1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

U-22 Việt Nam . Mai Đức Chung ?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi doncoi_noixaxoi, 16/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanh_tdh2

    khanh_tdh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ ở Asian cup 2007 vừa rồi khi Tuyển VN đá thua Nhật thì ai cũng hò hét đòi hỏi này nọ rằng ;à nhục, là sợ sệt không dám chiến đấu sòng phẳng này nọ, mà cuối cùng thì Tuyển VN cũng lọt được vào vòng 2, đó cũng không thể nói là điều may mắn vì Tuyển VN đã chiến đấu kiên cường ở 2 trận trước đó. Bây h thì có người bảo đá thế nào cũng được miễn là kết quả tốt, nực cười . Với tôi thì luôn luôn thành tích là quan trọng nhất, tất nhiên là phải giải đấu chính thức. Do vậy U22 vô địch thì vẫn sướng. Nhưng cũng chỉ là giải giao hữu thôi, rõ ràng ở cup này, khách mời còn lởm hơn mấy cái giải giao hữu ở VN(Cái này thì VN đoạt nhiều rồi, vô giải chính thì hay gây thất vọng). Tuy nhiên có mấy điểm đáng khen ở U22 VN:
    Về tinh thần, họ rất lỳ lợm, bởi đa số là cầu thủ mới nên chưa bị áp lực thành tích(Cái này luôn cần trong bóng đá nhất là khi Tuyển VN đá với Thái). Về chuyên môn đây là những cầu thủ đầy hứa hẹn (hứa hẹn thôi nhé, còn phải phấn đấu nhiều lắm, chưa nên vội tung hô, bởi họ phải làm được nhiều điều nữa, phải cống hiến nhiều nữa).
    [red][/
  2. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Thôi các bác ạ. Đợi vào AFF cup xem thằng Malaysia nó đá ra sao thì muốn nhục cũng chưa muộn. Về Mederka cup, cái đáng khen ở đây là tinh thần chiến đấu của các cầu thủ , chiến đấu hết mình không tư lợi là tui thấy vui rồi ,tuy nhiên cũng hơi lo chú nào bị rủ rê ,lôi kéo như Quốc Anh thì tiếc . Chiến đấu hết mình và giành chiến thắng ,quá đã.
  3. traique_megai

    traique_megai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    Thực ra nói như bác cũng hơi cực đoan, U22 thắng ở giải này (cho dù là giao hữu) cũng rất đáng khen ngợi,nhất là tinh thần thi đấu.
    Có điều với cái cách tung hê thái quá của đám báo lá cải nhà mình thì không thể chấp nhận được,trên tất cả các tờ báo mạng lẫn báo giáy thi nhau kể thành tích của U22,hết người hùng này tới người hùng kia,cứ như đoạt WC ko bằng,làm như thế không những ko có lợi mà còn có hại cho bóng đá nước nhà.U22 thì cứ nghệt mặt ra thủ dâm tinh thần,Tuyển với lão Tô thì áp lực nặng nề.....
    Thật ra người hâm mộ nước ta bây giờ cũng khá pro rồi,họ có con mắt nhìn và quan điểm riêng,mấy ông báo chí với mấy bố BLV nên nói ít đi 1 chút !!
  4. changtraitaito

    changtraitaito Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    26
    Các ông cứ làm như đá trên sân Malai dễ lắm không bằng. Đá sân Malai thậm chí còn khó hơn đá trên sân của Indo, Sing. Trước nay trừ một trận duy nhất Indo thắng Malai tại đây thì hầu như các đội khác đều chào thua hết, trong đó có cả Thái.
    Chẳng phải thằng miến đá ko đến nỗi tệ lắm mà vẫn bị nó hấp 4-0 bán kết đấy thôi.
    nếu cả giải VN toàn đá phòng ngự thì ko nói, thực tế trừ trận đấu này còn hầu như trận nào cũng ghi được đến 2 bàn thắng, bán kết thì lội ngược dòng 2 bàn, điều mà trước đây chưa có tuyển VN nào làm nổi. Còn chê gì nữa!
    Xưa kia Vn đá thua Nhật ở Asian cup, ai cũng thấy nguyên nhân là do thể lực bị bào mòn quá nhiều do ông Đần chỉ sử dụng 1 đội hình chứ ko đến nỗi thua nhục vậy, còn nay U22 đá quần cả giải vẫn thấy khoẻ phăm phăm, va chạm ko ngán gì Mã là đội nổi tiếng khoẻ trong khu vực.
    Tui chẳng thấy gì là ko tốt khi đá phòng ngự chủ động mà chiến thắng cả. Lối đá của Ý ngày xưa cũng chỉ vậy thôi, ăn đc 1 bàn dù đội khách dưới cơ nhiều, thế là hết. Nói chung phải suy xét nhiều chiều mới dc
  5. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Chú Công Huy (1m76) này đá tiền vệ trụ đây này. Ông Chung cũng biết dùng mấy chú có thể hình kha khá vào những vị trí trọng yếu trên sân đấy nhỉ. Chú CH này hơi mỏng 1 tí, cho chú này ăn bơ sữa liên tục có khi sẽ tăng được thêm vài kí là đá tuyển hơn Minh Đức (NA) nhiều.
    Lên Tuyển từ gánh rau của mẹ
    Nguyễn Công Huy mồ côi cha từ năm lên 12 tuổi. Vào năng khiếu Thanh Hóa nhưng bị đội bóng quê hương lắc đầu, Huy ra Hà Nội từ đồng tiền gom góm bắt đầu từ gánh rau muống của mẹ. Hiện giờ, cái tên Công Huy đã có trong danh sách vàng U.22 Việt Nam đăng quang giải Merdeka Cup. Tất cả đã diễn ra như một câu chuyện cổ tích đối với chàng tiền vệ nghèo này.
    Mồ côi cha từ nhỏ
    Có một câu chuyện vui vui mà những cậu học trò học cùng lớp với Công Huy ngày phổ thông hay kể cho nhau nghe rằng Huy ?okiếm? chỉ thích lo việc xã hội hơn lo cho bản thân. Cả lớp đang làm bài kiểm tra cuối năm, thay vì lên bàn giáo viên nộp bài kiểm tra, Huy gửi thẳng cho cô giáo chủ nhiệm lá đơn xin được thi lần sau để ra sân đi? khiêng cáng cho các anh lớn trên đội 1 đang thi đấu.
    Với Huy, tình yêu bóng đá vẫn là nhất, dù sau đó ai cũng biết điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc học hành. Thế nên, các thầy cô trong ngôi trường cấp 3 Nguyễn Trãi nhiều khi cũng phải gật đầu ?oxé rào? cho cu cậu thoả niềm đam mê, dù lần đó Huy ra sân cũng chỉ làm nhiệm vụ trợ giúp cho nhân viên y tế. Sau này, khi nghĩ lại, Công Huy bảo lúc đó chỉ nghĩ việc được ra sân xem các anh thi đấu cũng đã sướng lắm rồi nhiều. Không được xem, tối về ngủ không nổi.
    [​IMG]
    Công Huy (phải) trong màu áo Thể Công rồi lên tuyển U.22 Việt Nam và đoạt cúp vàng Merdeka.
    Sinh ra ở Thanh Hóa nhưng thăng hoa lại trong màu áo Thể Công, thế nên mỗi lần có dịp về thăm nhà, đứng trên thảm cỏ sân Thanh Hóa, người ta vẫn thấy ánh mắt Công Huy buồn rười rượi. Không buồn làm sao được khi nơi đây đánh dấu sải chân đầu tiên của Huy cùng trái bóng. Ngày đó Công Huy được kỳ vọng rất nhiều kế tục cái áo thủ lĩnh, ?oVua trung tuyến? do đàn anh Lê Hồng Minh để lại. Nhưng ở Thanh Hoá có những ?oquy tắc riêng? khiến cho nhân tài cứ rơi rụng dần.
    Năm 12 tuổi, Công Huy phải nhận một mất mát quá lớn khi bố đột ngột ra đi sau một ca tai nạn. Sau khi mất bố, Công Huy sống nhờ vào khả năng chạy chợ của mẹ. Thế nhưng, đến năm 17 tuổi thì Huy mất luôn cơ hội chơi bóng ở đội trẻ Thanh Hóa.
    Chân trong đội bóng mất, nhưng tình yêu với trái bóng tròn không mất. Chỉ ít tháng sau Huy ?okiếm? được mẹ bắt tàu chợ lên Hà Nội rồi xin vào tập ngang ở đội trẻ Thể Công. Một ngày cuối năm 2004, trời lạnh như cắt, Công Huy nhảy cẫng ôm chầm lấy me,ï rớt nước mắt vì hay tin trúng tuyển. Từ ấy, cuộc đời Huy ?okiếm? như rẽ ngang sang một hướng khác.
    Đường rộng tuổi 21
    Khoác áo Thể Công, đường ?ocông danh? của Huy tiếp tục phát triển. Góp mặt vào thành phần các cầu thủ trẻ Thể Công lên đường sang Bulgaria tập huấn 1 năm trời, Huy lớn lên trông thấy, không những ở mặt thể hình (cao 1m76) mà cả tư duy chiến thuật lẫn kỹ năng chơi bóng. Khi nhìn lại bản thân sau 1 năm được đi ?odu học?, Huy cũng thừa nhận đó là khoảng thời gian quý báu giúp hoàn thiện tố chất của một tiền vệ trụ đích thực. Sau ngày trở về nước, Huy có ngay suất đá chính.
    Dáng người mảnh khảnh, nhưng bù lại khả năng tranh chấp, càn quét và nền tảng thể lực tốt, hiện nay vai trò của Công Huy trong màu áo Thể Công dường như là bất khả xâm phạm. Được góp mặt trong thành phần U.22 Việt Nam là một bước ngoặt lớn của Công Huy. Ngày rời xứ Thanh đi Hà Nội, Huy chỉ dám nghĩ được tiếp tục đá bóng đã là vui rồi huống chi là lên tận Tuyển.
    Chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của Công Huy tại Merdeka Cup vừa rồi trong vai trò tiền vệ trụ, rất nhiều nhà chuyên môn đã chấm Công Huy, nhất là trong thời điểm bài toán ?ođòn gánh? của ĐTQG vẫn còn nan giải. Tài Em, Minh Phương và kể cả Trường Giang chắc chắn vẫn không thể làm an lòng thầy ?oTô?. Chính vì thế mà hôm qua, khi trả lời báo giới ông Mai Đức Chung đã khẳng định Công Huy là một cái tên xứng đáng lên Tuyển. Một khi điều ấy thành hiện thực, có lẽ người mẹ góa bán rau ngày nào đón tàu cho Huy lên Hà Nội đi tiếp con đường bóng banh hẳn sẽ vui khôn xiết.
    Theo Thể thao & Cuộc sống
  6. trada_thuocla

    trada_thuocla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    mình hỏi 1 chú bé Malai : do u care AFF Cup ?
    chú bé reply: no..i just like epl, italian and spanish football..my country soccer team suck. last week lost to under 23 or 20 Vietnam in pestabola merdeka...
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    SẶc! Không quan tâm mà nó biết ĐT nó thắng thua thằng nào ở 1 trận giao hữu?????????
  8. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Tình yêu bóng đá là vậy , cũng như mấy anh Việt Nam , ĐTVN đá thua , bán độ , miệng cứ la chán nhưng khi có trận là quan tâm lại ngay.
  9. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Có bài viết về Bình gỗ, Bình củi này. Chú này cứ gỗ cứ củi thế mà không đếch phải bị vào tù hoặc treo giò. Mấy chú kia thì cứ muốn khôn lỏi hơn người ta nên giờ cứ phải lạy lục khắp nơi để được xin đá lại.

    Phan Thanh Bình & nỗi niềm... trẻ mãi không già

    (TT&VH Cuối tuần) - Ở tuổi 22, Phan Thanh Bình đã cho người ta cái cảm giác anh là... lão tướng. Hơn nửa thập kỷ qua, anh xuất hiện liên tục trong các màu áo tuyển và nếm trải đủ mọi vinh quang cũng như cay đắng.
    Người không tuổi
    Khi rất nhiều đồng nghiệp cùng với Thanh Bình tham dự SEA Games 22 đã bước sang bên kia sự nghiệp thì anh vẫn đang ở tuổi U và vẫn còn một kỳ SEA Games nữa đang chờ đợi. Ai cũng bảo trong thế hệ của Bình năm đó, giờ chỉ còn mỗi Bình là "hên" nhất.
    Thì đấy, Quốc Vượng, Văn Quyến, Văn Trương đang thụ án treo giò, Phúc Lâm, Đức Tuấn "mất dạng" cùng HN.ACB, Minh Phương, Tài Em, Hữu Thắng khốn khổ vì chấn thương, Thế Anh mâu thuẫn với ông Calisto mà chia tay đội tuyển... Chỉ có Bình vẫn đều đặn "cày" cho CLB, cho ĐTQG và cho cả ĐT Olympic nữa.
    Chính sự xuất hiện liên tục và bền bỉ của Bình đã mang lại cho người hâm mộ cảm giác anh là lão tướng. "Lão" từ gương mặt khắc khổ, "lão" từ cái nhìn chín chắn, điềm đạm của người đã trưởng thành, "lão" đến cả cách chơi bóng ngày càng "khôn", ngày càng nhàn... Họ dường như quên mất Bình năm nay mới 22 tuổi, và anh tham dự giải đấu lớn đầu tiên khi chưa đầy 16.
    SEA Games 2003 là giải đấu mà HLV Riedl tìm thấy một cậu học trò có khả năng "giải hạn" cho mình. Chính ông Riedl cũng nhiều lần thừa nhận Bình không phải là một cầu thủ quá xuất chúng, nhưng vào rất nhiều thời điểm khó khăn của ông thầy người Áo, Bình lại như từ dưới đất chui lên ghi những dấu ấn để đời.

    SEA Games 2003, khi Malaysia san bằng tỷ số 3-3 trong cơn mưa tầm tã ở Mỹ Đình, Riedl và các cộng sự gần như chết sững. Cả một ván bài tưởng như đã cầm chắc phần thắng đứng trước nguy cơ xoá sổ. Thế mà ở đúng những giây cuối cùng, cái đầu của Bình "củi" lại bật cao hơn tất cả, gật bóng vào đúng góc không thể cản phá của thủ thành Syamsuri. Bàn thắng vàng năm ấy không chỉ đưa Việt Nam vào CK mà còn cứu cho ông Riedl khỏi một kết cục bi ai.
    Trước SEA Games 2005, Bình lại có một trận đấu thăng hoa trước U-20 Nhật Bản tại Agribank Cup. Anh chơi như lên đồng, lập cú đúp, trong đó bàn thắng thứ 2 là một quả lốp bóng tinh tế, đầy cảm giác. Riedl hoan hỉ, còn trợ lý Lê Thuỵ Hải vung tay tựa như kiểu Lưu Bị thốt lên thời Tam quốc: "Bình củi mà đá được quả này khác gì Trương Phi cũng biết dùng mưu, ta không phải lo gì nữa".
    Có lẽ chính nhờ những ký ức rất đẹp đó mà Bình luôn có một suất trong mọi ý tưởng của Riedl...

    Mãi là người số 2
    Lệ thường, sống lâu thì lên lão làng. Nhưng Bình không thế. Dù anh đã khoác chiếc áo tuyển Việt Nam nhiều hơn bất kỳ ai ở ĐT Olympic hiện nay, dù anh đã chơi nhiều trận chẳng thua kém ai ở ĐTQG hiện nay, nhưng tiếng nói của Bình trong tập thể thực ra vẫn không mang nhiều trọng lượng.
    Từ trước đến giờ, trong tâm thế của tất cả các HLV, kể cả Riedl, hầu như ai cũng đều coi Bình là sự lựa chọn tất yếu, nhưng là số 2, trong các sơ đồ chiến thuật. Nếu chỉ đá 1 mũi nhọn thì vị trí đó sẽ được ưu tiên cho Văn Quyến ngày xưa hoặc Công Vinh hôm nay chứ không phải là Bình. Điều ấy cũng có nhiều nguyên do của nó. Về chuyên môn, Bình thuộc mẫu cầu thủ khoẻ, nhiệt, nhưng "cứng". Anh chỉ phù hợp với những pha bóng "tắc - bụp", nghĩa là chớp thời cơ để làm bàn chứ không mạnh trong khâu xoay trở hay tự tạo ra cơ hội. Chính vì thế mà anh rất khó "đứng" được một mình.
    Còn nếu xét ở khía cạnh ngoài chuyên môn thì lại càng khó cho Bình. Cách sống của Bình giản dị và khép kín, đúng như tính khí của những người nông dân hiền lành, chất phác vùng Tháp Mười. Anh hầu như không giao du, rất hạn chế chơi bời, ít tiêu tiền và cũng ngại cả nói chuyện. Anh em cầu thủ đều bảo Bình "chắc", và không có nhiều người thân thiện với Bình.
    Đã có thời trong đội tuyển râm ran bàn tán về mâu thuẫn của Bình với Công Vinh. Ai cũng muốn là số 1. Ai cũng muốn ghi bàn. Và không ai chịu hy sinh cho ai cả. Rốt cuộc là cả Bình và Vinh đều chơi dưới sức.
    Nhưng trong cuộc ganh đua này, Bình là người thua thiệt hơn. Anh đã mang tiếng được ông Riedl ưu ái, lại thêm quả sút penalty hỏng trong trận gặp Thái Lan ở AFF Cup 2006-2007 nữa, bỗng trở thành tâm điểm của búa rìu dư luận. Hồi đó, thua Thái Lan trên sân nhà là điều tủi hổ, và mọi chê trách hầu như dồn hết cho Bình.
    "Thần tài" trở về CLB trong nỗi tủi cực. Nhưng anh không phải mẫu người buông xuôi, sự nghiệp của anh còn rất dài. Ở tuổi Bình năm 2007, nhiều cầu thủ khác mới chỉ bắt đầu... Bình hiểu, và anh làm lại.

    Đổi vận khi thành số 1?
    Tình cảnh khó khăn của Bình vẫn tiếp diễn dưới thời ông Calisto. Từ khi ông Tô lên làm HLV trưởng ĐTQG, Bình chỉ được trọng dụng ít phút rồi mất hút. Anh thậm chí còn không được tin dùng bằng Quang Hải, Ngọc Thanh và Việt Thắng, và sau đó được... chuyển giao cho ĐT U-22 của ông Mai Đức Chung.
    Về danh nghĩa thì bị hạ cấp, nhưng về thực chất thì Bình lại lên hương. Về đội U-22, Bình dĩ nhiên được tin dùng, được giao trọng trách thủ lĩnh hàng công. Anh được phân nhiều vai khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là "ngồi không ăn sẵn" như cách hiểu của nhiều người trước kia. Bình đá cắm hay đá lùi, tự mình ghi bàn hay làm nhiệm vụ kiến thiết, tự nhiên mọi chuyện với anh đều suôn sẻ.
    "Đối với một cầu thủ, dù đã chơi bóng nhiều năm, cũng không thể nói là tâm lý không quan trọng. Nếu được tin tưởng tuyệt đối và lại được đặt vào một tập thể đầy quyết tâm, chắc chắn phong độ sẽ tốt" - Bình "tổng kết" thực tiễn qua gần chục năm kinh nghiệm, cũng là cách lý giải về sự khởi sắc của anh, từ vị thế của "kẻ bị vứt đi" trở thành người hùng Merdeka Cup.
    Năm 2009, ĐT U-22 của Bình sẽ lớn thêm một tuổi, và sẽ dự SEA Games 25. Đó sẽ là SEA Games thứ 4 của Bình, cơ hội cuối cùng để anh có được một tấm huy chương vàng cho sự nghiệp tuổi U.
    Năm 2009 cũng là năm đầu tiên của Bình với HA.GL. Bản hợp đồng đưa Bình lên phố núi không "hầm hố" cỡ tiền tỉ hoành tráng như Công Vinh, Hữu Thắng hay Tiến Thành, nhưng với Bình, thế cũng đã là cả một sự đổi đời. Lương tháng của Bình sẽ gần gấp đôi ở Đồng Tháp. Môi trường có cạnh tranh hơn, nhưng cũng nhiều tham vọng, nhiều mục tiêu để phấn đấu hơn. Từ đây, Bình hy vọng sẽ rũ bỏ được nỗi lo trụ hạng thường niên...
    Xuân Anh
  10. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    chú Bình này cũng giống như Gerd Müller của Đức, chả kĩ thuật gì, chân gỗ, lại không cao hơn ai ( Müller cao 1m76) nhưng lại ghi tới 14 bàn trong các kì World cup ( chỉ sau Ronaldo). Nói chung tiền đạo thì cần nhất là ghi bàn, có khi cả trận anh mất hút nhưng chỉ 1, 2 khoảnh khắc là có bàn thắng. Chú Công Vinh thì y hệt Delnilson của Brazil hồi 1998, múa may rõ đẹp nhưng chả được tích sự gì, cuối cùng cũng chìm ngỉm.
    ai chưa biết Denilson thì có thể xem Clip này, chú này cực kĩ thuật , nhưng khổ lại không có bản năng sát thủ kiểu Ronaldo hay Ronaldinho.
    http://video.google.de/videosearch?q=delnilson&emb=0&aq=f#q=denilson&emb=0
    Nói chung tôi không hiểu các CLB việt nam muốn chơi trội, hay người tuyển trạch của họ tồi. Bao nhiêu mùa giải qua, thực sự chú Công Vinh ghi bàn có được bao nhiêu đâu, thì tiền đạo giỏi nỗi gì, mà phải bỏ ra 10 tỉ cho nó.

Chia sẻ trang này