1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyệt Quán Luận

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 10/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Thả tình vào rượu quay một chập
    Thấy lòng thảnh thơi lúc sầu vơi
    Rượu ơi rượu hỡi môi mềm nhấp
    Lá mới đầu xuân đã vàng rơi
    Sáng nay một mớ sầu sâu lắng
    Nhục dục trong lòng như sáng trăng
    Ngỡ em đang về làm mây phủ
    Đưa ta tới đỉnh cõi tịnh ru

    Công tử thích bài này không? Rất hạp với Công tử nhé. Có rượu, có trăng, có sầu, có chết, có em...
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Ngọn lửa mà hết nhiên liệu thì đều tắt như nhau, dù lửa, to lửa nhỏ, lửa xanh, lửa đỏ, lửa gỗ, lửa xăng, đều tắt như nhau
  3. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà vấn đề không giống đâu. Vấn đề ở đây là được cháy. Giống như làm người là được sống vậy. Chẳng lẽ sinh ra làm thân con người chỉ là tồn tại.
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    @voiconlonton và muadongbuon:
    -ko có Oxi (nhân duyên) thì sẽ ko bao giờ tắt. Ko bao giờ tắt nhưng đến một lúc nào đó (sau 10^31 năm), các proton cũng sẽ phân rã thành các hạt cơ bản khác, lúc đó mọi thứ cũng sẽ chấm dứt.
    -có Oxi (ắt sẽ bị cháy) thì sẽ có ngày hết nhiên liệu mà tắt (được sống đến ngày thân xác chết đi).
    Tự tính của cả nhân duyên đó cũng là do các nhân duyên khác hình thành và tự tính của TẤT CẢ cũng đều là vô tánh!
  5. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Dạ, nhưng tại hạ chưa nghe thấy tự tính của thiền là xem phim ma lúc nửa đêm và vài ly bia đã muốn ra nhập Đạo ù ù bao giờ cả Lệnh Hồ công tử ạ.
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thế à? Thế đó là hành Phi Đạo à?
  7. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Pó tay với nhà Công tử!
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    ĐOẠN 15
    15.1
    Duyên Môn hỏi: "Tại sao con tự thấy, rồi lại thấy như là không?"
    Nhập Lý nói: "Cái thấy của người lúc này là không thấy có một Pháp nào hết. Giống như ngoại đạo, tuy học được phép ẩn hình mà vẫn chưa thể mất được bóng, lấp được dấu".
    [(Vô hữu nhất pháp giả), thấy cái Không, mới chỉ là phần giác chưa phải là toàn giác, như mới học được phép ẩn thân nhưng vẫn còn lộ bóng]
    15.2
    Duyên Môn hỏi: "Làm sao đắc được cách tiêu vong cả hình lẫn bóng?"
    Nhập Lý nói: "Bản vô tâm cảnh, người chớ khởi sinh quan niệm rằng có sinh có diệt."
    [Bản vô Tâm Cảnh: Gốc vốn không có cả Tâm (chủ thể) lẫn Cảnh (đối tượng), vì Phật tính bản lai vẫn tịch lặng sáng ngời, chúng sinh vì mê vọng, nên bị che mờ, vì vậy đừng có sinh ra cái quan niệm rằng có sinh hay có diệt (mạc khởi sinh diệt chi kiến).]
    15.3
    Hỏi: "Là phàm phu nên hỏi, là thánh nhân nên thuyết?"
    Đáp: "Có nghi nên hỏi, có giải đáp nghi ngại nên thuyết".
    15.4
    Hỏi: "Con nghe rằng thánh nhân không hỏi mà tự thuyết. Để giải thích điều gì? Có pháp để thuyết được chăng? Hoặc vì thấy được điều hồ nghi của người?"
    Đáp: "Tất cả đều như tùy bệnh mà cho thuốc. Như khi có tiếng sấm sét, ắt phải có tiếng vang dội vậy".
    [Nương theo lời Phật thuyết thì Kinh Phật thường gọi là Thập Nhị Bộ Kinh. Trong Thập Nhị Bộ Kinh, thì Phật nói kinh vì ba lý do chính:
    1. Phật nương theo ý mình mà thuyết;
    2. Phật nương theo ý người ta mà thuyết;
    3. Phật vừa nương theo ý mình và người mà thuyết.
    Ở đây, Phật không đợi hỏi mà tự thuyết, thuộc về bộ Udana (Tự thuyết), và 11 bộ khác]

    15.5
    Hỏi: "Đức Phật Như Lai đã chẳng có tâm mà sinh, vậy thì vì cơ duyên nào mà sinh ra đời?".
    Đáp: "Thế giới thái bình, hữu duyên mà cỏ Thụy sinh".
    [Cỏ Thụy (Thụy thảo): Theo truyền thuyết, thời thái bình của thế giới, thì có xuất hiện giống cỏ Thụy mọc.]
    15.6
    Hỏi: "Đức Như Lai đã không có cái mạng phải tận, thì tại sao lại chết?".
    Đáp: "Thế gian khi gặp nạn đói, là duyên cho ngũ cốc diệt tiêu".
    15.7
    Hỏi: "Con nghe Đức Phật thương (cho chúng sinh) mà khởi định, vì lòng từ bi mà hóa độ chúng sinh, (Phật pháp) lớn lao chẳng gì cản trở, làm sao lại giống với cỏ Thụy được?".
    Đáp: "Định là Pháp thân, Báo Thân là nhục thân tứ đại. Đáp ứng theo từng trường hợp thì gọi là Hóa Thân. Pháp thân thì không bị Nhân quả trói buộc, Hóa Thân thì không vì nhân duyên mà lưu. Xuất hiện hay mất đi đều thông suốt an nhàn, vì vậy nên gọi là vô ngại (không cản trở)".
    15.8
    Hỏi: "Thế nào là bi (xót thương)?".
    Đáp: "Như Hóa Thân thì không suy lự, thể hợp chân không, thương vạn vật thì vô tâm (không có lòng thiên lệch). Vì thế mà gọi là Bi".
    15.9
    Hỏi: "Chúng sinh tu đạo đến lúc nào thì được giống như Như Lai?".
    Đáp: "Nếu không liễu ngộ, thì tu đạo muôn kiếp như cát sông Hằng cũng không đủ. Còn nếu liễu ngộ, cái thân này của chúng sinh tức là Như Lai. Thì còn bàn gì đến việc được giống như hay không giống như (Như Lai)".
    15.10
    Hỏi: "Cứ như lời đó, thì thật dễ đắc quả Như Lai. Tại sao lại còn nói (Đức Phật) tu tới ba đại kiếp?".
    Đáp: "Thật rất khó".
    15.11
    Hỏi: "Nếu chẳng động, thân này tức là (Như Lai). Tại sao còn nói là khó?".
    Đáp: "Khởi tâm dễ, diệt tâm khó. Cho rằng có thân thì dễ, không cho là có thân thì khó. Hữu thì dễ, vô thì khó. Vì vậy, như là công phu huyền diệu thì khó hiểu, chân lý kỳ diệu thì khó hợp. Bất động tức là chân, tam thánh khó theo."
    15.12
    Đến đó, Duyên Môn quát lớn, thanh tràn mười hướng. Bỗng nhiên, âm bặt, khoát nhiên đại ngộ. Huyền Quang tĩnh trí, phản chiếu vô nghi. Lần đầu biết học đạo thật khó, mộng mị tiêu tan. Rồi cao giọng nói: "Lành thay, lành thay, như tiên sinh không nói mà nói, đệ tử không nghe mà nghe. Nói nghe hợp nhất, thì tịch lặng không lời. Không biết tiên sinh đặt tên cho những câu vấn đáp vừa qua là gì?"
    15.13
    Lúc đó, Nhập Lý tiên sinh, thân an bất động, nhướng mắt không nói, liếc quanh bốn hướng, ha hả cười vang. Rồi nói với Duyên Môn: "Phàm đến chốn cùng lý vi diệu, thì không còn văn tự. Những câu khi trước người hỏi, đều do tâm nghĩ suy tính toán mà ra. Mộng thì đa đoan, tỉnh rồi thì chẳng có. Người muốn truyền lưu ở đời, nên đòi đặt tên giữ dấu. Thì gọi là Tuyệt Quán Luận vậy".
    Duyên Môn Luận một quyển.
    A... Chí Trừng Xà Lê, mỗi người giữ một quyển giảo xét đến cuối.
    [Theo Đôn Hoàng Di Thư Tổng Mục Tác Dẫn (trang 271) có chú thích là cuối bản Tuyệt Quán Luận còn có đề năm bản luận này được sao chép lại là năm Tring Nguyên thứ Mười (Triều đại vua Đức Tôn nhà Đường), tức là năm 795 theo Dương Lịch]
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 27/03/2007
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    KINH LĂNG GIÀ
    (Trích)
    Này Mahamati, có những người sợ khổ nên nẩy sinh ra ý phân biệt tử sinh nên cầu tìm Niết Bàn, mà chẳng hiểu rằng sanh tử Niết Bàn, vốn chẳng thể tách rời.
    Rồi đến khi nhận thấy tất cả các pháp đều chẳng có thật thì họ lại tưởng rằng Niết Bàn là cõi hư vô, nơi mọi căn trần, cảnh giới đều tiêu ma. Này Mahamati, họ không thức ngộ ra rằng Niết Bàn chính là sự tự giác thánh trí của tàng thức chuyển. Vì vậy, phàm phu nói rằng có ba thừa mà không biết đó chỉ là các trạng thái của tâm lượng.
    Này Mahamati, phàm phu không hiểu được lời dạy của các Như Lai, hiện tại, quá khứ và tương lai, rằng tất cả thế giới ngoại tại đều chỉ là cảnh giới của tự tâm (ngoài tâm ra, không có một cảnh giới nào hết), nên họ cho rằng, ngoài tâm ra còn có một cảnh giới ngoại tại. Vì vậy, Mahamati, họ tự trói buộc vào dòng sinh tử luân hồi đó vậy.
    Lại nữa, Mahamati, theo lời dạy của ba đời chư Phật thì vạn pháp chẳng sanh. Vì tại sao? Vì chúng chỉ là sự bày hiện của tự tâm, nên không có một tự tánh nào hết.
    Này Mahamati, các tánh chẳng sanh, các pháp cũng chỉ như sừng thỏ, sừng ngựa; thế nhưng bọn phàm phu ngu si chẳng ngộ được sự sai lầm của mình nên càng sanh vọng tưởng kế trừ.
    Này Mahamati, các pháp chẳng sanh thì thuộc về cảnh giới tự giác trí huệ, chứ không phải thuộc về thế giới nhị nguyên, phân biệt của bọn phàm phu ngu độn (có kiến chấp sanh diệt trụ...)
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Luận Giải Tuyệt Quán Luận
    ĐOẠN 1

    1.1
    Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn.
    Bấy giờ, Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói, Duyên Môn bỗng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:
    "Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?"
    Đáp: "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó."
    LUẬN GIẢI:
    [Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải.
    ]

    :=
    +Ultra E***ion - SamSung SGH-D900, Nokia N-Series,...
    +Yamaha, Honda, SYM,...
    +Toyota, Mercedes, Ford,...
    +Windows Vista, hackers, security,...
    +REE, CAN, VTC, BTC, FPT, BBT,...
    +electron, positron, muon, nơtrino, tau,...
    +Phật, Jesus, Lão tử, Khổng tử, Mặc tử, Trang tử, Mozart, Beethoven, Hồ Chí Minh, Lênin, Hàn Mặc Tử, Puskin,...
    +Kinh Dịch: Vô Cực, Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Không, Vạn vật,...
    +Trái Đất, Mặt Trời, Thái Dương hệ, Milky Way,... ngân hà, ngân hà, loài trí tuệ, loài trí tuệ, nền văn minh, nền văn minh,...
    +Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Việt,...
    +Nơron, ADN, A, G, T, X,...
    +4 loại cấu trúc Protein, Riboxom, Enzym, hormone,...
    +Quang hợp và phản ứng nhiệt hạch,...
    +x^n + y^n == z^n, e^x + e^(x^e) == cos(x),...
    [Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thực.]
    :=
    +Chân thực (Không Chân thực): A là A, B là B, ko A là ko A, ko B là ko B, Chân thực.
    +Chân thực, A vừa là A vừa ko là A, B vừa là B vừa ko là B, Không Chân thực.
    Cả hải điều trên mới thành Chân thực của Chân thực (ko phải chỉ có Chân thực mà còn gồm cả Chân thực (Không Chân thực) ). Ở đây, ngụ ý rằng, KHÔNG PHẢI bất kỳ luận điểm nào của bất kỳ người nào trong hai người khởi lên đều sai hay đều đúng, và cũng không phải chỉ một trong hai người, hoặc đúng hoặc sai, mà là CẢ HAI đều đúng. Nhất thể chính là cả hai!
    Cả người hỏi lẫn người trả lời, nếu ko có hỏi thì ko có trả lời, nếu vậy thì tịch nhiên NHƯ NÓ LÀ THẾ, CHẲNG CẦN PHẢI NGHĨ BÀN, ko sinh thì ko diệt, ko khởi thì ko kết, có sinh thì có diệt, có khởi thì có kết, cả sinh và diệt luôn đi kèm với nhau, khởi và kết luôn đi kèm với nhau thành một cặp!
    Lại nói, tự tính của các pháp là chẳng có sinh thì chẳng có diệt, có sinh nên có diệt, sinh là ko sinh ở diệt, diệt là ko diệt ở sinh, nên thật sự như ảo hóa, mà lý chân thật là chưa từng sinh hay ko sinh, chưa từng diệt hay ko diệt, giống như các đoạn đối đáp.
    [Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn]
    :=
    Nhập Lý: đã vào được và ở tại cái Lý chân thật, rốt ráo. Chân Như.
    Duyên Môn: chỉ mới ở ngoài cửa, đứng nhìn. Vọng tưởng.
    Cũng có thể hiểu, đoạn này, Nhập Lý chính là một cái Tôi, Duyên Môn lại là một cái Tôi khác, và cuộc đối đáp này là giữa một cái Tôi ko chân thật hỏi một cái Tôi chân thật, trong đó, chỉ có một cái Tôi chân thực, chính là Nhập Lý; tuy nhiên, như đã nói, chính vì thật chất thì ko có thứ gì không chân thật hay chân thật, mà CẢ HAI ĐỀU CHÂN THẬT (vì rằng nếu có thứ gì đó chân thật hay ko chân thật, thì nó đã thay đổi, mà những thứ thay đổi thì đều ko chân thật, chỉ là hư dối), nên nó chính là Nhất thể (ở trong cùng Như Lai)! Đối với Như Lai, Một sinh, vạn pháp đều sinh, trùng trùng duyên khởi!
    [Bấy giờ, Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói, Duyên Môn bỗng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:]
    :=
    +Nhập Lý tiên sinh, vì đã vào được và ở tại cái Lý chân thật, rốt ráo, nên biết được mọi đồ đạc ở bên trong, nên biểu hiện của nó là tịch lặng chẳng nói bởi vì ko có gì đáng phải nói và cũng ko có gì để nói.
    +Duyên Môn, vì chỉ mới ở ngoài cửa, đứng nhìn, ko biết hay ko biết chắc được bên trong có đồ đạc gì, như thế nào,... , nên biểu hiện của nó là đứng dậy hỏi người ở bên trong là Nhập Lý tiên sinh.
    Lại nói, chính vì chúng sinh bản lai là Phật (Nhập Lý), nhưng do vọng tưởng và u tối (phân biệt, suy lường và xét đoán, nghĩ bàn), mà ko biết được cái biết của cái bản lai của mình (Duyên Môn), nên liên tục tạo ra vọng tưởng và chẳng xa rời được vọng tưởng (vì vọng tưởng tự tính là Không, nên chẳng thể xa rời được tự tính, sóng ko thể xa rời được chất nước của nó vậy)
    ["Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?"
    Đáp: "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó."]

    :=
    Đứng ở ngoài, Vọng tưởng ko thể biết những vật tự nó, nên mới hỏi chính nó (đã ở tại ngay nó), Tâm là vật gì, An Tâm (màu sắc tự Không huyễn hóa chưa từng thay đổi của Tâm) trông thế nào? Chính vì thế, muốn diệt trừ Vọng tưởng, nên chẳng cần phải cho rằng có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Lại nói, chính vì Tâm vọng tưởng ko thể tìm thấy chính nó (giống như người đang cưỡi trâu thì ko thấy trâu đâu mà chỉ nhìn thấy đâu đâu). Hay nói một cách khác, đoạn này ngụ ý rằng, đừng đi tìm đâu xa, vì nó ở Ngay Đây và Bây Giờ, và ko thể nói điều đó ra được vì Vọng tưởng ko thể tự hiểu chính nó và ko thể nhận ra rằng nó đang ở chính trên NÓ, nó đang chưa từng là NÓ, nên Chân Như mới bảo nó thôi đừng tìm kiếm nữa, đừng nghĩ suy nữa! (Cũng giống như người đang cưỡi trâu, lo mãi đi tìm trâu ở khắp mọi nơi, nên ko bao giờ nhìn xuống và thấy rằng mình đang cưỡi trâu, trâu mới bảo, đừng cho là có trâu, đừng tìm nữa, nên người đó mới ko tìm nữa, và chính vì ko còn tìm ở bất kỳ đâu nữa, duyên đó mới dẫn tới NHÌN XUỐNG VÀ LIỄU NGỘ thấy rằng trâu đang ở Đây và mình đang ở trên trâu; việc cho rằng ko có cái Tâm, cũng chẳng có tìm cho được việc An Tâm, đã là điều kiện để TỰ NÓ THẤY CHÍNH NÓ ĐANG LÀ THẾ ĐÓ!
    Lại nói, "chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm" là để lìa bỏ chấp trước, "cũng chẳng cố cho được an" là để An cái Tâm đang cố gắng An chính nó (vì ngay cả cái việc cố gắng của Tâm để an chính nó đã làm cho Tâm bất an); từ "cũng" ở đây khẳng định một sự đồng hành, lìa bỏ chấp trước đồng hành với việc An tâm!
    Thật sự ngay khi Vọng tưởng lìa bỏ mọi chấp trước rồi, thì tâm đã được An rồi, tuy nhiên, vẫn có trường hợp, tự Tâm ko thấy sự An đó, nên mới bảo rằng cũng đừng phải cố cho được An, để diệt tận chấp trước rằng phải An Tâm hay Không An Tâm, hay Không Tâm An, Tâm Không An...
    Thật sự vốn dĩ Tâm chưa từng BẤT An, chỉ vì còn chấp trước nên mới nghĩ rằng có An và bất An. Do đó, cần lìa bỏ việc an Tâm, để nhận ra vốn dĩ Tâm chưa từng Bất an và đang ở tại An, nhập vào Nhất thể vô phân biệt!
    Câu đáp có hai vế. Vế đầu tiên, là phá bỏ triệt để mọi chấp trước. Vế sau khẳng định "Như thế...", vậy thì việc lìa bỏ mọi chấp trước, phân biệt và TƯỞNG NHỚ có thể được gọi là An.
    Lại nói, "Tâm" ở đây chính là Sắc, "An Tâm" chính là điều có thể sở đắc trên Sắc, trong khi lẽ chân thật, thì Sắc tự tính của nó là Không (mà Vọng tưởng thì ko thể tự hiểu nó chính là Không vậy) nên mới bảo rằng đừng cho rằng Sắc là có thật, mà tự tính của nó ngay tại Không và bảo rằng không có gì để sở đắc cả, đừng cố sở đắc điều gì trên Sắc (An Tâm), tức là trở về trạng thái TỰ NÓ chính là Vô phân biệt, chấp trước, chính là AN.
    Lại nói, những gì diễn ra (chấp trước, suy nghĩ, tính toán, sở đắc,...) trong "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an" chính là diễn ra ở Tâm; vốn dĩ Tâm tự tính là Không, do có phân biệt và chấp trước, suy lường tính toán, nên Không chính là Tâm (Vọng tưởng trong Tâm). Câu trả lời mặc dù không trả lời trực tiếp nhưng lại vượt lên trên sự suy lường tính toán, phân biệt và chấp trước để khẳng định: Sắc ("Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an") cũng chính là Không (Tâm thường hằng an nhiên, tịch lặng) và Không (Tâm chưa từng ko An đó) cũng chính là Sắc ("Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an") một cách gián tiếp.
    Thật sự, điều đang tiếp cận và đang tìm hiểu: "Tâm" (Sắc), cảm nhận sự An (Thọ), "Tâm là cái gì? Làm sao để an Tâm?" (Tưởng), hành động An Tâm (Hành), đặt câu hỏi với chấp trước "Tâm" và "An Tâm" và tìm cách an Tâm (Thức) đều chính là Không (đều nơi Tâm, tự tính của Vọng tưởng đều là hư dối, ko thật, như tuồng ảo hóa, là Không) nên ko cần phải đặt Tâm vào chúng nữa, và từ đó, vượt lên ý thức tìm cách an Tâm; thấy biết như thế mới đạt được cái Lý chân thật và đạt được Tâm tuyệt đối tĩnh lặng, chứng thực Vô Ngã an nhiên, thường hằng, ko ngăn ngại, mặc cho vô lượng khái niệm và chấp trước có thể tiếp tục phát sinh và xuất hiện sau này!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 29/03/2007

Chia sẻ trang này