1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn "Mùa thu trên ngón tay"

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi honghoavi, 14/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng đêm trong cồn cát.
    Huyện nghèo. Trẻ con nhếch nhác. Người lớn oằn lưng dưới gánh thóc tươi. Mùa hè nắng cháy, không nói gì. Mùa đông vẫn nắng, khô, lạnh và gió. Cứ một mùa gió cát dời lên đồi như từng mảng da lưng bị bóc lớp. Cát không chảy xuôi, ai bảo thế là sai, cát chảy ngược. Qua mùa gió, đàn mà moi cát ra khỏi nhà như xua đuổi lũ ma tà ám chướng. Đàn ông gánh lúa bên kia đồi về bóng đổ dưới chân một khoảnh sâu sâu như lún dưới lớp cát mặt. Bóng đổ nhưng không mát là vậy. Nhưng dù sao, ngoài bóng mình chẳng có nơi nào mát bằng trong trùng trùng ngút trắng này.
    Huyện nghèo nhưng không nghèo nghĩa tình , cấp cho cái giường tre, một cái gối và chẳng cần mền. Ở đây, ngày và đêm hầm hập. Một con gà lơ đễnh có thể cháy thui như được vùi trong tro nóng; huyện lại ?ocấp thêm? cô Hai, ngày ngày gánh cho một ?ocặp? nước. Thầy giáo mà! Ở đây cần và quý lắm. Chả ma nào về. Kẻ liều, về được dăm hôm, biến toi. Thử thách lòng kiên nhẫn bằng cái nắng, là vậy. Thôi thì hy vọng, vài ba tháng thầy mới nản chí, cũng tốt rồi. Trẻ con học vài ba chữ cho mát cái thân, cũng là cách trốn nắng.
    Tôi ở hai ngày thì rộp da. Mặt mốc trắng bạch tạng. Cô Hai cho cái khăn, quàng lên như thiếu nữ. Ráng đi thầy! Câu nói đó được nói đi nói lại với nhiều người khác, trước tôi. Và bây giờ lại nói tiếp. Trẻ con ở đâym học mười biết một. Vẫn chưa đủ, học vài ba tháng thì quên nốt. Nhìn đâu đâu cũng thấy cát, không thấy chữ. Đêm sâu trên đồi lại có gió, mà cứ ngỡ như cát trôi dưới chân mình. Căn nhà ọp ẹp thở hắt phả cái mồm lửa qua một ngày nắng nóng sói cứ hầm hập nóng. Trẻ con ngồi hai hàng, dã là ký công vận động đến gãy lưỡi. Học đi, ráng học cho mát thân. Cô Hai đêm nào cũng nhai nhải cái điệu ru buồn vào tai lũ trẻ, cái điệu ru mà cô chả khi nào ru được mình. Cô thất học, nếu học được thì cũng đã mát cái thân rồi. Nhưng đêm nào khi bọn trẻ tụ họp, cô cũng lõm bõm ê a theo để làm gương. Cô thì gương gì, chỉ là ráng khuyến khích cho chúng khỏi buồn ngủ, cháu đừng cười. Chẳng ai cười cô. Tuổi hai mươi, tôi tưởng mình lớn hóa ra dễ xúc động những chuyện như vậy. Cứ mui mủi trong lòng. Đêm không ngủ được vì nửa thương ở đây vì nửa nhớ nhà. Ở quê xa, giờ này mẹ tôi đang ngồi dưới ánh đèn dáng dịu đọc tiểu thuyết châu Phi. Rồi mẹ chua xót, ôi cái miền đất sao mà cằn khô đến vậy!
    Lèo tèo dăm hôm đầu rồi lớp học cũng đông dần. Ông chủ tịch xã phát cho cái roi, nói đứa nào lì, thầy cứ đánh thẳng tay cho tôi. Đừng ngại ngần gì cả! Đánh mạnh thì chúng mới nhớ, cơ hội mở mang trí tuệ ở cái vùng này không nhiều đâu. Cái roi được treo lên như một thứ quyền lực tri của thức. Sĩ số lớp lên đến con số 29 thì dừng lại. Thằng bé số 29 mắt đen tròn và cứng đầu. Vậy mà, đêm nào cũng thế, cứ trần truồng trùng trục ngủ khoanh một khoanh một dưới cánh tay tôi. Con chẳng thích về nhà, ở với thầy thích hơn. Bà mẹ không la một tiếng, còn rối rít cảm ơn, vừa cảm ơn thầy, vừa cảm ơn con mình. Giỏi lắm! Biết quý thầy thì sẽ biết quý chữ. Chẳng mấy chốc mày sẽ làm ống giáo về dạy lại cái làng này. Xã sẽ làm cho mày một cái roi, oách nhé! Nghe vui vui. Bài học đầu tiên cho lũ trẻ là mỗi đứa tự kể về mẹ. Chẳng có giáo án nào soạn thế nhưng ngẫu hứng thì cứ việc làm. Thầy mà! Thầy là cha, mẹ, tiên, Phật? như lời cô Hai. Cả lớp kể xong chỉ có một thằng lầm lũi nhất định không nói. Hâm he hầm hè, cuối cùng nó mở miệng: Con không có mẹ! Bố kể mẹ con mặt hiền, tóc dì mướt. Mẹ con gánh nước giỏi lắm! Đứng bóng, đi một mạch qua đồi cát ông Chín không nóng chân. Tôi lạnh mình vì ý nghĩ vừa tra tấn thằng bé bằng một đòn quan tâm đê tiện. Cuối buổi học, thằng bé đứng khóc ti tỉ vì bị lũ bạn ghẹo cái trò ?omẹ con gánh nước giỏi lắm?. Ở đây, đàn bà nào cũng thạo chuyện đó, không riêng gì mẹ thằng bé. Học được ba hôm, xã chuyển xuống cho thầy cái ghế có chỗ dựa, ngồi cho êm lưng. Cũng là cách xã quan tâm đến thầy giáo, thầy không nhận, chúng tôi buồn, chúng tôi giận. Vào ra, một tiếng là thầy, hai tiếng là thầy, thật cảm động. Tôi viết thư cho mẹ, mẹ ơi, con chỉ định đi vài tháng gọi là cho vui lúc ra trường rồi về, nhưng bây giờ con muốn về cũng không được. Chẳng đành lòng. Thương lắm. Mẹ thở dài. Chẳng biết tại sao, khi nhận được thư, tôi cú mường tượng ra mẹ đang làm cái việc đó ?" thở dài. Ở đó có nóng như châu Phi không con?
    Đêm, cát dưới chan nhà lướt đi như sóng dậy, như tung hoàng trong cõi không. Thằng bé khó ngủ, đổ mồ hôi hột. Mẹ con nói, gió như vầy là có rồng đi. Rồng không đi trên trời, rồng đi dưới chân, sau một đêm cát gần như lấp nhà ông Bảy dưới chân đồi. Ông là nhà giáo, nhà giáo già. Một đời tung hoành ở chỗ khác, cuối đời nghèo túng về làng, sức yếu, bệnh tật không giúp được gì cho bọn trẻ, uất ức, nhiều mặc cảm. Khi tao chết, cả làng này không được đưa tao đi, cứ bỏ tao ở đây cho cát vùi. Cái lý lẽ đòi được ở chân đồi cát cũng vì vậy. Tôi hay ghé thầy, bóp dầu cho cái chân già. Giá tao đừng có cái chân này thì không có gì cuốn tao đi được. Thầy nói, gần như khóc. Tôi im lặng, buồn lắm. Cái làng này nhiều người tài giỏi bỏ đi, không riêng gì thầy.
    Thằng bé khó ngủ, đêm bài ra đọc. Mẹ già như chuối chín cây? câu này tôi dạy riêng lớp, trừ thằng bé mất mẹ. Tôi sợ nó. Tôi sợ mình vô tình gợi lên một nỗi đau bên bờ cát trắng, cái nỗi đau đi qua một lèo không kịp nóng chân, bây giờ thì chẳng nóng được nữa rồi. Một hồi sau, thằng bé ngủ. Miệng há tròn như một chữ O. Tôi băng đường sang nhà thầy Bảy với nỗi lo vu vơ, gió quá, gió thế này không thể yên được rồi. Đến nơi, nhà thầy đông nghẹt người làng. Bên trong, tiếng thầy gào thét điên loạn. Chúng mày thổi đi, thổi nữa đi, thổi như thế không thể chôn sống tao được. Tít tít trên cao, cát mù như bay như mưa từng vốc. Cô Hai bảo tôi, cháu vào nói với thầy Bảy đi, cả làng này, thầy nể cháu nhiều nhất. Tôi lẳng lặng vào nhà, xốc thầy lên vai rồi đi thẳng về làng. Mày thả tao ra! Mày sợ tao chết à? Đáng lý tao phải chết trước khi mày về mới phải!
    Tôi cứ đi. Trên vai tôi một người thầy. Tôi cũng đã từng có rất nhiều người thầy đi qua cuộc đời tôi, nhưng chưa từng có một ai vật vả cho quá khứ xa xưa đến vậy. Tôi còn trẻ, quá khứ của tôi chẳng có gì nhiều, khiến tôi sợ. Tôi sợ một ngày nào đó, một sai phạm nào đó, chính tôi sẽ phải vật vã cho quá khứ của mình mà chẳng hề có một đồi cát nào để chôn. Tôi viết thư về cho mẹ, kể hết. Mẹ khóc, mẹ khóc không phải vì thầy mà vì tôi. Mẹ sợ tôi không bao giờ trở về. Đã hai năm rồi tôi không về và những lời hứa cứ sai dần, cho đến lúc nỗi sợ của mẹ lớn mãi như một đồi cát vô hình lấp kín mẹ.
    Mùa hè tưởng không dứt, cũng trôi qua. Bọn trẻ đọc được sách, còn làm cả tập làm văn tả cảnh. Bài viết cứ nhắc đi nhắc lại một màu cát trắng ngút ngàn; cát đêm rồi cát ngày, cả trong giấc mơ cũng một màu như vậy. Giống như khi tách chúng ra khỏi đụn cát kia, chúng không còn gì. Đây là một đoạn văn lạ, chỉ một mình tôi hiểu: ?oĐêm qua con rồng đã ăn thịt ngôi nhà thầy Bảy, chỉ chừa cái mái nhà. Mẹ em vui mừng bảo, vậy là thầy hết chỗ để về, để chết. Bố em nói, thầy Bảy là người đáng thương. Em sợ thầy lắm. Thầy luôn thách con rồng?.
    Cuối cùng cô Hai cũng học được chữ. Tưởng chỉ làm gương cho lũ nhỏ thế mà thành chuyện. Đêm đêm, cô đọc bài ra rả như trẻ con. Lại còn thách đố: Tụi mày viết được chữ khúc khuỷu không? Chúng cười khúc khích, vừa chụm lưng vừa tranh thủ viết. Chúng viết luôn cả tên bố, tên mẹ, tên tôi. Chúng viết trên đồi cát bằng những con chữ thô mộc. Nhưng tôi ?othề? với chúng rằng, đó là những con chữ đẹp nhất mà tôi được thấy. tôi gởi những bài văn của chúng về cho mẹ xem. Mẹ viết, sao mẹ cứ thấy sợ. Chẳng lẽ một đời người, người ta cứ sống trên những đụn cát như vậy à? Tôi cười xòa rồi quên. Những đêm trăng, tôi cõng thầy Bảy về ngôi nhà cũ của thầy cho thầy xem lại nấm mồ mà thầy định chôn mình. Thấy đứng nhìn rồi bùi ngùi: ?oGiá như cả làng đừng đối xử với tao như vầy tao thấy nhẹ nhàng hơn?.
    Tôi cõng thầy Bảy về. Đêm đó, con rồng cát phủ kín ngôi nhà, sáng ra không tìm thấy vết. Thằng Tí vỗ tay hoan hô, thầy bảy không còn chỗ về nữa rồi.
    Cách một tuần, mẹ lại gửi thư lên. Mẹ nhớ con quá. Con không về thăm mẹ thì mẹ chết. Mẹ tự sát. Mẹ treo cổ. Tôi chỉ cười xòa. Mẹ làm sao chết được. Không có con chữ thì bọn trẻ chết vì dốt nát, chết tron lòng cát này mà không thấy chân trời nào. Mẹ im bặt. Những lá thư sau không thấy dọa treo cổ nữa nhưng giọng văn rên rỉ vẫn còn. Mẹ nhớ con, nhớ lắm! À, thầy Bảy thế nào rồi? Tôi giấu mẹ. Tôi giấu vẻ suy sụp của thầy vào mỗi buổi chiều ngồi bên cửa sổ nhìn về căn nhà cũ. Cát đã lấp hết chưa? Cát lấp thì tao chết, tao mở mắt, tao muốn cái làng này phải nguyền rủa tao kia?
    Tôi không cõng thầy đi nữa. Biết cõng đi đâu khi cái nấm mồ kia đã vùi dưới lòng cát rồi. Vả lại, thầy quá yếu, cái tuỏi 66 đi một bước bằng thở chín bước. Nhìn ngắm nỗi gì?
    Những ngày tháng sau,thầy có vẻ nguôi ngoai. Nhìn cái cách bọn trẻ chụm đầu nghe thầy đọc Lục Vân Tiên thì biết. Mừng thì mừng đó, nhưng lại càng sợ hơn, thầy đã có dấu hiệu lẫn lộn. Đôi lúc, Từ Hải đi thi gặp Kiều Nguyệt Nga. Cô Hai lẳng lặng xuống chợ huyện đặt một cái hòm cho ngày đại sự. Đêm đêm, cả làng kéo đến đông nghẹt. Người ta muốn chứng kiến giây phút chia ly với một người thầy. Cô Hai nói, thôi, thế cũng đủ. Làng này vô phước không gặp thầy lúc còn trẻ thì cuối đời cũng học được vài ba câu Kiều, vài ba câu Lục Vân Tiên, xem như mãn nguyện lắm. Thầy hỏi, căn nhà cũ bị chôn rồi, đúng không? Tôi gật đầu mà nghe như có bão qua tai. Thầy nói, vậy thì thầy cũng sắp chết rồi. Chừng nào thầy chết, nhớ báo thằng Tí đọc cho thầy nghe vài câu Kiều. Đoạn nào cũng được! Ừ, thôi thì bắt đầu từ đoạn: ?o?Chở che đùmg bọc thiếu gì? Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay??
    N.N.T
    honghoavi
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Trần Nhã Thụy.
    ? Không phải là hình dung về một không gian sống mà là hiển hiện trong trí nhớ về một khoảng trời trong sáng mà tôi và những người bạn trẻ ?onhư vừa? trải qua. Vâng! Khoảng trời đó còn trong trí nhớ!?
    Tôi luôn nghĩ tuổi thơ là nền móng của đời người. Nhưng tuổi mới lớn chính là những khởi động ?ocơ bản? để mỗi người theo đuổi hành trình của chính mình. Trong nhiều cảm nhận về đời sống đang chuyển động, thì với tôi cảm nhạn về lứa tuổi mới lớn thường làm tôi hay? mỉm cười.
    Tôi thích thú và cảm động về điều đó. Tôi cầm bút viết cũng chính vì điều đó?
    Nhảy và múa.
    Trong đêm liên hoan văn nghệ chuẩn bị tổng kết cho năm cuối cấp hai tôi có tham gia vào một tiết mục, xuất hiện trên sân khấu như một diễn viên múa. Tôi phải dùng chữ như là, bởi vì tôi vốn là một anh chàng vụn về. Trong trường hợp này, tôi đúng là một khúc củi như lời bình luận cua mấy thằng bạn tôi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, sự có mặt của tôi đã không phá hỏng tiết mục mà có thể nói đã góp phần quyết định cho sự thành công tốt đẹp.
    Tôi không còn nhớ tên của màn múa đó là gì, láng mán đại khái là những ước mơ bay cao. Nhóm múa có sáu diễn viên, chia đều ba cặp nam nữ. Tụi con gái thì không nói làm gì, còn đám con trai, những đứa có yếu tố của sự mềm mại phải nói là khá khan hiếm. Sau khi đã chọn được hai người đủ tiêu chuẩn và rà soát kỹ lưỡng những đối tượng còn lại, cuối cùng người được đề nghị chính là tôi: ?oAnh đã thể hiện như thế nào??. ?oTốt, kết thúc tốt đẹp. Không tin hả? Thôi, cứ để kể tiếp cho nghe?.
    Nhóm múa có ba cặp, trong đó có một cặp múa chính làm trung tâm thu hút khán giả. Ở cặp chính này, nữ diễn viên là một cô bé khá xinh, múa rất lả lướt, bài bản. Diễn viên nam cũng múa phụ họa theo, cuốn theo, bay bổng theo? và cuối cùng điểm gút lại ủa màn trình diễn là anh chàng kia dù có múa may quay cuồng thế nòa thì dúng vào giây lats ấy anh phải bay người tới xoạt chân, quì gối làm bệ phóng cho nàng nhún lên, thót lên, bay lên? Màn múa kết thúc khi các diễn viên đều ở tư thế vương lên. Cả người quì gối cũng ngước nhìn lên.
    Cái khó của màn là ở thời điểm kết thúc ấy, làm sao để cho sự kết hợp giữa hai diễn viên chính đạt đến mức hoàn hảo thậ sự là một bài toán. Qua nhiều lần tập dượt, thử nghiệm cuối cùng, oái ăm thay, người được giao múa cặp với nữ diễn viên chính không ai khác chính là tôi. Chỉ có cái đầu gối của tôi mới đưa được cô bạn nhỏ bay cao lên đúng như trong kịch bản.
    Khi nghe tôi kể chuyện này Tuấn đã không nhịn được cười. Tất nhiên là không phải cười chế nhạo, bởi vì Tuấn đâu có mối bận tâm đến một diễn viên múa tầm cỡ như tôi. Hơn nữa Tuấn là người thích nhảy chứ không thích múa. Tuấn là một trong năm thành viên của nhóm nhảy ?oNăm anh em? đang rất được yêu mến ở thành phố. Nhóm này chuyên nhảy phụ họa cho những buổi trình diễn của mấy ca sĩ trẻ. Khi tôi hỏi sự khác nhau giữa nhảy và múa là gì, thì Tuấn không lý giải được, nhưng Tuấn lại cho biết nhưng cảm giác khó tả khi đang nhảy. Nếu như múa là phải diễn đạt một tình cảm, một ý nghĩ nào đó bằng những động tác cơ bản tay, chân, thì nhảy không như vậy. Nhảy là sự vận động toàn bộ. Nhảy là nhấ, tách thoát đi? là phương cách để thoát khỏi sự ràng buộc. Nhưng nhảy cũng là phương cách đi tìm sự tồn tại những ý nghĩa ngoài những lần chân chạm đất?
    Tôi không phân biệt đâu giữa nhảy và múa, tôi cho nhảy múa chính là một. Nhưng Tuấn thì không như vậy. Trong chuyện này Tuấn cũng không đủ lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình vì cậu ta không phải là người giỏi nói. Tôi xin nói thêm, Tuấn không được học nhiều, chỉ mới hoàn tất chương trình cấp hai. Tuấn mồ côi cha, mẹ lấy chồng khác, từ nhỏ ở với ngoại trong một xóm lao động nghèo. Năm nay Tuấn 17 tuổi nhưng đã phải tự thân lo cho mình và cho ngoại đã già yếu, bệnh tật. Tuấn có năng khiếu nhảy từ nhỏ, ban đầu chỉ tivi, rồi sau theo một khóa học, đến dần với sân khấu.
    Buổi chiều chúng tôi thường đá cầu với nhau. Sau đó cùng ngồi uống trà đá, tầm phào vài câu chuyện rồi Tuấn về nhà tắm rửa, cơm nước chuẩn bị đi làm. Thỉnh thoảng vào ngày nghỉ, Tuấn có lên phòng tôi chơi. Phòng tôi có nhiều sách, trong đó có vài cuốn Tuấn thích. Tôi với Tuấn không thân nhau lắm, nhưng vẫn giữ quan hệ tốt như hai anh em. Mỗi khi gặp chuyện gì trục trặc, Tuấn cũng thường đến gặp tôi để được tư vấn.
    Tuấn nói: ?oEm có quen với một con nhỏ ở nhóm múa ?ohoa hồng?. Đẹp nhưng chảnh lắm, nhỏ đó kêu nhóm nhảy của tụi em là nhóm ?onăm? em?. Nghe tức không??. ?oTức, đương nhiên rồi. Nhưng với chị em bực tức chỉ tự làm khổ mình mà thôi?. ?oĐúng là khổ thiệt chứ chẳng chơi. Nhóm nhảy bọn em đều làn sàn một mét sáu lăm, trong khi nhóm múa tụi nó đứa nào cũng cao gần thước bảy?. ?oCô bé đó cũng cao lắm hả??. ?oCao, xinh đẹp lại rất giàu. Mình đi bằng chiếc Vespa cổ lổ còn nó được đưa đón bằng xe con đời mới?. ?oChuyện đó đâu phải là vấn đề. Có phải là đã cảm mến nàng??.
    Tuấn trả lời câu hỏi của tôi bằng một cái mỉm cười rồi một cái lắc đầu. Không phải cái lắc đầu nói ?okhông? mà thể hiện cho cú lắc người chuẩn bị bước ra sân khấu: nhảy. Tôi được xem Tuấn trình diễn trên sân khấu vài lần, nói chung rất ấn tượng. Còn cô bé diễn viên kia, tôi hình dung ra cũng là một người tài sắc hiếm có. Tự dưng tôi cảm thấy vui vui khi nghĩ đến sự kết hợp giữa nhảy và múa, giữa Tuấn và cô bé ?ohoa hồng?.
    Tôi bận công tác xa thành phố độ một tuần. Khi về, có chút quà mang cho Tuấn. Nhưng khi tôi đến nhà thì hay tin Tuấn đang ở trong bệnh viện chăm sóc bà ngoại bị bệnh năng. Gặp Tuân ở bệnh viện, tôi thấy em gầy hẳn và nhiều ưu tư. Tuấn cho biết mẹ có về thăm bà nhưng đã đi rồi. Còn bà bệnh lần này không biết có qua khỏi không. Tôi nhìn bà cụ đang thiêm thiếp ngủ, không biết nói điều gì để an ủi Tuấn.
    Chúng tôi ra ngoài hành lang. Cùng im lặng nhìn xuống phía dưới. Mấy ngày mưa liên tiếp làm cho nước ở hồ cá dâng cao mấp mé tràn ra ngoài. Có con cá nhảy lên đớp bóng, lỡ trớn vượt hẳn ra ngoài. Tuấn nói: ?oSắp tới bọ em có sô diễn ở Hà Nội. Lần này nhóm nhảy bọn em sẽ phối hợp với nhóm múa ?ohoa hồng?. ?oVậy vui rồi. Xin chúc mừng?. ?oNhưng ngoại bệnh thế này, em không biết có đi được không. Em thật không yên lòng khi phải chờ một ai đó. Giá mà có mẹ??.
    Chúng tôi lại im lặng. Lát sau, đột nhiên Tuấn lên tiếng hỏi: ?oHồi đó, khi anh tham gia vào tiết mục múa của lớp, chắc là anh kết môđen cô bạn đó lắm hả??. Tôi cười, không phải vậy đâu, tôi không kết ai trong nhóm múa đó cả. Tôi thừa nhận mình là người thích nhảy múa và ca hát nhưng không phải ở khía cạnh biểu diễn. Nhưng tôi đã tham gia vào màn múa vì đơn giản là cô giáo đã cậy nhờ tôi, (cô giáo đó chính là người yêu của anh trai tôi). Tôi trở thành diễn viên nam bất đắc dĩ thứ ba vì không có ai xung phong vào vị trí ấy. Tôi đã làm hết sức mình, nhưng chỉ một lần đó thôi. Duy nhất một lần múa vậy mà bao nhiêu năm tháng trôi qua tôi vẫn không thể quên.
    Trong khi tôi và Tuấn đang nói chuyện thì có người đi đến. Một cô bé cao phổng, khá xinh. Tuấn bấm tay tôi: ?oCon nhỏ nhóm múa đó?. Cô bé ăn mặc khá điệu, tay xách một túi đồ khẽ cúi chào chúng tôi. Tôi nói với Tuấn: ?oThôi dẫn bạn vào thăm bà đi, anh về đây, sẽ gặp lại sau?. Tôi một mình đi xuống. Khi đi ngang qua hồ nước tôi vớt mấy chú cá bỏ lại trong hồ. Hy vọng chúng còn sống. Tôi lại nghĩ đến Tuấn và cô bạn nhỏ của em, tôi thực sự yêu quý họ vì đã dám chọn việc nhảy múa làm một nghề kiếm sống. Bất giác nhìn lên, tôi thấy hai người bạn trẻ đang vẫy tay chào tôi. Hình như họ đứng nán lại đó vì còn đang dở dang một câu chuyện.
    Tp. HCM 9/2001
    T.N.T
    honghoavi
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Những cây cầu thành phố
    Khang gần như mê mẩn những cây cầu trong thành phố. Đây chỉ là những cây cầu nhỏ, thậm chí vô danh, những cây cầu bắc qua rạch Nhiêu Lộc vừa được phát hiện, khai mở thêm trong vài ba năm trở lại đây. Khang không thích gọi là rạch mà thích nhìn dòng sông (dù là sông đen). Dòng sông đó chảy qua những địa điểm thi vị trong thành phố. Và những cây cầu nhỏ bắc qua sông ở những địa điểm tất yếu, tất nhiên đối với Khang lại càng thú vị hơn.
    Hằng ngày, Khang thường đạp xe đi trên những con đường dọc sông (từ đây xin được gọi là sông). Có những đọan đường mới tiếp nối những đoạn đường cũ. Và từ bóng mát chạy dài ra nắng rồi lại trôi vào trong bóng mát. Khang vẫn thong thả đạp xe. Có khi hắn dừng lại bên một dốc cầu để ngắm phong cảnh phía bên kia. Đầu cầu bên ấy có một cây đa cổ thụ trùm bóng mát, chìa bộ râu rễ xòa gần chạm mặt nước. Một toán người đạp xích lô đang ngồi trên xe đợi khách. Có anh thanh niên nằm ngả người, chân khèo qua bác bên cạnh ghẹo chơi, rồi cả hai nhảy xuống xe, đuổi chạy vòng quanh. Một bà bán thuốc lá đang ngủ gật trên chiếc ghế cao có lưng tựa, bỗng giật mình, cười trong cái ngáp rộng miệng hết sức thoải mái.
    Khang đạp xe đi. Có khi hắn vượt qua một cây cầu để sang đường bên kia, rồi vượt một cây cầu nữa để trở lại đường cũ. Cứ dịch chuyển mãi như vậy mà không biết mệt, chán. Nhưng cũng có điều làm Khang buồn là dòng sông này cứ mãi màu đen, (biết bao giờ mới hết đen?), thêm nữa, nước không thấy chảy. Thằng Việt, tên bạn thân nhất của Khang biết được nỗi niềm của Khang có lần đã đùa: ?oMày muốn cho dòng trong hả, dễ thôi, về quê mày vác con sông Vệ vào đây thì tha hồ trong?. Khang cười: ?oCòn phải nói?. Việt vẫn chưa thôi: ?oÊ, mày thích mấy cây cầu quá sao mày không thi vào ngành cầu cống mày??. Khang chỉ biết cười trừ, làm sao đối đáp cho thằng ba trợn ba trạo đó. Khang nói: ?oMày thấy cây cầu này đẹp không??. ?oThì đẹp. Mà có con nhỏ đứng trên cầu kia mới đẹp ghê hồn chưa!?. ?oĐâu, con nhỏ nào đâu??. ?oNó nhảy xuống cầu rồi, lặn mất tiêu?.
    Khang không giận Việt vì biết bạn là người bụng để ngoài da, thích chọc ghẹo cho vui vậy thôi chứ không có ác ý gì. Hai đứa là bạn thân từ ngày còn ở quê. Đến năm học lớp 10 thì gia đình Việt chuyển vào thành phố này sống. Mấy năm trời hai đứa mới gặp nhau, lại vừa khéo, cả hai cùng học mỹ thuật. Sinh viên năm nhất còn rộng thời gian để vi vu, nên Khang và Việt thường lang thang khắp nơi. Nhưng Việt không thích lang thang để nhìn ngắm những cây cầu như Khang. Sở thích của Việt là sưu tầm địa chỉ của những quán cà phê nhạc có phong cách lạ nhưng hợp với gu của nó. Việt sành nhạc, nhạy cảm với âm thanh. Nó có thể nhốt mình trong phòng cả ngày chỉ để nghe nhạc. Còn Khang thì không thể ngồi yên được vài giờ. Thêm nữa, nơi mà Khang ở trọ sát cạnh bên một tiệm là m cửa sắt suốt ngày ồn ào. Nên khi về nhà Khang lại tìm cách đi. Phố xá ngày một đông. Khan tìm ra những khoảng trống.
    Khi đi ngang qua cây cầu mà có lần Việt nói là có cô bé đứng đó nhảy xuống nước, dù biết là Việt nói đùa để ghẹo mình, nhưng không hiểu vì sao Khang vẫn nhìn về phía nó. Và không biết bao nhiêu lần cứ hình dung ra một cô bé có thật. Đó là một cây cầu nhỏ bắc qua một khúc quanh của dòng sông, nên nhìn cây cầu thấy bắc xiên. Cầu xi măng, thành cầu làm bằng những thanh sắt sơn đen. Mỗi đầu cầu có một trụ đèn cũng màu đen. Một dải cát nằm gần mố cầu, lác đác những khóm cỏ lau cằn cỗi. Thỉnh thoảng Khang thấy một bà già ngồi trên một chiếc ghe nhỏ xíu bằng nhôm bới tấp vào cái bến đó. Rồi bà úp chiếc ghe đội lên đầu đi khuất vào trong xóm. Một bà già đi cắt rau muống ?" Khang đoán vậy.
    Một buổi chiều. Khang dựng xe dưới gốc phượng, ngồi xuống cỏ, lấy bút chì và giấy ra chuẩn bị vẽ phác cây cầu thì hắn trông thấy? một cô bé. Nhưng không phải là một mà là hai. Cũng không phải đứng trên cầu mà là đang đi chậm trên dải cát gần mép nước. Họ đang trò chuyện và khoát tay chỉ những ngọn cỏ lau. Khang mỉm cười, phác vẽ. Chợt Khang thấy họ đang chỉ về phía mình. Đúng rồi, họ chỉ vào Khang rồi vẫy vẫy tay như chào. Khang không biết làm thế nào bèn đứng lên vẫy chào lại. Nhưng hình như hắn quá hưng phấn hay sao ấy, nên khi vẫy tay hắn làm cho cái bảng gỗ lẫn mấy tờ giấy kẹp bay rơi xuống sông. Khang nghe tiếng cười ré bên kia. Hắn ngượng đỏ mặt nhưng thấy lòng vui khó tả.
    Dưới cầu nước chảy? Khang thường mơ màng về câu hát đó, suy nghĩ về điều đó. Ngày ở quê hắn cũng rất thích dạo qua nhưng cây cầu. Khang đặc biệt thích cây cầu lớn ở sát ngoài thị trấn. Đứng trên cây cầu đó Khang có thể nhìn khắp cả cánh đồng, trông thấy dãy núi phía tây, nghe tiếng sóng biển và gió rừng dương rì rầm phía đông. Trên cầu gió mát lộng. Và dưới cầu nước trong xanh chảy. Trong đêm khuya có thể nghe tiếng nước va vào chân cầu. Sự va chạm trong nước luôn tạo nên những cuộc chuyện trò triền miên và đầy bí ẩn. Ngày còn bé Khang vẫn thường cùng đám bạn tụ tập ở mố cầu mỗi khi chiều xuống chờ người kể chuyện đến. Người kể chuyện là lão Tâm chăn vịt nhà ở gần cầu. Lão tâm có tài kể chuyện thần sầu, giả được đủ thứ giọng, kể được đủ thứ chuyện. Khang là thằng bé thường đến sớm nhất, khi nắng còn chưa tắt hẳn. Cái mố cầu còn hâm hấp nóng. Nhưng Khang đã ngồi ở đó, thằng bé thích cảm giác ui ui nóng ấy. Và chờ đợi?
    Cảm giác chờ đợi một điều gì đó không rõ hôm nay lại đến với Khang. Hắn ngồi vẽ mà mắt cứ mãu nhìn qua phía bên kia cầu. Trong hai cô bé hôm trước, thì một cô có tiếng cười rất giòn, rất hồn nhiên. Khang có ấn tượng về cô bé đó. Nhưng mấy hôm rồi không thấy họ xuất hiện. Khang toan đứng lên thì có tiếng cười khúch khích phía sau lưng. Hắn quay lại thì không tin nổi vào mắt mình, hai cô nương hôm trước đã đèo nhau, lén đến mai phục sau lưng hắn. Cô có tiếng cười giòn lên tiếng: ?oChào anh họa sĩ, anh đang vẽ gì đó??. ?oHuynh có vẽ hình tụi này ở trỏng không đó? Có vẽ thì vẽ cho đẹp đó nha!?. Lấy lại bình tĩnh Khang phản đòn: ?oTui chờ hai cô bé bơi dưới sông mới vẽ. Cảnh đó chắc đẹp lắm?. ?oÍ, anh dám chọc quê tụi này hả. Cho anh biết tụi này là thổ địa ở đây đó nha?.
    Cả hai cô bé đều là học sinh lớp 11. Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra trong không khí thân mật nhưng cũng đầy tính thăm dò. Lần gặp sau đó tính thân mật gia tăng, sự thăm dò có vẻ không còn nữa nhưng lại tạo nên những đường viền trong cảm xúc. Đó là những tình cảm thông thường của tuổi mới lớn. Khang trở nên thất thường hơn bao giờ hết. Cô bé có tiếng cười giòn (tên là Hà) tự dưng lại cứ hay kìm giữ tiếng cười mình lại. Có lần Hà hỏi: ?oAnh Khang, sao anh lại thích những cây cầu??. ?oVì những cây cầu vừa có ý nghĩa thực tế lại vừa mang những biểu tượng tình cảm?. ?oLà sao??. ?oNày nhé, nhờ có cây cầu này mà em từ nhà ra đây chỉ mất có 5 phút 30 giây, đấy là ý nghĩa thực tế?. ?oCòn cái gọi là biểu tượng??. ?oEm không nghe câu: muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy đó sau??. ?oÀ há, anh giải thích nghe cứ như là anh Cỏ Cú?. ?oAnh còn hơn anh Cỏ Cú nữa đấy chứ??. ?oVậy anh cỏ gì??. ?oCỏ Gấu?.
    Dù không nhìn thấy nhưng nước dưới cầu vẫn chảy. Những cây xanh vươn lên mở rộng bóng mát. Hà trở lại với tiếng cười giòn vốn có. Khang tiếp tục phác vẽ những cây cầu trong thành phố. Nhưng cũng chỉ là phác vẽ. Những tranh vẽ chưa bao giờ hoàn thành và với Khang nó có nguy cơ luôn dang dở cũng như cuộc gặp gỡ giữa Khang và Hà đã dừng lại giữa chừng. Gia đình Hà đã bán nhà để đi nơi khác sinh sống. Cũng là một quận trong thành phố nhưng cái chính là Hà đã không trở lại. Không biết Hà có nhớ không còn Khang thì vẫn nhớ? Thằng Việt ba trợn gọi tình cảm của hai người là như sương khói mong manh, như trong lời một bài hát. Rồi sẵn trớn, nó lấy giọng ngâm nga: ?oKhông đi thì nhớ thì thương, còn đi thì sợ cái mương cái cầu?
    Bao nhiêu năm trôi qua, mấy mùa xuân đã trở lại (Khang thích gọi là mùa xuân đã trở lại hơn là mùa xuân đến). Tết năm nào Khang cũng trở về quê và đứng trên cây cầu quen thuộc. Trên cầu gió thổi dưới cầu nước chảy. Đó là gió và nước của mùa xuân. Một thứ gió khác và nước khác, nó làm cho lòng người nhẹ lắng lại. Khi đứng đó Khang lại nhớ những cây cầu nhỏ ở thành phố. Hắn không biết ngày Tết có ai đứng trên cầu nhìn nước chảy như mình ở đâu hay không??
    (Tân Phú ?" Tp HCM những ngày cuối năm 2001)
    T.N.T
    Tuyển tập đến đây là hết rồi... có tổng cộng 16 truyện với 8 cây bút...
    honghoavi

Chia sẻ trang này