1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thực tế của triết học Marx?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DatTinh, 09/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng thực tế của triết học Marx?

    phần lớn sinh viên VN đều nhàm chán với triết học, và tôi hiểu vì sao lại như vậy, chính bản thân tôi, để hiểu được nó cũng phải tự học ba lần trước khi chính thức được học nó trên giảng đường, và sau đó, mặc dù đã học xong triết học rồi, nhưng tôi vẫn ôn lại thêm hai lần nữa mới thấy thực sự hiểu được nó
    học triết học là "hâm", là "không thực tế"...?
    phải chăng là như vậy?
    thực tế hay không là ở cách giải quyết vấn đề, cách nhìn nhận vấn đề, không phải ở chỗ học hay không học một khoa học nào đó
    nếu bạn thực sự thừa nhận giá trị của "Thuyết Âm dương", giá trị của "Thuyết ngũ hành", của "Phân tâm học"... thì bạn sẽ thấy một cách kỳ lạ rằng triết học Marx đã hàm chứa sẵn những câu trả lời và/hoặc nó giúp cho bạn nhanh chóng hiểu một cách sâu sắc hơn từng khía cạnh của vấn đề
    nhiều khi chúng ta bất lực, không giải quyết được vấn đề, triết học cũng không giúp gì được cho bạn nhưng nó cho bạn những ý nghĩ khôn ngoan hơn
    thật là tuyệt vời khi mà chúng ta có thể kết hợp các lĩnh vực lại với nhau, từ văn học đến toán học, từ vật lý học đến sinh học, ... từ kinh tế, chính trị cho đến những vấn đề của cuộc sống thường nhật. và đó là một sự kết hợp nhuần nhuyễn chứ không phải là vụng về gượng gạo, đó là ước mơ của các nhà khoa học phương Tây khi mà họ chưa chịu thừa nhận triết học Marx
    sở dĩ có nhiều người hiểu nhầm về triết học, triết học Marx cũng bởi một thứ mà ra, đó là chủ nghĩa giáo điều triết học, nhưng mục đích của tôi ở đây là muốn được cùng các bạn thảo luận về vấn đề: làm sao để áp dụng được các kiến thức triết học vào trong cuộc sống hàng ngày?, và đặc biệt là làm sao để chia sẻ phương pháp ấy cho những người khác?
    còn có ai muốn tranh luận với tôi về chủ nghĩa giáo điều triết học thì mời sang chủ đề: "Ở nước ngoài người ta học triết học nào?"
    rất mong sự đóng góp và chia sẻ của mọi người

    Được DatTinh sửa chữa / chuyển vào 06:24 ngày 11/12/2003
  2. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm nhiều đến khoa học tư duy sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học kết hợp giữa các trường đại học, phổ thông và cả tiểu học chính là cách thực hành tư duy sáng tạo.
    Cuộc cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ hiện nay trên thế giới là một cuộc thi Olympic về tư duy sáng tạo. Ai giỏi về tư duy sáng tạo thì người đó sẽ thắng trong cuộc đua.
    Kể từ Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (ra đời cách đây đã bảy năm), Đảng ta, trong nhiều Nghị quyết về giáo dục, đều đề cao việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Nhưng, cho đến nay, nhìn chung, việc học hành vẫn còn chìm đắm trong việc luyện thi, nhồi nhét kiến thức.
    Ngày xưa, nói đến sáng tạo là người ta nghĩ ngay đến năng khiếu bẩm sinh, ai không may không có gen sáng tạo thì đành chịu; người ta cho rằng sáng tạo chả theo một quy luật nào cả, thường là ngẫu hứng, nên khó có thể rèn luyện được. Ngày nay, trong khi vẫn thừa nhận năng khiếu bẩm sinh, người ta đã dần dần khái quát nên được những quy luật về tư duy sáng tạo và một khoa học mới đã hình thành, đó là khoa học về tư duy sáng tạo (creatology). Quả thật có nhiều quy luật về sáng tạo rất đơn giản mà vì thiếu chú ý, có những người học đã nhiều và đi dạy người khác cũng đã nhiều, vẫn không biết. Có lần, tôi hỏi các giáo viên dạy toán đã nhiều năm về học cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. "Có bao giờ các anh, các chị dạy cho học sinh của mình rằng một tam giác vừa là tam giác, vừa là tứ giác (có một cạnh bằng không) hay chưa? - Chưa ai làm như vậy cả vì chưa ai thấy rõ làm như vậy thì có ích gì. Tôi mới nói cho họ biết đó chính là phủ định luật bài trung: A (tam giác) vừa là A, vừa không phải là A (tứ giác); mấy chữ "vừa không phải là A" chứa mầm mống của một sự sáng tạo hứa hẹn đưa chúng ta vượt ra khỏi giới hạn của A để đến những chân trời mới. Nói vậy họ vẫn còn bán tín, bán nghi. Đến khi tôi lấy nhiều thí dụ cụ thể ra minh họa thì họ mới thật sự được thuyết phục rằng có những điều rất đơn giản có thể giúp người ta "học một biết mười" mà họ làm thầy đã nhiều năm vẫn không hay biết. Sau ba năm làm chuyên đề này cho cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều người đề nghị tôi viết thành sách để bồi dưỡng cho đông đảo giáo viên dạy toán, chứ không riêng cho số ít ỏi được về học cao học. Sách đã viết xong và Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội đã xuất bản thành hai tập, ngót 350 trang. Lúc đó, Viện khoa học giáo dục và Vụ giáo viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng nhất trí là nên lấy sách này làm tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên toán, nhưng chủ trương này không thành vì vấp phải quy định sau đây: quỹ bồi dưỡng giáo viên của Nhà nước có thể dùng để mua sách cho giáo viên học nâng cao trình độ nếu sách đó là của Nhà xuất bản Giáo dục. Nếu là sách của Nhà xuất bản khác thì giáo viên phải bỏ tiền túi ra mua. Nhưng như vậy thì khó quá với đồng lương của đa số giáo viên, nhất là khi người ta chưa hiểu mô tê gì về nội dung sách. Vướng mắc này đã được phản ánh lên các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ nhưng không có hồi âm. Tôi cũng có viết một quyển sách khác với tinh thần tương tự nhưng cho đối tượng là học sinh. Lúc đưa bản thảo đến Nhà xuất bản Giáo dục các đồng chí rất ngại là sách sẽ rất khó bán vì nó chả phục vụ "luyện thi" tí nào mà còn đi ngược hẳn với cách ra đề thi hiện hành (cả quốc tế và quốc gia). Nhưng, để ủng hộ cái mới, sách vẫn được xuất bản với giấy rất xấu (để hạn chế bớt lỗ). Rồi dần dần người ta cũng mách cho nhau đọc và đến nay sách đã tái bản đến lần thứ ba. Nhưng nó vẫn chưa vào được nhà trường dù là vào để phục vụ ngoại khóa.
    Gần đây, tôi có đến thăm trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) của Giáo sư Phan Dũng ở TP Hồ Chí Minh. Giáo sư, lúc còn ở nước ngoài đã tiếp thu được khoa học tư duy sáng tạo. Về nước, ông đã mở nhiều lớp đào tạo được xã hội hưởng ứng nhưng nội dung của khoa học này vẫn nằm ngoài nhà trường dù cho TSK nằm ngay trong một trường Đại học lớn nhưng nó vẫn bị coi như ở nhờ (trong một diện tích rất chật hẹp) và thỉnh thoảng lại bị đe dọa đuổi.
    Tôi nêu lên những điều trên đây và tự hỏi tại sao nhà trường ta lại kỵ với tư duy sáng tạo làm vậy? Phải chăng cái nếp luyện thi, học nhồi nhét, dạy thêm, học thêm tràn lan đã làm tê liệt sự nhạy cảm với cái mới? Điều lạ nữa là khoa học về tư duy sáng tạo lại có cơ sở triết học là phương pháp luận duy vật biện chứng mà chế độ ta lại lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng thì chúng ta phải vồ vập lấy khoa học này, coi đây là thế mạnh của mình mới phải. Sáng tạo là sự vận động đi đến cái mới, cái tiến bộ hơn cái cũ mà vận động phải đi đôi với phép biện chứng. Nhưng ở các trường đại học của ta, việc dạy triết học duy vật biện chứng vẫn chưa gây được hứng thú, tự giác của sinh viên, họ chỉ mới học để đối phó với thi cử. Mong rằng mỗi khoa đại học sẽ có một tổ chuyên nghiên cứu và đưa vào giảng dạy việc vận dụng triết học duy vật biện chứng vào các lĩnh vực chuyên môn của khoa mình và vào cả việc rèn luyện tư duy sáng tạo.
    Việc rèn luyện tư duy sáng tạo vừa đòi hỏi lý luận, vừa đòi hỏi thực hành. Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) chính là thực hành "tư duy sáng tạo". Để cho đông đảo người có thể tham gia thời gian NCKH nhằm thực hành "tư duy sáng tạo" thì cần có một số châm chước chung quanh các yêu cầu đề ra cho một hoạt động NCKH chẳng hạn như yêu cầu "mới" (chỉ cần mới đối với người nghiên cứu là được là đã có tác dụng giáo dục rồi). Khi có châm chước, sẽ gọi là tập dượt NCKH (TDNCKH). Ta có thể đưa TDNCKH vào nhà trường phổ thông như trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã làm cách đây hơn ba thập kỷ: hồi đó trường chủ trương lấy học sinh phổ thông làm cộng tác viên ở những khâu thích hợp cho các đề tài của trường đại học. Một số thầy đại học đã nhờ sự cộng tác này mà hoàn thành luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học của mình. Rõ ràng cả đại học và phổ thông đều có lợi: Đại học (kể cả viện nghiên cứu) được nối thêm tay, thêm óc của hàng triệu học sinh phổ thông có tổ chức sẵn ở khắp nơi, Phổ thông được tiếp cận với khoa học hiện đại, được rèn về tư duy sáng tạo và tác phong công nghiệp một sự hỗ trợ quan trọng cho việc đổi mới cách dạy, cách học hiện nay. Cả đại học (và viện nghiên cứu) và phổ thông sẽ có sức mạnh hơn công việc gắn hơn với xã hội, phục vụ cho CNH, HĐH. Không chỉ riêng Đại học Sư phạm nhiều đại học khác cũng có thể gắn với phổ thông về một mặt nào đó của cuộc sống. Nếu làm tốt, sẽ có viễn cảnh là, không chỉ các trường đại học mà ngay một trường phổ thông, cũng sẽ vừa là trung tâm giáo dục, vừa là trung tâm khoa học của địa phương trường đóng. Trong chiến tranh nhân dân, ta biết kết hợp tên lửa với tên tre, máy bay phản lực với ong bò vẽ thì trong một nền giáo dục nhân dân, ta phải biết kết hợp ông giáo sư đại học với nhiều học sinh phổ thông, một trường đại học với nhiều trường phổ thông, kể cả trường tiểu học.
    NGUYỄN CẢNH TOÀN
    (Báo Văn nghệ)
    Xin được gửi vào đây vài dòng về một khoa học mới, còn đánh giá thì dành cho các bạn
  3. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử Các Mác
    C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Năm mười hai tuổi (1830) C. Mác vào học trường trung học ở Tơriơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.
    Tháng Năm 1843, C. Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen.
    Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. ăng-ghen đến thăm C. Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác. Ngày 3 tháng Hai 1845, C. Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ. Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân-đôn.
    Hoạt động cách mạng sôi nổi và con đường tìm ra quy luật lịch sử C. Mác
    Công tác thực tiễn ở báo Rheinische Zeitung đã làm thay đổi cơ bản thế giới quan của C. Mác chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Tháng Hai 1844, trên tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức C. Mác đăng bài Góp phần phê phán triết học pháp luật của Hê- ghen. Từ tháng Tư - tháng Tám 1844, C. Mác viết Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, thực chất là những phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng mà sau này C. Mác phát triển một cách khoa học trong bộ Tư bản. Tháng hai 1845, cuốn sách Gia đình thần thánh của C. Mác và Ph. Ăng- ghen viết chung ra đời phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hê-ghen trẻ, thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm , đồng thời nêu ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Thời kỳ hoạt động của C. Mác ở Pa-ri kết thúc (tháng Hai 1845), một thời kỳ mới sau đó mở ra với mục đích rõ ràng mà C. Mác tự đặt ra cho mình: đề xuất một học thuyết cách mạng mới. C. Mác cùng với Ph. Ăng- ghen hợp sức viết Hệ tư tưởng Đức (1845-1846) tiếp tục phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen và phái Hê-ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy tâm không nhất quán của Ludvich Phoiơbach. Trong cuốn Sự bần cùng của triết học (1847) C. Mác đã chống lại triết học tiểu tư sản của P.J. Pruđông và trình bày những cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chính trị kinh tế học vô sản. Năm 1848 được sự uỷ nhiệm của Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản C. Mác và Ph. Ăng- ghen viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản- một văn kiện mang tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa C. Mác và đảng vô sản. Tháng Sáu năm 1859, công trình thiên tài của C. Mác Góp phần phê phán môn chính trị kinh tế học ra đời viết về tiền tệ và lưu thông tiền tệ; nhưng điều đặc biệt quan trọng là lần đầu tiên tác phẩm đã trình bày học thuyết Mác-xít về giá trị , cơ sở của học thuyết kinh tế của C. Mác.
    C. Mác là người tổ chức và là lãnh đạo của Quốc tế cộng sản I thành lập ngày 28 tháng 9 1864, ở Luân- đôn. Năm 1867 bộ Tư bản (tập I)- tác phẩm chủ yếu của C. Mác ra đời. Tập II và III C. Mác không kịp hoàn tất, Ph. Ăng-ghen đảm nhận việc chuẩn bị xuất bản hai tập này. Trong bộ Tư bản C. Mác đã vạch rõ quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; và quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung của nền sản xuất hàng hóa được phát triển trong quy luật cung và cầu, trong những quy luật của lưu thông tiền tệ.
    Trong tác phẩm những năm cuối đời C. Mác nêu lên hình thức hợp lý nhất của chuyên chính vô sản là kiểu tổ chức chính trị như công xã Pa-ri (Cuộc nội chiến ở Pháp- 1981).
    Trong cuốn Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) C. Mác đã kịch liệt phê phán những sai lầm cơ hội chủ nghĩa của những người lãnh đạo đảng xã hội dân chủ Đức, đề ra một vấn đề hết sức quan trọng về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là bản thân xã hội cộng sản phải phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp- chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao- chủ nghĩa cộng sản. Năm 1876 sau khi Quốc tế cộng sản đệ nhất giải tán, C. Mác nêu lên ý kiến thành lập các đảng vô sản ở các nước là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong phong trào công nhân
    bài viết của ĐCS VN
  4. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử V.I Lê Nin (1870-1924)
    V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
    V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V.I. Lê-nin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I. Lê-nin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mác- xít. V.I. Lê-nin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I. Lê-nin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I. Lê-nin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga V.I. Lê-nin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mác- xít ở Nga. Mùa thu 1895, V.I. Lê-nin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg. ở Mát- xcơ- va , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V.I. Lê-nin đã gặp Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia . Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp 1895, do bị tố giác nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I. Lê-nin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai 1897, V.I. Lê-nin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I. Lê-nin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).
    Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I. Lê-nin kết thúc. Người lại tập hợp những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I. Lê-nin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I. Lê-nin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân- đôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I. Lê-nin phát biểu phải xây dựng một đảng Mác- xít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V.I. Lê-nin gọi là những người Bolshevik, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người menshevik. Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V.I. Lê-nin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905- 1907 V.I. Lê-nin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ 1905.
    Tháng Tư 1905, tại Luân- đôn tiến hành Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC Nga, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V.I. Lê-nin đứng đầu. Tháng Mười Một 1905, V.I. Lê-nin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V.I. Lê-nin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V.I. Lê-nin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga ĐCNXHDC. Tháng Sáu 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I V.I. Lê-nin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác V.I. Lê-nin đã phát triển chính trị kinh tế học Mác xít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học mác xít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ (1915) V.I. Lê-nin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V.I. Lê-nin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của ĐCNXHDC Nga (b) đã nhất trí thông qua đường lối do V.I. Lê-nin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy 1917), V.I. Lê-nin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd (nay là Peterburg) 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật V.I. Lê-nin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám 1917 Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán công khai ở Petrograd, V.I. Lê-nin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V.I. Lê-nin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang Đầu Tháng Mười 1917, V.I. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd Ngày 23 Tháng Mười 1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I. Lê-nin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương ĐCNXHDC Nga thông qua.
    Tối ngày 6 Tháng Mười Một 1917, V.I. Lê-nin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 Tháng Mười một 1917 , toàn thành phố Petersbuorg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 Tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II V.I. Lê-nin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo đề nghị của V.I. Lê-nin Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 Tháng Ba 1918). Ngày 11 Tháng Ba 1918 V.I. Lê-nin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mát xcơ va, V.I. Lê-nin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I. Lê-nin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.
    Ngày 30 Tháng Tám 1918, V.I. Lê-nin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lê-nin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng Ba năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I. Lê-nin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân, *****************) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính sách NEP của V.I. Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mát xcơ va (ngày 20 Tháng Mười một 1922) V.I. Lê-nin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng Chạp 1922 đến Tháng Ba 1922 V.I. Lê-nin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi Đại hội. Ngày 21 Tháng Tư 1924, V.I. Lê-nin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).
    bài viết của ĐCS VN
  5. denebplus

    denebplus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn này của bạn, tôi ngờ rằng bạn chưa được tiếp xúc (nhiều) với phân tâm học. Tất nhiên là tôi có thể sai, hy vọng bạn sẽ chỉ ra những điều mà bạn khẳng định (triết học Marx chứa sẵn... ) một cách thuyết phục.
    Em ơi! Buồn làm chi...
    Deneb+
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    chủ đề sẽ được chuyển sang Box Học Thuật trong thời gian sớm nhất có thể. Các bác thấy thế nào ạ? Tôi thì nghĩ topic này ở bên ấy thì hợp với các quy luật vận động và phát triển hơn ở bên Box LSVH. Thế có được không ạ?
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  7. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    không có vấn đề gì
    thậm chí tôi còn phải cảm ơn bạn nữa là đằng khác

Chia sẻ trang này