1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng phật pháp điều trị HIV(1)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi vuagao, 25/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuagao

    vuagao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu ứng dụng phật pháp trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.
    (Phan thị Phi Phi, Lê Thị Tâm, Lê Ngọc Anh, Trương Xuân Ngọc, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đào Vọng Đức.)

    1./ Đặt vấn đề :
    - Y học hiện đại quan niệm rằng “ Bệnh là do sai lệch hay thương tổn về cấu trúc và chức năng của bất kỳ cơ quan, hệ thống nào trong cơ thể biểu hiện bằng một bộ triệu chứng đặc trưng giúp người thầy thuốc có thể chuẩn đoán xác định và chuẩn đoán phân biệt, mặc dù nhiều khi ta chưa rõ nguyên nhân, về bệnh lý học và tiên lượng”( Dorlands 2000)
    Nguyên nhân thường do các khiếm khuyết di truyền ( gen) và tác động tương hỗ với gen là các yếu tố môi trường.
    - Kinh phật nói rằng : Bệnh tật , số phân con người là do nghiệp gây ra. Nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh Phật có thể thay đổi Nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi. Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải học các kinh nói về nhân quả, tội phước. Kinh nhân quả ba đời trước khi nghiên cứu các kinh cao ( Thích Thiện Tâm – Giáo hội phật giáo Việt Nam)
    - Đấy là cơ sở thứ nhật của đề tài: Trì tụng kinh phật có thể thay đổi nghiệp bệnh. Ở đây là người nhiễm HIV/AIDS đây cũng là nội dung mới chưa có tác giả nào làm được cho đến nay.
    - Cơ sở thứ hai của đề tài: Theo S. Freud (1856-1939) thì bệnh là do rối loạn và mất cân bằng giữa ý thức , tiềm thức và bản năng. Trong số các bản năng của sinh vật, bản năng đấu tranh cho sự sống, cho sự tồn tại có sự tự vệ chống “ Bản năng tử vong là một bản năng mạnh, mãnh liệt trong mọi giai đoạn cuộc sống, mọi thời khắc của cuộc sống để sinh khí ( Pneuma) vào cơ thể, tạo ra sinh lực, rồi góp phần tạo ra sự hằng định nội mội. Claude Bernard , nhà sinh lý học thiên tài và y học thực nghiệm của Pháp thế kỷ XVIII, là nhà khoa học đầu tiên gắn liền sự sống với sự hằng định nội môi, yếu tố quyết định đến sự sống. Đến đây, sự sống của sinh vật đã ổn định và tăng cường lên. Sự áp dụng lý thuyết này vào hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS chắc chắn là đã có nhiều tác giả áp dụng, nhưng chưa có tổng kết nào.
    - Cơ sở thứ ba là long tin yêu của bệnh nhân vào công đồng và chính bản thân của mình.
    Từ 3 cơ sở chủ yếu trên, mục tiêu của đề tài là :

    1./ Người bệnh hiểu và trình bầy được luật nhân quả ba đời và 12 câu thần chú dùng trong trì tụng hàng ngày hay hàng tuần tại nhà và tổ chức tập trung 01 lần/ tháng tại chùa Văn Điển, Hà nội.

    2./ Đánh giá sức đề kháng HIV/AIDS trước và sau 06 tháng trì tụng bằng số lượng các tế bào Tcd3, Tcd4, Tcd8 , tỷ lệ Tcd4/Tcd8, đặc biệt chú trọng số lượng Tcd4.

    2./ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :

    2.1 Đối tượng nghiên cứu:
    28 người tuổi chủ yếu từ 25-33 , sinh hoạt trong câu lạc bộ hoa sen của Chùa Văn điển Hà nội. Trong số này :
    - Có 23 người được xét nghiệm đầy đủ 02 lần ( đầu tháng 07/2008- trước trì tụng phật pháp và sau trì tụng, tháng 01/2009).
    - Có 03 người mới tham gia xét nghiệm 01 lần ( Trước trì tụng, tháng 07/2008).
    Trong số này có 16 người đã dùng thuốc ARV do trung tâm phòng chống AUDV cấp ( có tên trong phụ lục ) và 10 người chưa dùng thuốc.
    - Toàn trạng tương đối còn lanh lẹ, khỏe, vui vẻ, hiện tại chưa có biểu hiện bệnh cơ hội, một số có công ăn việc làm.

    2.2 Phương Pháp nghiên cứu :
    2.2.1: Các chỉ số miễn dịch tế bào được tiến hành ở các trung tâm phòng chống AIDS , viện vệ sinh phòng dịch Quân đội, trên máy FACS count SW version 1,5 4/05 ( Mỹ). Tiến hành so sánh với các gia trị ban đầu và giá trị sinh học người Việt nam bình thường thập kỷ 90- Thế kỷ XX
    Xét nghiệm HIV cũng tiến hành tại đây theo 03 kỹ thuật :
    - Dertemine HIV ½
    - SFD HIV – ½
    - Genscreen HIV ½ V2

    2.2.2 Tiến trình nghiên cứu:
    * Trước trì tụng : Thử hệ miễn dịch tế bào của bệnh nhân HIV(+) hoặc đã chuyển sang AIDS, bao gồm các chỉ số TCD3, TCD4, TCD8 , tỷ lện TCD4/TCD9.
    * Trì tụng : trì tụng ở nhà 1 lần/ ngày hay có người 1 tuần mới trì tụng 1 lần , có người nhiều lần/ ngày do tự thấy trì tụng hiệu quả. Ban chủ nhiệm tổ chức 01 tháng trì tụng tập thể 1 lần tại chùa Văn Điển hà nội, trì tụng trước tam bảo. Đôi khi thầy Thích Giác Minh tham dự. Trì tụng tập thể 6 lần/6 tháng.
    Phật pháp trì tụng chủ yếu là 12 thần chú:
    1/ Nam Mô A Di Đà Phật
    2./ Nam Mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật
    3./ Nam mô Di lặc Tôn Phật
    4./ Nam mô tiêu tai- Diên Thọ- Dược sư Phật
    5./ Nam mô Đại bi quán thế Âm Bồ Tát
    6./ Nam mô Đại nguyện địa tạng vương bồ tát.
    7./ Án Lam
    8./ Án Xỉ Lâm bộ lâm
    9./ Úm ma ni bát minh hồng
    10./ Úm Xỉ lặc hê diêm
    11./ Án Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa bà ha.
    12/ Khư tri khư trụ khư tì chi giam thọ, giam tho đa chi bà chi ta bà ha.
    * Sau 6 tháng trì tụng: Xét nghiệm lại hệ miễn dịch tế báo với các thông số miễn dịch quy định của ban phòng chống AIDS quốc gia và quốc tế, và xét nghiệm HIV.
    2.2.3 Xử lý kết quả : Thống kê y học theo SPSS 14.0

    III Kết quả nghiên cứu :

    Bảng 1 . So sánh chung kết quả trước sua và hàng số sinh học ( tế bào/mm3 máu)
    ( Quý độc giả có thể xem bảng ở dưới đây)

    Nhận xét:
    - Tế bào TCD3 không khác biệt với trị số sinh học dùng là xét nghiệm trước hay sau trì tụng (P>0,05) . Nữ xu hướng có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn nam giới nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
    - Tế bào TCD4 là tế bào đích của HIV, số lượng tuyệt đối của nữ có xu hương cao hơn nam, nhưng cả hai giới đều thấp hơn trị số sinh học với P0,05) , nghĩa là đều giảm thấp so với trị số sinh học.
    - Tế bào TCD8 trước và sau trì tụng đều không khác biệt (p>0,05). So với trị số sinh học cả nam và nữ đều có số lượng TCD8 lớn hơn ( P<0,01) chứng tỏ ở các bệnh nhân được nghiên cứu tế bào miễn dịch chống HIV còn hoạt động tốt.
    - Tỷ lện TCD4/TCD8 có rối loạn cân bằng thể hiện ở tỷ lệ thấp đảo ngước so với trị số sinh học, đặc biệt ở nam thấp hơn nữ, và thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ sinh học (0,40+-0,21 so với 1,12-1,25) với P,0,01. Trước và sau trì tụng tỷ lệ này chưa tăng lên bao nhiêu mà vẫn duy trì như cũ.
    - Một cách tổng hợp, có thể phân loại kết quả thu được ở 23 trường hợp như sau:

    Nhận xét : Số có tăng tế bào miễn dịch chống HIV là :
    - TCD3 là 16/23 trường hợp chiếm 69,57% , với mức độ tăng là 25,77%
    - TCD4 mức tăng là 60,87% ( 14/23 trường hợp) mức độ tăng là 24,02%
    - TCD8 mức tăng là 65,22% ( 15/23 trường hợp), mức độ tăng là 27,90%
    - TCD4/TCD8 mức tăng là 52,17% ( 12/23 trường hợp, ) mức độ tăng là 17,41%

    Ta có thể hình dung được kết quả nghiên cứu tổng hợp trên biểu đồ 1 với các biến đổi tế bào miễn dịch TCD4 trước và sau thử nghiệm.


    IV. Bàn luận:
    Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do virus HIV lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ từ đầu những năm 1980 , đã nhanh chóng được tìm thấy trên mọi khu vực biên giới, kể cả Việt nam. Trường hợp HIV(+) đầu tiên tại Việt nam được phát hiện vào tháng 2/1990. Kể từ đó số bệnh nhân ngày càng gia tăng trên toàn quốc, tính đến 31/08/2008, số người nhiễm HIV còn số là 132.048 người , số AIDS còn sống là 27.597 người và 40.717 người đã thử vong ( Theo cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam tháng 10/2008).
    Người mắc AID rất ít có dấu hiệu đặc trưng mà chủ yếu là triệu chứng của những bệnh cơ hội do suy giảm số lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch gây ra. Vacsxin HIV-1 biến đổi kháng nguyên rất nhiều và rất nhanh ( theo thời gian và theo vùng địa lý), Quá nhiều các biến thể, các dạng tái tổ hợp mới đã ngăn cản việc sản xuất vacsxin chống HIV.
    Năm 1987, CDC ( Trung tâm kiểm soát bệnh tật – Mỹ ) Phân loại tiến triển bệnh dựa vào số lượng tế bào Lympho TCD4 và định nghĩa AIDS khi số lượng TCD4500 tế bào/mm2)
    - Bệnh HIV-1 trung gian ( TCD4 từ 200-500)
    - Bệnh HIV-1 muộn ( TCD4 từ 50-200)
    - Bệnh HIV-1 trầm trọng ( TCD4<50)
    - Bệnh HIV-1 giai đoạn cuối.
    Như vậy ta thấy số lượng TCD4 là rất quan trọng trong sức đề kháng HIV ( nó nằm trong tổng số tế bào TCD3 và sau TCD4 là TCD8, đại thực bào NK... TCD4 là tế bào đầu tiên và đích pháp hủy chính của HIV-1 , thụ thể TCD4 tiếp nhận GP120 của HIV-1 bộc lộ gp41 của HIV. Sau đó gp41 sẽ hòa màng để giải phóng nhân HIV-1 vào trong bào tương tế bào. Các đồng thụ thể khác cần cho sự xâm nhập HIV-1 vào tế bào như CXCR-4, CXCR-5, CCR-3, CCR-2b, Heparansulfate proteoglycans, ICAM-1, HLA-DR giúp HIV-1 tấn công vào tế bào khác không phải lympho của cơ thể. Trong nghiên cứu lần này chúng tôi gặp 02 bệnh nhậ có HIV(-) đã thử 02 lần cách nhau 06 tháng( dù vợ và con đều có HIV(+)) có thể do thiếu các đồng thụ thể này mà đề tài chưa có điều kiện phân tích 02 trường hợp này.
    Các rối loạn điều hòa miễn dịch trong nhiễm HIV-1
    Khi HIV-1 vào cơ thể, số lượng tế bào TCD4 bị giảm sút nhanh chóng , khó trở về mức bình thường được nữa. Cùng với TCD4 giảm , tổng lượng Lympho máu giảm, đặc biệt TCD3. Sau đó vào tuần thứ hai, số lượng Lympho tăng dần , trước hết TCD8, để chống HIV-1 nhưng TCD4 vẫn giảm , do đó tỷ lệ TCD4/TCD8 bị đảo ngược. Số lượng TCD4 giảm nhưng chủ yếu là chức năng tế bào này bị tổn thương trầm trọng làm giảm chức năng miễn dịch của các tế bào khách khu Lympho B, đại thực bào, NK..
    Qua thử nghiệm dùng Phật pháp trong hỗ trợ điều trị beenhjHIV/AIDS này, ta thấy đa số bệnh nhân đều có tăng các thành phần miễn dịch tế bào, đặc biệt là TCD4 ( 60,8% số trường hợp nghiên cứu và tương tự tăng cả Tcd3, Tcd8 nhiều hơn cả số có tăng Tcd4-69,57% và 65,22%). Tỷ lệ Tcd4/Tcd8 cũng có tăng 52,17% số trường hợp tuy mức độ tăng rất ít, vì trước thời gian trì tụng, tỷ số này cũng đã rất thấp. Ở đây , ta thấy có 03 bệnh nhân thuộc giai đoạn HIV-1 muộn (TCD4 từ 50-200), nhưng sau trì tụng 2 trong 3 trường hợp này đều có tăng nhẹ Tcd4 và 01 trường hợp giữ thấp như cũ. Cả hai trường hợp tuy tăng Tcd4 ít nhưng đều chưa thay đổi giai đoạn của bệnh tức là chưa chuyển sang giai đoạn HIV-1 trầm trọng.
    Chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề áp dụng Phật Pháp trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS. Mặc dù chỉ mới áp dụng trong 06 tháng, dù đã có một số trường hợp tự nguyện trì tụng được hơn 11 tháng. Đây là nghiên cứu đầu tiên của nhóm tác giả này. Hiện nay nhóm bệnh nhân này vẫn duy trì trì tụng theo lịch trình và có thêm nhiều đối tượng mới tham gia dù đề tài đã kết thúc.

    V. Kết luận :
    Bước đầu chúng tôi có một số nhận xét sau:
    1./ Đại đa số thành viên câu lạc bộ hoa sen đều bị nhiễm HIV-1 giai đoạn sớm và giai đoạn trung gian (20/23 trường hợp) và 03/23 trường hợp ở giai đoạn muộn
    2./ Các chỉ số nghiên cứu đều tăng được từ 52,17% đến 60,87% trường hợp nghiên cứu , đặc biệt là TCD4 tăng 60,87% số ca nghiên cứu (14/23 trường hợp)
    3./ Chưa có bệnh nhân nào ở giai đoạn muộn chuyển sang giai đoạn bệnh nặng hơn hay có biểu hiện là bệnh cơ hội.

    Lời cảm ơn: Xin đặc biệt cảm ơn bác Lê Thị Tâm đã tập hợp được số em trong câu lạc bộ hoa sen, hướng dẫn trì tụng. Xin cám ơn ban giám đốc đã ủng hộ cho đề tài, xin cám ơn GS Ngô đạt tam, TS Phạm Thanh Hải, GS Phan Thị Phi Phi, KS Trương Xuân Ngọc, BS Phạm thị Yến , Sư Thầy Thích Giác Minh và bà Nguyễn thị Tuyết Mai đã hỗ trợ kinh phí cho đề tài.
    http://diendanhoasen.com/?frame=product_detail&id=1256
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. diazepam

    diazepam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2010
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    rất hay, bản thân tôi niệm Nam mô A di đà Phật cũng thấy có kết quả tốt
  3. new_world_for_me

    new_world_for_me Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    0
    Ai kiểm chứng đi, liệu chữa được ko?
  4. vinatraco

    vinatraco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn : new_world_for_me: Hiện tại các thành viên trong câu lạc bộ ( Người có H) đã và đang làm những thành viên đi giúp đỡ các bạn khác như mình.
    Hiệu quả đã được chứng minh. Vậy nếu có ai đang trong giai đoạn cần sự trợ giúp , bạn giới thiệu nhé.
    http://www.diendanhoasen.com
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thật là dịp may hiếm có của tôi vào cuối năm 2010 âm lịch khi chứng kiến sự kỳ diệu của Ứng dụng Phật pháp vào chữa căn bệnh và những nghị lực quyết tâm xóa tan bằng được bệnh H của các thành viên trong câu lạc bộ .
    Câu lạc bộ được sự hướng dẫn của
    1.Sư Thầy Thích Giác Minh Chủ trì chùa Văn Điển là người có lòng thương vô bờ bến các bệnh nhân H. Thầy gợi ý đặt địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ tại Chùa Văn Điển và hướng dẫn các em cách niệm phật ( Ngôi chùa văn điển là nơi hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống pháp. Mời các bạn click vào đây để biết thêm thông tin về chùa Văn Điển).
    2.GS, TS Phan Thi Phi Phi ( sau khi tôi search trên google thì mới biết được GSTS Phan Thị Phi Phi năm nay 76 tuổi là người đã làm được rất nhiều công trình lớn như Hội nạn nhân chất độc mầu gia cam, chữa bệnh HIV...) Mời các bạn click vào đây để biết thêm thông tin về giáo sư.

    3. GS TS Đào Vọng Đức ( Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) đã có tâm huyết hỗ trợ câu lạc bộ đi đến thành công trong ứng dụng Phật pháp vào chữa bệnh
    4. Cụ Tâm: Năm nay 74 tuổi, Khi hỏi cụ về Câu lạc bộ thì mới biết Cụ Tâm có nhiều câu chuyện rất đặc biệt, ngay cả chuyện liên quan đến câu lạc bộ Hoa sen này cũng rất đặc biệt. Tôi có hỏi cụ Tâm về câu lạc bộ này, tôi xin chia sẻ một số thông tin: Từ những năm 1990 cụ Tâm đã nghiên cứu sâu Phật Pháp và trăn trở làm sao để ứng dụng Phật Pháp để chữa bệnh HIV mới xuất hiện tại Việt nam trong khi thế giới đang chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu. Xuất phát từ lòng thương vô bờ bến đối với các bệnh nhân H, hàng này cụ Trì tụng kinh chú nhà Phật và nguyện tìm được pháp phù hợp để chữa khỏi cho các em đang bị bệnh. Những năm 2000 do hiểu được nguồn gốc của bệnh tật đều do "nghiệp " gây ra, cụ thường nói, cụ sẽ phải chữa được bệnh H, và không ai tin được lời cụ nói. Và điều kỳ diệu đã xuất hiện, Xuất hiện một vài em bị bệnh H gọi điện cho cụ và nhờ cụ hướng dẫn chữa bệnh. Lúc đầu chỉ có 1, 2 em đến nhà học hỏi, sau đó có khoảng 20 em thường xuyên đến nhà cụ để nghe cụ giảng về phật học cơ bản và cách thức tiêu nghiệp chướng nhanh. Sau một thời gian ứng dụng Pháp của Phật vào điều trị ( Khai tâm khi giảng về Phật học và 12 câu thần chú của Phật), Cụ đã thấy sắc mặt của các em đã hồng hào và tinh thần đã thay đổi, các em đã không còn ngại bệnh tật và tự tin trong cuộc sống. Đến năm 2006, do có nhân duyên, Cụ gặp được GSTS Phan Thi Phi Phi và đã trình bầy ước nguyện chữa bệnh cho các em bị H, GSTS đã nhận bảo trợ và chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa sen để hướng dẫn dìu dắt các em vượt qua khó khăn.
    Và một số các bác khác tham gia vào buổi sinh hoạt cuối năm .
    Điều kỳ diệu thứ nhất mà tôi tận mắt chứng kiến: Tất cả các bạn bị H đều khỏe mạnh hồng hào, tinh thần lạc quan. Nhiều bạn những năm trước đã không đi lại được, xanh xao nhưng nay đã trở lại bình thường.
    Điều kỳ diệu thứ 2 : Hầu hết các bạn đều có công ăn việc làm và có bạn còn làm chủ doanh nghiệp sản xuất bảo hộ lao động cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh. Khi Cụ Tâm hỏi 1 bạn về công việc, ban nói, năm 2010 thu nhập tốt hơn so với các năm khác.
    Điều kỳ diệu thứ 3: Hai vợ chồng bị H, nhưng khi sinh con thì con lại không bị H.
    Điều kỳ diệu thứ 4: Có bạn trước khi tham gia Câu lạc bộ bị 1 U ở phía sau mông không đi lại được. Bệnh viện từ chối mổ. Với lòng thương của Cụ Tâm, Cụ đã sang nhà và hướng dẫn trì chú câu: Án xỉ lặc hê diêm và xoa vào khối U, Kỳ diệu là sau 1 tuần, khối u đấy đã tiêu và bạn đó đã đứng dậy đi lại bình thường.
    Điều kỳ diệu thứ 5 : Các bạn thường xuyên xét nghiệm lại và bệnh H không còn tiến triển. Thấy tiến triển của bệnh bị đẩy lùi đã làm cho các bạn có niềm tin, Các bạn đã trở thành những thành viên tình nguyện hướng dẫn cho các bạn bị H khác. Hiện tại số lượng các bạn bị bệnh H đang được các thành viên chăm sóc tự nguyện là trên 100 bạn.
    Điều kỳ diệu thứ 6: một tổ chức quốc tế sau khi thấy được kết quả ứng dụng Phật Pháp vào điều trị bệnh H, đã nhận tài trợ và cùng đồng hành với các thành viên câu lạc bộ Hoa sen từ năm 2011 ( Và đặt tên: Nhóm Tuệ Tĩnh đường) để nhằm mở rộng, ứng dụng giúp cho nhiều bệnh nhân hiện đang bị H.
    Cuộc gặp mặt cuối năm báo cáo kết quả thực hành phật pháp vào chữa bệnh và những lời cảm ơn từ đáy lòng người bệnh đã làm sưởi ấm tất cả các thành viên câu lạc bộ, Sư Thầy Thích Giác Minh.
    Sang một năm mới, cầu chúc cho các bạn H khỏi hẳn bệnh và hướng dẫn cho nhiều người bệnh cách thức chữa bệnh.
    Chúc cho GSTS Phan Thị Phi Phi, GSTS Đào Vọng Đức, Cụ Tâm ... khỏe mạnh và tiếp tục theo sát dự án này.
    Một điều kỳ diệu thứ 7 nữa là lời nhắn của Cụ Tâm: " Nếu con gặp ai mà bị bệnh, con cứ bảo họ gọi điện trực tiếp cho cụ theo số điện thoại 01666151106" .

    Cám ơn những người mẹ hiền đã lo lắng và giúp đỡ người bệnh.
    " Nam mô tiêu tai diên thọ dược sư Phật "
    Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
    Mây trời ***g lộng không phủ kín công Cha

    Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
    Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
    Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
    Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con
    ”.
  5. duluxvietnam

    duluxvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2010
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng Phật Pháp chữa bệnh trầm cảm
    Phật Thích ca Mâu ni đã dạy cách đây hơn 2.500 năm, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng thể hiện rõ ưu thế cũng như khả năng ứng dụng của Phật pháp vào trong khoa học, trong đời sống xã hội. Một trong những ngành khoa học khai thác được nhiều tiềm năng của kho tàng Phật pháp nhất đấy là Tâm lý học, đặc biệt là Tâm lý liệu pháp. Ngày nay, các nhà Tâm lý liệu pháp đã tìm thấy rất nhiều liệu pháp để chữa trị các chứng bệnh tâm lý rất hiệu quả từ trong Phật pháp. Sự ra đời của chuyên ngành Tâm lý liệu pháp Phật giáo đã thể hiện rất rõ điều này. Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Phật pháp vào trong Tâm lý liệu pháp, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả loạt bài về sự vận dụng giáo lý đạo Phật để chữa trị các chứng bệnh tâm lý mà con người thường mắc phải trong xã hội hiện tại. Xin mời quý vị đón đọc.



    Khái niệm về bệnh trầm cảm

    Trầm cảm là một loại bệnh tâm lý, có sự ảnh hưởng đến cảm xúc, tư tưởng và cả hành động của người bệnh. Thông thường mọi người đều cảm thấy buồn rầu, chán nản và thậm chí tuyệt vọng khi gặp phải những điều bất ổn, những chuyện ngoài ý muốn. Nhưng nếu những buồn rầu, chán nản và tuyệt vọng ấy nhanh chóng qua đi chỉ trong vòng một đến hai tuần thì không phải là bị trầm cảm. Đấy chỉ là tâm lý bình thường của con người mà thôi. Khi những tâm trạng này kéo dài và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, càng tồi tệ hơn thì đấy mới là bệnh trầm cảm.

    Theo Dan Bilsker và một số tác giả khác thì trầm cảm là tâm trạng suy sụp cực độ, kéo dài và làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, dễ cáu kỉnh hoặc cảm thấy trống rỗng. Người bị trầm cảm cảm thấy không còn sinh lực để thực hiện các hoạt động, cảm thấy không còn gì có ý nghĩa nữa cả, họ nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tiêu cực và cảm thấy tâm trạng của mình sẽ không bao giờ được cải thiện.

    Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá phổ biến, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn, đàn ông lẫn phụ nữ, người giàu cũng như người nghèo, và thậm chí ngay cả những người được xem là hạnh phúc vẫn có thể bị trầm cảm.

    Phân loại trầm cảm

    Trầm cảm có nhiều loại khác nhau, nhưng trong đó có hai loại chính, đó là trầm cảm nặng và trầm cảm kinh niên.

    Trầm cảm nặng, thường được đề cập đến như là trầm cảm lâm sàng, biểu hiện qua sự kết hợp của các triệu chứng có ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc, đến giấc ngủ, việc ăn uống và sự hứng thú đối với những hoạt động đã từng mang lại niềm vui thích cho bản thân, cảm thấy tuyệt vọng, bi quan; cảm thấy tội lỗi, vô tích sự và thiếu tự chủ.

    Trầm cảm kinh niên, hay còn gọi là trầm cảm nhẹ, thì không nổi lên từng hồi như trầm cảm lâm sàng; đúng hơn là nó có những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với trầm cảm lâm sàng, nhưng lại kéo dài hơn, thậm chí kéo dài qua nhiều năm, ít nhất là hai năm đối với người lớn và đối với trẻ nhỏ hoặc thiếu niên thì ít nhất là một năm. Sự bối rối cực điểm và những ý nghĩ tự tử thường không có mặt ở chứng trầm cảm này. Nhiều người bị chứng trầm cảm kinh niên mà đôi khi cũng có những triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng, trường hợp này được biết đến như là chứng trầm cảm kép.

    Những triệu chứng của trầm cảm

    Những triệu chứng của trầm cảm có thể thay đổi tùy theo độ tuổi. Ở trẻ nhỏ, trầm cảm thường kéo theo những chứng bệnh khác như đau dạ dày, đau đầu, và tính hay nổi cáu, né tránh đám đông, thay đổi thói quen ăn uống. Các em có thể cảm thấy không hứng thú đối với việc học và những hoạt động khác. Ở tuổi thiếu niên, những triệu chứng thường thấy nhất là tâm trạng buồn rầu, rối loạn giấc ngủ, thiếu sức sống. Còn ở người lớn tuổi bị trầm cảm thì thường than phiền về những vấn đề sức khỏe hơn là những vấn đề tình cảm, điều này đôi khi dẫn đến sự chẩn đoán sai lầm về bệnh tật của các bác sĩ. Những triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng có thể thay đổi tùy theo nền văn hóa. Ở một số nền văn hóa, người bị trầm cảm không bị buồn rầu hay cảm thấy tội lỗi mà lại than phiền về những vấn đề sức khỏe.

    Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm:

    - Bệnh trầm cảm thường thay đổi cảm giác thèm ăn của người bệnh, thông thường sẽ làm giảm đi hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, đôi khi cũng có trường hợp lại rất thèm ăn và dẫn đến tăng cân.

    - Xáo trộn giấc ngủ. Người bị trầm cảm thường bị mất ngủ và khó ngủ. Bên cạnh đó thỉnh thoảng có người bị trầm cảm nhưng lại ngủ nhiều hơn bình thường.

    - Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc, cảm thấy uể oải, thiếu sức sống.

    - Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy mình vô tích sự, thiếu tự chủ, có mặc cảm tội lỗi và tự khiển trách mình. Người bị bệnh trầm cảm nặng có thể cảm thấy đau khổ cùng cực khiến cho họ nghĩ đến việc tự tử hoặc là tìm đến sự tự tử. Có ít nhất 15% những người bị bệnh trầm cảm nghiêm trọng đi tự tử.

    - Người bị bệnh trầm cảm thường có thái độ bi quan, tiêu cực và tuyệt vọng.

    - Người bị bệnh trầm cảm còn mắc phải những chứng rối loạn tâm thần, chẳng hạn như ảo tưởng và ảo giác. Khi người bệnh có những triệu chứng về rối loạn tâm thần như thế này có nghĩa là họ đang trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng và họ thường tìm đến sự tự tử.

    - Bên cạnh đó, người bị trầm cảm cũng có thể có sự khó khăn về mặt tư duy, thiếu sự tập trung, và trí nhớ kém hoặc thậm chí mất trí nhớ.

    Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

    Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khá đa dạng. Một số người bị trầm cảm là do buồn. Một số khác thì do mâu thuẫn vợ chồng, do khó khăn về tài chính, do những lỗi lầm, thất bại của cá nhân. Tuy nhiên đối với nhiều người, những vấn đề đó không khiến cho họ bị trầm cảm nặng. Các nhà tâm lý học đã xác định năm yếu tố thường làm nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trong cuộc sống của chúng ta. Năm yếu tố ấy là hoàn cảnh, tư tưởng, cảm xúc, tình trạng sức khỏe, và cách hành xử của chúng ta.

    - Hoàn cảnh: Trầm cảm thường bắt đầu với những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống căng thẳng, chẳng hạn như mất đi người thân, bạn bè, mâu thuẫn với người khác, học tập sa sút, hay làm việc kém hiệu quả. Nếu bạn cố gắng để giải quyết vấn đề, nhưng không đem lại hiệu quả thì bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng và không còn khả năng vươn lên.

    - Tư tưởng: Mỗi chúng ta đều có cách nghĩ riêng về những tình huống, hoàn cảnh trong cuộc sống. Và cách chúng ta suy nghĩ có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tâm trạng của chúng ta. Những người bị bệnh trầm cảm thường nghĩ về những hoàn cảnh, và về bản thân của họ theo chiều hướng bị bóp méo một cách tiêu cực. Tức là sự suy nghĩ của họ bị thiên lệch, họ chỉ nhìn mọi thứ theo xu hướng tiêu cực. Cách tư duy này hay thổi phồng khía cạnh không tốt của sự vật, hiện tượng, tình huống một cách quá đáng và thường bỏ qua những khía cạnh tích cực của chúng.
  6. duluxvietnam

    duluxvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2010
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    - Xúc cảm: Trầm cảm thường bắt đầu với những cảm giác về sự chán nản hay buồn rầu. Nếu như chúng thật sự tồi tệ, người bị trầm cảm có thể cảm thấy mình bị nuốt chửng trong sự tuyệt vọng. Nhiều người bị trầm cảm cảm thấy giống như họ không còn thích thú đối với những thứ mà họ đã từng thích làm. Nếu sự trầm cảm đến mức cực điểm thì người bệnh thường cảm thấy trống rỗng, không có cảm giác gì cả. Như thể là sự đau đớn cùng cực đến độ tâm của họ mất luôn khả năng xúc cảm.

    - Yếu tố sinh học: Tình trạng sức khỏe cũng thường ảnh hưởng đến tâm lý của con người, trong đó có sự trầm cảm. Và cũng không loại trừ khả năng do trầm cảm mà dẫn đến những rối loạn sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những vấn đề sinh lý có ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm đó là sự rối loạn giấc ngủ. Sự rối loạn này ảnh hưởng đến tâm trí con người. Một vấn đề khác về tình trạng sức khỏe thường đi kèm với bệnh trầm cảm là cảm giác thiếu sức sống, suy nhược cơ thể, không muốn ăn uống và cũng không muốn làm gì cả.

    Bên cạnh đó còn có một số chứng bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trầm cảm, chẳng hạn như những chứng đột quỵ, bệnh tim, hay là những chứng bệnh nan y khác, như là bệnh ung thư, bệnh AIDS,... Những thay đổi về sinh lý đi kèm với sự trầm cảm sẽ làm cho sự trầm cảm càng khó chữa trị hơn.

    - Cách hành xử: Người bị trầm cảm thường hành xử theo những cách khiến cho sự trầm cảm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những cách hành xử thường thấy là: Xa lánh người thân trong gia đình và bạn bè; không quan tâm, chăm sóc bản thân, thận chỉ còn lạm dụng bia rượu hay các chất kích thích.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, những nguyên nhân ấy bao gồm cả yếu tố sinh lý, tâm lý và cả những yếu tố xã hội. Có khi sự trầm cảm nảy sinh do một vài nguyên nhân riêng lẻ từ yếu tố sinh lý, hay tâm lý, hoặc là yếu tố xã hội. Nhưng đôi khi sự trầm cảm phát sinh do kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau và thậm chí bao gồm cả ba yếu tố sinh lý, tâm lý, và xã hội.

    Quan niệm của đạo Phật về bệnh trầm cảm

    Theo đạo Phật, nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân khởi thủy của bệnh trầm cảm là do lòng tự ngã, vị kỷ, coi trọng chính mình, lấy mình làm trung tâm, chỉ biết nghĩ đến bản thân, nghĩ đến những lợi ích, niềm hạnh phúc của chính mình, lúc nào cũng chỉ biết có ‘tôi’ và ‘của tôi’ mà không nghĩ đến lợi ích và hạnh phúc của người khác. Chính lòng tự ngã, vị kỷ, coi trọng bản thân, lấy mình làm trung tâm ấy đã dẫn dắt con người đến những lối tư duy tiêu cực, thiếu thực tế, không hợp tình hợp lý. Và điều này đưa đến hậu quả là sự trầm cảm. Hay nói một cách khái quát hơn, nguyên nhân của bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta. Chính tâm của ta là nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm mà chúng ta mắc phải. Chính lối tư duy không đúng đắn của chúng ta đã khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm. Nói như vậy không có nghĩa là đạo Phật phủ nhận hoàn toàn các yếu tố sinh vật lý và các yếu tố xã hội. Những yếu tố này cũng góp phần tạo nên sự trầm cảm. Nhưng chúng chỉ là những tác nhân phụ. Cách chúng ta tiếp xúc, phân tích và diễn dịch những tác nhân ấy mới là quan trọng, mới là yếu tố chính dẫn đến trạng thái trầm cảm của chúng ta.

    Bên cạnh đó, nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta. Có nghĩa là sở dĩ ngày nay chúng ta bị trầm cảm là do những nghiệp nhân không tốt trong quá khứ hay là trong đời hiện tại mà chúng ta đã tạo nên. Tuy nhiên, nghiệp cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu mà thôi. Nghiệp lực chỉ có thể tạo điều kiện để cho các tác nhân của sự trầm cảm hội tụ và hướng sự tác động vào bản thân ta, chẳng hạn như gặp rủi ro trong cuộc sống, bị người khác đối xử bất công, gặp những bệnh tật hiểm nghèo,... Còn chúng ta có bị trầm cảm do những tác nhân ấy gây ra hay không là còn tùy thuộc vào lối tư duy, phản ứng của chúng ta nữa. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta có khả năng làm chủ bản thân và có thể chuyển hóa phần nào nghiệp quả của mình.

    Ngoài ra còn có một nguyên nhân của sự trầm cảm đó là cảm giác không hài lòng về bản thân mình, chán ghét bản thân. Điều này cũng xuất phát từ tâm vị kỷ, tự ngã, muốn mình là Số Một, muốn mình nổi trội hơn tất cả mọi người. Và khi mong muốn này không trở thành hiện thực thì lại có những ý nghĩ tiêu cực, tự ghép cho mình những nhãn hiệu xấu, như là “kẻ bất tài”, “kẻ vô tích sự”, “kẻ yếu đuối”, “người bất hạnh”,... Chính những ý nghĩ tiêu cực và sự tự kỷ ám thị về những nhãn hiệu xấu ấy đã ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta, khiến chúng ta chán nản, bất an và thụ động. Và trầm cảm là hệ quả tất yếu của những tâm trạng này.

    Ứng dụng Phật pháp trong việc điều trị chứng trầm cảm

    Chính vì Phật giáo cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ nội tâm của chúng ta nên việc điều trị cũng chú trọng vào nội tâm. Hay nói cụ thể hơn là chú trọng vào việc thay đổi cách tư duy, phân tích vấn đề, chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực, mang mầm móng bệnh hoạn thành những tư tưởng tích cực, lành mạnh.

    Tại vì tâm vị kỷ, coi trọng chính mình, lấy mình làm trung tâm là nhân tố chính gây ra trầm cảm, cho nên chúng ta có thể dùng chính sự trầm cảm của mình như là một phương tiện để loại bỏ thói quen lấy mình làm trung tâm, coi trọng chính mình, không nghĩ đến lợi ích, hạnh phúc của người khác. Thay vì chúng ta nghĩ rằng: “mình thật là tội nghiệp khi bị trầm cảm, mình thật là kém may mắn” thì chúng ta hãy nghĩ: “thật là may mắn khi mình bị trầm cảm, thật là hạnh phúc vì có trầm cảm”. Nếu chúng ta suy nghĩ theo lối tiêu cực, tức là chúng ta nghĩ rằng mình kém may mắn, mình thật tội nghiệp, mọi người không ai coi mình ra gì,... thì chúng ta chỉ chuốc thêm sầu khổ, chỉ làm cho chúng ta thêm chán chường, buồn tủi và không loại trừ sự thù ghét người khác, tránh xa xã hội, không tiếp xúc với mọi người, thiếu sự tự tin ở bản thân, không còn niềm hy vọng để sống. Chính điều này sẽ làm cho sự trầm cảm của chúng ta càng ngày càng thêm nghiêm trọng mà thôi. Ngược lại, nếu chúng ta nghĩ rằng sự trầm cảm mà chúng ta đang chịu đựng là do những nghiệp nhân bất thiện trong quá của chúng ta, giờ này đã đến lúc chúng ta trả quả, khi trả hết rồi thì chúng ta sẽ được hạnh phúc. Cho nên chúng ta vui vẻ đón nhận, không oán hận, không chạy trốn. Có thể bạn sẽ cho rằng đây là một lối tư duy thụ động. Vâng, có thể vậy. Nhưng ít ra nó cũng giúp bạn cảm thấy an lòng, lạc quan để sống, không bị tâm chán ghét, oán hận, sầu khổ thiêu đốt.

    Và chúng ta cũng có thể nghĩ rằng, chúng ta đang chịu chứng trầm cảm là một niềm hạnh phúc, vì chúng ta có thể thay thế cho những người thân của mình, cho những bà con quyến thuộc của mình, và cho tất cả mọi người để chịu điều bất hạnh, để cho họ có được hạnh phúc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Mặc dù chúng ta có đau khổ, nhưng sự đau khổ của mình đổi lại niềm hạnh phúc cho bao nhiêu người khác, và chúng ta tình nguyện nhận lãnh sự bất hạnh này, chính vì thế mà chúng ta vẫn cảm thấy an vui, chứ không oán hận, không chán nản. Tác ý như thế có nghĩa là chúng ta đang tu tập tâm từ bi, đang nuôi lớn lòng thương yêu trong tâm của chúng ta. Khi tâm từ bi được nảy nở và đơm hoa kết trái thì tâm vị kỷ, chấp ngã, lấy mình làm trung tâm sẽ bị suy yếu dần. Từ bi chính là vũ khí lợi hại để phá tan tâm ích kỷ và chấp ngã. Khi chúng ta ước muốn đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người và mọi loài, và chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi người khác có hạnh phúc thì niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ được nhân đôi. Hơn nữa, bị trầm cảm là một cơ hội tốt cho chúng ta trải nghiệm và nhờ vậy mà chúng ta dễ dàng cảm thông và chia sẻ với những người bị trầm cảm khác, cho nên chúng ta vui với cơ hội tốt này. Và tất nhiên, khi chúng ta hạnh phúc, vui sống thì sự trầm cảm sẽ lặng lẽ ra đi. Như vậy là sự trầm cảm trở thành một đề mục, một phương tiện hữu hiệu, là một điều may mắn để cho chúng ta tu tập tâm từ bi, để cho chúng ta hoàn thiện nhân cách, hướng đến chân hạnh phúc chứ không còn là một căn bệnh, một thứ đáng sợ nữa.

    Đối với người bị trầm cảm do không hài lòng với bản thân, thiếu tự tin, chán ghét bản thân và hay gán cho mình những nhãn hiệu tiêu cực thì nên giúp họ ý thức được rằng cuộc đời là khổ, cuộc sống luôn tồn tại những điều bất như ý. Đấy là một sự thật của cuộc sống. Chính vì chúng ta mong muốn mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, mọi thứ đều phải thuận theo ý mình, nên khi những điều trái ý, những thứ không tốt đẹp như chúng ta nghĩ xảy ra thì lại càng buồn khổ, càng chán nản hơn.

    Bên cạnh đó, để đẩy lùi tư tưởng chán ghét bản thân, không vừa lòng với chính mình, và loại bỏ sự tự kỷ ám thị bởi những nhãn hiệu tiêu cực thì chúng ta hãy nghĩ về những điều may mắn, những sự hạnh phúc mà chúng ta đang có được, chẳng hạn như chúng ta may mắn hơn nhiều người vì chúng ta có nhà để ở, có chỗ để nghỉ ngơi trong khi nhiều người khác không có nhà cửa, phải đi lang thang, ngủ ở đầu đường xó chợ; chúng ta hạnh phúc hơn nhiều người vì chúng ta còn có cha mẹ, có người thân và được mọi người thương yêu, chăm sóc, trong khi không ít người mới mở mắt chào đời thì đã mang thân phận mồ côi, và có những người bị cha ghẻ, mẹ ghẻ hành hạ, đánh đập tàn nhẫn; chúng ta may mắn hơn nhiều người vì chúng ta có đủ điều kiện để học tập, để tiếp cận với nguồn tri thức hiện đại, trong khi có không ít người bị mù chữ, không có điều kiện để học hành; chúng ta thật may mắn vì chúng ta được làm thân người, sáu căn đầy đủ, thân thể khỏe mạnh, trong khi không ít người bị tàn tật, thân thể mang nhiều bệnh tật, và nhiều loài khác phải làm thân súc sanh, thân con vật, bị con người hành hạ, chém giết;... Cứ tư duy theo chiều hướng này thì chúng ta không còn than thân trách phận, không còn chán ghét bản thân nữa. Và một khi chúng ta có thể nhận thấy được những may mắn và niềm hạnh phúc của mình thì chúng ta sẽ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Chúng ta không nhất thiết phải là người số một mới được hạnh phúc. Có rất nhiều người bình thường, không có tiếng tăm gì, nhưng họ vẫn sống bình dị và vẫn hạnh phúc với cuộc sống của họ. Và chưa hẳn những người số Một, những người nổi tiếng là những người có hạnh phúc tràn đầy. Chúng ta không được là người ‘số Một’ cũng chưa hẳn chúng ta không đáng là gì cả. Vẫn biết rằng phấn đấu để trở thành người ‘số Một’ là điều đáng khích lệ, nhưng nếu không được là ‘số Một’ thì cũng không có gì đáng để tuyệt vọng, mất hết tự tin ở chính mình, chán ghét chính mình. Hãy hình dung, nếu trong xã hội ai cũng muốn trở thành người ‘số Một’, nếu không là người số một thì cuộc sống không còn có ý nghĩa gì nữa, và không thiết sống nữa, thì chắc hẳn xã hội này đầy dẫy những người trầm cảm nặng và ngày nào cũng có không ít người tìm đến sự tự vẫn. Nhiều người tuy không phải là số một, nhưng họ vẫn sống bình thường, và cuộc sống của họ vẫn có ý nghĩa, thế thì tại sao mình lại tuyệt vọng khi không được là số một, lại có ý nghĩ tiêu cực, muốn tìm đến cái chết? Nếu chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng này thì tự khích lệ tinh thần mình rất nhiều, chúng ta sẽ lạc quan trong cuộc sống, và dĩ nhiên là sự trầm cảm sẽ không còn nữa.

    Một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp chúng ta sống lạc quan, vui vẻ, không bị khổ đau, trầm cảm hành hạ đó là đối xử tử tế, thân thiện với mọi người, luôn luôn bao dung, độ lượng và hỷ xả với tất cả. Khi chúng ta đối xử tử tế, thân thiện với mọi người thì lẽ đương nhiên hầu hết mọi người cũng đối xử tử tế, thân thiện với chính mình, và điều này sẽ làm cho mình và người có được hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, nếu chúng ta biết bao dung, biết tùy hỷ thì niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều, vì chúng ta không chỉ hạnh phúc với những thành công, những kết quả tốt đẹp của mình mà còn hạnh phúc với những thành công, những kết quả tốt đẹp của người khác. Chẳng hạn, có một người bạn có được sắc đẹp như tiên giáng trần, thay vì bạn ganh tị với sắc đẹp của người bạn đó thì bạn hạnh phúc và mừng cho sắc đẹp của bạn mình, như thế chẳng những bạn không đau khổ mà còn hạnh phúc hơn và tình bạn giữa hai người càng bền chặt.

    Điều quan trọng ở đây là hãy tư duy theo chiều hướng tích cực, hãy nghĩ đến những mặt tích cực, những lợi ích của vấn đề, của hoàn cảnh mà chúng ta gặp phải. Dù cho hoàn cảnh có bi đát đến đâu thì chúng ta cũng vẫn tìm thấy được yếu tố tích cực và lợi ích của nó. Nhờ biết nghĩ đến những mặt tích cực, những lợi ích của vấn đề, chúng ta có thể tránh được những tâm lý tiêu cực, những ý nghĩ bi quan dẫn đến sự trầm cảm. Lúc Đức Phật còn tại thế, có lần tôn giả Phú Lâu Na xin Phật để đi đến xứ Duna - một nơi xa xôi hẻo lánh, dân tình dã man và bạo ngược - hoằng hóa độ sinh, Ðức Phật đã đưa ra giả thuyết:

    - Nếu đến đó người ta chửi rủa, nhục mạ ông, thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?

    - Bạch Đức Thế Tôn! Họ vẫn còn tốt đối với con vì chưa đến nỗi dã man, họ chỉ chửi mắng mà chưa đem gậy gộc để đánh con, ngài Phú Lâu Na đáp lại.

    - Nếu họ dùng roi, gậy, gạch ngói đánh chọi ông thì sao?

    - Con thấy họ còn tốt, vì họ chỉ mới rượt đuổi mà chưa gây thương tích cho con.

    - Nếu họ dùng dao búa gây thương tích cho ông?

    - Con vẫn còn cảm ơn họ, vì họ còn tốt, còn lương tri chưa nỡ giết chết con.

    - Nếu họ giết ông?

    - Con lại cảm ơn họ bội phần, vì họ đã giúp con từ bỏ xác thân hư ảo, ô trược, sớm nhập Niết bàn. Ðó là dịp may hiếm có, chết vì truyền bá Chánh pháp, con sẵn sàng đón nhận mà không có gì ân hận, có ân hận chăng là tiếc cho con chưa được nghe Chánh pháp, chưa thấy con đường giải thoát sinh tử luân hồi.

    Dù cho hoàn cảnh có bi đát, có xấu xa đến đâu, nếu chúng ta biết cách, nếu chúng ta tỉnh giác thì vẫn tìm thấy được những lợi ích, những khía cạnh tích cực của nó. Một khi chúng ta làm được điều này thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn bị trầm cảm nữa.

    Giáo lý đạo Phật có nhiều tiềm năng lớn đối với việc chữa trị các chứng bệnh tâm lý, những rối loạn xúc cảm. Tất cả những tiềm năng ấy đang chờ đợi sự khám phá và vận dụng của các nhà tâm lý trị liệu, của những người học Phật. Tùy từng trường hợp, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta chọn lựa những biện pháp phù hợp, hướng dẫn lối tư duy, cách phản ứng đúng đắn để chữa trị và ngăn ngừa sự trầm cảm tái phát.
    theo http://www.diendanhoasen.com
  7. duluxvietnam

    duluxvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2010
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bệnh tật và tu!
    Hỏi: Tôi là một Phật tử lâu năm, năm nay 51 tuổi, trước đây sức khoẻ bình thường. Sau khi bị trọng bệnh (vào năm 2001), được bác sỹ Bệnh viện TW Huế xác định là viêm màng não, thì tai tôi hoàn toàn không nghe được. Bây giờ, sức khoẻ đã hồi phục, tu học vẫn bình thường nhưng chỉ đọc được kinh sách mà thôi.
    Biết rằng mình tạo nghiệp thì phải chịu nhưng vì là một người khiếm thính hoàn toàn nên tôi rất khổ tâm, nhất là không nghe được chư Tăng thuyết pháp. Để tìm vui, ngoài tu tập tôi còn tự học thư pháp chữ Việt. Xin cho tôi vài lời khuyên về bệnh trạng và hướng dẫn một phương pháp tu tập thích hợp.
    Đáp:
    Đọc thư, chúng tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của đạo hữu. Trong những điều bất hạnh xảy ra cho con người, mất đi một phần chức năng của giác quan có lẽ là điều bất hạnh lớn nhất.


    Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn đồng thời nó là một thuộc tính của con người. Đã có thân tức có bệnh, chỉ khác nhau ở chỗ bệnh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít giữa mỗi người mà thôi. Trường hợp bệnh của đạo hữu khá nghiêm trọng, di chứng của căn bệnh để lại quá nặng nề. Tuy nhiên, họa trung hữu phúc tức trong cái rủi thì cũng còn cái may, vì rằng với một căn bệnh khá hiểm nghèo như viêm màng não mà vẫn bảo toàn được tánh mạng là điều hy hữu rồi.
    Bệnh tật là kết quả của nghiệp, do tự thân cá nhân tạo ra trong quá khứ hoặc ngay chính trong hiện tại. Là một người Phật tử, ý thức sâu sắc về nhân quả và nghiệp báo, thiết nghĩ đạo hữu cũng đã nhận chân được và không quá đau buồn về hoàn cảnh của mình. Nghiệp của mình thì mình phải chịu, không sớm thì muộn nó vẫn xảy ra. Do vậy, trả nghiệp sớm chừng nào hay chừng đó. Ngay cả một vài chư vị tôn túc, suốt đời sống phạm hạnh nhưng cuối đời vẫn chịu nhiều bệnh tật. Tuy vậy, các Ngài vẫn kham nhẫn, an nhiên trả báo mà không hề ta thán nửa lời.
    Tuy nhiên, với tình trạng khiếm thính hoàn toàn của đạo hữu như hiện nay thì thật là bất lợi trong đời sống và tu tập. Thông thường, khi mất đi một giác quan thì con người có khả năng chuyển hướng chức năng của giác quan bị mất sang một giác quan khác. Như một người khiếm thị thì có thể “thấy” bằng tai hoặc một người khiếm thính thì có thể “nghe” bằng mắt chẳng hạn. Dù rằng, có thể nghe bằng mắt nhưng không thể nào tránh khỏi bực bội, phiền não vì không thể nắm bắt trọn vẹn thông tin.
    Để nắm bắt thông tin một cách chính xác thì đạo hữu nên yêu cầu người đối thoại sử dụng chữ viết trong những trường hợp quan trọng. Đồng thời, đạo hữu quan sát miệng và cử chỉ của người đối thoại để hiểu được phần nào ngôn ngữ và ý tưởng của họ. Ngày nay, công nghệ y khoa rất phát triển, người khiếm thính có nhiều cơ hội để khắc phục nhược điểm của mình bằng cách sử dụng máy trợ thính. Do đó, đạo hữu có thể liên hệ với cơ sở y tế, nơi đã điều trị để tìm hiểu và được hướng dẫn cụ thể hơn.
    Trong việc tu tập, khiếm thính tuy gặp nhiều bất lợi nhưng nếu nhiệt tâm tu học thì nhược điểm ấy có thể khắc phục dễ dàng. Vì rằng, tu học chủ yếu là dụng tâm, dụng trí chỉ là bước đầu. Mặt khác, chính sự hành trì mới thật sự đem lại chất liệu giải thoát và an lạc cho hành giả. Do đó, nếu nghe Pháp nhiều mà không thực tập, ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống tu tập thực tiễn thì không có sự chuyển hoá. Trường hợp của đạo hữu vì đã có một kiến thức khá cơ bản về Phật pháp, nếu được nâng cao thì càng tốt nhưng tốt nhất vẫn là tu niệm.
    Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, thì pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà rất phổ biến, phù hợp với mọi căn cơ. Do vậy, đạo hữu hãy giữ chánh niệm bằng cách duy trì danh hiệu Phật trong tâm, luôn an trú tâm trong lục tự Di Đà. Chỉ chừng ấy công phu cùng với các thời lễ sám, nếu được thực thi một cách trọn vẹn trong cuộc sống, thiết nghĩ đạo hữu không nghe được chư Tăng thuyết pháp thì cũng không mấy ảnh hưởng đến tu học. Mặc dù không nghe được nhưng đạo hữu có thể đọc kinh sách. Ngày nay, kinh sách Phật giáo phát hành rất rộng rãi với nội dung rất phong phú và đa dạng. Do vậy, nếu cần nghiên cứu thêm để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm tu tập thì đạo hữu có thể tham khảo kinh sách, báo chí Phật giáo. Trong trường hợp, có những thắc mắc về giáo lý hay phương pháp tu tập, do không thể hỏi trực tiếp vì không nghe được thì đạo hữu có thể liên lạc bằng thư hoặc văn bản, chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của đạo hữu trong thời gian sớm nhất.
    Được biết đạo hữu tự học thư pháp chữ Việt để giải trí, chúng tôi vô cùng hoan nghênh. Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật rất được ưa chuộng hiện nay. Thú chơi thư pháp có thể giúp cho đạo hữu hướng nội, thanh thản đồng thời có tác dụng trợ duyên tích cực cho việc nhiếp niệm.
    Cuộc sống hướng thiện của con người thực chất là sự đối diện và cải tạo nghiệp lực. Đối diện tức là chấp nhận, cải tạo là tìm cách khắc phục và chuyển hoá nghiệp lực. Trong đó, thực hành Phật pháp là điều quan trọng, là cốt tuỷ của sự tu tập, có tác dụng chuyển hoá tích cực hơn hiểu biết suông về Phật pháp.
    giacngo

Chia sẻ trang này