1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thú vị của Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi farmer, 11/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng thú vị của Vật Lý

    Nghe Antey2500@ nhắc về kỹ thuật quân sự tôi mới nhớ, trước đây quân dân ta đã có một thiết bị gây nhiễu sóng radar của Mỹ rất đơn giản, ứng dụng Vật Lý rất thú vị, đó là góc phản xạ. Góc phản xạ này được phát minh từ rất lâu chứ không phải do người Việt Nam ta sáng chế ra, tôi chưa được thấy tận mắt cái góc phản xạ "made in Vietnam", nhưng theo hình vẽ về góc phản xã của phương Tây thì nó gồm 3 tấm kim loại ghép với nhau vuông góc đôi một. Tất cả các sóng điện từ chiếu đến góc này đều lần lượt phản xạ trên 3 tấm kim loại, sau đó quay về theo phương cũ nhưng có hướng ngược lại, như vậy tỷ lệ phản xạ là rất lớn, radar sẽ nhận biết đó là một vật thể lớn chứ không phải là một miếng kim loại cỏn con.

    Nguyên lý này hiện nay được dùng để chế tạo các tấm phản quan trên biển báo, gắn trên xe v.v.. nếu ai nhìn kỹ các tấm phản quang này sẽ thấy nó có nhiều ô nhỏ, mỗi ô có dạng một góc tam diện vuông, nhờ có cấu trúc như vậy mà các tấm phản quan phản hồi ánh sáng chiếu đến từ bất kỳ phương nào.

    Nhiều người đã từng nghe đến việc người ta để một tấm gương trên mặt trăng, dùng tia laser chiếu lên tấm gương đó và hứng lấy chùm tia phản xạ trên mặt đất. Nói là "gương" cho dễ hiểu chứ thực ra là một góc phản xạ kiểu như trên. Nếu chỉ dùng một gương thì tia phản xạ sẽ không quay về theo phương cũ mà bay đến... sao Hoả chẳng hạn, làm sao mà bắt được !!!

    F./
    Thế giới thật rộng lớn

    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 29/05/2003
  2. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    bác có thể cho em biết cái này có chính xác không hay do bác nghĩ thế ? bác đọc ở đâu vậy
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì do tôi đọc được, ở đâu thì bây giờ đã quên mất rồi. Chuyện tia laser phản xạ từ mặt trăng là có thật, nếu chuyện người ta dùng một gương phản truyền để làm điều này là khó tin thì việc dùng một tấm gương còn khó tin hơn, thử nghĩ mà xem !!!
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    bác không hiểu ý rồi. ý em là bàn về cái việc thiết kế gương thế nào để tia lade bị phản xạ lại. Em nhớ là mr Hoạch có nói một ít, trong "tuyển tập đề thi quốc tế tập 1" cũng có một bài có nhắc đến thì phải. Em nhớ là người ta dùng cách khác chứ không phải cách dùng 3 tấm gương vuông góc với nhau đâu. Lâu quá không sờ đến Lý rồi , chả nhớ cái quái gì cả. Chính vì em ko nhớ chính xác nên mới hỏi lại thui
  5. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    có một vài cái ứng dụng thú vị nho nhỏ, như đo chiều dày một lớp phân tử của dầu , hay là đóng 2 cái đinh lên tường ở 2 bên sao cho chiều cao bằng nhau mà không thể trèo qua tường hay đại loại thế, cũng thú vị. Hoặc ứng dụng của ***g tĩnh điện, kể nó ra thì vô vàn, "rưng" em ko nhớ rõ lắm
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Xét hệ toạ độ sao cho 3 giao tuyến của các mặt gương hướng theo Ox, Oy, Oz, 3 mặt phẳng gương có toạ độ tương ứng là xOy, yOz, zOx . Khi phản xạ trên 3 gương, vector chỉ phương (xyz) sẽ lần lượt biến thành (x y -z), (-x y -z), (-x -y -z) vector (-x -y -z) = - (xyz) tức là phương đã được chuyển ngược lại.
    Người ta dùng cách nào tôi không biết, nhưng khi tôi nói ra tức là tôi chứng minh được, tôi ít khi không biết mà nói bừa.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Việc xác định hai điểm có độ cao bằng nhau bằng ống xi phông đã được các bác thợ hồ dùng từ lâu, tại các sinh viên Vật Lý mê mải đèn sách quá nên thấy lạ. Đó cũng là một ứng dụng đơn giản mà thú vị. Còn đo bề dày của 1 lớp dầu, tôi không thấy có ứng dụng gì thực tế. Bạn nào biết xin chỉ dùm.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vậy còn hiệu ứng tăng cường để dành đo tốc độ âm thanh hay dùng cho việc định vị toàn cầu GPS thì bác Farmer biết không nhỉ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    bác vẫn không hiểu ý,em muốn nói đến người ta dùng gương gì ở trên mặt trăng để hứng lấy tia lade , nhưng thôi, bỏ qua. Chuyện đo chiều dày lớp dầu không phải ứng dụng thực tế, đã ghi rõ là ứng dụng thú vị, , đề thực nghiệm vòng 2 QG. Kể cả đo cái gì gì thợ hồ mà bác nói cũng rứa, vòng 2 QG nốt, thầy Bái ra đề. Topic là ứng dụng thú vị, đâu ghi là ứng dụng thực tế. Mà ngay cả thầy Bái cũng tự nghĩ ra chứ không phải là biết trước từ lâu như bác. Bác farmer nóng tính quá, hạ hoả đi bác
  10. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Hự hự... Bác nói thế nào chứ. Cái bài "thợ hồ" (nghĩa là bài đóng đinh hai đầu một bức tường chính chứng tôi đã làm từ lâu lắm rồi. Có điều tôi không nhớ hồi đó là bác Bái cho hay là bác Đồn nhà ta cho. Nhưng nói là tự nghĩ ra thì cũng có thể lắm. Tuy nhiên khoa hoc nói chung và vật lý nói riêng bây giờ , một phát minh chỉ cần cho ra sau một tiếng thôi cũng đã là của người khác rồi. Đâu phải đợi mấy bác thợ hồ đó báo cáo phát minh nữa.
    Còn cái bài đo bán kính phân tử dầu bằng bột phấn là đề thi quốc tế cách đây cũng đến ...chục năm roài. Hic... nhưng đến nay em vẫn chưa thấy ứng dụng của nó. Ngoài một lý thuyết có liên quan nhưng lại rất quan trọng đó là cấu trúc hạt nhân trong Vật lý hạt nhân, đó là giả thuyết về cấu trúc các quả hình cầu xếp với nhau. Để có công thức về Half Empiric Form (cái này em cũng chỉ dịch tạm bợ từ tiếng Hung ra tiếng Anh , tiếng Việt thì em chịu cứng).
    Cách giải thì cũng khá đơn giản. Chỉ cần biết là bán kính phân tử dầu đủ mỏng để có thể nhìn thấy giao thoa ánh sáng. (Ngoài ra sai số của phép đo có thể lên đến 10 : 20%).
    Ngoclong80

Chia sẻ trang này