1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập...

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Baron, 10/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập...

    Hạnh Phúc
    Nhạc hiệu của đài vang lên.
    Năm giờ.
    Cả dãy phòng xôn xao lạ...
    À! Phải rồi, hôm nay là chủ nhật.
    Gấp gáp gì, ngủ cho đã, ngày của ta làm chủ mà. Nhỏ Hồng "nướng" dữ ha... chắc tối qua nó khóc nhiều. Tình yêu thật là...
    Ủa, nhỏ Thúy lùn đi đâu rồi cà, giường trên trống trơn hè.
    À... đi lễ nhà thờ ấy mà.
    - Lạy Chúa! Chúa hãy giữ mãi mối tình thiêng liêng ấy.
    - Ê, Lan ơi, cho mượn cái bàn ủi nghe...
    Rõ to mồm. Ðúng là giọng của cái Thư "gầm" chớ ai. Cứ oang oác lên làm như người ta điếc vậy. Mới mở mắt đã phát hết volume lên rồi...
    Tôi lại uể oải lấy cái bàn ủi ra, đưa cho nhỏ Anh Thư "gầm":
    -Nè, rồi im dùm đi, người gì mà mồm to như trống.
    Tôi lại leo vào giường đọc tiếp cuốn Nữ Sinh mới nhất. Hay quá, có mấy bài thơ hay táo tợn.
    "Từ đây một mảnh tình riêng..."
    Ai viết mấy câu ấy, sao đúng tâm trạng của ta vậy kìa.
    Cả cái phòng này, hay nói "bao quát", "mở rộng thị trường" hơn, cả cái dãy ký túc xá nữ sinh viên khoa kinh tế K17 này chỉ có tôi, một mình tôi được vinh dự độc quyền treo bảng "cô đơn" mà thôi. Ðôi khi tôi bực bội trước câu nói phũ phàng pha chút đùa cợt của bọn K19 phòng bên. Bọn họ nói:
    - Lan bị Ðiệp xù...
    Rồi:
    - Cuộc tình Lan héo... Tôi đành ôm trọn mối tình câm.
    - Lan, dậy... dậy... Ai kiếm mi kìa!
    Thanh bước vội ra phía hành lang, cửa vừa khép. Tôi vội vàng như sắp nhận một điều gì cao quí từ trên trời rơi xuống.
    Nắng lên cao.

    Ánh nắng dát vàng trên nóc giảng đường. Cả vườn hoa trông công viên mi ni trước cửa thư viện cũng háo hức tỏa hương khoe sắc, ganh đua với chính Lan cô đơn, bằng những nụ cười trêu chọc.

    - Ê, tụi bây ơi, ra coi Ðiệp chở Lan đi chùa kìa...

    - Ý, nối dây chuông lại hồ nào vậy... thí chủ?

    - Xe xẹp bánh rồi ni cô ơi...

    Mấy chục cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Mấy chục "cái mỏ" xầm xì trước cảnh tượng Long chở tôi trên chiếc xe đòn dông màu mận chín.

    oOo

    Tôi không tin vào sự thật nữa, Long đến thật bất ngờ. Long làm tôi bàng hoàng, quên đi cái ngộ nhận là tôi cô đơn hồi sáng.

    Long và tôi quen nhau trên một chuyến đò về Sông Ðốc. Hè năm ngoái, khi tôi về nhà nhỏ Hồng vui thích mấy ngày trên biển rừng Cà Mau.

    Thời gian trôi êm.

    Long lại trở về Sài Gòn tiếp tục học nốt bốn năm kiến trúc.

    Tôi bước vào năm thứ hai, với bao nhiêu là kỷ niệm.

    Long trở về lần này, sau khi thi cuối khóa. Long đem cho tôi niềm vui bất ngờ vô hạn.

    Không ngờ Long còn nhớ đến tôi...

    oOo

    Trưa.

    Tôi và Long vào nhà ăn tập thể. Dì Tư Be, chủ nhà nấu cơm tháng nhìn tôi dò xét. Hình như dì ấy cũng đặt câu hỏi "Lan cô đơn" này?

    Không!

    Tôi có một mối tình đẹp lắm chớ nào phải cô đơn. Bởi nó xuất phát từ trái tim đôn hậu của một con người hiền lành chất phát ở mảnh đất đầy tình người và biển rừng mênh mông nơi cuối trời Tổ quốc.

    Sự cô đơn, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài thôi. Chứ riêng tôi, vẫn ngạc nhiên trước những giấc ngủ cứ chập chờn khó tả.

    Bữa cơm sinh viên toàn là...

    Cũng chóng qua, chỉ còn lại những ánh mắt nhìn tôi lâu thật lâu, và những câu nói êm như gió của... hàng phi lao vẫn vui reo.

    Mấy bụi hoa sao nhái vàng rực trước dãy nhà chắc có lẽ biết hết mọi điều.

    Long là vậy.

    Cái nắng gay gắt nhường chỗ cho cơn mưa trút nước. Mưa trắng xóa cả sân bóng chuyền phía trước. Mưa giăng giăng, cả con đường ra cổng ngập nước. Long ngồi trong phòng tôi. Cảnh tượng bình thường của khu ký túc xá nữ đã quá quen với Long, bởi Long sống trong trường ở Sài Gòn như Lan thôi.

    Nhỏ Hồng, nhỏ Thúy "lùn", nhỏ Thanh... cùng chui rút qua phòng bên.

    Giang san bây giờ là của hai đứa.

    Long chẳng biết nói gì, chỉ hỏi chuyện quê nhà, hỏi thăm tôi về việc học hành.

    Anh rủ tôi tết sẽ về Sông Ðốc, sẽ tắm biển ở cửa sông quê anh, sẽ ra bãi sạt sò, thụt cá thòi lòi... Rồi anh còn rủ tôi ở lâu lâu để đi tham quan Hòn Ðá Bạc, Hòn Khoai. Ôi! Bao nhiêu là điều tôi chưa nghĩ ra... Anh, như đất rừng Cà Mau, dễ thương và khó quên quá.

    Mưa cứ rì rào, rì rào.

    Tôi chỉ gật đầu rồi cười. Anh nhìn tôi, suy nghĩ. Ðèn đường ngoài giảng đường đã lên.

    Anh nói lời giã từ với các bạn trong phòng tôi. Vì ngày mai anh phải trở lại trường để chờ kết quả. Khi nghỉ hè, anh sẽ về lần nữa. Anh còn hứa sẽ đãi cả phòng tôi một chầu chè bưởi.

    - Anh mời Lan đi ăn chè trứng cút, Lan đừng từ chối nhe...

    Anh rủ tôi, tôi háu hức vô cùng.

    Lời nói của anh ngọt lịm. Lần này tôi sẽ cho bọn nữ sinh dãy ký túc xá này một trận "lát" mắt luôn.

    Rồi đây bọn họ sẽ kháo nhau rằng:

    - Nhỏ Lan vậy mà hạnh phúc.

    - Con Lan bí mật quá hén, "giếm" kỹ ghê nơi...

    - Ừ, Lan vậy mà còn mơ gì nữa, ai như nhỏ Hồng vậy, hạnh phúc đâu chả thấy, chỉ thấy toàn là nước mắt.

    - Tao chỉ mơ ước như Lan thôi, nhiều ông đeo quá để rồi cuối cùng "đời tôi cô đơn... nên yêu ai cũng cô đơn..."

    Gió thổi lá bay ven đường. Nước rút hẳn. Ðường vẫn chưa khô. Tôi nghe từng hơi thở của anh. Ngồi trên đòn dông xe, tôi những tưởng cái êm như tôi chưa từng tận hưởng.

    Ðêm xuống thật êm đềm. Cái nóng của chén chè đậu làm tôi thẹn thùng hay vì lời anh nói?

    Anh bảo rằng: "Lan hãy cố học, khi hai đứa ra trường chắc..."

    Anh nhìn tôi, ánh mắt anh vui thật vui.

    Tôi vội cúi xuống giấu đi cái hay hay trên má.

    Chè nong nóng...

    Anh đưa tôi về phòng, để còn kịp trở về nhà người bạn trai cùng lớp với anh. Ðêm lành lạnh.

    Phố vắng người.

    Một vài khách bộ hành vội vã đi về như sợ bóng đêm cướp đi bao dự tính lo toan.

    Một chiếc xe lớn, đón công nhân vào ca đêm, họ hối hả lên xe, gọi nhau khe khẽ...

    Chiếc cúp bóng lộn chở cặp nam nữ băng qua gió thổi, tóc tôi bồng bền, rối...

    Mùi khói xe hăng hắc...

    - Lan...

    Anh khẽ gọi, như sợ ai đó đánh động giây phút thiêng liêng nhất.

    Tôi quay đầu lại...

    Chiếc xe đòn dông của anh hình như chậm đi đôi chút...

    Sương nhiều, nhưng không lạnh.


    Hết

    Bình luận
  2. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật Tím
    Sáng chủ nhật, như thường lệ, tôi "lên đồ vía" rồi hăm hở đạp xe đến nhà Hương. Hương học cùng lớp với tôi và từ lâu tôi đã để ý đến nàng.
    Tuy nhiên Hương vẫn còn "làm mặt lạnh" với tôi và điều này làm cho tôi khá "quê" với bạn bè, nhất là với thằng Hùng, vì Hùng đã từng tuyên bố là tôi không thể nào tán "đổ" Hương được. Tôi tự ái và hạ quyết tâm làm cho nó biết tay. Từ đó, cứ mỗi chủ nhật, tôi kiên nhẫn đạp xe đến nhà Hương với nhiều lý do mà lý do chủ yếu là để "trao đổi học tập".
    Vừa bước vào phòng khách, một gã thanh niên ngồi chình ình một đống đập ngay vào mắt tôi. Ðối diện là Hương, miệng đang tủm tỉm cười. Tôi đứng chết trân như trời trồng, chưa kịp phản ứng gì thì Hương đon đả:
    - Ủa, Tân tới hồi nào dzậy? Bạn ngồi xuống đi!
    Tôi cử động theo lời của Hương như một người máy. Hương tiếp tục đóng vai chủ nhà:
    - Xin giới thiệu, đây là anh Khuê, sinh viên Y khoa năm thứ ba. Còn đây là Tân, bạn cùng lớp.
    Tôi kín đáo quan sát "anh Khuê" và nhanh chóng kết luận: đây là thằng mặt ột!
    Gã đứng dậy, trịnh trọng đưa bàn tay như nải chuối cho tôi. Cử chỉ của hắn giống một nhà ngoại giao hạng bét. Bất đắc dĩ tôi phải cầm cái "nải chuối" đó với một cảm giác ớn lạnh, bởi nó nhớp nhúa mồ hôi.
    "Anh Khuê" vẫn chưa chịu buông bàn tay tôi ra, nhếch mép cười, nụ cười khá ...đểu cáng:
    - Mình vẫn thường nghe Hương nhắc đến bạn, nay mới hân hạnh được diện kiến. Rất vui khi được làm quen với bạn! - Ca xong "bài cải lương", hắn mới chịu buông bàn tay tôi ra.
    "Bạn"? Ai là bạn của mày, cái thằng mặt ột? Nếu nói ra điều mình suy nghĩ thì câu nói của tôi sẽ là như vậy. Nhưng lúc đó đầu tôi bận nghĩ về việc khác: "Mình vẫn thường nghe Hương nhắc đến bạn." Có thật vậy không? Nếu vậy thì rõ ràng Hương đã có tình cảm đặc biệt đối với tôi, chứ nếu không thì nhắc làm gì? Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên, đồng thời cũng bực tức: Hương phải gặp thằng cha này nhiều lần nên hắn mới có thể "vẫn thường nghe Hương ..." được. Chẳng lẽ thằng Hùng lại nói đúng, rằng Hương đã "kết mô đen" với một anh chàng bác sĩ tương lai nào đó, lại chính là anh chàng mặt ột này?
    Tôi buông hai tiếng gọn lỏn:
    - Không dám!
    Chắc thấy bản mặt "hình sự" của tôi nên Hương nói, giọng vui vẻ:
    - "Nhà văn tương lai" và "chàng nghệ sĩ hài" làm quen với nhau đi! Biết đâu sau cuộc gặp gỡ tình cờ này, hai người lại chẳng trở nên tâm đầu ý hợp?
    "Hổng dám đâu!" Nếu nói ra điều suy nghĩ thì câu nói của tôi là vậy. Nhưng ... "chàng nghệ sĩ hài" là tôi, còn hắn là nhà văn tương lai? Chẳng lẽ chàng mặt ột này lại đa tài vậy sao?
    Nghe Hương giới thiệu xong, "nhà văn tương lai" nhìn tôi cười ngạo nghễ. Nụ cười ấy làm tôi nổi sùng:
    - Anh có tài văn, thế tại sao không làm văn sĩ mà lại đi học ngành y? Coi chừng lộn nghề.
    "Anh Khuê" liếm đôi môi "nói dóc", nghiêng đầu trả lời chậm rãi:
    - Mình cũng đã suy nghĩ nhiều điều bạn vừa nói, nhưng cuối cùng mình quyết định theo ngành y, vì ...thu nhập của một bác sĩ bao giờ cũng cao hơn thu nhập của một văn sĩ! À, hôm trước mình có xem vở "Chuyện đuà". Bạn diễn đạt lắm. Mình không ngờ trong con người bạn lại ẩn chứa một tài năng tiềm tàng ...
    Vở diễn mà hắn vừa nói là vở hài kịch ngắn nhân dịp tổng kết niên học. Hôm ấy tôi đóng vai người yêu của Hương, trong khi ngòai cuộc đời thật tôi chỉ là cái bóng của nàng không hơn không kém. Và niềm hạnh phúc giả tạo ấy đã hại tôi. Trong khi diễn, tôi run lập cà lập cập, lưỡi líu lại, thậm chí gần như quên cả lời thoại mà trước đó tôi đã dày công học thuộc. Hương hỏi một đàng, tôi đáp một nẻo, mặt ngờ nghệch, mồ hôi toát ra. Ðến động tác âu yếm người yêu (trên sân khấu), tôi đã làm Hương phát hoảng vì cử chỉ vụng về. Hôm ấy khán giả được một trận cười bể bụng, và hóa ra tôi đã thành công ( vì hài kịch mà!), nhưng với riêng tôi thì tôi ê ẩm và thề suốt đời giã từ sân khấu.
    Tôi biết hôm ấy gã mặt ột đến là để xem Hương diễn, và hắn đã chứng kiến trọn vẹn "tài năng sân khấu" của tôi! Tôi nghe mặt mình nóng bừng, những muốn bước đến tặng cho hắn một quả nốc ao, nhưng nghĩ làm vậy là thiếu văn hóa nên tôi chỉ gằn giọng:
    - Tôi không thích nghe anh ăn nói kiểu đó. Anh biết anh đang nói chuyện với ai không?
    - Chà, ghê quá! Chẳng hay tôi đang được vinh dự nói chuyện với ai vậy nhỉ?
    Một phút im lặng trôi qua và tôi lấy làm lạ là thấy mình còn ngồi yên tại chỗ. Tôi cố nói nhẹ nhàng:
    - Tôi không có rảnh để nói cho anh biết tôi là ai. Vả lại anh cũng chẳng có tư cách gì nhận xét này nọ về tôi ...
    "Anh Khuê" cười thành tiếng:
    - Cho dù tôi không đủ tư cách nhận xét về bạn, nhưng tôi đủ hiểu biết rằng, hiện tại bạn đang kiếm chuyện gây sự với tôi, phải không nào?
    - Gây sự với anh? - Tôi cười mỉa mai - Gây sự với anh để làm gì trong khi anh chỉ là người ngòai cuộc.
    Nãy giờ Hương ngồi trố mắt nhìn tôi như nhìn một ...con quái vật. Mãi đến lúc này cô mới mở được miệng:
    - Tân, hôm nay bạn làm sao thế? Bạn vẫn bình thường không ấm đầu đó chứ?
    - Câu hỏi đó bạn nên hỏi anh bạn "nhà văn tương lai" của bạn thì đúng hơn.
    - Anh nói sao? - Gã mặt ột bắt đầu sừng sộ - Và tôi với anh ai là người ngòai cuộc?
    Thấy tình hình căng thẳng nên Hương vội dãn hòa:
    - Thôi thôi cho tôi xin, đừng có lời qua tiếng lại nữa. Hãy nói chuyện vui vẻ với nhau có được không?
    Tôi thấy đã đến lúc ra đòn kết thúc. Tôi liền đứng lên. Thấy thế, "anh Khuê" xoay người cảnh giác. Nhưng hóa ra làm như thế là thừa, bởi tôi chỉ gọi Hương ra ngòai chứ chẳng đụng chạm gì đến hắn. Khi ra khỏi phòng khách, tôi hỏi ngay:
    - Anh ta là người yêu của Hương phải không? Hãy nói thật đi vì mình không muốn mất thời gian vô ích.
    - Không. Hắn ta chỉ là một tên lì lợm nhất thế giới.
    - Sao Hương không đuổi hắn đi?
    - Ðã đuổi nhiều lần nhưng hắn vẫn cứ đến. Bạn có cách gì giúp mình không?
    - Dễ ợt: Bạn hãy đi chơi với mình, để hắn ngồi đó cho ruồi nó ...bu!
    - Ý kiến tuyệt vời. Tân ngồi chờ tí, mình vào nhà trong xin phép ba má ...
    Tôi không ngờ tình thế lại diễn biến thuận lợi cho tôi đến như thế. Tôi trở vào phòng khách, nói với "anh Khuê":
    - Anh chịu khó đợi một chút, Hương vào trong thay đồ, xong tụi mình cùng đi chơi!
    Chẳng hiểu sao, "anh Khuê" trả lời yếu xìu:
    - Tôi ...không đi đâu.
    Lúc sau Hương ra, nói gì đó với "anh Khuê" rồi ba chúng tôi bước ra khỏi phòng khách. Hương ngồi lên yên xe tôi và tôi bình thản đạp xe qua trước mũi hắn.
    Hôm đó tôi và Hương đi chơi đến chiều, và chẳng hiểu sao tôi gọi ngày hôm đó là ngày "chủ nhật tím".
    Hết
  3. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Tình Quê
    Chỉ còn ít hôm là tôi sẽ trở lên thành phố tiếp tục năm cuối cùng đại học.
    Chiều. Tôi mặc bộ đồ lao động đi ra cánh đồng rộng của quê hương. Tôi dự định sẽ làm sạch mớ cỏ lúa của ruộng nhà tôi trước khi trở lên thành phố học.
    Tôi đi trên bờ ranh nhỏ, thở hít làn không khí trong lành. Mặt trời chiều đã trốn mất sau những đám mây. Cánh đồng trông quạnh quẽ. Xa xa có bóng vài người đang cuốc đất đắp bờ. Tôi bỗng phát hiện một chiếc nón lá đang nhấp nhô giữa đồng. Tự dưng, tôi nghe một niềm vui len nhẹ qua hồn. Mỉm cười, tôi ngó bâng quơ lên bầu trời đang lãng đãng những bóng mây.
    - Hù!
    Nón lá kéo nghiên để lộ một khuôn mặt với nụ cười tươi tắn.
    - Khỏi có giật mình đi. Thi thấy anh lâu rồi!
    Tôi cười:
    - Bao giờ?
    - Hồi anh mới ra khỏi bờ dừa.
    Tôi nheo mắt nhìn thửa ruộng nhỏ đang làm cỏ.
    - Sao hôm nay Thi siêng vậy?
    - Thi phải cố gắng hoàn tất trước khi vào năm học mới với đám học trò chứ anh.
    Tôi lẳng lặng bước xuống thửa ruộng của mình, chỉ cách ruộng nhà Thi một bờ ranh.
    Thi hỏi:
    - Bao giờ anh trở lên trường?
    - Sáng mốt!
    Thi là cô bạn gái thân nhất của tôi. Từ nhỏ chúng tôi đã chơi thân với nhau. Thi kém tôi hai tuổi. Lúc tôi vào đại học được một năm thì Thi cũng vừa tốt nghiệp cấp ba. Gia đình không muốn cô đi xa nên cô nàng thi vào trường Trung học sư phạm tỉnh.
    Ra trường, nhỏ xin về dạy học ở trường gần nhà.
    Thi đã leo lên bờ ranh, đứng ngắm "thành quả" của mình. Cô xoa xoa tay nói:
    - Xong!
    Thi ngồi xuống bờ ranh quay mặt về hướng tôi.
    - Ruộng anh còn nhóc cỏ.
    Nàng lại nheo mắt:
    - Năn nỉ đi, em phụ cho.
    Ôm dống cỏ xếp lên bờ ranh, tôi nói:
    - Anh không cần năn nỉ cũng biết Thi sẽ phụ vì em rất tốt, hay giúp đỡ mọi người.
    Cô nàng chun mũi:
    - Thôi đừng có nịnh, "ông Khinh" ơi!
    Cô nhỏ lại kêu tôi:
    - Anh Thanh, nghỉ tay chút lên Thi nói cái này cho nghe.
    Tôi lên ngồi cạnh cô nàng:
    - Nói gì?
    - Anh hay gì chưa?
    Thấy dáng điệu trịnh trọng của Thi tôi "ém" cười.
    - Chưa!
    - Thằng cha Vũ "coi mắt" Thi.
    Tôi giật mình ngó Thi chăm chăm:
    - Bác sĩ Vũ?
    - Ờ!
    - Thi chịu không?
    Nhỏ nháy mắt:
    - Em "ưng"!
    Nỗi bực dọc ghen hờn bỗng trào lên trong tôi. Thi nói tiếng "ưng" sao mà nghe trơn tru quá vậy? Tôi nghĩ thầm: Phải rồi. Bác sĩ, danh nghe "le" lắm. Hơn nữa ở thôn quê bác sĩ còn hiếm. Mở phòng mạch kiếm thêm, giàu chán. Hèn chi từ bấy lâu nay Thi có xem tôi ra gì đâu!
    Chua chát, tôi nói:
    - Thành thật chúc mừng Thi.
    Rồi tôi ngồi im, "ngầu" mặt.
    Ðợi tôi "ngầu" một lúc, Thi bỗng chỉa ngón tay trỏ vào hông làm tôi nhột điếng. Nhỏ nói:
    Con người gì dễ bị tác động. Mới nghe đã vội tin. Sao anh không nhớ là Thi đâu có ưa thằng cha Vũ. Hồi nhỏ, hắn hay bắt nạt, lấy sâu nhát Thi. Rồi có lần hắn còn đánh anh nữa đó.
    Nghe Thi nói, tôi ngó trân cô nàng.
    Nhớ lúc nhỏ, ba chúng tôi chơi thân với nhau. Vũ lớn hơn tôi mấy tuổi. Nó ỉ lớn nên hay bắt nạt bọn tôi và sáng tác nhiều trò nghịch.
    Còn nhớ có lần nhà tôi có đám giỗ. Ðêm trước đó má Vũ với má Thi đến phụ má tôi làm bánh ích. Bọn tôi chơi ở trước sân. tôi kêu bọn nó chờ để tôi vào nhà xinh bánh ra ăn. Khi trở ra không thấy chúng đâu mà ở góc tố bên hè, tiếng nhỏ Thi ré lên kinh hãi.
    Vũ đốt cây nhang ngậm phần cháy vào trong họng rồi nhăn răng "khè khè". Ánh sáng làm răng nó đỏ và to bằng ngón tay. Trông mặt Vũ y như mặt quỉ.
    Thấy Thi đang bụm mặt run lẩy bẩy, tôi tức, dọng Vũ một cái. Nó trả đũa bằng cách tát vô mặt làm tôi chảy máu mũi. Từ đó Thi ghét Vũ luôn. Thấy mặt nó là cô nàng nguýt, háy như thù lắm. tôi không ngờ Thi lại nhớ dai dễ sợ.
    Mấy hôm trước tôi có gặp Vũ. Anh chàng giờ cao lớn và bảnh trai. Nghề nghiệp cũng ổn định. Vậy mà sao Thi không chịu vậy cà?
    Tôi thăm dò:
    - Anh thấy Vũ rất đầy đủ điều kiện để lo cho Thi. Làm bác sĩ cũng "le" nữa. Anh nghĩ Thi nên chịu...
    Cô nàng bỗng trợn mắt nổi nóng:
    - Chịu... chịu... cái gì. "Ông" làm như "tui" ham "le" lắm vậy. Chọn chồng cho "tui" chứ bộ cho... "ông" hả? Lãng xẹt!
    Tôi ngồi im, nhìn Thi giận mà mở cờ trong bụng.
    Cô nàng bình thường rất dịu dàng nhưng khi phật ý rất dễ nỗi nóng. Cách xưng hô "ông, tui" cho thấy là nàng đang giận lắm. Thi có lối nói chuyện rất tự nhiên. Nàng hay gọi tôi là "ông Khinh, cha nội..." Vì vậy mà tôi thấy Thi "rất riêng". Thi còn có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Thi luôn trân trọng niềm vui và nỗi buồn của người khác. Chính vì vậy mà đã đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều cô gái, vậy mà tôi vẫn luôn nhớ đến Thi, nhớ đến quê nhà.
    - Thôi anh biết rồi. Ðừng nổi nóng nữa cô nhỏ ạ.
    Tôi đưa tay bẹo má cô nàng. Quên tay tôi đang dính bùn nên mặt nàng "lảnh đủ". Tôi lật lưng bàn tay cọ cọ vết bùn. Một cảm giác nhẹ nhàng, êm ái dâng lên, làm tôi cứ... cọ mãi. Cô nàng bỗng xô tay tôi ra:
    - Thôi đi, đừng có lợi dụng.
    Rồi nàng cười:
    - Mình làm cỏ tiếp, anh Thanh. Kẻo tối.
    Hai đứa chúng tôi cùng đứng trên một thửa ruộng, vừa nhổ cỏ vừa rì ràm trò chuyện. Chiều lướt êm trên đầu bọn tôi.
    Ruộng đã sạch cỏ, chỉ còn những hàng lúa xanh tươi đang rập rờn theo chiều gió. Tôi và Thi đến mương nước rửa tay chân rồi cùng ngồi trên bãi cỏ. Hoàng hôn chầm chậm trôi. Một cơn gió lướt tới, Thi ngửa mặt lên trời kêu lên:
    - Mát quá!
    Nàng bỗng lay tay tôi:
    - Kìa anh nhìn xem, giống con trâu ghê!
    Theo hướng tay Thi chỉ, tôi nhìn nơi cuối chân trời, một đám mây mang hình con thú. Nhớ lúc còn thơ, buổi chiều bọn tôi thường ra đồng chơi, cũng nhìn lên những đám mây rồi cãi nhau bảo giống con này con nọ. Có lần Thi nói con bò, tôi nói con trâu. Hai đứa tranh cãi. Rốt cuộc tôi phải thua Thi vì lối nhận xét của nàng:
    - Con bò, sừng của nó cụt hơn sừng trâu...
    Thi bỗng chép miệng:
    - Chiều quê êm ã và đẹp làm sao!
    Tôi cũng đồng tình:
    - Ðúng, nhất là ngồi giữa tĩnh yên thế này, càng thấy lòng thanh thản, không gợn một chút bon chen lợi dụng đời thường.
    - Chính vì vậy mà Thi yêu quê. Mãi mãi gắn chặt với quê hương mình, không muốn đi đâu xa hết.
    Tôi cũng tiếp:
    - Anh cũng vậy. Mai này ra trường, anh sẽ xin về đây.
    Thi ngó tôi:
    - Liệu có được không?
    - Chắc được thôi. Vì quê mình còn nghèo, đất cần phải được nghiên cứu tăng năng suất, mà nghề của anh là thuộc về nông nghiệp mà!
    Thi lại ngó mênh mông. Nàng chợt lay cánh tay tôi, chỉ:
    - Anh nhìn nơi ruộng bác Bảy Thinh. Có nhớ gì không?
    - À, nhớ chứ! Trên cánh đồng này lúc xưa ruộng bác Bảy là nhiều cua, nhiều ốc nhất. Cho nên mỗi lần xách thùng ra là anh em mình chạy đến ruộng bác trước.
    - Anh còn nói cua, ốc rủ nhau đến đấy "ăn giỗ"!
    Tôi ngó cô nàng:
    - Và anh còn nhớ cả nét mặt Thi rạng rỡ khi anh xớt thêm cho Thi mớ cua, ốc lúc trở về.
    Cô nàng cười nheo nheo mắt ngó tôi:
    - Nhớ dai quá vậy "ông"?
    Tôi cũng nheo nheo:
    - Không nhớ sao được. Kỷ niệm đẹp mà!
    Mải nói chuyện mà hoàng hôn dã tím chẳng hay. Thi kêu lên:
    - Tối rồi. Về anh Thanh ơi. Còn tắm rửa, ăn cơm. Thi đói bụng quá trời.
    Tôi và Thi bước đi. Hương đồng nội đang thấm đẫm trong gió, mùi hương dịu dàng êm ái thật dể thương như mối tình chơn chất của chúng tôi.
    Chợt dưng dội trong tôi hình ảnh những ngày thơ. Cũng trên mênh mông cánh đồng này những chiều chúng tôi đã đi với nhau. Bao giờ cũng vậy, Thi trước tôi sau. Rồi bây giờ cũng thế, và tôi mơ ước mãi mãi về sau chúng tôi sẽ đi cùng nhau trên cánh đồng này, đi suốt cả cuộc đời.
    Qua khỏi bờ dừa đã thấy lố nhố những ngôi nhà. Tôi bỗng chồm tới chộp tay Thi dặn dò:
    - Nhớ không được ưng ai hết. Chờ ra trường anh về anh cưới. Nghe chưa?
    Cô nàng nheo mắt, chun mũi trong bóng tối mờ mờ trông thật dễ thương.
    - Biết rồi! Khổ quá! Nói mãi.
    Thi lại chỉa ngón tay trỏ vào tôi:
    - Còn anh, lên thành phố mà lang quạng với cô nào, là em... em...
    - Em sao?
    - Chặt anh làm... ba khúc!
    Nói xong, cô nàng quay đầu chạy miết vào một ngõ trồng toàn hoa dâm bụt. Tôi ngó theo, bỗng mỉm cười thầm nhủ: "Tướng này trồng ớt cay lắm chớ chẳng chơi!"
    Hết
  4. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Có Một Mùa Hè
    Năm ấy Uyên theo dì Út về quê nghỉ hè. Ðó là một thị xã nhỏ nhắn, dễ thương nằm bên bờ sông Hậu.
    Vì không quen đi xa nên gần như cả đêm Uyên nôn nao không sao ngủ được cứ soạn đi soạn lại mớ hành lý khiêm tốn: mấy bộ quần áo đẹp, quyển nhật ký - người bạn thân nhất, vài thứ lặt vặt con gái như son phấn, gương lược... Dì Út như bị lây cái nôn nao của Uyên nên cũng không ngủ, cứ nằm ngắm Uyên cười.
    Sáng sớm không kịp ăn sáng, hai dì cháu Uyên hấp tấp ra bến xe đò.
    Gọi bằng dì chứ thật ra dì Út mới 19 tuổi, lớn hơn Uyên hai tuổi. Mẹ Uyên thứ hai, lấy chồng và sinh Uyên ở Sài Gòn. Dì là con út, ở với ngoại. Học hết phổ thông, dì thi vào Nhạc viện thành phố. Giờ hai dì cháu cùng về quê nghỉ hè.
    Chẳng bao lâu, chiếc xe đò đã ra tới ngoại thành. Giờ đây phố xá với bụi bậm, khói xe... đã lùi lại đằng sau, trước mắt Uyên chỉ còn những cánh đồng lúa, nơi đã thu hoạch, nơi thì chín vàng, nơi đang còn xanh mướt. Không khí mát dịu trong lành. Xa xa vài ngôi nhà tranh ẩn mình trong những khóm cây đang bị bao bọc bởi làn sương mù mỏng như khói, mơ màng, yên lắng. Vài con trâu nhởn nhơ gặm cỏ, vài người nông dân lửng thửng vác cuốc ra đồng. Trên trời không hiểu loài chim gì cứ thản nhiên chao lượn... Mới xa thành phố một chút mà Uyên đã ghi nhận biết bao điều lý thú. Lòng cô bé lâng lâng cảm xúc...
    Buổi trưa qua phà sông Tiền. Quá trưa một chút qua phà sông Hậu. Xế chiều Uyên đã ngồi trong vòng tay của ngoại.
    Tối, không hiểu bằng cách nào biết được mà nhóm bạn cũ của dì Út kéo đến muốn chật nhà gồm phe kẹp tóc lẫn phe mày râu. Cả bọn ngồi quay quần trong phòng khách. Dì Út giới thiệu:
    - Ðây là Minh Uyên, cháu kêu mình bằng dì, con bà chị Hai. Còn đây là Oanh, Trâm, Mi bạn thân của dì. Kia là Duy và Thịnh.
    Tên Duy lên tiếng ngay:
    - Xin Minh Uyên nghe rõ chớ nhầm: Mình là Duy chớ không phải Suy. Còn thằng này là Thịnh mà không thinh đâu.
    Uyên cười. Cả bọn trố mắt nhìn cô. Chị Oanh buột miệng xuýt xoa:
    - Tâm có nhỏ cháu dễ thương quá ờ ơi! Em học lớp mấy rồi? - Vừa hỏi, chị vừa vuốt tóc Uyên.
    - Dạ, qua hè... cháu lên lớp mười hai.
    Cả bọn cười ồ làm Uyên đỏ mặt. Thực tình thì Uyên không biết phải xưng hô thế nào. Vậy mà chưa hết, tiếng cười vừa lắng thì tên Duy lại lên tiếng:
    - Kỳ này "dì Út" định nghỉ hè bao lâu?
    - Ai là dì Út của "mấy người"? - Chị Oanh sừng sộ ngay - Vừa phải thôi! Ðừng thấy người ta hiền rồi ăn hiếp.
    Buổi gặp gở đầu tiên ấy câu chuyện chỉ xoay quanh Uyên. Tên Duy thì chọc Uyên, còn chị Oanh thì bênh. Nhiều lúc chị Oanh bị đuối lý, ức quá chị bảo dì Út đuổi Duy về. Cuối cùng thì huề cả làng, chẳng ai đuổi ai, chẳng ai giận ai, lại còn kéo nhau đi... ăn chè!
    Trong quán Uyên ngồi gần Thịnh. Bấy giờ anh mới hỏi:
    - Hình như Minh Uyên ít khi về quê?
    - Dạ... cháu có về hai lần, hồi còn nhỏ. Nhà cháu đơn chiếc, vả lại...
    Thịnh quay mặt, cười tủm tỉm, chắc anh cười cách xưng hô của Uyên. Thịnh đẹp trai. Mới đầu tưởng anh nhút nhát, nhưng không phải, tại tính anh trầm.
    - Uyên đừng gọi anh bằng chú. Bộ anh già lắm sao?
    Uyên bối rối:
    - Tại... là bạn của dì Út. Anh Thịnh học chung với dì Út Uyên à?
    - Ờ, ngày xưa. Còn bây giờ anh đi làm.
    Từ bên kia bàn, Duy nghe lóm được chuyện. Hắn lên tiếng:
    - Nếu mà gọi chú bằng anh, coi như chú đã hy sanh cuộc đời...
    Chị Oanh chồm lên:
    - Lại bép xép! Ðàn ông con trai gì cái miệng không kéo da non.
    Cuộc khẩu chiến có nguy cơ lại bùng nổ nếu như chị Trâm và chị My không kịp ngăn lại...
    oOo
    Buổi chiều, Uyên đang thơ thẩn dạo chơi trong công viên bờ sông thì nghe có tiếng gọi:
    - Xin chào Minh Uyên! Uyên thấy quê ngoại thế nào? - Thịnh từ đâu bỗng xuất hiện làm cô bối rối.
    - Chú... anh... Thịnh!
    - Uyên chưa trả lời câu hỏi của anh?
    - Dạ, quê ngoại tuyệt lắm anh ạ: thiên nhiên tươi mát, không khí trong lành. Chẳng bù cái thành phố chỗ em sống. Mà anh biết không, em mê cái công viên này từ nhỏ qua một cuốn sách...
    - "Hè Muộn" phải không Uyên?
    - Dạ phải. Ôi, anh Thịnh cũng đã đọc cuốn sách đó à?
    - Chẳng những đọc mà cũng mê nó như Uyên.
    - Thật vậy sao? Anh Thịnh còn nhớ tên hai nhân vật ấy không?
    - Nhớ chứ. Thằng Vũ...
    - Con Thúy! - Chẳng hiểu sao Uyên buột miệng thốt lên tiếp lời Thịnh - Ôi, em thương hai đứa bé ấy lắm. Mà anh Thịnh nè, theo như trong truyện thì ngày xưa, phía trên mỗi chiếc ghế đá như thế này đều có một giàn hoa giấy, phải không anh? Em nhớ, sau mỗi ngày làm lụng vất vả, thằng Vũ và con Thúy lại trở về đây, ngồi trên chiếc ghế đá này, nhìn ra dòng sông này...
    - Công nhận Uyên nhớ tài thật. Thế Uyên đọc lâu chưa?
    - Hồi Uyên chín, mười tuổi.
    - Uyên thích văn chương, vậy ở lớp chắc Uyên học giỏi văn?
    - Ngược lại thì có. Còn anh Thịnh? - Uyên hỏi rồi chợt thấy Thịnh nãy giờ vẫn đứng nên cô vội vàng nói thêm - Ý chết chưa! Anh Thịnh ngồi xuống đi, Uyên xin lỗi...
    Vừa nói Uyên vừa nhích người sang bên nhường chỗ cho Thịnh.
    Mặt trời chiều đỏ ối ngã dần về phía cuối sông. Một vài con thuyền chèo ngược nắng. Sóng lăn tăn. Gió chiều làm rối tung mái tóc Minh Uyên. Chợt có ai đó gọi đò. Thịnh đứng dậy nói nhỏ:
    - Minh Uyên ngồi chờ anh một lát. Anh đưa khách qua sông rồi quay lại ngay.
    Nói xong anh biến đi. Liền sau đó Uyên thấy bóng con thuyền anh chấp chới trên dòng sông, rồi cũng chẳng bao lâu anh trở về ngồi xuống bên cô. Anh giải thích:
    - Ban ngày anh đi làm, tối anh chèo đò đưa khách sang sông nếu như có khách nào cần. Uyên không ngạc nhiên chứ?
    - Không, em không ngạc nhiên. Em còn thấy cái nghề này thi vị nữa!
    - Thi vị thì cũng thi vị, nhưng nếu có một nghề nào khác thì tốt hơn. Bây giờ anh cần tiền nuôi mẹ nên anh có thể làm bất cứ nghề gì.
    Nghe Thịnh nói vậy, Uyên biết gia cảnh anh đang khó khăn, vì thế cô lái câu chuyện sang hướng khác. Họ nói chuyện vui vẻ đến tối mịt Uyên mới ra về.
    Ðêm ấy Uyên muốn hỏi dì Út về hoàn cảnh của Thịnh, nhưng sợ dì cười nên thôi. Khuya, Uyên vẫn nằm mở mắt nhìn lên trần nhà, xem những con thằn lằn đuổi nhau rồi nghĩ ngợi mông lung. Cũng đêm ấy, lần đầu tiên trong đời, Uyên ngượng ngùng viết tên một người con trai vào trong nhật ký...
    Mấy hôm sau, thỉnh thoảng Uyên vẫn gặp Thịnh, Uyên ngồi với anh trên chiếc ghế đá mà có lẽ ngày xưa thằng Vũ và con Thúy vẫn ngồi, đến khi trên trời lấm tấm những vì sao cô mới về.
    Có lần Thịnh rủ:
    - Nếu Uyên thích đi đò trên sông thì anh tình nguyện chở Uyên đi?
    Uyên đồng ý. Thế là họ đi. Thịnh chèo ở đằng lái, Uyên ngồi giữa. Một lúc sau Thịnh lên tiếng:
    - Bao giờ thì Uyên về trên ấy?
    - Còn lâu lắm, anh Thịnh đừng lo. Chừng nào chán Uyên mới chịu về.
    - Hè năm sau Uyên có định về đây thăm... ngoại nữa không?
    - Uyên chưa biết. Ðiều này còn phụ thuộc vào... mẹ Uyên.
    Thịnh gần như ngừng chèo, chiếc thuyền cứ xoay tròn theo dòng nước...
    Ðêm đó, khi bầu trời đã lấm chấm những vì sao, Uyên trở về nhà. Dì Út trao cho Uyên lá thư của mẹ. Trong thư mẹ tỏ ra lo lắng về tình hình chiến tranh biên giới nơi Uyên đang ở. Mẹ còn nói thêm là bịnh của ba tái phát và đề nghị Uyên về gấp.
    Năm đó toàn bộ biến giới phía Nam bị lấn chiếm. Nhưng bấy giờ thực lòng mà nói Uyên không hay biết gì, đúng hơn là không quan tâm gì, bởi chiến tranh còn chưa chạm đến tuổi học trò của Uyên. Dù vậy, vâng lời mẹ. Uyên quyết định phải về. Vậy là kỳ nghỉ hè không trọn vẹn.
    Sáng sớm dì Út đưa Uyên ra bến xe đò. Khi xe lăn bánh, chỉ còn một điều làm Uyên áy náy là cô không kịp từ giả Thịnh.
    Khoảng một tháng sau Uyên nhận được thư Thịnh. Anh viết:
    "Biên giới... ngày... tháng...
    Uyên ơi, chắc Uyên không ngờ hôm nay Uyên lại cầm trên tay bức thư của anh chàng lính mới? Và Uyên ạ, dù là lính mới nhưng bọn anh đã thực sự vào trận rồi.
    Vài ngày sau cái đêm hôm ấy không thấy Uyên trở lại, anh tìm gặp "dì Út", mới biết là Uyên đi. Anh không trách gì Uyên, chỉ thương Uyên không được vui trọn một mùa hè. Phần anh, sau đó ít lâu anh cũng đi, không phải đi một mình mà đi cùng cả lũ bạn bè, có cả Duy nữa. Không thể không đi khi chỉ trong một sớm một chiều giặc sẽ đánh đến nhà mình. Và bọn anh đã phải đánh trả lại ngay sau khi chưa kịp học thành thạo cách sử dụng vũ khí. Ðọc thư, chắc Uyên không cảm nhận được mùi vị của chiến tranh đâu, còn anh, khi viết cho Uyên những dòng này, bên tai vẫn không ngớt tiếng đì đùng, và không gian sặc mùi thuốc súng. Những người dân vô tội vẫn tiếp tục ngã xuống... Nhưng thôi, nói chi hoài về súng đạn, chết chóc làm Uyên sợ. Anh hy vọng chiến tranh sớm kết thúc, để sang năm, anh được đón Uyên về quê ngoạn nghỉ hè. Chiều chiều chúng mình sẽ tới công viên bờ sông, ngồi trên chiếc ghế đá mà ngày xưa thằng Vũ và con Thúy đã ngồi, lúc ấy anh sẽ kể cho Uyên nghe những gì Uyên thích. À quên, sang năm anh xin tình nguyện trồng lên chiếc ghế đá ấy một giàn hoa giấy..."
    Ðó là lá thư duy nhất Uyên nhận được của anh. Hết hè năm ấy, dì Út trở lên thành phố. Uyên hỏi tin tức về anh, dì Út lắc đầu. Có dịp về quê, khi trở lên Sài Gòn, Uyên lại hỏi, dì lại lắc. Có thể dì đã biết rồi nhưng muốn dấu Uyên. Cuối cùng dì đành nói thật: cả Duy và anh đều không về.
    Bao năm rồi Uyên chưa trở lại quê ngoại. Không hiểu bây giờ chiếc ghế đá "của thằng Vũ và con Thúy" ở công viên bờ sông có còn không?
    Hết
  5. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Khúc Dạo Ðầu Của Bản Tình Ca
    Mấy hôm nay, Tuấn đột nhiên nghỉ học. Vào lớp, Lan cảm thấy buồn và lo nghĩ vẩn vơ. Về nhà trọ, Lan không làm gì được, cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người bệnh tâm thần. Chợt có người mang thư đến.
    Lan vội mở ra xem. Ðọc xong thư, Lan hụt hẩng, nghẹn ngào. Nước mắt ứa tràn mi chảy trên đôi má tái ngắt. Từ trong sâu thẳm trái tim âm vang lời Lan tự hỏi: "Tuấn, anh đi thật rồi sao? Sao không nói với Lan một lời từ giã? Sao không cho Lan gặp mặt anh lần cuối trước khi anh lên đường?"
    Lan úp mặt vào hai lòng bàn tay cho những kỷ niệm của ngày tháng qua lần lượt kéo nhau gọi về...
    Trước đây, mấy bạn Lan ai cũng bảo là Lan có số đào hoa. Hết người này đeo lại có người khác bám; Thằng Thành "tin tin" với chiếc Dream bóng nhoáng ở đầu hẻm đã trổ tài lái lượn, bóp kèn săn đuổi. Thằng Thái cận lù khù ở cuối hẻm cũng viết thư tỏ tình. Nhưng tất cả đã nằm ngoài vòng đai của trái tim Lan. Chỉ có anh, người học chung lớp Anh văn, không cần nói lời nào, không cần có bước chân theo đuổi, thậm chí không cần cả ánh mắt nhìn Lan... Vậy mà anh đã làm cho trái tim Lan rung động, xao xuyến. Lan đã khổ sở và đã tự dằn vặt mình trong vòng nghịch lý: "Là con gái, khi thương, nào ai dám nói". Nhưng cuối cùng, trái tim Lan cũng tìm ra cách để tiếp cận anh. Lần đầu, giả vờ nhờ anh giải dùm bài tập, tim Lan như muốn nhảy ra khỏi ***g ngực, lời nói ngượng nghịu làm sao ấy. May nhờ thái độ ân cần của anh đã đưa Lan qua giây phút ngỡ ngàng và chúng ta bắt đầu quen nhau từ dạo ấy.
    Nhưng anh không giống với những người con trai khác. Không một lần hò hẹn cùng Lan đi chơi, không một lời nói nào có tính chất tỏ tình. Tất cả mọi việc tiếp xúc với Lan diễn ra một cách bình thường. Chỉ có đôi mắt anh nhìn Lan dịu dàng, tha thiết hơn và có lẫn một chút u buồn. Ðối với Lan, như thế cũng đủ ấm lòng.
    Anh còn nhớ không, có lần Lan mượn cớ trả công "Sư phụ", Lan đã mời anh về quê chơi. Anh cứ từ chối mãi. Lan buồn và nói như muốn khóc anh mới nhận lời. Sáng hôm đó chúng mình đã rời thị xã bằng hai chiếc xe đạp chạy song song nhau. Lan líu lo như chim chia vôi buổi sáng. Còn anh có vẻ phấn chấn nói cười vui vẻ như người đi tìm vùng đất lạ. Lan nhớ trên đường đi Lan cắt cớ hỏi anh:
    - Sao ông mặt trời mới mọc mà đỏ thế hở anh?
    Anh cười trả lời tỉnh queo:
    - Tại nhìn thấy Lan, ổng mắc cở!
    Cả hai cùng cười ồ, làm xe xuýt đụng vào nhau.
    Ðến vườn nhà Lan món đầu tiên Lan thiết đãi anh là nước dừa xiêm. Anh khen nước dừa ngọt lịm và như bắt trớn, anh đã thật thà kể chuyện. Anh nói rằng hồi nhỏ, có lần đến nhà thằng bạn chơi, khát nước hai đứa đã thi nhau uống nước dừa. Anh cố uống xong trái thứ hai đã ngã ra phát ách, làm cả nhà thằng bạn chạy lo quýnh quáng. Lan cười chọc anh:
    - Vậy anh với Lan uống thi nữa đi!
    Anh cũng không vừa:
    - Chắc là anh không thể phát ách nữa đâu, anh chỉ sợ bụng của Lan khó coi thôi.
    Lan đã đấm vào vai anh thụi thụi.
    Cũng lần đi chơi đó, khi mình đi đến gốc cây sa bô chê, anh tinh mắt đã nhìn tháy trái chín, anh hái xuốn bẻ đôi chia cho Lan một nửa và nói:
    - Tặng Lan nửa miếng "Sao cô chê".
    Lan cười nói nửa đùa nửa thật:
    - Hổng dám nhận "Sao cô chê" đâu. Lan chỉ ăn "Sao cô mê" thôi. Chứ ngọt thấy mồ mà ở đó "Sao cô chê".
    Anh cười và đột nhiên nói với giọng mơ màng:
    - Cây vườn nhà Lan cây nào cũng ngọt: Dừa, mận hồng đào, bưởi, sa bô chê... Lan được ăn hoài những thứ ấy, cho nên anh thấy Lan cũng...
    Lan hỏi dồn:
    - Cũng sao anh?
    Ðôi mắt anh trở nên u buồn và anh ậm ừ:
    - Thì Lan cũng... cũng có giác quan thứ sáu.
    Sau câu nói của anh, Lan cười rồi anh cũng cười theo.
    Tụi mình cười gì anh nhỉ?
    Anh còn nhớ không? Tụi mình có dịp đi chơi bằng xuồng ở dòng sông trước nhà Lan. Không biết bơi, anh cũng tài khôn cầm dàm đòi bơi. Chiếc xuồng quay mòng mòng thiếu điều lật úp. Chừng đó, anh mới xanh mặt ngồi êm ru, xem Lan lèo lái chiếc xuồng mà tắm tắc khen ngợi. Lan e thẹn, đội má ửng hồng hơn, vốn dĩ nó đã hồng dưới ánh nắng buổi trưa. Không biết mắc mớ cái chi, bỗng dưng anh ứng khẩu làm thơ chọc ghẹo:
    Hồng đào mận, mận hồng đào
    Rơi đâu không được? Rơi vào má ai
    Trời xanh chép miện, nhìn hoài
    Lắc đầu than thở: bồng lai ai bằng?
    Ðể đỡ mắc cỡ, đồng thời khóa miệng và thọt thẳng vào tim đen của anh, Lan cũng đã ứng khẩu hai câu thơ đố:
    Chúng mình mang tiếng nhà nghèo
    Ðầu sông cuối bái sơn keo kết tình.
    Quả thiệt hai câu thơ đố bất ngờ của Lan làm anh phải suy nghĩ. Một lát sau anh cười hỏi:
    - Lan đố phải ra xuất gì? Chứ không anh cứ mãi tìm lời giải đáp ở trên chiếc xuồng thì khổ.
    Lan sợ bị chọc ghẹo nữa nên nói liền:
    - Xuất cây và con đấy.
    - Vậy thì Lan cứ bơi đi. Chừng nào anh tìm được sẽ đáp.
    Lát sau anh chỉ vào rặng bần xanh um, cành treo lơ lửng đầy quả và kêu lên:
    - Nó đây rồi phải hôn?
    Anh đứng lên, vội vàng hái trái đưa cho Lan rồi bảo Lan bới xích ra và chỉ những ổ ong bần đang đóng dưới da cây bần.
    Lan cười, gật đầu. Cả hai đứa mình cùng nhấm nháp vị chua chua chát chát của những trái bần một cách ngon lành. Khi xuồng ra đến ngã ba sông. Lan đã kể cho anh nghe câu chuyện tình buồn ở vùng nước xoáy đầu sông. Có đôi trai gái, ở quê Lan, họ yêu nhau, nhưng gia đình hai bên cấm cản không cho họ cưới. Thế là hai người tự chung sống và tự lập. Hàng ngày họ dùng xuồng chở đầy lá dừa qua thị xã bán. Có lần họ đi đến ngã ba này, xuồng chở nhiều lại bị con nước xoáy cuốn vào nên lật úp. Chàng trai cố ôm người con gái lội vào bờ, nhưng con nước xoáy quái ác đã nhấn chìm họ. Nghe xong, anh thở dài và nói:
    - Chuyện tình buồn nhưng đẹp, vì sống và chết họ vẫn có nhau.
    oOo
    Ít lâu sau, không biết như thế nào, anh tự nguyện rủ Lan về nhà anh chơi. Ðến nhà, khi tiếp xúc với mẹ anh, Lan mới biết anh là con một. Còn ba anh thì đã đi Mỹ từ lâu. Hai mẹ con anh sinh sống nhờ vào huê lợi của mảnh giồng, mấy công ruộng. Bà kể cho Lan nghe rất nhiều về anh nào là anh rất thương mẹ, chăm học, chăm làm, tuổi ấu thơ của anh đã trải qua những năm tháng vất vả cơ hàn.... nghe mà thương. Lan còn nhớ bà đã chỉ cây me to ở cạnh hông nhà và bảo rằng hồi nhỏ, có lần hái me, anh xuýt chết vì nó. Anh mê hái những trái me vòng ở chót nhánh lỡ xẩy tay, may mà anh còn nắm được nhánh cây phía dưới. Anh đeo toòng teng trên cây vừa xanh mặt vừa kêu mẹ. Mẹ anh chạy ra trông thấy, bà biến sắc bảo anh bám chặt vào và la cầu cứu.
    Bà con chạy lại người lấy mền giăng phía dưới, kẻ trèo lên cây kéo anh vào. Bởi thế nên khi anh kêu Lan ra ngồi dưới gốc me, Lan đã ôm bụng cười ra nước mắt. Anh ngạc nhiên nhìn Lan, Lan cố nhịn cười nói:
    - Lan ngồi ở đây mà cứ liên tưởng cái "bịt" và cái "bộp".
    Vở lẻ, anh hóm hỉnh:
    - Trể một giây nữa thôi là có kẻ lọi chân và bốn người bể trán. Thôi Lan cứ thử đi. Cây me này anh đã năn nỉ mẹ đừng đốn và bắt nó đứng chờ cho Lan ăn trái đó.
    Lan phì cười và lột vỏ rồi bẻ một đốt me chín cho vào miệng.
    - Me ngọt... ngon quá anh ơi!
    Anh cười:
    - Anh đã bảo mẹ đặc biệt để dành cho Lan mà.
    Sau đó anh dẫn Lan ra giồng để bẻ bắp - những luống bắp thẳng hàng khoe đầy trái, chứng tỏ anh đả bỏ ra nhiều công sức để chăm sóc. Khi đem bắp vào, anh đốt lửa và dạy cho Lan cách nướng. Bắp nướng phải để nguyên vỏ đặt trên lửa ngọn, chừng lửa cháy, gần hết lớp vỏ ngoài, thì hong trên lửa than. Trái bắp vừa ngọt vừa thơm. Lan bổ sung:
    - Phi mỡ hành phết lên nữa mới ngon tuyệt phải hôn anh?
    Anh cười:
    - Chưa ngon, phải "hé răng cắn vào" mới ngon chứ.
    Khi ăn bắp, anh đã đưa ra câu đố gọi là "trả thù" Lan. Anh đố:
    - Ðố Lan chứ cây gì mà:
    Mẹ cầm cờ, con mang câu, chẳng bao lâu, mẹ con đi mất... ủa mà... chém chết...
    Lan cười dòn tan:
    - Dễ ợt. Cây bắp phải hôn!
    Anh nói đúng và đôi mắt trở nên u buồn...
    Vậy mà... Tuấn ơi, anh đã nghìn trùng xa cách, để lại cho Lan nỗi sầu hụt hẫng mênh mông, cùng với những kỷ niệm êm đềm khó quên. Ánh mắt u buồn của anh làm nhói cả trái tim Lan. Ánh mắt ấy giờ đây Lan mới thấu hiểu. Nó phát sinh từ sự đấu tranh vật vã giữa lý trí và trái tim anh. Lý trí bảo anh đừng làm khổ Lan, nhưng trái tim đã không chịu vâng lời, nó đòi quyền được yêu thương. Như trong thư của anh có đoạn "Anh dự định ra đi trong im lặng để chuyện chúng mình sẽ theo thời gian mà phôi pha, Lan không phải khổ. Nhưng anh không thể dối lòng mình là anh thương Lan và đã xem những ngày tháng mình quen nhau là khúc dạo đầu cho bản tình ca chuyện hai đứa mình.
    Lan có đồng ý với ý kiến của anh không?"...
    Tuấn ơi! Với ý tưởng cao thượng và trái tim yêu thương nồng thắm của anh dành cho Lan, nó đã tăng sức và điều khiển nhịp đập của trái tim Lan rồi. Giờ đây, dù đứng trên đỉnh sầu vời vợi, Lan luôn lắng nghe khúc dạo đầu của bản tình ca vẫn ngày đêm ngân lên và điệp khúc mãi trong từng tế bào của chúng mình.
    Hết
  6. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Ðôi Mắt Hình Cánh Phượng
    Tôi đi dạo một vòng quanh trường nội trú mới. Dừng chân bên một góc cây phượng còn một vài chùm hoa ở góc sân, tôi nhìn lên một lúc thì nghe tiếng nói từ phía sau lưng. Giật mình.
    - Ðịnh trèo lên hái phượng à?
    - Ðâu có... tôi... tôi...
    - Hay chú muốn tìm ai?
    - Không... chú... anh... vào trường chơi một chút đó mà.
    Cô bé nhìn tôi từ đầu đến chân dò xét. Một lúc cô bé nói:
    - Nhìn anh không phải là người tốt... í, lộn người xấu. À, anh học lớp mấy vậy?
    - Theo nhỏ thì tôi học lớp mấy?
    - Lớp 10 là cùng!
    - Còn nhỏ? - Tôi hỏi lại.
    - Lớp 9.
    - Vậy mà tôi cứ tưởng nhỏ học lớp 12 chớ! - Tôi kê tủ đứng lại.
    - Anh... chú... ông...
    - Gì vậy nhỏ? Thôi tôi đi nghen. Bye!
    Tôi rảo bước trở về phòng mình. Ðêm ấy trong giấc mơ tôi thấy ánh mắt giận dữ của cô bé sắc như lá sậy ở quê tôi.
    Những giây phút lạ trường, lạ lớp, lạ bạn bè, thầy cô ban đầu không còn nữa. Tôi vào học ngay cái lớp giống như "lạc vào Tây Lương nữ quốc", tỉ số trong lớp gồm 24 nữ và 11 nam.
    Một hôm, lớp tôi kiểm tra một tiết tập trung toàn khối vào tiết thứ năm nên ra trễ. Vừa đi xuống thang lầu thì gặp cô bé với một xâu chìa khóa trên tay, tôi nói:
    - Chào nhỏ.
    Cũng với ánh mắt dò xét như lần đầu, cô bé nói:
    - Ông anh là ai vậy?
    - Bộ nhỏ không nhớ tôi hả?
    - Hông. Ba em nhốt mấy người đi trễ ở ngoài nhiều lắm. Mỗi lần như thế họ đều năn nỉ em mở cửa cho vào. Nhiều người lắm em hổng nhớ đâu.
    - Tôi chưa hân hạnh được nhỏ mở cửa cho đi vào trường vì tội đi trễ. Nhỏ không nhớ tôi thật sao?
    - Thật mà - Cô bé khẳng định.
    - Tôi là cái chú... anh... ông... bữa kia đó.
    - À, thì ra là vậy.
    - Trí nhớ của nhỏ kém thật!
    Tôi nghĩ là cô bé sẽ phản ứng lại trước câu trêu chọc của tôi, nhưng không. Cô bé chậm rãi nói:
    - Mỗi lần gặp ông anh đều để lại cho em ấn tượng khó quên.
    - Thật không?
    - Thật. Lần trước gặp ông anh em vừa giận vừa tức... cười cho một anh chàng ngổ ngáo.
    - Rồi làm sao hết giận và tức? - Tôi hỏi.
    - Ăn. Ăn là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải tỏa nỗi buồn.
    - Câu nói hay nhất trong tháng! Chiều nay mời nhỏ đi ăn bún cua nha.
    - Rất tiếc bây giờ em không buồn. - Cô bé nhún vai - Bây giờ em phải đi khóa tất cả các lớp lại.
    - Thì ra nhỏ là con chú Sáu bảo vệ à?
    - Ðúng.
    - Tôi sẽ giúp nhỏ khóa hết các lớp học. Sau đó chúng ta sẽ đi ăn bún cua. Nhỏ đừng nghĩ là ta buồn nhưng cái bao tử của chúng ta thì hình như đang buồn.
    - Em chịu thua ông anh luôn. - Cô bé vừa lắc đầu vừa cười.
    Ðến bây giờ tôi mới biết tôi và cô bé cùng cư ngụ trong "khu vực" của trường. Nhà chú Sáu bảo vệ - ba cô bé - nằm ở một góc sân. Trước cửa một bên là cây phượng già cỗi, một bên là cái giá treo một cái trống lớn. Cô bé đề nghị tôi để gạo và đồ ăn bên nhà để nấu giùm tôi luôn. Mỗi bữa cơm tôi chỉ qua phụ dọn rồi cùng ăn với cô bé và chú Sáu. Một hành động đẹp, dại gì tôi không chấp nhận (!)
    Cái tin tôi quen thân với cô bé nhanh chóng lan ra trong lớp. Bọn con trai thường đi trễ nhìn tôi với ánh mắt cảm phục nửa như van lơn. Từ lâu cô bé được mệnh danh là "cô bé tim đá", bởi vì một lẽ đơn giản bất chấp mọi lời van xin, cô bé không bao giờ mở cổng cho những học sinh đi trễ vào trường.
    Một buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, tôi phụ cô bé rửa chén ở sau nhà. Tôi hỏi:
    - Nhỏ chấp nhận lời rêu rao và biệt danh là "cô bé tim đá" à?
    Cô bé im lặng, chỉ có tiếng nước xối mạnh hơn.
    Tôi hỏi tiếp:
    - Tại sao nhỏ không trả lời?
    - Ông anh lúc nào cũng chỉ biết đặt câu hỏi cho người khác. Có những câu hỏi mà ý nghĩa của chúng chính là ở chỗ không có câu trả lời. Ông anh hiểu chứ?
    - Hơi... hơi hiểu.
    - Mọi người nghĩ về em thế nào em không ngại. Chỉ sợ... ông anh nghĩ xấu về em thôi.
    - Không bao giờ.
    - Em không tin.
    Tôi đưa tay lên trời định thề một câu để cô bé tin, nhưng cô bé ngăn lại:
    - Những người hay thề thốt thường giả dối.
    - Nhưng tôi thì ngược lại.
    - Em không tin. Ông anh có khi lại gấp đôi những người đó.
    Nói xong, cô bé ném về cho tôi một nụ cười lém lỉnh. Tôi với tay hái một trái chùm ruột gần đó đưa lên nói:
    - Nụ cười của nhỏ đẹp như... trái chùm ruột này.
    - Ðó là trái chùm ruột chua mà.
    - Mặc kệ, chua mà ngọt chứ đừng ngọt mà chua.
    Tôi quăng trái chùm ruột lên cao đưa miệng hứng lấy. Thấy vậy, cô bé nhăn mặt.
    - Chua quá!
    Khoảng nửa tháng tôi về thăm quê một lần. Thường thì sáng thứ hai vừa lên tới, tôi để đồ trong phòng rồi chạy vội lại nhà cô bé. Căn nhà đóng cửa. Gặp một thầy giám thị đi ngang, tôi hỏi:
    - Chú Sáu đi đâu mà đóng cửa vậy thầy?
    - Hình như con chú ấy bệnh tối qua chở vô nhà thương rồi. À tới giờ đánh đổi tiết, để thầy vô đánh trống.
    - Dạ, cám ơn thầy.
    Tôi chạy vội qua bệnh viện. Ði vòng vòng tìm một lúc không thấy, tôi định trở về, chợt thấy chú Sáu từ dãy hành lang đằng xa đi ra. Tôi mừng rỡ chạy lại:
    - Chú Sáu.
    - Minh hả con. Con nhỏ tối qua bị bệnh...
    - Nhỏ nằm phòng nào vậy chú?
    - Kia kìa. Con vô thăm nó đi. Chú ra ngoài xin miếng nước sôi.
    - Dạ.
    Cô bé đang ngủ, khuôn mặt cô bé khi ngủ nhìn thánh thiện làm sao. Lúc này tôi mới chú ý, cô bé ốm nhiều và xanh xao thấy rõ. Tôi không dám gây tiếng động mạnh sợ cô bé thức giấc. Một lúc lâu, cô bé trở mình. Giường bên cạnh có tiếng ho lớn làm cô bé thức giấc. Mở mắt ra thấy tôi, cô bé tỏ ra vui mừng:
    - Em tưởng đâu không còn gặp lại ông anh nữa chớ.
    - Sao vậy?
    - Tự dưng em ngất xỉu, tỉnh dậy thấy nằm trong đây.
    - Bây giờ cảm thấy thế nào rồi?
    - Em cảm thấy khỏe nhiều rồi.
    - Vậy thì tốt.
    *
    Mới đó mà đã ba năm rồi! Một mùa hoa phượng nữa lại tới. Tôi đang tất bật ôn thi. Cô bé thì dạo này hay trở bệnh lắm. Căn bệnh tim của cô bé nếu chữa trị khỏi phải rất tốn kém. Nhưng với số tiền lương khiêm tốn của cha cô bé, liệu có thể đủ không?
    Tôi phải tìm cách giúp đỡ cho cô bé.
    Thế rồi kỳ thi tốt nghiệp, tôi cũng đã thi xong.
    Tôi chia tay cô bé lên thành phố thi Ðại học. Ðêm ấy, chúng tôi đã ngồi rất lâu dưới gốc cây phượng trước nhà cô bé. Cả hai đều lặng im bởi có lúc âm thanh là vô nghĩa. Mấy con ve trên cành thi nhau hòa âm những khúc nhạc buồn. Tôi quay qua vuốt tóc cô bé:
    - Cố gắng giữ sức khỏe nghen nhỏ.
    - Ông anh cũng vậy nha!
    - Ừ.
    Thế rồi cả hai lại im lặng. Ðến khi tôi đứng dậy chuẩn bị về, tôi nắm lấy tay em nói:
    - Ðợi anh về nha. Anh sẽ chữa khỏi bện cho nhỏ.
    Trong đêm, hai ánh mắt của cô bé như hai vì sao sáng. Hai vì sao ấy đang lung linh. Không, cô bé đang khóc, chẳng biết cô bé khóc vì sao? Vì bệnh của mình hay là vì lời hứa của tôi? Tiếng ve trên cành như ngừng lại trước câu nói của cô bé:
    - Vâng, em sẽ đợi anh.
    Chỉ chờ có vậy, mấy con ve trên cành lại tiếp tục làm nhiệm vụ của nó. Ðôi mắt của cô bé lúc này sao giống như hai cánh phượng vĩ tròn và to. Tôi biết, đôi mắt ấy sẽ chắp cánh cho ước mơ của tôi sớm thành sự thật.
    Hết
  7. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    ùằ Ðuỏằ.i Bỏt

    Tiỏng gà cỏằưa rỏằƠt ră, tôi chỏĂy ra. Anh nhơn tôi Âu yỏm và hỏằ>n hỏằY. Tôi nói ngay:
    - Hôm nay Nguyỏằ?t bỏưn hỏằc. Anh vỏằ 'i!
    Mỏãt anh bư xỏằi bỏĂn là bỏằa 'ó... dỏôu thành phỏằ' có bỏằi... chưnh mơnh. MỏằTt sỏằ bỏng lòng rỏƠt 'ỏằng 'ỏÊnh và rỏƠt con gĂi. "KhĂ 'ỏƠy, Nguyỏằ?t ! Ít ra câng có mỏằTt quỏÊ tim tan ra tỏằông mỏÊnh vơ mày..."
    Kỏằf ra mỏằTt buỏằ.i chiỏằu thỏằâ bỏÊy dỏưp dơu nhặ thỏ này, chỏằ? có 'iên mỏằ>i vuơ 'ỏĐu vào sĂch. MỏằTt chút thỏằi gian trò chuyỏằ?n vỏằ>i anh có nghâa lẵ gơ so vỏằ>i 'ỏằ'ng sĂch bài thi vâ 'ỏĂi mà tôi 'Ê ngỏằ'n gỏĐn xong tỏằô mỏƠy thĂng nay. "Ác quĂ Nguyỏằ?t ặĂi! Nhặng không sao! CỏĐn thỏằư thỏĐn kinh mỏằTt chút, cho vui mà."
    Tỏằ'i, tôi ra hành lang 'ỏằâng hóng gió. Ai nhặ anh ngỏằ"i ỏằY quĂn cà phê bên kia 'ặỏằng, ỏằĐ râ. Ðỏằ'm thuỏằ'c lĂ lỏưp lòe soi tỏằ khuôn mỏãt suy tặ. Tưnh trỏằ"ng cÂy si sao? Tỏằ nhiên tôi thỏƠy bỏằc mơnh, dỏn dỏằ-i 'i vào nhà tỏt 'ăn và kâo kưn răm cỏằưa. "Khung cỏằưa sỏằ. nhà em mỏằ-i tỏằ'i - ngỏằn 'ăn khuya lỏãng lỏẵ bóng em ngỏằ"i..." Tiỏng hĂt 'Âu 'ó vỏằng lỏĂi. Tôi than thỏ** "lÊng mỏĂn quĂ chàng Româo ặĂi!"
    Anh yêu tôi 'Ê bỏằ'n nfm - mỏằTt khoỏÊng thỏằi gian không ngỏn. Anh yêu tôi tỏằô khi tôi còn là mỏằTt cô bâ ngÂy thặĂ vỏằ>i hai bưm tóc ngúng nguỏây trên 'ỏĐu. Dạ sao, tôi câng thỏ** công nhỏưn là anh biỏt khĂ nhiỏằu. DÂn bĂch khoa mà thặĂ chỏằ HĂn thuỏằTc làu làu. Bơnh vfn thặĂ sỏc sỏÊo không thua gơ Biêlinxki - MỏằTt cĂi 'ỏĐu 'Ăng nỏằf! Thỏ nhặng trong tơnh yêu, anh chỏằ? là mỏằTt chú bâ con. Không màu mă, không mĂnh khoâ, không ...nghỏằ? thuỏưt tĂn tỏằ?nh. Anh chÂn thành, nỏằ"ng thỏm và giỏÊn dỏằi nhỏằng gơ mơnh có. Anh trỏÊi lòng cho tôi nhơn rà. Anh làm tôi xúc 'ỏằTng bỏng cĂi tơnh yêu chÂn chỏƠt ỏƠy, nhặng ...có lỏẵ 'ó là sai lỏ** nghiêm trỏằng cỏằĐa anh. Tơnh cỏÊm anh cho tôi hoàn toàn hỏằ"n nhiên, tỏằ nguyỏằ?n, không toan tưnh, không 'òi hỏằi. DỏĂt dào mà không ỏằ"n ào. Yêu... và có mỏằTt cĂi gơ 'ó nhặ sỏằ cam chỏằng vỏằ Ănh nỏng ... Anh 'Âu biỏt rỏng mỏằTt chút lỏĂnh, mỏằTt chút phỏằ>t tỏằ?nh, mỏằTt chút hỏằ hỏằng bỏƠt cỏĐn lỏĂi có "tĂc dỏằƠng" hặĂn gỏƠp trfm ngàn lỏĐn cỏằư chỏằ? chfm sóc, sfn 'ón kia.
    Còn tôi, tôi sỏẵ bỏưt cặỏằi nỏu ai 'ó nói rỏng tôi yêu anh. Nhỏằng lĂ thặ tơnh nỏằ"ng chĂy cỏằĐa anh 'ặỏằÊc 'em ra bơnh luỏưn, 'ỏằc diỏằ.n cỏÊm và... ngÂm lên giỏằa lâ bỏĂn nghỏằi trặa nỏng chỏằ? 'ỏằf... 'ặa cho tôi mỏƠy cuỏằ'n sĂch mỏằ>i tơm mua 'ặỏằÊc! Ðúng là con tim tôi bỏng i-nỏằ'c. "Nhỏằ Nguyỏằ?t chỏng có yêu ai hỏt, nó chỏằ? chinh phỏằƠc và chinh phỏằƠc thôi! nhỏằng chàng khỏằ'n khỏằ. nào lỏằĂ ngÊ quỏằà rỏằ"i thơ chỏằ? còn là con zâro"
    Tôi giỏưt mơnh trặỏằ>c nhỏưn xât quĂi Ăc cỏằĐa PhặặĂng. Nhặng ngỏôm ra thơ nó câng có lẵ. Dòng mĂu trong ngặỏằi tôi là dòng mĂu... 'i chinh phỏằƠc mà.
    Khi anh nói yêu tôi, tôi bơnh thỏÊn :
    - Nỏu Nguyỏằ?t chặa cỏÊm thỏƠy yêu anh thơ sao?
    - Thơ anh sỏẵ chỏằ cho 'ỏn khi Nguyỏằ?t "cỏÊm" .
    - Không , anh chỏng chỏằi tôi và cuỏằ'i cạng là anh. Tôi có yêu Hạng không? Chỏng biỏt nỏằa. Chỏằ? thỏƠy rỏng Hạng 'Ê tĂc 'ỏằTng nhiỏằu 'ỏn tôi. CĂi vỏằ ngỏĂo nghỏằ., khinh bỏĂc cỏằĐa anh chàng làm cho tôi 'iên tiỏt và cỏÊm thỏƠy ... bỏằc mỏằTt ngặỏằi con gĂi 'ỏạp và thông minh nhặ tôi chỏằâ! ''''Tôi phĂt cĂu thỏưt sỏằ trặỏằ>c sỏằ lỏĂnh lạng cỏằĐa Hạng - Anh chàng nhặ mỏằTt quỏÊ bong bóng bay cỏằâ vỏưt vỏằ ... chỏưp chỏằn trặỏằ>c mỏt nhặ trêu tỏằâc tôi. Ngặỏằi ta vỏôn cỏằ' 'ỏĂt cho kỏằ 'ặỏằÊc cĂi mà ngặỏằi ta chặa nỏm bỏt ỏằY trong tay, mỏãc dạ 'ôi khi cĂi mà ngặỏằi ta 'ang nỏm giỏằ lỏĂi 'Ăng quẵ hặĂn nhiỏằu. BÂy giỏằ, mỏằƠc 'ưch duy nhỏƠt cỏằĐa tôi là phỏÊi làm cho Hạng ngÊ gỏằƠc nhặ bao nhiêu anh chàng khĂc 'Ê tỏằông ngÊ gỏằƠc trặỏằ>c tôi .
    Tỏằ'i thỏằâ sĂu, anh 'ỏn sỏằ>m.
    - MỏƠy bỏằa nay nhỏằ> Nguyỏằ?t quĂ, anh chỏng hỏằc 'ặỏằÊc.
    Tôi lỏĂnh nhỏĂt:
    - Vỏưy sao? Thỏ mà Nguyỏằ?t không biỏt 'ó!
    Vỏằôa ngỏằ"i vỏằ>i anh vài phút thơ Hạng 'ỏn - DỏĐu thặĂm và xe Dream bóng lỏằTn - DỏĂo này 'Ê tỏằ ra '''' ngoan ngoÊn '''' hặĂn nhiỏằu . Hai anh chàng gỏằm nhau.
    Anh kiêu hÊnh, Hạng ngỏĂo mỏĂn tỏằ tin, nói:
    - Tỏằ'i nay Nguyỏằ?t 'i xem ca nhỏĂc ỏằY rỏĂp Rex vỏằ>i anh nhâ !
    Có nên 'i không? Kỏằ quĂ. CĂi mỏằƠc 'ưch '''' cao cỏÊ '''' lỏĂi lỏằYn vỏằYn trong 'ỏĐu tôi. Có thỏằf hôm nay chàng sỏẵ nói... ThỏƠy tôi phÂn vÂn, anh tỏ nhỏằi thi xong mà.
    Tôi như nhỏÊnh và vô tÂm:
    - Anh 'i luôn cho vui nhâ!
    Anh bỏằn cỏằĐa mỏằTt tÂm hỏằ"n bỏằn. Còn anh ta ngặỏằÊc lỏĂi.
    Tôi trỏÊ lỏằi tỏằ?nh bặĂ. Hạng lỏãng im trặỏằ>c vỏằ gÂy gỏằ. cỏằĐa tôi. ''''ÐỏĐu óc cĂc bà ...'''' chỏc anh ta nghâ vỏưy.
    Tỏằ'i hôm ỏƠy anh hiỏằ?n ra trong giỏƠc mặĂ cỏằĐa tôi vỏằ>i cĂi nhơn bỏằi chưnh mơnh. Có lỏẵ nào ...? Chỏc tỏĂi vơ anh trỏằY nên quĂ quen thuỏằTc trong cuỏằTc sỏằ'ng cỏằĐa tôi nên sỏằ vỏng mỏãt ỏƠy 'Ê tỏĂo nên cỏÊm giĂc hỏằƠt hỏông là 'iỏằu 'ặặĂng nhiên. Nhặng mỏằTt tuỏĐn ... Nỏằ-i nhỏằ> quỏãn thỏt, cỏằ"n cào. Không thỏằf nào quên 'ặỏằÊc anh. Tôi ra hành lang 'ỏằâng nhơn xuỏằ'ng quĂn nặỏằ>c ỏằY bên kia. Nhỏằng kỏằã niỏằ?m tràn vỏằ - Tôi chỏằ'ng cỏm ôn lỏĂi tỏằông cỏằư chỏằ? chfm sóc nhỏằ nhỏãt cỏằĐa anh. Anh 'Ê yêu tôi biỏt bao...Tôi nÂng niu nhỏằng cuỏằ'n sĂch, 'ỏằc lỏĂi tỏằông lĂ thặ ...và cỏÊm thỏƠy xúc 'ỏằTng 'ỏn tỏưn 'Ăy lòng. Tôi thăm 'ặỏằÊc giỏưn hỏằn, thăm 'ặỏằÊc gỏằƠc 'ỏĐu lên vai anh mà ... khóc.
    Sinh nhỏưt - Tôi không tỏằ. chỏằâc gơ cỏÊ. Chiỏằu, tôi ngỏằ"i buỏằ"n thiu trặỏằ>c nhà, giàn hoa ti gôn tưm ngĂt. Hạng 'ỏn - ôm theo mỏằTt bó hỏằ"ng nhung to tặỏằ>ng. Anh chàng lúng túng trặỏằ>c vỏằ mỏãt '''' hơnh sỏằ '''' cỏằĐa tôi - vỏằ ngỏĂo nghỏằ. 'Ê biỏn mỏƠt: ''''Anh muỏằ'n nói vỏằ>i Nguyỏằ?t rỏng ... Anh yêu em''''. Hạng tĂo bỏĂo vòng tay qua ngặỏằi tôi - hôn lên mĂi tóc ...
    ''''Mi 'Ê chiỏn thỏng rỏằ"i 'ó Nguyỏằ?t - ÐặỏằÊc gơ?'''' Tỏằ nhiên tôi nghe lòng tê tĂi lỏĂ. Nhỏằng giỏằt nặỏằ>c mỏt chỏÊy dài. Hạng ngặĂ ngĂc. Tiỏng gió lao xao... Tôi linh cỏÊm thỏƠy ngặỏằi mà tôi 'ang chỏằ 'ỏằÊi ỏằY rỏƠt gỏĐn 'Ây thôi! Tôi vạng dỏưy, thoĂt ra khỏằi vòng tay cỏằĐa Hạng chỏĂy ào ra thơ... chỏằ? còn thỏƠy mỏằTt nỏằƠ hỏằ"ng bâ nhỏằ nỏm trặĂ trỏằi trặỏằ>c cỏằ.ng nhà. Anh 'Ê lỏãng thỏ** 'ỏn tỏằ bao giỏằ? Anh 'Ê thỏƠy và nghe nhỏằng gơ? Anh sỏẵ nghâ gơ?
    Trỏằi ặĂi!
    Tôi 'Ê phỏÊi trỏÊ giĂ cho sỏằ ngông cuỏằ"ng cỏằĐa chưnh tôi mỏằTt cĂi giĂ khĂ 'ỏt. Anh 'Ê nói ''''Anh tỏằông yêu em, yêu em say 'ỏm - rỏằ"i anh 'ỏãt toàn bỏằT ẵ nghâa cuỏằTc 'ỏằi vào tơnh yêu ỏƠy... Nhặng bÂy giỏằ thơ em 'Ê yêu và 'ặỏằÊc yêu. Anh 'Ê trỏằY nên thặà thÊi... '''' Tôi nhơn sÂu vào mỏãt anh 'ỏằf tơm lỏĂi sỏằ 'au 'ỏằ>n tuyỏằ?t vỏằng cỏằĐa ngày xặa, nhặng không thỏƠy. ''''Anh 'Ê 'au... 'au lỏm nhặng không khỏằ.''''. Anh cặỏằi nhỏạ nhàng. '''' CuỏằTc sỏằ'ng còn nhiỏằu cĂi khĂc ngoài tơnh yêu - Em 'Ê giúp anh nhỏưn ra 'iỏằu 'ó! '''' Giỏằng anh 'ỏằu 'ỏằu, chÂn thành và nỏằ"ng thỏm, không hỏằn giỏưn, không chua cay. ''''Anh sỏẵ là anh trai cỏằĐa em nhâ! Cô bâ con. '''' Tôi muỏằ'n hât lên: ''''Không ! Anh lỏ** rỏằ"i, em không yêu Hạng, em không muỏằ'n làm em gĂi cỏằĐa anh - Em yêu anh ...'''' Nhặng tôi lỏãng ngặỏằi, cĂi cỏÊm quan nhỏĂy bân cỏằĐa ngặỏằi con gĂi giúp tôi nhỏưn thỏƠy sỏằ nguỏằTi lỏĂnh trong mỏt anh. Ngặỏằi ta chỏằ? yêu có mỏằTt lỏĐn! Tôi 'Ê dỏĂi dỏằTt 'ạa giỏằYn vỏằ>i tơnh yêu chÂn thành cỏằĐa anh. Tôi 'ang tÂm giỏt nó và ... phỏÊi chfng nó 'Ê chỏt?
    BÊo tĂp trong lòng cỏằâ nỏằ.i lên nhặng hÊy cỏằ' mà bơnh tânh. Tôi kiêu hÊnh nhặ 'Ê tỏằông kiêu hÊnh ''''VÂng! cĂm ặĂn ông anh trai cỏằĐa em...'''' Anh mỏằ?m cặỏằi, nỏằƠ cặỏằi chÂn thỏưt 'Ăng yêu nhặ chưnh con ngặỏằi anh vỏưy.
    Anh 'i rỏằ"i! Chiỏc Ăo bỏĂc màu và chiỏc xe 'ỏĂp cà tàng. Tôi nhặ 'Ănh mỏƠt chưnh mơnh. Anh 'i - vỏằng vàng và tỏằ tin. Còn tôi, tôi không thỏằf nào giặặĂng 'ôi mỏt rĂo hoỏÊnh 'ỏằf nhơn theo bóng anh. Ðôi mỏt ỏƠy 'Ê 'ỏôm ặỏằ>t.
    Hỏt
    Bơnh luỏưn
  8. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Nửa Cổ Tích
    Trong công viên, chiều đang xuống êm dịu. Mọi cảnh vật trông càn dễ chịu hơn. Một đám mây bồng bềnh trôi theo gió. Những lá cành đung đưa reo vui. Tiếng trẻ con nô đùa bên chiếc đu quay, cầu tuột, hay sung sướng ngồi nghịch trên đoàn tàu nhỏ chạy tròn quanh giữa công viên. Bố mẹ chúng ngắm nhìn hạnh phúc, tươi cười, vẫy vẫy, gọi gọi.
    Xa hơn một chút, ở ghế đá dài, có ông lão đang ky cóp nhặt đếm tiền trong chiếc nón tả tơi, mặc cho đứa bé gái ngồi bên ông, với đôi mắt sáng xoe tròn nhìn những đứa cùng tuổi mình nghịch ngợm cười vui. "Một nghìn chín trăm chín mươi, hai nghìn, hai nghìn hai chục".
    - Ông ơi, cho Xiu đi đu quay nhé!
    Tiếng đứa bé gái làm ông lão ngừng công việc cuối của ngày. Mà cũng đã xong, trong chiếc nón lá rách của ông chẳng còn đồng tiền nào nữa cả. Ông vội kéo tay đứa cháu gái lại trước khi bé gái định chạy vội ra xa, giọng ông dỗ dành:
    - Ngồi đây, ông sẽ kể cho Xiu nghe chuyện. Chúng ta không có thời gian để vui chơi đâu, Xiu à.
    Nghe kể chuyện, mắt đứa bé sáng ngời hơn lúc nãy. Nó đã được nghe nhiều chuyện hay từ người ông thân yêu của mình: Người đẹp ngủ trong rừng, Ông Hoàng hạnh phúc, Nàng tiên Ốc, Hoàng hậu trong quả trứng v.v... toàn là cổ tích tuyệt vời. Nhưng mà giờ, sao nó vẫn cứ muốn vui đùa cùng bọn trẻ như ở trong công viên này. Ðứa bé vẫn năn nỉ ông mình:
    - Xiu muốn đi đu quay, cầu tuột như bọn kia mà ông!
    - Xiu cháu, chưa được đâu!
    - Sao lại chưa? Xiu và ông đang ngồi không mà?
    Ngây thơ, bé gái lại hỏi ông mình.
    - Cháu thử coi quần áo cháu có sạch đẹp như bọn trẻ kia không mà đòi...
    Người ông giải thích đơn giản, rồi chẳng để cho đứa bé thấy quần áo đủ loại vải nhàu bẩn của mình khác xa với những chiếc váy đầm, giày nơ xinh đẹp kia, ông lão tiếp.
    - Xiu sẽ nghe ông kể chuyện cổ tích trong đó có Xiu, có ông nữa, vui lắm.
    Xiu, đứa bé gái đã cảm thấy vui thích, ngồi lại gần ông hơn, và chẳng còn chú ý đến bọn trẻ xa xa đang đùa chơi kia nữa.
    Người ông đôi tay run run xoa đầu cháu gái thương yêu, đôi mắt già như đang ngời sáng lại, môi ông bắt đầu run run...
    Năm 2020, Huế, một đô thị đang phồn vinh. Nhà cửa san sát, những ngôi nhà cao tầng vời vợi ngóng nhìn nhau. Chúng mỉm cười trong cái mát mẻ của thời tiết. Thời tiết luôn tốt đẹp bởi con người đã bao bọc đô thị mình trong các ***g với khí hậu nhân tạo.
    Một chiếc xe không người cầm lái, chở đôi vợ chồng tuổi chừng 32-34, một bé gái khoảng 6-7 tuổi và một cụ già có lẽ sống đã quá lâu. Râu tóc cụ bạc trắng. Xe họ dừng lại ở một khu vực có đường dành riêng cho tàu điện. Cả bốn người ra khỏi xe, đứng ngắm nhìn. Cụ già đưa tay chỉ chỗ này chỗ kia, miệng cười lớn nói hoài. Cụ bảo rằng nơi đây trước kia là một công viên đẹp, có đu quay, có cầu trượt... Tất cả họ đều nhìn quanh, lầu phố huy hoàng lộng lẫy trong nhiều ánh đèn màu. Ðêm về tự lúc nào mà họ chẳng hay, bởi ánh đèn điện quá tân kỳ của đô thị.
    - Nhỏ Xi trở lại, chuẩn bị về thôi.
    Nghe tiếng mẹ gọi, bé gái đang đùa nghịch hơi xa, chạy ào về, rồi làm nũng:
    - Mẹ, còn mấy ngày nữa là con lên bảy rồi, mà mẹ cứ gọi con là nhỏ Xi hoài.
    - Mẹ lớn thế này mà cố con cứ gọi là bé Xiu thì sao. Phải không cố?
    Vừa trả lời con, người mẹ quay sang cụ già. Mỉm cười ông lão nói:
    - Xiu là tên mẹ cháu mà cố gọi lúc bé. Xi là tên cố đặt cho cháu lúc mới lọt lòng đó.
    Rồi họ lại vui cười lên xe về tổ ấm gia đình. Ra đón họ là một chú chó trắng lông xù tuyệt đẹp. Cún trắng ty ty chỉ nhỏ hơn ngón chân cái một xíu thôi, theo sau là chú mèo ly ly, đủ màu sắc của chiếc cầu vồng, ly ly thì bé bằng ngón tay út. Chúng nhảy mừng đón chào. Bé Xi âu yếm bế cả hai bên lên lòng bàn tay.
    Gia đình vào buổi trưa. Máy tính được trang bị ở tủ lạnh đưa ra thực đơn. Xiu cùng chồng chỉ dùng một loại táo màu xanh rêu. Cụ già và bé Xi thì uống một thứ nước sánh đặc màu vàng trong, ngọt, the, ngon và thơm lạ kỳ.
    Rồi mỗi người sinh hoạt theo sở thích của mình.
    Vách tường di động. Cụ già đang xếp tường giấy lại để làm phòng nghỉ riêng. Ông đang theo dõi nhịp mạch, áp suất máu và một vài loại thông tin khác, về tình trạng sức khỏe của mình, nhờ chiếc máy chẩn bệnh tự động đang có bên người. Cô Xiu đang lo cho sắc đẹp của mình. Mỗi sợi tóc cô được nhượm một màu khác nhau nhờ chiếc mũ chụp mới. Làn da cô vẫn trắng, đẹp, trẻ trung. Cô đang tự phát thảo lấy kiểu áo xinh xắn của mình trên máy vi tính, để sẽ đến tiệm và vài phút sau có chiếc áo như ý tuyệt vời. Chồng cô ở phòng bên đang chứng kiến cảnh tượng như thật sự xảy ra trước mắt với bộ phim "người tự do".
    Bé Xi đang học bài qua màn hình. Bé viết bằng một chiếc bút máy tính nhỏ xinh xinh. Nó giúp bé vẽ nhiều hình đẹp không khác gì bút thần của Mã Lương ngày xưa.
    Ngày mai, cả gia đình sẽ đi nghỉ mát. Nhà nghỉ của họ sẽ nằm ở dưới biển. Nơi đó, họ có thể ngắm tha hồ thế giới thủy cung.
    Biển miên man, đẹp diệu kỳ bởi lớp lớp rong tảo, san hô, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết v.v... và cá. Cá đủ loại cá vô vàn, lớn nhỏ, triệu triệu màu sắc. Chúng không còn xé nuốt lẫn nhau, mà hòa đồng, cùng chung sống trong một đại gia đình êm ấm. Cũng làm việc: xây nhà, buôn bán. Cũng rong chơi: quay nhảy, tuột nước... Chúng thả sức vui đùa, mặc con người đang nghỉ mát ngắm nhìn chúng mà mơ ước đẹp hơn.
    - Cá mà chơi quay nhảy, tuột nước chắc vui và đẹp lắm ông nhỉ? - Ðứa bé vô tình làm dứt cổ tích.
    - Ờ, đẹp vô cùng, Xiu à. Một ngày nào đó con sẽ được ngắm cảnh đẹp ấy.
    - Thích quá ông ơi!
    Cô bé reo vui rồi hồn nhiên hỏi:
    - Bao giờ hả ông?
    - Ờ... còn xa lắm.
    Cô bé Xiu thấy tiếc nhiều. Khuôn mặt ngây thơ gợn cau mày. Nhìn cô bé ai cũng tưởng nó đang suy nghĩ lung lắn! Mà thế thật! Nó có còn nghe đâu lời ông lão đang lẩm bẩm, dài dòng với đứa cháu:
    - Xiu gần bảy tuổi, đến lúc đó là 34 tuổi, chắc có đứa con bằng tuổi nó bây giờ. Một đứa bé nhỏ như Xiu, nhỏ Xi thôi. Lão đã sống 73 năm rồi, đến đó sẽ được 100 tuổi, chà! Sống lâu quá lâu. Sáu mươi một đời người. Thế mà chết chưa đành. Vì con. 73 tuổi tưởng chết mà vẫn sống. Vì cháu, tội nghiệp sớm mất mẹ cha. Ai giàu được ba họ, ai khó đến ba đời. Xiu con ơi, ngày nay nhìn lũ trẻ như con vui đùa hạnh phúc, con muốn được vui cùng, con đi trong thành phố xinh đẹp, con thấy yêu thích nhiều, thì ngày mai con sẽ được yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bởi lúc đó con người, thành phố, đất nước vô cùng xinh đẹp, ngập tràn ánh hồng tươi hơn cả triệu lần. Ngày mai, ngày mai, rồi ngày mai nữa là... Bé Xiu đã hết tiếc mơ cảnh biển cá đẹp lạ kỳ, nghe những tiếng sau cùng của ông mình đang lẩm bẩm, chợt hỏi:
    - Ngày mai sao hả ông? Mình sẽ vào xin ở những quán hàng như hôm nay hả ông?
    Ðêm đến tự bao giờ, tiếng cây lá thầm thì. Mây vẫn bồng bềnh trôi theo gió. Sao lúc tỏ lúc mờ, nhưng vẫn đủ soi sáng khắp nơi. Trên ghế đá, đứa bé đã yên ngủ. Nó mỉm cười trong mơ thấy ngày mai tươi đẹp. Ông nội đang ngồi ủ ấm cháu gái thân yêu. Ông mỉm cười mệt mỏi nghĩ suy đến ngày mai: Những đồng tiền giấy cứ rơi như những chiếc lá rơi. Rơi, rơi... đầy ngập cả chiếc nón lá tơi của ông.
    Xa xa, trên mấy chiếc ghế đá khác, vài lứa đôi cũng đang thì thầm như cây lá. Họ mỉm cười. Họ cũng mơ ước. Họ mơ ước được hạnh phúc hơn nữa. Bởi họ đang hạnh phúc tràng đầy.
    Hết
  9. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Thị trấn không có mưa
    Thi Đại học xong, cái gì cũng cạn kiệt, nhất là ... tiền, cho nên tôi quyết định đi xin tiền. Dĩ nhiên là ba mẹ tôi đồng ý và mục tiêu của tôi là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, quê ngoại tôi ....
    - Cô bé cũng đi thị trấn Châu Ô à?
    Tôi gật đầu thay cho câu trả lời. Ở trên chiếc xe đò Đà Nẵng - Quãng Ngãi nóng bức và chật chội này càng ít nói càng tốt.
    - Bé tên gì vậy?
    - Baby! - Tôi cười ( không lẽ lại tiết kiệm nụ cười ?)
    - Giỡn hoài ! - Hắn nhìn trời thắc mắc.
    Và sau đó là im lặng, bởi vì tôi ngủ, mà tôi ngủ thật sự bởi trời sinh cho tôi căn bệnh say sống. Nếu tôi không ngủ thì có trời mới hiểu tôi sẽ làm gì. May mà lúc lên xe ngoại (vừa ra Huế thăm gia đình) đã đưa thuốc say sống Nautamin cho tôi, không thì một nụ cười méo mó của tôi cũng không có mà trả lời hắn.
    Chớp mắt một cái đã đến nhà ngoại. Ngoại dắt tay tôi như cái thưở tôi còn bé tí tẹo, còn tôi cứ ngơ ngác nhìn cánh cổng sắt nhà ngoại. Tất cả vẫn như xưa, vẫn là ngôi nhà gác quét vôi vàng, mảnh sân rộng, một cây xoài bự ... không có trái đứng gần cổng và bụi hồng nép sát hàng hiên, nhưng tất cả đã trở thành thân thương đối với tôi. Công việc tiếp theo của tôi là tắm rửa, ăn tối và ngủ một giấc cho tới tám giờ sáng hôm sau.
    Tháng bảy, thị trấn Châu Ô - quê ngoại tôi - nắng hừng hực. Chiều, tôi và Thục Anh đi dạo.
    - Ê Hà, đợi Hà đi với! - Giọng Châu Ô đặc sệt.
    Tôi thề với các bạn là chưa bao giờ tôi ngạc nhiên như vậy. Bởi lẽ ngoài gia đình tôi ra, tôi không quen với một ai ở cái thị trấn nhỏ bé này. Cho nên dù nghe đích danh tên mình, nhưng tôi cũng không buồn ngoái lại. Nhưng vòng bánh xe cứ lăn tròn, cho đến khi có tiếng phanh "kít" ngay bên cạnh tôi. Khỏi giới thiệu chắc các bạn cũng đoán được hắn là tên con trai con gặp trên xe.
    - Bạn quên tôi rồi hả?
    - Hổng dám đâu! - Quỉ tha ma bắt, tự nhiên tôi lại phát ra một cách nói không giống ai như vậy.
    - Xạo ke, nhỏ là con gái Huế mà?
    Tôi trợn mắt:
    - Răng mà biết?
    - Bạn tên Hà, tôi cũng Hà, phòng thi số sáu, số báo danh của bạn 1890, của tôi là ...
    - Nhớ rồi.
    Tôi hình dung ra một tên nhóc có khuôn mặt rầu rĩ (chắc bị -dau bụng) ngồi cạnh tôi hôm thi môn Anh văn. Nhỏ Thục Anh bấm lưng tôi hỏi:
    - Boyfriend hả?
    - Boy cái con mèo cụt! - Tôi thì thầm và cười với Thục Anh.
    - Hai bạn nói gì vui quá, cho Hà tham gia với.
    Thục Anh cười cười:
    - Đến nhà rồi ... bác có muốn vào nhà nói chuyện với ba tụi tôi không?
    Tôi thấy hắn ậm ự và " bai bai " chúng tôi (hi hi trông hắn tội nghiệp chi lạ). Nhà ngoại có cổng sắt và một hệ thống báo động hiện đại hơn bất cứ loại chuông bấm nào. Đó là hai lá cứa bằng sắt cao gấp đôi một người chiều cao trung bình, được làm bằng những thanh sắt mảnh đan thành ô vuông và được cột với nhau bằng một dây xích sắt. Nó sẵn sàng phát ra âm thanh maximum nếu có người đụng vào.
    Bảy giờ ba mươi sáng đã nghe âm thanh maximum ấy, và trời ạ, hắn, người trùng tên với tôi, lại xuất hiện. Tôi chạy ra mở cổng:
    - Có chuyện chi rứa? - Tôi lên tiếng. Lần này thì tôi nói giọng Huế chay đó nghe.
    - Hà muốn mời Hà đi ''tham quan" một vòng thị trấn - Hắn lúng túng đề nghị.
    - Lý do?
    - Để bạn biết thêm quê mình; với lại hôm nay là ngày sinh nhật của ... mình.
    - Rứa à? Cũng được, cả Thục Anh nữa nghe.
    Hắn cười vui vẻ. Tôi mời hắn vào nhà, hắn bước vào dáng vẻ khép nép, chắc hắn sợ phải nói chuyện với bà tụi tôi. Tôi liếc tấm lịch, hôm nay đúng là sinh nhật của tôi, ngày hai mươi tám tháng bảy. Không lẽ hắng cùng tên, cùng ngày sinh với tôi?
    Đồng hồ điểm chín giờ vẫn chưa thấy Thục Anh về. Tôi nói:
    - Thục Anh phải đi học, nhỏ sắp thì bằng B Anh văn, chiều được không?
    Hắn gật đầu đồng ý và đứng dậy chào tôi ra về.
    Chiều ...
    Thục Anh lại bận đi học thêm. Tôi đã năn nỉ muốn gãy lưỡi nhưng nhỏ vẫn từ chối và hùng hỗ tuyên bố rằng " Kiến thức là vô tận, đừng phí thời gian vào những cuộc ăn uống".
    Tôi phớt tỉnh Ăng-lê, dắt chiếc mini con mèo cụt ra cổng. Ngoại không quên dặn theo: "Đi nửa giờ thôi. Nhớ về sớm sớm". Trời, đi "tham quan" thị trấn mà chỉ có nửa giờ thôi làm răng đi hết các nơi Tôi nghĩ thầm.
    Đạp xe trên con đường quốc lộ, hắn bỗng dừng xe trước một quán giải khát có cái tên rất dễ thương "Vườn Thuý" (chắc chủ quán là cháu ba mươi đời của cụ Nguyễn). Chúng tôi bước vào quán:
    - Hà uống gì?
    - Một ly tùm lum! - Tôi nói.
    - Hà không biết ở đây có món đó không?
    Tôi che miệng cười nhỏ.
    - Thì để Hà kêu cho, Hà bảo đảm là có.
    Khi cô chủ quán bưng ra hai ly sinh tố, tôi thấy hắn trợn mắt và ''tuyên bố lý do", hình như giọng hắn rất xúc động:
    - Hôm nay ngày hai mươi tám tháng bảy, hà chúc Hà sinh nhật thứ mười tám vui vẻ.
    Cuối cùng thì tôi cũng biết "hôm nay là ngày sinh nhật của mình ..." và cuối cùng thì cũng biết vì sao hắn biết sinh nhật của tôi một cách rõ ràng như vậy . Những con người hay liếc mắt vào mục tự khai trên giấy làm bài thi của người khác thì dĩ nhiên không những biết tên mà còn biết cả ngày sinh nữa. Hắn chu đáo quá mức cần thiết.
    - À, tại sao Thục Anh lại gọi Hà bằng "Bác" ghê vậy?
    - Vì chị em Hà qui định nếu một người khác phái bằng tuổi thì kêu tên, hơn một tuổi thì kêu bằng anh, hai tuổi bằng chú, ba tuổi bắng bác. Hà hơn nhỏ ba tuổi cho nên ...
    Chuyên nhỏ của chị em tôi khiến hắn cười nhăn răng trong thật buồn cười .
    Một chủ nhật đẹp trời khác tôi mời Hà đi uống cà phê, hắn nhún vai thắc mắc lý do. Tôi "bật mí":
    - Hà đậu đại học rồi.
    Tôi trỏ ngón tay út vào người để cho hắn biết Hà đây là tôi. Hắn cười hiền từ:
    - Không biết số phận của Hà ra sao. Giá như ...
    Tôi không hiểu vì sao hắn hay bỏ lửng những câu nói của mình.
    Thị trấn chiều nay thật đẹp, cái nắng hanh khô, cái chật hẹp xô bồ như chui xuống gầm cầu Châu Ô khi chúng tôi đi qua. Cuối cùng chúng tôi dừng lại ở quán "Mây ngàn phương", một quán giải khát trang trí đẹp và rất học trò (Thục Anh đã dẫn tôi đến vài lần). Sau khi đã kêu hai ly cà phê sữa, Hà thắc mắc:
    - Tại sao không ở "Vườn Thuý" mà lại "Mây Ngàn Phương"?
    Tôi nhìn bức hình John Lennon khổ lớn treo trên bức tường xanh lơ đối diện với bàn chúng tôi và giải thích:
    - Tại vì ở đó chỉ có Thuý Kiều và ... Kim Trọng, thế giới của người lớn khó hiểu lắm, còn ở đây trẻ con hơn.
    - Trẻ con à Vậy Hà nghĩ, trẽ con có quyền uống cà phê? - Hà hỏi ngược lại tôi.
    Thì giống như một cộng một bằng ... ba vậy thôi. Khi người ta thực hiện được điều gì đó như thi đậu đại học chẳng hạn, người ta có thể thay đổi thời tiết... sở thích của mình một tí. Chẳng lẽ lại huơ tay múa chân giải thích cho hắn hiểu toàn bộ ý nghĩa của tôi. Cho nên cuối cùng tôi đành nói liều:
    - Thì thỉnh thoảng trẻ con cũng phãi "ngầu ... đời" một tí chứ, chẳng lẽ luôn luôn phải là trẻ con.
    Và sau đó là im lặng. Hồi học lớp mười một, có lần tôi đã lãnh điễm một của môn toán, tôi đã im lặng để phục thù. Còn bầy giờ thì... chắc có lẽ hắn thất vọng vì gặp phải một cô gái Huế thích cà phê, thích "ngầu đồi một tí" như tôi. Mẹ tôi thường nói: "Im lặng là con sâu ngứa, mà để lâu nó càng ngứa hơn". Và vì sợ cục ngứa kia bất ngờ ập tới cho nên tôi quyết định lên tiếng trước:
    - Hà về trước nghe, chắc ngoại đợi.
    Tôi dắt xe mini sau khi đã trả tiền cà phê.
    Thị trấn lại hiện ra trước mắt tôi. Hình như lẫn trong không khí có mùi béo béo của những tô mì Quảng vàng rực, cái giòn giòn của những chiếc bánh xèo thơm lừng và cả cái vị khó tả khi cho những gói ram nhỏ bằng ngón cái nhúng vào chén nước mắm ngọt, ngon phát sợ.
    Mấy tuần lễ sau tôi ở nhà với ngoại và hầu như tôi không gặp Hà. Ngoại kể cho tôi nghe thời con gái ngoại ở một vùng biển thật đẹp nhưng cũng đầy bom đạn. Ngoại nói: "Hồi đó trời sao mà dễ mưa quá, còn bây giờ thì ..." Tôi im lặng, không biết ngoại muốn nói chi, chắc ngoại muốn nói con gái tính tình thất thường dễ cười, dễ khóc như ông trời vậy.
    Tôi tạm biệt ngoại, tạm biệt thị trấn vào một buổi sáng oi nóng như bao buổi sáng mùa hè khác. Ngoại đưa cho tôi một xách đầy nào là bánh dừa, kẹo đường ... Tất cả đối với tôi ở giây phút chia tay ấy đều ngọt ngào. Trước khi tôi lên xe, ngoại còn đưa cho tôi một gói nhỏ:
    - Đây là Nautamin, con nhớ giữ gìn sức khoẻ.
    Tôi nhìn ngoại và muốn khóc. Trước khi xe chuyển bánh, tôi còn nghe một giọng Châu Ô khá quen:
    - Baby, tôi hơn Baby hai tuổi à nha, nhưng đừng kêu tôi bằng "chú".
    Xe chuyển bánh, tôi ngoái đầu ra cửa sổ những người thân của tôi còn vẩy tay. Thị trấn hôm nay vẫn không có mưa. Bất giác tôi mỉm cười.
    Hết
  10. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    ùằ Khúc Mặa

    1.
    Vâ thưch gỏằi tôi là Măo Con. Còn tôi thơ chỏng thưch thỏ chút nào. Mỏạ sinh ra tôi 'ỏằf làm cỏÊm anh chỏằâ không phỏÊi măo chuỏằTt chi hỏt, 'Ê bao lỏĐn tôi nói vỏằ>i Vâ nhặ thỏ mà không có kỏt quỏÊ, 'ỏĐu hỏn còn trặĂn hặĂn cỏÊ 'ỏĐu vỏằp mặỏằi và lỏằ>p mặỏằi mỏằTt, sỏằ' buỏằ.i tôi không 'i hỏằc vỏằ>i hỏn chỏằ? 'ỏm trên 'ỏĐu ngón tay. Hỏằ"i 'ỏĐu nfm lỏằ>p mặỏằi, tỏằƠi bỏĂn còn xơ xào nhặng rỏằ"i chúng nó câng quen 'i, vỏằ>i lỏĂi tỏằƠi tôi chặĂi "vô tặ" mà.
    Ðỏn nfm lỏằ>p mặỏằi hai. Ngỏằc ThỏÊo xuỏƠt hiỏằ?n ỏằY lỏằ>p tôi. Ngày 'ỏĐu tiên vào lỏằ>p, nom ThỏÊo xinh xỏn nhặ mỏằTt con thỏằ ngỏằc. ThỏÊo cỏƠt tiỏng chào cỏÊ lỏằ>p, giỏằng cỏằĐa nó dỏằ. thặặĂng lỏĂ kỏằ. ThỏÊo mang mỏằTt chiỏc ruy-bfng màu tưm Huỏ trên 'ỏĐu, chiỏc rfng khỏằfnh làm gặặĂng mỏãt cỏằĐa nó tặặĂi rói, cỏÊm tặỏằYng nhặ lúc nào nó câng có thỏằf cặỏằi 'ặỏằÊc. TỏằƠi con trai trong lỏằ>p xơ xào, nhiỏằu Ănh mỏt 'ỏằ. dỏằ"n vỏằ phưa ThỏÊo nhặng nó vỏôn 'iỏằm nhiên nhặ không hỏằ biỏt 'ỏn 'iỏằu 'ó, tỏằ tin 'i giỏằa hai dÊy bàn. Vâ khỏẵ huẵch tai tôi: "Dỏằ. thặặĂng Măo Con nhỏằ??" Tôi gỏưt 'ỏĐu: "Si rỏằ"i hỏÊ?" Vâ cặỏằi: "Sỏằâc mỏƠy mà si, Măo Con..." Hỏn bỏằ lỏằng cÂu nói, thỏằ ặĂ ngó lên bỏÊng. Tôi nhơn Vâ lỏĂ lỏôm: "Măo Con thơ sao?" Vâ không trỏÊ lỏằi tôi, chỏằ? lỏãng lỏẵ thỏằY dài. Tôi 'ặa mỏt tơm ThỏÊo, nó dỏằông lỏĂi ỏằY bàn tôi, khỏẵ khàng: "Mơnh ngỏằ"i 'ặỏằÊc chỏằâ?" Tôi gỏưt 'ỏĐu. Vâ lỏằc, chỏằ? có 'iỏằu không phỏÊi mơnh hỏn mà có cỏÊ ThỏÊo nỏằa. Nhà Vâ gỏĐn nhà ThỏÊo. Vâ qua rỏằĐ ThỏÊo rỏằ"i 'ỏn nhà tôi, nhặ thỏ tiỏằ?n hặĂn. ThỏÊo là mỏằTt 'ỏằâa con gĂi rỏƠt xinh và dỏằ. thặặĂng. NỏằƠ cặỏằi cỏằĐa nó dặỏằng nhặ làm cho lỏằ>p hỏằc cỏằĐa tôi vui lên rỏƠt nhiỏằu. Trong 'Ăm con trai cạng lỏằ>p, tôi biỏt có nhiỏằu thỏng mê nó. TuỏĐn trặỏằ>c thỏng Thành gỏãp tôi nfn nỏằ?: "Cỏâm Anh ặĂi, bà 'ỏằ.i chỏằ. cho tôi 'i, mỏằTt chỏĐu chă TrỏĐn Hặng ÐỏĂo!". Tôi nhơn nó buỏằ"n cặỏằi. Dặỏằng nhặ sỏằÊ tôi tỏằô chỏằ'i, nó vỏằTi vÊ nói tiỏp: "Kăm theo mỏằTt bỏằa quỏây Phan BỏằTi ChÂu". LỏĐn này thơ tôi phĂ lên cặỏằi: "ÐặỏằÊc rỏằ"i, tôi sỏẵ giúp". TỏằTi nghiỏằ?p nó mỏằông quĂ, mỏãt mày rỏĂng rỏằĂ hỏn lên: "LÂu lỏm tôi mỏằ>i thỏƠy bà là bỏĂn tỏằ't".
    Tôi 'Ê giỏằ 'úng lỏằi hỏằâa vỏằ>i thỏng Thành. Nhặng trỏằi bỏt tôi không thỏằf làm bỏĂn tỏằ't cỏằĐa nó. Hôm sau tôi chuyỏằfn xuỏằ'ng bàn cuỏằ'i, kăm theo là cỏÊ ThỏÊo và Vâ. Thỏng Thành tiu nghỏằ?u, quên luôn cỏÊ món chă và quỏây. Nó thỏƠt bỏĂi nhặng tôi biỏt cỏÊ nó và nhiỏằu 'ỏằâa khĂc sỏẵ không bỏằ cuỏằTc dỏằ. dàng 'ỏn thỏ.
    3.
    Con nhỏằ Hoa hôm nay bỏằ.ng kâo tôi ra lan can thỏ** thơ: "Cỏâm Anh, mày có nghe chúng nó nói chuyỏằ?n gơ không?" "Không, gơ thỏ?". Chuyỏằ?n ThỏÊo vỏằ>i thỏng Vâ ỏƠy". "Gơ cặĂ?". "Tao nghe bỏằn con gĂi xơ xào. Chiỏằu qua tao gỏãp hai 'ỏằâa trên Hỏằ" TÂy, thÂn thiỏằ?n lỏm". Bỏằ-ng nhiên, tôi nghe trong lòng mơnh có cĂi gơ nghăn nghỏạn. MỏằTt nỏằ-i buỏằ"n vô cỏằ> kâo 'ỏn, không thỏằf giỏÊi thưch nỏằ.i. Tỏằô lÂu tôi vỏôn coi hai 'ỏằâa là bỏĂn thÂn, và không bao giỏằ nghâ 'ỏn chuyỏằ?n gơ xa hặĂn thỏ mỏãc dạ tôi biỏt nhỏằ ThỏÊo rỏƠt quẵ Vâ. VỏÊ lỏĂi, chúng tôi rỏƠt thÂn nhau, chuyỏằ?n ỏƠy không bao giỏằ xỏÊy ra 'ặỏằÊc. Tôi 'Ê nghe trong lỏằ>p xơ xào chuyỏằ?n ThỏÊo yêu Vâ, nhặng tôi không lỏĂ gơ mỏƠy 'ỏằâa con gĂi suỏằ't ngày túm lỏĂi nó xỏƠu ngặỏằi này, chê bai ngặỏằi khĂc. Ðỏằ'i vỏằ>i tôi, dạ 'Ê trỏằY thành mỏằTt cĂi gơ 'ó thỏưt thÂn thiỏt gỏn bó, không còn 'ặĂn giỏÊn nhặ bỏĂn bă nỏằa. Nhặng nỏu chuyỏằ?n ỏƠy có thỏưt thơ sao? Tôi tin nhỏằ Hoa. Tôi biỏt, nó khĂc vỏằ>i bỏằn con gĂi trong lỏằ>p, nó không 'ỏãt 'iỏằu cho ai bao giỏằ. Tuy không thÂn, nhặng tôi vỏằ>i Hoa rỏƠt quẵ nhau. Có phỏÊi Hoa 'Ê nói dỏằ'i tôi không?
    4.
    ThỏÊo nó thưch làm thặĂ. Thỏằ?nh thoỏÊng tan hỏằc ThỏÊo lỏĂi rỏằĐ tôi ra Hỏằ" TÂy, ngỏm nhỏằng bông lỏằƠc bơnh mênh mang dặỏằ>i trỏằi chiỏằu. Mỏằ-i lỏĐn nhặ vỏưy, phỏÊi muỏằTn lỏm chúng tôi mỏằ>i 'ỏằâng dỏưy 'ặỏằÊc. ThỏÊo dài Ănh mỏt ra xa nhặ tơm ỏằY 'ó mỏằTt thỏ giỏằ>i khĂc. Vâ mÊi mê vỏằ>i bài hĂt quen thuỏằTc "ThĂng sĂu trỏằi mặa, trỏằi mặa không dỏằât. Trỏằi không mặa anh câng lỏĂy trỏằi mặa. Anh lỏĂy trỏằi mặa..." Tôi ngỏằ"i loay hoay nghỏằi ai, nhặng cỏÊ ba 'ỏằâa 'ỏằu cỏÊm thỏƠy dỏằ. chỏằi mỏằTt mơnh bỏĂn. BỏĂn sỏẵ giúp ThỏÊo phỏÊi không?
    Tôi xiỏt chỏãt tay ThỏÊo, nghe nhặ mơnh muỏằ'n khóc. Mặỏằi tĂm tuỏằ.i, tôi bỏt 'ỏĐu nhỏưn ra mỏằi viỏằ?c không 'ặĂn giỏÊn nhặ mơnh nghâ mà phỏằâc tỏĂp hặĂn nhiỏằu, Măo Con ặĂi.
    6.
    Sinh nhỏưt Vâ. Trỏằi mặa nhặ trút nặỏằ>c. Tôi mang tỏãng chiỏc bĂnh kem ặỏằ>t lặỏằ>t thặỏằ>t và nặỏằ>c mặa. Vâ chỏĂy ra cỏằ.ng 'ón tôi, 'ôi mỏt ngỏằi lên vỏằ hỏĂnh phúc. ThỏÊo 'Ê 'ỏn tỏằô lúc nào, 'ang cỏm hoa và cặỏằi nói vui vỏằ. Tôi cặỏằi vỏằ>i Vâ "Happy Birthday". "CĂm ặĂn Măo Con, Măo Con vào 'i". Tôi ngỏằ"i bên cỏĂnh ThỏÊo, trông nó thỏưt xinh 'ỏạp vỏằ>i chiỏc vĂy hỏằ"ng, khuôn mỏãt rỏĂng rỏằĂ. Vâ vỏằ>i cÂy 'àn ghi ta treo trên tặỏằng khe khỏẵ: "ThĂng sĂu trỏằi mặa trỏằi mặa không dỏằât...". CỏÊ bỏằn lỏng nghe. Bài hĂt dỏằât lúc nào không biỏt. MÊi sau cỏÊ bỏằn mỏằ>i giỏưt mơnh, vỏằ- tay rào rào. Con Hoa lanh chanh: ThỏÊo ặĂi, tôi không thưch trỏằi mặa 'Âu. Ðỏằông lỏĂy trỏằi mặa mà hỏĂi bỏĂn bă". "Ái chà, trông yỏằfu 'iỏằ?u thỏ này mà cỏƠu 'au dỏằ. sỏằÊ. Hăn chi thỏng Vâ trông phĂt ỏằ'm. "Nói bỏưy nào, còn nói nỏằa ThỏÊo cỏƠu này". "Thôi, xin bà..."
    Chưn giỏằ hai mặặĂi, tôi chào tỏằƠi nó 'i vỏằ. Không giỏằ 'ặỏằÊc tôi ỏằY lỏĂi, Vâ 'ành 'ặa tôi vỏằ. Ra 'ỏn cỏằ.ng, tôi bỏÊo: "Vâ vào 'i. Cỏâm Anh vỏằ mỏằTt mơnh câng 'ặỏằÊc". "Ðỏằf Vâ 'ặa Măo Con vỏằ, mặa lỏm". Tôi nhơn hỏn: "Vâ vào 'i, tỏằƠi nó 'ang chỏằ. Ðỏằông 'ỏằf ThỏÊo buỏằ"n". "Sao Cỏâm Anh lỏĂi nói thỏ. Cỏâm Anh biỏt mà..." Vâ bỏằ lỏằng cÂu nói nhơn vào mỏt tôi. Tôi bỏằ-ng hoỏÊng hỏằ't, bỏằ'i rỏằ'i. "Mơnh vỏằ 'i" - Vâ khoĂt tay dỏằât khoĂt. Tôi 'ỏĂp xe theo Vâ nhặ cĂi bóng, cỏÊ hai chỏng nói gơ. Ðỏn ngà nhà tôi, tôi quay sang nói: "Vâ vỏằ 'i không muỏằTn". Vâ gỏưt 'ỏĐu: "ỏằê, Vâ vỏằ 'Ây. Măo con vào nhà 'i". Tôi dỏt xe vào nhà, vỏôn thỏƠy Vâ 'ỏằâng ỏằY 'ó nhơn lên cỏằưa sỏằ. phòng tôi.
    Nhỏằ em 'ỏằâng 'ón tôi, cặỏằi: "Sao vỏằ sỏằ>m vỏưy chỏằc thỏưt nhanh vỏằ phòng mơnh, trĂnh cĂi nhơn dò hỏằi cỏằĐa nó.
    7.
    Thỏằi gian trôi 'i thỏưt mau, ngày tôi cỏ** tỏằ giỏƠy bĂo 'iỏằfm thi 'ỏĂi hỏằc 'Ê là cuỏằ'i thĂng tĂm. ặn trỏằi, cỏÊ ba 'ỏằâa chúng tôi 'ỏằu thi 'ỏưu. Tôi vào trặỏằng Luỏưt, ThỏÊo 'ỏằ- khoa Vfn trặỏằng tỏằ.ng hỏằÊp, còn Vâ 'ỏằĐ 'iỏằfm 'i hỏằc nặỏằ>c ngoài. CỏÊ ba 'ỏằâa 'ỏằu may mỏn và hỏĂnh phúc. Nhặng niỏằm hỏĂnh phúc ỏƠy không kâo dài. Ngày tôi nhỏưp trặỏằng câng là lúc phỏÊi chia tay vỏằ>i Vâ. Chiỏằu trặỏằ>c ngày lên 'ặỏằng, Vâ 'ỏn rỏằĐ tôi 'i chặĂi. Hai 'ỏằâa 'ỏằâng trên cỏĐu ChặặĂng DặặĂng. Gió tỏằô sông Hỏằ"ng thỏằ.i lên lỏằ"ng lỏằTng, dòng sông ngÂu 'ỏằ cuỏằ'n mơnh ào ỏĂt.
    - Nói gơ 'i Măo Con, mơnh im lỏãng thỏ này sao?
    - Nói gơ bÂy giỏằ?
    - Gơ câng 'ặỏằÊc!
    Tôi nhỏãt mỏằTt hòn sỏằi nâm xuỏằ'ng sông. Nó chơm 'i, không mỏằTt tiỏng vỏằng lỏĂi. Tôi nói vỏằ>i Vâ vỏằ nhỏằng ngày 'i hỏằc, vỏằ nhỏằng chuyỏn 'i picnic cỏằĐa lỏằ>p, vỏằ mặĂ ặỏằ>c làm luỏưt sặ cỏằĐa tôi, vỏằ ThỏÊo, vỏằ nhỏằng ngày sỏp tỏằ>i cỏằĐa Vâ...
    - Măo Con sao thỏ?
    - Không. Ngày mai Vâ 'i rỏằ"i, chỏc sỏẵ buỏằ"n lỏm.
    - Nhặng Vâ sỏẵ vỏằ cặĂ mà. Ngày vỏằ, Vâ sỏẵ mang tỏãng mỏằTt con măo trỏng giỏằ'ng hỏằ?t Măo Con, 'ặỏằÊc không?
    Tôi cặỏằi:
    - Chỏằ? sỏằÊ Vâ không nhỏằ> nỏằa.
    - Có chỏằâ, Vâ sỏẵ nhỏằ>, rỏƠt nhỏằ> Măo Con. ÐÊ mỏƠy nfm rỏằ"i chúng mơnh là bỏĂn thÂn, sao Măo Con lỏĂi nói thỏ?
    - Còn ThỏÊo thơ sao? - Tôi buỏằTt miỏằ?ng vô ẵ thỏằâc, bỏt gỏãp cĂi nhơn trÂn trỏằ'i cỏằĐa Vâ.
    - Cỏâm Anh, tỏằô lÂu Vâ vỏôn coi Cỏâm Anh là ngặỏằi bỏĂn gĂi 'ỏĐu tiên cỏằĐa Vâ. Còn ThỏÊo, cỏÊ Vâ và Cỏâm Anh 'ỏằu coi là mỏằTt ngặỏằi bỏĂn tỏằ't cặĂ mà. Cỏâm Anh, Vâ muỏằ'n...
    Có mỏằTt cĂi gơ 'ó dỏằTi trong lòng tôi, quỏãn thỏt nặĂi vạng ngỏằc. Có lỏẵ nào lỏĂi oĂi ofm nhặ thỏ. Tôi cỏằ' trĂnh Vâ, còn Vâ lỏĂi trĂnh ThỏÊo. Chúng tôi lỏân quỏân ỏằY cĂi tam giĂc quĂi quỏằã, bao giỏằ mỏằ>i gỏằĂ ra 'ặỏằÊc. Nỏu tôi 'ỏằ"ng ẵ, ThỏÊo sỏẵ buỏằ"n chỏt mỏƠt. Nó 'Ê tin tôi, 'Ê kỏằf cho tôi nghe mỏằi chuyỏằ?n. Lỏẵ nào tôi lỏĂi không giúp nó. Nó thiỏu sỏằ quan tÂm cỏằĐa gia 'ơnh, tôi không thỏằf 'ỏằf nó buỏằ"n 'au vỏằ bỏĂn bă nỏằa. Tôi không phỏÊi là con ngặỏằi vỏằc 'ặỏằng cạng nhặ vỏưy sao. Tôi cỏằ' lỏằ 'i, Vâ lỏĂi nhỏc tỏằ>i. GiĂ mà không có ThỏÊo, giĂ mà ThỏÊo không thÂn vỏằ>i tôi... Hàng chỏằƠc cĂi "giĂ mà" lỏằYn vỏằYn trong 'ỏĐu, tỏằ nhiên tôi thỏƠy mơnh cfm ghât nó, ThỏÊo ặĂi...
    8.
    Tôi không ra sÂn bay tiỏằ.n Vâ nhặ 'Ê hỏằâa. Tôi biỏt, mơnh có 'i câng chỏng làm 'ặỏằÊc gơ, chỏằ? tỏằ. bỏưn lòng thêm mà thôi. MỏằTt mơnh ThỏÊo 'i 'Ê là quĂ 'ỏằĐ. Sau này tôi sỏẵ gỏằưi thặ cho Vâ, có lỏẵ Vâ sỏẵ hiỏằfu tôi. "m chiỏc cĂt xât nhỏằ vào lòng, vại mỏãt sau chiỏc gỏằ'i, tôi cỏằ' quên 'i nhỏằng gơ 'ang diỏằ.n ra quanh mơnh. Vỏng ra tỏằô chiỏc cĂt sât, tiỏng hĂt buỏằ"n nhặ tiỏng khóc "ThĂng sĂu trỏằi mặa, trỏằi mặa không dỏằât. Trỏằi không mặa..." Tôi giỏưt mơnh thỏÊng thỏằ't chỏĂy ra cỏằưa chỏằÊt nghe nhặ Vâ 'ang hĂt bên cỏĂnh.
    Chỏng biỏt tỏằô khi nào tôi 'Ê khóc. Nhỏằng giỏằt nặỏằ>c mỏt rặĂi trên gỏằ'i loang lỏằ-. ỏằz 'ó có mỏằTt giỏằt tôi khóc cho Vâ, và mỏằTt giỏằt tôi khóc cho tôi, Vâ ặĂi...
    Hỏt

Chia sẻ trang này