1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thú vị của Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi farmer, 11/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    hoá ra bác Ngoclong80 là gà chọi, bây giờ còn học nước ngoài ạ ? bác đang học nghành gì vậy ? bài đấy thì em biết là thầy Bái (hoặc thầy Đồn ) nghĩ ra thật, mr Hoạch nói chuyện với các thầy rồi kể lại cho bọn em thôi.
    [quote = ngoclong80]Hự hự... Bác nói thế nào chứ. Cái bài "thợ hồ" (nghĩa là bài đóng đinh hai đầu một bức tường chính chứng tôi đã làm từ lâu lắm rồi.[/quote] vậy xin hỏi bác nói em nói thế nào là nói thế nào ? em nói có gì sai sao ? em nói bài đấy là đề thi QG thì sai ạ ?
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những người thợ hồ (ngoài Bắc gọi là thợ nề) từ rất lâu đã dùng nguyên lý bình thông nhau để xác định những điểm có độ cao bằng nhau. Việc xác định những điểm này là rất quan trọng trong xây dựng, nó giúp các bức tường vuông vắn, không nghiêng lệch. Trong đồ nghề của người thợ hồ, có những dụng cụ rất thú vị: một ống nhựa rất dài để làm bình thông nhau, một dây dọi để lấy phương thẳng đứng, êke để kẻ góc vuông, một thước để lấy phương ngang, thước này có một ống nước nằm ngang có chia độ, bên trong có một bọt khí, khi thước có phương ngang thì bọt khí nằm ngay giữa ống.
    Những lý thuyết Vật Lý chỉ có giá trị khi đem ứng dụng vào thực tiễn
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Jojo, trò chơi hái ra tiền
    Trong các ứng dụng thực tế của Vật Lý, có trò chơi Jojo. Trò chơi này ứng dụng nguyên lý bảo toàn cơ năng kết hợp với định luật về gia tốc góc. Cái jojo gồm một sợi dây buộc vào một cái trục, hai bánh xe có moment quán tính lớn gắn đối xứng hai bên trục. Sợi dây được quấn nhiều vòng quanh trục, khi buông ra, bánh xe sẽ tháo dây ra và rơi xuống, đồng thời xoay quanh trục. Thế năng trọng lực chuyển thành động năng tịnh tiến và động năng quay, trong đó động năng quay đóng vai trò chủ yếu. Moment quán tính của bánh xe càng lớn thì bánh xe rơi xuống càng chậm. Đến cuối dây, bánh xe sẽ tự cuốn dây và chuyển động trở lên trên dây. Trò chơi đơn giản này vẫn còn thu hút trẻ em đến tận hôm nay và mang đến một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
    Liệu chúng ta có thể tự nghĩ ra một trò chơi đơn giản mà dễ hốt bạc như thế không?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Các nút dây
    Có lẽ giới đi biển và đi rừng là những người thông thạo nhất về các loại nút dây. Chỉ với sự dây thừng, người ta có thể làm ra nhiều loại nút dây, mỗi loại có một công dụng nhất định. Dù là loại nút dây nào cũng đều dựa trên một nguyên tắc chung: định luật ma sát.
    Nếu một ngày kia trên Trái đất không còn ma sát nữa, tất cả các loại nút dây sẽ tuột hết, nhiều thảm họa sẽ xảy ra. Chính ma sát là thứ làm cho người thủy thủ có thể buộc được một chiếc tàu nặng, người thợ cây xanh hạ được những nhánh cây to mà không để rơi.
    Khảo sát lực căng dây trên một sợi dây thừng quấn quanh một trụ có ma sát, người ta thấy lực căng dây giảm với hàm số mũ theo góc quấn. Nên biết hàm số mũ giảm rất nhanh, nên thường chỉ cần quấn dây thừng vài vòng quanh trụ thì một người bình thường đã có thể giữ được một vật rất nặng. Lực ma sát tưởng không có gì đáng kể đã trở nên thật hữu ích.
    Người ta mắc võng trong rừng cũng theo nguyên tắc này: quấn dây võng vài vòng quanh thân cây, thế là võng được giữ chặt, chừng nào tay ta còn giữ đầu dây. Nếu buông đầu dây ra, võng sẽ từ từ tuột ra. Để tạo lực giữ cố định đầu dây võng, người ta lại nhờ đến ma sát: người ta nhét đầu dây xuống dưới một trong những vòng dây được quấn trước đó. Áp lực trên các vòng dây này sẽ ép đầu dây vào thân cây, lực ma sát sẽ giữ cho đầu dây không tuột ra. Với động tác nhét đầu dây vào vòng dây như trên, ta đã tạo ra một nút thắt. Một nút thắt không có gì hơn là một cách sắp xếp các sợi dây sao cho chúng tự khóa với nhau bằng ma sát. Ở nút thắt võng, kiến thức Vật Lý nói với chúng ta rằng ta nên nhét đầu dây vào một trong những vòng dây đầu tiên, nơi có áp lực lớn. Nếu ta nhét đầu dây vào những vòng dây cuối, võng của ta sẽ dễ bị tuột, vì cũng như lực ma sát, áp lực giảm theo hàm số mũ.
    Người thợ rừng dùng chính các nhánh cây làm ròng rọc để hạ các nhánh cây to từ trên cao. Cái ròng rọc tự nhiên này tốt hơn bất kỳ ròng rọc nào trong nghề thợ rừng, nó chắc chắn, chẳng phải lắp đặt lôi thôi, mà nó còn cho lợi về lực nữa. Nửa vòng dây quấn quanh nhánh cây tạo một lực ma sát đáng kể. Nhánh cây đã góp một phần sức mình cho người thợ rừng.
    Người thủy thủ neo tàu trên bến cũng cậy đến lực ma sát. Tàu vừa cập bến, anh ta đã cầm dây neo quấn mấy vòng quanh cái cọc có sẵn trên bến. Kinh nghiệm cho anh ta biết cần phải quấn bao nhiêu vòng. Với chiếc phà nhẹ, chỉ cần hai vòng là đủ, với chiếc tàu nặng hơn, có khi phải ba, hay bốn, hay có khi đến năm vòng. Anh thủy thủ ốm yếu hơn càng phải nhờ đến vị thần ma sát nhiều hơn. Sau khi quấn mấy vòng, anh thắt một nút đơn giản, hay có khi chỉ nhét đầu dây xuống duới mấy vòng dây như người mắc võng, thế là chiếc tàu được neo chắc chắn. Thế mà khi thuyền trưởng ra lệnh xuất bến, tàu lại có thể tháo neo rất dễ dàng.
    Câu chuyện về lực ma sát chắc hẳn đã làm thay đổi ý kiến những người cho rằng ma sát luôn luôn gây hại, và phải loại trừ càng nhiều càng tốt. Ngược lại, ma sát là một trợ thủ không thể thiếu trong đời sống con người
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 26/05/2003
  5. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi bác Farmer thuyết dài thế
    Em thấy nếu không có ma sát thì việc thiết thực nhất là con người và mọi loài đi trên mặt đất đều phải học bay, nếu không sẽ luôn nằm ở trong một cái hố nào đó đến lúc qua đời!
  6. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Riêng về lực ma sát sách PT đã nói wá kỹ rùi ,không nên bàn thêm nữa.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Sách giáo khoa cải cách bây giờ nói kỹ về lực ma sát á? Hay nhỉ? Mới mấy năm trước chỉ nói công thức F=kN là hết, như thế mới chỉ là cái móng tay thôi
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Những gì học ơ PT đúng theo nghĩa PT tức là sơ lược thôi ! nếu muốn nghiên cứu kỹ thì nên đọc sách chuyên ngành .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này