1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    - Bao nhiêu em cũng mua. Người cộng sản phải dám nghĩ dám làm, giải quyết táo bạo.
    - Nhưng anh biết vợ anh sẽ không bán.
    - Một trăm ngàn đô la đâu có phải là ít.
    - Anh ở tù lâu quá, xa cách xã hội lâu quá, nên bây giờ anh không còn biết được trị giá tiền tệ là bao nhiêu, nhưng anh biết được một điều là, vợ anh, bà ấy sẽ không bán chồng bán con.
    - Tại sao? Tại sao anh biết ? Tại sao bà ấy lại không... bán.
    - Tại vì bà ấy...không mua.
    - Em thấy là anh còn thiết tha với vợ anh lắm. Nhưng em cũng đã từng thấy anh thiết tha với em không vừa, nhiều lắm, mọi lúc, mọi nơi, mọi lần, cả bằng mắt anh nữa, nhìn vào mắt anh em thấy ...tất cả ở trong đó.
    - Mở cho anh lon bia. Châm cho anh điếu thuốc.
    Bà mở tủ lạnh lấy lon bia, khui đưa ông, châm điếu thuốc hút một hơi nhẹ gắn vào môi ông. Xong bà nói:
    - Ở lại với em anh sẽ làm chủ tất cả, em và của cải của em. Tất cả những thứ phi nghĩa.
    - Nhưng cộng sản họ lại làm chủ anh.
    - Không lo chuyện ấy. Tại các anh bị họ bỏ tù một lần nên anh nào cũng sợ, anh nào ra tù cũng chỉ mong chóng thoát ra nước ngoài. Như thế là chạy trốn. Anh đừng sợ gì cả. Với cộng sản nếu sợ là họ trấn áp , còn không sợ là họ cũng thua thôi. Em là...cộng sản em biết. Anh cứ ở lại yêu em chẳng ai làm gì được anh, không có đứa nào đụng được đến... lông chân anh. Chồng em cũng không làm gì được anh cho dù anh ta là đảng viên. Em tuy bị khai trừ nhưng em cũng đã từng là đảng viên, em bảo vệ cho anh, anh phải tin tưởng ở em, anh thân yêu ạ.
    - Anh cũng rất muốn sống với em chứ.
    Ông nói thế và cứ nghĩ đến nụ cười chúm chím mời gọi, đuôi mắt long lanh và nhất là hai vú thây lẩy. Người đàn bà sung sướng nhảy sà xuống chụp lên người ông. Thì ông lại bóp hai cái thây lẩy vậy. Điếu thuốc cháy rụi trên chiếc gạt tàn, lon bia sủi tăm không ai uống.
    - Hay là em đi sang Mỹ với anh.
    - Theo anh sang Mỹ cho vợ anh xé xác em ra à? Các bà vợ sĩ quan cộng hòa vẫn nổi tiếng là ghen ghê gớm.
    Một lát bà nói tiếp:
    - Phe cộng sản chúng em đã tạo ra được một thói quen làm cho tất cả thiên hạ đều phải sợ hãi. Đối phương sợ hãi đã đành mà chính ngay trong nội bộ cũng sợ hãi lẫn nhau. Thế thì tại sao lại không dùng cái uy tín sẵn có ấy mà xử sự. Bà ấy, vợ anh về đây chỉ cần hù nhẹ một tí là sợ hết hồn, bà nào cũng vậy, còn lòng dạ đâu mà ghen với tuông nữa, lo chuồn về Mỹ gấp. Nhưng nếu em sang Mỹ với anh thì chẳng khác nào nạp mạng cho các bà ấy làm thịt. Tan nát đời hoa là cái chắc. Em chẳng dại gì bỏ xứ mà đi. Ở đây tuy em bị khai trừ nhưng em đã biết hết các đòn phép, em rành rẽ các thứ "võ" cộng sản, em lại có nhiều tiền, em sống như bà hoàng, em chẳng tội gì phải đi đâu. Em đã có một đứa con là công dân Mỹ rồi thì em là mẹ của Mỹ chứ bộ. Em còn sắp làm bà ngọai của Mỹ con nữa cơ. Em cũng thích cái lối phét lác của anh sáu Thọ. Anh ta thường hay kể chuyện trả lời bốp chát Kissinger cứ y như chơi trò trạng Quỳnh trả lời sứ Tầu. Khi anh ta nói chuyện với Kissinger về việc dạy ở đại học Havard, Kissinger hỏi Thọ có bằng tiến sĩ không, "anh lớn" bèn nói không có bằng tiến sĩ nhưng là bố của tiến sĩ, chả hiểu tình tiết có thật như thế hay đi xa về bịa chuyện phét lác, nhưng bọn đảng viên chúng em thì rất khóai cái giai thọai học tập chính trị này. Em nghe miết những chuyện như thế nhiều rồi, em đã quen thân mất nết. Các "anh lớn" bị bệnh huyễn hoặc hoang tưởng truyền cho đảng viên chúng em, nay bị di căn, cả bầy bây giờ sống và nghĩ và hành động như một lũ âm binh ma trơi quỉ ám không hồn. Nên em cũng phải khoe với anh rằng các cháu của em cũng sẽ đậu tiến sĩ của Mỹ chứ không phải phó tiến sĩ Liên sô và em cũng sẽ là bà ngoại của tiến sĩ như các "anh lớn" trên trung ương vậy. Anh nên ở lại đây với em, anh mà ở lại đây thì em sẽ cung phụng anh theo tiêu chuẩn Trung Ương Đảng, còn hơn cả tiêu chuẩn hưởng thụ của các đồng chí trong Bộ Chính Trị nữa cơ. Chúng ta sẽ là Trung Ương Đảng và là ông bà ngọai của các cu tý tiến sĩ thời đại. Anh yêu. Ở lại quê hương đi tù cộng sản chúng ta khổ như chó, sang Mỹ tuy không khổ nhưng anh cũng sẽ không sung sướng bằng chó, em nghe nói vậy có đúng thế không anh? Ở lại đây với em, chúng ta sẽ có kẻ hầu người hạ, chi ra tí tiền là có quyền sai bảo người khác. Sang Mỹ anh sẽ phải hầu người ta, nghe anh phải đi hầu thiên hạ em sót sa cả cõi lòng. Người ta nói đàn bà sang Mỹ thì sướng chứ đàn ông sang Mỹ khổ lắm phải không anh?
    Ong cựu tù ngồi nghe mà cứ nghệt người ra không nói gì được, chi bằng thì hãy cứ hưởng cái tiêu chuẩn sẵn có này đã. Ong chậm rãi than thở:
    - Anh là kẻ thất trận. Anh không biết gì đến cái tiêu chuẩn trung ương hay địa phương. Kẻ thất trận chỉ phải ân hận nghĩ đến những nỗi đau khổ của những người đã lỡ theo phe mình trong cuộc chiến và những oán trách của những người đã lỡ kỳ vọng chờ đợi cái ngày được phe mình giải phóng không bao giờ xảy ra.
    Người đàn bà rên rỉ:
    - Tội nghiệp cưng của em ! Anh không bao giờ thua trận cả.
    Một lần nghỉ giải lao, người đàn bà đặt hai chân người đàn ông trên đùi mình tỉ mỉ cắt móng chân cho chàng.
    - Ngón chân anh cũng... đẹp.
    - Hai chân hai tay này đã từng lội bùn bốc phân trong các trại tù...
    - Thôi, quên đi, đừng nhắc đến những thứ đó nữa. Em cũng đã từng bị cuốn hút vào cái phong trào lội bùn bốc phân như toàn quân toàn dân ngàn lần anh hùng. Giờ đây những chân những tay này đã được đảng cử em săn sóc... thì còn oán trách nỗi gì .
    Nói rồi bà cúi xuống mút từng ngón chân người tình, áp má bà vào gan bàn chân, bà thì thầm với cái chân đã ngâm bùn ấy:
    - Ôi, không hiểu tại sao em lại thay đổi đến thế. Em chưa bao giờ làm thế này với chồng hay với bất cứ ai khác...Nhưng em bất cần, từ nay em từ bỏ hết, em bỏ đảng, em bỏ sự nghiệp, em bỏ chồng, bỏ tất cả để yêu anh. Anh có yêu em không ? Yêu em theo kiểu cộng hòa đi anh. Các anh gọi thế này là "vác cầy qua núi" phải không? Em đang "vác cầy qua núi" à? Hay gọi là "nín thở qua sông"? Em đang nín thở muốn đứt hơi nè Anh ơi !
    - Thế nào là yêu kiểu cộng hoà và thế nào là yêu kiểu cộng sản hả em. Hồi bị tù ở Vĩnh Phú anh nghe công an quản giáo họ đọc thơ cho nhau nghe:
    "Mò l... bóp vú bốn hào hai,"
    "Vuốt tóc sờ vai hai hào mốt."
    Nấc thang gía cả gấp đôi như thế là nghĩa lý gì ?
    Bà đấm thùm thụp vào lưng người tình:
    - Anh không được nói những câu tục tĩu của tụi nham nhở đó. Chúng nó nói chuyện đi chơi nhà thổ đấy.
    - Hồi đó sao rẻ vậy, tiêu tiền xu tiền hào thôi à?
    - Dạ. Gíá gạo được nhà nước ấn định suốt thời kỳ 54-75 bằng mấy hào một cân cho nên gía các thứ hàng họ khác đều theo cái mức đó cả. Mọi thứ đều do nhà nước quản lý cho nên nhà nước định giá bao nhiêu là cứ bây nhiêu thôi, không lên xuống trồi sụt bao giờ.
    Ong cựu sĩ quan nhớ ra:
    - Thảo nào linh mục Cần ở Saigon đọc sách báo của miền Bắc thấy giá cả ổn định bèn viết báo Đối Diện tấm tắc khen ông Hồ giỏi làm kinh tế tài chánh, trong chiến tranh mà giữ được gíá gạo đứng vững mười mấy năm, không bị suy thóai như gía cả của thị trường tự do. Thế mới khiếp chứ !
    - Anh nói gì khiếp ?
    - À, không. Anh nhớ lại chuyện cũ. Thôi, bỏ qua. Trở lại chuyện bây giờ. Anh cũng đâu có đòi hỏi em làm như thế này cho anh.
    - Tại em muốn thế. Tự nhiên em muốn thế. Em điên rồi. Em u mê tối tăm rồi. Hay là em đã giác ngộ rồi. Em đã bừng tỉnh tìm thấy tình yêu nơi anh. Em muốn giữ lấy anh mãi mãi. Em chỉ muốn làm cho anh sung sướng.
    - Làm gì có... tình yêu trên cõi đời này hả em. Chỉ có khoai sắn và bạo tàn. Chỉ có thể xác và quyền lực.
    - Thế bây giờ là cái gì? Hai ta ở với nhau lúc này là cái gì?
    - Anh cũng không biết nó là cái gì nữa. Anh đã bị dấn xuống đến tận cùng hố thẳm, bây giờ trồi lên, cũng không biết rồi sẽ ra sao, bởi vì mọi sự đều đã đi quá xa, mọi thứ đều đã quá trễ, anh như một kẻ lạc hậu, anh tụt lại phía sau của lịch sử vì anh vắng mặt bấy lâu... Gặp em cưu mang, em cho anh các thứ, trong chốc lát, nhưng thử hỏi được bao lâu, bởi vì chính em cũng không làm chủ được em cơ mà, em cũng chỉ là người sống tạm bợ. ..
    - Em không cần biết những điều ấy. Em có một số của cải cất dấu đủ xài suốt đời và đủ bao bọc cho anh suốt đời, em không cần gì khác nữa, em không muốn biết gì khác nữa. Em có một kinh nghiệm sống vỏn vẹn như thế. Anh đừng thèm nghĩ ngợi gì lôi thôi. Hãy nằm yên cho em ăn tươi. Cái gì xài được là xài liền. An tươi được là ăn tươi ngay không để dành phơi khô. Cái gì chụp dựt được là phải chụp ngay, cái gì cất dấu được cho mình là cất dấu ngay làm của riêng tắp lự. Không "oong đơ" gì cả !
    Ông sĩ quan cựu tù nói:
    - Không có gì là chính nghĩa hay phi nghĩa. Không có gì phải cần nghị quyết hay thông điệp.
    Nàng cựu đảng viên nói:
    - Dạ. Tình yêu chỉ cần cật lực hay thục mạng.
    . . .
    Trả người mù về nhà anh ta xong, bà về nhà bà. Chồng bà cũng vừa từ kho quân nhu Quân khu 7 về tới. Bà cảm thấy hài lòng, trong ngày bà đã quản lý được cả hai chế độ. Ăn khớp.
    Ông sĩ quan cộng hòa lâu ngày thiếu thốn nay vớ được quá đã, ngủ lăn quay ngày sau mới dậy nổi. Chưa lại sức thì ngày hôm sau nữa đã tới, người tình lên thăm. Quay vòng. Cứ thế. Ít lâu sau ngã bệnh xanh xao vàng vọt, sợ quá ông trốn luôn. Ông nghiệm ra rằng khi ở trong tù khát khao mòn mỏi quá nên ai cũng tưởng mình sung sức, mong ngày về sẽ biểu diễn những tuyệt chiêu đã nghiền ngẫm trong đầu bấy lâu cho đời biết quốc gia là gì. Ai ngờ sức tàn lực kiệt. Ngày tàn bạo chúa. Thời oanh liệt nay còn đâu. Tháng năm lao tù đằng đẵng đã xói mòn hết tất cả sức lực con người. Một người cháu thấy vậy can:
    - Chú phải giữ gìn sức khoẻ. Cái máy xe bỏ phế lâu ngày, cũ kỹ, nay chạy quá tải là tan hoang ngay.
    Chú cháu cười với nhau thông cảm. Nhưng chỉ tuần lễ sau lại sức, ông chú quên mất lời cháu dặn nhớ cái thân hình có cặp vú thây lẩy bèn tìm lên nhà bà ta. Họ lại dính vào với nhau những khi ông chồng mải loay hoay làm việc trong kho quân nhu.
    Chiều xuống ông chồng sắp về thì ông nhân tình rút lui vào thành phố. Hình như ông sĩ quan quen tật đánh giặc kiểu xưa, ngày làm đêm nghỉ. Cứ thế. Nhưng nhịp gặp có thưa hơn, có khi ba, bốn ngày một lần. Dù sao thì cũng phải lượng sức mình, bảo tồn lực lượng, theo lời khuyên của thằng cháu hiểu đời. Ai nhớ ai thì đi tìm, hoặc ở căn nhà năm gian trong vườn cây ngoại thành, hoặc ở căn phòng máy lạnh trong thành phố.
    Bà chị cả thấy ông em giao du với nữ ********* từ ngoài Bắc vào thì lo ngại, bà sợ em mình vừa đi tù về bị "địch vận" nó mê hoặc, nó "gài bẫy", nó "mỹ nhân kế" Bà sai các con đi tìm "chú mày về đây cho tao bảo". Bà giữ chặt em ở nhà không cho đi đâu, "Gửi fax cho thím mày về mà đem "cục cưng" đi càng sớm càng tốt kẻo ********* nó chiếm mất". Một cuộc giằng co quốc cộng? Ngưới cháu nheo mắt nói với ông chú:
    - Thiếu thốn lâu ngày, chú cứ từ từ, nhẩn nha, vừa phải, đúng mức mà hưởng... di sản chiến tranh, không có ********* nào đâu, đừng nghe lời mẹ cháu nói mà hãy đề phòng bà thím về đánh ghen !
    Rồi nó hỏi:
    - Chú lắm "đào" qúa, dễ thường gom lại cũng được cả tấn !
    Thế là ông cựu tù binh cứ lén lút trốn gia đình đi với gái. Người nữ cựu tù hình sự cũng trốn chồng đi với trai. Đôi "gian phu dâm phụ" mút mùa hậu chiến.
    . . .
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Người tình-Janusz l.Wisniewski
    Như một sợi dây thép gai, mỗi chữ được khắc trên cái nhẫn ấy như một cái gai châm móc vào tôi. Joanna 30.12.1978. Tôi bắt đầu thấy đau từ chữ "J", những giọt nước mắt đầu tiên trào ra ở chữ "a", một cái gì đó xuyên qua tôi ở số "30".
    Tôi sinh ngày 30.12, vào ngày cưới của anh, chỉ có điều trước tám năm. Khi đến sinh nhật tôi, bao giờ anh cũng có hai bó hoa hồng. Một cho tôi. Màu trắng. Đẹp vô cùng. Bó thứ hai cho vợ anh. Màu đỏ.
    Anh để nó ở chỗ cửa bếp, để chúng tôi không nhận thấy sự hiện diện của nó, khi chúng tôi yêu nhau trên thảm, hay trong phòng ngủ. Vờ như nó cũng như cái cặp của anh. Khi mọi chuyện đã xong, tôi đứng dậy và vào phòng tắm, anh có thói quen nằm hút thuốc. Lúc ở phòng tắm đi ra, qua sảnh, tôi mới để ý đến bó hoa. Tôi bèn đi lấy cái bình to nhất bằng thuỷ tinh màu tím, đổ nước và để bó hoa dành cho vợ anh vào bình. Cũng rất đẹp. Vì anh mua hoa như thể cho chính mình, để được vui trước niềm vui đón nhận những bông hoa từ tay anh, của tôi. Và cả của vợ anh nữa.
    Tôi đứng quay lưng ra cửa sổ, khoả thân, run rẩy vì lạnh và đau đớn, bẽ bàng. Tôi chờ cho mình hết run. Sau đó tôi trở lại sàn nhà hoặc phòng ngủ, nép người vào anh và quên tất cả. Đôi khi tôi có cảm giác là anh biết những gì vừa xảy ra với tôi dưới bếp, và anh muốn dùng nụ hôn để băng lại vết thương mà cái dây thép gai kia đã gây ra cho tôi. Và anh đã băng kín. Thế là, khi anh lấy bó hoa trong bếp để về nhà, tôi cảm thấy rất rõ ràng rằng không có anh, tôi không thể có những khoảnh khắc như tôi đã có. Tôi được nếm trải niềm hạnh phúc lớn lao chính là vì cùng với anh.
    Đôi khi anh từ dưới phố hổn hển chạy lên phòng để cảm ơn tôi đã để hoa trong bình. Đó là những lúc tôi cảm thấy đau đớn nhất. Cũng như anh, tôi không muốn nhắc đến điều đó. Vờ làm như bó hoa cũng chỉ như cái cặp của anh. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thành công. Lần nào tôi cũng đi lấy cái bình tím, còn anh bao giờ cũng quay lại để cảm ơn. Anh quay lại, vì anh coi lòng biết ơn là một cái gì đó cần phải bày tỏ giống như sự tôn trọng. Tốt nhất là ngay tức thì. Rồi anh chạy xuống cầu thang, còn tôi quay vào phòng ngủ hoặc phòng khách, nơi mà anh vừa mới hôn tôi, uống nốt chỗ vang thừa trong ly của anh và của tôi, mở tiếp một chai khác, rót vào hai cái ly và khóc. Khi vang đã cạn, tôi ngủ ngay trên thảm. Sáng dậy, tôi nhìn hình ảnh của mình trong gương. Những vết sẫm từ sơn kẻ mắt chạy dài trên má. Những vết vang đỏ đã khô trên ngực, tôi đã làm rớt vang khi bàn tay rung lên vì nức nở hoặc khi đã quá say. Tóc bết vào trán và cổ. Khi nhìn thấy hình ảnh ấy trong gương, tôi bỗng thấy căm thù và khinh bỉ bản thân mình, và cả anh, cả vợ anh, và tất cả hoa hồng trên thế gian này. Tôi chạy vào phòng khách, lôi bó hoa phải ôm bằng cả hai tay ấy ra, quật xuống sàn nhà, vào bàn ghế, vào bậu cửa. Cho đến khi không còn lại một bông hoa nào tôi mới ngừng đập. Tôi đi ngủ. Tỉnh dậy vào buổi trưa và giẫm chân trần lên những cánh hoa trắng trên sàn nhà. Trên một vài cánh hoa có cả những vệt máu từ tay tôi do bị gai hồng đâm phải.
    Và đã như vậy từ sáu năm nay.
    Sao tôi lại chấp nhận được tình trạng đó?
    Mẹ tôi cũng hỏi như vậy mỗi khi tôi về nhà vào dịp lễ tết. Và bao giờ bà cũng khóc. Người ta không thể nói chấp nhận hay không chấp nhận làm điều mà người ta thấy cần thiết hoặc khát khao!
    Tôi yêu anh kinh khủng, đến mức đôi khi tôi thấy như ngạt thở. Đôi khi tôi ước gì anh bỏ tôi đi mà không làm tôi bị tổn thương. Nhưng anh là người tình chung thuỷ nhất. Anh chỉ có tôi và vợ. Anh chỉ ra đi khi nào tôi ra lệnh cho anh hoặc khi tôi có người đàn ông khác. Nhưng tôi không thể ra lệnh cho anh rời bỏ tôi. Còn với những người đàn ông khác thì tôi lại không hợp. Tôi biết thế.
    Đó là vào hai năm trước đây. Anh phải đi công tác mấy tuần ở Brussel. Tôi sẽ bay đến chỗ anh vào ngày cuối cùng. Chỉ riêng kế hoạch đã khiến tôi ngây ngất. Chúng tôi sẽ được ở bên nhau bảy ngày tám đêm. Hạnh phúc biết bao! Thứ sáu tôi sẽ bay, thế mà thứ tư tôi bỗng bị sốt. Trên 39 độ. Tôi khóc vì bực tức. Tôi chỉ muốn bóp cổ cô bạn đã mang virus cúm đến cơ quan để tôi bị lây. Tôi đã uống hàng vốc vitamin C, nuốt aspirin, mua về một túi nặng cam và chanh, và ăn lấy ăn để với hy vọng là sẽ khoẻ lại. Khi tất cả chẳng ăn thua gì, mà tôi vẫn sốt trên 39 độ, mỗi lần ho tưởng như có ai thúc xẻng vào hông mình, tôi đành phải đi khám.
    Tôi đứng chờ trong một hành lang hẹp. Trong một cái ghế trước phòng khám phụ sản là vợ anh đang ngồi đọc sách. Phía dưới cửa sổ, bên một cái bàn thấp, con gái anh đang vẽ gì đó vào một tờ giấy to. Khi tôi đi vào, cô bé ngẩng đầu lên và cười với tôi. Nó cười hệt như anh. Bằng cả khuôn mặt. Và cũng nháy mắt hệt như anh. Tôi cảm thấy tay mình run rẩy. Đúng lúc ấy vợ anh được gọi tên, đứng dậy. Chị ta gấp sách, nói gì đó với con gái và nhìn tôi cười, chỉ vào cái ghế trống. Chị ta đi qua tôi trong hành lang hẹp, chạm cả cái bụng vĩ đại vào tôi.
    Mắt tôi tối sầm lại. Tôi đến bên cửa sổ, và mặc cho mọi người phản đối tôi vẫn mở toang cửa và hít thật sâu.
    Dọc đường, tôi quẳng hết số chanh cam trong túi vào thùng rác. Aspirin thì tôi vứt vào cái thùng tiếp theo. Tôi chợt mong mình ốm thật nặng, sau đó là trốn đi đâu đó để không ai có thể tìm thấy. Để ôm con gấu nhung từ hồi bé vào lòng và trốn trong một mảnh vườn hoang vắng nào đó ở xa thành phố. Tôi không đủ sức để thay quần áo, cứ thế thiếp đi trên đivăng. Tôi mơ thấy con gái anh nhìn thấy tôi, nó sợ quá bèn trốn trong tủ và chơi với con gấu nhung, nó lấy dĩa moi hai hạt cườm đen ở mắt gấu ra.
    Hơn sáu giờ tối tôi mới dậy. Tôi đốt vé đi Brussel trong lavabô. Sau đó rút dây điện thoại ra. Trước đó tôi đã gọi thợ mộc đến thay khoá cửa. Ngày hôm đó tôi đã quyết định khi nào khỏi ốm, tôi sẽ tìm cho mình một người đàn ông khác. Và tôi sẽ có bầu ngay với anh ta. Điều đó sẽ chắc chắn hơn cả việc thay khoá cửa. Những ngày, những đêm Brussel của tôi cứ qua đi, và tôi đi từ giai đoạn "tại sao anh lại có thể làm một việc hèn hạ như thế đối với mình" đến giai đoạn "nhưng anh đã làm gì hèn hạ đối với mình cơ chứ?". Tôi đã tưởng tượng ra những gì? Rằng anh về nhà với vợ rồi họ chơi cờ vua hoặc xem những tấm ảnh từ thời trẻ suốt đêm ư? Tôi đã tự vẽ một sơ đồ tâm lý, trong đó vợ anh gần như là mẹ anh. Không ********. Chưa bao giờ tôi hỏi anh có ngủ với vợ không. Đơn giản là tôi chủ ý cho rằng một khi anh đã để trong tôi cái chất lỏng thân thiết đó của anh thì việc anh để nó trong một người phụ nữ khác là một việc độc ác. Đặc biệt là trong một phụ nữ thần thánh, không ******** như vợ anh. Và khi chị ta khó nhọc lách qua tôi trong cái hành lang hẹp, chạm bụng mình với đứa con của anh trong ấy vào bụng tôi, tôi cảm thấy như bị ai đó gí cái bàn là nóng bỏng với dòng "Joanna 30.12.1978" vào rốn. Giống như người ta đánh dấu cừu hay bò. Vợ anh là một phụ nữ đẹp. Nhưng đẹp như tôi nhìn thấy ở phòng khám, ngay trước kỳ sinh nở thì đã khiến tôi phải đau đớn.
    Khi cái trận cúm Brussel qua đi, tôi đã đi săn lùng "những người đàn ông khác".
    Chính xác tám mươi hai ngày sau hôm thay khoá cửa, tôi ra ga Warsaw để đi Torun chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn của báo tôi. Tôi lấy từ ví ra tờ 200 zloty để trả tiền vé nhưng người bán vé không có tiền lẻ trả lại. Tôi quay lại hỏi người đứng sau có thể đổi cho tôi tờ hai trăm đó được không. Anh đứng sau tôi. Lặng lẽ cầm tờ hai trăm từ bàn tay lạnh ngắt vì kiêu hãnh và bối rối của tôi, đưa cho người bán vé và nói rằng anh cũng mua vé đi Torun và muốn lấy chỗ gần tôi. Người bán vé đưa cho anh hai vé và chỗ tiền thừa. Anh xách cái vali của tôi và chúng tôi lặng lẽ ra sân ga.
    Và thế là anh lại có chìa khoá vào căn hộ của tôi. Anh lại đến chỗ làm đón tôi đi Hel, đi biển Ustka hay Bieschad. Trong thời gian đó thì vợ anh đẻ cô con gái thứ hai.
    Ở anh có gì đặc biệt?
    Tất cả mọi điều ở anh đều thực sự đặc biệt. Trong tất cả những gì thấy ở anh, cái mà tôi thích nhất là được nghe anh nói. Anh gọi cho tôi vào buổi sáng, thậm chí cả vào ban đêm, và nói bằng một giọng hưng phấn không thể kìm nén: "Em nghe đây, anh có chuyện này phải nói với em ngay lập tức".
    Và tôi biết rằng chỉ bằng một câu duy nhất ấy, anh đã đặt tôi lên trên tất cả. Bởi chính tôi chứ không phải ai khác, được nghe kể về những thành công, những thất bại, những cảm xúc, những kế hoạch hay những suy nghĩ của anh. Trong sáu năm, chưa một lần anh nói với tôi là anh yêu tôi, nhưng cho đến cuối đời, không một "anh yêu em" nào có thể thay thế được "em nghe đây, anh có điều này phải nói với em ngay lập tức". Có một lần trong quán bia, tôi tình cờ được chứng kiến anh tranh luận gay gắt với một người bạn, anh nói rằng sự phản bội bắt đầu khi mà lẽ ra vợ phải là người đầu tiên mà ta muốn nói một điều gì đó quan trọng thì ta lại "khát khao được nói ngay lập tức với một người phụ nữ khác". Sáu năm qua anh không hề phản bội tôi. Thậm chí với vợ anh. Đôi khi anh kể cho tôi về những điều tưởng như hoang tưởng, nhưng lại là những bài giảng thực sự về vật lý hay lý thuyết về vũ trụ. Giống như có lần, khi anh bỗng nhớ đến những "vũ trụ sơ sinh" ấy. Toàn bộ vũ trụ sơ sinh được sinh ra từ khoảng không được hình thành sau Vụ Nổ Lớn hoặc sau sự sụp đổ của một hố đen. Những đứa trẻ sơ sinh được ra đời từ bọt vũ trụ hoặc từ những cặp hố đen, lấp đầy vũ trụ cha mẹ. Chúng chẳng phụ thuộc gì vào họ theo nghĩa của những định luật vật lý chi phối họ. Anh dừng xe lại ven đường và giải thích cho tôi về sự chấp nhận cái vũ trụ đó.
    Vào cái ngày 11 tháng 9 ấy, anh đến nhà tôi và chúng tôi ngồi im lặng trên sàn nhà, mắt dán vào màn hình và bỗng cảm thấy mình chẳng hiểu gì về thế giới. Anh sợ. Anh ngồi sau lưng tôi, ôm tôi thật chặt và ngả đầu vào gáy tôi. Anh run. Và nói bằng một giọng tắt dần. Tôi yêu anh cả vì lẽ đó nữa, là anh có thể sợ như vậy và không xấu hổ khi để cho tôi biết điều đó. Anh, người lãnh đạo hàng trăm con người với tính nghiêm khắc đến độc đoán, nhưng công bằng và trung thực một cách thái quá. Anh, người không bao giờ đồng ý ngồi ở chỗ của sếp khi chỉ cần có một điều gì đó không ổn, anh lập tức đòi cầm lái và tự mình ngồi sau vôlăng.
    Không một người đàn ông nào mà tôi từng biết lại sợ hãi đẹp như anh. Tôi không bao giờ quên được, vào cái ngày 11 tháng 9 ấy, lúc anh đứng dậy và lần đầu tiên anh gọi điện cho vợ từ nhà tôi. Và mặc dù tôi đã muốn khóc khi nghe anh nói " Joasiu ..." (cách gọi Joanna thân mật - ND), tôi vẫn cảm thấy điều đó thật đẹp và nếu như anh không làm thế, có lẽ tôi đã không tôn trọng anh như tôi vẫn tôn trọng anh.
    Trong những khoảnh khắc ấy, tôi muốn là tất cả đối với anh. Và không bao giờ để anh phải mất lòng tin hay thất vọng.
    Có một lần, trên bãi biển ở Hel vào lúc trời hửng sáng. Chúng tôi ngồi ngoài hiên, mê mẩn nhìn về phía chân trời. Cho tới bây giờ tôi vẫn không biết, buổi sáng hôm ấy, rượu hay Chúa đã đẩy mặt trời lên khỏi đường chân trời đẹp đến thế, để tôi bỗng cảm thấy gắn bó với anh vô cùng. Đã có khi nào trong mối quan hệ với một người đàn ông, bạn bỗng thấy có một mối ràng buộc thần bí và thiêng liêng giữa hai người? Tôi đã cảm nhận được tất cả, ở đó, ở cái hiên nhà bừa bộn ấy ở Hel. Và có lẽ vì vậy mà tôi bỗng đủ can đảm để nói:
    - Ước gì em được là người đàn bà duy nhất của anh. Duy nhất! Anh hiểu không? Và biết chắc rằng cả sáng mai, cả thứ hai tuần sau và cả vào lễ Giáng Sinh em vẫn sẽ có anh...
    Tôi khóc. Anh nghiêng đầu. Co người lại như thể những điều tôi vừa nói là một cú đấm và anh đang chờ những cú đấm tiếp theo, và người cứ cứng đờ ở tư thế ấy. Một lát sau, anh đứng dậy và đi ra phía biển. Tôi ngồi không thể nhúc nhích. Anh trở lại, chạm vào đầu tôi và nói khẽ: "Tha lỗi cho anh".
    Khi quay về từ Hel, tôi hiểu rằng anh sẽ không bao giờ chỉ là người đàn ông của tôi. Và tôi cứ cam phận như vậy cả đến hôm nay nữa.
    Mai là sinh nhật tôi. Và kỷ niệm ngày cưới của anh. Đã chín tuần nay tôi không có kinh. Tôi sẽ có đứa con của anh. Tôi đã không còn sợ cái nhẫn ấy nữa. Ngày mai tôi sẽ nói với anh, rằng không thể mua hai bó hồng để tặng cho hai người đàn bà ở hai vũ trụ khác nhau, tách rời nhau.
    Chắc chắn anh sẽ hiểu và sẽ rời bỏ chúng tôi. Nhưng dù thế thì vẫn còn lại trong tôi cả một vũ trụ.
    Vũ trụ sơ sinh.
    Lời bình của người copy: nên đổi tên truyện thành" Nỗi đau của đàn bà và sự ích kỷ của đàn ông"
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Anh cựu chiến sĩ lái đã từng được các tay "tẩm quất quốc tế " bên Campuchia đấm bóp cho nhiều lần thời gian anh làm "nghĩa vụ" bên đó cho nên anh biết hết các ngón nghề của "khoa" trị liệu. Về làng phế binh găp lại nhau, anh ta bèn hành nghề tẩm quất mà người thường xuyên anh ta phục vụ là bà.
    Về sau anh gá nghĩa với một goá phụ trong làng. Chị trước đây là vợ của một phế binh chế độ cũ, nhưng chồng chị đã không sống nổi vì chế độ cũ sụp đổ mất hết trợ cấp sinh sống và thuốc men, anh qua đời để lại người vợ goá bụa cô đơn trong cái "xã hội xã hội chủ nghĩa" rất lạ lẫm và hoang tưởng đối với chị.
    Chị lần lượt bị đầy ải ở các nông trường trồng dứa ở Cầu Sáng, Đức Hòa, rồi sau bị điều lên đào kinh dẫn nước Củ Chi. Ở vùng đất phèn gai dứa đã ghim không biết cơ man nào vào hai bàn tay của chị. Ở vùng đất trắng sỏi đá Củ Chi hai bàn tay ấy lại một lần nữa chai cứng bởi cuốc, xẻng, quang, sọt... Nhưng rồi cuối cùng những hoang tưởng kinh tế của nhà cầm quyền mộng du cũng đến lúc phải rã ra, vùng đất phèn lại trở về hoang phế, con kinh dẫn nước bị cỏ lác lau sậy mọc lên che phủ. "Lãnh đạo" tứ tán khắp nơi tìm đến những chỗ hoang tưởng khác và những nô lệ được buông tha. Chị bèn tìm về chốn cũ sống lang thang vật vờ.
    Khi chị thấy anh mù quơ quơ cái gậy đi ngoài đường miệng rống lên rao "tẩm quất đây" bèn hỏi chuyện, biết là phế binh mới, chị bèn nảy ra ý định làm ăn chung, chị sẽ dẫn anh đi hành nghề . Anh lo phần đấm bóp cho khách, chị lo về phần sáng. Hai kẻ khốn cùng thành một công ty, một liên minh, một hợp tác, một cộng đồng, một hoà hợp thách đố giữa cái xã hội loài người nhiễu nhương khốn khổ...Chị lại dọn về ở căn nhà trước kia của chồng chị bị cách mạng tiếp thu, mà nay là nhà của anh bộ đội mù mua được bằng tiền toa rập buôn lậu gỗ trầm.
    Trong căn nhà một gian lợp tôn vách gỗ cũ kỹ trải qua bao nhiêu đổi thay điên đảo ở vùng ven đô, bây giờ đã có một gia đình mới. Hai người bàn với nhau muốn khá phải "tiến" về Saigon. Chiều chiều người ta thấy một người đàn bà giắt một người đàn ông mù lên xe đò vào thành phố. Họ tìm đến các khách sạn có Việt kiều để xin được đấm bóp.
    Ngày đầu tiên anh thợ đấm bóp cứ thành thật khai ra với khách hàng từ nước ngoài về anh là thương binh bộ đội cấp 3 tàn phế, thấy vẻ mặt ông khách có vẻ không hài lòng, người đàn bà sáng mắt nhận ra ngay tình thế bất thuận lợi bèn kéo anh ra một chỗ vắng "nhất trí" với anh về lập trường chính trị mới cho phù hợp với công cuộc kinh doanh kinh tế thị trường. Với những tay công an và bảo vệ thì đưa nhãn hiệu thương binh ***** ra cho dễ bề ra vào khách sạn. Nhưng với khách hàng Việt kiều thì anh phải là cựu chiến binh Quân lực Viện Nam Cộng Hòa, thương binh mức độ tàn phế 100%, anh hãy cứ ngậm miệng chăm chỉ đấm bóp xoa nắn, để cho chị lãnh trách nhiệm mộ tả chân dung người thương binh chế độ cũ.
    "Mùa đông đã đến đây rồi, cùng nhau đan áo cho người chiến binh...", "...Anh trở về trên chiếc băng ca, trên trực thăng sơn mầu tang trắng...anh trở về bại tướng cụt chân", hay là "...Dạo phố mùa xuân, bên người yêu tật nguyền chai đá..." Chị cám ơn các vị nhạc sĩ đã giúp cho chị lõm bõm hát những câu ca nổi tiếng một thời. Không còn gì, không còn gì là trợ cấp tử tuất, không còn gì là trợ cấp thương phế binh cô nhi quả phụ, không còn gì là niềm hy vọng, không còn gì là niềm tin chế độ, không còn gì và không còn chỗ nào cho chị nương tựa, chỉ còn lõm bõm những câu hát để lợi dụng làm kế sinh nhai.
    Chị cũng lõm bõm tí hiểu biết về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ các binh chủng, các đại đơn vị, các Quân y viện, đến các sinh hoạt biến chuyển chiến sự trong vùng chồng cũ của chị đánh giặc, bị thương và những năm tháng cuối cùng trước khi...mất nước. Anh là bộ đội thì anh lo đối phó với quân đội và công an nhân dân. Chị là gia đình binh sĩ Cộng hòa thì để chị liên đới với Việt kiều về thăm quê hương...
    Mục đích cao nhất của chung hai người là kiếm được càng nhiều tiền Mỹ càng tốt. Cuộc làm ăn dựa trên cơ sở "đầu vào" của lợi nhuận. Cứ như thế chiều chiều dắt nhau tiến về Saigòn, nửa đêm hai kẻ hiệp thương lại dắt nhau lui về căn cứ ở ngoại ô với một túi tiền và thức ăn, hàng hóa lặt vặt mang nhãn hiệu nước ngoài của những vị khách tốt bụng. Hai người ăn uống no nê, tắm rửa rồi ôm nhau ngủ cho đến trưa ngày hôm sau mới trở dậy để sửa soạn một ngày mới.
    Căn nhà lợp tôn một gian được ngăn ra làm hai, phần ngoài có cái bàn và bốn ghế gỗ gọi là phòng khách, phần trong kê chiếc giường gỗ trải chiếu gọi là phòng ngủ. Phía sau nhà cách một ô sân nhỏ đến gian bếp một mái. Ô sân nhỏ có thùng chứa nước để tắm rửa. Ngày xưa mỗi lần tắm chị phải đóng cửa ngăn cách với nhà trên vì chị e thẹn với chồng, bây giờ chị có thể để ngỏ cái cửa ấy khi tắm vì chị biết người chồng mới không nhìn thấy chị. Chị thoải mái khỏa thân xối nước mà không hề cảm thấy bị nhìn ngắm. Chị tự do, ôi chao, sư tự do sao mà giản dị và dễ dàng thế. Chỉ cần đứng trước người mù. Nhưng chị lại thấy tiếc thương cho người chồng đã qua đời, có sao đâu mà ngày ấy chị phải e thẹn với anh, chị đã không cho anh nhìn chị khi tắm. Cũng tại một lần anh cười chúm chím khi thấy chị cởi áo, chỉ có thế thôi mà chị đã phải trốn tránh nụ cười của anh. Bây giờ nếu anh còn sống chị có thể cho anh nhìn mãn nhãn. Nhưng mọi sự đã qua rồi. Không còn có thể lấy lại cái đã mất. Với người chồng hiện tại, chị có cởi hết đứng trước mặt anh thì anh cũng dửng dưng không biết gì. Anh có thể "thấy" bằng tay anh nhưng anh chẳng thể "nhìn" bằng mắt để mà cười chúm chím. Có lần anh đứng ngay cửa xuống bếp, tai anh hơi vểnh lên nghe ngóng tiếng nước xối trên thân thể chị. Chị thấy anh đang "nghe" chị khỏa thân.
    Anh phế binh mù có lần hỏi:
    - Em trắng bóc, vàng vàng, hay ngăm ngăm...?
    - Anh cần gì phải biết ?
    - Tôi muốn được biết. Tôi có thể hình dung ra cơ thể cuả em nhờ hai bàn tay xoa bóp rành nghề này, nhưng tôi chịu thua chẳng thể hình dung ra em nhan sắc thế nào.
    - Biết cũng chẳng ích lợi gì. Có những điều thà đừng biết lại tốt hơn là biết rõ.
    - Cái bà "nữ hoàng trầm hương" tôi đã biết từ ngày tôi chưa bị mù, cho nên sau này tẩm quất cho bà ấy tôi đều như đã thuộc lòng tất cả. Còn với em, tôi cố gắng hết sức mình cũng vẫn thấy chưa bao giờ nhập được vào trong em và cũng chưa bao giờ cảm thấy được là em đã chìm vào trong tôi.
    Người đàn bà thấy cần phải khuyến bảo anh ta một điều:
    - Đừng bao giờ đem chuyện "ấy" với người này kể cho một người khác nghe. Nếu anh đem chuyện bà ta ra nói cho người khác nghe là anh đã mắc sai lầm trầm trọng. Đó là cung cách của những người tồi.
    Người thợ tẩm quất ngồi thừ ra một lát mới nói nên lời:
    - Tôi xin lỗi em. Tôi tồi thật. Nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi bồn chồn quá. Tôi bây giờ có ăn no, có tiền xài, lại có em, nhưng tôi thấy rõ ràng là tôi như kẻ chẳng có gì hết vì tôi chẳng nhìn thấy em như thế nào.
    Người đàn bà an ủi anh ta:
    - Tôi hiểu và tôi thông cảm với anh. Anh là người thứ hai trong đời tôi. Kể từ ngày chồng tôi bị thương chứ không phải từ ngày anh ấy mất, tôi đã không biết tới chuyện như thế này, bây giờ với anh, tôi nhớ lại , và tôi công nhận là anh đã làm đầy đủ phần việc của anh, cho dù anh không thấy đường.
    - Tôi mang ơn em, không có em tôi sẽ chẳng biết lối nào mà lần mò.
    - Anh đừng nói thế, anh còn có chính sách lo cho anh, chứ tôi đây này, chế độ sụp đổ, nhà cấp bị tiếp thu, chồng chết, tứ cố vô thân, không còn chỗ nào để nương tựa...
    - Thôi, em đừng nói thế, em cũng đừng nhắc tới chính sách, tất cả chỉ là số không trống rỗng, không có chính sách nào cho chúng ta tiền bạc và thức ăn, không có chính sách nào đêm đêm ôm ấp chúng ta trong giấc ngủ. Chính em là "chính sách" cho tôi. Nghĩ cho cùng kỳ lý thì không có chế độ nào cung cấp được vợ cho một người đàn ông, chồng cho một người đàn bà.
    Một lần nữa chị thấy lại cần phải nói lại với anh cho rõ:
    - Khoan nói đến tình nghĩa vợ chồng. Hãy cứ hợp tác cái đã. Coi đây như sống chung hòa bình. Người cộng sản các anh có câu nói "góp gạo nấu cơm chung", phải thế không ? Đêm đêm ôm nhau ngủ cũng là một cách "góp gạo nấu cơm chung" mà thôi được chăng?
    Anh thợ tẩm quất khóc rống lên:
    - Thế là sẽ có ngày em bỏ tôi. Em sáng mắt đi đâu cũng được, sẽ có ngày em bỏ tôi mà đi. Có phải thế không? Còn tôi, một kẻ thông manh, không còn có thể nhìn thấy gì nữa, tôi không thể bỏ em để đi đâu được nữa. Tôi cần em trong tất cả mọi việc, kể cả cái việc người ta lần mò trong đêm tối cũng xong, nhưng tôi không thể làm được việc đó nếu không có em nằm bên. Sau mỗi lần ... với em xong tôi sung sướng, em có biết thế không. Em mà bỏ tôi em đi là tôi tuyệt vọng đến tận cùng. Cái thằng bác Hồ mà trước kia tôi vẫn rêu rao muôn vàn kính yêu cũng chẳng giúp gì được cho tôi cả. Chỉ có em. Chỉ còn có em. Em hiện xuống đời tôi như ánh chớp, tôi bất chợt có được em, nay nếu em biến đi thì tôi sẽ ra sao? Tôi sẽ ra sao đây hở trời ?
    - Chưa có gì trầm trọng cả. Chưa nên nói đến những tiếng "bỏ đi". Anh sao quá nông nổi. Đã có gì đâu mà anh phải khóc òa lên như thế. Chúng ta không còn con nít để lãng mạn. Chúng ta đã trưởng thành, riêng tôi đã gặp qúa nhiều nghiệt ngã, đã mất tất cả, cho nên tôi bình thản để sống, tôi biết phải biết phải quấy với cuộc đời cho dù cuộc đời có tàn nhẫn với tôi, tôi không chơi xấu với ai, tôi không bỏ ai nếu như họ không bỏ tôi...
    - Tôi đâu dại gì mà bỏ em...
    - Ở đây không phải là chuyện khôn dại. Ở đây là chuyện đúng sai. Khi nào người ta thấy sai sẽ tìm cách thay đổi. Biết đâu một ngày nào đó có người chợt thấy mình sai lầm.
    - Tôi sẽ không bao giờ nghĩ là mình đã sai lầm. Tôi biết rõ ràng là mình mù mắt. Tôi đã lê lết khắp đó đây nhưng nào có ai đưa tay ra giắt. Chỉ khi gặp em. Chỉ có em đưa tay ra giắt tôi, không phải một lần , mà là đã nhiều ngày qua. Em đã giắt tôi ở nhà, ngoài đường, lên xe, giắt đi, giắt về. Em đã giắt tôi ban ngày, em cũng giắt tôi ban đêm, em giắt tôi trong phòng tắm, em giắt tay tôi trên giường. Còn gì nữa mà đòi hỏi, em đã giắt tay tôi đi trong cuộc đời, em là người tổ chức mọi thắng lợi...
    - Chính vì thế, chính vì tôi tận tình làm hết mọi công việc, ngay cả ở trên giường tôi cũng thường giúp một tay cho anh lắp ráp, tôi sẵn sàng làm hết, ngoại trừ việc đấm bóp cho khách hàng... mà có thể một lúc nào đó anh sẽ nhận ra rằng tôi đã bám vào anh để sống, thấy anh là cái kho tiền nên tôi vồ lấy khai thác. Có thể nghi ngờ như thế chứ ? Biết đâu đấy. Dù sao thì anh cũng là phe thắng trận. Dù sao thì tôi cũng là phe bại trận. Có đúng không nào. Thế thì biết đâu đấy con người thắng trận bất chợt nổi dậy dành quyền làm chủ. Và cũng có thể biết đâu đấy con người bại trận bất chợt mủi lòng tìm cách rút lui. Anh sẽ nhận ra khi ăn nằm với nhau tôi cũng đã rướn người lên hùa với anh, tôi cũng đã hưởng được khóai cảm, tôi đã nhờ có anh mà được sung sướng. Không cần mắt nhìn, chỉ với hai bàn tay và cơ thể cường tráng, anh đã là một người đàn ông cực kỳ sung mãn. Anh tung hoành trên thân thể tôi. Anh đã đưa đẩy tôi đi, anh đã dẫn dắt tôi đến, những khi ấy lại chính người mù dẫn dắt kẻ sáng, anh đã nhiều lần đem tôi đến tận cùng trời cuối đất. Và anh sẽ thấy rằng tuy mù nhưng anh vẫn là kẻ có thế, anh vẫn là kẻ cho đi chứ không phải chỉ là kẻ nhận về. Rồi sao. Rồi sự gì sẽ xảy ra. Ai mà biết được. Cho nên tôi mới nói , hãy chỉ là những kẻ hợp tác, hãy chỉ là những kẻ hùn hạp, nói theo thời thượng chúng ta hãy chỉ là những kẻ sống chung hòa bình với nhau. Cái đã. Rồi thời gian sẽ đưa ta đi. Đừng vội. Hỡi anh thương binh yêu quí và tội nghiệp.
    Người mù khóc lóc mùi mẫn như trẻ thơ, anh ta rúc vào cổ vào ngực vào bụng người đàn bà. Chị cũng ôm chặt lấy đầu người đàn ông mà vỗ về. Chị nói:
    - Hãy khóc đi, khóc cho thật sung sướng, không có ai giúp chúng ta được gì đâu, không có chính thể nào giúp chúng ta được gì đâu. Ta cười, ta khóc, cũng do ta và cho ta mà thôi. Tôi rất tiếc là mình không còn khóc được nữa, để mà cùng hưởng với nhau niềm vui khủng khiếp và nỗi khổ êm đềm này.
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ông Việt kiều chỉ mặc chiếc quần lót nằm sấp trên giường cho vợ chồng người tẩm quất làm việc.
    Hình như ông khách vẫn còn trẻ, hàm răng giả trắng phau đẹp đẽ, mái tóc đen nhưng chân tóc thì bạc. Người ông tỏa mùi hương chống hôi nách giống như mùi mốc.
    Người chồng mù ngồi nơi cuối giừơng mân mê chân ông khách, anh ta bóp, bẻ, giật từng ngón chân một. Người vợ giác hơi trên lưng ông ta. Vừa làm vừa nói chuyện. Theo lời ông khách kể thì ông là sĩ quan cùng đơn vị chồng chị làm lính ngày xưa. Sau một vài câu chuyện dọ dẫm, chị bèn nói:
    - Vậy ông là xếp cũ của chồng em.
    - Sư đoàn đông quân, đâu có biết hết được ai với ai.
    - Dạ, thì bây giờ kể chuyện xưa, mình mới nhận ra tông tích cũ, mười mấy năm rồi biết bao thay đổi.
    Một lúc chị thấy bàn tay ông khách chui trên đệm giường lách vào dưới đùi chị, chị giật mình ngồi xích ra. Ông khách mỉm cười. Lát sau chị lại nghe bàn tay ấy lách tới nữa. Đến khi người chồng mù vào phòng rửa tay, ông khách hỏi nhỏ chị:
    - Tôi... biếu chị một trăm đô chị chịu không?
    Không thấy người vợ lính cũ nói chi, ông ta tiếp:
    - Anh ấy mù đâu có thấy gì. Giữ "im lặng vô tuyến", mình làm thật nhanh, nhấp nháy là xong. Tôi về có một mình cả tuần lễ nay không được giải quyết kẹt quá. Nhìn em xinh đẹp dễ thương, tôi nôn nao cả người.
    Chị vẫn không nói gì, người khách lại năn nỉ:
    - Không hiểu sao nhìn em tôi như nhớ đến thời cộng hòa xưa kia của chúng ta. Nó có cái gì dễ thương, nó có cái gì riêng biệt, mà tôi không thể cảm thấy ở những nơi khác...Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới, bây giờ về lại chốn cũ, gặp em, tôi chợt bắt gặp quá khứ đời mình... Em bằng lòng cho tôi làm nhé. Không lâu đâu. Bây giờ tôi yếu rồi. "Check in" xong là "Check out" ngay. Em đứng khom lưng là đủ. Tôi biếu em... hai trăm.
    Ông ta đứng lên vạch chiếc quần lót mỏng, sấn sổ bước tới. Ông ta đưa cái nghiệp của ông ta về phía chị. Lúc đó chị mới giơ tay ra dấu cho ông ta ngưng lại. Bàn tay ra dấu của chị quyết liệt đến độ người bạn chiến đấu cũ phải ngồi phệt xuống mép giường. Chị gọi người mù trong phòng tắm đi ra. Chị nói với người khách:
    - Chúc ông về thăm quê hương chuyến này vui vẻ.
    Ông khách Việt kiều ngồi đờ người ra, ông bối rối lấy tiền trả công, hỏi:
    - Bao nhiêu ?
    - Thưa, vừa tẩm quất vừa giác hơi xin ông mười đô.
    Người khách đưa chị hai chục, chị trả lại ông ta mười đồng, ông khách nói:
    - Tôi biếu anh chị mà.
    - Vợ chồng em cám ơn ông, lính cũ được gặp lại cấp trên ngày xưa, lại được phục vụ, chúng em hãnh diện lắm rồi. Không có gì quí hơn tình chiến hữu.
    Nói rồi chị dắt chồng đi ra. Đến ngoài anh mù hỏi:
    - Sao hôm nay em lại từ chối tiền khách cho thêm.
    Chị nhìn anh tội nghiệp:
    - Tiền cần thật nhưng cũng có khi mình phải từ chối anh ạ.
    Chị dắt anh ta đi như chạy ra khỏi khách sạn, chị muốn về sớm, không nhận mối khác nữa, phải về ngay căn nhà ngọai thành.
    Đến nhà chị kéo anh ta ra sân sau, chị cởi quần áo cho anh ta, đặt anh ta ngồi trên chiếc ghế gỗ. Chị xối nước tắm cho anh, người mù ngoan ngoãn để cho vợ làm các việc vệ sinh cho mình.
    Dưới ánh trăng, chị nhìn ngắm thân thể anh, cái thân thể chị độc quyền, cái thân thể dành riêng cho chị, nó cân đối, đẹp đẽ, mịn màng. Con người anh chỉ bị đôi mắt tàn tật, chị tìm chiếc kính đen quen thuộc đeo lên cho anh, thế là xong, che đi một chút khiếm khuyết, anh sẽ là một người mẫu. Nghĩ cho cùng, mọi tội lỗi cũng chỉ do đôi mắt sáng. Vì có mắt anh thành tên xâm lược, vì có mắt anh thành kẻ buôn lậu, cũng vì có mắt anh mới là một tên ma cô theo đuôi những tên ma cô ăn chơi đàng điếm. Nay đôi mắt sáng không còn, anh không nhìn thấy gì nữa, anh không còn khả năng tác yêu tác quái, anh bị lùa về một góc cuộc đời và anh trở thành người hiền lành an phận. Anh trở thành người tình đáng yêu của chị. Chị xoa xà phòng thơm cho anh, thứ xà phòng ngoại của khách Việt kiều cho, anh sẽ thơm tho, anh sẽ đẹp đẽ... Chị hỏi:
    - Mát không?
    - Mát.
    - Thích không?
    - Thích.
    - Sung sướng không?
    - Sung sướng.
    - Hạnh phúc không?
    - Hạnh phúc.
    Đến đây thì anh vùng dậy, anh tóm lấy chị ghì chặt vào lòng, anh lột quần áo chị ra, anh mò mẫm múc nước trong thùng xối lên đầu chị, anh mò mẫm tìm cục xà phòng xoa lên thân thể chị. Chị cười rúc rích, hai người xoa xà phòng cho nhau, xối nước cho nhau... Rồi người mù ẵm người sáng mò mẫm đi vào giường. Chị với tay bật đèn sáng để nhìn anh cho rõ, anh nói:
    - Anh tiếc là mình không trông thấy em.
    Chị ôm đầu anh ghì vào bụng mình:
    - Em bằng lòng anh như thế này. Đừng than tiếc gì cả.
    . . .
    Và cũng kể từ đó, anh phế binh mù tẩm quất không có dịp đấm bóp cho "nữ hoàng". Thì may mà có con cháu, bà bèn chỉ cho nó cách thức xoa bóp, và nó nhanh trí thích nghi được ngay.
    Ngón nghề anh chiến sĩ lái học lóm được của các tay tẩm quất quốc tế bên Campuchia, bà trùm buôn lậu học lóm được từ tay anh phế binh mù, bà chỉ dẫn lại cho con bé, chẳng hiểu rồi mai này con bé có truyền nghề lại được cho ai không? Bà đã từng giám gọi người mù tẩm quất cho hai người song bà không giám bảo con bé đấm bóp cho ông tình nhân. Bé nhưng có mắt, vẫn là mắt, nếu nó bép xép là rách việc ngay, bà cũng phải giữ thế phòng thủ. Bà chỉ sai nó đấm bóp cho bà sau khi ông cựu tù binh sĩ quan cộng hòa ra về, trả lại chỗ cho ông chồng đảng viên quen thuộc.
    . . .
    Gặp lúc cả nước ùa nhau phá vườn phá rẫy thi đua trồng tiêu, trồng điều, trông ớt, trồng táo... xuất khẩu thì bà cũng nắm bắt được trào lưu kinh tế dám nghĩ dám làm, bà bèn phá luôn thửa vườn trước nay trồng đủ các thứ cây cối gia dụng cho cuộc sống gia đình, bà thuê người, mua cột về dựng một vườn tiêu mấy trăm gốc...và bà trúng ngay liên tiếp mấy vụ, hột tiêu được gía bán ngay, thế là gia đình bà có TV, video đủ cả. Cậu và cô có Cub, có Dream mới tinh chạy vung vít lên tới Saigòn, vì thế mới học được nhiều hiểu biết văn minh văn hóa mới của thành phố và cuả thế giới bên ngoài. Sống ở ngoại thành nhưng cô cậu đã ăn mặc nói năng như người thành phố, cô vẫn thường gọi cháu là con nhà quê. Có khi cô cũng chê cháu bẩn. Cháu nhà quê thật tình vì cháu không biết cưỡi xe honda như cô cậu nhưng từ ngày có thêm những chiếc xe thì cháu còn biết làm thêm việc tỉnh thành nữa là lau xe cho cô cậu hàng ngày. Mỗi khi cô cậu đi đâu về là cháu lấy khăn lau ngay, hai chiếc xe lúc nào cũng bóng lưỡng. Nhờ vườn tiêu, tiền bạc bà kiếm được bằng buôn lậu đã được rửa sạch, bà ăn tiêu tự do thoải mái.
    Cháu đấm bóp cho bà mỗi khi bà nhức mỏi. Nghề dạy nghề, lúc đầu cháu đâu có biết cách, nhưng cứ chịu khó làm theo lời bà dạy sẽ nên người nên việc, sẽ mở mắt ra chứ không còn đần độn như con nhà quê. Bóp hai tay bà từ trong trở ra. Bóp hai chân thì từ đùi trở xuống tới các ngón chân, bóp từ trên xuống không bao giờ bóp từ dưới lên, đi từ dưới lên là ngược chiều âm dương bà sẽ bị loạn thần kinh là mày chết với bà. Khi bóp lưng cho bà cũng vậy, từ bả vai bà xuống tới mông. Những thớ thịt cuả bà thì to, hai bàn tay cuả cháu thì bé, nhưng vì cháu ngoan chịu nghe lời chỉ dạy của bà nên những ngón tay cháu cũng luồn lách thông thạo tạo cho bà những cảm giác sung sướng, dễ chịu. Bà còn dạy cho cháu những câu hướng dẫn động tác nghề nghiệp mà bà biết được do trước kia người tẩm quất mù đọc cho bà nghe. Con cháu gái thông minh giống bà nên mau nhớ mau thuộc, nó cũng đọc vanh vách những câu chú nhà nghề "Voi dày. Ngựa phi. Mèo cào. Chó liếm. Lươn luồn. Trạch lủi. Cò mổ. Nhổ lông. Cọp gầm. Vượn hú,..." Vào lúc cuối của trận tẩm quất, hai bàn tay nhỏ bé cuả con bé đang mân mê hai bả vai tròn ú cuả bà, miệng nó lẩm nhẩm tụng những câu chú giải nghề nghiệp thì bà chợt quơ tay đẩy con bé ra, bà phán:
    - Ra nhà ngoài coi TV, bảo ông mày vào đây... tao nhờ tí việc.
    Con bé mừng rỡ, công việc đã kết thúc, nó đã được giải phóng, tự do ra xem phim bộ với lũ trẻ. Đến phiên ông vào cho bà nhờ, bà nói:
    - Con này mà được đi học nó sẽ đậu đến bác sĩ, kỹ sư... mình xoa bóp lưng cho em, con bé làm chẳng đến nơi đến chốn...
    Ông sà xuống giường ngồi bên cạnh bà, hai bàn tay ông cũng lướt qua làn lưng trắng phau bắt chước nhà nghề, miệng nói:
    - Nhà nghèo lại không gặp vận may chứ nếu nó được sang...Mỹ học tới hai bằng tiến sĩ mấy hồi.
    Bà hỏi:
    - Đóng cửa chưa ?
    Ông chồng lại lọm khọm đi cài chốt cửa:
    - Tưởng em chỉ muốn xoa bóp...
    Bà nghĩ thầm, sĩ quan cộng hòa thông minh hơn sĩ quan quân đội nhân dân, vậy mà sao năm 75 họ thua nhanh thế, bèn nói:
    - Ông thì biết cái gì mà đòi xoa với bóp...
    . . .
    Thường mỗi lần đấm bóp cho bà xong là con bé mệt rũ người, mười ngón tay nó cứng đơ, hai bàn tay bé bỏng của nó như rời ra khỏi cánh tay, còn hai cánh tay thì như hai cánh tay giả lắp ráp vào người, mệt còn gấp mấy lau nhà , gấp mấy giặt quần áo, nhưng bù lại bà thường cho nó ăn thêm:
    - Cho mày cái bánh mật ở chạn đấy, hôm qua bà mới ăn một nửa, còn một nửa nữa cho mày luôn, ngon lắm, lấy ăn đi con.
    Con bé trời thương, chẳng ốm đau bao giờ kể cả khi ăn đồ thừa thiu thối. Có khi vừa ăn vừa lợm giọng cố nuốt mà nó cũng chẳng sao. Nó ăn để bà khỏi buồn, để không phụ lòng tốt và tình thương của bà. Ở đây sướng chán, phải lo giữ chỗ. Con bé chỉ tiếc những khi bà kêu nó đấm bóp vào lúc xem TV. Bị đứt đoạn phim bộ thì uổng lắm, không làm sao lấy lại được, có hỏi mấy đứa trẻ hàng xóm thì chúng nói được nói mất chẳng bằng mình xem tận mắt. Cho nên con bé rất thương bà, nó cầu xin cho bà đừng đau ốm, xin ơn trên cho bà không bị đau nhức vào những buổi tối. Hoặc là nếu phải đấm bóp cho bà thì nó chỉ chờ cái lúc bà bảo nó gọi ông vào cho bà biểu.
    Một buổi tối mấy đứa con nít cãi nhau chí choé suýt xảy ra đánh lộn, ông bà bèn phạt tắt TV đuổi chúng về, tối hôm sau cũng vẫn còn phạt không cho chúng xem, đóng kín các cửa chỉ có người nhà xem bên trong, lũ trẻ hàng xóm ghiền quá bèn đu cửa sổ nhìn qua khe "coi cọp", bà bèn đuổi chúng ra khỏi sân sai con bé đóng cổng không cho đứa nào đến gần nhà, thế là chỉ còn ông bà và cô cậu ngồi trên ghế bành, một mình con bé "chân bẩn như chân chó" ngồi dưới sàn nhà rộng thênh thang. Xem. Không có lũ trẻ hàng xóm.
    Những ngày sau thì ông bà khám phá ra cả vườn tiêu trăm gốc bị nhổ đứt rễ chết hết. Những dây tiêu bao quanh những cột trụ gỗ bị héo rũ xuống. Cả một công trình kinh tế lợi nhuận sụp đổ. Ông bà điên tiết tra hỏi lũ trẻ lối xóm, đứa nào cũng lắc đầu chối "cháu không biết". Bày kế dụ dỗ mua chuộc cũng không có đứa nào khai báo.
    Con bé bị đổ lên đầu cái tội ngủ ở dưới bếp mà đêm chúng nó phá hoại cũng không hay biết. Ngủ gì mà ngủ như chết vậy. Mọi người đều vô can, chỉ có con bé phải chịu trách nhiệm.
    THẢO TRƯỜNG
    Fountain Valley 3/2000
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN HỮU HỒNG MINH​
    Kẻ bị bắt​
    Tin M. đã bị bắt tràn về thành phố như một luồng gió lạ thổi xộc vào mọi ngõ ngách. Nơi M. ở hầu như ai cũng biết. Từ bà bán quán, ông đưa thư, cậu bé đánh giày đến viên cảnh sát khu vực. Chỉ có một người không biết. Đó là M. Lúc đó M. đang ngồi uống cà phê. Đọc báo. Trong tất cả các tờ báo mọi dòng tin, tít đều chạy bình thường. Đời sống vẫn an toàn và buồn ngủ. Không có tin tức nào đột biến nhảy vuột dòng xổng ra ngoài cả.
    Nhưng đến khi M. gập tờ báo lại bước về nhà thì M. thấy cả khu phố hoảng loạn. Tất cả kinh hãi nhìn M. như nhìn một ác quỉ và tán loạn bỏ chạy. - "Phải M. không nhỉ? Hắn bị bắt rồi cơ mà!". - "Hay là hắn trốn ngục trở về?" - "Canh gác kiểu gì một kẻ tội trọng như thế xổng ra ngoài đi lơ ngơ mà không biết?" - "Kêu cảnh sát! Kêu cảnh sát mau thôi!".
    Từ xa viên cảnh sát bước tới.
    - Anh bị bắt rồi kia mà! Tại sao lại còn quay về đây? - Y hỏi.
    - Tôi bị bắt từ lúc nào? Ai bắt tôi? - M. hết sức ngạc nhiên. - Chẳng phải tôi đang đứng lù lù trước mặt ông đây sao?
    - Nhưng chắc chắn là ông đã bị bắt rồi! Tất cả mọi người ở đây đều khẳng định như thế! - Nói xong, như chưa đủ tự tin, y quay lại hỏi lớn trước đám đông: - Có phải thế không bà con?
    - Bị bắt rồi! Bị bắt rồi! - Tất cả đều hòa lên một bản đồng thanh.
    M. bối rối. Mình bị bắt từ lúc nào mà lại không biết nhỉ? Có lẽ trong khi mình đi vắng thì có quyết định bắt chăng?
    M. quay hỏi viên cảnh sát: - Tôi bị bắt vì tội gì vậy? Ở đây ai có bằng chứng không?
    - Ở đây ai có bằng chứng không?- Gã cảnh sát gào to. - Chẳng lẽ tất cả đều biết rõ anh này bị bắt mà không ai có bằng chứng?
    Trong đám đông trỗi dậy tiếng xì xào to nhỏ. Ai có bằng chứng nhỉ? Tất cả đều lấm lét nhìn nhau và tảng lờ như đã bỏ quên đâu đó.
    - Biết bị bắt là được rồi! - Có tiếng bực dọc. - Có tội mà còn ngang bướng! Tội càng nặng đấy! Dẫn hắn đi ngay đi, ông cảnh sát!
    - Đúng rồi! Dẫn hắn đi đi! Dẫn hắn đi ngay đi!
    - Ở chung với tội phạm thì thật nguy hiểm? - Đám đông chen lấn ồn ào phẫn nộ.
    - Nhưng tôi muốn biết là tôi đã bị bắt vì tội gì? - M. thất thanh gào to. - Muốn dẫn tôi đi đâu là dẫn hay sao?
    - Tất nhiên là có lí do! Nhưng tôi cảnh cáo anh đừng ngang bướng! -Một giọng cay cú sừng sộ. - Lí do gì thì cả khu phố này biết mà chưa tiện nói ra đấy thôi! Chúng tôi sẽ lập báo cáo riêng để gửi cho các cơ quan chức năng chứ chẳng có trách nhiệm phải trả lời anh!
    - Đúng rồi! Không phải ai cũng được biết quyền bị bắt của mình. - Một giọng hùa theo hỉ hả. - Nhưng tất cả chúng tôi cần an toàn anh có biết không?
    "Chúng tôi cần an toàn! Chúng tôi cần an toàn!". Sau câu nói đó mọi người nhao nhao lên. -Hắn là một người không an toàn! Cần bắt ngay! Cần bắt ngay!
    - Tại sao các anh nghĩ tôi là người không an toàn?- M. hỏi.
    - Anh không an toàn vì tất cả mọi người đang đứng ở đây đều có cảm giác không an toàn.- Một gã thanh niên xán lại chỉ vào mặt M.
    - Anh không cần được biết điều chúng tôi nghĩ! - Một lão già tiến lại tát bốp vào mặt M. một cái. - Anh đang xúc phạm đến danh dự tập thể đấy!
    Tay cảnh sát rút đùi cui vung lên can ngăn đám người đang hùng hổ xông tới. Xộc hai tay vào túi áo, bối rối một lúc, y nói:
    - Anh cần bằng chứng phải không? Đám đông đã cho anh thấy rồi đấy! Ý kiến của một đám đông không quan trọng hơn một cá nhân hay sao?
    Y lưỡng lự suy nghĩ một phút rồi quyết định: - Tôi cần phải có trách nhiệm với tập thể. Bây giờ thì chưa nhưng có thể lệnh bắt anh đang trên đường tới đây! Chúng tôi cần giữ anh trước thì hơn! Hãy đi theo tôi!?

    Nửa viên đạn hay một viên đạn cho cái tôi

    Một tay sát thủ được thuê cần bắn chết cái Tôi của một nhà văn chứ không được giết chết ông ta. Với y đã thực hiện nhiều phi vụ dơ bẩn, phức tạp nhưng dường như chưa có vụ nào khó khăn giống vụ này. Cái Tôi là cái gì? Làm sao mà ngắm nó? Giữa nó và đối thủ cách nhau bao xa? Lỡ bắn nhầm, viên đạn đi chệch giết luôn nhà văn thì sao? Y phân vân hỏi lại chủ hợp đồng thì nhận được mệnh lệnh: - "Không cần hỏi nhiều! Hãy bám sát đối tượng rồi cách nào mục tiêu cũng sẽ lộ. Lúc ấy tìm thời cơ hành động! Nhanh. Gọn. Chính xác. Nhưng phải bắn chết! Điểm đích nổ vào giữa tim cái Tôi càng tốt!".
    Nhà văn cũng linh cảm sự nguy hiểm đang tới gần. Ông tự hiểu qua một tác phẩm vừa xuất bản gần đây nhất. Ông biết có kẻ đang theo dõi mình nhưng chưa rõ đối tượng đó là ai? Thực sự muốn gì ở ông? Vì thế trong các tiếp xúc gặp gỡ, ông trở nên dè dặt thận trọng. Ông ít nói, cố thu mình lại. Tránh bộc lộ cái Tôi. Càng giấu kín cái Tôi, càng lẫn vào mọi người càng tốt. Đây là điều hiếm thấy của ông. Trước đây nhà văn rất tự tin. Ông diễn thuyết và tranh luận. Trình bày chủ kiến và công bố tác phẩm. Bây giờ vẻ tự tin đó đã biến mất. Ông thấy nỗi sợ hãi bên trong càng lúc càng lớn mạnh dần và thu hẹp không gian những con đường bên ngoài. Ông không biết mình nên rẽ hướng nào. Bởi ở bất cứ con đường nào ông biết mình cũng sẽ gặp đối thủ.
    Nghe đâu đối thủ của nhà văn lúc nào cũng kè kè một khẩu súng bắn tỉa chỉ chực ông sơ hở là hành động. Đó là một loại súng mới nhất, nổ không gây tiếng động. Chết lúc nào không hay. Nhà văn sợ. Ông thấy sừng sững trước mặt mình bây giờ sao toàn những bức tường, những gương mặt bí hiểm, xảo trá và đáng ngờ. Cứ như cả thế giới này đang theo dõi ông vậy. Ai trong số đó đã chuẩn bị súng và đạn đã lên nòng nhỉ? Nhà văn sợ đến nỗi không dám ngoái đầu lại. Ông luôn cảm giác ngửi thấy phảng phất mùi thuốc nổ và trọng lực của viên đạn réo phần phật sau gáy. Nguy hiểm quá! Không gian này thật trống trải. Thôi, tốt nhất là mình nên chuồn ra khỏi đây!
    Tên sát thủ bám theo đối tượng không mệt mỏi. Nghề của hắn mà! Mày có chạy đằng trời. Giá như hợp đồng bắt hắn bắn chết nhà văn thì ông đã tiêu xác từ lâu rồi. Bởi vì hắn đã quá lão luyện trong nghề và súng thì nổ êm như ru. Lại nữa, đối tượng thuê mướn hắn đầy thế lực ai dám đụng tới? Thế mà y vẫn sợ cái Tôi ngớ ngẩn của tay nhà văn mới lạ lùng chứ? Vì vậy mới có hợp đồng thuê hắn bắn hạ.
    Như lúc này, tay sát thủ đang ngồi trong một góc tối, ngước cặp mắt cú vọ che bằng tròng kính râm đen quan sát nhà văn. Hắn nghĩ: - "Ốm yếu lèo khoèo như tay này đạn nửa viên cũng chết. Một viên là phí! Nhưng thôi, để chắc chắn, cứ nổ luôn một phát là tốt!". Bao giờ cái Tôi xuất hiện đây? Có thể là ngay bây giờ! Nghề giết người hắn quá rành mà! Kéo qui-lát lên đạn sẵn là vừa! Rồi hắn rê rê cái đầu ruồi ngước họng súng đen ngòm ngắm thẳng vào trung tâm tim nhà văn. "- Nghe nói cái Tôi thường ở đây! Thì đã sao nào!". Chỉ cần thấy một nét gì khác thường là hắn lẩy cò. Nhưng hắn chưa kịp nhận thấy dấu hiệu gì thì nhà văn đã đứng lên chạy trốn.
    Cứ thế, tay sát thủ và đối tượng truy nã như chơi trò đuổi bắt. Nhà văn vừa đến thì tên săn mồi xuất hiện. Hắn ngồi xuống chưa kịp ấm chỗ thì ông đã vội vàng đứng lên bỏ đi. Cả hai vẫn vờn nhau như hình với bóng. Nhà văn nhìn cái laptop của mình mà ngán ngẩm. Đã lâu ông không dám gõ một dòng nào. Cảm hứng chữ nghĩa trong ông khô cạn. Máu ông bốc hơi, nhạt như nước lã. Còn tay sát thủ nhìn ngắm họng súng của y mà khoái trá. Tất cả đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Điểm bắn trúng đích ngay tim, đạn nửa viên hay một viên không tiếng động. Kỳ lạ là từ khi hắn nhận công việc này nhà văn chưa bao giờ hé lộ cái Tôi của mình. Người đọc tưởng ông đã chết.
    Nhưng tên sát thủ thì vẫn không chịu trả hợp đồng. Hắn vẫn kè kè súng bên mình và rình rập có ngày điểm một phát vào cái Tôi nằm sát tim nhà văn. Giá phi vụ này hắn được trả quá hời mà!...

    Người đang nói

    Một hôm tôi đang nói thì đã chứng kiến một chuyện lạ. Gương mặt kẻ đối diện với tôi bỗng nhiên chảy thệu ra méo mó rồi từ từ trương phình lên một cách kinh dị. Rồi cái miệng y há hốc. Từ trong đó bỗng phóng ra một loạt lưỡi dao nhằm vào thái dương, cổ, ngực và đùi tôi nóng rực như lửa. Tôi nghiêng người qua phải, qua trái, nhảy lên, dạng háng để tránh. May mà lách được. Nguy hiểm quá! Tôi đang nói, tôi không thể tự vệ được. Đối diện với một nhóm cử tọa có vũ khí lúc này thì thật đáng sợ. Có thể họ sẽ sát hại tôi bất cứ lúc nào tôi sơ ý trong lúc tôi đang nói. Mà khi tôi chưa trình bày xong một vấn đề đã bị cắt đứt, bị loại bỏ nửa chừng thì sẽ không ai hiểu gì cả. Thật khốn đốn vô cùng.
    Vì thế miệng tôi vẫn tiếp tục nói. Nhưng tôi bắt đầu cảm thấy thiếu tự tin. Lưỡi tôi đã nở phồng chật chội trong miệng nhưng vẫn cố sức tống đẩy ra phía ngoài những con chữ, con âm trầy trụa máu me vì tất cả bọn chúng đã tự làm nhau bị thương khi phải rối loạn dẫm đạp lên nhau chen chúc để cố thoát thân ra ngoài qua vòm họng chật hẹp của tôi. Nhiều âm ngữ khi xổng được ra ngoài đã bị chính răng tôi ngoạm cho toạc mặt, gãy mũi, sứt miệng càng gớm ghiếc, dị dạng khiến cho đám cử tọa càng kinh ngạc. Nhưng cái lưỡi gà của tôi vẫn tiếp tục chập mạch, nổ lép bép một cách điên loạn. Tuyến nước bọt kiên trì làm việc vẫn không chịu nổi công suất quá tải của cục yết hầu cao điểm đang chạy nước rút lên xuống như một pít-tông. Đám đông bắt đầu sôi lên, nhấp nhổm như đang phải ngồi trên biển lửa. Có tiếng nói "-Bắt nó đi! Khẩn thiết lắm rồi! Đừng để nó nói nữa!". Hết giờ ư? Thời gian của tôi ít đến thế sao? Vì thế tôi càng nói. Tôi không thể chưa trình bày xong một vấn đề của mình mà đã bị cắt đứt. Vì như thế sẽ không ai hiểu tôi nói gì cả. Mà không ai hiểu tôi nói gì cả thì điều tôi nói ấp ủ cả cuộc đời mình không có ý nghĩa cả. Thật nguy hiểm vô cùng.
    Chữ nghĩa bắt đầu nổi sung, loạn xà ngầu, tràn lên chật cứng lấp họng tôi. Khó khăn lắm một vài từ mới rơi ra được. Nhưng từ nào cũng chấn động. Cũng nổ như một quả bom. Tôi vẫn nói trong khi rõ ràng hai tay tôi đã bị kẻ nào đó bẻ quặp ra sau kéo đi. Một hơi lạnh ẩm ướt như thép rỉ dí sát vào thái dương tôi lạnh toát. Đúng lúc ấy, trong một khoảnh khắc nhỏ tôi đã tìm thấy cho vấn đề của mình một hệ thống trật tự mới chưa từng có trong các tự điển ngôn ngữ.
    Nhưng rồi tôi cũng đã nghe tiếng lách cách vang động từ chiếc ổ khóa gắn trên một cánh cửa xà lim. Một đường hầm tối om dựng lên trước mặt tôi.
    Tại sao vậy nhỉ? Thời gian của tôi, của cuộc đời, của số phận dành cho tôi ít đến thế thôi sao? Khi tôi chưa thể trình bày xong một vấn đề mà đã bị cắt đứt. Và như thế sẽ mãi mãi không bao giờ và không ai có thể hiểu là tôi đang nói và muốn nói cái gì. Thật nguy hiểm! Thật khốn đốn vô cùng.
    Trong xà lim bóng tối của thời gian, tôi vẫn tiếp tục nói?
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Điều hiển nhiên

    M. là một nhà thơ trẻ. Anh làm thơ và sống nhờ vào chữ. Rồi cũng từ chữ, một hôm anh bị kết tội một cái án vô hình là đã dính vào một phi vụ nguy hiểm nhất của thời đại mà ngay chính cả bản thân anh phải ngạc nhiên không hiểu đó là tội gì?
    Nhưng vì tội chưa được định danh rõ ràng và cũng chưa có cơ quan chức năng nào kết án nên M. vẫn phải đi làm. Ở văn phòng đồng nghiệp xầm xì về anh và khi thấy anh xuất hiện là tất cả vội tránh đi chỗ khác. -"Vẫn chưa bắt à?" Ai đó nói khi M. đi ngang qua.- "Không lâu nữa đâu! Có thể là mai!" ?" Một giọng kim the thé thay anh trả lời. "Làm gì đến mai! Sẽ bắt ngay hôm nay thôi!"- Có kẻ sốt ruột.- "Tội nghiêm trọng mà! Thả lang bang thế này nguy hiểm lắm!" - "Nhưng tội gì vậy?"; "Chưa biết! Bí mật đến phút chót! Tội nghiêm trọng!".
    Một buổi sáng M. vào phòng làm việc thấy có ai đó đã lẻn vào trước mình. Khắp phòng ngấy lên một mùi lạ. Mở máy tính, anh thấy có thư gửi tới từ một địa chỉ lạ lẫm. Trên màn hình hiện ra dòng chữ: - X. đây. Bị bắt chưa? Anh em với nhau cả! Đừng khai!
    X. nào nhỉ? M. cố nhớ nhưng chịu. Nếu quả tên là X. thì chỉ có một X. là bạn thân M. từ thời phổ thông nhưng đã chết lâu rồi trong một lần đi tắm biển. Y bị chuột rút. M. vẫn chưa quên gương mặt lở loét, biến dạng của y ba ngày sau khi được vớt lên. Còn hai từ "anh em" và "đừng khai" thì M. thấy thật xa lạ. M. đâu có đồng hội hay đồng thuyền với ai để làm việc gì mờ ám thì biết khai với sẽ không khai chuyện gì? Án của M. nếu có thì chỉ là phi vụ của chữ viết và giấy trắng. Án này nếu xử thì không ai có thể chịu trách nhiệm ngoài cá nhân M. Nhưng cho đến lúc này ngay cả M. cũng chưa biết mình bị kết tội gì? Án sẽ xử bao lâu và thời gian nào sẽ bị bắt thì làm sao X. một kẻ đã chết lại có thể biết được?
    Hôm sau đang ở văn phòng thì M. có chuông điện thoại. Anh cầm ống nghe lên chưa kịp định thần để nghĩ là ai thì đã nghe một giọng eo éo xa xăm như đang vọng về từ cõi xa lắc:
    - M. đó hả? Nhận được mail chưa?
    - Mail nào?
    - X. đây mà! Còn làm bộ không biết nữa!
    - X. nào? Tôi đâu có quen ai tên X.
    - Thì X. vừa gửi mail cho M. hôm rồi đó! Không phải M. đã đọc và đã nhớ về một người bạn tên X. đó sao?
    - À! À!- M. thấy bối rối:- Lâu quá không gặp. X. có khỏe không?
    - Khỏe! Khỏe!- Giọng nói lồ rồ, đứt quãng run rẩy như vọng qua một lon sữa bò đong đưa thổi bạt trong gió: - Chỉ cần M. nhận tội một mình đừng khai X. là X. khỏe ngay thôi mà!
    M. mất bình tĩnh. Anh không tưởng tượng người gọi điện cho mình là X. và lại rơi vào tình huống này. Thực ra tội M. nếu có và nếu M. bị bắt lên thẩm vấn thì M. sẽ khai theo các câu hỏi mà vấn đề đặt ra. Chớ còn X. không hiểu là X. tội gì nhỉ? Tại sao M. không nhân cơ hội này để tìm hiểu thử.
    - Tôi khai tuốt - M. sẵng giọng.- Ông có tội thì ông phải chịu chứ? Không lẽ bắt tôi phải gánh luôn tội của ông hay sao?
    - Đừng! Đừng! X. xin M. Việc của M. đã bị lộ thì M. cứ chịu bị bắt. Còn X. vẫn chưa ai biết, chưa hề hấn gì mà!
    - Ông nói việc của tôi đã lộ nhưng mà lộ chuyện gì tại sao tôi lại không biết? Còn việc của ông nếu biết ông có tội nhất định là tôi phải khai! Phải khai thôi! Ông chuẩn bị ra hầu tòa đi là vừa!
    - Đừng làm thế M. ơi! - X. run rẩy giọng van vỉ.- M. cứ nghĩ lại cho thật kỹ nhé! Anh em với nhau cả mà! Mình sẽ đến gặp M. sau!...
    Nói đến đó X. gác máy. M. chỉ còn nghe tiếng tuýt tuýt xa dần.
    Hôm sau nữa M. vẫn chưa thấy có lệnh bắt. Nhưng M. đã chuẩn bị tâm lý sẵn. M. nghĩ anh không có tội nhưng mọi người thấy rằng anh có tội lại là tội nguy hiểm, tội nghiêm trọng thì chắc rằng M. đã có tội nhưng anh không biết đó thôi. Vì thế, khi thấy xe công lệnh hay người công vụ tới là anh sẵn sàng chịu bị bắt, chịu lên xe đi ngay. Có thể là ngay trong hôm nay. Không thể chậm hơn được.
    Lúc đến văn phòng đi lướt qua đám đông, anh lại nghe vang lên những tiếng xì xào:-"Sao lệnh bắt chậm thế nhỉ? Chỉ đi từ Công vụ đến đây mà phải mất hằng tháng trời?". Có tiếng trấn áp: -"Chậm mấy thì tới lúc cũng phải đến! Bao giờ đến thì đến! Điều đó là hiển nhiên rồi!".
    M. lại nghe tiếng chuông điện thoại. Từ phòng bảo vệ báo lên có ai đó đang muốn gặp M. Anh hỏi, cố giữ giọng thật bình tĩnh: "- Người công vụ à?" -"Không phải, một người tên là X!". M. giật mình suýt đánh rơi cả điện thoại.- "Nhưng chúng tôi đã thông báo X. không được gặp M. lúc này bởi M. là người đang bị nghi vấn có tội!"- Giọng kim the thé từ phòng bảo vệ vang lên như một hồi chuông cảnh báo đe dọa trừng trị. "Tôi có tội tại sao chính tôi không biết?" - M. run sợ hỏi lại. "Anh không biết tại sao tất cả mọi người đều biết? Chờ đi, rồi sẽ rõ thôi! Lâu đến mấy thì tới lúc đến cũng phải đến! Điều đó hiển nhiên rồi!"?
    M. thất thểu đi đến sở Công vụ. "- Tôi đã chờ lâu quá! Xin các ông cho lệnh bắt!"; "- Ông tên gì?"; "- M"; "- Ông tội gì?"; "- Tôi không biết nhưng mọi người điều biết. Điều tôi biết là có X. tham gia vụ này!"; "- X. là ai? Làm gì? Đang ở đâu?"; "Tôi không biết!"; "- Ông nên thành thật!"; "- Quả là tôi không biết mà!"; "- Không biết rồi sẽ biết! Ông cứ chờ đi rồi sẽ rõ! Lâu đến mấy rồi đến lúc đến cũng sẽ đến thôi! Điều đó là hiển nhiên rồi!"?
    Nguồn: Hợp Lưu
    Tham khảo:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=20
    http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2003/9/28103/
    http://dactrung.net/tacgia/default.aspx?TacGiaID=XRVJ2v0HsdBSDps6V%2BWLUA%3D%3D
    http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/160204/tho_1602.htm
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thái Bá Tân​
    Những cô gái áo trắng​

    N.V. ngày 20 tháng 11 năm 197...
    Rét! Rét quá! Ba đứa một giường ôm nhau, mình nằm giữa, hai chăn trùm kín đầu và chân, mà mãi không sao ngủ được. Có lẽ do trong hang ẩm và nước nhỉ bám đầy tường đá mới rét thế. Đêm nay ra bến phà gió mạnh, không hiểu sẽ thế nào?
    Không ngủ được, nằm suy nghĩ vẩn vơ mãi cũng chán, đành dậy viết nhật ký. Xưa nay mình ít viết nhật ký, lại viết dở nên rất ngại, cả viết thư cũng thế. Nhưng lúc này... Biết làm gì cho hết thời gian lúc này?
    Điều đầu tiên mình muốn viết là - nhớ nhà. Nhớ và thương mẹ quá! Mẹ bây giờ đang làm gì nhỉ? Chắc buồn và giận mình lắm. Hãy tha lỗi cho con mẹ nhé, vì con bỏ mẹ ở nhà một mình, già yếu không ai giúp đỡ. Hôm được tin con ghi tên đi thanh niên xung phong, mẹ không nói gì, còn cố gượng cười để con yên tâm, nhưng con biết trong lòng mẹ rất buồn và có thể còn trách con không hỏi ý kiến mẹ trước. Mẹ ơi, con hiểu lòng mẹ. Bản thân con, con cũng chẳng dễ gì khi phải xa mẹ, xa ngôi nhà tranh bé nhỏ, thân yêu của ta. Nhưng việc con ra đi là cần. Rất cần. Con tin mẹ hiểu điều đó...
    Có nên cho mẹ biết sự thật về điều kiện sống và làm việc ở đây không nhỉ? Không! Chỉ làm mẹ thêm lo nghĩ. Vả lại, chắc gì mình ở lâu một chỗ? Mới tuần trước còn làm đường ở Trường Sơn, bây giờ đã ở đây, cao điểm phà sông L, cách biển chưa đầy hai chục cây số. Không hiểu nay mai còn đi những đâu nữa.
    Nhớ cái Hòa và bọn bạn cùng đơn vị. Không được đi với mình lần này, chắc nó buồn lắm. Hai đứa cùng làng, cùng đi một ngày, cùng ở với nhau chừng ấy thời gian, thế mà... Biết làm thế nào được. Cả đội xung phong, người ta chỉ lấy năm. Năm người để dẫn đường cho ô-tô qua sông ở bến phà này, thay cho cả tổ, cũng nữ và đều là thanh niên xung phong, vừa hy sinh ba ngày trước đó. Những người được chọn là Vân, Yến, Lộc, mình và Út. Mỗi đứa một tính, một kiểu người, nhưng cùng còn trẻ và chưa chồng, chưa cả người yêu, trừ cái Yến, già nhất, hai mươi hai tuổi, nghe nói đã có "chàng" nào đấy. Cũng nghe nói thôi, chứ chưa bao giờ thấy cô nàng nhận thư hoặc nói chuyện về anh ấy. Nó kín lắm. Lại nghiêm khắc nữa. Tổ trưởng mà! Từ nãy đến giờ đã hai lần nhắc mình ngủ, đêm còn đi làm. Cả cái Út nữa (nó cũng là em Út của tổ), nó đã mấy lần cấu mình, bắt nằm xuống để ôm nó cho ấm. Cứ như con nít...
    21 tháng 11
    Ngày cũng như đêm, không lúc nào ngớt tiếng máy bay. Thỉnh thoảng lại còn pháo từ biển câu lên.
    Tổ mình làm ở phía Bắc bến phà. Cả năm đứa đứng rải trên một đoạn đường dài, từ mặt nước tính lùi lại, mỗi đứa cách nhau hai trăm mét. Tổ trưởng Yến phân công Út đứng trên cùng, vì nó nhỏ nhất, lại mới ra chiến trường. Tiếp đến là Vân, rồi Lộc. Chặng cuối cùng phải hai người, là mình và Yến.
    Đây là một trong những trọng điểm ác liệt nhất của mạch máu giao thông Bắc Nam. Cách sông còn những mấy cây số mà mặt đường đã bị bom và rốc-két địch cày tung, ô-tô không thể tự đi một mình, nếu không có người xi-nhan. Nhiệm vụ bọn mình là đi trước, dẫn xe men theo các miệng hố bom mới được lấp sơ sài, tránh những chỗ có cắm dấu bom nổ chậm, cho tới tận mép nước. Ở đấy sẽ có người xếp xe lên phà. Vì đêm không được đốt đèn, bọn mình đứa nào cũng phải mặc áo trắng để từ ca-bin, lái xe thấy mà đi theo. Những lúc có máy bay - ấy là nói khi chúng thả pháo sáng hoặc lao xuống bắn phá, chứ bay ngang hay vần lượn thì kệ - ai ở trên, có thể chạy lánh xa khu vực bến phà, còn người phía dưới thì ở nguyên tại chỗ, trú trong các hầm cá nhân được đào sẵn bên cạnh. Có lúc chúng bắn mặc chúng, phà cứ chạy, ô-tô cứ đi, tất nhiên con người cứ tiếp tục làm việc. Càng sáng! Càng không phải dò dẫm như trước!
    Ban ngày, bến phà thật yên tĩnh, nhưng chỉ là cái yên tĩnh tương đối của chiến tranh. Không tiếng phà, không tiếng ô-tô, không có gì ngoài một dải đất nham nhở, màu sắc lẫn lộn, lổng chổng những xác xe bị lật hoặc bị bắn cháy chưa kịp thu dọn. Bên cạnh, giấu hết mọi sự khốc liệt của chiến tranh vào lòng, con sông vẫn không ngừng chảy, bình thản và hiền từ như nghìn năm nay. Thật khó tin rằng chỉ chốc nữa, khi mặt trời vừa lặn, là hàng đoàn ô-tô, hàng đoàn người sẽ từ đâu đó chui ra. Cả bến phà sẽ bừng tỉnh dậy, bắt đầu một "ngày" mới, một cuộc chiến đấu mới...

    25 tháng 11
    Hôm nay, cả hai phà cùng bị trúng bom một lúc. Gần mười chiếc xe được dẫn xuống tận sông phải đứng trơ trọi dưới ánh sáng chói rực của đèn dù, dưới làn bom và rốc-két máy bay địch.
    Phòng không ta bắn rất dữ.
    Tổn thất...
    Mình có sợ chết không? Biết nói thế nào được nhỉ? Có. Sợ, nhất là những lúc thế này, khi suốt ngày nằm dài trong hang yên tĩnh và có quá nhiều thời gian để suy nghĩ. Ừ, có lẽ nói sợ cũng chưa thật đúng. Mình chỉ tiếc. Bây giờ mà phải chết thì tiếc lắm. Lại thương nữa. Thương mẹ ở nhà. Thương bọn bạn phải buồn, phải gánh thêm một phần việc.
    Không hiểu sau khi chết thế nào nhỉ? Không lẽ mình sẽ chẳng còn biết gì nữa? Chẳng biết cả việc một ngày nào đó chiến tranh kết thúc, mọi người sẽ tìm gặp lại nhau, sẽ đi học, làm việc, hay chỉ đơn giản sẽ được sống hòa bình? Ôi, hòa bình!... Chết chắc phải đau lắm. Hẳn thế. Không đau sao được, khi cơ thể bị xé ra từng mảnh? Người khác nghĩ thế nào về cái chết? Cái Lộc và cái Vân, cái Út hay cái Yến chẳng hạn? Chúng có sợ như mình không? Chắc có. Nhưng chúng không bao giờ để lộ điều ấy ra ngoài. Chúng vẫn lặng lẽ làm việc, các tốp thanh niên xung phong chữa đường cũng thế. Anh em lái xe, lái phà cũng thế. Mình cũng thế.
    27 tháng 11.
    Đọc mấy trang vừa rồi, thấy buồn cười. Toàn chuyện vẩn vơ không đâu. Lúc nãy, tò mò, mình hỏi Út:
    - Này Út, em có sợ chết không?
    Út tư lự một lúc, rồi thay cho câu trả lời, nó hỏi lại:
    - Em hỏi chị, chị phải nói thật nhé, chị Liên. Đã bao giờ có người con trai nào hôn chị chưa?
    - Chưa... Sao em hỏi thế?
    - Em cũng chưa. Con gái chết mà chưa được hôn kể cũng thế nào ấy, chị nhỉ? - nó nói, giọng mơ màng và hơi buồn, rồi lại rúc vào chăn, ôm mình đến nghẹt thở. Con bé rõ đến lạ.
    1 tháng 12
    Cả bọn được một phen hú vía. Chiều qua, một thằng "Con Ma" bất chợt phóng liền mấy quả tên lửa vào đúng cửa hang. May không ai việc gì. Lý do thật đơn giản: trước đó mấy đứa tắm xong, bao nhiêu đồ lót, đồ vệ sinh phơi tuốt cả một dây ngoài nắng. Tuy biết làm thế có thể nguy hiểm, nhưng kệ! Cứ trêu thằng Mĩ, xem hắn tồi đến mức nào. Và thằng Mĩ đã cho biết hắn tồi đến mức nào. "Cứ thấy xu-chiêng đàn bà là mò đến!", một đứa châm chọc.
    Sau đó họp tổ, cái Yến cấm từ nay không được ai phơi bất cứ cái gì trắng ngoài cửa hang, thậm chí cả khăn mù- xoa. Nhưng ác thay, trong hang luôn ẩm ướt, không có gió, phơi bao nhiêu vẫn không khô. Mặc vào người thật khó chịu.
    5 tháng 12
    Nhớ nhà quá!
    Thèm bữa canh rau mồng tơi. Hay rau ngót, rau bầu cũng được. Ở đây không chợ, không vườn, cái cần và khó kiếm hơn cả là rau xanh, vì miền Trung đất cát, quanh năm nắng nóng. Khắp nơi đất bị cày tung, có hôm đi suốt buổi chỉ nhặt được nhúm rau má già hoặc rau sam chua loét. Da cứ sùi lên như bị bệnh hủi...
    6 tháng 12.
    Cái Lộc có thư. Nét chữ trên phong bì nắn nót, lại không ghi tên người gửi. Cả bọn đoán chắc thư người yêu nên hồi lâu bắt nó phải khai thật hết mọi chuyện mới cho nhận. Cái Lộc nói ngay là chẳng có gì để khai, bảo cứ bóc tại chỗ, đọc to mọi người cùng nghe. Thì ra đó là thư một người bà con xa ở Hà Nội, nội dung khô khan và chỉ với những lời thăm hỏi bình thường. Không hiểu sao nghe xong, đứa nào cũng có vẻ như bị hẫng và hơi buồn, vì cứ tưởng và muốn đó là một bức thư loại khác, thư tình với những lời âu yếm dè dặt và kín đáo, dù những lời ấy không dành cho mình.
    Một lát sau, nằm trong chăn, lại cái Út cấu vào tay:
    - Chị Liên này, chị có người yêu chưa?
    - Chị cũng không biết. Có lẽ chưa.
    - Sao lại có lẽ? Có hay không thì chị phải biết chứ?
    - Chuyện không đơn giản như thế... Mà thôi, Út ngủ đi.
    Nhưng cái Út không chịu thôi. Tính nó thế, muốn biết cái gì là phải gạn hỏi bằng được.
    - Anh ấy là ai? Ở đâu?
    Mình buộc phải trả lời nó:
    - Xa lắm. Anh ấy đang học ở nước ngoài. Nhưng từ ngày xa nhau, chị chưa bao giờ nhận được thư anh ấy. Còn chị thì không biết địa chỉ, mà có biết, cũng không gửi. Chị và anh ấy cùng làng.
    - Thế anh ấy có yêu chị không?
    - Chị không biết. Chắc anh ấy quên chị rồi.
    - Còn chị.
    - Đừng hỏi nữa. Út ngủ đi! Mà rồi giữa anh ấy và chị chưa có gì đặc biệt. Chỉ thế thôi.
    Cái Út nằm im một lúc rồi bỗng nói, giọng hờn dỗi:
    - Em là em chúa ghét những anh đi nước ngoài. Cứ tưởng như mình ghê lắm, mặt vênh lên, nhìn người khác bằng nửa con mắt...
    - Ấy, em đừng nói thế. Không phải ai cũng như em nghĩ đâu.
    Cái Út không nói gì thêm, nhưng chắc còn lâu nó mới ngủ được. Nó trong trắng, vô tư quá. Hôm nọ nó nói gì nhỉ? Ừ, "Con gái chết mà chưa được hôn kể cũng thế nào ấy...?" Ngộ thật.
    - Cái này mãi gần hai năm sau khi nó hy sinh tôi mới nhận được. - Bà Nghĩa vừa nói, vừa hất đầu chỉ cuốn nhật ký tôi đang đọc dở. - Cùng ít quần áo và tư trang của nó. Tôi nhờ thằng lớn nhà Cả Chung bên cạnh đọc cho nghe. Tội nghiệp con bé. Tôi chỉ có mình nó. Nhiều khi nghĩ mà đứt ruột. Cậu xem, tôi già yếu thế này, vậy mà trời bắt phải sống lâu hơn con, sống để nghe những lời kia của nó...
    Rồi bà thở dài, cúi xuống sàng nốt mẻ gạo mới giã.
    Nhà bà Nghĩa và nhà tôi cùng chung một xóm, chỉ cách nhau mấy ngõ. Chồng chết sớm, bà chưa quá năm mươi mà trông như cụ già.
    Năm nay tôi dành trọn cả mười ngày phép về thăm quê. Theo lời khuyên của mẹ tôi, tôi đi một vòng gọi là "thăm xã giao" các nhà trong xóm, một việc những lần trước, phần vì bận, phần vì ngài ngại, tôi vẫn chưa làm được. Tôi đến nhà bà Nghĩa, và bà đã cho xem cuốn nhật ký của Liên, con gái bà, để lại.
    Bà Nghĩa có đoán ra tôi là "anh ấy" mà Liên đã nhắc trong nhật ký không? Có thể lắm. Vì vậy bà cho tôi xem để trách khéo việc tôi để con gái bà đau khổ chăng? Cũng có thể bà không biết gì. Xưa nay bà là người tốt bụng, chất phác, không quen suy xét sâu sắc kiểu ấy. Vả lại, trong xóm, tôi không là người duy nhất đi học nước ngoài những năm chiến tranh.
    Còn tôi, tôi và Liên thì thế nào?
    Không ngờ Liên tình cảm và sâu sắc đến thế. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy lúc đó quả tôi là một cậu bé ngờ nghệch, vô tư đến tàn nhẫn. Chúng tôi là bạn thân, học cùng trường, tôi hơn một lớp. Trường xa, cùng đi, cùng về mà nào có bao giờ nói chuyện với nhau, hoặc giả có nói, cũng chỉ toàn chuyện bông đùa, trêu chọc, như phần lớn những đứa khác vào tuổi ấy. Tất nhiên, tôi không thể không nhận thấy Liên là một cô bé (trong ký ức tôi, bao giờ Liên cũng là cô bé) tốt, lại xinh. Nhưng lúc ấy, về tâm, sinh lý, tôi chưa phát triển đến tình cảm yêu đương, và tất nhiên không biết có thể Liên đã chú ý, hay thậm chí còn thầm yêu tôi.
    Đêm trước hôm tôi đi, cùng một số bạn gái khác, Liên đến chia tay, uống nước chè xanh, ăn kẹo lạc và hát những bài ca cách mạng. Suốt buổi Liên im lặng. Rồi tình cờ hai đứa ngồi cạnh nhau. Lại im lặng. Có thể lúc ấy tôi lờ mờ đoán được tình cảm Liên với tôi, nhưng Liên không dám nói. Còn tôi, không hiểu tôi có nói điều gì không, để Liên hiểu theo cách mình và hy vọng, dù không đâu, mong manh, nhưng vẫn cứ là hy vọng?
    Tôi xa nhà bảy năm. Có thể nói suốt thời gian ấy tôi quên hẳn Liên, không hỏi thăm hoặc viết cho Liên một bức thư nào. Khi Liên hy sinh, tôi được bố mẹ báo cho biết. Tôi buồn và thương Liên, hẳn thế, nhưng vẫn là cái buồn thương chung chung như khi nghe tin ai đấy trong xóm từ chiến trường không trở lại. Có lẽ tôi sẽ còn tiếp tục nghĩ như thế về Liên, nếu như hôm nay vô tình không được đọc cuốn nhật ký này.
    Bà Nghĩa đã bỏ ra sân thái rau cho lợn. Tôi ngồi lại một mình bên chiếc bàn học của Liên ngày nào, xúc động lật tiếp những trang chữ li ti, đã ngả màu cùng năm tháng...

  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    10 tháng 12.
    Mỗi đứa được phát hai mét vải trắng. Pôpơlin pha ni-lông hẳn hỏi. Để may áo thay những chiếc đã ố màu, lái xe kêu họ cứ lẫn vào màu trắng của đất.
    Cả hang sôi nổi hẳn lên. Đi làm về, vừa chợp mắt một chốc đã vùng dậy, đứa nào cũng hý hoáy may may cắt cắt.
    Bỗng cái Vân ngừng tay, ngồi thừ một lúc, rồi nói:
    - Kể cũng buồn cười thật đấy, chúng màỵ ạ. Bọn mình thì tỉ mẩn may móc từng mũi nhỏ, nhỡ một tý đã xuýt xoa, như thể may áo cưới không bằng, lại còn kiểu này, kiểu nọ nữa. Nhưng thử hỏi để làm gì? Ban ngày không dám mặc, mà cũng chẳng biết mặc cho ai, còn đêm, đêm thì thế nào chẳng được! Tớ ấy à, tớ thì muốn cứ để cả tấm mà khoác. Càng rõ! Càng khoẻ! Còn hơn phải vất vả thế này để làm duyên... làm duyên với những chiếc ô-tô mù!
    Mắt cái Vân ươn ướt như muốn khóc. Nó nói là nói thế thôi, chứ cả tổ, nó vẫn là đứa ưa diện nhất, kỹ tính nhất trong chuyện ăn mặc, chắc chắn lần này áo của nó cũng được may cẩn thận và đẹp nhất.
    - Cánh lái xe là chúa tếu đấy nhé. - Một chốc sau Lộc lên tiếng, có lẽ để xua đi sự im lặng bất tiện. - Một hôm có chàng bảo mình thế này, chúng mày nghe có được không? "Này, đồng chí áo trắng ơi, đồng chí có xinh không đấy?". "Không đến mức khó coi như anh tưởng", mình đáp. "Vì sao anh hỏi thế?". "Là vì cái xe của tôi ấy mà, không hiểu sao từ khi gặp cô, nó không chịu nghe theo tay lái của tôi nữa. Cô đi, nó đi, cô đứng, nó đứng. Tự nó quyết định. Còn tôi, tôi chỉ ngồi khoanh tay mà nghĩ rằng chắc cô phải xinh lắm nên mới thôi miên được nó như vậy. Tôi lo chốc nữa nó sẽ tự theo về lán của cô mất. Tôi không có lỗi đâu nhé! À mà lán các cô ở đâu đấy nhỉ?" Mình cũng không vừa, mình nói: "Nhà em ở kia, ở phía cái hang kia kìa. Hôm nào từ chiến trường quay ra, cứ để cái xe khó bảo của anh rẽ vào, chồng em sẽ cho nó một trận!..."
    - Giỏi lắm! Rồi anh chàng đáp sao? - một đứa hỏi.
    - Anh chàng im, nhưng chắc hiểu mình đùa. Anh ta thấy màu trắng áo mình. Còn mình thì chẳng thấy gì. Chỉ nghe giọng nói. ấy thế mà buồn cười lắm, chúng mày ạ. Xe đi rồi mà không hiểu sao mình cứ thấy bâng khuâng thế nào ấy... - Cái Lộc ngồi im một lúc rồi đột ngột hỏi: - Chúng mày có nghĩ một ngày nào đó anh ta sẽ vào đây không?
    12 tháng 12.
    Ngày đầu tiên cả năm đứa diện áo mới đi làm. Mỗi đứa mỗi kiểu, vuốt, gấp cẩn thận rồi đặt dưới lưng nằm suốt đêm cho thật phẳng, thành nếp hẳn hoi như được là kỹ. Ngay từ chiều, đứa nào cũng mặc áo mới, soi gương ngắm nghía, rồi cởi ra, rồi lại mặc vào, đổi áo, ướm thử áo nhau mãi. Khi không còn việc gì nữa để làm, cả bọn cứ mặc áo mới ngồi chờ đêm xuống để ra khỏi hang, bồn chồn và sung sương như chờ cái gì đấy thật hệ trọng.
    Không biết hôm nay các chàng lái xe có nhận thấy sự kiện mới lạ này không?
    15 tháng 12.
    Mấy ngày nay thằng Mĩ hoạt động đặc biệt ác liệt. Nó quyết phá. Ta quyết giữ. Máy bay bay suốt đêm. Pháo từ biển câu vào không còn theo giờ như trước. Nhưng dòng xe không vì thế mà bị dừng lại. Bến phà phải đổi chỗ nhiều lần. Kể ra, gọi là chỗ vượt sông thì đúng hơn. Nhiều chỗ vượt sông như thế. Có cả chỗ để nghi binh. Thiếu người, tổ phải chia ra làm việc ở ba nơi.
    Nhớ nhà quá. Nhớ mẹ quá.
    Anh ấy có lúc nào nghĩ về mình không nhỉ?
    16 tháng 12.
    Út hy sinh! Ba giờ sáng hôm nay. Nó làm một chỗ với Vân. Một thằng lao xuống phóng rốc-két, như hàng trăm thằng trước đấy từng lao xuống phóng rốc-két. Tiếng nổ bình thường, trận đánh phá cũng bình thường, nghĩa là tất cả giống mọi ngày, thế mà sau đó Út không còn nữa. Một mảnh đạn cắm đúng tim nó. Một mảnh khác cắt đứt phần trên vú trái. Một tiếng sau khi nó chết, mình mới biết. Biết mà chẳng đến được, vì còn phải làm việc. Khi gặp Út thì trời đã sáng. Yến đã lau sạch máu và bụi bẩn trên người nó. Một đứa nào đó trong tổ cởi chiếc áo trắng mới còn nguyên lành của mình mặc cho Út. Khuôn mặt Út thật thanh thản. Đôi mắt vuốt mãi không chịu nhắm, như đang mơ màng nhìn một điểm nào đấy trước mặt. Nó chỉ ngạc nhiên, hơi buồn vì phải chết sớm và vô lý như vậy. Một bên miệng của nó hơi nhếch, thơ ngây, bẽn lẽn như hôm nào nó hỏi: "Con gái chết mà chưa được hôn, kể cũng buồn, chị Liên nhỉ?".
    Mình cúi xuống, lặng lẽ hôn lên đôi môi của Út.
    17 tháng 12.
    Hôm nay đi làm về, thương Út, cả bốn đứa ngồi ôm nhau khóc.
    20 tháng 12.
    Vẫn ác liệt như trước. Xe vẫn thông.
    24 tháng 12.
    Thế là đã ở bến phà N.V. này hơn một tháng. Một tháng cộng với hai năm nay đây mai đó theo các con đường của khu Bốn khói lửa. Chỉ mấy ngày nữa là năm mới. Năm mới... mọi người sẽ già thêm một tuổi. Mình cũng thế.
    Liệu mình phải già thêm bao nhiêu tuổi nữa trước khi chiến tranh kết thúc? Còn Út thì vĩnh viễn ở lại với cái tuổi mà bây giờ nó có, chiến tranh hay không chiến tranh cũng thế. Vĩnh viễn yên nghỉ với cảm giác thanh thản của một người đã cống hiến cho người khác cái quý nhất mình có. Đúng, thanh thản, nếu không kể nỗi sợ rất con gái kia mà nó vẫn cảm thấy đâu đó sâu trong lòng cho tới khi xuống mộ. Tội nghiệp con bé...
    27 tháng 12.
    Xe vào nhiều quá, có lẽ sắp đánh lớn. Ban ngày ít được ngủ hơn, vì thường đi chữa đường giúp các đội thanh niên xung phong.
    Hàng ngày bốn đứa vẫn mặc áo từ chiều, những chiếc áo được may đẹp, gấp vuốt phẳng phiu, ngắm nghía, sửa sang cho nhau để tối đến, như cái Lộc một lần chua xót nói, "làm duyên với những chiếc xe mù". Kể cũng buồn cười, biết người khác không thấy mặt mình và mình không thấy người khác, chỉ những cuộc gặp gỡ thoáng qua mấy phÚt, lại trong hoàn cảnh ác liệt như hiện nay, thế mà cả tổ trước khi đi đứa nào cũng chăm chÚt vẻ ngoài như sắp làm dâu không bằng. Một bản năng rất con gái, có lẽ cũng chỉ con gái mới hiểu nổi. Chao, ước gì hoà bình! Ước gì được mặc những chiếc áo trắng này tự do đi lại giữa ban ngày...
    28 tháng 12.
    Hôm nay Yến hy sinh!...
    Còn lại ba người: Vân, Lộc và mình. Mình được cử làm tổ trưởng.
    Yến ơi, thương mày quá! Mày là đứa duy nhất có người yêu chờ đợi, thế mà mày hy sinh... Mày quá kín đáo, mày chẳng cho chúng tao biết người yêu của mày là ai, ở đâu, để chúng tao báo cho anh ấy biết mày là người thế nào.
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    31 tháng 12.
    Hầu như đêm nào cũng có xe đổ và người chết. Mỗi lần ra phà, đâu đó sâu trong tim, một ý nghĩ nhỏ thôi, nhanh thôi, nhưng sắc như mũi dao lại nhói lên - ý nghĩ rằng hôm nay sẽ đến lượt ai đây? - mình, cái Vân, cái Lộc, hay thậm chí cả ba?
    Trước khi bước ra khỏi hang, ba đứa nhìn nhau im lặng, nhưng rất hiểu...
    Xe vẫn thông...
    Nhật ký của Liên ghi đến đây thì dừng. Bất giác tôi ngước lên nhìn tấm bằng liệt sĩ ***g kínk treo trang nghiêm trên tường. Thì ra Liên hy sinh đúng vào ngày 31 tháng 12 năm 197..., ngày cuối cùng ghi trong nhật ký. Cũng là ngày cuối cùng trong năm. Tôi nhẩm tính - Liên đã không gắng sống thêm được mấy giờ nữa để bước sang năm thứ hai mươi đẹp đẽ của đời mình.
    Từ trên tường, qua lớp kính phủ nhẹ một màng bụi mỏng, một cô bé tóc tết đuôi sam, khuôn mặt còn trẻ con với đôi mắt thơ ngây mở to đang nhìn tôi. Đó là Liên. Chắc đây là bức ảnh duy nhất của con gái bà Nghĩa còn giữ được, chụp vào dịp Liên tốt nghiệp lớp mười. Tôi không dám nhìn thẳng vào đôi mắt ấy; không dám nhìn cả vào đôi môi đang hé mở, đôi môi chưa một lần trong đời được biết cảm giác của cái hôn âu yếm.
    Tôi lặng lẽ trả lại cuốn nhật ký cho bà Nghĩa, lơ đãng trao đổi thêm ít câu rồi ra về.
    Sáng hôm sau, trước sự ngạc nhiên của mọi người, tôi thu gói đồ đạc ra đi, nhưng không phải đi Hà Nội, mà ngược lại, vào Vinh mua vé ô-tô đi Quảng Bình, tới bến phà N.V. mà Liên nói đến trong nhật ký.
    Ở trụ sở Uỷ ban xã S. nơi có bến phà N.V. ngày nọ, sau khi nghe tôi tự giới thiệu và nói rõ mục đích chuyến đi của mình, người ta chỉ cho tôi đến gặp ông Nam, Phó chủ tịch xã.
    Ông Nam là người vui tính và cởi mở. Ông nhìn qua một lượt suốt người tôi và hỏi:
    - Anh là bà con cô Liên à? - Nhưng không chờ tôi trả lời, ông nói luôn: - Chính tôi là người tìm thấy và đọc cuốn nhật ký đó. Tội nghiệp các cô gái. Hồi ấy tôi là Trung đội trưởng dân quân xã. Tôi được lệnh điều các cô dân quân của tôi dẫn xe ở đoạn trên, còn ba cô thanh xung phong thì làm ngay sát bến phà. Vào cái đêm cuối năm đáng nhớ ấy, hình như độ mười giờ thì phải, bất ngờ một chiếc "Thần Sấm" từ đâu lao đến ném một loạt bom, không lượn vòng nào, cũng chẳng thèm bắn pháo sáng, thế mà trúng phà, trúng luôn cả ba cô gái. Anh xem thế có đau không ... - Ông Nam dừng lại, ngồi im một chốc như cố nhớ điều gì, rồi nói tiếp, giọng trầm hẳn xuống: - Thậm chí đêm ấy, bận việc thông xe, chúng tôi chẳng kịp nhặt hết các mẩu xác bị bom chặt đứt vung vãi khắp nơi. Mãi chiều hôm sau mới tìm được hết, xác định cái gì là của ai rồi làm lễ chôn cất. Sau này, chiến tranh kết thúc, khi người ta định đưa các cô - cả năm cô - vào nghĩa trang liệt sĩ xã, tôi đem chuyện nhật ký cô Liên ra kể, và đề nghị xây riêng mộ cho các cô ở cạnh bến phà cũ. Ý kiến của tôi được chấp nhận. Bây giờ ta ra đấy chứ?
    Nói rồi, ông Phó chủ tịch xã hăm hở đi trước, tắt qua một cánh đồng lúa vừa trổ bông thoang thoảng hương thơm, về phía dòng sông L. đang trải rộng, trắng lóa dưới ánh mặt trời tháng Tư. Tôi lặng lẽ bước theo, với cảm giác hồi hộp như sắp được chứng kiến một cái gì đấy linh thiêng và vĩ đại.
    Trên đỉnh một ngọn đồi xanh vươn sâu tận mép sông, người ta xây mộ năm cô gái thanh niên xung phong thành năm cánh của một bông hoa, đầu chụm vào nhau. Một bông hoa màu trắng - (vì mộ đều được quét vôi trắng). Các bia đứng hầu như kề nhau, tạo thành một hình tròn có trồng những bông hồng và cúc lẫn lộn, tức là làm nhị của bông hoa xi măng trắng vĩ đại. Trên những tấm bia ấy tôi đọc thấy tên cô Yến tổ trưởng nghiêm khắc; tên cô Vân ưa diện; tên cô Lộc mơ hồ chờ đợi một chàng lái xe mà cô chỉ mới trò chuyện một lần nhưng không thấy mặt; tên cô Út bé nhất tổ chỉ sợ duy nhất một điều là chết mà chưa được hôn. Và tất nhiên tôi thấy cả tên của Liên, cô hàng xóm, cô bạn cùng trường của tôi, người con gái đưa tôi vượt hàng trăm cây số đến đây, và quan trọng hơn là đã giúp tôi tự nhìn nhận lại mình, tự đánh giá ghiêm khắc những gì tôi đã, đang và sẽ làm trong đời.
    - Nghĩ mà thương các cô gái, - vừa bật lửa châm hương, ông Nam vừa khe khẽ nói. - Đang tuổi ăn diện mà đến cái áo trắng cũng không được mặc ban ngày. Còn bây giờ thì...- ông ngập ngừng chốc lát rồi quay sang bảo tôi: - Những ngôi mộ này, anh ạ, cứ đều đặn nửa năm một lần tôi cho quét vôi mới?
    Ông Nam còn nói thêm điều gì nữa nhưng tôi không nghe rõ, vì lúc ấy tôi đã bỏ đi xa, tìm nhặt những bông hoa ****, hoa mua mọc nhiều quanh đấy. Một chốc sau, tôi quay lại với một bó lớn trong tay. Tôi chia đều thành năm phần, nhẹ nhàng đặt lên năm cánh trắng của bông hoa xi măng. Rồi vô tình như hẹn trước, cả tôi và ông Nam cùng cúi đầu đứng lặng mấy giây.
    - Liên ơi, hãy tha lỗi cho tôi Liên nhé!
    Sáng hôm sau, tôi lên đường ra Hà Nội. Từ ô-tô, tôi thò đầu qua cửa sổ, ngoái nhìn mãi những ngôi mộ màu trắng được xếp thành hình một bông hoa trên ngọn đồi xanh, trông xa như chiếc nơ trên đầu một cô gái. Suốt đường đi, những ý nghĩ đượm buồn cứ quanh quẩn trong đầu tôi, ý nghĩ rằng ngày xưa đã từng một thời có nhiều cô gái chỉ thèm được một lần mặc áo trắng tự do đi lại giữa ban ngày, ấy thế mà các cô chỉ được mặc vào ban đêm để làm nhiệm vụ, để "làm duyên với những chiếc xe mù". Và rồi các cô hy sinh, lặng lẽ mang theo xuống đất cùng tuổi trẻ là cái ước mơ tưởng vô cùng đơn giản ấy, cũng như các cô đã lặng lẽ lập những chiến công, lặng lẽ yêu, lặng lẽ ra đi để một ngày nọ, như trong câu chuyện cổ tích, lặng lẽ biến thành những cánh hoa màu trắng, cái màu trắng phải đổi bằng màu của máu...
    Nguồn: Việt Nam thư quán
    Tham khảo:
    www.evan.com.vn/Functions/Author/?AuthorID=33
    http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/ThovaTruyen/truyenngan/truyen269.htm
    http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/truyen/truyen_1202_bonghongchuatang.htm
    http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/ThovaTruyen/truyenngan/truyen276.htm
    http://ngoisao.net/News/Truyen-hay/2004/06/3B9AD480/
    http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/truyen/2004/12/49675.cand
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Haruki Murakami ​
    Con thú màu xanh lục​

    Haruki Murakami là một trong số ít nhà văn Nhật Bản hàng đầu hiện nay. Gần đây, tên tuổi ông thường được nhắc đến như một ứng cử viên nặng ký của giải Nobel. H.Murakami sinh năm 1949, tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng Waseda, từng làm chủ quán bar trong suốt 7 năm, cho đến khi khám phá ra "mình thực sự muốn viết một cái gì đó". H.Murakami đặc biệt chú ý đến cấu trúc và tiết tấu, yếu tố giả tưởng mạnh mẽ, mơ ước của ông là làm mới ngôn ngữ văn chương Nhật Bản "từ bên trong", chứ không phải cái vỏ của nó. Xuyên suốt các tác phẩm của H.Murakami là hình tượng "con người cô độc", nhưng luôn khao khát mang đến cuộc đời thông điệp của yêu thương...

    Chồng đã đi làm như thường lệ, và tôi ở nhà một mình. Chẳng có việc gì để làm. Tôi ngồi xuống bên cửa sổ và bắt đầu nhìn ra vườn xuyên qua khe hở giữa mấy tấm mành - chỉ nhìn vu vơ với hi vọng vào ý nghĩ ngẫu nhiên về một công việc phù hợp. Cái nhìn dừng lại ở tạo vật yêu dấu và được tôi chăm bẵm đã từ lâu - một cây sồi xanh tươi, dường như là xanh tươi vĩnh cửu. Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau. Tôi thường trò chuyện với cây sồi như với một người bạn.
    Khi đó tôi cũng đối thoại với cây sồi bằng ý nghĩ. Về cái gì - bây giờ tôi không nhớ. Thậm chí không biết chuyện đó đã kéo dài ra sao: khi bạn nhìn ra vườn, thời gian trôi hệt như nước nơi đoạn ghềnh chảy xiết... Ngoài cửa sổ trời đã tối mịt. "A - phải, mình mải ngồi quá!" - tôi sực tỉnh bởi tiếng động âm thầm của mặt đất rung chuyển. Đầu tiên có cảm tưởng tiếng động ấy thoát ra từ chính con người tôi. Như là ảo giác âm thanh. Một linh cảm u ám xâm chiếm thân thể. Tôi nín thở và cảnh giác. Tiếng ù ù chậm rãi, nhưng đúng là đã mỗi lúc càng mạnh thêm. Thậm chí tôi cũng không biết nó giống cái gì... Cái gì nhỉ? Tiếng động đã biến thành những tiếng rền vang kinh hồn làm toàn thân tôi sởn da gà. Tôi rét cóng.
    Bỗng đất xung quanh những rễ sồi đội lên, nứt ra và vỡ vụn - và từ bên trong nó bỗng xuất hiện một thứ gì đó trông giống một chiếc móng vuốt sắc. Hai lòng tay tôi siết thành những nắm đấm, cái nhìn đờ cứng vào cái vuốt, còn trong đầu tôi thì thoáng nghĩ: "Bây giờ sẽ là một cái gì đó!". Chiếc vuốt cào mạnh mặt đất, và từ cái hang đang hình thành trườn lên một con thú màu xanh lục.
    Trước hết, con thú lạ lùng rũ mạnh thân mình, và từ lớp vảy xanh lục sáng lóng lánh của nó, những viên đất rơi xuống lả tả. Chiếc mũi có cái chóp sẫm màu của con thú dài lạ thường, chĩa ra như cây roi mảnh. Và riêng đôi mắt, chao ôi - y hệt mắt người. Nhìn những con mắt này, tôi bất giác run rẩy: có những ý nghĩ sống trong chúng - như ở nơi tôi, hoặc có thể như ở nơi bạn vậy.
    Con thú tiến lại gần ngôi nhà và gõ cửa bằng chóp mũi. "Cốc - cốc - cốc", tiếng gõ khô khốc vang lên. Len lén, để không thu hút sự chú ý của nó, tôi luồn vào căn phòng ở góc xa. Hét lên cũng vô ích: trong khu không có người, còn chồng thì sẽ về muộn. Chạy trốn theo lối sau thì không thể: trong nhà có mỗi một cửa, cái cửa mà con thú màu xanh lục gớm ghiếc đang gõ liên hồi. Chỉ còn cách nấp kín và giả bộ như trong nhà không có ai: có thể nó sẽ đành chịu và bỏ đi đâu đó. Nhưng con thú vẫn không thôi gõ. Nó uốn cong chóp mũi, thò vào lỗ khóa và? ổ khóa trở nên vô hiệu, chỉ khẽ kêu "tách", cửa hé ra, và chiếc mũi chậm rãi chọc vào cái khe. Như con rắn - nó chăm chú thăm dò căn phòng, đầu ngóc lên, nhìn khắp các phía. "ái chà, giá bây giờ xách dao đứng sát cửa, ta phải chặt cụt cái vòi kia đến tận gốc - tôi thầm nghĩ - trong bếp có đầy dao sắc". Nhưng con thú, hệt như thể đã nghe thấy tôi, e hèm rồi đột nhiên cất giọng: "V-v-vô ích cả thôi!". Tiếng nói lạ lùng! Có vẻ như nó chọn chữ một cách khó nhọc. "Cái mũi này như đuôi th-th-ằn lằn: chặt, không chặt, đằng nào cũng sẽ mọc. Càng chặt nhiều, nó sẽ càng kh-khoẻ hơn và dài hơn. Vậy nên, v-v-vô ích cả thôi". Đôi mắt kinh khủng bắt đầu quay tít hệt những con cù.
    Đúng vậy, nó đọc được ý nghĩ của chính tôi! Ôi, thế này thì quá lắm! Tôi không cho phép ai lục lọi vào óc não của tôi, huống hồ lại là một con thú lạ lùng và khủng khiếp như thế. Mồ hôi lạnh túa khắp người tôi. Thực ra, nó định làm gì vậy nhỉ? Ăn thịt ư? Hay lôi tôi theo nó xuống lòng đất? "Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, - tôi ngẫm nghĩ, cố gắng tự trấn an mình - Được, nó cũng không hẳn tệ: chỉ có điều mình không được hãi khi nhìn cái mõm nó thôi. Còn các móng vuốt ở những cái chân cao vống đó thì không sao, nếu nhìn quen mắt thậm chí rất thiện cảm. Kỳ lạ, nhưng quả thực nó hoàn toàn không có vẻ thù địch?".
    - Lẽ đ-đ-đương nhiên rồi! - Con thú nói, uốn cong cổ. Bộ vảy xanh lục lăn đi với tiếng ngân nhè nhẹ, như có người khẽ lắc cái bàn đặt những chiếc tách uống cà phê. - Kh-khô-không có lẽ cô nghĩ, rằng tôi sẽ ăn th-th-thịt c-cô? Kh-khô-không- đâu, tôi sẽ kh-không ăn thịt cô đâu! Sao cô lại như vậy? Tôi đâu có gì chống lại cô. Tôi đâu có m-m-man r-rợ thế!
    Ồ, đích xác là nó hiểu tất cả những gì tôi đang nghĩ!
    - Ôi, cô chủ thân mến ơi là cô chủ! Tôi đến đây chỉ muốn ngỏ một lời với cô thôi. Cô hiểu không? Tôi cố ý chui lên từ dưới lòng đất s-s-sâu. Việc này không đơn giản: phải cào đất cật lực ấy. Đây này, móng vuốt trầy xước hết cả ra. Nếu tôi có dã tâm, dã tâm, dã tâm, chẳng lẽ tôi có thể làm như vậy. Nhưng tôi đã tới đây, vì tôi thích cô, thích lắm. ở s-s-sâu tít dưới lòng đất, tôi chỉ nghĩ đến cô thôi. Nhưng tôi không thể chịu đựng hơn nữa và đã ch-chui lên đến đây. Ai nấy đều can, nhưng tôi không chịu nổi. Tôi thu hết c-c-can đảm - tôi biết cô sẽ nghĩ: "Ôi chao, nhà ngươi - một con thú thế kia! Dám đến ngỏ lời với ta! Thật hết sức trơ tráo".
    "Nhưng chẳng lẽ không phải vậy? Một con thú như thế kia, và còn xấc xược đòi tình yêu của tôi nữa!".
    Tôi vừa nghĩ vậy đã thấy mõm con thú lập tức tối thẫm lại. Trong trạng thái xúc động, bộ vảy của nó biến sang màu tím. Mình nó co rúm lại và trông bé nhỏ hơn. Tôi bắt chéo tay và nhìn trừng trừng vào súc thịt co quắp. Có thể, thân nó biến đổi cùng sự thay đổi của cảm giác? Và dưới cái vẻ gớm ghiếc, kinh tởm đó ẩn giấu sự mềm dịu như món bột nghiền tươi, và một trái tim dễ dàng thương tổn? Nếu vậy, thì tôi có cơ chiến thắng! "Ta sẽ thử lần nữa. Nhưng mi là con thú gớm ghiếc thật! - tôi nghĩ bằng giọng nói bên trong to tướng, to đến mức âm vọng vào trái tim như thể tiếng sủa - Nhưng mi là con thú gớm ghiếc thật!". Những chiếc vảy nhỏ chuyển hẳn sang màu tím biếc. Mắt nó, đích thị thấm thía vẻ ác cảm của tôi, mở lớn hơn, lồi hẳn ra ngoài hốc, và từ đó nước mắt tuôn trào như suối nhựa trái vả trắng sữa.
    Nỗi kinh hãi biến mất. Tôi bèn thử, trong chừng mực khả năng cho phép, hình dung một cảnh tàn bạo. Sau khi trói nó trong ý nghĩ, tôi dùng nhíp sắc rứt từng chiếc vảy màu xanh lục; chọc con dao nung đỏ rực vào những bắp chân mềm màu hồng; ráng sức cắm chiếc mỏ hàn cháy xèo xèo vào những con mắt lồi như trái vả. Tôi hình dung lần lượt tất cả những cảnh này, còn con thú chua xót nức nở, rú lên vì đau, quằn quại khổ sở, cứ như điều đó xảy ra với nó thực vậy? Những giọt nước mắt có màu sắc, nước dãi đặc quánh từ mõm, khói màu tàn tro mùi hoa hồng từ tai, cái nhìn trừng trừng oán hận từ những con mắt dãn phình ra?
    - Ôi, cô chủ ơi! Xin cô, hãy vì Chúa! Xin đừng nghĩ về những chuyện độc ác như thế nữa! Tôi van cô, đừng t-t-tưởng tượng điều đó, - nó rên rỉ phân trần - Tôi không có d-d-dã tâm. Tôi có làm gì xấu đâu. Tôi chỉ ng-ng-nghĩ đến cô thôi mà.
    "Mi đang nói đùa đấy à? Mi đột nhiên trườn vào sân nhà ta, tự tiện mở cửa, đột nhập vào nhà. Hay là ta đã mời mi? Cuối cùng, ta muốn nghĩ gì thì ta cứ việc nghĩ nấy!".
    Lúc đó trong đầu tôi mơ màng trôi qua những cảnh ngày càng kinh rợn. Tôi ******** làm tội, cắt vụn thân xác con thú bằng các cỗ máy và công cụ khác nhau, không chừa một khả năng có thể nào để nhạo báng và hành hạ cái bản thể của nó. "Hãy nghe đây, con thú kia! Mi đúng là không biết đàn bà là thế nào! Nhưng nếu thế, ta sẽ dạy cho mi biết, dạy bao nhiêu tuỳ thích!". Đáp lại những lời này, viền thân con thú nhoà dần, thu rút lại như con giun trong mưa cho đến lúc chỉ còn bằng chiếc mũi màu xanh lục bảnh bao của nó.
    Con thú quằn quại trên nền, bắt đầu lập bập những cái răng, cố nói vớt thêm với tôi một điều gì đó. Chắc là một điều gì rất hệ trọng, như thể phải truyền đạt một thông điệp cũ đã bị quên lãng. Nhưng cái miệng cong vẹo rúm ró, nó dần đông cóng lại, rồi chẳng mấy chốc đã rã ra và biến mất. Hình ảnh con thú trở thành một vệt bóng tối của buổi chiều hôm. Trong không khí chỉ còn lửng lơ những con mắt lồi buồn bã của nó. "Những chuyện đùa như thế không xong với ta! Hãy xem, hãy nhìn mà xem, bây giờ chẳng có gì giúp được mi sất. Mi không thể nói được gì sất. Mi không thể làm được gì sất. Bản thể của mi đã tận tuyệt rồi". Một khắc sau, cả những con mắt lồi buồn bã ấy cũng tan vào trống rỗng. Bóng tối của đêm ngập đầy căn phòng ắng lặng.
    Người dịch: Kiều Vân
    Nguồn: Lao động

    Được julian sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 02/01/2005

Chia sẻ trang này