1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Biển lạ​
    Nguyễn Việt Hà​
    "Đó là những lời trúc trắc ngây ngô và rời rạc?/ Faulkner nhại Shakespeare
    Nữ thi sĩ đứng trên tầng chót của toà nhà cao tầng Hà Nội tower. Mây tầm thường trắng báo hiệu vĩnh viễn vắng những mùa hè không có dông. Không có dông không hẳn sẽ là không có mưa. Nhưng không có mưa thì sẽ không bao giờ có những vũng nước đọng. Nữ thi sĩ đăm đắm nhìn xuống. Phía dưới chân tháp là một vũng nước hình ô van đã lắng bùn, không cần cố lắm nữ thi sĩ cũng thấy gương mặt mình long lanh hiện trên gương nước. Một khuôn mặt nửa quen nửa lạ có cặp mắt âu sầu không có tuổi. Những nét trên khuôn mặt ấy là đau đớn là ngổn ngang buồn. Trong sâu xa cô ngờ ngợ đấy chính là khuôn mặt của cô. Cô đã nhiều lần phải bơ phờ luỵ một nhiếp ảnh gia dâm đãng chuyên về chụp ảnh nghệ thuật chân dung, chụp hàng ngàn cuốn phim nhưng khuôn mặt đó vẫn không ra hình. Chỉ có cô là nhìn ra và muốn nhìn thấy rõ nó bắt buộc phải đứng đúng chỗ tầng thượng này. Tất nhiên phải có vũng nước ấy. Cô định không nói với ai, nhưng trong một lần đắm đuối hôn anh, cô buột môi đánh rơi bí mật.
    ?oEm nhìn từ trên ấy xuống bằng mắt thường?
    Anh hỏi như hỏi một người bình thường chứ không phải hỏi một nhà thơ, cô khó chịu.
    ?oThế tại sao em lại biết chỗ đó?
    Cô đanh đá, thế tại sao anh không hỏi là tôi đã bay lên đó bằng cách nào. Anh hình như cũng có làm thơ nhưng chính xác anh là một doanh nhân. Khi muốn bay, những loại người như anh phải đi mua vé của hãng hàng không Vietnam Airlines. Còn cô, cô là nữ thi sĩ, cô có thể muốn bay bất cứ lúc nào khi cô đang sáng tác. "Đừng có tưởng là thế?. Anh cưòi khẩy và cô không nghe thấy. Đã rất nhiều lần cô chậm rãi từ dưới tầng một đi bộ lên. Những gã bồi phòng mặc đồng phục xanh sẫm đầu húi cua tò mò nhìn. Nếu không có một vầng hào quang rất lạ vòng quanh khuôn mặt mệt mỏi của cô thì những gã trai nông nổi ấy đã nhầm cô là ca ve. Trong bảy trăm ba mươi hai lần đi lên đi xuống, duy nhất có một lần mới đến tầng tám cô chợt thấy khuôn mặt mình. Hôm ấy trời chan chát nắng, mặt đường nhựa héo rũ mềm nhũn. Cổng chợ Âm Phủ có con bé người ở Nhổn bán bánh đúc ế khách, đang ngao ngán ngồi lót đít bằng một quyển tuyển tập phê bình văn học. Vũng nước hình ô van sau cơn mưa đêm đột nhiên loang rộng ra. Nó trong vắt và sâu thăm thẳm. Cô hồi hộp nhìn thật kỹ khuôn mặt trong vũng nước. Cô cười nó cũng cười. Cô thè lưỡi nó cũng thè luỡi. Thế nhưng khuôn mặt đó không thể là của cô. Hai gò má múp míp căng mỡ. Cặp môi dầy đỏ au tương ớt cay nồng như vừa ăn xong bún ốc phố Mai Hắc Đế. Cái trán ngắn tủn lấm chấm trứng cá của tuổi mãn kinh thiếu hẳn một thời trác táng hồi xuân. Năm nay là năm Tân Tỵ hai nghìn lẻ một, còn cô sinh năm ất Mão, tử vi bảo vậy tức năm 1975, chứng minh thư nhân dân ghi vậy. Và cô nổi tiếng trên thi đàn vào đúng hôm cô sinh nhật ba mươi sáu tuổi. Bốn nhà phê bình văn học nhớn, vừa cổ vũ thơ trẻ vừa ủng hộ thơ già, đồng thanh ấn chứng vậy. Độc giả hoang mang. Này độc giả, nữ thi sĩ không bao giờ có tuổi, chỉ có tình yêu và mãi mãi không có bầu. Tiếng chuông đồng hồ nhà Bưu điện bị gió thổi mất nét, yếu ớt nhả mười một tiếng. Nữ thi sĩ cô đơn tự ngắm mặt mình đã được tròn ba giờ. Hôm nay là một ngày đổ vỡ. Có một cái tục tằn vô nghĩa nào đó lướt qua cô, nó dấm dứt để lại một câu vọng cổ, chết thì cũng chẳng có gì là mới. Gió cuốn từng vòng ngược từ dưới lên. Cô lễnh loãng nghe những tiếng ú ớ của đường phố. Cô giữ chặt gấu váy, xung quanh cô là mênh mông cao. Bạch vân thiên tải không du du. "Mây trắng ngang trời trôi linh tinh. Tôi sẽ nhẩy xuống". Cô thử gào, cái giọng khàn khàn bị lấp nhợt nhạt ngay trong tiếng gió. Giọng khàn chỉ thời thượng trên sân khấu ca nhạc còn trên thi đàn giọng đó là vớ vẩn. Văn chương khắc nghiệt lắm, một trong tứ đại phê bình gia đã chân thành khuyến cáo các cây bút trẻ... Thơ hay là phải có giọng. Nhưng to quá thì ồn nhỏ quá thì nhược thánh thót quá thì sến. Làm sao nó phải vừa to vừa nhỏ, hoặc lúc thì dài hoặc lúc thì ngắn. Cứng khi cần cứng mềm lúc muốn mềm. ?Đừng lý luận nữa, thế cuối cùng nó giống cái gì?. Cô đã hơn một lần gào lên trong những buổi hội thảo về thi ca hiện đại. ?Nó giống cái giống?. Đại phê bình gia tốt nghiệp đại học đường Cambridge có biệt danh là Tây Đọc thâm thuý bình tĩnh bảo. Cô đã nghe theo và mất gần hai năm cô mới đau đớn nhận ra là mình lầm lẫn. Cô là phụ nữ, cô không cần cái đó và cô không thể có cái đó. Cô tháo bớt vòng để buộc chỉ cổ tay thề tuyệt giao với nhà phê bình Tây Đọc, chỉ chơi với ba người còn lại theo kiểu vong niên đó là Nam Gào, Bắc Thét và Đông La. Nhân sự phê bình chuyên cho thơ luôn là nỗi lo thường trực của những người yêu văn học đương đại. Đến bây giờ duy nhất thành danh chỉ còn bốn vị trên. Điều nguy hiểm mang tính học thuật là, theo thuyết ngũ hành thì tuy đủ bốn phương nhưng vị trí trung tâm lại thủng. Có phải thế chăng mà thi ca hiện đại cứ có chiều kích hướng nội thì lại bị trượt vào hư vô. Một nền phê bình tử tế thì phải có tâm. Nhiều độc giả nồng nhiệt thấy cô hay trả lời phỏng vấn mục văn nghệ trên các loại báo đã gửi bao nhiêu thư đến nhất quyết bắt cô thôi làm thơ để ứng vào vị trí trung ương đang thủng ấy. Phía dưới vỉa hè có vũng nước bắt đầu lúc nhúc người. Cô mệt mỏi nghe những tiếng lào phào trộn sền sệt trong tiếng gió. Cô là nhà thơ già hay là nhà thơ trẻ. Người ta mơ hồ bảo thơ hay thì không có tuổi. Cô nức nở văng tục. Đám công chức nhà nước trốn giờ sớm đi ăn cơm bụi ào ra đầu tiên. Những khuôn mặt đồng phục đều đặn nhàn nhạt một nỗi lo âu không duyên cớ. Cuộc sống chật chội ít vui ít buồn làm cho bụng họ chóng ngót. Khoảng ba mươi phút nữa mới đến giờ tan của những nhân viên văn phòng làm thuê ở các công ty có người nước ngoài. Mặt đám này trông no nê nhưng luôn căng thẳng vì overtime nhợt nhạt xanh phảng phất mầu của giấy bạc Mỹ. Anh không bao giờ đi lẫn vào cả hai đám đó, cái đám của anh trông bảnh bao và nguy hiểm hơn.
    ?oTại sao anh cứ thích quan hệ với những người như thế?
    ?oHọ là tương lai của đất nước này?
    ?oNếu đám đấy là tương lai thì em không chịu nổi?
    ?oThôi làm ơn em đọc thơ đi?
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hôm ấy anh đang mệt nhưng cô không biết. Với riêng cô, nếu ba ngày không được đọc thơ thì mồm thấy rất hôi. Cô đã đọc cho anh hai lần trích đoạn một trường ca cô đang làm dở, tâm trí anh để đâu đâu. Hoặc anh để nó bập bềnh theo những công tơ nơ hàng lậu chưa xác định được ngày cập bến Đông Âu. Hoặc anh nghĩ cách nói dối nàng vợ già rằng tại sao tối nay anh không thể về. Anh luôn nói với cô là anh yêu cô nhất nhất nhất thế giới. Anh với bố cô là bạn đồng tuế đồng hương nhưng khác tài. Tài của bố cô là tài bé và tài của anh là tài nhớn. Bố cô đăng bài thơ đầu tiên vào năm mười tám tuổi và đến nay ông đã năm mươi tám tuổi người ta vẫn chỉ nhớ ông có một bài thơ đầu tiên. Nếu ông chết yểu ông đã thành Vương Bột hoặc Hoàng Lộc hoặc thành Vân Vân. Lịch sử thi ca luôn trân trọng cúng tế những người nổi tiếng vì một bài. Cái bi kịch sống dai đã làm ông nát rượu và thành người hầu rượu cho các thi sĩ có nhiều bài. Chiếu rượu nhà ông lúc nào cũng chật đông những người nổi tiếng. Của nả hương hoả ông bà để lại được chưng cất thành rượu chim Hổ, rượu tay Gấu, rượu Tắc kè và cuối cùng là rượu Bìm bịp. Mẹ cô liên tục bị hắt hơi,đành bỏ lại hai cha con cô để theo làm thiếp một tay Lễ bộ thị lang mà thi nghiệp có hẳn ba bài. Bố cô lã chã nước mắt vừa bế cô vừa ngậm ngùi ngâm Hai sắc hoa ti gôn cho một vòng tròn thi hữu ngồi xung quanh. Đấy là năm cô bẩy tuổi. Rồi đến năm cô mười bẩy tuổi các thi hữu ngồi xung quanh chia sẻ gánh nặng nỗi đau của bố cô bằng cách lần lượt bế cô. Anh ngồi một góc uống rượu ngâm rễ cau núi chua xót cười... Nếu cô yêu anh là cô yêu sự độc đáo. Trước khi thành thương nhân anh đã là thi nhân. Thi phẩm của anh gồm hai tuyển tập thơ lục bát nhưng câu sáu chỉ có một chữ còn câu tám có mười một chữ. Thi pháp lạ thì đành phải chờ ba trăm năm sau. Cô đã từng nói với anh rằng anh đừng có nguỵ biện. Những kẻ không có thi tài thường hay đê tiện bám víu vào tương lai. Tương lai là cái quái gì, tại sao cứ gán cho nó cái quyền minh xét. Biết bao kẻ bất tài xúm vào cố công kênh cái sọt rác mù mờ ấy để ngong ngóng một ân sủng an ủi. Cô thấy chán quá, ở độ cao này mới thấy chán làm sao. Cô lưỡng lự xoay tròn một vòng. Anh từng nói nghệ thuật là phải đứng riêng rẽ ở trên, cho dù nó vô luân và vô đạo. Hôm qua cô đã phù phiếm tin. Phía dưới chân tháp nhan nhản đông người. Những con người bé li ti như kiến và có dáng đi xấu hơn kiến. Chưa nhìn ra ai quen nhưng cô không thể chờ. Cô muốn hét lên rằng cô không phải là kiến kể cả làm kiến có cánh...?. Tôi sẽ không làm thơ nữa?. Một tiếng thất thanh gần giống tiếng hú của nhà thơ nửa Thiền nửa hippy Ginsberg. Phía dưới dòng người nườm nượp vẫn tất tả trôi. Những khuôn mặt có những vầng trán nhiều nếp nhăn đang cố nhớ là hôm qua mình đã ăn gì để hôm nay ăn lệch sang món khác. Hình như chỉ có con bé người Nhổn bán bánh đúc ế là nghe được. Nó ngơ ngác ngái ngủ đứng dậy ngó xung quanh. Không có công an, không có bảo vệ chợ, nó lại đặt mông xuống quyển sách lim dim ngồi gật gù tiếp. Cô tuyệt vọng cố không khóc và tự nhủ sẽ hét thêm lần nữa. Đau đớn thay là thi ca. Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ.Tân thanh đáo để vị thuỳ thương. Một chút tài mà luỵ cả thiên cổ. Tiếng kêu này biết thương xót cho ai... Những cay đắng ứa lem luốc trên khuôn mặt lấm tấm trong trắng của cô. Cách đây không lâu cô đã lang thang theo Bắc Thét và Nam Gào đi bán thơ. Thi tập mới nhất nhan đề chỉ một chữ ?oÔi? cô đơn không dấu chấm hỏi không dấu chấm than. Trang đầu có lời phi lộ của Bắc Thét, trang cuối có lời bạt của Nam Gào ?oÔi là một tập thơ tươi nên đương nhiên có nhiều mới lạ. Nó sẽ không có những độc giả trên sáu mươi tuổi, những người đã sống nhẵn một hoa giáp. Ôi là một tiếng kêu miên dại của một bản ngã thanh tân Tôi đã mất Tê. Vì vậy nó cựa quậy sống động. Ôi không bao giờ là thiu?. Cô đi giữa khoác chật căng chiếc ba lô chứa đầy những quyển thơ vừa in của mình. Hai nhà phê bình đi hai bên gương cao băng rôn có đề dòng chữ "Ai mua trăng tôi bán trăng cho?. Hai nhà phê bình ủng hộ thơ cô bằng một tình yêu nghệ thuật thuần khiết vô tư. Toàn bộ thi đàn tuy đau lòng nhưng không thể dung tục nổi một sự thật ấy. Ba người đi dọc theo kinh tuyến một trăm linh sáu độ đông và đều đặn dừng lại ở các vĩ tuyến mười ba độ bắc mười năm độ bắc và mười bẩy độ bắc. Ở vĩ tuyến 13 bán được 13 quyển. Ở vĩ tuyến 15 bán được 15 quyển và ở vĩ tuyến 17 bán được 17 quyển. Càng xa xích đạo, số của vĩ tuyến càng lớn nhưng trời càng lạnh. Nhìn chồng thi tập còn dầy Bắc Thét và Nam Gào bắt đầu cằn nhằn nhau. Cả hai cố tình sụt sịt mũi tỏ vẻ bị cảm khi nghe cô nồng nhiệt đọc bài thơ mới ?oTuyết vịnh?. Cô thở dài quay gót nhoi nhói nhớ lại những lời thề thốt chung thuỷ văn chương, ba người lập cập rét lếch thếch trở về Hà Nội. Phúc chẳng đến hai hoạ không lại một. Trong thời gian cô đi hoằng dương thi đạo, tờ nguyệt báo của ngành lắp ráp xe máy lậu đã đăng ảnh cô minh hoạ cho mục "Cách chữa mụn ở tuổi dậy thì?. Liên tục hai số sau toà soạn đã đính chính đã xin lỗi, thanh minh rằng đã nhầm ảnh cô với ảnh của siêu người mẫu có tên viết tắt là V.A.C. khi người mẫu này chưa bị cảnh sát hình sự bắt về tội làm *******. Cô âm thầm quay lại ngôi nhà của mình nơi có người cha đang say. Bố cô nặng nhọc ti hí đôi mắt mụ mị sưng mọng nước hình như nhìn cô rồi khàn khàn đọc thơ. Vẫn bài thơ tứ tuyệt cô thuộc đến nhầu nhĩ làm từ hồi ông mười tám tuổi. Cô lặng lẽ mở tủ rượu, hết sạch gấu hổ tắc kè rắn biển chỉ còn xâm xấp thuần một loại bìm bịp. Cô sẽ uống nửa lít và cô sẽ lao đến với anh. Cô không muốn vịn vào thơ nữa cô muốn vịn vào tình yêu. Cô muốn vò xé mái tóc muối tiêu của anh, cắn vào những chỗ mà anh hay kêu buồn. Cô lấy chìa khoá căn phòng anh đã mua tặng riêng cho cô nhân dịp cô in tập ?oÔi?. Cái chìa khoá hơi gỉ vì thời gian cô đi xa, nó nằm nép tủi thân dưới vô số những bài báo viết về thơ cô mà bất cứ bài nào cô cũng đều đi ép pờ lát tíc. Cô đau đớn nhớ đến một ông vua không hiểu thời Lý hay thời Trần không hiểu ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, ông này đã tụt bỏ ngai vàng như tụt bỏ một cái dép rách. Cô mím môi ném xấp bài báo lẫn lộn cả chứng minh và phân tích vào sọt rác. Cô tự tin đi ra đường có đông người. Cô hạnh phúc mở căn phòng tầng hai ở phố Trần Thái Tông và cô đã thấy. Anh đang nằm trong lòng của nhà phê bình nữ Đông La rên rỉ tự đọc thơ mình. Anh tiếp tục bình thường giống như nhiều đàn ông, cố nâng cấp ******** lên tình yêu bằng cách tráng men thi ca. Đau đớn thay phận đàn bà. Cô thấy sâu sắc thương cho mình và cho cả nữ phê bình gia kia. Bọn đàn ông có vô số cách đè phụ nữ và chín mươi phần trăm các cách đè ấy đều mang vẻ cao thượng. Trống rỗng, cô đã bay lên tầng chót này với nỗi mệt mỏi được soi lại mặt mình. Vũng nước mờ mờ nét dần khuôn mặt của cô. Là lạ, cô đã thấy khuôn mặt xanh non mười bẩy tuổi hồi cô chưa làm thơ. Cô bâng khuâng xa xăm nhớ. Đâu đó có ánh mắt rụt rè nhiều trong trẻo của cậu bé lớp trưởng thầm yêu cô năm cuối trung học, lúc ấy cả lớp cô đi píc níc ở Sầm Sơn. Cô và cậu bé hoang mang đứng trên bãi cát mìn mịn mưa không dám nhìn nhau cùng ngắm bình minh biển. Cô thở rất dài. Phải có bao nhiêu vũng nước như dưới kia mới thành được biển. Đột nhiên, một nỗi khát khao ngập đầy, cô vươn hai tay khe khẽ cầu nguyện. ?Xin cho tôi được ra tới biển?. Tiếng thì thầm của cô chạy dài vào gió. Những người đang nhốn nháo đi lại phía dưới chân tháp bỗng ngơ ngác. Lần đầu tiên đám đông đã nghe được mong manh lời của gió. Một vài khuôn mặt bằng phẳng bị xáo động ngước lên. Những nam nữ công chức này vừa tan ra khỏi cao ốc thuộc ngân hàng Công Thương. So với các công chức ở các công sở khác, công chức ngân hàng bao giờ cũng nhạy cảm hơn bởi thói thóc mách và tính xúc động vặt.
    -Ơ, có con điên kìa.
    Một cô bé làm kế toán mũm mĩm trong bộ đồng phục áo dài mầu boóc đô ngây thơ hét lên. Tất cả những người tầm thường ở Hà Nội đang lim dim ngủ trưa tò mò chạy tới. Đám đông ồn ào tranh nhau dung tục bình phẩm. Cô bỗng thấy rã rời. Cô đã thấy cả tứ đại phê bình gia cả bố cô và cả anh nữa. Hai tiếng trước cô còn nôn nao mong mỏi họ đến chứng kiến, còn bây giờ cô chỉ thấy xót xa nghẹn ngào. Bố cô cuống quýt lảm nhảm chạy đi chạy lại. Anh hoảng hốt rút mô bai gọi xe cứu thương nhưng lại gọi lộn vào số của quán karaoké Phượng Hồng. Duy nhất có Nam Gào bình tĩnh rành rọt tiên tri.
    -Cô bé sẽ không nhẩy đâu. Trong lịch sử năm nghìn năm nhân loại chưa có nữ thi sĩ nào đi nhẩy lầu. Còn cô bé bất chấp quy luật vẫn nhẩy và kêu ?ocon đây? thì cô bé sẽ rơi vào ông bố. Còn nếu kêu ?oem đây? thì sẽ rơi vào người tình này. Còn nếu vừa nhẩy vừa ngâm thơ...
    Chợt Nam Gào thảng thốt dừng lời.Đương nhiên thi ca trượt chân thì sẽ rơi vào phê bình. Ông ta rùng mình sờ cổ len lén nhìn ba đồng nghiệp, xác suất một phần tư hẹp quá. Lãng mạn và lịch sự, Nam Gào đi giật lùi ra khỏi đám đông rồi thong thả đạo mạo tới ngã tư Tràng Thi - Quang Trung. Từ trên chót tầng thượng, thiếu nữ sinh năm 1975 cô đơn nghe và nhìn. Thiếu nữ bật khóc. Những giọt nước mắt thật nặng không rõ trọng lượng và đậm chất của mặn muối. Những giọt nước mắt không rõ số lượng rơi vô tận xuống vũng xâm xấp nước chật hẹp hình ô van. Đáy nước từ từ mở sâu. Cái lờ nhờ trong của vũng nước rùng mình chuyển mầu. Những mép nước lúc đầu còn thấy sau duyềnh lên duyềnh lên rộng ngút ngát thăm thẳm xanh nối vào chân trời. Thiếu nữ ngửa mặt nhìn làn mây ưng vô sở trụ, vẻ người mềm mại như quỳ như cúi. Một nghi lễ tận hiến chưa có trong bất cứ tôn giáo nào. Thiếu nữ sùng kính nhè nhẹ cười rồi tung mình vào mênh mông. Đám đông nín lặng kinh ngạc. Tất cả mọi tầm thường chợt nhiên tan biến. Chưa bao giờ, chưa ở đâu người ta thấy một cảnh tượng đẹp như vậy. Một thiếu nữ bay trên nền của mầu nắng trong và trắng. Phía dưới là bao la đại dương xanh, một mầu xanh thiêng liêng rộng rãi. Hết thẩy mọi người đều lẩm nhẩm những lời vô nghĩa không hẳn là cầu nguyện không hẳn là sám hối. Thiếu nữ bay mắt mở tự nhiên và cặp môi bình lặng mím. Không một lời, thiếu nữ thanh thoát chầm chậm rơi vào giữa bao la lao xao xanh của biển.
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Trân Sa ​

    GIỮA NHỮNG HÀNG GHẾ TRỐNG ​

    Thuở nhỏ tôi lấy ý đâu đó trong một cuốn sách và tự đặt cho mình một trò chơi gọi là ?ophát huy lòng trắc ẩn?. Tôi chơi trò này với rất nhiều đứa con trai mới lớn. Nhất là những đứa tính tình nhút nhát, yếu đuối, có mặc cảm gì đó. Tôi có chiếc miệng rất đẹp có thể nở những nụ cười thật quyến rũ, cùng đội mắt nhìn vừa tình tứ vừa làm lúng túng người đối diện. Cộng vời khả năng nói láo rất có duyên, tôi làm bọn thanh niên cùng tuổi chết mệt vì tôi. Bây giờ đã là mọt người đàn bà ba mươi tuổi, thỉnh thoảng tôi vẫn còn chép lại những cái tên người từng mặt trong trò đùa ?ophát huy lòng trắc ẩn? thành một cài list khá dài. Có những cái tên không gợi lên một điều gì cả trong lòng tôi. Nhưng cũng có và cái tên làm tôi mơ màng nhớ, tự hỏi họ bây giờ đang ở đâu, đang sống thế nào. Một cách chủ quan, tôi thường nghĩ rằng người nào đã yêu tôi sẽ không bao giờ yêu vợ một cách toàn hảo. Tôi là một bóng mây. Không bao giờ bay khỏi trí nhớ họ. Thứ bóng mây làm tối đi tâm hồn họ mỗi khi một điều gì đó làm họ nhớ đến tôi. Có thể chỉ là một chiếc lá, một cơn mưa, một cơn bão nhỏ, một cành hoa trắng, hoặc chỉ là một viên sỏi, một hạt cát vướng trong kẻ tay.... đó là xảo thuật của tôi, tôi chỉ cần tặng họ một sợi tóc mỏng cùng với một nét nhìn u uẩn, họ cũng sẽ nhớ tôi suốt đời.
    Dạo đó tôi thích ban tặng kỷ niệm. Tôi nghĩ đời người không có một tình yêu đẹp (sẽ tan đi như bọt nước) thì vô cùng uổng phí. Người ta cần phải có một cái gì để nhớ. Tôi muốn làm giàu quá khứ của mỗi người con trai tôi quen biết, và đó là hành động thể hiện lòng trắc ẩn của tôi.
    Tôi dẹp trò chơi ấy khi khám phá ra càng ngày tôi càng có nhiều kẻ thù. Những kẻ thù rất hiền lành. Họ trả thù tôi bằng ánh mắt nhiều hơn bằng lời nói. Một người bạn gái cũng đã từng nói như một lời tiên tri ?oBà sẽ bị quả báo.? Rất bướng bỉnh, tôi trả lời người bạn rằng tôi chỉ ban cho, tôi chưa hề đòi nhận gì ở ai. Nếu tôi có lỗi gì với ai, có lẽ chỉ bởi vì khi họ cho, tôi không muốn nhận. N. đến với tôi vối sự nghi ngờ. Chàng không bao giờ tin rằng tôi thành thật với chàng mặc dù đối với N. tôi vô cùng thành khẩn. Tôi yêu N., không có một tí gì gọi là trò chơi, là sự phát huy lòng trắc ẩn. Nhưng mà giữa tôi và N. luôn luôn có một khoảng cách dù vô hình vẫn rắn như đá, cao như núi: đó là quá khứ của tôi. N. kiêu ngạo tột đỉnh, tôi tự ái ngất trời, hai đứa không kẻ nào chịu làm kẻ bước tới để xô ngã cái khoảng cách đó. Chúng tôi là đôi tình nhân ngu xuẩn nhất trần đời.

    ?oAnh không muốn là cái tên kế tiếp trong danh sách trò chơi của em.?
    ?oDanh sách đó đã chấm dứt trước khi anh đến. Cái tên của anh đứng một mình. Có lẽ không có ai tiếp theo đâu.?
    ?oTại sao lại có lẽ??.
    ?oCó lẽ, bởi vì nó còn tùy thuộc và anh. Em đâu phải là thượng đế để xác quyết...chân lý. Anh đế ý từng chữ em dùng, như vậy bất cứ điều gì anh cũng có thể bắt vẻ em được.?
    ?oLàm sao anh tin được vào một lời nói không có sự khẳng định của một người luôn luôn không tự tin ngay với chính những lời nói của chính mình.?
    ?oKhi người ta không yêu thì người ta không tin.?
    ?oAnh không tin em nhưng mà anh tin anh. Anh là anh-yêu-em (không có chữ có lẽ).?
    ?oLàm sao người ta yêu một người mà người ta thiếu tin tưởng??
    ?oVẫn có thứ tình yêu đó. Nếu không thì chẳng ai đau khổ vì tình.?
    ?oTình yêu thật sự không có đau khổ. Tình cảm gây ra đau khổ là một sản phẩm giả tạo của tình yêu.?
    Vân vân...
    Cả hai chúng tôi đều mệt mỏi sau hai năm hẹn hò với ngững mâu thuẫn. Nhưng chưa người nào có can đảm nói trước lời giã biệt. Có thể sẽ là N. chứ không phải là tôi. Tôi nghĩ N. yêu tôi, nhưng không nhiều đủ. Chỉ cần nhìn thấy tôi đứng bên cạnh một người đàn ông nào không phải là N, chàng cũng bắt đầu điên tiết lên và buộc cho tôi cái tội tôi chưa bao giờ phạm với chàng. Còn tôi có yêu N. hoàn toàn như tôi luôn luôn nghĩ không, có lúc tôi cũng còn phân vân tự hỏi lòng mình. Nếu có, thì tôi đã chấp nhận được sự đòi hỏi vô lý của chàng mà trốn vào trong núi, không hề tiếp xúc với một kẻ đồng loại nào, ngoài N.?
    Nếu có, thì tói đã không thỉnh thoảng cáu sườn lên mà chọc tức chàng như tôi đã từng làm bằng cách giả vờ như đang có một mối liên hệ tình cảm với một người khác (nhưng vẫn không quên cho chàng biết là không ai có thể thay thế được chàng trong quả tim tôi!).

    * * *
    Tội nghiệp P.. hắn chỉ là nạn nhân của tôi và N.. P. không bao giờ biết hắn chỉ bị tôi mượn để làm cho N. tức lên. Chỉ trong một buổi chiều. Một buổi chiều mà làm P. thay đổi đến mực tôi không thể nào ngờ tới.
    Trong mắt tôi, P. chỉ là người-con-trai-của-một-bệnh-nhân. Tôi là social worker của bệnh viện mẹ P. đến điều trị. Sau cơn stroke nặng, mẹ P. liệt hết nửa người. Bà về nhà sau thời gian nằm viện, nhưng thể chất lẫn tinh thần bà rất suy yếu nên tôi vẫn đến thăm nhà để an ủi và giúp đỡ khi cần thiết. Tôi vô tình đâu biết đã ảnh hương đến P. như thế nào trong những lần thăm viếng ấy. Trong khi tôi ngồi nói chuyện và chăm sóc mẹ hắn, P. thường ngồi sững sờ trong một chiếc ghế nhìn từng cử động, nghe từng lời nói của tôi, một cách cảm động và tri ân. Chính mẹ hắn nói cho tôi biết mối tình P. dành cho tôi. Đôi mắt đục lờ rưng rưng khi ôm bàn tay tôi vào hai bàn tay nhăn nheo run rẩy của bà:
    ?oP. đã ba mươi sáu tuổi mà chưa từng thương yêu ai như thương yêu cô. Nó chỉ biết đi học, tốt nghiệp thì đi làm, từ sáng đến tối. Về nhà là săn sóc tôi hay cắm đầu vào cái máy điện toán. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nó bối rối, thương nhớ một người. Bữa bào biế cô sẽ đến, nó mua hoa cắm vào lọ, nghỉ cả làm việc để đi ra đi vào trông ngóng. Cô đến trễ là nó đứng ngồi không yên, cứ đứng bên cửa sổ vén màn nhìn ra. Nghe tiếng xe ai chạ ngang nó cũng nhổm người dậy nói ?oCổ đến rồi?. Nếu không phải là cô, nó vò đầu gục mặt xuống. Cô biết không..., P. nó thương cô quá làm tôi cũng tội nghiệp cho nó. Tôi chỉ có một đứa con...Nhà hiu quạnh quá...?. Tôi dở khóc dở cười. Tôi đang yêu N. đến mức có thể chết được. Tôi nghĩ tôi sẽ không thể yêu ai trong một thời gian rất dài nếu chúng tôi không còn nhau. P. vĩnh viễn cũng không là đối tượng kế tiếp của tôi!
    P. không là tuýp người như tôi và N.. Nói chuyện với tôi, hắn chỉ say mê nói về những chương trình điện toán, (lâu lâu dừng lại đề nhìn tôi tha thiết). Hắn không biết gì về xã hội, về văn chương, nghệ thuật, và ngay cả tâm lý con người. Hắn vụng về, lắp bắp những câu nịnh đầm khuôn sáo, đại loại: ?oHôm nay cô mặc áo đẹp quá?, ?oCô giống như những cái hoa?, ?oCô nói chuyện hay quá! Tôi không biết làm sao để nói chuyện cho hay như cô?.

    Và P. xấu trai thậm tệ. Người P. loắt choắt, nhỏ bé. Khi hắn cười, đôi mắt?"như một lằn chỉ đầy những vết nhăn xung quanh, sau hai mặt gương dày cộm. Khi không cười, đôi mắt lại lờ đờ như một người mất ngủ kinh niên. Miệng P., trái ngược với khuôn mặt, rộng hoác; đôi môi dày thâm màu và những chiếc răng quá tôi, vàng ố, đầy những vết trám lổ chỗ. Khi bất chợt nhìn vào những chiếc miệng như thế làm sao có cơ hội hôn ai.
    Tôi chỉ tội cho bà mẹ của P.. Hình như bà nuôi niềm hy vọng theo đứa con trai. Dưới mắt hai mẹ con, tôi là một mẫu người đàn bà lý tưởng, khỏe mạnh, xinh đẹp, có học vấn, thông minh, nhất là có nhiều lòng tốt. Tôi không có nhiều lòng tốt như họ tưởng lầm, tôi đến với họ thuần túy vì công việc. Cũng có một chút thương hại đó. Nhưng nếu sự thương hại của tôi không được phát lương có lẽ nó cũng giảm thiểu lại rất nhiều.

    ***
    Tôi đã làm một việc điên rồ: Chấp nhận lời mời đi ăn với P. và mẹ hắn một buổi chiều. Hôm đó giận N. lỡ hẹn, tôi gật đầu như một cái máy khi P. ấp úng ngỏ lời. Sự đồng ý của tôi làm P. ngạc nhiên. Hắn trố mắt nhìn tôi như không tin rằng tôi đã đồng ý thực.
    ?oCô...đừng thay đổi ý kiến nhé??
    ?oTôi không đổi ý đâu. Cái gì làm anh nghĩ tôi sẽ đổi ý??
    ?oTôi không biết nữa. Tôi sợ...sợ...cô ngại...?
    ?oAnh đến đón tôii, phải không??
    ?oVâng, tôi đón cô ở bệnh viện, trước cửa ra vào.?
    ?oThôi, đợi ở đó lạnh lắm. Tôi muốn về nhà thay đổi quần áo. Tôi cũng nên phải làm dáng một chút chứ hở.... Anh đón tôii tại nhà khoảng bảy giờ nha??
    ?oTôi sẽ gọi cô trước khi tôi đến. Số điện thoại của cô là...?
    Tôi điên rồ thêm một chút nữa khi hăng hái viết số điện thoại lên một mẫu giấy nhỏ, bằng bút chì kẻ mắt màu xanh. Thật là lãng mạn, thật là đàn bà. Những thứ có thể làm chết một đàn ông! Tôi có muốn làm chết P. đâu. Tôi chỉ muốn N. sẽ điên lên vì tôii, khi chàng biết tôi đi chơi với P.. Tôi sắp đặt quá nhanh trong đầu. Chiều thứ sáu nào N. cũng đến nhà ăn cơm tối với tôi, nhu tục lệ của dân Do Thái để dành hoàn toàn buổi chiều thứ sáu cho bữa cơm gia đình. Chiều thứ sáu chàng đến và nhìn tôi bước lên xe P.. Chàng sẽ chẳng để ý gì tới mẹ của P., chỉ thất rằng P. không có một người đàn bà nào bên cạnh, P. không đeo nhẫn vàng ở ngón áp út. Vậy là đủ cho N. nóng bừng mặt mũi. Vậy là tôi có thể trả thù được đêm hôm trước tôi đợi N. mỏi mòn nhưng chàng không đến, cũng không một lời giải thích.
    Bữa ăn tối ở một nhà hàng Tàu sang trọng. Bàn có trải khăn xanh, có chưng hoa tươi. Có những waiters mặc sơ mi trắng, thắt nơ đen và waitress mặc áo sườn xám xẻ sâu bên đùi. Có những bức thủy mạc mơ màng như mộng. Khá nhất là có sự yên lặng. Những nhà hàng Tàu khác thường ồn ào như một cái chợ thu nhỏ, tiếng Quảng đông xì xồ chát chúa và tiếng chén bát va chạm rổn rảng mỗi khi bus boy túm lấy những đầu khăn nhựa, đem đi một lần tất cả chén dĩa ly tách và thức ăn thừa trong cùng một chiếc khăn. Nhưng tôi đã ăn rất ít. Món ăn Tứ xuyên đậm đà, cay, nóng, mà tôi vẫn thích lại trở thành nặng nề, khó nuốt. P. lăng xăng gắp bỏ đồ ăn cho mẹ hắn và cho tôi. Mặt hắn tươi rói rạng rỡ chưa từng thấy. Mẹ hắn thì cứ nhìn tôi với nụ cười âu yếm như đối với một cô con dâu tương lai!
    Cơn giận của tôi đã hạ xuống ngay lúc bước lên xe P. quay lại thấy N. đứng nơi cửa nhìn theo với nụ cười nửa miệng rất buồn. Tôi giận tôi chứ không còn giận chàng. Tôi hồ đồ quá, ngu ngốc quá. Tôi đã tạo thêm một dịp cho N. đay nghiến tôi, nghi ngờ tôi. Mà lẽ ra tôi phải cố gắng để lau tấm gương của lòng tôi cho càng lúc càng trong để N. nhìn thấy suốt tình tôi. Tôi đã bôi thêm cho bẩn tấm gương. Mặc dù tình tôi bao giờ vẫn vẹn nguyên như thế nhưng N. đâu có được đôi mắt thần để phân biệt đâu là vết dơ giả tạo. Chàng chỉ là một phàm nhân tầm thường vọng động như bao nhiêu kẻ khác, nhưng tôi đang ngồi bên cạnh P. mà nhớ gã phàm nhân kia quay quắt.
    P. gọi thật nhiều thức ăn và cứ mỗi lần gắp thức ăn cho mẹ hắn và tôi xong, hắn ngấu nghiến nhai, nuốt, chan, húp sùm sụp. Tôi nhìn mẫu thịt quay hắn đang đưa lên miệng, muốn rùng mình. P. ngồm ngoàm miếng thịt trong miệng, muốn rùng mình. P. ngồm ngoàm miếng thịt trong miệng ngó tôi cười. Tôi nhìn lơ xuống cánh tay lơ thơ những sợi lông thật đen thật dày của hắn, lại muốn rùng mình.
    Bỗng nhiên tôi thấy ghét P. kinh khủng. Tôi muốn đừng dậy và bỏ đi ngay lập tức. Cái ý muốn đứng dậy bỏ đi quá mạnh khiến tôi cứ nhìn trừng trừng cánh cửa ra vào. Một người đàn bạ mặc áo đen (may cắt rườm rà như dành cho dạ hội hóa trang) từ đâu đến đứng ngáng ngay cánh cửa một hồi lâu. Tôi quay lại nhìn thấy mẹ P. ngó tôi với cặp mắt lo âu. Tôi mỉm cười và cúi mặt xuống.
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    P. bám riết theo tôi từ đó. Hắn đến bịnh viện tôi làm việc mỗi ngày. Cứ hễ tan việc, bước ra là tôi đã nhìn thấy hắn đứng chờ sẵn bên cạnh chiếc cửa xoay. Cứ hai ba ngày, hắn lại đem đến cho tôi một bó hoa hồng. Hắn làm tôi ngượng! Lại có cái màn đưa hoa trước công chúng nữa, cứ y hệt như trong ciné và tiểu thuyết!
    Riết rồi tôi không còn thấy ngượng mà thấy giận P. kinh hồn. Tôi thấy P. hề, P. lố bịch, P. dị hợm. Càng lúc hắn càng xấu đi trong mắt tôi. Khi mà việc đón tôi để tặng hoa kéo dài đến hai tuần lễ, tôi dứt khoát không nhận nữa. Tôi không còn được một chút xíu trắc ẩn nào dành cho P. và mẹ hắn.
    Tôi đóng hồ sơ case của mẹ P.. Clients của tôi thì nhiều lắm. Ai cũng khổ sở đáng thương hết. Tình thương của tôi dành cho tha thân càng ngày càng vơi cạn. Ngày nào tôi cũng nghe những tiếng khóc, tiếng thở than, tiếng rên rỉ, tiếng trách móc, tiếng nguyền rủa thống hận đời sống...mãi rồi những xúc động thương hại của tôi chai lì đi. Tôi nghe họ nói như cái máy. Tôi vỗ về, an ủi họ cũng như cái máy. Tôi làm việc như một cái máy. Đó là phương thức tồn sinh hữu hiệu nhất của tôi. Nếu không thì quả tim một thời nhạy cảm của tôi đã rạn, nứt, vỡ không biết bao nhiêu đường, mảnh với bao nhiêu là vấn đề khó nghĩ, thương tâm.
    Trong thời gian này tinh thần tôi tuột dốc kinh khủng. Tôi và N. không liên lạc với nhau nữa. Sau chiều tối đi ăn với P., tôi gọi N. đề nói chuyện nhưng bao giờ cũng nghe cái answering machine trả lời. Tôi đến nhà kiếm N. vài lần, chàng không có nhà. N. khôngg trả mời messages của tôi. N. cố chấp nên tôi cũng lờ đi, không tiếp tục gọi chàng. Tôi nghĩ N. muốn trừng phạt tôi. Như thế thì vẫn còn dễ thở. Rồi tôi nghĩ N. không bao giờ yêu tôi, hoặc đã không còn yêu tôi. Ý nghĩ sau làm tôi chóng mặt, lảo đão. Càng lúc tôi càng nhớ ra những lời nói, những hành động của chàng giúp tôi tự xác định được rằng N. không yêu tôi thật sự bao giờ.
    ?oTình Yêu? mà chàng nói dành cho tôi cũng tương tự như cái trò đùa thời tuổi nhỏ của tôi. Chỉ khác là chàng không ?ophát huy lòng trắc ần? như tôi đã ?ocho?. Trò chơi của N. là ?ophát huy sự chiếm hữu?, nghĩa là N. đòi nhận một cách tuyệt đối tất-cả-tôi.
    Trong lúc tôi buồn chán, rã rời đến tột độ như thế mà P. vẫn tiếp tục quấy nhiễu một cách đáng ghét. Cứ vài ba buổi tối P. lại gọi điện thoại đến. Lần nào cũng vào mười giờ tối, hắn gọi chỉ để nói ?ochúc em ngủ ngon?.
    Trời ơi, cứ mỗi lần hắn gọi đến như thế là tôi giận tới tím mặt. Từ bao giờ tôi là ?oem? của hắn? Tôi đã dặn đi dặn lại ?oĐừng đến đón tôi nữa, đừng gọi điện thoại cho tôi nữa, đừng gọi tôi bằng em nữa. Ông làm tôi bực mình lắm.? Hắn vẫn làm như hắn chưa bao giờ nghe. Hắn vẫn tiếp tục gọi điện thoại. Tôi không biết hắn làm gì với những bó hoa vì tôi không bao giờ nhận. Và tôi cũng không bao giờ bắt phone vào buổi tối.
    Một cách kiên nhẫn kỳ dị, hắn vẫn có mặt ở hành lang bệnh viện dù tôi có nhìn hắn hay không. Và buổi tối, chuong điện thoại vẫn reo mãi vào lúc mười giờ dù có ai bắt hay không. Chỉ nhìn thấy P. tôi cũng đủ lợm giọng rồi. Giọng nói hắn lại càng làm tôi muốn nôn mửa. Tôi không ngăn được sự ác độc càng ngày càng ăn mòn trái tim tôi như một dung dịch acid. Tôi hết cả lịch sự, nói thẳng thừng vào mặt P..
    ?oDù trái đất này không còn một người đàn ông nào tôi cũng chẳng bao giờ đi chơi với ông thêm một lần nữa. Ông đừng uổng công theo đuổi tôi.?
    ?oEm không đi chơi với tôi, nhưng ít ra cũng nhận dùm tôi một bó hoa, cũng để tôi chúc em ngủ yên giấc...?
    ?oHoa hồng của ông đầy gai. Và những lời chúc của ông làm tôi ngủ trong ác mộng.?
    Đôi mắt lờ đờ của P. vẫn bám cứng trên mặt tôi như một con đỉa. Mặ hắn buồn thê thảm trong một vài phút ngắn rồi hai hàm răng vàng khè lại nhe cười.
    ?oÔng cười cái gì??
    ?oCâu nói của em ác quá. Nếu tôi không cười thì tôi sẽ khóc. Nhưng tôi không thể khóc được.?
    Lời nói hắn như nước chảy lá môn không làm tôi động lòng dù chỉ là một thoáng nhỏ thôi.
    Cách đây một tuần hắn khoe với tôi rắng mới mua được một khẩu súng. Tôi chợt nhớ tới cuốn phim Fatal Attraction xem xong vẫn còn bực mãi đến giờ vì sự điên khùng vô lý phi nhân của cả ?ochàng? lẫn ?onàng? trong phim.
    ?oMua súng để làm gì? Định muốn bắn tôi sao??
    ?oKhông. Đời nào tôi muốn bắn em. Tôi yêu em hơn như thế. Tôi mua để giết tôi đó. Nhưng mà cứ mỗi lần đẩy họng súng vào miệng, ngón tay để lên cò, tôi lại nghĩ đến mẹ tôi. Bà đã bị tê liệt...tôi ước gì bà không tê liệt như vậy để tôi rảnh rang ra đi.?
    Thói quen nghề nghiệp của tôi trỗi dậy:
    ?oÔng phải đi gặp bác sĩ tâm thần ngay lập tức. Ông không nên nghĩ vớ vẩn như vậy.?
    P. không còn là P. ngày tôi mới gặp. Dạo đó hắn rất chải chuốt, chưng diện, có lẽ để bù đắp lại sự khiếm khuyết của khuôn mặt và nhân dáng. Càng ngày P. càng thảm hại, tốic không cắt chải, y phục xốc xếch, bẩn thỉu. P. bắt đầu uống rượuc và có lẽ uống quá nhiều. Da mặt hắng bủng đi, viền mắt sưng và đỏ kè. Hắn làm tôi vừa sợ vừa mắc cở mỗi khi hắn đến bệnh viện tôi làm việc. Tôi phải giải thích với người gác cửa. Tôi gọi cả cảnh sát để họ mang hắn vào nhà thương tâm trí. Nhưng không ai nhận hắn nhập viện, lý do hắn chỉ bị khủng hoảng tinh thầnh nhẹ, không có gì đáng nguy hiểm. Người ta chỉ cho nhập viện nếu hắn có thể làm hại đến kẻ khác và có tư tưởng tự sát. Cảnh sất lục nhà hắn nhưng không tìm ra môt khẩu súng nào. Họ nghỉ hắn chỉ nói đùa với tôi.
    Đời sống của tôi không còn yên ổn nữa. P. giết chết hết những buổi chiều, buổi tốii mà sự cô độn bình thản là điều mong muốn còn lại của tôi. N. đã đi một tỉnh khác làm việc, chàng viết cho tôi một lá thư rất ngắn để báo tin.
    ***
    Mấy ngày hôm nay tôi cáo bệnh ở nhà. Đầu óc tôi không tập trung để làm việc được nữa. Lá thư của N. tôi đọc cả trăm lần. Chàng cho tôi số điện thoại chỗ ở mới của chàng nhưng mỗi lần nhấc phone lên tôi lại bỏ ngay xuống. N. lại muốn tiếp tục đùa nữa sao? Và phone cho N. tôi sẽ tiếp tục là trò chơi của N.? Trò chơi mà nếu tôi tham dự, suốt đồi tôi phải quì dưới chân chàng?
    Bây giờ thì P. gọi tôi hầu như liên tục. Tôi không trả lời điện thoại, chỉ để máy answering. Lúc nào cũng là P. ?oTại sao em không đi làm việc? Em bệnh thế nào? Cho tôi đến thăm em. Tôi van em.?. ?oEm có đi bác sĩ không? Em uống thuốc chưa??. ?oNhớ đi ngủ sớm?.
    Trước cửa nhà tôi không biết bao nhiêu là hoa. Hoa phủ hết những bậc tam cấp. Tôi cứ để ớ đó cho P. biết tôi không muốn nhận.
    Tôi khóa cửa cẩn thận. Tôi sợ vơ vẩn. Ngay cả tiếng chân của người phát báo, đưa thư cũng làm tôi tự hỏi có phải là P.. N. vẫn chờ tôi điện thoại và tôi nghĩ mối tình chúng tôi sắp đến hồi kết thúc. Có khi tôi nyhớ N. tê dại. Có lúc tôi thấy mọi chuyện giữa tôi và N. vô nghĩa đến khôi hài. Có khi tôi hoàn toàn trống rỗng. Có điều tôi bắt đầu sợ sự cô độc đến rợn người. Giam mình trong căn nhà từ sáng đến đêm với từng giấc ngủ ngắn đứt đoạn, tôi thấy mình như một con chuột lủi thủi trong chiếc hầm bỏ hoang, như một bóng ma trong nhà mồ. Như giữa tôi và đời sống con người khng còn mảy may liên hệ.
    Tôi khởi sự sợ. Sợ. Sợ. Sợ. Tôi không sợ trò chơi của N. và khuôn mặt dị hợm của P. bằng nỗi sợ vào chính tôi khi bắt gặp mình mân mê trên tay những viên thuốc ngủ.
    Đến ngày nghỉ thứ tư thì tôi không còn chịu nổi. Ngày mai thế nào tôi cũng phải đi làm lại. Nhưng mà còn cả một buổi tối! Đêm hôm qua tôi nằm mơ thấy P. trong hình thù một con chim bằng đá xanh. Khuôn mặt vẫn là của hắn với hai con mắt nhỏ lờ đờ và chiếc miệng rộng hóa, nhưng lại xanh ngắt màu xanh của ngọc thạch pha lẫn màu lá cây. Mặt hắn trùm phủ một vẻ tuyệt vọng ghê rợn làm tôi kinh hoàng mỗi khi nhớ lại. Hắn bay vút về phía tôi với một tốc độ nhanh dữ dội. Và trong giấc mơ tôi đứng đó như trời trồng, vô vọng, không thể nào tránh né.
    Tôi gọi N., chàng không có nhà.
    Tôi nghe đi nghe lại bài há Meaning of the Word của R.P. & R.F., L. Branigan hát.
    ?oTwo people to proud to give
    Afraid of what the heart demands
    Two of a kind
    We made up our minds to live without the ties that bind
    Each to each
    No surrender
    Out of reach, where not one tender sound was heard
    Not a cry or a whisper
    No farewell
    Nothing spoken
    Silence fell
    While hearts were broken
    No one stared
    Was it LOVE?
    Did we everknow the meaning of the Word?
    ...
    Don?Tt know where you are tonight
    Or how tôi tell the things we say
    From what we mean
    Or why we could never cross the distance in between...?

    Tôi lại gọi N.. Chàng vẫn chưa trở về. Ngọn đèn vàng góc phòng toả ánh sáng mỏng yếu, buồn rầu. Cái máy hát kêu ?ocạch? một tiếng ngắn và nằm im, trả tôi về với niềm hiu quạnh chơ vơ.
    Tôi lại quay số điện thoại của N. sau mỗi năm ba phút, không còn tự chủ được bàn tay cho khỏi run.
    Khi điện thoại đột nhiên reo, tôi nhào tới như kẻ đói khát lâu ngày vừa được mời ăn.
    Giọng mẹ P. nức nở làm tôi khựng người.
    P. vừa gặp tai nạn xe hơi trên xa lộ. Hắn đâm đầu vào một chiếc xe vận tải lớn đi ngược chiều. Hắn uống rượu quá say và lái xe quá tốc lực. Bác sĩ nói có lẽ hắn không thể sống được.
    Mẹ P. nài nỉ tôi đưa bà đến gặp P. trước khi P. chết. Tôi nói như người mất hồn ?oCháu sẽ đến ngay? và bỏ máy nghe xuống. Từ đây chiếc điện thoại này sẽ không còn reo mỗi mười giờ đêm!
    ***
    Tôi kinh hoàng ngồi như cái tượng đá. Tôi biết mẹ. P. đang chờ. Nhưng hai chân tôi bỗng dưng giống như hai chân mẹ P., tê liệt không thể di động được.
    Mắt tôi mở tôi nhìn vào khoảng không. Tôi thấy từ khoảng không đó đôi mắt ti hí buồn thảm của P. sau chiếc gương cận dày cộm. Tôi thấy cái miệng rộng của P. đang nhe răng cười. Tôi thấy cái dáng đi lủi thủi, chiếc lưng hơi khòm xuống của P., và nhớ lại có lần tôi thầm ví P. với hình ảnh của ?othằng gù nhà thờ đức bà?.
    Tôi thấy P. thiểu não chìa bó hồng về phía tôi. Gió thổi mái tốic bù rối của P. dựng đứng lên. Gió thổi những-cánh-hoa-của-P. rụng rơi lả tả. Gió thổi tiếng nói khàn yếu của P. ?oÍt ra cũng nhận dùm tôi bó hoa...?. Tất cả lọt thỏm, nhỏ tí, mờ dần...trong một nền trời càng lúc càng xám hẳn.
    Đêm đột nhiên sâu hút. Mọi sự giống như một cuốin phim đang chiếu đột ngột đứt ngang. Đèn bật lên. Màn ảnh trắng trơ, trống hốc. Tất cả đều rơi hẫng trong một sự im lặng lạnh lẽo kỳ dị.
    Và chỉ có một mình tôi. Giữa những hàng ghế trống.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ĐỜI THỪA
    Nhược Trần
    Bà hàng xóm treo cổ chết đêm hôm qua. Hừng sáng, tiếng chân đi lạo xạo, tiếng đồ vật rơi ngổn ngảng, và tiếng chuông kêu inh ỏi đánh thức tôi sau một giấc ngủ chập chờn, mệt nhọc.
    Tôi choàng vội chiếc áo, rồi ra mở cửa. Và sửng sờ khi nhìn thấy ông hàng xóm tay ôm mặt khóc, miệng mấp máy những câu nói đứt quảng. Mái tóc bạc phơ lòa xòa che một phần khuôn mặt đau khổ, thất thần và hốt hoảng của ông làm tôi mủi lòng.
    Ông hàng xóm.
    Vợ tôi đã treo cổ chết từ đêm hôm qua. Một cái chết tức tưởi và đau đớn. Tại sao bà ta lại dại dột đến thế ? Tôi đã làm điều gì cho bả buồn để bả phải vội vàng kết thúc cuộc đời một cách thê thảm và tội nghiệp đến thế ? Đêm qua, trước khi đi ngủ, bà không tỏ ra có vẻ gì cho thấy một cuộc ly biệt muôn đơi. Bà vẫn ân cần rót cho tôi ly nước mát để trên chiếc bàn nơi đầu giường ngụ Hôn nhẹ lên má tôi và chúc tôi ngủ ngon như thường lê Bà đi đâu và đã làm gì sau đó, tôi không hề biết được. Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh dậy, tìm quanh quẩn một lúc không thấy bà, tôi leo lên căn gác trên cùng, nơi chứa đầy những đồ vật vứt bừa bãi đây đọ Và, lạy Chúa, tôi đã nhìn thấy vợ tôi treo lơ lửng trong cái thòng lọng trên trần nhà. Mắt bà trừng trừng nhìn tôi, nửa như trách móc, nửa là thương tiếc và lẫn với một chút tủi hờn. Lạy Chúa tôi, ly nước mát của đêm hôm qua có một chút vị đắng của viên thuốc ngủ mà với đầu óc lẩm cẩm của tôi không làm sau có thể phát hiện ra được. Như thế, đây là một hành động quyên sinh hoàn toàn có sự chủ động, từ trước. Bà nỡ dứt tình với tôi một cách tàn nhẫn đến thế ư ?
    Sống với nhau đã hơn 40 năm. Tôi và bà đã từng chia xẻ bao thăng trầm. Từ niềm vui đến nỗi cô đơn lớn lao của thân phận người già khi con cháu lánh xa, khi xã hội đào thải và muốn vứt mình đi như vứt bỏ một gánh nặng không thương tiếc. Bà còn có tôi. Và tôi còn có bà. Chúng tôi đã chọn cho mình một sự sống chết ngẫu nhiên, không toan tính. Thế rồi tại sao ? Tại tôi vụng về hay bà buồn bã điều gì ? Hay bởi do con chó ?
    Bác sĩ tâm lý
    Cái chết của bà hàng xóm làm tôi sửng sờ, suốt một buổi sáng.
    Tôi đến sở làm trể mất vài giờ đồng hộ Khu nội trú bệnh viện vừa trải qua một đêm kinh hoàng. 37 bệnh nhân mặt mủi ngơ ngác, bần thần, ngầy ngật bởi những viên thuốc ngủ chưa hết tác dụng còn hòa quyện trong huyết quản. Những viên thuốc Valium, Sereta& không đủ độ mạnh để đám bệnh nhân vượt qua khỏi cơn khủng hoảng.
    Bàn giao xong công việc, ông Bác sĩ trực bắt tay tôi rồi hối hả bỏ đi như đang bị ma đuổị Ông đã làm tất cả những gì có thể để trấn an và xoa dịu nổi đau cũng như cơn sợ hãi vừa ập đến với mọi ngươi. Nhóm Y tá chia xẻ với tôi sự mất mát lớn lao mà trước đây tôi đã từng dự đoán là khó tránh khỏị
    ***
    Sau khoảng hơn nửa năm điều trị, bệnh trạng của Christina không có vẻ gì thuyên giảm. Từ năm 11 tuổi, cô bị cha cô hiếp dâm lần đầu, và tiếp tục bị lợi dụng bởi cha, bởi những người đàn ông bạn của cha cho đến năm cô được 17 tuổị Để bảo vệ chồng, mẹ cô đã ruồng rẫy và đổ trút mọi tội lỗi lên đầu đứa con gái ngây thơ của mình. Cô bỏ nhà ra đi rồi gặp một bọn ma cô lợi dụng và tống cô vào các động điếm. Năm 19 tuổi, cô được đưa vào bệnh viện điều trị sau một cơn khủng hoảng tâm lý trầm trọng, từ cái vụ tự tử đầu tiên không thành. Chứng hoang tưởng thường đến với Christina sau những lần cô đối diện chính mình. Cô giận cha và căm phẫn đàn ông, nhưng lại tự hành hạ mình. Dùng những vật bén nhọn cắt xén, đâm sâu lên da thịt đã in hằn những vết sẹo sần sùi, trầy trụa. Sự xung đột nội tâm nghiệt ngã giữa lòng trinh trắng vô tư và điều nhơ nhuốc, giữa lòng tự trọng và sự tủi nhục, giữa tình thương yêu máu thịt và sự căm phẫn như một nỗi ám ảnh, khó bứt lìa. Nó giống như sự bất lực câm lặng của cánh đồng khô bị cày xớị Nó đau đớn như tiếng rên rĩ của con cừu non đang bị đè xuống lột da. Cô chối bỏ chính mình như chối bỏ một thây ma gớm ghiết.
    Bệnh nhân Christina.
    Bác sĩ, tôi cảm thấy mỗi ngày hình như mình cứ nhỏ bé lại, thu gọn trong một góc phòng chật hẹp. Hằng ngày, tôi chứng kiến cảnh con người ăn thịt nhau, dưới ánh mặt trời và trên những chiếc bàn tiệc. Họ uống máu và nhai ngấu nghiến những con côn trùng. Họ rình rập, theo dõi và trấn áp tôị Rồi đây, họ sẽ tìm cách giết tôị Bác sĩ ơi, họ sẽ nuốt trộng và nghiền nát tôi trong điệu múa bầy nhầy, cuồng say của những con tinh trùng làm tắt đường kinh nguyệt. Họ sẽ thải tôi ra những xương sọ trắng hếu rách nát hậu môn. Tôi giẫy giụa đau đớn. Tôi sợ hãi cả cái nhơ bẩn, sự hôi hám và tởm lợm của chính mình. Tôi buồn nôn, bịt mủi, ôm mặt lẩn tránh mọi thứ tội đời, nhưng vẫn không làm sao cưỡng lại được mùi thối từ chất bài tiết của mình ập đến mỗi ngày, những lúc tôi ngồi nghĩ ngợi trong căn phòng toilet. Trong bụng con người chúng ta sao lại chứa toàn những thứ gớm ghệ Kinh hãi quá. Hằng ngày, chúng ta phải ăn, phải uống, phải ỉa, phải ngủ, phải nghĩ suy, phải làm lắm thứ quá, sao mà mệt mỏi thế ? Và tôi cảm thấy đời mình như thừa thãị Tôi chỉ muốn chấm dứt nó ngay lập tức.
    Bác sĩ tâm lý.
    Số phận thảm thương của cô gái trẻ là nỗi ám ảnh khốc liệt trong tôị Hơn nửa năm qua, tôi cố hết sức để giúp cô khoát khỏi cơn đau nghiệt ngã thiếu thơi. Thuốc và những buổi tư vấn tâm lý chỉ giúp cô tạm quên và nguôi ngoai phần nào những khắc khoải, những giằn xé nội tâm nhất thơi. Vết thương trong tiềm thức quá đậm để trong một thời gian điều trị khá ngắn ngủi có thể giúp cô quên đi tất cả. Tôi luôn chờ một phép lạ xảy đến, nhưng đấy chỉ là ước vọng mơ hộ Tôi biết thệ
    Bệnh nhân Christina.
    Bác sĩ, ông là người duy nhất còn lại trên đời mà tôi có thể đặt hết lòng tin. Và ông cũng là người hoàn toàn có thể thấu hiểu mọi ngõ ngách trong tâm hồn tôi, đang bị dày vọ Được trò chuyện cùng ông, tôi cảm thấy an toàn và ấm lòng. Có lẽ tôi đã yêu ngươi. Yêu một cách cuồng nhiệt. Tôi cảm thấy xấu hổ nhưng lại rất sung sướng và hãnh diện khi nói ra điều này, vì đấy là sự thật. Hãy tha thứ cho tôi nếu tôi đã vô tình xúc phạm đến ông. Tôi tồi tệ, nhưng xin ông đừng vì thế mà lánh xa tôị
    Bác sĩ tâm lý.
    Tôi rất quí mến cô gái, nhưng giữa chúng tôi không thể có bất cứ một thứ tình cảm nào khác ngoài quan hệ giữa một ông Bác sĩ và một người bệnh nhân. Cho dù tôi có quan tâm đặc biệt đến cô, nhưng chỉ có thế, đấy là nguyên tắc mà bất cứ một Bác sĩ tâm lý nào cũng có bổn phận phải gìn giự Tôi biết, cô sẽ không hiểu và rất buồn về thái độ thận trọng của tôị Tôi không thể làm gì khác hơn được.
    Bệnh nhân Christina.
    Tại sao cuộc đời lại bất công và tàn nhẫn với tôi đến thế ? Nhiều người đàn ông đã ham muốn, đã lợi dụng và hành hạ tôi. Tôi khinh bỉ và căm thù ho Và tôi chỉ yêu thương ngươi. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được thế nào là sự khát khao, thèm muốn được yêu, được ******** vơỴi một người đàn ông. Nhưng người đã từ chối tôị
    *
    Christine cắt đứt mạch máu tay trong cái đêm kinh hoàng đó. Cô đã chết. Chết một cách tức tưởi không trăn trối.
    ***
    Gã đàn ông trung niên trầm tư hàng giờ bên chiếc bàn con đặt giữa phòng khách. Gã ngồi đếm những hạt cát mà gã đã mang về từ mấy hôm trước sau một chuyến đi dạo trên bờ biển. Gã yêu cái mênh mông, vắng vẻ của biển và thích sự mịn màn, trầm mặc của những hạt cát li ti. Đã hai ngày nay, gã không làm điều gì khác ngoài việc đếm những hạt cát. Đôi lúc, vài cơn gió tạt ngang, gã đưa tay chụp bắt những hạt cát mong manh liếm vào khoảng không như níu lấy cuộc đời của gã vừa bị đánh mất. Gã ngồi xuống trịnh trọng. Và tiếp tục đếm những hạt cát li ti cho đến khi mặt trời vừa hững sáng.
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện.
    Gã là bạn thân của tôi từ nhiều năm nay. Gã rời bỏ phố thị và xa lánh mọi người, đến sống trên một ngọn đồi hoang nhìn xuống dòng sông trầm mặc. Gã chối bỏ mọi tiện nghi sẵn có, dựng lên một căn nhà gỗ nhỏ nhắn trên một rừng hoa cỏ bạt ngàn. Căn nhà chỉ có vỏn vẹn một chiếc bàn con đặt nơi phòng khách, một cái lò than, hai cái nồi, một bình trà, hai cái bát và hai cái cốc bằng đất nung đỏ. Chiếc giường của gã là một thảm cỏ tranh được phủ lên bởi một tấm chăn lỗ chỗ nhiều vết rách nát. Một tủ sách xiêu vẹo chứa toàn những loại sách quí hiếm mà gã đã bỏ công sưu tập từ nhiều năm qua. Cái gitare cũ kỹ đầy bụi treo lơ lửng trên vách gỗ. Chiếc giá vẽ, sơn dầu, toan, cây cọ và những bức tranh đặt ngổn ngang nơi gác xép. Gã là họa sĩ. Vẽ toàn một thứ tranh tĩnh vật và trừu tượng. Gã sống lặng lẽ một mình, vẽ tranh và mỗi tháng một lần, gã mang tranh xuống phố để bán. Những lúc không vẽ tranh, không đọc sách, không chơi đàn, gã chăm chút tỉ mỉ cho cây Quỳnh Hoa mà nhiều năm qua, gã đã xem như một người bạn đời thân thiết. Đến nay, Quỳnh Hoa vẫn chưa từng nở một lần.
    Những lúc bất chợt đến chơi, tôi thường thấy gã buộc chặt sợi dây thừng vào hai bàn chân, rồi buộc hai đầu kia của sợi dây vào một nhánh cây, gã buông người treo lộn ngược lơ lửng hằng giờ trong cái không gian tĩnh mịch, vắng vẻ, buổi chiều. Gã bảo: ?oCuộc đời này lộn nhào tất cả. Tao treo ngược mình trên cây là muốn tìm lại sự thăng bằng cho chính mình, có làm thế, tao mới tìm thấy lại được chân tướng sự vật trong cái giới hạn mênh mông của con người, cuộc sống và trời đất.?
    Gã là một người thông mình, tài năng, mẫn cảm, cực kỳ hiểu biết và cao hơn thiên hạ một cái đầu. Gã đứng bên ngoài và bên trên mọi lề thói, mọi thành kiến và những ràng buộc nhỏ nhoi đời thường. Cuộc đời gã là một sự vinh quang vĩ đại, nhưng cũng là một thất bại lớn. Gã đã làm, đã nghĩ và đã sống hết mình với cuộc sống mà không một ai có thể thẩm thấu hoặc cảm nhận được. Đời tư của gã là một sự bất lực triền miên về nỗi đau chính mình, về những chuỗi ngày vật vã với những bất mãn chồng chất, với sự trần trụi nghiệt ngã đời thường của tha nhân. Có những ngày, gã đã sống trong những cơn trầm uất đau đớn, hệ lụy. Nỗi đau như mắt xích cứa vào trái tim và cào mòn bộ não của gã.
    Với gã, thành tựu lớn lao nhất của con người là sống có ý thức, ý thức làm người, ý thức về sự sống và cả đến cái chết.
    Đã từ lâu, gã sống đơn độc, chối bỏ mọi thứ tình cảm mà gã cho là không xứng đáng với gã. Gã là kẻ có số đào hoa, cuồng nhiệt, si mê trong tình yêu, nhưng lại hay dễ chán, luôn cảm thấy thất vọng về đối tượng. Gã tâm sự: ?oTao thật sự đã mất hẳn niềm tin về con người. Tao thất vọng bởi chính tao, bởi sự nghiệp, tình yêu, gia đình, đất nước, và tất cả loài người nói chung. Sau nhiều năm suy ngẫm, tao thấy giá trị con người không bằng loài kiến đang nhởn nhơ trong đám cỏ xanh ngoài kia. Chúng không có những cái tồi dở của những con người mà tao đã từng gặp mỗi khi bước chân ra ngõ.?
    * *
    *
    Mùa hè năm rồi, Quỳnh Hoa đã nở những đóa hoa trắng mượt mà đầu tiên. Dưới cái lung linh và hưng phấn của vầng trăng, gã ngồi trầm tư gậm nhấm sự trống vắng và say sưa nhìn ngắm đóa Quỳnh, từ lúc nó thẹn thò xòe những cánh hoa mịn màng đầu tiên cho đến khi đóa hoa đã thật sự bừng hết sức sống. Một vẻ đẹp của thiên nhiên vừa dịu dàng vừa thanh khiết, vừa cao sang, quí hiếm lại vừa thách thức, khêu gợi hòa quyện với hương thơm nồng nàn lan tỏa ra không gian huyền nhiệm.
    Nửa đêm, gã còn đang chìm trong cơn mê điên dại thì từ trong đóa Quỳnh Hoa, bỗng hiện ra một người con gái đẹp. Cô đung đưa thân hình, thanh thoát trong một lớp vải lụa màu trắng nhạt. Cô bước nhẹ đến bên, mái tóc đen huyền thướt tha lòa xòa lên khuôn mặt thất thần và ngây dại của gã. Cô gái nâng gã đứng dậy. Hai người quyện vào nhau trong những điệu vũ quay cuồng.
    Cô gái dịu dàng gỡ bỏ chiếc áo lụa trên người để lộ ra làn da trắng ngần mịn màng, đôi ngực no tròn nhô lên một sức sống mạnh mẽ mà thanh khiết, cùng chiếc mông đầy nhục cảm. Cô đưa tay lần lượt tháo tung cúc áo trên người gã. Khi da thịt hai người cọ xát vào nhau, gã ôm choàng lấy cô, nhấc bổng cô lên rồi đặt nhẹ cô xuống chiếc giường lót bằng tranh của gã. Hai người yêu nhau cho đến khi mặt trời nhú lên sau rặng cây cuối chân đồi.
    Sáng sớm hôm sau, gã còn đang say sưa trong hương vị đê mê của một đêm thần tiên thì cô gái biến mất.
    Đêm đến, cô gái lại hiện về ái ân cùng gã. Cô là hiện thân của mối tình mà gã đã mang theo bên đời, kể từ cái ngày gã xuống tàu rời bỏ quê hương xứ sở của gã ra đi.
    Cô gái và gã sống trọn vẹn với nhau được 3 tháng hè thì cô lặng lẽ biến mất hẳn, không để lại một dấu tích, dù chỉ là một cuộc hẹn hò ngắn ngủi.
    * *
    *
    Chín tháng còn lại của năm là những chuỗi ngày chờ đợi khắc khoải. Mùa đông, cây cỏ xác xơ, trụi cành. Đôi lúc, vài cơn bão tuyết quét qua một vùng trời trắng xóa, lạnh buốt. Gã co ro đặt những thanh củi vào cái lò sưởi tự tạo rồi đốt bừng lên những ngọn lửa. Gã ngồi bất động, mắt nhìn đăm đăm hàng giờ vào những tia sáng lập lòe trong đêm tối. Gã với lấy cây đàn gitare, ôm sát nó vào lòng, nghiêng nghiêng đầu, miệng mấp máy những giai điệu tình ca và thân phận con người mà một thời gã đã yêu thích.
    Nhiều lúc, gã nghĩ là mình không còn có thể chịu đựng được. Sức sống mãnh liệt của tình yêu dành riêng cho cô gái còn tràn ngập trong tâm hồn gã là phép mầu giúp gã tiếp tục tồn tại. Gã bỏ gần hết thời gian và tâm trí cho hội họa. Những bức tranh với những bố cục lạ lẫm, những đường nét bay bổng, những sắc màu quyến rũ liên tiếp thành hình. Gã đã hoàn tất một bức tranh quan trọng nhất đời gã. Bức tranh mà cả đời gã sống chỉ để thực hiện nó.
    * *
    *
    Mùa hè năm nay, những cơn mưa tầm tã tiếp nối ngày đêm ào ạt trút xuống đã tạo nên một cơn lũ lớn nơi vùng đất mà gã cư ngụ. Lũ tràn qua dòng sông, ngập úng một nửa ngọn đồi. Cỏ cây hoa lá úa tàn. Cây Quỳnh Hoa sắp nở hoa, nhưng trên những cánh lá xanh mượt đã lốm đốm những vết thâm đen, nhăn nhúm. Cành cong cong oằn xuống, mang nặng một nỗi buồn rã rượi.
    Chờ đợi đã nhiều đêm mà Quỳnh Hoa vẫn chưa chịu nở. Khi cành hoa vừa hé những cánh mỏng đầu tiên thì gã đã ngất đi. Cô gái hiện ra, đánh thức gã rồi dìu gã đến bên chiếc giường. Đặt đầu gã vào lòng, vuốt ve và ru gã vào giấc ngủ. Đêm chưa tàn, cành Quỳnh Hoa chưa nở hết nhụy hoàn thì bỗng héo. Cô gái nhìn gã ngủ say, lòng buồn bã...
    Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện.
    Một buổi chiều, khi mặt trời chìm dần dưới chân ngọn đồi, tôi thấy gã đàn ông cùng cô gái lững thững đi đến bờ sông. Hai người bước xuống con đò neo từ lâu trên bến. Gã chèo đò ra khơi. Đến giữa dòng, gã buộc mái chèo, cho con đò trôi theo dòng nước. Gã đến bên, ngồi xuống, và choàng tay ôm lấy đôi vai của cô gái.
    Tôi trở lại căn nhà gỗ, lách mình qua cánh cửa mở hé. Tôi thấy trên chiếc bàn con, một chai rượu trắng, một ấm trà và hai cái cốc còn nằm yên đó. Chủ nhân uống chưa xong thì đã bỏ đi. Tôi bóc gói thuốc mê mang theo bên mình, bỏ 3/4 vào chai rượu, 1/4 còn lại tôi trút hết vào cái ấm đất. Rồi lặng lẽ núp sau hiên nhà, chờ đợi. Bóng đêm xuống dần, trùm kín cảnh vật xung quanh một màu u ám vắng vẻ. Hai cái bóng trắng như hai bóng ma đang từ bờ sông đi lên căn nhà gỗ. Không một tiếng động lớn ngoài những âm thanh lạo xạo đạp trên những chiếc lá khô. Hai người bước vào căn nhà, đến ngồi bên chiếc bàn, và tiếp tục tiệc rượu dở dang buổi sớm. Gã uống được lưng chai rượu thì gọi khẽ tên cô gái rồi lăn đùng ra nằm bất động dưới đất. Cô gái đặt gã lên giường. Cô bỗng cảm thấy bần thần. Rồi đến bên gã, cô nằm xuống và nhắm nghiền đôi mắt lại.
    Tôi mở cửa bước vào. Kéo gã đàn ông đặt xuống đất. Tôi đến bên cô gái, cởi bỏ những mảnh vải che kín người cô. Rồi cởi hết quần áo của mình. Tôi mò mẫm, hôn hít và làm những động tác ái ân nồng nhiệt. Một lúc sau, cô gái bỗng cựa mình rên khẽ. Trong cơn mơ màng, mắt vẫn nhắm nghiền, cô xiết chặt người tôi, thân thể co rúm, nẩy lên những nhịp điệu sướng thỏa.
    * *
    *
    Mặt trời chưa mọc thì tôi đã bỏ đi. Cô gái lõa lồ vẫn nằm yên bên tấm chăn nhàu nát. Gã đàn ông tỉnh giấc, co ro hổn hển ho khan vài tiếng rồi đưa tay quờ quạng tìm kiếm vật gì đó trong không khí. Gã lồm cồm ngồi dậy, đến bên chiếc giường, lay người đánh thức cô gái, nhưng cô vẫn nằm bất động.
    Ba ngày trôi qua, gã vẫn để xác cô gái nằm yên nơi đó. Ban đêm, gã thắp sáng những ngọn nến. Đặt bức tranh cô gái trên chiếc bàn con, cạnh cái xác. Rồi gã cởi hết quần áo trên người, ngồi lặng lẽ hàng giờ trước bức tranh, khấn nguyện. Gã đưa tay sờ vào bộ phận sinh dục của gã. Hành động thủ dâm kéo dài được vài phút thì gã phóng tinh. Tinh khí bắn tung tóe lên mặt toan tranh vẽ. Nơi cặp mắt cô gái trong tranh, hai giọt lệ thầm thì chảy dài xuống má.
    Tôi chính là thủ phạm. Gã biết, và biết rất rõ điều ấy. Gã tự nhủ lòng: ?oTao phải giết chết mày. Và tao chỉ có thể thực hiện được điều ấy bằng cách tự hủy hoại đời tao.?
    Gã đem chôn bức tranh rồi châm lửa đốt cháy rụi căn nhà gỗ. Trong vài phút, gã và xác của cô gái đã biến thành tro bụi.
    Gã đàn ông.
    Tôi chưa bao giờ muốn mình sinh ra trên đời này. Một đêm cha mẹ yêu nhau, những con tinh trùng của cha chen nhau bám chặt vào buồng trứng của mẹ. Nhưng tại sao không phải là một con tinh trùng nào khác có đủ năng lực để đâm sâu vào cái trứng nằm trong tử cung của mẹ, mà lại là tinh trùng tôi, con tinh trùng tạo nên tinh thể đời này. Tôi không phải là con người của thế giới hôm nay. Một thế giới nhơ nhuốc đầy rẫy tội lỗi và sự hủy diệt.
    Tôi chết đi không lâu thì nhân loại rơi vào một cơn biến động lớn. Những chiếc máy bay không tặc đâm trúng mục tiêu. Những tòa nhà cao tầng sụp đổ, lửa bốc cháy, bụi khói mịt mù và hàng ngàn người vô tội bỏ thây. Thế giới rồi sẽ tiếp tục đổ nát tan hoang bởi sự cuồng tín, bởi khủng hoảng hay lạm phát niềm tin, bởi sự phá sản nhân tính, hay mâu thuẫn triền miên của những bất đồng chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Bọn chính trị gia lưu manh, đầy tham vọng và ngu xuẩn đem lương tâm nhân loại đặt lên những bàn tiệc. Chúng tống khứ vào mồm no nê giả trá, tội lỗi và rút tỉa dần những linh hồn máu xương cạn kiệt.
    Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện.
    Tôi đến thăm gã một buổi chiều nắng nhợt nhạt dưới vòm cây trước ngõ. Căn nhà gỗ chỉ còn là một đống tro than đen ngòm, vài nơi còn bốc lên những cụm khói u ám. Đi loanh quanh một lúc, tôi tìm thấy một viên đá khá lớn có khắc vài dòng chữ nghệch ngoạc, đặt ngay ngắn trên một khoảnh đất vừa được san lấp bằng phẳng. Tò mò, tôi nhặt thanh gỗ đào xới mảnh đất ấy lên. Bên dưới hiện ra một khung bố khổ 60/80 được bọc kín bởi một túi nhựa trắng. Tôi tháo túi nhựa ra, và nhìn thấy một bức tranh tương đốí còn nguyên vẹn họa cô gái trẻ. Từ cặp mắt của người phụ nữ đẹp trong tranh, hai giọt nước long lanh nhỏ xuống làm ố đi những vết sơn dầu chưa kịp khô cứng. Vài nơi khác trên má, trên môi lốm đốm vài vết sơn nhòe nhọet.
    Trong lòng có nhiều thắc mắc, tôi mang bức tranh đến phòng thí nghiệm. Sau vài giờ mò mẫn, người bạn đồng nghiệp cho tôi biết, giọt nước làm nhòe đi đôi mắt của người phụ nữ trong tranh chính là tinh thể của những giọt nước mắt, và vết dầu loang lổ trên má, trên môi là nguyên chất của những con tinh trùng của hai con người thật bằng xương bằng thịt.
    * *
    *
    Sự ra đi đột ngột của gã đàn ông làm tôi liên tưởng đến cái chết của bà hàng xóm. Ông bà đã sống với nhau gần nửa thế kỷ. Cuộc sống lặng lẽ nhưng hai người đã trói chặt vào nhau như một định mệnh. Cách đây vài năm, để cho không khí căn nhà bớt đi sự vắng vẻ, ông đã tìm mua cho bà một con chó con. Bà thương yêu, chăm chút cho con chó hết mực. Bà đặt tên cho nó, gọi nó là con và xưng mình là mẹ. Mỗi ngày 4 lần, bà dẫn con chó yêu của bà đi chơi. Gần đây, những lúc giận ông, bà ra ngủ riêng và đem cả con chó sang ngủ cùng mình. Rồi ôm ấp, nâng niu con vật như nâng niu một đứa trẻ.
    Từ ngày có con chó, bỗng dưng ông cảm thấy mình bị bỏ rơi. Sự cô đơn, phiền não lớn dần theo thời gian đã khiến cho ông quẩn trí. Nhân lúc vợ vô nằm viện điều trị chứng thấp khớp vài hôm, ông thuốc chết con chó rồi đem chôn nó trong mảnh vườn sau nhà. Ra viện, không tìm thấy con chó, bà đay nghiến và trút hết mọi trách nhiệm cùng tội lỗi lên đầu người chồng khốn khổ, khiến ông không còn cách gì để tránh né.
    Người đàn bà quỳ suốt ngày trước mảnh đấït sau vườn nơi chôn con chó. Và bà đã gào khóc tức tưởi.
    Lời thú tội chân thành của ông chính là nguyên do đưa đến cái chết đầy nghịch lý của người đàn bà.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chơi mới-Asimov, Isaac
    (Isaac Asimov (1920-1992), nhà văn Mỹ gốc Nga, là một trong những cây viết truyện viễn tưởng đặc sắc nhất thế kỷ 20 (thậm chí là một trong hai người vĩ đại nhất, cùng với Arthur Clarke), với gần 500 tác phẩm được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Đáng chú ý nhất có lẽ là bộ Foundation, từ lâu đã trở thành tác phẩm kinh điển. Truyện ngắn Trò chơi mới được viết đầu những năm 1980, khi máy tính cá nhân còn ở dạng rất thô sơ.)
    Bình minh. Căn bếp tràn ngập ánh sáng êm dịu buổi sớm. Bà Darley đang chuẩn bị bữa ăn, vừa làm vừa khe khẽ hát. Con bà, Johnny, chạy đi đâu từ sớm đến giờ vẫn chưa thấy mặt. Nhưng bà Darley đã quá quen với những trò của thằng con. Từ khi nó mua được chiếc máy tính bằng tiền dành dụm được trong kỳ nghỉ hè, chuyện nó thỉnh thoảng biến đi đâu mất đã trở thành cơm bữa. Johnny thuộc loại ?omáu mê?, luôn muốn dẫn đầu trong mọi chuyện. Nó sẵn sàng xếp hàng cả đêm ở cửa hàng để trở thành chủ sở hữu của chiếc đĩa trò chơi mới với con số 1 đầy kiêu hãnh. ?oĐể làm gì cơ chứ, bởi vì chỉ sang ngày hôm sau những chiếc đĩa tương tự đã tràn ngập các quầy hàng trong vùng rồi?, bà Darley thở dài. - ?oVậy mà không, bao giờ nó cũng muốn là người đầu tiên!?.
    Có tiếng cửa ra vào đóng mạnh.
    Chào mẹ! Hãy xem con mua được gì này! - tiếng Johnny kêu lên hãnh diện và sung sướng. Vui mừng, mệt mỏi pha lẫn trên khuôn mặt cậu bé. Trong tay cậu là một chiếc đĩa với vỏ hộp rất đẹp, có nhãn hình con ó vàng và con số 1 to tướng.
    Đây là trò chới mới của hãng Aerospace Imitators, không đắt tí nào!
    Được rồi, được rồi, Johnny, rửa tay nhanh lên rồi vào bàn ăn, - mẹ cậu bé nhẹ nhàng ngắt lời. - Nhanh lên, mẹ đã nấu xong rồi đấy.
    Ngay đây mà mẹ, con chỉ kiểm tra xem chương trình có chạy không, một tẹo thôi? - Và không chờ mẹ trả lời, John biến vào phòng mình.
    ?oKhông hiểu sao nó lại say máy tính đến thế??, - bà Darley vừa dọn bàn vừa nghĩ. -?oTất nhiên mình và chồng đều không ngại máy tính, và có thể sử dụng để làm việc. Ở thời đại này điều đó là không tránh khỏi. Nhưng nghiện đến mức đó thì...?
    John đúng là phát rồ vì máy tính. Cả mùa hè cậu làm việc như điên để kiếm tiền cũng chỉ vì nó. John đã tiêu hết số tiền, nhưng giờ đây cậu được làm chủ một dàn máy tính xịn - rất mạnh, chạy nhanh, màn hình tuyệt vời và được nối mạng. Cậu bé không chỉ chơi, mà còn làm việc trên máy. Và, như mọi khi, cậu luôn phấn đấu giành vị trí số một. Phải công nhận là cậu thường đạt được điều đó. Một chương trình do cậu viết đã được một công ty mua lại. Còn trong các trò chơi thì John là chúa tể!
    John bật máy, nhét đĩa vào ổ. Trên màn hình xuất hiện một con ó vàng hệt như trên nhãn. Đó là logo của hãng Aerospace Imitators. Johnny ấn phím space và đắm mình vào thế giới mới...
    *
    Trên đường băng là một chiếc máy bay chiến đấu. Qua lớp kính buồng lái, Johnny nhìn thấy những mảng bê tông xám, đường băng trắng, cỏ xanh như ngọc và màu đỏ gạch của tháp điều hành các chuyến bay. Johnny chăm chú quan sát bảng điểu khiển. Cậu chơi những trò tương tự đã nhiều, nên lúc này có thể dễ dàng phân biệt được đủ loại đồng hồ trên đó. Máy bay đã được nạp đầy đủ vũ khí và nhiên liệu. Nó như chỉ còn đợi phi công để được bay lên, lao vào những trận giao tranh nảy lửa trên bầu trời.
    Johnny khởi động máy bay. Động cơ nổ nhè nhẹ. Chiếc máy bay hơi rung lên, như đang nôn nóng vào trận. Cậu phi công nhỏ thả phanh, và máy bay bắt đầu chạy trên đường băng. Nhà xưởng, người, các trạm rađa lướt qua mỗi lúc một nhanh hơn... Trong đầu Johnny thoáng qua ý nghĩ rằng cậu chưa bao giờ chơi một trò được vẽ đẹp và chi tiết như thế. Nhưng ngay lập tức cậu quên tất cả khi ấn vào cái nút có hình mũi tên để nâng máy bay khỏi mặt đất. Cậu đã bay lên!
    Sau khi ổn định độ cao, Johnny quyết định luyện tay lái. ?oTrong những trò này, quan trọng nhất là biết điều khiển máy bay?, - Johnny nghĩ, lần lượt thử hết các nút bấm và theo dõi mặt đất quay trước mặt cậu. - ?oĐủ rồi, đã đến lúc địch xuất hiện rồi chứ nhỉ? Mình còn phải bay lung tung đến bao giờ nữa đây?... Hay là cần phải đến gần căn cứ của chúng?... Đáng nhẽ ra phải đọc ?oHướng dẫn sử dụng? trước khi chơi, mà cần cóc gì, tự mình sẽ tìm ra...?. John lập tức dừng chiếc máy bay đang quay như điên, đưa nó trở về vị trí thăng bằng rồi bay ra biển. Lướt qua bên dưới là hòn đảo nơi cậu vừa xuất phát. Những mái nhà chứa máy bay, bê tông đường băng và cỏ - một hòn đảo nhỏ trong đại dương. Phía xa thấp thoáng một dải màu tối, và John lái máy bay về phía đó.
    ?oHừm, có cái gì đó kìa... Chà, một chiếc máy bay hành khách to tướng - Boeing chăng? Hay thật, không biết cái này được bao nhiêu điểm??, - vừa nghĩ, John vừa hướng về mục tiêu tấn công. Hai quả tên lửa bay tới chiếc máy bay khách, để lại phía sau hai vệt khói. Hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi, John bay lướt qua phía trên chiếc Boeing, không hề giảm tốc độ. Nhưng có lẽ máy tính không muốn thua dễ dàng như vậy. Chiếc Boeing, như một con hà mã, hốt hoảng lượn gấp xuống dưới, thoát được hai quả tên lửa sượt qua. ?oÁ à! Giỏi thật!? - Johnny quay lại xả một tràng đại liên vào cánh chiếc máy bay khổng lồ rồi bay vút lên. Lần này thì mày chạy đằng trời! Sau khi lộn một vòng, Johnny nhìn qua màn hình và ngạc nhiên thán phục. Chưa bao giờ cậu thấy cảnh này. Khoang hành khách đã tách ra khỏi chiếc máy bay đang rơi. Phía trên khoang là các vòm dù màu trắng. Phía dưới là các vòm dù nhỏ hơn, chắc là tổ lái.
    ?oLập trình thế chứ!? - Johnny ghen tỵ nghĩ thầm. - ?oTính cả đến chuyện này và đưa vào trò chơi! Họ biết cách bẫy người chơi đây - cứ tưởng chỉ cần bắn rơi máy bay là xong việc. Nhưng mình cao thủ hơn nhiều, bây giờ mình sẽ tiêu diệt cả dù. Hay thật, không biết họ có tính đến trường hợp này không...?. Và Johnny dùng cánh lướt qua cắt đám dù. Những vòm dù lập tức xẹp xuống, biến mất, để khoang hành khách rơi tự do xuống đại dương bên dưới.
    Cậu phi công bỗng thấy một chấm màu hiện ra phía chân trời. Hóa ra chẳng phải chấm màu gì cả, mà là một chiếc tiêm kích! Được đấy, cuối cùng thì kẻ địch ngang phân cũng đã xuất hiện.
    Johnny ngắm bắn kẻ địch. Từ chiếc tiêm kích một đốm sáng tách ra. Cậu liền quay súng và bắn tan quả tên lửa đang bay về phía mình. ?oBây giờ đến lượt tao...?, Johnny phóng tên lửa về phía địch. - ?o Hừ, mình chọn level khó quá, nó né mất rồi! Khỉ gió, nó lộn ra phía sau mình rồi... Tên lửa đang bay lại kìa, nhanh lên, nút bấm đâu rồi... Mẹ kiếp!!!?...
    Trích báo cáo của trung đoàn trưởng lực lượng phòng không:
    ?oNgày 28 tháng 12 năm nay, vào hồi 12h25 một chiếc máy bay chiến đấu lạ đã xâm phạm không phận nước ta tại hành lang hàng không dân dụng quốc tế. Chiếc máy bay này đã tấn công và bắn rơi máy bay của Hãng hàng không xxx đang thực hiện chuyến bay theo lịch trình. Vào lúc 12h28 máy bay tiêm kích của ta, do phi công Short lái, đã đánh chặn và hạ máy bay địch bằng hai quả tên lửa. Tổ lái được đề nghị khen thưởng. Việc tìm kiếm và cứu hộ đội bay và hành khách của chiếc máy bay bị bắn rơi vẫn đang tiếp tục?.
    Trích ?oSự kiện trong ngày?, báo địa phương:
    ?oNgày 28 tháng 12 ở thành phố chúng ta đã xảy ra một vụ hoả hoạn bí hiểm khiến cảnh sát phải lưu tâm. Theo lời của trung sỹ Dolittle, hoả hoạn đã xảy ra trong nhà của gia đình Darley trên phố Apper, do một vụ nổ rất lớn vào khoảng 12 rưỡi trong phòng của cậu con trai. Ngài trung sĩ từ chối không bình luận gì thêm. Hiện nay cảnh sát đang điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.?
    Còn trên hòn đảo nhỏ giữa đại dương, từ trong nhà chứa máy bay với hình con ó vàng trên vách, các kỹ thuật viên đang kéo một chiếc máy bay chiến đấu ra đường băng để sẵn sàng xuất kích. Một chủ nhân mới của trò chơi lại chọn level khó...
    Phương Hoài dịch

Chia sẻ trang này