1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"unberable lightness of life" cua Milan Kundera

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tungtr, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungtr

    tungtr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    "Unbearable lighness of life" của Milan Kundera có nhiều quan điểm về nhân sinh. Những quan điểm là những triết lí, không quá cao siêu để dẫn dụ, người ta dễ dàng cảm nhận và công nhận nó. Cái nhìn cuả ông về lẽ vô thường của đời người mở đầu bằng giả thiết nếu cuộc đời không dừng lại ở một lần mà tiếp tục vĩnh viễn thành một đường thẳng. Triết lí yếm thế của ông muốn người ta tư duy cùng mình từng bước một để hiểu ngầm với nhau rằng sự không lặp lại của thời gian là điều đảm bảo cho thế giới tồn tại. Lịch sử có những cuộc đớn đau và những cuộc anh hùng. Điều xấu thì chắc chắn là không nên lặp lại, nhưng ngay cả điều đẹp cũng chẳng nên quay về vì chỉ có trong sự mong manh vô thường nó mới giữ được giá trị vĩnh cửu của nó.
    "Nếu mỗi giây phút của đời người lặp lại vô số lần, loài người bị móc vào vô tận như Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Cách nghĩ này nghiệt ngã, nhưng sống trong thế giới của vĩnh hằng, mỗi cử động đều gánh một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Sự hồi sinh vô tận là gánh nặng nặng nhất".
    " Cuộc sống cũng là vô thường bởi vì con người luôn không biết mình muốn cái gì. Người ta không biết cũng dễ hiểu vì chuyện so sánh cuộc đời đang sống với những đời trước hay sửa chữa nó trong những đời sau là điều không thể. Làm sao để biết quyết định của mình có đúng hay không trong khi không có cách nào để so sánh. Ngay lập tức chúng ta sống cho lần đầu tiên mà không được chuẩn bị gì cả giống như người diễn viên lên sàn diễn mà chưa tập qua vở kịch. Nhưng cuộc sống bằng giá với cái gì, so sánh được với cái gì nếu sự lặp lại đầu tiên của nó lại là chính nó. Cuộc đời ví như bản phác thảo của một bức tranh vậy. Nhưng ngay cả từ "phác thảo" cũng không phải từ đúng vì bản phác thảo là để tạo ra một cái gì kế tiếp, có thể là một bức tranh, còn bản phác thảo mang tên cuộc đời thì không tạo nên cái gì cả. Tomas lặp lại câu ngạn ngữ Đức: Một lần không tính, một lần là chưa bao giờ. Nếu chỉ sống có một lần, là coi như chưa từng sống."

    tung tran
  2. gionson

    gionson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Chẳng lẽ bạn ko thấy rằng cốt truyện và cả chủ để giống hệt "bác sĩ Zivago ' ? Cũng là số phận 1 cặp tình nhân trong bão lốc thời cuộc , cũng trốn về và tìm thấy hạnh phúc ỏ nông thôn ( oi, thiên nhiên bao la) cũng chết khi mới bắt đầu thấy hơi sương suớng ( hạnh phúc ) ..ở đây tác giả chỉ nhấn mạnh hơn tính ham khoái lạc của Tomas ,bởi Kundera rất thích hình mẫu 1 con người vốn xa la với chính trị, tót bụng ,ham hưởng thụ ..bị ném vào vòng xoáy chính trị -như chính ông tự nhận về mình....
    Daniel -day- Lewi s đã đóng phim này với những cảnh ******** thực đến nổi gân trán nổi nhăng nhịt ,khác hẳn tính chất tinh thần trong "bác sĩ Zivago"... nhân vật nữ của Kundera lại còn nhuốm màu bệnh hoạn với tật hoang tưởng ...Nhà văn Séc này căm ghét nước Nga đã đem xe tăng vào Tiep khac nhưng ông vẫn chịu ảnh hưởng văn hoá ĐẠI NGA ( dù đã thanh minh là mình ghét Dostoyepski )..có 1 cái gì tương tự giữa VN-TQ ..Có điều ai mà mong yên bình khi về làng quê VN sống sẽ thất vọng chăng ?
    @@@
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Không thể so sánh "Unbearable lighness of life" với "Bác sĩ Zhivago", nhất là lại càng không thể nói đến cốt truyện với tiểu thuyết của Kundera.
    Vả lại...
    thôi không tranh luận nữa mệt lắm :-))))

    TIMSELF
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    " Tiểu thuyết không phải là lời tự thú của tác giả mà là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong cái thế giới đã trở thành cạm bẫy."
    Trong cái cuốn này- VNam dịch là " Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh" , những vấn đề đặt ra rộng lớn. Cuộc sống nhàm chán luôn là chủ đề cho những tác phẩm hiện đại , nó hình như cũng là một cái mốt cho cả VHọc Việt Nam nữa. nếu như trong tác phẩm của Satre, những cơn buồn nôn vô tận như một đặc trưng , thì MKundera, cho nhân vật nữ Tereza có những cơn chóng mặt , phải chăng nhân vật này thể hiện một cuộc đời khổ đau- có truyền thống- sống với Thomas- 1 người chồng mà người đọc chẳng biết tí gì về con người- hoàn cảnh sống, chândung....những cái tôi luôn được nghi ngờ , thắc mắc, tìm hiểu....
    + Còn cái câu cuối cùng của Jonson cũng còn tuỳ./.
    Thích thì nói thẳng ...
  5. gionson

    gionson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Mệt thì nhảy zô gõ mấy dòng vô nghĩa làm gì ? Sao không tĩnh toạ uống thuốc bổ ?
    @@@
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1

    Tôi thấy thế này. Những gì thuộc về con người ( lạc lõng và cô liêu cô liêu, lững thững và lưỡng lự, sợ hãi lố bịch, nhảy múa điên cuồng , ... ) thì Ông Kundera mang ra mổ xẻ, luận bàn, tán phét... ở mọi ngóc ngách đã chán ngấy đi rồi. Giờ còn bàn cái gì nữa nào? Bác Pagoda mệt là phải.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  7. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    MK viết hay, tư tưởng hay nhưng ép buộc người đọc thái quá. Nếu không chấp nhận trang trước MK viết đúng thì trang sau chắc chắn không đúng, và nếu đọc hết thì buộc phải chấp nhận MK đúng hoàn toàn. Và thế nên cực kỳ mệt mỏi khi đọc.
    Vui chút, liên tưởng cách viết của MK thế này (ko hiểu có bị kiểm duyệt hay ko?). Các tác phẩm bình thường miêu tả một cô gái đẹp ngoài đường với đầy đủ quần áo, nét mặt và tâm hồn. Một tác phẩm kiểu CTT sẽ lột cô ta ra, nhét vào trong phòng ngủ cùng một thằng và miêu tả diễn biến, MK thì lúc cởi lúc mặc quần áo, cũng nhét vào phòng, cũng có một thằng nhưng rồi lôi kính lúp ra dí vào từng cái mụn, và các chỗ ngóc ngách nhất, đặt các ống kính quay để thu hình quay chậm, phân tích, rồi mổ sẻ não bộ của cả 2 đứa ra xem xét, cười khẩy rồi bỏ đi và cho rằng cô nàng là một thứ gì đó hơi nhầy nhụa (dù cũng đẹp).
    Hic, mệt là phải

    Hãy trả tôi cơn bão tuyết ngoài đồng
    Hãy trả tôi những đêm dài mùa đông
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cuốn này hình như mới được dịch và in ở hải ngoại, chưa có ở VN?
    Nghe nói ở VN sắp in cuốn Cuộc sống không ở đây của Kundera.
    Tớ không thích đọc Kundera mấy, đúng như Raxun nói, đọc rất mệt. Có rất nhiều tư tưởng thú vị trong tiểu thuyết Kundera nhưng để tìm được nó trong một đống các chi tiết, hình ảnh, phân tích... rải rác, chồng chéo nhau cũng thấy mệt người.
    Rút cục tớ chỉ rút ra được hai điều khi đọc Kundera: 1) sự cô đơn của con người là vĩnh viễn, là không thể giải thoát được và 2) đàn bà Pháp (hì hì, và có thể là đàn bà nói chung) luôn luôn có xu hướng ngoại tình.

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Đàn bà Bohême chứ Pháp phiết gì bác VNHL ơi!
    "Cuộc sống không ở đây" mà cô Grass giới thiệu từ năm trước đã có rồi đấy. Vừa đọc xong. So ra tôi vẫn thích "bản nguyên" (kiểu 5 chương???) hơn là những cuốn 7 chương.
    Thấy MK mà cứ tưởng Raxun chửi thề. hà hà.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hi, lúc đầu tớ cũng tưởng là Raxun chửi thề.
    Mà sao lại đàn bà Bôhêm, nhân vật toàn là dân Pháp (nhưng có lẽ một số là gốc Tiệp).

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa

Chia sẻ trang này