1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Umberto D. - Lão Hạc thành Rome (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi sskkb, 26/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Umberto D. - Lão Hạc thành Rome (*)

    Umberto D.

    Đạo diễn : Vittorio De Sica
    Diễn viên chính : Carlo Battisti
    Năm phát hành : 1952


    (cơ khổ, chả kiếm được cái ảnh nào to hơn cả)

    Umberto Domenico Ferrari là một công chức nghèo đã nghỉ hưu. Ông sống một mình với chú chó nhỏ Flike trong 1 căn phòng thuê với giá cắt cổ từ một bà chủ nhà chỉ biết đến tiền, tiền và tiền. Bạn của ông, ngoài chú cho Flike còn có cô hầu gái Maria trong ngôi nhà đó. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho tới khi Umberto hết sạch tiền.

    Người ta nói, cái nghèo là cái nhục. Quả thật, Umberto không kiếm đủ tiền để trả tiền nhà và ông đã chịu đủ điều nhục nhã. Nhưng cái điều nhục nhã của ông, không đến từ việc bà chủ nhà xỉ vả ông, không đến từ người đàn bà ở trại tế bần đuổi ông đi khi ông cho con Flike ăn mà đến từ chính cái xã hội xung quanh ông. Ở cái xã hội mà người ta quý trọng đồng tiền hơn tình người đấy, ông không có chỗ để tồn tại. Thành Rome rộng lớn không có nơi cho ông sống, luật pháp công bằng không đứng về phía ông, mọi thứ đều rời xa ông. Bạn bè, đồng nghiệp, chiến hữu của ông khi gặp ông trên đường, họ đều lảng tránh. Họ sợ ông sẽ nhờ vả một điều gì đó, sợ ông sẽ xin xỏ họ cái gì đó. Những câu chào hỏi sáo rỗng, giả tạo và những lời tạm biệt vội vã khiến người xem cảm thấy đáng thương cho Umberto và khinh bỉ những người bạn của ông. Cô gái Maria, có lẽ là người duy nhất thông cảm với hoàn cảnh của ông, muốn giúp ông nhưng không thể. Cô cũng chỉ là phận người hầu, làm gì có tiền để giúp Umberto.

    Umberto D. là một bộ phim theo chủ nghĩa tân hiện thực của Vitorio De Sica đã giúp khán giả hiểu thêm một phần về xã hội của nước Ý những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng giống như Kẻ cắp xe đạp, Umberto D. đã dựng lên một nhân vật nghèo đói, túng quẫn đang từng bước đi vào ngõ cụt của cuộc sống. Niềm an ủi duy nhất của Umberto là chú chó Flike, và đó là vật ông quý nhất trên đời. Xem cảnh ông nháo nhào chạy tìm con chó giữa thành Rome khi nó bị lạc, rồi cảnh ông thẫn thờ nhìn những con chó hoang bị đưa vào lò thiêu ... mới thấy con Flike quý giá với ông đến nhường nào. Nó không chỉ là một người bạn bốn chân, mà nó còn là cuộc sống của ông, là lý do để ông tồn tại. Xem bộ phim tôi lại nhớ tới câu chuyện Lão Hạc của VN. Thật kỳ lạ, 2 tác phẩm có nhiều nét giống nhau tới mức khó tin. Cũng một ông già nghèo, một con chó, cũng một người muốn giúp đỡ ông nhưng lực bất tòng tâm. Rồi ông cũng muốn tự sát y như lão Hạc. Umberto cũng định cho con Flike đi, nhưng khi thấy ở nhà của người đó có một con chó dữ tợn nhăm nhe muốn cắn Flike, ông đã đổi ý vì sợ con Flike sẽ phải sống khổ cực tại ngôi nhà mới. Tình cảm của một ông già với một con chó nó còn đáng quý hơn cả tình cảm giữa người với người (tất nhiên chỉ trong bộ phim này thôi)

    Một kết cục có thể tiên liệu được, và nó không khỏi để lại trong lòng người xem một chút đau xót. Một câu chuyện hoàn toàn có thể xảy ra với bất kì ai trong số chúng ta, không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra với mình, liệu có nên học cách trở thành một người ăn xin ngay từ lúc này không ? Umberto D. là một bộ phim để lại nhiều câu hỏi cho người xem, và chính nó cũng là một câu trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi đó. Hãy quan tâm đến những người xung quanh, hãy chìa tay ra với những con người tội nghiệp, đừng bỏ rơi họ để đến lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó, cũng sẽ có người giúp đỡ chúng ta.

    Hasta la vista, babies !!!I'll be back ...
  2. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Tặng sskkb cái poster to vãi cả lúa luôn, bạn lấy poster này mà dùng rồi xóa bài mình đi cũng được.
    Chúc vui... dạo này thấy bác có hứng thú với phim Ý ghê, tiếp tục intro nhiều nhiều vào cho em biết với, em ít xem phim Ý lắm

    Được easyboy sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 27/10/2003
  3. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Cho em bổ sung phát:
    Umberto D​
    [​IMG]
    Diễn viên
    Umberto Domenico Ferrari-----Carlo Battisti
    Maria, the maid-----Maria Pia Casilio
    The Landlady-----Lina Gennari
    Landlady?Ts Fiancé-----Alberto Albani Barbieri
    Patient in the hospital-----Memmo Carotenuto
    Woman trysting in Umberto?Ts room-----Ileana Simova
    Nun in the hospital-----Elena Rea
    Flike, Umberto?Ts dog-----Napoleone
    Sản xuất
    Directed by-----Vittorio De Sica
    Screenplay-----Cesare Zavattini and Vittorio De Sica
    từ tiểu thuyết củaZavattini
    Produced by-----Giuseppe Amato, Vittorio De Sica and Angelo Zizzoli
    Assistant directors-----Luisa Alessandri, Franco Montemurro
    Director of photography-----G. R. Aldo
    Camera operator-----Giuseppe Rotunno
    Art director-----Virgilio Marchi
    Sound-----Ernio Sensi
    E***or-----Eraldo Da Roma
    Music-----Alessandro Cicognini
    Production Manager-----Nino Misiano
    Restoration Supervision-----Vincenzo Verzini

    Hãng A Rizzoli-De Sica-Amato Sản xuất
    Thực hiện ở Rome vào giữa năm 1951.
    Ngày phát hành: 20/1/1952; Tại Mỹ: 7/11/1955 (Guild Theater, New York).
    Thể loại: Đen Trắng
    Khung hình: 1.33:1;
    Độ dài: 91 minutes
    Giải thưởng
    Phim nước ngoài hay nhất, New York Film Critics Circle (1955)
    Kịch bản hay nhất (1956)
    Vài tấm hình
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được easyboy sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 27/10/2003
  4. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Trong "thế giới" tân hiện thực của De Sica thì bốn phim Sciuscia (Trẻ đánh giày), [topic]91531[/topic] (Bicycle Thief), Umberto D, Điều Kỳ diệu ở Milan được coi là bộ tứ phim hợp thành bức tranh xã hội Italia và là các tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa tân hiện thực Italia thời hậu chiến.
    Những tác phẩm trên đều miêu tả cuộc sống bình thường của những người dân nghèo có phần rất nghiệt ngã, họ bị thế giới tư sản đương đại ruồng bỏ, đầy rẫy. Chúng cứ diễn ra, trôi qua hàng ngày, như không có gì đặc biệt xẩy ra cả. Nhưng chính những cái bình thường, bình dị ấy lại vang lên ý nghĩa thời đại, ý nghĩa thế giới.
    Ngoài De Sica, hiện nay ở ngoài rạp Cinematheque đang chiếu rất nhiều các tác phẩm của Federico Fellini, cũng là một bặc thầy trong trào lưu Tân hiện thực, như La Strada, Nights of Cabiria, Variety Lights
    ======================
    My favourite movies: Titanic, Almost Famous, Hero, Forrest Gump, The Lord of the Ring.
    My favourite albums: Forever Autumn, Lake of sorrow, Projector, World of Glass, Wish you were here.

Chia sẻ trang này