1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

U 19 Tương lai của bóng đá Việt Nam

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi tung_ecom, 12/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Bác nghĩ bọn SV thể thao chúng nó, ví dụ, khoa điền kinh thì chỉ học chạy; khoa bóng đá thì chỉ tập đá bóng; ... thôi à?

    Chúng nó phải được học về cơ thể con người, sự phát triển, đặc điểm, chấn thương, sinh lý, và vân vân ... của con người. Những cái đó ở giảng đường ĐH thể thao nó gọi là các bộ môn khoa học thể thao.

    Sao bác đánh đồng tất cả SV thế. Có đứa dốt, cũng có đứa giỏi mà! Mình chỉ chọn đứa giỏi thôi. Mà tôi nói là chọn SV trong Khoa Bóng đá, chứ có bảo chọn ở Khoa Cầu lông, Vật, Võ thuật, ... để cho đi học HLV đào tạo bóng đá đâu nhỉ?

    Thằng Hải Anh, tiền đạo của Đồng Nai, nó cũng là sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Bóng đá ra đó! Một ví dụ cho cái "Chưa kể ko có hiểu biết và đam mê bóng đá ..." của bác!

    Còn cầu thủ thì ở VN đa phần là học không đến nơi đến chốn, chưa biết có học hết phổ thông không, nên khả năng tiếp thu kiến thức là có hạn. Tất nhiên thằng nào giỏi, có tư duy tốt thì ta cũng chọn cả nó.

    LackOfMoney trả lời hộ tôi rồi đây:

  2. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Thắng Tù, tôi đã bảo là dạng kiểu như thế thì tự bỏ tiền ra mà học còn gì nữa! Hắn có tiền, thích học thì kệ hắn thôi.

    Cũng vì cầu thủ học không được đến nới đến chốn, nên tôi mới bảo ưu tiên vào ĐH thể thao mà chọn người!

    Tôi không hiểu câu này là ý gì! Trình độ bóng đá mình kém, thì mới phải gửi người đi học. Nếu mình có khả năng làm thầy rồi, thì còn đi học làm gì nữa? Vả lại học về để làm cho mình, chứ có về dạy bọn Mã, Phi, Miến, Lào, Cam, ... đâu mà bảo "muốn làm thầy".

    Còn đào tạo thì họ cũng đào tạo cho ta kiến thức chung, những kiến thức hiện đại về huấn luyện, phương pháp huấn luyện, công nghệ sử dụng cho huấn luyện ... đều giống nhau thôi, dù ở Đức, Anh, Pháp, TBN. Những cái này đương nhiên là mình có thể học hỏi, tiếp thu và áp dụng được, cho dù là VN, Lào, Cam, ..., Nhật, Hàn, ... hay ở đâu cũng thế. Nó cũng giống như ở ĐH thôi, những kiến thức chuyên ngành của một ngành là cơ bản như nhau ở hầu hết các trường ĐH (VN có thể outdated hơn). Đi học họ cũng chỉ dạy những kiến thức đó. Còn những thứ thuộc về phát kiến mới và có giá trị thương mại, nó là miếng cơm của người ta rồi, không ai đem nó giảng dạy ngay cả. Chỉ đến khi họ kiếm đủ, và nó trở nên phổ biến thì người khác mới có cơ hội tiếp cận.

    Đào tạo theo giáo trình huấn luyện trẻ của một cá thể CLB thì chắc không có đâu, đào tạo kiểu đó chắc chỉ có thể là hợp tác giữa hai CLB. Vì nó khác nào chuyển giao giáo trình của CLB đó.

    Câu chuyện tiến sĩ VN học về "không làm nên trò trống gì" lại là một câu chuyện khác hẳn với câu chuyện bóng đá. Tiến sĩ không phải có cái bằng về VN là có thể lập tức làm thay đổi nền KH ở VN ngay được. Hơn nữa cũng không thể vì thế mà bỏ, không gửi đi học tiến sĩ tiếp. Có nhiều tiến sĩ mà còn chưa bắt kịp, thì không cho đi nữa thì nguy cơ lạc hậu là thấy rõ!
    Lần cập nhật cuối: 05/02/2015
    HoangQuyencs thích bài này.
  3. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Bọn Viettel ban đầu cũng thuê GĐKT người Đức, nhưng chỉ được một thời gian. Lẽ ra nên thuê ông ta lâu dài. Cần phải có một người có trình độ để đánh giá và đưa ra những giải pháp ở thượng tầng, rồi áp dụng cho các khóa huấn luyện. Chứ huấn luyện viên VN, rồi ông VN không có đủ trình độ, kiểm tra, bảo đạt, nhưng thực tế có thể là chưa tốt.
    --- Gộp bài viết: 05/02/2015, Bài cũ từ: 05/02/2015 ---
    Quảng Ninh năm ngoái còn đoạt giải CĐV.

    [​IMG]
    HoangQuyencs thích bài này.
  4. ratdanong

    ratdanong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    439
    Công nhận Hải Dương nhà bác và cả Hưng Yên nữa, bóng đá nhi đồng thiếu niên phong trào khá tốt! Tố chất con người chứng minh là cũng có! Riêng ở lò HAGL JMG đã có ít nhất trên 4 chú ở khóa 1 và 2 ( văn Toàn, Văn Sơn, Văn THanh... ).
    Đất ở HD vẫn còn nhiều. Giá có ông bầu nào về xây sân, lập clb chuyên nghiệp, đặt tên kiểu như: Hải Hưng FC chẳng hạn, chỉ cần lấy quân là con em ở 2 tỉnh này đào tạo thì đã đảm bảo đủ sức đá VL.
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thật ra nói thêm chỉ buồn nhiều thôi, có ông bầu cũng phải làm nhiều thứ lắm. Cả TP Hải DƯơng chỉ có 2 SVĐ nhưng đều ở quy mô rất nhỏ. Bóng đá phong trào phát triển thì được nhưng nếu đi lên chuyên nghiệp thì phải xây một trung tâm huấn luyện hẳn hoi, hiện tại cơ sở vật chất cho thể thao ở HD nói chung là yếu. Các cháu tập ở đội nhi đồng hay thiếu niên chủ yếu tập trên sân cỏ nhân tạo. Còn lại thì sân cỏ không còn nhiều. Ngay trung tâm huấn luyện thể thao của tỉnh cũng là sân Cỏ nhân tạo, moị cầu thủ nhí tập xong là chủ yếu cho đá dịch vụ.
    Hải Dương cũng có nhiều doanh nghiệp mạnh lắm nhưng h mà động vào cái món bóng đá này thì phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng từ sân VĐ cho đến nơi ăn chốn ở. Ngoài ra lãnh đạo tỉnh họ cũng ko chú trọng lắm cho thể thao lắm hay sao ý nên rất buồn. Ông Đức ông ấy làm được mạnh như thế vì ở Gia Lai rừng cao su là của ông ấy. CÓ thể thích là ông ấy có thể xin chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất để phục vụ thể dục thể thao được ngayu. CÒn h mà các tỉnh như HD mà muốn có thì phải làm từ đầu, Mà động đến đất đai bây giờ nó lằng nhằng lắm nên rất nan giải. Từ chủ trương, giải phóng mặt bằng...... ôi làm đất thương mại sinh ra lợi nhuận nhà đầu tư họ mới mặn mà chứ nếu chỉ đơn thuần bỏ tiền ra làm những cái đó mà 10 năm sau mới có kết quả thì khó nhà đầu tư họ chịu làm lắm.
  6. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Ng học cứ học, ng chơi cứ chơi. Ăn nhau ở ý chí và tinh thần cầu tiến.
  7. ongtrumdatquang

    ongtrumdatquang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2013
    Bài viết:
    2.118
    Đã được thích:
    1.322
    Ở Nhật có khá nhiều lò đào tạo tốt mấy CLB của ta nên qua đó xem xét rồi hợp tác mà về Việt mở lò, chi phí vừa thấp lại vừa phù hợp với người Việt. Ở Nhật Osaka nổi tiếng với lò đào tạo trẻ Cerezo Osaka. Lò này đào tạo ra Ông Shinj Kagawa với thằng Takumi ấy... CLB nào ở mình qua đó hợp tác có khi lại hay!!! Chính quan chức và đội tuyển Việt Nam mình đã từng qua thăm quan lò này rồi.
    HoangQuyencs thích bài này.
  8. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.135
    Đã được thích:
    5.323
    Cái tham quan của các ông VN thì còn lạ gì =)), bên này thỉnh thoảng cũng có mấy đoàn VN sang "tham quan học hỏi kinh nghiệm", học cái ccc nhà chúng nó, cưỡi ngựa xem hoa được một tí còn sau đấy toàn rình rình đi shopping với cả ăn chơi chụp ảnh, làm gì đâu. Tiếng thì đ biết, cuối cùng toàn là mấy thằng phiên dịch nó "học hỏi" còn các bố tâm trí bận nhậu với cả xoã, nói chung chỉ toàn giải ngân là giỏi.
    thansau_72LackOfMoney thích bài này.
  9. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Điều kiện VN thì thể thao học đường nói chung là rất hạn chế. Chưa nói tới bda mà cái nền tảng thể chất k đc phát triển vì nói chung văn hóa VN chưa thực sự coi trọng việc tập luyện 1 cách điều độ, càng trẻ càng lười tập. Tập thể dục thể thao cg giúp phát triển thể hình. Có thể chất thể lực tốt thì bóng đá hay môn j cg đc nhờ. Có 2 môn mà phát triển thể chất tốt và toàn diện là chạy và bơi. Bơi thì ko phổ cập đc chứ chạy thì đơn giản, chẳng cần điều kiện j. Cứ tuần 3 buổi chiều lùa cả gái cả trai ra chạy đứt hơi thì làm j k khỏe, trừ đứa nào có tiền sử bệnh, đứa nào yếu thì cho cự ly ngắn, đứa nào khỏe cho cự ly dài. Chỉ sợ cái văn hóa Việt phụ huynh lại xót con.
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    em cũng nghĩ chạy là một phương pháp rất tốt để rèn luyện sực khỏe, nhưng đã là một con người thì cần biết nhiều môn trong giáo dục thể chất, ví dụ như nhảy xa, nhảy cao. bóng chuyền, như hồi đại học bọn em còn học cả bóng rổ và khiêu vũ, võ Teakwondo( chẳng biết viết chính xácc môn võ đó thế nào). CÒn chạy thì mối người một cơ địa, người chạy dài người chạy ngắn, bản thân em hàng ngày vẫn tập luyện món này, ngày bận phải kết thúc muộn sau 6h thì ko còn bt cứ 5h30 em xỏ giầy sang công viênCầu Giấy làm 10 vòng công viên. ngày nào cũng như ngày nào, mưa cũng như nắng, hay rét vẫn tập. Tập để rèn luyện sức khỏe chứ ko phải là để lên gân. Tất nhiên là chỉ chạy bền chứ ko phải là vận động viên.
    Nhưng ở môi trường trường học thì phải phổ cập nhiều môn thể thao, ngoài ra sau các giờ giáo dục thể chất đó nếu còn thời gian thì các học sinh và sinh viên thường hay đá bóng. Chính sân bóng đá và cơ sở vật chất thể thao trong các trường học là môi trường rèn luyện rất tốt vì ngoài h học môn chính, học sinh có tự rèn luyện thể thao và tranh đấu thể thao với nhau, đó là một môi trường rất lành mạnh.
    Em làm về Kiến trúc và QH nên khi nghiên cứu vè vấn đề quy hoạch của VN nhất là ở HN thì thấy lạ kỳ lắm. Nói ra phải đến 100 trang cũng ko hết, nhưng nền thể thao của nước mình cái gốc nó đã khôgn mạnh vì cơ sở vật chất dành cho giáo dục thể chất của toàn dân rất kém. Nhìn thấy mà ko thể làm gì khác hơn được vì ở các nước như TQ, Nhật, HQ họ làm vấn đề này rất tốt. Nhưng VN mình thì ko hiểu sao mà ko thể làm được. Lợi ích nhóm nhiều, giá trị đất được đẩy lên rất cao, miếng bánh ngon người ta sẵn sàng dùng quyền để nhào vô cướp rồi dùng tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất để biến những khu công cộng thành khu đất riêng với mục đích kinh doanh của họ. Có nhiều người trên cao họ có biét không> họ biết cả đấy nhưng mà cùng lợi ích nhóm. cùng được chia phần, cùng vây cánh, cuối cùng chẳng ai biết những việc như kiểu con voi chui qua lỗ kim. Chỉ đến khi dư luận bức xúc quá thì vớt vát tý làm cho lấy lệ.
    Bóng đá là một môn trong hệ thống Olympic. VÌ thế cũng như các môn khác, muốn mạnh thì phải thì phải toàn dân ham mê yêu tập luyện bóng đá. Nếu mà làm tốt vấn đề này thì chỉ sở các học viện mọc lên như nấm sau cơn sốt HAGL này sẽ chọn không hết nhân tài, lúc đó anh em ta trên này lại chởi nhau tranh luận vì lò nào mạnh nhất, lò nào huấn luyện tốt nhất. Lò nào mất dạy nhất..... ^^
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này