1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển VN năm 2007: làm nên lịch sử khi lọt vào tứ kết Asian Cup 2007

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi vangtrangkhoc68, 20/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Galatasaray

    Galatasaray Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đúng như bác nói, thật buồn khi ở vn-giá trị của danh dự, truyền thống,sự tự hào của 1 đội bóng chẳng đáng vài đồng usd.
    Thế chẳng trách cái V league thiếu lửa, lửa sao đc khi cầu thủ chỉ coi trận bóng như 1 ngày lao động kiếm cơm ( hay 1 cái gì đó còn nhạt nhoà hơn thế ), đá đấm trận này qua trận khác cốt chỉ để trụ cái chân , hàng tháng nhận lương và tiền bonus
    đến cái logo của clb cũng chẳng anh nào làm ra hồn, "màu áo truyền thống "thì mỗi năm một màu, 1 style.<--đến những điều tưởng như đơn giản như thế này mà cũng ko có thì đúng là khó có thể đòi hỏi ở các cầu thủ V league ý thức màu cờ sắc áo ( ấy là nói đến cái nghĩa đen đơn giản nhất của cụm từ "màu cờ sắc áo " đấy, ha ha ) !!, ...đã có biết bao clb CĐV ra đời-rồi cứ nhạt nhoà dần như chợ chiều -(cầm cờ đi quảng cáo ko công cho thằng cty Hoà Phát, Đông Á à )mỗi năm đôị bóng có 1 tên - rút cục cái clb hâm mộ ấy cũng chẳng bít là mình đang tôn thờ cái đội bóng nào ,cứ như là hàng năm ăn cơm nhà vác Tù Và+ làm quảng cáo ko cát xê cho mấy nhà tài trợ
    Khách sạn Khải hòan nếu ko nhầm giờ là Đá Mỹ Nghệ (hik).
    chính xác,vinakansai Ninh Bình trc là NH Đông Á ( CATP HCM )
    thực ra chuyện về cái tên clb , ở các n''c bóng đá chưa fat triển và kinh tế cũng chưa fat triên thì cũng ko hiếm, như Thái lan, Singapore, ...cũng vậy thôi, đến Nhật v,Hàn , Trung thì cũng vậy mà, cũng dính tên mấy doanh nghiệp vào,, nhưng ở các quốc gia nói trên , các doanh nghiệp biết cách truyền cả sự tự hào thương hiệu đến các cầu thủ ( ở Vn tôi chỉ thấy HAGL làm đc điều này) , ,
    ( ặc, nhảy sang chuệyn anh bóng chuyền vn fat''---có clb gì tên là "Phân bón &**&6 " gì gì đó, nhớ ko rõ --nghe tên thôi khán giả cũng hết dám mê )....
  2. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Ba chìm bảy nổi quá, CA TP bây giờ phiêu bạt đến tận Ninh Bình. Nhưng mà ko sao, miễn sao CLB thi đấu thành công là được. Còn đội bóng Hải Quan bây giờ ko biết là đội bóng nào? Cái tên của CLB rất quan trọng, ít nhiều cũng phải giữ được cái tên gốc gắn liền với địa phương của mình như Nam Định, SLNA...như vậy mới gắn kết được với người hâm mộ. Còn tên các cty đi kèm thì ko quan trọng, giữ được trong đó cái tên gốc là được rồi.
  3. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ko biết mọi người thế nào chứ, em bây giờ cứ nghĩ đến cái tên TC là lại nghĩ ngay đến chuyện dùng thể lực để tấn công, thế mới chuối chứ
  4. tranthedung72

    tranthedung72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    v ấn đề ở đây không phải chúng ta không có các giải phong trào (nhi đồng,thiếu niên,các giải các trường TH,ĐH ..........)mà chúng ta vận dụng như thế nào.thực tế là chúng ta chả tận dụng được gì,tất cả chỉ là phong trào đơn thuần.trong khi ở các nước như HÀN,NHẬT...các đội bóng của trường ĐH rất mạnh,VN ta đã mời họ sang thi đấu kiểm chứng với các đội tuyển của ta.các ông Ở VFF làm giải này giải nọ chỉ theo đúng nghĩa phong trào,có để cho có,có để tiêu tiền tài trợ.sau các giải thanh thiếu niên nhi đồng hàng năm tìm ra khối các cháu tài năng đấy chứ,vậy mà các cháu ở tuyên quang,thái bình,phú yên ...mất hút.
    theo tôi mấy thằng ở VFF không có đức không có tài và không có tâm với bóng đá nước nhà
    .trước là nâng cao thể chất cho học sinh sinh viên,sau là đào tạo ,tuyển chọn các tài năng cho bóng đá .
    còn phải học bọn Thái dài dài
  5. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Đúng vậy , giải gì cũng gian lận thì khá thế nào được,bệnh thành tích nặng quá rồi ,kéo bè kéo đảng bao che nhau nữa ,ặc ặc,bùa hộ ghế của họ là "gút kinh nghiệm".
  6. thongtinlaptop

    thongtinlaptop Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    1.664
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Việt Nam: BÓ TAY
  7. farseer

    farseer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Khi người ta coi đội tuyển là công cụ quảng cáo cái tên chứ không phải là biểu tượng linh hồn của một vùng đất, một đạo quân. Đội bóng đó giống thứ quân ô hợp, chỉ là nơi kiếm cơm ăn. Cả Việt Nam đều thế cả, mức độ ít hay nhiều. Số phận đội bóng không phụ thuộc vào sự ủng hộ của quần chúng mà là ông chủ tài trợ, khi ông chủ đó xuống thì đội bóng tụt theo. Rồi sau này những cái tên Gạch géo gì đó cũng sẽ giống vài cái tên đang lụn bại.
    Những cái tên lẫy lừng một thời.
    Thép Cảng (chót bảng) (còn đâu tinh thần đá hết sức rồi có xuống hạng cũng tự hào)
    HN. ACB (chót bảng) (đại diện công an thủ đô đâu rồi, chỉ là thứ quân hỗn loạn)
    Thể Công (đang lụn bại vì thiếu tinh thần thi đấu, họ không còn thấy mình là đại diện các chiến sĩ thi đấu)
    Còn đội Saigon Police giờ coi như tan đàn xẻ nghé rồi. Thật khôi hài cho một thành phố gần 10 triệu người, chỉ có một cái tên lạc lõng Thép Cảng đang xếp chót bảng.
    Khán đài nào cũng trống vắng người xem trừ một số nơi ngoài bóng đá ra thì chẳng còn cái gì để chơi như Thanh Hoá, SLNA.
  8. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Từ chuyện Xuân Thành đến "thế giới ngầm" cầu thủ

    Đọc bài này mới hiểu tại sao ĐTVN đá được có 60 phút là tèo. Chú nào chú đó hút thuốc, chích choác, nhậu nhẹt tưng bừng thế này thì còn sức đếch đâu mà đá. Giờ có lẽ trong giới cầu thủ VN, các cầu thủ mà có thể coi là sạch thì chắc đếm được trên đầu ngón tay.


    Từ chuyện Xuân Thành đến "thế giới ngầm" cầu thủ
    09:05'' 20/03/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Không phải đến khi xảy ra "sự kiện" Xuân Thành, người ta mới bàng hoàng nhận ra rằng "thế giới ngầm" của đời cầu thủ cũng... kinh hoàng lắm lắm...

    Những bản "hùng ca" trong đêm

    Sau mỗi trận đấu chính thức ở V-League hay hạng Nhất, các cầu thủ bao giờ cũng được hưởng trọn một đêm "xả hơi". Và còn thời điểm nào thích hợp hơn để họ "quậy hết mình"???

    Thường thì các cầu thủ ít khi chơi đơn lẻ, mà hay tụ tập thành từng nhóm. Cùng đội cũng có, mà khác đội cũng có. Nhiều người dù xa xôi cách trở, thậm chí đầu quân cho những đội bóng "không đội trời chung", nhưng hễ cứ gặp nhau là phải "quần anh hội" do "kết" sở trường chơi bời của nhau.

    Thuở các hoạt động vui chơi của xã hội còn "sơ khai", niềm đam mê của giới cầu thủ cũng rất đơn giản, chỉ là bài bạc, cá cược, hay "rượu cả vò, chó cả con"... Mọi lạc thú hầu như chỉ xoay quanh bàn tiệc, bia rót như suối, "mồi nhậu" ê hề... "Hưng phấn" lắm cũng chỉ dừng ở các khoản phát sinh mà người ta hay gọi là "từ A đến Z".

    Nhưng khoảng gần chục năm trở lại đây, phong trào xài thuốc lắc đã trở nên rầm rộ. Dân bóng đá lại chính là những người đi tiên phong cổ xuý cho hình thức vui chơi giải trí này phát triển, và nâng nó lên thành "mốt".

    Ngoài "con tốt thí" Xuân Thành (16), liệu còn biết bao nhiêu cầu thủ khác đang "nướng" cả tuổi trẻ và sự nghiệp của mình vào chốn sa đoạ đó?

    Đặc biệt khi các cầu thủ được coi là những người hưởng lương cao so với mặt bằng thu nhập chung thì họ càng không tiếc tiền rót vào những chốn ăn chơi thác loạn. Đi vũ trường ư, nốc rượu mạnh ư, nhảy nhót bốc giời ư, xưa rồi! Phải biết "cắn thuốc" để đưa mình vào thế giới thần tiên của âm thanh và cảm giác mạnh, thế mới là "thời thượng".

    Theo lời kể của những "người trong cuộc" thì "cắn thuốc" cũng gây nghiện, nghiện chẳng khác gì hút cần sa hay hít heroin. Ở đâu cũng đều có chỗ chơi, nhưng mỗi dịp về thi đấu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng hay Đà Nẵng..., dân bóng đá mới có điều kiện quây quần xôm tụ và "bay" một cách... hoành tráng.

    Một cầu thủ từng có thời gian chơi cho Hàng không Việt Nam tiết lộ, nhờ biết chơi "tới bến" mà một số thành viên của đội bóng này đã xây dựng được đội ngũ "chiến hữu" rộng khắp trong Nam ngoài Bắc. Thủ đô trở thành mảnh đất "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".

    Ở Hà Nội, một số tụ điểm lớn như N.C, H.G.X hay các "chi nhánh" nhỏ khác (như các quán karaoke "chuyên dụng" ở phố Bùi Thị Xuân chẳng hạn) có sức hấp dẫn ma thuật. Người ta gọi đó là "động lắc", quả không sai.

    Khi đã bước chân vào chốn thiên đường đó, bạn sẽ quên hết sự đời, quên luôn cả mình có mang theo ví tiền dày cộp hay điện thoại di động hàng hiệu... Một vài lần bị "các em" nẫng mất những món đắt tiền, giới cầu thủ cũng rút được kinh nghiệm: gom đồ lại một đống và... thuê hoặc nhờ người canh gác.

    Một "dân bay" khá chuyên nghiệp tiết lộ rằng trước đây, thuốc lắc còn hiếm và đắt đỏ, chứ bây giờ thì "vô biên cương", chỉ vài trăm ngàn là "ok". Chính vì thế mà cơ hội lao vào vòng lắc không chỉ còn dành riêng cho các "đại gia", mà đã rộng mở cho cả những cầu thủ mới vào nghề, lương tháng trung bình.

    Cách đây khoảng hơn 5 năm, giang hồ Hà thành vẫn tấm tắc khen ngợi kỳ tích của một tuyển thủ quốc gia trẻ. Anh này lắc trong "động" chưa đã, ra ngoài đường lắc tiếp và... bỏ quên luôn chiếc xe máy Avenis cáu cạnh ở gốc cây.

    Hồi ấy, xe Avenis còn là một tài sản lớn. Nhưng bây giờ, đối với các cầu thủ "chất nghệ", xe cộ chỉ được coi như... cỏ rác. Dylan, SH, PS, Piaggio..., những chiếc xe giá trị cả trăm triệu, nhưng chỉ cần một cái tặc lưỡi nhẹ nhàng là những chú "trâu sắt" này lặng lẽ vào hiệu cầm đồ để "làm kinh tế" phục vụ chủ nhân của chúng bay xuyên màn đêm.

    Bên cạnh việc đặt xe, nguồn thu nhập chính của họ còn đến từ cá độ bóng đá. Sự cố liên quan đến đội Olympic Việt Nam ở SEA Games 23 dường như chẳng hề hấn gì đối với dân chơi. Những món tiền tỉ cứ luân chuyển liên tục sau mỗi vòng đấu của giải ngoại hạng Anh, Cúp C1 hay thậm chí chỉ là những trận giao hữu lèm nhèm.

    Không khó để "điểm mặt" các hảo thủ thường xuyên qua lại chốn ăn chơi truỵ lạc. Hải Phòng có, Thể Công có, HN.ACB là "trùm", Bình Dương, Đà Nẵng, TMN.CSG..., CLB nào cũng không thiếu những "cá nhân kiệt xuất" trong làng giải trí thượng lưu.

    Xuân Thành chỉ là một thành viên trong nhóm lắc điên cuồng đã có "tuổi nghề" dày dạn, mà theo nhận xét của những kẻ "am tường" thì "Thành "xì po" dính đòn vì ngông nghênh quá".

    Ngoài "con tốt thí" Xuân Thành, liệu còn biết bao nhiêu cầu thủ khác đang "nướng" cả tuổi trẻ và sự nghiệp của mình vào chốn sa đoạ đó? Xin thưa: nhiều, nhiều lắm. Có những gương mặt trẻ được coi là đầy triển vọng, nhưng khi mà người hâm mộ còn chưa kịp thấy họ xuất hiện trên sân cỏ thì giới "bay" đã nhẵn mặt họ ở các vũ trường rồi.

    Vai trò của các CLB ở đâu?

    Sẽ có rất, rất nhiều cầu thủ không hề sốc trước vụ Xuân Thành. (Thành "xì po" hay là ai khác thì cũng thế cả mà thôi). Và cũng sẽ có rất, rất nhiều cầu thủ khác cảm thấy mình may mắn vì đã không "xộ khám".

    Người có trách nhiệm thì băn khoăn tự hỏi vai trò quản lý của các CLB ở đâu. Cũng thật khó trả lời, bởi vì CLB chỉ có thể quản lý cầu thủ về thi đấu và sinh hoạt ở một mức độ nhất định. Giám sát chặt chẽ 24/24 giờ là điều không tưởng.

    Thực ra thì việc những cầu thủ trở nên đình đám trong giới ăn chơi không thể qua được mắt các lãnh đội. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam chưa có chế tài nào dành cho nội dung "nhạy cảm" này. Và tư tưởng thoả hiệp, cưng chiều cầu thủ cũng không tránh khỏi.

    Vài năm về trước, trong giai đoạn nghỉ giữa 2 mùa bóng, một nhóm cầu thủ cốt cán của HKVN đã tụ tập với nhau gần tháng trời trong một động lắc. Không bước chân ra ngoài, cơm ăn được tiếp tế tận nơi, quần áo bẩn thì... mua đồ mới, coi như "đồng phục".

    Sau vụ thác loạn tiêu tốn vài trăm triệu này, có những nhân vật hùng hồn tuyên bố đó cũng là một hình thức "ăn ở tập trung" như trong mùa giải. Thậm chí "gã béo" Q.H còn thoải mái: "Chơi như thế chẳng khác gì "ép cân", cũng có lợi đấy chứ"!

    Lãnh đội HKVN biết, nhưng nín thinh. Trác táng đã trở thành một "truyền thống" bất thành văn ở CLB này.

    Sau này, khi chuyển giao thành LG.HN.ACB, rồi HN.ACB, đội bóng vẫn tồn tại nhiều chuyện thật mà cứ như đùa. Có cầu thủ được... ngưỡng mộ là "sâu rượu" - say bí tỉ quanh năm suốt tháng, lại có cầu thủ được mệnh danh là "quái xế" - không đêm nào vắng mặt ở các đường đua. Cả hai đều đã từng nghỉ thi đấu dài ngày vì chiến tích "đo đường".

    Tuy vậy, đây không phải là trường hợp cá biệt trong các đội bóng. Ở Đà Nẵng, thủ môn Ngọc Thế từng phải giải nghệ vì bị đâm thủng bụng. Ở SLNA, Phan Thanh Tuấn nghiện nặng, còn Phi Hùng không ít lần bị "dính chưởng" từ giới xã hội đen.

    Công bằng mà nói, khoảng thời gian tự do của một cầu thủ không nhiều, mỗi ngày chỉ vài tiếng đồng hồ, không thấm tháp gì so với thời gian luyện tập, sinh hoạt tập trung. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ đó, bao nhiêu chuyện rắc rối, đau lòng có thể xảy ra.

    Bóng đá Việt Nam đã chứng kiến không ít tai nạn giao thông từng cướp đi sinh mệnh của Hà Mai Giang, rồi Võ Bá Khôi... Có thể bản danh sách tử thần này vẫn chưa dừng lại, bởi người viết đã nhiều phen phải "lác mắt" trước những cầu thủ trẻ lao như thiêu thân trên đường Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định hay Vinh... Đoạn đường về Trung tâm HLTTQG Nhổn gồ ghề, bụi bặm và đông đúc là thế, mà các tuyển thủ của chúng ta vẫn cứ điềm nhiên phóng bạt mạng với niềm tin mãnh liệt vào "tay lái lụa".

    Một điều đáng lo ngại là ở các đội bóng, tình trạng chơi theo trào lưu đã phát triển thành tệ nạn. Nhiều bậc đàn anh thay vì gương mẫu về mặt chuyên môn, lại dùng cái uy của mình để "thu phục nhân tâm", đưa các em trẻ "vào đời". Thể Công một vài năm qua bị coi là "hỏng hẳn" một phần cũng vì nguyên nhân đó.

    Ai cũng biết bóng đá là một nghề khắc nghiệt, mà tuổi thọ "ngắn chẳng tày gang". Nhiều người quan niệm, đã "ngắn" thì càng phải chơi cho "đã". Bởi vậy mà không ít tài năng vụt đến rồi lại vụt đi ngay.

    Một cầu thủ từng được gọi vào đội tuyển, đã bôn ba qua nhiều CLB Bắc - Nam với mức lương cao ngất, nhưng giờ đang vật vờ đá dự bị cho một đội bóng Thủ đô tâm sự: "Ngoảnh đi ngoảnh lại, thấy xuống sức nhanh đến phát hoảng. Giờ tụi trẻ nó có rủ đi lắc cũng đành từ chối khéo, cùng lắm là làm vài chén rồi về đi ngủ".

    Sự tiếc nuối của "lão tướng" đã "rửa tay gác kiếm" này tuy muộn, nhưng còn hơn không. Song những tay chơi biết thức tỉnh như anh chỉ là con số lẻ loi trong "thế giới ngầm" đang ngày đêm "đốt" mình cho lạc thú.

    Xã hội thời nay quá nhiều cám dỗ. Một người bình thường còn khó tránh khỏi vòng xoáy của các tệ nạn, nói gì đến giới cầu thủ, vốn bị coi là nhận thức hạn hẹp và lại... quá nhiều tiền???

    *

    Anh ĐỨc
  9. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Đồng Tâm Long An thua Adelaide 0-2

    Bác Tuấn đâu rồi. Tụi Úc nhỉ cần nhảy tưng tưng như Kăng gu ru mà đã hạ Gạch 2 trái rồi kìa. Mà đây là Gạch với một đống ngoại binh to con và thuộc loại khá chứ không phải ĐTVN với toàn mấy chú tí hon. ĐTVN mà gặp tụi Úc chắc có khi giống Thái thua Brazil đến 7 bàn không gỡ.



    Đương kim vô địch VN Đồng Tâm Long An (ĐTLA) đã thất thủ ngay trên sân nhà trước Adelaide, trong khuôn khổ AFC Champions League. Đối thủ đến từ Úc chơi đơn giản nhưng cực kỳ lợi hại với những pha phản công nhanh.

    Với những diễn biến trên sân, nếu chủ nhà ghi được một bàn thắng thì sẽ hợp lý hơn, nhất là trong hiệp 2 khi Tshamala, Việt Thắng và Minh Phương tạo được một số pha nguy hiểm bằng những pha phối hợp chọc khe bật tường tầm thấp. Tuy nhiên sự thiếu vắng Antonio khiến cho lối chơi tấn công của ĐTLA mất đi sự sắc sảo, vì thế vẫn chưa đủ gây khó khăn cho đối phương. Ngược lại, dù biết đội bóng Úc sẽ chơi bóng bổng nhưng hàng thủ ĐTLA vẫn không thể ngăn được 2 pha ghi bàn đơn giản của đối phương. Hoàng Thương (đá thay Thanh Trúc bị chấn thương) tầm vóc thấp không thể kiểm soát trung lộ. Chỉ trong 30 phút, Fernando Rech (10) đánh đầu hạ Santos ở phút 18, sau đó Travis Dodd (13) nâng lên 2-0 bằng cú sút cận thành. Nếu Santos không xuất sắc thì ĐTLA còn thua đậm hơn. HLV Calisto thừa nhận: "Đội ĐTLA không thể hóa giải được lối đá bóng bổng nhanh của Adelaide, dù đã cố gắng cầm bóng không để mất thế trận".
  10. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ko phải là nhảy tưng tưng đâu bác ạ, chúng nó cũng đá hộc cả hơi ra mới được có 2 quả đấy, nếu mà nhẩy tưng tưng mà đá được thì nó đã ghi 10 quả rồi chứ ko phải là 2 quả, sang hiệp 2, bọn Úc bị Gạch dồn ép tấn công cho còn thở ko ra hơi ấy chứ, nói như bác chắc là ko xem trực tiếp trận này rồi. Gạch chơi quá hay, chỉ kém chúng nó về thể hình thôi, còn về thể lực thì về cuối trận, bọn Úc còn mệt hơn cả Gạch, quay cận cảnh chú nào cũng thở hồng hộc trong khi đó Tài Em, Minh Phương vẫn thở bình thường. Chiến thuật và kỹ thuật của Gạch ko kém chút nào, có khi còn nhỉnh hơn. Mà bác bảo là một đống ngoại binh cao to của Gạch thì đúng là bác ko xem trận này rồi, chỉ đọc báo rồi copy vào, Gạch chỉ có mỗi 2 ngoại binh, trong đó có một người là thủ môn santos mất rồi nên còn lại mỗi shamala trên hàng công, tóm lại là ngại binh ko đáng kể. Sang hiệp 2, Gạch dồn lên tấn công rất hay, tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng mà ko ghi được bàn nào vì bọn Úc lùi về phòng ngự đông quá. Khán giả thì ngồi đầy sân, xem từ đầu đến cuối, đến khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu thì mới chịu đứng lên đi về bởi vì Gạch đá quá hay và bàn thắng có thể đến bất kỳ lúc nào. So với thể hình như vậy mà đá đôi công được như vậy là quá hay rồi, Gạch chỉ thua mỗi về thể hình thôi.

Chia sẻ trang này