1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    *
    Hai người đã phát biểu ý kiến của mình. Nhiệt tín của nhà tu, lòng đam mê tự tin của tuổi trẻ, cộng với sự quá khích háo thắng thường thấy trong các cuộc tranh luận, đã khiến vô tình họ trở thành những người đối địch không khoan nhượng. Những tiếng ?thu xếp?, ?dường như là có thật? trao qua trả lại hoài, cuối cùng thành tiếng mỉa mai. Vị linh mục và trung úy cũng nhận thấy điều đó, nên sau khi trung úy dứt lời, linh mục mỉm cười gật gù, tỏ ý chấp thuận một phần không nhỏ lập luận của đối thủ.
    Tuy thế cụ cán sự hồi hưu vẫn chưa yên tâm. Cụ thích sự hài hòa, ghét tất cả cái gì quá khích. Cho nên cụ sợ vị linh mục lại sắp nhập cuộc. Thấy nhà tu im lặng mỉm cười, cụ lại hiểu lầm rằng linh mục muốn biểu lộ lòng rẻ rúng, khinh khi. Cụ muốn xoay câu chuyện sang phía dễ dãi. Cụ cán sự hồi hưu hỏi ông giáo:
    ?oHồi trước ông làm gì mà thông thạo sinh hoạt ở Quốc hội đến thế??
    Ông giáo đáp:
    ?oTrước tôi dạy học. Trường Nguyễn Trãi bên Khánh Hội, cụ biết chứ??
    ?oVâng. Tôi có mấy đứa cháu cũng học ở đấy. Ông siêng đọc báo lắm nhỉ??
    ?oKhông có đâu ạ. Bị bắt buộc đấy!?
    ?oSao thế??
    ?oMấy năm Mỹ qua, vật giá lên cao quá. Đồng lương giáo sư không đủ sống. Nhà tôi lại hẹp, không có phòng nào dư để sửa thành ?Room for rent?. Vì thế, tôi xin thôi dạy, ra làm quản lý trị sự cho một tờ nhật báo.?
    Biết thế nào ba người cũng hỏi, nhà giáo tiếp luôn:
    ?oBáo Tranh Đấu, chắc cụ và cha có đọc. Trung úy thì tôi không dám hỏi, vì báo tôi ?già? lắm, thuộc phái thủ cựu. Tôi có cậu em rể làm chủ bút, nên giới thiệu giúp cho. Sau ?giải phóng?, tôi khổ sở vì tờ báo liên miên.?
    Trung úy hỏi:
    ?oSao thế??
    ?oTờ Tranh Đấu bị xếp vào loại *********, mập mờ vuốt ve giới lao động mà thật sự là CIA của Mỹ. Các ông ấy bảo vậy. Khốn nỗi chủ nhiệm, chủ bút, các biên tập viên chính đều ra đi cả, còn trơ một mình tôi ở lại. Tôi trở thành đầu têu của một ?cơ quan tình báo? núp sau hoạt động báo chí. Cho đi tù là phải!?
    Mãi đến lúc đó, ba người mới biết nhà giáo hiền hòa ít nói đã từng nếm mùi tù đầy khá lâu. Cụ cán sự hồi hưu hỏi:
    ?oÔng bị bắt năm nào??
    ?oNăm 1976. Đợt hơn 200 nhà văn nhà báo bị bắt một lượt sau vụ nổ plastic ở công trường Con Rùa.?
    Trung úy vội hỏi:
    ?oA, như vậy cùng một lượt với Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Hồ Hữu Tường, Mai Thảo, Duyên Anh chứ gì??
    ?oPhải. Nhưng Mai Thảo thoát được, mãi về sau mới trốn khỏi Việt Nam qua Mỹ.?
    ?oNghe nói có cả Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương??
    ?oThanh Tâm Tuyền trình diện học tập theo sĩ quan chế độ cũ. Còn Vũ Hoàng Chương bị bắt trước đó vì một bài thơ.?
    Ba người bạn của ông giáo không ngờ tìm được một người am tường giới văn nghệ báo chí như vậy, họ thay nhau hỏi ông giáo đủ thứ chuyện.
    ?oVào đó họ tách riêng ra hay nhốt chung với ngụy quân ngụy quyền??
    ?oKhông. Ngụy quân ngụy quyền được ?hưởng? chế độ học tập cải tạo, đầu tiên thuộc quân quản. Chúng tôi là tù 100% với đầy đủ lệ bộ: Trát tống giam của Bộ Nội Vụ, khám xét nhà, còng số 8, xe đưa rước đến tận xà lim...?
    ?oHọ nhốt ở đâu? Chí Hòa à??
    ?oĐầu tiên ở Phan Đăng Lưu, trước mặt chợ Bà Chiểu đó. Sau một thời gian họ phân loại, mỗi người mỗi ngả.?
    ?oHọ phân loại cách nào??
    ?oHọ phân loại sẵn từ trước. Các bạn nhớ là mãi 1976 họ mới bắt. Như vậy ngoài tài liệu sách báo có sẵn trước 1975, họ còn hơn một năm để tìm thêm tài liệu, thu thập các bản báo cáo của kẻ nằm vùng, dân xu thời nịnh hót, kẻ sợ hãi thái quá. Quá đủ thời gian để họ tính sổ nợ. Ngành nào tính sổ nợ ngành ấy. Có lẽ văn nghệ báo chí là ngành phức tạp, nên tính có hơi chậm.?o
    ?oRồi họ hỏi các ông những gì??
    ?oHọ hỏi ít thôi. Chỉ bắt chúng tôi nghe thì nhiều.?
    ?oThì vẫn những bài bản quen thuộc ?Đất nước ta giàu đẹp, nhân dân ta anh hùng?. ? Tình hình và nhiệm vụ mới?, ?Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng...?
    ?oKhông. Họ xem chúng tôi như những tên ?biệt kích nguy hiểm? trên mặt trận tư tưởng, nên muốn phanh phui cho ra ?âm mưu thâm độc của Mỹ Ngụy trên mặt trận văn hóa văn nghệ?. Nào cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phe đế quốc tư bản với lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới; nào chính sách toàn cầu của đế quốc Mỹ. Chính sách ấy áp dụng riêng ở Việt Nam như thế nào, Mỹ đã ra lệnh cho ngụy quyền Sài Gòn làm những gì. Bọn chóp bu ngụy quyền nhận lệnh quan thầy Mỹ rồi ra lệnh cho bọn bồi bút ra sao. Cuối cùng đến phần chúng tôi: Viết bài báo đó theo lệnh tên CIA nào? Được trả bao nhiêu đô la? Cuốn truyện, bài thơ đó xuất bản đúng lúc Mỹ đang chủ trương ?thay màu da cho xác chết? tức là ?Việt Nam hóa chiến tranh?. Giả vờ chống Mỹ, giả vờ đề cao tình tự dân tộc để phục vụ chính sách đó phải không? Đại khái chúng tôi nghe những lời như vậy. Cả một hệ thống lập luận đồ sộ từ chủ thuyết triết học ?khoa học và tiên tiến? nhất. Nhờ nó mà cái âm mưu thâm độc nham hiểm về văn hóa văn nghệ của Mỹ bị vạch trần. Bọn bồi bút biệt kích các anh đã làm gì trong âm mưu ấy??
    ?oRồi ông trả lời ra sao??

    ?oTôi ngớ ra, miệng há hốc chẳng hiểu gì cả. Chẳng hiểu mà không dám hỏi, không dám cãi, vì cái hệ thống luận lý đồ sộ quá, tôi hãi hùng. Trời hỡi! Té ra việc bỏ dạy, làm kế toán kiếm thêm tiền chợ cho ?má bầy trẻ hài lòng? của tôi nằm trong một âm mưu thâm hiểm và bao quát cả toàn cầu! Tôi một mực kêu oan với cán bộ chấp pháp, thưa tôi chỉ lo trị sự kế toán như chạy mua giấy, trả tiền nhà in, trả nhuận bút theo phiếu chi của tòa soạn, nhận tiền đăng quảng cáo... Họ khó chịu, bảo tôi vung tiền ra thuê bọn bồi bút viết chửi cách mạng, tức là một thứ cai thầu văn nghệ mà còn kêu oan. Họ hỏi ai ra lệnh cho tôi thôi dạy để gài vào tòa báo, núp bóng sau cái dạng một thầy ký lẩm cẩm. Tôi bảo tôi chưa lẩm cẩm, và chính vợ tôi gài tôi vào tòa báo. Họ bực quá, đuổi tôi về xà lim. Hai tháng sau, tôi gặp một cán bộ chấp pháp khác, chuyên viên về văn hóa văn nghệ thực dân mới được biệt phái qua Bộ Nội Vụ để tìm hiểu, làm việc với chúng tôi. Anh này còn trẻ, ăn nói nhã nhặn, vừa hỏi vừa mời tôi hút thuốc thơm Phù Đổng.?
    ?oAnh ta có nói gì khác không??
    ?oKhác chứ. Anh ta nói có sách mách có chứng. Anh đã đọc kỹ từ số 1 đến số 1092 của nhật báo Tranh Đấu, từ bài xã luận cho đến mục rao vặt. Anh ta phân tích cho tôi thấy các bài xã luận đã chuyển mục tiêu trong từng giai đoạn như thế nào, và các giai đoạn đó phù hợp với ba giai đoạn ?chiến tranh cục bộ, chiến tranh toàn diện và Việt Nam hóa chiến tranh? trong sách lược xâm lăng của đế quốc Mỹ ra sao. Kỳ diệu hơn nữa là ngay cả mục rao vặt cũng biến đổi theo ba thời kỳ. Cũng may cho tôi là...?
    Nói đến đó, nhà giáo ngừng lại, cười bẽn lẽn. Vị linh mục hỏi:
    ?oMay là ông được trắng án chứ gì??
    ?oTrắng sao nổi! Không ********* thì ngụy hòa. Không ngụy hòa thì ngụy dân tộc. Không ngụy dân tộc thì đồi trụy. Không đồi trụy thì nhảm nhí. Mà nhảm nhí, đồi trụy, ngụy dân tộc, ngụy hòa lại là hình thức tinh vi hơn của *********. Chạy trời không khỏi nắng đâu!?
    ?oThế thì may cái gì??
    ?oMay cho tôi là có mấy lần thằng em rể giận vợ hay càm ràm chuyện tiền nong, bỏ sở lên Đà Lạt chơi mấy ngày liền. Chủ nhiệm than quá, bắt tôi gánh mấy kỳ xã luận. Tôi phải đem báo cũ ra xào nấu chắp vá đến toát mồ hôi.?
    ?oNguy rồi. Chắc họ chất vấn dữ lắm??
    ?oKhông. Tôi đề tên em rể tôi. Tòa báo nào cũng vậy, ai viết mặc, nhưng cứ để tên một số người có thế, cho đỡ rắc rối.?
    Nhà giáo lại đỏ mặt lên, ấp úng thú nhận:
    ?oMấy bài báo đó bị anh chấp pháp chuyên viên cho là quan trọng, trích dẫn tùm lum tà la mới chết chứ! Anh ta bảo nó báo hiệu bước chuyển tiếp từ: ?khuynh hướng ********* trực diện? của tờ Tranh Đấu qua ?okhuynh hướng ngụy dân tộc?.
    ?oHa ha! Ông viết gì trong đó mà quan trọng thế??
    ?oHôm ấy kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương. Tôi xào nấu lại bài ?Cảnh quê hương đẹp hơn cả? trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư học hồi còn nhỏ.?
    Cả bốn người đều cười. Cụ cán sự hồi hưu nhận xét:
    ?oÔng chỉ nhún nhường giấu mình, để khôi hài cho vui đấy thôi! Nghe ông luận giải từ cái khăn trải bàn hiệu kem Givral ra bao nhiêu lời chửi xéo bọn đào kép nhà hát lớn, tôi biết ông thâm lắm. Viết xã luận, phải biết!?
    Nhà giáo vội nói:
    ?oCụ dạy quá lời!?
    ?oKhông quá lời đâu. Ông đừng vờ vịt. Tôi phải bắt ông trả nợ. Cha và anh trung úy đây đã phát biểu về chuyện tự vẫn. Bây giờ đến lượt ông.?
    ?oĐâu dám qua mặt cụ.?
    ?oTôi đã có ý kiến rồi, nhưng để sau cùng. Ông nói trước đi.?
    Nhà giáo không có cách nào thoát, đánh làm mặt nghiêm, và nói:
    ?oVâng. Tôi phải rán nói vậy. Kể lan man phất phơ, chứ lý luận chặt chẽ thì chịu thua thôi!?
    Hồi đó trong trát bắt gian chúng tôi, Bộ Nội Vụ có ghi rõ hình phạt tập trung cải tạo ba năm. Hai chữ ?cải tạo? thì anh em chúng tôi đều hiểu cả. Còn ?tập trung? thì chịu! Hiểu theo nghĩa đen, chúng tôi an ủi nhau: ?Thôi có anh em quen biết, có bó chân bó cẳng thì cũng còn có người đồng cảnh ngộ hàn huyên đỡ buồn. Tập trung chứ có phải biệt giam đâu! Nghĩ thế nên mới vào Phan Đăng Lưu, tôi yên lòng. Sau một thời gian chới với vì hệ thống lập luận đồ sộ tôi vừa nói, tôi dần dần làm quen với cuộc sống mới. Riết rồi cái gì cũng quen, chắc các bạn đều đồng ý với tôi như vậy. Thời gian qua mau, thoáng một chốc đã đủ ba năm. Chúng tôi có một cách lập luận lẩm cẩm nhưng hữu hiệu: Trước kia với bao nhiêu hiểu biết và ràng buộc của một người thường thường bậc trung, mình chỉ có thể làm như vậy, bây giờ mình trả nợ như vậy cũng đúng thôi. Lúc vui, chúng tôi còn bắt chước cách nói của giám thị hoặc cán bộ chấp pháp, thường đùa với nhau: Trước gây tội lỗi như vậy vì mù mờ, ?phải thôi?, bây giờ chịu tập trung cải tạo, ?tốt thôi?! Có thể nhiều bạn bè bên ngoài hoặc đã ra đi chờ đợi ở chúng tôi những hành động ngoạn mục, lẫm liệt, đại khái như cái chết của viên trung tá, trung úy vừa kể. Tôi nghe nói ở Sài Gòn người ta loan truyền khá nhiều huyền thoại, theo ước mong của thiên hạ chứ không theo thực tế. Vài người trong chúng tôi được choàng vòng hoa kiểu đó. Nhưng là người trong cuộc, tôi xin thành thật nói ngay rằng sự lương thiện không cho phép ai nhận bừa vòng hào quang. Các bạn tính, chúng tôi có gì đâu để tỏ ra lẫm liệt? Trung úy vừa bảo lúc ấy giới nhà binh hoang mang tuyệt vọng, không có lấy một thần tượng hoặc một niềm tin để kiêu hãnh. Giới chữ nghĩa chúng tôi cũng vậy. Tuy cùng cầm bút, nhưng chúng tôi khác biệt nhau về tuổi tác.
    Rồi do tuổi tác mà cách tham dự hoặc nhận định về lịch sử khác hẳn nhau. Lớp dấn mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở tuổi đôi mươi rồi vỡ mộng vào thành như Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, vừa ấp yêu thời kỳ kháng chiến như một kỷ niệm đẹp, vừa viết văn chống Cộng. Lớp trẻ lớn lên sau Hiệp định Genève tán đồng huyền thoại kháng chiến của đàn anh nhưng khó chịu khi đọc văn chống Cộng của họ, thầm chê họ lẩm cẩm. Lớp trẻ hơn nữa dồn hết sức chống Mỹ, và mơ màng một ?cuộc cách mạng xã hội không đổ máu?.
    Tóm lại thế hệ nào cũng thầm lặng khâm phục người Cộng sản tuy họ cùng khốn khổ vì cuộc chiến tranh do người Cộng sản chủ động. Càng về sau, cái mốt chung của thời đại là khuynh tả. Tiến bộ, sáng suốt, nhân đạo, thuận chiều tiến hóa tất yếu, đồng nghĩa với khuynh tả. Chính tôi cũng vậy. Quay sang đề cao tình tự dân tộc, tỏ thái độ phản chiến hay hô hào bảo vệ đạo đức trước ảnh hưởng ngoại lai, đều là cái bóng của khuynh tả, và khuynh tả là cái bóng của sự khâm phục thầm lặng đối với bên kia. Trong lúc đó bên này có gì? Trung úy đã nói giúp tôi rồi. Thành thử khi bị bắt, chúng tôi tự an ủi: ?Thôi, trước sau gì cũng phải trả nợ cho xong!?
    Khốn nỗi người ta đòi nợ nhiều quá, chúng tôi tối tăm mặt mũi. Cái thân ốm của tôi gánh sao nổi món nợ của đế quốc toàn cầu? Chúng tôi bàng hoàng, rồi ấm ức. Cho nên đúng ba năm mà chưa được thả về, chúng tôi giận thật sự. Thế này là thế nào? Giấy trắng mực đen còn đó! Rõ ràng mặt đấy mặt này chứ ai! Làm gì bây giờ? Chẳng ai biết phải làm gì cả. Chống lại kẻ một lần ta lỡ khâm phục, khó lắm, khó y như đi đòi nợ một ông thầy học cũ. Các bạn tưởng tượng xem, ở trong cảnh huống ấy mà nghe tin một người có uy tín trong văn giới can đảm tuyên bố tuyệt thực để phản đối, bọn chúng tôi xúc động đến mức nào. Vừa hãnh diện quàng vừa tự xấu hổ. Ít ra cũng phải có một người dám làm một cái gì chứ! Anh em chúng tôi xì xào bàn tán bới nhau, vừa mừng vừa lo. Người bảo:
    ?oÔng ấy làm tới đấy. Xưa ông ấy nổi tiếng bốc!?
    Người thì bảo:
    ?oBiết đâu là tin phịa để mua vui!?
    Có người lo:
    ?oÔng ấy như lửa rơm. Bốc đó rồi xìu đó. Sợ không bền!?
    Người ta đem cả văn nghiệp ra để hy vọng hay lo lắng, và ai cũng có vẻ hợp lý cả. Đào bới bấy nhiêu cuốn tiểu thuyết thì chứng minh cái gì không được. Huống chi tiểu thuyết có bao nhiêu loại nhân vật, dữ, hiền, khôn, dại, hào hiệp, bần tiện, hiền triết đạo tặc, thiên thần, ác quỏ, kẻ dâm dục, người bất lực, hạng nào cũng đủ, mỗi hạng mỗi cách nói, chứng minh cái gì cũng có sẵn.
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi chờ, dọ dẫm phản ứng của ban giám thị trại giam... Không phải chuyện phịa, vì chính giám thị khu chúng tôi cũng xác nhận. Thật đáng mừng. Tin vui đi nhanh qua nhiều ngõ ngách. Có thể nói dù bị kiểm soát gắt gao, chúng tôi vẫn có thể thông báo cho nhau tin từng giờ:
    ?Giám thị đã xuống phòng giam và tịch thu phần cơm anh ấy nhường cho bạn.?
    ?oNhà bếp được lệnh bớt một phần cơm phòng số 8. Chính giám thị xuống chia cơm.?
    ?oAnh ấy đã bị chuyển sang khu biệt giam. Từ nay việc lấy tin chắc khó!?
    ?oNgười ta bắt đầu kiểm soát nước khu biệt giam. Chính giám thị đi chia nước chứ không giao cho ban trực nhật.?
    ?oĐã có lệnh không được mang nước uống cho anh ấy!?
    Mọi người bàng hoàng. Thế này là thế nào? Họ quyết bỏ mặc cho anh ấy chết khát ư? Nhịn đói thì cuộc tranh đấu còn kéo dài được 10, 15 ngày. Có sâm, nhung, lê táo như các thầy Ấn Quang hồi trước kéo tháng này tháng nọ dễ dàng. Nhưng không uống gì cả được bao lâu? Bắt đầu có nhiều lời bàn ra tán vào. Người lãng mạn quyết tin rằng anh ấy sẽ đi đến cùng, lẫm liệt, hào sảng như các nhân vật chính của anh ấy. Người hoài nghi xét lại: Có thể, có nên dùng phương pháp đấu tranh bất bạo động đối với một chế độ chuyên chính hay không? Người ba phải thì quay sang lo cho sức khỏe vốn kém của anh ấy. Mọi người nóng ruột như đứng trên lửa. Chờ đợi khiến phòng giam thêm nực, phòng thêm tối. Chờ một ngày. Chờ hai ngày. Đến ngày thứ ba, thì có tin chánh thức đáng tin cậy từ khu biệt giam cho biết anh ấy xin ăn trở lại. Phòng chúng tôi đột nhiên ồn ào như cái chợ. Mạnh ai nấy nói. Thế lày là thế lào? Các bạn đừng cười. Tôi nhại câu nói liệu ?Thế lày là thế lào?? của giám thị khu B đến nỗi nhập tâm thành tật. Hỏi gì thì hỏi, sự thật vẫn cứ là sự thật. Từ đó về sau, chúng tôi nhận được tin ?hoàn toàn chính thức từ giới hữu trách có thẩm quyền? công khai loan báo. Tin nào cũng đều khiến chúng tôi đau nhói trong lòng cả!?
    Cụ cán sự hồi hưu nói:
    ?oCó khi chưa tới ranh giới sống chết, người ta vẫn hành động giống như một người bình thường với đầy đủ những cao cả lẫn hèn yếu. Theo ký họa của một người họa sĩ đương thời thì hoàng hậu Pháp Marie Antoinnette vẫn cố tỏ ra bệ vệ hách dịch dù ngồi trên xe cây dẫn ra chỗ đặt máy chém. Một tử tội đi đến pháp trường vẫn cúi xuống phủi một vết bẩn trên chiếc áo đang mặc.?
    ?oVâng. Tôi thấy phải hiểu anh ấy như một người bình thường. Thần tượng hóa anh ấy theo mong ước lãng mạn của mình là lỗi của mình, không phải lỗi anh ấy. Theo cách đó, tôi nghĩ không nên siêu hình hóa cái chết. Gán cho nó một ý nghĩ quá quan trọng là cái lỗi của tinh thần duy lý
    Tây phương. Tại sao không xem nó như một loại sinh hoạt của đời sống sinh vật y như tìm mồi, làm tổ, sinh con, bài tiết, thậm chí cắn mổ nhau để vui chơi hoặc tranh ăn. Quan trọng hóa cái chết thành ra làm hại nó. Đặt cho cái chết một mục tiêu, là làm hại nó lần thứ nhì. Cái lỗi của chúng tôi, và của cả anh ấy, là muốn dùng cái chết để làm một cái gì đó. Ta mặc cả với Thần Chết, ta so đo, ta vòi vĩnh, cò kè thêm bớt. Ta tính đến chuyện thành bại. Cho nên khi thấy không thành công được, thấy chết chỉ thiệt thân, ta bèn dừng lại. Tôi nhớ lúc nãy trung úy có bảo tuy thất bại, kẻ thù vẫn phải kính nể trung tá như một kẻ thù nghiêm chỉnh. Tôi đồng ý với phần sau câu nói, nhưng xin lỗi nhé, tôi bác bỏ phần đầu: ?Tuy thất bại?. Tại sao nói chuyện thành bại ở đây? Gắn thêm cho cái chết một cái đuôi chỉ tổ làm vướng dáng đi tự nhiên của nó thôi! Giả sử bây giờ có ai bảo hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối ông Diệm, nhất định ta sẽ chê người đó là cận thị rồi! Câu chuyện của tôi đến đây chấm dứt. Nếu là cán bộ chấp pháp, các bạn sẽ xếp nó và loại nào: *********? Đồi trụy? Ngụy dân tộc? Hư vô chủ nghĩa? Chắc không nặng án thế đâu! Quá lắm chỉ thuộc loại nhảm nhí, tuy tôi vẫn nhớ ?nhảm nhí cũng là hình thức tinh vi của *********.?
    *
    Nhà giáo vừa dứt lời, cụ cán sự hỏi liền:
    ?oXem cái chết là tự nhiên à? Anh sợ chết không, nói thực đi??
    Ông giáo cười, quay hỏi vị linh mục:
    ?oCha sợ chết không??
    Cha xứ nghiêm chỉnh đáp:
    ?oKhông. Tôi tin sự sống đời đời trong nước Chúa.?
    Ông giáo hỏi trung úy:
    ?oCòn anh??
    ?oChưa sợ. Tôi còn khỏe. Hơn tháng nay, tôi chưa phải bước chân lên bệnh viện lần nào.?
    Ông giáo hỏi ngược lại cụ cán sự:
    ?oThế cụ có sợ chết không đã??
    Cụ cán sự hồi hưu đáp ngay:
    ?oSợ chứ!?
    Ông giáo bật cười lớn:
    ?oSợ chết sao còn dám vượt biên? Cụ luống tuổi rồi đi đâu cho khổ. Gió bão, tù tội, đói khát, sơ ý một chút là chết. Tại sao phải đi??
    ?oTôi sợ một cái chết khác ghê gớm hơn.?
    Ba người hơi thất vọng, đoán thế nào cụ cũng xổ một lô những lời chống Cộng thật đúng bài bản, như ?vô thần khát máu? như ?tam vô chủ nghĩa? vân vân và vân vân. Họ đã nghe những thứ đó chán chê từ thời ông Diệm. Cụ cán sự để mặc cho các bạn thất vọng, từ từ uống cạn ca nước trà nguội, rồi mới nói:
    ?oTôi không sợ chết nói chung, nhưng sợ riêng một số cách chết. Chết đứng như Từ Hải, thảm mà oai. Chết mà đi như Dracula chỉ dùng để dọa con nít. Tôi luống tuổi, mặn ngọt chua cay của cuộc đời nếm tê cả đầu lưỡi, từng ?nghiên cứu? cái chết kỹ lưỡng lắm, nên nghiệm thấy cái chết đáng sợ nhất là cái chết mà vẫn còn sống, sống mà vẫn chết.?
    Nhà giáo cười rồi hỏi:
    ?oNghĩa là ngắc ngư? Bị bại liệt à??
    ?oKhông, đây là một cách tự vẫn đặc biệt. Rắc rối quá phải không. Để tôi kể quách cho các bạn nghe cho rồi!?
    Tôi hơn các bạn những hai chục tuổi, từng sống dưới sáu chế độ: Pháp thuộc, Nhật thuộc, Tàu phù thuộc, Cộng sản thời kháng chiến, Chế độ quốc gia từ thời ông Diệm, à quên, từ Bảo Đại đến ông Thiệu, cuối cùng là Cộng sản sau 1975. Nếu kể HCR nữa thì đến bảy. Anh em, bà con, con cái, bạn bè, lần lượt chết khá nhiều, mỗi người mỗi kiểu. Không thiếu những người tự tìm lấy cái chết, trong đó có một con trai của tôi. Các bạn đừng lầm. Tôi không kể về cái chết của nó đâu. Nó chết tầm thường, tự nhiên, một cái chết lảng xẹt vì một con điếm thúi. Chuyện tôi sắp kể liên quan đến một người bạn cũng từng sống dai nhách như tôi vậy.
    Ông ấy cũng là một nhà văn. Thời chúng tôi còn phải học ?Nos ancêtres sont des Gaulois?, thú tiêu khiển hiếm lắm. Ngoài vài ba thứ cờ bạc bị nghiêm cấm, lũ học trò chúng tôi chỉ tìm vui trong thú đọc sách. Mà sách lại hiếm, khó mua khó mượn.
    Cầm được một quyển sách trên tay đã được các cô kính nể khâm phục lắm rồi. Huống chi là viết sách! Bạn tôi thuộc vào số ít con người đáng nể ấy, lúc chưa được hai mươi. Đã thế sách bạn tôi viết lại được trích giảng cho học trò học thuộc lòng. Tôi dám tin chắc rằng các bạn cũng đã thuộc lòng đoạn văn của bạn tôi.
    Mọi người đều tò mò hỏi:
    ?oCụ đọc thử xem??
    Cụ cán sự hồi hưu chớp chớp đôi mắt lộ vẻ cảm động. Cụ nhớ lại cái thời xa xưa đã mất, run run đọc:
    Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều...
    Ba người cùng kêu ồ, nhà giáo ê a đọc tiếp:
    Và trên không có những đám mây bàng bạc...
    Trung úy nói:
    ?oBài Ngày tựu trường của Thanh Tịnh.?
    Vị linh mục cũng nói:
    ?oTrong tập Quê Mẹ. Bài đó nổi tiếng trong giới học trò chẳng kém gì bài La Rentrée của Anatole France. Cụ có quen với Thanh Tịnh à??
    Cụ cán sự nói:
    ?oĐấy. Cha vừa hỏi: ?Cụ có quen với Thanh Tịnh à?? Gần xuống lỗ mà còn được hỏi như vậy, huống chi thời đi học được là bạn của Thanh Tịnh, mày mày tao tao với một ?nhà văn?, ôi chao, hân hạnh biết chừng nào. Khỏi cần nói chắc các bạn cũng biết tôi đã bắt chước Thanh Tịnh từng dáng đi, điệu nói, cách để tóc, cách ăn mặc. Tôi còn lén viết một bài văn đặt nhan đề ?Hôm khai trường? với đầy đủ lá rụng, mây bay, chơi diều, chơi bi, rồi chép sao nhiều bản gửi đi các báo ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Tôi chuẩn bị đón nhận sự nổi tiếng. Sáng tác của tôi gửi đi mà chờ mãi không có gửi lại. ? Tài ba? của tôi bị các cặp mắt phàm tục đố kỵ ở các tòa soạn lơ là, tội nghiệp thân tôi. Tôi tủi thân, đâm ra ganh ghét bạn. Ánh sáng của Thanh Tịnh làm mờ hào quang của tôi. Phải xa anh ta mới dựng sự nghiệp được. Thầy mẹ giúp tôi thỏa ước - vì sau đó gia đình tôi dời đến tỉnh khác. Cách mạng tháng Tám. Rồi tản cư. Tôi đã trở thành một thanh niên có bằng Cao đẳng Tiểu học. Tên nghe lạ phải không? Hồi ấy Trung học đệ nhất cấp gọi là École primaire supérieure, đậu Trung học đệ nhất cấp thì gọi là đậu bằng Thành chung hoặc Cao đẳng Tiểu học. Trước cách mạng tôi đang học dở ngành trợ giáo nên trong kháng chiến, tôi phụ trách một trường bình dân học vụ, rồi làm hiệu trưởng trường cấp hai. Chưa có thời kỳ nào tôi đam mê hào hứng với công việc của mình như thời ấy. Cảm và nói là một, nói với làm cũng là một. Bây giờ nghĩ lại thấy hồi đó mình lãng mạn đến quá khích.
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tôi tin tưởng tuyệt đối vào cuộc kháng chiến, nên làm gì tôi cũng xung phong hàng đầu. Chịu gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật là một niềm vinh dự. Cũng như các bạn cùng thế hệ, hai tiếng ?độc lập? làm cho tôi say mê. Vì độc lập tôi sẵn sàng hy sinh tất cả. Thiếu thốn ư? Có độc lập sẽ có tất cả. Yêu nhau mà chưa lấy được nhau ư? Hẹn ngày độc lập. Lấy nhau mà không thể sống bên nhau? Hẹn ngày độc lập! Độc Lập là cái chìa khóa mở mọi cánh cửa, kể cả những cánh cửa có ổ khóa rỉ sét. Còn giữ lại làm gì những tư tưởng ủy mị lỗi thời từng làm yếu đuối thanh niên, làm trì chậm cuộc đấu tranh giành độc lập. Chỉ cần nghĩ như thế chúng tôi lao vào cuộc cải tạo tư tưởng đầy dằn vặt, thống hối, lo âu, hoảng hốt. Ôi những đêm tự phê bên ánh đèn dầu sau giờ dạy học, những tháng ngồi trước trang giấy đáng sợ, để moi óc ghi lại tất cả những tư tưởng, cảm giác, hành động bạc nhược hèn yếu. Chúng tôi xưng tội công khai, khóc lóc, thống hối công khai. Cầm một cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là một cái tội. Chúng tôi đã nghĩ như vậy, và thù ghét cái bóng tiểu sư sản trong con người mình một cách chân thành. Thưa cha nếu không sợ phạm thánh, tôi dám so sánh cái không khí thời đó giống với không khí của Phúc âm. Quả thật như vậy. Cũng có những ?Đấng Cứu Thế? và những lời tiên tri. Cũng có hứa hẹn sự sống vĩnh hằng và sự xả thân, nghĩa là đầy đủ yếu tố cho một thời huyền thoại. Có kể như vậy các bạn mới hiểu sau 30-4, tôi ngơ ngác đến bậc nào khi thấy anh em bộ đội thản nhiên mua sách Chưởng, sách Tự Lực Văn Đoàn bán xôn ngoài hè phố để đọc. Kể cả quyển sách Quê Mẹ mà thời kháng chiến, tôi lãnh phần mổ xẻ phân tích để lôi ra tính chất ủy mị, bạc nhược. Anh giáo sư, tôi phải bắt chước anh để hô hoán lên: ?Thế lày là thế lào?? Rồi tôi gặp hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lạ thật. Tôi không hiểu gì hết. Hay lớp trẻ sau này có bản lĩnh hơn chúng tôi thời trước? Tôi nhận thấy họ hiền hậu, có học thức, lễ độ, nhưng ánh mắt không ngời lên, khuôn mặt không đăm chiêu, khắc khổ. Có lẽ họ có bản lĩnh thực! Bao nhiêu năm được đào tạo trong truyền thống cách mạng phải khác bọn trẻ ủy mị bị thực dân đầu độc chứ! Nhưng lập luận của tôi không vững. Tôi lần lượt gặp những nhà phê bình nghiêm khắc lên án sách chưởng Kim Dung nhưng mê truyện chưởng hơn mê gái. Phần nào trong ông ta mê ?chưởng? và phần nào trong ông ta chửi ?chưởng?? Khúc trên hay khúc dưới? Sao có thể cùng làm một lúc hai việc đối chọi nhau một cách thản nhiên? Nói ở chỗ thân mật khác hẳn chỗ công khai. Nghĩ chân thật nhưng viết phải theo bài bản, và điều ấy tự nhiên! Tôi còn nghe nói khi họp chi bộ, các đảng viên cũng được thoải mái hơn xưa nhiều, khỏi phải đăm đăm hoặc lên gân. Trước khi họp có kẹo lạc, thuốc lá, nước trà. Lúc đó ăn nói vung vít, kháo chuyện thoải mái về đủ thứ vấn đề. Hăng máu chửi cả thủ trưởng cấp cao cũng không sao. Chê Đảng vài điều cũng được nốt. Muốn hát nhạc Ngụy? Được. Lật vài trang chưởng bỏ dở đọc tiếp? Được. Nhưng khi bí thư chi bộ nhắc: ?Đến giờ rồi, các đồng chí vào làm việc? thì vẫn những con người ấy nhưng khuôn mặt, lời nói, tình cảm, tư tưởng hoàn toàn đổi khác. Người vừa chửi thủ trưởng có thể hết lời ca tụng. Người vừa đọc truyện chưởng gay gắt lên án văn hóa thực dân mới. Người vừa nấu cám heo bằng điện nhà nước hô hào các đồng chí tiết kiệm của công, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Trời hỡi! Thế này là thế nào? Lớp trẻ khó hiểu quá đối với tôi. Họ phân thân rối mù nên tôi không biết lúc nào mới gặp đúng họ.
    Tôi phải chờ các bạn cũ cùng thế hệ. May mắn cho tôi là vài tháng sau, nhân ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ chủ tịch, phòng giáo dục quận (nơi con gái tôi làm việc) có tổ chức một buổi nói chuyện. Đề tài là ?Cuộc đời của Hồ chủ tịch?. Báo cáo viên, trời ơi, may mắn quá, đúng là thần tượng thời trẻ của tôi, đúng Thanh Tịnh. Trung tá Thanh Tịnh. Tôi hồi hộp chờ ngày gặp lại bạn cũ. Tôi tìm đọc lại cuốn Quê Mẹ để bồi hồi nhớ thời thơ ấu. Tôi tự trách tôi bất công. Tài ba tôi đâu có ra gì đâu mà đòi làm nhà văn! Đã thế, thời kháng chiến, lợi dụng lúc cách biệt, tôi đã ?trả thù? bằng cách đem cuốn Quê Mẹ ra mổ xẻ, chê lên chê xuống. Tôi sẽ mời Thanh Tịnh về nhà, nài cho được một đêm nằm bên nhau rủ rỉ đủ thứ chuyện tâm tình. Bây giờ già rồi, còn ngại gì nữa. Tôi sẽ nói hết, thú nhận hết, từ việc lén viết bài ?Hôm khai trường? cho đến việc lên án cuốn Quê Mẹ. Tôi sẽ không xưng tên ngay để sau buổi nói chuyện dành cho bạn một ngạc nhiên lớn.
    Than ôi, chính Thanh Tịnh dành sẵn ngạc nhiên để tặng tôi. Thanh Tịnh già rồi. Thanh Tịnh nhà văn nhỏ nhẻ dễ thương thành Thanh Tịnh trung tá. Thời gian mà. Có gì đáng kinh ngạc đâu.
    Nhưng tôi sững sờ khi Thanh Tịnh bắt đầu nói. Thiên hạ đồn không lầm. Thanh Tịnh đã thành báo cáo viên chuyên nghiệp chuyên ca tụng bác Hồ. Đi đâu, lúc nào, bao nhiêu năm nay, Thanh Tịnh chỉ nói về đề tài ấy, gọt dũa luyện tập từng câu từng chữ, để ý đến cả cách nhíu mày, cách đứng nghiêm, mắt nhìn lên chiêm ngưỡng khi nhắc đến Bác. Nghe Thanh Tịnh báo cáo một lần, lần sau đến nghe nữa có thể đoán trước trung tá sắp khóc ở đoạn đó, sắp cúi đầu im lặng ở đoạn kia, sắp ưỡn ngực hô hào ở đoạn khác... Đúng là một cái xác ướp biết đi biết nói, quan trọng nhất là ca tụng không biết chán.
    So sánh với các cung phi bị giam kín nơi lăng tẩm các vua chúa đã chết thời xưa, Thanh Tịnh còn may hơn nhiều. Nhưng một nàng cung phi mới bị ông hoàng si bỏ quên, đã dám nghĩ:
    Dang tay muốn dứt tơ hồng
    Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
    Thanh Tịnh có bao giờ dám nghĩ thế không? Than ôi! Thanh Tịnh, người bạn nhỏ của tôi, ?địch thủ? của tôi, thần tượng của tôi, niềm mơ ước của tôi! Bạn không có cách tự vẫn nào dễ chịu hơn ư? Bạn đã chọn cách chết chậm chạp nhất, khắc kỷ nhất, chết mà vẫn sống, sống mà coi như đã chết. Bạn tự nguyện làm cái xác ướp để dễ hầu cận một cái xác ướp khác.
    Tôi bỏ về trước khi trung tá Thanh Tịnh kết thúc bài nói chuyện, lòng hối tiếc khôn nguôi. Cách tự vẫn tôi kể, nhạt nhẽo lắm phải không? Nó kéo dài quá, như một màn kịch vụng lê thê làm khán giả chê chán! Nhà tư tưởng của cha lấy thế đẩy ngã chồng sách là xong, để lại cả một lô messages, một lô sứ điệp. Ông trung tá đoành một cái, được bạn nhà giáo khen là thâm trầm. Nhà văn bỏ dở cuộc nhưng được bạn bè thông cảm. Còn bạn tôi, than ôi, biết làm sao đây! So với các bạn, tôi chịu lỗi đã kể chuyện buồn và nản. Biết làm sao được! Trong Chinh Phụ Ngâm có câu:
    Dòng nước sâu ngựa nản chân bon
    Tôi có khác nào con ?ngựa nản chân bon? ấy!! Gần kề bên dòng nước sâu là cái chết, tôi phải làm gì? Lấy hết sức hí lên cho vang động núi rừng? Uống nước suối độc tù hãm bên cầu Nại Hà rồi lăn ra chết? Hay là nhảy đại qua vực để hy vọng đạp vó lên Mé Vĩnh Cửu?
    Làm gì thì làm, nhưng tôi nhất định không vì ?nản chân bon? mà làm con ngựa gỗ. Tôi mệt quá rồi! Xin cha cho tôi chút nước!?
    Linh mục rót khoảng nước còn lại trong lon pâté vào ca cụ cán sự già. Cụ bưng lên uống. Nước chảy qua hàm răng thưa, nhểu cả ra hai mép. Bàn tay cụ cán sự run run. Đến lúc đó, linh mục mới thấy một người trần thế muốn ?thu xếp? cuộc đời mình gặp thật lắm gian nan, nhất là những người trung thực. Linh mục thầm cầu xin: ?Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và được hưởng ánh sáng nghìn thu...?
    Nguồn: Hợp Lưu
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 26/09/2004
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lê Thị Huệ​
    Lê Thị Huệ là nhà văn nữ đầu tiên của văn chương hải ngoại. Khởi sự cầm bút từ khối người Việt sang Hoa Kỳ năm 1975.
    Bụi Hồng, truyện ngắn đầu tay của Lê Thị Huệ, được nhà văn Võ Phiến giới thiệu trên tờ Văn Học vào năm 1979: "Chuyện ngắn đầu tay làm ngạc nhiên văn giới"
    Tác phẩm đã xuất bản:
    Bụi Hồng, truyện ngắn, 1984.
    Kỷ Niệm Với Mỵ Ánh, truyện vừa, 1987.
    Rồng Rắn, chuyện dài, 1989.
    Khởi Đi Từ Ngây Thơ Để
    Đến Gần Sự Thật, tùy bút, 1995.
    Canh Thức Cùng Thơ Mộng, tuyển thơ,
    cùng Trân Sa và Vũ Quỳnh Hương, 1996.
    Văn Hóa Trì Trệ,
    Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21, ký, 2001
    THIẾU NỮ CHỜ TRĂNG LÊN​

    Ban đầu chúng tôi nằm cạnh nhau . Tôi tựa đầu lên chiếc
    gối lam nhìn ra bầu trời phía Tây Bắc ngang vòm cửa sổ.
    Bầu trời đục mây, những đám mây xám di chuyển nhanh và
    gần qua chóp những cao ốc; những cao ốc dựng ngược, đâm
    thẳng lên trời, án ngữ gần hết diện tích cửa sổ phòng.
    Lấm tấm trên mặt diện tích ấy là những vệt sáng vừa
    thắp. Những chấm sáng hòa với một thứ màu dị hợm của
    hoàng hôn úa đọng lung linh lên màu hồng máu trên cánh cửa
    kính. Chiếc đầu rồng của một cao ốc phố T. lộ ra chút
    vòm sững phía tay phải cửa sổ, trông xa và mờ đi vì sức
    ép của những khối hình thẳng dựng ngược và vì những tảng
    mây xám xiên ngang. Trời đang giữa mùa thu, tuy mới bốn giờ
    chiều nhưng không gian u ám. Tin từ máy phát thanh cho biết mây
    đang kéo mưa về. Người ta tiên đoán cơn mưa sẽ xuất hiện
    vào đầu đêm nay, sẽ tạnh, và sau đấy trời sẽ trong sáng.
    Hai chúng tôi vừa trải qua một ngày la cà ngoài phố, di
    chuyển đến mấy địa điểm để tìm những thứ mà khách
    sạn không có. W tìm quyển báo thể thao có bài phê bình sốt
    dẻo về trận banh chiều naỵ Chàng cũng hối hả tìm mua ít dao
    cạo râu, một khẩu súng săn làm quà sinh nhật cho bố chàng.
    Tôi rủ W đến rạp A xem phim G, cuốn phim được giải điện
    ảnh năm vừa quạ Phim mô tả đời sống của một người đàn
    ông tranh đấu cho lý tưởng bằng phương thức bất bạo
    đô.ng. Rồi tạt qua phố T mua một ít bánh dẻo và bánh nướng.
    Bây giờ thì W đang lăn kềnh ra theo dõi sát nút trận banh
    trên mặt truyền hình, mắt chàng không rời màn ảnh, thỉnh
    thoảng còn tung người lên hoặc vỗ tay đôm đốp khi thấy
    một màn giao đấu hào hứng. Đây là trò chơi mà một phe
    vừa giữ banh vừa lấn đất trong khi phe bên kia ra sức chống
    đỡ và ngăn ngừa cuộc xâm lăng bằng cách thúc và húc vào
    người của phe đối thủ cho té nhàọ
    Chỉ những người sanh ra và lớn lên cùng chỗ như W mới say
    mê trò chơi nầỵ W cố lôi kéo tôi xem banh cùng chàng. Nhưng
    tôi nói tôi không thể nhìn cảnh những cầu thủ húc nhau như
    bò đấu trên sân banh. Nó làm cho ***g ngực tôi căng nhóị
    Trận đấu càng gần kết thúc, tim tôi càng nện nhanh. Nhìn
    hình ảnh những cầu thủ phe yếu thế ra sức chống giữ để
    những cầu thủ phe xâm lăng đừng lấn đất mà tôi muốn
    ngộp thở. W cười tôi và bảo ở bất cứ đấu trường nào,
    trên sân banh hay ngoài cuộc đời, làm cách nào đè bẹp để
    thắng thế là chuyện thường tình. Sao tôi lại phải thắc
    mắc phải bấn loạn ***g ngực.
    Khi W nói như vậy, dưới tấm chăn màu gạch vằn, bàn tay phải
    của chàng thường sờ soạng tìm kiếm những phần người tôi
    không dứt.
    Tay W thường dừng lại trên ngực trái của tôi và hỏi tôi có
    sao không? Chàng biết rõ mối ám ảnh trên dễ làm cho những
    cơ tim tôi se thắt. Tôi dễ nhạy với tiếng đô.ng. Và từ
    lúc sinh ra đời, tôi đã mang chứng tim dễ hồi hộp. Chứng
    bệnh đã làm cho tôi phải sinh hoạt cử động chậm chạp hơn
    những người khác. Những nhịp tim dồn dập vang vang khi nào
    cũng tưởng như cấp cứu đã là điều gì hiện diện quen
    thuộc và thường trực trong đời sống tôị.
    Căn phòng trạm gồm chiếc máy truyền hình, cái kệ để đèn
    ngủ, bộ bàn ghế cỏn con, chiếc giường và hai chúng tôị
    Mỗi lần W giật bắn người và la ó lên là mỗi lần cả
    chiếc giường oằn lên kêu kẽo kẹt. Đấy có thể là lúc
    một cầu thủ húc té được một cầu thủ khác. Rồi chàng
    làm một cử chỉ xoa dịu vì đã gây cho tôi nỗi giật mình.
    Chàng vuốt dọc hết người tôi và hỏi tôi có sao không? Tôi
    nói tôi gần hụt hơi vì không tìm được một chỗ nằm bình
    yên trong cái phòng trạm chật hẹp nầỵ Nằm chung giường với
    chàng, chàng dội chiếc giường hoài làm tôi bị vật lâỵ W
    ríu rít xin lỗi và ôm tôi vào lòng. Chàng vừa hôn ào ập
    lên khắp người tôi vừa nói chàng yêu tôị
    Đây là thói quen của W. Những khi chàng nói chàng yêu tôi là
    khi chàng đè tôi bẹp dí dưới đôi cánh tay đầy lông lá của
    chàng. Tôi vừa ngo ngoe vừa nói, W hãy nhìn đi, mây mù đang
    giăng kín cửa sổ, kìa bầu trời hoàng hôn rằm tháng tám
    như vậy kể cũng lạ, chàng nặng quá là nặng, những sợi
    lông của chàng làm tôi xót xáy, W đừng đè lên người tôi
    làm tôi khó thở... Nhưng W không nghe tôi nóị Chàng nói xuồt
    xuồt im đị W khóa cứng hai tay và hai chân tôi, áp mặt chàng
    lên mặt tôi, áp ngực chàng lên ngực tôi và bảo cứ để
    yên như thế nầỵ
    Khi tiếng la hò của những cầu thủ trên sân banh mừng chiến
    thắng vang dội, W với tay vặn thấp ánh điện đầu giường.
    Cả thân hình của W đổ ào lên người tôị Tôi bị xô lệch
    và nghiêng ngửa dưới thân hình to lớn vũ bão của chàng. Tôi
    lặp đi lặp lại luôn miệng rằng chàng hãy nằm sang một
    bên. Nhưng W không nghe tôi nóị Ngực tôi cứ căng nhói lên
    từng cơn. Tôi hé mắt nhìn thấy màu đỏ bùng lên dưới làn
    da mặt của W. Qua mảng vai cuồn cuộn những bắp thịt rắn
    chắc của chàng, từng tảng mây xám đặc nặng nề trôi ngang
    khung cửa sổ. Chiếc đầu rồng của một cao ốc phố T mù
    mờ chới vớị Những cao ốc hình khối đã được thắp sáng
    gần hết. Nền trời xám sũng như vậy còn lâu trăng mới ló
    da.ng.
    Có thể tôi đã bị đánh thức bởi một thứ tiếng động mà
    mãi nửa canh giờ sau tôi mới biết đó là tiếng mưa va vào
    vách phòng trạm.
    Cơn mưa không lớn vì tôi có thể nghe tiếng di động nhẹ
    nhàng, tiếng rón rén chuyền mình trong không gian. Nghe như
    "tiếng sột soạt của bầy con gái dệt lụa trời", má tôi đã
    nở nụ cười nghịch ngợm và giải thích như vậy trong những
    lần đầu tiên tôi hỏi người về tiếng mưa rơị Lời giải
    thích khởi đi từ ký ức mù tắp của tuổi thơ đã như vệt
    nước thấm ngập hồn tôi, để mỗi lần nghe tiếng mưa băng
    mình ngoài không gian tôi không thể không lắng nghe đấy có
    phải là tiếng lụa trời phất phớỉ Nhưng giờ đây tiếng
    lụa trời phất phới như bị lấn át bởi một tiếng trả đũa
    mạnh và bách bức, tiếng của vách phòng trạm hứng đỡ cơn
    mưạ Chiếc vách phía bên W nằm có khả năng tung hứng và phát
    ra âm thanh sầm sập nghe như tiếng roi quất lên mặt gỗ. Ánh
    điện đầu giường chiếu chân dung to tướng của W lên mặt
    tường, chiếc bóng chàng lung linh trên nửa chiếc màn cửa
    sổ. Chàng lại kéo từng cơn ngáy khò khè, khiến lúc vừa
    thức giấc tôi cứ tưởng như chàng đã phát ra âm vang lấn
    át kiạ Quả là cái âm thanh rền vang chói tai nầy đã làm cho
    tôi không quay trở lại giấc ngủ được.
    Tôi trườn người lên đầu giường, hai tay choàng lên đầu,
    dõi mắt nhìn mưa nát nhàu qua khung cửa kính và tự hỏi mảnh
    trăng rằm tháng tám ấy giờ lang thang ở phương trời nàỏ W
    đã nheo nửa mắt, cười nửa miệng khi thấy tôi mua sắm
    cặp bánh nướng và bánh dẻọ Chàng nói trăng ở đây luôn
    luôn bị lu mờ bên ánh điện phố phường. Nhưng nếu đêm nay
    tôi nhìn thấy trăng mọc trên thành phố F nầy thì nhớ đánh
    thức chàng dậỵ Chàng sẽ cùng tôi làm tiệc cắt bánh, uống
    trà và ngắm trăng.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    W. để banh ngực trần ra ngủ. Trước khi ngủ W. vòi tôi kể
    chuyện về những đêm trăng nơi tôi đã chào đời và sống
    suốt những năm thơ ấụ Tôi nói mỗi năm chúng tôi chỉ mong
    ngóng đến ngày rằm tháng tám để mừng trăng linh đình, gọi
    là Tết Trông Trăng hoặc Tết Trung Thụ Đây là đêm mà trẻ
    con thắp đèn rước trăng và ca hát nô đùa thỏa thích. Nhưng
    thường thì quanh năm trăng vẫn là nguồn vui chung của mọi gia
    đình. Tôi kể cho W nghe những đêm trăng cả gia đình tôi quây
    quần trước sân gạch ngắm trăng lên. Ba má và các cô chú
    tôi thường bắt ghế ra sân chuyện vãn với lối xóm; trong
    khi bầy trẻ chúng tôi tụm năm tụm ba chơi trò trốn tìm, u
    mọi, hoặc nhảy lò cò cạnh đấỵ Ánh trăng từ từ nhô lên
    khỏi những ngọn tre mát gió của lũy tre đầu ngõ, càng lúc
    càng sáng ngà, rồi lửng lơ giữa bầu trời đêm lấp lánh
    những ngôi sao kim tuyến. Trăng lên rồi, mọi người như say
    mèm bởi làn gió hiu hiu của những rặng tre làng. Trăng càng
    thanh gió càng mát, người lớn càng nói năng hòa nhã, điệu
    bộ càng từ tốn. Chỉ lũ trẻ con chúng tôi thì càng đùa
    nghịch to tiếng hơn. Suốt từ đầu làng đến cuối làng bấy
    giờ chỉ còn vang vang tiếng reo đùa của lũ trẻ, tiếng hò của
    những người đàn bà ru con ngủ, và tiếng xào xạc của những
    lũy tre làng chở trao gió cho nhau dưới ánh trăng. Khi đã nô
    đùa no nê xong, chúng tôi thường trải chiếu và vây quanh má
    để lắng nghe bà kể chuyện. Chúng tôi thường gục thiếp đi
    khi giọng má chỉ vừa bắt đầu: "Thuở thanh bình xa xưa..."
    W nằm yên và lắng nghe tôi kể chuyện. Chàng nằm nghiêng
    một bên, hai tay vẫn ôm lỏng thân hình tôi, tai vểnh lên,
    miệng hở trệ ra thở. Chỉ những giây phút như thế nầy tôi
    mới rướn người lên được chút xíu mà thò tay qua gáy
    chàng cho chàng tựa đầu lên. Tôi tiếp tục câu chuyện. Tôi
    nói sau nầy vì chiến tranh bùng nổ, gia đình tôi phải đi tản
    cự Tôi lớn lên ở một nơi khác, cách xa ngôi làng cũ. Mỗi
    lần tôi muốn quay về ba má tôi nói đường sá mất an ninh,
    mấy khúc quốc lộ bị chận đánh, cây cầu bắt ngang sông TK
    bị quân khủng bố gài mìn giật sập liên miên. Vã lại thân
    gái dặm trường như tôi không thể làm chuyến trở về nào
    dễ dàng được...
    W cắt lời tôi và nói giọng tôi cứ líu lo như chim hót làm
    chàng buồn ngủ quá đi mất. Còn điều nầy nữa, tôi nóị W
    hỏi tôi điều gì vậỵ Đó là một điều thầm kín tôi muốn
    nói với chàng, tôi nói, bởi vì chàng hay lè nhè bên tai tôị
    Tôi nghe chàng hay nói ngôi hai xuống thế mang bình an cho nhân
    loại, chim bồ câu trắng bay về báo tin lành cho những kẻ chờ
    mong,V.V... Nhưng riêng tôi, tôi không thể tiếp nhận được
    hình ảnh xa xôi nầy khi trong hồn tôi đã ghi dấu nó, chính
    là một vầng trăng tròn nhô lên đầu những ngọn tre mát gió
    của những đêm nao ở quê hương ấu thơ cạnh má.
    W trở người khi nghe tôi kể đến đoạn nầỵ Chàng vùi mặt
    xuống gối, hai tay gãi đầu gãi taị Lát sau chàng quay lại, ôm
    tôi vào lòng, hôn lên tóc tôi và nói giọng thấp, thấp hơn
    thường ngày, rằng chàng muốn thay má kể chuyện cho tôi nghẹ
    Chàng nghĩ ra được những câu chuyện giả tưởng tương lai
    bảo đảm cũng hay như những câu chuyện cổ tích của má. Chỉ
    khác là má kể chuyện đời xưa còn chàng kể chuyện đời
    maị Những câu chuyện sẽ bắt đầu: "Mai mốt khi hòa bình..."
    Rồi chúng tôi đã gục thiếp đi vào giấc ngủ. Lúc ấy trời
    mới bắt đầu chuyển mưạ
    Tôi làm một cử chỉ kéo tay W ra khỏi eo bu.ng. Nhưng dù đang
    ngủ W vẫn cài hai tay phòng hờ. Tiếng động của vách tường
    tung hứng cơn mưa càng trở nên nặng nề hơn khiến tôi không
    thể quay trở lại giấc ngủ được.
    Tôi quay sang nhìn người đàn ông đang ôm cứng thân hình tôi:
    Mái tóc chàng quăn lọn phủ lòa xòa lên vầng trán cao và
    phẳng, sóng mũi vun đều với đôi mắt sâu và hàng lông mày
    rậm mọc ngay ngắn, hai làn môi hồng thắm hở lộ hàm răng
    trắng muốt và đều đặn. Mặt chàng rõ nét và sắc sảo như
    một mặt tươ.ng. Tôi cúi xuống áp mũi lên má và hai thái
    dương chàng hít từng hơị Tôi vân vê nhúm tóc mai vàng của
    chàng, rồi ghé sát tai và nói thầm điều chàng vẫn khoái
    nghẹ Tôi nói chàng có cái miệng cong và mỏng, rất hấp dẫn.
    Tôi gặp W cách đây không bao lâụ
    Khi phe bên kia tràn về chiếm hết mọi nơi, kể cả nơi gia
    đình tôi đang tạm cự Phong trào tìm đường biển kiếm đất
    sống nổi lên khắp nơị Má tôi dù nâng niu tôi vì tôi là
    đứa con cầu tự của bà, cũng phải lo lót cho tôi bao phen
    đặng mang tôi ra khỏi vùng đất u ám ấỵ Cuộc ra đi của tôi
    là cuộc chiến đấu của má để bảo tồn sự sống cho tôị
    Má nói: "Má rách ruột sanh đẻ con ra đờị Má muốn con phải
    sống. Con của má là vàng là ngọc. Con không thể ở đây để
    bị đẩy đi thủy lợi đào mương vét cống đến chết mòn
    chết héo được. Má hy vọng ra khỏi đây con của má sẽ hồng
    hào khỏe mạnh hơn - Bà ám chỉ nước da trắng xanh quanh năm
    của tôi - Nhưng con phải nhớ không ai biếu không điều gì cho
    con cả, kể cả sự sống của con. Má nghe nói ở bển mỗi lần
    nghe đến bệnh tim là người ta mang ra mổ như mổ gà mổ heọ
    Con phải cẩn thận với những kẻ quen với cái chết hơn sự
    sống ấy..." Tôi đứt ruột khi phải xa rời má. Từ thuở nào
    tôi vẫn nghĩ tôi không thể tách rời xa má. Rõ ràng tôi xa
    má trong sự cưỡng ép. Má hồn nhiên tin rằng chỉ cần mang
    tôi ra khỏi nơi ấy là tôi được tiếp sinh, được chữa
    chạy, được hoan hỉ sống... Má đâu biết chuyện gì đã xảy
    ra cho tôị Nhưng dù thế nào đi nữa thì W là người đã
    hiện diện và ôm thốc lấy tôi ngay cái khoảnh khắc tôi vừa
    rời đất mẹ không bao xạ
    W không rõ những gì đã xảy ra cho tôi trước đấỵ Chúng tôi
    không nói cùng một ngôn ngữ và với chàng thì những điều
    liên quan đến chàng đủ làm chàng loay hoay hết ngàỵ W nói
    chàng đã nói với gia đình chàng rằng sau bao nhiêu năm miệt
    mài sách vở chàng cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi, rằng
    chàng đang muốn làm một chuyến đi xạ Nhưng thực ra, W nhấn
    mạnh, chàng đã đi tìm tôị Chàng đã đi tìm tôi như đi theo
    một tiếng gọi, một hấp lực. Như ba vua đã đi theo hướng
    một ánh sao, đi tìm ngôi hai ra đờị
    Và chàng đã gặp tôi trong chuyến đi định mệnh ấỵ Một
    người bạn đã rủ chàng làm một cuộc hải hành rong chơi trên
    biển Thái Bình Dương. Thuyền chàng đã gặp thuyền tôi giữa
    biển cả. Bọn chàng vớt chín người thuyền nhân chúng tôi
    lên từ một chiếc ghe con đã chết máy và cạn lương thực.
    Có kẻ trên thuyền chúng tôi đã bỏ xác trước đây vì không
    thể cầm cự được với cái chết.
    Lời cầu hôn của W xảy ra cách đây vài tuần lễ. Trong khi
    tôi đang nằm trên giường bệnh của trại tị nạn, W đã quỳ
    xuống cạnh gường tôi, một tay chàng nắm chặt tay tôi, tay
    kia đưa lên mần những điệu bô.. Chàng lắp bắp bảo tôi
    hãy nhận lời chàng, rằng tôi là định mệnh của chàng, rằng
    chàng đã tìm tôi suốt bao lâu nay, rằng nhan sắc xanh xao của
    tôi làm chàng lo lắng... Tôi muốn nói cho chàng nghe nhiều
    điều nhưng rõ ràng ngôn ngữ đã làm cản trở điều nầỵ
    Chàng chỉ vừa bập bẹ học tiếng của tôi, trong khi tôi hiểu
    hết những điều chàng nóị Bởi tôi đã quen với ngôn ngữ
    của chàng, tôi đã được học nó lâu naỵ Ngay cả khi chàng loay
    hoay, chàng bứt tóc, chàng hoa chân múa tay cạnh giường bệnh
    của tôi và nói làm sao chàng có thể hiểu được tôi và
    chàng phải làm điều gì cho tôi bây giờ? Tôi cũng đã nhìn
    thấy và đọc suốt những thông điệp nơi các điệu bộ vụng
    về của chàng. Tôi nói bởi vì chàng hiểu ít về ngôn ngữ
    của tôi nên tôi sẽ nói từ từ, nói cả đời e chưa hết
    chuyện.
    Dù thế nào thì W cũng còn cần một thời gian khá lâu để
    thích ứng với ngôn ngữ của tôị W nói ngôn ngữ của tôi
    cần uốn cả môi lẫn lưỡi, mà lưỡi chàng cứng quá, lại
    chàng không có khiếu học sinh ngữ.
    Người bạn đi cùng thuyền với W đã là nhân chứng của cuộc
    hôn nhân của chúng tôị Y cứ trố mắt ra nhìn chúng tôi ký
    kết giấy tờ và thề ước với nhau trước mặt một vị linh
    mục công giáọ Tôi đọc thấy trong mắt y tia nhìn âu lo là làm
    sao hai kẻ chưa thông suốt ngôn ngữ nhau mà có thể sống chung
    với nhaụ Y cũng tỏ vẻ e ngại cho tôi, kẻ đã từ tốn trong
    lời nói lẫn cử chỉ mà vẫn chưa bày tỏ hết, và không thay
    đổi được vài chi tiết của bản hôn phối trong lần ký
    giấy hôn thú ấỵ Sau đám cưới bất ngờ của chúng tôi trong
    trại tị nạn, y ở lại và tiếp tục cuộc hải hành một mình.
    Thỉnh thoảng khi thuyền tấp vào một hải cảng nào đó, y gởi
    cho hai chúng tôi những tấm thiệp kèm theo câu thăm hỏi
    thường tình là hiện cuộc sống của chúng tôi ra saỏ Ngoài
    kia mưa càng lúc càng nặng hạt. Những hạt mưa có hình thù
    như bàn tay của kẻ lạ gõ lốc cốc liên tục lên mặt kính
    cửa sổ. Tôi cố hình tượng ra tiếng sột soạt của những
    chùm tơ trời, tiếng ru của má, và ánh trăng rằm đầu những
    ngọn tre mát gió. Nhưng tất cả trở nên xa xôi và mờ nhạt
    bởi tiếng rền vang lấn át của bức tường trạm đang tung
    hứng cơn mưạ Tôi thức dậy và nằm trong tay W đã khá lâụ
    Thân thể tôi ê mỏị Trí óc tôi càng lúc càng căng thẳng. Tim
    tôi càng lúc càng đập nhanh. Tôi như bị nghẹt thở.
    Tôi nhìn sang W, hơi thở chàng tràn đầy mùi kem đánh răng,
    mặt chàng phương phi và đỏ kè như ông thần canh giữ bảo
    vật khi ngủ. Tôi mở tay chàng và rón rén rút người rạ W
    trở người, thở mạnh, và quơ cào tìm. Tôi quỳ xuống đầu
    giường, tay thò vào cài những khuy ngực áo của chàng, tay
    luồn qua gáy chàng, và ghé sát bên tai chàng nói: "Em đây, có
    em đâỵ"
    W trườn người lên và kéo tôi lại gần hơn. Tôi nằm qua
    nệm gốị Nửa thân hình tôi vắt ngang mặt chàng. Mặt chàng
    chạm vào bầu ngực tôi nghiêng xuống. Tôi có thể nhìn thấy
    làn da mình phập phồng theo từng nhịp động bên trong. Tôi
    nâng khuôn mặt của W lên, áp sát ngực tôi vàọ Tôi vân vê
    vạt tóc nóng vàng của chàng, và hát nhỏ trong cửa miệng:
    Ầu ơ... ơ...
    Má ơi con vịt chết chìm.
    Con thò tay xuống vớt.
    Ầu ơ...
    Con cá kìm cắn con.
    Ầu ơ... ơ...
    Chờ cho chàng trở lại ngủ yên. Tôi đứng dậy đến bên cạnh
    cửa sổ, mở cửa và thở hắt ra ngoàị Mưa tầm tả, hạt
    lớn hạt nhỏ tạt vào ướt mặt ướt tóc, chảy xuống lớp áo
    ngủ mỏng manh, tuôn tràn trên hai khóe mắt tôi như những dòng
    lệ ngậm ứ lâu năm.
    Cả người tôi ướt và lạnh cóng. Tôi khép cửa lại rồi
    đến bên chiếc ghế ngồi xuống. Trên mặt chiếc bàn con
    cặp bánh nướng và bánh dẻo nằm trơ vơ cạnh chiếc hòm son
    phấn khóa kín. Ánh điện đầu giường mờ mờ dọi vàọ mặt
    bàn xanh hắt lên màu xanh lá cây hấp hối phủ trùm màu trắng
    nhuyễn của cặp bánh dẻo, và làm úa màu ngọc đỏ của mặt da
    bánh nướng.
    Chiếc đồng hồ báo thức tự động đầu giường bỗng bật
    lên tiếng kêu tè tè rồi xổ ra một tràng phát âm lời
    người nam xướng ngôn viên: "It''''s twelve o''''clock. Violence, once
    again, has broken out in B..."
    W bật dậy và quơ cào tìm tôị Chàng trăn trở trên giường
    như con hổ đói tìm mồi . Miệng luôn luôn kêu tên tôi và
    nói: "Em ở đâu? Em ở đâu?"
    Rồi chàng ngồi nhỏm dậỵ Khi thấy tôi ngồi co ro trong bóng
    tối, W phóng ra khỏi giường ôm chầm lấy và đặt tôi lên
    giường. Tôi ho lên sặc sụa và ***g ngực lại căng nhóị Tôi
    nói trong từng cơn ho đứt quãng: "Đừng, đừng có nằm ép
    lên người em."
    Nhưng W không nghe tôi nói và cứ đè chặt hai cánh tay, ép
    cứng hai chân tôi, áp mặt chàng lên mặt tôi, áp ngực chàng
    lên ngực tôị Lần nầy, tôi thu hết sức lực ôm lăn W
    xuống mặt giường.
    3/1984
    Nguồn: Hợp Lưu
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 03/10/2004
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Trần Tiễn Cao Đăng​
    Phục sinh​
    Tặng người đóng vai Hương, với tất cả tình yêu của tôi.


    Sau bảy năm ở nước ngoài, chàng trở về Việt nam.
    Ngồi trên xe, đột ngột chàng chồm về phía cửa sổ, vặn kính xuống hết cỡ.
    - Hoa sữa! - chàng không định nói to, nhưng ai nấy đều nghe thấy.
    Hương hoa quá đậm và nồng khiến chàng chợt bồn chồn nhớ Hương.
    Nàng là người đầu tiên giúp chàng biết hương hoa sữa, và dường như mùi hương đó có mặt trong những tinh chất tạo nên thân thể nàng, cũng như hương nhài mà con gái nàng, vẻ bí mật và trang trọng, trao một đóa cho chàng cách đây nhiều năm, hay hương nguyệt quế trong sân nhà chàng ở Huế; những cánh hoa nguyệt quế khi rơi lên tóc, lên vai nàng đều có vẻ đầy âu yếm và thanh thản như trở về cội nguồn.
    Đã bao lâu chàng không viết thư cho nàng?
    Mọi chuyện như chỉ mới hôm qua, thật thế; mãnh liệt, đẹp và buồn như một giấc mơ; và chỉ như một giấc mơ. Nhớ lại tất cả những gì đã trải qua lúc đó, chàng không cảm thấy gì ngoài niềm thanh thản trong lòng, mặc dù suốt những năm qua, hình ảnh Hương chưa bao giờ thôi tỏa sáng, ý nghĩ về Hương chưa bao giờ thôi rợi mát và sưởi ấm tâm hồn chàng.
    o o o
    Từ dưới giếng trời, ngẩng lên nhìn chiếc áo cánh trắng phơi trên ban công cao nhất của nhà tập thể - ban công nhà Hương -, sáng lóa một cách kỳ lạ và cô đơn trên nền bức tường úng nước thâm sịt, chàng lại thầm thốt lên lần nữa:
    "... Chúng ta sẽ tái sinh anh ấy."
    Chàng tưởng như đếm được từng giọt mưa muộn mằn rỉ qua máng xối mủn nát, rỏ tanh tách trên lan can mỏng mảnh bằng gỗ tạp, để chốc chốc lại bắn lia thia lên màu trắng trinh nguyên của chiếc áo đó và như thể hắt tanh tách vào trong tim chàng.
    Có đúng chàng đã nói vậy không?
    Trung, bạn tri kỷ của chàng, cao lớn, ngời sáng, nghiêng nghiêng đầu mỗi khi mỉm cười, hồn hậu như cỏ cây. - Cậu yêu Hương phải không? - Một trưa đầu năm, ở quán bánh tôm bên Hồ Tây, cúi mình trên lan can nhìn mặt nước nhòa đi trong sương, Trung đã hỏi chàng như thế, ôn tồn và dịu dàng đến nỗi cổ họng chàng nghẹn lại. Nếu cần, Trung cho chàng mạng sống của Trung, chàng biết. Thế là từ đó chàng cố tập không đau đớn nữa, không mơ tưởng nữa, không dằn vặt nữa.
    Phải, chàng đã nói: "Chúng ta sẽ tái sinh anh ấy." Vừa thốt ra xong, chàng giật mình nhìn nàng. Nàng vẫn lặng im nhìn hoàng hôn như đốt cháy mái tôn gần vỡ nát nhà đối diện, dường như không nghe chàng nói gì, nhưng đột ngột lệ ứa ra từ khóe mắt đã từ lâu khô như lá ép của nàng, nặng nề rơi xuống ngực áo. Nàng không nhìn lên ảnh Trung.
    Chàng cũng không nhìn, nhưng chàng cảm thấy nó.
    Chàng thấy rõ; chàng không được phép nói điều đó, cũng như bất cứ điều gì bất khả, hầu như tuyệt đối bất khả. Nhưng lúc lái xe vòng quanh một vòng, hai vòng, rồi ba vòng Hồ Gươm, như thằng ngây, cố nhìn ra ranh giới thực sự giữa nước và sương trên hồ giữa một chiều cuối đông, chàng chợt hiểu rằng chàng cần phải nói thế; chàng có quyền nói thế.
    o o o
    " Anh đã nói: chúng ta có thể tái sinh anh ấy. Anh hiểu điều anh nói, và anh biết việc anh phải làm. Việc đó cũng hiện thực như anh đang ngồi nói chuyện với em, như em đang nhìn thấy anh, đang ngửi thấy hương thơm những bông hoa này ...
    "Có thể xưa nay em chưa hề thực sự quan tâm đến linh hồn cùng tất cả những gì chưa biết gắn liền với nó. Nhưng nay là lúc em cần nhìn thẳng vào nó, vì nó là một thể với Trung, với em, với anh, với bất cứ kẻ nào đang sống. Nếu phần nào đó trong những gì anh nói là không cần thiết và vô nghĩa với em, hãy tha lỗi cho anh. Anh muốn em thấu suốt vấn đề, cũng như anh, từ cội rễ của nó.
    - Cứ nói đi, anh, - nàng ôn tồn nói.
    Để chàng yên tâm hơn, nàng nở nụ cười trìu mến không chút gượng gạo, nhưng khóe môi run lên. Sự im lặng trang nghiêm và sâu thẳm của nàng, như sóng lặng biển êm lúc bình minh, hay quãng lặng giữa một bài thánh ca trong nhà thờ, luôn luôn khiến lòng chàng dịu hẳn, và lúc này nữa, nó cũng khiến chàng bình tâm hơn, khối vô hình dận lên ngực chàng như tan biến gần hết. Nhưng khi nàng châm nước vào ấm trà, cánh tay nàng không run rẩy mà có vẻ căng thẳng và cam chịu lặng lẽ của đóa sen oằn mình dưới bão giông. Chàng thấy điều đó, và khối nặng đó trở về trên ngực chàng.
    Thở một hơi thật dài để vơi bớt khối nặng đó, chàng bắt đầu nói.
    " Em đã biết thể xác chúng ta cấu tạo bằng vật chất, tức là muôn ức triệu nguyên tử; mỗi nguyên tử lại tạo thành bởi hạt nhân gồm prôtôn mang điện tích dương và nơtrôn không mang điện, cùng một số nhất định electrôn mang điện tích âm quay quanh chúng. Đến lượt mình, các hạt này lại hợp thành từ những phần tử nhỏ hơn, có thể gọi một cách quy ước là hạt quark. Tất cả những hạt đó, cùng một số hạt cơ bản khác mà khoa học đã biết, mặc dù có thể chuyển động cực kỳ nhanh trong không gian, vẫn không vượt khỏi giới hạn vận tốc ánh sáng, vẫn nằm trong không - thời gian khả kiến đối với chúng ta và được gọi là vật chất.
    Thế nhưng, người ta còn có tiên kiến về những hạt cơ bản khác, tạm gọi là siêu vật chất, vượt xa ngoài vận tốc ánh sáng, vận hành trong những vùng khác của vũ trụ hoàn toàn ngoài tầm khả kiến - và khả tri - của nhân loại hiện thời. Chính chúng là phần cơ bản của cái gọi là "vật chất tối" lấp đầy không gian giữa các thiên hà mà chúng ta chưa thể nào xác định bản chất, thế nhưng, chúng xen kẽ, thẩm thấu và cộng sinh với vũ trụ bằng vật chất của chúng ta, gắn bó với chúng ta cũng như Mặt trời, đất, nước, không khí; chính chúng là nguyên liệu làm nên trường sinh học nối kết tất cả chúng ta, cái gọi là linh hồn chúng ta.
    Những hạt cơ bản siêu-vật-chất đó, theo trực giác của không ít người, sinh ra từ các lỗ đen trong vũ trụ ; bởi vì, chàng nói, trong tự nhiên không có bất cứ vật thể nào chỉ thụ nhận mà không phát triển, không tiến hóa và tạo sinh. Lỗ đen cũng vậy. Những vì sao - như Mặt trời - tiêu thụ hyđrô và hêli để sinh ra những nguyên tố ngày càng phức tạp hơn, từ cácbon cho tới sắt, bạc và vàng, những phần tử làm nên thể xác chúng ta; cũng vậy, lỗ đen thu hết vào mình mọi năng lượng kể cả lượng tử ánh sáng không phải để triệt tiêu tất cả vào hư vô, mà để khai phóng những hạt cơ bản nhiều lần vi tế hơn và chuyển động nhanh hơn bội lần ánh sáng. Chỉ có điều, chúng ta chưa có cách gì để phát hiện những hạt này, vì khối lượng và vận tốc của chúng - nếu có thể áp dụng với chúng những đại lượng đó - hoàn toàn không thể tính toán bằng những phương trình vật lý hiện đại nơi giới hạn vận tốc ánh sáng chưa hề bị vượt qua.
    " Em hiểu hết ý anh không? Em có thấy những quy luật vũ trụ phổ quát chi phối sự sống và sự chết của chúng ta là giản dị và hiển nhiên đến chừng nào không ?"
    Những hạt cơ bản siêu-vật-chất tạo nên linh hồn Trung, chúng bội phần bền vững hơn vật chất, và lực liên kết chúng là một lực mạnh hoàn toàn ngoài phạm vi các lực cơ bản chi phối thế giới vật chất. Chính nhờ vậy, linh hồn tồn tại rất lâu, không biết bao nhiêu lần lâu hơn so với thể xác phù du. Joe Esterhazy, cựu giáo sư Viện Đại học Princeton, người chàng gặp trong chuyến công tác sang Italia và trở thành bạn tri kỷ, Joe đang lãnh đạo một dự án độc lập nghiên cứu bản chất của siêu-vật-chất, với tham vọng cô lập và tái tạo linh hồn, như bất cứ một hạt nơtrinô, phôtôn, hạt quark nào trong máy gia tốc. Joe không mảy may nghi ngờ về tính khả tri và hữu hạn của linh hồn chúng ta, thuận theo những quy luật phổ quát cho cả vật chất lẫn siêu vật chất ...
    Chàng thấy những ngón tay nàng đang mân mê thành chén bỗng ngừng lặng, đầu móng trắng chợt như bột loãng.
    " Hương ơi ! - cố giữ bình thản, chàng nói nhanh. - Anh sẽ tiết lộ cho em một bí mật lớn lao, một bí mật gắn liền và đảo lộn mọi sự sống chết... Bạn anh, Joe Esterhazy, anh ấy đã cô lập và tiếp xúc được với linh hồn người anh trai, một con người tuyệt vời, nhà hải dương học xuất sắc, một nghệ sĩ thực thụ trong lĩnh vực của mình, đã lìa đời hai năm trước vì tai nạn ô tô. Ôi, giá như em thấy được cảnh tái ngộ không thể nào tin nổi đó! Joe khóc. Không, Joe chỉ lặng lẽ chùi nước mắt, tay hơi run, hầu như không thể nhận thấy, nhưng anh sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên nếu thấy Joe, cao gần hai thước, bắp thịt rắn như thép quen quai búa sắt, tóc quăn, râu quai nón rậm rì, Joe khóc hu hu như một đứa con nít...
    " Vâng, em hiểu... " - nàng nói khẽ như một hơi thở, không nhìn chàng.
    " Em không biết Joe khao khát trả lại cuộc sống cho người anh đến nhường nào đâu! Về lý thuyết, ta có khả năng làm việc đó... Với một thiết bị khuếch đại và thu phát những sóng và hạt siêu ánh sáng, một số y cụ và máy móc cần thiết, một linh hồn đã được cách ly từ hằng hà sa số linh hồn, và một thể xác mới, nơi linh hồn đó sẽ ký thác, khởi đầu cho sự tái sinh... Joe là nhà thực nghiệm tài ba! Anh không thể nói gì hơn về những chi tiết kỹ thuật, nhưng anh không nghi ngờ gì ở Joe; anh ấy biết rõ hơn anh cần phải làm những gì?
    " Joe khao khát làm sống lại người anh, mọi cái hầu như đã sẵn sàng... Nhưng bây giờ, người đầu tiên sống lại sẽ là Trung, và chính Joe muốn thế... Joe chưa bao giờ gặp Trung, nhưng anh ấy yêu quý Trung, vì anh đã nói về Trung, về em, về chúng ta...
    Giọng chàng xúc động.
    "Bọn anh không thể biết chắc bao nhiêu phần trăm thành công chờ đợi bọn anh, nhưng bọn anh tin, hành động bằng niềm tin, bằng tình yêu đối với người đã khuất...
    - Đừng nói nữa, anh! - chợt thốt lên gần như van lơn, nàng quay mặt đi, gò má trắng phau ngời lên như tấm gương dát bạc rạn ra trước mắt chàng. Trong một phần mấy giây chàng thoáng thấy hình ảnh Hương, vai trĩu ba lô, một món tóc lòa xòa vướng lên môi vì gió giật, nhảy từ trên tàu xuyên Việt xuống dường như chỉ để sà vào đôi tay Trung đang mở rộng đón nàng như một đôi cánh lớn.
    Rất nhanh, nàng lấy lại bình tĩnh.
    - Em xin lỗi, - nàng nói, đoạn thu mình vào lưng ghế, lấy tay che mắt. Hồi Trung còn sống, nhà không có bộ xa lông này. Cũng như Trung, nàng quen ngồi giữa sàn trên những chiếc gối mềm khi ăn cơm và tiếp đãi bạn tri kỷ. Bây giờ nàng ngồi đó, không còn ngời sáng như xưa trong căn phòng đã bắt đầu xỉn màu tro bởi ánh ngày đang tắt; chiếc gối mềm bọc lụa màu xám sáng thêu đôi nhành trúc ?" chiếc gối của Trung ?" gần như tuột khỏi lòng nàng.
    Hương thân yêu! - ( Lần đầu tiên chàng gọi nàng bằng tiếng đó ). - Điều duy nhất anh muốn nói là chúng ta vẫn còn có thể làm gì đó cho Trung, còn có thể phục hồi sự sống cho anh ấy... Chúng ta làm được việc này, bởi anh tin, linh hồn Trung còn đây, gần chúng ta lắm... Anh ấy chờ chúng ta, anh ấy sẽ trả lời chúng ta. Một tâm hồn mãnh liệt nhường ấy không bao giờ và không thể nào dứt bặt cùng với ba thước đất.
    Nàng chầm chậm ngước lên, nhìn thẳng vào chàng bằng ánh xốn xang và mãnh liệt đến mức toàn thân chàng run lên.
    - Em cám ơn anh... Nhưng không...
    Lời đó bật lên khỏi nàng như một tiếng nấc. Nàng lại ngoảnh đi nơi khác; chàng thấy nàng nhìn về phía ban công, nơi cái chuồng chim của vợ chồng nàng chênh vênh trên mép giếng trời quây giữa bốn mặt sau nhà tập thể, đang tắm trong sắc đỏ như máu của hoàng hôn.
    - Anh làm điều này không chỉ vì em! - chàng thốt lên. - Lẽ nào em không hiểu lòng anh? Hãy cho anh làm thế, chỉ một lần trong đời anh, dù chỉ vì tình yêu của một người bạn.
    - Không, anh không làm vậy được đâu. - Vẫn đắm mình vào hoàng hôn, nàng chầm chậm lắc đầu, thốt lên bằng giọng dường như bình thản, nhưng cuối câu lại rung lên như dây đàn sắp đứt. Cánh mũi thẳng của nàng căng lên, phập phồng, khóe miệng nàng giần giật, nhưng nàng dứt khoát ngồi thẳng dậy, rót thêm trà vào chén của chàng.
    - Nhưng tại sao, tại sao em nói vậy chứ?
    - Đừng nói về chuyện đó nữa, anh! - nàng nói như van lơn. Chậm rãi đặt ấm trà xuống, nàng ngước lên chàng, mắt rướm lệ.
    - Anh ấy có bao giờ đòi hỏi việc đó, em...- nàng nghẹn lời, - em cũng không cần điều đó...
    - Em chưa bao giờ muốn chồng em sống lại ư ?!
    Nàng chợt sững người như bị roi quất ngang lưng, nhìn chàng trân trân, rồi đột ngột rũn ra như sáp bị hun nhão, bật một tiếng nấc duy nhất dường như là dư âm tiếng bục vỡ phần nào đó trong thân thể nàng.
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tiếng nấc đó xuyên suốt vào ngực chàng, như tiếng vỡ tan tất cả những gì tốt đẹp nhất của đời chàng. Bóng tối đã nhuộm đen bức tường lở lói, mái tôn xập xệ nhà đối diện, hai vợ chồng tầng dưới léo nhéo cãi nhau về mấy xô nước dội cầu. Nàng úp mặt vào hai bàn tay, toàn thân run lên từng chặp như thể bị trúng gió. Chàng muốn nói, nhưng mọi lời nghẹn lại trong cổ chàng. Đến khi chàng khó nhọc thốt lên tiếng đầu tiên - một lời xin lỗi hay gì khác, chàng cũng không biết - thì nàng đứng dậy, bước nhanh về phía ban công.
    Trong một phần mấy giây chàng nghe thót tim vì cảm giác nàng sẽ từ tầng cao này nhảy xuống hay cứ thế mà bay bổng lên không; chàng cảm thấy mình sắp bật dậy, lao ra giữ riệt lấy nàng, nhưng nàng đã tựa vào khung cửa, rồi cứ đứng nguyên như thế, xoay lưng về phía chàng.
    Lưng nàng, toàn bộ tấm thân nàng chỉ còn là một mảng đen sắc như mực nho, như chính bóng tối khiến chàng rùng mình đứng dậy, quờ tay tìm công tắc đèn trên tường. Và ánh sáng òa xuống họ.
    Ánh đèn néon bọc giấy kiếng màu vàng mơ, nhưng chưa bao giờ có vẻ sáng một cách tráng lệ và da diết đến thế, và chàng kinh ngạc bởi dường như lần đầu tiên nhận ra đôi bắp chân nàng, dẫu cho gợn bóng mờ nơi đường cong mềm như ức bồ câu, lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt nhường đó, nhất là khi nàng đứng vậy, thẳng như thân bạch đàn, mặc dù vai chùng xuống như mái nhà tranh sụp dần vì trĩu tuyết. Hình ảnh đó khiến lòng chàng tràn ngập yêu thương, đến nỗi chàng bước nhanh lại phía nàng, quỳ xuống hôn chân nàng.
    Nàng để yên một thoáng, rồi dời chân đi một cách quả quyết.
    - Đứng dậy đi, anh!
    "Có thật anh đã nghĩ kỹ những gì anh nói không? Đó có thật là những gì anh phải làm cho những người anh yêu thương không?" nàng thốt lên, giọng vẫn run run, nhưng rành mạch, không đứt quãng. Cuối câu, nàng đột ngột quay lại chàng.
    Trong cái nhìn đó, chàng chợt thấy một nỗi trìu mến vô hạn đối với chàng; như thể chính chàng mới là kẻ cần được an ủi và cảm thông. Không gì diễn tả được cảm xúc của chàng khi đó. Trong một khoảnh khắc chàng như không còn biết mình đến đây làm gì và muốn làm gì.
    - Em còn phải hỏi anh như vậy ư ?! - chàng nói yếu ớt.
    Tay chàng vung lên một cách hầu như bất lực và cầu xin về phía nàng.
    "Anh đã bao giờ nghĩ kỹ về điều quan trọng nhất... nếu như... giả dụ như... các anh làm được điều anh nói... - hầu như mỗi lần ngắt quãng, nàng lại chọc móng tay lên tường khiến mấy mảng vôi lả tả rơi xuống từng chặp, - Nghĩa là... Trời ơi, nói làm sao đây!
    " Thôi thì... em tin các anh sẽ giữ lại được linh hồn anh ấy. Nhưng... còn thân thể... cái thân thể...
    Khi nói vậy, một làn sóng vô hình gợn qua lưng nàng.
    Nồng nhiệt và đầy yêu thương, chàng quỳ xuống trước mặt nàng.
    - Có chứ, có chứ! Có những người tốt và khỏe mạnh tự nguyện hiến thân xác cho khoa học nếu họ chẳng may lìa đời, họ sẽ giúp chúng ta...
    - Không, không, không!!! - nàng lắc đầu quyết liệt đến nỗi chàng sửng sốt.
    Nàng lại úp mặt vào hai bàn tay.
    - Những con người đó... Làm sao em có thể đành lòng nhìn người thân của họ mất họ thêm lần nữa, hở anh ? - hồi lâu sau nàng nói rành rọt, nhưng cuối câu giọng nàng vút lên và run rẩy như một tiếng khóc.
    Mấy đứa trẻ nhà bên, dường như chỉ cách một bức tường giấy, ê a hát theo nhạc hiệu đài truyền hình.
    - Vậy, hãy để anh ấy sống lại trong anh ; chính thân anh đây!
    o o o
    Đáp lại ánh mắt hồ hởi và có phần ngỡ ngàng của bạn đồng hành, nhạc sĩ vĩ cầm trẻ tuổi vừa tốt nghiệp Nhạc viện Bruxelles, đến Việt Nam lần đầu tiên, chàng thò hẳn đầu ra khỏi cửa xe, đón làn gió thu se sắt khiến mặt hồ Gươm săn lại và làn má những người con gái hồng lên khắc khoải và nồng nàn nơi những ngả tư đường. Luồng khói nhờ nhợ một chiếc Suzuki mới cáu phụt qua không làm xỉn được nụ cười của chàng.
    - Đẹp thật, phải không! - chàng nói khẽ.
    Tì người quá mạnh lên gờ cửa kính, chàng cảm thấy bức thư mới nhất của nàng sột soạt và âm ấm mềm trên ngực, về phía trái tim. Thư ấy, chàng đọc đã bao nhiêu lần, nhưng giờ đây, như dòng suối xuân, len lỏi và mát rượi trong trí chàng những lời nàng viết cho chàng cách đây gần bảy năm, chính xác hơn là hai tháng kể từ lần gặp cuối cùng ở nhà nàng.
    ? Ngày trước Trung yêu nhất Beethoven. Em, em cũng cho mình có yêu Beethoven; thực ra, em nào có hiểu điều em nói một cách sâu sắc gì lắm. Sự hùng mạnh hơi thái quá, cái nghiệt ngã và bi tráng của ông ấy làm em thấy sờ sợ và lo âu một cách khó tả thế nào ấy, khiến em chỉ bồn chồn mong sớm thoát khỏi nó.
    Nay thì khác rồi. Khoảng ba tuần trước, sau khi tan trường về ghé thăm chị bạn đang nằm bệnh viện, trở về qua một phố gần nhà thì em bỗng nghe Tụng ca Niềm vui - vâng, chính là Beethoven - từ cửa sổ tầng cao nào đó vọng xuống; chính cái đoạn hợp xướng kỳ diệu mà Trung từng muốn chia xẻ với em như ngọn lửa quá nóng làm đau đớn trái tim anh ấy. Đang nôn về nhà kẻo muộn, thế mà có một sức mạnh lạ lùng hút em về phía đó, không sao cưỡng lại được. Sợ đâm vào người khác hay lủi vào vỉa hè, em phải dừng xe lại sát bên vệ đường.
    Em nhớ khi đó đã nhá nhem tối; chỉ đôi cành sấu cao nhất trên đầu còn phớt chút ráng chiều cuối cùng màu gạch nung. Người đi đường ngoái lại em, một phụ nữ mặt xì xị, áo cánh xốc xếch từ bậc cửa nhà gần đó nhìn em chăm chăm. Em không tìm mắt họ, nhưng khi đã thấy thì em chỉ muốn mỉm cười thật tươi với họ, vì âm nhạc đó dường như đang trỗi lên thậm chí từ trong món tóc cượp gáy của chàng thợ mộc có đôi mắt xếch và cặp mày lưỡi mác vừa nghênh ngang chõ mồm vào sát em mà huýt sáo, hay từ hai túi mắt húp híp mòng mọng của người phụ nữ ấy; thế mà âm nhạc ấy đẹp quá, hùng vĩ quá, đến nỗi em không còn cảm thấy bản thân mình nữa, không còn nhớ niềm vui hay nỗi buồn nào nữa... Nói sao nhỉ? Cái cảm xúc đó, trước kia em có biết bao giờ đâu! Đã bao nhiêu lần cùng anh ấy nghe Beethoven, lại còn bao nhiêu là tác giả, bao nhiêu loại âm nhạc khác nữa, em luôn luôn sung sướng vô kể (bây giờ nhớ lại em vẫn cảm thấy trọn vẹn niềm sung sướng đó), nhưng không hẳn bao giờ cũng vì bản thân âm nhạc đâu; chính là bởi lòng em tràn ngập anh ấy, niềm vui và nỗi nhiệt thành của anh ấy... Sức mạnh nội tâm của anh ấy - chứ không chỉ âm nhạc - nâng em lên. Còn bây giờ, dường như nhạc sĩ đang nói với chính em: chẳng lẽ em không biết đến Niềm Vui vĩ đại đó, Niềm Vui của cuộc sống vĩ đại, không của riêng ai mà thuộc về mọi người, mọi sinh vật đang sống trên trái đất, và trong em có chính Niềm Vui đó; em thử nhìn sâu vào trong mình xem có đúng thế không?..
    Khi âm nhạc dứt, em vẫn đứng đấy, cảm thấy hổ thẹn với chính mình, và gần như sững sờ. Một nỗi sung sướng nghèn nghẹn cứ dâng mãi lên. Phố đã lên đèn, nên em phải đi xe thật chậm, còn chậm hơn xe đạp nữa, vì mắt cứ mờ đi mãi. Đến gần nhà, em phải dừng lại, lau mắt cho thật khô. Nhưng chính vào phút đó em lại cười, cười thật sự, thật sảng khoái và nồng nàn; không chỉ hạnh phúc vì sắp được nhìn thấy con, mà còn hạnh phúc vì chính em, vâng, chính em có thể mang niềm vui lớn lao đến nhường ấy về với con.
    ? Hãy để Joe làm sống lại người anh; việc ấy cần cho Joe hơn, em biết. Em chờ tin thành công của các anh. Em cầu mong mọi điều tốt lành nhất trên đời cho tất cả các anh! Ngày nào đó thể nào các anh - cả ba người - cũng phải đến thăm mẹ con em ; nếu không em sẽ giận, giận suốt đời đấy...
    Thật ra, anh của Joe sống lại hay Trung sống lại, đằng nào hơn? Chàng không cố tự trả lời điều đó. Giờ đây khi hai anh em Joe lại hăm hở lao vào những cuộc viễn du - người đến những vì sao, kẻ vào lòng đại dương -, chàng cũng cẩn trọng làm tròn chức phận mình và cảm thấy mọi cái đúng như thế, đơn giản là phải thế, cũng như Mặt trời mọc phía Đông, ban đêm thì con người và phần lớn sinh vật cần được ngủ. Chàng chỉ có một nỗi xốn xang duy nhất: trước kia, nàng viết thư cho chàng một năm đôi ba lần; nay nhặt hơn, hai tháng một lá, rồi hầu như mỗi tháng một lá. Nàng không một lần nhắn chàng trở về. Nhưng chàng đã về.
    Nguồn: Văn học nghệ thuật
    Địa chỉ email tác giả:
    ttcdang@hcm.vnn.vn
    trantiencaodang@yahoo.co.uk
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bernard Malamud (1914-1986) là nhà văn chuyên viết về cuộc sống của lưu dân Do Thái trên đất Mỹ.
    Là dân gốc Do Thái, Malamud học ở City College of New York và Đại học Columbia. Mấy tiểu thuyết của ông là The Natural (''Kẻ có tài bẩm sinh'', 1952) viết về một cầu thủ bóng rổ có những năng lực kỳ bí; The Assistant (''Người phụ tá'', 1957) viết về một tay du đãng và ông già Do Thái bán tạp phẩm; The Fixer (''Kẻ dàn xếp'', 1966) đoạt giải Pulitzer; The Tenants (''Những kẻ ở thuê'', 1971); Dubin?Ts Lives (''Những cuộc đời của Dubin'', 1979) và God?Ts Grace (''Ơn Chúa'', 1982).
    Ông rất xuất sắc với truyện ngắn. Mấy tập nổi tiếng của ông là The Magic Barrel (''Chiếc thùng mầu nhiệm'', 1958) và Idiot First (''Ưu tiên bọn ngốc, 1963 ?" trong đó có truyện ngắn được giới thiệu ở đây). Ngôn ngữ truyện ngắn của ông cô đọng, giàu cảm xúc và ẩn dụ, có nụ cười nhưng buồn bã. Truyện ngắn của ông thường có những bối cảnh thành phố u ám bỗng xảy ra những sự kiện diệu kỳ và những người nghèo khổ chợt thoáng thấy bóng dáng tình yêu và lòng nhân ái.


    Bernard Malamud ​
    Đen là màu ưa thích của tôi ​
    Charity Sweetness ngồi trong phòng vệ sinh ăn hai quả trứng luộc kỹ của bà ta trong khi tôi ăn sandwich thịt heo và uống cà phê trong bếp. Chuyện nó là thế nhưng đừng có nghĩ tới những khu biệt cư. Nếu có một khu biệt cư thì tôi là một kẻ trong đó. Bà ta là người lau dọn nhà cửa cho tôi do Cha Divine gửi tới và bà đến căn hộ ba phòng bé tí của tôi mỗi tuần một lần vào ngày tôi nghỉ bán ở cửa hàng rượu. ?oYên bình,? bà ấy nói với tôi, ?oChúa Cha sẽ đưa tay xuống và mang tôi thẳng lên trời.? Bà ta là người nhỏ thó với tấm thân mập mạp, mái tóc xoăn tít, và một khuôn mặt lặng lẽ có tỏa ra ánh sáng, và Mẹ cũng có đôi mắt như thế trước khi chết. Lần đầu Charity Sweetness đến để lau chùi, cách đây hơn một năm rưỡi, tôi đã sai lầm khi bảo bà ngồi xuống bàn trong nhà bếp với tôi và ăn bữa trưa của bà. Tôi vẫn không cảm thấy thèm muốn gì sau khi Ornita bỏ đi nhưng tôi ?" Nat Lime, bốn mươi bốn, độc thân, có một mảng hói ở phía sau đầu ngày càng lan rộng, và tôi có thể sụt thẳng thừng bảy tám ký - là loại đàn ông thích bầu bạn chừng nào còn có được. Nên bà ta luộc hai quả trứng và ngồi xuống và cắn một miếng nhỏ vào một trong hai quả. Nhưng chốc lát sau bà thôi nhai và đứng lên và mang trứng còn đựng trong tách vào phòng tắm, và kể từ đó bà ta ăn trong đó. Hơn một lần tôi đã bảo bà ta, ?oĐược rồi, Charity Sweetness, cứ sinh hoạt theo kiểu của bà, ăn trứng trong bếp một mình còn tôi sẽ ăn khi bà ăn xong,? nhưng bà ta cười ngu ngơ, và ăn trong phòng vệ sinh. Đó là số phận của tôi với những người da màu.
    Tuy đen là màu tôi ưa thích nhưng bạn sẽ không biết điều đó qua cơ ngơi của tôi ngoại trừ những mẩu chút đỉnh cho dù tôi kiếm ăn ngon lành trong cửa hàng bán rượu ở Harlem, trên đại lộ Tám đoạn giữa phố 110 và 111. Tôi nói nghiêm túc đấy. Phần lớn cuộc đời tôi là có giao dịch với dân da đen, chủ yếu là chuyện làm ăn nhưng đôi khi cũng vì những lý do thân hữu với tình cảm thực sự ở cả hai bên. Tôi bị hút về phía họ. Đến chừng tuổi này tôi hẳn phải có một hai người bạn tốt dân da màu nhưng lỗi ấy không nhất thiết là ở phía tôi. Phải chi họ biết trái tim tôi có gì hướng về họ, nhưng ngày nay làm sao bạn kể lể điều đó với bất cứ ai được? Hơn một lần tôi đã cố thử nhưng ngôn ngữ của trái tim hoặc là một thứ ngôn ngữ chết hoặc không ai khác hiểu nó theo kiểu bạn nói ra. Ít ai lắm. Điều tôi muốn nói là, với riêng bản thân tôi thì chỉ có một màu cho con người và đó là màu của máu. Tôi thích một người da đen nếu không phải vì anh ta đen, thì bởi vì tôi trắng. Nó cũng đi đến cùng một điều thôi. Nếu tôi không trắng thì lựa chọn đầu tiên của tôi sẽ là đen. Tôi thấy thỏa mãn việc mình là da trắng vì tôi không có lựa chọn nào khác. Dù sao, tôi có con mắt thẩm mỹ đối với màu sắc. Tôi đánh giá cao điều đó. Có ai muốn mọi người phải như nhau đâu? Có lẽ điều đó giống như một kiểu tài năng. Nat Lime có thể là tay buôn bán rượu ở Harlem, nhưng có lần trong rừng rậm New Guinea hồi Thế chiến hai, tôi đã nảy ra ý nghĩ khi tôi bắn một một tên lính Nhật đang chạy và hụt, rằng tôi có một loại tài năng nào đó, tuy có thể đó là loại mà ở đó thỉnh thoảng bạn có một ý tưởng ly kỳ nhưng rồi sau cùng thì chúng đi tới đâu? Rốt cuộc, đây là một thế giới kỳ cục.
    Chuyện Charity Sweetness ăn trứng ở chỗ nào khiến tôi nghĩ về Buster Wilson khi chúng tôi còn là những thằng nhóc ở khu Williamsburg bên Brooklyn. Có một dãy phố dài gồm những ngôi nhà sườn gỗ xập xệ nằm giữa một khu da trắng không hung bạo lắm và đầy những xe đẩy bán rong. Những ngôi nhà của người da đen trong mắt tôi cứ như họ đã sinh ra và chết ở đó, chết không lâu sau khi thế gian này hình thành. Tôi sống ở phố kế cận. Cha tôi là thợ cắt vải mà cả hai tay đều bị viêm khớp, những khớp ngón đỏ lừ và các ngón tay sưng vù nên ông không cắt được, và mẹ tôi là người đi làm. Bà bán túi giấy bằng một cái xe đẩy cũ trên đường Ellery. Chúng tôi không chết đói nhưng chả ai được ăn thịt gà trừ khi chúng tôi bệnh hoặc con gà bệnh. Đó là lần đầu tôi làm quen với cả đống người da đen và tôi thường quanh quẩn trong khu phố nghèo của họ. Tôi nghĩ mình đã nghĩ, những người anh em, nếu có thể giống như vậy, thì cái gì mà không thể có được? Tôi muốn nói là tôi đã nẩy sinh ý tưởng ban đầu về chuyện cuộc sống là thế nào. Dù sao tôi đã gặp Buster Wilson ở đó. Nó thường chơi bi một mình. Tôi ngồi trên lề bên kia đường, nhìn nó bắn cục bi này bằng tay trái rồi cục khác bằng tay phải. Tay nào thắng thì lấy cục bi. Như thế cũng không ra một cuộc chơi lắm nhưng nó không rủ tôi qua chơi. Ý của tôi là muốn thân thiện, có điều nó không bao giờ khuyến khích chuyện đó, nó còn cản trở nữa kìa. Tại sao tôi chọn nó làm bạn? Có lẽ vì lúc đó tôi chẳng có đứa nào khác, chúng tôi là ma mới ở khu này, từ Manhattan dọn về. Tôi cũng thích mẫu người của nó nữa. Buster làm mọi chuyện một mình. Nó là đứa gầy gò và các quần áo thằng anh nó để lại mặc trên người nó trông như những cái bao đựng khoai đã tả tơi. Nó là đứa cao lỏng khỏng, khoảng mười hai, còn tôi lúc đó mười tuổi. Tay chân nó như những que diêm đã cháy. Nó lúc nào cũng mặc một cái áo len cổ lọ màu nâu, một tay áo đã sổ tưa ra, tay bên kia dài được tới cổ tay. Cái đầu dài mà hẹp của nó có một đường phân ngôi trắng toát chạy thẳng qua mớ tóc ngắn xoăn tít, có lẽ vạch bằng một cái thước, do ba nó làm, ông ấy là thợ hớt tóc nhưng quá say xỉn không làm hớt tóc nổi. Hồi đó tuy tôi còn nhỏ nhưng cũng đủ lớn để biết ai sống thoải mái hơn, và cả khu phố các ngôi nhà da đen này lúc ban ngày khiến tôi thấy nản. Nhưng có lúc rảnh là tôi tới đó vì con đường đó rất náo nhiệt. Ban đêm nó trông khác hẳn, thật khó nhận rõ một người bị tật chân trong bóng tối. Đôi khi tôi sợ phải đi ngang qua những căn nhà đó khi chúng im lìm và tối om. Tôi sợ rằng có người đang nhìn tôi mà tôi không thấy được họ. Khi họ có liên hoan ban đêm và ai cũng vui chơi đã đời thì tôi thích hơn. Những nhạc công chơi đàn banjo, kèn saxo và những ngôi nhà rung lên với tiếng nhạc và tiếng cười. Những cô gái, với quần áo đẹp đẽ và dải băng trên tóc, khiến tôi nghẹn cả họng khi thấy họ qua những khung cửa sổ.
    Nhưng đi kèm với liên hoan là nhậu say và đánh lộn. Chủ nhật là ngày tồi tệ sau những cuộc liên hoan tối thứ Bảy. Tôi nhớ có lần ba của Buster, cũng cao và lỏng khỏng, lúc nào cũng đội một cái nón Homburg bẩn thỉu màu xám, rượt đuổi một ông da đen khác trên đường phố với một cây đục phân rưỡi. Ông kia, có lẽ cao thước sáu, tuột mất giày và khi họ vật lộn dưới đất ông ta đã bị chảy máu thấm qua áo, một vệt máu đỏ sệt vấy trên lề đường. Tôi cứ thấy máu là hoảng hồn và muốn đổ nó trở vào cho ông kia đang bị chảy máu vì cái đục. Lần khác ba của Buster đang chơi súc sắc với hai viên súc sắc đỏ lớn, ở cuối một con hẻm giữa hai ngôi nhà. Rồi có khoảng sáu người bắt đầu đấm đá nhau, và họ chạy ra khỏi ngõ hẻm và đấm nhau trên phố. Các hàng xóm, kể cả trẻ con, bước ra và xem, mọi người đều sợ nhưng chẳng ai động đậy làm chuyện gì cả. Tôi cũng thấy chuyện như vậy gần cửa hàng của tôi ở Harlem, nhiều năm trước, một đám đông lớn đứng xem hai người đánh nhau trên phố, hơi thở của họ lởn vởn trong không khí trong một đêm mùa đông, giết hại nhau bằng những con dao bấm, nhưng chẳng có ai đi kêu cảnh sát cả. Tôi cũng không luôn. Dù sao, tôi cũng chỉ là một thằng nhóc nhưng tôi vẫn nhớ cảnh bọn cớm tới bằng xe cây và giải tán đám đánh lộn bằng cách quất dùi cui vào bất cứ ai họ có thể quất được. Đó là những ngày trước khi LaGuardia lên làm thị trưởng New York. Hầu hết những người đánh nhau đều bị đập quay lơ, chỉ một hai người chạy thoát được. Ba của Buster tung chạy vào nhà ông nhưng một tay cớm đuổi theo và quất cây dùi cui trúng ngay cái nón Homburg của ông ta, ngay trước hiên nhà. Rồi những ông da đen bị bọn cớm khiêng lên, một gã xách hai tay và gã khác xách hai chân, rồi ném họ lên xe cây. Ba của Buster bị ném trúng bửng sau xe và rơi xuống, cái mũi ông chảy máu đỏ lòm, nằm đè lên ba người khác. Bản thân tôi không chịu được cảnh ấy, tôi thấy sợ tất cả loài người nên tôi chạy về nhà, nhưng tôi vẫn nhớ Buster đang đứng đó xem với đôi mắt chẳng biểu lộ gì cả. Tôi trộm thêm mười lăm xu trong ví mẹ tôi và chạy trở lại đó và hỏi Buster rằng nó có muốn đi xem phim không. Tôi sẽ bao. Nó nói ừ. Đó là lần đầu tiên nó nói chuyện với tôi.
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thế là chúng tôi đi xem phim nhiều lần. Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ thành bạn bè. Có lẽ bởi vì đó là đề nghị từ một phía ?" tôi đề nghị với nó. Chuyện đó bao gồm luôn những lần rủ nó đi chơi với tôi, tiền xem phim của (mẹ) tôi, những thỏi sôcôla Hershey, những lát dưa hấu, và cả những cuốn truyện tranh Nick Carter và Merriwell mà tôi đã bỏ hàng giờ để lục tìm trong các cửa hàng đồ cũ, và thứ đó nó chẳng bao giờ trả lại tôi cả. Có lần nó cho tôi vào trong nhà nó kiếm một que diêm để chúng tôi hút mấy mẩu tàn thuốc tụi tôi nhặt được, nhưng ngôi nhà nặng mùi quá, không thể chịu được, tôi muốn chết cho đến khi ra khỏi được nhà nó. Món tôi thấy được coi là đồ đạc thì tôi sẽ không nhắc tới ?" những món tốt nhất thì cũng đang rã ra từng mảnh. Có lẽ chúng tôi đã đi xem phim với nhau được năm hay sáu suất buổi sáng trong mùa xuân đó và trong mùa hè, nhưng khi xem xong nó thường đi bộ về nhà một mình.
    ?oSao mày không đợi tao, Buster?? tôi hỏi. ?oMình về cùng đường mà.?
    Nhưng nó cứ đi tới và không thèm nghe tôi. Dù cách nào thì nó cũng không trả lời.
    Ngày nọ lúc tôi không hề ngờ tới nó đã đấm vào răng tôi. Tôi muốn phát khóc nhưng không khóc vì đau quá. Tôi nhổ máu ra và nói, ?oSao mày đánh tao vậy? Tao đã làm gì mày??
    ?oVì mày là đồ Do Thái chó đẻ. Giữ lấy những phim Do Thái của mày với kẹo Do Thái của mày mà nhét vào cái đít Do Thái của mày đó.?
    Rồi nó chạy mất.
    Tôi thầm nghĩ làm sao tôi biết trước đợc là nó không thích phim. Khi lớn tôi nghĩ, bạn không thể cưỡng bách chuyện đó được.
    Nhiều năm sau, lúc ở đỉnh cao của đời mình, tôi gặp Ornita Harris. Nàng đang đứng một mình che dù ở trạm xe buýt, tuyến băng qua đường 110, và tôi nhặt lên một cái găng tay xanh mà nàng đánh rơi trên lề đường ướt mưa. Lúc đó là cuối tháng Mười một. Trước khi tôi kịp hỏi nó có phải của nàng không, thì nàng đã giật lấy cái găng trên tay tôi, xếp dù lại và bước lên xe buýt. Tôi lên liền sau lưng nàng.
    Tôi thấy khó chịu nên tôi nói, ?oXin cô thứ lỗi, thưa cô, đâu có luật nào buộc cô phải nói cám ơn, nhưng ít nhất cũng đừng làm như tôi là tội phạm vậy.?
    Ôi, tôi xin lỗi,? nàng nói, ?onhưng tôi không thích người da trắng gia ơn cho tôi cái gì đó.?
    Tôi khẽ nghiêng vành nón và chỉ thế thôi. Mười phút sau tôi rời xe buýt nhưng nàng cũng đã biến mất.
    Ai mà trông gặp lại nàng nhưng tôi thì có đấy. Nàng vào cửa hàng của tôi khoảng một tuần sau đó để mua một chai whisky.
    ?oTôi sẽ dành cho cô một khoản chiết khấu,? tôi bảo nàng, ?onhưng tôi biết cô không thích cái kiểu gia ơn nào đó và tôi muốn một cái tát vào mặt đâu.?
    Thế là nàng nhận ra tôi và có vẻ hơi bối rối.
    ?oXin lỗi đã hiểu nhầm ông bữa nọ.?
    ?oNhầm lẫn vẫn xảy ra như thế.?
    Kết quả là nàng chịu nhận khoản chiết khấu. Tôi bớt cho nàng một đô la.
    Khoảng hai tuần một lần nàng thường đến để mua một chai Haig and Haig ba xị. Đôi khi tôi phục vụ nàng, đôi khi là mấy đứa phụ việc của tôi, Jimmy hoặc Mason, cũng dân da đen, nhưng tôi bảo dành cho nàng khoản chiết khấu. Cả hai đứa đều nhìn tôi nhưng tôi chẳng có gì phải mắc cỡ. Vào mùa xuân khi nàng tới chúng tôi thường chuyện trò chút đỉnh. Nàng là một phụ nữ thon thả, đen nhưng không thuộc loại đen nhất, tôi độ chừng ba mươi tuổi, và thân hình khỏe mạnh, có nét hài hòa giữa cặp giò đẹp và một bộ ngực đầy đặn mà tôi thích. Khuôn mặt nàng đẹp, với đôi mắt to và gò má cao, nhưng môi hơi dầy và mũi hơi to. Đôi khi nàng không thấy thích nói chuyện, chỉ trả tiền chai rượu trừ bớt phần chiết khấu, rồi đi ra. Đôi mắt nàng mệt mỏi và tôi thấy nàng trông không có vẻ là một phụ nữ hạnh phúc.
    Tôi tìm biết được rằng chồng nàng từng là thợ lau cửa kính cho các tòa cao ốc, nhưng một ngày nọ dây lưng an toàn của anh ta bị đứt và anh ta rớt từ tầng mười lăm xuống. Sau đám tang nàng xin được chân làm móng tay trong một tiệm hớt tóc ở Quảng trường Times. Tôi bảo nàng rằng tôi còn độc thân và sống với mẹ tôi trong một căn hộ ba phòng trên đường West 83 gần Broadway. Mẹ tôi bị ung thư, và Ornita nói nàng rất tiếc về chuyện đó.
    Một đêm tháng Bảy nọ chúng tôi đi chơi với nhau. Chuyện xảy ra thế nào thì đến giờ tôi vẫn không rõ được. Tôi đoán mình đã hỏi nàng và nàng không từ chối. Bạn biết đi đâu với một phụ nữ da đen bây giờ? Chúng tôi đến Greenwich Village. Chúng tôi ăn một bữa tối ngon lành và đi dạo trong công viên Washington Square. Đó là một đêm nóng nực. Không ai ngạc nhiên khi thấy chúng tôi, không ai nhìn chúng tôi cứ như chúng tôi vi phạm luật pháp. Nếu họ nhìn, có lẽ họ thấy bộ đồ nhẹ tôi mới mua hôm trước và mảng hói láng bóng của tôi khi chúng tôi đi dưới ánh đèn, và cũng thấy nàng đẹp làm cho so với một người thuộc loại như tôi. Chúng tôi vào một rạp hát trên phố West Eighth. Tôi không muốn vào xem nhưng nàng bảo có nghe nói về bộ phim này. Chúng tôi vào rạp như những người lạ và ra về như những người lạ. Tôi tự hỏi trong đầu nàng nghĩ gì và tôi tự nhủ, cho dù trong đầu nàng có cái gì thì đó cũng không phải một tay da trắng nào đó tôi biết. Suốt đêm dài chúng tôi đi chung như bị trói vào nhau. Sau khi xem phim nàng không cho tôi đưa nàng về Harlem. Khi tôi đưa nàng vào một chiếc taxi nàng hỏi, ?oSao mình tốn công vậy??
    Vì món thịt chiên, tôi muốn nói thế. Thay vào đó tôi đáp, ?oEm đáng để tốn công.?
    ?oDù sao cũng cám ơn.?
    Ôi trời, tôi thầm nhủ sau khi chiếc taxi đã chạy đi, mày đã hiểu ra tình hình thế nào rồi đó, bây giờ tốt nhất là quên nàng đi.
    Chuyện đó nói thì dễ. Tháng Tám chúng tôi đi chơi với nhau lần thứ nhì. Đó là đêm nàng mặc bộ váy đỏ tía và tôi thầm nghĩ, Chúa ơn, cái màu tuyệt làm sao. Ai vẽ bức tranh đó thì đã vẽ được một tuyệt tác. Mọi người nhìn chúng tôi nhưng tôi thấy sung sướng. Đêm đó khi nàng cởi bộ váy ấy ra là trong một căn phòng mà tôi đã biết khôn đi thuê sẵn mấy ngày trước đó. Với bà mẹ bệnh hoạn, tôi không thể rủ nàng về căn hộ của tôi, và nàng không muốn tôi về nhà với nàng nơi nàng sống chung với gia đình người em trai trên phố West 115 gần đại lộ Lenox. Bên dưới cái váy đỏ tía nàng mặc váy lót đen, và khi nàng cởi nó ra nàng lại có đồ lót trắng. Khi nàng cởi đồ lót trắng ra thì nàng đen trở lại. Nhưng tôi biết phần trắng kế đó nằm ở đâu, nếu bạn muốn gọi đó là trắng. Và đó là đêm tôi nghĩ mình đã yêu nàng, lần đầu tiên trong đời tuy tôi đã từng thích một hai cô xinh xắn tôi thường đi chung hồi còn là một cậu trai. Đây là một đề nghị nghiêm túc. Tôi là loại người khi nghĩ về tình yêu là tôi nghĩ tới hôn nhân. Tôi chắc đó là lý do khiến tôi cứ độc thân.
    Cũng tuần đó tôi bị cướp ở cửa hàng, hai tay to tướng ?" đều da đen ?" với súng lục. Một tên kích động khi tôi giật tung hộc đựng tiền mặt cho y lấy tiền và y đã cầm súng đập ngang lỗ tai tôi. Tôi nằm bệnh viện mấy tuần. Ngoài ra tôi đã được bảo hiểm cả. Ornita có đến thăm tôi. Nàng ngồi trên một cai ghế không nói chuyện gì nhiều. Sau cùng tôi thấy nàng không được thoải mái nên tôi gợi ý nàng nên về nhà đi.
    ?oEm rất tiếc chuyện đã xảy ra,? nàng nói.
    ?oĐừng ăn nói cứ như đó là lỗi của em vậy.?
    Khi tôi xuất viện thì mẹ tôi đã mất. Bà là một con người kỳ diệu. Cha tôi mất khi tôi mười ba và một mình bà giữ cho cả nhà sống còn và bên nhau. Tôi ngồi lỳ một tuần và nhớ lại cảnh bà bán bao giấy trên xe đẩy. Tôi nhớ lại cuộc đời bà và những gì bà đã dạy tôi. Nathan, bà nói, nếu có lúc nào con quên mình là người Do Thái thì một kẻ không Do Thái sẽ giúp con nhớ. Mẹ ơi, tôi nói, hãy an tâm về chuyện này. Nhưng nếu con làm chuyện gì mẹ không thích, thì hãy nhớ, trên thế gian này thì mọi chuyện khó khăn hơn chỗ của mẹ hiện nay. Rồi khi tuần lễ chịu tang của tôi kết thúc, một tối nọ tôi nói, ?oOrnita, mình cưới nhau đi. Chúng ta đều là những người chân thực và nếu em yêu tôi như tôi yêu em thì cuộc sống không tồi tệ vậy đâu. Nếu em không ưa New York, tôi sẽ bán chỗ này và mình dọn tới một chỗ khác. Có thể tới San Francisco nơi chẳng ai biết mình. Tôi có ở đó một tuần hồi Thế chiến hai và tôi thấy người da trắng với người da màu vẫn sống với nhau.?
    ?oNat,? nàng đáp, ?oEm thích anh nhưng em sợ. Chồng em sẽ giết em.?
    ?oChồng em chết rồi mà.?
    ?oNhưng chưa chết trong ký ức của em.?
    ?oNếu vậy thì tôi sẽ chờ.?
    ?oAnh có biết nó sẽ ra sao không? ý em muốn nói cuộc sống mà mình có thể mong đợi??
    ?oOrnita,? tôi nói, ?oTôi là loại đàn ông, nếu hắn chọn lối sống của riêng hắn thì hắn thỏa mãn.?
    ?oCòn con cái thì sao? Anh mong có những đứa da lốm đốm mang nửa dòng máu Do Thái hả??
    ?oTôi mong có con.?
    ?oEm không thể,? nàng nói.
    Không thể thì không thể. Tôi hiểu nàng sợ hãi và cách tốt nhất là đừng thúc ép. Đôi lúc khi chúng tôi gặp nhau nàng bồn chồn đến nỗi chúng tôi có làm gì nàng cũng không thấy vui thú. Trong lúc đó tôi vẫn nghĩ mình có một cơ hội. Chúng tôi ngày càng thường xuyên bên nhau. Tôi không mướn căn phòng nọ nữa và nàng đến căn hộ của tôi ?" tôi đem cho cái giường của mẹ và mua một cái giường mới. Nàng ở lại với tôi suốt ngày vào những Chủ nhật. Khi nàng không bồn chồn thì nàng rất ân cần, và nếu tôi biết tình yêu là gì thì tôi đã có nó. Chúng tôi đi chơi loanh quanh mỗi tuần một đôi lần, cũng vẫn theo lệ cũ ?" thường tôi gặp nàng ở Quảng trường Times và cho nàng về bằng taxi, nhưng tôi nói nhiều hơn về đám cưới và nàng ngày càng ít bác bỏ chuyện đó. Một đêm nọ nàng bảo tôi là nàng vẫn cố thuyết phục mình nhưng nàng gần như đã tin tưởng. Tôi cho kiểm kho cửa hàng rượu của mình để có thể rao bán nó.
    Ornita biết tôi đang làm gì. Một ngày nọ nàng bỏ chỗ làm, ngày kế nàng xin nhận lại. Nàng cũng đi xa một tuần thăm bà chị ở Philadelphia để nghỉ ngơi chút đỉnh. Nàng trở về trông mệt mỏi nhưng bảo rằng có thể. Có thể thì có thể nên tôi sẽ đợi. Cái kiểu nàng nói thì đã gần với đồng ý hơn. Đó là mùa đông hai năm trước. Khi nàng ở Philadelphia tôi ghé thăm một người bạn thời quân ngũ, nay đang làm kế toán, và tôi bảo với hắn là tôi rất mừng nếu được lời mời tới chơi buổi tối. Hắn hiểu tại sao. Vợ hắn đồng ý ngay. Khi Ornita trở về chúng tôi đã tới đó chơi. Bà vợ làm một bữa tối tuyệt vời. Quả là một buổi tối không tồi và họ bảo chúng tôi cứ ghé chơi. Ornita uống vài ly. Nàng trông thư giãn, tuyệt diệu. Sau đó, vì một vụ đình công hăm bốn tiếng của giới taxi nên tôi phải đưa nàng về bằng xe điện ngầm. Khi chúng tôi tới ga lên phố 116 nàng bảo tôi cứ ở trong xe điện, và nàng sẽ đi bộ vài dãy phố về nhà. Tôi không muốn để một phụ nữ đi bộ một mình trên đường phố vào giờ giấc thế này. Nàng bảo nàng chưa từng gặp rắc rối gì nhưng tôi cứ nhất định là không được. Tôi bảo tôi sẽ đi cùng nàng tới chân cầu thang và khi nàng lên thang tôi sẽ trở lại xe điện.
    Trên đường tới đó, ở phố 115, ngay quãng giữa dãy nhà trước khi tới dãy Lenox, chúng tôi bị ba tên chặn lại ?" có lẽ chúng là những thanh niên. Một thằng đội mũ đen vành hẹp, một đứa mũ xanh bằng vải, và đứa thứ ba đội mũ da màu đen. Thằng mũ xanh mặc áo chẽn ngắn còn hai đứa kia mặc áo khoác dài. Chỗ đó ngay chân cột đèn đường nhưng thằng mũ da bật lưỡi dao bấm cỡ tấc rưỡi ra ngay giữa ánh đèn.
    ?oEm làm gì với ********* đẻ da trắng này?? nó nói với Ornita.
    ?oTôi đang lo công chuyện của tôi,? nàng đáp, ?ovà tôi mong anh cũng làm như thế.?
    ?oCác cậu,? tôi nói, ?oMình là anh em mà. Tôi là một thương gia lương thiện ở khu này. Còn qúi cô đây là bạn thân của tôi. Chúng tôi không muốn rắc rối. Để chúng tôi qua đi.?
    ?oMày ăn nói cứ như tên Do Thái chủ nhà trọ vậy,? thằng mũ xanh nói. ?oNăm chục đô một tuần cho một phòng đơn.?
    ?oKhông tính tiền bọn chuột,? thằng nón vành hẹp nói.
    ?oTin tôi đi, tôi đâu phải chủ nhà cho thuê. Cửa hàng của tôi là ?oTiệm rượu Nathan? giữa đường Một Trăm Mười và Trăm Mười Một. Tôi cũng có hai nhân viên da đen đó, Mason với Jimmy, và tụi nó sẽ làm chứng với các anh là tôi trả lương ngon lành cũng như dành chiết khấu cho một số khách hàng.?
    ?oCâm đi, đồ Do Thái,? thằng mũ da nói, và nó quơ quơ lưỡi dao trước nút áo khoác của tôi. ?oKhông có con đĩ ngựa đen nào cho mày cả.?
    ?oĂn nói về qúi cô này đàng hoàng một chút đi mà.?
    Tôi lãnh ngay một cái tát vào mặt.
    ?oKhông có qúi cô mẹ gì cả,? thằng mũ vành hẹp mặt dài nói, ?onó là đĩ đen. Nó đáng bị cạo sạch đầu tóc. Mày muốn cạo sạch đầu kiểu nào, con đĩ đen kia??
    ?oLàm ơn để tôi với qúi ông đây yên nếu không tôi gào ầm lên bây giờ. Mấy căn nữa là tới nhà tôi đó.?
    Chúng tát tai nàng. Và tôi chưa từng nghe một tiếng gào nào như thế. Cứ như chồng nàng đang rớt từ tầng mười lăm xuống.
    Tôi đấm cái thằng tát nàng và kế đó tôi thấy mình nằm lăn dưới rãnh nước với cái đầu đau điếng. Tôi nghĩ, vĩnh biệt thôi, Nat, chắc chắn chúng sẽ đâm mình, nhưng chúng chỉ tước cái ví của tôi và bỏ chạy ba thằng ba hướng.
    Ornita đi cùng tôi trở xuống xe điện ngầm và nàng không cho tôi tiễn nàng về nữa.
    ?oCố về nhà an toàn.?
    Trông nàng rầu kinh khủng. Khuôn mặt nàng xám xịt và tôi vẫn nhớ tiếng gào của nàng. Đó là một đêm mùa đông khủng khiếp, tháng Hai cực lạnh, và mất một tiếng mười phút tôi mới về tới nhà. Tôi thấy rầu vì đã rời nàng như thế nhưng tôi biết làm gì được?
    Đêm hôm sau chúng tôi hẹn nhau ở trung tâm thành phố nhưng nàng không đến, lần đầu tiên.
    Sáng hôm sau tôi ghé chỗ nàng làm việc.
    ?oChúa ơi, Ornita, nếu mình lấy nhau và dọn đi chỗ khác mình sẽ không gặp thứ rắc rối như bữa trước. Chúng ta sẽ không tới cái khu đó nữa.?
    ?oKhông, chúng ta vẫn tới. Em có gia đình ở đó và không muốn dọn tới bất kỳ chỗ nào khác. Sự thực của chuyện này là ở chỗ em không thể lấy anh, Nat ạ. Em có đủ rắc rối của mình rồi.?
    ?oTôi có thể biết chắc em yêu tôi.?
    ?oCó lẽ là thế nhưng em không thể lấy anh.?
    ?oLạy Chúa, tại sao vậy??
    ?oEm có đủ rắc rối của mình rồi.?
    Tối đó tôi đi taxi tới nhà người em của nàng để tìm nàng. Anh ta là một người đàn ông lặng lẽ với ria mép mỏng. ?oChị ấy đi rồi,? anh ta nói, ?ođi thăm dài ngày mấy người bà con ở miền nam. Chị ấy dặn nói với anh chị ấy rất qúi những dự định của anh nhưng không tin rằng nó sẽ có kết quả tốt.?
    ?oCám ơn nhiều,? tôi nói.
    Đừng hỏi tôi đã về nhà bằng cách nào.
    Một lần trên đường số Tám, cách cửa hàng của tôi vài dãy phố, tôi thấy một người mù với cây gậy trắng gõ gõ trên lề đường. Tôi nghĩ mình đang đi cùng đường nên tôi cầm lấy tay ông ta.
    ?oTôi biết chắc anh người da trắng,? ông ta nói.
    Một bà da đen phục phịch với một cái túi mua hàng đầy ứ vội vã bước theo chúng tôi.
    ?oKhỏi phiền,? bà ta nói, ?oTôi biết ông này sống ở đâu mà.?
    Bà ta lấy vai hất tôi ra và chân tôi va trụ nước cứu hỏa đau điếng.
    Chuyện là như vậy đấy. Tôi trải lòng mình ra và họ đá vào răng tôi.
    ?oCharity Sweetness? nghe tôi không? Ra khỏi cái cầu tiêu mắc dịch đó đi!?
    Người dịch: Phạm Viêm Phương
    Nguồn: Tiền vệ
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Đỗ Quỳnh Dao​
    Phải chi​
    Đã ngoài tám giờ mà buổi sáng vẫn chưa đến. Vầng đỏ trốn lì ở tận mãi đâu đợi buổi tối cuốn gói đi thật xa rồi mới dám lấp ló. Bầu trời thấp chùng, ui ui xam xám như còn lo sợ. Suốt đêm qua vạn vật phập phồng nơm mớp trước cơn thịnh nộ của tạo hóa, mưa tung tới tấp cây roi nước để giương oai với sét sáng lóe đang xé toạc bóng đen và sấm gầm gừ làm run rẩy màn khuya. Mưa quất sét chớp sấm nổ, quần nhau đến ngất ngư xiểng liểng rồi bỏ đi không một liếc mắt đến bãi chiến tàn. Để lại giờ đây, bờ tường ẩm chương phồng từng mảng sơn sắp tróc vẩy và mặt đất ủng xói lở thành những vũng bùn lầy lội. Xa hơn trên sân cỏ, mấy băng gỗ đợi nắng đến hong khô mớ xương khớp ê ẩm và chiếc cầu tụt mọng nước ngửng cổ ngóng tiếng cười của lũ trẻ.


    Nó vẫn thích ngồi bên cửa sổ phòng khách và nhìn ra ngoài. Mỗi lần nó đều thấy như có gì cồn cào trong bụng, trồi lên ngực lên mặt và bật ra nơi khóe mắt. Lúc đó nó có cảm giác đã rời khỏi người và trở nên nhẹ nhàng trong suốt. Nó không còn là nó nữa. Nó là giọt nước, giọt nước rơm rớm, tức tưởi, nghẹn ngào, giọt nước khóc mà không biết vì sao khóc mà chỉ biết ngộp choáng dưới bao nhiêu ước muốn. Phải chi nó cũng nghịch ngợm nhảy tót vô vũng đọng cho tung toé nước khắp quần áo, phải chi nó cũng tung tăng đến trường cặp sách trên lưng vừa đi vừa trả bài trong đầu, phải chi nó chỉ lo nhả từng vòng khói phì phèo, phải chi nó chỉ lo vẽ mắt tô son để chài trai. Ừ phải chi nó như vậy, quậy phá hồn nhiên nhu mì ngoan ngoãn lẳng lơ hư hỏng. Như mọi đứa trẻ. Nó là một đứa trẻ nhưng nó khác mọi đứa trẻ vì nó không đi đứng chạy nhảy mà chỉ ngồi yên ở đây, ngồi bên cửa sổ phòng khách và nhìn ra ngoài.

    Có tiếng khóa khua trong ổ. Dì đẩy cửa bước vào, nó gọi là dì cho thân mật chứ thật ra họ không có một liên hệ gia đình nào cả. Chỉ là mẹ nó và dì cùng có cái giọng nói giòn tan và sáng rỡ mặt trời của vùng Marseille. Dì là người láng giềng đến trông nom khi mẹ nó đi vắng. Một người tốt và đáng tin cậy, ngoại trừ giờ giấc co giãn theo số ly Pastis dì cụng. Dì bước lại ôm hôn nó và hỏi:

    - Fifille-Con gái-dậy rồi hả?

    Giọng nói líu lo như khoanh tròn từng lời, với những chữ cuối kéo dài nhừa nhựa.

    Nếu nhìn kỹ, người ta có thể đoán là lúc trẻ dì cũng đã từng phủi ra khá nhiều đàn ông bu quanh, nhưng bây giờ chỉ ngoài năm mươi mà dì giống như một căn nhà hoang phế. Lỗi ở định mệnh cướp mất chồng con của dì trong một tai nạn. Lỗi ở vận xui kết dì với người chồng sau vũ phu rồi cuối cùng bỏ dì. Lỗi ở những ly Pastis lúc đầu uống để quên và dần dà uống vì ghiền. Lỗi ở thời gian rón rén đi từng bước kín đáo cho đến một hôm khi soi gương dì thấy mình điêu tàn đổ nát, có muốn thương lượng điều đình chi nữa với thời gian cũng không kịp. Trên mặt, những sợi cơ như mất tính đàn hồi buông xuống hai gò má chảy nhão và tô đậm mớ nếp gấp đâm tua tủa. Mỗi nếp nhăn quanh miệng là một thử thách, mỗi đường gấp quanh mắt là một thất bại. Cái duy nhất còn sót lại của thời xuân sắc là đôi mắt sáng như sao băng, loại sao mà khi nhìn thấy người ta vội vàng thì thầm một ước nguyện. Đôi mắt giờ đây vẫn lấp lánh sao nhưng đã từ lâu dì hết tin vào phép lạ.

    - Con gái có đói bụng không?

    Dì vừa nói vừa lùa tay xoa mái tóc nó, máy tóc xoăn tít từng lọn nhỏ như con chó Pékinoise. Nhưng nó không phải là con chó, nó thua con chó vì nó không biết cắn, không biết bỏ chạy, không biết bảo vệ người khác hay chính mình, và cũng không biết sủa. Thật ra dù có sủa kêu hay gầm gừ, có ai nghe nó không?

    - Thôi mình sửa soạn ăn sáng nhé.

    Dì buộc khăn cho nó và bắt đầu phết bơ mứt lên hai miếng bánh mì khô. Phần dì chỉ có một tô cà phê đen thôi. Dì ăn ít nhưng hầu như bao nhiêu Pastis đổ vào không làm dì say mà tụ vào máu và đông thành mỡ, có lẽ vì thế nên thân hình của dì bị nuốt trọn trong những ngấn thịt nồng nặc mùi hồi. Dì nhâm nhi tô cà phê và bắt đầu nói. Cũng một câu chuyện mở đầu bằng-hồi thời của dì. Cũng một người nghe -là nó. Có sao đâu, dì nói để mà nói chứ chẳng chờ đợi gì nơi nó, chỉ vì có nó ngồi trước mặt chứ nếu không dì đã rù rì với Pastis rồi.

    - ...Dì nghĩ con nên vô trường, con thì có bạn cùng trang lứa và mẹ con thì cũng đỡ lấn cấn.
    Không, nó không muốn vô trường, nó không cần bạn bè. Cách đây mấy năm, nó có ở lại trường sinh hoạt nguyên một tuần lễ và bây giờ khi nghĩ đến nó vẫn còn thấy gai gai ơn ớn. Vả lại mẹ nó cũng không chấp nhận để nó ở trường, lẫn lộn với những đứa trẻ khác tuy có tay hay chân nhưng lại thiếu cái đầu. Bà muốn nó hòa nhập với những đứa, vừa có đầu suy nghĩ vừa có tay múa may và chân chạy nhảy. Nó cũng muốn như vậy nhưng làm sao được? làm sao đòi hỏi ở đứa trẻ cái mà người lớn chưa chắc đã làm được? họa chăng là thánh mới đủ nhẫn nại và kiên trì. Nhưng đừng nhắc đến thánh nữa, nó biết chắc không có thiên đàng với thánh thần hái từng giỏ hạnh phúc từng sọt đau khổ đem rắc đồng đều cho mọi người. Nếu không tại sao nó phải ngồi đây?

    Không, nó không muốn vô trường, nó không muốn xa mẹ. Cứ cho là ở trường nó sẽ có đông bạn bè nhưng lỡ mẹ không vô thăm và quên nó luôn thì nó có sung sướng không? Nó cần mẹ, cần thấy mặt, cần nghe tiếng, cần ngửi mùi. Mỗi chiều, từ thứ hai đến thứ năm, khi cây kim đồng hồ đứng thẳng thì nó bắt đầu nôn nao rộn rã. Chừng nửa giờ sau, khoảng sáu giờ rưỡi thì mẹ nó đi làm về. Nó ngồi yên trong phòng nhưng nó rõ hết. Mẹ mở cửa bước vào, móc chùm khóa lên cây đinh đóng trên tường bên cạnh, rồi treo áo khoác lên mắc. Chân bà thong thả rút khỏi giày và xỏ gọn đôi dép đi trong nhà. Đôi dép xanh, có chùm len xanh, có gót cao kêu lót cót trên sàn gỗ. Tại sao không là đôi dép thấp vừa nhẹ nhàng cho chân, vừa êm ái cho màng nhĩ? tại sao lại xanh mà không màu khác? Không cần thắc mắc, có những thứ đã có từ thuở nào và trở thành thói quen. Chỉ biết nếu thiếu vắng thì nó sẽ nhớ vô cùng, thế thôi. Cũng như màu xanh có mặt khắp nhà, đâu đâu cũng màu xanh, xanh sơn cửa, xanh vải màn, xanh men sứ, xanh gạch lót, xanh giấy dán tường, xanh vinyl trải phòng tắm, và xanh luôn cả gương mặt thiếu nắng của nó.

    Bây giờ mẹ vào phòng ngủ, cất vô tủ cái ví Vuitton giả rồi đi tắm. Khi trở ra, bà nằm phịch trên giường, mặt ngước nhìn lên trần. Bà có vẻ mệt và chán, như cây cải héo với mấy chân lông nở toạc. Chắc bà cũng muốn chui xuống chăn, vùi đầu vô cái gối hình chữ nhật có dúng quanh bằng lụa xanh, và ngủ. Ngủ một giấc dài thật đã, để quên hết mọi sự. Nhưng bà thở hắt ra và ngồi dậy chậm chạp. Bà có thể quên tất cả, quên bà quên người khác nhưng bà không quên được nó, vì nó tùy thuộc vào bà.
    Bà đưa nó vào phòng tắm để rửa ráy. Mỗi chiều bà đều lau rửa nó và đến chiều thứ năm thì có dì sang giúp bà tắm cho nó. Vì bà đi nghỉ cuối tuần ngay chiều thứ sáu sau khi tan sở và chỉ trở về chiều thứ hai. Xong vô bếp sửa soạn cơm tối cho nó. Nói cơm tối cho có vẻ động nồi khua chảo, chứ thật sự chỉ một miếng jambon cong queo với khoai tây tán ăn liền, hoặc tóm gọn hơn, một lon đồ hộp. Giản tiện, sạch bếp và đỡ mất thời giờ. Đừng tưởng bà vụng về không biết làm cơm, lúc trước bà cũng bày biện nấu nướng đủ món nhưng từ khi chị nó dọn ra ở ngoài bà đã dẹp luôn cái tạp dề làm bếp vô trong tủ. Một hôm chị nó bất chợt về thăm nhà và thấy nó đang ăn đồ hộp. Mở tủ lạnh ra, chỉ chèo queo vài trái cà chua thâm đen và lát thịt nguội khô đét. Chị cằn nhằn:

    - Sao mẹ không nấu thức ăn tươi cho nó?

    - Thì đồ hộp cũng bổ cũng tốt vậy. Nó ngồi không suốt ngày thì đâu cần bồi dưỡng chi nhiều.

    Mẹ nó có lý đấy, có làm việc thì mới có đốt ca lô, còn nó có làm gì đâu mà đòi hỏi nhiều. Cứ nhìn bà đi, làm việc quần quật suốt ngày mà buổi tối hầu như không ăn gì ngoài mẩu phó mát và trái cây.

    - Mẹ kiêng ăn vì muốn cho gầy đẹp chứ nó có muốn vậy đâu. Vả lại ăn ít hay nhiều cũng đều cần có chất tươi.

    - Bộ trái cây không phải là chất tươi sao?

    Thật ra chị nó không nên trách mẹ vì mỗi khi đi chơi cuối tuần về, bà đều mang cho nó một gói Mac Do còn nóng, dầu chiên thấm loang ra hộp giấy.

    Bà để nó ăn một mình trong bếp và ra ngồi trên xa lông ngoài phòng khách. Rồi bấm máy điều khiển mở truyền hình, như một người cô độc mở truyền hình để khỏa lấp im lặng để cảm thấy có người bên cạnh mình. Nó kề cận bên nhưng không phải như một người mà như cái tủ cái bàn vì nó cũng im lìm tựa gỗ. Trên màn ảnh, cô xướng ngôn viên đang đọc tin tức trong ngày. Bà mặc kệ tin tức trong ngày, nó chẳng dính dáng đến, ngày của bà đã quá dài quá nhọc rồi, tội quái gì để ý đến ngày của người khác. Bà chỉ lắng nghe bản dự đoán thời tiết để sửa soạn bộ cánh cho ngày mai và nhìn sững màn ảnh với một thoáng ganh tị đôi môi dày gợi cảm của cô xướng ngôn viên. Khi nó ăn xong, bà giúp nó làm vệ sinh tối và thay quần áo đi ngủ. Xong, dọn dẹp bếp và về phòng. Lúc ấy cũng đến giờ chiếu phim trên đài 1-TF1, nhưng bà không ngồi xem vì có thú khác hấp dẫn hơn: đọc sách. Thoạt tiên bà đọc sách để dỗ giấc ngủ, dần dà sách giúp bà thoát và mang lại cảm giác thong dong tự do. Khi đó bà trở thành các nhân vật nữ trong chuyện, lúc thì cô thợ xưởng máy hăng hái trong cuộc biểu tình đình công, lúc thì cô y tá "không biên giới" tận tụy trong tiếng súng ì ầm. Lúc nào bà cũng đóng vai, không thiết yếu là vai chính, nhưng luôn luôn chịu ép quên mình. Niên liễm đóng cho thư viện chưa bằng giá một quyển bày bán ngoài phố, tha hồ mà bà mượn sách và bay lượn thỏa thích với sự hy sinh được thăng hoa.


    - Nè, Fifille-Con gái, nhớ để dành cho dì một phần với nhé, phần trăng đó. Nãy giờ dì nói chuyện với con mà con cứ như ở trên cung trăng, trên đó có đẹp không?,..tội nghiệp cho mẹ con, bà ấy còn trẻ quá, cứ như dì vậy mà khỏe, không ai làm khổ mà mình cũng không làm khổ ai, có chăng mình tự làm khổ với rượu.

    Dì ngừng nói và lim dim đôi mắt, đôi mắt sao băng mất hút thật xa dưới hai mí sưng mụp. Lâu sau dì nói tiếp, giọng trầm xuống như đang phân trần, không biết với nó hay với chính dì:

    - Thật ra mình tự làm khổ với rượu hay mình nhờ rượu để quên khổ?...Dì thương hai mẹ con, mẹ khổ con khổ người nào cũng khổ cả. Không thể nào sống như vậy mãi, phải thay đổi cách sống mới được, nhất là mẹ con còn trẻ quá.

    Có chắc mẹ nó biết mình còn trẻ? một người đàn bà bị chồng thôi, với lương tối thiểu vỏn vẹn bốn số, quần quật trong bổn phận và trách nhiệm cùng hai con, đứa đầu vừa nứt mắt đã bỏ học lêu lổng còn đứa sau thì suốt ngày ngồi lì một chỗ. Một người đàn bà với thời khóa biểu chằng chịt như vậy làm sao còn thời giờ để đếm số tuổi và nhớ mình còn trẻ? họa chăng là để làm toán cộng cô đơn và bất hạnh của mình.


    Chuyện nào cũng có một bắt đầu, vậy thì câu chuyện này phải được bắt đầu bằng mục giới thiệu các nhân vật. Đứng đầu áp phích là nó, sau đó là mẹ nó và dì. Chị nó xuất hiện rất ít ở đây nhưng sẽ trở lại thủ vai chính trong lần khác. Có vài người được nhắc thoáng qua, như ba nó, vợ sau của ba, ông nhà đèn bạn của mẹ, vv... Nó là một bé gái mười hai tuổi, ở cái lứa này lẽ ra nó phải non xèo búp mới nhú hay nếu có trổ mả sớm hơn thì hơ hơ nụ hàm tiếu. Nhưng nó già háp như trái giú ép. Nó già vì vị đắng của giận trong miệng. Nó già vì đã hiểu biết quá sớm, hiểu mình phải cúi đầu chấp nhận và nhất là hiểu mình không có quyền đòi hỏi khi mình không là gì cả. Còn tên nó là...? tên là gì nó cũng chẳng nhớ, đã từ lâu không gọi đến nên quên béng. Đừng tưởng nó ngốc nghếch đần độn, chưa chắc những trẻ khác biết nhiều bằng nó. Mảng óc của mấy đứa kia chỉ là hột đậu trắng so với khối xám của nó, nung núc những tế bào não to béo. Có gì lạ đâu, động cơ thì cơ nở còn động não thì não phì. Cứ tì tì hết xem truyền hình đến đọc sách, luôn cả mấy quyển tự điển Larousse, Robert gì cũng nhai, thét rồi nhiều thứ chui tọt và nằm luôn trong đầu nó. Thử hỏi tên thủ đô của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, thử hỏi con cameleon-cắc kè màu gì? thử hỏi ...Trong tích tắc đồng hồ thì nó đã trả lời. Nó không nhớ tên mình vì không cần thiết, có nói chuyện với ai đâu mà cần nhớ tên? Với dì thì chỉ Fifille-Con gái, với mẹ nó thì có hỏi hay dặn dò đều trỏng không. Với nó thì không lắc đầu không gật dầu không trả lời. Nó chỉ nói, kể chuyện và hát nữa khi có một mình, còn những lúc khác thì trơ phỗng tượng đá. Có lẽ vì nó sợ mẹ nó nổi tam bành, lỡ bà lên cơn giận như lần đó thì ôi thôi, mặt bà xanh còn hơn cái áo xanh đang mặc và miệng bà cong cớn một loạt từ dữ dằn. Tốt nhất là im lặng, và nhìn chỗ khác kẻo bà lại hét:

    - Nhìn cái gì? đừng có giương mắt nhìn tôi như vậy. Bộ muốn trù ẻo hả? Xéo, lủi.

    Cũng là đôi mắt này hồi xưa, xưa như cái thuở mẹ ôm nó vào lòng và nói:

    - Mẹ yêu con gái của mẹ quá. Cho mẹ hôn đôi mắt tròn xoe như mắt nai Bambi, cho mẹ hôn bé Bi của mẹ.

    Phải rồi, tên ở nhà của nó là bé Bi vì đôi mắt tròn xoe như mắt nai Bambi. Bambi, bam bi, bé Bi. Cũng là đôi mắt này hồi xưa, xưa như cái thuở mẹ nó kể chuyện cổ tích bắt đầu không phải bằng -ngày xưa có ông vua bà hoàng hậu mà là -ngày xưa có ba mẹ sinh ra hai cô con gái kháu khỉnh, cô chị giống cha dong dỏng tóc óng mượt màu rơm mới và con em mũm mĩm như mẹ tóc xoăn tít màu mật ong. Ai cũng trầm trồ hai con búp bê mặt khác nhưng áo quần luôn luôn chỉ một kiểu. Trong tiệm, mẹ nó hỏi cô bán hàng:

    - Cô lấy cho tôi kiểu áo này, một "hai" tuổi và một "sáu" tuổi.

    Ở nhà, ba nó nói:

    - Thang hạnh phúc của ba có ba bậc, khi ba cưới mẹ ba trèo lên bậc thứ nhất có chị ba bước lên bậc nhì và có bé Bi thì ba đứng trên cùng.

    Không biết ở đỉnh hạnh phúc ba nó có kịp thấy gì không vì bậc thứ ba mục nát và chiếc thang gẫy vụn một buổi sáng năm nó lên sáu tuổi. Buổi sáng đó khi thức giấc nó thấy khắp người bải hoải và mắt nhướng lên khó khăn. Vừa dợm đi vài bước thì hai chân đã mỏi rừ. Rồi hai chân nặng, hai chân lết, hai chân khuỵu, và hai chân bất động.

    ...

Chia sẻ trang này