1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện Nguyễn Huy Thiệp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi shimizu_hn, 21/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập truyện Nguyễn Huy Thiệp

    CHẢY ĐI SÔNG ƠI

    Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những dọi cát bên bồi về mãi phía tây. Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng. Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo. Bến đò tĩnh lặng rất ít người qua lại. Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía kia sông. Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy tha thiết líu ra líu ríu. Chiều xuống tiếng chuông nhà thờ ở giữa bến Cốc lan trên mặt sông mang mang vô tận. Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì. Con sông và bến đò ấy gắn với đời tôi những năm thơ ấu. Hồi ấy nhà tôi ở cách bến đò chừng năm trăm thước. Ngoài giờ đi học, thỉnh thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi. Thường thường, tôi vẫn thích nhất mùa đánh cá mòi. Tiếng gõ đuổi cá lanh canh và tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạng thuyền nan làm tôi mê mải. Ở trên mặt sông, ánh sao mờ mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng. Hàng chục chiếc thuyền thúng bé nhỏ lặng lờ trôi trên mặt nước. Tiếng ho húng hắng, tiếng rít thuốc lào và tiếng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện nghe thú vô cùng. Về sáng, một rải sương mù buồn toả trên sông, không thể phân biệt ranh giới giữa bến với bờ, giữa đường mặt sông với nền trời nữa. Những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền. Mùi khói thơm nồng và mùi cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch. Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nữa còn là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá. Tất cả những điều như thế đối với tuổi thơ của tôi có sức lôi cuốn lạ kỳ. Thâm tâm, tôi vẫn ước mong nhìn thấy con trâu, biết đâu tôi sẽ chẳng được hưởng điều kỳ diệu? Hễ cứ chập tối là tôi bỏ nhà ra đi, mặc kệ sách vở và những lời khuyên của mẹ. Tôi xuống bến đò, năn nỉ những người đánh cá mòi để giúp không công cho họ. Thường tôi phải vã bọt mép mới có một người nào đấy thương hại cho tôi ngồi ghé lên thuyền.

    - Chỉ qua bến Cốc thôi nhé! - Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả - Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi làm gì thế?

    - Nó định lớn lên lập hợp tác xã! - Một gã béo lẳn và đen chùi chũi ở chiếc thuyền bên mỉm cười thâm hiểm.

    - Giêsuma! Ông lỏi đã sành đi đánh cá đêm thì ta chỉ còn xương cá mà ăn thôi đấy!

    - Quăng nó xuống sông cho Hà Bá bắt! - Một gã nào đấy hăm dọa, thuyền gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tôi đau điếng.

    - Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão chột mắt gầm gừ, lão giơ mái chèo chẳng có vẻ gì là đùa bỡn cả.

    - Thôi mày xuống đi! - Ông chủ của tôi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh không đùa với lão được đâu!

    - Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! - Cốc với cò gì? - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu - Mày chỉ mới ngồi mà nước tràn cả vào thuyền, đến cuối bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à?

    Tôi lội xuống thuyền nhìn theo, nước mắt giàn giụa. Có con cá gì thúc vào giữa bọng chân tôi, tôi cảm thấy cái vây của nó đụng vào nhờn nhờn mềm mại. Có lần tôi được chính gã béo lẳn và đen trùi trũi cho ngồi lên thuyền. Gã tên là Tảo. Gã có đôi mắt lờ đờ như là mắt cá, một vết sẹo bỏng ở bên má bên trái to bằng bàn tay làm mặt gã biến dạng hẳn đi. Gã nói với tôi bằng giọng mềm mại trơn tuột:

    - Tao thấy chú mày lên thuyền nhưng tao bảo gì thì chú mày phải nghe đấy? Hồi tao bằng tuổi chú mày tao cũng đi đánh cá đêm. Tao quăng lưới xuống dòng sông rồi ra sức kéo. Hôm ấy mưa phùn mà rét rét là? Lưới nặng như cùm. Tao nghĩ phen này phải được một mẻ cá lớn... Khi tao kéo lưới lên thuyền thì mày có biết gì trong lưới này hay không? Một cái đầu lâu người chết! Tóc xoã rũ rượi vướng những sợi rong dài như giun đũa. Cái đầu ngâm nước trương phình mõm như quả thị. Máu bết ở hai lỗ mũi nhơm nhớp như nước dãi người? Tao đụng vào, hai hàm răng thì nó tụt ngay khỏi lợi, những cái chân răng ba ngạnh dài bằng đốt tay dính đầy những sợi dây chằng bé như sợi chỉ... Hai mắt của cái đầu lâu thô lố nhìn tao, hai cái con ngươi từ từ đùn khỏi hốc mắt cứ thế phồng ra như có người bơm không khí?

    Tôi sợ tái người. Con thuyền không người điều khiển quay tròn tạo thành những xoáy nước nhỏ. Tảo bỗng quát lên:

    - Chèo gì lạ thế? Đã sợ vãi đái ra quần rồi hả? - Tảo đưa ngón tay chuối mắn túm lấy ngực tôi - Tôi xin mời ông cút khỏi thuyền ngay! Ông ở trên thuyền rồi tôi lại kéo phải đầu lâu người thì tôi chết!

    Tôi khóc nức nở, lạy van rối rít. Thuyền của chúng tôi đang ở giưã sông, cây gạo ở phía bến đò trông xa như một bàn tay bé nhỏ nhiều ngón khua lên bầu trời đùng đục.

    - Nhảy xuống! - Tảo nhe hàm răng nhọn hoắt quát lên hung dữ - Ông cho mái chèo vào gáy bây giờ!

    Tôi trườn xuống dưới dòng nước và lặng lẽ bơi, mắt hướng về phía cây gạo làm chuẩn. Tảo cho thuyền bơi ngược dòng, giọng cười của gã rờn trên mặt nước:

    - Bơi cho cẩn thận nhá! Chỗ ấy là chỗ ngày trước tao kéo được đầu lâu đấy! Tôi cắn chặt răng để khỏi oà khóc. Trái tim nhỏ bé của tôi thắt lại. Nước chảy rất xiết, tôi bỗng hiểu ra nước chảy bao giờ cũng xiết, có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ?




    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.

    Được shimizu_hn sửa chữa / chuyển vào 21/10/2002 ngày 20:56
  2. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Cũng có một lần tôi theo trọn vẹn buổi đánh cá đêm. Lúc ấy tôi ngồi thuyền của trùm Thịnh. Lão già chột mắt này rất nổi tiếng vì những câu chuyện rùng rợn trong cuộc đời mình. Hồi trẻ lão từng đi lính cho Tây. Vợ lão có hai đứa con da trắng mắt xanh mũi lõ. Lão giết thằng quan ba Tây để chiếm mụ vợ. Những vụ trộm lớn nhỏ trên phố chắc có dính líu đến lão vì cứ thỉnh thoảng uỷ ban lại gọi lão giam ít ngày. Lão mở quán mì vằn thắn những người ta đồn lão dùng thịt chuột đánh bả thạch tín. Bát mì vằn thắn mang cho chó ăn ********. Người ăn thịt chó cũng lại chết luôn. Quán mở nửa tháng thì lão dẹp tiệm, lão chất rơm vào trong quán rồi đốt đùng đùng. Có người kể rằng khi lửa bốc cao thì ở trong quán có con chuột to bằng bắp chân người phóng thẳng ra ngoài cứ cười hềnh hệch??? Cái lão trùm Thịnh khủng khiếp thế mà đồng ý cho tôi đi theo. Tôi trèo vào thuyền mà run như rẽ. Nhưng rồi chính niềm say mê huyền diệu đã thắng trong tôi. Tôi bắt đầu chèo và cố làm tốt những điều lão già sai bảo.
    Lão già bắt tôi lái thuyền men theo bờ sông bên lở. Thuyền lão bỏ cách thuyền khác đến nửa cây số. Tôi nhìn cách lão điều khiển con thuyền và hiểu đây thực sự là tay bợm già trong nghề sông nước??? Lão biết những chỗ thuyền nên dừng lại. Cũng có nhiều khi lão nằm hàng nửa giờ nửa thức nửa ngủ kệ tôi xoay xở. Khoảng quá nửa đêm lão tỉnh như sáo và bỗng huyên thuyên đủ thứ chuyện.
    - Cái nghề đánh cá là nghề có sớm bậc nhất - Lão nói với tôi - Anh em ông thánh Simon trước kia cũng đi đánh cá. Đức chúa Giêsu trông thấy mới bảo họ: "Các ông hãy đi theo tôi, tôi sẽ biến đổi các ông thành những người đánh lưới người" - Lão già hít hơi thuốc lào rồi lại buồn buồn nói tiếp - Hôm nọ trên huyện công an hỏi tao: "Ông làm nghề gì?". Tao bảo làm nghề đánh cá. Họ cười lăn lộn: "Ông đánh lưới người thì có!". Mẹ kiếp! hoá ra tao thành ông thánh Simon chứ còn gì nữa!
    - Trong các thứ nghề thì nghề ăn trộm là nhàn nhã nhất... Có lần trời đang mưa phùn, mấy thằng ăn sương bên làng bảo tao: "Bác trùm Thịnh này, bây giờ mà có thịt chó ngồi ăn thì thích!". Tao bảo: "Đến nhà trùm Thịnh muốn gì được nấy!". Tao nói thế thôi, cũng lo??? Chợt nhớ ban chiều nhà chánh tổng Thi giết chó... Thế là khoác áo ra đi, tao đến gần bếp thấy mùi thịt cầy bụng đã mừng thầm. Ngó lên nhà trên thấy mấy đám tổ tôm. Tao mới đàng hoàng đi vào trong bếp nói với người ở: "Thịt chó được chưa? Các cụ đang giục cuống lên trên nhà??? Tắt đèn đi! Để tôi lấy cho các bác một bát ăn thầm dưới bếp rồi tôi bê nồi lên cho các cụ!". Miệng nói tay làm??? Mấy thằng gà mờ chúi vào bát thịt còn tao bê nồi cút thẳng!
    Lão cười khùng khục. Tôi nghe lão cười mà lòng cuộn lên một nỗi bức bối và chua xót lạ. Ở phía dưới cát bên sông, vầng trăng lưỡi liềm toả ánh sáng xanh mờ ảo. Gió thổi mơn man. Có con chim gì ăn đêm bay qua rất thống thiết. Mặt sông như rộng hẳn ra chẳng có bến bờ gì cả. Phía đằng cây gạo, những tia sáng hồng của buổi ban mai bắt đầu le lói??? Tôi hỏi trùm Thịnh:
    - Bác ơi, thế chuyện trâu đen có thực hay không? -Trùm Thịnh bật cười, lão ngả người ra sau lái, tia sáng từ trong hốc con mắt lành nhay nháy:
    - Tao đã đánh cá trên khúc sông này sáu chục năm trời. Tao thuộc từng lạch một??? Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí??? Mày hãy tin tao, ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả. Tôi lén một tiếng thở dài. Con thuyền bồng bềnh trôi xuôi. Một lát, thuyền của chúng tôi tìm cách vòng ra tim sông. Những con thuyền khác cụm dần một chỗ, tiếng gõ lanh canh vang trên mặt nước nghe rất rộn ràng. Trùm Thịnh bỗng nhiên chồm dậy, giọng lão lạc đi rất lạ:
    - Luồng cá! Những con thuyền khác cũng đã phát hiện ra được luồng cá. Một cuộc giành giật diễn ra, tiếng lưới ném xuống mặt sông rào rào. Thuyền của chúng tôi bị kẹp giữa các thuyền khác, không sao tung lưới ra được. Trùm Thịnh làu bàu chửi rủa. Lão điều khiển thuyền vọt lên làm tôi ngã ngửa. Tôi định ngồi dậy thì thuyền tròng trành lật nghiêng hất tôi xuống nước. Tôi không hiểu được ngay tình thế mình. Nước sặc vào miệng khiến tôi nghẹt thở. Một nỗi hoảng hốt lạnh buốt lướt trong tim óc. Tôi gào thất thanh kêu cứu. Chân tôi cứng đờ, đau buốt lạ lùng. Tôi chìm xuống nước. Tôi bỗng hoảng sợ điên cuồng vì nhớ những người đánh cá có lệ không cứu những ai chết đuối??? Tôi mê lịm đi, thấp thoáng nghe có tiếng ai như đang tâm sự với mình:
    - Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào!??? Tiếng một phụ nữ thất thanh. Tôi ngất lịm đi, thấy cả bầu trời sập xuống??? Khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên con đò ngang. Ngồi bên cạnh tôi là một phụ nữ khăn trùm kín mặt. Đôi mắt to đen nhìn tôi mừng rỡ:
    - Thế là tỉnh rồi??? Em ăn một tí cháo nhé? - Tôi cố nhỏm dậy, bụng dạ trống rỗng vào đau cồn cào, chân tay tôi run bần bật. Tôi đón bát cháo cá nóng mà cầm không vững. - Để chị bón cho - Người phụ nữ nói dịu dàng - Chị tưởng em chết. Chân tay em cứng đờ ra???
    Lão Tảo dốc trong bụng em dến nửa vại nước. Em là liều lắm! Đi đánh cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác! - Chị cứu em à? - Tôi hỏi.
    - Ừ chị nghe thấy em kêu cứu - Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ - Tôi buồn rầu nói - Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi... - Đừng trách họ thế - Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát - có ai yêu thương họ đâu??? Họ đói mà ngu muội lắm... Tôi ngạc nhiên nghe lời chị, chưa ai đi nói với tôi những điều như thế. Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả hào quang rực rỡ của mình. Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền thành lốc nhỏ. Ở bên kia sông có tiếng ai hát một bài rất lạ, tiếng hát thật buồn:
    Chảy đi sông ơi
    Băn khoăn làm gì?
    Rồi sông đãi hết
    Anh hùng còn chi?...
    Tiếng hát lơ lửng bay trên mặt sông. Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt. Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám. Thế là từ đấy tôi quen chị Thắm. Chị Thắm nhà trong bến Cốc. Nhà chị nghèo lắm. Suốt ngày ở trên con đò ngang, một tấm khăn vuông đen trùm kín mặt. Có lần tôi hỏi chị Thắm về chuyện trâu đen. Chị bảo:
    - Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho người ta sức mạnh... Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt. Tôi tin lời chị. Lòng tôi vẫn hằng ấp ủ trông thấy điều kỳ diệu ấy. Con người ta tối tăm lắm... Chị nói với tôi khi hai chị em ngồi trên mũi đò chờ khách sang sông. Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường. Tôi nghe chị nói, mắt ngó như nhìn bông gạo thỉnh thoảng lại khẽ khàng buông những cành đỏ thắm trên bãi cát ướt. Tôi thiu thiu ngủ, văng vẳng lời chị đang kể thủ thỉ sự tích các thánh trên nước thiên đàng:
    - Ngày xửa ngày xưa ở xứ Jerualem có một con người???
    Mùa hè năm ấy nhà tôi chuyển về thành phố. Thế là tôi xa bến Cốc, xa chị Thắm. Khi tôi ra đi, chị Thắm gọi tôi xuống đò cho ăn cháo cá??? Tôi cũng không ngờ đó là bát cháo cá mòi cuối cùng tôi ăn trong thời trai trẻ. Một cuộc sống mới mở oà trước mặt tôi. Thành phố cũng bán cá mòi nhưng là thứ cá đã được ướp khô, rút ruột. Tôi cũng chẳng biết tôi hoà cùng với nhịp sống thành phố từ khi nào nữa. Tôi lớn dần lên, hăm hở đuổi theo bao điều phù du. Kỷ niệm về mùa cá mòi và chuyện trâu đen trong thời thơ ấu của tôi phai nhạt dần đi. Năm ngoái, bỗng nhiên tôi có dịp trở về bến Cốc. Bây giờ tôi đã trưởng thành. Tôi làm công chức ở sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc. Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi. Có lẽ tôi cũng chẳng có gì phàn nàn cuộc sống. Ước mơ tuổi trẻ nhường chỗ cho bao nhu cầu thiết thực. Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hối khôn tả. Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi:
    - Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?
    - Thắm ư? - Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên.
    Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỷ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về.
    - Ông quen nhà Thắm ư ông? - Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào.
    - Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm... Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi! Tôi oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi. Bà cụ lái đò vẫn đang rầu rầu kể lể:
    - Khốn nạn! nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc sông này??? Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu??? Bên sông lại vẳng tiếng hát thuở nào tê tái:
    Chảy đi sông ơi
    Băn khoăn làm gì?
    Rồi sông đãi hết
    Anh hùng còn chi????
    Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
    Bên sông có tiếng gọi đến là ráo riết:
    - Đò ơi??? Ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  3. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    CHĂN TRÂU CẮT CỎ ​
    Chùa Kiên Lao làng Hiền Lương là chùa nhỏ. Sư Tịnh ở chùa một mình. Năng hay đến chơi. Mẹ Năng bảo: Năng, mày có duyên với nhà Phật đấy. Năng cười, không nói gì.
    Một hôm sư Tịnh bảo:
    - Này Năng, con ở gần ta sáu năm. Nghe ta đọc kinh Phật có hiểu không?
    Năng bảo:
    - Có chỗ hiểu, có chỗ không hiểu.
    Sư Tịnh bảo:
    - ừ!
    Sư Tịnh bảo:
    - Ngày xưa, Lục tổ nghe kinh Kim Cương, chỉ nghe câu: ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm liền khai ngộ. Câu ấy có nghĩa là: Đừng bám vào cái gì mà để lòng vào. Con có hiểu không?
    Năng bảo:
    - Con đang nghĩ.
    Nói thế nhưng không nghĩ gì. Sư Tịnh bảo:
    - Nghĩ đi.
    Hôm ấy có sư Diệu Thủy ở chùa Sùng Khánh đến nghe giảng. Sư Diệu Thủy hơn Năng vài tuổi, quê ở Thái Bình, đã học hết phổ thông trung học. Hỏi vì sao đi tu? Sư Diệu Thủy bảo:
    - Hồi ấy, trường học tổ chức đi du lịch ở Côn Sơn Kiếp Bạc. Ta đến, thấy các ni cô đang ngồi đóng oản. Không khí trong lành, cảnh chùa đẹp đẽ Lòng ta tự dưng rung động. Ta ước ao có ngày cũng được như những người kia. Thế là về nhà, ta lạy chào cha mẹ rồi đi. Năm ấy 17 tuổi.
    Sư Tịnh bảo:
    - Bằng tuổi. Năng bây giờ.
    Năng nghĩ:
    - 17 tuổi là tuổi ngốc nghếch.
    Sư Tịnh đọc được ý nghĩ của Năng. Sư Tịnh bảo:
    - Không ngốc đâu.
    Năng đỏ mặt. Năng đã coi thường sư Diệu Thủy chăng?
    Sư Tịnh bảo:
    - Hôm nay ta kể chuyện này. Lần ấy Lục Tổ đến chùa kia. Mọi người đang nghe giảng kinh, bỗng có ngọn gió thổi đến làm lay động lá phướn. Một thầy tăng nói: Gió động. Một thầy tăng khác nói: Phướn động. Thế là mọi người đua nhau tranh cãi.. Lục tổ bấy giờ mới bước lên nói rằng. Không phải gió động, cũng không phải phướn động. Chỉ có cái tâm của chư vị động mà thôi. Mọi người bấy giờ hết sức ngạc nhiên, tất cả sụp lạy Lục tổ.
    Sư Diệu Thủy về, Năng cũng về.
    Năng đi qua cánh đồng. Lúa sắp lên đòng nên có mùi thơm ngào ngạt. Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô mà dịu.
    Thoạt nhiên bỗng mưa bóng mây. Mưa rất nhanh, ào ạt, chỉ khoảng độ năm mười phút. Giữa đồng không mông quạnh, chẳng biết trốn vào đâu, Năng ngồi thụp xuống bờ cỏ, thé mà ướt đầu, ướt áo. Năng nhìn ra xung quanh, màu lúa như sẫm xanh hơn..
    Năng đi đến bờ mương ngồi nghỉ. Không nghĩ gì, chỉ nhìn những gợn sóng lăn tăn đều đặn ở trong lòng mương. Nước như đứng lại, không biết chảy ngược hay xuôi. Từ phía phố Huyện có ba người đi đến.
    Năng nghĩ:
    - Không phải người làng.
    Ba người ngồi dưới gốc cây phi lao. Một người béo chừng năm mươi tuổi trải một tờ báo xuống đất, lấy thức ăn trong túi xách đặt lên. Một người gầy cũng lấy trong túi ra mấy hộp bia và hộp nước ngọt. Còn người thứ ba, thấp lùn thì đứng bên cạnh, càu nhàu:
    - Sao không vào quán mà ăn?
    Người béo cười:
    - Đánh chén ở đây khỏi phiền người ta.
    Họ cùng ngồi xuống ăn uống, nói chuyện.
    Người gầy nói:
    - Ông Trọng tháng mười một này nghỉ hưu.
    - Đáng lẽ về từ mấy năm trước nhưng ông ấy khai gian lý lịch để kéo thêm vài năm, ông ấy tuổi Sửu bằng tuổi chú Vượng tôi. Thế mà chú Vượng tôi đã chết được sáu năm rồi.
    Người béo nói:.
    - ông Trọng về là phải rồi. Cũng đã xây được nhà, con trai con gái đều đã lấy vợ lấy chồng. Thế là vinh thân phì gia, có của ăn của để.
    Người thấp lùn nói:
    - Con gái bà chị tôi là con dâu ông Trọng, lấy thằng Điển. Hai vợ chồng nó đều dạy học ở thị xã, lại có cửa hàng ở chợ, thuê người bán hàng. Sống sung túc lắm.
    Người gầy nói:
    - Ông Trọng về nghỉ hưu thì ai lên thay chức ông ấy?
    Người thấp lùn nói:
    - Chắc lại ông Trung vây cánh của ông ấy thôi.
    Người béo nói:
    - Tôi đâm ra nghiện cái nước giải khát Coca Cola.
    Câu chuyện kéo dài, mỗi người nói một câu rồi họ đứng lên đi về phía Năng.
    Năng về nhà. Cơm nước xong thì mẹ Năng bảo:
    - Năm nay con có định thi vào Đại học không?
    Năng bảo:
    - Thôi mẹ ạ, con ngại học lắm. Con cũng không muốn xa mẹ.
    Mẹ Năng cười:
    - Anh tưởng anh còn bé à. Đi ra đời mà học khôn chứ!
    Bố Năng bảo:
    - Khôn dại làm quái gì! Cứ làm anh nông dân là tốt! Kệ nó! Nó lớn rồi nó biết nghĩ.
    Năng lên giường nằm.. Giấc ngủ kéo đến dịu êm và nhẹ nhàng. Trong giấc ngủ, Năng cảm thấy mình đang phiêu du ở đẩu ở đâu..
    Buổi sáng, Năng dậy đi cắt cỏ trâu. Mang theo cái liềm với đôi quang gánh. Dọc theo bờ sông là bãi ngô với bãi mía. Năng cũng không biết cảnh vật ở đây đẹp hay không đẹp. Bây giờ ở Hà Nội người ta làm gì, ở New York người ta làm gì, ở Tôkyô người ta làm gì? Năng cảm thấy mình đã ở những nơi ấy, thậm chí thuộc làu từng khu phố một. Cắt cỏ chỉ hơn tiếng đồng hồ. Cỏ mật rất thơm nhưng trâu không ăn. Sao trâu lại chỉ ăn cỏ gừng cay mà khô, chỉ ăn cỏ cật ráp và ngứa, cỏ nhằng là thứ cỏ dai ngoách?.
    Năng rẽ vào chùa. Sư Tịnh đang ngồi một mình, tựa như đang ngủ. Năng đặt nhẹ gánh cỏ xuống dưới gốc nhãn rồi nhẹ bước đi vào mà sư vẫn biết.
    Sư Tịnh bảo:
    - Năng đấy à?
    - Vâng.
    Sư Tịnh:
    - Đi cắt cỏ à?
    - Vâng.
    Sư Tịnh:
    - Có chuyện gì không?
    - Không.
    Sư Tịnh:
    - Đang nghĩ gì?
    Năng giật mình. Nghĩ gì? Có cần phải nghĩ một điều gì không?
    Sư Tịnh bảo:
    - Mỗi giây nghĩ đều không ngưng trệ. Sống. Biến đổi. Như dòng nước. Như mây bay. Như máu chảy.
    Có khách đến. Khách là ông giáo Hội. ông giáo Hội cũng là người làng.
    Sư Tịnh hỏi:
    - ông giáo hôm nay không lên lớp à?
    Ông giáo Hội cười, lộ chiểc răng khểnh.
    Ông giáo Hội bảo:
    - Bạch thầy, hôm nay tôi không có giờ. Chẳng là có chai rượu của cậu học trò mang biếu. Nghĩ uống rượu một mình buồn nên mang lên chùa uống với thầy. Có được không ạ?
    Sư Tịnh bảo:
    - Được.
    Uống rượu một lúc. ông giáo Hội bảo:
    - Tôi là người phàm phu, trông lên Phật kính nhi viễn chi. Không dám đến gần. Tửu cũng ham, sắc cũng ham, danh lợi cũng ham. Biết là xấu mà không bỏ được. Bằng tuổi này đau đớn ê chề đủ cả. Nếu bằng tuổi thằng Năng bây giờ, tôi không gần đàn bà - đấy là toàn những bộ xương khô. Tôi không đọc sách báo - đấy toàn là thuốc ngủ, tôi không làm bạn bè với ai - đấy toàn là yêu quái.
    Sư Tịnh cười:
    - Thế ông làm gì?
    Ông giáo Hội không trả lời, hỏi vu vơ:
    - Thế sống là chạy đuổi theo thói xấu với người xấu à?
    Năng chào sư Tịnh và ông giáo Hội về nhà.
    Sư Tịnh bảo:
    - Tùy duyên, sao lại phân biệt tốt xấu để cho đau lòng?
    . . . . . . . . . .
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  4. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    ... Năng gánh cỏ. Năng thấy gánh cỏ một bên nặng, một bên nhẹ. Để cân bằng phải lệch đòn gánh một bên. Gánh thế không đi xa được nhưng may từ chùa về nhà chỉ dăm trăm thước. Trâu đang đợi cỏ, thấy Năng về vẫy đuôi rối rít. Năng đang cho trâu ăn cỏ thì chị Thư đến. Chị Thư là thủ quỹ của xóm chuyên đi thu tiền. Mẹ Năng ra tiếp.
    Chị Thư bảo:
    - Cháu đến thu tiền điện. Tiền điện tháng này của nhà hết 28 ngàn đồng. Tiền góp cho lễ Thánh mỗi nhà 5 nghìn đồng. Tiền tiêm chó 3 ngàn đồng. Cả thảy 36 ngàn đồng.
    Mẹ Năng cười ngượng ngịu:
    - Cả nhà còn mỗi 30 ngàn đồng. Hay tao bảo thằng Năng mang con gà ra chợ bán?
    Chị Thư bảo:
    - Con gà nhà mấy cân?
    Mẹ Năng bảo:
    - Làm gì mấy cân? Con gà ri trứng đẻ cứ vỡ. Bán giỏi lắm chắc được 15 ngàn đồng.
    Chị Thư bảo:
    - Thím bắt ra đây cho cháu xem nào. Đăng nào cháu cũng phải đi chợ mua thức ăn đãi khách ủy ban. Nếu thấy được thì cháu duyệt luôn. Nhất cử lưỡng tiện. Khỏi phải ra chợ.
    Mẹ Năng đi bắt gà.
    Năng bảo:
    - Con đánh trâu ra đồng cày. Được không mẹ?
    Chị Thư bảo:
    - Thằng Năng đảm việc thật. Về sau cô nào lấy được cậu ấy thì sướng cả đời.
    Năng đỏ mặt. Nghĩ đến ông giáo Hội bảo đàn bà là đống xương khô lại bật cười. Người đàn bà nào gắn với số phận của Năng liệu có sướng không?
    Năng vác cày, đánh trâu ra đồng. Năng nhìn theo dấu con trâu bước đi chậm rãi.
    Sinh ra là kiếp con trâu
    Suốt đời tăm tối dãi dầu nắng mưa
    Thân tôi cổ cày vai bừa
    Nào thừng buộc, nào mõ khua rộn ràng
    Xin ông, ông xử nhẹ nhàng
    Tôi xin nộp đủ thóc vàng cho ông
    Chú nghé tơ có độc chiếc răng
    Còn chưa vực được, ông đừng vụt roi
    Tôi biết thân biết phận tôi rồi
    Tôi không hé miệng nửa lời với ai
    Gác sừng, rọ mõm, vểnh lai
    Cắn rơm cắn cỏ lạy ngài lượng cho
    Đêm năm canh tiết bốn mùa
    Chuồng xiêu, mái dột gió lùa vẫn cam
    Ai ơi bưng bát cơm vàng
    Xót thương trâu đứng bên đàng lẻ loi
    Khi nào trâu giết tế Trời
    Miếng thịt bùi ngùi trâu hỡi là trâu...
    Năng cày ruộng. Năng biết cày hết thửa ruộng cũng phải quá trưa nhưng Năng không vội. Nước xâm xấp bờ. Con trâu im lặng, lầm lũi như đang nghĩ ngợi, khắc đi khắc đến. Năng cũng im lặng, chăm chú vào việc lái cày cho thẳng. Đất lật sang một bên thành từng hàng như sóng. Năng cố gắng để không nghĩ ngợi, không xét đoán. Chợt nhớ sư Tịnh có lần khuyên rằng không nên xét đoán hay dở, đúng sai, xấu tốt. Ta đã chắc gì mình ở đẩu, ở đâu?
    Năng cày một mình không nghỉ. Đứng bóng thì xong thửa ruộng, đánh trâu xuống sông tắm mát. Năng lấy cỏ kỳ cọ cho trâu. Con trâu dim mắt lại. Năng bơi một lát, thấy đói cồn cào.
    Năng về nhà. ăn cơm xong thấy ông giáo Hội ngật ngưỡng xiêu vẹo đi vào. Ông giáo Hội bảo:
    - Cho bác nghỉ nhờ ở đây một lát. Về nhà thấy toàn những khuôn mặt cũ, chán lắm!
    Năng bật cười. Nhà ông giáo Hội có tiếng nền nếp: vợ đảm đang, những đứa con rất ngoan, hiền lành, nhà cửa khang trang, ngăn nắp. Ông giáo Hội nằm võng. ông giáo Hội bảo:
    - Lúc nãy ở chùa nói chuyện với sư, giật mình nghĩ lại thấy mấy chục năm nay mình đi dạy học, dạy trẻ con toàn thứ láo khoét. Phen này xuống ngục A-tỳ là chắc. Thôi ngày mai bỏ về cày ruộng.
    Ông giáo Hội nói xong thì ngủ.
    Năng không nói gì. Năng biết ông giáo Hội chỉ nói thế thôi, ngày mai sẽ lại lên lớp dạy học như thường. Năng đã nghe ông giáo Hội nói thế không phải một lần. Có lần ông giáo Hội bảo trường học là nơi tu hành theo lối hưởng lạc.
    Năng ra đồng. Lại phải đi cắt cỏ cho trâu. Mẹ Năng bảo:
    - ****** ra đình từ sáng. Ngày mai làng tế Thành hoàng.
    Sớm hôm sau, mới gà gáy nhà Năng đã dậy. Cả những nhà bên cũng thế. Mẹ Năng thổi xôi, luộc thịt. Năng tắm gội sạch sẽ rồi ra đình làng. Hôm nay hội đình, việc này đã dược chuẩn bị từ hơn tháng trước. Các cụ ông, cụ bà ở trong đội tế đã thay áo quần, tề tựu cả. Đám thanh niên gồm mười tám trai tân với mười tám gái tân cùng chuẩn bị nhập hội tế.
    Năng cũng ở trong số này.
    Năng vào phòng hóa - trang thay quần áo. Hội đình năm nào cũng diễn sự tích của Thành hoàng làng. Chuyện rằng ngày xưa Trời làm hạn hán, ở dưới mặt đất dân tình đói khổ. Dân làng theo một chàng trai bắc thang đánh Trời. Trời sai Thiên Lôi mang sấm sét thiên la địa võng dánh lại. Ba lần chàng trai đều thắng Thiên Lôi. Cuối cùng Trời phải làm mưa, dân tình thoát khỏi tai nạn hạn hán. Chàng trai cùng dân làng vui vẻ cày bừa, trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng Thiên Lôi đợi khi chàng trai không đề phòng thì tới đánh lén. Khi chàng trai chết, dân làng đã thờ chàng làm Thành hoàng.
    Khoảng 9 giờ sáng bắt đầu hội tế. Người đông nghìn nghịt sân đình. Cờ, hoa, các mâm lễ vật bày la liệt. Không khí náo nhiệt. Năng cùng đám thanh niên vác những cái thang ngắn ra giữa sân đình. Điệu múa thang đã được tập luyện công phu từ mấy tháng trước. Câu chuyện cũ được diễn lại rất tao nhã, đẹp mắt và sôi nổi. Năng cầm thang đứng trong đội múa khi tiến, khi lùi, rẽ ngang, rẽ trái đều theo nhịp trống. Các ông già đóng vai Thiên Lôi và sấm sét cầm đao búa, kiếm kích cũng tiến cũng lùi, rẽ phải trái theo nhịp trống. Trận đánh diễn ra theo những nghi lễ ước lệ. Năng thấy bố mình cũng đóng vai một tướng nhà Trời. Trông ông rất hung dữ, khác hẳn với lúc bình thường.
    Năng bị một quả chùy đánh thốc vào ngực. Đòn đánh rất hiểm. Nếu Năng ngã xuống thì thật xấu hổ ê chề. Trông ra thấy sư Tịnh đứng ở góc sân cười tủm tỉm. Diễn tích xong thì đến rước kiệu. Năng vịn vào vai kiệu. Kiệu đi vùn vụt như trong mơ. Đám đông la hét điên cuồng. Ai đó kêu to:
    - Kiệu bay!
    Cuộc vui kéo dài đến hết buổi chiều. Năng về đến nhà thì tối. Năng tắm giặt, ăn cơm rồi xuống thả trâu.
    Trăng non bắt đầu mọc. Gió thổi nhẹ. Năng thấy lòng mình trống rỗng. Năng dắt trâu ra bãi cỏ ven đê rồi nằm dài xuống vạt cỏ mềm. Bây giờ mới thấy người đau ê ẩm, cởi áo ra thấy có vết tím ở ngực trái: rõ ràng vết của quả chùy. Năng nhìn lên trời cao, Năng không biết mình đang ở đẩu, ở đâu? Con trâu gặm cỏ bên cạnh, nhẫn nại bình thản. Nó đang nghĩ gì. Nó đang ở đẩu, ở đâu?
    Bóng tối lan tỏa trên cánh đồng. Có gió thổi, rõ ràng là có gió thổi. Nghe rõ cả tiếng phần phật của cờ, của phướn.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Không khóc ở California
    Nguyễn Huy Thiệp
    Anh cố hình dung ra cuộc sống của cô ở đấy. Thành phố. Những dãy nhà. Đường phố xe đi như mắc cửi. Trời xanh. Một cụm mây biếc mắc lại trên cây cối. Chiếc cầu treo nổi tiếng thế giới.
    ?oTự tử trên cầu này - cô nói - vèo một cái, bảo đảm chết 100%?. Anh cười, lòng nhói lên cảm giác xót xa. Con người ở đâu cũng phải giáp mặt với cái chết.
    Em lúc nào cũng chờ đợi anh. Tình yêu là chờ đợi bứt rứt, hồi hộp, say mê. Khi gặp anh...anh à, anh ơi...là em đã chờ đợi, trong sự lười biếng, khoái trá và hạnh phúc. Anh không hiểu gì cả... anh à, anh ơi...anh là thằng ngốc 100%.
    Thôi được! Anh là thằng ngốc. Chắc chắn anh là thằng ngốc 100%. Anh không biết khi cô gặp anh là ở đằng sau cô đã có một thời gian đằng đẵng, lẫn lộn ở đấy bao đau đớn vui buồn, bao chuyện sinh tử. Ở đấy, người ta không nói thứ tiếng Việt Nam man di, mọi rợ của cô. Cô nói tiếng Anh. Chỉ khi nào thất bại, chỉ khi nào một mình, khi nào nhục nhã ê chề lắm cô mới bật ra tiếng nói mẹ đẻ của cô. Ồ - dĩ nhiên, đấy là một tiếng chửi thề, một câu tục tĩu. Anh không hiểu gì cả. Anh là thằng ngốc 100%. Anh đâu biết cô đã từng bị sốt rất dữ, đã nôn mửa, run rẩy, thậm chí ngất đi. Cô đã tái mặt vì sợ hãi... Day dứt, dĩ nhiên rồi. Cười như mọi người. Khóc như mọi người. Đọc sách như họ. Lái xe như họ. ứng xử với luật pháp. Với cảnh sát. Với đạo đức. Với khoai tây. Với cá thu và cá hồi. Với đồ lót.
    Niềm ham muốn lớn lao và đẹp đẽ... anh à, anh ơi... cả hy vọng sâu xa muốn thấy anh. Giọt nước mắt tràn ngập bờ mi... Anh không hiểu gì cả. Buổi chiều đó, em rón rén đi trong nỗi xúc động khôn tả trong lòng để đến với anh, giống như người làm xiếc đi trên dây thừng... anh à, anh ơi... một con chim nhỏ vụt qua, làm cho nghẹn lời, thót tim lại, sởn da gà...
    Anh là thằng ngốc. Đúng rồi. Anh là thằng ngốc 100%. Anh khác chi một kẻ phàm phu tục tử. Anh nói vớ vẩn gì đó về thời tiết, về cơm niêu, về bệnh đậu mùa, về chó dại, về sổ hóa đơn, về quần đùi, về 48 thế võ ?oSu mô? của người Nhật Bản. Anh nghĩ gì? Anh đến nhà cô đúng lúc cô cho con ăn. Ngượng nghịu, anh do dự nhìn mũi giày dính bụi của mình trước lúc bấm chuông. Cô ra mở cửa:
    - Thưa ông, ông nhầm rồi. Tôi đã ở đây 24 năm... Tôi không quen ai thế cả...
    Chồng cô ngó đầu qua cửa sổ hầm hừ:
    - Một tên trộm...
    Không! Không phải thế. Cô ra mở cửa và nói:
    - Vâng! Thưa ông, ông cần gì?
    - Cần gì ư! Không cần gì cả! Nhưng mà em...
    - Xin ông thứ lỗi, thưa ông, tôi còn bận việc.
    - Vâng, vâng... Xin lỗi cô... Mà em... Tôi ở xa đến, một nơi rất xa, cô không hiểu xa đến thế nào đâu... như từ ký ức... Tôi nhầm, chắc chắn thế...
    Anh cười, mặt nhăn lại. Thế giới có hàng tỷ người. Trong ký ức nào của cô có anh?
    Anh à, anh ơi... Sự mập mờ, quý giá biết bao, vì nó chẳng rõ rệt gì, chẳng phải thề nguyền, đầy rẫy hy vọng... Anh không hiểu gì về những hy vọng nơi người đàn bà, nơi tha hương... Anh à, anh ơi... Khi chúng ta bị tách ra khỏi quên lãng, những ảo vọng tuyệt đối cũng sẽ giá trị như tách cà phê này, như cây đèn này, như tấm áo lót ngực thơm mùi da thịt...
    Ồ, lại nói chuyện cà phê. Tất cả mọi thứ ở quê hương đều đậm đặc. Những cây nhãn có màu xanh đậm đặc...ớt cay hơn... Mùi mắm tôm trong hàng chả cá đậm đặc... Quai guốc gỗ bằng cao su cắt ra từ lốp ôtô xiết chặt bàn chân... Những cái xiết tay tựa như dính nhựa. Sự đậm đặc... Trực tiếp. Ráo riết. Những đòi hỏi rút gọn... Cà phê đậm đặc... Cô không uống được và phải lựa chọn trong các loại cà phê để xem thứ nào hợp vị với mình. Cà phê đen nóng, đen đá, cà phê sữa, cà phê trứng, cà phê tan... Anh mua một bịch cà phê tan. Cô uống có một gói nhỏ 20 gam, uống không hết. Khi cô đi rồi, anh đã ngồi một mình uống 23 gói nhỏ cà phê còn lại, cả thảy 460 gam, đắng ngắt trong lòng.
    Ồ thật là kỳ, tất cả việc dè xẻn cử chỉ, lời nói... Được gặp nhau là điều kỳ diệu nhất từ trước tới nay... Anh à, anh ơi... Điều gì khiến anh phiền muộn. Vẫn biết thừa nhận sự kiềm chế... Nhạy cảm với sự phiền muộn và tình yêu... Em chẳng biết gì... Cô đơn khôn tả...
    Anh không xứng đáng với cô. Tâm hồn anh đen tối. Cư xử thiếu dịu dàng, nhiều khi thô bạo. Thích thú dục vọng. Đạo đức giả. Anh đã lén ngắm nếp áo trễ tràng và thân hình mảnh dẻ của cô... Một tên trộm... Rõ ràng là một tên trộm... Chồng cô nói đúng... Nhưng khi ấy anh lại nói về Bill Clinton và Đặng Tiểu Bình. Ngay những tên tuổi lừng danh thế giới lúc này cũng vớ vẩn, nhảm nhí, chẳng ra gì.
    Anh không có quyền gì... Anh ngờ là cả chồng cô cũng chẳng có quyền gì cả. Tại sao hắn lại hầm hừ gọi anh là trộm trong khi chính hắn cũng trộm cướp chẳng kém gì anh? Hắn được cô 100%. Đấy là may mắn của hắn hay là tai họa?
    Nào! Hãy kiên nhẫn!
    Anh biết, cô vẫn kể chuyện cổ tích cho con mình nghe.
    Mẹ kể con nghe:
    Xứ ta là xứ nhiệt đới. Mưa nhiều. Nắng cũng nhiều. Lòng người hay thay đổi.
    Ngày ấy, ở rừng kia có cái giếng Tiên. Giếng ở nơi khuất nẻo. Những đêm trăng, hoặc vì vui vẻ, hoặc vì phiền muộn - thường thì phiền muộn nhiều hơn vui vẻ - các cô tiên thường xuống giếng tắm. Khi xuống tắm, các cô tiên thường phải trút bỏ bộ cánh để lại trên bờ. Đúng rồi, ướt cánh thì không bay được. Tựa như mơ mộng và phiêu lưu, thậm chí cả lòng cao thượng - rất sợ những định kiến vướng bận cồng kềnh.
    Bấy giờ, ở cõi trần có một chàng trai làm ăn chăm chỉ, sống một mình (giời ạ! ai chẳng sống một mình, từ xửa từ xưa cũng đã thế rồi). Hôm ấy, chàng trai vào rừng đốn củi. Chàng gặp một con yêu tinh. Không phải! Yêu tinh thì chàng đã gặp ngay từ niên thiếu, không phải một lần. Chàng gặp một con chó sói. Có thể lắm. Nhưng chó sói sẽ tránh được chàng vì chúng biết chàng cô đơn hơn chúng và như thế nghĩa là chàng sẽ quyết liệt hơn nhiều người. Hôm ấy, chàng trai gặp một nàng tiên xuống tắm.
    Nàng tiên xuống tắm ở giếng. Nàng trút bỏ bộ cánh trắng xóa để ở trên bờ. Chàng trai nhìn thấy, chàng rón rén bò lại, lấy trộm bộ cánh giấu đi.
    Tắm xong, nàng tiên lội lên bờ. Thấy mất cánh, nàng ngơ ngác đi tìm khắp mọi nơi. Vừa lúc ấy chàng trai từ trong chỗ nấp bước ra. Nàng liền kêu lên:
    - Thập thò, thập thò, không lo thì chết!
    Chàng trai không phải là người sợ chết! Chết có gì đâu (vèo cái là xong, bảo đảm 100%. Sống mới khó! Chàng trai nhìn nàng tiên và ánh mắt chàng khiến nàng bối rối, lo lắng).
    - Trả cánh cho tôi! - Nàng cầu khẩn - Tôi còn một cuộc sống khác.
    - Không được! - Chàng trai trả lời - Thênh thang ngồi đám cỏ xanh. Bao giờ nên yến nên oanh rồi về..
    Nàng tiên theo chàng trai về nhà. Chàng trai giấu kỹ bộ cánh rồi ra sửa soạn cơm nước, áo quần, chăn chiếu cho nàng. Họ đứng ở trước bàn thờ, mùi hương sực nức. Chàng trai nhìn thấy nàng tiên đúng trước ánh đèn, gò má đỏ lên thẹn thò. Họ ăn cơm trong buồng. Nàng ăn nhỏ nhẹ và nàng nhận ra khi có người yêu thương cùng ăn thì bữa cơm ngon hơn hẳn bữa cơm thường. Đêm ấy họ nằm bên nhau. Chàng trai chưa bao giờ thấy dễ chịu thế. Nàng tiên cũng nhận ra rằng khi nằm mà bỏ cánh ra thì không vướng. Họ trò chuyện. Những điều họ nói với nhau có phần ngốc nghếch:
    - Thế là chúng ta thỏa lòng mong ước, chàng có vui không?
    - Có... Nếu mãi thế này...
    - Ngộ nhỡ có việc gì... Nếu thiếp xa chàng, chàng có còn thương thiếp hay không?
    - Thương.
    - Thương nhiều hay thương ít?
    - Thương mãi mãi.
    - Thiếp chết rồi, liệu chàng còn thương nữa không?
    Chàng hãm lại lời nói của nàng bằng một nụ hôn. Chàng thấy cay cay nơi sống mũi. Chàng thầm hứa sẽ làm cho nàng bất tử. Chàng không nói to ra điều ấy vì chàng không phải là người tự tin.
    (còn tiếp)
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương
  6. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Thấm thoắt, hai người có một đứa con. Rồi chàng phải đi xa nhà. Trước khi đi, chàng dặn:
    - Mẹ con ở nhà, có ăn thì ăn đụn lúa vang, rồi sang đụn lúa ré, chớ ăn đụn lúa rẹ, có tổ ong vò vẽ, đốt cả mẹ lẫn con.
    Thực ra, chàng trai giấu bộ cánh của nàng tiên ở đụn lúa rẹ nên nói thế thôi. Khi chàng trai đi rồi, đứa con ở nhà nghịch ngợm tìm lôi ra bộ cánh của mẹ trong đụn lúa rẹ. Nó thích thú cười. Nàng tiên mắng:
    - Cười sằng sặc có khi rặc cổ, cười ha hả có khi rã xương!
    Nhìn thấy bộ cánh của mình, nàng tiên mừng rỡ. Nàng lắp cánh vào và thấy ngường ngượng. Đã lâu không bay, nàng cảm thấy vụng về khi cất cánh. Nàng phải tập luyện rất lâu rồi mới bay được. Nàng nhớ lại nơi ở cũ của mình.
    Sáng hôm sau, nàng tiên dậy sớm làm rất nhiều bánh để lại cho con. Nàng nói:
    - Con ở nhà, hễ khi nào đói vào buồng lấy bánh mà ăn.
    Con đừng đòi mẹ con ơi
    Mẹ còn có cả bầu trời tự do
    Thôi con, con chớ khóc to
    Bao công việc cha sẽ lo liệu giùm.
    Nàng tiên để lại chiếc vòng tay và dặn:
    - Con nhớ giữ lấy cho cha.
    Dứt đoạn, nàng vỗ cánh bay bổng lên trời.
    Khi chàng trai trở về nhà, không thấy nàng tiên, chỉ thấy chiếc vòng tay thì đoán ra nông nỗi: con chim trời đã bay về tổ cũ của mình. Từ đấy hai cha con côi cút, bơ vơ.
    Một lần, nhớ nàng tiên, chàng trai bế con trở lại giếng Tiên. Rất may, họ gặp một bà già trên trời xách thùng xuống giếng múc nước. Chàng vội cầu khấn:
    - Hỡi bà tiên! Bà hãy thương tôi. Hãy giúp cho tôi gặp được vợ tôi.
    Chàng trai kể chuyện cho bà tiên nghe. Chàng lấy ra chiếc vòng tay làm tin. Bà tiên bảo:
    - Ta biết rồi. Nàng tiên ấy nay ở trên trời. Nàng cũng nhớ chồng con da diết. Ta sẽ mang chiếc vòng tay này về báo cho nàng.
    Hai cha con chờ đến hôm sau thì thấy có hai người từ trên trời xuống. Họ mang theo các thứ dây túi để đưa hai cha con lên trời. Họ dặn phải nhắm mắt lại và giữ im lặng. Đến giữa canh khuya, cả bọn bước vào cõi trời. Nàng tiên ra đón, mừng mừng, tủi tủi..
    Hai cha con ở lại hai ngày. Lệnh của Ngọc Hoàng không cho người trần ở lại. Nàng tiên thương chồng, thương con vô hạn nhưng cũng đành phải chia tay.
    Hôm sau, nàng tiên gạt nước mắt trao cho hai cha con một cái trống, một mo cơm. Nàng dặn: ?oHễ chân chạm đất thì cứ đánh ba tiếng trống để trên này biết mà cắt dây thừng?.
    Hai cha con xuống được nửa đường thì đã quá trưa. Thấy thằng bé đói, chàng trai dừng lại giở mo cơm đặt lên mặt trống. Đứa con bốc cơm ăn làm vãi cơm trên mặt trống. Bấy giờ có một đàn quạ bay qua bèn sà xuống mổ lấy mổ để những hạt cơm rơi trên mặt trống. Trên trời, nghe thấy tiếng trống, nàng tiên lại tưởng hai cha con đã xuống đến nơi, bèn cứ thế cắt dây thừng. Dây đứt, hai cha con rơi xuống đất chết tươi. Đàn quạ sợ hãi bay vọt lên trời kêu la ầm ĩ.
    Sự việc không ngờ xảy ra đớn đau như vậy. Sau này, Ngọc Hoàng cho đón chàng trai lên trời. Chàng trai được làm công việc chăn trâu, gọi là Ngưu Lang, hay Ngâu Lang. Nàng tiên gọi là Chức Nữ. Mỗi năm, Ngọc Hoàng cho hai người gặp nhau một ngày vào ngày mồng Bảy tháng Bảy. Đàn quạ có lỗi hôm ấy phải bắc cầu cho hai người gặp gỡ gọi là chiếc cầu ô thước. Từ đấy, cứ đến ngày mồng Bảy tháng Bảy, trời thường có mưa, người ta gọi là mưa Ngâu. Đồn rằng đó là những giọt nước mắt của hai người. Họ gặp nhau rồi lại ly biệt chờ đến năm sau.
    *
    Cô nói:
    - Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau còn có định kỳ. Còn em chẳng có định kỳ nào cả.
    Cô thở dài. Tiếng thở dài não nuột làm anh tê tái. Tình yêu là gặp gỡ, là chia tay. Vẫn biết thế mà sao đau lòng vậy?
    Tình yêu đối với quê hương... Anh à...anh ơi... là thứ tình cảm lạ lùng, không biết diễn đạt thế nào. Thoáng xót xa, trìu mến. Cả căm giận, tự hào: cả khinh bỉ, vui buồn... Tất cả một núi cảm xúc, một bể cảm xúc trào dâng... bóp nghẹt tim, làm run rẩy... muốn làm khuỵu ngã ngay khi ở trên máy bay bước xuống...
    Anh im lặng. Anh cảm động nhìn cô hít thở rất sâu không khí ở trên cánh đồng. Cô kêu to khi nhận ra mùi đất ải nồng nàn và mùi rơm rạ ẩm ướt
    - Anh...
    Cô đưa tay níu lấy vai anh. Anh hoảng hốt.
    Anh nhận ra một tia ánh sáng tựa như lửa than nơi khóe mắt cô. Anh sợ. Anh sợ đến toát mồ hôi. Anh nói lắp bắp và nhảm nhí: Tôi... tôi không đại diện cho ai... Không phải đất nước... Không phải quê hương... Không phải chính quyền...
    Cô cười. Anh hiểu ra nụ cười ấy: bây giờ dù anh có bướu cổ, có sâu răng, có bợm bãi, lạm phát, rượu chè, suy thoái, buôn heroin hay chậm phát triển... cô đều tha thứ cho anh. Anh có tởm lợm cũng không sao hết. Miễn là... Được rồi. Anh đỏ mặt nói.
    - Tôi sẽ không như thế nữa.
    - Anh hứa chứ?
    - Không trộm cướp và tham nhũng thì khó - Anh cau có nói - Thôi được, sẽ không còn đê tiện và lêu lổng nữa.
    Họ cười phá lên làm những con chim sẻ bay vụt lên trời.
    Anh ngồi đây. Bây giờ anh đang ngồi đây một mình. Anh thấy bơ vơ quá. Bây giờ thì cô đã ở cách xa anh nửa vòng trái đất. Xa quá. Xa lắc xa lơ... Anh nhắm mắt lại. Anh nghĩ đến cô. Cô có thân hình mảnh dẻ. Mắt đen láy, thoáng vẻ mệt mỏi. Cử chỉ bẽn lẽn. Sự dịu dâng và mùi hương xa xăm. Cô mặc chiếc váy liền áo may bằng vải lụa tơ tằm, khoác thêm chiếc áo jắc két bên ngoài. Cô thích nói chuyện và cười nhưng vẫn giữ gìn sự mập mờ của tình bạn và hiện thực. Anh bị những hiểu biết văn hóa và những cử chỉ của cô quyến rũ. Cả tiếng thở dốc sau những câu nói dài rất đặc biệt lạ lùng chỉ cô mới có. Chưa bao giờ trong anh có một cảm giác rõ rệt đến thế: chắc chắn sẽ có sự mất mát tức khắc khi thổ lộ những lời si mê điên cuồng. Yêu mà không hiến thân, hiến thân mà không sa sút và tàn tạ, điều ấy có thể được chăng? Còn gì nữa. Cả hai đều sợ hãi, đều ghê tởm nếu sự tầm thường xám xịt thường nhật xúc phạm. Một sự gặp gỡ mà không biến chất, không rạn nứt. Anh lo lắng nhìn cô: những đau đớn, sự nhạy cảm về mất mát và nhiều điều khác không biết gọi tên là gì làm cô trở nên rất khó an ủi. Anh thấy đắng ngắt trong lòng và cảm thương đến ứa nước mắt. Trưóc mắt anh là người đàn bà khó an ủi nhất hành tinh. Cô sẽ khóc. Sẽ khóc mất. Sẽ khóc về cảnh tha hương ở nơi đất khách quê người... Sẽ khóc về Anh ngữ và Việt ngữ... Sẽ khóc vì những lo toan trong cảnh gia đình... Sẽ khóc vì chồng con, bạn bè... Sẽ khóc vì những phù du, bội phản... Sẽ khóc cho kiếp làm người...
    - Mạnh mẽ lên - Anh nói - Không khóc ở California.
    Không khóc ở California.
    Không khóc.
    Không khóc ở Louisiana.
    Không khóc ở quận 13 Paris.
    Không khóc
    Không khóc ở Beclin, ở Sydney, ở Tokyo
    Những người Việt không khóc ở California
    Em không khóc
    Em không khóc ở California
    Em không khóc
    Kìa mưa rơi, mưa rơi và lá bay
    Em lái xe đi
    Con đường hun hút và mưa bay bay
    Kính xe mở
    Ai huýt sáo một bài hát bên đường
    Nhớ anh, nhớ quê hương
    Em không khóc
    Em không khóc ở California
    Em không khóc
    Ở chốn xa xăm cuối nơi chân trời
    Nơi mẹ sinh ra gọi là quê hương
    Em gọi tên là nhớ thương
    Người ta gọi là cội nguồn
    Sao em lẩm cẩm như một bà già
    Em sẽ không khóc
    Không khóc ở California
    Anh ạ,
    Em lớn lên rồi, không còn thẹn thùng
    Em mặc một chiếc áo rộng
    Em sẽ mua hoa
    Xếp đặt đồ vật trong nhà
    Em yêu mọi người
    Mọi người không khóc
    Không khóc ở California
    Anh ạ, hôm nay tiệm cà phê vui hơn
    Có ai gật đầu chào em.
    Có phải anh gật đầu chào em rồi mỉm cười
    Em đưa tay ra
    Biết rằng anh vừa nắm tay em...
    Em thấy hơi ấm
    Em thấy ổn rồi, rất ổn...
    Em lớn lên rồi, không còn thẹn thùng
    Em soi trong gương
    Giữ gìn nhan sắc, giữ gìn thói quen
    Có người vừa đi xa về,
    Mang cho em một chút gió, một chút nắng
    Em sưởi mình trong kỷ niệm
    Và cười trong mơ.
    Anh hôn vào nụ cười ấy...
    Nụ cười xa xăm
    Em lớn lên rồi, không còn thẹn thùng
    Em ra siêu thị
    Em xuống trung tâm
    Em mua một gói kẹo nhỏ
    Và liếm chiếc kẹo như liếm vết thương
    Anh tan biến trong miệng em
    Em cười một mình .
    Và soi trong gương
    Không khóc
    Không khóc ở California
    Cho dù cách xa...
    Anh biết rằng anh sẽ không an ủi được gì. Không ai an ủi được ai. Anh biết. Anh biết chắc chắn thế mà! Vì sao ư? Vì chính anh cũng là người cần an ủi.
    Hôm qua ơi, em đi rồi
    Hôm nay ơi, ta nhớ người
    Một làn mây xanh trôi qua đời anh
    Thương thì thương
    Chốn tha hương
    Muôn dặm trường
    Em ghé lại
    Nụ cười vấn vương
    Em đi rồi
    Như trong màn sương
    Tái tê vô chừng
    Tái tê không cùng...
    Anh à...Anh ơi...Hôm qua ở đây có tuyết rơi. Nhưng hôm nay thì nắng. Náng ấm. Có lẽ California là nơi đẹp nhất trên đời...
    Anh đi...Anh nhớ cô. Cô có những tật xấu nhưng anh không để ý đến điều ấy. Cô luôn nhắc anh phải nhớ đến cô.
    - Em. - Anh nói - Những bất hạnh trong số phận em cũng là những bất hạnh trong số phận anh. Có hiểu không? Em có hiểu không? Em có hiểu được như thế không?
    Kìa có ngọn gió bay qua...Và nắng ấm. Rồi em lại về... Phải không em?
    Hết
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương
  7. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    SỐNG DỄ LẮM​
    Trường Sư phạm tỉnh miền núi mở lớp tập huấn cho giáo viên vùng cao vào cuối tháng 7. Có 11 người và họ đều là những giáo sinh trẻ lần đầu đi dạy học. Bạn đọc ở đô thị chắc hiểu ít về các trường học vùng cao cách đây ba, bốn mươi năm.Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng không ở đâu buồn tẻ hơn và ít vụ lợi hơn ở đấy, còn việc hình dung và dành tình cảm cho nó ra sao tuỳ bạn.
    Cuối tháng 7, ở Tây Bắc mưa nhiều và những đợt lũ quét bất ngờ có thể gây nên những tai hoạ không thể lường trước được. Người ta cử ông giáo Chi mang những tài liệu sách vở đến giảng cho lớp tập huấn nhưng trên đường từ tỉnh lị về trường, khi qua suối, ông giáo Chi bị nước cuốn sạch đồ đạc. Mười một giáo sinh ra đón ngài thanh tra giáo dục, họ nửa khóc nửa cười khi thấy một ông già gày gò, mình trần thân trụi ướt như chuột lột đang ngồi rét run cầm cập.
    Tất cả những nghi lễ và dự định cho lớp tập huấn giáo dục bỗng vứt đi hết vì lí do bất ngờ, những qui định ứng xử giữa ông giáo Chi và đám trẻ bỗng xoay ra hướng khác hẳn. Ông giáo Chi được các cô con gái thân mật gọi là " bố " mặc dầu ông nửa đùa nửa thật nói rằng mình thích được coi là " bạn thân " hoặc " anh giai " hơn. Các cô con gái trổ tài may vá và ông giáo Chi lập tức có ngay hai bộ quần áo được " cải tạo " từ đám quần áo cũ của họ. Hai cậu con trai không tỏ ý thân thiện gì với " bố ", dưới mắt họ ngài thanh tra giáo dục " xuống cấp ", trở thành một tay dấm dớ chẳng ra gì.
    Tuy nhiên, đúng ngày đúng giờ, lớp tập huấn giáo dục vẫn được bắt đầu như thường lệ, y như qui định của Bộ giáo dục tận mãi Thủ đô. Ông giáo Chi vốn xuất thân là lính, ông coi nhiệm vụ trên hết và không có gì ngăn cản ông làm nhiệm vụ được giao.
    Không có giấy bút gì, ông giáo Chi đĩnh đạc đứng lên bục giảng có các cô con gái vây quanh, hai cậu con trai bất đắc dĩ phải ngồi cùng, không phải vì nể ông giáo mà vì nể các cô con gái.
    - Dạy học là nghề sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi bắt đầu bài giảng của mình.
    - Nếu lương ít, lại không có thực phẩm thì làm sao ? Ở các vùng cao lấy đâu ra chợ ? - Các cô giáo trẻ lần đầu sống xa nhà lo lắng hỏi ông.
    - Phải trồng rau chứ ! - ông giáo Chi trả lời. Nuôi lấy vài con gà... Ngày xưa, tớ (ông giáo Chi xưng " tớ " chứ không xưng " bố ")... tớ nuôi cả lợn. Chiều ba mươi Tết thịt lợn, đánh tiết canh... thật không có gì vui như thế... vui như Tết !
    - Tất cả là do tự nhiên điều chỉnh hết ! - ông giáo Chi nói - Mình cứ sống thôi ! Sống dễ lắm ! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống...Cũng cần phải biết một ít kĩ năng, như cách thiến gà... Phải biết một số cây thuốc cầm máu, biết phân biệt các thứ nấm độc...Tớ có kinh nghiệm không nên tin cái gì đẹp đẽ quá...
    Ông giáo Chi đưa bọn trẻ vào rừng, ông chỉ cho họ cách tìm các cây rau ăn được, các cây thuốc, cách tìm phương hướng khi lạc rừng nhờ vào việc xác định rễ ở các gốc cây. Buổi tối, họ ngồi tập hát, ông giáo Chi dạy họ bài hát về nghề dạy học :
    " Tôi không quên những giờ lên lớp đầu tiên
    Khi bước về ngôi trường xa
    Trang sách trắng tinh
    Với nét phấn đơn sơ vụng về
    đừng hỏi vì sao tôi yêu dấu... "
    - Dạy học không có gì khó cả ! Sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi lại nói - Mình cứ hình dung mình là đứa bé, đứa bé cần gì thì dạy thứ ấy... đừng dạy nó thứ không cần...
    - Sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi lại nói - Giáo dục... nghĩa là tha bổng... Hễ có tội là tha... trẻ con không có tội gì... Sống nghĩa là sai lầm, là mắc tội... Mình phải yêu mạng sống của chúng như yêu mạng sống của mình...
    - Thế còn tình yêu ? - Những cô gái trẻ náo nức hỏi.
    - Tớ không biết... - ông giáo Chi lúng túng trả lời - Nhưng có sự hi sinh... nghĩa là cay đắng...Tình yêu là mang cho nhau lời nguyện cầu tốt đẹp, những cử chỉ thân tình âu yếm, dục vọng, lòng ham sống... tóm lại là cảm giác...
    - Nói dối ! - Một trong hai cậu con trai sầm mặt lại, chửi thề rồi nói khẽ qua kẽ răng. Đấy là Dân, tay thanh niên sinh ra ở thành phố - Nó hơn thế nhiều...
    - Cậu thì bao giờ cũng coi cậu đúng còn mọi người là dối trá hết ! - Ông giáo Chi buồn bã nói
    - Cậu không dạy học được.Cậu chỉ đi chiếm đoạt và áp chế người...Cậu giống " sếp " của tôi.
    - Để xem - Anh chàng Dân trả lời - Nhưng dạy học đâu có phải là nghề tốt nhất trên đời phải không ?
    - Tớ không biết ! - Ông giáo Chi thừa nhận - Có lẽ thế thật !
    - Nhưng chúng ta đang nói chuyện về tình yêu cơ mà ? - Các cô giáo trẻ vẫn không bằng lòng với cách giải thích của ông giáo Chi.
    - Hỏi làm gì ? Rồi trước sau ai cũng biết hết... - Cậu con trai tên là Hiếu bẽn lẽn chen vào. Khác với Dân, anh chàng Hiếu là một thanh niên nông thôn rụt rè.
    - Đúng đấy ! Trước sau gì ai cũng biết hết... Rồi sẽ được ăn đòn cả thôi ! Đừng có vội ! Đừng có sốt ruột ! - Anh chàng Dân nói xong thì cười nửa miệng.
    Các cô gái trẻ đòi ông giáo Chi kể về tình yêu. Ông giáo Chi từ chối mãi không được, cuối cùng ông đành nói :
    - Có lẽ tớ đã yêu rất sớm... - Ông giáo Chi đỏ mặt thú nhận - Từ khi tớ còn là học trò...Mà người tớ yêu lại là cô giáo. Cô giáo đi vào lớp, tớ ngắm nghía như muốn nuốt chửng cô ta. Sau này tớ rất xấu hổ, rất ân hận...
    Hai cậu con trai tỏ vẻ khinh bỉ đứng lên bỏ ra khỏi lớp. Ông giáo Chi ngồi im. Ông biết ông đã dại dột nói ra điều không nên nói. Ông là một nhà giáo dục thất bại. Các cô gái an ủi ông :
    - Bố lại bịa, phải không ? Sao bố lại đi bịa như thế để cho người ta coi thường bố ? Chúng con biết bố có một tình yêu cao thượng, có phải không ?
    - Ừ ừ... - Ông giáo Chi trả lời - Cao thượng... riêng tư... nhưng tớ có lỗi... tớ ích kỉ... mà lại hèn...Cô ấy là người rất kiên nhẫn mà cuối cùng cũng phải chán tớ.
    - Cũng tại bọn đàn bà hay đòi hỏi cơ ! - Các cô gái than thở - Người ta vẫn nói đàn bà với tiểu nhân là một...
    - Không phải thế đâu... - Ông giáo Chi cười đau đớn - Đấy là Khổng Tử. Ông ấy là tay say mê chính trị, hắn không có tình yêu, hắn yêu lễ hơn cả tình yêu... mà tình yêu là thứ vô lễ nhất. Tình yêu rốt ráo thậm chí còn là vô luân...
    - Thế cũng phải dạy cho bọn trẻ con những điều như thế phải không ? - Các cô gái lại hỏi.
    - Phải dạy chứ ! - Ông giáo Chi nói - Nhưng tốt nhất cứ để tự nhiên điều chỉnh là hơn... Sống dễ lắm ! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống.Có điều phải trung thành với công việc... Đừng có như hai thằng trời đánh kia ! Tớ thề rằng chúng nó sẽ phản bội nghề dạy học. Cô nào yêu chúng rồi sẽ đau khổ... Chúng nó thì có dạy ai ?Bọn đàn ông, tớ biết rất rõ... Một phần cũng bởi tại giới nữ các cô kích động nữa cơ, chúng nó là bọn láo khoét, không có phúc đức gì đâu... " Phúc đức tại mẫu ", đã hiểu chưa ? Không hiểu thì rồi sẽ hiểu.
    Trong lớp học có Mạ là cô gái mà ông giáo Chi yêu mến nhất. Cô gái nhà nghèo, bỏ quê lên vùng cao dạy học, lúc nào cũng nhường nhịn mọi người, lúc nào cũng tranh làm những việc nặng. Mạ ít tuổi nhất lớp nhưng cô lại có vẻ đàn chị nhất lớp. Sớm mồ côi, phải nuôi hai em nhỏ nên Mạ sớm tháo vát hơn người.
    - Con ạ... Sao mày cứ đi làm tranh việc của người khác như thế ? - Ông giáo Chi hỏi cô.
    - Con không biết... tại số con nó thế...
    - Thôi cũng được... - Ông giáo Chi ngậm ngùi thở dài - Nhưng cũng phải thương lấy thân mình.Thương người là rồi rước hoạ vào thân...
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  8. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Cứ như thế, từng ngày một, trong nửa tháng trời ông giáo Chi truyền cho đám giáo sinh trẻ những kinh nghiệm, những nguyên tắc sơ khai về giáo dục theo cách của ông. Ông đã từng sống một mình trong gian khó, phải đấu tranh với cái đói, sự hiểm nguy. Ông là giáo viên tiểu học, một viên chức thấp nhất trong ngành giáo dục, ông rất dễ bị tổn thương, rất dễ bị người khác sỉ nhục hoặc coi thường, ông nói ra những kinh nghiệm của ông để bảo vệ thân phận, bảo vệ miếng ăn cũng như nhân cách của ông. Đơn giản mà kiên quyết, không có chút gì khoa trương và khoan nhượng hết.
    - Không nên tin ai ! Sống dễ lắm ! Trong gian khó mà tin người là chết ! Tất cả mọi người có khả năng phản bội, kể cả phản bội những đức tính cao quí nhất, vì thế mới có cái chết chứ... Chỉ có một sự bất tử duy nhất là huyền thoại... trong huyền thoại thì tình yêu là thứ huyền thoại vĩ đại và cay đắng nhất...
    Khi lớp học tan thì mọi người đã thân thiết với nhau lắm, thậm chí anh chàng Dân còn khoe rằng đã hôn được tất cả các cô gái ở trong lớp học. Họ ghi vào sổ tay của nhau những lời chúc tụng tốt đẹp, những bài thơ... Các cô con gái chép cho nhau cả những bài hát để khi về trường dạy lũ trẻ con... Rồi khóc lóc... Rồi chia tay... Rồi tiễn nhau ra bờ suối. những cánh chim bay đi. Vùng cao xa mờ trong mây núi. Các thày cô giáo trẻ tuổi bịn rịn lên đường, vừa háo hức, vừa sợ hãi, cả vui với buồn lẫn lộn. Ông giáo Chi lội suối trở lại tỉnh lị báo cáo với trên về việc mở lớp " tập huấn " của mình.
    - Không có tài liệu ! Không có sách vở ! Không có chương trình ! Mình trần thân trụi ! Thế ông làm những trò gì cho những giáo sinh ở vùng cao ấy ? - Người ta hỏi ông.
    - Tôi nhen lửa... nghĩa là thổi vào lòng họ vài ngọn gió... Tôi bảo họ sống dễ lắm ! Chỉ có thế thôi !
    Người ta cười phá lên :
    - Ngọn gió ! Thật là đồ ngu ! Đồ dối trá ! Sống dễ lắm ! Ông đã làm hỏng toàn bộ phương pháp. Rồi ông sẽ biết thế nào là sống dễ lắm !
    Ông giáo Chi bị cách chức, bị chuyển đi làm việc khác. Người ta bảo ông :
    - Mắt xích giáo dục, ông già ạ, trong chuỗi mắt xích giáo dục thì ông đã làm cho mắt xích vùng cao mất toi, chẳng ra cái gì...
    Ông giáo Chi ngậm ngùi xếp đồ đạc vào chiếc ba lô bạc màu ngày trước của ông. Người lính già cảm thấy lòng mình tan nát. Ông đành thôi việc về quê. Sống dễ lắm chẳng phải là một câu nói đùa cửa miệng cho vui sao ? Vùng cao xa xôi trong ông chỉ còn mơ hồ là những đám mây trắng trong dãy núi xa xôi, tiếng cười vô tư lự của đám giáo sinh trẻ tuổi, hình ảnh cô bé Mạ năm nào, cái cô giáo cấp một chịu thương chịu khó có thân hình gầy gò bé nhỏ trông chẳng khác gì một đứa trẻ chăn trâu ở trong xóm núi...
    Ba mươi năm sau, ông giáo Chi khi ấy đã thành một ông lão quá tuổi " thất thập cổ lai hi " chỉ loanh quanh nơi vườn nhà. Một hôm ông có khách, khách là hai mẹ con nhà kia từ nơi xa xôi đến chơi. Chưa bao giờ ông vui như thế : cô giáo Mạ ngày nào đưa con gái về thành phố đi thi đại học ghé lại thăm thày giáo cũ.
    Ông giáo Chi cười không thành tiếng :
    - Thế nào ? Vẫn còn nhớ ta ư con ? Sống dễ hay khó hả con ?
    Cô giáo Mạ vừa lôi trong túi xách ra những gói quà đặt lên mặt bàn vừa cười :
    - Kể cũng thất điên bát đảo nhưng xét cho cùng thì sống dễ lắm ! Bố có nhớ không ? Lớp học ngày ấy có 11 người... chết mất một nửa rồi... Ông Dân bây giờ lên chức to lắm nhưng không còn làm trong ngành giáo dục. Ông Hiếu nghiện nặng, nghiện thuốc phiện, bị đuổi khỏi ngành vì đi sàm sỡ với cả học trò...
    - Tớ biết ngay mà ! - Ông giáo Chi than thở - Thằng Dân tham vọng quá, nghề dạy học là nghề quá bé nhỏ với nó. Những tên lưu manh bao giờ cũng phải khua khoắng ở nơi đất rộng có người chen chúc. Thằng Hiếu thì tình cảm quá, không thắng được những bản năng...Chà ! Lũ đàn ông ! Thày bậy thày bạ ! Phúc đức gì lũ chúng mày !
    Ông giáo Chi khổ sở, bận rộn với những ý nghĩ trong đầu y như trước mặt ông đang có 11 đứa con giống như ở trên lớp học vùng cao ngày nào.Ông mỉm cười với người học trò mà ông yêu mến nhất, đứa con gái trung thành của ông :
    - Hãy kể chuyện đi, con gái... Sống dễ là như thế nào ?
    - Cũng đói... Cũng rét... Cũng khổ đủ đường nhưng rồi cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống...
    - Thế những đứa khác thế nào ?
    - Cũng thế...Bố còn nhớ con bé Thảo không ?
    - Cái con bé trắng trẻo, vẫn hay nói lắp chứ gì ?
    - Đúng rồi ! Nó yêu ông Dân...Tình yêu đơn phương... Nó bỏ vào rừng, nó cứ đi mãi, nó sa vào tổ ong đất rồi chết. Chỗ ấy mặt đất rất sạch, lại rất phẳng phiu, bên trên không có một ngọn cỏ nào... Cái hố toàn ong là ong sâu hơn bốn mét...
    - Khổ ! đã bảo không được tin vào cái gì sạch sẽ cơ mà ! - Ông giáo Chi rên rỉ, nước mắt ròng ròng - Cái con bé xinh thế ! Thật tội nghiệp ! Thế bây giờ mộ nó ở đâu ?
    - Vẫn ở trên ấy, bố ạ... Bố còn nhớ dãy núi Đầu Hổ không ? Nó nằm ở đấy 30 năm rồi...
    - Thế những đứa khác thế nào ?
    Cô giáo Mạ ngồi im một lát như muốn nhớ lại từng người bạn cũ ngày xưa, cô nói :
    - Được cái không ai bỏ nghề dạy học... Nhưng hễ đứa nào dính đến yêu đương là chết... Khổ thế đấy ! Đứa nào an phận thủ thường thì cũng vung vinh hơn người...
    - Ta đã bảo mà ! - Ông giáo Chi gật đầu - Cứ để cho tự nhiên điều chỉnh là hơn ! Cứ mơ mộng hão huyền là chết... Đừng có lãng mạn viển vông gì cả... Thế còn con ? Con gái của con năm nay thi vào đại học ? Thế bố nó đâu ? Bố nó làm gì ?
    Cô giáo Mạ đưa mắt nhìn cô con gái.Cô con gái biết ý bẽn lẽn đi ra ngoài sân.
    - Bố nó ngày xưa cũng là thanh tra giáo dục - Cô giáo Mạ thì thào - Anh ấy đi về trường con có mỗi một lần... cũng y như bố, buồn cười, mình trần thân trụi...
    Ông giáo Chi cảm thấy nghẹt thở, nước mắt chảy ra ràn rụa. Ông cười không thành tiếng :
    - Ừ... Vậy nó là thanh tra giáo dục...Thế nó nói gì ?
    - Không nói gì cả...
    - Thằng ông mãnh ! Thế là nó khôn...
    - Được cái thật thà...Mà khoẻ lắm ! Cứ như lực điền...
    - Đúng rồi...Tất cả là ở cảm giác...
    - Hồi ấy mùa thu...Hoa cúc nở vàng như mê như man trong thung lũng. Mật ong thì nhiều vô kể... Lũ học trò mang đến cho con bao nhiêu là hoa với mật ong...
    - Ừ ừ... ta hiểu... Thế cũng xơi chứ ?
    - Vâng... Ăn tham không tưởng tượng được. Toàn mật ong rừng thuộc loại ác chiến...
    - Có phải nó đặc sánh mà lại vàng như ánh nắng ở dưới mặt trời phải không ?
    - Vâng... vàng như hổ phách... Mà trong suốt.
    Cô giáo Mạ ngồi lặng im một lát không nói năng gì. Mãi lúc sau ông giáo Chi mới húng hắng ho. Ông nói nho nhỏ :
    - Ở vùng cao ấy, con ạ, không khí rất sạch, rất tốt cho trẻ con đấy !
    Cô giáo Mạ như bừng chợt tỉnh, mỉm cười :
    - Vâng... được cái không khí thì sạch lắm. Hồi đẻ con bé, con tự làm lấy hết... tự cắt rốn cho nó, tự may vá lấy...
    - Thế lúc ấy không có ai à ?
    - Không có ai... May mà cũng không nhiễm trùng... Hôm ấy trời mưa rất to...
    Ông giáo Chi đỡ lấy chén nước mà cô giáo Mạ vừa rót cho ông, ông nói :
    - Con bé của con xinh lắm ? Thế nó ngoan chứ ? Có hiếu chứ ?
    - Vâng... Được cái cháu nó cũng ngoan, cũng biết thương mẹ. Con nghĩ thi được đại học thì thi, không được thì thôi...
    - Ừ... phải nói với nó là sống dễ lắm... đừng làm nó sợ...
    - Con hiểu... - Cô giáo Mạ tần ngần nhìn ông giáo Chi, tự dưng nước mắt ứa ra - Bố già rồi... Thế bố có còn nhớ gì về những nơi ở ngày xưa của bố hay không ?
    Ông giáo Chi gật đầu, ông nói rất khẽ cứ như là ông tự nói để cho mình nghe :
    - Có... nhớ chứ ! Toàn núi là núi nhỉ ? Mà toàn núi xanh mây trắng...
    Một lúc sau, hai mẹ con cô giáo Mạ từ biệt ông giáo Chi để trở về nhà, trở về trường học cũ của họ. Giống như ngày xưa : lại nước mắt, những lời li biệt...
    Ông giáo Chi tiễn người học trò rồi mà cứ thẫn thờ tần ngần đến suốt mấy tiếng đồng hồ. Hôm sau, hôm sau nữa ông cứ lơ lửng như người mất hồn. Nhiều lúc, ông giáo Chi bỗng thấy người mình tựa như nhẹ bỗng, nhẹ đến nỗi tưởng như có thể bay lên được kia ! Chao ôi ! Ước gì ông có thể bay lên trời được ! Như những ngọn gió ! Nếu bay lên được thì ông sẽ bay đến những dãy núi xanh xa xôi tít tắp kia, nơi ấy lẩn khuất trong mây trắng và sương mù, nơi ấy không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi mà hoa cúc dại nở vàng rực rỡ như mê như man đầy trong những thung lũng hoang vắng không có một bóng người nào.
    Phải ! Điều cốt nhất là phải không có một bóng người nào ! Như thế thì sống dễ lắm ! Nhất định rồi ông sẽ về đấy mà ! Ông sẽ về đấy... Ông nghĩ như thế ? Cho ngày mai...Mai...
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  9. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    THỔ CẨM​
    Bản Hoan có mười bảy ngôi nhà sàn đều làm theo lối cổ của người Mông. Cả bản, nhà nào cũng có khung dệt thổ cẩm. Thổ cẩm ở đây dùng để máy váy áo, may chăn đệm, cũng là để mang bán ở chợ Bờ và chợ thị xã.
    Mất bao nhiêu lâu để dệt được tấm thổ cẩm như ý? Không biết được! Các cô gái Mường đã mát rất nhiều thời giờ để làm việc ấy! ngoài việc làm nương, làm việc trong nhà, hễ rỗi rãi là họ lại ngồi ngay vào khung dệt.
    Hồi ấy tôi vừa tòn hai nhăm tuổi, là một bác sĩ mới ra trường. Tôi mạnh khoẻ, vạm vỡ và trong tôi chắc chắn có nhiều hăm hở cũng như dục vọng. Tôi thích đọc những tiểu thuyết ái tình, thích sưu tầm những bức ảnh người mẫu cắt ra từ các tạp chí, thích những câu danh ngôn kiểu "Hoặc anh là đe, hoặc anh là búa" hay " Ái tình là một bạo chúa không nương tay cho ai cả". Bấy giờ tôi khá nông nổi, phù phiếm hiếu danh và rất ngông cuồng. Tôi giống với nhiều "cậu ấm" thành phố thuộc các gia đình trung lưu vẫn sống nhan nhản ở các khu tập thể.
    Bấy giờ tôi được đưa về Sở y tế tình ... và tôi cùng một số người nữa trong khi chờ đợi sắp xếp công việc thì được cử đi khảo sát về tình hình sức khoẻ dân chúng và vệ sinh dịch bệnh ở các địa phương. Gần một tháng ròng, chúng tôi loanh quanh ở các bản của người Mường, vùng tả ngạn sông X. Từ trước đến giờ ở thành phố ở thành phố, sống trong các "chuồng chim" và "chuồng cọp" của nhà tập thể, đây là lần đầu tôi được "sổ ***g". Tôi ngờ ngợ nhận ra vẻ đẹp của tự nhiên hoang dã, vừa thích thú, vừa sợ hãi trước vẻ đẹp ấy. Trong khi khám bệnh cho người miền núi, tôi ngạc nhiên nhận thấy họ gần như chẳng có bệnh tật gì, thậm chí cả ở những người cao tuổi cũng vậy. ở độ tuổi từ 50 trở ra, nếu là người dân thành phố vẫn sống trong các khu tập thể như bố mẹ tôi thì chắc chắn mỗi người mang một ổ bệnh, mỗi năm họ đều phải nhét vào bụng mình hàng vốc thuốc đủ loại. Thần kinh luôn căng thẳng, họ rất dễ xúc động hoặc dao động, tình trạng nhàn rỗi làm cho các cơ bắp nhão ra, máu chảy chậm lại, ánh nhìn của họ trỏ nên lờ đờ hoặc vô hồn. Ở những người "dân tộc", lao động và sự điều chỉnh tự nhiên khiến họ có được tình trạng sức khoẻ tương đối thăng bằng. Đa số những người mà tôi khám bệnh, tôi nhận thấy tình trạng thần kinh của họ gần như "tuyệt hảo", họ không nghĩ ngợi, không lý sự phân tích, họ chẳng cần đến triết học và logic làm gì. Ngoài một số bệnh thông thường do vệ sinh kém và do thiếu ăn, trên thực tế tôi nhận thấy họ sống lành mạnh, lương thiện hơn người thành phố.
    Cuối chuyến đi, chúng tôi tới bản Hoan và nghỉ đêm ở đó. Tôi và một bác sĩ trong đoàn được đưa đến nghỉ ở nhà bà Lanh, một bà Mế người Mường. Tôi nhớ hôm ấy trăng rất sáng, ánh trăng rực rỡ, huyền ảo đẹp lạ lùng. Trưởng bản dẫn chúng tôi leo lên nhà sàn, giới thiệu chúng tôi với bà mế, nói rằng chúng tôi sẽ nghỉ nhờ đêm ở đó để sáng mai đi tiếp sang bản khác.
    Tôi và người bạn cùng đi được xếp ngủ ở gần cửa sổ. Vừa ngả mình xuống đệm, lập tức anh bạn ngủ ngay. Trăng rất sáng, ánh trăng hắt qua khung cửa sổ tựa như dát vàng trên tấm chăn dệt thổ cẩm. Tôi lay anh bạn để nói cho anh ta hay về vẻ đẹp của ánh trăng nhưng anh khó chịu càu nhàu: "Thôi đi bố, đã từ rất lâu tôi biết trên đời không có cái gì đẹp cả ngoài tiền". Nói xong, anh ta lại tiếp tục ngủ vui, cho dù ngoài trời có sáng trăng hay mưa giông cũng vậy cả.
    Tôi nằm thao thức ngắm trăng, bỗng nhiên ngờ ngợ nhận ra giá trị sự sống. Sự sống chính là ân sủng mà Thượng đế tối cao ban cho con người. ta được sống, được hít thở, được đi lại, làm việc, yêu đương ... có gì tuyệt vời hơn thế? Bởi lẽ gì, vì lẽ gì mà mà con người thù hận, dối lừa, xâu xé, huỷ hoại nó đi? Con dế mèn ở ngoài vườn kia kia ri rỉ ca hát, nó sung sướng với sự sống nhỏ nhoi mà Thượng đế ban cho. Nó chẳng hề ghen tị với ai. Với nó, trong giây phút này, dưới ánh trăng này, ngọn cỏ và giọt sương đêm, thế là quá đủ để nó cất lên tiếng hát ca ngợi sự sống mà Thượng đế hào hiệp ban cho nó rồi. Nếu có đứt hơi thì cũng chẳng sao! ( Ồ, điều ấy có nghĩa lý gì? ). Bây giờ nó cứ sống đã, vẫn đang hít thở đây, khi nó vẫn còn đang hừng hực tràn đầy cảm giác ở trong cơ thể - những cảm giác đang rung lên bần bật ở cổ họng nó, ở đôi chân, đôi cánh nó kia!
    Tôi nằm một lúc lâu, chợt nghe thấy tiếng lách cách của khung dệt thô cẩm ngoài sàn nhà. Tôi lén trở dậy ra ngoài cửa. Trên sàn gỗ đầu nhà, dưới ánh trăng, một cô gái Mường đang chăm chú dệt tấm vải thổ cẩm với những màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tôi lặng người, gần như nghẹt thở vì vẻ đẹp trong trẻo, huyền ảo của hình ảnh ấy. Tôi ấp úng chào cô gái. Cô mỉm cười gật đầu chào tôi. Dưới ánh trăng, khuôn mặt cô thật xinh đẹp, tươi tắn. Tôi lại gần, hỏi cô có biết tiếng Kinh không, nhưng cô mỉm cười lắc đầu. Hỏi gì cô cũng chỉ mỉm cười lắc đầu. Đêm đã khuya, hơi lạnh ngày càng dày đặc thêm, thậm chí còn hơi buốt giá. Ánh trăng như được làm lạnh đi, trở nên trong suốt ngời ngợi. Những bóng thẫm của cây lá, của cảnh vật như đậm đặc hơn, âm thầm sâu sắc và đầy bí ẩn. Tôi đứng lại gần cô gái lảm nhảm nói cho cô biết những cảm giác của tôi trước vẻ đẹp của dãy núi đá trước mặt, của cây cối trong vườn, của cả màu sắc tươi đẹp ở tấm thổ cẩm mà cô đang dệt. Cô gái nghe tôi nói, lặng lẽ mỉm cười, có thể cô không hiểu tiếng nhưng cô hiểu được tâm trạng xúc động phấn khích chân thành của tôi. Ánh mắt và nụ cười của cô đầy sự cảm thông, nó vui vẻ ân cần như muốn xẻ chia tình cảm. Tự dưng tôi thấy mình trở nên cao thượng và lương thiện, cảm giác rõ rệt đến nỗi khiến tôi ngây ngất tưởng như đang bay lên. Bạn trẻ! Nếu có thể thì bạn hãy gắng trở nên cao thượng và lương thiện tức khắc chứ đừng chần chừ do dự! Đấy chính là điều đẹp nhất có thể làm được khi bạn vẫn còn trẻ trung, nó sẽ nâng đỡ cho bạn suốt đời để ta có thể tự tin mà yên tâm sống.
    Như vậy, đêm hôm ấy tôi trải qua một tâm trạng hứng khởi tuyệt vời dưới ánh trăng thơ mộng bên cạnh cô gái vừa xa lạ, vừa gần gũi kia. Cho đến khi ánh trăng khuất nơi đầu núi, bắt đầu có tiếng gà rừng gay ran, cô gái mới đứng lên đi nghỉ. Cô bẽn lẽn chào rồi nghiêng người tránh tôi để bước vào nhà. Khi cô bước qua, không hiểu tại sao tôi bỗng trở nên mạnh dạn khác thường, đưa tay ôm lấy bả vai, xoay người cô lại và hôn lên đôi môi của cô. Trong đời, đây là lần đầu tiên tôi hôn một người con gái. Cô gái luống cuống nhưng tiếp nhận cái hôn của tôi rất tự nhiên, cô hơi mỉm cười và nhè vào miệng tôi một miếng đào đang ăn dở, sau đó vội vàng gỡ người lẩn nhanh vào nhà. Vị ngọt ngào của miếng đào khiến tôi chẳng bao giờ quên. Sau này, tất cả những cao lương mỹ vị mà tôi có dịp thưởng thức cũng chẳng thể nào sánh với cảm giác mà tôi có được trong đêm trăng ấy.
    Tôi đứng yên một lúc rồi lặng lẽ chui vào giường nằm. Người lạnh toát sương đêm, tôi ôm lấy anh bạn đồng nghiệp một cách thân ái. Anh ta nằm lui ra xa càu nhàu: "Thôi đi bố, ở nhà vợ con đã hành hạ tôi, ra ngoài xã hội cũng không yên, vậy hỏi tôi sống để làm gi?" Nói xong anh lại ngủ vùi, như để quên đi mọi nỗi bất hạnh đè lên số phận mình.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  10. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Sớm hôm sau, đoàn trưởng đoàn công tác lôi chúng tôi dậy nhưng tôi cáo ốm. Tôi giả vờ như sốt rất cao. Vốn là bác sĩ, tôi biết cách nói ra triệu chứng của trăm thứ bệnh trên đời. Người ta quyết định để tôi ở lại bản Hoan. Sau ít ngày, hy vọng lúc đó tôi đã hết ốm, đoàn công tác sẽ cử người quay lại để đón tôi đi.
    Anh bạn đồng nghiệp đêm qua ngủ cùng với tôi hết sức áy náy. Anh ta xin lỗi vì "cái giấc ngủ chết tiệt" đã khiến anh chẳng biết gì về việc tôi lên cơn sốt suốt đêm hôm qua. Anh nói:
    - Hy vọng cậu không bị sốt rét ác tính hay thương hàn (tức là những bệnh dễ lây nhiễm sang người khác). Cuối năm nay tôi sẽ về hưu, tôi đau dạ dày kinh niên, bây giờ nếu nhiễm thêm một bệnh gì nữa thì cuộc sống của tôi vốn chẳng ra gì coi như đi đứt!.
    Chúng tôi chia tay nhau. Tôi lập tức chui vào tấm chăn thổ cẩm, vô cùng khoái trá vì đã thực hiện được mưu mẹo của mình dễ dàng như vậy.
    Sáng hôm đó, sau một giấc say sưa, khi tỉnh giấc, tôi đã thấy cạnh chỗ nằm có bát xôi ngô để sẵn. Căn nhà vắng tanh chẳng có ai. Tôi ăn sáng, sau đó đi dạo loanh quanh. Có lẽ cả nhà đi làm hết. Tôi đi xuống gần sàn nhà và thấy cô gái đêm qua loay hoay nhuộm sợi và phơi nó lên hàng rào. Đàn ngỗng sư tử đang ăn cỏ gần đó thấy tôi bèn chạy lại kêu ầm ĩ.
    Cô gái trông thấy tôi vừa ngạc nhiên vừa thẹn thò , đôi má đỏ lựng như vừa chui ở bếp ra. Cô chẳng biết trở ra sao, cứ luống cuống đứng yên một chỗ, hai tay mân mê vạt áo. Tôi đến gần, bị kích động vì thân hình gợi cảm và làn da trắng ngần nơi cổ và vai cô gái, thế là tôi ôm choàng lấy cô một cách liều lĩnh. Cô gái chống trả lại tôi quyết liệt. Dục vọng trong tôi bùng lên như lửa.. Tôi chiếm đoạt cô một cách tàn bạo, điên cuồng. Những con ngỗng sư tử xông vào tôi kêu la ầm ĩ à mổ lia lịa vào chân, vào đầu nhưng tôi mặc kệ. Chó sủa ran lên. Những tấm vải thổ cẩm rũ tung nhàu nát dính đầy bụi đất. Những miếng sắn khô thái lát trắng xóa vung vãi, tung toé khắp nơi. Cô gái vô cùng kinh hãi, gần như ngất đi.
    Rồi cô gập người vùng dậy, ôm váy lẩn ngay vào rừng. Còn tôi, tôi không ý thức được ngay tình cảm của mình. Tôi không hề có cảm giác thoả mãn hay sung sướng chút nào. Tôi hoảng sợ như vừa rơi xuống vực thẳm, như bị mất phương hướng và mọi cảm giác. Một lúc rất lâu tôi mới định thần lại được.
    Tôi lên nhà, lúc này lý trí đã trở lại với tôi, tôi vô cùng hoảng sợ vì hành động mà tôi vừa làm cũng như hậu quả tai hại sẽ đến. Tôi quyết định bỏ trốn về Hà Nội. Tôi viết một bức thư để lại cho đoàn công tác, nói dối rất vô liêm sỉ để biện minh cho việc tôi vội vã bỏ đi, sau đó tôi để bức thư lại trên bàn rồi khoác ba lô chuồn thẳng.
    Tôi bỏ chạy về phía sông. Qua bến đò, đi bộ hơn chục cây số là tôi sẽ đến được bến ô tô. Tôi chạy theo lối mòn trong rừng, luôn luôn linh cảm như thấy đang có người đuổi theo đằng sau. Tới bãi đá nơi cửa rừng, tôi ngoái đầu nhìn lại. Quả nhiên, thấy cô gái đang vừa chạy vừa vấp ngã, hai tay vươn lên phía tôi như muốn níu lại, như muốn cầu cứu hoặc như muốn giãi bày một điều gì đó. Do không biết tiếng Mường, tôi không biết xử trí ra sao. Cuối cùng, tôi tháo sợi dây chuyền có hình mẹ mà tôi vẫn đeo ở cổ ra để trên một phiến đá bên đường. Tôi ra hiệu cho cô gái biết rồi cắm đầu cắm cổ chạy không ngoái đầu nhìn lại.
    Về tới Hà Nội, nhờ một người quen can thiệp với Sở Y tế nên cuối cùng cũng không có ai hỏi han gì tôi.
    Sự việc thế là bẵng đi hơn ba mươi năm. Sau lần ấy, tôi chưa bao giờ có dịp quay lai bản Hoan.
    Cũng chừng ấy thời gian, chỉ có một hai lần tôi nhớ lại sự việc xảy ra, nhưng không phải để ân hận mà chỉ là để ghi nhớ "sự mất trai tân" trong cuộc đời mình mà thôi. Với bản tính trung thành và nhẫn nhục, từ một công chức nhỏ, sau nhiều năm trời tôi đã trở thành một công chức có cỡ ở Bộ. Trước Tết Nguyên đán năm kia, tôi tham gia vào một đoàn công tác đi khảo sát về chương trình xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, vô tình thế nào tôi lại có dịp đi đến bản Hoan.
    Lần ấy, khi về huyện Y, người ta báo cho tôi hay ở đây dân chúng đang chặt phá rừng bừa bãi. Họ mới bắt được một tên "lâm tặc" khét tiếng, tên này rất liều lĩnh, chẳng biết gì về pháp luật, hắn tấn công lại tất cả những người thi hành công vụ. Người ta cũng nói với tôi rằng cách giải quyết tốt nhất đối với hạng người như thế là "cho xơi một phát kẹo đồng".
    Tôi quyết định xuống tận nơi xem xét sự việc. Đi cùng với tôi là một cán bộ địa phương người Mường. Tên "lâm tặc" được giữ ở hạt Hạt kiểm lâm. Tên này trạc ba mươi tuổi, mắt lác, thọt chân, người ngợm dị hợm.
    Tôi đề nghị người ta thả hắn ra để tôi nói chuyện với hắn, nhưng họ không nghe:
    - Thưa ông, không được đâu! Thằng ******** này nó sẽ xơi tái ông ngay!
    Tuy nhiên, cuối cùng thì tôi cũng đã nói chuyện được với "tên giặc". Chẳng khó khăn gì tôi đã biết nguyên nhân thực của việc hắn đi phá rừng: hắn có 7 đứa con, gia đình quanh năm nghèo đói, hắn phải làm đủ mọi việc từ lương thiện đến không lương thiện để cứu cả nhà.
    - Thế dân chúng ở đây không có nghề nghiệp gì khác sao?
    Ông cán bộ địa phương cho biết:
    - Có đấy! Trước đây có nghề dệt thổ cẩm. mẹ của tên này là người dệt giỏi nhất vùng này. Nhưng về sau nghề mất dần, không thể cạnh tranh với vải công nghiệp ngoài thị trường được.
    "Tên giặc" có vẻ chán cuộc trò chuyện với tôi. Hắn muốn đứng lên đi lại cho khỏi tê chân. Khi hắn đi lại, cái chân thọt trông thật tội nghiệp.
    Anh ta bị tật bẩm sinh hay sao? - Tôi hỏi.
    Ông cán bộ trả lời:
    - Câu chuyện dài lắm! mẹ hắn trước kia vốn là một cô gái Mường nết na. Không hiểu tại sao cô ta lại hoang thai. Thật tai hại! Chắc vì muốn huỷ cái thai đi nên cô ta đã uống đủ mọi thứ lá lẩu vào người. Kết quả thằng bé sinh ra đã bị tật nguyền. mẹ nó ít lâu sau đó thì chết. Thằng bé không được học hành gì cả. Tuy lác mắt, thọt chân, lại gù lưng nữa nhưng nó khoẻ lắm.
    "Tên giặc" nhìn chúng tôi với vẻ gườm gườm và đôi mắt lác kinh người.
    Khi quay lại, tôi nhận thấy hắn đeo một vật kỳ lạ ở cổ: đấy là một cái thổ cẩm bé xíu, cáu ghét. Khi tôi ngỏ ý muốn xem thì hắn giữ chặt lấy, vẻ hung dữ. Ông cán bộ nói:
    - Chắc đấy là thứ bùa ngải gì đó mà mẹ hắn để lại cho hắn. Nếu ông muốn xem thì cũng không khó ...
    Ông vẫy tay cho mấy người cảnh vệ đi theo. Người ta giữ hắn lại, đá vào giữa hai khoeo chân, thậm chí phải vặn ccỏ hắn mới tước được cái vật bẩn thỉu ấy.
    Khi mở túi ra, trong đó có một sợi dây chuyền. Tôi suýt ngất đi vì nhận ra đó là kỷ niệm mà mẹ tôi để lại cho tôi. Cậy nắp chiếc hộp bé xíu có hình quả tim, trong đó còn nguyên tấm ảnh mẹ tôi chụp hồi còn trẻ.
    - Thế anh tên gì? Người ở đâu? tại sao lại có kỷ vật này?
    Hắn trả lời, còn tôi nghe thấy tiếng hắn trả lời mà chẳng khác nào nghe thấy lời tuyên án tử hình!
    Không còn ngờ vực gì nữa nó chính là thằng con trai tôi!
    Đêm hôm đó và suốt đêm sau tôi không thể nào ngủ được. Không ngờ hành động tội lỗi ngày xưa của tôi lại để lại hậu quả khôn lường như vậy. Tôi nhìn tấm hình mẹ tôi cầu khẩn. Nếu như còn sống, chắc chắn mẹ tôi sẽ đặt danh dự và sĩ diện của tôi lên trên hết thảy. Mẹ tôi sẽ không cho tôi thừa nhận thằng giặc khốn nạn và ghê tởm kia là con đâu. "Còn cái con ranh con yêu tinh người Mường - mẹ tôi sẽ bảo như thế - đáng ra nó phải biết giữ thân của nó thì đâu đến nỗi làm khổ mọi người!". Có thể mẹ tôi còn cho rằng số phận của tôi vất vả, rằng kiếp trước tôi tu chẳng ra gì, rằng tôi đã bị ảnh hưởng của ai đó, v.v ...
    Đương nhiên, tôi không thể hành động theo cách thức suy diễn của mẹ tôi được ( người mẹ kính yêu trên đời mà tôi vô cùng biết ơn ), mặt khác tôi cũng không có khả năng hành động với tinh thần nhân văn "fair-play" được. Thật là "tiến thoái lưỡng nan" sau khi cân nhắc rất kỹ, tôi đã quyết định không chính thức công nhận "tên giặc ở bản Hoan" là con trai tôi, nhưng tôi đứng ra bảo lãnh cho hắn, tôi còn cho hắn tiền làm nhà và thỉnh thoảng còn chu cấp vốn cho hắn làm ăn. Bây giờ hắn đã có một cơ ngơi kha khá. Hắn tuy hùng bạo nhưng lại có đầu óc. Hắn bắt những đứa con trai đào ao nuôi cá sấu, nuôi gấu và toàn những con chim kỳ lạ để bán lấy tiền, còn con gái thì hắn bắt dệt thổ cẩm ... Nhờ giời, bây giờ hắn không còn đi ăn cướp và phá rừng nữa. Cứ độ vài tháng tôi lại lên thăm xem xét một lần. Tóm lại, những con, đứa cháu vô thừa nhận của tôi cũng có hạnh phúc theo một ý nghĩa nào đấy!
    ***
    Câu chuyện trên đây do một người mà tôi muốn giấu tên kể lại cho tôi nghe. Tôi không tán thành với nhiều ý kiến nhận xét của ông, nhưng tôi đồng ý với ông rằng cuộc đời luôn luôn tươi đẹp.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.

Chia sẻ trang này