1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

u 18 Việt Nam dự vòng loại giải châu Á 2019:CHẬT VẬT VÀO VÒNG CHUNG KẾT

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi hoa_khanh, 18/04/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doiquanhnam

    doiquanhnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2014
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    511
    Đội này HAT dẫn ko vượt qua dc vòng bảng ĐNA vào tay hlv nc ngoài vào dc châu á hả các bác?
  2. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Chịu mấy bố. Xem bóng đá bằng mắt, nghe bằng tai, đầu suy nghĩ. Hay dở thế nào trên sân thể hiện. Việc gì phải lôi cái kết quả đâu đâu ra để làm bằng chứng.

    Trận này cho dù là đang đá với sinh viên Nhật đi nữa tôi vẫn bảo U18 tiến bộ. Thủ tốt và kín. Còn trận đá với Guam cho dù đội Guam đấy có đổi tên là Man U đi nữa thì vẫn phải chửi là đá như kut. Nhưng mà trận Guam 9 vị trí dự bị thì cũng có thể bao biện được.
  3. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Thôi các bác nói chuyện với thằng ngu vanhleg đấy làm gì nữa. Chửi cầu thủ trận trước như điên rồi giờ phải lấy cớ Nhật nó thả chứ sao. 2 tuần trước khen lên mây, xong giờ sau 2 trận thì chửi. So sánh là lứa này lứa kia toàn thua Nhật nên lứa này kém mà đá hoà nên Nhật nó thả đấy. Mịe ngu thế ko biết, thế Nhật thì lúc nào trình độ nó cũng thế à, lứa nào cũng giỏi à.

    Ở đây sau trận ko ai khen các cháu nó giỏi như mày nhảy vào mồm người ta nói cả, chỉ muốn nhìn nhận cho nó khách quan vì thời gian Troussier dẫn chưa lâu và còn quá nhiều biến số. Mày điểu khiển được ai ở đây hay cả dư luận ngoài kia mà mày phải lo, chuyện đó để Troussier và ekip lo.
  4. romeas

    romeas Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2004
    Bài viết:
    4.378
    Đã được thích:
    4.667
    Hôm nay đội đá tốt hơn 2 trận trước. Không có nhiều pha ném đá, ngu muội. Nhiều cháu khá là tinh quái. Bảo bọn Nhật đá thiếu quyết liệt 1 chút thì có thể chứ nó không thả đâu. Nói thật là tôi cũng không hiểu nếu thả thì thả thế nào. :D Xảy chân thỉ chúng nó cũng chết chứ đùa.
    Nhưng nhìn toàn cục, đội U19 này vẫn chưa mạnh như lứa trước. Không có ngôi sao, thể hình thể lực cũng đuối. Vào VCK cũng lại liệu cơm gắp mắm, lo từng trận một thôi. Từ giờ tới đó còn 1 năm hi vọng đủ thởi gian tìm kiếm nhân tố mới và củng cố lối đá.
  5. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Đầu tiên cứ chúc mừng Trâu và các cháu đã, đạt chỉ tiêu là tốt rồi, cứ vào được hội đã còn chiếu trên chiếu dưới vẫn có thời gian để mà sàng lọc, gọi thêm và đuổi bớt. Yên tâm là đội hình này cũng phải vứt tối thiểu 50% thì mới chơi được A chấu, nhìn các cháu đá 2 trận trước thì thấy khác đ gì những Trọng Hoá Hồng Việt hồi trước đâu.

    Trận này bảo Nhật nó thả thì cũng không phải, bóng đá chuyên nghiệp làm gì có chuyện thả, nhưng bảo là nó chiến hết sức và tâm lí quyết chiến không thì rõ ràng không. Vì nó hoà là cũng nhất bảng, nên chủ trương đá chắc chắn, thậm chí thua thì vẫn có khả năng vào nên tâm lí nó không đá chết bỏ, cái này cũng đã là yếu tố lợi lớn cho mình rồi. Chứ gặp nó ngay trận đầu thì chắc chắn không có chuyện thế này đâu. Cái thẻ đỏ câu được rất quan trọng.

    Còn về trình độ giữa 2 đội xem lúc Nhật nó đá 10 người là biết, lúc đấy nó mới là pressing thật sự, Vịt ngoài chuyền qua chuyền lại cũng cố gắng đẩy bóng lên nhưng đơn giản là không thể, bóng mới tầm sang giữa sân là 4 tiền vệ của nó dâng cao luôn gây sức ép rồi, làm gì có khoảng trống mà đá. Tâm thế VN sau quả thẻ đỏ giống y tâm thế của Nhật lúc trước thẻ đỏ, có nghĩa là đá cù cưa, ăn được thì tốt còn không thì vui cả làng.
    Chứ xem 11 đá 10 mà mỗi lần mình có ý định dâng cao là nó ép cho phải trả bóng về ngay làm gì có khoảng trống mà đá.

    Trận này xem được cái tâm lí đỡ hơn mấy trận trước, đỡ bực mình, đá tổ chức phòng ngự vây bắt không có nhiều lỗi lắm, còn nó giỏi hơn thì thế trận nó tốt hơn thôi. Chính ra VN bây giờ nên chơi kiểu PNPC thế này, vì thật ra các cháu kỹ thuật kém vkk, càng cầm nhiều bóng thì càng lộ rõ điểm yếu, chơi PNPC ít có bóng thì đỡ ngứa mắt, chỉ cần tiếp thu chiến thuật hợp lí, xử lí đúng bài thì cơ hội nhiều hơn vì bóng ít chạm chứ 2 trận đầu tưởng khoẻ ngoáy đít nhìn đỡ quả bóng phát nản. Hôm nay đỡ ngứa mắt hơn vì không có bóng mà đá mấy nhìn đỡ bực mình, mà có bóng thì bọn Nhật nó ập vào luôn nên bắt buộc phải xử lí nhanh hơn, nhìn không đến nỗi.
    nobita_haudau_nd, megaidepmuaxuanbackinh thích bài này.
  6. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Có ông đấy diễn đờn nó cũng đỡ buồn đó bác.
    Nói chung hay dở gì cũng phải thấy đội này thiếu nhân tố đột biến. Em thấy đội này cứ cọ xát càng nhiều càng tốt, hi vọng nhân tố nở muộn sau vài 3-5 năm nữa chứ ko kì vọng nhiều ngay năm sau.
    Kể cả có gọi quân HAGL thì cũng ko có hi vọng gì hơn đâu vì quân HAGL sn 2001-2002 cũng là lứa k quá nổi bật (nhưng cũng có thể hình ổn), có mỗi Messi Phú Yên thì chưa được xem trận nào.
    jesuisbanal, obafemi_martinnongdanHN thích bài này.
  7. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Ngoài Khang và Khôi thì còn 4 cầu thủ được bọn Hà Lan đánh giá tốt khi tập huấn là Vĩnh Nguyên đá trung tâm, Việt Hoàng đá RB, 2 thủ môn Thanh Hóa và Trung Kiên. Rộng hơn thì có Đặng Văn Đan , Huỳnh Tuấn Vũ. Để xem bọn này có chứng tỏ được gì không.
  8. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.676
    Đã được thích:
    3.811
    Thằng nào kiếm đc suất đá hạng nhất sang năm thì đi chung kết thôi, đá thật nó khác xa đi tập huấn dù là tập huấn châu âu.
    --- Gộp bài viết: 10/11/2019, Bài cũ từ: 10/11/2019 ---
    U19 UAE cũng tạch luôn rồi, điềm báo cho đội tuyển lớn chăng.
  9. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Một bài viết trên V League Stats - trang web tôi đánh giá tốt vềcách làm thống kê - về năng lực của bọn U18 thời Hoàng Anh Tuấn vài tháng trước. Copy lại để tham khảo ( số này cũng bị loại gần nửa rồi)
    [​IMG]
    [PRESSING LÀ CON DAO HAI LƯỠI]


    Hôm nay giải U18 Đông Nam Á đã chính thức khép lại, có lẽ giờ là lúc chúng ta có thể bình tâm nhìn lại về giải đấu đã qua rồi. Nếu các bạn cần một lời giải thích thực sự hợp lý cho những gì đã diễn ra thì tiêu đề của bài viết này là điều duy nhất mình có thể nghĩ ra.

    3 năm kể từ ngày bóng đá Việt Nam có lần đầu tiên tham dự U20 World Cup, HLV Hoàng Anh Tuấn đã có những thay đổi lên các lứa tiếp theo của U18-19, đó chính là thứ bóng đá hiện đại, thời thượng nhất của thời kỳ này – Pressing và Gegen-pressing. Chúng ta đã thấy điều đó bắt đầu từ lứa 99-2000 và điều đó tiếp tục được áp dụng lên lứa cầu thủ này. Trong khi hàng tá CLB ở Việt Nam vẫn chỉ chơi bóng rất cơ bản và cổ điển với chiến thuật “phất lên cho Tây”, U18-U19 Việt Nam sẵn sàng pressing tầng cao lên tận khung thành tới của đối phương, bóp nghẹt không gian chơi bóng để giành lại bóng sớm nhất có thể. Đó là một sự thay đổi về tâm thế, khi HLV người Khánh Hòa ngày càng muốn chơi bóng chủ động hơn thay vì phòng ngự thụ động và chờ cơ hội từ những pha phản công.

    Nhưng, “chơi dao lắm có ngày đứt tay”, HLV Hoàng Anh Tuấn đã phải nhận những nhát dao chí mạng vì triết lý của mình. Hãy cùng xét đến yếu tố tối quan trọng: sự hiệu quả. Thứ nhất là sự hiệu quả của những pha pressing - gegen pressing. Một con số liên quan nhất tới điều này chính là tắc bóng. U18 Việt Nam tại giải đấu lần này có tỷ lệ tắc bóng thành công chỉ 51,9%. Đây là một con số dưới mức trung bình và suốt tần đấy năm thống kê số liệu mình CHƯA BAO GIỜ thấy con số có thể thấp đến mức này. Tổng cộng cả giải chúng ta có 85 lần bị đối phương qua người, trung bình 17 lần MỖI TRẬN. Lối pressing của U18 Việt Nam thực sự quá cực đoan, luôn muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ, kể cả ở những tình huống bất hợp lý, kể cả khi trận đấu đã trôi về những phút cuối, các em không có ý định dừng lại cho đến khi giành được trái bóng. Gần như có quá ít khoảnh khắc mà hàng phòng ngự giữ cự ly đội hình chặt chẽ. Đây là sự khác biệt thực sự với lứa 97-98, khi chúng ta tiến đến U20 World Cup nhờ việc lùi sâu, phòng ngự kín kẽ, hạn chế rất nhiều pha dứt điểm. Nó giống như sự khác biệt giữa phòng ngự khu vực và bắt người 1-1 vậy: Khi bạn bước ra khỏi vị trí của mình để gây áp lực lên đối phương, bạn sẽ để lại khoảng trống phía sau cho đối phương khai thác. Và hệ quả của một pha pressing không thành công là rất nhiều khoảng trống để đối phương tấn công. Ngay tình huống pressing thất bại đầu tiên trong trận gặp U18 Australia đã kết thúc bằng bàn thua từ phút thứ 1. 21/31 cú sút U18 Việt Nam phải nhận ở giải này là CƠ HỘI MƯỜI MƯƠI (Big Chance), một áp lực quá khủng khiếp dành cho thủ thành Y Êli Niê, có là thánh sống cũng không cứu nổi tần đó cơ hội.

    Còn nếu pressing thành công? Lại phải xét tới hiệu quả của những pha tấn công ngay sau đó. Nhưng trong số 6 bàn thắng ghi được, chỉ có duy nhất MỘT bàn đến từ pha bóng chuyển trạng thái (Fast Break), và đó là pha bóng do U18 Campuchia… tự để mất chứ không phải từ việc chúng ta pressing thành công. Ý tưởng cơ bản của Pressing là giành lại bóng và tấn công khi đối phương đang ở trạng thái yếu đuối nhất, đội hình xộc xệch. Nhưng nó sẽ đặt đội tấn công vào những tình huống rất đặc biệt, chẳng hạn như 3 đánh 3, 2 đánh 2,… đòi hỏi cầu thủ phải tự xử lý tình huống và cực kỳ quyết đoán. Đó là nhu cầu rất thiết thực của bóng đá ngày nay, khi cầu thủ phải được luyện tập theo tình huống và cứ gặp pha bóng như vậy là ra quyết định như một cái máy. Trong bối cảnh của một đội tuyển quốc gia tập trung thì ngắn ngày, cầu thủ lại ít được thi đấu cọ xát, cực kỳ khó có thể hình thành một tư duy pressing cũng như xử lí tình huống hoàn hảo vì đó đáng lẽ là nhiệm vụ của các CLB. Những con số nói trên thực sự là rất thất vọng với một đội bóng coi Pressing là kim chỉ nam, thậm chí đến việc “tấn công tù” mà các bạn hay nói vốn cũng là tổ chức để có thể gegen pressing sau khi mất bóng.

    Và hệ quả trực tiếp của Pressing, chính là sự bào mòn về thể lực. Không một đội bóng nào trên thế giới có thể chơi pressing với cường độ cao như vậy mà không mất sức cả, điều đó thể hiện rất rõ khi chúng ta bước vào trận gặp Campuchia khi có cả yếu tố tâm lý đè nặng: trượt chân, thiếu sức rướn, đỡ bóng văng,… Những cầu thủ thi đấu cả 4,5 trận như Nguyễn Xuân Bình, Hồ Khắc Lương, Võ Nguyên Hoàng gần như cạn kiệt sức lực để rồi bàn thua xảy ra là điều tất yếu. Nếu các bạn định lôi trận đấu 1 năm trước ra so sánh thì để mình nói về bối cảnh của trận thua này: U18 Campuchia thay tới 6/11 vị trí đá chính so với trận trước, trong khi U18 Việt Nam chỉ là 2. 9/11 cầu thủ vừa trải qua một trận “đấu dao” sinh tử với Thái Lan và rồi họ phải bước vào trận đấu với tâm lý đè nặng còn đôi chân thì mỏi mệt. Và và và, để mình nhắc lại về lịch đấu của giải đấu này: Trong vòng 9 NGÀY phải đá 5 TRẬN!!! Một lịch thi đấu điên khùng và đây không phải lần đầu tiên mình chỉ trích điều này ở các giải đấu trẻ của Đông Nam Á. Nhưng vì đó là luật thì chúng ta phải theo, các đối thủ cũng vậy và họ cũng phải sử dụng nhân sự hợp lý.

    Không thể phủ nhận sự cầu tiến, muốn tổ chức một lối chơi hiện đại của HLV Hoàng Anh Tuấn, nhưng thực sự phải áp dụng một cách hợp lý cho cấp độ đội tuyển, vốn có quá ít thời gian cũng như lịch thi đấu khắc nghiệt. Không phải tự nhiên mà bóng đá cấp ĐTQG trên thế giới thời gian gần đây sự thành công đều dành cho những đội chơi phòng ngự phản công (Bồ Đào Nha, Pháp, Việt Nam của Park Hang Seo), vì nó đòi hỏi rất cao, về mặt tổ chức, về chất lượng cầu thủ, cũng như sự luyện tập thường xuyên. Đến 1 HLV nổi tiếng với Pressing như Jurgen Klopp sau một mùa thất bại cũng đã tự thay đổi mình mới có thể giành Cúp C1. Tổng hòa toàn bộ yếu tố ở trên thì các bạn cũng đã có lời giải thích hợp lý rồi.

    Đánh giá sơ bộ về cầu thủ (đây là lần đầu tiên mình theo dõi họ):

    *Thủ môn Y Êli NiÊ:
    - Chơi chân tốt, tỷ lệ chuyền dài chính xác tới 51,5%, thường xuyên tỉa bóng về phía 2 biên.
    - Điểm yếu về mặt ra vào cũng như bóng bổng vẫn còn, đón hụt quả tạt 4 lần, 1 lần bắt trượt bóng bổng.

    *Trung vệ Trần Hoàng Phúc:
    - Hơi thiên hướng thòng, chiều cao tốt, 2 trận đầu khá khớp, 2 trận sau đã có tiến bộ, sẵn sàng chuyền bóng mạo hiểm hơn.
    - Chơi chưa tốt khi bị đặt dưới áp lực. Điển hình của mẫu trung vệ cao gầy lòng thòng như Huỳnh Tấn Sinh. Nên bổ sung phần thân trên.

    *Trung vệ Hồ Khắc Lương:
    - Đúng chất trung vệ của Sông Lam, vào bóng mạnh mẽ nhưng có phần hơi xấu chơi. Gây áp lực khá nhiều thay vì giữ vị trí.
    - Thường xuyên chuyền dài nhưng về phía biên gần thay vì chéo sân, ít đột biến.

    *Trung vệ - Hậu vệ phải Vũ Tiến Long:
    - Nghe phong phanh là cầu thủ tiềm năng nhất của lứa trẻ Hà Nội nhưng cũng thấy bình bình. Thể hình cũng không quá nổi bật. Cần theo dõi nhiều hơn.

    *Hậu vệ phải Vương Văn Huy – Nguyễn Nhĩ Khang:
    - Văn Huy thiên về mẫu xuyên phá, ôm biên tạt nhiều, tranh chấp tốt, mỗi tội lùn. Nhĩ Khang mạnh về chuyền bóng, hay chuyền chéo vào trong, đọc tình huống nhiều hơn. Có cảm giác bạn này là tiền vệ bị đẩy ra. Mà ở Gia Lai hình như ai cũng là tiền vệ cả.

    *Hậu vệ trái Phan Tuấn Tài – Võ Minh Trọng:
    - Tương đồng với bên kia thì Phan Tuấn Tài khi đá hậu vệ thường chuyền bóng tịnh tiến, Minh Trọng thì tự tin cầm bóng xộc thẳng nhưng hay để mất. Minh Trọng tạt rất tốt cả cuộn cả đặt lòng, Tuấn Tài thì tạt tệ. Chiều cao là lợi thế lớn nhất của Tuấn Tài nhưng dễ bị vượt qua dưới đất. Minh Trọng đúng chất hậu vệ cánh miền Tây cần mẫn, có lẽ sẽ sớm được lên đội 1. Tuấn Tài chưa thực sự định hình được phong cách thi đấu cho lắm.

    *Tiền vệ trung tâm:
    - Huỳnh Công Đến là nhà tổ chức chính của đội, óc sáng tạo và tư duy chơi bóng vượt trội. Xử lí bóng rất nhanh, khéo léo và chuyền bóng đa dạng. Có tham gia pressing gây áp lực nhưng rất ít khi trực tiếp vào bóng, tắc bóng chỉ 1 lần mỗi 90p. Bất lợi về thể chất nên được đẩy lên chơi thử số 10. Lộ ra là dứt điểm còn kém vì toàn đặt lòng trong. Theo đăng ký của CLB thì lúc này Công Đến mới chỉ cao khoảng <1m65 và nặng 63 cân, đường lên chuyên nghiệp sẽ gặp không ít trở ngại như mọi cầu thủ nhỏ con khác.
    - Đặng Quang Tú là một cỗ máy pressing, liên tục tranh chấp và hoạt động rộng khắp. Chuyền bóng có phần chưa chắc chân, lúc thì rất hay lúc thì tệ. Có thể phát triển thành mẫu bao sân box to box.
    - Nguyễn Xuân Bình, người chơi tốt nhất ở giải này (theo ý kiến cá nhân mình). Chơi cực kỳ chắc chắn, gần như không bao giờ để mất bóng trên sân nhà. Chuyền bóng cơ bản, hợp lý theo tình huống và ưu tiên sự an toàn. Là hình ảnh tiêu biểu của U18 Việt Nam ở giải này, gây sức ép liên tục lên đối phương và… bị vượt qua cũng hơi nhiều. Cần để ý tình huống phù hợp và chơi bình tĩnh, đầu óc hơn khi phòng ngự, hoặc học cách phạm lỗi chiến thuật. Nhưng cùng với thể chất trời phú của một cầu thủ xứ Nghệ, chơi ổn như thế này ở tuổi 18 thực sự phải nói là quá khiếp! Bất kỳ ông lớn nào muốn có một tiền vệ trụ ít nhất có thể lên ngang tầm Phạm Đức Huy hay mơ mộng hơn thì chồng tiền cho Sông Lam Nghệ An ngay và luôn đi! Đến lúc hết hợp đồng đào tạo trẻ thì hơi muộn để đào tạo theo ý muốn rồi.

    *Tiền vệ cánh:
    - Phạm Xuân Tạo, thấy mọi người gọi là tiểu Công Phượng, đúng là giống thật, giống ở khoản… tốn bóng. Không giỏi xử lí trong không gian hẹp. Thuận mỗi kèo phải và chỉ có bài qua người là đẩy bóng về bên phải rồi tận dụng tốc độ. Chạy nhanh khủng khiếp nhưng không phải là với bóng. Điểm mạnh dứt điểm không thấy đâu vì có 2 cơ hội ngon ăn thì đều đỡ bước một chán nên không ở thế dứt điểm tốt.
    - Trần Mạnh Quỳnh chơi khá rườm rà nhiều chạm. Ham rê bóng quá nhưng tỷ lệ qua người thành công <50%. Tạt nhiều nhất đội nhưng không trúng đích quả nào. Sút nhiều nhất đội nhưng bỏ lỡ 4 cơ hội rõ rệt. Cần chơi đơn giản, xử lí nhanh hơn và… đừng tạt không đà nữa. Rất khuyến khích luyện cho thành thục khả năng cầm bóng cắt vào trong để dứt điểm.
    Mặc dù 2 bạn phần nào đều là nạn nhân của hệ thống khiến họ phải tự xử lí rất nhiều vì thiếu lựa chọn chuyền, nhưng nhìn chung cả 2 đều tốn bóng lắm. TỐNNNNN BÓNGGGGGG

    *Tiền đạo:
    - Bùi Tiến Sinh và Võ Nguyên Hoàng có phong cách khá tương đồng. Đáng lẽ hai bạn này không nên đá cùng nhau. Cả hai đều thích lùi sâu làm tường, chuyền bóng cho các vệ tinh xung quanh. Đã vậy lại cùng thuận chân trái. Khi không có Tiến Sinh, Nguyên Hoàng thực sự thoải mái hẳn về không gian. Tiến Sinh vai trò khá mờ nhạt ở giải đấu lần này.

    - Nguyên Hoàng không chỉ cao hơn Tiến Sinh mà các kỹ năng cá nhân cũng tốt hơn hẳn. Tiến Sinh thường quay lưng để nhận bóng trong khi Nguyên Hoàng có rất nhiều động tác giả, thay vì đỡ bóng ngay thì rất hay để bóng trôi qua 1 nhịp hay bỏ bóng. Thường dựa vào sức mạnh thể chất để qua người, càn lướt. Hoạt động xa vòng cấm địa, thường xuyên chọc khe, tạo nhiều cơ hội cho đồng đội (8 cơ hội trong 5 trận). Chiều cao tốt nhưng lại là ưa chơi bóng tầm thấp. Rất thiếu chủ động trong tranh chấp bóng bổng, tỷ lệ tranh chấp bóng bổng thành công chỉ có 18,2%. Đỡ bóng văng lắm. Thật không hổ danh Lukaku Việt Nam.

    - Nguyễn Kim Nhật, lại là một Trần Thành, Lê Xuân Tú khác bị đẩy ra biên vì không đủ tốt để chơi độc lập trên hàng công. Cũng là một thành viên tốn bóng khi chơi ở cánh. Mối nguy hiểm thực sự trên không, dứt điểm khá tốt. Có vẻ là mẫu tiền đạo cắm thuần túy (poacher) nên rất được lợi khi chơi cùng Nguyên Hoàng.

    *Cầu thủ dự bị khác:
    - Phạm Văn Hữu nhỏ con, tốc độ, có thể tạo đột biến khi vào sân. Nhỏ con quá nên dễ dàng bị qua người. Nguyễn Ngọc Tú đá có 9 phút.
    - Nguyễn Hữu Tiệp lại là một tiền đạo (dùng nhiều tiền đạo quá?!). Cũng có chiều cao tốt và sẵn sàng lùi sâu nhận bóng.
  10. fancom

    fancom Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Bài viết:
    1.334
    Đã được thích:
    858
    Giờ mới để ý VN từ 2002 đến giờ chỉ lỡ VCK u19 châu Á có 1 lần năm 2008.

Chia sẻ trang này