1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ...

    Những tháng ngày sau đó chỉ để ra vô nhà thương và mỗi lần đều giống nhau y hệt. Vẫn phòng đợi với những chậu hoa, kiểng giả và đống tạp chí cũ bong góc. Vẫn phòng bệnh và mớ dây, ống tiếp thuốc lòng thòng chực sẵn ở đầu giường. Vẫn phòng xoa nắn hăng hắc mùi thuốc khử với máy móc lạnh lùng đe dọa. Vẫn cái không khí căng thẳng của lo âu, trông đợi, mong chờ, hy vọng và cuối cùng ... thất vọng. Bây giờ ông bác sĩ hết nói với nó:

    - Cái bệnh này đến và đi rất bất ngờ, không bao lâu thì sẽ chạy nhảy trở lại.
    Bây giờ ông chỉ khuyên tiếp tục làm vật lý trị liệu.

    ...

    Lúc đó nó là cái rốn trong vũ trụ nhỏ gia đình: mọi sự đều, vì, cho, để bé Bi. Không gian sống của cả nhà cô đọng quanh cái -bé Bi muốn bé Bi không muốn bé Bi thích bé Bi không thích, nhường cho em đi con chơi với em đi con đừng làm ồn để em ngủ đừng quấy để mẹ lo cho em...Nhưng chỉ vài tháng sau, chị nó không quấy không ồn và nhường tất cả cho em để tung tăng với các bạn, còn nó thì hết vòi vĩnh hết muốn làm quả trứng được nâng niu mà muốn như chị nó như mọi đứa trẻ, được chạy nhảy leo trèo. Không muốn ăn cà rem, không muốn gấu bông, không muốn búp bê, không muốn ngoan. Vì ngoan với người lớn có nghĩa là ngồi yên một chỗ. Trên xe lăn.

    Nó ngồi yên năm đầu, ba mẹ khắng khít. Nó ngồi yên năm thứ hai, ba mẹ xô xát. Nó ngồi yên năm thứ ba, ba mẹ bỏ nhau, đúng hơn ba nó bỏ đi. Mấy mẹ con vẫn xúm xít ở lại trong chung cư này. Họ sống, đúng hơn mẹ nó sống, như để đợi ba trở về, như thể ông đang du lịch hay bận đi làm xa. Mẹ nó đã nghĩ và tin chắc như vậy. Ngay cả khi ông có người đàn bà khác, -nhằm nhò gì cỏn chỉ rù quến được cái vỏ bên ngoài chứ trái tim của chồng bà vẫn ở với vợ con. Ngay cả khi ông đòi ly dị và cưới cỏn, -í xì rồi thì chồng bà cũng sẽ trở về. Như thể bà gạt phắt ý nghĩ ba nó yêu người đàn bà kia và không thể sống thiếu họ.


    Dì đứng dậy thu dọn chén bát bữa điểm tâm mang vô bếp. Vừa lết đôi chân phình ra hai bên như miếng phó mát chảy vừa tiếp tục nói chuyện râm ran.

    - Ông...lúc này bết bát quá, nghe bà vợ kể là ông ta mất ăn mất ngủ từ hồi con chó của họ chết già. À con gái bà... có em bé rồi, mới ẵm về khoe tuần rồi...

    Nó cố nhớ những ông Mít bà Xoài này, nhưng có vét cạn trí cũng không hình dung ra được. Chịu! Nó nhìn theo dì và đếm thầm nhịp nhảy của hai trái mông núng nính trong chiếc áo cô tông không dạng. Trái lên trái xuống, trái ừ trái không, cái ừ cái không, oui-non, oui-non. Ôi nó thương dì quá, nó thương như dì là, với máy phát thanh ra rả, với mùi rượu hồi nồng nặc, với hai bắp chân sưng phù ngoằn ngoèo gân xanh. Duy chỉ một điều làm nó nóng mũi nhột nhạt, đó là dì hay nói:

    - Tội nghiệp cho con gái, con gái thật đáng thương.

    Tại sao lại tội nghiệp? tại sao lại đáng thương? tội nghiệp đáng thương một người tật nguyền đồng nghĩa với coi thường khinh khi họ. Nó không cần thương hại không cần tội nghiệp. Thật ra chưa biết ai đáng tội nghiệp hơn ai? nó không vững vàng nhanh nhẹn bằng người khác nhưng nó bỏ xa họ về sức chịu đựng. Người lành lặn chỉ mới đụng vài mất mác thua thiệt thì đã than như bộng, còn người tật nguyền phải làm sao với nỗi bất hạnh đeo dính trên người? Họ phải gồng mình. Gồng mình với buồn tủi, hờn giận, ganh ghét, chán nản. Gồng mình với cổ nghẹn, ngực tức, bụng sôi, thân rã rượi. Gồng mình để quán xuyến sự đau khổ, rào giữ nỗi xúc động và tổ chức những tình cảm của mình. Họ gồng mình để sống vì họ yêu và quí trọng cuộc sống. Như vậy ai đáng thương hơn ai, ai đáng nể hơn ai?

    Nó nghĩ một ngày nào đó nó phải nói với dì đừng gán cho nó mấy chữ đáng thương hay tội nghiệp nữa.

    - Bây giờ dì đi chợ mua thức ăn để trưa nay làm trứng tráng với nấm cho con gái ăn, con gái thích không nè? Có ai kêu cửa cũng đừng mở nhé.

    Dì dặn tuy biết thừa là nó sẽ không mở cửa cho ai, cũng như nó biết rõ dì không chỉ đi chợ mà còn tạt vô tiệm thuê một cuốn phim video. Vì ngoài rượu dì còn có một đam mê khác, là xem phim, nhưng không phải bất cứ phim nào mà phải là phim tầm tã sướt mướt. Người khác gắn sao cho quán ăn hay khách sạn còn dì thì chấm điểm phim theo số khăn dùng để xì mũi lau nước mắt. Càng tốn nhiều khăn thì cuốn phim càng có triển vọng được giải Oscar với dì.


    Nó lăn xe đến gần cửa sổ. Bên ngoài trời vẫn ủ ê một màu tro mặc cho ngọn cỏ ướt ẩm đang co ro ngóng nắng. Đối diện, dãy chung cư với những ô cửa lặp lại, sáu hàng ngang tám hàng thẳng, thiểu não như khối bê tông bị rỗ mặt. Bỗng dưng nó thấy có gì đè nặng nơi ngực.

    ...Như mọi người, nó cũng có lúc vui lúc buồn.

    Những ngày nó thấy đời sống rực rỡ muôn màu, những ngày nó là nắng, là sâu hóa **** sắp rời khỏi kén. Những ngày ấy nó sắp xếp cuộc sống thật gọn gàng, dĩ nhiên theo cách của nó. Nhắm mắt lại và "thấy" những gì muốn. Nhắm mắt lại "thấy" đôi chân mập mạp rắn chắc, nhắm mắt lại "thấy" đôi chân đi đứng chạy nhảy, rồi bơi lội, trượt tuyết và luôn cả khiêu vũ. Có gì khó đâu? nó nhớ rõ từng động tác phải làm và vẫn thường xuyên ôn dợt trong đầu để một ngày nào đó...biết đâu nó khỏi bệnh. Nhắm mắt lại, nó là bong bóng biển xủi trắng trên cát, là bọt xà bông đủ màu cầu vồng mong manh lơ lửng,... Muốn gì mà lại không được? Ắn ngon? nhắm mắt lại còm măn rồi thì đủ mọi món nóng sốt. Mặc đẹp? nhắm mắt lại rồi tha hồ chọn áo quần hợp thời trang chất nghẹt trong tủ. Nó còn có thể "thấy" cả tình thương nữa. Nhắm mắt lại, nó thấy chị nó về thăm. Ô chị nó đẹp quá, đẹp như ảo tưởng như giấc mơ như núi tuyết lượn lờ trong ráng chiều trên tấm bưu ảnh. Chị xoa đầu nó và chơi với lọn tóc nâu xoăn... Nhắm mắt lại, nó thấy mẹ gội tóc cho nó và vuốt nhè nhẹ như đang làm mát xa da đầu. Xong mẹ cầm chiếc khăn ướt lau khắp người nó. Ưm ưm, mềm quá thơm quá, mềm như bông gòn, thơm như táo xanh. Nhắm mắt lại, hai chị em nó đang say mê nghe mẹ kể chuyện. Mẹ kể chuyện thật hay, chỉ điểm xuyết vài chi tiết thì câu chuyện bừng dậy với đủ cả sắc thanh mùi vị cùng cảm giác. Cũng có lúc bà hơi quá đà nhưng luôn luôn biết cách xoay trở rất hợp lý.

    - Sao kỳ trước mẹ bảo bà phù thủy luôn luôn mặc áo đen mà kỳ này mẹ lại nói mặt bà ta đỏ hoét như cái áo đang mặc?

    - Thì phải rồi, mấy áo đen dơ hết phải giặt, phơi chưa khô nên bà phù thủy thay đỡ áo đỏ!

    Nhắm mắt lại, nó thấy ba đưa cả nhà đi chơi rồi...Rồi chỉ vậy thôi, dù có muốn thấy gì khác cũng không được, cái đầu bướng bỉnh của nó từ chối không chịu làm việc tiếp. Cố gắng lay chuyển não thì cũng chỉ vài hình ảnh rời rạc nhảy giựt rồi đứng khựng lại, trắng xóa. Y hệt cuốn phim bị đứt.


    ...Như mọi người nó cũng có lúc này lúc nọ.

    Những ngày nó là mưa, là lá rụng là chim ướt. Những ngày nó thấy cuộc đời trống rỗng, đục nhờ như nước đọng. Những ngày nó chỉ muốn mất trí nhớ để quên sạch. Lần đó, ba nó hỏi gặng:

    -Mấy giờ cô đến đón nó?

    -Khoảng 20 giờ. Bệnh viện ở hơi tréo đường, phải đổi đến hai lượt buýt...

    Ba cắt lời:

    -Không có khoảng mà đúng 19 giờ 45.

    Rồi ấp úng thêm như thể rất bực mình vì phải giải thích với mẹ nó:

    -Tối nay ở nhà có khách.

    Mẹ hôn phớt nó rồi dẫn chị đi thật nhanh. Ba vừa đẩy nó vô nhà thì bà vợ sau đã cằn nhằn:

    -Tuần này đâu phải tới phiên anh trông? tại sao lại đòi gởi, bộ đây là nhà giữ trẻ hả?

    -Bà ngoại của bé Bi ốm nặng phải vô nằm nhà thương, cô ấy đi vô thăm làm sao mà dẫn nó theo được?

    -Anh muốn làm sao thì làm, em không thể vừa làm cơm tiếp bạn vừa lo cho nó.

    ...

    Nó vẫn nghĩ nếu lúc đó ba nó trả lời :

    -Thì đã sao?

    hay ông đừng nói gì mà chỉ nín thinh im lặng. Có lẽ cuốn phim trong đầu nó sẽ chiếu tiếp tục và nó sẽ "thấy" được những hình ảnh trước khi ba nó bỏ đi.

    Nhưng ông đã nói:

    -Trời ơi tại sao lại phạt tôi phải vác cái thập tự này?

    Khi đó, hình như nó ngồi cứng ngắc và nhìn sững một chấm vô hình dưới đất, cơ hồ muốn kềm giữ ý nghĩ và cảm xúc. Khi đó, hình như nó là đầu đầy ắp ngực nóng ran với cảm giác sáng suốt một cách khó chịu vì thấy mọi sự lố bịch trơ trẽn. Ba nó yếu đuối, không sao. Ba nó trốn trách nhiệm, không sao. Nhưng ông không có quyền nói nó là thập tự ông phải vác, vì thập tự này của nó và nó một mình cáng đáng. Một mình vác thập tự, không biết đến bao giờ và có thể là vĩnh viễn suốt đời. Một mình với thiệt thòi, ước mơ và tuyệt vọng, một mình với thân xác nổi loạn tinh thần sụp đổ. Một mình để khước từ chính mình, để ngoảnh mặt không nhìn mình trong gương, để muốn không phải là chết mà chưa bao giờ hiện hữu. Hiện hữu làm gì khi thân tâm xa lạ, thân chỉ còn là một tập hợp tế bào bên cạnh tâm thờ ơ dửng dưng rơi hẫng vào thinh không. Không, ông không có quyền nói vậy. Vì nó là con ông và vì nó tuy không có chân nhưng có trái tim và tình cảm thì nằm trong tim. Ông thản nhiên bóp vụn tình cảm của nó và thê thảm hơn nữa là ông không mảy may biết đã làm nó tổn thương. Nó nghĩ có thể nó sẽ đỡ khổ hơn nếu nó chỉ là một tai nạn ngoài ý, là cái sót lại của xung năng ******** nơi hai con cái đực. Nhưng nó là kết quả của tình yêu là nấc thang hạnh phúc và nó nợ của ba nó "cái gọi là" tình cha con, "cái gọi là" vì tình ấy cũng què quặt như nó. Khi đó, hình như nó muốn khóc để giọt nước mắt tống tháo "cái gọi là" ấy, nhưng đôi mắt nó vẫn khô queo ráo hoảnh. Không biết phải cần bao nhiêu thời gian để giọt nước mắt trào khỏi khóe?

    ...

    Lần đó mẹ nó vui như trúng số, những gì bà dự đoán đều đúng cả. Mặc sức mà bà đay nghiến, dù cho nó có giải nghĩa cách nào đi nữa: - Biết lắm mà, thứ chằn tinh thì làm sao mà tốt với con người khác, không hiểu cỏn làm gì mà bé Bi sợ không chịu về thăm ba nó nữa. Bà còn chì chiết thêm khi chị nó bớt về bên kia, sau ngày bà vợ sau của ba nó có em bé: - Đúng là ác phụ, ăn ở thế nào mà từ đứa nhỏ đến đứa lớn đều chạy hết!

    Những người đàn bà bị chồng bỏ, có người cúi đầu cam chịu, có người lật trang đời mới, có người hằn học kiểu: -dặn đứa lớn rình xem bên kia "thằng cha đểu giả của mày" làm gì và dạy đứa nhỏ chia vanh vách động từ là (être) "cha tôi đã, là và sẽ là thằng khốn nạn". Mẹ nó thì khác, mọi sự đều do cỏn. Bà lờ chuyện cỏn chỉ xuất hiện rất lâu sau khi chồng bà bỏ đi, bà quên cỏn săn sóc con bà những khi chúng về bên kia, -í xì, thêm bát thêm dĩa có gì khó đâu! í xì, rửa ráy bé Bi thì có nặng nhọc gì! Bà không thấy (hay không chịu thấy?) là cỏn làm vậy vì yêu chồng, mà chỉ nghĩ là con hồ ly giả nhân nghĩa tung hỏa mù để nắm chồng của bà.

  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bà đại thắng khi cả hai đứa trẻ đều lắc đầu không muốn về bên kia. Bà hài lòng nhưng không vui vì bây giờ bà hiểu cỏn mới là vợ của chồng bà, còn bà chỉ là bà trước, bà cũ, bà ex.


    Dì đi đã lâu nhưng nó vẫn ngồi thừ một chỗ. Bỗng dưng nó thèm nghe tiếng động, những tiếng động bình thường trong nhà, tiếng mở cửa, tiếng nước chảy, tiếng chén bát khua chạm, tiếng bàn ghế xô đẩy, những tiếng động bình thường trong căn nhà có sự sống. Nó lăn xe đi khắp như để tìm kiếm cái gì. Bánh xe kêu xoèn xoẹt trên sàn gỗ thật vô duyên lạc lõng...

    Phòng của chị nó hẹp nhưng thật sáng nhờ khung cửa sổ rộng nhưng là cái sáng không hồn, buồn hiu như con gấu bông nằm lăn lóc trên giường, tiu nghỉu như bộ pyjama vắt trên ghế. Ánh sáng ngóng chị để cười giòn tan trên những sợi óng mượt khi chị hất tung mái tóc. Ánh sáng đợi chị để nhảy lung linh trong đôi mắt sâu thẳm lúc chị ca. Chị không phân biệt nổi một nốt nhạc nhưng ư ử rung ngân ngay sau khi nghe vài lần một bài hát. Giọng chị không thánh thót hay trầm bổng, chỉ là một chuỗi ấm, ngắn hơi, gần đứt đoạn và lúc cuối câu thì bật tiếng kêu thảng thốt rạn vỡ như để bày tỏ. Nó không cần biết chị hát hay dở sai đúng, nó chỉ biết chị hát cho chị cho nó và cho ánh sáng hồi sinh trong căn phòng. Cũng trong phòng này chị thì thào kể cho nó nghe bao nhiêu chuyện, và luôn luôn chị ngồi trên ghế hoặc quỳ dưới đất để mặt ngang tầm với nó, chứ không bao giờ đứng nhìn từ trên xuống. Nó khúc khích khi chị giả bộ trịnh trọng giống mấy thằng con trai lúc mời chị đi xi nê và thành khẩn khi chị tâm sự về giấc mơ làm người mẫu. Chưa gì nó đã thấy khán giả đứng dậy vỗ tay tán thưởng khi chị xuất hiện trên podium trình diễn thời trang, chưa gì nó đã thấy hình chị ngập đầy trên mọi tạp chí phụ nữ. Ôi nó nhớ chị quay quắt... Lần cuối chị tạt về thăm nhà thật ngắn ngủi, chỉ đủ để lục mớ bạc lẻ mẹ nhét trong cái thẩu nhựa trên tủ bếp, để mượn nó sợi dây chuyền cùng tấm mề đay vàng bà ngoại sắm cho hai chị em, để xoa đầu và hôn nó. Khi ra cửa, chị quay lại nhìn nó thật lâu, không biết chị nhìn để xin lỗi hay để dặn nó đừng nói lại với mẹ. Lúc đó đôi mắt của chị thật lạ, như thể hai con ngươi nở phình ra...

    Nó đẩy cửa vào phòng mẹ và ép sát chiếc xe vào một bên tường, tránh lát gỗ thứ năm giữa sàn bị gãy. Lạng quạng để bánh kẹt vô lỗ hỏm thì gay go đấy. Nó lăn xe đến tủ áo và mở ra. Hít lấy hít để như muốn hòa trộn và tan biến trong cái mùi, không hẳn khó chịu của mồ hôi mà cũng không phải dễ chịu vì quần áo đã mặc rồi còn ủ nước hoa và son phấn. Mùi của mẹ nó. Bà có thói quen thay đổi bộ cánh mỗi ngày, chỉ giũ cho thoáng và móc lại trong tủ. Vài lượt mặc rồi mới gom đi giặt, với thời gian chiếc tủ áo ướp ngấm trong cái mùi đặc biệt. Nó nhắm mắt và hít sâu vào tận cùng ***g ngực mùi của mẹ nó... Như có tay mẹ đang ôm nó, vuốt tóc, cọ má, xoa mũi, gãi lưng và thì thầm: -Bé Bi có thương mẹ không? Nó rên rĩ sung sướng, như đứa con nít chưa biết nói vừa mới khám phá ngón chân cái của mình và u ơ khoe mẹ.

    Bỗng nó cụt hứng và bực mình khi mắt chạm vào bức ảnh để trên bàn nơi đầu giường. Đã tự dặn mình đừng nhìn nhưng nó vẫn luôn luôn bị hút vào cái từ trường đóng khuôn này. Nó cầm bức ảnh lên, bức ảnh của những ngày vui cũ. Cả nhà đi xem Hội chợ Trône, mẹ dắt chị và nó nắm tay ba đứng bên cạnh, trên đôi chân khỏe mạnh sẵn sàng chạy nhảy đu trèo. Nhưng mẹ giữ làm gì bức ảnh này khi ba đã có hạnh phúc mới và mẹ có ông nhà đèn? Ông nhà đèn là bạn trai của mẹ, cùng làm chung sỡ nhà đèn nhưng khác văn phòng. Theo lời dì kể, ông góa vợ và đeo đuổi mẹ từ lúc ba mẹ ly dị. Mẹ thì vẫn lơ lửng trong ảo vọng ba quay về và chỉ mới để ý đến ông từ khi ba có con với vợ sau.

    Chuyện mẹ có ông nhà đèn tự nhiên không có gì lạ. Thì cũng như chị nó, như dì (nếu dì chịu bỏ rượu và ốm bớt, nó nghĩ vậy). Như mọi người. Dĩ nhiên không có nó trong cái mọi người này, nó không có bạn nhưng đâu phải vì vậy mà mẹ phải làm giống theo. Ông nhà đèn quàng lưng mẹ, gác tay sau ghế mẹ. Cũng bình thường thôi. Ông cầm nỉa với dao lớn để cắt con gà rô ti và nói: -ai ăn cánh ai ăn đùi ai ăn ức, ông rót rượu vào ly cho mẹ mà không cần hỏi ý, như để khẳng định người đàn bà này của mình và mình là chủ của gia đình. Thì đã sao.

    Nhưng nó không thích ông vì ông dồn mẹ đến ngả hai, lần đó nó nghe mẹ khóc nức nở trong điện thoại:

    - Tại sao phải dứt khoát? tại sao phải chọn lựa? tại sao phải bỏ nó vô trường?

    Và nó ghét ông vì ông khiến cho mẹ nói ra cái mà mọi người, trừ nó, đều nghĩ.

    - Sao ăn uống không coi chừng làm đổ tùm lum hết vậy? Bộ muốn hành tôi hả, bao nhiêu chưa đủ sao?

    - Con đâu cố ý, tại mẹ cắt miếng lớn quá chứ đâu phải lỗi con.

    - Phải rồi, không phải lỗi của ai hết, mà là lỗi của tôi. Tại tôi hết, tại tôi mà thằng cha bỏ đi, con lớn hư hỏng, con nhỏ bệnh tật. Tại tôi dữ nên bị chồng bỏ, tại tôi ác nên đẻ con què quặt, tại tôi không biết dạy con nên nó xì ke nghiện ngập. Tại tôi thích khổ nên đút tay vào cùm, tại tôi thích cực nên đeo gông vô cổ. Tại tôi hết, cái gì cũng tại tôi...

    Mẹ ơi đừng nói vậy, con không bao giờ muốn hành mẹ. Xưa nay con chỉ biết mẹ lo cho con, nhưng đâu biết mẹ đã đuối sức với những -thay, tắm, cho bé Bi ăn, đi xi nê đi ăn tiệm, ai trông nó? đi hè đi nghỉ xa, ai giữ nó?-

    Bây giờ con mới biết mẹ mỏi mòn với những loay hoay lẩn quẩn này, bây giờ con mới hiểu con là mụt nhọt làm ung thúi đời mẹ. Con phải làm sao đây? con biết làm sao đây?

    - Nhìn nhìn, nhìn cái gì? cái mặt chằm vằm bộ muốn trù ẻo tôi hả? đi đi, đi về phòng đi, đừng ở đây giương mắt ếch mà nhìn như thằng cha bây nữa.

    Giọng mẹ cứa sắc như miểng sành qua hàm răng khít rịt, đừng mẹ ơi giọng của mẹ là mật ngọt mà. Đầu mẹ lắc lư, miệng mẹ khi nghiến khi bĩu, đừng mẹ ơi mặt mẹ cứ nhão chảy như sáp đèn cầy nhầu nát như cái áo chưa ủi nhưng mẹ đừng như thế này.

    - Sao hỏi mà không trả lời? câm rồi hả? què, câm, còn gì nữa cứ ra hết đi cho đủ bộ!

    "Nhắm mắt lại" nó nghe mẹ nói:

    - Mẹ không có ý nói cho bé Bi đâu, mà nói cho ông trời cho ai khác đó.

    Nhưng mở mắt ra chỉ thấy trời ở tít tắp trên kia và một mình nó bên cạnh mẹ.

    Ông trời ác quá, nếu đã bắt nó bị bệnh thì hãy làm tới cùng, cho nó đần ngốc để khỏi nghe khỏi thấy khỏi hiểu. Còn không thì có khó gì, ông chỉ búng tay cái chách thì nó bay thẳng lên đó. Hai cái ông Guillain Barré trí tuệ đã khám phá ra bệnh này, nếu không tìm được thuốc chữa thì ít nhất cũng cho biết chừng nào nó đi chứ? Dở ẹt! Nghe nói mấy đứa trẻ bị bệnh thường mất sớm, không biết nó còn ngồi ở đây cho đến bao giờ?


    Các dãy nhà bắt đầu trở mình, náo nhiệt ầm ĩ. Người lớn cười nói, trẻ con khóc la, vợ chồng đập lộn, cha mẹ mắng con, hàng xóm gây gổ, nhạc Rap gào đua với nhạc Ả Rập cổ truyền, tiếng chai lon khua trong cột rác, tiếng chân đá vào cửa thang máy,... ngần ấy tiếng hòa hợp trong tấu khúc quen thuộc của một ngày thứ bảy nơi chung cư nghèo này.

    Nắng đã thập thò, không nguyên vẹn mà cắt lát dầy, trải trên dãy đối diện. Chờn vờn ở các chậu hoa máng nơi cửa sổ rồi xà đến ve vãn mấy chị primevère. Chị hàm tiếu chị viên mãn, chị nào cũng tươi rói với lời tán tỉnh. Tha hồ mà nắng huênh hoang phơi phới bên chị búp lỏn lẻn chúm chím và chị nở toe toét hả hê...Nắng bây giờ ngập đầy các nốt rỗ khiến khối bê tông lấp lánh sáng ngời ánh kính trên cửa sổ. Nắng lan tràn trên sân, lau khô băng gỗ, vỗ về cầu tụt, rồi bám sát ngọn cỏ ẩm như để xin tha thứ cái thói chàng ràng bên hoa. Đây đó bên cạnh những ăn ten truyền hình lộ thiên, áo quần đủ màu lao xao nhún nhảy trên cây phơi nơi lan can, mặc cho ông gác dan chỉ trỏ la lối:

    - Dẹp! làm ơn dẹp mấy cây phơi áo quần vô. Ở chung cư chứ bộ ở nhà riêng hay sao mà muốn làm gì thì làm. Cũng phải nghĩ đến người khác chứ, đâu phải chỉ có một mình thôi.

    Bỗng dưng nó thấy nôn nao mong cho mau đến tối thứ hai để gặp mẹ. Nó sẽ trò chuyện lại với mẹ, sẽ nói mẹ đưa nó vô trường và khi nào rảnh thì vào thăm. Nếu mẹ không đi thăm thì cũng chẳng sao vì nó cảm thấy mẹ thương yêu nó. Và như vậy nó đã thấy đủ lắm rồi!

    Nguồn: Đất Việt
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Ngọc Nhung​

    Tiếng gào trong đêm​


    Ghe chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
    ?oBây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng.?
    Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng càm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.
    Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong ?oHơn hai giờ sáng rồi anh.? Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.
    Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.
    Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẻ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.
    Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này. Hơn nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của người trung gian cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại. Thường là chắc ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối lái nhiều lần có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ Phong và tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ trên người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách, vá chùm vá đụp mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm. Tất nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ cảm thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi thường bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt đường đi.
    Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.
    Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
    Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.
    ?oAnh có nghe mùi gì không??
    ?oKhông. Mùi gì??
    ?oCó mùi tanh tanh kỳ lắm... ?
    Phong bâng quơ qua chuyện.
    ?oMùi bùn đó mà.?
    Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.
    ?oBây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ.?
    Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.
    Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong. Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi và thỏng dài. Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa tới tràn ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không thúc hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu gọi nhanh bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc nãy. Tôi chạy cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn trận, chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.
    Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng. Trong khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân. Tôi không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng lấp trí óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao chúng muốn dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường. Đầu óc hoảng sợ những vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy đuổi và tiếng la của hắn đâu đó ?oÊ Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban! Ban! Tụi nó chạy rồi!? Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo tay níu của Phong đến sát mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp phải giòi. Ba Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong khựng lại vì tiếng la của tôi rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước mới ngang ngực. Phong hét vào tai tôi.
    ?oLội mau lên, lội ra giữa sông.?
    Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy. Tôi lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi tránh được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp xuống, khi nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì một chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo để thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp lánh quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với nước tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để Phong vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi nhìn vào bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn trong bóng đêm nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp chân phụ sức với Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy đủ. Trời đất có đó nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã man. Tôi nhẩm cầu những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp tim hỗn loạn.
    Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vung vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.
    ?oTụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát.?
    Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.
    ?oTụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút.?
    Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.
    ?oMày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đụ mẹ, tụi nó trôi hướng này sao mày cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đụ mẹ, giết có hai đứa mà cũng không xong, biết làm gì ăn đây mậy??
    ?oCâm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đụ má, bỏ cho rồi. Sống chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết mẹ!?
    Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay chân cố khuẩy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sủng nước phủ đè lên tâm trí. Tim tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước. Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát, tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.
    ?oĐằng kia kìa. Đó. Đụ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi.?
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ. Tiếng nói chuyện vang vang.
    ?oKệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa??
    Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.
    ?oRồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó có khi nuốt hột xoàn...?
    Giọng kia bẳn gắt hơn. ?oSao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đụ má, gì cũng mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì nữa. Đụ má.?
    Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy, lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc giọng.
    ?oGần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây??
    Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.
    Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn. Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả người.
    Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm với tôi ?oBồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ.? Giọng cười khẽ vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi gục đầu ủ rủ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng. Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.

    **

    Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường, mắt mở hé.
    Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.
    ?oDì có chắc là sau hai giờ không??
    ?oChắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ.?
    Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.
    Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
    Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
    ?oMình thoát được là nhờ ngoại!?
    Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
    ?oSao? Con nói sao??
    Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.
    ?oLúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. ****** chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy về phía bờ sông theo lời Ngoại.?
    Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ, rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại không suy nghĩ. Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau xé da thịt kia không thể không để lại dấu vết nào hết trên mặt. Còn tiếng gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọt thẳng óc mình, đã ngửi được mùi máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác. Nếu không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. Tiếng gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng. Tôi đã cảm thấy được tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. Và nhờ hành động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không, nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gườm tay với mình giả như tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người nhiều năm sau đó.


    Nguồn: Hợp Lưu
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Một đêm với trăng- Truyện ngắn của Nguyễn Thu Phương
    Thực điện thoại bảo cô xuống ngay, cô nói "em mệt, muốn ngủ". Thực cười, "ngủ nghê gì em ơi, chỉ còn đêm nay nữa thôi mai về nhà tha hồ ôm gối, đời người được mấy nỗi, sao em tốn vào chuyện ngủ nghê lắm thời gian thế". "Em mệt thật", cô uể oải đáp.
    Ban chiều, trong buổi tiệc chiêu đãi chia tay, cô uống hơi nhiều nên đầu váng vất. Nhưng Thực đã chuyển điện thoại qua sếp, và lời rủ rê mời mọc bỗng hóa thành mệnh lệnh, kiểu không đi không được.
    Trong xe, sếp ân cần hỏi cô ưng đi đâu. Giọng sếp thủ thỉ dịu dàng, như muốn chuộc lại lỗi lầm đã ép cô đi chơi vào lúc mà cô chẳng thiết tha. Cô bóp trán suy nghĩ, sực nhớ vùng này có một doi đất ăn ra biển, trên đó vị vua nức tiếng ăn chơi từ thuở xa xưa có cho xây một tòa lầu để đón gió, thưởng trăng - đặt tên là lầu Nghinh Phong. Trên dải đất xinh đẹp có vòng bờ biển dài hơn nửa chu vi này hình như không chỉ có một cái lầu Nghinh Phong kiểu ấy, thậm chí ngay ở miền Trung đã đến mấy cái. Nhưng có lẽ đây là tòa lầu cổ được người hậu thế cẩn trọng tu bổ và chăm sóc kỹ lưỡng nhất - để nhằm khai thác du lịch. Cô kể với sếp, sếp gật gù, ra lệnh bác tài lái thẳng đến đó. Thực hỏi:
    - Có gì hay không em.
    - Có gió, có biển, có núi, có trăng. Thế đã đủ chưa?
    - Tuyệt. Chúng ta cùng đi ngắm trăng, hôm nay may quá lại đúng ngày rằm - Sếp gật gù. Rồi sếp vừa đọc thơ vừa kể chuyện Lý Bạch say rượu yêu trăng đến nỗi cứ nguyên xi quần áo mà nhảy xuống hồ, để ôm trăng cho thỏa. Giọng sếp truyền cảm thấm đẫm từng câu thơ, cô nghe cũng thích. Thấy cuộc đi chơi hóa ra cũng đáng. Ai ngờ dáng vẻ sếp bệ vệ mà tâm hồn sếp cũng đa cảm quá.
    Xe dừng ở ngoài, bác tài ở lại trông xe, cả ba xuống đi bộ vào trong. Dọc lối đi, hàng cây duối cắt tỉa gọn gàng vuông vức, xi-măng sạch sẽ phẳng phiu. Đèn vàng leo lét mấy ngọn làm sếp hồ nghi:
    - Em có nhầm không, khu du lịch kiểu gì mà vắng tanh vắng ngắt, lại tối om om.
    Cô lắc đầu, "em không nhầm". Đang đi, bỗng trăng tuột ra từ tấm khăn mây, sáng như đốt trắng cả đêm mùa hè. Bọn ve hoan hỉ ré lên khúc hoan ca nhiều bè náo nức. Sếp lấy lại hăm hở, thúc giục:
    - Nào, đi nhanh lên chứ.
    Thực quay sang cô:
    - Em cũng lãng mạn ghê, chuyến công tác chỉ bằng ấy thời gian, vừa công việc vừa giao tiếp lu bù mà cũng moi ra được những chỗ hay ho như thế này để thưởng thức.
    Cô nhún vai:
    - Em thì hay ho gì, cả đời chỉ ngủ - Nói xong cô tự thấy mình hơi ăn thua, một kiểu cay cú không nên có trong một đêm trăng chỉ cần thanh thản tâm hồn để ngắm.
    Sau khúc quanh, con đường dừng lại đột ngột. Cầu thang dẫn xuống sâu hun hút, hai bên hai hàng phượng cành gầy không lá chênh chao. Ở đoạn này bọn ve càng ra rả dữ dội hơn, và trăng càng sáng hơn như nuốt lấy đêm đầy gió. Sếp lướt mắt qua những bậc thang, quét xuống những nóc lều và đám cây lá rậm rịt tối om bên dưới. Bờ biển hiện ra thấp thoáng, vắng như sân khấu lúc vãn tuồng. Một nhân viên bảo vệ của khu du lịch đeo bảng tên và băng tay lảng vảng gần đó, sếp vẫy lại hỏi han. Vỡ ra thông tin nhà hàng bờ biển của khu du lịch mùa này không phục vụ ban đêm, do không có khách.
    - Thôi, đi về - Sếp dợm quay lưng.
    - Về bây giờ sao? - Cô ngạc nhiên.
    - Không về thì dắt díu nhau mò xuống cái doi đất vắng như chùa bà đanh ấy để ngồi không mà nhìn nhau chay ư? - Sếp nhăn.
    Cô vẫn không hiểu:
    - Vậy chứ anh muốn gì, chúng ta cùng đi ngắm trăng cơ mà.
    - Cô này ngốc thật, ngắm trăng thì cũng phải có tí bia bọt nhấm nháp cho nó ngọt môi, ai đời lủi thủi ngồi trơ ngắm suông trong xó tối - Sếp càng cáu.
    Ra vậy. Cô ngỡ ngàng tiếp nhận một quy tắc mới: không có bia thì không thể ngắm trăng. Các nhà thơ của thì hiện tại không hiểu đã có ai so sánh màu vàng của trăng với màu của bia sủi bọt lên cơn chưa? Thì đấy, Lý Bạch ngày xưa không có rượu hẳn đã không say, phàm không say chắc đâu đã dám nhảy xuống hồ mà ôm trăng, yêu trăng thành giai thoại. Thực khều tay cô, "em làm ơn, ngoan hộ anh một tí". Nhưng cơn gàn của cô đã bốc lên, không kìm được nữa:
    - Mọi người không thích cứ về trước đi. Em ở lại đây về sau, khỏi phiền ai hết.
    Và cô xăm xăm đi xuống những bậc thang. Ba mươi mốt bậc không đều nhau. Có ba bốn chỗ làm người ta hụt chân với cao độ bất thường. Thực hối hả xuống theo cô, suýt ngã dúi vì mấy chỗ bất thường ấy. "Em quay lên ngay, đừng làm sếp cáu", anh năn nỉ tha thiết. "Anh sợ thì cứ quay lên", cô lạnh lẽo.
    Nhưng xuống hết ba mươi mốt bậc thang và lội hết lối cát ngập chân, ra đến vịnh biển thì cô trôi sạch hứng thú. Trăng sáng rợn người và gió mang hơi muối mặn lùa đầy trong tóc. Mùi biển ngằn ngặt. Nhờ trăng cô thấy rõ mồn một đám vỏ lon vỏ đồ hộp vỏ cua vỏ dừa trôi bập bềnh tấp đầy mũi cát. Nhờ gió một cái túi xốp rách tướp sau mấy vòng chu du đã mắc lại trên tàu dừa, bay phần phật và phát ra những tiếng kêu sột soạt lố bịch. Trăng làm huyền ảo mặt sóng lăn tăn êm đềm của biển, hóa bạc lỏng khối dập dờn đen thẫm không ngừng chuyển động. Nhưng cũng vì trăng mà đám rác rến bẩn thỉu lộ ra trần trụi không thể lẫn vào đâu, và hương vị không thơm tho của chúng được gió thản nhiên đem cợt đùa khứu giác. Cô rùng mình, thất thểu theo chân Thực trở lên. Khi leo những bậc thang giữa chừng, cô nhóng mắt thấy sếp đứng ngất ngưởng trên cao, vòng bụng tròn núng nính, gương mặt thể hiện sự kiên nhẫn và nín nhịn tột bậc.
    Leo vào xe, cô thở ra. Sếp ngả đầu trên nệm mềm, im im. Thực sành sỏi buông một địa chỉ cho bác tài. Thành phố nhỏ ngủ sớm, ít có những tiếng rao bánh giò bánh chưng, tiếng gõ mì xực tắc, tiếng xập xòe đấm bóp như thành phố nơi cô đang sống. Trăng thênh thang trên những con đường ắng lặng đèn cái được cái mất. Bốn năm chỗ rẽ. Một chỗ quay đầu xe. Nơi Thực nói nằm trong một khu phố nhỏ thức khuya. Đèn ngọn xanh ngọn đỏ. Karaoke vi tính âm thanh nổi Hương Thầm. Trừ tấm bảng hiệu lập lòe bảnh chọe ra tất cả đều xệch xạc, buông tuồng, chắp vá. Chốn ăn chơi nửa tỉnh nửa quê. Xe vừa dừng đã có một người đeo nơ gầy như ống điếu tong tả sấn ra. "Khách quen các em ơi", anh ống điếu cười tóe loe, giọng lựa nhựa.
    - Phòng máy lạnh ba người - Sếp nãy giờ mới lên tiếng.
    - Phòng đặc biệt - Thực thêm.
    Cô suýt nói "em không vào đâu" thì Thực nhìn sang, ánh mắt Thực có vẻ gì đó không phân minh làm cô bắt mình đổi ý. Hãy cứ thử xem, thử một lần cho biết. Hành lang lở lói dẫn đến một dãy phòng, văng vẳng vọng ra những tiếng ca hát ẩm ương đan xen tiếng nhạc xập xình, họ dừng trước một cửa phòng có bảng đề "VIP 2". Anh ống điếu mở cửa, lăng xăng bật đèn, thoăn thoắt bấm máy lạnh, mở nhạc. Mùi nước hoa xịt phòng rẻ tiền xông lên nồng nặc. Ghế nệm simili cũ mờ rít lên òm ọp khi cô ngồi xuống. Một vết thủng há oạc ra như cái mõm quái vật cỡ nhỏ. Thực đập bốp khăn lạnh, chìa sang kính cẩn điệu nghệ. Sếp cau mặt nhón lấy, lau xoay tua hai vòng mặt mày đầu cổ. Anh ống điếu "a lô, một hai ba bốn" thử micro, xong để lại hai cuốn list nhạc, kính cẩn cúi chào và đi ra. Thực dặn với:
    - Đẹp nhất ở đây đấy nhé.
    - Dạ, em biết - Cái nơ trên cổ anh ta khúm núm.
    Không cần xem list, không cần hỏi, Thực cầm remote bấm thuộc lòng những con số. Nhạc xập xình nổi lên. Sếp tươi tỉnh e hèm rồi bắt giọng hân hoan. Nhạc Trịnh hẳn hoi. Lời như sám hối, đời là hư không. Nhưng mới được hai câu thì cửa bật mở, hai cô bé ưỡn ẹo đi vào:
    - Cho bọn em cùng hát với nghen. Được không các anh...
    - Vào đây... - Sếp buông micro vừa gật vừa cười toe vừa ngoắt lia. Có cảm giác sếp cố ý quên sự hiện diện của cô trong căn phòng toen hoẻn mười hai mét vuông với những bức tường vẽ rối loạn đủ kiểu họa tiết đồng thời bị thấm ố lỗ chỗ.
    Hai em theo gương sếp phớt lờ cô, sà tới bên sếp và Thực, đập khăn lạnh lốp bốp. Thực đẩy ra. Hai em hiểu ý tập trung mình sếp. Lại xoay tua hai vòng lau mặt, đầu và cổ. Nựng nịu lẫn nhau. Bên sếp đồ sộ bụng bia, hai em trông đỡ tệ. Chỉ tiếc ánh sáng từ đèn trên trần và từ màn hình hắt ra soi rõ mồn một nước da đen, rất đen - như các em thoát khỏi xóm chài ven biển mới chỉ vừa trưa hôm qua. Hai khuôn mặt võ vàng được trang điểm vụng về. Hai nụ cười máy móc như thợ cười thuê. Hai cái đầu tóc nhuộm xác xơ. Hai bộ váy ngắn hở hang sắc màu kiểu cọ chẳng đâu vào đâu. Hai khoảng ngực trần quá nửa, do quá gầy nên không khêu cũng chẳng gợi. Hai bộ móng tay sơn nhũ bạc và hồng cam làm nổi bật những ngón tay thâm thủi, gân guốc. Một em nhoay nhoáy khui bia, em kia yểu điệu sửa váy lấy lệ, nhón remote đổi bài và nhặt micro say sưa hát. Công bằng mà nói giọng em khá hay - chất biển đậm đà, và đoạn điệp khúc là một màn song ca hòa hợp giữa sếp và em vô cùng ăn ý. Trớ trêu thay đó lại là bài hát về Hàn Mặc Tử và trăng, với hình nền minh họa là một bãi biển đêm, chị hằng treo lơ lửng trên cao tròn vành vạnh như một đĩa gương chạm hình chú cuội. Một người mẫu mặc bikini mặt buồn thỉu buồn thiu, đi lang thang trên mép nước.
    Khi Thực ê a bài tiếp theo sếp nằm ngả ra lim dim, đầu gối lên đùi em váy xanh, chân gác lên chân em váy đỏ. Cảnh tượng thêm phần ngổn ngang khi một em thứ ba xuất hiện bày những món nhắm lên bàn và sếp kéo luôn em cùng ngồi xuống, ôm chặt eo em. Em này mặc đồng phục, trông xinh xẻo hơn, nước da trắng trẻo. Cô thầm nhận xét vẻ bẽn lẽn của em làm đàn ông dễ cảm. Níu tay em, trên nền nhạc Chiếc áo bà ba sếp đọc thơ tình tự biên. Giọng truyền cảm nhừa nhựa men bia được echo hết cỡ làm rung cả loa, đọc xong các em và Thực vỗ tay hoan hô giòn còn hơn pháo tết. Cô tự hỏi mình ngồi đây làm gì, biết thêm một chút kinh nghiệm này để làm gì. Cô đứng dậy, định ra về. Nhưng sếp phất tay, và Thực bước qua kéo cô ngồi xuống. Sếp ấn micro vào tay cô:
    - Anh muốn nghe giọng hát của em.
    - Tôi không có hứng - Cô gay gắt.
    Sếp bật cười, lắc đầu:
    - Em ngang ngạnh quá.
    Các em bên sếp phá ra cười hùa theo, chỉ chịu ngưng ngang khi bị cô trừng mắt. Sếp nhìn em xinh xắn diện đồng phục:
    - Dẹp bia đi, bé ngoan. Cho anh Hen-nét-si pha *******.
    Em ngoan ngoãn dạ, làm ngay. Ở những chốn này, kẻ có tiền là vua. Cô nuốt khan, cố lấy vẻ thản nhiên để xem sự thế xoay vần đến đâu. Em đồng phục sành sỏi dùng kim tiêm pha dung dịch màu xanh vào rượu sóng sánh, lắc đều rồi rót ra chung nhỏ chia cho từng người. Tất cả chạm ly, hân hoan nốc cạn món chất lỏng vừa cay vừa đắng mềm môi, cô nghĩ đời quá phức tạp với kẻ này nhưng lại thật giản đơn cho kẻ khác. Tùy theo cách sống, cách nghĩ. Thấy đó là vui thì sẽ vui, là dơ bẩn thì sẽ không được sạch. Bất giác cô ngửa cổ nhìn lên trần nhà, đèn nê-ông hình vòng cung lờ nhờ trong chóa tròn, giống mặt trăng nhân tạo. Mặt trăng không hình chú cuội soi xuống những khăn lạnh đã bị lau bẩn, những đĩa thức ăn đã bị gắp dở, những lon bia không đã bị bóp méo, những cô gái chưa hết trẻ con đã bị đàn bà. Nhớp nhúa.
    Cuộc chơi kết thúc khi sếp bo hào phóng cho các em, hỉ hả ra về. Thực biến một lúc theo nhân viên ống điếu để lấy hóa đơn giá-trị-gia-tăng về thanh toán. Cô không cần xem cũng biết trên hóa đơn sẽ ghi "chi phí tiếp khách" hay gì đó tương tự, và hẳn là sẽ có giá khống. Rất nhanh sau khi Thực chui vào xe, bác tài đã de ra được ngoài đường. Cửa kính kéo xuống để gió đêm lùa vào xe mát rượi. Cô không còn hứng thú mở miệng. Sếp tỉnh bơ như chưa hề say:
    - Em đã chọn điểm đến đầu tiên. Chỗ vừa ghé qua là do Thực chỉ định. Còn bây giờ tới lượt tôi.
    Bác tài mỉm cười liếc đồng hồ: mười hai giờ ba mươi lăm. Đi ô-vờ-nai (*) thôi đừng có nói mấy giờ. Xe bon bon về hướng biển. Tầng thượng một nhà hàng bán thủy tạ. Những thực khách khuya ngồi rải rác thành từng nhóm, có chỗ ghi-ta bập bùng. Gió ***g lộng, trăng tràn trề. Gió làm khăn trải bàn xô lệch. Trăng làm lòng người như dịu lại. Biển ngoài kia rì rào cơn bất tận. Anh bồi với giấy bút trên tay, đứng chờ gọi món.
    - Cho tôi một ấm chè nóng và một đĩa lạc rang - Sếp nói.
    - Dạ thưa... - Anh bồi cau mặt.
    - Tôi hiểu, các cậu cứ việc tính tiền lên gấp bao nhiêu lần cho hợp lý thì tính, không sao hết. Chúng tôi không cần ăn uống, chỉ cần một chỗ ngồi. - Sếp khoát tay.
    - Dạ, nhưng...
    - Vẫn không ô-kê à? Gọi anh Hùng chủ réts-tơ-rân này ra đây.
    Anh Hùng - bạn thân sếp ra, cười hân hoan, giải quyết êm xuôi trong nháy mắt. Lạc rang chè nóng được dọn lên. Chè thơm thoang thoảng hương sen. Sếp tưng tửng:
    - Ngắm em quá đủ, anh không cần ngắm trăng.
    Thực đứng lên, tế nhị xin phép "đi đây một tí". Cô quay ra biển, nhìn từ độ cao vừa phải sóng nước mênh mông huyền ảo lạ lùng. Trăng vẫn đẹp, một vẻ đẹp ngây thơ vô tội. Đột nhiên có những giọt mưa li ti rơi ướt mặt cô. Hơi mưa ùa về lẫn trong hơi muối. Sếp nhấp ngụm chè, nhìn cô như một ông bố bạc đầu nhìn đứa con gái mới lớn:
    - Em nói gì đi chứ, hả cô bé con kiêu hãnh và xa vời, chỉ thích nhìn đời qua lăng kính màu hồng và phán xét tất cả mọi người bằng lý thuyết màu xám.
    Nói gì bây giờ. Cô không muốn định nghĩa đàn ông khi chính cô cũng không hiểu rõ họ. Họ là ai? Bao nhiêu phần người bao nhiêu phần quỷ? Tùy theo cách sống cách nghĩ. Thấy đó là vui thì sẽ vui, là dơ bẩn thì sẽ không được sạch. Bàn tay sếp lần tìm tay cô, nhưng cô phủi đi. Cô vẫn nhớ bàn tay ấy vừa mới đây thôi đã vuốt ve ham hố những cô em "công cộng" - chỉ cần bỏ tiền mua là có. Mưa rơi những giọt lớn hơn. Mưa trong trăng có màu lóng lánh. Sếp ngửa đôi tay chuối mắn hứng mưa, ngón tay nần nẫn đeo hạt kim cương to kềnh lóng lánh hơn trăng. Nước mưa quá ít, không đủ để sếp rửa phai cái mùi nước hoa rẻ tiền vướng vất. Mắt sếp bỗng dưng hiền dịu. Rất hiền.
    - Cách đây hai mươi năm tôi hoàn toàn vô nhiễm như em bây giờ - Sếp nói mà không nhìn cô - Có hẳn rồi hai mươi năm sau, em vẫn nguyên xi vô nhiễm?
    Cô không trả lời. Người ta làm sao có thể nói trước tương lai. Thực quay trở lại:
    - Chúng ta về thôi, anh.
    Nhưng sếp không về mà xăm xắn đi xuống cầu thang, lần mò ra biển. Thực cun cút bươn theo. Dáng anh cao ráo thẳng thớm, vai rộng, chân dài, bước chắc. Nhưng sao cô trông vẫn thấy hèn. Cùng bác tài đứng bên chiếc xe, cô kiên nhẫn đợi sếp và Thực trở lại. Mưa vẫn lay phay. Một cái gì đó từ trăng tỏa ra ngằn ngặt, gợi trong tâm hồn cô nỗi rạo rực ngất ngây. Trong thứ ánh sáng phi phàm của đêm, cô tin người ta chỉ muốn hóa điên. Nhìn ngút ra xa, cô thấy bóng sếp và Thực như đang hòa tan giữa sóng.
    Có những câu hỏi mà lời đáp không chỉ là một phương án để lựa chọn, do số phận con người được đặt trong rất nhiều tình huống. Cũng như ma trận đường ngầm trong lòng một kim tự tháp, kết cuộc của mỗi người có khi chỉ là bức tường chắn ngang ngõ cụt, hoặc có khi chính là điểm khởi đầu. Điều mà cô cảm thấy càng lúc càng rõ, người ta ở đời thật khó sống như mình mong muốn. Đôi khi mất cả kiếp người mới nghiệm ra chân lý. Người ta hy sinh bản thân để được nhiều thứ, rồi khi đã có được nhiều thứ người ta hối hả tìm lại bản thân. Nhưng liệu rằng đến lúc cuối, người ta có còn nhớ bản thân mình là thế nào không?
    Mưa mỗi lúc thêm lớn hạt, nhưng trăng vẫn không bớt sáng. Sáng như một đĩa gương khổng lồ không tì vết. Từ phía biển trở về, sếp và Thực ướt như chuột lột, tóc tai phờ phạc vì gió, răng đánh lập cập, quần áo dính bết vào người, nước rỏ ròng ròng, cát lấm đến gối. Nhìn sâu vào khuôn mặt ngây đờ của sếp, cô nhận ra ông khóc, hay đơn giản đó chỉ là những giọt nước muối ?...
    ----------------------
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vũ Hồi Nguyên​
    Bóng Ngược Đời ​
    Nắng hè nhày nhụa khắp khu phố Tàu ở quận 13 Paris. Sau cái nhộn nhịp của buổi trưa, khu phố uể oi bước vào chiều. Tiệm phở đã hết khách từ lâu. Chỉ còn bà cụ già và gã thanh niên hầu bàn ngồi chờ tối.
    *
    Cậu biết không, đời con Diễm không có hạnh phúc, tôi đâu nỡ lòng nào trách móc nó. Nhưng người ta có khổ là do hoàn cảnh. Nó thì khác. Chẳng có gì bắt buộc nó sống như vậy, cứ tự mình lao vào những hoàn cảnh oái oăm. Tôi có cảm tưởng cái khổ của nó do chính nó gây ra.
    Ðời thuở nào đàn bà chỉ muốn có con mà không muốn có chồng! Nào phải bố thằng cu Sơn không chịu nhận con. Trái lại, khi biết con Diễm có thai, thằng Trường tìm mọi cách làm lành, đòi cưới nó, nó không chịu. Con nhỏ còn quyết tâm bỏ thằng này hơn trước nữa là đằng khác. Chuyện khó tin nhưng có thật đấy, cậu ạ. Thằng Trường, sau khi thuyết phục cô nàng không được, chạy nhờ một vài người nói giúp vào. Hắn nhờ cả tôi. Trời Phật có thể làm chứng, tôi đã tìm mọi cách. Kể cả dọa cái con cứng đầu. Thiên hạ sẽ nhìn cháu như một đứa đàn bà chửa hoang, bị đàn ông lừa. Gia đình cháu sẽ bị tai tiếng suốt đờị Cậu biết Diễm nó trả lời tôi như thế nào không? " Bà đừng lo, cháu đã suy nghĩ kỹ. Có con lúc này là ý muốn của cháu. Nhưng anh Trường và cháu không thể nào tiếp tục sống với nhau. Vừa khổ cho cháu và cho anh ấy. Có thêm tờ giấy hôn thú cũng không thay đổi gì. Về sau này anh ấy giúp cháu chăm sóc thằng cu cũng được, không muốn cũng chẳng sao". Ðấy cậu coi, đầu óc cái Diễm chỉ toàn những ý nghĩ gàn dở như vậy. Năm ấy cô đã gần 30, đâu còn ở tuổi bốc đồng.
    Có tiếng khóc đến từ cội nguồn của sự sống, làm cho trời đất đổi da, tìm lại hi thở của thuở ban đầu.
    Quả nhiên, thằng cu Sơn chưa đầy 3 tháng thì con Diễm dứt hẳn với thằng đàn ông đã sống với nó được gần 3 năm. Nó đi thuê nhà ở riêng, lấy cớ khu nhà thằng Trường ồn ào, đêm thằng Sơn không ngủ được. Cũng phải nói bố thằng bé được quyền thăm con bất cứ lúc nào. Hắn đến thường xuyên cho tới khi lấy vợ, khoảng 2 năm sau Nghĩ lại cũng tiếc. Nếu hồi đó tụi nó lấy nhau thì chắc đời cái con này không đến nỗi lận đận. Dù sao thằng Trường cũng là kỹ sư hẳn hoi. Nhưng cậu ơi, hình như Diễm nó không sống cùng một thế giới với người đời.
    Từ đó đến nay chị Diễm nhà ta vẫn trơ trọi một mình một con. Cậu đừng tưởng nó ế ẩm. Tôi biết rồi, cậu nghĩ đàn ông khi tìm vợ thường ngại phải rước về nhà con của người khác. Nhưng nói cho cậu nghe, có lần có cả một thằng Tây trắng nhà giàu đòi bỏ vợ con để cưới cô ta. Không, cái Diễm nó tiếp tục yêu đàn ông nhưng không thấy cần chồng. Theo tôi, con này nó sợ người khác can thiệp vào việc nuôi thằng cu Sơn. Con nhỏ tuổi Hợi, năm nay đã 36, vẫn còn nhan sắc, vậy mà cứ lôi thôi lếch thếch một mình với đứa con, cậu coi có chán không. Mỗi lần nó yêu ai, tôi đều nhắc, " chim khôn tìm đậu nhà quan, trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng" . Nó lại triết lý dởm, " tình yêu và hôn nhân không dính dáng gì với nhau" , " tình yêu không thể tồn tại với những thỏa hiệp hàng ngày trong quan hệ vợ chồng" . Cái con kỳ quái này hay giáng vào đầu cậu những khẳng định điên khùng như vậỵ
    Cũng may, cái Diễm chăm sóc thằng cu Sơn khá chu đáọ Một mình nó vẫn lo được mọi công việc người ta thường phải hai người chia nhau làm. Những lúc duy nhất đầu óc chị ta chịu đậu xuống thực tế là những lúc tính toán cho thằng con. Thằng Sơn đòi gì được nấy, không thua kém gì ai. Tính tình mẹ thằng cu ghét yêu thất thường, tùy nắng tùy mưa. Thế mà làm như con Diễm si mê thằng bé từng ngày từng giờ, từng cử chỉ từng lời nói, không biết chán. Những lúc thằng Sơn hư, mẹ nó bảo như vậy là có một cá tính đầy hứa hẹn. Những lúc thằng Sơn hờn giận, mẹ nó như người gặp thêm họa. Thằng cu năm nay cũng phải 6 tuổi. Cái Diễm đùa nghịch suốt ngày với nó như một đứa nhỏ cùng tuổi, làm những trò chẳng ra nghĩa lý gì, nhìn chóng cả mặt. Mẹ gì mà không bao giờ biết nghiêm nghị với con, lấy uy quyền cho ra mẹ. Nhìn cảnh hai đứa tíu tít, phá phách với nhau thì cũng vui mắt, nhưng mỗi lần như vậy tôi lại nghĩ đến những gì chúng nó thiếụ
    Cô nàng Diễm từ sớm đã là một vấn đề cho bố mẹ. Mẹ nó kể, mối tình đầu của con nhỏ là một thằng hướng đạo sinh ở cùng ngõ. Thằng này con nhà tử tế, thích hoạt động xã hội, đầu óc trong sạch, có khi còn cao thượng nữa là khác. Thế mà bố con Diễm, khi theo dõi nhật ký của con gái, chỉ có thể điên tiết lên mà thôi. Ông khám phá con ranh mới 15 tuổi đã trao mình trọn vẹn cho thằng đầu tiên nó gặp. Trong cuốn vở học trò của nó, con bé còn dám viết trắng trợn về những rạo rực của cái thân thể mới trổi dậy. Cậu coi có bỏ xừ người ta không chứ. Chỉ được một thời gian thì Diễm nó lại chán chính cái tốt lành của thằng con trai, cái tính hiền hậu không ăn nhằm gì đến tên thú rừng đoàn hướng đạo cho cậu ta.
    Nếu mọi chuyện đều có thể xếp loại rõ ràng là thiện hay ác, thì thực tế hóa thành một tấm ảnh đen trắng, trong cặp mắt từ chối nhìn cái phức tạp của những màu sắc.
    Chuyện gia đình con Diễm không giải thích được cuộc đời của nó sau này. Diễm là đứa thứ năm trong bảy đứa. Con gái đẹp nhất nhà, nhưng tính tình chẳng giống ai. Bố trước đây làm thầy giáo trung học ở Sàigòn. Mẹ có tiệm bán quần áo gần Ngã Sáụ Gia đình không giàu nhưng cũng không thiếu thốn. Thằng anh cả còn được đi du học ở Bỉ. Diễm nhà ta có ra sao cũng không thể đổ tội chiến tranh. Cô nường chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt cảnh bom đạn chết chóc. Ngay cả mấy thằng thanh niên ở chung quanh nó cũng không đứa nào bị gọi quân dịch.
    Khi giải phóng, ông bố chỉ đi học tập có mấy tuần. Trong những năm " nhân dân làm chủ tập thể" , cả nước đói dài, vậy mà anh chị em nhà nó chưa bao giờ ăn bo bo. Thằng anh cả mỗi tháng đều gửi về một thùng đồ. Mấy đứa trong nhà bỏ học, bỏ việc làm cũng không saọ Con trai chỉ phi chạy bán thuốc Tây trong khi chờ nhận chiếc xe đạp Peugeot. Con gái thì ngồi cả chiều nhặt sạn trong gạo mốc, hay nằm dài ra đọc tiểu thuyết cũ, cho qua những tháng ngày nhem nhuốc. Bao nhiêu thảm họa xảy ra vào thời kỳ đó, nào là trại cải tạo, phân biệt lý lịch, nào là đi vùng kinh tế mới, vượt biên... Mình hết đánh tư sản mại bản lại đập Pol Pot, đỡ đòn Trung quốc. Nhưng gia đình con Diễm lúc nào cũng biết làm cho người ta quên mình đi, đứng được ở ngoài mọi biến cố, không ai bị chuyện gì cả. Còn là một trong những gia đình đầu tiên di tản qua Pháp bằng con đường chính thức.
    Ngày hôm nay, bố mẹ anh em nó hội tụ gần đủ mọi người ở bên Pháp này. Ðứa đi làm công, đứa buôn bán, có cả bác sĩ trong nhà, bố mẹ ngồi hưởng tuổi già. Chỉ có cái Diễm là vẫn thiếu chồng, nghề nghiệp vững chắc cũng không, nhà cửa thì khỏi nói làm gì. Con nhỏ ở riêng đã lâu, ít khi có mặt ở những bữa họp gia đình, cho đến địa chỉ của nó không phải lúc nào ai cũng biết. Một năm chỉ vài ba lần nó ghé thăm bố mẹ hay các gia đình anh chị em nó. Ông bà ngoại thằng cu Sơn bao nhiêu lần đề nghị trông nom cháu, mẹ nó chỉ trả lời, " Cậu mợ cho con một thời gian. Khi nào đời sống ổn định, con sẽ gặp gia đình thường hơn." Cái nhìn phê phán của xã hội len lỏi khắp nơi, vào cả gia đình là nơi chốn cuối cùng để trở về.
    Không hiểu sao Diễm nó đến thăm một bà cụ già như tôi, chẳng có liên hệ họ hàng gì, còn nhiều hơn là đến những người ruột thịt của nó. Lâu lâu nó nhờ tôi giữ hộ thằng cu, có khi còn kéo theo cả thằng đàn ông nó đang yêu. Cái con trời đánh thánh vật này mỗi lần lại mang tới những quan niệm quái dị về cuộc đời, không để đầu óc tôi yên nghỉ tuổi già.
    Cậu thử tưởng tượng, qua đây chưa đầy 2 năm con Diễm đã đi theo tụi ********* bên này! Một đứa mới thoát ra khỏi chế độ Cộng sản lại đi chơi với bọn " Việt kiều yêu nước" , có chết cha mồ tổ người ta không chứ. Tôi đã nói cậu, con này nó mát dây mà. Chắc cậu cũng đoán là vì tình yêu. Paris lớn như vậy, người mình ở rải rác, thế mà ông trời đã xếp đặt để thằng Trường và con Diễm gặp nhau ở ngoài đường, làm quen nhau ở giữa chợ. Cứ như trong phim Mỹ trên ti -vi vậy !
    Kể thật thì cái thằng Trường này cũng khác mấy đồng chí của nó. Mấy đứa kia chúi đầu vào tìm chân lý trong các bài báo Nhân Dân, Tạp Chí Cộng Sản, mở mồm ra là chỉ biết nhai lại những luận điệu của chế độ. Thằng Trường thì không. Nó nói với con Diễm về chuyện công bằng xã hội. Nó nhìn người nghèo khổ như những kẻ bị tước đoạt nhân cách. Nó muốn con người được giải phóng khỏi một xã hội dựa trên sự bóc lột. Khi còn chiến tranh, thằng Trường đến với ********* vì chống sự can thiệp của Mỹ. Khi hòa bình, nó muốn tham gia xây dựng một xã hội mới. Cậu mà nhắc đến những sai lầm tội ác của Ðảng, nó lại đổ lỗi cho cái chiến tranh quá khắc nghiệt và kéo dài. Dù sao đi nữa, niềm tin của nó không dựa vào thực tế Việt Nam, mà đến từ những lý thuyết chính trị thiên tả đọc được ở đâỵ Cái thằng này thuộc loại trí thức, có nhiều chữ nghĩa nên ăn nói dễ dàng, nhiều khi còn lôi cuốn. Một bà già như tôi luôn luôn phải coi chừng, không thì đồng ý với hắn lúc nào không haỵ Ðã vậy, khi ngồi nghe hắn nói về những chuyện vô nhân của xã hội bên này, tôi còn nghĩ ở hắn cũng có một chút tình ngườị Cậu đừng tưởng, những đứa thiên tả đầu óc lệch lạc thật, nhưng trái tim không nhất thiết cũng hỏng theo.
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Con Diễm đã sống 5 - 6 năm với Cộng Sản, mới bước từ cái thực tế Việt Nam ra, đời nào bị thuyết phục bởi một thằng trí thức nằm ở Pháp đã gần 15 năm. Nhưng con nhỏ nó nhìn mọi chuyện đều khác người tạ Nó bị quyến rũ bởi cái bất mãn nổi loạn nằm sâu trong con người thằng Trường. Nó yêu chính cái thái độ từ chối thực tế, khi thực tế không vừa lòng mình, dẫn người ta m tưởng đến một cuộc thay đổi xã hội toàn diện. Cũng từ khi gặp thằng này, Diễm ta trong chuyện gì cũng chỉ trích cái trật tự ngày hôm nay, và chọn đứng về phía những kẻ yếu thế trong xã hội. Cô nàng còn nói, " Không phải là cháu có lòng nghĩa hiệp bênh kẻ yếu chống kẻ mạnh. Cháu không chấp nhận một xã hội chỉ phát triển được bằng cách hạ thấp con người, một trật tự chỉ nhằm bảo vệ một giai cấp." Cậu nghe có khiếp không !
    Có một cái gì đẹp tuyệt vời ở trái tim còn phẫn nộ mỗi lần nhân phẩm bị coi thường, ở tri thức dành cho kẻ đồng loại, ở hành động không mưu lợi cho riêng mình.
    Mới đầu con Diễm vừa theo thằng Trường đến những sinh hoạt của hội *********, vừa thỉnh thảong đi về phía những đoàn thể Quốc gia. Nhưng những cuộc vận động kháng chiến, phục quốc xa lạ quá đối với nó. Không khí trong môi trường thân Cộng quen thuộc hơn, vì ở đó người ta dùng những khẩu hiệu ngôn ngữ giống như trong nước. Thực tế Việt Nam như được sao chép lại một phần nào ở đất nàỵ Hội Việt kiều lúc đó tìm tranh thủ những người di tản mới qua. Ðể cho thấy sự ra đi của họ chỉ do những khó khăn kinh tế nhất thời. Cô Diễm được tiếp đón niềm nở, trở thành một thứ hiện tượng để biểu dương. Cô nàng được lên diễn đàn đại hội phát biểu tâm trạng của thành phần di tản. Trong gần 3 năm, Diễm nó hoạt động tích cực, có ngày đứng phát truyền đơn ở chợ, có đêm đi dán áp phích trên đường phố, múa hát trong những buổi văn nghệ, tham gia tổ chức các hội thảo, đêm Tết... Nó hăng hái đi quyên tiền cứu lụt và hạn hán, chống đói, xây đập thủy điện, mua công trái...
    Khốn nỗi với cái tính của nó, chẳng bao giờ con nhỏ hòa mình vào được một tập thể nào. Nó hoạt động vì thằng Trường, cho tình yêu của nó. Có lúc nào cái Diễm chịu đứng hẳn vào một hàng ngũ, rập khuôn theo số đông đâu. Thêm vào đó, cái tập thể ở đây là của lớp người đã ổn định đời sống từ lâu và tụi trẻ lớn lên ở Pháp, không như trường hợp của Diễm này. Từ lối ăn mặc cho đến cách sống, cái Diễm gây ôi thôi là vấn đề cho người khác! Chẳng hạn như người ta thấy quần áo của nó quá diện, không thích hợp lắm với hoạt động cho cách mạng. Cái ý muốn hưởng đời ở nó hơi quá đáng trong giai đoạn đất nước còn khó khăn. Lúc đầu, sự khác biệt của cô di tản được chấp nhận trong cái nhìn rộng lượng, có cả chút thiện cảm. Phong trào như vậy mới đa dạng, đưa ra hình như đoàn kết được nhiều thành phần khác nhaụ Nhưng với thời gian, Diễm nó vẫn không gần gủi hơn với tập thể, khăng khăng giữ một cá tính ngày càng khó thông cảm. Con nhỏ lầm môi trường dần dần trở thành một cái mụn chướng mắt, một hạt sạn làm vướng bộ máy.
    Những bóng người trông thật buồn tẻ khi mặc đồng phục rộng thùng thình của một đạo đức chung.
    Không, chẳng ai định can thiệp vào đời sống tình cảm riêng tư của thằng Trường. Nhưng chỉ có hắn mới có thể thuyết phục con Diễm ngừng tạo khó khăn cho anh em, cho chuyện chung. Từ đó, mâu thuẫn giữa con Diễm và tập thể càng tăng thì quan hệ giữa nó và thằng Trường càng căng thẳng. Cũng tội thằng này, không biết làm gì để cứu vớt tình yêu của mình. Ðối với hắn, đoàn thể là gia đình, hoạt động chính trị là lẽ sống. Rồi con Diễm đi tới quyết định vừa bỏ tập thể, vừa bỏ người yêụ Tôi còn có cảm tưởng nó lấy dịp đẻ con như một cơ hội để bắt đầu một cuộc đời khác. Thằng Trường mất cả người yêu lẫn con, như thằng mất trí. Cũng may lúc đó bạn bè kéo nó vào cuộc tranh đấu đòi dân chủ, trong không khí đầy hứa hẹn của cái thời Liên-xô và Nguyễn Văn Linh hô hào chế độ Cộng sản tự đổi mới.
    Tôi hỏi cậu, thằng Sơn bây giờ ở trường từ sáng tới chiều, mẹ nó phải đi kiếm một việc làm đàng hoàng chứ. Ai lại như con Diễm, cho tới nay chỉ toàn làm những nghề gì đâu, việc nào việc nấy chỉ kéo dài vài ba tháng, cùng lắm là một năm. ừ thì cứ cho là sau những năm sống với Cộng sản, ngồi không mãi đầu óc nó mụ đi, không đi học lại được. Nhưng Diễm ta tuyệt đối không có một mảnh bằng nào cả. Ðến cái bằng lái xe cũng không. Lúc chưa có thằng Sơn, cô còn di chuyển bằng xe đạp giữa đường phố Paris, cứ tưởng còn ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa. Những đứa bạn gái cùng hoàn cảnh với nó đều đã có nghề ổn định, hay kiếm được một thằng chồng nó nuôi. Con này thì cứ chạy từ việc làm này qua việc làm khác. Nó lại còn đùa trên chuyện này, " Bà ơi, cháu chỉ có một nghề là phục vụ con ngườị Phục vụ từ bàn chân, qua dạ dầy, lên tới đầụ Hôm qua cháu bán giầy, hôm nay cháu hầu bàn tiệm cơm, ngày mai cháu giới thiệu sách từ điển bách khoa. Cháu còn bán cho người ta nhiều thứ hạnh phúc. Hạnh phúc với vé số lô -tô đủ để ngồi chờ một cuộc đổi đời. Hạnh phúc với nhà rộng xe sang cho thiên hạ thèm thuồng. Hạnh phúc với chuyến du lịch đưa đến những chân trời xa xôi để nhìn cảnh nghèo khổ chậm tiến. ở xã hội này lúc nào cũng có thứ để bán và mua, từ những của cải vật chất đến những giấc mơ." Cậu nghe có lộn ruột không ! May cho nó là nhờ sắc đẹp và mồm mép, nó bán được bất cứ thứ gì, và chẳng bao giờ thất nghiệp lâu.
    Cái Diễm không có những nhu cầu của người bình thường, tiêu xài chẳng giống ai. Tôi tới phòng nó, thấy thiếu đủ mọi thứ, đến cái ti -vi cũng không có. Vậy mà có chút lương là cô nàng mua đồ lung tung cho thằng nhỏ, và sắm cho mình những quần áo thật đắt tiền. Còn có lần cô ta gửi cả nửa tháng lương đi cứu trợ một xứ tây đen nào đó, ở tận đâu đâu. Phải nói cũng có lúc Diễm nó hụt tiền. Những lúc ấy nó lại tìm đến thằng anh cả làm bác sĩ, ra về với dăm ba ngàn quan mượn dài hạn, khi trả khi không. Cậu biết không, tôi không bao giờ hiểu con Diễm này quan niệm đồng tiền như thế nàọ Nó không thuộc loại sống dựa vào vay nợ, thường kiếm được bao nhiêu thì xài bấy nhiêụ Nhưng nếu kẹt, nó chẳng hổ thẹn gì khi ngửa tay mượn tiền thằng anh. Ðối với cô , đồng tiền không xấu không tốt, không đáng chê nhưng cũng không quan trọng lắm.
  8. FirePower

    FirePower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ post tiếp đi nhé. Tui vẫn đang theo dõi đây
    Nhiều chuyện hay quá đi mất
    Thanks
    P.S: tui vote cho các bac rồi nhé
    Được FirePower sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 16/11/2004
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ở đời, ngoài hạnh phúc gia đình ra, người ta thường tìm cách cải tiến đời sống của mình và chỗ đứng trong xã hộị Và muốn khá lên, người ta phi tự so sánh mình với thiên hạ. Có ai như cô Diễm nhà ta, bằng lòng với cái thu nhập khi nhiều khi ít tùy mùạ Cậu đừng mất công hỏi nó có tham vọng nào không. Từ ngữ này hình như không có trong từ điển của nó. Nào có phi là một đứa an phận. Nhưng cô nàng năm này qua năm khác chẳng tiến chẳng lùi, cứ vùng vẫy ở một chỗ như cá trên thớt. Tôi nói cho cậu nghe, tất c là do chỗ cái Diễm không bao giờ chịu nhìn người khác sống ra sao để theo. Nó làm như chỉ có một mình với thằng Sn trên đời này thôi, cậu ạ.
    Khi lấy xã hội làm tấm gưng để soi mặt, có chắc gì nhìn thấy mình ở trong đó?
    Con nhỏ như vậy đó, đời sống lang bang và đầu óc dị ngợm. Tôi đã đoán trước thể nào cũng có ngày Diễm ta rớt vào một chàng nghệ sĩ. Qu nhiên nó gặp thằng Vinh, một thằng nhà văn. Ðúng là duyên số đã định tụi nó phải gặp nhaụ Nếu không, tại sao con Diễm một ngày tự nhiên đến tận nhà thằng này bán hợp đồng bảo hiểm tuổi già? Thật trớ trêu, con nhỏ sống bạt mạng như vậy lại đi khuyên người khác phải cẩn thận lo xạ Ðời sống thằng Vinh đã chằng chịt bảo hiểm, thế mà cô Diễm vẫn ngồi lại nhà nó c chiều và ra về với một chồng sách thằng văn sĩ chọn chọ Mới gặp nhau, hai đứa đều tưởng đã chờ nhau c kiếp rồị Chẳng đứa nào muốn mất thì giờ tán tỉnh nhau cho đúng phép tắc. Quen nhau chỉ được một hai tháng là con Diễm dắt thằng cu Sơn đến nhà thằng này ở.
    Thằng Vinh đã được một vài tiểu thuyết đăng báo hay ra sách ở quận Cam bên Mỹ. Truyện của hắn tôi đọc không được, dù có cố gắng nhiều lần. Ai lại đàn ông đàn bà yêu nhau như súc vật, sống cứ như muốn ăn thua đủ với cuộc đờị Nhưng Diễm nó khám phá trong thứ văn chương này một mảnh đất nó chưa tớị Trước kia thằng Trường hướng nó về những chuyện của đất nước, xã hội, quần chúng này giai cấp nọ. Bây giờ thằng Vinh dẫn nó vào nội tâm của những con người cá nhân.
    Làm sao sống với nhau khi mọi ngôn ngữ đã nghèo nàn? Làm sao sống với chính mình khi lệ thuộc vào cái nhìn của kẻ khác? Có lẽ chỉ còn lại những niềm vui vụn vặt và những giấc mơ, để quên đi những tàn tật của mình của người.
    Chắc cậu lại nghĩ thằng Vinh là nghệ sĩ, nghề kiếm sống phải vớ vẩn, mù mờ. Thế là cậu lầm. Anh chàng có công ăn việc làm đàng hoàng. Nhân viên Công Ty Ðiện Lực của Chính Phủ Pháp. Mỗi ngày nó xách cặp đến sở, xách cặp về nhà không sai quá năm phút đồng hồ. Ðồng lương ít nhúc nhích thật, nhưng chỗ làm dính chặt vào người cho tới ngày về hưụ Con Diễm mà lấy nó thì hưởng được cái căn hộ nó mua và cái tiền nó tiết kiệm hàng tháng. Ðiện trong nhà dùng thả cửa như là của chùa, chả bù cho những năm Diễm nó phải sống với đèn càỵ Thằng Vinh có đến 7 tuần nghỉ mỗi năm, công việc lại tà tà. Nó có muốn ngồi viết c mấy tạ sách cũng không hết thời giờ rảnh rỗi.
    Ấy thế mà chàng công chức có chịu ngồi hưởng cảnh nhàn đâu! Cứ ra khỏi sở làm là Vinh nó lại bước vào một thế giới khác. Thế giới tưởng tượng của nó. Không hiểu ở trong đó có gì mà nhiều khi chàng ta quên hẳn mọi người, không ăn không ngủ trong mấy ngày liền. Chưa hết, cậu ạ. Chính mắt tôi đã thấy những lúc tưởng tượng của nó tràn ra ngoài đời sống thật. Một cảnh truyện có thể diễn ra trên đường phố nó đang đi, trong phòng nó đang ngồị Một nhân vật truyện có thể hiện ra bên cạnh nó, cười nói trước mặt nó. Lạ lắm cậu ơi, làm như những nhân vật này nằm chình ình trong cuộc sống hàng ngày của thằng cha này vậy. Thằng Vinh vui buồn vì chúng, ghét yêu chúng như những đàn bà, những đứa bạn, những người quen thật của nó. Có lần nó còn nói với con Diễm, " Người viết truyện không bao giờ cô đơn, vì lúc nào cũng có những nhân vật của mình quây quần chung quanh" . Có là thánh cũng không hiểu nổi, cậu ạ.
    Thằng văn sĩ không chỉ ngồi với cái máy tính của hắn. Hắn còn có tài kể lại những chuyện tưởng tượng cho người khác nghẹ Chỉ có một điều, ai đã chịu lắng tai theo dõi thì phi chờ đợi sự thật có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Ngày hôm nay hắn kể cho cậu rành rành một cảnh với đầy đủ chi tiết. Ngày mai cũng cảnh đó, nhiều khi hắn nổi hứng xóa sạch, kể lại khác hẳn, không ai biết đâu mà mò. Ðã vậy, thằng cha nội lại có lúc đứng ra ngoài bàn bạc vào, làm như chuyện kể là của người khác không bằng. Khen nhân vật này, chê nhân vật kia, cứ như chúng là một lũ từ trên trời rớt xuống. Cô Diễm ngồi thích thú nghe c giờ. Lúc đầu, thỉnh thoảng cô ta đặt câu hỏi, làm thằng kia suy nghĩ thêm, khai triển dần nội dung truyện. Rồi sau cô ta đóng góp ý kiến, sửa đổi những chi tiết, khúc đoạn. Cô nàng càng ngày càng tham gia tích cực. Nặn óc ra giúp người yêu xây dựng những câu truyện. Diễm nó có khi tự đặt mình vào một nhân vật. Khi ấy thằng Vinh lại lấy một nhân vật khác để đối đáp, ứng xử với nó. Cậu không tin tôi cũng chịu, nhưng thật sự có những lúc hai đứa bước luôn vào trong tiểu thuyết thằng Vinh đang viết. Ðố ai biết được đây là một trò chi hay một cơn điên.
    Con Diễm và thằng Vinh sống với nhau được 2 năm trời . Cuộc tình của chúng nó biến chuyển kỳ lạ lắm, cậu à. Lúc đầu, con Diễm là nguồn cảm hứng khiến thằng nhà văn sáng tác không ngừng. Hắn xanh xao vàng vọt hẳn đi vì thức khuya viết lách quá nhiềụ Nhưng hắn yêu đời như một người mới tìm được lẽ sống. Rồi những truyện của hắn ngày càng thấm ảnh hưởng của con Diễm. Bớt đen tối, bớt bạo động, thêm huyền o, có c một chút thơ mộng. Nhưng chính lúc tôi bắt đầu đọc được những gì hắn viết là lúc tôi cảm thấy có bất ổn giữa tác gi và tác phẩm. Tiểu thuyết của thằng Vinh xa lạ dần với con người của nó. Trong nội dung và những nhân vật, không còn phân biệt được những gì của nó và những gì chép nhặt ở người khác. Sau đó, những câu văn dần dần nhạt nhẽo, thiếu hồn, vô chủ. Những sáng tác càng ngày càng ngắn, nhỏ giọt, để cuối cùng ngừng hẳn. Nhìn thằng Vinh tôi chỉ thưng, hình dung những đêm nó khắc khoải, ngồi bất lực trước tờ giấy trắng. Thằng đàn ông trước đây tự vẽ lấy cái thực tế của mình, bây giờ như một ngòi bút cạn mực.
    Khi ngừng viết lách, thằng Vinh chỉ còn cuộc sống buồn tẻ hàng ngày của hắn. Hắn đâm ra bất mãn mọi chuyện, đổi tính, hay gắt gỏng khó chịu. Những lúc không bỏ nhà ra đi, hắn thu mình vào im lặng hay tìm mọi cớ để gây chuyện với con Diễm. Diễm nó chỉ kiên nhẫn chịu đựng đến một mức nào thôi. Chuyện hai đứa chấm dứt khi thằng Vinh đi đến thái độ khiêu khích, sống như một gã đàn ông thở mùi vật chất.
    Ðấy cậu coi, cái Diễm không lừa lọc ai nhưng cứ làm khổ những người nó thưng. Vậy mà vẫn có những đứa đàn ông tưởng gặp ở nó những gì mình tìm kiếm. Sau thằng Vinh có cậu thanh niên muốn ra tay cứu vớt người phụ nữ bất hạnh. Rồi lại tới thằng Tây định thoát ly con đường đã vạch sẵn cho cuộc đời hắn. Có gã đàn ông tuổi ngũ tuần cuống quít tìm người để trao cái khối tình cảm hắn đã cất kỹ gần trọn một đờị Có c chàng giám đốc công ty ở Sàigòn cần chinh phục một cô Việt kiều dáng vẻ sang trọng. Mỗi lần, con Diễm tưởng mình đến gần hạnh phúc để rồi lại nhận thêm cô đơn.
    Nói thật với cậu, già đầu như tôi mà vẫn chưa biết phải nghĩ gì về cái con Diễm nàỵ Thôi thì, dù con nhỏ có thiếu đạo đức, ích kỷ hay dại dột, tôi vẫn cầu Trời khấn Phật cho nó có ngày chấp nhận cái thân phận của mình, và cái thực tế của mọi ngườị ở trần gian này có gì là hoàn hao ? Một kiếp người làm sao đủ cho tất c những hoài vọng ước mở Ðến một lúc nào đó, tình yêu phải nhường chỗ cho tình nghĩạ Cái tầm thường phải nhìn là cái bình thường. Tự do phải đổi lấy ổn định. Nếu không, thử hỏi cậu, làm sao sống được cuộc đời này, cùng với người khác?
    *
    Ở ngoài, trời rồi cũng phải tốị Không biết những suy nghĩ của bà cụ già đi về đâu . Gã thanh niên chỉ mong sớm gặp lại người yêu, một cô gái giản dị làm việc ở tiệm uốn tóc gần đó.
    tháng 10 năm 1995 vuluan@club-internet.fr
    Tham khảo:
    http://vvl.chez.tiscali.fr/VuHoiNguyen/
    http://chimviet.free.fr/1/vhnn067.htm
    http://chimviet.free.fr/2/vhnn069.htm
    http://www.saigonline.com/vnnp/np_17_viqr.htm#18
    http://www.cafe68t.net/content/unicode/anmang.html
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thảo Trường
    Hộ khẩu ở ngoại thành​
    Công việc là công việc của con ở, ăn uống là ăn uống như con ở, ngủ dưới bếp như con ở, và, ông bà cũng có trả tiền trước một năm công làm cho bố mẹ cháu như là trả công cho con ở. Nhưng con bé luôn luôn được giới thiệu với mọi người là một đứa cháu ngọai, ông bà cưu mang đem về nuôi nấng, dạy dỗ, thương yêu.
    Nó cũng thích được ở với ông bà, làm lụng có vất vả tất bật tối ngày nhưng được cái ăn uống ê hề, chỉ thức ăn dư thừa cũng đủ no bụng hơn là ở nhà. Mà ở nhà với bố mẹ thì cũng vẫn phải làm lụng khó nhọc lại chẳng đủ ăn. Cho nên nó rất là mãn nguyện được đi ở, đem về một món tiền cho bố mẹ nuôi các em.
    Ông bà cháu là nhà giầu trong ấp này. Căn nhà gỗ lim năm gian, lợp ngói, có vườn rộng, có điện thắp sáng, có TV xem tin tức và video xem phim bộ. Ban ngày làm các công việc quét dọn lau chùi nhà cửa, rứa chén bát nồi niêu xoong chảo, giặt ủi áo quần, nghe mắng chửi, nhưng trong đầu nó vẫn cứ luần quần với những hình ảnh trên TV và trong các phim truyện Hồng-kông, Đài-loan...
    Nó thoăn thoắt làm hết việc này tới việc khác để mong cho chóng đến tối được xem TV. Ông bà hay các cô cậu sai bảo việc gì con bé cũng nhanh nhẹn vâng lời làm ngay cho nên bà rất là hài lòng khen ngợi cháu ngoan. Ông ít khi sai bảo hay la rầy nhưng bà và cô út điều khiển cháu chạy như con cù suốt ngày.
    Con bé là đứa dễ sai nên bà và cô út cũng không phải bận tâm về nó. Có lần nó nghe bà nói với cô út rằng "Mướn được nó dễ sai và chăm làm là may đấy, mày đừng chửi nó quá lỡ nó thôi không ở nữa thì chẳng kiếm ra ai như nó được đâu." Nghe lén được như thế nên nó cũng hài lòng và càng chăm chỉ hơn để được bà khen.
    Buổi tối khi xong công việc, con bé chen vào ngồi dưới nền với lũ con nít hàng xóm nghếch mắt nhìn lên TV theo dõi hình ảnh trên đó cho đến lúc buồn ngủ rũ ra thì lần vào tấm ván ngựa ở nhà bếp làm một mạch cho đến sáng với những giấc mơ Hồng-kông và Đài-loan.
    Hồi mới đến ở, nó cứ nghĩ mình là cháu yêu của ông bà thật nên rất tự nhiên ngồi lên chiếc ghế bành xem phim, ông không nói gì nhưng khi bà ra thì bà đuổi:
    - Xuống dưới nền nhà ngồi với lũ chúng nó mà xem. Chân bẩn như chân... chó mà giám "thượng" lên ghế bành ngồi như bà... tướng.
    Sau lần đó con bé sợ quá, cạch đến...già không giám trèo lên, bèn tối tối ngồi chen chúc nhập cuộc với lũ trẻ con hàng xóm sang xem nhờ. Thỉnh thoảng cũng có những xáo trộn gây ra do cô cậu tranh dành đòi xem kênh 7 hay kênh 9, đổi đài rồi lại đổi đài, hoặc là khi coi video thì cô cạu đòi xem phim Hồng-kông hay Đài-loan trước, đổi băng rồi lại đổi băng. Nhưng những xáo trộn tranh dành ấy cuả các cô cậu đều bị bà dập tắt ngay. Khi có bà ngồi xem trước máy thì kể cả ông chứ đừng nói đến các cô cậu, được quyền đòi hỏi theo sở thích. Bà đang coi phim đánh chưởng thì dù ông có muốn theo dõi trận túc cầu chung kết mondial cũng chẳng đươc. Bà nói:
    - Đá bóng thì có cái gì hay ho mà phải coi. Tranh dành nhau một quả bóng đến lọi xương lọi tay, ích lợi gì...
    Lúc ấy ông thở dài bước ra hàng hiên hút thuốc, lũ con nít thì phần đông là khoái coi phim với bà, bà bao giờ cũng là có lý và được lòng người.
    Ông bà giầu vượt nổi lên trong ấp là nhờ bà làm ăn trúng mối. Bà có một năng khiếu nhạy cảm bén nhọn. Bà biết nắm thời cơ, biết tính toán hơn thiệt, biết nhìn xa trông rộng, biết quyết định đúng lúc. Bà giắt ông và mấy đứa con theo bén gót đoàn quân viễn chinh vào giải phóng Miền Nam, một miền đất mới có nhiều cơ hội làm giầu hơn là cứ lì mãi ở cái xứ Bắc còm cõi mòn mỏi với khoai sắn phân phối và tem phiếu định kỳ. Những đồng chí cách mạng tiên phong vào giải phóng trước thì tiếp thu những cơ quan trung ương trong thành phố, họ cư ngụ ở những nơi nhà cao cửa rộng. Bà và ông chồng hiền lành của bà với lũ con trẻ dại đi sau thì tiếp thu ở ngoại thành vậy. Rồi sẽ tiến lên.
    Lúc đầu bà tiếp thu được một căn nhà của thương phế binh thua trận. Lo cho chồng con có chỗ ăn ở xong bà lại theo đoàn quân chiến thắng viễn chinh sang giải phóng nước láng giềng, gọi là làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nước bạn thay đổi chế độ cộng sản chống ta thành chế độ cộng sản thân ta, cho nhà nước ta được an toàn. Chồng con bà cứ an nhiên sống ở căn nhà tiếp thu được trong làng thương phế binh ngoại thành, để cho bà rảnh tay xuất nhập đi tới đi lui như đi chợ sang nước láng giềng. Mấy năm sau thì bà đã làm được nhiều chuyến hàng xuất khẩu trầm hương qua biên giới bằng xe tải cuả quân đội nhân dân, đồng thời lại còn đẩy được đứa con gái lớn qua luôn biên giới Thái Lan xin được nhập cảnh vào nước Mỹ với tư cách là tị nạn chính trị chống lại chính sách cộng sản bạo tàn.
    Bà tổ chức được một thệ thống thu mua gỗ trầm suốt dọc rừng rậm trường sơn, cũng là do các bộ đội ***** săn nhặt bán cho bà. Chính ra các anh bộ đội cũng chẳng biết gì về nghề "ngậm ngải tìm trầm" nhưng nhờ óc sáng tạo tài tình, thấy dân làm được thì các anh cũng làm được ngay. Có anh lại khỏi cần đi rừng, cứ đặt chốt trên những cửa rừng mà tịch thu là dễ dàng ngon ăn nhất. Rừng là tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghiã là thiêng liêng không được xâm phạm, gỗ trầm lại là thứ tài sản quí cấm chỉ, không ai được tự ý lấy làm của riêng, cũng như mỏ vàng mỏ bạc mỏ dầu vậy. Kẻ nào lấy làm của riêng là ăn cắp, là phi pháp, là phạm tội. Bộ đội bắt được tịch thu hàng, bỏ tù người. Muốn khỏi ở tù hãy bỏ của chạy lấy người. Cãi lý với người cầm súng thì vùi thây nơi rừng già không về nữa.
    Buôn gỗ trầm cũng là hành vi phạm pháp, đem bán ra nước ngoài tội còn nặng hơn, nhưng tất cả những việc làm đó, tìm trầm trong rừng sâu và chuyên chở sang Campuchia đều đã có các anh chiến sĩ làm cho bà. Bà cầm đầu một hệ thống thu mua và một đường giây chuyển lậu qui mô an toàn.
    Bà lại có nhan sắc, khoé mắt viền môi của bà rất mời mọc, phải công nhận thế, cho nên bà giao tiếp với ai cũng được cảm tình. Có khi là anh anh em em, cũng có khi là chị chị em em, tùy đối tượng, tùy tuổi tác, tùy cấp bậc chức vụ, tùy tham mưu hay chính ủy, "phi vụ" nào cũng trót lọt dễ dàng như... húp cháo. Ăn chia đầy đủ và sòng phẳng, suốt mấy năm thành công tốt đẹp.
    Ở Nam Vang bà ngụ tại khách sạn trung tâm thành phố đầy đủ tiện nghi, có bạn bè khách khứa ăn uống vui vầy, có nhảy đầm, tẩm quất, cho thư giãn cơ thể, nhưng khi về nhà với ông chồng thì bà mô tả công cuộc làm ăn buôn bán như là đi hành quân chống Mỹ cứu nước, đói khát, muỗi mòng, ngủ bờ ngủ bụi, trăm cay ngàn đắng... Ông chồng nghe kể và nhìn thấy tiền vàng bà kiếm được mang về thì cảm động lắm, ông càng phải đáp ứng tấm lòng hy sinh tận tụy của bà.
    Cấy được một đứa con vào nước Mỹ, lại có mấy trăm cân vàng làm giầu, bà bèn mua căn nhà lớn có vườn rộng phía ngoài và bán lại căn nhà đã "hóa giá" trong làng phế binh chế độ cũ cho một phế binh chế độ mới.
    Anh phế binh này bị mù hai mắt trong một chuyến hành quân viễn chinh nước bạn. Bà quen biết anh ta thời gian bà làm ăn kinh doanh gỗ trầm với nhóm bộ đội ở bên đó. Anh này là "chiến sĩ lái" nên cũng được chia chác một khoản, may là anh bị mù trước khi tổ chức bị đổ bể, cả lũ giắt nhau đi tù, riêng anh thoát nạn bèn về cư ngụ ở chỗ gia đình bà.
    Tổ chức bị bể vì một lý do lãng xẹt, mấy anh thượng úy có nhiều tiền sinh tật ăn chơi, cãi lộn nhau ở quán nhậu, một anh say sưa chửi thề nói toẹt ra những bí mật làm ăn, công an khu vực nghe được, tóm cổ đem về trình lên, điều tra lòi ra cả lũ. Bà cũng bị vào tù nhưng chỉ mấy năm sau bà ra trại sớm vì "bệnh án" , vì bà có vàng, vì bà khôn lanh, vì bà "cải tạo tiến bộ". Mấy anh thượng úy chung vụ với bà còn ở lại học tập mút mùa.
    Trong trại giam bà được tôn lên làm "nữ hoàng trầm hương" và là "trùm buôn lậu quốc tế". Bà ủng hộ trại một cây vàng để chuyên làm công tác giáo dục phụ trách nhà giữ trẻ, không phải đi cuốc đất, khỏi chân lấm tay bùn đầu tắt mặt tối. Số bà sướng cho nên vất vào chỗ nào bà cũng sướng. Hành quân cũng sướng. Ở tù cũng sướng. Số bà "vượng phu ích tử" cho nên chồng con bà cũng sung sướng theo.
    Nữ chiến sĩ hậu cần của đoàn quân chiến thắng không những chỉ chiếm được Miền Nam, chiếm được Campuchia, bà còn...chiếm được cả ông sĩ quan chồng của một bà Việt kiều ở Mỹ. Ông sĩ quan cộng hòa ở tù cải tạo gặp "nữ hoàng trầm hương" vài lần là "say" luôn. Vợ con ông di tản sang Mỹ, ông bị kẹt lại, đi tù, lâu ngày, nhìn thấy "nữ hoàng" trắng trẻo, hấp dẫn, đôi mắt bà nhìn đi đâu cũng như là nhìn ông, cúi mặt xuống cười chúm chím mà cũng hình như là cười với ông. Thân hình mảnh mai mà sao hai vú bà thây lẩy, bà quay qua quay lại, ngẩng lên cúi xuống, đi, đứng, nằm, ngồi...cách gì cũng thấy nó thây lẩy. Chết người được. Đã vậy có lần gặp nhau ở sân trại giam, người nữ tù hình sự lại còn trách ông sĩ quan tù chính trị:
    - Miền Nam đẹp thế mà anh không biết giữ đón em vào, để cho họ chiếm được lại còn bỏ tù cả hai, biết đến bao giờ mới ra.
    Ông sĩ quan tù binh trách:
    - Chính em vào giải phóng và tiếp thu rồi bắt tôi bỏ tù còn nói gì nữa.
    - Em mà giải phóng cái gì, em chỉ đi "làm kinh tế" thôi. Em cũng đâu có muốn bỏ tù anh, nếu quyền bính trong tay em thì em đã giam giữ anh ở nhà em cơ. Vì không có quyền em mới tìm đường vào đây gặp anh. Khi nào ra tù ở với em nhá.
    - Tôi mất tất cả rồi, ông Thiệu bảo thế, không còn gì, nhà cửa xe cộ tiền bạc... mất hết, làm sao bao bọc em.
    - Còn. Anh vẫn là anh. Đâu có mất tất cả như tổng thống nói, ông sĩ quan cộng hòa ạ. Em có nhà có vàng, em sẽ bao bọc anh, coi như em bắt được anh làm...tù binh.
    - Thế còn chồng em để ở đâu ?
    - Ra tù là em đốt. Vợ vắng nhà ông thần lẹo tẹo với mấy con "cái" trong đơn vị, con em nó lên thăm nói cho biết. Trước đây, hồi còn bé ở ngoài bắc em nghe nói trong nam có bà chế xăng đốt chồng phải không? Hết ý! Em sẽ trừng phạt kiểu đó.
    - Rồi em đi tù nữa sao.
    - Ờ nhỉ, thôi bỏ qua. Thây kệ. Ở chung. Em quản lý được cả hai. Em là cán bộ hậu cần xuất sắc có nhiều thành tích huân chương cao quí và giấy khen. Chỉ sợ anh đi Mỹ với vợ anh.
    Rồi bà nháy mắt:
    - Bắt được tù binh mà để sổng thì uổng lắm. Chiến thắng mất cả ý nghĩa. Phải giữ cho bằng được thì thắng lợi mới toàn diện và triệt để.
    Không ngờ ít lâu sau ra trại hai người gặp nhau thật, "nữ hoàng" chạy chiếc xe cub của con gái lên Saigon tìm đến chỗ ông sĩ quan cựu tù chính trị tạm trú chờ xuất cảnh sang Mỹ. Họ ở với nhau cách nhật, hai ngày gặp một lần. Bà khoe có người thợ tẩm quất mù điệu nghệ, và có lần còn chở anh ta lên đấm bóp cho ông. Anh mù ngồi phòng ngoài hút thuốc uống nước, chờ họ yêu nhau xong hiệp một thì vào xoa nắn cho hai người. Khi họ cảm thấy thư giãn lại mời anh mù ra phòng ngoài hút thuốc uống nước tiếp để họ yêu nhau hiệp hai.
    Đến chiều bà lại chở anh phế binh cựu chiến sĩ lái về vùng ngoại ô, bà dúi vào tay anh tờ giấy xanh 10 đô, nói của ông khách trả công. Bà hậu cần bỏ tiền túi bao bọc cho người sĩ quan thất trận. Vợ con từ Mỹ gửi về cho ông mỗi tháng hai trăm, ông sĩ quan cũng đem ra tính bao gái nhưng bà nói ông giữ mà... tiêu vặt, tiền Việt kiều cho ông chỉ bằng tiền lẻ của bà cất giấu. Bà nói đùa "Nhân dân làm chủ. Em là nhân dân."
    Bà cất dấu tiền và vàng ở một chỗ chỉ mình bà biết. Bà dấu chồng dấu con vì bà không tin ai. Bà sợ chồng biết sẽ đem cho gái. Bà sợ các con bà biết sẽ tiêu xài phung phí phá nát tài sản của bà. Có nhiều lúc bà cũng lo sợ nếu chẳng may bà gặp tai nạn thì rồi của cải ấy sẽ ra sao vì trên đời này không một ai biết chỗ cất dấu. Nhưng nỗi lo chồng con phá hại lớn hơn nỗi sợ tiền của mất hút. Cho đến khi bà bập phải người tình sĩ quan chế độ cũ thì đã có lúc bà định trao phó của cải bí mật ấy cho chàng! Đúng là đến cái lúc...ái tình nó làm cho bà hồn nhiên ngây thơ ra. Bà chưa chỉ chỗ bà giấu của cho chàng nhưng bà đã bất chợt đề nghị trả cho bà Việt kiều vợ của chàng một tỉ bạc tiền ta, tương đương với gần một trăm ngàn tiền Mỹ, nếu như bà ấy về đón chồng đi.
    Bà nhìn người tình nhân nằm bên cạnh đang lim dim đôi mắt nhìn lên con nhện chăng tơ trên trần nhà. Đôi mắt chàng ôi chao sao mà quyến rũ mê hồn, bà chưa thấy đôi mắt nào có hấp lực với bà như thế. Bà chợt nhận ra rằng đôi mắt của chồng bà và cả những gì khác nữa của ông cũng đều...tầm thường không thể chịu được. Bà đã không nhìn ra những cái vô duyên của chồng. Cái mặt hô vô duyên, cái tóc bù xù vô duyên, cái tay khẳng khiu vô duyên, cái chân xương xẩu vô duyên, rồi cái đầu gối cục mịch trên cái chân đó cũng vô duyên luôn, đừng nói tới những cái ngón chân quê mùa, nước da tai tái quê mùa. Bà thấy chồng bà in hệt các anh lớn ở trên, từ bác cho đến các anh cả, anh hai, anh ba, anh tư, anh năm, anh sáu, anh bảy anh mười, anh nào cũng giống nhau tai tái, vô duyên Chỉ khác là họ trèo lên được chỗ cao mà ngồi mà hưởng, còn chồng bà suốt một đời làm anh đảng viên quèn, chuyên môn vỗ tay hoan hô phe ta và vung tay đả đảo phe địch, khư khư ôm cái hào quang "sự nghiệp cách mạng" và "quyền lợi chính trị" không tưởng. Phải chi chồng bà vung lên được, không bằng anh mười thì ít ra cũng ráng thành anh Đỗ 20 cho em thừa cơ "bên tầu có loạn", xây dựng sự nghiệp cho bằng các anh ấy. Không, người đảng viên chân chính chồng bà không phất lên được, không tỉnh ra được, thì bà phải trưởng thành trong gian nan khói lửa của cách mạng thôi.
    Bà nghĩ mình may mắn thoát ra khỏi cái vỏ ốc mượn hồn ấy và kịp chụp giật được một khoản cụ thể cách mạng dấu đi làm của riêng. Chứ cứ như ông chồng của bà thì chỉ để cho lãnh đạo xử dụng làm tay sai, công cụ, quân cờ Chồng bà không biết chen chân lên làm anh lớn như các anh lớn để bà làm chị lớn quyền thế cho bõ với gian khổ hy sinh trường kỳ. Bà nghĩ không hiểu sao, thật không hiểu sao bấy lâu nay bà không nhận thấy nó như thế. Phải đợi đến bây giờ, đợi đến lúc "bắt gặp" đôi mắt chàng, đợi đến lúc tuổi sắp già bà mới nhận chân ra sự thể não nùng ấy !
    Bà cũng tiếc cho bản thân mình, sao không vùng lên chơi bạo hơn nữa, sao bà chỉ có gan làm giầu mà không có gan làm lớn. Trách chi chồng bất lực. Chính bà cũng vẫn còn yếu đuối, chính bà cũng còn bị giới hạn trong vòng sợ hãi không giám bung ra cao hơn nữa.
    Nhìn lại các anh lớn, có anh nào quá trình hơn vợ chồng bà đâu. Anh thì xuất thân là một tay hoạn lợn, anh thì làm bồi phòng dưới tầu thủy, anh cạo mủ cao su trong các đồn điền tây thuộc địa, anh thì đi ở thế mà các anh ấy nhảy lên ngôi vị đứng đầu cả nước, trong khi bà còn có đi học, còn là con gái Hà thành lại chịu lép cam phận xếp hàng ngay ngắn trong đội ngũ đảng viên mút mùa cho đến lúc bị họ gạt ra ngòai. Bài bản để trở thành nhà cách mạng lớn thì cũng chỉ là những khẩu hiệu phổ biến từ Liên sô sang đến Trung quốc, vào Việt nam sáng tạo bốc phét thêm nữa, chỉ cần nói năng sao cho hấp dẫn là ăn tiền. Các anh ấy đều leo lẻo thế cả. Chỉ tại mình không giám mà thôi. Nếu giám, biết đâu giờ này em đã%85 đón anh vào phủ chủ tịch.
    Ông sĩ quan lắc đầu:
    - Bà ấy không chịu đâu.
    - Em trả giá thêm nữa.
    - Em muốn mua anh à?

Chia sẻ trang này