1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển VN năm 2004: những ngày u ám nhất

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi dia_golden, 02/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoihungthoidai

    nguoihungthoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    2.099
    Đã được thích:
    11
    Bắn bỏ hết những thằng khốn nạn ấy đi!
  2. thientruchoang

    thientruchoang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    4
    tệ thiệt
    sao cai diep khuc "khien trach" nay nghe hoai
    lỡ tui hết tiền đi ăn trộm vậy có bị khiển trách không
  3. nguoihungthoidai

    nguoihungthoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    2.099
    Đã được thích:
    11
    Ko đâu tui nghĩ cách làm áp dụng cho V_League mùa này vẫn đúng có thế mới tạo đk cho cầu thủ VN phát triển chư!
  4. winall2

    winall2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ, bầu bán như thế mà lại thiếu lão Mai Liêm Trực sao ? Lão này lãnh đạo kiểu gì mà xả hết chuyện này đến chuyện khác, chuyện nào cũng đổ lỗi cho 1 ai đó, coi tất cả người trong VFF là loại mạt hạng (nguyên văn "thấp hơn mặt bằng chung của xã hội"). Vụ Letard vừa rồi còn định ỉm đi nữa.
    Kết luận: trao giải "Cầu thủ chuyền bóng giỏi nhất - kiêm đội trưởng đội tuyển lừa đảo"
  5. tuoctuoc

    tuoctuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chọn Thầy ngoại cho BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

    PHẦN I: TẠI SAO PHẢI THUÊ THẦY NGOẠI

    Thầy ngoại - chuyện không mới ở Việt Nam bởi tính đến nay chúng ta đã trải qua 7 đời thầy ngoại trong suốt quá trình 10 năm với 9 lần đổi thầy. Tuy nhiên, cứ sau mỗi đời thầy ngoại, bóng đá Việt Nam lại rút ra một bài học nhớ đời. Thế nên chuyện cũ nhưng mỗi lần tìm tòi là mỗi lần phải phân tích, mổ xẻ vì đã 10 năm rồi mà vẫn mò mẫm...

    Năm 1991, khi bóng đá Việt Nam hội nhập lại sân chơi Đông Nam Á kể từ ngày thống nhất đất nước, đội tuyển được trao cho thầy nội và người thầy đầu tiên ấy là Vũ Văn Tư (Quảng Nam Đà Nẵng). Ông Tư chân ướt chân ráo lên Nhổn gặp ngay sự cố 11 cầu thủ tẩy chay bỏ nơi tập huấn vì "cha chung không ai khóc". Tổng cục TDTT phải can thiệp bằng cách điều ông Nguyễn Sỹ Hiển vào vị trí ông Tư (HLV trưởng) đồng thời thay máu đội tuyển bằng lứa cầu thủ Thể Công. Máu mới, tướng mới, con người mới với một quyết tâm mới (hô hào) nhưng khi ra quân, bóng đá Việt Nam gẫy nặng sau trận đầu hoà trên chân trước chủ nhà Philippines. Ngoài sự kiện 11 cầu thủ tinh nhuệ của Hải Quan, Quảng Nam Đà Nẵng và CSG bỏ về, số cầu thủ còn lại, ông Hiển chỉ nắm được những cầu thủ ruột của ông ở Thể Công. Lại cũng có thông tin cho rằng cầu thủ sang đấy chỉ đi buôn và thế là nhiều người lo hàng lo họ, lo chiếc xe máy được miễn thuế nên chẳng còn đá đấm gì được.

    SEA Games 17 năm 1993 tại Singapore dưới trướng Trần Bình Sự và Nguyễn Văn Vinh, thảm cảnh trên còn xảy ra mạnh mẽ hơn. Hàng điện tử bên Sin có giá và thế là những ngày nghỉ ngơi cầu thủ chỉ lo đi săn hàng. Chưa kể có những tư tưởng đá cho xong để rảnh và đi buôn.

    Hai SEA Games liên tiếp lực thì có, con người có nhưng đụng vào khâu quản lý là gẫy. Tướng nói lính không nghe và cái kiểu tập xìu xìu mà vẫn đá chính như bóng đá bao cấp ở CLB ăn vào đội tuyển. Tổng cục TDTT và liên đoàn khi ấy đã phải ngồi lại với nhiều chuyên gia và bàn nhau về chuyện "Bụt chùa nhà không thiêng". Cuối cùng tất cả đồng loạt đi đến kết luận phải có thầy ngoại. Vấn đề lại nằm ở chỗ tiền đâu để thuê thầy ngoại khi tất cả phải trả bằng tiền đô trong khi liên đoàn hồi ấy vẫn còn bao cấp.

    Năm 1995 - tức nhiệm kỳ 2, ông Phó Chủ tịch VFF Nguyễn Tấn Minh móc được với Strata bao hết khoản thầy ngoại và tất nhiên chọn thầy sẽ là Strata. Thế là Tavares được chọn. Hồi ấy nói như các cầu thủ là thầy nào cũng có phốt và ai làm HLV cũng có bè cánh, có quân nên phe này phá phe kia không vì cái chung là chuyện không thể tránh khỏi. Có thầy ngoại tất cả đều khác. ẹt nhất là tính kỷ luật trong tập luyện và kế đến là quyền lợi mà thầy ngoại mang lại khác hẳn với các thầy nội luôn có xu hướng liên đoàn nói gì nghe đấy, tổng cục biểu sao thì dạ. Cũng lý thuyết ấy, cũng chuyên môn như vậy nhưng thầy ngoại thì rõ ràng hơn, công bằng hơn và cũng không ngại va chạm. Cầu thủ tập với thầy nội thì than, gặp thầy ngoại nhồi thở không ra hơi nhưng vẫn theo, vẫn nuốt đủ giáo án...
    Thế nên sau này mới có chuyện thành tích của chung nhưng thầy nội thì tranh bởi cho rằng thầy ngoại có làm gì đâu (!?).

    Thực chất thì cái uy và sự nghiêm túc của thầy ngoại và chỉ mỗi việc cầu thủ biết nghe, biết vì cái chung khi ra sân đã đáng đồng tiền bát gạo rồi.

    Bài học nhãn tiền chính là lúc khi HLV Weigang từ chức năm 1997 trong thời điểm đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại Châu Á năm 1997. Ai cũng nghĩ cái nền ấy, con người ấy thì thầy nào cũng là thầy nhưng mọi cái không đơn giản như thế. Ông Trần Duy Long được đẩy lên làm HLV trưởng lập tức bị cầu thủ lật kèo. Đến giờ ông vẫn hận vì biết mình bị bán đứng mà không nói được. Ông từng tâm sự bảo đá kiểu này họ chơi kiểu khác vì kèo đã "book" sẵn rồi. Kết quả là trận nào ra sân cũng ôm đủ 4 trái vì ở ngoài thị trường là 3 trái chấp.

    Người ta nói cầu thủ hồi ấy "thừa nước đục thả câu" nhưng đúng hơn là họ nhìn vào nội bộ ban huấn luyện, nhìn vào tổ chức mà chơi. Điều ấy rõ là cái uy thầy nội, không bằng thầy ngoại. Đến giờ nhiều người tuy chê ông Weigang nhưng vẫn phải thừa nhận ở cương vị thầy nội chẳng ai dám đuổi cổ những cầu thủ trụ cột ra khỏi đội tuyển rồi quy kết họ tội bán độ như ông đã từng làm ở Tiger Cup 1996 cả.

    Sau sự cố ông Trần Duy Long lãnh bùa khi thừa hưởng đội tuyển từ ông Weigang và tiếp theo là ông Lê Đình Chính, ít HLV nào dám nhúng tay vào đội tuyển vì hiểu đụng vào đấy là thân bại danh liệt như chơi do cuộc chơi này nó vốn phức tạp. Từ đấy trở đi phong trào làm trợ lý rộ lên bởi núp sau lưng HLV ngoại bao giờ cũng an toàn hơn.

    Từ đó, dân trong nghề ai cũng có thể trả lời được câu: "Tại sao phải thuê thầy ngoại?" và đôi khi cũng chỉ nghĩ đến thế.

    Nghĩ có thầy ngoại để được việc lại là một phạm trù hoàn toàn khác với việc tính đến khả năng tận dụng thầy ngoại để bóng đá Việt Nam đạt một hiệu suất lớn. Đấy thuộc về phạm vi của một bài viết khác liên quan đến hàng loạt sự cố từ việc thuê thầy ngoại.



    Theo FOOTBALLFAN.VN


  6. tuoctuoc

    tuoctuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    PHẦN II: THUÊ THẦY THEO TIÊU CHÍ NÀO?
    Nếu hỏi chúng ta thuê các HLV ngoại theo tiêu chí nào thì đến nay chính những người soạn thảo công văn cũng không thể đưa ra câu trả lời đúng nhất.

    Chọn ai ? Chọn theo tiêu chí nào?

    Có lẽ chung chung vẫn là phù hợp với VN, hiểu biết về bóng đá ĐNÁ và... giá thành. Cái thiệt thòi của bóng đá VN là ở chỗ ấy. Nó cũng giống như đi mua một món hàng mà hoàn toàn chờ vào sự may rủi.
    Năm 1995, khi thuê Tavares, chúng ta hoàn toàn nhờ vào Strata giới thiệu. Tất nhiên thời điểm ấy và về mặt này thì Strata ăn đứt những nhà chuyên môn VN. Có ông Tavares, VFF cẩn thận cài cả dàn trợ lý mà đa phần là người của ông Phó Chủ tịch Nguyễn Tấn Minh vào để "kiểm soát" HLV này. Hồi ấy, chúng ta chẳng có tiêu chí gì cả và cứ nghe có thầy ngoại mà không phải trả tiền thì vừa sướng lại vừa lo.
    Gẫy Tavares, bóng đá VN nghĩ ngay đến Weigang chỉ qua một lời mời chào cùng một số "cò" gắn những cái mác FIFA. Tiêu chí hồi ấy là hiểu về bóng đá VN thì ông Weigang có thừa (từng đưa bóng đá miền Nam đoạt chức vô địch Merdeka năm 1966).
    Nhưng ông Weigang lại khác các HLV ngoại ở chỗ ông quá hiểu người VN và cả cái cách làm việc của những người nhân danh liên đoàn nên đã chơi bài "dĩ độc trị độc". Ông làm được nhiều thứ nhưng vẫn bị phủ nhận (chủ yếu là những trợ lý và các nhà chuyên môn) là không có bài gì cả. Ông lấy tinh thần và sức mạnh lẫn kinh nghiệm (qua cọ xát với những đối thủ Châu Âu) làm món ăn chính. Khác hẳn với cái kiểu rèn về kỹ thuật và tác động nhiều vào tư duy chỉ để đạt được mục đích vào bán kết và có huy chương, ông khoét vào đúng những cái thiếu và thành công.
    Nhưng chính những cái ông làm và những trò mà ông bắt bài được liên đoàn kể cả những lần ông tự kiếm tiền cho đội tuyển bằng hợp đồng riêng của mình khiến mâu thuẫn lớn dần.
    Đã có hẳn một chiến dịch đánh để loại ông Weigang nhưng chính bài "dĩ độc trị độc" ông thầy này đã khiến ông đánh úp được tất cả nhờ chiếc HC bạc tại SEA Games 1995 và HC đồng Tiger Cup 1996.
    Nhưng đến khi ông đi rồi nhiều người vẫn tự hỏi tiêu chí nào cho thầy ngoại vì dù có 2 huy chương ĐNAÁ nhưng nhiều người vẫn không công nhận chuyên môn của ông thầy này.
    Người ta xoá hết để chơi với Colin Murphy mang dáng dấp của bóng đá Anh rồi lại khen ông thầy này được. Khi Colin tự ra đi, qua lời giới thiệu của đại diện bóng đá VN tại Thụy Sĩ là ông Lam trong Công ty Klein and Lam, A.Riedl được chọn mặt gửi vàng. Lần này không phải là hiểu về bóng đá VN mà là vì thành tích của Chiếc giày Đồng Châu Âu và vì đơn giá.
    Mãi đến khi ông Riedl đi vì bị chê là giáo viên cấp 3 không lên giảng đường đại học được thì LĐ lại lục tìm danh sách, lại thuê và lại tự đưa ra tiêu chí trong đó có đề cập đến phù hợp túi tiền và phù hợp lối đá của VN.
    Nói thế nhưng hỏi thế nào là phù hợp thì ngọng. Điển hình như Letard mang phong cách bóng đá Pháp bắt tay vào U.23 bị chê ngay là mặt bằng năng khiếu chứ không phải cấp đội tuyển. Sau đó Dido vào nhồi thể lực được khen là phong cách Nam Mỹ nhưng đến lúc đội tuyển gẫy thì chặc lưỡi: "Nó không hợp với VN". Cứ thế các đời thầy ngoại cứ được chọn như mua những món hàng mà thiếu kiểm nghiệm và thiếu cả mục đích khi sử dụng.
    Bây giờ quay trở lại với 2 ứng viên A.Riedl và Calisto (từng bị VFF loại) thì hoàn toàn có thể hỏi dựa theo tiêu chí nào?
    Lại cũng quay về sách cũ: Hiểu về bóng đá VN và khu vực.
    Chỉ thế thôi sao?
    Từ chuyện phải thuê thầy ngoại (như số trước trình bày) đến chuyện tiêu chí hiểu bóng đá VN thì rõ ràng là chúng ta đang quay lại với bước chân của 10 năm trước ở thời kỳ đầu mà không tìm được lối ra sau đó.
    Có chăng lần này chỉ là thêm phần trình bày bắt buộc về chương trình hành động của các ứng viên.
    Hoá ra cái cần bây giờ là chương trình hành động và phương án, kế hoạch của ban quản lý các đội tuyển trong việc tìm thầy thay vì cứ phó cho ông tổng thư ký làm cái việc đối ngoại và thương thảo.
    Chết thật!
  7. tuoctuoc

    tuoctuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    PHẦN III: MƯỚN NGƯỜI DẠY HAY THUÊ NGƯỜI LÀM?Lâu nay nhiều người vẫn nhầm lẫn hợp đồng với thầy ngoại như một kiểu thuê người làm hơn là tận dụng chất xám của chuyên gia. Thực chất thì không phải chuyên gia nào cũng đúng, cũng giỏi và cũng thức thời nhưng đúng là cần cho họ quyền nhất định trước khi yêu cầu họ dạy và đào tạo.

    Ông Weigang năm 1996 từng bị chỉ mặt mắng là người làm thuê khi ông tranh cãi với các trợ lý của mình về vấn đề chuyên môn. Vấn đề này sau đó đã được mổ xẻ và làm lớn chuyện khi đội tuyển Việt Nam đoạt HCĐ Tiger Cup ''96 trở về.
    Những phân tích nơi hậu trường nói rất thẳng rằng hồi ấy, nếu bóng đá Việt Nam thất bại thì chính những người chỉ trích và lên án ông sẽ trở nên người hùng bởi phải có người bật đèn xanh, các trợ lý mới dám làm như thế. Vì vậy mà trong tổng kết Tiger Cup ''96, cựu Tổng Thư ký LĐBĐVN Trần Bảy đã từng phát biểu rằng: "Éo le thay bóng đá Việt Nam đoạt HCĐ Tiger Cup".
    Đấy là chuyện của quá khứ nhưng nó mở ra một vết hằn dẫn đến cách nhìn thụ động đối với nhiều trợ lý sau này để rồi bóng đá Việt Nam lãnh nhận hậu quả: "Im lặng và không có chính kiến kể cả khi biết chắc thầy ngoại đã đi chệch đường ray!". Thực tế thì trách các trợ lý cũng không hẳn là đúng vì ở vị trí ấy, bóng đá Việt Nam chưa thực sự chuyên nghiệp hoá. Sự góp ý (với nền tảng cơ bản là hiểu bóng đá Việt Nam, con người Việt Nam) nếu đi quá sẽ trở thành dạy khôn kể cả bị hiểu lầm là phá.
    Lâu nay khi thuê thầy ngoại, chúng ta thường có thói quen đặt ra chỉ tiêu thành tích trước đã và tiêu chí ấy nhiều khi vô tình đã ảnh hưởng đến sự phát triển của bóng đá nước nhà.
    Năm 1998, tôi có tiếp xúc với ông A.Riedl tại khách sạn Horison (Hà Nội) lúc ông này vừa ngồi bàn bạc với lãnh đạo VFF về công việc của mình khi nhận đội tuyển Việt Nam, thì ông có hỏi: "Tại sao họ không bàn với tôi cả một hệ thống phát triển mà tất cả chỉ xoáy vào mỗi đội tuyển với thành tích đội tuyển vào tháng 9 (Tiger Cup ''98)?".
    Bóng đá Việt Nam vốn có thói quen gom đội tuyển trước giải, tập trung và làm cho tốt hơn thay vì làm cái việc mà nhiều quốc gia làm là tạo cho ra một nền móng trước rồi lên đến đội tuyển là hoàn chỉnh. Thế mới có việc tập trung đội tuyển suốt 6 tháng để các câu lạc bộ tập chay và thế mới có hiện tượng cầu thủ ngán đội tuyển.
    Các chuyên gia bóng đá khi nghe nói về vấn đề này đã đổ tội cho đặc thù của bóng đá Việt Nam như thế. Mời thầy ngoại về làm bóng đá ở ta lâu nay khác hẳn với kiểu mời thầy dạy chữ, trang bị kiến thức cho con mà thường có khái niệm thuê một người làm hoàn chỉnh cái phần việc vỗ béo cho trẻ để thi bé khoẻ.
    Đấy là một sai lầm rất lớn mà 10 năm qua chúng ta đi vào một lối mòn bế tắc.
    Lần tuyển chọn này, điều sai trái ấy đã phần nào được khắc phục khi VFF yêu cầu phải có chương trình hành động từ nền tảng cụ thể và yêu cầu cụ thể.
    Vấn đề còn lại là ai sẽ kiểm chứng những chương trình hành động ấy cùng với những biện chứng về tính khả thi của nó.
    Cả ông Calisto và A.Riedl đều mới chỉ nói chứ chưa có đề án cụ thể theo yêu cầu thực tế. Ông Bob Houghton chấp nhận hạ giá để làm HLV đội tuyển Việt Nam cũng chưa có những biện pháp cụ thể trong kế hoạch của mình. Thế nên song song với việc tiến hành thương thảo và phân tích trước khi quyết định mời ai, bộ phận chuyên môn cũng cần công khai những định hướng và mục tiêu chiến lược thật
    rõ ràng.
    Ngay cả đối với các trợ lý cũng thế, họ cần được trang bị kiến thức và kế hoạch để hợp tác tốt với thầy ngoại trong việc phát triển đội tuyển và tạo nền móng ở tương lai. Lịch sử các đời thầy ngoại thường được ấn trợ lý vào hơn là được chủ động chọn để thực sự là một êkíp mạnh, và lâu nay người ta thường có thói quen được làm trợ lý là đã được ưu ái chọn cho cái ghế có bổng lộc nên cố gắng đừng để nó gẫy (ghế) hơn là làm đúng và làm đủ trách nhiệm của mình.
    Đã mua chất xám của thầy ngoại thì hãy tạo ra một môi trường tốt, lành mạnh và một định hướng rõ ràng để thu hoạch giá trị từ chất xám ấy chứ đừng chỉ có tư tưởng mua sức lao động của người làm thuê.
    Theo FOOTBALLFAN.VN
  8. autumn2582002vn

    autumn2582002vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    CALISTO và RIELD ai "nặng ký" hơn?
  9. autumn2582002vn

    autumn2582002vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    NGÀY 8/3 , ÔNG A.RIEDL SẼ ĐẾN VIỆT NAM
    Ứng cử viên người Áo cho biết ông sẽ có mặt ở Việt Nam để thương thảo với VFF về chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển. Trước đó, A.Riedl dự định sẽ đến Việt Nam vào ngày 6/3. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, HLV này đã quyết định lùi thời gian lại 2 ngày.

    Trong khi đó, cuộc gặp gỡ giữa VFF và HLV Calisto dự kiến diễn ra hôm qua (28/3) cũng sẽ được lùi lại đến thứ tư (2/3). Đây là khoảng thời gian thích hợp đối với nhà cầm quân người Bồ Đào Nha bởi đội bóng GĐTLA của ông sẽ phải thi đấu với LG.HN.ACB chiều 6/3 tới tại Hà Nội.
    Theo những cuộc thăm dò trên mạng về vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia, HLV A.Riedl đang chiếm ưu thế, dù không thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, một thông tin riêng cho hay, ở thời điểm này, HLV Calisto đang là ứng cử viên nặng ký hơn cả.
  10. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Bóng đá VN...trong những ngày u ám nhất.

    Sau thất bại tại Tiger Cup...bao nhiêu đầu tư kỳ vọng tan tành...người hâm mộ tuy chưa quay lưng...nhưng đã tỏ ra mất lòng tin chán nản và thờ ơ với tương lai bóng đá VN.

    Forum này...cũng...thế...buồn vắng...như chiều 30...người ta không nói tới bóng đá Việt...chẳng buồn nhắc....tới gì gì nửa...không tin là sẽ làm được gì...cho dù VN vẩn mong và phấn đấu cho hy chương vàng Sea Games tới...chỉ còn 4-5 tháng nửa thôi....ngày hôm nay chưa thấy rục rịch kế hoạch bao giờ tập trung U 23, hay ai sẽ là HLV chính thức...người hâm mộ không náo nức và kỳ vọng nửa...không mấy ai hy vọng với U 23, 21, 19 vừa thua tan nát năm qua (và cả tuyển QG nửa)...thì bóng đá VN sẽ làm được gì cho năm 2005, rồi Triger 2006...và Asian Cup tại VN 2007.

    Bóng đá VN như con xuồng ba lá nhưng lại muốn ra đại dương.

    Rồi sẽ về đâu với một Rít Đần 3 lần vào chung kết cái giãi 3 ĐNA tệ nhất TG...mà củng không một lần bước lên bục vinh quang...trong đó 2 lần đá sân nhà. Khả năng ông này sẽ là HLV trưởng...thì người hâm mộ bóng đá ai củng xem như đã xong rồi...tất cả các chuyện khác chỉ là màn kịch của LĐBĐ VN mà thôi.

    Cho dù bao tội tầy đình tất cả vẩn U như kỷ...chỉ một người ra đi xoa dịu dư luận...tất cả đều để lâu *** trâu hoá bùn hết....một liên đoàn diều hành bóng đá theo kiểu chủ nhân ông...ông thích ông làm mặc ông...còn người hâm mộ ao ước gì...mặc kệ chúng mày...thích thì bỏ tiền mua vé...không thích nằm nhà...ông có lổ...đã có kinh phí trên cho. Còn cầu thủ và CLB...chúng mày số phải phục vụ chúng ông...phải làm cật lực...lười biếng ông phạt...nhưng hưởng thì ông cho cái ông nghĩ là tốt rồi. Thử hỏi LĐBĐ...là cái gì...có đá bóng không, có phải thuê sân bải, có phải lo ăn uống luyện tập cầu thủ cả năm, chi phí di chuyển, lương bổng...mà lấy 50% bản quyền truyền hình....thật dã man quá....chỉ có lập kế hoạch và giám sát cho một giải đấu...mà ăn 50% có hợp lý không? Liệu không có họ nếu như được cho phép các đội bóng có thể cùng nhau tổ chức giải ngoại hạng không...chắc chắn là đựợc...không những thế tôi tin chắc là sẽ hào hứng công bằng và hiệu quả hơn nhiều....và dĩ nhiên là bóng đá VN sẽ phát triển...thành tích tuyển VN sẽ không có tồi tệ như hôm nay.

    LĐ BĐ đã có công giết chết bóng đá VN hay chí ít cũng làm cho nó quặt quẹo từ:
    1) Tạo nên một giải ngoại hạng chất lượng tồi tệ nhất ĐNA và TG...cho cầu thủ VN cọ xát...thì làm sao tuyển VN từ các cầu thủ này mạnh cho nổi. Đẳng Cấp và Tự Tin....chúng ta hoàng toàn không có....vừa rồi HAGL thua 1-5, và Bình Định thua 0-8...cho thấy...LĐBĐ VN thất bại trong mục tiêu đưa trình độ bóng đá VN tiếp cận với Châu Lục...chưa nói ra TG....thông qua nâng cấp V league.
    2) Không cho phép các CLB, và cầu thủ Việt tự mình nâng cấp trình độ...các CLB VN không có đủ cầu thủ ngoại...để trở thành các CLB mạnh đễ mà có một giải Ngoại Hạng chất lượng cao....nhằm nâng cao chất lượng và chí phấn đấu của cầu thủ nội...củng như đủ thực lực để các HLV làm những thử nghiệm chiến thuật mới giúp đội có những tham vọng và chiến thắng bất ngờ trước đấu thủ mạnh. Thực tế một đội chiếu dưới gồm các cầu thủ rẽ tiền vẩn thắng được dội mạnh gồm các hảo thủ mắc tiền...nếu họ có chiến thuật và lối đá phù hợp Senegan đả loại Pháp là thí dụ....nhưng cho dù một HLV trẻ giỏi có tham vọng...dội hình quá yếu kém...không thể nào làm gì được.

    3) Không có chiến lược đạo tạo cầu thủ VN...tiếp cận trình độ tiêu chuẩn Á Châu hay TG...chúng ta sẽ chỉ mãi mãi thua thua và thua mà thôi...chiến lược dài hơn, ngắn hạn..HLV này đến rồi đi...sẽ không thay đổi đưọc gì cả....bởi vì chúng ta chọn và Huấn Luyện đội tuyển VN để đá với các đội VN mà thôi.

    Thực tế chất lượng cầu thủ VN...vừa yếu, vừa nhỏ, vừa kỷ thuật kém, vừa không có tự tin...trong các giải Á Châu nơi các CLB họ...thường thua tan tác...khi đi ra đây.

    4) Điễm cuối , không có kế hoạch thành lập đội tuyển gồm những cầu thủ tốt nhất đễ bảo vệ danh dự quốc gia...không biết giúp đở hay lôi kéo cầu thủ ngoại tốt về đá cho VN, không tạo cơ hội cho các cầu thủ VN đá nước ngoài...mà chất lượng chắc chắn hơn hẳn về đóng góp...mặc dù họ không hề đòi hỏi vật chất gì. Nguyễn Lee, Thạch Dương, Steve Vỏ, Ngọc Hãi, Ludovic, và một lão gì ở Mỹ vừa rồi...cùng những người khác...mà VN chưa bao giờ tìm kiếm và chẳng bao giờ muốn kiếm...họ chẳn bao giờ có một mảy may cơ hôi công bằng nào để mà đóng góp tình yêu và tài năng cho tổ quốc cả.

    LĐBĐ VN thực chất điều hành theo cơ chế Hợp Tác Xã XHCN trong những năm 1980 mà bây giờ hầu như đã dẹp bỏ...vì bắt dân góp ruộng mà vẩn cày bừa mảnh đất mình...cuối năm...thu hoạch nộp cho HTX...rồi dược chia lại một ít tuỳ theo hứng thú của ban chấp hành ngài chủ tịch...kết quả dân làm nhiều...đói nhiều...làm ít...đói it...cuối cùng vừa làm vừa chơi...cùng nhau đói...cho tới tan hàng thì thôi. Giờ các CLB chúng mày vô HTX BĐ đê nếy chúng mày muốn cày với trái bóng...đá đê...đá cho tốt...ông chia lại tý tiền....bóng đá VN sẽ chết...như các HTX vậy...chết đi đễ rồi hồi sinh rực rở huy hoàng.

    VN sẽ thua tan nát tại Sea Games, Tiger và Asian Cup...đễ rồi cái HTX LĐBĐ VN sẽ giải thể...sẽ là một hiệp hội bóng đá VN ra dời như KT cá thể...các anh làm sao thì làm...làm tốt lời nhiều thì hưỡng nhiều...đóng thuế nhiều cho chính phủ. CLB sẽ đầu tư tối đa cho thành tích thương hiệu, cầu thủ củng thế, tuyển VN cũng thế...thành công của CLB, tuyển VN sẽ là thương hiệu bóng đá VN sẽ là khán giả chật kính sân và cuồng nhiệt, quảng cáo truyền hình...và Cable TV...sẽ dăng quang...khi mà HTX Quốc Doanh LĐBĐ VN bị thất bát thua lổ và cổ phần hoá. Đó là tiến trình tiến hoá của xã hội trước sau gì củng thế...cố trì kéo...chỉ làm tốn thời giờ và thua lổ theo...như các nhà máy mía đường vậy.

Chia sẻ trang này