1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện Nguyễn Huy Thiệp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi shimizu_hn, 21/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    TƯỚNG VỀ HƯU ​
    I​
    Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.
    Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.
    Khoảng năm... cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.
    Khi lớn lên, tôi chăng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.
    Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.
    Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.
    Năm bẩy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.
    Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.
    Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: "Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!? Tôi bảo: "Vâng". Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: "Không để thế được". Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui. Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình.
    II
    Trước khi kể tiếp, xin nói về gia đình tôi. Tôi ba mươi bẫy tuổi, là kỹ sư, làm việc ở Viện Vật lý. Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản. Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.
    Ngoài những người trên, gia đình tôi còn có ông Cơ và cô con gái gàn dở của ông. Ông Cơ sáu mươi tuổi, quê Thanh Hóa. Vợ tôi gặp cha con ông khi nhà của họ bị cháy, cơ nghiệp mất sạch. Thấy cha con ông tốt bụng, đáng thương, vợ tôi sắp xếp cho họ ở với chúng tôi. Cha con ông ở dưới nhà ngang, sinh hoạt riêng rẽ nhưng mọi chế độ thì do vợ tôi chu cấp. Không có hộ khẩu, họ không có những tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm như những người dân khác trong thành phố. Ông Cơ hiền lành, chịu khó. Thường ông đảm nhiệm việc chăm vườn tược, lợn gà và đàn chó giống. Nhà tôi nuôi chó béc-giê. Tôi cũng không ngờ việc kinh doanh chó lại thu lợi lớn. Khoản thu này trội nhất trong nhà. Cô Lài mặc dầu gàn dở nhưng lại xốc vác và nội trợ giỏi. Vợ tôi dạy cô cách thức nấu bóng, nấu nấm, nấu gà hầm. Cô bảo: " Cháu chẳng ăn thế bao giờ". Cô không ăn thật. Cả hai vợ chồng và hai con tôi không phải lo toan công việc gia đình. Từ ăn uống, giặt giũ, tất cả giao cho hai người giúp việc. Vợ tôi cầm chịch các khoản chi tiêu. Tôi bận nhiều việc, hiện đang vùi đầu vào công trình ứng dụng điện phân. Cũng cần nói thêm: quan hệ tình cảm của vợ chồng tôi êm thấm. Thủy có học thức, sống theo lối mới. Chúng tôi suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị. Thủy am tường các việc lo liệu kinh tế cũng như dạy dỗ con cái. Còn tôi, hình như tôi khá cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  2. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    III​
    Tôi quay lại đoạn kể cha con tôi bàn việc gia đình. Cha tôi bảo: "Nghỉ rồi, cha làm gì?" Tôi bảo: "Viết hồi ký". Cha tôi bảo: ?oKhông!?. Vợ tôi bảo: ?oCha nuôi vẹt xem". Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: "Kiếm tiền à?" Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: "Để xem đã!" Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: "Cha bình quân! " Cha tôi bảo: "Đấy là lẽ sống". Vợ tôi bảo: "Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại". Mọi người cười ồ.
    Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: 'Tại mẹ lẫn". Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tôi bảo: "Các cháu có sách gì mang cho ông đọc". Cái Mi cười. Còn cái Vi bảo: "Ông thích đọc gì?" Cha tôi bảo: " Cái gì dễ đọc". Hai đứa bảo: "Thế thì không có". Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.
    Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: " Có chuyện gì thế?? Ông bảo: "ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?" Tôi bảo: "Để con hỏi Thủy". Vợ tôi bảo: "Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ". Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: "Đừng mừng... họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức". Cha tôi cười: "Chẳng có gì đâu... cha chỉ viết thư. Thí dụ: 'Thân gửi N. tư lệnh quân khu... Tôi viết thư này cho cậu... Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v... Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v... Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậ u v.v... ". Cha viết như thế được không?" Tôi bảo: "Được". Vợ tôi bảo: ?oKhông được! " Cha tôi gãi cằm: ?oNgười ta nhờ mình".
    Cha tôi thường bỏ thư viết vào phong bì đựng công văn bằng giấy cứng, cỡ 20x30, trên có in chữ Bộ quôé phòng, rồi đưa cho người nhờ vả mang đi. Sau ba tháng, hết sạch loại phong bì ấy. Ông làm phong bì bằng giấy bìa học sinh cũng to bằng cỡ 20x30. Một năm sau, ông cho thư vào thứ phong bì bình thường vẫn bán ở quầy bưu điện, giá năm đồng một chục cái.
    Tháng bảy năm ấy, tức là ba tháng sau ngày cha tôi về nghỉ, chú họ tôi, ông Bổng, cưới vợ cho con.
    IV​
    Ông Bổng với cha tôi là anh em cùng cha khác mẹ. Thằng Tuân con trai ông làm nghề đánh xe bò. Hai cha con đều ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng. Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai. Vợ trước bị đánh đau quá, bỏ đi. Ra tòa, nó khai là vợ theo trai, tòa phải chịu. Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó. Kim Chi là cô gái đẹp, làm vợ thằng Tuân đúng là "hoa nhài cắm bãi *** trâ u ". Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi "một giọt máu đào hơn ao nước lã", giỗ tết vẫn phải đi lại, nhưng mà ngày thường cũng nhạt. Ông Bổng hay nói: "Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!" Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền. Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược. Ông Bổng rất ức, ông nói: "Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ". Nhiều món nợ ông cứ lờ đi không trả. Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi: "Anh phải đứng ra chủ hôn, bố cháu Kim Chi vụ phó, anh là tướng, thế là "môn đăng hộ đôí ". Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì. " Cha tôi bằng lòng.
    Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô. Thuốc lá đầu lọc nhưng gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn. Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai. Chàng rể mặc comlê đen, cravat đỏ. Tôi phải cho mượn cái cravat đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mượn, chắc gì đòi được. Phù rể là sáu thanh niên ăn mặc hệt nhau, đều quần bò, râu ria rất hãi. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria. Một anh cùng hợp tác xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn ca một bài khủng khiếp:
    ừ ê cái con gà quay
    Ta đi lang thang khắp miền giang hồ
    Tìm nơi nào có tiền
    Tiền ơi, mau vào túi ta
    ừ.. e... cái con gà rù...
    Sau đó đến lượt cha tôi. Ông luống cuống, khổ sở. Bài văn chuẩn bị công phu hóa thừa. Kèn clarinét đệm rất bậy bạ sau dấu chấm câu. Pháo ầm ĩ. Trẻ con bình luận nhảm nhí. Cha tôi nhảy cóc từng đoạn. Ông cầm tờ giấy mà run bắn người. Một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa làm ông kinh hãi, đau đớn. Ông vụ phó thông gia cũng đâm hoảng hốt, luống cuống, làm đổ cả rượu xuống váy cô dâu. Chẳng nghe thấy gì. Dàn nhạc sống át đi bằng nhừng ca khúc vui vẻ quen thuộc của các ban nhạc Beatles và Abba. Sau đó, rắc rối đầu tiên đến với cha tôi là việc Kim Chi sinh cháu chỉ sau hôm cưới chục ngày. Gia đình ông Bổng bê bối. Ông say rượu, tống cổ cô con dâu ra cửa. Thằng Tuân cầm dao chém bố, may trượt.
    Vô phương, cha tôi phải đón cháu dâu về nhà. Gia đình tôi thêm hai khẩu. Vợ tôi không nói năng gì Cô Lài thêm một trách nhiệm. Được cái cô Lài vô tâm, tính lại yêu trẻ.
    V​
    Một tối, tôi đang đọc Sputnhich, cha tôi lặng lẽ đi vào. Ông bảo: ?oCha muốn nói chuyện với con". Tôi pha cà phê, cha tôi không uống. Ông hỏi: ?oCon có để ý công việc của Thủy không con? Cha cứ rờn rợn".
    Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: "Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này?. Đàn chó sủa vang. Ông bỏ lên nhà. Vợ tôi di vào nói với ông Cơ: "Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?!' ông Cơ bảo: ?oCháu quên, cháu xin lỗi mợ".
    Tháng mười hai, vợ tôi gọi người bán sạch đàn chó béc giê. Vợ tôi bảo: "Anh thôi hút thuốc Galăng đi. Năm nay nhà mình hụt thu hai mươi bảy nghìn, chi lạm mười tám nghìn, cộng là bốn mươi lăm nghìn". Kim Chi hết thời gian nghỉ, đi làm. Nó bảo: ?oCám ơn anh chị, em đưa con về nhà đây". Tôi hỏi: "Về đâu?" Thằng Tuân đã bị bắt giam vì tội côn đồ. Kim Chi đưa con về nhà của bố mẹ đẻ. Cha tôi đưa về tận nơi bằng xe tắcxi thuê riêng. Cha tôi ở chơi với ông vụ phó bố của Kim Chi một ngày. Ông này vừa đi công tác ở ấn Độ về, ông biếu cha tôi một mảnh lụa hoa và nửa lạng cao tổng hợp. Cha tôi cho cô Lài mảnh lụa hoa, cho ông Cơ nửa lạng cao.
    Trước tết Nguyên đán, ông Cơ nói với hai vợ chồng tôi: "Cháu xin cậu mợ một việc". Vợ tôi hỏi: "Việc gì?" ông Cơ nói vòng vèo, chẳng đâu vào đâu. Đại để ông muốn về thăm quê. ở với chúng tôi sáu năm, cũng có dành dụm, ông Cơ muốn về bốc mộ bà vợ. Để lâu ngày chắc ván đã sụt. ?oNghĩa tử là nghĩa tận". ở thành phố, cũng muốn về thăm họ hàng làng xóm cho nó mát mặt. Bây giờ đã vậy, sau này "cáo chết ba năm quay đầu về núi". Vợ tôi cắt lời: "Thế bao giờ đi?" ông Cơ gãi đầu: "Đi mười ngày, về Hà Nội trước hăm ba tết". Vợ tôi tính: "Được. Anh Thuần này (Thuần là tên tôi), anh có nghỉ phép được không?? Tôi bảo: "Được". Ông Cơ bảo: "Chúng cháu muốn mời ông về quê chơi. Như đi du lịch". Vợ tôi bảo: "Tôi không thích. Thế ông bảo sao?" ông Cơ ' bảo: "Ông đồng ý rồi. Không có ông, cháu cũng chẳng nhớ đến việc cải mộ nhà cháu?. Vợ tôi hỏi: "Thế hai cha con có bao nhiêu tiền?" ông Cơ bảo: "C'háu có ba nghìn, ông cho hai nghìn là năm". Vợ tôi bảo: "Được, đừng lấy hai nghìn của ông, tôi bù cho hai nghìn ấy, lại cho thêm năm nghìn. Thế là hai cha con có chục nghìn. Đi được".
    Trước hôm đi, vợ tôi làm cơm. Cả nhà ngồi ăn, có cả ông Cơ, cô Lài. Cô Lài vui lắm, mặc bộ quần áo mới may bằng vải cha tôi cho hôm về. Cái Mi và Cái Vi trêu: "Chị Lài xinh nhất". Cô Lài cười thỏn thẻn: "Chả phải. Mợ mới xinh nhất". Vợ tôi bảo: "Em đi chú ý đỡ ông những khi tàu xe". Cha tôi bảo: "Hay thôi không đi?" ông Cơ giãy nảy: "Chết, cháu đã điện rồi: Mang tiếng chết". Cha tôi thở dài: "Tôi có tiếng gì mà mang?
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  3. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    VI​
    Cha tôi đi Thanh Hóa cùng ông Cơ và cô Lài vào sáng chủ nhật. Tối thứ hai, tôi đang xem tivi thì nghe tiếng "huỵch?, vội chạy ra ngoài thấy mẹ tôi ngã gục góc vườn. Mẹ tôi lẫn bốn năm nay, cho ăn biết ăn, cho uống biết uống, phải giục đi ngoài. Mọi hôm có cô Lài săn sóc không sao. Hôm nay, tôi sơ ý, cho ăn mà không giục đi ngoài. Tôi đỡ mẹ tôi vào, bà cụ cứ gục mặt xuống. Không thấy có vết đau. Nửa đêm tôi dậy, thấy mẹ tôi lạnh toát, mắt dại đi. Tôi sợ, gọi vợ tôi. Thủy bảo: "Mẹ già rồi". Hôm sau mẹ tôi không ăn, hôm sau nữa, cũng không ăn, không chủ động đi ngoài. Tôi giặt giũ, thay chiếu. Có ngày mười hai lần. Tôi biết Thủy và hai con tôi ưa sạch sẽ nên tôi thay giặt luôn, không giũ ở nhà mà mang ra tận kênh đào. Thuốc đổ vào cứ trớ ra.
    Hôm thứ bẩy, mẹ tôi bỗng ngồi dậy được. Đi lững thững một mình ra vườn. ăn được cơm. Tôi bảo: " Mừng rồi". Vợ tôi không nói năng gì, chiều hôm ấy thấy mang về chục mét vải trắng, lại gọi cả thợ mộc. Tôi hỏi: "Chuẩn bị à?" Vợ tôi bảo: "Không". Hai hôm sau, mẹ tôi nằm liệt, lại bỏ ăn, lại đi ngoài như cũ. Người dốc nhanh, thải ra thứ nước nâu sền sệt rất khắm. Tôi đổ sâm. Vợ tôi bảo: ?oĐừng đổ sâm, khổ cho mẹ". Tôi òa khóc. Rất lâu tôi mới òa khóc như thế. Vợ tôi nín lặng, rồi lại bảo: "Tùy anh?. Ông Bổng sang thăm. Ông nói: ?oBà ấy cứ xoay ngang, xoay dọc trên giường như thế này là gay go lắm đấy!? Lại hỏi: ?oChị ơi, chị có nhận ra em không??. Mẹ tôi bảo: " Có". Lại hỏi: "Thế em là ai?" Mẹ tôi bảo: "Là người". Ông Bổng khóc òa lên: "Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người". Lần đầu tiên, cái ông chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo tợn, làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi.
    VII​
    Cha tôi về đến nhà thì sáu tiếng sau mẹ tôi mất. Ông Cơ và cô Lài nói: "Tại chúng cháu. Chúng cháu ở nhà thì bà không mất". Vợ tôi bảo: "Nói nhảm". Cô Lài khóc: "Bà ơi, bà đánh lừa con bà đi! Sao bà không cho con đi hầu bà?" ông Bổng cười: "Mày muốn đi hầu bà thì đi, tao cho đóng ván?. Khi liệm mẹ tôi, cha tôi khóc. Ông hỏi ông Bổng: "Sao người bà ấy rút nhanh thế? Người già ai cũng chết khổ như thế này à?" ông Bổng bảo: ?oAnh lẩm cẩm. Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn. Mỗi lính tráng các anh, "đòm" phát là sướng".
    Tôi cho bắc rạp, bảo thợ mộc đóng quan tài. Ông Cơ cứ loay hoay bên đống ván vợ tôi cho xẻ hôm trước. Ông thợ mộc quát: "Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?" ông Bổng hỏi: "Ván mấy phân?" Tôi bảo: "Bốn phân". Ông Bổng bảo: "Mất mẹ bộ xa lông Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván". Cha tôi ngồi âm thầm, trông rất đau đớn. Ông Bổng bảo: "Chị Thủy luộc cho tôi con gà, nấu hộ nồi xôi". Vợ tôi hỏi: "Mấy cân gạo hả chú?" Ông Bổng bảo: "******, sao hôm nay cứ ngọt xớt thế? Ba cân"! Vợ tôi bảo tôi: "Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ".
    Ông Bổng hỏi tôi: "Nhà này ai chủ trì kinh tê?" Tôi bảo: "Vợ cháu". Ông Bổng bảo: "Đấy là ngày thường. Tao hỏi đám ma này thì ai chủ trì kinh tế"" Tôi bảo: "Vợ cháu". Ông Bổng bảo: "Không được con ơi, khác máu tanh lòng. Tao bảo ****** nhé". Tôi bảo: ?oÔng dể con". Ông Bổng bảo: "Đưa tao bốn nghìn, mày định làm bao nhiêu mâm?" Tôi bảo: "Mười mâm". Ông Bổng bảo: "Không đủ cho đô tùy rửa ruột. Mày bàn với vợ mày đi. Bốn mươi mâm". Tôi đưa cho ông bốn nghìn rồi vào nhà. Vợ tôi bảo: ?oEm nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai tư nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng nghe ông Bổng, lão ấy đểu lắm". Tôi bảo: "ông Bổng cầm bốn nghìn rồi". Vợ tôi bảo: "Buồn anh lắm". Tôi bảo: "Anh đòi lại nhé". Vợ tôi bảo: "Thôi, coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo?.
    Phường bát âm đến bốn người. Cha tôi ra tiếp. Nhập quan lúc bốn giờ chiều. Ông Bổng cạy miệng mẹ tôi cho vào chín đồng vừa tiền chinh Khải Định, vừa tiền một hào nhôm. Ông bảo: ?oĐể đi đò". Lại cho vào cỗ bài tổ tôm, có lẫn cả mấy quân tam cúc. Ông bảo: "Không sao, ngày xưa bà ấy vẫn chơi tam cúc".
    Đêm ấy, tôi thức canh quan tài mẹ tôi, ngẫm nghĩ lan man đủ điều. Cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Ngoài sân, ông Bổng với mấy bác đô tùy ngồi đánh tam cúc àn tiền. Khi nào kết tốt đen, ông Bổng lại chạy vào vái quan tài mẹ tôi: ?oLạy chị, chị phù hộ cho em để em vét thật nhẵn túi chúng nó". Cái Mi, cái Vi cũng thức với tôi. Cái Mi hỏi: "Sao chết đi qua đò cũng phẫi trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?" Cái Vi bảo: "Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố"" Tôi khóc: "Các con không hiểu đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín". Cái Vi bảo: "Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần". Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa.
    VIII​
    Từ nhà tôi ra nghĩa dịa đi tắt chỉ năm trăm mét nhưng đi đường chính qua cổng làng phải hai cây số. Đường bé, không đẩy xe đòn được mà phải khiêng vai. Đô tùy thay nhau đến ba chục người, có nhiều người vợ chồng tôi không biết tên gì. Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình thường vẫn làm, như khênh cột nhà. Vừa đi vừa nhai trầu, hút thuốc, tán chuyện. Khi nghỉ, đứng ngồi ngổn ngang ngay bên quan tài. Có người nằm lăn ra nói: "Mát thật, không bận cứ ngủ ở đây đến tối". Ông Bổng bảo: "Các bố ơi, đi đi còn về nhắm". Thế là đi. Tôi chống gậy giật lùi trước quan tài theo tục lệ , ?ocha đưa mẹ đón?. Ông Bổng bảo: "Bao giờ tôi chết, đô tùy của tôi toàn dân cờ bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó". Cha tôi bảo: "Chú ơi, lúc này mà chú đùa à?" Ông Bổng nín bặt, lại khóc: "Chị ơi, chị đánh lừa em chị đi... Chị bỏ em chị đi... ". Tôi nghĩ:
    "Sao lại đánh lừa? Chẳng lẽ người chết đều đã đánh lửa người sống cả sao? Bãi tha ma này toàn quân lừa lọc?"
    Chôn cất xong, mọi người về nhà. Bày ra một lúc hai mươi tám mâm. Nhìn mâm cỗ, tôi thật kính trọng cô Lài. Mâm nào cũng gọi: "Lài đâu?" Cô Lài miệng dạ tíu tít, chạy ra bê rượu, bê thịt. Đến tối, cô Lài tắm giặt, mặc quần áo mới ra hương án khóc: "Bà ơi, cháu xin lỗi bà, cháu không đưa bà ra đồng... Hôm trước bà thèm canh cua, cháu ngại làm, bà chẳng được ăn... Bây giờ đi chợ, cháu biết mua quà cho ai?... " Tôi thấy đắng ngắt. Tôi nhớ đã chục năm nay tôi chưa lần nào mua được cho mẹ chiếc bánh hay là gói kẹo. Cô Lài lại khóc: "Cháu ở nhà thì bà có chết không bà?" Vợ tôi bảo: "Đừng khóc?. Tôi cáu: "Cứ để cho cô ấy khóc, đám ma không có tiếng khóc buồn lắm. Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?? Vợ tôi bảo: "Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?" Tôi bảo: " Sát?. Ông Bổng bảo: "Tôi đi xem giờ. Bà cụ được một cái nhập mộ, hai cái trùng tang, một cái thiên di. Có yểm bùa không?" Cha tôi bảo: "Bùa con khỉ. Trong đời mình, tôi chôn ba nghìn người chẳng có người nào thế này". Ông Bổng bảo: "Thế là sướng, "đòm" phát là xong". Ông giơ một ngón tay trỏ làm hiệu bóp cò.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  4. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    IX​
    Tết năm đó, nhà tôi không mua hoa đào, không gói bánh chưng. Chiều mồng hai, đơn vị cũ của cha tôi cho người về viếng mẹ tôi. Biếu năm trăm đồng. Ông Chưởng, phó của cha tôi bây giờ lên tướng, ra mộ thắp hương. Anh Thanh đại úy cần vụ đi theo rút súng bắn ba phát lên trời. Sau này, trẻ con trong làng kháo bộ đội bắn hai mốt phát đại bác viếng bà Thuấn. Ông Chưởng hỏi cha tôi: "Anh muốn về thăm đơn vị dối già không? Tháng năm tập trận. Đơn vị cho xe về đón". Cha tôi bảo: ?oĐược". Ông Chưởng đi thăm cơ ngơi nhà tôi, có ông Cơ hướng dẫn. Ông Chưởng bảo cha tôi: "Cơ ngơi của anh ác thật. Vườn cây, ao cá, chuồng lợn, chuồng gà, biệt thự. Thế là vững tâm". Cha tôi bảo: "Con tôi làm đấy". Tôi bảo: "Đấy là vợ cháu". Vợ tôi bảo: "Cô Lài chứ! " Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này dầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh: "Chả phải". Cha tôi đùa: "Thế thì do mô hình V.A.C ". Sáng mồng ba, Kim Chi đi xích lô bế con về thăm. Vợ tôi mừng tuổi một nghìn. Cha tôi hỏi: ?oThằng Tuân có thư từ gì không?" Kim Chi bảo: "Không". Cha tôi bảo: "Lỗi ở bác đấy. Tao không biết mày có chửa". Vợ tôi bảo: "Chuyện ấy là thường. Bây giờ làm gì còn có trinh nữ. Con làm ở bệnh viện sản, con biết". Kim Chi ngượng. Tôi bảo: "Đừng nói thế, nhưng mà làm trinh nữ thì mệt thật". Kim Chi khóc: "Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con gái ra em cứ nát ruột nát gan". Vợ tôi bảo: "Tôi còn hai con gái cơ". Tôi bảo: "Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?" Cha tôi bảo: "Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục.. Tâm càng lớn, càng nhục". Vợ tôi bảo: ?oNhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết".
    X​
    Gần nhà tôi ở có cậu Khổng, trẻ con gọi là Khổng Tử. Khổng làm ở xí nghiệp nước mắm nhưng lại thích thơ, làm thơ gửi báo Văn nghệ. Khổng hay sang chơi. Khổng bảo: "Thơ siêu nhất?. Cậu đọc cho tôi nghe Loócca, Uýtxman v. v... Tôi không thích Khổng, ngờ ngợ cậu ta sang chơi vì một cái gì phiêu lưu còn hơn cả thơ ca nữa. Một bận, thấy trong giường của vợ tôi có một tập thơ chép tay. Vợ tôi bảo: "Thơ của cậu Khổng, anh có đọc không?" Tôi lắc đầu. Vợ tôi bảo: ?oAnh già rồi". Bất giác tôi thoáng rùng mình. Một hôm bận trực cơ quan nên tôi về muộn. Cha tôi đón cổng, ông bảo: ?oThằng Khổng sang chơi từ chập tối. Nó với vợ mày cứ rúc rích với nhau, bây giờ chưa về, chướng quá". Tôi bảo: "Cha đi ngủ đi, để ý làm gì?" Cha tôi lắc đầu, bỏ đi lên gác. Tôi dắt xe máy ra đường, phóng lang thang khắp phố cho kỳ hết xăng. Tôi dắt xe đến ngồi ở một góc vườn hoa như một tên du thủ du thực. Có một cô mặt đánh phấn đi ngang qua hỏi: "Ông anh ơi, có đi chơi không?" Tôi lắc đầu. Khổng có ý tránh mặt tôi. Ông Cơ ghét lắm, một hôm bảo tôi: "Cháu đánh nó nhé?" Suýt tôi gật đầu. Lại nghĩ: "Thôi". Tôi vào thư viện mượn thử ít sách. Đọc Loócca, Uýtxman... tôi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những con người cô đơn khủng khiếp. Bỗng thấy thằng Khổng có lý. Chỉ tức nó đểu. Sao nó không đưa thơ nó cho người khác xem mà lại đưa cho vợ tôi? Cha tôi bảo: "Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình?. Tôi bảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò dùa lắm". Cha tôi bảo: "Anh cho là trò đùa à?" Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng". Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài?? Cơ quan định cử tôi đi công tác phía Nam. Tôi bảo vợ tôi: "Anh đi nhé?" Vợ tôi bảo: "Đừng đi. Mai anh sửa cửa nhà tắm, cái cửa hỏng rồi. Hôm nọ cái Mi đang tắm, thằng Khổng đi qua định giở trò đểu làm nó hết hồn. Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi". Vợ tôi òa khóc: "Em thật có lỗi với anh, với con". Tôi khó chịu quay đi. Nếu có cái Vi bây giờ thì nó sẽ hỏi tôi rằng: "Bố ơi, đấy có phải nước mắt cá sấu không?"
    XI​
    Tháng Năm, đơn vị cũ cho xe về đón cha tôi. Anh Thanh đại úy cầm thư của ông Chưởng về. Cha tôi cầm thư run run. Thư viết: "... Chúng tôi cần anh, mong anh... nhưng anh đi được thì đi, không ép". Tôi nghĩ cha tôi không nên đi nữa nhưng nói ra bất tiện. Cha tôi già sụp hẳn đi từ khi về hưu. Hôm nay cầm thư, thấy ông nhanh nhẹn và trẻ trung hẳn. Tôi cũng vui lây. Vợ tôi chuẩn bị đồ đạc cho vào cái sắc du lịch. Cha tôi không nghe, ông bảo: "Cho vào ba lô". Cha tôi đi chào làng nước một lượt, ra cả ngoài mộ mẹ tôi, lại bảo anh Thanh bắn ba phát súng lên trời. Buổi tối cha tôi gọi ông Cơ đến cho hai nghìn, bảo khắc một cái bia dá gửi về Thanh Hóa đánh dấu mộ vợ. Cha tôi lại gọi cô Lài dến bảo: "Cháu lấy chồng đi". Cô Lài òa khóc: "Cháu xấu xí lắm, chẳng ai lấy. Lại cả tin nữa". Cha tôi nghẹn ngào: ?oCon ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?" Tôi cũng không ngờ những điều như thế lại là diềm báo chuyến này cha tôi ra đi không về. Trước khi lên xe, cha tôi lấy trong ba lô ra quyển vở học sinh. Ông đưa cho tôi. Ông bảo: "Trong này cha có ghi chép ít điều, con đọc thử xem". Cái Mi, cái Vi chào ông. Cái Mi hỏi: "ông đi ra trận hả ông?" Cha tôi bảo: "ừ?. Cái Vi hỏi:
    ?oĐường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?" Cha tôi chửi: "******! Láo!?
    XII​
    Cha tôi đi được vài ngày thì ở nhà xảy ra chuyện cười nôn ruột. Số là ông Cơ cùng với ông Bổng vớt bùn dưới ao (vợ tôi trả ông Bổng hai trăm đồng một ngày công, cơm nuôi), bỗng thấy một cái đít chum nổi lên. Hai ông hì hục đào, lại thấy một đít chum nữa, ông Bổng đoán chắc các cụ ngày xưa chôn của. Hai ông báo với vợ tôi. Thủy đến xem, cũng lội xuống đào. Rồi cả cô Lài, cả cái Mi, cái Vi. Cả nhà bê bết bùn đất. Vợ tôi bắt phải ngăn ao, lại đi thuê máy bơm Côle về tát nước. Không khí thật nghiêm trang. Ông Bổng thích lắm: "Công tao thấy trước, cứ phải chia cho tao rnột chum". Hì hục một ngày đào được hai cái chum sứt trong chẳng có gì. Ông Bổng bảo: " Chắc còn nữa". Lại đào. Được thêm một cái chum nữa, cũng vỡ. Cả nhà mệt lả, bụng đói cồn cào. Vợ tôi sai mua bánh mì về ăn lấy sức đào tiếp. Đào gần chục mét thì vớ được cái lọ sành. Cả nhà mừng rỡ, ai cũng đoán vàng. Mở ra trong thấy toàn một chuỗi "Bảo Đại thông báo" bằng đồng đã han rỉ cả. Lại thấy một cái mề đay mủn nát. Ông Bổng bảo: "Thôi chết, tao nhớ ra rồi.?
    Ngày xưa tạo với trùm Nhân ăn trộm ở nhà Hàn Tín, bị đuổi, trùm Nhân vứt cái lọ này xuống ao". Cả nhà được một mẻ cười nôn ruột. Trùm Nhân là tên ăn trộm khét tiếng ở vùng ngoại ô. Hàn Tín trước kia là lính thuộc địa cho Tây, tham gia phong trào "Rồng Nam phun bạc, đánh đuổi Đức tặc". Cả hai đã chết mục xác từ thuở nảo thuở nào. Ông Bổng bảo: "Không sao, bây giờ cả làng này chết tao cũng đủ tiền đi đò nhét vào miệng họ?. Sáng hôm sau, ngủ dậy thì tôi nghe thấy có tiếng gọi cổng. Tôi ra thấy Khổng đứng ngoài. Tôi nghĩ: ?oMẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở nhất của số phận mình?. Khổng bảo: "Anh Thuần ơi, anh có điện. Ông cụ mất rồi!"
    XIII​
    Điện của ông Chưởng: "Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi làm nhiệm vụ hồi... giờ... ngày mai táng tại nghĩa trang liệt sĩ hồi... giờ... ngày" Tôi lặng người. Vợ tôi xếp đặt mọi việc rất nhanh. Tôi ra thuê xe, về nhà đã thấy gọn đâu vào đấy Vợ tôi bảo: "Khóa cửa nhà trên. Ông Cơ ở lại". Xe đi Cao Bằng theo đường số Một. Đến nơi thì lễ an táng cha tôi cử hành đã được hai tiếng đồng hồ. Ông Chưởng bảo: ?oChúng tôi có lỗi đối với gia đình". Tôi bảo: ?oKhông phải thế. Đời người có mệnh". Ông Chưởng bảo: "Cha anh là người đáng trọng". Tôi hỏi: "Theo nghi lễ quân đội hả chú". Ông Chưởng bảo: ?oCụ ra trận địa, đòi lên chốt". Tôi bảo: " Cháu hiểu rồi, chú đừng kể nữa". Tôi khóc, chưa bao giờ tôi khóc như thế. Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc thế nào. Hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người.
    Mộ của cha tôi đặt trong nghĩa trang liệt sĩ. Vợ tôi mang theo máy ảnh bảo chụp mấy kiểu. Hôm sau tôi xin về luôn, ông Chưởng giữ lại nhưng tôi không nghe. Đường về vợ tôi bảo xe đi chậm. Ông Bổng lần đầu mới được đi xa, thích lắm. Ông bảo: ?oNước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả". Vợ tôi bảo: "Tại chú quen đấy. ở nơi khác cũng thế, họ lại thấy yêu Hà Nội". Ông Bổng bảo: ?oThế là nơi này yêu nơi kia, người này yêu người kia. Tất cả đều đất nước mình, nhân dân mình cả. Vậy thì đất nước muôn năm, nhân dân muôn năm. Hoan hô đèn cù! "
    XIV​
    Có lẽ câu chuyện của tôi kết thúc ở đây. Sau đó nếp sống của gia đình tôi trở lại như là trước ngày cha tôi nghỉ hưu. Vợ tôi tiếp tục công việc bình thường. Tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu điện phân. Ông Cơ trở nên ít nói, một phần vì bệnh cô Lài nặng hơn. Lúc rỗi, tôi giở đọc những điều cha tôi ghi chép. Tôi hiểu cha tôi hơn. Trên đây là những sự việc lộn xộn của hơn một năm cha tôi nghỉ hưu mà tôi chép lại. Tôi coi đấy như nén hương thắp nhớ người. Nếu có ai đã có lòng để mắt đọc điều tôi viết, xin lượng thứ cho tôi.
    Tôi xin cảm tạ.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  5. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    MƯA ​
    Em,
    Anh bắt đầu truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng trong một quán cà phê tồi tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa.
    Anh ngồi viết... Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.
    Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: ?oGọi gì mà chẳng được! Tên người cũng là một thứ ký hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N.? Em bảo: ?oThế người ngồi cạnh là M. à ?? Anh bảo: ?oPhải ?o.
    - Mình biết không? - M. nói - Mình chẳng hiểu gì về hắn. Đời mình sẽ tan nát vì hắn mất thõi. Tớ van mình, mình đừng yêu hắn!
    - Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại... - N. cầm một bông hoa trên bàn xé nhỏ. - Nhưng hắn hiền lành và thông minh lắm. Gần hắn, tớ sẽ học được cái gì chăng?.
    - Với bọn đàn ông thì người phụ nữ chẳng học được cái gì đâu. Chúng chỉ chăm chăm một việc là đè mình ra giường rồi tỷ tê những lời đường mật. Chúng mình tưởng bở, chúng mình tưởng đấy là tình yêu, là tính người. Thế là hết đời!
    - Sao mình ác khẩu thế? - N. thở dài. Họ yên lặng một lúc. Nghe rõ tiếng mưa rơi.
    N. nói:
    - Hắn đọc thơ, bằng một giọng trầm, hay không tả được.
    - Lại thơ nữa! Thằng đàn ông nào khi quyến rũ đàn bà mà chẳng làm thơ? Chúng làm thơ suốt từ thời người vượn nguyên thủy đến nay, được những bốn nghìn năm rồi.
    - Mình hôm nay thế nào ấy. Thế mình lấy chồng, mình có hạnh phúc không?
    - ừ, ừm... không biết. Nhưng mà chắc có đấy. Có điều tay chồng tớ đểu kinh khủng. Tớ biết hắn lừa tất cả mọi người. Thế mà trước khi lấy hắn, không hiểu sao tớ thấy hắn cao thượng thế!
    N. cười khẽ. Khi cười, mái tóc xõa ở bên thành ghế.
    - Mình cho tớ xin một điếu thuốc lá. Từ khi lấy chồng, tớ phải hút trộm... Chồng tớ thấy, hắn sẽ đánh tớ.
    - Tại mình cả thôi. Tớ đã bảo đấy là một thằng đàn ông đê tiện cơ mà!
    - Tớ rất ghét chồng mình, tớ chưa bao giờ thấy chồng mình nói thật bao giờ. Thôi, số kiếp cả. Làm sao được? Thân tớ thế là coi như xong rồi đấy. Rồi tớ sẽ đẻ con, vào bệnh viện, không hiểu sao tớ nghĩ sau này tớ sẽ bị liệt, thế là hết dời. Nhưng mà mình, tớ van mình, mình đừng yêu hắn!
    - Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại...
    - Mình thề đi. Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn!
    Em hỏi: ?oSao thế nhỉ? Sao người ta lại đi can gián tình yêu?? Anh bảo: ?oEm đừng sốt ruột. Một người đáng kể thế kia thì chẳng bao giờ thề thốt gì đâu?.
    M. ngồi hút thuốc. ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực.
    - Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Mình thề đi!
    - Không! Mình đừng bắt tớ thề. Buồn cười lắm!.
    - Mình có hiểu một người như hắn tệ hại đến thế nào không? Hắn thích gì hắn sẽ làm nấy. Hắn có thể đánh nhau đấy!
    - ừ...
    - Tớ đã biết hắn. Hắn rết khinh người. Một người như thế là không tôn trọng ai đâu.
    - Nhưng hắn đối xử với tớ rất tốt... Dễ thương nữa.
    - Mình chẳng hiểu gì cả! Ai mà hắn chẳng tốt! Hắn bịp bợm đấy! Hắn chẳng coi cuộc sống ra gì. Mình có thấy cách chi tiêu của hắn không? Nếu có một quốc gia trong tay thì hắn cũng chỉ chi tiêu trong năm phút.
    - Thơ của hắn lạ lắm!
    - Lại thơ! Mình cứ mơ mộng thế là chết đấy! Hắn ham chơi lắm, mình đã thấy hắn đá cầu với một thằng bé con sáu tiếng đồng hồ! Mình cứ tưởng tượng xem, sáu tiếng đồng hồ người ta làm được bao nhiêu là việc! Ngộ nhỉ?
    - Ngộ gì mà ngộ? Có mà điên!
    Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.
    - Tớ van mình. mình cẩn thận đấy! Mình có hiểu tình yêu của một tay đàn ông như thế thì thế nào không?
    - Không... Tớ biết sao được.
    - Nó sẽ làm lòng dạ mình tan nát như chơi...
    - Mình chẳng hiểu gì cả... Hắn chỉ làm mọi việc theo ý hắn thích mà thôi. Khi hắn yêu hắn sẽ quên hết... Mà như thế thì khổ lắm... mà ngượng lắm!
    - Sao lại ngượng?
    - Thế mình chỉ sống có mỗi một mình thôi à? Mình còn có bạn bè, bố mẹ, lại còn bà, rồi còn sự nghiệp nữa.
    - ừ, bà thì rắc rối lắm!
    - Chứ còn gì nữa? Hắn sẽ gạt tất cả sang bên. Hắn sẽ cười vào mũi tất cả, cười rất khả ố... Hắn chẳng coi mọi sự là cái gì đâu! Tớ cấm mình yêu hắn đấy!
    - ừ!
    - Tớ van mình... Mình đừng yêu hắn...
    - Thơ của hắn rất lạ... chẳng có đầu có cuối gì cả. Này nhé:
    ?oChính bởi thế mà nửa đêm ta dậy
    Lang thang khắp phố phường.?
    - Bởi cái gì?
    - Ma nào mà biết được? Tớ cũng hỏi hắn thế...
    Hắn cười, hắn cũng không biết nốt. Hắn chỉ lên trời...
    - Lại thế nữa... Thế là điên rồi đấy!
    - Mà còn thế này nữa:
    ?oTa nhổ một cái lông chân
    Đem so xem nó có giông lông trâu không?
    Ta ký một hơp đồng
    Và ra sức lùa gió về
    Trong căn phòng trống trải của ta...?
    M. nhỏm người lên:
    - Ký hợp đồng với ma quỷ đấy! Chắc chắn thế! Tớ biết mà... Hắn không chơi với người đâu, hắn chỉ chơi với ma quỷ thôi...
    - Hắn có thể chết bởi những điều rất vớ vẩn... Mà hắn cả tin lạ lùng.
    - Thôi đi... Tớ van mình. Mình đừng mơ mộng nữa. Cả tin với không cả tin. Tất cả đều một giuộc!
    - Quả thực, tớ chưa thấy người nào đáng kể như hắn. Hết sức nồng nhiệt, tối tăm như đêm tối chính trực nữa...
    - Mình yếu đuối lắm!
    Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.
    Này, tớ van mình... Mình đừng yêu hắn...
    - ừ...
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  6. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi: ?oTình yêu là gì.?? Anh bảo: ?oĐây là nét phong nhã bậc nhất của đức hạnh. Không phải người nào cũng hiểu được đâu ?o. Em hỏi: ?oSao khi yêu nhau người ta làm thơ?? Anh bảo: ?oTình yêu sinh ra tài năng. Thơ là thử tài năng tầm thường nhất? Em bảo: ?oTài năng nào mà chẳng tầm thường...? Anh bảo: ?oCó một thứ tài năng không tầm thường?. Em hỏi: ?oAnhbiết à??, Anh bảo: ?oBiết?. Em hỏi: ?oAnh có nó không?? Anh bảo: ?oCó?. Em bảo: ?oThế thì em yêu anh?.
    - Này, tớ van mình... Mình đừng yêu hắn...
    - ừ...
    - Để tớ kể mình nghe chuyện này. Ngày xưa hắn đã yêu một thiếu nữ. Cô ấy con nhà gia giáo.Mình có biết một thiếu nữ trinh thục là thế nào không? Môi cô ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta ánh xanh như vỏ trứng chim sáo. Cô ta được nuôi dưỡng bằng truyện cổ tích và toàn cơm tám giò chả. Một thiếu nữ được nuôi như thế thì da trắng hồng.
    - Thôi, mình bỏ trò miêu tả ấy đi. Khó chịu lắm. Một thiếu nữ trinh thục là rất khó chịu...
    - ừ thật thế đấy. Hắn đến... liệu hắn có biết thứ quà tặng gì đối với cô ta có thể làm chết người như là tình yêu của hắn hay không? Tớ cũng tin hắn yêu say đắm. MDt Cô gái như thế thì sao lại không yêu được? Có thể khi đến với cô ta, lòng hắn sẽ yên tĩnh lại, sẽ không sôi réo nữa. Hắn sẽ tu th, hắn không du côn và lêu lổng nữa. M. im lặng, cô ta lại châm một điếu thuốc lá. áh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực. Nghe rõ tiếng lưa rơi...
    Thế... Không thể nói rằng hắn là kẻ vô giáo dục được. Hắn chỉ hơi dám đến gần cô ta. Không phải là hắn yêu đâu, hắn chiêm ngưỡng, hắn thờ phụng cô ta như thể người ta thờ phụng Đức thánh Trần.
    - Sao lại Đức thánh Trần?
    Tại vì đây là thứ tình yêu chẳng có hôn hít gì cả. Chỉ có tình yêu với Đức thánh Trần mới như thế chứ...
    - ừ Tớ hiểu rồi. Kể cũng kỳ lạ đấy. Hình như bây giờ hắn đã bạo hơn...
    - Mình im đi Tớ van mình, mình không được nghĩ gì về hắn nữa đấy.
    - ừ
    - Thế... hắn với cô ta như thể hai người trong mộng. Cô ta héo hắt đi vì hắn. Mình tưởng tượng xem... Một cô gái mới lớn, lần đầu tiên biết yêu. Còn hắn, một con dê xồm mồ hôi dẩu, cười nói thản nhiên như côn đồ. Hắn có thể trồng èây chuối trước mặt bố mẹ cô ta. Bố cô ta là một trí thức, ông treo ảnh danh nhân trên tường, yêu thích văn học cổ điển, nhạc cổ điển và chính trị cổ điển. Còn hắn, hắn biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc hai ngón tay vàò miệng...
    - Ngộ nhỉ?
    - Ngộ gì mà ngộ... Hắn bắt một con thạch sùng rồi để lên bàn. Hắn trình bày thế gli bằng cách miêu tả con thạch sùng ấy. Thượng tâng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là dạo đức.
    Hắn cho rằng đạo dức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất...
    - Thật quá quắt!
    - Đấy Mình bảo như thế thì ai chịu được.
    - Không chịu được thật...
    - Tớ van mình... Mình đừng yêu hắn!
    - Được rồi.: Thế tình yêu của hắn với cô gái kia thế nào?
    - Hắn quyến rũ cô ta, hay là cô ta quyến rũ hắn... Cũng chẳng biết được. Họ say mê, quyến luyến nhau... Xa cô ta một ngày là hắn gây sự. Kể ra cũng không thể phàn nàn gì về một tình yêu như thế. Quả thực, nếu đấy không gọi là tình yêu thì tớ cũng không biết thế nào là tình yêu nữa...
    - Tớ hiểu rồi... Tớ biết rất rõ.
    Mình lại nghĩ đến hắn phải không? Tớ cấm đấy Tớ van mình... Mình dừng yêu hắn...
    - ử Mình kể tiếp đi.
    M. lại hút thuốc. Im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.
    Em hỏi: Cuộc sống cơ bản là buồn, phải thế không ?o Anh bảo: Không có tình yêu buồn . Em hỏi: l,Hai cô gái kia thì ai hạnh phúc ?o Anh bảo: Một cố vừa đánh buột mất hạnh phúc. Còn cô kia đang có hạnh phúc trong tay, nhưng không khéo cũng đánh uuột mất l?
    M. kể tiếp:
    - Họ yêu nhau. Hắn đính hôn với cô ta. Mọi người ngăn cản. Hắn khuyên cô ta trốn...
    - Trốn đi đâu?
    - Chắc là phải trốn đến nơi nào thật lạc hậu.
    - Sao thế
    - Thì những nơi văn mình ai chứa được một người như hắn? Không có gì với hắn là quá cao, cũng chẳng có gì với hắn là quá thấp...
    - Họ trốn chứ?
    - đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý dịnh, tử lỏ lời thề.
    - Khốn kiếp?
    - ử
    - Hắn có quay lại không?
    - Một người như hắn thì dời nào quay lại?
    Lòng cao thượng của hắn là lòng cao thượng của quỷ chứ đâu phải của người! Hắn biết rằng chỉ vì một cô gái thì không đáng để hắn hi sinh cuộc đời, dù rằng đấy là một cô gái trinh thục, môi lúc nào cũng dỏ thắm, da trắng hồng...
    Hắn đi luôn à?
    - Phải! Hắn đi luôn... mất tăm mất tích. Hắn đặc biệt nhạy cảm với sự nhục mạ...
    - Sau dó thì sao?
    - Cô ta ốm lăn lóc nhưng không chịu uống thứ thuốc hắn gửi đến, thuốc mà làm gì... Thời gian trôi đi Cô ta bắt dầu tiêu phí dời mình. Cô ta hiểu rằng không có một người đàn ông thứ hai như thế...
    Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. - Này... Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Hắn không có lòng đại lượng. Hắn không tha thứ cho ai... Mình, mình đừng yêu hắn. Hắn là quỷ sứ!
    N. lục lọi đâu đó trong túi rồi đặt lên bàn một tấm ảnh nhỏ.
    - ảnh hắn đấy...
    - Mình... tớ van mình... Mình đừng yêu hắn.
    Mình hãy đết tấm ảnh ấy đi... Hãy xé đi...
    - Mình...
    - Không! Phải tự tay mình! Mình xé nó đi!
    N. cầm bức ảnh trên bàn lặng lẽ xé nhỏ.
    Chớp lóe sáng. Có tiếng sấm rền. Nghe rõ tiếng mưa rơi.
    - Khốn nạn!
    Mình bảo ai khốn nạn?
    - Mình không hiểu đâu... Mình không biết rằng sau mối tình ấy cuộc đời trở nên khốn nạn thế nào?
    - Cô ta còn sống à?
    - Không, cô ta chết rồi! Tâm hồn cô ta chết ồi Cô ta chỉ còn hình hài. Cô ta thành kẻ đê iện. Cô ta làý chồng. Chồng cô ta cũng đê tiện ất Hắn ăn cắp rất giỏi. Hắn đánh cô ta mỗi khi ô ta hút thuốc.
    - Tớ không hiểu... Thế là thế nào?
    Mình... Tớ xin lỗi mình... Mình đã xé tấm ảnh đi rồi... Mình đã làm điều mà tớ mong muốn... Họ ngồi yên lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Bỗng nhiên cả hai khóc òa. M. nói, giọng đầm nước mắt:
    - Tớ xin lỗi mình... Thế mình tưởng tớ tha thứ cho mình vì mlnh xé tấm ảnh đi ư?
    - Mình... mình sao thế?
    - Mình chẳng hiểu gì cả? Mình tưởng tớ kể như vậy là lòng tớ thư thái hay sao? Sẽ thanh thản hay sao? Mình không biết tớ đã rứt từ tim tớ từng mảnh thịt một...
    - Mình... mình... Sao thế mình...
    - Mình tưởng tớ sẽ tha thứ cho mình vì mình độc ác thế à? Không, mình hiểu không? Nếu cần, tớ sẽ bỏ chồng, bỏ hết để đi theo hắn. Hắn vào tù thì tớ đưa cơm. Tớ sẽ theo hắn cùng trời cuối đất... Chỉ cần hắn quay lại... Nhưng hắn sẽ không bao giờ quay lại. .
    - Giời ạ. Sao mình lại kể, sao mình lại kể?
    - Vì sao ư? Vì tớ không muốn... Mình hiểu không, tớ không muốn hắn rơi vào tay một người đàn bà nào khác, rơi vào tay mình.
    N. đứng dậy đi ra ngoài trời. Một lúc sau, M. cũng đi ra nốt. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Tiếng mưa rơi buồn không tả được.
    Em hỏi anh: ?oCuộc sống cơ bản là phải thế không?? Anh bảo: ?oKhông?. Em hỏi: ?oNgười đàn ông mà hai người nói chuyện ấy là ai?? Anh bảo: Không biết?.
    Em hỏi: ?oLà công nhân, nông dân hay thợ thủ công?? Anh bảo: ?oKhông biết?. Em bảo: ?oChắc là nghệ sĩ. Vì cô ta đọc thơ?. Anh bảo: ?oThơ gì lại thế? Em có muốn nghe thơ anh không? Thơ của anh cũng có nhổ lông? Em bảo: ?oThôi, để khi khác. Nhưng em áy náy quá, không biết hắn là ai? Em bảo: Em thấy cô ta cầm tấm ảnh in trên tờ báo. Chắc là một nhà chính trị?. Anh bảo: Không biết?. Em bảo: Hắn thật đáng kể.
    Mưa.
    Ngoài trời kia vẫn mưa. Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. em ở đâu Những ý nghĩa của anh hướng cả về em. Bây giờ là 2 giờ chiều. Anh đã ngồi viết truyện ngắn này sáu tiếng đồng hồ. Sáu tiếng đồng hồ liền.
    Sáu tiếng đồng hồ. Nhân vật chính trong truyện của anh đá cầu sáu tiếng đồng hồ. Cái thằng vô lại ấy! Một tên cao cầu bất hủ!
    Em ở đâu?
    Ngoài kia trời mưa
    Bao giờ thì em về? Hả em?
    Hết.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  7. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    ĐỜI THẾ MÀ VUI​
    Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi, cách đường cái ba chục mét. Ngôi nhà đơn độc, lẻ loi. Đằng sau ngôi nhà có hai cây nhội gai lá đỏ, thứ cây mọc hoang chỉ dùng làm củi. Từ dưới chân đồi đi lên ngôi nhà là một lối nhỏ xếp đá, hết hai mươi bậc thì đến một bãi đất hoang, người ta định san nền cho ngôi nhà mới nhưng sau lại bỏ ý định ấy đi. Từ bãi đất hoang đi lên mười sáu bậc nữa mới đến ngôi nhà vừa kể. Ngôi nhà làm theo kiểu nhà ở tạm, cột bương, mái gianh, tường đất. Những người công nhân lâm trường dựng ngôi nhà này mấy năm trước làm chỗ trú mưa nắng khi đào hố trồng thông và bạch đàn.
    Trong nhà, đồ đạc lèo tèo. Đáng kể chỉ là cái giường rẻ quạt gỗ mít đã sứt sẹo cả. Trẻ con dùng dao khắc lên thành giường những nỗi buồn và ước mơ của chúng: nỗi buồn thì dứt khoát và sâu sắc, còn ước mơ táo tợn. Cuối giường có vết khắc chạm là của một tay đàn ông phóng đãng in hình mũi tên xuyên qua trái tim.
    Chính giữa nhà là chiếc ban thờ làm bằng miếng tôn đóng nẹp treo lên tường. Bát hương là loại bát tô đựng miến. Xế bên trái ban thờ là chiếc gương với ảnh nữ tài tử Mai Diễm Phương người Hồng Kông trên tờ quảng cáo phim. Chỗ ức cổ trắng ngần của Mai Diễm Phương có ghi một bài thơ của kẻ vô danh, lời lẽ tầm thường:
    Thời không có anh hùng
    Người không có tri âm
    Mỹ nhân đêm vò gối
    Gạt nước mắt thương thầm
    Trong góc nhà đặt chiếc kiềng sắt, tro than nguội lạnh. Cạnh đấy là xô nước, nồi xoong, rổ đựng bát đĩa.
    Thằng bé ngồi ở trên giường, dựa lưng vào cái chăn bông. Nó trạc sáu tuổi. Trên nét mặt nó chưa có dấu vết của lòng căm thù hay sự đau đớn, điều ấy phải sau nữa mới có. Cũng không có dấu vết của lòng độ lượng hay sự chán nản, điều ấy cũng phải sau nữa mới có. Nét mặt nó vô sự. Thằng bé đưa mắt nhìn ra cửa. Mẹ nó khóa trái bên ngoài. Mẹ nó đi chợ mua sách bút để mai nó đi học. Nó học lớp Một.
    Thằng bé nhổm người dậy. Nó tần ngần ngắm con tò vò xây tổ. Con tò vò tha những viên đất tròn, ướt ở góc xô nước về chô then cửa kiên nhẫn uốn thành một vòm mỏng, cong. Nó bay đi bay lại hàng chục lần, không lần nào thay đổi hướng bay. Con tò vò vụt qua mặt thằng bé. Nó nhận ra cái eo lưng thắt lại của con tò vò. ở đấy có những ngấn tròn. Con tò vò cái. Trong trí óc non nớt của thằng bé xuất hiện hình ảnh mẹ. Bụng mẹ nó nhẽo, cũng có những ngấn tròn. Sáng nay mẹ nó đi nhờ xe chở than của chú Hảo.
    Thằng bé không thích chú Hảo. Chú Hảo râu xồm. Chú nói:
    - Đồ đĩ! Béo nứt bụng!
    Mẹ nó cười. Chú Hảo lại bảo:
    - Gái xề! Đồ mặt chó!
    Mẹ nó lại cười.
    Con tò vò lại vụt qua mặt thằng bé. Đôi cánh của con tò vò có mầu vàng phơn phớt. ở gò má mẹ nó cũng có vết lõm màu vàng phơn phớt. Nó sờ vào chỗ ấy và thấy ngón tay ướt.
    Chú Hảo nói:
    - Nước mắt đàn bà! Nước đái bò!
    Mẹ nó lại cười.
    - Rồi mày cũng bỏ tao mà đi thôi con ơi. - Mẹ nó nói. - Như thằng ******!
    Tò vò mà nuôi con nhện
    Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
    Tò vò ngồi khóc tỉ ti:
    Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?
    Thằng bé hỏi mẹ:
    - Bố đi đâu?
    Mẹ nó thở dài:
    - ****** là sói! ****** đi kiếm ăn! ****** đi theo gái!
    Thằng bé có lần đã nhìn thấy sói. Con sói chạy ở ven rừng, bồn chồn, sốt ruột, đuôi cúp lại, lưỡi thè ra. Nó sợ hãi. Nó côi cút. Thằng bé không thấy sợ nó.
    Chú Hảo cũng có vẻ bẩn thỉu của sói. Chú Hảo nói:
    - Chán đời...Rất chán đời!
    Chú Hảo nằm ngả trên giường, chân gác lên tường.
    Chú Hảo hát:
    Này em, người yêu ơi, đôi môi dịu dàng
    Và mắt em xa xôi mơ màng
    Anh đã suốt đời lang thang tìm em...
    Thằng bé thấy đói. Nó ra rổ bát tìm cái ăn. Mẹ nó trước khi đi đã để quà cho nó: cơm nguội với nải chuối luộc. Đường lên chợ thị xã ba mươi cây số. Ô tô của chú Hảo đến trưa mới về.
    Thằng bé ngồi xổm ở góc nhà bóc chuối ăn. Nó bầy những cái bát ra rồi cắn từng miếng chuối cho vào bát. Đây là mâm cỗ tướng. ăn cỗ có nó, mẹ nó và ông khách qua đường. Có lần trời mưa, ông khách qua đường đã vào nhà nó. Mẹ nó nấu cơm cho ông khách ăn. Ông khách cao lớn, cười nói sang sảng, đi đứng rung chuyển cả căn nhà. Ông khách nói:
    - Vô nghĩa hết! Làm gì có vàng mà đào...Tôi đi xem thiên hạ đào vàng, vừa khinh bỉ, vừa đau đớn, vừa buồn cười...Chỗ nào cũng tàn ác, dâm dục, đểu giả, tham lam...
    - ăn đi ông...Mời ông xơi miếng phao câu...- Thằng bé ăn một miếng chuối. Nó mời. - ăn đi.
    Ông khách cười:
    - Thằng này khá...Làm thân nam nhi, vượt qua một bể lừa lọc, vượt qua một bể ái tình...đời nát toét ra...Kẻ nào có phao là đồng tiền hay lòng nhân đức còn đỡ? không có phao xớt lắm...Lửa thử vàng. Vàng thử đàn bà. Đàn bà thử đàn ông. Đàn ông thử ma quỷ với thánh thần...Hóa ra ma quỷ hết! Thánh thần ít lắm...
    Thằng bé nhớ đến con sói đi ở ven rừng, đuôi cúp lại.
    Ông khách ôm thằng bé vào lòng, gõ nhịp hát bài hát của bọn người đi đào vàng:
    Khi có vàng là ta có ăn, ta có chơi
    Đời thế mà vui!
    Khi có vàng là ta hết đời, ta hết hơi
    Đời thế mà vui!
    Thằng bé không ăn nữa. Khách đến rồi khách lại đi
    - Chào cô...Chào Phật Bà Quan âm...Chào Bồ Tát...Tôi đi nhé..
    - Mẹ con cháu chào ông. Ông đi chân cứng đá mềm...ông đi về quê hay đi đâu ạ?
    - Về quê làm gì? - ông khách cười khẽ. - Tôi còn đi nữa...Đời thế mà vui. Về quê làm gì? Lòng người đen bạc, đất đai khô cằn...
    Thằng bé không biết gì về làng quê. Mẹ nó hứa nhiều lần sẽ đưa nó về thăm quê nhưng chẳng bao giờ mẹ nó đủ tiền. Mẹ nó nói ở quê có nhiều người quen: ông bà chết rồi nhưng vẫn còn mộ, mẹ nó sẽ về thắp hương; rồi chú, bác, cô, dì; những bạn bè của mẹ nó như cô Lượt, cô Na, chú Sửu, cậu Bền...
    Chú Hảo cũng hay nói chuyện về thăm quê. Chú bảo đã về thăm quê ba lần, mỗi lần về lại buồn thêm một chút.
    Chú Hảo bảo:
    - Quê tao có cái đình rất to. Hội đình vui lắm. Các bà các chị đứng xem đàn ông vật nhau. Hồi còn bé, bạn bè đố tao hễ cứ phát vào đít một cô lại được một hào. Mỗi kỳ hội tao có vài trăm tiền tiêu, tha hồ ăn quà.
    Mẹ nó cười:
    - Ba tuổi ranh đã dâm!
    Chú Hảo cãi:
    - Đấy là bọn có tiền nó dâm chứ! Tôi phận nghèo hèn phải bỏ quê ra đi là cơ nhục lắm.
    Mẹ nó bảo:
    - Sao bảo chú bỏ quê ra đi là vì theo gái?
    Chú Hảo bảo:
    - Đồ đĩ! Đồ mặt chó! Nói thế cũng nói!
    Chú Hảo hát:
    Ta ra đi, ta ra đi, đâu nề chông gai.
    Tiến lên đi, tiến lên đi, tung hoành sức trai
    Chí ta lớn cao ngất tầng mây...
    Mẹ nó cười:
    - Tôi còn lạ gì đàn ông! Các người đi tìm vàng, tìm gái chứ chí lớn khỉ gì!
    Chú Hảo bảo:
    - Đồ đĩ! Đồ mặt chó! Nói thế cũng nói!
    Chú Hảo lại hát:
    Tiến lên đi chân trời rực hồng
    Thân nam nhi phỉ chí tang bồng
    Coi cái chết tựa như lông hồng
    Kìa mấy ai da ngựu bọc xương...
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  8. shimizu_hn

    shimizu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2002
    Bài viết:
    1.176
    Đã được thích:
    0
    Thằng bé đứng lên, nó dỏng tai để ngóng tiếng xe ô tô. Nó biết làm thế vô ích. Mẹ nó còn lâu mới về.
    Không có âm thanh nào lọt vào nhà ngoài tiếng gió. Tiếng gió thổi khẽ, từng đợt, như có người ngáy khẽ. Nó nhận ra bởi những phên gianh va đập vào nhau.
    Thằng bé ngẩng mặt nhìn lổ hở trên mái nhà. Lỗ hở bé, chỉ bằng đồng xu. ánh trời lọt vào nhà qua lỗ hở vạch một vệt sáng thằng đầy những hạt bụi bé li ti. Thằng bé xòe tay hứng vệt sáng. Vệt sáng đầy lòng tay nó.
    Thằng bé nhớ khi ông khách vốc nắm đất trong tay. ông khách bảo mẹ nó:
    - Chỗ đất này biến được thành vàng là xong cuộc chơi hùng. Đàn ông thường anh nào ở đời cũng mơ như vậy...Vô nghĩa hết!
    - Tiền mà làm gì. - Mẹ nó nói. - Đàn bà chúng tôi sống chỉ vì tình.
    Chú Hảo bảo:
    - Đồ đĩ! Đồ mặt chó! Nói thế cũng nói!
    Ông khách lắc đầu:
    - Có được tình tốn sức lắm đấy...có khi trả cả cuộc đời cho người ta mà không trả đủ.
    Mẹ nó khóc:
    - Đàn bà chúng tôi nhẹ dạ lắm, trong lòng lúc nào cũng thấy trống vắng, trong lòng lúc nào cũng thấy thiếu tình thương. Ai nói đến tình thương là bọn chúng tôi gục đầu vào ngay chẳng biết đất trời gì nữa.
    Ông khách cười:
    - Thế mới khổ! Thế mới đích thị đàn bà!
    Chú Hảo bảo:
    - Thế mới chết! Đồ đĩ! Đồ mặt chó!
    Chú Hảo cười:
    - Đàn bà là giống yêu tinh ác độc nên trong lòng nó mới thấy thiếu tình thương! Còn đàn ông bao giờ thiếu tình thương đâu! Hoan hô đàn ông! Hoan hô dê cụ!
    Ông khách bóp nát nắm đất, tung ra như gieo mạ. ông khách vung tay: Bay đi...bay đi lòng căm hờn. Bay đi giả trá. Bay đi bất công. Bay đi dục vọng đê hèn...
    Ông khách xốc áo, vươn vai đứng dậy, bước đi rung chuyển cả căn nhà. Ông khách móc túi lấy một gói vải đưa cho mẹ nó:
    - Chào Bồ Tát...Chào cô...Cô giữ cái này để nuôi cháu...Chẳng được là bao, gắng sống qua được đận này.
    Ông khách cười, giơ tay làm một cử chỉ khó hiểu, như biểu tượng. Mưa giăng giăng. Bây giờ đang tiết mưa xuân.
    Thằng bé đi lại chỗ giường. Nó ngồi tựa lưng vào chỗ có vết khắc mũi tên xuyên qua trái tim. Mũi tên cắm vào vai nó.
    Thằng bé đưa mắt tìm con tò vò. Không thấy con tò vò đâu nữa. Cái tổ đang còn xây dở, vết đất còn ướt. Thằng bé thở dài. Cái tổ tò vò xây ngay chỗ cài then cửa. Mở cửa ra là cái tổ tò vò nát bét. Có tiếng động khẽ đâu đây. Không phải bên ngoài, mà ở trong nhà. Thằng bé dỏng tai nghe ngóng. Như có con gì rón rén bò vào nhà. Thằng bé hoảng sợ. Nó lạnh toát cả người, mồ hôi rịn ở chân tóc. Nó đưa mắt nhìn quanh. Linh cảm của nó không nhầm: nó thoáng thấy có cái bóng ngoằng ở xó tối, nơi để xoong nồi. Bóng gì?
    Thằng bé run bắn người. Nó co hai chân lên giường rồi lùi sát vào tường. Rõ ràng có một cái bóng. Bóng gì? Tiếng động khẽ, ướt và lén lút. Thằng bé run bắn người. Nó chưa bao giờ nghe thấy tiếng động như thế. Rõ ràng có một cái bóng. ánh sáng ở trong căn nhà đột ngột trầm xuống, mờ mờ, lạnh hẳn đi. Bóng gì?
    Thằng bé thấy tim nó đau thắt lại. Nó không dám thở mạnh nữa. Lại ngoằng một cái đâu đấy trong xó nhà. Thằng bé nhận ra điều ấy không phải bằng mắt.
    Mẹ...
    Thằng bé co rúm người. Nó kêu lên, nước mắt trào ra, hai tay thu vào, ngón tay quắp lại. Nó đập chân xuống chiếu. Rõ ràng có một con gì đang bò chầm chậm, ráo riết, lì lợm, lạnh lùng ở dưới gậm giường.
    - ầm...
    Có tiếng đổ vỡ chai lọ, tiếng kéo lê sền sệt, tiếng nhai xương rau ráu. Tiếng nhai khẽ, ngấu nghiến, nhẩn nha. Tiếng hút tủy. Tiếng xương vỡ vụn. Tiếng chép miệng hữa.
    Thằng bé choáng người, ngực đau tức. Nó không thở được. Nước mắt nỏ trào ra. Mặt nó đỏ tía.
    - Mẹ...Mẹ...
    Thằng bé cuống cuồng gọi. Nó lăn lộn trên giường. Bây giờ không còn nghi ngờ gì nữa. Rõ ràng có tiếng nhai xương. Tiếng hút tuỷ. Tiếng chép miệng. Tiếng nhai rau ráu.
    Thằng bé khóc ngằn ngặt. Nó nằm im gục mặt vào chăn. Nó mệt lả người. Nó lịm đi. Căn nhà yên tĩnh. Vẫn chỉ có tiếng gió bên ngoài rin rít. Mãi lâu sau thằng bé mới hồi tỉnh lại. Nó hé mắt nhìn. Mồ hôi túa đầy mặt nó. Thằng bé lắng tai nghe, căn nhà yên tĩnh lại thường. Không có tiếng động nào cả. Không có gì hết.
    Thằng bé đưa tay cấu vào chân. Nó cảm thấy đau. Nó lồm cồm bò dậy, mắt liếc nhìn thanh sắt mẹ nó dựng ở đầu giường, thanh sắt ngừa trộm. Nó rón rén dịch người để lấy thanh sắt. Thằng bé nín thở. Nó kéo thanh sắt lên, cầm chắc trong tay. Nó dỏng tai nghe. Không có tiếng động nào cả. Yên lặng lạ lùng. Thằng bé đập đập thanh sắt xuống giường, sau đó lại dỏng tai nghe. Vân yên lặng như thường. Thằng bé thở nhè nhẹ. Nó lấy lại sức rồi rón rén bò ra mép giường. Nó nhìn dưới gầm giường: dưới ấy không có gì cả.
    Thằng bé đặt hai chân xuống đất, cố giữ để không run. Nó cầm thanh sắt khua dưới gầm giường. Không có gì cả. Một nỗi căm uất vô hình dâng đầy ngực nó. Nó khua thanh sắt vào xô đựng nước, vào các xoong nồi. Nó đập nát chiếc gương. Nó lục soát tất cả các góc kín trong nhà: dưới đất, trên tường, trên mái gianh. Nó xô đổ mọi thứ. Không có gì cả. Yên lặng như thường. Yên lặng đáng sợ. Thằng bé dỏng tai nghe. Tiếng gió ngoài trời ngừng bặt. Không gian sững lại, nặng nề. Thằng bé bỗng cảm như toàn bộ không khí trong nhà ngừng lại, dồn tất cả lên người nó. Nó bị nén xuống, ép chặt. Nó run lẩy bẩy, thanh sắt tuột khỏi tay. Nó quỵ xuống đất. Toàn bộ gân cốt nó nhão ra, không cử động được.
    Thằng bé nằm co quắp, úp mặt xuống nền đất, ngay chỗ vũng nước. Tim nó đập thình thịch, đập rất nhanh, loạn xạ, cuống cuồng, đôi lúc ngừng hẳn. Sức lực nó bị rút kiệt. Nó định mở mắt nhưng không sao mở được. Nó máy môi. Nó định gọi mẹ nhưng không sao đẩy được âm thanh ra khỏi ***g ngực. Thằng bé nằm im như thế rất lâu. Không biết bao nhiêu thời giờ đã trôi qua. Con tò vò đã xây xong tổ. Khuôn mặt bầu bĩnh của thằng bé như bị rút kiệt hết nước, hết máu. Khuôn mặt nó tái nhợt, khô đanh lại.
    Căn nhà hoang khóa trái nằm ở trên đồi. Mưa giăng giăng. Bây giờ đang tiết mưa xuân. Mãi đến giữa trưa, chiếc xe ô tô chở mẹ thằng bé mới về. Người lái xe có bộ râu xồm mở cửa xe cho mẹ thằng bé bước xuống.
    Người đàn bà mặt rỗ, mặt xị ra có lẽ vì phù, cười thỏn thẻn kéo từ ca-bin ra hai bị cói bẩn thỉu. Người lái xe đóng cửa ca-bin lại rồi giằng lấy hai cái bị cói trên tay người đàn bà. Anh ta cau có:
    - Đồ đĩ! Đồ mặt chó!
    Người đàn bà đứng lại, nhận ra một vệt máu loang ở ống quần. Ngượng ngập, người đàn bà quay người ngồi thụp xuống, bứt vội nắm cỏ bên đường. Người lái xe quay mặt nhìn về phía hai cây nhội gai lá đỏ. Anh ta hát khe khẽ:
    Này em, người yêu ơi, đôi môi dịu dàng
    à mắt em xa xôi, mơ màng.
    Anh đã suốt đời lang thang tìm em...
    Người đàn bà đã chùi sạch vết máu, chị ta đứng dậy bươn bả bước lên đồi. Người lái xe xách bị đi sau. Anh ta bỗng như nhớ ra chuyện gì bèn gọi:
    - Này...này! Đồ đĩ!
    Người đàn bà quay lại, nét mặt lo lắng, chờ đợi
    Người lái xe thở dài:
    - Này, cái ông khách hôm nọ trú mưa ở đây ngoẻo rồi đấy.
    Người đàn bà ngơ ngác:
    - Sao biết?
    Người lái xe lắc cái đầu bù xù, tỏ vẻ không hiểu.
    - Lão ấy bị bọn ở bãi vàng thịt. Chúng nó tưởng lão ấy lắm tiền nhưng hóa ra chẳng có cóc khô gì cả..
    Người đàn bà lặng im, quay người đi tiếp lên đồi. Còn chín bậc đá nữa là đến ngôi nhà của chị. Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi. Ngôi nhà đơn độc, lẻ loi. Mưa xuân giăng giăng trùm lên ngôi nhà. Mưa xuân giăng giăng trùm lên hai cây nhội gai lá đỏ. Mưa xuân giăng giăng trùm lên quả đồi.
    Năm nay mưa xuân trong thời tiết nồm thế này là có nhiều sâu hại lúa.
    Mưa xuân suốt từ tiết Kinh trập đến nay vừa được 14 ngày..
    Hết.
    Không ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
  9. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Cún​
    I​
    Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học Z.. Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta (lĩnh vực mà thú thực tôi không hiểu gì mấy). Những bài viết của Z. có thời được nhiều người ví như "ngọn roi" quất vào "con ngựa sáng tác văn học" giúp nó phi nhanh hơn và không trật đường.
    Z. đẹp trai, thông minh, đặc biệt nhạy cảm với những cái gì đau đớn, tủi cực. Nhiều lần đi chơi với anh, tôi thấy Z. thường lảng tránh những nơi có người ăn mày hoặc người tàn tật. Trường hợp không lảng tránh được, Z. rất bối rối, tôi thấy mặt anh tái đi, anh dốc hết túi cho người ăn mày hoặc người tàn tật đó.
    Với tôi và các nhà văn trẻ thuộc thế hệ tôi, Z. rất nghiêm khắc. Z. đòi hỏi cao điều mà anh gọi là tính người: tinh thần làm việc, đức hy sinh, lòng tận tụy, chữ "tâm"... và dĩ nhiên cả văn phạrn nữa. Sự nghiêm khắc ấy làm cho tình bạn của hai chúng tôi không phải không sóng gió. Tuy nhiên, tôi khâm phục Z.. Nhiều khi lẩn thẩn, tôi nghĩ rằng phải có một lý do nào thật sâu xa lắm mới rèn lên được một người như Z.. Có lần tôi gặng hỏi mãi, Z. tự dưng buột miệng:
    - Cha tôi là Cún. Cả cuộc đời ngắn ngủi của ông chỉ có độc một khát vọng thành người thế mà không được... Từ câu nói ấy của Z., tôi viết câu chuyện này...

    II
    "Cún biết cái chết sẽ đến với Cún chỉ vài phút nữa. Chân Cún đã lạnh, cái lạnh từ chân cứ thế ngược lên, bao giờ cái lạnh ngấm đến đỉnh đầu là hết, là vĩnh biệt con người, vĩnh biệt cuộc sống... Cún há miệng. Khát, khát... Cún thấy cổ họng mình se lại. Cảm giác bị dồn, bị đè bao phủ toàn thân. Cún biết lần này Cún không thể thoát nó. Nó đấy! Nó thò cái lưỡi vô hình, đen như đêm tối liếm vào đôi mắt Cún rồi...
    Hơn chục năm trước, người ta thấy Cún ở một cái cống bên con sông đào ngoại ô thành phố. Con sông đen ngòm nước thải, đầy rác, giấy vụn và những đám bèo Tây lá đầy bụi bặm. Cái cống xi-măng vỡ nằm ngang con đường đất nhỏ, hứng gió cả ở bên phía bờ sông, cả ở bên phía cánh đồng. Cún nằm trong đống tã rách hôi hám, cả đầu cả chân tím ngắt vì gió. Chẳng hiểu sao Cún không chết ngay khi ấy? Chắc vì lão Hạ. Nếu Cún không gặp lão Hạ, chắc Cún đã chết ngay rồi - Lão Hạ là lão ăn mày ở chợ. Hôm ấy, không hiểu sao lão Hạ lần ra cống. Đứng trên đường, lão nghe thấy tiếng khóc. Tiếng khóc như từ dưới đất vọng lên, như từ âm phủ vọng lên. Lão rùng mình hãi sợ. Chiều đang xuống, nắng đã tắt, ráng mây mỡ gà ở phía chân trời hắt xuống mặt đất một vệt ánh sáng lạ nh lẽo và kinh dị. Gió bấc đuổi nhau hun hút quanh các lều chợ lụp xụp không một bóng người. Lão Hạ run cầm cập. Quang cảnh này hồn ma rất dễ hiện hồn. Đây là thời khắc xuất hiện ma quỷ. Gần cả đời người, lão Hạ sống nhưng không sợ người, người chỉ làm lão yêu hay lão ghét, thích hoặc không thích, lão Hạ chỉ sợ cái gì không phải là người.
    Lão Hạ sợ quá, bủn rủn hết cả chân tay. Tiếng khóc ngằn ngặt đúng là có thật. Lão giỏng tai nghe. Đúng là tiếng khóc trẻ con. Lão Hạ cuống cuồng chạy xuống vệ sông. Lão vừa chạy vừa ngã. Tiếng khóc níu lão lại. Lão nhìn bên đường và nhận ra đứa bé nằm ở trong cống. Lão Hạ dần dần hoàn hồn. Hóa ra chẳng có quỷ ma nào cả! Hú hồn hú vía! Ma quỷ đã bỏ mất một cơ hội để rình chộp lão. Lão Hạ bò về phía cống, thò tay kéo đứa bé ra. Chân tay đứa bé lạnh buốt. Lão Hạ ôm đứa Đé về lều chợ. Lão đặt tên nó là Cún. Cún là tên chó không phải tên người. Đứa bé này thật cũng không phải là người, nó kỳ hình dị dạng, đầu nó to tướng, hai chân tay mềm oặt như chẳng có xương, chỉ hơi lệch trọng tâm là người nó ngã kềnh ra đất. Điều kỳ lạ là Cún có khuôn mặt đẹp lạ lùng. Cún ở cùng lão Hạ. Cún không chết bởi nó có hai khả năng kỳ quặc. Một ìà đôi mắt, đôi mắt của nó làm cho tất cả mọi người xung quanh đều sợ hãi. Họ đi qua Cún mà không bỏ một đồng hào vào cái nón rách thì không an lòng. ánh mắt Cún ám ảnh họ, hành hạ họ suốt đêm ngày. Khả năng thứ hai của Cún là khả năng chịu đựng tuyệt vời: nó chịu được đói, được rét, nó sống trơ trơ như thân thể nó được tạo bằng thứ nguyên liệu siêu phàm. Lão Hạ đâm quý thằng bé tàn tật. Có nó, lão kiếm tiền được dễ dàng hơn. Lão mang thằng bé đi khắp đó đây kiếm ăn. Chỉ trong một hội Phủ Giày, lão kiếm được bằng mấy năm lão đi ăn xin một mình. Cách làm của lão thật đơn giản. Lão cứ đặt Cún nằm ngửa một chỗ với cái nón mê giữa đám đông người. Thế là xong chuyện. Cún sẽ cựa quậy và mắt nó sẽ làm việc, mắt nó sẽ hỏi mọi người:
    - Này ông, này bà, ông bà là người, hãy nghĩ đến tôi là kẻ chưa được thành người...
    Lão Hạ nấp ở đâu đấy, khi thấy nón đã khá tiền thì ra thu về. Thỉnh thoang lão đút cho Cún mấy miếng bánh đúc ngô tựa như người ta đút cho những con gà mang bán ở chợ. Lão Hạ coi Cún như con. Tuy nhiên, lão cũng chẳng quan tâm nhiều lắm đến thằng bé. Lão có bao nhiêu việc phải làm. Con người của nghề nghiệp khác có bao nhiêu việc ở đời thì việc của lão ăn mày cũng nhiều như thế. ở trong thế giới ăn mày, thân phận một đứa bé con què quặt chẳng đáng kể gì. Lão Hạ chẳng hề áy náy vì những lần để Cún đói lả, run người trong những trận sốt mê man để đi uống rượu hay đi đánh bạc. Bản thân lão cũng đã bao lần bị đói, bị ốm, bị rét như thế. Trong thế giới ăn mày, người ta có thể sử dụng một đứa bé con trong vài ba tháng để làm cớ ăn xin. Khi đứa bé chết, người ta vứt nó ra ngoài đống rác như vứt một thứ vật hỏng bình thường, như cái rổ, cái rế... Việc kiếm ra một đứa bé không khó. Chỉ cần vài ba đồng bạc, một sái thuốc phiện, một bộ quần áo cũ là xong. Đời còn đói rét. Đói rét bất chấp tất cả, cả đạo lý, cả tình người. Cún lớn dần lên, Cún dần ý thức được thân phận mình, buộc phải ý thức về hoàn cảnh mình.
    Năm ấy, bấy giờ đang có chiến tranh, nhiều ngừời chết đói. Trời rất lạnh. Cún và lão Hạ nằm cuộn mình trong hai cái bao tải ở một hiên nhà cách chợ Mới ngoại ô thành phố chừng trăm mét. Lão Hạ ho dồn. Lão yếu lắm, đã mấy ngày nay lão không dậy được, thỉnh thoảng lại ho ra máu.
    - Cún này, mày đã lớn rồi... Tao sắp chết rồi... Mày sắp mất tao, mất chỗ dựa rồi... - Lão Hạ thều thào bảo Cún. - Thực ra tao cũng chẳng phải chỗ dựa của mày. Cả tao và mày cùng sống... Sống như con giun, con dế, như con ong, cái kiến... - Lão ho sù sụ rồi khóc. - Con người sống khác... Trời ơi, sao trời hành hạ chúng con như thế? Chúng con muốn sống như mọi người thôi mà sống không được...
    Cún lắng tai nghe. Cún mặc kệ lão Hạ nức nở rền rẫm một mình. Cún chẳng nói gì. Cún quen với cảnh này rồi. Cún lấy tay co cái bao tải rách che bụng. Cún thở dài... Cún mệt mỏi rã rời. Hơn chục năm nay, Cún đi ăn mày, Cún cũng chẳng lạ gì cuộc sống con người... ăn mày là ai, ăn mày là ta... Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày... Cuộc sống con người đầy bất trắc và vô nghĩa, họ sống cũng như Cún, như lão Hạ, như con giun, con dế, như con ong, cái kiến... Cún chỉ đau đớn vì Cún khuyết tật. Cún chưa phải là người, cái gì mọi người làm được thì Cún đều thấy khó quá. Càng lớn, Cún càng thấy việc Cún đứng vững ở trên mặt đất thực chẳng dễ gì. Cún cứ lẩy bẩy, cứ đi ba bước là lệch trọng tâm, cứ thế ngã quay ra đất. Hai chân hai tay của Cún không tuân theo được ý mình. Gần đây, Cún tự dưng lo sợ, lo sợ một cái gì đấy vô hình. Cũng chẳng hiểu sao Cún lại hay nhớ, hay mơ đến Diệu, cô chủ nhà mà Cún và lão Hạ nằm ở hiên này. Cô Diệu bán hàng ở chợ, người lúc nào cũng thơm nức nước hoa, băng phiến. Cô Diệu có đôi mắt nhỏ và hai cánh mũi mỏng dính phập phồng. Tính cô hay dùa, hay cười. Cô hay gọi Cún là "Thằng hình nhân mặt đẹp".
    - Này Thằng hình nhân mặt đẹp! Cho mày một hào, sáng mai mày ra đón cửa cho tao. Mày như ngôi sao Hóa Lộc ở cái nhà này. Hôm nào đi chợ gặp mày là người thiên hạ xô vào mua bán như tranh như cướp...
    Cún cười bẽn lẽn. Cún cúi xuống nhặt đồng hào nhưng lại chúi người ngã quay ra đất. Đồng hào cách bàn tay Cún ba hàng gạch. Cún nhổm dậy lấy một đầu gối làm trụ để giữ trọng tâm, Cún giơ tay với nhưng không giữ được, lại ngã nghiêng người sang phải. Đồng hào còn cách Cún một hàng gạch nữa. Cô Diệu cười như nắc nẻ trên bậc thềm nhà:
    - Cái Thằng hình nhân mặt đẹp này ngộ quá chừng...! Cố lên! Cố lên lần nữa xem nào! Cún thích chí cười. Trời ơi, Cún đã làm cho cô Diệu thích. Cún thấy sung sướng. Cún nhỏm dậy, cố gập hai đầu gối. Được rồi... Thế, thế... Chỉ cố thêm một tí nữa và nghiêng người sang trái là chạm vào được đồng hào. Cún thở hổn hển, mồ hôi toát ra. Cún ước lượng. Cún cười. Đúng lúc Cún bật nghiêng người lên thì Diệu nhảy thụp xuống nhặt đồng hào để nhích sang một hàng gạch bên cạnh. Diệu ré lên cười. Cún bị mất đà ngã xuống nền gạch. Cún đập trán xuống nền gạch, máu trong miệng Cún trào ra nhưng Cún mặc kệ. Cún hít vội vàng cái mùi đàn bà quyến rũ. Chưa bao giờ Diệu lại ở gần Cún như thế. Cún cười sằng sặc. Nếu Cún biết hát thì Cún sẽ hát...
    Lão Hạ ngồi yên trong góc tường vỡ thương hại nhìn Cún. Lão nhỏm dậy chậm chạp đến chỗ đồng hào, lão lẳng lặng nhặt đồng hào cho vào túi mình. - Thằng già khốn nạn! - Diệu bặt nụ cười, môi mím lại đanh đá. - Đồng hào không phải cho mày đâu dấy! Rồi lại đi nướng vào rượu cho xem. Lão Hạ đứng im ủ rũ như người có lỗi, vai lão so lại như chờ người đánh, Diệu đi khuất vào nhà, lão Hạ mới ngồi hụp xuống lau máu cho Cún rồi xốc nách Cún dìu về phía chợ... Cô Diệu ấy len vào đời Cún dần từng ngày một. Cún cứ miên man suy nghĩ. Cún hình dung thấy cô Diệu đi lại, nói cười, Cún chẳng để ý gì đến những tiếng kêu ú ớ nghẹn ngào của lão Hạ nằm bên cạnh. Mãi sau, lão Hạ hộc lên, những ngón tay sần sùi của lão bấu vào mặt Cún rất đau Cún mới bừng tỉnh. -Cún mở mắt ra. Cún giật mình thấy mặt lão Hạ biến dạng hẳn di, mặt lão trắng bệch như sáp, nhân trung lệch sang một bên. Từ miệng lão, máu đen trào ra ồng ộc. Lão cố ú ớ nói gì đó. Bàn tay lão cố ấn vào tay Cún một cái túi con nằng nặng. Cún bò nhổm dậy. Cún đã hiểu ra sự việc: cái chết đang hiện ra bằng xương, bằng thịt ở trước mặt Cún. Nó đấy. Nó nấp trong tròng mắt sâu hoắm và không thần sắc của lão Hạ đây. Cún khóc nức nở, thế là Cún đã mất đi một chỗ dựa rồi, chỗ dựa để Cún khỏi lệch trọng tâm ở trên mặt đất mà chính Cún cũng chỉ hiểu rất lờ mờ..
    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  10. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Sau cái chết của lão Hạ, số phận Cún cũng chẳng đổi thay mấy. Vẫn đói và rét. Trong cái mùa đông khủng khiếp năm ấy, Diệu đi lấy chồng. Chồng Diệu là một gã trai đưa hàng. Gã có đôi mắt khô ráo hoảnh. Mắt gã chẳng hề xúc động một điều gì. Cún theo dõi từng ngày cuộc sống của người con gái. Cún linh cảm thấy rồi cô sẽ chẳng được sung sướng gì.
    Linh cảm không đánh lừa Cún. Ba tháng sau ngày cưới, gã chồng cô Diệu cuỗm sạch tài sản của vợ mới cưới trốn đi Nam Bộ với cô tình nhân mới. Cô Diệu như kẻ hóa rồ. Chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà cô mất hết. Cô ốm đến hơn tháng trời, có lúc cô định tự vẫn.
    Ngày cô Diệu khỏi ốm, bắt đầu ăn giả bữa được là một ngày hè nắng dịu dàng. Cô ngồi trong buồng trông ra ngoài phố. Nắng lung linh trên vòm lá bàng, cả vòm lá sấu và vòm lá đinh lăng nữa. Nhà cô đi vắng hết, chỉ có tiếng mọt nghiến gỗ gai gai cứ người kêu ở góc chiếc tủ hàng rỗng không. Cô Diệu nhớ chợ, nhớ cửa hàng xén của mình.. Liệu đến bao giờ cô mới có được cửa hàng nhứ thế?
    Cô Diệu buồn bã trông ra ngoài phố. Cô chợt thấy Cún ngồi ngay thềm cửa nhà mình. Cún đang đưa tay thu thu cái gì trong túi. Cô quỳ xuống ngó ra cởa sổ, Cún đang giở bọc vải lão Hạ cho Cún, cái bọc vải gụ, khâu chỉ đen, bé xíu như cái mề gà. Cô Diệu bỗng giật thót mì nh vì thấy trong lòng tay Cún lóng lánh mấy chiếc nhẫn vàng. Cô thấy lạnh toát sống lưng. Chân tay cô run bần bật. Một ý nghĩ bất chợt chớp trong óc cô.
    - Này Thằng hình nhân mặt đẹp! - Cô vội hé cửa ngồi thụp bên Cún. - Mày có cái gì trong tay mày đấy?
    Cún ngẩng mặt lên, Cún xòe tay ra rồi nói bằng giọng khoe khoang hồn nhiên như đứa trẻ dại: - Nhẫn đấy! Đây là nhẫn vàng lão Hạ cho Cún... Vàng thật hay là vàng giả?
    Cô Diệu chộp lấy tay Cún; trong tay cô có ba chiếc nhẫn, mỗi chiếc dễ đến hai đồng cân vàng.
    - Để tao xem thử nào?
    Cô Diệu cầm từng chiếc nhẫn và khẽ để rơi trên nền đá. Cô lắng tai nghe. Cô soi ra ánh sáng.
    Cô cho vào miệng cắn. Cô xuýt xoa rên rỉ: Trời ơi, vàng thật đây rồi... Cả một gia tài đấy nhé... Cái Thằng hình nhân mặt đẹp này thật là giàu...
    Cô tái mặt đi, cô cửời, cô đấm thùm thụp vào người của Cún.
    - Thực vàng chẳng phải thau đâu... Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng... ********* con này! Sao đến bây giờ tao mới biết mày?
    Cô Diệu hổn hển:
    Có... - Vào đây... vào đây... Cái ********* con giàu
    Cô Diệu khép cánh cửa lại, ấn người Cún xuống ghế. Cô ***g nhẫn vào ngón tay rồi chắp hai tay ra phía đằng sau. Cô đứng sát trước mặt Cún, người hơi ưỡn ra phía trước như một cây cung...
    - Thế nào? Tao mặc cả nhé! - Cô Diệu vừa nói vừa cưởi, ý nghĩ của cô rạch nhanh như những tia chớp trong đầu. - Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này, mày không có nó cũng không sao... Mày vẫn là đứa ăn mày... Thế nào? Có đồng ý không? Mày muốn gì tao cũng nghe mày... Cún gật đầu, hai khóe mắt Cún đầy lệ. Cún chỉ thấy sung sướng. Cún đã làm cho cô Diệu thích. Cô Diệu đã bình phục. Cô Diệu đã khỏe rồi. Cún như mê ngủ. Như người trong mộng. Thế nào? - Cô Diệu cúi người cọ trán của cô vào trán của Cún.
    - Làm gì mà thần mặt ra thế?
    Cô cười sằng sặc.
    - Nói đi...
    Bây giờ mày muốn Cún đưa tay lên, Cún không chủ động được những sợi gân chằng ở trong cánh tay, cánh tay Cún vẽ một cử chỉ vu vơ trong khoảng không. Những người châm hương trước bàn thờ cũng có cử chỉ vu vơ như thế...
    - Hiểu rồi... Tao hiểu rồi. - Cô Diệu ngồi xuống bên Cún vuốt ve. - Mày cũng là thằng khốn kiếp lắm kia! đàn ông chúng mày thế hết... Được đấy... Được đấy... Thế là phải giá... Được rồi... Tao chỉ sợ mày sẽ không làm được. Thằng chồng mất dạy của tao còn không làm cho tao chửa được nữa là...
    Cô Diệu kéo Cún vật ra giường. Cún hoảng sợ. Cún nhắm mắt lại rồi úp mặt xuống cánh mũi phập phồng hơi ánh một màu xanh mờ của Diệu. Cún như người đang bay trên mây... Cún cảm thấy bao nỗi buồn trĩu nặng của cuộc đời Cún bỗng dưng được trút hết cả đi, khuây khỏa lạ lùng. Cuối cùng, Cún đã không hiểu Cún đã ngồi ở vỉa hè từ khi nào nữa.
    - Thế là chẳng có nợ nần gì nhé!
    Cún nghe thấy tiếng nói của cô Diệu đâu đó và Cún hiểu rằng Cún vừa trải qua một điều gì đấy thật ghê gớm, thật to lớn. Cảm giác trống rỗng nhưng sung sướng tuyệt trần choán ngợp trong lòng..
    Cún không hiểu rằng đây là cơ hội duy nhất trong cuộc đời khốn nạn của Cún có cảm giác này.
    Cơ hội đó, oái oăm thay, để chín tháng sau cho Cún một đứa con trai... Chín tháng sau cái ngày hè ấy, cô Diệu sinh con trai. Từ mấy tháng trước, cô đã báo Cún biết tin này:
    - Này Thằng hình nhân mặt đẹp... Mày sắp có con rồi đấy! Tao cũng không ngờ có chuyện quái quỷ thế này!
    Cún mừng rỡ. Cún như một người điên dại. Cún không ăn không uống, người chỉ còn da bọc xương. Trời ơi, Cún sẽ có con! Một kẻ chưa được thành người lại sẽ có con. Cún đã hình dung yề nó thật rõ ràng. Nó đi mạnh mẽ ở trên mặt đất, nó không bao giờ lệch trọng tâm, nó vừa đi vừa mỉm cười, xung quanh nó là một vầng ánh sáng đủ màu.
    Cún sống trong trạng thái bất yên mấy tháng trời trong khi cô Diệu mang thai. Cún ốm nặng, Cún chỉ sợ nhất cái chết ập đến bất ngờ khi Cún chưa biết đứa con thế nào. Cún thỏa thuận với cái chết, Cún cầu xin nó từng ngày. Cái chết đồng ý cho Cún chờ đến cái phút con Cún ra đời, nó sẽ thay thế Cún chạy tiếp chặng đường đi trên mặt đất. Đúng đêm cô Diệu đẻ, Cún bò lết từ lều chợ đến cửa sổ nhà cô. Trời mưa phùn, cái lạnh thấm vào người làm Cún tê buốt. Đầu Cún nóng bừng, thỉnh thoảng Cún lại ngất đi mê man. Chỉ hơn trăm mét mà Cún thấy xa xôi quá. Cún cố gắng giành giật từng mét đường đi cùng với cái chết. Nó đấy Nó đen như là đêm tối kia rồi. Cún cứ nhích lên là nó lại kéo Cún ngã dúi xuống bùn.
    ~Cún vừa lết đi vừa rên, máu từ trong tai ri rỉ chảy ra. Cún đến được hiên nhà bên cái cửa sổ sáng đèn thì ngất xỉu. Khi tỉnh lại, Cún có cảm giác như bị một vật gì mông mênh đè nặng lên người. Cún há miệng ra... Khát, khát. Cún thấy khát khô cổ họng. Cả đời ăn mày nhọc nhằn của Cún cũng chưa bao giờ bị khát thế này. Cún cố nín thở để giữ sức lực. Cún chờ tín hiệu của đứa con mình. Cún cứ hết mê lại tỉnh. Mãi đến nửa đêm Cún bỗng giật mình vì những tiếng kêu rối rít trong nhà. Có tiếng oa oa của trẻ sơ sinh... Tiếng khóc con trai. Cún biết nó đấy, đứa con mà Cún chờ đợi nay đã ra dời.
    Cún cười sung sướng rồi lịm người đi. Có một làn gió rất chi mơ hồ lướt trên khuôn mặt bất động của Cún.
    Cún đã chết. Cuộc đời thật ngắn ngủi, cuộc đời của kẻ chưa được thành người. Đấy là mùa đông năm 1944."

    III
    Sau khi viết xong chuyện Cún, tôi mang đến đọc cho nhà nghiên cứu văn học, giáo sư tiến sĩ Z. nghe. Mặt anh tái đi theo diễn biến câu chuyện.
    - Không phải thế! - Z. giằng lấy tập bản thảo ở trên tay tôi. - Cậu viết những điều bịa đặt! Cần phải tôn trọng hiện thực. Hiện thực khác lắm! Cậu biết cha tôi như thế nào không? Z. lục lọi đâu đó ở trong tủ sách và anh lấy ra một tấm ảnh màu. Anh cười khe khẽ, hơi ngân nga nữa, bàn tay mềm mại chạm vào giữa huyệt Du chì ở khuỷu tay tôi:
    - Cha tôi là Cún nhưng không phải thế! Hiểu không? ảnh của ông cụ đây này.
    Trong ảnh, một khuôn mặt đàn ông to béo mặc áo the den, cổ hồ cứng, có hàng ria đen xén gọn nhìn tôi mỉm cười.
    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!

Chia sẻ trang này