1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyệt Quán Luận

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 10/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Thực ra Công tử mải uống rượu, lười đánh máy thôi ấy mà.
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    tHỰC RA LÀ TẠI HẠ ĐÃ ĐÁNH MÁY XONG HẾT RỒI!
    cHỈ CÒN CHỜ MỘT CÁI Ổ CỨNG DI ĐỘNG ĐỦ DUNG LƯỢNG ĐỂ ĐƯA LÊN DIỄN ĐÀN THÔI!
    ps: BỮA NÀO ĐI NHẬU ĐÂY?!
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 3
    3.1
    Duyên Môn hỏi: "Phàm phu có thân, nên nhìn nghe cảm biết, thánh nhân cũng có thân, nên cũng nhìn nghe cảm biết. Có ai khác biệt ở trong?"
    Nhập Lý đáp: "Phàm phu mắt thấy, tai nghe, thân cảm, ý biết. Thánh nhân không như vậy, thánh nhân thấy cái thấy không phải của mắt (kiến phi-nhãn-kiến), nghe cái nghe không phải của tai (văn phi-nhĩ-văn), cảm cái cảm không phải của thân (cảm phi-thân-cảm) cho đến biết cái biết không phải của ý (tri phi-ý-tri). Là tại sao? Vì đã vượt qua những tính toán đo lường rồi vậy".
    3.2
    Hỏi: "Tại sao kinh nói Thánh Nhân vô kiến, văn, giác, tri (không có cái thấy, nghe, cảm, biết của phàm phu)?"
    Đáp: "Thánh nhân không có cái kiến, văn, giác, tri của phàm phu, không có nghĩa là không có thế giới sự thể (cảnh giới tự nhiên và vũ trụ) của thánh nhân. (Đó là vì) không giữ cái chấp Hữu Vô, xa lìa tính phân chia so sánh vậy."
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 17/03/2007
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    3.3
    Hỏi: "Phàm phu thật có cái gọi là thế giới sự thể của phàm trần chăng?"
    Đáp: "Thực không có khi còn mê, vì bản lai tĩnh lặng tịch diệt, tuy nhiên vì mê mờ tính toán, so sánh thành ra sai lệnh vậy".
    3.4
    Hỏi: "Con không hiểu, cái gọi là: sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt, sự hiểu của thánh nhân không phải là cái hiểu của ý thức?"
    Đáp: "Pháp thể khó thấy, có thể thí dụ thế này để hiểu: như lấy ánh sáng thâm sâu chiếu soi một vật. Giống như là (có vật) chiếu rọi và (có vật) bị chiếu. Không thể có con mắt mà tự có cái khả năng thấy được. Đến như cái lý Âm Dương trong muôn vật, giống như (một bên là) cái biết (và một bên là) cái bị biết. (Thành ra cũng) không có một cái Ý thức mà tự nó có cả cái khả năng hiểu được.".
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 4
    4.1
    Duyên Môn đứng dậy hỏi: "Cuối cùng Đạo thuộc ai?"
    Đáp viết: "Cứu cánh không thuộc về gì cả, giống như chân không chẳng lệ thuộc vào đâu. Đạo mà còn lệ thuộc buộc ràng tức là có cản có khai, co chủ có khách vậy".
    4.2
    Hỏi: "Gốc của Đạo là gì? Cái Dụng của pháp là gì?".
    Đáp: "Hư không là gốc của Đạo, tất cả MỖI hiện tượng đều là cái dụng của Đạo Pháp".
    4.3
    Hỏi: "Trong đó ai là kẻ tạo bày?".
    Đáp: "Không ai tạo bày, Pháp giới tính tự nhiên".
    4.4
    Hỏi: "Chẳng phải chính là do Nghiệp lực của chúng sinh mà làm ra ư?"
    Đáp: "Đã mang nghiệp, nên bị nghiệp ràng buộc, từ đó mà ra chẳng phải khác. Làm sao rảnh rang mà khơi biển, gom núi, định trời dựng đất được".
    4.5
    Hỏi: "Thường nhe Bồ Tát do ý mà hóa thân, không phải là do Lực thần thông sao?"
    Đáp: "Phàm phu có nghiệp chướng ô uế, thánh nhân chẳng có nghiệp chướng. Do đó, có hơn có khác nhưng chưa hẳn là cái đạo tự nhiên. Cho nên Kinh (Lăng Già) nói: có biết bao thân xác do ý hóa sinh, thật ra chẳng gì khác hơn là do tâm tạo bày".
    4.6
    Hỏi: "Nếu đã nói Không là gốc của Đạo, Không là Phật chăng?"
    Đáp: "Như thị!".
    4.7
    Hỏi: "Nếu Không là Phật, Thánh nhân sao chẳng chuyển bảo chúng sinh niệm Không, mà lại dạy chúng sinh Niệm Phật?"
    Đáp: "Vì chúng sinh ngu si, nên mới chỉ dạy Niệm Phật. Còn với người có đạo tâm, thì dạy Quán thực tướng cái thân này, cũng như Quán Phật vậy. Nói Thực Tướng tức là nói Không, là nói Vô Tướng vậy".

  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 5
    5.1
    Duyên Môn đứng dậy hỏi: "Thường nghe ngoại đạo cũng đắc Ngũ thông, các bậc Bồ tát cũng đắc như thế. Cả hai đều có (thần thông) thì có gì khác biệt?".
    Nhập Lý trả lời: "Không giống. Là tại sao? Ngoại đạo cho rằng họ có đạt được, Bồ tát thì không như vậy, bởi vì đã đạt được lý Vô Ngã rồi vậy".
    5.2
    Hỏi: "Lúc bắt đầu, phàm mới học đạo, lý nhập thì chưa trọn, chân như mới thấm một chút, hiểu sơ sài về diệu lý. So với những kẻ ngoại đạo đã đắc được ngũ thông, thì sao mà hơn được?".
    Đáp: "Trước hay giữ lấy phần nhập lý dù rất nhỏ bé đó. Có lợi gì về việc sử dụng cái Ngũ thông kia?".
    5.3
    Hỏi: "Nếu đắc Ngũ thông thì đời sẽ tôn kính, đời sẽ coi trọng. Trước: biết việc chưa đến, Sau: biết việc đã qua. Tự phòng ngừa lấy những hư lầm sai quấy, há chẳng là hơn không?".
    Đáp: "Chẳng phải là tại sao? Tất cả người đời, tâm đa hướng về hình tướng, tham buộc vào của cải cơ nghiệp. (Đó là) theo ngụy mà làm loạn chân chính. Những kẻ đó dù có được cái thần thông của Thắng Ý, cái tài biện thuyết của Hạnh Tinh, mà không thấu hiểu được cái Lý của Thực tướng thì cũng (giống như Thắng Ý và Hạnh Tinh) đểu chẳng thoát chết bởi nạn đất sụp vậy".
    [Thắng Ý : nhân vật trong Chư Pháp Vô Hạnh Kinh, Đại Tạng Kinh, quyển 15
    Hạnh Tinh : nhân vật trong Niết Bàn Kinh, Đại Tạng Kinh, quyển 12]
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 6
    6.1
    Duyên Môn hỏi: "Đạo chỉ có ở trong linh hình chăng? Hay Đạo cũng ở trong cả cây cỏ nữa?".
    Nhập Lý nói: "Đạo chẳng thuộc về cái gì có giới hạn.".
    6.2
    Hỏi: "Đạo bao la như vậy, thì tại sao giết người có tội, còn giết thảo mộc vô tội?".
    Đáp: "Khi nói có tội và không có tội, thì đều là nói theo từng sự việc riêng biệt, không phải là chính đạo. Đó là bởi vì thế nhân không đạt được cái Lý của Đạo, mê lầm mà cho rằng có cái thân ngã, sát tức là có tâm (cố ý), tâm đó kết thành nghiệp, nên nói là có tội. Thảo mộc vô tình, trước sau vốn hợp với Đạo, Lý đã Vô Ngã, nên chẳng kể đến người hại chúng. Vì vậy, nên nói là chẳng luận bàn về có tội hay không có tội. Cho nên Vô Ngã là hợp với Đạo, coi thân hình như cây cỏ, dù có bị cắt chặt thì cũng như là cây rừng (bị chặt). Vì vậy nên Ngài Văn Thù Sư Lợi dùng kiếm chém Đức Cồ Đàm, Ương Quật cầm dao đâm Đức Thích Ca. Cả hai (trường hợp) đều là thuận hợp với Đạo. Cả hai (Văn Thù và Ương Quật) đều chứng quả vị bất sinh, liễu tri được tính hư không huyễn hóa (của mọi hiện tượng). Vì vậy, nên nói là không luận bàn về có tội hay không có tội vậy".
    [Trong Đại Bảo Tịch Kinh (Ratnakutah) có nói đại ý khi nghe Phật thuyết pháp, có năm trăm vị Nhập Lưu hiểu được kiếp trước của mình đã phạm những đại tội, cho nên mang vọng tâm là mình sẽ không bao giờ giác ngộ được. Bồ tát Văn Thù hiểu được ý Phật muốn dạy cho họ một bài học để làm sáng tỏ những vọng tưởng đó, nên ngài đứng lên cầm kiếm chém Đức Phật. Phật bèn cản lại mà dạy, đại ý nói: Bản lai vô Ngã, chỉ vì chấp trươc mà có thân ngã, ngã kiến, có tội, phi tội, v.v... Nếu người muốn hại Phật thì chỉ cần trong tâm hiện lên ý đó, là đã đủ tổn hại đến Phật,... còn đạt lý vô tâm thì siêu việt thiện ác,... (như trường hợp ngài Văn Thù lúc này)]
    [Ương Quật Ma La (Angulimala), tên một nhân vật trong Tạp A Hàm Kinh (Samyutta Nikaya). Ương Quật là gã Bà La Môn ở thành Xá Vệ. Ban đầu, tin theo tà thuyết nói là hễ giết được 1000 người rồi, chặt ngón tay xỏ làm xâu đội đầu thì đựơc sanh lên cảnh Thiên Đàng. Khi giết được 999 người rồi, còn thiếu một, Ương Quật định giết mẹ và rượt theo mẹ để giết. Đức Phật bèn đem lòng thương xót nên hiện ra bên đường, để Ương Quật giết. Ương Quật chạy, Phật chỉ bước mà hắn không nắm bắt được. Đợi cho đến lúc hắn kiệt sức, Đức Phật mới dùng lời cảm hóa. Sau Ương Quật quy y, xuất gia và cũng đắc quả A La Hán. Hai điển tích trên đây cũng là ý nghĩa của câu thoại đầu nổi tiếng củA Thiền giới. Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ, để chỉ Trí Huệ Bát Nhã tuyệt đối, Bình Đẳng Trí, Vô Phân Biệt Trí,... không xem cả Phật là cứu cánh.]
    6.3
    Hỏi: "Nếu thảo mộc từ lâu đã hợp đạo, thì sao trong kinh không thấy ghi rõ cỏ cây thành Phật mà chỉ ghi người ta (thành Phật)?".
    Đáp: "Không phải chỉ ghi có người, còn có ghi cả thảo mộc nữa. Kinh (Hoa Nghiêm) nói: chỉ trong một hạt bụi cũng có tất cả thế giới vạn tượng. Kinh (Duy Ma Cật) lại cũng nói: Tất cả thế giới vạn tượng đều như vậy, tất cả chúng sinh cũng cùng như thế. Đó là không hai, là vô sai biệt vậy".
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 7
    7.1
    Duyên Môn hỏi: "Nếu theo yếu lý Chân Không, thì lấy gì để chứng ngộ?".
    Nhập Lý nói: "Tìm trong tất cả mọi hình tướng (Sắc) , chứng ngộ bằng tự lời của mình".
    [Sắc (Rùpa): Sắc pháp và Tâm pháp, tất cả hình tướng của tự thể và cảnh giới ngoại tại]
    7.2
    Hỏi: "Tìm trong tất cả mọi hình tướng là gì? Chứng ngộ bằng lời của mình là gì? Thế nào là sắc trung cầu? Thế nào là Ngữ trung chứng?".
    Đáp: "Chân Không và Hình Tướng vốn là một, Ngữ ngôn và Tu chứng cũng chẳng hai".
    7.3
    Hỏi: "Nếu tất cả Pháp giới vạn vật là Không, thì sao Thánh nhân thì thông suốt, Phàm phu thì ngưng trệ?".
    Đáp: "Mê động nên ngưng trệ, Chân tĩnh nên thông suốt".
    7.4
    Hỏi: "Nếu (tất cả pháp giới) đã là không, thì thế nào là vô minh? Nếu đã vô minh rồi thì làm sao lại thành không cho được?"
    Đáp: "Phàm đã nói đến mê thì bất giác chợt khởi, bất giác lại động. Nhưng kỳ thực trong tính Không thì chẳng có một cái gì gọi là mê vọng cả". Khi mê vọng thì có khởi có động, có cái gọi là vô minh có điều gọi là Phật thánh... còn trong Không Tính (cảnh giới của người giác ngộ, trạng thái thanh tịnh, Niết Bàn,...) thì tất cả pháp giới đều phô bày thực tính, thì chẳng còn gì gọi là hư giả, hư vọng nữa.
    [So đoạn này với Tâm Kinh Bát Nhã: "Tướng Không của các pháp thì chẳng sanh chẳng diệt, chẳng tịnh, chẳng nhơ,... trong tính Không này thì chẳng có cái gì gọi là hình tướng, cảm thụ, tư tưởng,..."]
    7.5
    Hỏi: "Nếu (pháp giới) thực là Không, thì tất cả chúng sinh đều không cần tu đạo. Là tại sao? vì tự nhiên tính (của chúng sinh đã là Không rồi) là thế".
    Đáp: "Tất cả chúng sinh, nếu thực đã thông giải cái Lý tính Không rồi thì quả là không cần tu đạo gì cả. Nhưng chỉ vì đã ở chốn Không mà chẳng (giác ngộ được) Không nên mới sinh ra nghi hoặc vậy".

    7.6
    Hỏi: "Nếu như thế, ắt lìa mê hoặc là Đạo. Thì tại sao lại còn nói tất cả đều không phải là Đạo?".
    Đáp: "Không phải vậy, không phải mê hoặc là Đạo, cũng không phải lìa mê hoặc là Đạo. Là tại sao? Như người say thì không tỉnh, tỉnh thì không say. Cho nên, không phải lìa say mà có tỉnh, hay không say (ngà ngà say) tức là tỉnh".
    7.7
    Hỏi: "Như khi người ta tỉnh rồi thì say ở đâu?".
    Đáp: "Như lật ngược lại bàn tay. Trong khi tay còn đang lật như vậy, không cần hỏi tay ở đâu".
    [Mê tỉnh chỉ là hai mặt của một thực thể, như bề trái bề mặt của một bàn tay. Chỉ vì mê nên không nhận ra được chân tâm vốn đã trong sáng ở ngay trong mình.]
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 8
    8.1
    Duyên Môn hỏi: "Nếu như không đạt được chân lý đó, có thể thuyết pháp giáo hóa chúng sinh được chăng?".
    Nhập Lý nói: "Không được. Là tại sao? Mắt mình còn chưa tỏ, há trị được mắt người ư?".
    8.2
    Hỏi: "(Tuy chưa đạt lý nhưng) cố tận trí lực, tùy theo hoàn cảnh mà hóa độ, cũng không được sao?".
    Đáp: "Nếu đạt Đạo Lý, thì gọi là Tận Lực. Còn chưa đạt được Lý Đạo, thì gọi là Vô Minh Lực (sức mạnh của u mê). Là tại sao? vì (cái sức mạnh u mê đó) chỉ giúp cho phiền não tăng trưởng mà thôi".
    8.3
    Hỏi: "Tuy không có khả năng mang chân lý hóa độ cho người, thì cũng dạy chúng sinh làm theo Thập thiện, Ngũ giới, an định nhân thiên. Há không có lợi hay sao?".
    Đáp: "Chẳng những đối với chân lý tuyệt đối là vô ích, mà còn khiến tổn hại gấp đôi. Là tại sao? Vì đã tự hãm mình rồi lại còn hãm người. Tự hãm nghĩa là tự cản trở mình với Đạo. Hãm người, nghĩa là cũng không giúp ngừơi thoát khỏi luân hồi lục đạo vậy."
    [Thập thiện: không giết ngừơi, không trộm cướp, không dâm dục, không dối trá, không hai lời, không ác khẩu, không hoang ngôn, không tham dục, không sân hận, không tà kiến.
    Ngũ giới: không giết người, không trộm cướp, không dối trá, không dâm loạn, không nghiện ngập.]
    8.4
    Hỏi: "Phật không thuyết rằng có ngũ thừa khác nhau đó hay sao?".
    Đáp: "Phật chẳng dụng tâm khi nói về các pháp môn khác biệt. Chỉ vì chúng sinh, tự tâm hiện lên hy vọng. Cho nên Kinh (Lăng Già) nói: Nếu như tâm người trống lặng chẳng còn gì thì chẳng còn xe (thừa) lẫn người cưỡi xe (thừa giả), không còn lập ra thừa nào nữa cho nên Như Lai gọi là Nhất thừa vậy."
    [Kinh Lăng Già: "từ Chư Thiên thừa, Phàm thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa đến Phật thừa mà còn tâm phân biệt thì chưa phải là tối diệu. Nếu tâm kia diệt hết thì chẳng còn thừa (xe) và thừa giả (người cỡi xe) nữa, chẳng lập thừa, nên Như Lai nói là Nhất thừa"]
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 9
    9.1
    Duyên Môn hỏi: "Tại sao người học đạo chân chính chẳng được người biết đến, chẳng được người nhận ra?".
    Nhập Lý đáp: "Kẻ bần cùng chẳng nhận ra được của báu, người giả trá không thể hiểu được bậc chân nhân."

    9.2
    Hỏi: "Thế gian có những người ngu tối, chẳng theo chính lý, bên ngoài thì uy nghi, chuyên trọng địa vị và của cải, lại có nhiều người cả nam lẫn nữ gần gũi?".
    Đáp: "Như dâm nữ thì mời gọi bạn nam nhân, thịt thối thì ruồi kéo lại. Vì thế nên nói tên và việc đi đôi vậy".

Chia sẻ trang này