1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn "Mùa thu trên ngón tay"

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi honghoavi, 14/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập truyện ngắn "Mùa thu trên ngón tay"

    Đây là tuyển tập truyện ngắn "Mùa Thu Trên Ngón Tay" là tập hợp nhiều truyện ngắn của các cây viết trẻ. Họ viết về lứa tuổi 8X nhưng những bạn đã là dân 7X thì cũng đừng ngần ngại đọc đi. Đọc để nhớ lại một thời... ngày xưa.

    Mùa thu trên ngón tay

    Lời mở đầu

    Con đường đến với văn học của mỗi người viết thường không giống nhau. Có người viết như một khám phá, một giãy bày, một thố lộ hay vì mọt lý do nào đó. Nhưng điều chung duy nhất khi cầm bút là viết cho thỏa lòng mình. Sự đồng cảm hay chia sẻ của người đọc là yếu tố thứ hai để những trang viết bắt đầu sống đời sống của riêng nó.
    Những cây bút trẻ góp mặt trong tập sách này không tách khỏi những thông lệ đó. Chỉ có điều là họ - những cây bút trẻ - thường quan tâm viết về tuổi mới lơn - lứa tuổi họ đang hoặc vừa mới trải qua. Cảm nhận về cuộc sống và tình yêu của họ thật muôn vẻ, tác động của đời sống vào trang viết của họ thật dữ dội và cũng thật đằm thắm. Họ nóng và lạnh theo thời tiết của tình cảm, tình yêu và con đường mưu sinh mở ra trước mắt.
    Không là những rung động đầu đời nhưng những gì mà 8 tác giả trẻ gởi gắm hy vọng sẽ giúp bạn đọc tìm thấy ở đó hình ảnh mình và bạn bè cùng trang lứa trong các nhân vật truyện.
    Mùa thu trên ngón tay là tập đầu trong loạt sách văn học của những cây bút trẻ viết về lứa tuổi của mình được xuất bản hàng quý trong tủ sách Tuổi mới lớn
    Xin giới thiệu cùng bạn đọc!


    Tủ sách tuổi mới lớn

    gõ gõ viên honghoavi
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Vũ Đình Giang
    Tôi vốn dân design, bạn bè tặc lưỡi bảo cái ngành ?omốt?. ?oMốt? thế nào chẳng rõ, chỉ biết nghề nào cũng có thượng vàng hạ cám. Số tôi số ?ovất? - Vất vả tất tả cả đời, tính tôi lại thích tự do - nhiều lúc đến mức cực đoan. Thế mà lại mon men tìm tới văn học nghĩ rằng nó thỏa mãn tính cách của mình: muốn sáng tạo cái gì cũng được, hoàn toàn độc lập và chủ động. Ban đầu quả có thế, nhưng càng viết càng hiểu không phải cứ cầm bút muốn viết cái gì thì viết. Thành ra lo: lo nhất là ở bản thân mình, sợ giá trị mình tạo ra cũng tồi như vài mẫu design ?ohàng chợ??
    Nhưng rồi cũng cứ viết (đã bảo tính tôi thích tự do!), mặc dở mặc hay. Và đến đây thì rõ ra là số tôi ?ovất?, chỉ mong xem xong mấy cái truyện sau đây bạn đừng ?ovất? đi, tội nghiệp!
    Chạy trốn Sài Gòn.
    Cuối cùng chúng tôi cũng đến được hơi đây, một ngoại ô buồn của thị xã cao nguyên cách xa Sài Gòn hàng trăm cây số, sau nửa ngày đường vật vờ vật vưởng trên chiếc xe chật như nêm. Ấn tượng đập vào mắt đầu tiên là những quả đồi trồng chè và cà phe bạt ngàn.
    Ba chiếc xe ôm chở năm người chúng tôi chạy trên con đường đầy đá cục, cứ lên xuống bồng bềnh như lướt sóng. Trời nao nao lạnh. Quãng đường dẫn về nhà ngoại, N vắng vẻ đến mức có thể nghe được tiếng vỗ cánh rất khẽ của một con chim lạ lượn vút qua đầu, và hơi thở rì rầm của cỏ cây hoa lá.
    Từ chiế xe đằng trước, tôi nghe tiếng D hét toáng lên: ?oTrời ơi! Dã quỳ kìa!?. Tiếng hét vỡ đột ngột và bàng hoàng như đang có một phép lạ nào đó vừa giáng xuống trần. Tôi giật mình vội bíu lấy vai Q, ngẩng mặt nhìn biển dã quỳ phủ kín trên đầu, dưới ánh trăng rực lên như những vầng lửa khổng lồ đang bùng cháy, lòng trào lên một nỗi sung sướng rợn người. Q cũng chỉ tay lên trời, bảo: ?oXem kìa! Trăng đẹp chả thua gì dã quỳ?, rồi lấy tay vuốt mặt như đang tắm lấy ánh trăng. Tôi biết, hạnh phúc mỗi người lúc này đang là đỉnh điểm.
    Tất cả những ibiểu hiện của chúng tôi làm mấy bác tài ngạc nhiên. Có lẽ từ khi hành nghề đến giờ, chở khách di chuyển qua bao ngả đường, ngày mưa cũng như ngày nắng, các anh có bao giờ để ý đến những điều bình thường nhưng rất kỳ diệu này đâu. Ánh trăng, đối với các anh cũng chỉ là phương tiện trời ban để giúp họ việc điều khiển xe tránh những ổ gà, ổ voi nguy hiểm. Còn dã quỳ cũng chỉ là loài hoa dại trồng làm hàng rào, chẳng có hương thơm, chẳng buôn bán được. Có thể lũ chúng tôi chúng tôi, những cô cậu mười chín hai mươi, chưa từng trải qua những thăng trầm của cuộc sống, chưa thật sự đối mặt với đời, mới đủ sức và đủ tâm hồn tận hưởng những khoảnh khắc quý báu như thế này.
    Lục tục xuống xe? N dẫn chúng tôi đi vào con đường mòn bé tẹo, ánh trăng xuyên qua đám lá mít um tùm trên đầu, in lên mặt đường những lốm sáng lỗ chỗ. Q níu lấy N bảo: ?oMãnh vở của trăng in đầy trên tóc N kìa, làm sao gỡ xuống bây giờ??. Cả lũ cười vang, trêu: ?oXem anh chàng hôm nay lãng mạn quá nhỉ?? và nhất quyết đặt tên quãng đường này là ?ongõ trăng?.
    Buổi sáng, chúng tôi thức dậy trong căn biệt thực to lớn. Đêm qua tất cả đã được một giấc ngon lành vì đi xe mỏi mệt. Tôi dựa người vào khung cửa sổ, ngắm khu vườn giăng đầy sương mù, thấy tâm hồn mình thật bình yên và tĩnh lặng, Q đã thay xong bộ đồ mới, đến bên tôi bảo: ?oChỉ cần ra khỏi thành phố là đã có được cảm giác này rồi. Mày cứ thử đoán xem, giờ này ở lớp tụi nó nghĩ sao về mình nhỉ??. Tôi đưa tay xem đồng hồ, cười khẽ: ?oChưa vào lớp đâu. Nhưng có lẽ chiều hôm qua thấy năm đứa vắng mặt, lũ nó chắc đã mách hết với thầy, rồi bĩu môi bảo tụi mình điên? Thôi qua dựng mấy cô nàng dậy, nên đi dạo một tí không phí cả buổi sáng?.
    Ở phòng ăn, chúng tôi được bà ngoại N nấu cho một món bún bò ngon tuyệt. D nhấm tí ớt, hít hà vì cay. Không khí rộn lên bởi tiếng nói cười. Ngoại N có vẻ vui lắm, cứ lăng xăng đi lại. Tôi không tưởng tượng nổi trong ngôi biệt thự sang trọng này và đầy đủ tiện nghi hiện đại này chỉ còn có hai người già sống với nhau; à, còn anh người làm nữa, tên Ân, nhưng anh ta vào ra như một cái bóng, không nói không cười, cứ âm â u u. Tôi hỏi N: ?oNgoại cậu ở thế này không buồn à??. N ngơ ngác: ?oBuồn gì! Công danh địa vị ông và đã trải qua hết rồi, bây giờ lui về ở ẩn cho tâm hồn thanh thản. N nghĩ mấy chục năm nữa mình già đi, cũng lại về đây. Sài Gòn chỉ hợp với chuyện bon che thời trẻ?. D gât jgù, thì thầm: ?o Nhìn ngoại mày sướng như vậy, tao mới thương bố mẹ ông bà tao, cả đời không dám mơ một chốn nghỉ.? Tôi cúi mặt, nhận ra vẻ tủi thân trong lòng cô bạn, rồi chua xớt nghĩ: ?oCô ta có khác gì tôi đâu? Có điều tuổi già cũng rất cần con cháu. Dù ba thế hệ có chen chúc nhau trong căn nhà hẹp, nhưng nếu biết tạo không khí chan hòa, vui vẻ vẫn hơn là hai người già phải sống đơn độc nơi cái xứ lạnh lùng này. Ở đời, hễ được thứ này thì mất thứ khác. Giống như chuyện chúng tôi đây. Hôm nay được ngồi quây quần bên nhau xì xụp ăn món bún bò do một cụ già gốc Huế tự tay nối lấy, rồi gật gù bảo: ?oNgon quá, ngon tuyệt?. Để đổi lấy những phút giây thanh thản cho tâm hồn, chúng tôi phải chấp nhận những điểm ze ?" ro và lời phê bình, ?otự ý bỏ học? cho bài tập chuyên ngành dang dở trên lớp. Lại còn chịu đựng lời ong tiếng ve nữa chứ. Mà thôi, mặc kệ, hãy cố ăn đi, hôm nay là một buổi sáng đáng nhớ.
    Ăn xong, chúng tôi kéo nhau lên đồi, mang theo giấy bút, cọ màu và hai chiếc máy ảnh. Sương chưa tan hết trên những triền dốc. Con đường hoa dã quỳ đêm qua giờ trông càng rực rỡ hơn dưới ánh nắng ban mai. Q và D xúm xít nhau dưới một tán cây dại, bày giấy bút ra vẽ dã quỳ. Còn tôi và N. bận bịu với ?o người mẫu? H, bắt nàng ta quay bên này, xoay hướng nọ, hét lên ầm ĩ và cười vang động cả góc đồi.
    Trưa, N gạ gẫm anh người làm, mượn được chiếc xe máy. Thế là không kịp chào mgoại, không kịp mang theo máy ảnh, năm người chúng tôi vớ áo khoác rú lên mừng rỡ, chạy vọt ra đường. Không có ý định đi đâu cụ thể, chúng tôi cứ lái xe chạy lăng quăng, leo hết con dốc này đến con dốc khác. Khắp nơi chỉ độc một thứ dã quỳ. Càng nhìn càng thấy chói chang và buồn bã. D hỏi tại sao dã quỳ mọc càng nhiều càng thấy buồn, có phải vì nó mọc nơi hoang vu? Mà hoa mọc ở nơi hoang vu thì làm sao mà vui được, phải không? Tôi chẳng biết đúng hay sai, nhưng nếu ở đây không có dã quỳ chắc buồn hơn nữa.
    Càng đến gần thị xã, nhà cửa càng san sát và đường xá tốt hẳng. Tuy nhiên, dã quỳ lại ít đi, thay vào đó là nhiều loài hoa xứ lạnh được trồng và chăm sóc nghiêm túc trên những vuông sân nhỏ trước mỗi ngôi nhà.
    Nghe tiếng xe gầm gào, hai bên đường người hiếu kỳ thò đầu ra nhìn. Có người khẽ nhăn mày nhíu mặt khi thấy một lũ ăn mặc quái dị, lại còn cười đùa ầm ĩ, phá vỡ giấc ngủ trưa quý giá của họ. Tuổi trẻ sống vô ý thức thường trở nên mất dạy. Như lúc này đây, tôi đã không còn là tôi của hằng ngày nữa. Tôi xem đất tời là của mình, nên cứ mặc, vẫn rú ga lao về phía trung tâm thị xã và dừng lại ở quán cà phê phủ đầy hoa xác pháo đỏ ối.
    Con gái chủ quán có con mắt đẹp mê hồn, có lẽ nhỏ hơn chúng tôi vài tuổi, uể oải đặt năm ly cà phê xuống bàn nhựa, hỏi: ?oAnh chị từ đâu tới vậy??. Chúng tôi đồng thanh ?oSài Gòn? rồi tợp một ngụm. Cô gái ngôi xuống chiếc ghế trống nói bân quơ: ?o Chắc là đi thăm người thân??. N lắc đầu: ?oKhông! Chỉ đi chơi thôi. Ở Sài Gòn lúc này chán quá, lại trốn đi chơi. Một chỗ nào cũng được, ít bữa lại về?. Cô gái vuốt tóc, bối rố: ?o Thật thế sao? Vậy mà em cứ ao ước sốn ở Sài Gòn. Nơi này thật buồn, chẳng có tiếng xe chẳng có tiếng nói cười. Em không thích bê cà phê mỗi ngày, sáng ra tỉnh giấc không có gì mới?. ?oVậy em đã đến Sài Gòn bao giờ chưa? Rồi em sẽ thấy nơi này là nhất? Q nhanh nhảu cướp lời. Cô gái nheo mắt, vẻ chán nản: ?oNhưng ở đây em không có bạn?. ?o Vậy anh sẽ là bạn của em, được chứ,?. Q trâng tráo làm cô giá đỏ dừ mặt, vội đứng lên chạy đi. D ngồi lên sửa lại ghế, vẻ khó chịu. Tôi nghe tiếng được tiếng mất: ?oKhông? em không biết? em thích Sài Gòn? Nhất định em sẽ tới Sài Gòn??. H ngả người trên ghế, thở dài: ?oTội nghiệp con bé. Mình chán, còn nólại thích?. Q nhịp chân: ?o Tôi thì ưng mỗi chốn này?, xong lim dim mắt như đang hưởng một thứ hạnh phúc ngọt ngào nào đó. Tôi đập vai nó: ?oMày chết vì con bé mất rồi, đúng không??. bọn con gái cười nắc nẻ: ?oLại một tiếng sét vừa nổ?.
    Tôi lơ mơ nghĩ khác, biết đâu cô ấy đúng, ít ra là ở giai đoạn này. Cũng có khi tính cách cô hợp với Sài Gòn và cô chịu được nó. Đx hơn một lần tôi sống trong tâm trạng của cô, khi còn ở quê nhà - một vùng sông nước Nam Bộ - đã từng khao khát ra đi với nhiều ước mơ được khám phá và chinh phục. Tôi đến Sài Gòn và cũng từng yêu nó, nhưng niềm yêu cứ lụi tàn dần theo những tháng năm vất vả vừa học vừa kiếm tiền. D có lần đã chua chát kết luận bằng một câu thật ?osến?: ?oSài gòn hoa lệ thật! Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo!?. Đành rằng ở đây có nhiều áp lực thật, nhưng chính nơi đây tôi đã gặp và kết bạn thân với biết bao người; cũng có lúc chán nản nhưng không thê rời xa nơi minh đã sinh sống, đã học hành, đã yêu thương trong suốt mấy năm qua. Q đã ra đi từ một thành phố cao nguyên tựa thị xã này, nhưng đẹp hơn và có nhiều hoa hơn. Ở trường, nó thỉnh thoảng bắt gặp nhiều cô bạn học cùng lớp ngày xưa, bây giờ thay đổi rất nhiều; ai cũng mong học xong thì ở lại thành phố, lấy chồng thành phố, không muốn về nữa. ?o Về thành phố sương mù ấy thì được cái gì, chỉ có buồn bã?. Họ nói xong thì hăm hở ra đi. Chỉ có Q là hoang mang. Tôi hiểu bạn tôi, nó yêu cái thành phố sương mù ấy biết ao, nhưng mỗi năm chỉ có thể về năm ba bân, đi lang thang qua những con phố hẹp và buồn, những cánh rừng chỉ toàn thông và thông, những ngôi trường chỉ toàn gương mặt lạ; chỉ để tìm chút kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu xa xưa. Bởi bây giờ bạn bè đã đi hết rồi, đứa đi học, đứa đi làm, đứa theo chồng về một nơi nào đó. Đi hết! Bố mẹ Q cũng ra đi. Bố đi trước, mẹ đi sau, kể cả anh em, họ hàng. Họ hội tụ về Sài Gòn để học hành và làm việc, mỗi người sống một nơi; có tuần gặp nhau nhưng có tháng vì bận tịu mà quên bẵng nhau. Như thế cũng không thể gọi là mái ấm được.
    N đã ngủ rồi, tựa vào vai D, mắt môi khép hờ, bình thản. Qua kẽ rào thưa, hoa xác pháo rụng dầy, rực lên như đám cưới của một thời xa xưa nào đó; mà cũng có thể như một giấc mơ hay một chuyện cổ tích man mác buồn. Thấp thoáng bên đường, cô gái khi nãy đang đôi co gì đó với cậu bé hàng xóm. Mặt cậu bé đau khổ như đang cố giải thích. Còn cô thì cứ lắc đầu quầy quậy. ?oNhư thế là bất đồng rồi ?" D nói - chẳng có gì ngăn nổi quyết tâm của cô bé đâu!?. Tôi thở dài, nghĩ: ?oTrên đời lại thêm một mối tình đầu tan vỡ?.
    Buổi chièu, chúng tôi lục tục về lại ngôi biệt thự. H mơ màng nằm vắt chân lên xa-lông, hỏi: ?oChừng nào vê??. N đang vui vẻ dọn thức ăn ra bàn, vội trấn an: ?oChơi chán thì vê!?.Tôi cố dằn lòng để không nói ra ý nghĩ rằng một khi đi chơi mà lúc nào đó có kẻ hỏi chừng nào về thì có nghĩa là tư tưởng chán nản đã manh nha xuất hiệ.
    Tôi và Q cùng đi rửa mặt. Ngang qua nhà bếp, nghe tiếng D thảnh thót: ?oNgoại ơi! Ngày nào ngoại cũng lui cui nấu nướng một mình à??. ?oThỉnh thoảng thằng Ân có giúp. Nhưng nó bận việc vườn là chính, cháu ạ!?. Thế ngoại không buồn sao??. ?oCó chứ! Nhưng người già không nên buồn nhiều. Phải biết tìm việc gì đó để thời gian không bị trống trải. Như ông thì xem tivi, cùng thằng Ân coi sóc vườn chè, cà phê; còn bà thì đi chợ và làm bếp. Thế cũng hết một ngày đấy cháu. Tóm lại là phải yêu một cái gì đó cho đỡ buồn. Thế cháu đã yêu chưa??. ?oYêu rồi , ngoại ơi! Cháu đi chơi thế này cốt để tìm tình yêu. Nhưng chán lăm! Người ta vẫn thờ ưo. Có lẽ vì người ta không biết cháu yêu. Vậy có nên hy vọng không ngoại??.
    Q tự giật mình. Tôi nhìn đăm đăm, hỏi: ?oĐã gì chưa??. Nó trừng mắt, vẻ khó chịu: ?oGì là gì? Tao thấy bình thường, chỉ chán Sài Gòn thì đi, thế thooi!? và bỏ lên nhà trên. Tôi nghĩ, người ta bât hạnh hay không cũng là chỗ này. Bởi có nhiều thứ đến bên mình mà không kịp nhận ra, kể cả hạnh phúc.
    Tối, chúng tôi rủ nhau lên sân thượng chơi cầu cơ. Ai cũng náo nức muốn biết chuyệ tình duyên bản thân ra sao. Nhưng có lẽ hồn không thiêng nên cái ?omiểng sành? chỉ đi được một chữ. D có lẽ là người thất vọng nhất, lặng lẽ quay ra ngắm sao, rồi hỏi sao đợi mãi mà không thấy ngôi sao nào rụng cả. Vừa lúc nghe tiếng N hét lên: ?oA! Sao băng kìa!?. Chúng tôi ngẩng phắc đầu lên, tiếc rẻ: ?oKhong kịp ước gì.?. D nói: ?oCòn tôi, ước mà vẫn không thành hiện thực?. Tôi mãi nhìn sang Q nó tránh ánh mắt tooi, nói kẽ: ?oChắc mai về!?.
    Chẳng ai nghe được lời Q, mỗi người đang bận mải mê với bầu trời sao và những mong ước của minh. Chỉ có tôi là bắt đầu thấy chán thực sự. tôi cũng không hiểu sao lần nào đi chơi cũng đều bị chán, dù có lúc cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao. Hóa ra tôi chạy trốn Sài Gòn để tìm những phúc giây phù phiếm cho bản thân đấy sao? Có lẽ tôi sống ở Sài Gòn mà không chịu yêu nó. Hễ gặp một tí rắc rối là kéo nhau chạy trốn. Rồi đây, vài năm nữa, tôi sẽ ra trường, những khó khăn thực tế sẽ chồng chất nhiều hơn, sẽ phải đối mặt với nhiều thứ đáng chán hơn; mà lúc ấy, khốn thay, sẽ không còn bạn bè bên cạnh nữa, nếu còn cũng sẽ rất ít; liệu tôi có dám chạy trốn nữa không? Có thể ngày mai chúng tôi về, những mộng tưởng của đêm nay hẳn rồi cũng sẽ tan vào sương khói. Lúc về già, khi đã yên ấm bên cạnh gia đình sự nghiệp, nếu may mắn còn sót lại chút kỷ niệm nào trong ký ức, chúng tôi sẽ cười thầm và kết luận: ?oTrẻ con!?. Nhưng dù sao một chuyến đi như thế này đâu thể gọi là vô ích.
    Tôi quay sang định nỏi N đã buồn ngủ chưa, thì thấy N đã ngủ rồi. vẫn mắt môi khép hờ, bình thản. Mái tóc óng ả chảy trành mượt qua vai, dưới ánh trăng đêm trông thật quyến rũ. H, D bên cạnh cũng thở đều đặn. Tôi và Q làm nhiệm vụ của hai kẻ thức canh, lòng ước mong sao thời gin kịp đọng lại mãi nơi chốn này; rồi băng khoăng tự hỏi trong giấc mơ của các cô, có chỗ nào dành cho hình ảnh của chúng tôi?
    V.Đ.G

  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chiều chung cư.
    Căn phòng rộng mười sáu mét vuông, có một cái giá gỗ hai tầng đặc dọc cạnh bờ tường và bốn chiếc bàn con. Cứ hai chiếc bàn thì xếp liền nhau thành một, quay hướng về phía cánh cửa là hướng mặt trời mọc. Với cách bài trí như thế, trông căn phòng như một lớp học đặc biệt. Mỗi lần đẩy cửa bước vào, chiếc quạt trần lại kêu lạch cạch như chào - kiểu chào lờ đờ của một người ốm mới gượng dậy. Chị Hồng ngồi bên cạnh tôi, dáng người thô kệch, mắt hơi lồi, giọng nói sang sảng và cục tính. Phía trên là Dũng và Tâm ?" hai công tử từng ăn chơi quậy phá một thời, giờ chịu phép ngồi rọ rạy trên ghế, làm được một chút là ngáp vặt rồi bảo nhau: ?oLát nữa cà phê không ??. ?oQuán Mây hả??. ?oỪ?. Hoặc hẹn hò nhau: ?oChủ nhật này đi Thanh Đa?? và những câu đại loại như thế. Tôi đoán, chắc họ rủ rê di thăm ?ođào?, công tử mà! Có lần chị Hồng bảo tôi rằng Dũng đã từng vào tù vì tội đua xe gắn máy gây ti nạn cho người đi đường.
    Ngoài trời mưa đến khiếp. Mấy hôm này trời bão, cứ luôn âm u và mưa dầm dề. Chị Hồng ngồi lo lắng: ?oHồi sáng vội đi, quên mang theo áo mưa, không biết lấy cái chi che thần mà về để kịp buổi lễ?. Tôi tặc lưỡi nói thầm: ?oLễ với lạc, nghỉ một bữa đã sao?. Như tôi đây, không theo một đạo nào hết nên đỡ phần bận bịu. Chị Hồng có vẻ phật ý, bảo: ?oLúc nào con người ta thất bại, người ta sẽ tìm đến một chỗ dựa tinh thần. Mà tôn giáo chính là chỗ dựa vững chắc nhất?, và tôi ậm ừ: ?oCũng tùy!? cho qua chuyện.
    Làm được vài tuần, chị Hồng định xin nghỉ. Chị kéo tôi ra ngồi trong cái mái hiên nóng bức của một quán cơm bình dân, lắc đầu thất vọng: ?oLàm chỗ này chán quá em ạ!?. Tôi trố mắt hỏi: ?oChị tìm được chỗ khác rồi phải không??. Chị không trả lời, lại lắc đầu, vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi.Tôi đoán chị đang gặp một điều không may nào đó nên không hỏi nữa, lặng lẽ ngồi ăn từng muỗn cơm nhạt nhẽo. Buổi trưa ở khu vực này yên tĩnh hẳn, những con phố nghèo nàn chật hẹp chen lấn với hàng dãy quán cơm bình dân lèo tèo dăm bác xích lô ngáp dài đợi khách.
    Bất chợt chị Hồng hỏi: ?oEm bao nhiêu tuổi??. ?oMười chín?, tôi trả lời mà không hiểu chị ra sao nữa. Chị hỏi tôi mãi điều này để làm gì. ?oEm còn quá trẻ - chị nhìn tôi chân thành ?" còn chị thì đã ba mươi. Cái tuổi mà người ta cho là chín chắn nhất?, nhưng với chị đó là độ tuổi dễ khiến người ta dại dột nhất?T. ?oChị lại triết lý nữa rồi. Có chuyện gì xảy ra ư??? Chị mỉm cười chua xót: ?oNgười ôcn gái hai mươi tuổi kiêu hãnh bao nhiêu thì ba mươi tuổi họ lại dễ dàng buôn xuôi bấy nhiêu. Chuyện của chị? Mà thôi! Em biết cũng chẳng ích gì?. Tôi thở dài, chưa bao giờ chị Hồng lại khó hiểu như lúc này. Cái kiểu nói xa nói gần như thế dễ khiến người đối diện tức tối vì sự tò mò chưa được thỏa mãn. Suốt nửa năm trời làm việc chung với chị, tôi thấy cuộc sống của chị cũng yên bình, có gì lạ đâu? Sao hôm nay chị lại nói chuyện với tôi bí ẩn như vậy?
    Trời bỗng dưng tối sầm, gió nổi lên đùng đùng, giật tấm vải nhữa chắn trước quán. Bà chủ buông đũa, chạy ra giằng lại bồn góc dây dù. Tôi thở dài ngao ngán nhìn bà: ?oSao ở đâu cũng gặp người vất vả. Giống như mình. Sao cuộc sống chẳng thể thay đổi? Có lẽ không hề thay đổi?
    Mãi mà không thấy chị Hồng thôi việc, tôi nghi ngờ: ?oChị chưa tìm được chỗ mới à??. Chị trả lời: ?oBiết sao được. Ván đã đóng thuyền rồi. Mọi chuyện bây giờ lở dở cả??. rồi lấy tay xoa bụng, nhìn lên phía trước giờ chỉ còn Tâm ngồi hì hụi một mình. Tôi lén nhìn chị, đau đớn nhận ra bụng chị Hồng ngày một to ra. Mà Dũng, khốn nạn thay, đã không hề đi làm từ lâu rồi.
    Buổi trưa chúng tôi kéo nhau ra hành lang hóng mát. Chung cư này có vẻ yên ả chứ không ồn ào như những nơi khác. Chị Hồng mặt mũi xanh xao, nôn ọe mấy lần, mắt nhìn tôi chua xót. Tôi cúi đầu, muốn khóc mà không khóc được. Có lẽ tôi chưa bao giờ bước chân vào thế giới của chị.Tôi chỉ là con bé sinh viên nghèo tập tễnh làm thếm dể chi phí cho cuộc sống xa nhà đầy khốn khó. Thế giới của tôi chỉ là những trang sách vở pha lẫn một chút cay đắng khi ông chủ trả tiền công theo kiểu ?onhỏ giọt?. Tôi chưa từng trải qua tâm trạng như chị. Hóa ra, con người ta sống đến ba mươi năm vẫn còn khờ dại chỉ vì một phút nông nổi.
    Nắng tự dưng tắt và trời lại tối. Tôi kéo tay chị Hồng: ?oVào nhà đi chứ, trời sắp mưa!?. Chúng tôi bước qua đoạn hành lang tối sầm, thấy giống như một con đường dẫn vào địa ngục.
    Tối về ký túc xá, tôi giở quyển nhật ký nhưng không viết được dòng nào. Trong óc luôn hiện ra hình ảnh chị Hồng mắt hơi lồi, dáng người thô kệch ngồi ưu phiền sau chiếc bàn vuông, tỉ mẫn tô màu xanh đỏ lên mảnh lụa trắng có in hình Phật Bà chắp tay niệm chú Và bàn trên Dũng cục cựa trên ghế, hỏi Tâm: ?oChủ nhật này đi Thanh Đa không??. Hằng ngày chúng tôi ngồi tô vẽ những mẫu Phật từ bi, mà cuộc sống chưa bao giờ dứt ra khỏi nỗi khổ sở. Tôi thiếp đi trong mệt mỏi. Trong mơ tôi thấy chị Hồng hiệ nra với cái bụng ngày một to, tay phải cầm cọ tô màu áo xám của Phật bà, còn tay kia bấu chặc vào thành lan can chung cư, nước mắt vòng quanh má, nói với tôi: ?oEm còn quá trẻ. Còn chị thì đã ba mươi??. Lúc ấy tôi đã nghĩ: ?oCó thể người ta còn trẻ là hạnh phúc. Nhưng than ôi, người ta ai rồi cũng đến lúc ba mươi, chị Hồng ơi!?
    Sau cùng, chỉ còn mình tôi cặm cụi đi làm. Đơn giản vì tôi cần tiền nhưng chưa tìm được chỗ làm mới. Đành tự an ủi mình: ?oDù sao cũng phải sống chứ!?? Tâm nhướng đôi mắt hơi hí, chồm người qua bàn, hỏi kệch cỡm: ?oSao đi có một mình thế??. Tôi rụt người lại, nhìn chiếc ghế trống cạnh Tâm, cảm thấy ghê tởm. Được một lát, Tâm lại quay xuống, nụ cười đầy ý nghĩa: ?oThế này thì chán thật! Em đi uống cà phê với anh không??. Tôi giương mắt khiếp hãi: ?oKhông!? Rồi cúi gằm mặt xuống vuông lụa trắng cầu cứu. Hóa ra bức hình chỉ là vô hồn. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm do con người tạo nên. Trách sao được khi mỗi sáng đầu tuần, chính tay tôi kéo bản lụa, trong một tiếng đồng hồ in ra hàng loạt, những ?oPhật Bà? như thế. Sau đó, mỗi người chúng tôi chia ra từng khâu tô vẽ, thêm thắt, viền kim tuyến lấp lánh; và ông chủ cho người đến mang đi tiêu thụ.
    Tâm dường như không chịu nổi sự yên lặng, xô ghế đứng dậy, phẩy tay bực dọc: ?oChán nhỉ??. Tôi nghĩ, ừ, chán thật, nhưng ít ra là với tôi, còn anh thì chán vì cái gì? Rất may ông chủ đi vào, trên môi luôn nở nụ cười khinh miệt, nhìn chúng tôi soi mói. Tôi bỏ ra cửa, nhìn mông lung về phía nóc nhà thờ phía xa, tự hỏi giờ này chị Hồng đang làm gì. Buổi tối chị có còn thức khuya giặt hai chậu quần áo đầy ứ cho một lũ em nữa không? Và chiều chiều chị có còn đội áo mưa nhẫn nại đi nhà thờ cầu nguyện?
    Bỗng dưng tôi nhớ đến người chị họ ở quê. Năm nay đã ngoài ba mươi, lam lũ với chiếc áo bà ba bằng vải nội địa thô ráp, dáng người không đến nỗi thô kệch nhưng mặt mày buồn thảm. Dì tôi hay nhiếc mắng mà mắt nhìn con gái đầy xót thương: ?oTội nghiệp! Cái số nó bạc quá. Gái lỡ thì như nó, chỉ mong cho thằng nào chết vợc đến rước đi?. Chị họ tôi vừa đi gặt lúa ngoài đồng về, buông rơi lưỡi hái, cắp nón lá đi ra sau hè ngồi khóc rám rứt. Dạo đó tôi còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau và cảnh ngộ mà chị đang chịu đựng, chỉ biết cười trêu: ?oỞ một mình không sướng sau? Em chẳng sợ chết già.?, rồi chạy ù qua nhà hàng xóm chơi.
    Làm thêm được một tuần nữa, tôi nghỉ hẳn. Không hiểu sao chung cư này càng lúc càng bức bối, tôi càng không chịu được ánh mắt của Tâm, cứ hay nhìn xuống tôi, cười đểu giả: ?o Em đi uống cà phê với anh nhé??. Mỗi lần như thế, tôi lại cầu cứu vuông lụa trắng nhưng bất lực. Chiều chiều tôi lại phải đi qua dãy hành lang tối âm u. Và lần nào cũng tưởng con đường nay đang dẫn xuống địa ngục. Ánh chiều vàng rực ngoài kia không bao giừo rọi vào được dãy hành lang này. Người trong chung cư đi lướt qua nhau, lặng lẽ như những cánh dơi đêm; nép sát người vào bờ tường, luôn nghi ngại kẻ đi bên cạnh chực giở trò lưu manh với mình.
    Chiều thứ bảy, tôi rời giảng đường đi lang thang trên sân cỏ lác đác hoa dại. Bao nhiêu cặp trẻ tuổi đang sóng bước bên nhau, hẹn hò một đêm đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi chỉ nhớ tới chị Hồng. Mãi mãi tôi quên được ánh mắt chị nhìn tôi đau buồn đớn: ?oEm mới mười chín? Còn chị thì đã ba mươi??. Trong mắt chị, tôi chỉ là cô gái mười chín tuổi thôi. Rồi lại nghĩ thầm: ?oBiết đâu như thế mãi cũng không hẳn là hạnh phúc??.
    gõ gõ viên honghoavi
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0

    Chu Thu Hằng.
    Tôi đến với văn chương từ những ngày con cắp sách đi học phổ thông. Và cũng như hầu hết những người viết trẻ khác lớn lên từ học đường, tôi viết về thế giới xung quanh mình, thật gần gũi và ấm áp, nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi buồn, lẫn suy tư, trăn trở? Một lứa tuổi mới lớn nhiều ồn ào, va vấp, nửa giản đơn nửa phức tạp, để đôi khi vùng ký chợt trỗi dậy, tôi chợt mỉm cười hạnh phúc vì mình đã sống trọn vẹn với những tháng năm tươi đẹp và đầy ắp kỷ niệm ấy? Với tôi, viết là một lẽ tự nhiên, một cách bày tỏ ?ohiệu quả? nhất lòng mình và viết - để được thấy và được ?o sống thêm? một đời sống khác, đang dần hiện ra trên trang giấy?
    Khi xem lại tôi mới biết mình gõ có nhiều lỗi chính tả quá nên thôi, các ban thông cảm nhé...
    honghoavi
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Con tàu chở tình yêu
    Lớp cuối hành lang chạy dài, bốn mùa xôn xao vì lá cây ngoài cửa sổ. Những viên gạch hoa màu sẫm, nhẵn thính và mát rượi, nếu trượt patin chắc chắn sẽ vèo từ đầu này sang đầu kia chỉ trong vòng hai giây. Đấy là giả dụ như thế chứ không đứa nào dám thử. Càng không dám có cái ý định lợt quẹt đôi dép có cái đế cao su vĩ đại giống như thằng Cường, đã phải đứng lù lù trong phòng hội đồng vì ?oNgày 17-9, giờ giải lao 5 phút, em ăn ô mai mơ xong đã nhả hột ô mai xuống sàn sùng giày đi lên 3 lần chứ không phải em trượt nghệ thuật.?. Tất cả những người có mặt ở phòng hội đồng đều cúi xuống lén cười.
    Chỉ có đứa lớp trưởng lớp A4 là không kìm được, môi mím chặt mà vẫn ?ohi hi? mấy cái. Rồi Cường cũng được vào lớp, hội đồng kỷ luật giải tán, sau này nghe kể lại là thầy hiệu phó khi còn lại một mình cũng cúi mặt xuống mà ?ohi hi? với tờ kiểm điểm của Cường.
    Rồi mùa đông, lá vàng ngoài cửa sổ cũng đỏ như những lá cờ nhỏ ve vẩy trong gió. Đứa lớp trưởng gày gò xanh mướt không hiểu vì sao hay đứng tựa cửa khóc rấm rứt. Bọn con trai đi qua e dè như mình có lỗi. Những mẩu giấy vo viên ném qua ném lại trong lớp, mấy đứa con gái xúm xít lại? Hay là Y-R-M-L yêu rồi mà lại.! ?oVớ vẩn, nó đi với tao suốt, yêu lúc nào mà yêu.?. Đứa con gái người mẫu có đôi mắt vẽ nhũ xanh biếc nhe răng dọa như sắp cắn ai rồi lách ra cửa, đột ngột ôm chầm lấy bạn.. Lớp trưởng bé nhỏ dũi dũi cái đầu tóc tơ mượt vào vai bạn, thôi không khóc nữa, mắt hơi díu lại, có lẽ là hơi buồn ngủ. Ngươi mẫu bảo: ?oXuống phòng y tế đi, tao chưa học Lý đâu?. Lớp trưởng gật gật, lấy trong cặp ra một hộp dầu bất lya thân, xoa đầu, xoa cổ một lúc rồi hai đứa ra vẻ dìu nhau đi ra. Đến đầu cầu thang, gặp cô dạy Lý. Lớp trưởng rùng mình mấy cái, mặt càng xanh ngắt. Người mẫu líu lo: ?oCô ơi nó bị cảm rồi. Em đưa nó xuống phòng y tế một tí cô nhé?. Cô giáo không nghi ngờ gì cả nhìn hai đứa xót xa. Vừa đi khuất, người mẫu đã khúc khích: ?oMày hay thật, thích ốm là ốm ngay được. Bùng thoải mái?. Hai đứa xuống phòng y tế được 10 phút thì tiếp hai đứa xuống theo người ốm lần này nguy kịch hơn vì đau bụng phải cõng xuống. Nhưng cũng chỉ đến đầu cầu thang là đứa đau bụng tụt xuốn ríu rít đi vào phòng. Ở đây, bênhj gì cũng chỉ uống Vitamin B1, B6 và C, bốn đứa nằm chung hai cái giường xếp, đắp chung cái chăn dạ sức, mở một gói ô mai gừng cay xộc cả mũi. Bác y sĩ già cười tủm tỉm. Hồi trước chưa có phòng y tế thì bọn mày xoay xở như thế nào hả? Và cả bọn chụm đầu vào mà cười rích rích.
    Lớp Cường đầu kia của hành lang. Không ai để ý lớp trưởng thỉnh thoảng lại sang gặp lớp trưởng bên ấy, bàn bạc năm ba câu rồi dúi vào tay viên giấy nhỏ. Mở ra có máy chữ? ?oNhờ chuyển cho Quân?. Quân mở ta lại có chữ ?oNhờ chuyển cho Hà? vòng vèo mấy lần rồi mới đến tay Cường. Cường đọc xong thả vào hộp bút, mắt mơ màng. Giờ nghỉ tiết sau, hùng dũng kéo một thằng bạn chạy sầm sập qua hành lang. Đôi khi chỉ để nghiêng ngó tí chút. Áo đồng phục không bao giờ chịu ?ocắm thùng? bay phất phơ và con gái mấy lớp cũng ngó nghiêng theo, theo tự hỏi sao hôm nay thằng này trông bất cần đời thế?
    Trước tết là mùa hội diễn. Cũng vừa học xong học kỳ I chẳng có đứa nào thèm quan tâm đến sách vở. Lớp phó bày ra trò diễn thời trang, huy động cả lớp mua bọt biển xát ra làm cảnh tuyết rơi. Gió mùa đông luồn qua ô cửa dán giấy báo buôn buốt. Giờ học đứa nào cũng thò tay xuống gầm bàn nghe thấy tiếng rin rít của hai mảnh bỏ rã ra trong tay. Thầy cô biết nhưng chẳng nói gì. Trong những ánh mắt mệt mỏi cũng thấy lấp ló niềm vui. Mấy hôm ghép nhạc đã thấy đồn đại xôn xao Cường hát bài Tình phai với một đứa lớp B tay cầm mic điệu đàng lắm. Mắt nhìn tình tứ lắm. Lớp trưởng mặt càng xanh mét. Buổi sáng nó đến sớm. Mở toang hau cánh cửa gỗ xanh lè nặng nề, nhìn chăm chắm xuống đường. Chú Nguyên tay cằm chìa khóa xủng xẻng đi qua, mắng nhưng giọng hết sức dịu dàng ?oĐến sớm thế hả??. Lớp trưởng chỉ ôm một bọc giấy báo đặt lên sàn: ?oCháu phải kết hoa cho bọn lớp cháu tối nay diễn?. Nó trải báo trên nền gạch, hoa xổ ra từng đám lớn cúc tím xen lẫn với hồng móng tay, đủ các mầu, thơm ngây ngất giọng làu bàu: ?oCháu sẽ quét sạch, chú yên tâm? rồi căm cụi gò người, uốn những bông hoa trên cái vòm kẽm thành những cái mũ đội đầu mầu sắc êm ái, mà thơm nức. Cường làm chân sai vặt của lớp kia cũng đi sớm, tay cuộn những chữ cái to tướng cắt bằng giấy mầu, chạy sầm sập lên gác. Rồi nín thở đứng im một lúc vì hình ảnh trước mắt. Lớp trưởng ngẩng lên Cường ta đỏ mặt co cẳng vù mất, cảm giác có ánh mắt dài thăm thẳm suốt sọc hành lang đuổi theo thân mình....

  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    (tt)
    ....
    Buổi tối, đèn màu viền xung quanh ái sân ngày thường vẫn lô nhô bàn ghế, căng tin vẫn bán bánh lừa 2.000đ và Coca Cola. Đứa nào cũng năn nỉ thầy hiệu trưởng cho bật đèn vàng chạy dọc hành lang hắt ánh đen huyền ảo thành đoàn tàu dài ấm áp. Lớp trưởng bỗng nhiên nổi hứng bảo: ?oTao sẽ đọc thơ tiếng Anh?. Bài April Rain Song nhé. Lớp có đứa xì xào: Hộ diễn ca nhạc cơ mà. Báo cáo với cô phụ trách văn nghệ, cô mừng rơi cả kính: ?oĐọc đi, bao nhiêu lâu mới có một tiếc mục đọc thơ. Bọn học sinh chúng mày ấy à, bây giờ nhiễm ngoại mất rồi, thơ cũng ngoại, cái thời các cô tổ chức đám cưới, ai đọc Tây Tiến cũng là hay lắm rồi?. Lớp khác chen vào kì kẹt: ?oLớp tớ không càn xét giải nhé, hơi một tí thì cũng bon chen nghệ thuật?. Rồi kéo tay lớp trưởng xềnh xệch đi. Bọn lớp khác cố diễu cợt với theo: ?oTiết mục khuyến mãi à??.
    Lớp trưởng đổ mồ hôi tay, thấy tờ giấy chép bài thơ trong tay mình nhũn hẳn ra. Ai xô nó một cái rồi nó thầy mình đừng trên sân khấu giữa trường, đènm ầu bóng bay nhấy nhảy đủ mọi thể loại xung quanh. Giọng nó nhão nhoẹt vì điệu và vì run như lời thằng lớp phó cầm máy may sau kể lại: ?oBa tớ đánh rơi cả đôi đũa lúc nghe giọng ấy ở trong băng?. Cường đứng dưới, kín đóa đưa máy ảnh lên bấm lia lịa. Đáng buồn là bọn dọn sân khấu chưa kịp mang cái bục để míc phát biểu xuống. Trong ảnh au này không nhìn thấy lớp trưởng đâu, chỉ thấy mỗi cái đầu bên trên bục để míc. Nói đùa trông như một quả dưa lê đặt trên nóc tủ ấy. Bài thơ rồi kết thúc, khán giả thở phào, ?ospeaker? đón lấy cái mic dính nhớp nháp mồ hôi ở tay lớp trưởng, duyên dáng gọi tên một nhóm nhạc lớp nào đấy. Bọn con gái ôm lớp trưởng vào giữa vòng tay người mẫu, khen ?ohay lắm, hay lắm?. Hội người mẫu mặc váy, quần đủ màu, đội những mũ hoa bây giờ hơi rũ xuống nhưng vẫn còn rất rực rỡ, lượn mấy vòng tròn. Ngồi chồm hỗm trên bờ tường là hai thằn thấp bé nhẹ cân nhất lớp, tay cầm giỏ vung hàng nắm bọt biển xuống đất. Đứa nào thắc mắc ?oơ mày ơi, vái kiểu Hawaii mà sao có tuyết??. Mưa bắt ánh đèn lung linh trên tóc bọn con gái. Thêm một đứa nhăn nhó: ?oCông tao cắt xốp mấy đêm liền?. Lớp phó nép một góc lo lắng: ?oKhéo ngã mất mấy thằng kia?. Đến phút chót, Cường không hát Tình phai nữa, đứa con gái hát cùng mặt bừng bừng tức giận, cố kiềm chế để không chửi ầm lên. Cường đứng giữa đám bong bóng đèn màu, áo màu cam rực lên không có vẻ gì là đồng bóng lại thêm đôi giày Nike mọi ngày tưởng bình thường giờ hóa ra là có đế phản quang, nhấp nháy, gân cổ hát: ?oTruly, madly, deeply?. Thằng đệm nhạc không chuẩn bị trước, đánh sai lung tung. Nhưng con gái ở dưới vẫn ngây ngất, lớp trưởng tựa cửa, mắt nhìn không bỏ sót bất cứ cử chỉ nào của Cường. Lời bài hát rất chung chung, nụ cười của Cường cũng rất đúng kiểu ?ongôi sao? nghĩa là không dành cho ai cả nhưng đứa nào cũng tưởng dành riêng cho mình. Mưa mỏng hơn, con tàu hành lang vẫn mơ màng trôi, đèn vàng ấm áp vọng ra trong lời bài hát.
    Nghỉ tết, Cường ?obon chen vào nghệ thuật đi buôn hoa tận Hải Phòng về bán chung với mấy thằng trong nhóm nhạc. Người nhớn nhăn mặt ca cẩm ?oChúng mày không tính đến hao tổn xe, tiền xăng. Rồi là hao phí sức khỏe?. Cứ tưởng dôi ra vài đồng bạc là lãi đấy hả? Mặc kệ, nhóm doanh nghiệp trẻ mặt cứ hơn hớn. Gặp đứa nào cũng thông báo: ?oRa mua cho tao nhé?. Chiều ba mươi tết, cả bọn còn tưới roi rói đứng đầy một góc chợ, gặp em nào xinh xinh đi qua còn tí toét cười nói, bán không để ý đến tiền nong. Một thằng mê mệt vì một máu tóc ngang lưng thướt tha đi qua, cầm một bó hoa to đùng chạy theo, lúc sau thở phù phù quay lại. Bảo: ?oSuýt nữa thì tao nói: Xin lỗi cô lừa tôi?. Tối, mấy cái mặt méo xệch quanh gần trăm bông hoa đơn đỏ ối đã nở toe toét. Cường nêu ý kiến: ?oChia ra mang về nhà?. Rồi lại hì hịu chia hoa, chia cả tiền. Mỗi thằng nhét túi một nắm tiền lẻ âm ẩm mùi chợ rồi tay ôm hoa, tay cầm lái chạy vèo vèo về nhà. Gần giao thừa, Cường xin bố mẹ đi chơi lôi cái xe địa hình bỏ xó đã lâu. Bố mẹ thắc mắc: ?oSao không đi xe máy?? đã thấy thằng con chổng mông vù một cái ra đường. Cường đi rất xa, vòng vèo mãi mới đến nhà lớp trưởng, mà cũng không vào, ngồi dựa xe bên lề đường nhìn lên cái ban công nhỏ bọc kính mờ. Thấy cái bóng nhỏ nhỏ loay hoay, cửa sổ xịch mở để mùi hương trầm thơm nao nức bay ra. Cường ngồi đấy, lôi bao thuốc bẹp dúm lấy trộm của bố từ sáng ra, châm rồi lại dụi. Giao thừa yên ả, chỉ rộn lên mấy loạt pháo hoa sáng bừng cả trời. Hơn một giờ đnè trên ban công tắt phụt, Cường thở ra rất mạnh, lầm lũi đạp xe về, trong lòng thấy cảm giác gì khó tả, như có cái hạt nứt vỏ, nảy mầm ở đâu đó, mà đau đớn toàn thân. Sớm mai, nó ôm điện thoại ?onấu cháo với thằng bạn?, mày biết tao cảm thấy thế nào không. Giống năm ngoái cây mít trường mình có một quả, tao biết là không được hái, nhưng tao vẫn rình. Ngày nào đi qua cũng thấy nó thơm thơm, cũng để ý xem nó to lên chừng nào. Một hôm đi học, tự dưng không thấy đâu nữa, chắc chú Nguyên hái rồi, tự dưng thấy mất mát một cái gì đó khủng khiếp, chứ chẳng phải là một quả mít.
    Sau tết, quanh trường hoa dâu da nở đầy, ngòn ngọt như mùi chè đâuk đỏ một nghìn một cốc. Hoa bám đầy tóc bọn con gái, đứa nào điệu đàng lấy tay rón rén gỡ là y như mấy thằng con trai im phăng phắc, nhìn say đắm. Lớp trưởng cắt phụt tóc, như một thằng con trai xớn xác, càng nhỏ bé trong bộ đồng phục rộng lùng thùng. Bọn người mẫu ôm ghì lấy gọi tha thiết ?oTrông như anh Hằng ấy nhỉ? Anh Hằng ơi, anh Hằng ơi?. Bọn này bây giờ còn sáng tác ra phong các rất Tây, lúc nào hứng lên có thể ôm nhau hôm chùn chụt lên má. Má lớp trưởng bớt xanh vì những mệt son môi lờ mờ. Đã rạm rịt chuyện nộp hồ sơ vào trường nào. Mấy đứa người mẫu ríu rít: ?oViệt Nam Airlines hay Pacific??. Lớp trưởng lần đầu nói oang oang giữa lớp ?oTao muốn thành nhà phiên dịch sách. Bọn mày không hiểu cảm giác của tao khi nghe mấy bài hát tiếng Hoa lời hay kinh khủng mà cịh ra cũng chẳng thể nào diễn tả nổi?. Đứa nào hóng hớt: ?oƠ thằng Cường định thi Học Viện Hành Chính Quốc Gia còn xếp làm phiên dịch cho nó?. Lớp trưởng hơi rớm nước mắt, cúi nhoài người ra cửa sổ, những lá bàng xanh bắt đầu xòe ra ve vẩy nhưng những cái tai của con chó nhỏ múp míp dễ thương.
    Cường bùng mấy tiết, không phải để xuống phòng y tế mà là để chuồn ra ngoài bằng cái thang chú Nguyên vô ý để cạnh bờ tường. Quán trà đối diện trường vắng hoe, hai thằng ngồi nhâm nhi e dè mãi ly trà đá mát lạnh, dặn nhau: ?oTao còn bảy nghìn thôi đấy. Mày trả tiền thuốc nhé?. Rồi bàn bạc chiến lược ?ođánh nhanh thắng nhanh nhé, có mấy tháng thôi?. Thằng bạn tò mò ?oY-R-M-L thật à??. Cường đỏ dừ mặt, đúng lúc thầy hiệu phó bước vào, hai thằng ngồi thụp xuống sau thùng loa, nghe tiếng thầy hiệu phó sang sảng hỏi chủ quán từ sáng có đứa học trò nào vào đây không. Hú vía!
    Cường mang patin đến lớp, giờ nghỉ ngó trước ngó sau rồi trượt vù vù qua hành lang, gửi những cái thư có địa chỉ đích danh lớp trưởng. Lớp trưởng thôi dám ra cửa sổ, chui tọt giữa đám đông người mẫu cao lớn điệu đà, mặt phơn phớt hồng vì ngượng, lẫn sợ hãi. Một người mẫu âm mưu với Cường: ?oMày khao chè đi, hôm nào nó mệt tao sẽ gọi cho mày xuống phong y tế thăm nó?. Âm mưu chưa được thực hiện thì một giờ nghỉ, Cường dang lao vùn vụt qua hành lang bỗng đâm sầm vào thầy hiệu phó. Thầy ngã, trò ngã. Thầy ngơ ngát không chịu hiểu ra sao, trò tuyệt vọng đến mức không buồn đứng lên. Tội lần này cực kỳ to rồi đấy. Cả khối xôn xao, đình chỉ một tuần nhé, nhưng không đưa sáng thứ hai vì sợ đàn em lớp dưới bắt chước theo. Hôm mời phụ huynh, Cường đến trước, quần bò áo xanh sơ mi kẻ đi nghênh ngang dọc hành lang, nổi như cồn giữa một rừng quần xanh áo trắng nhợt nhạt. Cái thư gửi lần này có nội dung rất khủng bố: ?oHẹn gặp lúc tan trường để nói chuyện dứt khoát?. Chú Nguyên hấp tấp chạy theo xanh mặt vì đã để một thằng không mặt đồng phục lọt vào. Lúc ra khỏi trường Cường thấy lớp trưởng đứng nép ở cửa sổ trên gác, tóc xù lên như một con sẻ gầy, không, giống một con két trắng với cái mào dựng lên sau gáy hơn. Tan học, Cường đứng phục ở cổng. Lớp trưởng cuống quýt bảo người mẫu ?oMày dứt xe ra cổng cho tao. Chờ ở đầu đường nhé?. Rồi lén lút vòng cổng sau nhu đi hoạt động bí mật. Người mẫu dắt xe, bắt gặp cái nhìn não lòng của Cường, cười cười: ?oHỏng rồi ông ơi. Nó sợ, ai bảo ông căng thẳng quá?. Cường đứng đợi đến khi ca chiều vào học, cổng trường vắng hoe. Nó di đầu mẩu thuốc lá dưới chân 5 lần, đếm kỹ để còn ghi vào bảng kiểm điểm lần sau. Rồi tức tối nhìn lên cái đồng hồ cao không bao giờ chạy, bộ quần áo kẻng đinh đầy vôi tường mà không biết. Hoa bằng lăng, phuợng vĩ và hoàng diệp đã lác đác xung quanh, như cái mũ rậm rì lá, le lói mấy đốm hoa nhỏ mà thơm phảng phất.
    Sát gìơ thi tốt nghiệp, học sinh đứng chen chân trước mỗi cửa phòng. Cường chạy sầm sập cả mấy dãy, mãi mới tìm thấy lớp trưởng lọt thỏm giữa đám đông. Hất hàm, nó nói trống không: ?oXòe tay ra? rồi thả vào bàn tay bé nhỏ mấy cái kẹo bẹp dúm dó, lại co giò chạy mất, vì chuông đã le le reo rồi. Người mẫu cười hi hí: ?oSao kẹo bẹp thế, chắc là bị bó trong túi quần rồi, chắc là chịu một lực năng 650N rồi?. Lớp trưởng cười, có thể là hơi xao xuyến. Những cái kẹo đã hơi chảy nước, nóng ran lên trong tay. Chắclà sẽ rất ngọt, sẽ rất ngọt, sẽ rất dính răng và làm cái răng sâu đau tê tê. Như cái hạt bắt đầu nứt vỏ, nảy mầm đâu đó mà đau tê tái toàn thân,
    Ngày cuối, liên hoan hai lớp ở nhà người mẫu. Gọi là hai lớp cho oai nhưng chỉ loe hoe mấy đứa tích cực văn nghệ văng gừng, tụ hợp làm một bữa cho hết tiền bồi dưỡng hát hò cuối năm. Đang tá lả uống nước lọc căng phè bụng, chợt đứa nào reo lên nhưng bị người mẫu nhanh tay bịt miệng. Giữa cái vườn nho nhỏ ngan ngát hương, Cường đang cúi người, nói gì với lớp trưởng, mặt xanh mét, tóc tơ rủ mượt trên trán. Một đứa nói rất hăng, một đứa lắc đầu nguây nguẩy. Rồi đột ngột, Cường cầm lấy tay lớp trưởng, mới đầu còn cố vùng ra nhưng không nổi. Bọn trong nhà xuýt rú lên. Có đứa trợn mắt có đứa say sưa như người trong cuộc, bảo đúng kiểu phim Hàn Quốc nhé. Người mẫu nhỏ nước mắt sung sướng ngây ngất, cứ lầm bầm câu gì không rõ. Cường đứng thế rất lấu, không nhớ gì cả. Còn cái mầm ở đâu đó trong tim bắt đầu xòe ra mắt lá đầu tiên, bé tí teo, ngơ ngát nhưng mà hân hoan.
    Rồi mùa cũng qua đi. Trên con đường Hai Bà Trưng dòng người bận rộn vẫn mải miết trôi. Ngôi trường với hành lang dài như những toa tàu mầu vàng ấm áp ngoằn ngoèo trong vòng sắc sắc màu của diệp, bằng lăng với phượng vĩ sặc sỡ xung quanh. Có màu của mong nhớ, màu của khát khao những ngày thân ái đã qua? Trong dòng người cứ trôi qua ấy, ít ra cũng có hai kẻ hay nhìn lên cửa sổ màu xanh ở những toa tàu, ngẩn ngơ và nhớ, ừ, rất nhớ. Bây giờ con tàu ấy đã đi về phương nào?
    C.T.H
    honghoavi
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cuối con đường
    Khoảng sáu giờ, mưa bắt đầu nặng hạt hơn. Bầu trời hồng lên, sóng sánh như màu rượu anh đào. Và lạnh. Hơi lạnh âm ẩm len qua những khe cửa sổ, buôn buốt trong ngực. Quỳnh đến, bóp còi xe inh ỏi dưới đường. Mẹ hơi nhăn mặt: ?oLại con Quỳnh à??. Tôi lợt quẹt đi dép xuống, thấy con nhỏ bạo thật, dám chơi hẳn bộ đò jeans trắng đi trê những con ngõ lép nhép bùn bẩn. Nó gạt chân chống xe, thủng thẳng: ?oTao vừa gặp em Nhã Anh của mày trên đường Hồ. Đi một mình, trông khá đẹp mắt đấy?. Tôi thở hắt ra, buột mồm: ?oThằng khỉ thế mà chiều nay nó dám bảo tao là chiều nay nó không có xe?, rồi ngừng một lúc, không than vãn, cũng không hẳn là cương quyết, tôi trầm giọng: ?oTao sắp bỏ nó rồi!?. Quỳnh cười khẩy: ?oLý do??. Tôi buông thõng: ?oMệt!? rồi leo lên xe ngồi, ôm riết lấy vai nó, kêu lên âm âm trong cổ: ?oQuỳnh ơi! Sao tao mệt và cô đơn quá?. Quỳnh im lặng, chắc nó nghe quen rồi cái giai điệu này. Bạn bè cùng lớp nhìn vào, ít đứa hiểu vì sao tôi với Quỳnh có thể thân nhau được. Quỳnh xinh đẹp nhưng kỹ tính, từ ngày chia tay với Quân, hai năm trời nó sống như tu sĩ, chịu đựng và kiên trì chờ đợi. Còn tôi là hình ảnh ngược lại, hời hợt cẩu thả, nổi tiếng vì những trò đùa cợt tai ác. Bọn con trai chia năm mươi hai đứa trong lớp quản lý ngót ngét gần trăm người này thành ba loại: loại dễ dãi, loại khó ưa và loại không thể cưa đổ. Quỳnh thuộc tuýp giữa, chỉ có mình tôi độc chiếm loại thứ ba. Tôi đã từng tuyên bố: ?oTrân thích ai thì sẽ tự chài người đấy. Còn đừng ai có hy vọng của Trân?. Nhưng đằng sau lưng những trò chơi có tiếng vỗ tay tán thưởng của bạn bè ấy, đôi khi tôi vẫn cảm thấy chán nản. Và mệt mỏi. Mọi chuyện giống như khi ta đi trên một con đường dài, không thể quay lại, nhưng cũng không muốn nghỉ chân. Tôi không thích mới đi được một phần ba quãng đường, người ta đã dân hoa hồng cho mình. Quỳnh hỏi: ?oMày chán em Nhã Anh thật à??, có vẻ như hỏi chê trách. Tôi đẩy vai nó, cố dài giọng: ?oÔi dào! Mày cứ lo bò trắng răng. Xưa nay chỉ có con trai bỏ con gái là nhiều, chứ có mấy đứa con gái biết nghệ thuật đá như tao đây?.
    Muộn muộn, thấy tiếng Nhã Anh gọi dưới nhà, mẹ được dịp nhăn mặt lần nữa: ?oMày ít bạn bè thôi?. Tôi mở cửa rồi mới thấy lạnh, định vào lấy áo khoát rồi lại thôi. Và chua chát hơn, nhận ra dạo này, trướcmặt Nhã Anh mình không còn cầu kì như trước nữa. Nhã Anh nhìn tôi dò hỏi ấp úp: ?oQuỳnh có qua đây không??, à tôi thấy nó bắt đầu cái kiểu thanh minh gượng gạo, bắt đầu có những lý do, mà nhiều khi những lý do chính đáng quá lại làm cho người ta dễ nghi ngờ. ?oHiểu rồi, còn chuyện gì nữa không? Thôi. Nhã Anh về đi, Trân buồn ngủ lắm?. Rồi quay đi. Nhã Anh túm tay tôi lại: ?oTrân sao thế??. Tôi gạt phắt ra, thấy nó sững sờ, lại ân hận là mình hơi phũ phàng, nhưng cũng không kịp sữa nữa, đành buông thõng như nói với Quỳnh lúc nãy: ?oTrân mệt?. Nhã Anh hạ giọng: ?oTrân mệt cả trong chuyện tình cảm??. Tôi nhìn nó, thấy những nét thanh tú trên gương mặt mà mình dã từng cho là đẹp kia sao bây giờ ngây ngô và trẻ con quá, rồi không chịu nổi nữa, tôi đi lên nhà. Mẹ chắc đã nhìn thấy cái kiểu phóng xe vùng vằng của Nhã Anh, cao giọng: ?oSao chúng mày cứ cãi nhau thế hả? Bạn bè??. Tôi ?oxời? một tiếng, kéo chăn trùm kín đầu, mà hoàn toàn không ngờ là mình có thể suc sịt khóc được.
    Tôi quen Nhã Anh ở một lớp khiêu vũ buồn tẻ. Bà giáo già với đôi chân không còn linh hoạt nữa luôn miệng kêu ca về khả năng thẩm âm và những bước nhảy lât bật như bổ củi của tôi và nó. Khoảng mười tám người, một tuần ba lần gặp nhau ở cái sàn gỗ ấy, đi qua đi lại theo điệu Tango phát ra từ chiếc casstte rè rè cũ kĩ. Phần lớn đã đi làm, số còn lại sinh viên, chưa hẳn đã từng trải nhưng cũng có nét già nua và mệt mỏi, đứng cặp đôi với nhai gượng gạo và lịch sự. Tôi nhận mình có vẻ cao giá giữa đám học viên nữ rụt rè và ế ẩm, máu hiếu thắng lại bắt đầu ngo ngoe trỗi dậy. Những buổi tập trời mưa âm ẩm, tôi đến muộn, đầu nghiên nghiêng nhí nhảnh, hay mặc jeans xanh với áo pull đen viền trắng, trông ngây thơ lắm. Nhã Anh cao lớn, đẹp trai nhưng mắt hơi nhỏ và dài, cứ khăng khăng không tin là tôi lớn hơn nó hai tuổi. Tôi kể với Quỳnh, hai đứa cười khúc khích: ?oHay đấy! Thử đùa với bọn trẻ xem sao?. Lần đầu tiên nhảy Boston, Nhã Anh run run lúc cầm tay tôi, tôi cười khẩy, nghĩ tên này chắc còn baby lắm đây. Một cái nắm tay với tôi, lúc ấy không phải là nhiều, nhưng tôi vẫn giằn dỗi giật tay lại. Rồi lại để cho nó nắm lấy, lóng ngóng, vung về. Đến gần hết nhạc, tôi mới ngước mắt lên, rồi nhè nhẹ rụt tay về, vẻ như bỡ ngỡ. Thế mà Nhã Anh yêu tôi vì cái kiểu ngây thơ vờ vĩnh ấy. Với nó, đây là tình yêu đầu. Còn tôi, dạo đó mệt mỏi và chán ngán nên bắt đầu thấy vui vui với cái trò chở nó đi vong vòng, gựp đứa bạn nào cũng toét miệng ra giới thiệu: ?oEm tao?, mặc cho nó khổ sở vì cái khoảng cách hai năm kia. Quỳnh đe: ?oCoi chứng!?. Tôi bĩu môi: ?oTao thèm với cái loại vắt mũi chưa sạch ấy. Và hai đứa lại khúc khích cười, lại nhấm náhy gọi nó một cách giễu cợt là: ?oEm Nhã Anh?.
    Mẹ hỏi: ?oSao dạo này không thấy thằng Phương đến chơi??, rồi hình tôi dò xét: ?oHay là có chuyện gì??. Tôi vặn nhạc ầm lên, lúng búng câu trả lời trong miệng, chợt thấy rã rời. Sau từng ấy thời gian, hóa ra tôi vẫn chưa quên được, khi trong vítôi còn để tấm thiệp của anh, khi mỗi tối đi ngủ tôi đều ôm con thỏ bông của anh tặng. Nhưng cảm giác cũng không còn xót xa như trước, mà chỉ còn là nỗi nhó trống rỗng, chắc là vì tôi đã bão hòa quá nhiều rồi. Chờ đợi nhiều quá, hy vọng rồi thất vọng nhiều quá, không ngờ bây giờ tôi quên nhẹ nhõm đến vậy, nhưng không phải là không có lúc day dứt. Mẹ bảo: ?oThằng Phương hơi nhỏ người, nhưng tính nó được đấy chứ??. Tôi thở dài, nghĩ ngợi đến lúc mẹ khen được ai, thì con đã để người ta đi mất rồi còn đâu. Những cái gì mà ngày xưa chúng tôi tưởng là không gì có thể phai mờ được thời gian và xa cách đang phủ bụi lên nó đây. Rồi biết đâu, tình cảm mà hôm nay tôi với Nhã Anh cho rằng quan trọng thì ngày mai cũng chỉ là một trò chơi con trẻ, giản đơn và bồng bột thế thôi.
    Nhã Anh chặn tôi giữa phố, khổ sở: ?oThì Trân cũng phải cho Nhã Anh biết lý do chứ??. Giọng nó van lơn như giọng Phương của một năm về trước, khi anh kêu lên: ?oTrân ơi! Em đừng khóc nữa, em cứ khóc thế này anh không đi nổi đâu!?. Tôi chùng lòng xuống một thoáng, dịu giọng: ?oThôi đi uống café?. Nhã Anh ngồi im. Chắc nó buồn. Và tôi cũng buồn. Không phải tôi hoàn toàn vô cảm trước nó. Tôi thương Nhã Anh như thương mình một năm về trước, cũng dằn vặt khổ sở, tự hỏi mình đã có lỗi gì để người kia ra đi. Nhưng tôi sợ, sợ mất tự do, sợ lại khắp phải kiểm soát, nghi ngờ, lại nghe những lý do, rồi lại đau khỏ. Yêu nghĩa là ngoài chuyện yêu ra còn phải hờn giận, ghen tuông, rồi chờ đợi? mà tôi thì mệt lắm rồi. Đây cũng có thể là lý do: ?oTrân nói thế. Nhã Anh có hiểu không??. Nhã Anh lắc đầu, ngại ngần nắm lấy tay tôi. Tôi cúi xuống, nhìn tay mình trắng xanh nhỏ bé lọt thỏm trong tay nó. Lại nhớ một lần nó cũng giữ tay tôi thế này, và hồ hởi kêu lên: ?oDù thế nào đi nữa, giao thừa cũng phải đi với nhau nhé!?. Nhưng giao thừa năm ấy tôi ngị mưa, ngại rét, ngại những kỷ niệm về Phương nên nằm bẹp ở nhà. Có thể vì thế mà bây giờ hai đứa xa nhau. Gần một năm. Gần một năm của cái nắm tay bối rối, của một vòng tay choàng hờ ngang eo trong khi khiêu vũ. Chẳng có gì hơn và cũng chẳng thể. Gần một năm. Nó còn trẻ con lắm, rồi nó sẽ quên thôi.
    Mẹ cao giọng: ?oCon gái là phải? Chứ cứ đùng đùng đoàng đoàng như mày, rồi thì ế thôi, con ạ!?. Tôi ngồi dựa lưng vào tường, tự hỏi sao ngày xưa bố mẹ lại lấy nhau, rồi liệu có phải vì mệt mỏi không mà lại xa nhau. Quỳnh lên tận nhà ân cần: ?oMày ốm à??. Tôi vùi mặt vào tóc nó, nhưng không khóc được, chỉ thấy xa xôi và trống rỗng, than van: ?oSao mới yêu một mà đã thấy như yêu cả đời thế này, Quỳnh??. Rồi cầm lược lên chảy đầu, thấy mình già nua đi nhiều. Khốn nạ, hai mươi tuổi mà đã thấy mình già nua, không hiểu bao lâu nữa thì thấy mình như đã chế rồi. Quỳnh hỏi: ?oDạo này mày có gặp em Nhã Anh không??. Hôm qua nó vừa đến. Chững chạc hơn và tự tin hơn. Hẳn nó cũng mệt mỏi vì phải chạy đuổi nhiều quá rồi, nên bây giờ nó dừng lại, thử nhìn lại cái bọn con gái tầm tuổi nó. Và thử yêu, và nghi ngờ, và hạnh phúc. ?oEm Nhã Anh bảo tao dù thế nào đi chăng nữa, sao này tao cũng phải làm mẹ đỡ đầu cho con nó?. Quỳnh phì cười: ?oSớm thế? Sao ngày xưa nó không nghĩ đến chuyện lấy mày nhỉ??. Tôi bật cười. Và lơ mơ, tôi nghĩ đến đám cưới mình sau này. Chồng tôi, chắc sẽ không phải là Nhã Anh, mà lại càng không phải là Phương. Mà có thể là A hay Z gì đó, một người không cao lớn, không đẹp trai, không tài năng, nhưng là một người tốt. Rồi những đứa con sẽ ra đời, sẽ gọi Nhã Anh là cậu Nhã Anh, sẽ gọi Phương là bác Phương. Rồi một ngày chúng nó sẽ lớn, sẽ đi trên một con đường riêng của mỗi đứa. Và cầu mong rằng sẽ không có đứa nào phải mệt mỏi quay đầu lại hỏi: ?oCuối con đường kia có cái gì, mà cứ bắt tôi phải đi mãi thế này?????.
    Cuối con đường kia là quả chín dành cho mỗi người. Tôi không mệt mỏi dừng lại đây. Nhưng rồi tôi sẽ phải đứng lên, đi tiếp.
    C.T.H
    honghoavi
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đinh Thu Hương
    ? Đã nói về minh, tôi không biết bắt đầu như thế nào, và nói những gì. Tôi cũng như những người xung quanh biết yêu, biết ghét, và biết say mê một thứ gì đó. Người ta thường có những lựa chọn khác nhau và cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình. Còn tôi, tôi đã chọn văn chương như một cách để trút bỏ lòng mình (hay là văn chương đã chọn tôi?!). Dẫu không dám nghĩ, không dám tin là mình sẽ đạt được ?ogì đó? song lại tin tưởng và chắc chắn rằng mình đã sống chết với điều đã lựa chọn.
    ?oDịu? và ?oĐêm không mùa? là một trong số những hiện thực cuộc sống xảy ra hằng ngày hằng giờ xung quanh tôi. Tôi đã chú ý trong từng phút giây, suy nghĩ, và từng câu chữ thể hiện lên, rồi viết một cách dễ dàng mà không gặp phải một khó khăn nào. Viết! Và sau đó nghiệm ra rằng: ?oThực tế cuộc sống đơn giản lắm, chỉ cần cố gắng thì chuyện gì cũng có thể làm được??
    honghoavi
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Dịu.
    Nghe tên thì tưởng hiền lành nhưng gặp rồi mới biết không phải như vậy. Dịu không thuộc loại ?osắc nước hương trời? nhưng cũng không ở mức xấu. Miệng hơi rộng, mũi hếch, mắt dài và có đuôi song tóc lại đen và thẳng. Nhìn Dịu ?ohay hay? hơn là đưa ra một lời nhận xét cụ thể nào.
    Thi đại học hai năm không đỗ, Dịu sinh ra phớt đời, hay ăn nói chỏng lỏng. Năm đầu trượt, Dịu tự an ủi: ?oHọc tài thi phận, năm sau làm lại?. Năm thứ hai trượt, Dịu thở dài: ?oSố mình không học cao?. (!) Cả hai năm đều thiếu vừa đủ một điểm, mọi người xung quanh suýt xoa tiếc rẻ: ?oGiá nó cố chút nữa??. Dịu nhếch mép cười. Một điểm thừa sức quyết định số phận nhiều người, không riêng gì Dịu.
    Hiền - chị Dịu, hiền đúng như cái tên bảo em: ?oThôi năm sau cố mà thi lại?. Dịu trừng mắt: ?oBà không phải xách mé tôi, nhá!?. Rồi Dịu bỏ đi, mái tóc mới cắt ngắn xù lên như lông chim sẻ. Mẹ nhìn theo nheo, mắt ngân ngấn nước thở dài.
    Nhà có hai chị em gái, mỗi đứa một tính một nết, ra đường đố ai đoán được đâu là chị đâu là em. Ngày còn bé, bố hay đùa, trêu Dịu là ?ocon hổ đội lốt con mèo?. Bây giờ có nói câu ấy, Dịu không còn cười nữa mà dài giọng: ?oPhải? con là con mèo thành tinh rồi?. Dịu như biến thành một người khác, cả nhà ai cũng ngại. Hàng xóm có hỏi thăm, Dịu nhìn, ánh mắt đầy vẻ khó chịu, sau nhấm nhẳng nói với mẹ: ?oTừ nay mẹ đừng trò chuyện với hạng người ấy nữa, lúc nào cũng chỉ tìm cách soi mói vào chuyện nhà người khác??. Mẹ tròn mắt, không hiểu Dịu đang nói thật hay nói đùa.
    Thi trượt như thế là thành ở nhà. Ban ngày nằm dài trong phòng, hết đọc sách đến xem phim. Tối đến lại xách xe ra khỏi nhà, đi loanh quanh một hai vòng qua những phố trước đay thường hay qua rồi về, cứ ở trong nhà mãi cũng cuồng chân không chịu được.
    Chị Hiền lấy chồng rồi nhưng vẫn hay về qua nhà, mỗi lần về lại nhét vào tay Dịu một ít tiền. Năm phút trước Dịu cau có: ?oTôi chẳng cần bà bố thí như vậy?. Năm phút sau chị Hiền về, Dịu dắt tập tiền vào túi, dắt xe ra đi. Bố mẹ có hỏi thì gắt gỏng: ?oCon không làm gì xấu là được?. Không khí trong nhà nặng như đá đeo.
    Long đến tìm Dịu, Dịu đuổi: ?oÔng về đi. Tôi chẳng muốn gặp ai cả?. Long ngồi im, mãi sau mới hỏi được một câu: ?oDịu định thế nào? Cứ như thế này mãi sao??. Dịu cũng lặng thinh, cắn môi suýt chảy máu. Long đang đụng đến điều mà Dịu không dám nghĩ tới. Kiêu hãnh và tự ti như Dịu tưởng không bao giờ biết thất bại, vậy mà? thực tế lại quá phũ phàng. Dịu quát lớn: ?oÔng về đi! Ông mà lải nhải gì nữa tôi đánh đấy?. Long không chịu về, có lẽ Dịu dám đánh thật! Ngày xưa đi học Dịu đã từng đánh nhau với một thằng con trai đến chảy máu mũi chỉ vì tranh nhau một chỗ ngồi. Giờ chắc cũng chẳng nói đùa. Long thất thểu ra về, vẫn không tin Dịu thay đổi đến vậy! Long về rồi Dịu lại xách xe ra đi. Lao xe ầm ầm trên đường như một con điên, Dịu cảm tưởng như nước mắt sắp trào ra trên mặt. Long vẫn là Long của ngày xưa, hiền lành và luôn quan tâm đến người khác. Long học Sư Phạm, ra trường chắc sẽ có tương lai. Còn Dịu, tay trắng đến giờ vẫn tay trắng (!)? Có tiếng đàn bà lóe xóe đuổi theo sau lưng Dịu: ?oĐồ giặc cái? đâm đầu vào ôtô cho chết cha chúng mày đi!?. Phanh xe rít lên ken két trên mặt đường, Dịu chống chân quay lại nhìn. Mụ kia đang vung tay chỉ trỏ với mấy người đứng quanh. Dịu toan xuống xe nhưng nghĩ sao lại thôi, tay xiết chặt côn, chiếc xe nhả khói nồng nặc rồi chồm lên, lao về phía trước. Dịu lầu bầu trong miệng: ?oMột ngày toàn gặp quỷ??(!).
    ?oBố không biết con định làm gì nhưng bố muốn con nghĩ lại. Bố mẹ luôn mong muốn cho con học hành đến nơi đến chốn? mẹ con cả đời làm giáo viên như thế??. Bố chưa nói hết câu. Dịu đã đứng lên: ?o? ?o Con công an thì láo con nhà giáo thì dốt?, bố không biết à?? Cánh tay bố vung lên, Dịu ôm má, đôi mắt dài có đuôi long lanh như mắt mèo giữa đêm tối. Mâm cơm trở nên lạnh ngắt nặng nề. Đêm ấy, Dịu xách xe đến nhà bạn ngủ, sáng hôm sau mới thèm vè. Sau hôm đó trong nhà lặng hẳn đi. Bữa cơm không bao giờ đủ ba người, mắt mẹ lúc nào cũng ầng ậc nước.
    (còn tiếp)
    honghoavi
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Dịu (tt)
    Chị Hiền ôm con về nhà, mắt sưng húp. Rõ ràng chị bắt được quả tang ?ohai năm rõ mười? anh Tấn, chồng chị đang hú hí với ?obồ? ngay trong giờ làm việc mà không làm gì được. Về nhà, anh Tấn còn gây chuyện, thế là thành cãi cọ. Mấy chị làm việc cùng phòng được dịp phát loa, mày hiền quá đấy mà? Phải tao, tao làm cho một trận tanh bành rồi muốn ra sao thì ra??. Mẹ ôm thằng cu Kin vào lòng, an ủi: ?oTốt xấu nó cũng là chồng mình, con cứ từ từ hẳn tính?. Dịu giằng thằng bé tay mẹ, phát vào mông nó một cái đét: ?o??Từ từ? của mẹ là lúc ông ấy đuổi mẹ con thằng Kin ra khỏi nhà à??. Thằng bé toa toét ra cười, Dịu ôm nó nựng nựng: ?oMày muốn dì cho ?ocon kia? một lọ axit không hả Kin??. Chị Hiền hốt hoảng, mặt cắt không còn hạt máu nào, lắp bắp: ?oMày? mày? định làm gì hả Dịu??. Dịu trả cu Kin về cho mẹ, cười, tôi rỗi hơi đi đánh ghen hộ bà chắc? Tôi đùa đấy? Bà tưởng nói thế đã cuống hết cả lên? Thảo nào chồng nó đi với con khác là phải? Cố véo thằng bé thêm một cái Dịu mới bỏ đi. Sau lưng, chị Hiền khóc rấm rứt, thằng bé cũng ré lên vì đau. Mẹ lại thở dài.
    Long gọi điện đến cho Dịu, giọng khẩn khoản: ?oChiều nay tôi có ca dạy ở làng trẻ mồ côi nhưng mẹ tôi nằm viện. Dịu giúp tôi được không??. ?Mấy giờ??. Long mừng rỡ: ?oBốn đến sáu giờ?. Giọng Dịu chua loét: ?oÔng đừng có mà hí hửng như vậy. Tôi học hành còn chẳng đâu vào đâu nữa là dạy cho người khác??. Dịu cúp máy cái ?ocạch? mặc cho Long ở đầu kia í ới ?oDịu? Dịu??
    Dịu biết Long tham gia làm công tác xã hội từ hồi còn học lớp mười một. Cũng đôi ba lần Dịu đi cùng với Long nhưg từ khi trượt đại học thì Dịu ở nhà hẳn. Mấy lần Long nài nỉ Dịu song Dịu từ chối. Ý nghĩ mình là kẻ thất bại vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí Dịu, và chính nó làm Dịu trở nên cách xa với mọi người.
    Dịu đưa tay nhìn đồng hồ. Bốn giờ kém mười lăm phút. Dịu đi đi lại lại trong phòng rồi tần ngần nhìn lại mình qua gương. Mái tóc chia sẻ đã dài hơn một chút, miệng vẫn hơi rộng, mũi xếch, mắt vẫn dài nhưng buồn, không còn vẻ quái quái? của ngày nào. Dịu thở dài ngồi thêm một lúc nữa rồi quyết định khoác túi, dắt xe ra đi.
    Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Anh Tấn đến xin lỗi bố mẹ, xin lỗi chị Hiền và xin đón mẹ con thằng Kin về nhà. Bố không nói gì, mãi sau mới trầm ngâm: ?oĐể chuyện như thế này xảy ra lần nữa thì không ra gì đâu đấy nhé??. Anh tuấn lặng thinh, cúi đầu vẻ chịu lỗi. Thằng cu Kin quấn dì không chịu theo mẹ. Dịu tát yêu vào má cháu, cười cười: ?oCu Kin về với mẹ nào, lần sao mẹ bế về đây lần nữa, dì đi mua hộ cho mày lọ axit nhé??. Anh Tấn sượng sùng, mặt đỏ bừng cúi đầu nhìn xuống đất. Mẹ quay sang nhăn mặt khổ sở: ?oBao giờ thì con mới thôi ăn nói kiểu ấy hả Dịu??. Dịu so vai, không trả lời.
    Trước khi về, chị Hiền lại dúi vào tay Dịu một xấp tiền. ?oBà cứ đưa như thế này không sợ tôi đi ?ohít? à??. Chị Hiền lắc đầu: ?oKhông ! Chị tin em?. Dịu cười kiểu de dọa: ?oSau này bà đừng hối hận nhé!?. Thằng Kin chẳng hiểu gì, vẫn toe toét ra cười. ?oBố vẫn cho em cơ hội học tiếp? nghe lời chị đi Dịu??. Giọng chị Hiền gần như van nài. Dịu im lặng một lúc, thấy mắt mình cay cay song vẫn cố giữ giọng tưng tửng: ?oThôi, bà về đi! Cố mà học cách giữ chồng? Chuyện của tôi, tôi tự lo??. Nói xong câu đó, trong lòng Dịu thấy trĩu nặng nỗi buồn.
    Long hỏi: ?oDịu còn nhớ Hùng lớp mình ngày xưa không??. Dịu nhíu mày: ?oCó phải Hùng ?odô?, bỏ học hồi lớp mười không?? Long gật đầu, giọng trầm hẳn xuống: ?oNó ở với bà nội sau khi bố mẹ nó ly dị nhau. Hai bà cháu nương tựa vào nhau mà sống. Nó đã định bỏ học từ lâu nhưng bà nó không cho. Bà nó mất thì nó bỏ học hẳn??. Dịu cắt ngang lời Long, nôn nóng: ?oSao chuyện áy ngày xưa tôi không biết nhỉ? Mà Hùng bây giờ thế nào rồi??. Long khẽ lắc đầu: ?o Không chỉ mình Dịu không biết đâu, nhiều đứa lớp mình cũng không biết chuyện đó? khong phải trách nhau vô tâm, nhưng ngày ấy? nhiều người vô tình lắm (!). Với lại trách nhau mà làm gì, hồi ấy bọn mình còn trẻ con mà! Hùng bây giờ? làm ông chủ rồi. Hắn theo một gã đi học sửa xe máy một thời gian, rồi vừa học vừa làm, có vốn kha khá thì mở hiệu riêng. Nhìn hắn cũng ra dáng lắm rồi??. Dịu chợt nhìn Long chăm chăm: ?oÔng nói chuyền về Hùng với tôi làm gì? Có phải? ông đang giễu cợt tôi hay so sánh tôi đấy à??. Giọng Long khe khẽ: ?oDịu không thể? dịu dàng như cái tên hay sao? Ngày trước, Dịu đâu dễ nổi nóng như này? Tôi không có ý so sánh hay giễu cợt ai, tôi chỉ muốn nói với Dịu một câu mà tôi đọc được ở đâu đó rằng: ?oChính vì ngược gió, chứ không phải theo chiều gió mà những con diều bay lên cao?. Cứ mãi nhìn vào thất bại của mình thì sẽ sống thế nào? Dịu không thấy bọn trẻ ở làng, chúng còn bất hạnh hơn chúng ta nhiều mà chúng vẫn lạc quan, vẫn vươn lên đó sao??. Dịu lặng thinh, lúc lâu sau mới bảo: ?oVề thôi!? Ngày mai, Long qua làng trẻ đăng ký cho tôi dạy thêm một lớp nửa? Ở nhà nhiều, tôi thấy chán lắm!?. Khuôn mặt Long trở nên rạng rỡ một cách khó hiểu(!).
    Đêm ấy, lần đầu tiên sau khi thi trượt Dịu mang sách vở ra để lại lên bàn. Và Dịu khóc.
    Đ.T.H
    honghoavi

Chia sẻ trang này