1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng tâm lý học để thành công - 7 thói quen của người thành đạt

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi narcissus, 03/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng tâm lý học để thành công - 7 thói quen của người thành đạt

    Mọi người có biết những phương pháp gì để thành công trong cuộc sống và công việc thì post vào đây nhé! Đối với tớ: "ứng dụng tâm lý học để thành công" là lý do lớn nhất tớ đến với tâm lý học, cũng là lĩnh vực tớ quan tâm tìm hiểu nhiều nhất. Không định trở thành nhà tâm lý học để tư vấn cho người khác, chỉ muốn học những món võ mới để chiến thắng bản thân và vươn lên. Hy vọng có nhiều người cùng mối quan tâm.




    Sự trì hoãn (procrastination)
    (trích từ audio book "Master your time" của Brian Tracy. Chắc có nhiều lỗi dịch và cũng có những cái có thể tớ hiểu sai, dịch không chính xác, welcome mọi ý kiến đóng góp! )

    Sự do dự là kẻ cắp thời gian. Đó là lý do chính mà phần lớn mọi người sống một cuộc đời đầy thất vọng, và cuối cùng về hưu trong nghèo khổ. Không phải vì người ta không biết phải làm gì, mà phần lớn biết khá rõ về bước tiếp theo cần phải làm để nâng cao đời sống và phát triển sự nghiệp, nhưng vấn đề là ở chỗ, họ liên tục tìm ra những lý do để không làm việc này vào ?ongày hôm nay?, cho đến khi quá muộn, cho đến khi không còn ?ongày mai? nào còn lại nữa. Một trong những thói quen đáng giá nhất bạn có thể phát triển trong cuộc đời bạn là ý thức nhanh nhẹn (sense of urgency), luôn làm ngay lập tức những việc cần phải làm. Gần đây một cuộc khảo sát được thực hiện trên một số công chức, câu hỏi là: những phẩm chất gì là quan trọng nhất trong sự thăng tiến của những nhân viên trẻ tuổi trong công ty bạn? Câu trả lời cho sẵn là một danh sách 50 phẩm chất. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên, 84% đã cùng chọn 2 phẩm chất quan trọng nhất trong số 50 phẩm chất đó. Trong đó phẩm chất đầu tiên là: khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc. Phẩm chất thứ hai là: khả năng hoàn thành nhanh các công việc, khả năng ?ocầm trái bóng và chạy nhanh không hề do dự mất thời gian?. Mọi người đều muốn làm việc tốt, nhưng con đường đến thất bại cũng có thể được khảm bởi những ý muốn tốt đẹp. Tôi có biết một công ty trong đó người ta phân phát cho nhân viên một cách hào phóng những chiếc đĩa tròn khắc dòng chữ ?oTO IT?. Nó được gọi là ?oRound to it?. Mọi người được nhận chiếc đĩa này khi họ bắt đầu một công việc nào đó, và họ không thể viện bất cứ lý do nào để không làm việc đó. Cho dù bạn làm bất kỳ một công việc nào, ở bất kỳ một nơi làm việc nào, nếu bạn phát triển được tốc độ làm việc và uy tín, bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng về thành công của bạn, bạn chắc chắn sẽ thăng tiến và giàu có. You will be able to write your own ticket!

    Cái duy nhất mà những người lao động hiện nay thiếu là thời gian (time property). Chúng ta sẵn sàng trả tiền để người ta phục vụ chúng ta nhanh hơn, làm một việc gì đó cho chúng ta nhanh hơn. Sự thật là khi chúng ta yêu cầu ai đó, một công ty hay tổ chức nào đó làm việc gì cho chúng ta, chúng ta sẽ rất kính trọng họ nếu họ làm việc thật nhanh chóng. Chúng ta coi rằng tốc độ biểu thị chất lượng, độ tin cậy, hiệu quả, sự xuất sắc của công việc. Và ngược lại, nếu chúng ta phải tiếp xúc với một công ty, cá nhân hay tổ chức hoạt động hay trả lời chậm các yêu cầu của chúng ta, chúng ta thường coi rằng đó là những người kém năng lực, công việc kém hiệu quả. Hiện nay, THỜI GIAN LÀ ĐIỀU CỐT YẾU TRONG TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA LÀM.

    Học cách thắng sự chần chừ là một bước quan trọng sống còn trên các nấc thang dẫn đến thành công. Không có khả năng này, bạn không thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Sau đây là cách áp dụng tâm lý học để vượt qua sự chần chừ, 7 việc bạn có thể làm để lập trình tâm trí của mình với ý thức nhanh nhẹn (sense of urgency):

    1> Hãy lập nên một mục đích mà bạn khát khao mạnh mẽ thực hiện được. Lý do chủ yếu của sự chần chừ là chẳng có điều gì người ta mong muốn đến mức phải làm và thực hiện nó. Nhiều người chần chừ bởi vì họ thực sự không muốn hoặc không thích điều họ đang làm. Mục đích rõ ràng làm bạn trở nên tích cực. Bạn càng có nhiều mục đích bạn càng ít chần chừ để thực hiện các công việc cần thiết tiến tới mục đích của bạn. Khi bạn có nhiều mục đích, bạn sẽ khởi động "luật hiệu quả bắt buộc" (law of forced efficiency). Bạn sẽ thấy không thể cưỡng lại làm việc nhanh hơn, hiêụ quả hơn đơn giản chỉ bởi vì bạn có quá nhiều thứ phải làm trong một quãng thời gian ngắn như thế.

    2> Hãy liên tục nhìn những công việc của bạn như thể đã được hoàn thành. Nhìn mục đích của bạn như thể bạn đã đạt được nó. Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi công việc ấy đã ở phía sau, bạn sẽ hài lòng thế nào khi bạn đã hòan thành công việc. Bạn càng thấy thích thú, bạn sẽ càng tập trung và cảm thấy càng nhiều sức lực. Ví dụ bạn đang cố gắng để được tăng lương, hãy tưởng tưởng với số tiền ấy bạn sẽ cảm thấy thế nào, bạn sẽ đi đâu, làm gì, mua gì? Bạn sẽ cảm thấy tích cực hăng hái hơn để làm bất cứ việc gì cần thiết để đạt được mục đích.

    3> Sử dụng quyền lực ý nghĩ tích cực để lập trình ý thức nhanh nhẹn vào trí óc tiềm thức (subconscious mind) của bạn. Khi bắt đầu những nhiệm vụ lớn, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách kiên quyết: ?oHãy làm ngay bây giờ, hãy làm ngay bây giờ, hãy làm ngay bây giờ?. W. Clement Stone, người đã xây dựng lên cơ nghiệp hơn 500 triệu đô la, nói rằng câu ?oHãy làm ngay bây giờ? là nhân tố chủ yếu làm cho ông từ một đứa trẻ bán báo trên hè đường New York trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ và thế giới. Để đưa công ty vươn lên trong tầm quốc gia và thế giới, mỗi buổi sang toàn bộ nhân viên công ty đứng thành hàng và hét to: ?ohãy làm ngay bây giờ? 50 lần liền trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Rất nhiều nhân viên của ông đã thành công trong nghề nghiệp, sau này nói rằng chính là nhờ câu khẩu hiệu ấy.

    Bạn có thể tự phát triển bất kỳ một thói quen nào bạn mong muốn bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần những lời đề xuất dưới dạng ngôn ngữ hoặc hình ảnh để chuyển những thông tin này từ trí óc có ý thức vào trí óc tiềm thức. Đến một điểm cụ thể nào đó, trí óc tiềm thức sẽ chấp nhận những thông tin này như những nguyên tắc hoạt động, và bạn sẽ thấy mình có ý thức nhanh nhẹn một cách tự nhiên như là thói quen đánh răng vậy.

    4> Tự đặt hạn cuối cùng cho tất cả những việc quan trọng. Hay ghi lại những việc bạn đã làm trong ngày. Hãy nói với những người khác về thời gian bạn dự định sẽ hoàn thành việc đó. Bạn sẽ thấy rằng hứa hẹn với người khác làm cho bạn hăng hái hơn. Một cách tự nhiên, tất cả chúng ta đều cố gắng để không thất hứa với người khác. Hứa với người khác bạn sẽ làm việc gì đó trước một hạn cụ thể có sức mạnh lớn hơn là tự hứa với bạn. Đặt ra một han cuối cùng một cách cụ thể và rõ ràng cũng là một cách lập trình trí óc tiềm thức của bạn, và bạn sẽ cảm thấy như bị thúc đẩy, bị ép buộc hoàn thành công việc. Nó gần như thể là trí óc tiềm thức của bạn sẽ cài đặt sự ưu tiên tự động lên trên xu hướng trì hoãn của bạn.

    5> Từ chối giải thích duy lý và đưa ra lý do cho sự trì hoãn. Tất cả những sự trì hoãn thường được theo bởi những giải thích thích hợp. Định nghĩa tốt nhất của giải thích thích hợp là sự cố gắng đặt một diễn giải yêu thích lên trên một hành động về mặt khác không thể chấp nhận được. Nó giải thích và đưa ra lý do cho cách cư xử không hữu ích. Bạn nên biết rằng những người hay trì hoãn luôn luôn có những thứ mà họ gọi là lý do xác đáng. Vì vậy đừng tự cho mình sự xa xỉ: đưa ra những lý do cho sự trì hoãn. Tự nói rằng bạn sẽ làm việc đó, và giữ nguyên ý nghĩ ấy trong đầu bạn. Từ chối nghĩ đến khả năng không làm việc đó và từ chối tìm cách giải thích những lý do bạn đưa ra để không làm việc đó.

    6> Tự tạo ra một hệ thống phần thưởng riêng cho bạn. Tạo ra một hệ thống phần thưởng cho từng phần nhỏ của công việc và cả phần thưởng cho sự hoàn thành tất cả công việc. Ý tưởng đơn giản này sẽ làm cho bạn phải kinh ngạc. Bạn có thể thực sự tự lập trình để bắt đầu công việc một cách hăng hái, tiếp tục nó cho đến khi bạn hoàn thành. Các nhà tâm lý học gọi điều này là ?ohuấn luyện có hiệu lực? (operant con***ioning). Huấn luyện có hiệu lực là khi bạn tự huấn luyện để quen với việc mong đợi một kết quả cụ thể sau khi thực hiện một công việc cụ thể. Ví dụ : bạn được huấn luyện mong đợi ngày nghỉ cuối tuần sau một tuần làm việc. Vì vậy mọi người thường nói : « Tạ ơn chúa, hôm nay là thứ sáu ». Ngày nghỉ cuối tuần là một trạng thái thoải mái mà mọi người hướng những cố gắng của mình tới trong 5 ngày còn lại trong tuần. Điều đó quả thật là kết quả tích cực của tuần làm việc.

    Tạo nên một hệ thống phần thưởng cho chính bạn chỉ cần một chút tưởng tượng. Ví dụ bạn có một bài kiểm tra lớn và có 5 phần trong bài kiểm tra đó. Hãy tự cho mình những phần thưởng như : đi ra ngoài ăn tối, đi xem phim hoặc đi mua sắm? khi bạn hoàn thành cả bài kiểm tra. Hãy tạo ra những phần thưởng nhỏ nữa : một tách cà phê, một chuyến đi dạo xung quanh hay 1h xem tivi để tự thưởng cho mình khi hoàn thành một phần nhỏ của bài kiểm tra. Bạn sẽ nhanh chóng thấy mình hăng hái tiến lên từng bước một để hoàn thành công việc, để được hưởng những phần thưởng mà bạn đã tự đặt trước cho mình. Sự chú ý của bạn sẽ được chuyển từ những khó khăn của công việc sang vui thú của những phần thưởng. Những người bán hàng thành công thường vượt qua sự trì hoãn khi phải gọi điện thoại bằng cách : họ đặt tách cà phê, bánh bích quy bên cạnh điện thoại và tự thưởng mình một ngụm cà phê hay một miếng bánh khi hoàn thành một cú điện thoại. Có thể điều này có vẻ thật trẻ con đối với bạn nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả của nó đến sự thay đổi về cách cư xử của bạn.Nếu bạn còn nghi ngờ, bạn có thể thử bằng cách hứa với một đứa trẻ sẽ đưa nó đến McDonald nếu nó làm vệ sinh sạch sẽ phòng của nó. Tất cả những trì hoãn trong việc làm vệ sinh phòng sẽ biến mất.

    7> Vượt qua sự trì hoãn bằng cách nhận 100% trách nhiệm về mình trong việc hoàn thành công việc đã định. Hãy chỉ trông đợi vào bản thân, chỉ dựa vào khả năng của bạn. Cho dù có bất cứ việc gì xảy ra xung quanh ảnh hưởng đến công việc của bạn, hãy từ chối đưa ra những lý do biện hộ cho việc không hoàn thành công việc đã định. Bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng hoàn thành công việc của bạn khi bạn hạn chế những lý do, cơ hội bỏ dở công việc.







    Theo ý kiến anh dumb, tớ tóm tắt lại những việc bạn có thể làm để vượt qua sự trì hoãn (chép nguyên xi từ sổ tay của tớ):
    1>Lập mục đích rõ ràng và cụ thể. Càng nhiều càng tốt. (Theo ý kiến của tớ: tuy nhiên phải thiết thực, có thể mục đích ngày càng khó, nếu không bạn sẽ dễ nản lòng)
    2> Tưởng tượng công việc mong muốn làm của bạn đã hoàn thành, bạn sẽ làm gì ...
    3>Dùng cách lặp lại để chuyển thông tin mong muốn từ ý thức vào tiềm thức. Tự tạo một bộ lọc đặc biệt của chính bạn, chỉ cho qua những ý nghĩ tích cực. Sử dụng thường xuyên khẩu hiệu "hãy làm ngay bây giờ". Có thể hét 50 lần trước khi bắt đầu 1 ngày mới. Bạn cũng có thể tự tạo thói quen tích cực bằng cách lặp đi lặp lại một khẩu hiệu trong đầu. Thói quen quan trọng nhất: ý thức nhanh nhẹn!
    4>Từ chối biện hộ cho sự trì hoãn. Từ chối nghĩ đến khả năng không thực hiện công việc mong muốn.
    5>Tự đặt hạn cuối cùng cho công việc. Nói với người khác về điều đó.
    6>Tự tạo hệ thống phần thưởng cho riêng mình. Phần thưởng cho cả công việc và cho những phần nhỏ của công việc ấy. Không nên chú ý đến khó khăn của công việc mà nên tập trung nghĩ đến những thích thú mà nó sẽ mang lại.
    7>Chịu trách nhiệm 100% về công việc, không đổ lỗi cho người khác, chỉ dựa vào chính bạn.
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tôi thì chả học qua một trường lớp nào có môn tâm lí bao giờ, chỉ tự tìm hiểu và hầu hết là rút từ kinh nghiệm bản thân thôi, không biết post vào đây được không các bác nhỉ, nếu được thì lần sau xin trình bày chút kinh nghiệm bản thân trong việc điều khiển và khống chế tâm lí của chính mình - nó đã giúp tôi thành công rất nhiều lần rồi!
  3. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Nghe có vẻ hay đấy chứ! Kinh nghiệm của người đã thành công thì rất có giá trị. Rất mong bài viết của bạn!
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chủ đề rất có giá trị ,
    Nhưng nếu narcissus mà đặt được tên cho từng phần nhỏ thì dễ nhớ hơn. Chỉ cần nhớ đến tên từng phần là từ đó nhớ hết cả đoạn nói gì. Cuối cùng, túm lại là phải tóm tắt sau khi kết bài, không thì sau khi đọc xong ngưòi ta chẳng biết em muốn nói gì vì dài quá, đọc sau quên trước. Ví dụ, có thể tóm tắt ở cuối bài. Chỉ là theo ý của anh. (Mừ mình post bài cũng không có túm lại bao giờ, đại xá )
    7 bước bạn có thể theo :
    1- Lập mục đích 2- Tưởng tượng kết quả 3- Dùng cách lặp lại để biến tiềm thức thành ý thức 4- Tự đặt ra thời hạn phải hoàn thành 5- Không tìm cách bào chữa cho sự chậm trễ 6- Tự thưởng theo tiến độ hoàn thành 7- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả , không tìm cách nguỵ biện
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 04/04/2005
  5. sevendaffodils

    sevendaffodils Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch của narcissus hay quá. Đúng là một hiện tượng tâm lý khá phổ biến và quả thật đây là một cách để làm nên thành công. Mà bạn ơi, bạn có định post tiếp các kỳ tiếp theo ngoài Kỳ 1: vượt qua sự trì hoãn không? Mình nghĩ nếu được bạn nên tiếp tục vì khá hữu ích đấy
  6. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mọi người nhiệt tình cổ vũ! Tuần vừa rồi bận quá, bây giờ tớ mới post được tiếp.
    Kỳ 2: Sau đây là 5 việc nên làm trước khi bắt đầu bất cứ công việc gì :
    1> Hãy viết ra bản kế hoạch cụ thể nhất có thể của công việc đó với những phần khác nhau và những bước khác nhau của công việc được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hãy viết chữ A, B hoặc C bên cạnh mỗi bước ấy. Một bản kế hoạch viết sẽ dẫn bạn đến hành động, giữ bạn vững trên đà thực hiện (một khi bạn đã bắt đầu), làm cho bạn luôn theo đúng kế hoạch.
    2>Dọn gọn gàng nơi làm việc của bạn, và chỉ để lại đúng những đồ dùng cần thiết để làm 1 và chỉ 1 công việc quan trọng nhất trước mặt bạn. Nơi làm việc gọn gàng là một động lực làm việc rất tốt. Những đồ dùng liên quan thời gian biểu của bạn(chú thích của tớ : ví dụ như lịch để bàn, sổ tay ghi kế hoạch làm việc, etc) cũng rất hữu ích. Tất cả những cái này giúp bạn tập trung vào công việc.
    3> Biết làm các công việc theo thứ tự ưu tiên. Hãy nhớ rằng những việc quan trọng chưa chắc đã cần làm gấp, và những việc cần làm gấp chưa chắc đã quan trọng. Hãy luôn luôn bắt đầu bằng những công việc vừa quan trọng, vừa cần làm gấp. Sau đó mới đến lượt những công việc cần làm gấp còn lại. Sau đó đến lượt những công việc quan trọng, rồi ít quan trọng hơn nhưng không gấp.
    4> Không để nước đến chân mới nhảy, không trì hoãn những việc liên quan đến tương lai lâu dài. Bạn thường có xu hướng trì hoãn những công việc lớn rất quan trọng liên quan đến tương lai của bạn. Hoàn thành những công việc quan trọng này sẽ làm cho tương lai của bạn khác đi rất nhiều. Đó là một xu hướng chung của tất cả mọi người, trì hoãn công việc đến thời hạn cuối cùng. Một số người nói rằng họ làm việc tốt hơn dưới áp lực. Điều này có thể đúng, tuy nhiên làm tốt công việc trước hạn cuối cùng vẫn luôn luôn tốt hơn.
    5> Biết gạt bỏ những công việc không thực sự cần thiết. Trong giai đoạn đầu của công việc hãy học cách « trì hoãn một cách sáng tạo. Điều đó đòi hỏi bạn chỉ trì hoãn một cách có ý thức trong những việc không đóng góp nhiều vào việc hoàn thành mục đích quan trọng nhất. Bởi vì bạn không thể nào làm hết tất cả những việc bạn cần làm, bạn luôn trì hoãn trong một số việc. Sự khác nhau giữa những người làm việc có hiệu quả và những người làm việc không hiệu quả là : những người làm việc có hiệu quả trì hoãn trong những công việc không thực sự quan trọng, trong khi những người làm việc không hiệu quả lại trì hoãn trong những việc sẽ tạo ra những thay đổi lớn. Hãy dùng những nguyên tắc cá nhân của bạn để đặt ưu tiên cho những việc quan trọng lên trên những việc nhỏ không thích hợp (chú thích của tớ : không thích hợp vào một thời điểm nhất định). Có lẽ bạn đã chú ý rằng có những việc bạn cứ để mặc nó không làm trong một thời gian, đến một lúc nào đó nó sẽ tự giải quyết. Đây là những việc mà bạn có thể trì hoãn một cách sáng tạo. Hãy tự hỏi bạn : chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình không làm việc này ? Nếu câu trả lời là « chẳng có gì nghiêm trọng » hoặc « chẳng có gì cả », bạn hãy cứ để việc đó đấy đến chừng nào có thể.
    Kỳ sau: 16 kỹ thuật có hiệu lực nhất từng được nghiên cứu phát triển từ trước đến giờ để vượt qua sự trì hoãn trong cuộc đời bạn (chú thích của tớ: nhất là sự trì hoãn trong những việc liên quan đến tương lai lâu dài của bạn -> có thể không có lợi ngay trước mắt nên nhiều khi bạn có xu hướng trì hoãn những việc ấy).
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    BẢY THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT CAO
    Trong tác phẩm nổi tiếng Bảy thói quen của người thành đạt cao (The 7 Habits of Effective People), Stephen R.Covey, một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm về nghệ thuật lãnh đạo, trình bày bảy thói quen chính tìm thấy ở những người rất thành công khi ông nghiên cứu cuộc đời họ. Các thói quen này đưa họ đi từ giai đoạn lệ thuộc sang tự lập để cuối cùng sự hợp tác thành công với người khác.
    Bảy thói quen này dựa trên hai nguyên tắc quan trọng:
    Nguyên tắc thứ nhất là giữ sự cân bằng P-PC, với P là sản phẩm (production) ra những sản phẩm, kết quả mong muốn; PC là năng lực sản xuất (production capability) để đem lại những thành công, thành tựu. Một mặt, ta muốn có năng suất, sản lượng, doanh số cao hơn, thành công lớn hơn; mặt khác, không thể sao lãng việc đầu tư máy móc, thiết bị, đào tạo tay nghề cho nhân viên, chăm sóc sức khỏe của bản thân, xây dựng quan hệ tốt với mọi người. Hậu quả tất yếu của sự xao lãng này là sức khỏe ta suy giảm, máy móc hư hỏng.
    Nguyên tắc thứ hai là xem bảy thói quen như một chuỗi phát triển liên tục, đi từ sự lệ thuộc sang tự lập rồi đến tình trạng liên thuộc (interdependence). Lệ thuộc là để người khác chăm sóc, giải quyết vấn đề cho mình (Bạn lo cho tôi). Tự lập là tự mình lo liệu cho bản thân (Tôi độc lập, tự chủ). Tuy nhiên, sống trong xã hội cần biết hợp tác với người, nghĩa là ta sống trong sự liên thuộc, để cùng nhau tạo ra thành quả lớn hơn tổng những thành quả riêng rẽ của từng người (Chúng ta cùng làm).
    Cần tuần tự tập luyện bảy thói quen sau.
    Năng động, sáng tạo. Ta không phải là nạn nhân hoặc sản phẩm của hoàn cảnh, chỉ chịu tác động của nó. Ta còn có khả năng đảm nhận nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về đời mình, không đổ thừa hoàn cảnh, cho người khác. Ta lên kế hoạch, tập trung sức lực vào những gì ta điều khiển được, thay vì quay cuồng lo lắng về những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Ta làm chủ tình thế. Ta có khả năng chọn lựa cách đối phó tích cực trước nghịch cảnh.
    Bắt đầu với đích đến nhắm trong đầu. Hãy bắt đầu mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi dự án với một cái nhìn rõ về đường hướng và mục đích nhắm đến. Thấy trước các kết quả trong tâm trí của ta , duy trì thái độ này trong suốt những hoạt động trong ngày. Hãy viết ra một câu nói lên tôn chỉ, mục đích, triết lý, niềm tin của bạn. Tập trung vào điều mình muốn đạt được và muốn làm. Mọi hoạt động sẽ xoáy quanh câu đó để bạn luôn ý thức mình tiến đi đâu và làm thế nào để tiến đến đích.
    Việc nào trước làm trước. Việc nào trước là việc bạn thấy đáng làm nhất theo nhận định của bạn. Hãy quản lý thời gian, xử lý công việc theo những ưu tiên này.
    Suy nghĩ cả hai cùng thắng. Covey khuyên nên tránh lối suy nghĩ thắng/thua (ta thắng, người khác thua) mà hướng đến việc cả hai cùng thắng (chúng ta đều có được điều mình muốn). Trong thực tế, ta cần hợp tác hơn là cạnh tranh với nhau. Thái độ này luôn nhắm đến lợi ích chung, không mong ai thua thiệt, tin tưởng ở người khác. Xem đới như một bữa tiệc có đủ thức ăn cho mọi người hơn là một đấu trường nơi có kẻ thắng, người bại.
    Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 27/04/2005
  8. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0
    Quyển này đọc hay lắm. Thời giab qua, nhiều khi cảm thấy không kiểm soát được bản thân, skept lại lôi quyển này ra đọc để sống tích cực hơn và quyết đoán hơn.

Chia sẻ trang này