiệu phó một trường đại học đã đi làm bằng xe máy xe hơi nhưng cái cô ngồi với cái cậu nửa đêm hôm đó ở hàng hiên nghe đâu lại sống một mình. Còn cái cậu cùng cô đêm ấy thì thi thoảng lại trở lại hàng hiên nhà tôi với một cô gái trẻ, bằng tuổi cô gái cái đêm ngày xưa ấy...
    Quán của tôi người ta không uống bia nhiều, cũng không có hát xướng như chếch bên kia đường. Vẫn đôi khi có ông vá xe vào bắn điếu thuốc lào, vẫn các sinh viên năm thứ nhất thứ hai nhưng các cô các cậu hầu hết bây giờ tóc nhuộm và mặc "mốt" Hàn Quốc. Họ vào quán có khi chẳng để uống gì mà để nhìn nhau. Cũng có khi uống nhiều thứ như nước cam vắt, nước chanh muối, chè đi-mát, hồng-đào, lip-tông hay vương-mẫu-đơn... cũng được bày ra nhưng uống rồi không một ai không đòi thêm một chén nước chè. Tôi cũng thế, chồng tôi cũng thế, anh bảo dù lúc xa nhau đói khổ hay vấn vương những hạnh phúc mơ màng đã uống đến uýtki, cônhắc mà vẫn phải thèm thêm chén nước chè Thái.
    Biệt thự này chúng tôi đã mua lại được cái quyền chính chủ, mà tôi vẫn không đóng cửa hàng. Mở quán không để kiếm tiền nuôi nhau nữa mà như là một thói quen, một số phận, một an bài thú vị mà thượng đế gửi tặng. Không phải chỉ vì cái quán như một con mắt đời nhìn vào thời gian và không gian, nhờ quán mà thấy được đổi thay nằm trong cái không thay đổi mà cái quán cho chúng tôi một liên hệ với nước chè.
    Sáng sáng tôi đun nước pha trà như thực hành nghi lễ cho một ngày. Tôi rót nước từ cái ấm ủ ra chén cho một ai đó cũng giống như tôi dâng tặng cho họ, dâng tặng cho đời một đoá hồng. Dù bất cứ đó là ai, nghệ nhân hay chính khách, giàu có hay cầu bơ, dù thuỷ chung như nhất hay đã đa phương đa dạng đa đối tác... Nhờ bán quán chè chén mà tôi hiểu cuộc sống nó là như thế: Vận hành đi mãi, đổi thay ngày ngày, chỉ có thú uống chè chén là bất biến nếu một ngày ta quên, ta không được uống ta sẽ thấy lòng mình bồi hồi bâng khuâng khó tả.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lý Lan gốc người Hoa , lấy chồng Mỹ nhưng hơi văn của chi vẫn khá đậm chất Việt. Xin giới thiệu chùm truyện ngắn của chị .
    Chuyện Kinh Dị
    Lý Lan
    Lần đầu tiên nhìn trực diện chàng trai, tôi rùng mình. Cảm giác qua rất nhanh. Nhưng một cái gì gai gai nơi xương sống vẫn trở lại nhiều lần sau này khi tôi gặp gỡ anh ta thường xuyên hơn do công tác hướng dẫn thực tập sư phạm. Chuyên môn anh ta trung bình nhưng nhiệt tình đứng lớp thật đáng cảm động. Về mặt này sở dĩ tôi không cho điểm tối đa vì anh ta phạm một khuyết điểm quan trọng: thay vì đưa ánh mắt nhìn bao quát lớp hoặc thỉng thoảng chú ý vài học sinh, thì anh ta chỉ một mực hướng mắt về phía tội Tôi ngồi cuối lớp nhìn chàng trai nhỏ hơn mình mười tuổi, đang toát mô hôi nổi gân trán, cong môi uốn lưỡi phát từng âm tiết rõ hơn cả mức cần thiết, lại dùng động tác thân mình lẫn vẻ mặt hỗ trợ cho bài giảng. Một tiết dạy của anh ta là diễn cả một vở kịch ngắn trên sân khấu nhỏ. Và tôi thấy rất rõ ràng anh dốc toàn lực để diễn. Cũng phải, bởi vì điểm thực tập mà tôi sẽ cho đóng vai trò đáng kể trong điểm thi tốt nghiệp. Nhưng tôi nhằm. Anh ta nhắm vào một cái đích xa hơn. Sau vài buổi trao đổi kinh nghiệm giữa người đi trước và kẻ đi sau theo đúng bài bản, sự thân mật và tin cậy đã đủ đô cho anh ta để lộ có ý tứ cái "sở nguyện". Xuất thân ở một làng cách Sài Gòn ba trăm cây số, anh ta quyết không cầm mảnh bằng đại học bái tổ vinh qui. Sài Gòn càng ngày càng đầy hấp lực đối với những chàng trai trẻ đã có ba bốn năm nếm mùi thành thị. Họ luôn luôn đủ trẻ để tin rằng chốn phồn hoa ấy thế nào mà chẳng có một chỗ cho chen chân. Anh chàng sinh viên khoa Anh văn năm thứ tư này không dấu giếm ý đồ nương lấy tôi mà chen lấy một chỗ đứng giữa đất Sài Gòn. Cô có dạy các trung tâm không? Chắc cô quen nhiều trung tâm, biết nhiều nơi cần ngoại ngữ. Em từng dạy kèm, có lần làm hướng dẫn viên du lịch, cũng đã nộp đơn cho các cơ quan có tuyển người, nhưng... Tôi biết chữ "nhưng" đó. Nhưng em không thân thế, không quen biết, không kẻ đỡ đầụ Tất cả cái anh sinh viên trẻ này có chỉ là cái anh ta tin là "tài năng" của mình. Suốt đợt thực tập anh ta tận dụng mọi cơ hội để phô diễn khả năng và lấy lòng tôi. Phải nhìn nhận rằng anh ta có một kịch bản tốt, lại là đạo diễn kiêm diễn diên xuất sắc. Cuối đợt thực tập tôi hứa sẽ giới thiêu anh ta với ông giám đốc trung tâm ngoại ngữ nơi tôi đang dạy, sau khi anh ta có bằng tốt nghiệp.
    Trước mắt, tôi nhường anh ta một chỗ dạy kèm. Nói có trời làm chứng, tôi làm việc này vì lợi ích bản thân. Chỗ dạy ấy là chỗ quen biết lâu nay, tiền bạc sòng phẳng nhưng vừa xa nhà lại thêm đám đệ tử làm biếng. Nghĩ dạy thì phụ lòng bạn cố tri, lẵng nhẵng dạy hoài không kết quả chỉ tổ mất uy tín. Ðem anh chàng trẻ tuổi nhiệt tình này vô thế mạng có khi có lợi cả ba.
    Anh ta mang ơn tôi về việc này, sâu nặng hơn là tôi tưởng. Với hai trăm ngàn đồng mỗi tháng nhận được từ một chỗ dạy khá chắc chắn ở ngay Sài Gòn, anh ta đã từ chối không đắn đo quyết định bổ nhiệm sau khi ra trường. Cũng không có gì đáng chê trách. Tại sao phải về một hóc bò tó nào đó cày như trâu để nhận trên dưới một trăm ngàn đồng? Có hàng trăm ngàn tân cử nhân, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ mới tốt nghiệp có cùng suy nghĩ như vậy. Họ đang gõ tất cả các cánh cửa có thể mở ra, đang chen bước trên mọi nẻo đường tìm việc tiến thân. Là người trong cuộc, anh sing viên hiểu mình là kẻ may mắn như thế nào. Và dù tôi chẳng tự thấy mình là kẻ thi ân, nhưng cảm động mỗi khi anh ta ghé lại thăm để nhắc đi nhắc lại tiếng cảm ơn.
    Anh ta không chỉ đến để cảm ơn. À, mà quên. Có lẽ đặt cho anh ta một cái tên nào đó. Ðăng chẳng hạn, để tiện nhắc tới từ đây về sau.
    Ðăng thường thường đến thăm tôi sau ca dạy buổi tối. Có khi Ðăng đi thẳng từ chỗ dạy kèm đến nhà tôi để nhắn là bạn tôi tức phụ huynh mấy đứa nhỏ Ðăng đang dạy, mời tôi chủ nhật ghé lại ăn cơm. Có khi Ðăng cầm theo một giáo trình mới photo đến hỏi tôi một chi tiết nào đó. Có thể Ðăng là người hiếu học nhiệt tình thật. Nhưng động cơ thật sự để Ðăng bám tôi là lời hứa về dạy ở trung tâm ngoại ngữ. Thật sự có một nhu cầu giáo viên Anh văn ở các nơi này. Nhưng cánh cửa không mở rộng cho tất cả mọi người. Ðăng kiên trì theo tôi với hy vọng tràn trề. Miễn là có được vé vô cửa, sau đó sẽ là bản lĩnh của anh tạ Những Chàng trai trẻ này, dường như đòi hỏi: "hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ bẫy cả thế giới này lên cho mà coi". Tôi không cho rằng óc thực dụng và lòng tự tin của tuổi trẻ là xấu. Ngược lại, tôi thích người trẻ tuổi lao vào tương lai bằng thực lực cộng với sự khôn ngoan thức thời. Và tôi cũng không cần dối lòng rằng tôi mến Ðăng.
    Ở anh ta có một điều mà ngay từ thuở còn bằng tuổi anh ta tôi đã đánh mất, thực ra là không hề có. Ðó là tình yêu cuộc đời. Khi Ðăng nói chuyện, toàn thể cơ môi, cơ mặt, mắt, chân mày, cả tóc chải lật ngược trên vầng trái cao, cùng với tay chân và cả thân hình đều tập trung vào mục đích diễn đạt ý tưởng sao cho hiệu quả nhất, thuyết phục người nghe hùng hồn nhất. Ở con người Ðăng luôn phả ra một cái "thần" rất dũng mãnh có thể trùm lên cả người đối diện và chinh phục họ Chỉ kẻ nào khao khát sống lắm mới toát lên một sức sống dữ dội như vậy. Nhiều buổi tối, dù đi dạy về mệt mỏi, tôi ngồi nghe Ðăng kể chuyện, nhìn Ðăng nói, rồi cười, rồi nói theo, rồi tranh luận, rồi sau đó giật mình thấy mình bị một thằng oắt con dắt mũị Tôi không phải loại người cởi mở, và tự cho rằng ít người chi phối được tính cách tội Lẽ nào, trong số ít người đó có chàng trai cung kính gọi tôi là cô, xưng là em này? Nhiều lần Ðăng chào tôi ra về rồi, tôi vẫn đứng trong khung cửa nhìn theo một vóc dáng thanh niên vững chãi bước chắc chắn mà thanh thản trên đường Sài Gòn đêm, đầu ngẩng lên, gió thổi ***g cổ áo và đưa tiếng huýt sáo vui tươi bay ngược lại. Ðăng đã làm cho tôi tin cuộc đời này là của anh ta, hoặc nhất định anh ta sẽ có cả cuộc đời này.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lý Lan gốc người Hoa , lấy chồng Mỹ nhưng hơi văn của chi vẫn khá đậm chất Việt. Xin giới thiệu chùm truyện ngắn của chị .
    Chuyện Kinh Dị
    Lý Lan
    Tôi đã sống một cuộc đời khác hẳn. Nói một cách nào đó, tôi sống trong một thế giới hoàn toàn khác cái thế giới mà Ðăng đang háo hức lao vào để khẳng định chính mình. Hai thế giới ấy xài chung hệ thống điện nước, người ở thế giới này quan sát được tất cả hành vi chuyển dịch ở thế giới kia như nhìn qua một tấm kính trong suốt, nhưng không bao giờ hòa nhập được với nhau. Phải, có một tấm kính trong suốt nhưng bất khả giao lưu giữa những thế giới con người. Từ trong thế giới của tôi, tôi quan sát Ðăng bên kia tấm kính và hiểu rằng không bao giờ tôi bước được vào chốn tưng bừng rực rỡ ấy. Có chăng một chút rạo rực dậy lên khi tôi nghĩ: con người ấy dám lao theo niềm tin của mình, giành lấy cái mình yên quí bất chấp mọi thành trì thách thức. Và tim tôi nhói đau với ý nghĩ rằng hạnh phúc thay cô gái trẻ nào dược Ðăng yêu.
    Khi Ðăng yêu, tình yêu toát ra từ hơi thở và mồ hôi ở chân lông kẽ tóc, Không đợi Ðăng nói, không cần Ðăng kể, tôi cũng biết Ðăng đang yêu. không phải yêu tôi, tất nhiên. Hẳn là Ðăng đang yêu một người nào tuyệt vời lắm. Bằng một tình yêu tuyệt vời lắm. Con người đó, với mối tình đó cuốn Ðăng mất tiêu cả tháng trời. Khóa mới ở trung tâm sắp mở, tôi nhắn Ðăng mấy lần mà không thấy anh ta tới. Thật là chuyện lạ. Cuối cùng Ðăng đến. Tôi nhìn chàng trai trước mặt mà rùng mình nổi gai ốc. Trong cái con người này, trên cái gương mặt này có một cái gì hoang dại, một cái gì tàn khốc, một cát gì cực kỳ điên rồ. Ðăng nói, thoạt đầu như kẻ chiêm bao nói lảm nhảm, rồi như gã say tuôn trút ra những ẩn ức đáy lòng, sau cùng là loạn ngôn của người bệnh tâm thần. Tôi muốn tóm tắt một câu chuyện tình mà xét ra ngoài hai người trong cuộc, không có gì mới mẻ thú vị đối với người thứ ba, nhất là người thứ ba đó là tôi. Một buổi tối Ðăng gặp trên đường một cô gái mặc tấm áo nhung xanh màu đại dương. Hai người yêu nhau ngay cái nhìn đầu tiên. Họ không mất thời giờ cho những trò ỡm ờ đẩy đưa tán tỉnh. Hai người cuốn hút nhau như hai nam châm khác cực. Ngay đêm đầu tiên đó dưới bầu trời sao trên nệm cỏ công viên, âm dương đã hòa hợp. Ðêm sau đêm sau, đêm sau nữa... hoan lạc triền miên. Ngày của Ðăng chỉ là sự chờ đợi mặt trời đi ngũ sớm. Anh ta đi lang thang trên phố như kẻ mộng du hay ngồi thừ ở một ghế đá công viên như tên du thủ, chờ hoàng hông tắt và cô gái đến với anh. Cô ta nói rằng cô không còn nhà cửa, phải ở đậu trong chùa. Cô cũng không còn cha mẹ anh em, không có tiền của sự nghiệp. Sá gì điều đó bởi Ðăng cũng không tiền, nghề nghiệp lênh đênh, cha mẹ nơi quê nhà xa tắp, bản thân cũng phiêu linh, phiêu lãng vì đã bị đuổi ra khỏi ký túc xá sinh viên sau khi tốt nghiệp. Họ gặp nhau ở góc đường, hẻm tối, hay công viên vắng vẻ. Sá gì điều đó khi người ta yêu! Một đêm họ nằm dài bên nhau trên lề đường lát đá. Ðăng ôm tấm thân mềm mại mà nhẹ tênh của cô gái mà thủ thỉ. Những hoài bão của tuổi trẻ. Những nỗ lực không ngừng để giàng lấy một chỗ đứng dưới ánh mặt trời Và cũng như mọi chàng trai khác. Ðăng cũng hứa hẹn với người yêu. Mai mốt, có thể đầu tháng tới, người đỡ đầu của Ðăng tức là tôi, sẽ giới thiệu cho Ðăng vài lớp ở trung tâm như lời hứa. Ðăng sẽ tiền sẽ mướn phòng ở đàng hoàng để đưa nàng về.
    Nghe đến tên tôi, người yêu của Ðăng hỏi lại. Cô ta hỏi vài chi tiết về lý lịch tôi như để kiểm tra rồi im lặng nhìn Ðăng đăm đăm. Lần đầu tiên Ðăng nhận thấy từ đáy mắt thăm thẳm như đại dương ấy gợn lên một nỗi buồn như sóng vô tận.
    Ðêm sau, đêm sau, đêm sau nữa, cô gái không xuất hiện. Ðăng hoảng hốt, sợ hãi, điên cuồng vì chờ đợi. Ðến lúc chàng trai trẻ sắp đốt cả thành phố này để tìm kiếm người yêy thì cô gái đến. Vẫn tấm áo nhung xanh màu đại dương, đôi mắt thăm thẳm sóng trùng trùng vô tận làm cho Ðăng có cảm giác gương mặt cô xa xăm không thực. Chờ cho Ðăng vồ vập rồi trách móc rồi hờn dỗi rồi vỗ về, cô bình thản nói lời vĩnh biệt. Qua ba ngày cô đã quyết định dứt khoát được là không gặp Ðăng nửa. Không bao giờ nửa. Tại sao? Tại sao ư? Nếu Ðăng muốn biết thì hãy kể lại câu chuyện này cho người đỡ đầu, tức là tôi, và nói với tôi tên cô gái là Du Thảo.
    Tôi thoạt đầu nhíu mày lại, nghiên tai như muốn nghe lại cái tên mình lơ đãng nghe không rõ. Rồi tôi chăm chú nhìn Ðăng để chắc rằng anh ta không xạo mà cũng không điên. Nói cho cùng chuyện mà Ðăng kể hôm nay cũng không vượt ra ngoài sự tưởng tượng hay đức tin tôi lâu nay. Nhưng tôi càng nhìn Ðăng càng nhận ra là chuyện thật, càng nghe lòng buồn da diết. Tội nghiệp bạn tôi. Tội mày quá, Du Thảo à.
    Du Thảo là bạn học chung lớp ở trường trung học. Hồi đó nó đi học có xe hơi đưa đón. Chiến tranh qua đi, gia đình tan tác, nó lưu lạc ở tuổi mười sáu, vô Thanh Niên Xung Phong đi phá rừng đào kênh. Ít lâu sau liên lạc được với bà con ở nước ngoài, nó về Sài Gòn sống bằng đô la viện trợ. Tôi nhớ dạo lạm phát phi mã, không, phi thuyền chứ, sáng vàng mười tám ngàn một chỉ, chiều hai mươi, hôm sau hai mươi lăm. Tôi lãnh lương ra cầm sấp tiền trong tay như cầm cục nước đá, tiêu hết ngay biết lấy gì sống ngày mai. Không tiêu ngay thì nhìn giá trị nó tan ra teo đi nhanh chóng. Thảo cầm tờ năm mươi đô la tựa ban công nhìn xuống phố nói tôi rằng để đến ngày mai không chừng bán ra được gấp đôi tiền, mua được gấp đôi gạo đường sữa... Cái vui của mình thành ra tỉ lệ thuận với nỗi lo của đa số đồng bào. Tôi bảo không việc gì nó phải bận tâm vì lòng thương nước lo dân là độc quyền của người khác rồi. Nó nói nó không sao xua đi được cái cảm giác người ngoại cuộc, kẻ ở một thế giới khác. Tao không phải là người của cõi mà mọi người đang sống. Tôi còn nhớ nó hay nói như vậy và tôi cho rằng nó nghĩ vậy tại nó bơ vơ một mình. Thỉnh thoảng nó mang tiền quăng qua cửa sổ, rủ bạn bè đi Ðà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu... chơi. Tụi này hay ngồi trên bãi biển ban đêm, khi thủy triều kéo mép nước lùi thật xa, bãi cát lộ ra rộng dài im mát. Tụi này hay nói chuyện tào lao, nhắc kỷ niệm học trò, bàn luận văn chương vớ vẩn. Một đứa nói sao hồi nhỏ đi học lượm được trái me rụng dọc đường vô lớp ngồi ăn gì mà ngon. Bây giờ cây me đó rụng trái me đó trên con đường đó mà ăn vô chỉ thấy chua lè. Thảo nói hình như cái gì ngon lành hay ho nhất là cái mình đã hưởng qua thời niên thiếu. Nó cho rằng sống chừng một phần tư thế kỷ người ta đủ biết hết cuộc đời này rồi. Như nó, miếng ngon từng hưởng, đói khác từng qua, vinh cũng có mà nhục không phải không. Bắt đầu từ tuổi hai mươi lăm trở đi, người ta sống là để thấy những ảo ảnh vở đần. Tôi nhớ một chuyện ngắn của Lỗ Tấn, nhân vật trong truyện đi coi hát, nghe nói tuồng tích hay lắm, kép nọ lừng danh, nên cố đứng trong đám đông xem hết hồi này đến hồi kia, tuồng tích gì lê thê chẳng biết đầu đuôi ra sao cũng không biết bao giờ kết thúc, kép gì đó cũng không biết là ai chờ hoài cũng không biết bao giờ xuất hiện. Ở lại xem thì chán, xem mãi cũng chỉ thấy ngần ấy diễn viên, ngần ấy động tác. Bỏ về thì lở lúc mình về rồi xuất hiện cái gì hay lắm, uổng lắm không được xem. Vì vậy người ta cứ sống cho tới bảy tám chục tuổi, nếu trời để cho sống. Du Thảo đứng dậy nói thôi tao chết đây, như tôi nói thôi tao đi ngũ đây, khi duỗi người trên cát để chấm dứt chuyện tào lao, nhắm mắt ngũ. Sáng dậy mới hay đêm qua Du Thảo đã bơi ra biển, hôm sau nữa mới tìm được xác nó bị sóng tấp vô ghềnh đá. Tự tay tôi đã mặc cho nó chiếc áo màu đại dương, đã vuốt mắt và trang điểm cho nó lần cuối, rồi đưa nó vào lò thiêu.
    Ðăng hỏi tôi có biết Du Thảo không, có biết tại sao cô ta lại dứt bỏ mối tình đột ngột và tàn nhẫn như vậy? Ðăng biết Thảo yêu mình như chính mình yêu Thảo. Một tình yêu tuyệt đối. Ðăng sẵn sàng đánh đổi tất cả, tất cả, cho tình yêu. Tôi tin, căn cứ vào những việc đã qua. Anh ta đã đánh đổi sức lực, sĩ diện, tư cách, tham vọng cho mối tình ở lề đường góc phố ấy. Anh ta yêu mà không đặt câu hỏi người mình yêu có thực hay không. Tôi nhìn cái con người ngồi trước mặt đã khác hoàn toàn chàng trai trẻ đầy sức sống, đầy tự tin, đầy tham vọng, đầy tương lai của một tháng trước. Tôi nói thầm. Ðâu phải mày, hả Du Thảo. Còn nhớ đêm ấy trên bãi biển, tao hỏi mày chắc đã sống đủ chưa, mày chưa yêu mà. Mày cười ngất, làm gì có cái gọi là tình yêu. Giờ biết gọi là cái gì đây? Tôi bảo Ðăng đi theo tôi, phải nhận diện trước đã.
    Tôi dắt Ðăng vào chùa, dẫn ra hậu liêu, nơi để bài vị, ảnh thờ và tỉnh cốt. Tôi đi trước, không ngoái lại nhìn Ðăng nối bước phía sau, nên không thể tả vẻ mặt hay dáng vẻ anh ta, càng không thể nói được đều gì đang diễn ra trong lòng anh tạ Tôi chỉ bức chân dung Du Thảo hỏi có phải người này không, Ðăng trợn trắng mắt nhìn, lưng dựa vào cột chùa, mà đầu gối vẫn khụy xuống. Và dù anh ta cố gắng khép hai đầu gối lại, khoảng vải quần dưới đũng vẫn loang ra vết sậm vì ướt.
    Tôi thắp nén nhang cho bạn mình, Hương trầm thoảng đưa, khói nhang phảng phất trong đôi mắt thăm thẳm trùng trùng sóng đại dương. Tôi quay lại không thấy Ðăng đâu nửa. Tôi cũng chẳng quan tâm đến anh ta làm chi. Chỉ ngậm ngùi thương bạn mình. Chắc thế giới kia cũng chẳng có gì vui lắm, nên mày quay lại cõi này ghẹo thằng nhỏ đỡ buồn. Nhè thằng nhỏ dở quá, mới thấy ma đã té đái trong quần.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lý Lan gốc người Hoa , lấy chồng Mỹ nhưng hơi văn của chi vẫn khá đậm chất Việt. Xin giới thiệu chùm truyện ngắn của chị .
    Lắp Ghép Hạnh Phúc
    Lý Lan
    1.
    Thưa cô Lê,
    Tôi viết thư này cho cô theo sự giới thiệu của ông Adam Thompson ở trường đại học X. Tôi sắp đến Việt Nam vào cuối tháng này và rất mong được gặp cô. Tôi là một giáo viên tiểu học, và vốn là sinh viên trong lớp ngôn ngữ của ông Thompson. Tôi rất mong nhận được hồi âm của cô. Xin gởi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất.
    Carol Mesrime.
    2.
    Mỗi ngày tôi ngồi vào bàn làm việc ở văn phòng công ty, mở máy tính, nối mạng, lấy thư điện tử, và thông thường nhận được cái này: "Trích ngôn trong ngày" của một người tên là Jim ở đâu đó, mỗi ngày gởi đến tất cả những địa chỉ có trong danh sách gởi thư của y trích ngôn đại loại như "Tôi nhận thấy truyền hình mang tính giáo dục cao, vì mỗi lần có người mở truyền hình coi là tôi đi qua phòng khác cầm sách đọc". Tôi không biết làm sao mà địa chỉ của tôi có trong danh sách của Jim, nhưng không thấy ngạc nhiên cũng không lấy làm phiền. Mỗi thư đều có kèm theo một câu là "Nếu bạn không muốn tiếp tục nhận thư này nữa thì chỉ cần hồi âm với mấy chữ rút ra. Và nếu bạn thích những câu trích ngôn này thì hãy giới thiệu cho một người bạn". Tôi không chắc người bạn nào đã giới thiệu tôi, cũng không hẳn lười đến nỗi không buồn rút ra, chẳng qua có những ngày mở hộp thư ra chỉ nhận được mỗi cái "trích ngôn trong ngày" đó, đọc cũng đỡ buồn. Thỉnh thoảng mới có thư của người này, người kia, quen hoặc không quen.
    Carol Mesrime. Họ gì nghe lạ. Adam Thompson là ông giáo sư dạy khóa tiếng Anh hiện đại ở trường ngoại ngữ mà công ty đã cử tôi đi học.
    3.
    Thưa cô Mesrime,
    Tôi rất sung sướng nhận được thư cô và biết tin về ông Thompson. Tôi vui mừng khi biết cô sắp đến thăm đất nước của tôi. Nếu tôi biết cô sẽ đến bằng chuyến bay nào vào ngày giờ nào thì tôi sẽ hân hoan đón cô ở phi trường. Tôi sẵn sàng làm tất cả trong khả năng của mình để những ngày cô lưu lại đất nước tôi là thời gian thú vị bổ ích. Tôi trông mong đến lúc chúng ta gặp nhau. Bây giờ xin gởi đến cô những lời chúc tốt lành.
    Lê.
    4.
    - Chiều thứ sáu tôi có mời một người bạn nước ngoài đến nhà dùng cơm.
    - Cần gì nói cho tôi biết?
    - Chủ nhật tôi đưa bạn tôi về quê chơi. Tôi dắt luôn mấy đứa nhỏ đi.
    - Mắc mớ gì đến tôi?
    - Tôi nói với anh bởi vì trên danh nghĩa anh còn là chồng tôi.
    - Khốn nạn!
    5.
    Ðây là một con sông. Ðây là những vườn cây ăn trái. Bây giờ cây không có trái. Nhưng mùa hè thì cây có nhiều trái. Kia là cái nhà. Ðó là cái nhà của ông bà ngoại tôi. Tôi có ông ngoại, bà ngoại, cậu và dì. Tôi cũng có nhiều anh chị em họ. Chúng đều là học sinh. Chúng tôi rất thân nhau. Chúng thích đi thành phố thăm tôi vì chúng thích thành phố. Tôi thích đi thăm chúng vào mùa hè vì chúng trèo cây hái trái cho tôi ăn. Ðây là con đường đất. Cô có mệt không cô Mesrime? Hoan nghênh cô đến nhà ông bà ngoại tôi. Xin mời vào!
    6.
    Cô Mesrime đúng là một cô giáo tiểu học nhiều kinh nghiệm. Cô tỏ ra chăm chú và thích thú nghe những câu nói tiếng Anh ngắc ngứ của thằng con hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư của tôi. Nó mười hai tuổi học tiếng Anh được hai năm. Tôi thỉnh thoảng mời người nước ngoài mà tôi quen biết, như bà Mesrime, đến nhà ăn cơm hay cùng đi chơi, để các con tôi thực tập tiếng Anh. Bé Châu còn nhút nhát, chỉ ấp úng đáp khi được hỏi. Thằng Ninh tự tin hơn. Nó và cô Mesrime đã làm quen và trở thành đôi bạn trong bữa cơm gia đình ở nhà tôi. Cô Mesrime làm cho nó tin là tiếng Anh của nó lưu loát, cô hiểu hết điều nó nói và rất thích nói chuyện với nó. Cả ngày thứ bảy nó loay hoay thu thập từ vựng trong mấy cuốn từ điển và chuẩn bị bài văn giới thiệu làng quê của nó. Tôi thấy nó toát mồ hôi với chữ nghĩa. Cảm ơn cô Mesrime. Cô không bật cười sau mỗi từ mỗi câu thằng nhỏ rặn ra, thì đúng là một người rất tử tế.
    7.
    Nhưng mà tiếng Anh của thằng bé rất khá, thật mà. ở trường tôi dạy có nhiều học sinh là di dân từ các nước thuộc địa châu Mỹ Latinh, châu á, châu Phi... có nhiều em không nói được tiếng Anh tốt như con trai của chị. Ðứa bé này rất lanh lợi thông minh, và những điều nó nói thật là thú vị. Có thể với người khác thì thật buồn cười khi chỉ một con sông và nói đó là một con sông. Nhưng tôi biết người ta dạy tiếng Anh như vậy. Họ giơ một cuốn sách ra và bảo đây là cuốn sách.
    8.
    Ðây là một gia đình. Ðây là gia đình của tôi. Ninh chỉ vào từng người trong tấm ảnh cả nhà nó chụp chung vào Tết năm ngoái và được bà ngoại lộng kiếng treo giữa nhà. Hai đứa bé ngồi lọt thỏm trong lòng cha mẹ, đầu Ninh chạm cằm cha nó, nhưng đôi bờ vai rộng của người cha như bức tường thành che chở, cả nó và em nó trong vòng tay người mẹ, bé nhỏ hiền thục ngồi bên cạnh. Gương mặt của từng người đều rạng rỡ niềm vui, ánh mắt của hai đứa trẻ trong veo và sáng như những vì sao.
    Ðó là hai tháng trước khi tất cả vỡ vụn, như tấm kiếng bị nghiến dưới bánh xe. Ðiều không thể tin được là kết thúc của mười lăm năm hạnh phúc là cuộc tranh chấp cái nhà. Ngôi nhà của cha mẹ tôi, và tôi muốn giữ nó cho các con. Anh ta cho là mười mấy năm qua anh làm như trâu bò để sửa sang xây dựng ngôi nhà, biến nó từ một căn nhà xộc xệnh thành phố lầu trị giá 200 lượng vàng. Anh ta đòi chia 100 lượng để mua một căn phố khác cho một người đàn bà khác. Chi tiết cuối cùng anh ta không nói ra nhưng tôi biết.
    Tôi chưa bao giờ nói với các con là chuyện gia đình mình đang chờ tòa án giải quyết. Nhưng hai đứa nhỏ chắc chắn biết cái "gia đình mình" ấy đang bên bờ vực thẳm, nhất là từ khi anh ta không cần đóng kịch nữa. Anh ta nổi điên lên vì người đàn bà kia cần gấp một mái nhà cho đứa con sắp sinh, mà tòa thì cứ lần lữa không xử dứt khoát được. Anh ta vẫn về nhà để khẳng định quyền sở hữu căn nhà, tuyên bố nếu tháng sau tòa lại không xử được thì anh ta vẫn cứ chia hai căn nhà ra mạnh ai nấy sống. Tôi thách anh ta làm điều đó. Từ một năm nay tất cả trao đổi ngôn ngữ giữa tôi và anh ta đều kết thúc bằng hai tiếng "khốn nạn" anh ta văng ra. Mỗi tiếng như một cái đinh tàn nhẫn đóng vào chiếc quan tài bên trong là một tình yêu nồng nàn. Giờ đây trái tim tôi chỉ nhói đau khi nhìn hai đứa trẻ. Cái "gia đình mình" đã là một cỗ xe lao tới đáy vực thẳm rồi. Tấm hình gia đình mình ở nhà đã bị xé nát trong một cuộc tranh cãi xô xát. Nên mỗi lần về nhà ngoại thấy tấm ảnh trong khung kính trên tường, hai anh em nó đều cầm xuống ngắm nghía.
    Ðây là ba tôi. Ông ấy rất yêu thương chúng tôi. Vẫn bằng thứ tiếng Anh đớt đát, Ninh gân cổ thực tập đàm thoại với cô Mesrime. Tôi ngạc nhiên là Ninh có thể nói rất thản nhiên cái điều ngược lại điều nó biết và tôi đã nói với nó nhiều lần: Ba con không còn yêu thương các con nữa. Có lẽ đó chỉ là những câu thực tập tiếng Anh. Ðâu cần cảm xúc khi thực tập ngôn ngữ. Cô Mesrime nói đây thật là một gia đình hạnh phúc. Tôi bất giác muốn nhìn vào mắt cô Mesrime, tự hỏi là một phụ nữ phương Tây trên bốn mươi như cô có cảm nhận được không cái gọi là hạnh phúc trong gia đình tôi vào buổi tối chị đến nhà ăn cơm, và tôi nói là chồng tôi bận làm tăng ca. Nhưng cô Mesrime mãi nhìn tấm ảnh. Nếu là cái gia đình trong ảnh thì quả là hạnh phúc.
    9.
    Một phần ba học sinh của tôi là con trong một gia đình ly dị nhau hay một người mẹ độc thân. Nhưng khi miêu tả một gia đình chúng đều nói về cả cha và mẹ, thậm chí về một người cha tưởng tượng hay một người mẹ đã bỏ chúng đi từ lâu. Một phần ba công việc của tôi là lắng nghe chúng, trò chuyện với chúng, và cùng chúng cầu nguyện cho một phép mầu xảy ra: gia đình chúng đoàn viên êm ấm. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi sẽ chấp nhận mọi cái giá phải trả để cho con tôi không bất hạnh. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã ly dị vào tháng trước. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao và như thế nào.
    Tôi muốn đưa đứa con gái 10 tuổi của tôi cùng đi du lịch, nhưng nó nói: Không. Con biết mẹ cần một mình để suy nghĩ. Con chỉ xin mẹ một điều. Mẹ đưa con về trang trại của ông bà nghỉ qua mùa lễ này, nhưng xin mẹ khoan nói với ông bà là cha mẹ đã ly dị. Khi tôi trò chuyện với bé Ninh, tôi nhớ con gái của tôi làm sao. Và thực tình buổi cơm tối ở nhà chị rất vui vẻ đầm ấm, nhưng tôi nhìn trên gương mặt những đứa trẻ và qua cách cư xử nói năng của chúng, tôi thấy cái mà tôi đã thấy trên gương mặt con gái tôi: một thiên đàng đã sụp đổ. Tôi hiểu được chị cảm thấy thế nào khi nhìn đứa con bám víu lấy tấm ảnh chụp gia đình xa xưa để tiếp tục thêu dệt về một hạnh phúc mà nó đang khát khao. Tôi cũng cảm thấy chị mạnh mẽ biết bao. Một triệu gia đình trên thế gian này đổ vỡ vì một triệu lý do khác nhau. Tôi thật không ngờ là mình đi nửa vòng trái đất để gặp mình trong một phụ nữ khác, để xem lại một bi kịch đã hạ màn ở nhà mình. Tôi cám ơn chị về tất cả những gì chị đã làm cho tôi trong những ngày qua. Ðó là những ngày rất có ý nghĩa đối với tôi, và tôi sẽ còn suy ngẫm về nó nhiều hơn nữa trên quãng đường sắp tới của mình. Tôi tin chị có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trắc trở cuộc đời. Nhưng cũng xin chúc chị may mắn. Hẹn gặp lại.
    10.
    - Cô Mesrime bay rồi hở mẹ?
    - ừ. Cô ấy bay qua Bangkok để bay tiếp đến Nepal.
    - Cô ấy vui vẻ dễ thương ghê mẹ há? Mà cô ấy đi Nepal chi hở mẹ?
    - Cô ấy đi tìm một tu sĩ dạy cô ấy cách nhìn vào tâm hồn của mình.
    - Ðể làm gì hở mẹ?
    - Mẹ nghĩ là cổ muốn biết tại sao tình yêu chết đi và làm sao cho nó sống lại.
    - Cô Mesrime hứa với con là sẽ viết thư cho con. Nếu cô ấy biết được tại sao, con sẽ xin cô ấy nói cho con biết.
    Ðứa bé ấp bàn tay tôi giữa hai lòng bàn tay của nó. Bàn tay của đứa con trai 12 tuổi, mà tôi cảm thấy rắn rỏi nhiệt thành. Nó nói tiếp, khẳng định: Cô ấy sẽ biết được, và con sẽ nói cho mẹ biết. Tình yêu vẫn ở trong lòng mình, chỉ cần mình biết làm cho nó sống lại, phải không mẹ?
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lý Lan gốc người Hoa , lấy chồng Mỹ nhưng hơi văn của chi vẫn khá đậm chất Việt. Xin giới thiệu chùm truyện ngắn của chị
    Lý Lan
    Ðiện thoại

    Chuông điện thoại reo. Ông nội choàng dậy quơ tay chụp ống nghe, giọng rè rè ngái ngủ: "Ai đó ?". Im lặng. "Ai đó ?" Vẫn im lặng. Ông càu nhàu đặt ống nghe xuống. Chương trình TV vừa hết. Ông lượm cái remote rơi cạnh chân ghế bành, chỉa vào truyền hình bấm qua đài khác. Ðài đó cũng hết chương trình, kêu e e. Có một đài còn chương trình bản tin cuối ngày. Ông để cái remote trên bụng, chân duỗi ra gác trên chiếc ghế đẩu, tư thế nửa nằm nửa ngồi thoải mái trước cái TV mở và ông nhắm mắt lại ngủ tiếp.
    Quỳnh cũng đang ngủ gục trên bàn học. Choàng tỉnh vì tiếng chuông reo. Quỳnh lắng nghe tiếng ông đằng hắng, hỏi Ai đó. Ai đó, rồi càu nhàu cúp máy, dò chương trình truyền hình, rồi ngáy kh...kh...kh... Quỳnh tỉnh ngủ, đầu óc hoạt động lại. Ngày thi bây giờ đếm từng ngày chứ không còn tính bốn tháng ba tháng nữa. Mớ bài tập đánh dấu trong sách Quỳnh chỉ mới làm xong một nửa. Quỳnh rà đầu viết chì qua nửa tá bài tập còn lại, lựa bài nào có vẻ "nát óc" để làm trước, cho bộ não bị "chọc tự ái" mà huy động tiềm năng ra chống chỏi cơn buồn ngủ. Nhưng bộ não bỗng nhiên dở chứng. Thay vì nhớ ra các định đề định lý, nó lại nghĩ đến tiếng chuông điện thoại. Giờ này ai gọi điện thoại ? Gọi ai ? Thông thường điện thoại gọi đến là gọi cho Quỳnh, tỷ lệ có thể trên 9/10. Mẹ ít khi nào có điện thoại, cha thì có điện thoại di động. Mấy ngày nay ông nội lên thành phố khám bệnh, bệnh không nặng nhưng bác sĩ ra lịch tái khám năm ngày một lần, ông phải ở lại nhà Quỳnh, dặn dò bà nội và chú ở quê là có chuyện gì thì gọi điện thoại cho ông. Cứ mỗi lần chuông reo là ông đinh ninh điện thoại ở dưới quê gọi lên. Mười lần trật hết chín, nhưng mỗi lần chuông reng là ông lại giành trả lời, đến nỗi ông cho kê lại chiếc ghế bành cạnh chiếc bàn con để điện thoại trong phòng khách, nơi ông nằm gần như suốt ngày, mở TV rồi đọc báo hay ngủ.
    Hôm qua trong căn tin trường Tuấn kể chuyện gọi điện thoại cho Quỳnh, gây một trận cười náo loạn. Chuông điện thoại reo, máy được nhấc lên và Tuấn nghe một tràn ho hen đằng hắng, rồi ông hỏi cháu là ai ? Tuấn khai tên họ. Cháu là gì ? Tuấn khai là học sinh. Cháu quen với Quỳnh ra sao ? Tụi cháu học cùng lớp. Cháu kiếm nó có chuyện gì ? Cháu nhắc Quỳnh mai có phiên trực vệ sinh lớp. Chỉ có vậy thôi sao ? Dạ, khi nào Quỳnh về bác nhắn lại Quỳnh dùm cháu. Tôi là ông nội của con Quỳnh. Dạ, cháu xin lỗi ông. Còn Quỳnh đang học bài, cháu chờ máy để ông gọi nó.
    Quỳnh ngán đến hết ý kiến luôn mỗi lần chờ ông làm thủ tục tra vấn trước khi giao điện thoại cho Quỳnh. Tệ hại hơn là sau trận cười đau bụng ở căn tin, đám bạn Quỳnh nghĩ ra một cách giải trí khi đang học bài mà buồn ngủ quá hay đang giải toán mà bí: gọi điện thoại cho Quỳnh để nghe ông trả lời. Ông giận ra tiếng người giỏi lắm. Ai gọi lần thứ nhì là ông nhận ra ngay, hỏi thăm như người quen biết ba trăm năm vậy.
    Bàn học của Quỳnh kê nơi góc phòng khách. Hồi Quỳnh còn nhỉ, cha mẹ cho đặt bàn ghế bảng và máy tính ở đó để tiện cho các cô gia sư đến kèm cặp bài vở, và cũng để cha mẹ kiểm soát việc học ở nhà của Quỳnh. Bây giờ Quỳnh không có gia sư nữa, nhưng chỗ học đã ngồi quen chỗ rồi, Quỳnh không muốn thay đổi. Sự hiện diện của ông trong phòng khách mấy bữa nay nhìn chung không có vấn đề lớn, ngoại trừ chuyện điện thoại.
    Quỳnh đoán cú điện thoại vừa rồi chắc là của một đứa bạn. Giờ này đứa nào gọi cho mình ? Chắc không phải để ghẹo ông. Tụi nó không đến nỗi tai quái như vậy, vả lại chỉ nghe ông hỏi Ai đó, ai đó rồi cúp máy. Người nào đó gọi điện thoại sao không nói gì ? Quỳnh nghĩ xem trong đám bạn bè, ai có thể gọi cho mình vào giờ này ? Tuấn thì hết lý do để gọi rồi, hai tuần nữa mới lại tới phiên Quỳnh trực lớp. Kim thì chưa chắc giờ này còn thức. Có thể nó còn thức, bây giờ tới giai đoạn nước rút rồi, đứa nào cũng thức chong mắt mà học. Nhưng con nhỏ chăm ngoan tử tế đó không có máu điên nửa đêm gọi điện thoại cho người khác. Có thể Khánh ? Hay Thanh ? Hay Nhi ? Hay...
    Quỳnh rón rén đến gần ông, cái TV vẫn mở và ông thì nhắm mắt ngáy khò khò. Quỳnh nhẹ nhàng bưng cái máy điện thoại lên, cẩn thận kéo dây nhợ, dời cái máy về bàn học của mình. Ðể nó ở đây, đứa nào gọi mình nghe liền, khỏi phiền ông. Quỳnh hài lòng, bắt đầu giải bài toán "nát óc". Giải không được, Quỳnh chống cằm nhìn cái điện thoại, nó không reo nữa. Quỳnh lại giải bài toán. Không tìm được đáp số. Quỳnh lại nhìn cái điện thoại. Hay là... hắn đã gọi cho mình ? Chắc là hắn còn ngồi bên bàn học. Không chừng hắn cũng đang giải bài này ? Hắn giỏi toán nhất, có thể hắn đã tìm được đáp số. Hay là mình gọi hắn hỏi bài ? Khuya rồi, nhưng nếu hắn còn thức học bài thì chắc không phiền lăm. Quỳnh cầm ống nghe lên, không cưỡng được ngón tay tự động bấm số.
    Reng. Reng. Reng. Reng. Reng. Reng. Reng.
    Hắn không còn thức sao ?
    A,~ máy đã được nhấc lên rồi. Giọng ngái ngủ và bực dọc của môt người đàn bà. A lô ?A lổ ? A lô ? Quỳnh đớ lưỡi không biết nói gì. Tiếng máy dằn mạnh xuống một cái cụp. Quỳnh cũng để ống nghe xuống. Tự hỏi mình điên rồi sao ? Ngày mai vào lớp có thể hắn sẽ ghi lên bảng (hắn chuyên ghi thông báo lên bảng, như hạn chót nộp hồ sơ thi đại học: ngày... Bài tập Lý trang... Ðã có tài liệu ôn thi các môn tốt nghiệp trong thư viện). Hắn có thể sẽ ghi lên bảng thông báo mới: chuông điện thoại reo lúc nửa đêm có thể đánh thức cả nhà người ta dậy, khiến người già lên tăng xông, trẻ con không chịu ngủ lại, đến con mèo cũng căng thẳng, và có người bị hăm doạ treo cổ.
    Quỳnh đứng dậy, may mà mình chưa lên tiếng, chưa xưng tên, có thể vờ ngây thơ như không có tội. Quỳnh đứng dậy bưng cái điện thoại về vị trí cũ, vừa rón rén đặt cái máy xuống bàn bên cạnh ông nội, thì nó phát reo lên. Ông choàng dậy, nhưng Quỳnh đạ lanh tay cầm lên bực tức nói ngay: "Có biết bây giờ là nửa đêm rồi không ?"
    "Biết là nửa đêm sao còn gọi người ta ?"
    Quỳnh sững sờ. Giọng hắn đều đều bên kia đầu dây: "Máy điện thoại nhà tôi lưu số điện thoại vừa gọi đến là số của bạn mà !"
    Lovetolive[/size=18]
  10. lady_in_red82

    lady_in_red82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ ...Tớ nghĩ là nên post bên Tác phẩm VH chứ nhỉ
    *****************
    Tôi là khách qua đường. Em hãy nhận lấy ...
    ****************

Chia sẻ trang này