1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyệt Quán Luận

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 10/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Đọc luận giải của Công tử nhức mặt thật. Có lẽ vài hôm tới rảnh, thỉnh Công tử qua tại hạ thọ giáo thôi. Tại hạ ngán đọc dài lắm.
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Có gì ko hiểu thì hỏi đi, muadongbuon cô nương! Tiện thể ở đây, cho mọi người cùng sáng tỏ và thông suốt! Người hiểu rồi thì sẽ thấy biết, người chưa hiểu thì sẽ hiểu rồi cũng sẽ thấy biết vậy!
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mùa đông buồn đã lên tiếng vì công lý , tôi thấy rằng các bài viết của LHX màu mè, nhứt mắt, chứng tỏ ngưòi chuyển tải nội dung tâm đang rối loạn ( lạc đường ma), luôn tiện đề nghị LHX quay về cách viết cơ bản tránh màu mè mà làm ảnh hưởng đến thị giác của anh em,
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Nhức mắt ở đây là vì dài, ngán đọc, đọc ko nổi nên nhức mắt chứ ko phải nhức mắt là vì màu mè gì cả, dungwind. Hơn nữa, dungwind, bài viết đấy có gì là màu mè lắm đâu nhỉ? Dungwind, tâm ai đang lạc đường ma vậy? Đấy là do dungwind nghĩ đấy thôi! Dungwind chẳng thể nghĩ bàn về hư không đâu!
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    7.5
    Hỏi: "Nếu (pháp giới) thực là Không, thì tất cả chúng sinh đều không cần tu đạo. Là tại sao? vì tự nhiên tính (của chúng sinh đã là Không rồi) là thế".
    Đáp: "Tất cả chúng sinh, nếu thực đã thông giải cái Lý tính Không rồi thì quả là không cần tu đạo gì cả. Nhưng chỉ vì đã ở chốn Không mà chẳng (giác ngộ được) Không nên mới sinh ra nghi hoặc vậy".
    -------------------------------------
    Cái "không cần tu đạo" ở trong đoạn trên chính là thể nhập trạng thái Vô phân biệt thường hằng Không tính với mọi pháp cũng như mọi phi pháp, và mọi phi pháp phi phi pháp!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 09/11/2007
  6. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn LHX đã không ngại bao gian khó, vất vả để gõ máy bản Tuyệt Quán Luận này, thật sự xúc động. Chúc LHX vui vẻ mạnh khoẻ, và tiếp tục gõ để đưa bản Tuyệt Quán Luận này ra mắt giang hồ!
    Được ngophuclong sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 09/11/2007
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cái " tuyệt quán luận" này dùng để làm gì vậy ? Nó có công dụng thực tế nào trong đời sống ko hay chỉ dùng để phô trương với nhau lúc trà dư tữu hậu ?
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Người nào thấy nó có công dụng thì nó có công dụng, người nào thấy Không thì thấy Không!
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    1.2
    Hỏi: "Nếu như chẳng có Tâm, làm sao để học Đạo?"
    Đáp: "Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần Tâm ư!"

    Luận giải :
    Người hỏi sợ rằng muốn học Đạo được thì cần phải có Tâm, nay ko có Tâm, thì làm sao để học Đạo, tức là vẫn còn chấp trước rằng Đạo có thể diễn đạt hay suy tưởng bằng Tâm, và chữ Tâm ở đây hàm ý tâm trí, ý thức thấy biết và phân biệt, cũng như hình thành các khái niệm và logic suy tưởng về Đạo! Ở Lão Tử, "Đạo khả đạo, phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh"!, cũng hàm ý thậm chí Đạo mà có thể phác thảo ra được, thì cái phác thảo đó vẫn ko phải là cái Đạo thường hằng, bất biến thật sự, vì sao? Lý do đơn giản là vì, cái gì được hình thành thì cũng cần phải có nhân duyên (các yếu tố) để hợp thành, do đó nếu dùng cái đó để diễn đạt về Đạo thì sớm muộn gì các nhân duyên hợp thành cái dùng để diễn đạt về Đạo đó cũng sẽ bị tan rã, thay đổi, ko bất biến, theo quy luật Vô thường của nó, và do đó, cái Đạo được diễn đạt bởi nó cũng chỉ có ý nghĩa tương đối và vẫn ko phải là cái Đạo thường hằng thật sự!
    Vì thế, Nhập Lý đã khẳng định ngay với Duyên Môn, ngay cái Tâm dùng để diễn đạt hay tìm hiểu, phân tích về Đạo, nếu thực sự có thể được (thực sự là ko thể tìm hiểu, phân tích hay nghĩ bàn về Đạo được) thì cũng ko có ích lợi, vì lý do đã nêu trên, cái thuyết đó cũng ko phải thực sự bất biến vì nó phụ thuộc nhân duyên, rồi sớm muộn cũng sẽ tan rã, hay thay đổi!
    Nhập Lý khẳng định ngay với Duyên Môn là "há cần Tâm ư!" để ý muốn nói là Tâm vẫn chưa phải là yếu tố thực sự tối quan trọng cho việc học Đạo! Tuy nhiên, Nhập Lý lại ko tiếp tục khẳng định điều gì là cần thiết, và ko làm như thế, vì nếu làm thế, hóa ra mình lại tự mâu thuẫn với chính mình ư?
    Ngoài ra, Nhập Lý muốn phá cái chấp trước của Duyên Môn là cần phải có Tâm để học Đạo, mặc dù nếu điều này đúng, thì vẫn còn vướng cái chấp trước đó, mà nếu vẫn còn chấp trước mà chưa tự diệt tuyệt chấp trước, thì điều đó vẫn sẽ là một rào cản lớn cho việc học Đạo. Vì cái gì cũng là Đạo, nên nếu có chấp trước, thì vẫn có giới hạn, mà có giới hạn thì vẫn chưa thể nào thấu hiểu hay liễu ngộ Đạo được!
    Lại nói, nếu thực sự có Tâm, thì Tâm đó cũng là do Đạo tạo ra, hay một biểu hiện, tác động của Đạo, mà cái mà được Đạo tạo ra hay biểu hiện qua, mà dùng cái đó để nghĩ bàn về Đạo thì chẳng khác nào dùng cái bóng để hiểu về Mặt Trời!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 13/12/2007
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    1.3
    Hỏi: "Nếu chẳng lấy Tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để suy niệm?"
    Đáp: "Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy".

    Luận giải:
    Khi đã ko lấy Tâm để nghĩ bàn, thì cũng ko thể lấy bất kỳ điều gì hay yếu tố nào để nghĩ bàn, vì điều đó hay yếu tố đó xuất hiện tức là đã dùng Tâm để nghĩ bàn, mà trong đoạn này, điều đó chính là suy niệm. Có suy niệm ắt có dụng Tâm, mà dụng Tâm thì tức sái Đạo.
    Từ đó, thực hành Vô Niệm tức là Vô Tâm, mà khi đã đạt được cái lý Vô Tâm, thì đã hoàn toàn vắng bặt bản ngã, khi đã vắng bặt bản ngã thì đó chính là diệu dụng của cái Đạo tròn đầy được thể hiện vậy (chân Đạo-cái Đạo chân thật)!
    Thật ra, Vô Niệm tức là bước vào cõi giới của chư Phật (Sở dĩ các chư Phật có thể được gọi là các chư Phật là bởi vì các vị đó ko hề có ý niệm gì cả, về Pháp cũng như Phi Pháp, Phi Pháp Phi Phi Pháp - Kinh Kim Cương), khi thực hành Vô Niệm, tức cũng là đang phát triển một tâm thức ko nương tựa vào điều gì, ko nương tựa vào pháp, cũng ko nương tựa vào phi pháp, phi pháp phi phi pháp (Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm).
    Lại nói khi thực hành Vô Niêm, sẽ ở trạng thái Vô Niệm, khi đã ở trạng thái Vô Niệm, tức là đã ở trạng thái Vô Tâm, trạng thái tâm lượng ko có tâm lượng
    Trạng thái tâm lượng ko có tâm lượng:
    theo kinh Lăng Già, tất cả các pháp thật ra là chẳng sinh, chỉ là do tâm lượng bày biện mà sinh, nên tất cả các cảnh giới thật ra chỉ là cảnh giới của tự tâm và tùy thuộc tâm lượng, khi đạt đến lý Vô Tâm, thì trống không, trống không thì ko còn sự biến hiện nào, nên tức là đã đạt Đạo, và khi đã đạt Đạo thì cũng đã ko còn biết là mình đã đạt Đạo, vì cái đạt đó cũng đã ko còn một sự biến hiện nào khác hay cũng ko phải do một biến hiện nào tạo thành, do đó, "đạt mà cũng ko đạt", đó là cái lý mà khi Đức Phật hỏi Tu Bồ Đề:
    ----------------------------------------------------------
    ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu Như Lai đã được Vô thượng Chính đẳng Chính giác chưa? Như Lai có dạy gì không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oNhư con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có thứ nhất định nào tên là Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không có lời nào nhất định Như Lai dạy. Vì sao? Vì lời Như Lai dạy đều không thể chấp, không thể nói, vì thế chẳng phải pháp cũng chẳng phải phi pháp. Vì sao? Vì tất cả bậc Thánh hiền đều do pháp vô vi mà trở nên khác thường.?
    Đức Phật: ?oThế Như Lai thuở xưa ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng có đạt được gì không??
    Tu-bồ-đề: ?oBạch Thế Tôn, không ạ! Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng thực sự không đạt được gì.?
    -----------------------------------------------------------
    Khi ở trạng thái Vô Niệm thì ở trạng thái Vô Tâm, ở trạng thái Vô Tâm tức là chân Đạo (cái rốt ráo sau cùng, ko còn một sự biến hiện nào của tự Tâm). Lại nói, thật ra cảnh giới của chư Phật ko thể nào suy lường, phân tích hay nghĩ bàn, nhận xét được, ở đây chỉ là mượn bóng trăng dưới nước để diễn đạt về ánh sáng của trăng mà thôi! Mặc dù ánh sáng của trăng dưới nước có thể rất chân thực để thấy ánh sáng của trăng thực, nhưng nó cũng chỉ là hư huyễn, ko thực, khi nước động hay biến mất, sẽ ko thể còn thấy được gì! Đó là lý do tại sao, khi Tu Bồ Đề giảng pháp cho chư Thiên nghe, thì ông đã nói: người nghe pháp cũng như ảo, như hóa, người nói pháp cũng như ảo như hóa; Niết Bàn mà các ông nhận thấy hay chứng đắc hay có thể dùng Tâm để nghĩ bàn, cảm nhận hay bằng bất kỳ cách gì để cảm nhận (trong đó có suy niệm) thì cũng như ảo như hóa, nếu có một pháp nào cao hơn Niết Bàn thì Tu Bồ Đề cũng khẳng định luôn là pháp đó cũng như ảo như hóa!
    Từ đó, cho thấy, chân Đạo quả thực là ko thể dùng Tâm để nghĩ bàn, càng ko thể dùng Niệm để suy niệm, chỉ có thể dùng Vô Tâm, dùng Vô Niệm. Cái Vô Tâm, Vô Niệm đó cũng ko phải là tâm Vô Tâm, niệm Vô Niệm, vì như vậy vẫn còn là có Tâm, có Niệm!
    Ngoài ra, ở câu trả lời "Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy", cũng đồng nhất với câu "Cái này sinh thì cái kia sinh; Cái này diệt thì cái kia diệt", vạn pháp sinh do tự Tâm sinh nên muốn liễu ngộ tự tánh Không của vạn pháp, Nhập Lý đã khẳng định ngay vạn pháp tự Không (sinh hay ko sinh thì cũng như nhau) khi ở Vô Tâm, mà muốn ở Vô Tâm, thì phải ở Vô Niệm. Sau đó, cần lìa bỏ cả tâm Vô Tâm, niệm Vô Niệm, đạt đến mức bất khả tư nghị của chư Phật!
    Khi đã đạt mức Vô Tâm, thì cũng đồng thời đạt thấy biết có Tâm hay Vô Tâm thì cũng như nhau. Sở dĩ có Vô Tâm là vì có Tâm, có Tâm là vì có Vô Tâm, nếu thực đã Vô Tâm, thì thực sự là chẳng phải là có Tâm hay ko có Tâm, đấy mới thật sự được gọi là Vô Tâm.
    Lại nói, thật ra trong đoạn đối đáp này, Nhập Lý muốn phá bỏ chấp trước của Duyên Môn về sự suy niệm về Đạo, chứ thật ra, có niệm hay ko có niệm thì cũng đều là chân Đạo, nhưng vì Duyên Môn trụ vào chấp trước đó, nên vẫn còn vướng mắc, mà vướng mắc thì ko thông suốt, ko thông suốt thì ắt sái Đạo (thật ra ko thông suốt vẫn có giá trị trong các trường hợp, và nó cũng là Đạo!, tuy nhiên vì ở đây Nhập Lý muốn phá bỏ chấp trước của Duyên Môn về Đạo để có thể trọn vẹn hướng về chân Đạo, vô chấp trước, cũng đồng với Vô Tâm).
    Do đó, thật ra khi đã thông suốt cái lý Vô Tâm, thì có niệm hay ko có niệm, có Tâm hay Vô Tâm, có chấp trước hay ko có chấp trước cũng đều là chân Đạo. Điều này một lần nữa lại khẳng định rằng, nên phát triển một tâm thức ko nượng tựa vào bất kỳ điều gì, bất kỳ pháp hay bất kỳ phi pháp, phi pháp phi phi pháp (Ưng VÔ sở trụ nhi sinh kỳ tâm - kinh Kim Cương).
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 13/12/2007

Chia sẻ trang này