1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn "Mùa thu trên ngón tay"

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi honghoavi, 14/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đêm không mùa
    Phan đốt thuốc, rít một hơi dài rồi đứng lặng ở ban công. Khuya, gió se sắt thổi ngang làm tàn lửa tóe lên đỏ rực, khói bay mờ mờ trong đêm như những mảnh sơn cắt vụn. Mấy ngày nay gió mùa, khẽ mưa khẽ nắng, khẽ nóng khẽ lạnh, thảo nào người nặng chình chịch, đầu ong ong như kim chích? dễ nổi nóng như một thằng điên.
    Mười một giờ. Con phố phía dưới không còn một bóng người qua lại, chỉ còn thứ áng sáng vàng vàng đục đục của dãy đèn cao áp chạy dài và tiếng lá rơi xào xạc. Đốt hết điếu thuốc, Phan quay vào định làm nốt cho xong bản thiết kế đang vẽ dở thì chuông điện thoại réo in ỏi. Lưỡng lự, nhăn nhó, rồi cũng phải nhấc lên, kèm theo tiếng thở dài ngao ngán. Bên kia, giọng Sâm nhừa nhựa lạc giữa tiếng nhạc ầm ù: ?o? Em xin lỗi? nhưng em cần an, Phan ạ? Em đang ở ?oSU?? anh đến nhé!? Sâm cúp máy luôn, không cần thiết Phan có đồng ý hay không. Anh giận dữ cúp máy xuống bàn, đã ngồi xuống và cầm bút chì lên tay song? không làm thế nào mà tập trung vào vẽ được, đành vất đó, lấy áo khoác và khép cửa ra đi.
    Sâm là gì của Phan nhỉ? Người yêu ?" không; là bạn ?" cũng không. Giữa hai người là một mối quan hệ không tên, mối quan hệ ấy bây giờ đã ?" đang tồn tại như vẫn có. Nếu bảo là Phan yêu Sâm thì không phải, bởi chả bao giờ Phan tỏ tình với Sâm hay âu yếm Sâm như nhưng kẻ yêu nhau thường làm. Còn bảo Phan với Sâm chỉ là bạn thì đơn giản quá! Và Phan lại không chấp nhận một điều đơn giản như vậy!?? Không phải người yêu, không phải bạn, vậy mà nửa đêm chỉ cần Sâm gọi một tiếng là Phan đi ngay kể cũng lạ(!).
    ?oSU? là chỗ Phan hay chở Sâm đến sau mỗi buổi chiều làm việc hay mỗi khi Sâm bảo ?oMình đi đâu đi anh Phan?. Cả hai người ngồi khuất trong một góc, xa hẳn sự ồn ào xung quanh và gặm nhấm công việc của nhau nhưng những kẻ vô công rỗi nghề thực thụ. Phan thích nhìn Sâm cười, nụ cười không có răng khểnh cũng chẳng có má lúm đồng tiền, chỉ có cái đuôi mắt kéo dài như một đường thẳng, ngồ ngộ. Còn Sâm, kêu thích nhìn Phan nổi cáu, bởi khi Phan cáu giận nhìn đỡ ?ođểu? hơn những lúc bình thường(!). Thật quá quắt! (Nhưng may là cũng chỉ mình Sâm nói thế, không thì?)
    Khi Phan bước vào, anh thấy Sâm dang ngồi bên ly rượu. Một cái chai rỗng không để trên bàn, còn chai kia đã vơi đi quá nữa. Thỉnh thoảng, Sâm cũng đi theo Phan uống rượu nhưng không phải nhiều như thế này và khuya như lúc này. Phan im lặng ngồi nhìn. Anh không có ý định lên tiếng ngăn cản Sâm uống tiếp vì Phan biết tính Sâm, đừng nói có thể cô sẽ dừng lại, nói vào? chắc anh phải ngồi đợi cô tới sáng.
    Mười hai giờ. Trong quán chỉ còn lại hai người. Phan bảo: ?oVề thôi! Anh sẽ đưa em về!?. Sâm đứng dậy ngoan ngoan theo Phan ra cửa. Anh cởi áo khoác choàng lên vai cô song khi định kéo tay Sâm về phía con đường nhà cô thì Sâm đứng sững lại, ôm mặt khóc nức nở. Chả bao giờ Phan thấy Sâm khóc, uống rượu rồi khóc thì lại càng không. Anh thấy lúng túng, vụng về đưa tay lau mặt cô.
    ?oEm không về đâu!? Cho em về nhà anh??.Sâm níu áo Phan quay trở ngược lại con đường. Tóc Sâm xõa xuống, dính bệt vào khuôn mặt trắng nhợt.?Em say à Sâm?? Có chuyện gì để mai hãy nói. Giờ anh đưa em về nhé!?. Sâm lắc đầu quầy quậy, thều thào: ?oVề đâu??. Phan vẫn nhẹ nhàng: ?oVề nhà em?. Đôi mắt Sâm mở to, nhìn Phan vô hồn: ?oEm làm gì có nhà mà về? Anh không tin em à??. Rồi cô lại khóc. Lần này thì Phan chịu thua. Chẳng biết là thua những giọt nước mắt hiếm hoi trên má Sâm hay thua những cảm xúc vừa cồn lên trong trái tim mình. Tự nhiên Phan thấy mắt mình xon xót. Anh dìu cô đi ngược về phía nhà mình.
    Phan lách cách khóa cửa rồi bảo Sâm: ?oEm ngủ đi! Anh phải làm xong bản vẽ này, sáng mai anh phải nộp rồi? Xong anh sẽ ngủ ở ghế.? Giọng Sâm trở nên khàn khàn sau ?otrận mưa rào? lúc nãy, từng tiếng từng tiếng lào khào phát ra một cách khó khăn xen giữa những tiếng nấc: ?oAnh? không? hỏi? chuyện? gì? à???. ?oKhông. Thôi, đi ngủ đi!?. ?oAnh? không giận em chứ??. ?oKhông. Nhưng anh hiểu? Thôi cố mà ngủ đi! Hỏi lắm quá!?. Câu cuối Phan vờ gắt gỏng rồi quay nhanh sang phía khác, anh không muốn Sâm thấy anh đóng kịch một cách ngượng nghịu thế này!? Sâm im lặng thật!
    Sâm nằm im. Cô không ngủ được dù đã tống gần hết hai chai rượu vào người. Những việc đã đi qua, dẫu cố không nghĩ đế nhưng cuối cùng chúng vẫn hiển hiện rõ lên trong đầu. ?oỪ! Cũng chẳng thể chối bỏ hay xóa sạch điều gì? Sự thật vẫn là sự thật mà ?(!)?. Sâm nghĩ như thế và lồm cồm bò dậy.
    ?oAnh làm xong chưa hả Phan??. Cô tìm thấy anh ngoài ban công, chiếc gạt tàn đã đầy ắp mẫu đầu lọc trong khi tách cà phê nhỏ vẫn đầy nguyên. Phan có thói quen hay uống cà phê đêm dẫu có lúc chẳng cần đến nó anh vẫn thức chong chong đến sáng. Nhà Phan không rộng nhưng ở một mình nên được toàn quyền sắp đặt mà không sợ ai khen trách hay phản đối. Sâm thích kiểu bài trí của Phan bởi nó mang lại cảm giác ấm áp, dễ chịu, không nực nội như những căn nhà tập thể khác và mê nhất là ?ochỗ uống cà phê đêm? ?" Cái góc nhìn xuống dưới đường. Dưới ấy, phía xa xa có một cây dâu da, mùa này nở hoa trắng muốt, gió đưa mùi hương ngòn ngọt ấy vào đến tận bàn làm việc. Lãng mạn và thú vị đến không ngờ!
    Sâm buồn buồn: ?o? Tối qua bố mẹ em cãi nhau một trận? có lẽ là lần cuối cùng? Sáng nay, bố đi. Mẹ cũng xách va li đi, trước khi đi chỉ nói một câu: ?oKhông bao giờ tao trở về cái nhà này.? Em cũng nghĩ thế thật? Em không sao, dù sao em cũng lớn rồi, nhưng còn Duy? nó nhỏ quá!? Em gởi nó về bà nội, không gặp mẹ, chắc nó sẽ bình yên hơ??. Sâm lặng thinh một lúc rồi thở dài: ?o?Lúc đó em suy sụp thật sự? Em xin lỗi!?. Phan lắc đầu: ?oCó gì mà cho với chả xin chứ? Em ngốc quá! Lần sau đừng như thế nữa nhé!?. Phan chỉ nói đến đó rồi lại đốt thuốc. Đốm lửa nhỏ chốc chốc lại lóe lên trong đêm, chập chờn, chập chờn, cháy bập bùng như những cảm xúc trong lòng anh lúc này. Nhưng biết nói thế nào với Sâm đây, anh không muốn Sâm hiểu nhầm là anh thương hại cô, lại càng không muốn cô nghĩ khác về anh như vẫn nghĩ. A, mà Sâm thường nghĩ về anh như thế nào, anh cũng đâu có biết, chỉ toàn nhìn thái độ của cô rồi đoán mò vậy thôi!
    Nghĩ đó, Phan lại ngồi im. Mãi đến khi cái tàn lửa cháy sát vào ngón tay nóng rực, cũng là khi Sâm cất tiếng hỏi một câu anh mới giật mình. ?oSau chuyện này anh có khinh thường em không Phan??. ?oEm nói lảm nhảm gì vậy?? Hóa ra em nghĩ anh ?olìu tìu? như vậy sao??. Anh toan vờ xị mặt xuống, thấy Sâm luống cuống xin lỗi, anh lại cười: ?oĐúng là trẻ con!? Mới hai mươi tuổi đầu mà lúc nào cũng kêu mình người lớn??. Trong đêm, Sâm cong môi? thật hiền.
    Gió se se lạnh, trời lắc rắc mấy hạt mưa, bay cả vào chỗ hai người ngồi. Phan giơ tay nhìn đồng hồ. Đã ba giờ rưỡi sáng. Dưới đường, bắt đầu có tiếng xe lao qua lại, mùi hương dâu da xoan theo gió bay đến ngan ngát cả căn phòng. Phan dụi điếu thuốc đang hút dở vào gạt tàn, đứng lên, kéo tay Sâm giữ chặt trong tay mình, anh bảo: ?oĐừng suy nghĩ nhiều nữa em ạ!? Từ ngày mai, anh sẽ chăm lo cho em đến hết cuộc đời? Anh hứa đấy!? Giờ thì ngủ đi anh còn phải làm việc. Ngủ ngon nhé!?.
    Đêm 03.05.2001
    Đ.T.H.
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 26/07/2004
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Dương Bình Nguyên
    Tôi vẫn thường nghĩ rằng, mình chẳng có gì cả, chỉ có một tấm lòng thôi. Nhà tôi ở bình nguyên, cái miền đất mà mỗi sự sống đều được tạo nên bởi rất nhiều kỷ niệm và được bao bọc giữa màu xanh bạt ngàn. Tôi sinh ra, lớn lên, ra đi và mang theo những điều tưởng giản đơn nhưng lại vô cùng thiêng liêng ấy. Tôi đi tìm niềm vui của phố thị, tìm một cuộc sống khác trong cái bụi bặm và mệt mỏi của đô thành. Nhưng tôi không bao giờ là người thành phố được. Mẹ tôi bảo, bon chen làm gì, đi chán đi, bao giờ thấy mệt mỏi thì về nhà. Nhà mình đất vườn bạt ngàn mà. Tôi không chờ mệt mỏi mới về miền đất của mình. Nhưng thực lòng, chỉ khi nào thấy buồn chán, thấy bế tắc và cần được an ủi, nghỉ ngơi tôi mới quay lại. Điều đó là một sự thực không mấy vui nhưng chẳng ai có ý định làm khác đi. Tôi vào đại học, ra trường rồi đi làm báo, công việc dồn đuổi từ tháng này qua năm khác, lâu lâu mới ghé về nhà một lần. kỷ niệm thì mãi chỉ là kỷ niệm. Nhưng nhiều lúc nó đủ sức quẫy đạp làm xáo động mọi thứ trong cuộc sống tưởng đã an bài và hơi nhàn nhạt của mình.
    honghoavi
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không ghé lại đây để post cho bà conxem tiếp...
    Tiếp tục nhé bà con
    Như một tiếng chuông xa.
    Tuần sao thì Phiên đi.
    Tôi đưa Phiên đi lòng vòng quanh những con đường nhỏ xíu của thị trấn. Những ngày này chẳng có nhiều nhữa. Tôi nhìn về phía dưới chan đèo, dưới ấy phẳng hơn. Phiên bảo, cuối cùng thì cũng phải đi với bố mẹ thôi. Bố mẹ ở đâu thì con cái phải ở đấy chứ. Mẹ Phiên bảo, bây giờ hòa bình rồi, chẳng phải như ngày xưa còn chiến tranh. Tôi bảo, Phiên xin ở lại một năm cũng được mà. Phiên cười buồn buồn chẳng biết làm gì cả. Phiên yếu đuối. Phiên là con gái, nhút nhát lắm và cũng ngây thơ lắm. Tôi lại hỏi, thế về thành phố thì Phiên làm điều gì đầu tiên? Phiên bảo, cũng chẳng biết. Cái đó là ở bố mẹ. Nhà mình trên này còn rộng, đi thì buồn và rất vắng, biết không? ?" tôi cố níu kéo. Nhưng Phiên thực sự không làm được gì.
    Ngày mai Phiên đi rồi.
    Tôi mang theo cảm giác tiếc nối đạp xe về phía bền này dốc. Ngày mai thì vắng thật vắng, chẳng biết ai sẽ ngồi thế vào chỗ của Phiên. Những bông hoa vàng lẫn lộn bên lề đường, không thật rực rỡ để thèm muốn lại cũng chưa đủ viên mãn cho nhuốm độ phai tàn. Tôi vùng vằng, có lẽ nên quay lại. Phiên việc gì phải làm cái việc nhọc công ấy chứ. Hừ, thành phố! Thành phố thì có gì nào? Chả có gì ngoài khói và bụi như những người lớn vẫn thường nói. Cô Tịch, chú Mễ chả dóng dả bảo: bao giờ nghỉ việc thì về quê cho yên bình thôi. Hà Nội ấy mà, mệt mỏi lắm, kiếm được một chỗ ngồi yên tĩnh cũng chẳng có. Tôi biết mình vô lý, nhưng tại sao người ta lại cí phải đưa Phiên về với bụi thị thành.
    Ngày Phiên đi.
    Tôi đứng nhìn chiếc xe chất đầy những cành hoa màu nắng vàng lừ lừ xuôi đèo. Phiên bên trong những ô cửa kính, những ngón tay thon nhỏ lắc lắc. Những người lái xe ôm đẩy tôi ra ngoài. Về đi, còn gì mà ngóng. Trông chú mày cứ như bị đòn oan ấy nhỉ. Từng tràng cười rộ lên. Tôi ngồi trên thanh chắn barie, chẳng muốn về. Ngày mai thì xa vắng thật rồi. Nhớ, nhớ lắm. Tôi nghĩ đến những gian nhà mênh mông, những đồi nưong và cả tiếng bước chân hai đứa chạy lịch bịch sau hiên nhà chơi trò trốn tìm. Nhà bây giờ như một khu bảo tàng kỷ niệm. Ngày mai, ừ, ngày mai mới là một ngày đáng chán. Ai mà lấp được chỗ Phiên trong lớp chứ. Chẳng biết Phiên có viết thư về không.
    Phiên đã đi từ ngày hôm qua.
    Hôm nay ở lớp nhiều người nhắc đến Phiên, nhiều tiếc nuối nhưng cũng nhiều lời tiếng không vui lắm. Phiên xinh thé, lại học giỏi thế, người ta ghét âu cũng lẽ thường. Tôi vẫn ngồi bàn cuối, chỗ bàn trống tôi lắp bằng cái cặp to sụ. Mấy cậu bạn nhấp nhổm nhìn xuống: Mày có bị làm sao không, nó là em gái mày cơ mà. Thì là em gái. Em gái mình không có quyền thương nhớ à. Vớ vẩn thật. Cô giáo bảo, Bình có chuyện gì không được bình thường. Hay là cô chuyển em lên bàn trên nhé. Đám con gái híc híc cười, cô ơi, đấy là ?odấu ấn kỷ niệm? làm sao nó dám bỏ. Tôi bảo, em ngồi đây lâu rồi, đã thành quen. Cô bảo, để cô chuyển Hạ xuống ngồi cùng em, hai đứa giúp đỡ nhau nhé. Tôi không đáp, không đồng tình cũng không phản đối, nhưng thực lòng chẳng vui vẻ gì. hạ cũng xinh cũng học giỏi. Nhưng Hạ chỉ là Hạ thôi.
    Thế là đã một tuần chiếc xe chở màu nắng vàng đưa Phiên xuôi triền dốc.
    Tôi đi học, tôi về nhà. Con đường sao mà dài, nắng đầy và mưa cũng tràn rát mặt. Bà bảo, sáng có một đứa con gái tóc dài thật dài đi qua ngõ nhà mình, bà đang quét lá rớt ngỡ con Phiên về thăm. Khi bà chạy ra thì nó đã vụt qua như một chiếc bóng. Nó đi hút mãi về phía rừng già. Tôi bảo, chắc bà nhớ Phiên quá thế.thôi. Bà lấy vạt áo chậm nước mắt, không nhớ sao được, có nó căn nhà ấm thêm một tiếng nói. Nó đi bà càng thương mày hơn, đừng bao giờ nghĩ mình là một đứa bé được ông bà nhặt về, cháu và Phiên đều là những đứa cháu đáng quý. Tôi nhìn vòm mắt đầy nắng ấm của bà. Không bà đừng nghĩ làm gì, cháu đã lớn rồi. Ông dong đàn bò từ trên núi về, hỏi dóng vào, có nhận được tin gì của con Phiên không. Tin gì được nào, nếu không phải là bức thư nét chữ nghiêng và thuôn dài. Bà lần trong hộp trầu vỏ, đây rồi, nó đem đến từ sáng sớm, nhưng bà không biết mở. Bình, nó viết cái chữ gì, nó có hỏi thăm bà không. Tôi bóc thư, những nét chư mãi nghiêng nghiêng như thế. Phiên bận lắm, bà ạ, em phải đi học ở trường chuyên, phải đi học thêm, học luyện thi đại học? bà hỏi, đại học là học cái giống gì. Tôi bật cười, thì? học trên lớp 12, học làm ông thầy chẳng hạn. Bà lại phóm phém, miệng cười hoen vệt cốt trầu? Phiên lại phải đi học thêm tiếng Anh, phải vào mạng Internet để lấy tin tức về bè bạn. Bà ạ, Phiên có nhiều bạn mới rồi. Ông rung đùi: Vậy là mừng. Sợ nó quen nếp đồng rừng, về đấy lại chăng sống được với ai đâm thành con ngố. Ông cũng có lý. Nhưng mà sao lòng tôi lại chẳng thấy yên. Tôi vào bàn học, nhìn những chùm hoa màu vàng óng treo tràn ngoài cửa sổ. Rồi đặt bút viết: Ưm gái yêu quý!
    Một tháng.
    Hạ bảo, cậu có cần tôi giúp gì không. Tôi cười nhẹ, không, có gì đâu nào. Tôi không cần là một nhân vật nổi bật trong lớp. Tôi là một gã trai mắt nâu tóc xoăn nhàn nhạt, thường người ta cần để làm một cái phông hay một điểm tựa không chói lóa. Thế thì cần gì phải giúp chứ. Tôi ngồi trong lớp và nghĩ mình có thể làm thơ. Cuối cùng Hạ bảo, vẻ khinh man của cậu thật đáng mến, điều đấy làm tôi thấy câuj đáng mặt con trai hơn những người khác. Tôi quay sang: Hạ vừa bảo cái gì nhỉ. Một gương mặt đỏ bừng quay đi. Không, có gì đâu, đùa ấy mà.
    Một buổi sáng, ông bưu tá già đưa cho tôi một vuông giải xinh xinh. Một vuông quà có gắn ru băng màu nắng vàng. Tôi nhìn thấy màu mắt nâu hiền từ trong áy. Những nét chữ nghiêng dài, mềm mại và không một gợn buồn phiền. Anh còn thích đọc sách như ngày xưa không. Em không phải là nhà văn nhưng em cũng có thể viết được sách, đúng không nào. Anh đọc nhé, đây là kịch bản của em đấy, nó sẽ được dựng thành phim. Tôi ngồi nhìn những dòng đối thoại trong trang viết của Phiên. Những xưa cũ gần lắm, hiện lại dần dần. Nắng thì cứ nắng, mà mưa thì cứ mưa. Ngày hôm qua là nắng vàng, là lay phay mưa trôi qua lưng đèo. Những đứa con gái tò mò nhìn hộp quà, cái gì thế hả Bình? Cái gì mà chẳng được chứ. Tôi chẳng thích thế chút nào. Cậu cần gì phải giữ khư khư như vậy. Cậu là con trai cơ mà. Mà con trai thì? Tôi đạp xe xuôi triền dốc. Và chui vào phòng đọc sách đọc lặng lẽ. Thế là Phiên chẳng quay về nữa rồi. Phiên có quá nhiều niềm vui mà. Niềm vui của Phiên, những niềm vui gắn vào nhiều công việc rất cụ thể. Niềm vui của tôi, những niềm vui bâng khuâng mơ hồ, chẳng có gì rõ rệt, bảng lảng hệt những nỗi buồn. Tôi nhìn lại dòng tít trên đầu trang kịch bản: Vệt dài ký ức. Ký ức của ai, một thứ kỷ niệm riêng biệt sao Phiên lại đưa lên phim. Anh biết không, bố em sẽ dựng thành phim, bố em đang tìm diễn viên. Bố em bảo, phim bây giờ không khó làm, kịch bản của em được khen là dung dị dễ thể hiện. sẽ có nhiều diễn viên nổi tiếng vào hai vai hai đứa mình. Tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi viết: ?oEm cho anh ra khỏi vệt ký ức của em được không.
    Tôi không nhận được thư Phiên nữa. Phim đã làm xong, những nhân vật đi lại nói cười như những con rối. Tôi bảo, thôi phim chẳng hay đâu bà ạ. Phim bây giờ toàn bọn trẻ yêu đương linh tinh. Bà bảo, ừ, phim với chả ảnh. Cháu đi học bài đi, bao giờ học xong hả Bình? Tôi cười, chả bao giờ xong được bà ạ. Nhưng cháu sắp học hết lớp 12 rồi. Nếu cháy đi thì bà có buồn không? Mày đi đau chứ? Cháu về thành phố, đi học ấy mà.Ừ, đi thì đi, thành phố thì nhiều cái lạ lẫm, nó hút những đứa nhiều ảo vọng. Ông cười, bà chẳng hiểu gì đâu. Bà hiểu chứ tôi biết. Nhưng bà cũng như tôi, bà sợ sự mất mát, sợ sự hiu quạnh trong căn nhà lá quá rộng. Nhưng cuộc đời là biển rộng, tôi như cát nhỏ trên bờ, gió cuống đi xào xạt vang nhẹ như một tiếng chuông xa. Tôi ngồi vào bàn học, những con chữ dài dằng dặc. Tôi ngủ gục trong phòng sách.
    Buổi sáng, Hạ bảo: Tôi có một bức thư, chẳng biết cậu có muốn đọc không. Thư của Phiên phải không? Tôi gấp gáp hỏi. Tôi là tôi còn Phiên là Phiên chứ. Tôi cười, thì Hạ chỉ là Hạ thôi. Tôi ngồi trong góc lớp đọc, những màu sắc chói lóa, những điểm nhấn mạnh mẽ trong thư Hạ. Tôi vùng chạy, thế là mất đi một người bạn thân thiết rồi. Tôi chẳng thích thế. Tôi chưa chuẩn bị cho điều này. Tôi lao xe xuôi triền dốc, mặt bỏng rát như có người đuổi theo.
    Không có Phiên lâu rồi cũng thành quen. Nhưng nếu thiếu Phiên trong ý nghĩ thì thật đáng sợ. Ôi con gái, học là một khái niệm cực kỳ phức tạp.
    Tôi đi dọc ký ức thời học trò cùng với bóng dáng của Phiên ít nhiều bị mờ nhạt do những dư chấn quá mạnh của bộ phim tẻ nhạt ngày trước. Nhưng tôi không làm được gì, hệt như Phiên ngày ra đi. Tôi bảo, cháu cũng chẳng thích thành phố. Học xong cháu sẽ về bà ạ. Bà cười phóm phém, bà già quá rồi. Thôi, mày đi đi, về nhà con Phiên ở tạm. Ông bà sẽ thi thoảng xuống thăm. Tôi mang những đốm nắng vàng cho Phiên xuôi đèo. Nắng thì mãi phải là nắng thôi.
    Thành phố là một ký ức riêng biệt trong tâm trí tôi, mà đến bây giờ tôi vẫn không thể hòa vào dòng sống chung của đời mình. Cô Mễ bảo, bây giờ nhà cô bận lắm, Phiên lại chuẩn bị đi du học, không có thời gian giúp cháu nhiều. Cháu đừng buồn, một vài ngày sẽ quen ngay thôi. Nhưng mày có một vẻ mặt rất đáng ngờ, nó sẽ làm nhiều đứa con gái phải tò mò đấy. Mà như thế thì cô không thích. Tôi bảo, cháu cũng không biết nữa, nhưng cháu tin là mònh sẽ không để xảy ra điều gì khiến cô phiền lòng. Phiên bây giờ không thích màu nắng vàng nữa. Phiên thích những chiếc áo màu tuyết lạnh. Tôi ở trên núi, không có tuyết. Tôi đến giảng đường, thấy những ngày xưa xa quá tồi. Có lẽ chỉ còn bà vẫn mãi nghĩ về nó vẹn nguyên như những ngày Phiên chưa ra đi. Tôi sợ lắm nếu một ngày bà dồn những hồ nghi thành nỗi buồn già nua nhưng có thật. Như thế thì Phiên sẽ thành người có tội mất. Tôi không muốn thế. Hãy để cho Phiên đi theo những giấc mộng của riêng Phiên.
    Tôi mang nhiều thất vọng của thành phố vào những trang viết trong suốt những năm đại học. Tôi đã quen, nhưng quen không đồng nghĩa với việc người ta thích nó. Tôi sống một cuộc sống bàng bạc như đã từng sống, một tháng về thằm ông bà một lần, rồi ra đi mang theo nhiều tiếc rẻ của những ngày nghỉ vội vàng. Phiên đi, không có một lời về. Tôi biết thế là xa thật xa mãi mãi. Thành phố vẫn vậy, nhiều bụi và quá ồn ào.
    Một ngày, cô Mễ hớt hãi vào trường tìm tôi. Bà đang bệnh năng lắm, mày về đi cùng cô. Tôi về, bà tóc bạc như một vạc nấm héo. Ông ngồi bó gối nhìn mưa giêng hai giăng ngang gian đọc sách đầy mạng nhện. Bà phều phào, con Phiên không về à? Cô Mễ rưng rức khóc: bà ơi cháu nó đi du học cả năm không thèm liên lạc về. Con trắng tay rồi. Mắt bà thoắt sáng rồi bạc đi như đã can vơi hoàn toàn., không năm không tháng. Bà cầm chắc tay tôi. Bà còn một mình mày thôi. Nhưng tiếc bà không còn đủ sức để nhìn mày quay trở về. Ông bám vai tôi, thế là bà đi thật rồi. Bình ơi, bà dành cho con tất cả trong chiếc âu đồng kia. Tôi chẳng muốn bỏ ra xem, ngồi ôm chiếc âu nho nhỏ trong lòng thoang thoảng hương trầu thuốc. Bà đi thật, vĩnh viễn lãng quên màu nắng vàng.
    Cô Mễ tóc bạc nhìn chú tịch dọn đồ đạc từ phòng làm việc về nhà trong ngày nghỉ hưu. Không tin tức của Phiên, chỉ thi thoảng dõi trên Internet, tôi bắt gặp một địa chỉ quen quen với một hình ảnh quen quen, nhưng khi truy cập tội lại thực sự hồ nghi bởi những thông tin của ai đó về quê hương rất mờ nhạt và buồn cười. Tôi ôm nỗi niềm riêng trong lòng, cất kín chiếc âu đồng trong tủ sách. Ngày trôi bất tận không hạn hồi. Ký ức màu gì, ký ức trôi vèo như một tiếng chuông xa. Tôi gục đầu bên bàn phím giêng hai, nghĩ đến bình nguyên thẳm xanh, thiên đường của ông bà, của tôi và của Phiên ngày thơ bé và thầm nghĩ đến một ban sớm ngày trở về.
    D.B.N
    honghoavi
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu sao lúc này server busy hoài.... NHưng tiếp đê...
    Anh và em
    Phố nhỏ và dài. Ngõ hun hút sâu như một ngón tay trỏ. Một ngón tay trỏ dị dạng, vá víu trăm thứ nham nhở và cất trong mình đầy ắp những bộn bề phức tạp. Một nhgõ ủm thủm và nhếch nhát?
    Nhà nằm ở góc cuối, tối, nắng thì hầm hập nắng mà mưa thì lõng bõng mưa. Anh trai đi làm về, ném cái áo bảo hộ xuống giường, mặt đuỗn ra, mồ hôi bươn bả chảy qua hai gò má. ?oMày nấu cơm chưa?? - anh hỏi, câu hỏi thoát ra từ hai hàm răng ám khói nặng nề. ?oAnh ăn luôn chứ??. ?oTừ từ, nóng bỏ mẹ?. Anh tôi đi làm thợ, suốt ngày leo trèo giữa cốp pha, xà gồ với giàn giáo, mới nghe đã thấy sờ sợ. Lại thêm việc thỉnh thoảng chay mua nguyên vật liệu hộ chủ. Vất vả. Nhưng anh bảo kiếm cũng được, hình như mỗi tháng anh cả triệu bạc. Ki cóp mấy năm anh mua được cái tivi nội địa. Thêm cái Wave Tàu màu xanh thẫm. Anh kể, hai trăm tiền nhà, ba trăm tiền cơm, còn lại dành chi trả tất cả các loại phí, chủ yếu là phí của tôi. Tôi nghe, cũng biết vậy. Tôi sống trong sự bao bọc của anh tôi từ lâu lắm rồi. ?oMày không bỏ học để đi chơi đấy chứ??. ?oKhông ạ?. ?oTao mà nghe ai nói là mày cứ chết đòn?.
    Mâm bát dọn ra. Quạt trong góc nhà chạy ***g xộc, gió bạt bớt hơi nóng tỏa ra từ nồi cơm. Cả cái ngõ nhỏ rộn tiếng len keng bát mâm, tiếng trẻ con chen lẫn tiếng người lớn, lại lép xép tiếng mèo kêu. ?oĂn thôi!?. Anh nhai cà rôm rốp, húp cah soàn soạt, nuốt ừng ực cả tôm tép lẫn mồng tơi. ?oMày ăn đi chứ! Tối nay có đi học thêm không??. ?oKhông ạ!?. ?oSao thế??. ?oHôm nay là thứ bảy mà?. ?oỪ, thứ bảy, nhanh thật. Mà thứ bảy thì có khác quái gì ngày thường đâu?.
    Bữa cơm qua nhanh. Trong ánh đèn mờ mờ có tiếng muỗi vo ve. ?oAnh đi chơi chứ??. ?oHơi sức đâu. Đi ngủ cho khỏe?. Đi ngủ cho khỏe. Với anh tôi thì thứ bảy cũng như chủ nhật thôi, cũng bình thường và đều đặn. Ăn xong, anh đem hết chương trình quảng cáo trên tivi rồi lăn ra ngủ. Ság mai, khi đám các bà sồn sồn rủ nhau đi tập thể dục í ới thì anh ra ngoài hàng hiên bẻ người kêu răng rắc rồi đem cái áo bảo hộ ra vỗ bồm bộp, vôi vẻ văng lả tả. Cuối cùng, anh ngồi ngay ngắn lên xe, nói với vào trong: ?oĐi học nhớ khóa cửa nhé?. Rồi lừ đừ vặn ga. Cứ thế, tháng và ngày. Bình chân như vại. Và rất giản đơn.
    Tôi ngồi phía ngoài hàng hiên. Đã bao nhiêu năm, con ngõ nhỏ này trở nên quen thuộc với những cái bóng nhập nhoạng đi về. Ông chủ nhà ở gian kế bên đang cắm cúi bước. ?oBá mới về!?. ?oỪ, trời tối nhanh quá nhỉ??. ?oTuấn khá chưa vậy bác??. ?oỪ, à, cũng đỡ hơn rồi. Ở trung tâm người ta không cùm xích nhưng hiệu quả hơn ở nhà?. Vừa nói ông vừa kì cạch mở khóa. Cái lỗ khóa rỉ sét kêu cọt kẹt, đâu đó lẫn vào tiếng mọt nghiến thâm u. ?oMai bác cho cháu vào thăm Tuấn với được không ạ??. ?oThăm à?? ?" ông già lưỡng lự. ?oChúng cháu là bạn mà bác!?. ?oBác biết, để bác xem lại đã nhé!?. ?oChỉ ngày mai cháu mới được nghỉ. Mai là chủ nhật?. ?oĐể bác, để bác sắp xếp nhé. Phiền cháu quá phải khong? Bác đi nghỉ đây. Chao, phố xác xơ rạc dài vì nắng?. Cánh cửa có ổ khóa rỉ sét khép lại, khép cả tiếng dép lẹt quẹt trong bóng tối lờ mờ. Tôi vẫn ngồi. Tôi nhớ cũng đã lâu lắm rồi, tối mới có một buổi chiều như thế này, giống như những buổi chiều êm ả ngày xưa. Khi ấy có cả mẹ lẫn cha. Cái đốm sáng ký ức cứ chực vồng lên. Ừ, sao hạnh phúc! Tiếc là nó đã thành xưa cũ và quá xa xỉ. Bây giờ mẹ đang bộn bề cuộc đời của mẹ, cha đang vật lộn con đường của cha. Họ xa chúng tôi nhiều quá. Còn chúng tôi sinh ra ở cái ngõ thủng này. Ngõ vẫn nhỏ. Phố chẳng dài hơn. Nhưng chúng tôi phải lớn lên, trở thành người lớn, biết cất giấu dần những ước mơ mẹ cha. Cuộc sống trong gian nhà thuê trên mảnh đất mà chúng tôi sinh ra lâu dần thành quen. Hệt như con ngõ nhỏ này, nếu một ngày tiéng cãi vã chao chát mất đi thì lại thấy lạ và hình như không có thật.
    Chiều đã tàn thật. Bóng tối tràn xuống những hàng dây điện, ôm gọn những cột đèn. Đầu ngõ nhà ai mở đĩa Lam Trường nghe vừa buồ vừa xa lạ. Anh tôi ngồi bên cạnh, hỏi: ?oMày muốn đi chơi phải không??. Tôi đáp: ?oVâng, em muốn đi lăng quăng?. Anh móc túi đưa tôi một nắm tiền màu. những đồng tiền xanh mặt và nồng nồng mùi vôi vữa. ?oNhớ phải về trước mười giờ. À, đi với ai??. ?oBan em?. ?oBạn là thằng nào. Ở cái ngõ này chẳng ai tin được?. ?oBạn cùng lớp em?. ?oĐi đi, đừng làm gì dại dột lớn rồi?.
    Lớn rồi!? Tôi nhìn ra phía hàng cột đèn và những tàng cây rậm mắt. Rồi tôi đứng dậy, tôi đi. Phố đông người, toàn những xe cộ nhập nhằng với may ô, váy ngắn. Cả bụi nữa, bụi thành phố ngày cũng giống như đêm, mải miết đuổi theo, mải miết bám chặt lấy chân người. Người ta nói, ở phía cuối con đường có một quán kem tân lì, với những tên mang mù sắc nhạc Trịnh. Tôi định bụng rẽ vào đó, nhưng quanh quẩn đâu đây mùi xăng xe quyện với mùi vôi vữa xộc lên, bít chặt lấy cổ họng. Nhớ hồi cha mẹ mới li dị, hai anh em ki cóp cả nửa năm trời mới dám ra Tràng Tiền làm một bữa kem. Thứ kem đồng hạng, rẻ tiền nhưng vừa ăn vừa xuýt xao ngon. Bây giờ anh tôi bảo: ?oĐi ăn kem là thú chơi xa xỉ, hoặc trẻ con hoặc người lớn nhiều tiền?. Anh tôi biết uống rượu rồi. Mà rượu thì tôi biết, rượu đắng lắm. Cay nữa. Loanh quanh một hồi rồi quay về. Chỉ có tiếng mèo cào khoèn khoẹt trên mái nhà. Ngõ vẫn sáng đèn. Anh trai ngồi đợi ở cửa: ?oVui chứ??. ?oVui ạ!?. ?oCó chở cô bé nào không??. ?oKhông, xe mình toàn vôi vữa?. ?oỪ đó là phương tiện để - kiếm - sống?. ?oAnh đi ngủ chứ!?. ?oNóng lột cả da, làm sao mà ngủ đây?. Ông chỉ nhà mở cửa, ló ra: ?oNóng thấy cả ông Bành tổ. Rõ đất với trời. Mà cái tháng này, đã là mưa bão mưa giông?. ?oBác, tháng này cho con thư thả tiền nhà được không ạ?? ?" anh trai ướm hỏi. Ông già gật đầu: ?oỪ, cứ từ từ. Cũng người nhà cả mà?. ?oTình hình Tuấn thế nào bác? Mai anh em cháu muốn vào thăm:. ?oỜ, ờ, được, mai?. ?oĐợt này Tuấn về, phải sửa nhà cho cậu ấy làm ăn, bác ăn?. ?oỜ, ờ , sẽ sửa, sửa chứ. Chắc là cũng chỉ nay mai?. Trong ánh sáng nhạt, ánh mắt ông chợt sáng lên, bao nhiêu tinh anh dồn cả lại, khuôn mặt ông sống động khác thường. Mới hay, với ông, cuộc đời luôn bắt đầu từ những đứa con.
    Chúng tôi đón Tuấn ra trại, khấp khởi mừng cho ông già. Anh trai ngồi trong nhà ngó ra, bảo: ?oDẫu sao mày cũng nên cẩn thận. Nó mới ra trại, chẳng biết thế nào?. Tôi định bênh vực Tuấn, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Tôi đã chơi với Tuấn từ hồi học cấp hai. Nhìn từ bản chất, Tuấn vẫn là người tốt.
    Buổi sáng, sau khi anh trai tôi đi làm, Tuấn sang nhà tôi: ?oĐi uống cà phê nhé?. Tôi ngần ngừ: ?oChín giờ Dương có ca học thêm?. ?oThì đi tới chín giờ?. Tôi khóa cửa đi cùng Tuấn. Hàng xóm có người xầm xì. Tôi chẳng ngại những lời nói đó. Nhưng trưa hôm ấy về, nhà tôi mất cái remote vô tuyến. Anh trai gắt: ?oChỉ có thằng Tuấn?. Tôi bảo: ?oNgõ này bộn bề lắm, lỡ nghi oan?. Anh tôi im lặng, vẻ bực dọc. Tôi vẫn tin ở Tuấn. Nhưng khi tôi mất chiếc headphone thì buộc lòng phải đưa Tuấn vào diện nghi ngờ. Tôi cứ cầu trời là không phải. Tôi sợ mất đi một tình bạn. Mà tình bạn trong cái ngõ này, thật chẳng dễ kiếm chút nào.
    Chiều, Tuấn qua nhà tôi: ?oĐi với tao?. ?oĐi đâu??. ?oĐi lấy cái phone về. Đừng giân tao tệ quá phải không? Nhưng tin tao đi, đây là lần cuối?. Tôi đi theo Tuấn. Đó là sai lầm lớn nhất mà chỉ khi mọi thứ đã đi qua rồi tôi mới nhận ra. Chúng tôi đi ra bờ đê, đi vào cái xóm nhỏ ẩm thấp và ngập mùi rác thối. Lần đầu tiên tôi bị lừa. Và lần đầu tiên tôi biết các thứ bột trăng trắn hắng hắc ấy quyến rũ đến chừng nào. Tôi say lử đử. Cuộc sống trở thành một khái niệm mơ hồ. Và mẹ cha trôi chầm chầm qua nước mắt. Cho đến tàn chiều, anh trai tôi xồng xộc lao vào, kéo cổ áo tôi lôi đo. Ra bờ đề, anh dừng lại, tát thật mạnh vào mặt tôi. ?oMày ngu lắm?. Tôi đứng lặng im giữa bờ đê đầy gió rít, thấy mặt mình như dày lên, bỏng rộp. ?oĐi về!? ?" anh tôi gào lên, mắt đỏ ngầu. ?oMày phải đi bộ về nhà, để cho mày biết đi bộ sướng hay khổ. Mày hèn hơn tao tưởng, Dương ạ?. Anh quay đi. Rồi lặng lẽ rong xe về. Tôi đi phía sau anh. Đi bộ. Anh em tôi là những kẻ lạc loài, muốn đi tới cuối con đường thì đôi chân phải phồng rộp lên và thành chai. Lần đầu tiên tôi nghĩ về ngày mai. Mắt tôi cay cay. Miệng tôi mặn chát. Sao lúc này tôi thèm một bầnty mẹ dắt biết nhường nào. Phải rồi, mẹ! Nhưng mẹ đang ở đâu? Mẹ!
    Anh em tôi đẩy cửa. Ông chủ nhà già ngồi gục trên bàn, mái đầu trắng xóa như khói bạc.
    ?oBác cho con gửi tiền nhà, tháng cuối?.
    ?oThôi, cầm lấy đi, bác biết sẽ có ngày này mà?.
    ?oCái ngõ này nhiều bụi quá, bác ạ. Bác cần con giúp điều gì không??.
    ?oBác coi chúng mày như con. Bây giờ? đinh đây, đóng giúp bác. Cháu đóng chắc vào?.
    Tôi cầm cái búa, lại thót người nhìn cái cũi to đen sì, trống rỗng trong góc nhà. Tôi treo giúp ông chủ tấm ảnh gia đình, cũng là một tấm ảnh xa xưa. Ở giữa là thằng cu Tuấn, hai tay bá cổ bố, miệng cười toe toét. Lúc ấy chúng tôi đều giống nhau, đều còn là những đứa trẻ.
    Chúng tôi dời đi lúc chiều nhập nhoạng. Đồ đạt lỉnh kỉnh trên xe. Tôi nhìn lại cái ngõ nhỏ mình đã sinh ra, biết bao nhiêu là kỷ niệm. Anh tôi lầm lũi đẩy xe đi trước, lẩm bẩm đáp lời những người hàng xóm tò mò: ?oVâng nhà mới gần một ngôi trường?. Còn tôi ôm cặp sách theo sau. Đi bộ.
    Phố vẫn nhỏ. Ngõ mãi vẫn như một ngón tay trỏe. Một ngón tay trỏ dị dạng và hun hút dài. Trong từng căn nhà, đèn đã rạng?
    Bắc Kạn (7 ?"2001)
    D.B.N
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 07/09/2004
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    còn tiếp đê....
    Phan Hồn Nhiên
    Đôi khi viết thật khó và mệt, nhưng thường, viết là mọt cách nói chuyện bình tĩnh, trọn vẹn và mang lại nhiều bất ngờ mà chính tôi cũng không định trước. Tôi thường bảo mình hãy ngồi vào bàn. Ít nhất công việc này cũng ngăn ngừa tốt sự biếng lười, sự thỏa mãn và trạng thái chấp nhận vốn cứ lảng vảng khi người ta còn nhiều thời gian phía trước.

    Những ngày mưa lạ.

    Mưa nhỏ. Mọi năm mùa này không có những cơn mưa đột nhiên. Có thể không ước sũng nếu băng qua con đại lọ đi về trường nhưng cũng thật dễ chịu khi ngồi lại quán, tựa đầu vào song gỗ mắt cáo và nhìn xuyên bản nhạc bất hủ Mùa hè của ba trăm năm đang tỏa ra từ cái loa cũ trên tường. Vài sinh viên năm một trống tiết sang quán tập hút thuốc, nhìn mưa, mắt nhớ nhà. Một đàn kiến chạy rùng rùng trên nền gạch, dấu hiệu của cơn mưa dài và to. San uống cạn cốc nước, xốc lại cái túi đầy cọ lẫn màu, quyết định vào trường vẽ hết buổi chiều. Một chiếc xe tải suýt đâm sầm San khi cô chạy như điên qua đại lộ vắng re. Tay tài xế thò gương mặt ngái ngủ ra cửa gào toáng lên: ?oMuốn chết hả??. ?oKhông. Đời thật đáng sống?? ?" Cô hét vọng theo. Sau câu nói nhảm nhí vô nghĩa, chợt bước chân trở nên khó khăn. San tấp vô trụ điện thoại vàng, ghìm cơn run rẩy. Lục tìm thẻ, San bấm vội dãy số thuộc lòng của Vinh nhưng chỉ vọng trả các hồi chuông dài. Có thể giờ này Vinh đang học bài trên giảng đường hoặc đến phòng máy. Cô gác ống nghe, cố nguôi ngoai cảm giác kinh hoàng. Mọi việc đều có thể chịu đừng một mình. Tại phòng vẽ, các anh bạn ngợi khen cách San trả đũa gã tài xế thô bạo. Từ cửa sổ họ chứng kiến vụ va chạm, cười ngất ngư. San vẽ, im lặng. Nếu phơi bày sự hoảng sợ, cô sẽ phá vỡ trạng thái vui vẻ của mọi người. Quá năm giờ lớp cho mẫu nghỉ. San rửa sạch cọ. Đi làm thêm buổi tối, co cũng sử dụng bảy cây cọ thân thuộc. Chải qua loa mớ tóc thẳng, San liếc vội kính cửa chớp. Một bóng ma gầy gò, căng thẳng. Cô lao xuống nhà xe. Thật phiền toái nếu đêếncửa hàng muộn. Chiều sau mưa xanh thẫm, như một quả bóng ướt thăng bằng trên mũi con cá heo vô tư và tự do.
    Những ngôi nhà phố trung tâm bắt đầu sáng đèn. Cửa hiệu hơi San đến vẽ thuê các món hàng lưu niệm và ở đó suốt buổi tối hôm nay, treo những đèn lụa mới ngoài hiên. ?oÁnh sáng rực rỡ thu hút những kẻ mua hàng ngờ nghệch và mình sẽ chẳng cần phun ra mấy câu đàm thoại tiếng Anh thủng lỗ nghê người?? ?" Cô nghĩ thầm. Ông chủ hiệu nhìn cô qua gọng kính to, lầm bầm: ?oGiá hôm nào cô cũng đến sớm thế này! Nhưng ban nãy có một thằng ngốc tìm cô. Hắn ta đọc một cái tên dài??. ?oAnh ta không hỏi mua gì sao?? ?" San ngồi vào cái bàn vẽ, cười nhẹ. ?oKhông! Nhưng tên keo kiệt ấy bảo sẽ mua vài cái đĩa gỗ có vẽ hình chuồn chuồn. Hắn nhìn ra nét vẽ của cô? ?" ông chủ thở dài ?" ?ohy vọng đó không phải là lời hứa hão?.
    San kéo thùng đựng màu dưới chan, chìm vào công việc. Một con chuồn chuồn mới hiện lên dĩa, đôi cánh mỏng như hơi sương nhẹ. San thở phì phò. Có bóng dáng người cao lênh khênh loáng thoáng ngoài cửa gỗ. ?oHắn ta kìa!? ?" Ông chủ rít lên khe khẽ. Là Toru Junichi, anh chàng thực tập ngôn ngữ và dạy thêm tiếng Nhật ở trung tâm trên góc đường. Thi thoảng rảnh, Toru đi lêu bêu dọc phố trung tâm, dừng trước hiệu gỗ, xem tẩn mẩn mọi thứ, nhưng chẳng bao giờ anh ta mua gì. San không rời mắt hình vẽ dang dở. Toru đứng sau lưng cô, nói to: ?oChào!?. San ậm ừ chào lại, ý thức rõ cặp kính to bực bội sau lưng. ?oAnh mua một món nào không?? ?" Cô hỏi. ?oTôi thích chiếc hộp tre vẽ con ruồi xanh?? ?" Toru thoáng ngập ngừng. San cười phá lên: ?oKhông phải ruồi!?. Toru nói tiếp: ?oTôi mua hộp và cô sẽ đi uống nước với tôi chứ??. Nụ cười cau có nở trên mặt ông chủ. San thả cọ vẽ vào đĩa nước: ?oOkay!?.
    Họ ra quán vỉa hè, gọi hai cốc sữa nóng. ?oMình ngồi quán quá nhiều nhưng lại làm ít trong một ngày? ?" San nói một mình. Toru nhận xét: ?oHôm nay thấy San có vẻ vui vui?. ?oTại vì lúc chiều tôi vừa thoát chết? ?" cô giải thích ?" ?otai nạn xe cộ?. ?oNgười cảm thấy may mắn trong vụ này không phải là San đâu? ?" Toru thì thào sau hồi lâu im lặng. ?oNhưng có lẽ không ai quan tâm? ?" San thản nhiên.
    Họ xin thêm hai cốc trà nóng. Chiều nay mưa, lớp học của Toru vắng hoe, không ai. Anh cảm thấy thoải mái với thời gian tự do, và với cô gái hơi điên điên hay vẽ những sinh vật kỳ dị trên các món đồ gỗ. San tìm đồng hồ, giật mình: ?oTôi phải về cửa hiệu. Ông chủ đang đơi. Và có thể ai đấy gọi điện cho tôi??. ?oBạn trai ư?? ?" Toru tò mò ?" ?oNhưng San luôn đi một mình cả các chiều thứ bảy. ?oHơi phức tạp một chút? ?" cô nói nhanh ?" ?oCảm ơn anh đã rủ tôi uống nước. Ngoài phố thích quá. Tôi căm ghét bị giam trong hiệu suốt cả buổi tối, ngu ngốc chờ một cú điện thoại?. ?oThử bỏ qua mọi phiền toái trong vài ngày San sẽ thấy dễ chịu hơn?. ?oKhông thể đơn giản như vậy khi người ta vừa đi học vừa phải kiếm tiền. Để mua màu vẽ. Để ngồi quán. Để khỏi thấy mình thối rữa? Okay! Tốt nhất là sắp xếp ổn thỏa với những phiền toái, nỗi nhớ nhung, các mong ước không thể thực hiện?. ?oTôi hiểu? ?" Toru mỉm cười ?" ?oNhưng cuộc sống vẫn đầy bất ngờ không biết trước, rồi những ân huệ dịu dàng? San tin không??.
    Họ chia tay vội vàng, hơi lãnh đạm. Ông chủ hiệu gỗ càu nhàu San bỏ đi quá lâu. Có một cú điện thoại của Vinh nhưng anh không thể chờ cô. Cửa hàng vắng khách. San lại vào bàn vẽ. Cô xếp bảy cây cọ trước mặt. Bảy cây cọ lớn nhỏ như bảy ngày trong tuần, bận rộn, không ngơi nghỉ. Ông chỉ nhìn qua vai San, nhắc: ?oĐừng ngồi thẫn thờ nữa. Vẽ đi!?. Lâu lắm rồi cô chẳng quan tâm đến thời gian, đến những điều chưa làm. Thế mà chỉ một chiều, mọi thứ bỗng hiện ra, như nhìn qua cánhcửa mở hé. Vài cơn gió mạnh thổi làm mấy chiếc đèn lụa đỏ treo trước hiên quay tròn.Cơn mưa lớn sập xuống không ngờ. Ngoài phố rất tối, gần tám giờ, có lẽ không còn người khách di lịch nào ghé vào hiệu. Ông chủ lật sổ tính tiền kiếm được trong ngày, bắt chuyện cùng San. Ông hứa sẽ tăng tiền công cho cô một ngày gần đây. Ông hỏi: ?oCô đến làm ở hiệu tôi không hẳn chỉ vì tiền??. ?oVì tiền? ?" San khẳng định. Gọng kính đen chợt cáu kỉnh: ?oNhưng dù thế nào thì cô đừng lang thang với khách hàng. Rất khó coi! Tôi không ưa bọn nước ngoài dù họ giàu sụ?. San cảm thấy đau đầu, cô sẽ thua cuộc khi tranh cãi về đạo đức. Cô ngồi yên chờ những con chuồn chuồn và các nhành hoa dại khô trên mặt gỗ. Mình thật tồi tệ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền bạc và còn chẳng buồn che giấu điều đó ?" San tự nhủ. Lúc cô dắt xe về, Toru từ một quán cà phê sáng đèn vẫy cô. Anh đọc sách. Một người nhàn tản sung sướng. Đêm nay cô cần vẽ thêm phát thảo, giặt nốt chỗ áo cũ. Thật kinh khủng!
    Vinh chờ San trước hành lang chung cư. Anh cũng vừa về từ cửa hàng máy tính mà anh làm chủ. Đã hai tuần rồi họ không gặp nhau. Từ dạo San đi vẽ thuê cho hiệu gỗ, họ thưa thớt hẹn, chỉ cùng đi ăn cơm và xem một bộ phim nhạt nhẽo nào đó mỗi cuối tháng. Đôi lần e ngại sự bạc màu cô hình, Vinh bảo người yêu thôi chỗ làm, anh đủ sức giúp cô sống đầy đủ nhưng cô chối từ? tóc và mặt Vinh bám đầy mưa. Anh theo cô bước vào căn hộ tối om, đầy mùi ẩm mốc. San vặn đèn, mở tung cánh cửa sổ, nói nhỏ: ?oĐợi em mọt lúc. Em hâm lại nồi canh và ta có thể cùng ăn tối với nhau?. Hai người ngồi nơi bàn học của San, lặng lẽ ăn món súp rau lõng bõng, tránh nhìn vào mắt nhau. ?oBan nãy anh gọi đến chỗ em làm ông chủ mách em ra ngoài với một người Nhật? ?" Vinh mở lời. ?oÀ ha ?" San bật cười ?" Ông ta có nhiều việc quan tâm?. ?oĐừng lảng tránh ?" Vinh buông thìa ?" có thể mối quan hệ khác biệt hấp dẫn, và em sẽ gắn bó với nó đến một mức nào không ngờ trước?. San hơi nhăn mặt, đổi hường câu chuyện: ?oHồi chiều em suýt gặp một tai nạn khủng khiếp??. Vinh thở dài. Câu nói rơi tõm vào khoảng trống lặng thinh. Hai người yêu nhau những không còn nghĩ về nhau nữa, những con chim bay trong bóng đêm ngoài cửa sổ, tiếng chó sủa từ khoảng sân nào đó dội về? Quang cảnh hệt trong bài ca bất hủ Mùa hè của ba trăm năm. San dụi mí mắt khô rát, chợt hỏi: ?oAnh tìm em thình lình thế này do đâu??. ?oMười ngày rồi anh không gặp em. Những trò chuyện trên điện thoại chẳng nói được gì cả. San, em nghĩ xem, chỉ vài tháng nữa anh ra trường, chính thức đi làm. Em không phải đi vẽ mấy thứ vớ vẩn nữa, hãy tập trung cho hai năm cuối đại học. Đâu cần em tự làm khổ mình?. ?oAnh hiểu vì đâu em đi làm mà, phải không? Em cần làm việc và tin mình không thừa thãi. Tiền kiếm chẳng được bao nhiêu, nhưng nó cho em được cảm giác tự do?. ?oEm không giống San lơ mơ anh từng biết khi xưa??. ?oKhông thể khác được? ?" Cô thì thào. Tiếng gió thổi trong thành phố như vọng về từ rừng. ?oTại em cả, giá như em có thể tự thu xếp với chính mình. Nhưng Vinh, anh có thể rời xa em. Không trầm trọng lắm đâu?. ?oTại sao là hôm nay?? ?" Vinh cũng chùng giọng, nhưng hồ như anh từng chờ đợi một gợi ý thế này.
    San nhìn ra khoảng trời một lần nữa lại đựng đầy mưa. Cô xa lạ ngay với giọng nói mình: ?oTại buổi chiều hôm nay mưa những bốn lần. Một ngày lạ thường?. Vinh nhìn cô: ?oSan này, mọi thứ có thể đơn giản hơn nhiều. Tình yêu, hạnh phúc cũng thế??. Anh về. Cánh cửa khép lại không tiếng động. San mở tập phác thảo cần hoàn tất. Cô rót cốc nước nóng, ghì co ro trong lòng. Ít ra mình có một công việc, và đi học ?" San tự nhủ - Nếu không, có thể hàng trưm, hoặc hơn, những buổi tối khủng khiếp mình nhớ về cơn mưa khuya này.
    Mấy sinh viên năm một chạy hối hả từ bên quán nước về trường. Họ đâm sầm vào San và họ ngã quay ra đất. Những người đứng nhìn từ ô cửa sổ phá lên cười. Các cánh cửa kính phản chiếu ánh nắng rực, những bạn đồng môn vô tự lự, vui vẻ? Tất cả khiến những cơn mưa lạ hôm qua ngỡ rơi từ giấc mơ xa xăm. Một cậu lớp dưới nhặt trả San mấy cây cọ vung vãi bảo: ?oMàu tóc đỏ của chị trông rất hay!?. ?oCảm ơn? ?" San nhe răng cười. Cô rảo lên phòng vẽ thì máy nhắn tin rung trong balô. Ông chủ hiệu gỗ nhắc San chiều đến sớm trông hàng, và ông cho biêt Toru vẫn lảng vảng một cách khả nghi ở phố trung tâm. Mọi việc đều có thể chịu đựng một mình, San biết. Tuy nhiên trong vô số người xa lạ, đôi khi ta có thể gặp một ai đó, kể buồn rầu hoặc khôi hài những vấn đề của mình, đón nhận sự cảm thông khác thường. Không hiếm các trường hợp như thế từng xảy ra.
    P.H.N
    honghoavi
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hương vị cà phê.
    Những đường phố buổi tối cuối năm trở nên rất khác, khác với tất cả thời gian còn lại trong năm. Ánh sáng đèn cao áp ngưng đọng phía trên khoảng không tối sẫm. Các vòm cây liên tiếp như một cánh rừng với sự tĩnh lặng yên ả của sinh vật ăn đêm. Ngớt mưa, âm vang các cơn sấm vọng về từ biển rơi rớt một đỗi nữa rồi mới bặt. Gió mang mùi cà phê thổi men nhiều ô cửa, như thể cả thế giới không ngủ, ngồi bên bàn với cốc cà phê cô độc. Cửa hàng đóng cửa gần 11 giờ khuya. Đó là lúc dễ chịu nhất trong ngày. Cô bạn Minh cùng hội cùng thuyền ngáp to, nói rằng cô có thể ngả lưng và đánh giấc dài bất tận. Thực tế cô là người duy nhất tôi biết sợ hãi giấc ngủ, e tiêu tốn thời gian. Nhà tôi không xa cửa hàng. Chiều, từ phòng thiết kế về, tôi ghé nhà một thoáng rồi đi bộ ra hiệu, không quên mang theo cái bình nhỏ đựng cà phê. Tôi cùng cô bạn thời đại học chung tiền mở cửa hàng bán những món đồ lưu niệm cho Tây du lịch. Công việc là thêm bình thản, không đòi hỏi gì khác ngoài những buổi tối ngồi yên giữa vài mét vuông đầy chật kệ hàng, vẽ, chờ vài người khách ghé vào và nhai mấy câu tiếng Anh thuộc lòng nói về vẻ đẹp gốm sứ hay sự độc đáo của các bức vẽ bằng tay? Cô bạn tôi đôi lúc giải khuây với việc đếm lại tiền, giấy chuyển khoảng có nguồn gốc từ mọi ngóc ngách thế giới. Tôi uống cà phê. Cà phê là thức uống kỳ lạ. Ngưòi ta có thể tìm tới nó mùa hè lẫn mùa đông, cả khi buồn chán hoặc vui vẻ, không làm người ta thông minh nhưng có đổ đầy cảm giác vừa ***g với chính mình. Thỉnh thoảng nhìn tôi một cách thờ ơ, Ninh nhắc: ?oCậu uống nhiều vô cớ!?. Các cô gái đọc sách hay đưa nhận xét bí hiểm. Tôi thích uống, vậy thôi. Kể từ lúc gắn bó với hiệu gốm này, nỗi khao khát thỏa hiệp với bản thân lớn lên trong tôi hơn bao giờ hết. Nhưng không nên nghĩ quá nhiều về tình trạng của mình?
    Đoạn đường từ cửa hiệu về nhà phải lên đoạn dốc nhỏ. Tôi thở đầy phổi mùi thơm tươi mát của đêm, những cơn gió dính muối biển và bất chợt, tôi tới ngồi xệp trên cột điện gãy đỉnh dốc, nhìn về phía chung cư xa. Căn buồng T tầng 2 dễ nhận thấy. Một cánh cửa sổ luôn hé, con cá nylon treo dưới hàng hiên như vĩnh viễn bơi trong ánh đèn trắng. Ngày nào tôi cũng gặp cô. Công ty T làm việc và phòng thiết kế chỗ tôi chung tòa cao ốc. Chúng tôi cùng đi thang máy, quen nhau lần mất điện bị giam trong cái thùng sắt tối tăm. T là một cô gái giản dị, mớ tóc thẳng, đôi mắt yên tĩnh và hơi thở nhẹ. Tôi chẳng biết nói gì cả nên hỏi cô có thích xem phim Hàn Quốc không. Cô nói mới đi làm chưa mua T.V. ?oCòn bóng rổ?? ?" Tôi hỏi tiếp, các nhân vật trong phim hay chơi môn này. T bật cười: ?oTồi lắm!?. ?oThế sách thì sao?? ?" Khi hỏi điều ấy tôi nhớ Ninh, cô bạn đọc quá nhiều và sống hơi khác thường. Cô gái xa lạ nhìn tôi: ?oAnh đang xem quyển gì??. Sự bối rối xâm chiếm vài giây trước khi tôi nhớ một tên quyển sách Ninh để trên quầy hàng. Cô gái mỉm cười trong bóng mờ, chắc Kenzaburo Oe, Phan Triều Hải, Kanza? những kẻ hoàn toàn xa lạ với cuộc sống của tôi. ?oAnh thích ai trong số họ không?? - Tiếng nói T dịu dàng thân thiện. ?oChẳng ai cả!?. Tôi đáp, với một chút tổn thương. ?oCũng không đến nỗi nào??. T nói đơn giản. Bất giác cả hai cùng cười to, nhẹ nhõm. Khi ấy thì thang máy mở được cửa. Tia nhìn nguời bảo trì thang đặt lên chúng tôi ngờ vực tò mò. Tôi đọc và nhớ bảng tên cô gái. Bóng rổ, sách, cà phê, phim Hàn Quốc? những thứ tôi thích hay không thích. Thế nhưng chúng đâu quan trọng nyữa khi một người đàn ông tìm thấy cô gá mà anh ta biết hình ảnh cô sẽ xâm chiếm anh, ngày mỗi ngày chất đầy lên, như những món đồ lạ lùng trong các ngăn kéo?
    Tôi ngồi trên trụ điện gãy thêm một chốc. Ô đèn trắng tầng 2 bất động. Có lẽ T đang theo đuổi câu chuyện trên những trang sách. Một cái bóng lướt qua khung cửa. Rất nhanh. Tôi tự nhủ cô gái sắp ngủ rồi. Xách cái bình thủy trống rỗng, tôi nhõm dậy, rảo bước về nhà. Vài mẫu lá rơi xuống vỉa hè như những mảnh giấy cũ.
    Ninh là cô gái bất thường- trên kia tôi hơi đả động điều này. Đang làm họa sĩ ở một xưởng phim, cô ta nghỉ ngang. Thời gian đó thi thoảng cô nhắn máy tôi ghé nhà, ngôi nhà lớn có vường bao quanh mà thời sinh viên, tôi không thể hoặc không muốn bén mảng. Nhưng về sau chi tiết ấy chẳng còn ý nghĩa. Cô ta cần một ai để nói chuyện. Tôi là thằng bạn duy nhất cô chọn.Và tôi tới. Ninh đã ở lì trong cái chòi gỗ sau vường hơn một tuần, như con gấu thờ ơ buồn bã. Tôi leo lên căn phòng nhỏ bằng gỗ trước là nơi vẽ của Ninh. Mùi giấy báo, mùi sơn khô, mùi dầu hỏa nồng nực xông thẳng ra như bầy ông vàng hung. Cô bạn tôi ngồi im trên cái bục mẫu, nhìn đám lá qua lỗ thủng trên trần. Mọi thứ hệt một cảnh phim khiến tôi chán ốm. Ninh lầu bầu cho biết cô ta không bao giờ tới xưởng phim nữa. Tôi chăng hỏi lý do. Lý do của các cô gái độc lập thường chính xác nhưng khó hiểu. Dù không đau răng, Ninh dùng cháo, uống hàng bình nước trà, rồi lại nằm im suy nghĩ về đủ thứ vớ vãn tuổi trẻ, thời gian, tình yêu, và sự sinh nở. Tôi gợi chuyện chán rồi cũng lặng thinh theo. Đến tối Ninh muốn tới quán gần trường đại học, nơi uống hết một cốc nước chanh, một tách cà phê và hút 3 điếu thuốc vẫn chỉ 5 ngàn đồng. Quán mở mấy bài cũ của Bee Gees. Tôi lẩm bẩm hát theo. Những ngày đó (Một tuần? Có thể nhiều hơn) Ninh ở trong tầm nhìn và sự quan tâm của tôi. Vài tối muộn tôi ngủ lại xưởng vẽ gỗ cũ. Tôi nghe tiếng cô ta trở mình như con cá trong chậu nước. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đấy
    Khi tôi đi làm thiết kế hơn một năm và Ninh ra khỏi trạng thái suy sụp, chúng tôi vét tiền mở cửa hàng gốm. Một cô gái trẻ, nói tiếng Anh và Đức lưu loát, am hiểu tranh sơn dầu và kỹ thuật men - những chi tiết này thu hút khách tới đông cửa hàng. Chúng tôi kiếm nhiều tiền. Thi thoảng tôi đoán ninh sắp bỏ đi. Nhưng cô ta vui tươi. Khi tôi thổ lộ về cô gái tình cờ thang máy cao ốc, người cùng hội cùng thuyền phá lên cười, nhướn mày: ?oNhư thế có liên quan gì tới tình yêu không??. ?oĐi thang máy và mất ngủ ư?? ?" Tôi lúng túng. Ninh không trả lời, lật báo xem những món gốm cổ mới vớt lên từ đáy biển. khuya, lúc tôi gần tới chỗ đứng trên dốc nhìn về chung cư có ô cửa nhà T trắng xanh, Ninh phóng vượt qua phanh gấp, nhìn vào mắt tôi: ?oCậu hãy lập tức nói với cô gái kia những gì cậu nghĩ, hoặc đừng dính líu vào vụ này nữa??. Tôi sợ gì chứ? Không biết! Chỉ rõ ràng tôi không đủ can đảm như người chạy xe rất nhanh xuyên qua bóng tối. Ninh làm những điều mình nghĩ: Bỏ đi khỏi xưởng phim, nhúng tay vào mối vất vả chạy hàng, vẽ gốm, giao dịch? Tức là rời bỏ trạng thái yên ổn để đối diện sự huyên náo và nguy cơ thất bại rình tập. Nhưng cô ta đâu có chìm xuồng. Có lẽ toi cũng nên làm điều gì, thay vì đứng yên và nhìn về ô cửa mỗi khuya.
    Tòa chung cư nhìn gần hơn tôi nghĩ. Những bức tường liên miên thấm ướt bắt đầu lêu rêu ở mấy vết nứt, một con chó chạy rong ngửi những bông hoa dại đọng nước mưa. Tôi hỏi đường lên tầng 2. Người đàn bà giữ xe chung cư có đôi mắt kỳ dị khiế cảm giác nhẹ nhõm tươi tắn mà Ninh truyền cho tôi phai nhạt chút ít. Tôi nhìn lại bó cúc đất xanh lam ban nãy mua, hít một hơi dài. Sau nhiều lần chung chuyến thang máy, nói đủ thứ vu vơ, giờ tôi gom can đảm tìm đến chung cư T. ở. Dãy hành lang đọng nước. Tôi gõ nhẹ cánh cửa người ta chỉ dẫn, bỗng dưng muốn bỏ đi. Tuy nhiên cửa đã mở. Gương mặt Tđã ở đấy như hàng trăm, không, hàng ngàn lần tôi thấy trong tưởng tượng. Cô ngạc nhiên tột độ, rồi cười dịu dàng: ?oVào đi!?. Bên trong căn phòng nhỏ của T mọi thứ toát lên vẻ âm thầm hơi bất an của những món đồ không đúng vị trí của nó. Tôi liếc nhìn quyển sách trên bàn, đó là tựa sách mà tôi có nhắc tới lần đầu gặp T để khỏa lấp sự bối rối. Cô gái mang cà phê trong cái tách nâu, bảo: ?oBuổi chiều uống cà phê thì ngày như dài hơn?? Tôi gật đầu: ?oNghĩa là mình cũng làm thêm được nhiều việc. Tối nào tôi cũng uống nó, nhưng chẳng ngon thế này?. Nụ cười tỏa trên mặt T như sóng thấm lên bờ cát. Tôi nhấp một ngụm đen sánh, tự hỏi vì sao quá lâu tôi trì hoãn tới tìm T, nói với cô về nỗi nhớ nhung, chia sẻ với cô áp lực cũng như niềm vui khi bận rộn suốt ngày vì công việc? Bó cúc tỏa mùi hăng hắc nằm dưới gầm bàn. Ngoài cửa sổ, chiều chất đầy mây sẫm. Những con bồ câu xám tro rời bầu trời xám tro trở về sân thượng. Cô gái đối diện cũng vừa đi làm về, quầng mắt thoáng mỏi mệt như hai mặt hồ sâu thẳm? Một khung cảnh bình than để người ta nói thật những suy nghĩ của mình. Tôi nói nhanh: ?oT này tối nay tôi không ra cửa hàng. Hình như tôi muốn được đưa T đi loanh quanh chơi?. Cô ngẩn lên, tia nhìn tối sẫm: ?oAnh nghĩ như vậy sẽ dễ chịu hơn ư??. Cảm giác choáng váng giống như bạn trồng cây chuối quá lâu rồi biết mình không thể đứng lên được nữa. Tôi nghĩ cô từ chối, đơn giản là T không nghĩ tới tôi như cô nghĩ tới cô, hoặc tệ hơn, tất cả những gì thuộc về tôi khiến cô xa lạ. Cô gái vào bếp mang ra vài quả trứng uộc. Chúng tôi ăn trứng chấm muối, uống cà phê, kiềm chế tâm trạng của mình khỏi sự xao động thất vọng. Tôi chộp vài mẩu chuyện bay vụt qua đầu, nói huyên thuyên. T nghe nhưng nhìn đâu đâu, tháo giấy báo bọc hoa cúc, cảm ơn tôi đã nhắc cô bây giờ sang đông, cũng có nghĩa là cô ra trường đi làm gần một năm rồi? Những căn hộ chung quanh bắt đầu cuộc sống buổi tối. Trẻ con la hét. Tiếng bếp núc. Âm thanh của những tập phim Hàn Quốc. Chúng tôi đứng nán bên cửa sổ nhìn qua TV đã dựng nên trong tôi ao ước vô hình về tình yêu, về cuộc sống tươi màu và hạnh phúc như thế? Nhưng sao khi tôi đem nó ra thử nghiệm, T đã thoái thác? Tôi chỉ cho T một nhân vật nữ làm việc cật lực, cáu bẳn, bảo giống Ninh, người cùng hội cùng thuyền với tôi bao nhiêu năm qua. Thình lình T ngoảnh sát mặt tôi, giọng như hởi thở nhẹ: ?oCô Ninh ấy hay lắm. Còn tôi, chỉ là thứ xúc cảm thoáng qua thôi. Như một bộ phim người ta có thể cười to hay khóc to vì nó, nhưng rồi phim hết, người ta ra khỏi rạp và chẳng có gì quan trọng nữa??. Tôi lục điếu thuốc nhàu trong túi. Thế đấy, tôi đã nghĩ mình sẽ không đụng vào thuốc vì T làm văn phòng cô không chịu nổi nó. Tuy nhiên mọi việc đã khác. Tôi nhìn điếu thuốc như quan sát một vật lạ rồi thả nó rơi xuống sân cỏ.
    Phải khá lâu sau buổi chiều kỳ quặc trên tôi mới thu xếp ổn thỏa với cảm giác trống rỗng và sự cô độc không rõ tên. Ninh là người bạn khôn ngoan. Cô ta không tò mò, không bày tỏ cảm tưởng, không vì ở một lẽ nào đấy, chúng tôi thân nhau tới mức không thể mở lời an ủi nhau được. Tôi thôi uông cà phê bởi chẳng cần nó, cũng đủ thấy một ngày dài. Ninh lấy cá bình thủy về nhà, đổ đầy cà phê nhưng pha thêm sữa và cả hai dùng uống khi tối muộn. Tôi ghét sữa. Cô ta ghét thứ nước đen kịt. Một sự trung hòa cũng được. Mưa nhiều, nhất là các buổi chiều. Khách tới cửa hàng ít. Hai đứa chung tiền mua một cái TV nhỏ và ngồi trong góc hiệu xem tất cả các game show, nghe các chương trình ca nhạc cười vui vẻ. Phim Hàn Quốc cũng hấp dẫ. Ninh theo dõi chúng với vẻ ngờ vực. Tôi hơi xấu hổ nhớ lại đã có lúc hình dung tình yêu sẽ mọc lên trong khung cảnh lãng mạn như vậy. Tình yêu, suy cho cùng, cũng chỉ là một mẩu ghép nhỏ trong cuộc sống. Và người ta không thể rập vài khuôn mẫu, dù hoàn hảo và lãng mạn? Mọi việc lại chảy đi với nhịp độ bình thường. Thỉnh thoảng tôi giáp mặt T trong tòa cao ốc. Cô bước vào thang máy, bấm nút chờ, không nói gì mặc dù vài lần tôi thử nối lại mẩu chuyện về bóng rổ, sách Phan Triều Hải, Kenzaburo và phim Hàn Quốc. Người trông xe chung cư cái chiều hôm đó cho biết T là tình nhân ông chủ cô làm thư ký, cô sống trong căn hộ ông thuê gần một năm nay. Mách bảo ấy từng khiến tôi cay đắng biết bao. Tôi nghĩ giá mà cô ta chọn cách sống khác. Mối tình xông sở giống như ngọn núi lửa tàn lụi và sự quyến rũ đi cùng cũng tắt thở theo, chỉ conc chút thông cảm dịu dàng như vệt tro nhẹ? Ninh tắt TV, bắt đầu ôn ngoại ngữ. Cô ta lúc nào cũng bận rộn và tỏ ra bực bội khi tôi nhàn tản. Thêm một người khách Tây hỏi mua mấy cái cốc Phù Lãng. Tôi gói hàng, bấm thẻ tín dụng, nhẩm tính số tiền thu được trong ngày. Bỗng Ninh gấp sách, nói to: ?oHôm nay kiếm được thế là đủ. Chúng ta đi đâu thôi. Không nên ở trong nhà quá nhiều, nhất là tối không mưa?. Tôi ngạc nhiên, hơi buồn cười. Chúng tôi chạy chung cái xe cũ của Ninh. Mới hơn 9 giờ, đường phố không quá ồn ào. Tôi cho xe đi mãi hít đầy phổi hơi muối bám trên những ngọn gió từ biển lùa về. Cảm giác ra khơi như một cánh buồm đột nhiên trỗi dậy, không lầm lẫn. Tôi nói: ?oNinh này, tụi mình cần làm cái gì tử tế, trước khi thời gian trẻ qua mất??. Cô ta không trả lời, chỉ đặt nhẹ đầu trên vai tôi. Một hơi ấm tưởng như bỏ quên. Một hương vị cà phê gần gũi. Luôn là vậy, hạnh phúc, cảm giác bắt đầu từ những thứ bình thường không ngờ.
    P.H.N
    honghoavi
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thu Phương
    Khi chọn nghề cho mình, tôi thích văn chương chữ nghĩa. Mẹ tôi bảo: ?oRồi mày định mài chữ ra ăn hở con!?. Mẹ muốn tôi vào ĐH Kinh tế. Thôi thì chiều mẹ. Nửa điểm trường thi cũng có khi làm thay đổi cả một số phận. Dở dang việc họ, tôi chọn lối vào đời khác với đa số bạn bè ?" tôi lo kiếm sống trước? bây giờ, ở tuổi? tam thập nhi lập tôi lại đi thi. Đậu thủ khoa rồi lại cắp sách đi học ?" tôi học Đạo diễn Sân khấu, một cái nghề gắn bó sâu sắc với chữ nghĩa văn chương?
    Hình như mẹ tôi nói không sai, tôi không mài chữ ra mà ăn được. Dù tôi vừa ?obon chen? viết văn lẫn cày xới mảnh đất Kịch barn Sân khấu, lại thỉnh thoảng canh tác thêm mảng viết báo. Khởi đi từ những năm tháng khó khăn nhất của đời mình, tôi chỉ có đôi tay trắng và ? hai lá gan. Bắt đầu nghề viết bằng những đoản văn dành cho tuổi mới lớn, tôi đã tận tụy mài chữ để được một điều gì? điều gì đó hơn gấp nhiều ?" nhiều ?" nhiều lần chuyện kiếm sống. Với tôi, tình cảm của độc giả, khán giả là cực kỳ quan trọng?
    Sâm cầm
    Tôi biết loài chim ấy qua câu hát:
    ?oHồ Tây chiều thu? mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ? Bầy Sâm Cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời??.
    Sâm Cầm. Tất cả hiểu biết của tôi chỉ dừng lại ở một cái tên loài chim nghe lạ lạ, hay hay, bay trong nỗi nhớ da diết của người tha hương trở về - lang thang giữa mùa thu Hà Nội ?" miên man ôm lại ký ức những chiều xưa cũ?
    Sâm bảo tôi: ?oĐi phố cùng anh?. Phố vàng nắng chiều. Sâm cười chào bâng quơ với tất cả những cô gái xinh xinh qua đường. Đang đi anh chợt nhớ ra: ?oChờ tí. Anh phải nhắn tin công việc cho Thái?. Thế là anh ôm lấy điện thoại dùng trẻ bên đường, trò chuyện đến? hết thẻ? với cô nàng ở trung tâm nhắn tin, mãi tới khi màn hình báo ?ovui lòng đưa thẻ mới vô?? anh mới chịu ngừng.
    Tôi đổi chân qua lại bên chiếc xe vẫn còn để nổ máy. Ánh nắng chiều hắt qua tóc tôi thành những sợi mỏng manh dát vàng lay lay, mơn man trên má. Sâm trở ra: ?oMình đi thôi em?. ?oỪ đi thôi chiều muộn rồi?. Tí nữa có thể kẹt xe ngay ngã tư. Sâm hình như thích kẹt xe. Anh đoán già đoán non những gương mặt xinh và không xinh sau những chiếc khẩu trang hình tam giác hình thang, hình chữ nhật hình quả xoan khuất hai phần ba đường nét. Mấy bé áo dài trắng mướt mồ hôi sau buổi tan trường, gợi tưởng những đám mây bông nõn trên trời bị nhuốm lấm lem bụi khói đưa lên từ hạ giới. Vạt áo dài tụi nó dính đầy những vệt xe thúc hối. Còn tôi chỉ muốn dúm lại vì những hồi kèn liên hồi ?opin pin? giục giã đinh tai chát chúa. Hình như cả thế giới này luôn gấp gáp?
    Sâm vẫn thản nhiên ?ochấm điểm: ?oDép săng-dan xanh lu-mi-nơ, 8; nón hồng, 8 rưỡi; áo dây cam đỏ, 7; kẹp nơ xanh trắng, chỉ đáng 5 thôi??. Tôi chạm nhẹ vào hông anh: ?oVội tí đi Sâm?. Sâm ngạc nhiên: ?oVì sao??. Tôi đáp: ?oNhư mọi người kìa, trước và sau mình?. Sâm hững hờ ấn cái bánh xe trước vào khoảng hở trên đường mà chiếc taxi vửa để lại càu nhàu: ?oKhuât hai cô bé chạy mô ?" tô, không biết đẹp xấu thế nào??. Tôi nói: ?oKế bên một ?oem? nữa đấy?. Giọng tôi hờn giận nhưng Sâm không để ý, quay qua bà mệnh phụ trang điểm cầu kỳ cưỡi Attila đang cách đó mấy chiếc xe. Dòm ngó, rồi quay lại nhăn răng cười với tôi: ?oÂm mười?. Tôi ghét: ?oRõ ?~dơ?T?. Sâm trả số rồi kéo ga ?oủn ỉn? như nóng lòng muốn bay qua chiếc tãi đỏ chót để đuổi theo cho bằng được hai đứa con gái mặc soọc trắng dáng rất xì-po trên chiếc mô-tô to kềnh ban nãy?
    Tôi lấy giấy ra, viết S-A-M và C-A-M, vẽ một chữ thấp có 4 mũi tên quay vòng theo thứ tự từ trái qua phải: Bạn_Yêu_Thù_Ghét_Lãnh đạm. Hai cái tên giống nhau vần A-M, triệt tiêu, còn lại hai chữ cái khác nhau S và C. Đếm trên chữ thập theo chiều kim đồng hồ. Một, hai. Bạn? Yêu? ?oYêu? ư? Có thật không? Sâm mà yêu tôi! Tỉ lần Sâm nói như thế này: ?oCầm ơi, ?oI? yêu ?oYou? lắm?. Ngôn ngữ của Sâm lộn xộn và đánh đố cũng như con người Sâm, biết đâu rằng tủ lần Sâm nói với cô gái khác: A ơi (hoặc B, C, X, Y,Z gì đó ơi), anh love em lắm.
    Chuyện cũng đương nhiên như việc Sâm đi taxi số 555 và quen ?oem bé? lái xe có cái mũi dọc dừa bằng câu làm quen: ?oXe của em kiêm tiếp thị cho công ty thuốc lá ?~hút thuốc là có hại cho sức khỏe ?" trên toàn thế giới?T đấy à??. Sâm là như vậy đấy, nếu đem cái câu của dân gian vẫn thường dùng để áp dụng thì phải đổi lại là ?obắt cá tỉ tay? mới đúng.
    Nhưng thật lòng tôi yêu Sâm. Anh bảo thế này mà tôi tin: ?oQua đường hết thôi, chỉ có em là ở lại mãi mãi?. Tình yêu có một chiếc khăn màu hồng, nó chỉ là ?ovải thưa? nếu đem ?oche mắt Thánh?, nhưng sẽ là ?ovải dày? nếu đem cho mắt một kẻ đang yêu.
    Kẻ ấy là tôi. Tôi đánh giá tôi quá hoặc đánh giá bọn ?onữ nhi thường tình? kia quá thấp. Để rồi một hôm, một trong số ấy đã đem Sâm ?ocủa tôi? đi ra khỏi đời tôi. Ai có ngờ, kẻ ?oở lại mãi mãi? thành người ra đi, đi qua đường, như tỉ lần Sâm nói với con gái, tỉ lần nói với tôi. Thậm chí có cả thề thốt nữa, thế này đây: ?oNị ơi, ngộ swear? bằng vào trăng sao trên trời??. Trời ơi!
    Lúc đi, Sâm chào tôi thật đơn giản: ?oCầm ơi, ta chia tay nhé!?. Tôi cười giòn: ?oChia thì chia hết, riêng gì tay với chả chân?. Nói năng ngốc nghếch như thế để làm gì? Tỏ ta đây chẳng cần? Dù đang cần quá đỗi. Có trái tim nào không đau, xa một người mà mình yêu. Yêu lần đầu bằng cả tấm chân tình kẻ lần đầu ái tình chập chững ngây ngô, bằng nỗi hy vọng mênh mông dù không cơ sở và nhiều mộng tưởng sẽ không nói ra để người ta khỏi? tiếc. Dù hắn là kẻ thế nòa, dù hắn có trái tim caro tỉ ô vuoong, dù hắn không yêu ta bằng một phần trăm ta yêu hắn?
    Nhưng đâu chỉ có vậy, tôi còn ngốc nghếch thêm tới vài mươi bận nữa. Mất hai ngày năn nỉ để mượn cho bằng được chiếc mô tô của ông anh bà con, tôi ngông nghênh soọc trắng lang thang trên mọi nẻo đường đoán Sâm sẽ qua. Tôi may áo dài trắng lụa cổ cao, mượn xe đạp nhỏ em hì hục đạp tới đạp lui vào những buổi ?otan trườn, tan trường?? dù lòng chẳng còn gì để mà tan thêm nữa. Có lần tôi đã chui cả vào taxi, mắt láo liên dòm ra hai bên hàng phố. Vô tình gặp mệnh phụ phu nhân trang điểm tươi rói đường bệ phóng Attila vụt qua, đương nhiên bà đâu bao giờ ngờ có cái điểm ?oâm mười? chấm giữa lúc kẹt xe của một gã trai tên Sâm nào đó?
    Tôi ngốc nghếch dại khờ, dù biệt tin mà không thể quên và thôi yêu Sâm. Thay vì buồn_giận_ghét. Giá mà còn gặp được Sâm, tôi chỉ ước được nghe Sâm nói: ?oSâm yêu Cầm?. Chẳng cần ?oI?, ?olove?, ?oYou?, ?oNgộ?, ?oNị?, ?oswear?? nào hết.
    Những mũi tên tình yêu trong trò bói chữ ấy đã mách bảo như thế. Không lẽ lại sai? Biết đâu, cái ô caro của tôi trong tim nhỉnh hơn mấy ô khác thì sao!
    Chú tôi ở Hà Nội vào, nói: ?oSâm Cầm là một loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị săn bắt dữ quá, và do đời sống của chúng bị môi sinh ảnh hưởng nặng nề.?. Chao ôi! Loài chim tội nghiệp, chỉ biết vỗ đôi cánh mặt trời ngang chiều thu Hà Nội, nào có biết làm gì hơn để tự bảo vệ mình? Nó chết có giống như? tôi kể một chiều kẹt xe nào đó không?
    Có một cấu chuyện thế này: ?oNgày mải ngày mai, có một tên cong trai trở về bên một cô gái. Hắn điêu tàn rũ rượi sau bao lần tuyên bố những câu ?oyêu? lộn xộn và đánh đố với các cô gái khác. Rũ lòng vào cô bạn chung thủy, hắn noi: ?oCầm ơi, anh hiểu ra rằng: đời anh chỉ cần có em?. Cô gái vênh mặt lên nói một câu mang đầy sự dạy dỗ: ?oBiết thân chưa, đáng kiếp!?. Đám cưới sau đó diễn ra trên taxi-hoa mang số 555, có hai cô bé đi mô-tô, mặc soọc trắng dẫn trước và một đoàn áo dài trắng tinh khôi rạng rỡ xe đạp theo sau??
    Bao giờ đến cái ?ongày mải ngày mai? ấy, nhất định tôi sẽ gởi thiệp hồng cho bạn. Cô dâu mời ai là chủ hôn bạn biết không, chính là bà mệnh phụ nghiêm trang rạng rỡ cưới Attila đấy.
    Nhưng làm thế nào gặp được Sâm để hỏi anh rằng: Sâm ơi, bao giờ cho đến ?ongày mai?? Vội lên Sâm, có tìm tôi không thì nói
    N.T.P.
    honghoavi
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Làng bè
    Bè nhà tôi neo gần bè nhà hắn. Mùa này cha neo ở gần bờ, bắc cây cầu ván cho chúng tôi leo lên leo xuống. Nhà hắn cũng vậy. Từ nhà tôi sang nhà hắn, cũng bắc bằng tấm ván để tiện đi qua đi lại. Con sông bình yên chảy ở giữa, sóng lăn tăn vỗ ì oạp vào mạn bè.
    Bếp nhà hoắn xoay mặt vô bếp nhà tôi. Vì vậy, hầu như cả ngày tôi và hắn chạm mặt nhau. Tôi ôm rau muống lên bằm, thấy hắn đang trộn cám, lúc tôi nhóm lò, thấy hắn phơi mồi để nguội cho cá ăn rào rào bên ấy. Thấy qua thấy lại cả ngày, chuyện bình thường hàng xóm láng giềng đó thôi!
    Đùng một cái, tôi thi đậu vào lớp mười. Đùng một cái nữa, trường quy định mặt áo dài. Có điều áo dài trắng với quần đen, xứ quê mà. Nhưng bấy nhiêu cũng đủ cho hắn nhìn tôi khang khác. Còn tôi thì từ đó không dám cho hắn thấy tôi ngó hắn. Nhằm lúc hắn không để ý, tôi quan sát, và nhận ra coi bộ hắn là lạ hẳn, cũng ra dáng học sinh trung học lắm. Không hiểu là tại sao!? (Hình như do giọng hắn bị ?obể? đổi ồm ồm? Hay do mém hắn tự nhiên mọc lun phún? râu? Hay do hắn vuốt nước tóc chải láng o kiểu đầu hai mái.)
    Về nhà thì vẫn như xưa, hắn ở trần, hùng hục phụ cha mẹ và mấy ông anh. Còn tôi cũng lo phụ gia đình săn sóc mấy lũ cá. Vậy nhưng cười với nhau ngượng ngùng sao đâu. Không như trước. Dù hai cái vè của hai nhà chăng xa ra hay gần lại thêm chút nào. Thằng Mẫn ròm trong lớp rêu rao ì xèo lên rằng hắn tuyên bố với đám con trai là hắn mà có bạn gái thì hắn săn sóc tỉ mỉ như săn sóc con cá basa. Trời ơi, mới tí toe lên lớp mười mà đã bày đặt ?onếu có bạn gái?? này nọ. Kể ra hắn so sánh cũng hay. Làm nghề nuôi, bất kể mình chăn nuôi con gì cũng phải lo săn sóc con ấy hết lòng mới có kết quả. Nghề bè ăn trên cá, ngủ trên cá, sống với cá. Những lúc cho chúng ăn, cá lúc nhúc lao len há miệng chen chúc đớp mồi, càng ngày chúng ăn càng mạnh và lớn lên thấy rõ. Đêm nằm nghe các quẫy sùng sục, cá và người thân thiết đến mức thò tay xuống giỡn đụng từng con cá trong bè còn được, người nuôi thuộc tánh ý từng con. Cứ thế từng mùa bả tám tháng trời ròng rã, con cá nhỏ chút xíu như đầu tăm hồi nào thay da đổi thịt lớn lên bằng ba ngón tay, bằng cườm tay, rồi bằng bắp chân? Cá ăn mạnh, cá khỏe, đó là nỗi lo toan của người. Trong lớp tôi dân làng bè cũng nhiều, con Hoa cũng vậy, nghe được câu hắn nói nó trề môi: ?oBạn gái mà đem ví với cá basa, bộ tính vỗ béo cho đủ ký đủ lượng để đem lóc thịt xuất khẩu hả?. Nghĩ con nhỏ chanh chua nói năng cũng đúng. Đêm ấy tôi nằm chiêm bao thấy tôi bị hắn thả xuống dưới bè chung với lũ cá, cá quẫy đùng đùng kinh hồn. Sáng mai tỉnh dậy, chị Hai tôi la: ?oMớ gì đêm đạp dữ, bộ gặp ma sao??. Tôi đỏ mặt, tự nhiên lại tưởng mình là bạn gái của hắn, chiêm bao gì mà kỳ!
    Hôm đó xe đạp của tôi bị hư bất ngờ, trễ giờ đi học tới nơi. Chưa biết tính sao thì hắn rà xe lại, tỉnh queo đòi chở giùm. Tôi ngại vô cùng nhưng kẹt quá đành chịu. Xe tôi hắn dắt đem gởi nhờ quán chị Ba nước mía gần đó. Bữa đó tới giờ ra chơi. Mẫn ròm bảo với hắn thật lơn như cố tình cho tôi nghe: ?oBộ mày túm được con cá basa của mày rồi đó hả??. Còn con Hoa, nó nháy mắt với tôi: ?oHạ à. Chịu ông đó đi, bà ốm quá, để ổng nuôi mới mập lên được??. Suốt mấy năm cấp ba chết danh, cả lớp gọi tôi là ?ocon cá basa" của hắn.
    Từ sau bữa đó, tôi cố gắng giữ xe thiệt ngon để khỏi bao bao giờ phải mượn hắn hở nữa. Nhưng như mắc xui, liên tục cái xe thấy ghét cứ đổ chứng, hết bệnh này lại tật nọ. có bữa nó không hư thì tôi lại vô ý để tà áo dài cuốn ô sên, dở khóc dở cười. Ngộ là ở chỗ, lúc nào hắn cũng xuất hiện kịp thời để gỡ bí cho tôi. Cứ như hắn luôn theo dõi tôi vậy, cứ như hắn là hiệp sĩ trong mấy truyện cổ tích đi cứu công chúa?
    Ở nhà, hắn hay lân la kiếm cớ sang bên bè nhà tôi hỏi han mượn này mượn nọ: Khi là cuốn tập, hồi là cây viết, lúc là câu hỏi ôn kiểm tra một tiết.. Cuối cùng chẳng còn gì để mượn hay để hỏi, hắn rủ tôi học chung. Hắn học giỏi, tôi học làng nhàng. Học chung hắn được ích lợi gì đâu! Cha mẹ tôi thấy vậy thì ưng bụng lắm, biểu chị Hai và mấy đứa em chừa cho tôi một tiếng đồng hồ buổi chiều không phải làm gì để tập trung học bài. Hắn biết điều, ngoài việc kèm tôi học làm việc nhà mình xong rảnh giờ nào hắn lại qua bên nhà tôi phụ việc. Con trai sông nước, cần cù, mười sáu tuổi mà coi bộ hắn người lớn tới nơi rồi, vạm vỡ khỏe mạnh ra dáng, nước da nâu rám nắng ngời ngời. Những buổi chiều rảnh rang hắn thường lội (hắn lội giỏi lắm) qua bên kia sông hái cho tôi mấy nhánh bông tím mọc lẫn trong vạt cỏ cao, bông không tên, hắn bảo tùy tôi chọn tên gì hay hay dễ nhớ, chỉ hai đứa biết. Tôi mân mê nhánh bông, hắn khá môn văn tôi dốt, biết đặt tên gì đây. Sao hắn không đặt luôn, rồi biểu tôi cứ vậy mà gọi, bày đặt chi?
    Tối hôm đó, cha bảo chắc phải dời bè về nơi ngã ba sông. Nước ở đây không còn đủ độ trong, cá không đủ không khí để thở. Đêm đó, tôi nằm hoài không ngủ được, xa hắn tôi thấy buồn, khong biết hắn có ngại mỏi chân ?" à quên, mỏi tay bơi ?" mà không chịu đi thăm tôi hay không. Sáng ra, mới hay bè nhà hắn cũng một lượt dời đi. Tự nhiên, tôi nhìn hắn, thấy mắt cay cay. Còn hắn chẳng biết nghĩ gì nhoẻn miệng cười. Đến nơi mới, chúng tôi vẫn lại là láng giềng. Vẫn một tấm ván bắc qua hai bè, vẫn dòng sông bên dưới sóng vỗ lăn tăn ì oạp hiền hòa, vẫn thấy qua thấy lại cả ngày? Nhưng không hiểu, tôi và hắn chơi với nhau thân vậy, tôi đã phải là bạn gái của hắn hay chưa?
    Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi suy nghĩ bâng khuâng vì điều đó, không ngờ một bữa kia, tôi bắt gặp trong vở tôi một lá thư. Chữ hắn. Nét ngay ngắn, thẳng và dài. Chữ con trai gì mà đẹp. hắn viết như vầy: ?oHạ ơi. Hạ có bằng lòng là bạn gái của tôi không??. Hỏi gì mà kỳ, giống như hỏi cá basa có phải là cá không, hỏi vậy làm sao tôi trả lời được, hở trời!
    N.T.P
    honghoavi
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    post bậy... nên xoá...
    bà con thông cảm...
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 08/09/2004
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Thuần
    Văn chương đến với tôi nhiều cái chỉ tưởng chừng? tưởng chỉ viết cho một mình mình, tưởng mình có nhiều lựa chọn khác hơn, tưởng chừng vẩn vơ một chút rồi thôi.
    Văn chương đem đến cho tôi nhiều quyền hạn, chẳng hạn quyền ?oăn cắp? cuộc đời người khác làm của riêng mình một cách rất ư là hài lòng, quyền được hóa thân, có thể hóa thành mùa thu, thành một cái cửa sổ? mà không thấy gì là kệch cỡm. Và nhiều quyền hạn khác?
    Nhưng văn chương cũng cho tôi một giới hạn, cho tôi thấy mình có nhiều giới hạn, và đó chính là nhược điểm của tôi.
    Mùa thu trên ngón tay.
    Trong buôi dã ngoại miền biển họp mặt đầu năm học, Hạnh đã kể về một vở kịch trong đó cô vừa là tác giả, đạo diễn lẫn diễn viên chính: Một cô gái xinh đẹp được các chàng trai trong lớp cảm mến. Trong các chàng trai lại có mọt chàng trai cảm mến nhiều hơn cả, có biệt tài đan nhẫn cỏ và đính lên nó những bông hoa tuyệt đẹp như những viên kim cương. Anh nhút nhát nhưng là kẻ biết trân trọng những tình cảm vu vơ của tuổi học trò. Những người bạn trai biết được nên tạo cơ hội bằng cách bảo cô bé nhắm mắt lại và anh đeo chiếc nhẫn cỏ vào tay cô. Trò chơi này cứ diễn đi diễn lại nhiều lần cho đến khi cô bước vào đại học mới giật mình tự hỏi ai đã đeo cho cô chiếc nhẫn tuyệt đẹp đó. Cô giật mình cũng phải thôi, cơ hội để có những chiếc nhẫn đã không còn. Trong liên hoan chia tay cuối năm, cô rụt rè hỏi mọi người về người bạn cô đã đối xử một cách vô tình. Đổi lại, cô nhận được một câu hỏi tại sao cô không hé măt? Khi tặng nhẫn cỏ, tác gải của nó mong cô hé mắt biết bao nhiêu. Vở kịch đã đóng lại trong sự tiếc nuối vô hạn?
    Cả lớp vỗ tay tán thưởng và đồng lòng bình bầu người kể chuyện duyên dáng nhất là Hạnh. Thằng Toàn nói: ?oChúa ơi! Tại sao hồi giờ tôi không tặng cho Hạnh một món quà như vậy nhỉ??. Chúng tôi cười ồ lên. Con Hoa nói: ?oTao nghĩ cái thằng nhút nhát kia hơi dù lần. Nếu tao là nó, tao sẽ banh mắt con nhỏ kia ra. Tao còn? móc mắt nó ra nữa là khác?. ?oNhưng nếu thế hết chuyện còn gì? - một người lên tiếng ?" ?oCậu phải nhớ trong tình yêu phải có cao trào, thế mới đẹp, thế mới đáng yêu, nhưng nếu con nhỏ kia? mở mắt ra thì sao nhỉ??. ?oEo ôi? - bọn con gái hét lớn ?" ?oChúng nó sẽ yêu nhau mất. Còn gì tuổi học trò?. ?oTao kịch liệt phản đối chuyện mở mắt?. ?oTao cũng vậy!?. Cuối cùng chúng tôi đi đến kết luận nhắm mắt là hợp lý hơn cả. Khi nhắm mắt chúng ta vẫn giữ được tình bạn cao cả và trong sáng.
    Chiều quét nhẹ trên mặt biển một nét son dài. Mọi người tụm năm tụm ba thành từng nhóm riêng ngắm mặt trừi lặn. Thằng Toàn ôm đàn hát, lâu lâu ngả sang giọng Lam Trường, lâu lâu ?ođộn? thêm giọng chị Phương Thanh nghe thật kỳ quái. Ngồi mãi một hồi cuồng chân, tôi đi dọc theo biển, sóng vỗ cồn cào vào chân. Hạnh chạy theo, giọng nói trong vắt và âm ấm: ?oChờ Hạnh với!?. Tôi định nói tại sao Hạnh lại kể câu chuyện đó, có phải Hạnh muốn tất cả chúng tôi cần phải nhắm mắt lại? Nhưng cuối cùng tôi chỉ nói một câu quá ư? lãng mạn: ?oBiển đẹp quá!?. Đi dạo trên bờ biển, Hạnh tiết lộ cho tôi biết người chị của cô chính là cô gái vô tình trong vở kịch. Hạn dựa vào đó, viết nên: ?oNhưng đó không phải là sự thật - Hạnh nói - Chị ấy luôn biết ai đã tặng quà cho mình?. ?oThật à? Chuyện đó xảy ra như thế nào??. ?oCái anh chàng đó? Hạnh vẫn còn nhớ. Anh ta đến nhà hai lần, lần nào dến cũng ngồi yên rồi về. Hết trung học, anh đăng ký đi bộ đội, sang Campuchia?. ?oThế anh ấy có biết, chị Hạnh biết anh ta không??. ?oCũng không biết nữa. Có lẽ anh ta không hay chuyện này. Hôm đi, anh ta có tặng chị Hạn quyển sổ, dặn nhớ viết thư. Nhưng rồi anh ta bặt tin. Rồi giấy báo tử gởi về nhà. Hồi đó Hạnh còn nhỏ. Hạnh chỉ nhớ anh ta có một đôi mắt sáng, trán cao và tất cả con người anh ta toát lên vẻ hiền hậu. Bốn năm sau người ta mới hay tin anh ta còn sống và trở về nhà. Anh bị một vết thương nặng trên trán. Anh không còn biết gì về mình. Một đơn vị đã nhặt được anh ở cánh rừng??. ?oAnh mất trí à??. ?oCũng gần như vậy. Những năm tháng sau này, anh vẫn ngồi đan những chiếc nhẫn cỏ nhưng hoàn toàn không nhận ra người ngày xưa anh từng trao tặng?
    Mặt trời lặn. Chúng tôi quay về trại. Thằng Toàn đang hát một bài buồn và mọi người ngồi im nghe. Tự dưng tôi thấy một nỗi sợ hãi lạ lùng khi nhìn những người trẻ tuổi im lặng, như thể sự im lặng không dành cho họ. Những giây phút như vậy như có một lứa tuổi khác đang nằm bên dưới khuôn mặt đó, cử chỉ đó. Họ đang suy nghĩ về điều gì? Chỉ còn năm nay, chúng tôi sẽ ra trường, mỗi người sẽ là một thế giới riêng cho mình. Tức là chúng tôi sẽ làm những phép cộng. Tôi cộng cuộc sống vào đời tôi, một đời sống thực thụ chứ không thơ mộng ở giảng đường. Đồng thời, tôi cũng làm những phép trừ. Tôi trừ thằng Toàn vì nó về Hà Nội. Tôi trừ con bé Lam vì nó về Đắc Lắc. Tôi trừ thằng Tí, thằng Dũng vì tụi nó về Cần Thơ. Tôi trừ hết, chỉ còn mình tôi ở lại Sài Gòn. Những cuộc gắp gỡ cộng và trừ đã để lại trong tôi những nỗi buồn quay quắt. Thằng Toàn lại hát: ?oTôi như con kiến xanh đang trên giậu bìm leo một hôm hỏi giếng sâu bầu trời thế nào. Tôi như giấc mơ riêng lạc vào cơn gió hỏi đường về trên nếp mắt. Thế nào là một ngày thức dây?? Bây giờ là mùa đông rồi nên thu sau đứng đợi trong lớp vỏ rêu kho. Bây giờ là mùa thu rồi??. Thằng Hoàng la lên: ?oThôi đừng hát nữa, tao sợ cái kiểu như vầy lắm!?. Rồi như lỡ lời, nó bỏ ra biển. Đôi vai to rộng của một người lớn lên từ vườn ruộng nhô lên trên đốm sáng sót lại từ bàu trời lù mù. Không ai nói gì, tôi lặng lẽ đi theo nó. Dọc theo mép nước, thằng Hoàng hai chân thả xuôi, hai tay chống ra sau như một xác chết trôi. Tôi ngồi xuống bên cạnh nó và im lặng. Tôi chờ nó nói trước nhưng cuối cùng tôi phải lên tiếng: ?oSao vậy??. ?oChẳng sao cả!?. ?oThế sao mày gắt gỏng??. ?oThế mày bảo tao phải làm thế nào? Chẳng có gì vui. Ngày mai tao về quê?. ?oTao không hiểu. Mày nói lại coi!?. ?oTao bỏ học?. ?oLà sao??. ?oVẫn là tiền thôi. Tao rất tiếc, nhưng hết cách rồi. Nhà tao ở quê đã cạn tiền. Hôm nay tao vào đây là để chia tay lớp mình. Nhưng đừng ch ai biết trước khi tao đi. Tao sợ những cuộc chia tay bịn rịn, phiền lắm?. ?oTao biết lòng mày hơi yếu nhưng chẳng sao ?" tôi nói ?" khóc một lần cũng chẳng chết, không ai có nhiều chuyện buồn để mà khóc hoài?. ?oThôi! Không cần đâu. Khi tao đi, mày nói với nhỏ Hạnh, tao giống cái thằng trong vở kịch đó? - Giọng Hoàng nhỏ hẳn.
    ?oMùa thu đã vắt kiệt trong tôi bằng tiếng ve cuối. Bằng những cơn gió mà tôi không hiểu từ đâu thổi. Bằng cái nắm tay vội vã trong từng ngón tay. Và thằng cái nhìn sau lưng ấm áp??. Tôi không ngủ được, trở dậy bảo thằng Toàn: ?oMày ngưng hát được không! Tự dung tao thấy ngột ngạt quá. Cả buồn nữa. Chắc tại chuyện thằng Hoàng. Ngày mai nó về cuốc đất rồi kìa. Nó bỏ học, hiểu chưa??
    Tôi và thằng Toàn bỗng dưng lặng phắc. Trong bóng tối, thằng Hoàng khóc. Đầu tiên tôi không nhận ra điều này. Sau, vai nó run dần bên cánh tay của tôi từng đợt khẽ khẽ, nhỏ nhỏ, ngượng ngập. Nó nghiêng người sang hướng khác để khỏi chạm vào tôi. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh của nó trong bóng tôi. Một thằng sinh viên vạm vỡ. khỏe mạnh, mặt ngầu, tính bộc trực mà cũng có thể khóc. Tôi lại hình dung điều nó khóc rồi tự bào chừa. Quê nó ruộng đất thênh thang, chỉ thiếu người làm. Nó chỉ cần làm tốt một đám ruộng là đủ nuôi mẹ, chỉ cần làm tốt thêm một đám nửa thì đủ nuôi vợ, thêm một đám nữa nuôi con. Thế là sống nhàn, sống khỏe. Khóc làm quái gì! Tôi nghĩ miên man rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Biển đêm sóng vỗ thật dữ dội, nó gào thét từ phía mạn Bắc như cái loa phóng thanh. Hơi nước phả vào trong lều lạnh ngắt khiến tôi giật mình thức dậy. Ai bảo trong mơ không có tiếng sóng. Sóng phủ người tôi như một mẻ lưới ngon, từ đầu đến chân người tôi vẩy trắng. Đã 3 giờ sáng. Tôi chồm dậy. Thằng Hoàng đã biến mất. Chỗ nằm vẫn còn ấm chứng tỏ nó vừa ra đi ?" một cuộc ra đi sớm để tránh cái nhìn bịn rịn của bạn bè, để tránh một nỗi buồn dễ chạm phải. Tôi vụt chạy ra biển. Biển vắng tanh. Tôi chưa kịp khuyên Hoàng điều gì, thật vô tâm! Những giọt nước mắt trong đêm của nó khiến tôi ân hận. Dọc theo bờ biển, tôi đi miết, vừa đi vừa nghĩ ngợi vừa nghe tiếng sóng. 5 giờ sáng, tôi mới gặp Hoàng nằm vắt vẻo bên bờ cát và ngủ. Tôi ngồi bên đó im lặng ngắm mặt trời mọc, bàng hoàng vì một dáng vẻ thanh bình. Ánh sáng mới sinh trên mặt biển yếu ớt như những sợi tơ lấp lóa đỏ hồng. Thằng Hoàng cựa mình ngồi dậy. Nó nói: ?oMọi người về hết rồi à??. ?oKhông tụi nó còn đang ngủ mơ. Tao thức vì cứ bị ?oám ảnh? bởi ai đó len lén bỏ đi khi mọi người đang ngủ. Ra đi? mãi mãi! Thật là tiểu thuyết! Cuối năm nay, nhất định phải bắt nhỏ Hạnh dựng vở kịch bi đát, thêm vào chi tiết ?ora đi? này?. ?oMày chưa nói với Hạnh chuyện tao về quê chứ??. ?oTất nhiên là chưa. Vẫn trong vòng bí mật. Nhưng tao tiết lộ cho mày một điều, vở kịch hoàn toàn không phải như vậy?. ?oNghĩa là???. ?o Cô gái vẫn nhắm mắt. Nhưng điều đó không có nghĩa là cô không biết ai đã đặt chiếc nhẫn cỏ vào tay cô. Trong tâm hồn mỗi con người đều có một con mắt. Chúng mở suốt ngày đêm và âm thầm thông báo những tình cảm phát sóng âm thầm??. Thằng Hoàng đứng dây: ?oThôi đừng nói lung tung. Tụi mình về đi!?. ?oVề đâu??. ?oVề chỗ trại, chứ về đâu??. ?oLàm gì?? ?" Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. ?oChăng làm gì cả. Tao chỉ ngồi chờ nhỏ Hạnh ngủ dậy, vậy thôi?. ?oRồi mày sẽ nói gì? Chẳng lẽ bảo đây, kem đánh răng đây, bàn chải đây, em hãy đánh răng đi! Đánh răng xong chúng mình sẽ nói chuyện ?obóng gió?. ?oVớ vẩn! Về !? ?" Hoàng bỏ đi trước.
    Những sợi tơ mày hồng trên biển không còn nữa. Chúng trở nên rực rỡ và lém lỉnh. Ước muốn chờ nàng dậy đã không thực hiện vì mọi người đã dậy rồi. Khuôn mặt Hoàng có vẻ hồng hào. Nó phụ chúng tôi thu dọn lên đường trở về thành phố. Chẳng có cuộc chia tay lâm ly nào xảy ra. Cũng chẳng có chiếc nhẫn nào được trao. Không phải tương lai chỉ có một con đường nên cũng chẳng cần nhỏ giọt nước mắt nào cho một lộ trình ngoài dự định. Tôi nói lúc chia tay Hoàng: ?oMày sẽ quay lại trường??. ?oTao sẽ quay lại ?" Hoàng nói ?" Nhất định phải học?. ?oMày còn cả một ?otương lai? rực rỡ đang học trong lớp nữa đó? ?" tôi dặn thêm. ?oỪ tao biết ?" Hoàng ghé tai tôi ?" hy vọng nó đừng mở mắt. Nếu nó mơ mắt, tao không biết phải làm gì??. ?oThì lúc đó mày? nhắm mắt lại!?. Hoàng phá lên cười: ?o*******! Nhưng tao thích nó nhắm mắt kìa. Khi nhắm mắt, nhìn ?ođê mê điên dại? lắm.
    Chúng tôi lên xe về thành phố, về với trường đại học. Thiếu thằng Hoàng. Nhưng nó sẽ trở lên. Toàn ôm đàn hát: ?oĐể cụ thể bầu trời, những đám mấy mọc ra từ phía cuối. Để cụ thể con đường, những hàng cây xanh ngắt mới chen. Để cụ thể yêu em, ta không cần phải làm gì nhọc sức hơn một vì sao. Thở dài và chớp tắt. Để cụ thể hôm nay; tôi đạp xe suốt những ngày dài cùng mơ mộng thầm kín. Tôi tạm hiểu một ngày như những vòm cây vừa chia đôi. Nửa cho tôi và nửa cho những niềm hy vọng??.
    (9-2001)
    N.N.T
    honghoavi

Chia sẻ trang này