1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Chúng ta cùng thưởng thức hai truyện ngắn sau đây của ông, hãy cùng nhìn nội dung truyện trong tinh thần Nhân Bản và loại bỏ những Ý Thức Hệ, những chủ nghĩa đối nghịch nhau để thấy những mâu thuẫn, những đau thương tột cùng của con người phải gánh chịu trong bất cứ cuộc nội chiến nàọ
    Cái Bớt

    MIKHAIL ALEXSANDROVICH SHOLOKHOV
    (Nobel Văn Chương năm 1965)

    Dọc theo con đường mùa hè và những vết xe bị Gió xói mòn
    là những đám cỏ màu lông chuột mọc xoắn xít, những bụi
    tần lê và ngưu bàng xoè tán um tùm. Trên con đường này,
    trước đây người ta vẫn chở cỏ khô đến các kho lúa nằm
    im trên thảo nguyên ánh lên màu hồ phách, còn con đường mòn
    nằm trải dài đã được vun thành những gò đất dưới
    những cột điện báọ Hàng cột điện chạy vút vào trong đám
    sương mù trắng đục của mùa thu, băng qua các khe lạch. Gã thủ
    lĩnh dẫn năm chục tên Kadắc vùng sông Đông và Cuban, những
    kẻ bất mãn với chính quyền Sô Viết, theo con đường bóng
    nhẫy, đi qua những hàng cột điện nàỵ Đã ba ngày đêm, như
    con sói bị đàn cừu làm cho một phen điên đảo, chúng rút
    chạy theo con đường băng qua vùng đất hoang không có đường
    xá. Bám sát sau lưng chúng là đơn vị Côsêvôị
    Toán phỉ gồm những kẻ bất trị, những tên lính từng trải,
    song thủ lĩnh của chúng cứ phải suy nghĩ rất lung: y rướn
    người đứng trên bàn đạp, hai mắt bao quát nhìn thảo nguyên,
    ước tính quãng đường đi tới rìa rừng màu xanh nhạt trải
    dài bên kia bờ sông Đông.
    Cứ thế, bọn chúng rút đi như bầy sói, còn đội kỵ binh của
    Nhicônca Côsêvôi vẫn lần theo vết chân phía sau chúng.
    Vào những ngày hè đẹp trời, trên các thảo nguyên vùng sông
    Đông những bông lúa mì đung đưa reo vui xao xác dưới bầu
    trời trong suốt. Cảnh ấy có trước mùa cắt cỏ, khi những
    sợi râu tơ trên bông lúa mì chắc hạt đen sẫm lại, tựa
    đám ria mép lún phún trên khuôn mặt chàng trai mười bảỵ Cây
    lúa lớn như thổi và vươn cao vượt cả đầu ngườị
    Những người Kadắc để râu ở trong bản khoanh những vạt
    ruộng, gieo lúa mạch trên đất sét, trên những đồi cát và
    ở ngay mặt đất gần cánh rừng. Chưa bao giờ lúa ấy có
    thời sinh sôi nảy nở; từ bao đời nay, một hécta không thu
    nổi trên ba chục pút thóc, nhưng người ta vần gieo lúa, vì
    rượu cất bằng lúa trong hơn cả nước mắt thiếu nữ; và
    bởi lẽ xưa nay đều thế cả; đời ông, đời cụ đều uống
    rượu, nên trên huy hiệu của dân Kadắc thuộc khu quân quản
    sông Đông chẳng phải ngẫu nhiên lại có hình vẽ anh chàng Kada
    ("c say mềm, cởi trần, ngồi trên thùng rượụ Cứ đến mùa
    thu, các thôn, bản+đều đều say khướt cờ bợ, dân bản lang
    thang khắp chốn, những chiếc mũ lông cao chóp đỏ lảo đảo,
    ngật ngưỡng ở phía trên những hàng giậu bằng cành liễu
    cát.
    Chính vì thế mà thủ lĩnh của đám phỉ không có lấy một
    ngày tỉnh rượu, vì thế mà tất cả đám đánh xe và bọn lính
    bắn súng máy đều say khướt, ngồi vẹo sườn trên các cỗ
    xe ngựa có nhíp, chở súng máỵ
    Đã bảy năm nay, thủ lĩnh phỉ không nhìn thấy quê hương của
    mình. Là tù inh Đức, sau đó theo Vraghen, rồi qua
    Cônxtanchinôpôn trời oi ả, trại giam giữa hàng rào dây thép
    gai, bôn ba trên tàu buôn nhỏ Thổ Nhĩ Kỳ ngâm nước biển ma
    (.n nồng và phả mùi nhựa trét, ẩn náu trong bãi lau sậy ở
    Cuban, và cuối cùng làm phỉ.
    Thế đấy, nếu nhìn về quá khứ, cuộc đời của gã thủ
    lĩnh phỉ là như vậỵ Tâm hồn y trở nên chai đá, như những
    vết móng chân bò tách đôi bên bãi lầy trên thảo nguyên bị
    cái nóng hè thiêu đốt làm rắn đanh lạị Một nỗi đau tê
    tái, không sao hiểu nổi cắn rứt tâm can, làm rã rượi các
    thớ thịt, và tên thủ lĩnh phỉ cảm thấy không thể nào quên
    đi được nỗi đau ấy, và cũng không có thứ rượu nào dập
    tắt nổi nó. Thế nhưng y vẫn uống và không có lấy một
    ngày tỉnh rượu, bởi lẽ những cây lúa mạch đang trổ bông
    thơm nức, ngọt ngào trên các vùng thảo nguyên sông Đông đã
    được cày vỡ một lớp đất đen phơi dưới nắng mặt
    trời, và trong các thôn, bản, những người vợ lính Kadắc có
    đôi má rám nắng đều cất một thứ rượu trong đến mức
    không thể phânbiệt được với mạch nước nguồn chảy rạ
    *
    Những trận rét đầu mùa đã về lúc rạng đông. Trên các lá
    cây sung hình chân vịt đã điểm những đốm trắng bạc, còn
    trên guồng bánh xe của côi xay nước thì từ sáng sớm, Lukich
    đã để ý thấy những lớp băng mỏng ngũ sắc như mi cạ
    Từ sáng, Lukich đã thấy trong người khó chịu, đau buốt vùng
    thắt lưng, nhức nhối quá, đôi chân cứng lại như đúc ba
    (`ng gang và lệt xệt nhấc lên không nổị Lão lê bước quanh
    cối xay kê thoăn thoắt bò ra; lão ngước đôi mắt ướt
    nhoèn nhìn lên; trên xà ngang phía dưới trần nhà, một chú
    bồ câu đang gáy lên gù gù, đều đặn và cần mẫn. Hai cánh
    mũi dường như nặn bằng đất sét của lão hít hít mùi mốc
    ẩm nồng nặc và mùi thơm của lúa mạch đã xay giã. Lão chăm
    chú nghe tiếng nước óc ách đang cuốn hút và liếm quanh
    chiếc ngỗng cối một cách đáng lo ngạị Lão vê vê chòm râu
    rậm, vẻ đầy tự lự.
    Lukich ngã người trong vườn nuôi ong. Lão nằm nghiêng, đắp
    tấm áo bông mà ngủ, mồm há hốc; những giọt nước dãi
    nhờn và nóng ẩm từ hai ria mép chảy xuống chòm râu cằm.
    Hoàng hôn buông xuống dày đặc làm căn nhà tiêu điều của
    lão trở nên nhọ nhem. Chiếc cối xay chìm trong đám sương mù
    màu trắng sữả
    Vừa lúc lão thức giấc thì có hai tên lính kỵ binh từ trong
    rừng đi rạ Một tên gọi lão, giữa lúc lão dang bước trong
    vườn nuôi ong:
    - Ông già, lại dây !
    Lukich nhìn họ với vẻ ngờ vực và dừng lạị Trong những năm
    giặc giã lão đã từng thấy nhiều hạng người mang súng ống
    như thế này- những kẻ ăn cướp thức ăn gia súc và bột mì
    mà khôngthèm hỏi aị Tất cả bọn họ, chẳng trừ một ai, lão
    không ưa chút nàọ
    - Ra đây mau, lão khọm già !
    Lukich luồn lách giữa những thùng ong có đục lỗ, đôi môi
    biến sắc lẩm bẩm không thành tiếng. Lão đứng xa chỗ
    những người khách và liếc nhìn họ.
    - Ông già ơi, chúng tôi là Hồng Quân đâỵ Lão đừng sợ
    chúng tôi, thủ lĩnh phỉ cất giọng khàn khàn nói nhã nhặn.
    - Bọn tôi đang đuổi phỉ, bị lạc đơn vỉ. Thế hôm qua lão có
    trông thấy đơn vị nào qua đây không ?
    - Có đấỵ
    - Họ đi hướng nào, hở lão ?
    - Có mà ôn dịch nào biết họ đi đâu !
    - Vậy có ai trong bọn họ nghỉ lại chỗ cối xay của lão không ?
    - Không- Lukich nói cụt lủn và quay lưng lạị
    - Khoan đã, lão già ! Thủ lĩnh phỉ xuống ngựa, đôi chân vòng
    kiềng loạng choạng vì say, miệng thở sặc mùi rượu, y nói:
    - Này thằng già, chúng tao đang tìm diệt bọn cộng sản
    đâỵ..Thế đấy!...Còn bọn ta là ai, mày không cần biết!... Y
    vấp chân, đánh tuột dây cương khỏi tay- Việc của mày là
    chạy tìm ngũ cốc cho bảy chục con ngựa ăn và câm cái mồm?.
    Làm ngay lập tức! Rõ chưả Lúa mì của mày đâủ
    - Không có, - Lukich nói, mắt nhìn đi chỗ khác.
    - Thế cái gì trong kho kiả
    - Rặt những đồ đồng nát bỏ đi thôi mà. Làm gì có lúa
    mì!
    - Nào, đi xem đi!
    Y túm cổ lão và lôi sềnh sệch đến cái nhà kho đổ nghiêng
    lún sâu xuống đất. Y mở toang cửạ trong kho có những vựa
    chứa lúa mì và đại mạch.
    - Không phải lúa mì thì cái gì đây, hở thằng già khốn
    kiếp?
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Truyện của MIKHAIL ALEXSANDROVICH SHOLOKHOV cũng bị chặn à??????????????
    Lovetolive[/size=18]
    Hệ thống kiểm duyệt tự động sẽ ngăn lại những bài có một số từ nhạy cảm.Bác thông cảm nhé máy móc mà
    Được latrung sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 05/12/2002
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Chúng ta cùng thưởng thức truyện ngắn CÁI BỚT của ông, hãy cùng nhìn nội dung truyện trong tinh thần Nhân Bản và loại bỏ những Ý Thức Hệ, những chủ nghĩa đối nghịch nhau để thấy những mâu thuẫn, những đau thương tột cùng của con người phải gánh chịu trong bất cứ cuộc nội chiến nàọ
    Cái Bớt ( tiếp theo và hết )
    - Dạ, lúa mì để nuôi người ạ, thưa ông- Lúa này đã
    được xay giã? Tôi cố nhặt nó từng hạt suốt cả năm, vậy
    mà ông muốn đem cho ngựa ăn hết?
    - Theo mày thì để mặc xác ngựa của chúng ông chết đói cả
    ư ? Sao mày dám như vậy- the o bọn đỏ hả Mày muốn chết à?
    - Xin ông tha cho, ông hãy thương tôị Tôi có tội tình gì mà
    ông nỡ hại tôỉ- Lukich giật chiếc mũ lông xấu xí ở trên
    đầu ra, quỳ sụp xuống, nắm lây đôi bàn tay lông lã của tên
    thủ lĩnh phỉ mà hôn?
    - Nói đi, mày thích bọn đỏ hả ?
    - Xin ông rủ lòng thương, tha cho kẻ đau ốm này!... Ông hãy bỏ
    qua lời nói ngu dại của tôị Ôi, xin ông tha cho, đừng treo cổ
    tôi! ? lão già vừa nói vừa ôm lấy chân tên thủ lĩnh phỉ.
    - Mày hãy thề là mày không theo bọn đỏ...Không phải làm dấu
    diếc gì hết, hãy ăn đất đi!
    Miệng ông già móm mém hết răng nhai vốc đất cát trong taỵ
    - Được, bây giờ thì tao tim màỵ Đứng dậy, lão già!
    Và thủ lĩnh phỉ cất tiếng cười, nhìn ông gia không sao
    đứng lên được vì đôi chân đã cứng đợ Còn đám lĩnh
    kỵ binh mới kéo tới đây thì đang lôi lúa đại mạch và lúa
    mì trong nhà kho ra, rắc xuống dưới chân ngựa và vương vãi
    khắp sân những hạt ngũ cốc vàng óng.
    *
    Rặng đông chìm trong đám sương mù vẩn đục.
    Lukich lọt qua được người lính gác và lão không đi theo
    đường cái mà lần theo con đường mòn trong rừng chỉ Một
    mình lão biết, chạy miết về phía bản làng, băng qua cái khe
    lạch nhỏ, xuyên cánh rừng như đang cảnh giác trong giấc ngủ
    tỉnh táo buổi ban maị
    Chạy đến chỗ cối xay gió, lão định tắt qua con đường mòn
    ven bờ giậu rẽ ra đường nhỏ, nhưng trước mắt đã thấp
    thoáng hiệnra những bóng người cưỡi ngựạ
    - Ai đấỷ...- một tiếng hô náo động giữa khung cảnh tĩnh
    mịch.
    - Tôi đâỷ Lukich nói thều thào, còn toàn thân thì mềmnhũn,
    run bắn lên.
    - Lão là aỉ Có giấy tờ gì không? Mò mẫm đi dâu, có việc
    gì?
    - Tôi là thợ xaỷ Từ chỗ cối xay nước vùng này tớị Tôi
    có việc cần vào bản.
    - Việc với vủng gì? Thôi hãy theo chúng tôi đến gặp chỉ
    huy! Lão đi lên trước!...- một người vưa quát, vừa thúc
    ngựạ
    Lukich cảm thấy đôi môi ngựa nóng ẩm kề sát cổ mình và
    lão khập khiễng rảo bước đi vào bản.
    Họ dừng lại trên bãi đất cạnh ngôi nhà lợp ngóị Người
    dẫn đường đằng hắng, xuống ngựa, buộc ngựa vào hàng
    rào và khua xủng xoảng thanh kiếm, bước lên bậc thềm.
    - Theo tôi!...
    Ánh lửa lập loè rọi qua các ô cửa sổ. Họ bước vào nhà.
    Lukich hắt hơi vì sặc khói thuốc lá sợi, ngả mũ và hướng
    về góc nhà có bức tượng thánh hối hả làm dấụ
    - Chúng tôi bắt giữ ông già này đâỵ Ông lão đi vào bản.
    Nhicônca ngẩng cái đầu bù xù dính đầy lông chim lên khỏi
    mặt bàn, hỏi với giọng ngái ngủ, nhưng nghiêm nghị:
    - Lão đi đâủ
    Lukich bước lên phía trước và sung sướng nghẹn lờị
    - Anh bạn yêu quý ơi hóa ra ngườicủa ta, vậy mà lão cứ
    tưởng lại bọn phỉ đấỷ Lão đâm ra nhút nhát, không dám hỏi
    các anh nữả Lão là thợ xaỵ Có lần các anh chị đi qua rừng
    Mitơrôkhin đã ghé vào nhà lão, lão còn mời anh uống sữa,
    anh bạn thân mến ạ ? Hay là anh quên rồỉ
    - Thế lão muốn nói gì nàỏ
    - Vâng, lão sẽ nói, anh bạn quý mến của lão ạ: chả là vào
    lúc chập tối hôm qua chính bọn phỉ ấy đã kéo đến nhà
    lão, lấy sạch ngũ cốc cho ngựa ăn? Chúng hành hạ lãỏThằng
    cầm đầu bọn chúng nói: hãy thề một lòng một dạ theo chúng
    tao, rồi nó bắt lão ăn đất.
    - Thế hiện nay chúng ở đâủ
    - Chúng đang ở đó. Chúng đem theo nhiều rượu, bọn bất
    lương ấy đang nhậu nhẹt với nhau ở nhà lão, còn lão chạy
    tới đây báo cho các anh biết: có thể các anh sẽ tìm được
    phương kế trừng trị chúng.
    - Anh nói với anh em lên ngựa!... ? Nhicônca đứng lên khỏi
    ghế, mỉm cười với ông lão và uể oải xỏ tay vào chiếc áo
    dạ lính.
    *
    Trời đã hừng sáng,
    Nhicônca gương mặt xanh xao vì những đêm mất ngủ, phi ngựa
    đến gần cỗ xe hai bánh lắp súng máỵ
    - Khi nào bọn mình tấn công, câu nã mạnh vào sườn bên phải
    nhé. Ta cần bẻ gẫy cánh quân của chúng!
    Đoạn anh phóng ngựa đến đơn vị kỵ binh để bày thế trận.
    Sau rặng cây sồi nhỏ khô héo, trên mặt đường xuất hiện
    một toán lính kỵ binh xếp hàng bốn, những cỗ xe lắp súng
    máy đi giữạ
    - Phi nước đại!- Nhicônca thét lớn và anh có cảm giác những
    tiếng vó ngựa rầm rập mỗi lúc một rõ ở phía sau lưng,
    anh quất roi thúc con ngựa đực của mình.
    Bốn cửa rừng, tiếng súng máy vang lên xối xả, coàn toán
    lính kỵ binh nọ trên mặt đường thì nhanh nhẹn, như trên bãi
    tập, tỏa ra bủa vâỵ
    *
    Từ trong đám cây bị gió bão đánh đổ, một chú sói nhảy
    chồm ra gò đất, mình mắc đầy cỏ gaị Nó dướn đầu về
    phía trước nghe ngóng. Ngay gần đó, có tiếng súng nổ giòn
    giã liên hồi và đủ mọi thứ tiếng của trận đánh dậy lên
    như sóng lừng.
    Tạch!... một quả đạn nổ giữa bụi cây trăn, còn đâu đó ở
    phía bên kia gò đất, sau đám ruộng đã cày vỡ, tiếng vọng
    của nó nhanh nhẩu đáp lại: tặc!
    Và cứ thế liên hồi: tạch, tạch, tạch! Còn bên kia gò đất
    là những tiếng đáp lại: tặc, tặc, tặc!...
    Con sói đứng đó một lát rồi thủng thẳng và khạng nạng đi
    xuống cái khe lớn, khuất vào lùm cỏ um tùm chưa kịp cắt đã
    úa vàng?.
    - Giữ vững đội ngũ!...Không được bỏ các xe lắp súng
    máy!...Chạy vào rừng? Chạy vào rừng, mẹ kiếp!...- thủ lĩnh
    phỉ la ó, rướn mình đứng lên trên đôi bàn đạp.
    Trong khi đó toán lính đánh xe và lính bắn súng máy đã láo
    nháo, chạy ngược chạy xuôi bên những cỗ xe lắp súng máy và
    chặt đứt cái dây chằng, còn hàng quân bị hỏa lực liên
    thanh dồn dập phá vỡ thì bắt đầu quay cuồng trong một
    cuộc tháo chạy không sao kìm nổị
    Thủ lĩnh phỉ quay ngựa lại thì bắt gặp một người phanh
    rộng chiếc áo khoác Kadắc lao ngựa thẳng vào y, tay vung
    kiếm. Qua chiếc ống nhòm đeo lủng lẳng trước ngực và qua
    chiếc áo lính, thủ lĩnh đoán người phi ngựa kia không phải
    là lính Hồng Quân thường và y ghìm dây cương lạị Từ xa, y
    đã nom thấy một khuôn mặt trẻ, không để râu, nhăn nhó
    một cách căm tức và cặp mắt nheo lại vì gió. Con ngựa thủ
    lĩnh phỉ đang cưỡi bỗng nhảy chồm lên, khuỵu hai chân sau
    xuống, còn y vừa rút khẩu súng lục mắc ở thắt lưng ra,
    vưa thét lớn:
    - Quân ********!...Hãy bắn đi, bắn đi! Tao sẽ bắn tan sọ
    mày!...
    Thủ lĩnh phỉ nhắm bắn vào chiếc áo choàng đen ngày một
    hiện rõ. Con ngựa chồm lên chừng tám xagiên thì ngã khuỵu,
    còn Nhicônca quăng chiếc áo khoác đi, vừa bắn, vừa lao đến
    gần tên trùm phỉ hơn?
    Sau cánh rừng có ai đó kêu rống lên như thú dữ, rồi lặng
    bặt.Mặt trời bị đám mây đen che phủ và những bóng mây
    trôi trùm lên thảo nguyên, con đường và cánh rừng bị gió và
    tiết thu làm trơ trụi hết lá cành.
    " Đồ trẻ ranh ngu ngốc, hăng máu, bởi thế cái chết đến
    với nó càng nhanh"- thủ lĩnh phỉ suy nghĩ ngắt đoạn và đợi
    đến khi người kia hết đạn, y mới thả dây cương, lao bổ
    tới đó như con diều hâụ
    Ngồi trên yên, y buông thõng người, tay vung kiếm, và trong
    khoảnh khắc y cảm thấy đường kiếm làm cái xác kia mềm
    nhũn, ngoan ngoãn trườn xuống đất. Thủ lĩnh phỉ xuống
    ngựa, giật chiếc ống nhòm của người chết, nhìn đôi chân
    còn khẽ run rẩy, ngó quanh, đoạn quì xuống tháo đôi ủng khỏi
    cái xác đó. Tỳ chân lên một đầu gối kêu răng rắc, y nhanh
    nhẹn và khéo léo gỡ một chiếc bốt. Chiếc bốt khác, có lẽ
    vì bị tất xoắn lại, không tháo được. Y vừa chửi đổng
    vừa tức tối, vừa giật chiếc bốt cùng với tất ra, và ở
    phía trên mắt cá chân, y chợt nhìn thấy cái bớt bằng quả
    trứng chim câụ Như sợ đánh thức người đã chết, y chậm
    rãi lật ngửa khuôn mặt đã lạnh giá, hai tay y dấy đầy máu
    từ trong miệng tuôn ra ồng ộc; y ngắm kỹ xác chết, rôi
    mới vụng về ôm lấy đôi vai vuông thước thợ và nghẹn ngào
    thốt lên:
    - Con ơi!... Nhicônca!... con yêu quý!... Hòn máu của cha!...
    Mặt y tím bầm, y kêu lên:
    - Con hãy nói đi, dù một lờ thôi! Sao lại thế này, hả
    Y phủ phục, nhìn vào đôi mắt đờ đẫn. Y khẽ nâng cặp mi ma
    ('t ấy đầy máu, lay lay cái xác không hồn mềm nhũn? Nhưng
    Nhicônca đã cắn chặt đầu lưỡi tím ngắt, dường như sợ
    phải hé ra điều gì quá đỗi lớn lao và hệ trọng.
    Thủ lĩnh phỉ áp đôi tay cứng đờcủa con trai lên ngực mà
    hôn và lấy răng cắn chặt lớp vỏ thép đổ mồ hôi của
    khẩu súng ngắn, y bắn vào miệng mình?
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG lâu nay vẫn được coi là cây bút nữ trẻ có phong cách khá ấn tượng , chiếm được nhiều cảm tình của độc giả, nhất là giới trẻ.Xin giới thiệu truyện ngắn Nhà trọ , một sáng tác tiêu biểu của chị.
    Nhà trọ ( I )
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
    Không khí đặc quánh. Trời phồng giộp lên rồi vỡ ra vài gịot nước bám bụi đen sì chảy chậm chạp trên thành lan can bằng gỗ mốc xỉn. Mọi ngừơi đâm bổ ra đường, cố hít vào ngực một thứ sền sệt để giảm bớt sự ngột ngạt. Nhưng vô hiệu. Trời vẫn bỏng giộp và cây cối héo rũ.
    Ba tôi từ công sở về, mặt mày hốc hác. Ông ngồi dựa lưng vào cánh cửa, đầu gục xuống. Mẹ mom men lại gần giọng sợ hãi: "Có chuyện gì thế?". "Giảm biên chế". Mẹ ngơ ngác: "Sao bảo chỉ còn vài năm nữa ông nghỉ hưu". Ba ngẩng lên thểu não: "Thế nó mới đểu. Thằng Hiền bảo công ty làm ăn thua lỗ vì cơ cấu tổ chức nhân sự. Phải thay đổi. Ba ứa nước mắt. Mình tung hê nó lên. Bây giờ rõ thằng ăn cháo đá bát. Tôi giật mình. Chỉ mới một ngày, mặt ba già sọm. Những nếp nhăn chảy ngoằn ngoèo. Không phương hướng trên mặt, ba đã già rồi, và đôi khi lầm lẫn nữa. Tôi bảo "Con thấy ba nghỉ được rồi. Thời buổi này bọn trẻ nhanh chân lẹ mắt lên nắm quyền mới được". "Nhưng tao nhiều kinh nghiệm". Ba nhấm nhẳn. Tôi cười: "Kinh nghiệm nhưng vi tính, tiếng Anh, giao thiệp không có, ba cạnh tranh nổi với ai". Ba nổi cáu: "Mày thì biết gì?". Những mạch máu chạy trên trán ông căng ra như sắp đứt. Mẹ suỵt khẽ "Thì con nó cũng chỉ muốn ông nghỉ ngơi". "Nghỉ ngơi gì". Ba thở dài- Biết lấy gì sống đây? Ðang đi đường bằng tự nhiên bước hụt xuống hố. Bà bảo không đau sao được". Và ông nặng nề đứng dậy, bỏ vào nhà.
    Chị Nhân bày cơm ra bàn, hỏi khẽ: "Cãi nhau à?" "Không. Ba nghỉ làm rồi". Chị Nhân để nghiêng tô canh, nước trào ra bàn. Tôi cười: "Bình tĩnh. Chứ kiểu này về làm dâu là tiêu rồi". Chị ngỏn nghẻn cười: "Em thấy anh Hiền thế nào?", "Ai?- Tôi trố mắt- lão Hiền vừa cho ba nghỉ việc đấy". Mặt chị Nhân tái xanh. Hai mắt thất thần nhìn ra ngoài cửa sổ vần vũ mây mà không sao mưa nổi. "Làm sao bây giờ". "Thì cứ yêu đã- Tôi nháy mắt- Ðợi ba nguôi tính sau!". Và tôi cố sửa lại vẻ mặt nghiêm túc, ảm đạm.
    Bữa cơm trôi qua nhạt thếch. Chị Nhân không nuốt nổi cơm, cứ len lén nhìn ba mẹ. Tôi đá chân chị: "Chị Nhân ơi, ăn nhanh lên đi chơi". Ba ra lệnh: "Mai hai chị em lên gác. Tầng dưới cho thuê bớt mới đủ sống". Tôi nhăn nhó:
    "Nhưng nhà chật lắm" và hì hụi dắt xe máy chạy ra đường. Những cơn gió hiếm hoi thổi thốc vào mặt làm tôi quên hết mọi chuyện.
    Hai chị em chuyển lên gác. Căn phòng bé xíu, ẩm mốc và ngột ngạt. Phía bên trái có cánh cửa sổ phủ cây và trông sang một mái tôn đầy phân mèo. Buổi tối gió hiu hiu thổi, một thứ mùi lờm lợm bốc lên không sao chịu được. Lâu lắm nó mới được mở ra, sau khi xịt nước hao đầy phong.
    Nhà dưới ba mẹ ngăn làm đôi. Ðằng trước vừa làm phòng khách vừa làm phòng ngủ của ông bà và một cái bếp bé tý hin. Phía sau còn hai phòng nhỏ kê một cái giường và một cái bàn cũ kỹ bằng gỗ, một cánh cửa cũng bằng gỗ thông ra con hẻm khác. Tất cả cùng sử dụng chung một công trình phụ đặt dưới chân cầu thang. Ban đầu mẹ định lắp máy lạnh cho người nước ngoài thuê nhưng tính đi tính lại thế nào mẹ bảo ba để thế cũng hời. Ba ừ hữ, bỏ mặc mọi chuyện cho mẹ. Ba lãnh đạo và lẩn thẩn với tất cả.
    Người đầu tiên đến thuê là một phụ nữ còn trẻ dẫn theo hai đứa bé giống nhau như đúc. Cô không đẹp như có duyên. Cái duyên ngầm càng nhìn lâu càng đắm đuối, hợp vai trò của cô thư ký phải luôn cặp bồ với những ông chủ cỡ bự. Cô xách theo linh tinh đồ đạc, bày đầy góc nhà và nhìn tôi cười: "Cháu xem cô còn trẻ thế này mà bận bịu quá". Tôi lơ láo nhìn lên trần nhà bám muội than đen sì: "Thế chú ấy đâu". Cô ngẩn ngơ không trả lời. Tôi lí nhí.
    "Cháu không biết nên mới hỏi", chỉ muốn chui xuống kẽ đất! Vừa may chị Nhân chạy sang dặn: "Ba mẹ đi chơi. Sáu giờ rồi, chị cũng phải đi đây".
    Hôm nay chị Nhân rất đẹp. Chị diện váy trắng, tóc xoã loăn xoăn kiểu cách trên khuôn mặt buồn dịu. Tôi ghẹo: "Ði chơi với anh Hiền à? Không sợ ba mẹ biết à". Chị im lặng cắm cúi bước đi. Cô Diệu lắc đầu bảo: "Chị cháu khổ vì tình, luỵ vì tình. Ðàn bà như thế không sướng được. Nhất là tâm". "Thế còn cháu?". Cô nắm chặt tay tôi, mắt ánh lên những tia ma quái: "Cháu thì khác. Cháu mạnh mẽ hơn chị Nhân nhiều". Cô thở dài "Mà con gái thế nào thì cũng khổ".
    Hai đứa bé con đã lăn ra ngủ vùi. Tôi khen: "Hai đứa chắc giống bố". Cô bỏ nốt túi xách vào gậm bàn" "ừ, mỗi người một nét", giọng lạnh tanh. Tôi đi về nhà thấy nhà vắng vẻ và buồn như nhà trọ không người thuê. Tôi mở cửa. Lại một mùi chua lòm bốc lên hầm hập.
    Mẹ đẩy cửa vào, hai bàn tay nổi đầy gân xanh miết chặt vào nhau. Mẹ nhìn t ấm ảnh của cô gái treo đầu giường vẻ khó chịu nhưng rút cục không phê phán như mọi hôm mà chỉ hỏi giọng lo lắng: "Con có hay nói chuyện với chị không? Ba con giờ giở tính, mẹ không lo lắng gì cho hai con cả... lại còn chuyện buôn bán". Tôi cười: "Tụi con lớn rồi mẹ à". Trong bụng nghĩ thầm, mẹ lúc nào cũng thế, có lo lắng gì đâu ngoài chuyện phiền trách chúng con. "Dạo này chị mày hay về muộn thế". Mẹ mơ màng- "Hồi xưa đi chơi chín giờ về mẹ đã bị bà ngoại rầy. Bây giờ tự do quá dễ hư". "Cũng còn tuỳ- Tôi giúi đầu vào ngực mẹ. Mẹ đâu phải là bà ngoại. Mà tụi con là con gái ngoan". Mẹ gật đầu: "ừ mẹ mong thế. Con giá xảy chân ra đường bao nhiêu là cạm bẫy". Mẹ xuống nhà. Căn phòng yên trở lại. Chiếc quạt máy chạy lè xè như đuổi ruồi. Một con mèo đi lang thang trên mái tôn kêu gào thảm thiết.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG lâu nay vẫn được coi là cây bút nữ trẻ có phong cách khá ấn tượng , chiếm được nhiều cảm tình của độc giả, nhất là giới trẻ.Xin giới thiệu truyện ngắn Nhà trọ , một sáng tác tiêu biểu của chị.
    Nhà trọ ( II )
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
    Chị Nhân về, mồ hôi ướt đẫm. Chị bảo "Mệt quá" và đổ vật xuống giường. Mắt mũi khép lờ đờ. Tự nhiên tôi thấy chị giống như một con mèo hoang. Con mèo hoang trắng muốt. Chị hé mắt: "Em ngủ khuya thế?" "Em đợi chị". "Lần sau cứ ngủ trước đi. Chị đi cổng nhà chị Diệu, ba mẹ không biết đâu" "Mẹ vừa ở đây. Mẹ đang lo. Tôi cười. Thế nào nhỉ? Con gái ra đường xảy chân bao nhiêu cạm bẫy". Chị nghiêm nét mặt vẻ bồn chồn dữ. Rồi quay mặt vào tường "ngủ đi", vẻ đầy bí ẩn. Ðôi vai gầy nẩy lên một cái. Tôi hỏi: "Có chuyện gì thế?". "Yêu đương. Mày con nít không biết đâu", "Chị lầm rồi. Con nít bây giờ tinh lắm. Chuyện gì cũng giỏi cả". "Vậy à. Chị vật vã... Chữ trinh có đáng ngàn vàng không?" "Có chứ". Tôi quả quyết quay sang đã thấy chị ngủ mất, hơi thở thật bình yên.
    Bạn trai của cô Diệu rất nhiều. Nhưng tuyệt nhiên không thấy bố của hai đứa bé. Gặng hỏi cô cũng chỉ bảo đang làm ăn ở xa. Cô với hai đứa bé sống phần nhiều là nhờ vào những ngừơi bạn tốt bụng. Nhiều hôm cô đi khuya mới về, tôi lại sang trông con cho cô. Hai đứa bé như hai con búp bê nhưng ngớ ngẩn. Chúng không biết nói, biết cười. Cô bảo:"Cô sống đến giờ là vì hai đứa. Chứ đời cô bầm giập, chẳng còn tương lai". Tôi vuốt mái tóc óng mượt của cô: "Sao lại không?Cháu thấy cô như thế này bao nhiêu bạn bè là hạnh phúc". Cô cười lúc lắc mình không nói, mặt bỗng dưng hóp lại như mặt bà già.
    Khoảng tháng sau, cô Diệu bàn với mẹ tôi để nhà cho thêm một người khách thuê. Cô ở ngoài người đó ở trong. Ðó là một người đàn ông cứng tuổi- một hoạ sĩ nghiệp dư. Ông ta mang theo các loại khung và giá vẽ, những bức tranh ngoằng nguỵt, khó hiểu, bốn chiếc lọ gốm xanh đậy kín nắp và một con mèo mun ăn nhiều nhưng gầy gò giơ xương.
    Tôi dẫn hai đứa bé vào phòng ông, lặng yên xem ông vẽ. Ông hỏi: "Mẹ chúng nó đâu". "Ði làm rồi ạ". Ông gật gù: "Một người đàn bà tốt". "Cháu cũng nghĩ thế". Tôi ru hai đứa ngủ. Ngồi hết giờ này đến giờ khác xem ông phết lên toile những mảnh màu đỏ ối hoặc tăm tối mà sau cùng được chú thích bằng một dòng chữ nhỏ. "Ký ức chiến tranh" nghiên ngả như những bóng người lội dưới bom. Cho đến khi chị Nhân về, mẹ của bọn trả về tôi mới lồm cồm bỏ lên lầu.
    Chị Nhân vẫn chơi với anh Hiền, dù đôi khi lương tâm cắn rứt, hạnh phúc lung lay khổ sở. Tôi nhắc khéo: "Coi chừng ba mẹ biết". Chị bĩu môi: "Ba mẹ vô tư lắm, không biết đâu". Chị treo áo vào tủ: "Sau này có con chị sẽ quan tâm đến nó, nhưng theo cách khác" "Là sao?" Chị nhún vai bất cần và lơ mơ ngủ mất .Tôi nằm mãi mà không ngủ được. Không hiểu sao giờ này mẹ con cô Diệu đã ngủ chưa. Ông hoạ sĩ đáng mến đang làm gì bên bốn chiếc lọ màu ngọc bích đậy kín bưng. Họ đang làm gì khi đêm chậm rãi trôi qua.
    Cơm dọn ra mà không ai ăn nổi. Hôm nay ba mẹ từ nhà dì về, mặt mày hớt hải. Vừa bước vào nhà ba đã hỏi chị Nhân về chưa. Tôi lắc đầu: "Chị Nhân chiều nay đi ăn cơm với bạn bè". Ông nghiến răng: "với thằng Hiền phải không?". Tôi hốt hoảng: "Con không biết". "Thế mà tao biết. Hai đứa chúng nó đi trước mắt tao tình tứ lắm". Mẹ rụt rè: "Thì khoan đã. Ông cứ nhặng xị cả lên con nó sợ". Ba vò đầu bứt tóc: "Lửa cháy đến nơi mà còn bảo khoan. Làm sao tôi khoan được".
    Khoảng mười giờ chị Nhân về, hát nho nhỏ từ cổng. Mẹ nhắc khéo: "Vui vẻ nhỉ. Sao không đi hết đêm đi". Chị ngơ ngác. Tôi thò tay kéo áo chị. "Lộ rồi!". Ba gầm ghì: "Mày bỏ nó đi. Cái thằng áy không đáng xách dép cho mày. Nó hại đời ******* chưa đủ, định để hại cả mày luôn à". Chị nức nở: "Nhưng anh ấy đàng hoàng, yêu con thật lòng. Chuyện của ba anh ấy bảo vì công ty không cần công việc đó nữa. Mà ba cũng đã già". "Nó nói láo. Nó bị tao cản trở việc làm ăn phi pháp của nó- ba xuống giọng- Thôi con ạ, nghe ba còn bao nhiêu đám khác". Tôi can: "Ba ơi, chuyện tình yêu khó nói, khó dứt lắm". Trong bụng hoang mang không biết nên bênh chị Nhân không. Anh chị cũng tội nhưng đứng về phía ba có thằng con rể từng hất cẳng như thế cũng kỳ. Mà trong sách báo không có trường hợp nào như vậy cả. Tôi dáo dác. Chị Nhân nhìn tôi biết ơn. Ba hầm hè: "Nhưng tao cấm. Mày đừng có mang voi về giày xéo nhà này".Chị Nhân khóc, gào to: "Nhưng con và anh ấy yêu nhau, ba không có quyền" "Tao có quyền là ba mày". Ba ôm ngực ho sù sụ, mặt tái nhợt. Mẹ hốt hoảng: "Ðưa ba vào giường mau". Ba uống mấy viên thuốc an thần, vật vã một lúc mới ngủ được. Tôi nghe mẹ thì thầm và giọng chị Nhân nghẹt cứng. "Ba mẹ cứ yên tâm" và tiếng hít mũi đánh roẹt.
    Tôi bỏ sang nhà ông hoạ sĩ, nằm lên chiếc đi văng bọc nhung đỏ, nước mắt chảy ướt đẫm gối. Ông hỏi: "Sao thế cháu?"."Chuyện tình yêu. Người ta hay khổ vì chuyện tình yêu". Tôi cảm thấy khó thở khi kể mọi chuyện cho ông nghe. Ông sẽ vuốt tóc tôi: "Ngốc quá. Chưa có gì là nghiêm trọng cả cô bé ạ" Tôi nhổm dậy "Thế khi nào mới là nghiêm trọng?" "Khi khôn còn ai ở bên mình nữa. Lo lắng cho mình nữa". Mặt ông cau lại. Một giọt nước to tướng chạy xuống má ông. Tôi rụt rè: "Chú khóc à?" "Lại đây tôi cho cô xem". Ông chỉ chiếc bình gốm đặt trên cao: "Gia đình của tôi đấy. Họ chết vì bom Mỹ. Từ lâu rồi, một người vợ và ba đứa con.Tôi tưởng là không sống nổi nhưng cô thấy đấy, tôi vẫn đang ngồi cạnh cô đây, đang cầm tay cô đây. Cái gì rồi cũng qua hết. Cô Nhân cô ấy vẫn còn hạnh phúc". Ngừng một lát, ông thì thầm: "Tôi yêu họ", "Sao chú không thờ?" "ở đây- ông đưa tay lên ngực- Lúc nào cũng ở đây thì cần gì phải thờ". Tôi bối rối. "Cháu xin lỗi vì đã nhắc đén chuyện buồn của chú". "Không đã thành sẹo rồi. Mà tôi cũng muốn cô biết. Cô thật đáng yêu". Ông đưa tay kéo con mèo gầy lại gần và dịu dàng vuốt cổ nó. Tôi thấy khung cảnh này thật quen thuộc, đáng yêu. Bên cạnh ông tôi cảm thấy mình hạnh phúc và yên lành. Tôi khoan khoái duỗi người, đoán chắc chị Nhân sẽ không bỏ anh Hiền được. Tôi mỉm cười với ông: "Nếu chú cô đơn chú cứ nói chuyện với cháu. Nhé! Ông gật đầu và cũng cười. Nụ cười làm mặt ông sáng lên rạng rỡ.
    Vân tới chơi mang theo mưa đầu mùa ướt rượt. Từ ngày vào Ðại học, hai đứa ít gặp nhau hẳn. Bạn bè, bài vở. Kỷ niệm cũng ít khi giở ra ngăm ngiá.
    Chúng tôi leo lên gác. Căn phòng tối mù, thoảng mùi mưa vọng qua ô cửa.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG lâu nay vẫn được coi là cây bút nữ trẻ có phong cách khá ấn tượng , chiếm được nhiều cảm tình của độc giả, nhất là giới trẻ.Xin giới thiệu truyện ngắn Nhà trọ , một sáng tác tiêu biểu của chị.
    Nhà trọ ( III )
    Vân hỏi: "Ðã yêu chưa?" Tôi ngập ngừng: "Chắc là đã". Vân rú lên: "Người thế nào?" "Tuyệt lắm". "Già hay trẻ?". "Già" "Làm gì". "Hưu rồi". "Có giàu không?". "Không. Nếu không nói là rất nghèo". Vân ngạc nhiên "Con điên. Vậy mà cũng yêu". "Thì sao? Tao thấy hợp". Tôi ngồi thần mặt, phân vân không biết có thật hợp không. Hay chỉ là ảo tưởng. Mà như thế buồn lắm. Bỗng nhiên chỉ muốn chạy xuống căn phòng cso cái chụp đèn màu hồng, con mèo mun gầy gò và bên giá vẽ, một người đàn ông hiền lành. Mái tóc thưa và mỏng ép sát vào da đầu. Hai túi thịt ở mắt kéo xuống làm mặt ông đầy vẻ đau khổ và từng trải. Tôi yêu vẻ từng trải ấy, sự dịu dàng ấy từ những ngón tay thô của ông. Những thứ mà tụi con trai bây giờ không có, chỉ hời hợt và nhạt phèo. Mà ông thì có tất cả. Tôi yêu ông ấy vì tất cả.
    Váy áo của chị Nhân ướt sũng, dính vào da thịt. Tôi bảo: "Ði chơi với bồ mà tênh hênh thế kia. Mỗi lần như thế chị nên mặc váy đen thì hơn" "Không. Chị rơm rớm nước mắt. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng". Tôi sững người, cổ họng đau buốt: "Sao chị vội vàng thế?"
    Ðêm ấy hai chị em không ngủ. Mưa tạnh từ lâu. Những con mèo lại đi tuần hành trên mái nhà gọi nhạ thắm thiết. Cả hai cùng thức nhưng không thể nói với nhau một tiếng nào. Mắt tôi bỏng rát, tôi đi xuống nhà.Căn phòng của ông vẫn còn sáng đèn. Tôi đến vừa lúc ông đang nấu mì. Tôi nhìn ông rồi nói: "Ðể cháu nấu cho". Ông ngượng nghịu. "Tôi vừa lên cơn sốt. Cảm xoàng thôi nhưng mệt". Ông nằm xuống hơi thở khò khè. "Chiến tranh không chấm dứt được". "Thôi đừng nghĩ nữa. Chú ngủ một chút đi". Tôi cầm tay ông cho đến khi ông tiếp đi. Một cái gì nhồn nhột sau gáy. Tôi quay lại. Những hình đàn bà và trẻ con lơ đãng nhìn tôi. Nhưng miệng cười và ánh mắt lạnh buốt. Họ đang đến từ quá khứ đầy seọ của ông và ở căn phòng này vĩnh viễn. Họ muốn tôi đi. Họ không muốn có tôi ở đây. Cái con bé của hiện tại và tương lai nhộn nhịp, bon chen.
    Cô Diệu gửi hai đứa về quê. Cô cũng đi đâu đó. Hai ba ngày mới về một lần. Căn phòng vắng hơn, bụi mờ trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Tôi cảm thấy đang rơi xuống vực thẳm tìn cảm không lối thoát. Tôi tìm cách bỏ ra khỏi nhà vào bất cứ lúc nào để quên ông nhưng không được. Vân đèo tôi lang thang: "Ðừng ủ rũ nữa. Ðã lỡ yêu thì tiến tới. Nhưng tao thấy mày dở quá. Lão ấy không có gì chấm được". Tôi cau mày "Tao chẳng chấm gì cả". "Nhưng mày học hành tụt dốc rồi". "Mặc kệ". Một chiếc Dream chạy qua văng bùn tung tóe. Vân chửi: "Mẹ kiếp. Vênh thế". Tôi thoáng thấy bóng cô Diệu ngồi đằng sau, đầy tình tứ. Tôi giục :Chạy mau lên người quen". Vân cho xe rà sát chiếc Dream. Tôi gọi: "Cô Diệu". Cô quay lại. Ngừơi đàn ông quay lại. Cả hai đều tràn trề hạnh phúc. Tôi há hốc mồm, anh ta không hề biết tôi. Cái anh chàng chị Nhân yêu đắm đuối. Cái anh chàng Hiền mà tôi đã viện đủ mọi lý do để bảo vệ tình yêu trong sáng của họ. Anh ta vẫn nhăn nhở cười, vòng tay qua eo lưng cô Diệu siết chặt. Tôi kéo áo Vân: "Quẹo phải. Sao?". Vân ngơ ngác: "Thằng bồ của chị tao" Tôi cúi gầm mặt cố không nghe tiếng cô Diệu gọi "Nó không biết tao". "Sao mày không chửi nó?" Vân hậm hực. "Thôi kệ, mình là người có học". Nước mắt chảy dài xuống má tôi bỏng rát.
    Tôi ngồi trước mặt cô Diệu. Tôi bảo: "Cô ạ, anh Hiền là bạn trai của chị Nhân". Cô Diệu tái mặt, lắp bắp: "Cô không biết, cô xin lỗi". Tôi khóc:"Cô biết nhưng vẫn thích thế". "Không. Cô gặp anh ấy ở một bar rượu. Anh Hiền có kể về người yêu của anh ấy cho cô nghe. Nhưng cô không biết là Nhân. Cô chỉ là bạn". Tôi nhìn cô căm thù: "Cô nói dối". "Không- cô bật khóc, cô đến đón khách".Hai bàn tay cô run bắn, giọng lạc hẳn: "Cô đón khách. Và gặp anh Hiền cùng mấy ngừơi bạn như là những khách qua đường. Còn cô Nhân ăn đời ở kiếp". Tôi sợ hãi cắt ngang. "Cô làm thế lâu chưa?" "Lâu rồi. Trước khi đến đây giờ thành quen". Tôi bỏ về. Tôi gặp chị Nhân ở cầu thang ngừơi sực nước hoa. Chị ôm chặt tôi vui vẻ thông báo: "Chị hạnh phúc quá. Hôm qua anh Hiền cầu hôn chị". Tôi lách người ra gắt: "Chị có biết anh Hiền hôm nay đi chơi với gái không?" "Anh ấy có xin phép chị. Công việc làm ăn cần phải thế nhiều lúc cũng buồn nhưng chị hiểu anh ấy chỉ yêu chị". "Thế lại khác". Một cái gì vỡ ra tê buốt ở ngực. Thất vọng và mệt mỏi. Nỗi trống trải giăng kín làm tôi không sao cử động nổi.
    Sáng sớm mẹ vào phòng. Mẹ đưa cho tôi một phong bì và bảo: "Của chị Diệu. Chị ấy vừa dọn nhà đi". Bức thư vỏn vẹn vài chữ "Cháu đã biết cô là ai nên cô phải đi. Cô biết cháu sẽ khinh cô lắm. Nhưng cuộc sống không phải là cái bánh để sẵn trên đĩa. Ai đói thì lấy xuống mà ăn. Cháu đừng cho chị Nhân biết gì hết. Ngàn lần xin lỗi cháu vì cháu là cô bé đáng yêu. Diệu". Chị Nhân chồm người qua: "Chị ấy viết gì thế". "à, chào hỏi lung tung ấy mà". Tôi xếp tập vở vào cặp, bỗng nhớ da diết hai con bé xinh như hai con búp bê nhưng không biết nói, biết cười. Vẫn ăn uống và lớn lên như thổi.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG lâu nay vẫn được coi là cây bút nữ trẻ có phong cách khá ấn tượng , chiếm được nhiều cảm tình của độc giả, nhất là giới trẻ.Xin giới thiệu truyện ngắn Nhà trọ , một sáng tác tiêu biểu của chị.
    Nhà trọ ( IV )
    Tôi chậm chạp bước xuống thang, miệng lẩm bẩm theo nhịp bước chân. "Yêu, không yêu. Nói, không nói..." Bậc cuối cùng không nói. Tôi đẩy cửa. Ông đang ở trần, mặc quần đùi giải rút màu trắng nom rất trẻ trung. Trên giá chiếc bình gốm này được ủ một tấm vải hoa màu xám nhạt. Ông khẽ giật mình: "A, bé". Tôi ngồi xuống chiếc đi văng. Ðã hai ngày con mèo đen gầy guộc bỏ nhà đi mất. Vài hạt cơm khô còn vương chỗ đĩa ăn cùng một bầy kiến lổm nhổm. Tôi kết luận "Căn phòng thiếu bàn tay phụ nữ". Ông đề nghị lần đầu tiên sau nhiều ngày quen biết: "Cô ngồi mẫu cho tôi nhé". Ông lấy toile đặt lên giá. Tôi im lặng. Một lúc, tôi lí nhí: "Sao chú không lấy vợ. Không ai sống mãi với quá khứ được". Ông nhìn tôi không nói. Tôi nhắc lại cầu khẩn "Chú lấy vợ đi"
    Ông cười: "Ai thèm yêu tôi". "Có". Tôi tiến lại gần ông tay chân lạnh buốt. Ngực đánh trống liên hồi. Tôi đưa tay vuốt nhẹ bờ vai vẫn còn săn chắc của ông, cảm nhận cái rùng mình rất khẽ. "Có ngừơi yêu chú lắm". Trong đầu thoáng qua một ý nghĩ: "Anh ấy chưa già. Chưa già như mọi người tưởng". Tôi quỳ xuống, úp mặt vào hai bàn tay đầy mùi sơn dầu của ông. Ông nâng tôi dậy ghì chặt vào lòng. Khi nút áo cuối cùng bung ra, ngực tôi đau buốt. Tôi nhắm chặt mắt. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng. Mẹ ơi, khi yêu trên đời chẳng còn gì là có lý cả. Mọi giáo huấn của mẹ chui lọt qua tai mất rồi.
    Ông chợt lùi phắt lại, cái hôn bay lơ lửng trong gió và lọt thỏm xuống sàn nhà. Ông run rẩy. "Em còn trẻ quá. Tôi thì già rồi". "Có sao đâu". "Dư luận. Tương lai. Còn phải học hành và lấy tấm chồng cho ra nhẽ. Còn ba mẹ em nữa". "Em yêu anh". Người nào đó trong tôi thét lên "Dư luận không cho phép". Ông tuyệt vọng "Em phải giữ cho em". Tôi cắn chặt môi "Anh hèn lắm". Tôi cẩn thận gài lại từng nút áo. "Chú hèn lám!". Ðầu tôi vỡ tung. Thất vọng và đau đớn. Tôi muốn chết quách đi cùng những ảo tưởng tình yêu xinh đẹp mà tôi dành cho ông. Nhưng sau cùng tôi đã không chết. Tôi lặng lẽ rời khỏi căn phòng có chiếc bình gốm màu xanh ngọc bích và lỉnh kỉnh các loại mặt đàn bà trẻ con, lạnh buốt. Tôi nghĩ chắc mẹ hài lòng về tôi. Một con bé trinh trắng ít đi chơi và về nhà đúng giờ vào bất cứ lúc nào.
    Mẹ cằn nhằn: "Căn nhà này không hợp hướng. Không cho thuê được. Ai đến rồi cũng đi". Tôi bỏ chạy xuống nhà sau. Cánh cửa mở toang hoác. Ðồ đạc dọn đi, chỏng chơ chiếc giường và chiếc bàn gỗ cũ mèm. Một bức tranh lật úp vào tường. Tôi giở ra. Bức tranh vẽ tôi của đêm trước, ngây thơ và đau khổ. Bên dưới đề "Em còn trẻ con lắm", với chữ ký loằng ngoằng như người đang lội bom. Tôi nặng nề mang nó lên lầu, treo ở đầu giường như để thờ phụng một mối tình đầu rất đẹp của mình.
    Tôi lao vào học để quên. Chiều tối lại cùng vài đứa bạn kéo nhau vào quán cà phê. Tôi thấy nhẹ nhõm và trẻ trung, cái bầu không khí này tôi đã bỏ quên một thời gian rất lâu. Tôi ngắm nhìn anh chàng có chiếc răng khểnh non tơ đang ba hoa chích choè ở góc kia, thấy cũng dễ thương và đáng yêu hơn trước đây tôi nghĩ. Tự nhiên thầm cảm ơn ông. Vì ông đã giữ lại cho tôi những phút giây bình yên và trong sáng thế này.
    Hai chị em vẫn ở trên gác. Ba mẹ vẫn tiếp tục sống bên lề của hai đứa con. Chị Nhân mất dạng, khuya mới lao về, hạnh phúc chấp chới trên mắt. Ngôi nhà trở thành nhà trọ, cho chính mỗi ngừơi chủ của nó. Một cái nhà trọ khi mọi mối quan hệ gần với lỏng lẻo.
    Ðêm đêm những con mèo lại tuần hành trên mái tôn gọi nhau da diết. Trong đám đó chắc đã có thêm chú mèo mun gầy guộc bỏ nhà đi từ lúc nào đó lâu lắm rồi. Như những kỷ niệm buồn cũng đã bỏ đi xa.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mời bà con phê pìn và góp ýa.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tháng 11 vừa rồi có kỉ niệm ngày sinh của Vũ Trọng Phụng, nhà tiểu thuyết vĩ đại của văn học Việt Nam. Nhân đây , Julian xin đề cử một truyên ngắn rất đặc sắc lấy ông làm hình tượng chính. Đó là truyện ngắn Bài Học Tiếng Việt của nhà văn
    Nguyễn Huy Thiệp .
    Bài Học Tiếng Việt ( I )
    Nguyễn Huy Thiệp
    để tưởng nhớ V. T. P.
    "Ta như chim, tiếng Việt như rừng"
    (Lưu Quang Vũ)
    Vũ lên xe điện ở ga Cầu Mớị. Chàng vào thành phố để dự bữa tiệc mừng nhà mới của người bạn quen tên là Hoàng.. Chàng rất ít khi đi dự những buổi tiếp tân thế nàỵ. Đây là trường hợp đặc biệt.
    Vũ là nhà văn, nhà tiểu thuyết danh tiếng. Chàng mới 25 tuổị. Khi người ta còn trẻ, lại danh tiếng chắc hẳn cuộc đời đẹp lắm ?
    - Cũng đẹp ...cũng đẹp - Vũ mỉm cười và lẩm bẩm như thế.. Không có lý do gì người ta lại đi phỉ báng cuộc đời, coi nó là xấu cả.. Mà em ...Vũ xua đuổi hình ảnh một cô gái ra khỏi óc mình.. Chàng nghĩ đến những cuốn sách sắp viết ...Khéo không mà lao lực ...
    Công việc của nhà văn là gì ? Vũ nhiều lần tự hỏị. Chàng không bao giờ có thì giờ nghĩ về điều đó cho thấu đáọ. Phải 25 năm nữa, phải 50 tuổị. Chàng biết thế ...Nhưng chàng không biết rằng trước mắt chàng chỉ còn có 2 năm nữa mà thôị. Đấy là định mệnh của chàng! Đấy là số phận của chàng! Chàng đã hứa với Thượng Đế hãy dành cho chàng 2 năm để chàng viết ra một cuốn sách thật ra trò.. Sống lâu cũng chẳng để làm gì ...
    Vũ cảm thấy chàng là một "nhà ngôn ngữ" hơn là một nhà văn. Chàng yêu tiếng Việt. Không! Không phải tình yêu. Chàng thích sự chính xác của từ ngữ: chính xác về tình cảm, về cấu trúc, tóm lại là nghệ thuật. Chàng sung sướng nếu người ta gọi chàng là người viết ra được những quyển sách tiếng Việt hay nhất. Cũng không để làm gì ...nhưng mà như thế sẽ lý thú chứ ? Mà em ...
    - Cố gắng đi tìm bản chất - Vũ lẩm bẩm - cũng không để làm gì ? Để xác định một trạng thái ư ? Một tình cảm ử ? Một cách ứng xử ư ? Quá ư tầm thường! Mà vô nghĩa ...
    - Hay là nhịp điệủ - Vũ lại băn khoăn tự hỏi. Chàng biết rằng vũ trụ kia hỗn độn vô minh, trái đất chúng ta quá bé nhỏ, con người quá bé nhỏ ...Văn học không phải là tất cả.. Không nên quá coi trọng văn học. Văn học chỉ là từ ngữ. Như những ngọn gió ...Thế còn lương tâm ? Nhưng sao lại đi băn khoăn điều đó làm gì ? Hai trong vô số những cửa ải, những vấn nạn mà nhà văn phải đối đầu là đạo đức và chính tri ....Nghĩa là lương tâm. Rồi đến gì nữa ? Rồi đến tiền ...Cũng không phải thế. Sống thôi! Vũ mới 25 tuổi mà! Chàng còn trẻ tuổi.
    Vũ biết chàng là một trong những nhà văn tiên phong ơ ? Việt Nam. Ơ ? Việt Nam người ta mới viết tiểu thuyết, làm thơ, làm báo chừng mười năm nay. Ở đây gần như chưa có văn học. Một vùng đất trống. Không sao cả. Văn học còn trẻ tuổi, chàng còn trẻ tuổi. Nghĩa là chàng còn vô vàn những khám phá, những ngạc nhiên và cơ hội. Chàng sẽ viết ra những phát kiến của chàng về tâm hồn người dân Việt giống như nhà thám hiểm địa lý đi lên Bắc cực viết về loài ga gô trắng hay chim cánh cụt.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tháng 11 vừa rồi có kỉ niệm ngày sinh của Vũ Trọng Phụng, nhà tiểu thuyết vĩ đại của văn học Việt Nam. Nhân đây , Julian xin đề cử một truyên ngắn rất đặc sắc lấy ông làm hình tượng chính. Đó là truyện ngắn Bài Học Tiếng Việt của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp .
    Bài Học Tiếng Việt ( II )
    Nguyễn Huy Thiệp
    để tưởng nhớ V. T. P.
    "Ta như chim, tiếng Việt như rừng"
    (Lưu Quang Vũ)
    Vũ đưa mắt nhìn ra cửa sổ xe điện, Hà Nội đang vào xuân. Mưa nhỏ, Hà Nội nhơ nhớp và nghèo xác. Không phải cái nghèo thông thường: nó là cái nghèo vô lối, dị mọ, không đâu có. Tất cả đòi hỏi phải khai hóa, phải học hỏi từ đầu. Ôi cái đất nước Việt Nam, cái cộng đồng người Việt Nam khốn khó của chàng! Sao ánh mắt người Việt nó nhanh thế kia ? Nó u ám thế kia ? Bọn gian dối và dâm đãng! Bọn con hoang! Điều cần nhất là sự lương thiện và lòng nhân ái thì các ngươi coi khinh! Không ai dạy dỗ, chỉ bảo, khai hóa cho các ngươi cả.. Các ngươi đi nhạo báng các bậc thầy! Vật dụng ư ? Đáng lẽ là tôn giáo thì là vật dụng.. Rồi các ngươi sẽ phải trả giá cho sự ngu dốt của mình.
    - Thưa ông, ông cho tôi hỏi, hôm nay là ngày thứ mấy hả ông ?
    Một người khách đi xe điện hốt hoảng hỏi Vũ. Chàng giật mình, chàng trả lời:
    - Hôm nay là ngày thứ bẩy, ông ạ.
    - Chết! Đã thứ bẩy rồi ư ?
    Vũ gật đầu. Tất cả sẽ rối rít cả lên, sẽ ân hận, sẽ cuống quýt khi những cái mốc tận thế theo nhau lũ lượt kéo đến: ngày cuối tuần, tháng cuối năm, cuối tuổi xuân, cuối đời, cuối thế kỷ.. Khi Thượng Đế hào phóng ban cho chúng ta sự sống thì chúng ta đã coi thường nó thế nào, đã phí phạm nó thế nào! Rất nhiều người Việt đã sống mà như chết vậy ...
    Khi Vũ coi văn học là một phương tiện để chàng khám phá cuộc sống, khám phá mình, khám phá xã hội ...chàng bỗng chợt nhận ra bản thân mình, mọi người, cả xã hội xung quanh đều có vẻ yếu đuối và không thành thật. Mạnh mẽ và thành thật ...Rất khó đấy, các bố ạ, các vi ....Điều ấy văn học không làm được, nó chỉ phát hiện ra thôi. Văn học Việt Nam, ngay buổi sơ khai của nó, giống như một đứa trẻ nhỏ, phải làm những việc quá sức, những việc không ra gì, thậm chí phải làm việc chính trị là thứ việc cần nhiều phương pháp ứng đối khuynh hoạt. Người ta chú ý đến bộ mặt bên ngoài hơn nội dung bên trong. Người ta soi gương, ngắm nghía, chau chuốt cho bộ mặt mình: nào cạo râu, nặn trứng cá, tỉa lông mày, các cô gái bôi son ...Người ta chú ý thái quá đến bộ mặt bên ngoài, nói nhiều đến con người xã hội hơn con người tự nhiên. Người ta đã "lịch sự", đã "chính trị", đã đạo đức giả, đã cố ý lờ đi cái ấy: con người tự nhiên, kẻ thành thật nhất, trung hậu nhất, ngang bướng và ương ngạnh Vũ trân trọng gọi con người tự nhiên ấy là "ông lớn". "Ônglớn" còn có ông nhỏ gọi là "ông b ...". Hãy lắng nghe ông ta! Đấy là bậc thầy của trực giác. Ông ta có luật chơi riêng chi phối tính cách con người, thậm chí số phận con người. Ông ta mới là trung tâm thần kinh, mới là trí tuê ....Hoàn toàn không phải đầu óc mà là đầu b ...Người ta đã tôn vinh một vị ngụy quân tử đẹp mã mà quên đi vị quân tử thực: bái vật tổ đại phu, nhà chiến lược ...
    Xe điện đi từ Cầu Mới, qua ấp Thái Hà, đỗ ơ ? Giám (Quốc Tư ? Giám) hơi lâu để tránh tầu đi Cầu Giấy. Vũ tì tay lên thành cửa sổ. Hà Nội lướt qua dưới mắt chàng. Chàng sợ rồi thành phố này rồi sẽ mất đi những kỷ niệm, sẽ mất đi những vẻ đẹp nên thơ êm đềm của nó. Có thể cả tuyến xe điện này cũng sẽ mất đi. Cũng không hề gì ...Bởi cuộc sống vốn là như thế. Kìa nước chảy dưới cầu. Kìa sông trôi ra biển. Bao nhiêu giá trị đều là vô nghĩa. Ôi ôi, sao chàng lại đi nghĩ ngợi như một người bạc nhược, sớm chán nản mọi sự thế này ? Mà em ...Bao nhiêu kỷ niệm trong đời ...
    Nỗi chán chường âm ỉ ...Sự bất lực đương nhiên ...Những cái ấy tấn công chàng, từng tí một, từng ngày một, dai dẳng. Chúng ta đang suy đồi. Vũ bực mình vì chàng chỉ có một cuộc sống mà xung quanh chàng toàn là người ích kỷ lăm le muốn ăn thịt chàng, muốn chia máu chia thịt của chàng. Chàng không thể chia máu chia thịt của chàng cho ai, có muốn cũng không làm được. Chàng cũng ích kỷ. Chàng cũng chỉ có một cuộc sống thôi, một dấu vết thôi. Chàng tìm cách nhân nó lên nhiều lần. Đấy là văn học. Một phép nhân ảo thuật. Văn học cũng là sự cùng quẫn, cũng đầy dối dá và ngụy tạo. Tóm lại, văn học cũng chẳng ra gì.
    Khi quan sát con người, Vũ đau đớn khi chàng chỉ toàn nhận ra những nét súc vật ở con người. Ở đám người trẻ, đấy là bộ mông, cặp đùi, ánh mắt ráo hoảnh. Nhục thể, toàn là nhục thể. Ở đám người già, đấy là sự hư hoại tinh thần, những mảng tóc rụng, những hàm răng giả, những "tư tưởng" ...Vũ sợ đám người già, do sự bất lực của chúng, sự yếu đuối của chúng, nỗi sợ hãi cái chết, những mong muốn "yên ổn" đã ngầm khủng bố toàn xã hội bằng các đạo pháp, gia pháp, các quy định luật lệ và nghĩa vụ. Những quy định giới luật cũng là sự bất lực của giáo dục đối với tính chất súc vật của con người tự nhiên. Con người tự nhiên vốn dĩ vô luân, nó tự do.
    Xe điện đi ngang qua Cửa Nam, qua phố Hàng Bông, phố Hàng Gai. Vũ xuống xe điện ở đầu Bờ Hồ. Một cô gái mặc váy rất ngắn đứng che khuất tầm mắt nhìn Tháp Rùa. Cặp đùi rất khỏe. Vũ rùng mình, cặp đùi rất khỏe và đáng thương như ở một lực điền. Trong văn học, sự phô diễn "đạo đức nhà văn" đôi khi cũng giống ở cô gái mặc váy rất ngắn kia ...Chỉ có tôn giáo, bởi sự nghiêm nhặt của hệ thống nghi lễ và sự mực thước kinh điển, là được phép bàn về đạo đức mà không lố bịch, không gợn hoài nghi. Còn ở mỗi chúng ta, chúng ta chỉ nên cầu nguyện.
    Vũ chậm rãi đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường ... Đây rồi, bên trái, nhà số chẵn.
    Bữa tiệc mừng nhà mới của Hoàng có khá đông khách. Thấy có các vị tri huyện, tri phủ, nghị viên ...Giới văn chương nghệ thuật cũng đều là những tay có tên tuổi, có máu mặt. Hoàng lấy con gái một vị quan to. Hoàng đã đi du học ở Pháp. Hồi nhỏ, Hoàng và Vũ đều học một trường. Nghe nói, Hoàng có dính líu đến những vụ buôn lậu mờ ám, dính líu đến cả buôn lậu ma túy và vũ khí.
    Vũ được vợ chồng Hoàng đón tiếp nồng nhiệt. Hoàng giới thiệu Vũ với những người quen:
    - Thưa các ông, thưa các bà ...Đây là nhà văn danh tiếng, một người trẻ tuổi, một Vic-to Huy-gô ở Việt Nam! Vâng! Đã được cụ Tản Đà khen ngợi ... Ông Vũ mới 25 tuổi, bằng tuổi tôi, nhưng ông Vũ dí dỏm hơn nhiều ...
    Hoàng mỉm cười. Hoàng rất tự chủ ở chốn quan trường và nơi đô hội. Vũ biết Hoàng giàu tiền của, nhiều thế lực, bản thân Hoàng cũng có học vấn khá cao.
    - Hắn đang chia máu, chia thịt của ta cho các bạn mình - Vũ thấy vui vui khi đi theo Hoàng. Ngay từ nhỏ, Hoàng đã lịch lãm hơn chàng. Hắn không bao giờ cô đơn ... Điều quan trọng nhất là hắn không bao giờ cô đơn. Vậy thì hắn mạnh hơn ta hay hắn đã bẩn thỉu hơn ta ? Không biết!
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này