1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 10)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 24/12/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    5.5. Tư duy hiệu quả

    Đã làm việc đầu óc thì phải căng thẳng và lao động trí óc luôn khó hơn lao động chân tay. Đây là cái logic bất di bất dịch mà tất cả mọi người ngày nay đều thừa nhận. Nhưng bạn đã từng nghĩ rằng lao động trí óc cũng có thể trở nên dễ dàng như việc rửa một cái chén chưa? Ngày nay, khi cần tính toán một phép tính phức tạp, bạn chỉ cần nhập phép tính đó vào máy tính, chỉ cần là một phép tính có nghiệm thì chỉ sau vài giây là bạn có ngay kết quả. Mỗi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta là một bài toán và bộ não của chúng ta chính là một siêu máy tính với cả nghìn tỉ neurone thần kinh chịu trách nhiệm giải tất cả các bài toán đó. Nếu đã là một siêu máy tính thì bạn chỉ cần nhập đầy đủ dữ kiện và công thức để giải bài toán là sẽ có ngay kết quả, không cần đợi lâu. Tuy nhiên, chúng ta thường có thói quen vắt óc suy nghĩ vì không thể chấp nhận kết quả vô nghiệm của bộ não. Tất nhiên nếu các dữ kiện của bài toán cứ bị giữ nguyên như thế thì có vắt óc đến sang năm thì bộ não của bạn cũng không cho ra một kết quả khác được.

    Bộ óc của bạn là một người nhân viên siêu phàm và bạn chính là sếp của người nhân viên đó, một người sếp ngu dốt. Người sếp ngu dốt này luôn đặt câu hỏi và người nhân viên siêu phàm này luôn tìm câu trả lời. Hãy hình dung nếu người sếp ngu dốt cứ đứng kè kè bên cạnh người nhân viên thúc ép anh ta phải mau chóng làm việc, luôn luôn can thiệp một cách thô bạo vào hoạt động của người nhân viên thì anh ta liệu có làm việc hiệu quả được không. Để người nhân viên làm việc hiệu quả phục vụ sếp thì người sếp phải làm tất cả mọi điều có thể để tạo thuận lợi và thoải mái cho người nhân viên. Hồi học phổ thông, bạn hẳn phải làm việc rất nhiều với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev trong môn hóa học nhưng chắc bạn chưa biết phương thức ông lập ra bảng này. Sau một thời gian dài phân tích, suy nghĩ, Mendeleev vẫn gặp bế tắc trong việc xây dựng bảng tuần hoàn hóa học. Thế rồi một đêm, trong lúc ngủ tự dưng nó hiện ra rõ mồn một trong giấc mơ của ông. Sau khi tỉnh dậy, ông chỉ việc viết ra nó. Điều này cho thấy bộ óc luôn tự nó hoạt động và cho ra kết quả chứ không cần bạn phải thúc ép nó.

    Loài người ngày nay chỉ mới sử dụng được có 10% trí não của mình chính là do họ đã tư duy chưa đúng cách. Sử dụng bộ não đúng cách không phải là cố gắng tìm những đáp án cho một bài toán mà là tìm những bài toán thích hợp giúp ta dễ dàng giải ra được đáp án. Đừng suy nghĩ về chuyện nên hay cần làm gì mà hãy nghĩ về chuyện bạn có thể làm gì. Khi bạn muốn từ dưới đất lên được mái nhà thì bạn sẽ đứng ở dưới đất cố giậm nhảy để bật lên hay sẽ bắc một cái thang để trèo lên? Khi bạn muốn nâng một vật nặng hơn sức của bạn, bạn sẽ dùng cơ bắp của chính mình hay sẽ ứng dụng các nguyên tắc vật lý như đòn bẩy, ròng rọc để giúp bạn nâng vật đó lên? Bài toán giậm nhảy lên mái nhà là bài toán vô nghiệm hoặc rất khó để giải ra. Nếu ta tách bài toán đó thành hai bài toán nhỏ hơn là bài toán đi tìm một chiếc thang và làm thế nào để leo lên chiếc thang thì một bài toán rất khó trở thành hai bài toán rất dễ. Một vấn đề khó luôn luôn bằng rất nhiều vấn đề cực dễ. Sự quá âu lo khiến bạn thường tập trung chăm chăm vào tìm giải pháp cho vấn đề. Điều này xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Nam giới thường dành 95% sự tập trung của họ vào một vấn đề họ đang vướng mắc và chỉ dành có 5% sự tập trung cho những sự việc khác xung quanh. Nhưng sự tập trung quá mức này sẽ gây cản trở hơn cho bộ não trong việc xác định được vấn đề nào là thực tế cần giải quyết và tìm ra giải pháp cho các vấn đề khó. Chưa kể đến chuyện bộ não của bạn sẽ bị tê liệt, không thể nghĩ được nếu bạn cứ ở tình trạng căng thẳng vì một vấn đề quá lâu. Khi không thể nghĩ được bạn đâm chản nản hoặc dễ cáu gắt, tệ hơn có thể bị trầm cảm hoặc có những hành động quá đáng. Khi bạn dùng sức nâng một vật nặng quá lâu sẽ khiến cho tay bạn bị ở tình trạng giãn cơ. Cơ bắp cần một thời gian để phục hồi. Các cơ bắp trí não cũng không nằm ngoài quy luật này. Hoạt động giải trí và nghỉ ngơi giúp trí não phục hồi lại từ trạng thái căng thẳng.

    Bên cạnh những vấn đề đúng nhưng khó giải quyết cũng có những vấn đề mà bạn cho là quan trọng nhưng thực ra lại không cần phải giải quyết. Chúng ta gọi chúng là những vấn đề sai hay vấn đề không thực tế. Những vấn đề không thực tế là những vấn đề mà cho dù chúng ta có tìm được bao nhiêu giải pháp cho chúng thì hiệu quả có được từ tất cả những giải pháp đó đều không triệt để. Vấn đề sai xuất phát từ việc bạn không có đầy đủ thông tin. Càng thu thập được nhiều thông tin thì càng dễ xác định được bài toán đúng cần giải và những giải pháp được đề ra sẽ càng chính xác và triệt để. Có một thực tế mà mọi người đều phải thừa nhận đó là chẳng bao giờ chúng ta thu thập được đầy đủ thông tin cả do bị giới hạn về khả năng quan sát, chưa kể là thông tin đó có thể là những thông tin không chính xác. Giải pháp đề ra từ những thông tin đó liệu sẽ triệt để được chăng? Hãy nhìn xem, ở Hoa Kỳ có những trường đại học hàng đầu về kinh tế như Harvard và ở đó cũng có rất nhiều chuyên gia kinh tế siêu đẳng, vậy mà những giải pháp được đề ra để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế vẫn không hữu hiệu. Kinh tế cứ luôn bị khủng hoảng trở lại.

    Một vấn đề mà bộ óc không cho ra kết quả ngay tức là vấn đề đó là không thể giải quyết, bạn cần chấp nhận điều đó và miêu tả lại tình huống, xác định lại vấn đề ngay. Tư duy đúng cách là bạn tập trung vào những cái được dùng để giải quyết vấn đề chứ không phải là tập trung vào bản thân vấn đề. Con người là loài động vật sống bằng công cụ. Không có công cụ, con người chẳng là gì cả. Đặt một câu hỏi có câu trả lời quan trọng hơn việc tìm câu trả lời cho một câu hỏi. Bạn sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề trung gian đơn giản cho đến khi vấn đề hóc búa bạn đang quan tâm lộ ra cách giải quyết. Với việc tập trung vào những cái bạn có để giải quyết vấn đề, bạn hạn chế đi tư duy phân tích và tập trung nhiều vào tư duy quan sát. Các dữ kiện của bài toán thay đổi liên tục dẫn đến sự thay đổi tình thế của bạn trong tư duy. Từ thế bị động bạn chuyển dần sang thế chủ động. Vấn đề từ nan giải chuyển sang đơn giản dần, đơn giản đến mức bạn không thể ngờ nổi là nó lại dễ giải quyết đến thế. Việc chấp nhận ngay lập tức vấn đề là không thể giải quyết và quan sát tất cả những nguồn lực bạn có xung quanh để ý tưởng dần dần hình thành trong óc chính là sự ứng dụng nguyên tắc lấy nhu khắc cương của triết lý âm dương. Tư duy lấy nhu khắc cương là không bao giờ dùng sức của chính mình mà luôn mượn các lực xung quanh để làm cho vấn đề tự nó được giải quyết. Các nguồn lực mà bạn có thể mượn ở đây không phải chỉ là những thứ bạn sở hữu như tiền bạc, nhà cửa mà là tất cả mọi thứ bạn có thể nhìn thấy, những thứ không thuộc sở hữu của bạn, không thuộc quyền chi phối của bạn và có thể bề ngoài chẳng có liên quan tí gì đến vấn đề bạn đang muốn giải quyết cả. Mượn nguồn lực không phải là bạn bắt buộc nguồn lực đó phục vụ cho mình. Đó không phải là bạn lên một chiếc taxi và bảo tài xế chở bạn đến nơi yêu cầu mà là giống như bạn xin đi quá giang trên một chiếc xe có cùng lộ trình với bạn. Chẳng hạn nếu bạn muốn tận dụng một mối quan hệ cho công việc của mình, đừng mở miệng nhờ người ta làm hộ điều gì đó cho mình mà thay vào đó hãy đề nghị được làm giúp người ta chuyện gì đó. Người quen đó sẽ tạo thuận lợi cho bạn để bạn làm giúp họ việc họ muốn. Hãy tranh thủ sự thuận lợi này để có được cái bạn muốn. Như vậy, bạn vừa không mắc nợ người ta, vừa đạt được điều mình muốn lại vừa làm mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Một mũi tên trúng nhiều đích. Tất nhiên nếu đó là một việc nhỏ thôi thì bạn có thể nhờ người ta giúp luôn mà không cần thiết phải áp dụng cách thức trên. Chuyển động cong là cơ sở của sự sống, chuyển động thẳng chỉ là trường hợp đặc biệt của chuyển động cong như tôi đã đề cập tới ở phần 5.3, bởi vậy bạn buộc phải đi lòng vòng một chút mới tới được cái đích cần tới. Nếu cứ chăm chăm vào tư duy phân tích, mong muốn con đường thẳng, một kế hoạch hoàn hảo thì sẽ khó lòng đạt được mục đích vì kế hoạch nào cũng có khiếm khuyết. Tư duy quan sát là tư duy nhẹ nhàng, không cần nỗ lực, giúp bộ não hoạt động một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Các chức năng như liên tưởng và trực giác đều biểu hiện cho sự tự vận hành không cần tác động của não bộ. Bộ óc vừa xác định vấn đề đúng cho bạn vừa tìm ra giải pháp cho bạn ngay lập tức. Đấy là cách mà các sáng kiến được hình thành nên trong óc bạn.

    Tư duy phân tích là sự chủ động bắt buộc tình huống phải theo ý mình còn tư duy quan sát là sự xuôi theo tình huống rồi từ từ lái tình huống theo ý mình. Vì chúng ta luôn đặt cơ sở thế giới là tĩnh cho nên mới tập trung vào tư duy phân tích. Thế giới tĩnh là thế giới mà theo quán tính, một vật sẽ mãi đứng yên nếu ta không tác động một lực vào nó. Chúng ta nghĩ rằng vấn đề sẽ không được giải quyết nếu ta không chủ động giải quyết nó. Chúng ta cho rằng bộ óc sẽ không tự nó hoạt động nếu ta không thúc ép nó. Thế giới động là thế giới mà mọi thứ luôn luôn tự biến đổi. Sự chuyển động tạo nên sự sống, sự chuyển động tạo nên thời gian. Không có thứ gì trường tồn mãi mà luôn bị biến đổi, nhiều lúc là biến đổi cả về hình thức lẫn bản chất. Hàng ngày luôn có những sự kiện mới xảy ra làm cho vấn đề của bạn thay đổi, tình thế của bạn thay đổi. Có những sự kiện bạn biết được, có những sự kiện bạn không có thông tin. Những sự kiện mới làm bài toán cũ trở thành bài toán mới và nó sẽ biến đổi cho đến khi trở thành bài toán giải được. Chúng ta vẫn gọi đó là nắm bắt cơ hội. Đôi khi sau một thời gian vò đầu bứt tóc nghĩ cách giải quyết một vấn đề nào đó mà vẫn không được, bỗng một sự kiện xảy ra làm vấn đề của bạn biến mất. Chúng ta vẫn gọi đó là gặp may. Những nỗ lực suy nghĩ cũng như thời gian bạn dành cho vấn đề lúc trước tự dưng trở thành lãng phí. Việc tập trung phân tích khiến bài toán trong óc bạn không thay đổi trong khi thực ra đang có những sự kiện xảy ra làm cho nó thay đổi liên tục. Trong cuộc sống, bạn không phải chỉ giải quyết có một vấn đề mà là rất nhiều. Mỗi vấn đề thường là do nhiều nguyên nhân gây ra một lúc chứ không phải chỉ một. Vì mọi thứ trong cuộc sống đều có mối liên quan chặt chẽ nên mỗi động thái của bạn luôn ảnh hưởng một lúc đến nhiều thứ. Nếu một động thái chỉ để giải quyết có một vấn đề duy nhất thì những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn có thể bị ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như quá quan tâm đến kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái khiến con cái mất đi tình yêu với bố mẹ hoặc trở nên hư hỏng. Bởi vậy, chúng ta tốt hơn là chỉ nên quan tâm đến việc xác định hành động tiếp theo thích hợp, tạo từng bước tiến một cho đến khi giải quyết dứt điểm vấn đề. Động thái tiếp theo đó nên cùng một lúc tạo bước tiến cho nhiều vấn đề của bạn, giống như khi đánh cờ ta cố gắng tạo ra nước đôi nước ba vậy. Kết hợp giữa hành động thử nghiệm và quan sát sẽ giúp bộ óc bạn tự đề ra được những giải pháp thích hợp. Và bạn chớ nên suy nghĩ khi não của bạn bị căng thẳng quá mức. Hãy nghỉ ngơi hoặc giải trí nhẹ nhàng để cơ bắp trí não phục hồi rồi quan sát tiếp.

    “Cuộc sống giống như việc đi xe đạp, nếu không tiến về phía trước, bạn sẽ bị mất thăng bằng.” Câu nói này của Einstein đã mô tả rất đúng về nguyên tắc vật lý của tâm trí con người. Tâm trí giống như một chiếc xe đạp, cần phải luôn luôn di chuyển thì mới có thể giữ được sự cân bằng. Cái được gọi là một vấn đề phải là cái khiến cho chiếc xe đạp tâm trí này khựng lại, không thể di chuyển tiếp được nữa. Vấn đề là cái mà bạn nhìn vào nó và không biết là mình cần phải làm gì tiếp theo. Nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ khiến sự hoảng sợ của bạn tăng cao, làm bộ óc tê liệt. Việc tạo lập một kế hoạch với từng bước cụ thể thì khó chứ việc xác định một hành động tiếp theo thì khá dễ. Tư duy quan sát giúp bạn trở thành người hành động chứ không còn là người lý luận nữa, giúp bạn làm nhiều hơn và nói ít hơn. Chỉ có liên tục thực hiện từng thay đổi nhỏ thì mới xoay chuyển được tình thế chứ nếu chỉ nghĩ, nói thì sẽ không ích gì vì cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, thời gian vẫn đang trôi đi. Nếu bạn đã từng đọc cuốn “Bí mật của may mắn” thì chắc sẽ hiểu điều tôi nói. Bạn có thể nghĩ lớn nhưng hãy làm nhỏ thôi. Tiến tới được bước nào hay bước đấy.

    Trong cuộc sống bạn thường gặp bế tắc trong hai trường hợp. Một là chẳng có hướng đi nào, hai là có tới hai hướng đi trở lên mà bạn không biết là nên chọn cái nào và đánh đổi cái nào. Trong những trường hợp có nhiều sự lựa chọn mà bạn không biết chọn cái nào, bạn thường phân tích mặt lợi mặt hại của từng hướng đi để ra quyết định. Tuy vậy, việc đó thường tỏ ra không hiệu quả và nhiều lúc bạn vẫn phải lựa chọn một cách miễn cưỡng. Những bằng chứng về những lỗ hổng trong logic toán học mà tôi đề cập với bạn từ đầu bản báo cáo khoa học này đã chỉ ra rằng logic chỉ đúng một cách tương đối, đúng tùy theo từng trường hợp chứ không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, không nên tin vào logic hoàn toàn để suy diễn sự việc. Kiến thức về ngôn ngữ cơ thể giúp bạn biết được rằng khi một người khoanh tay hoặc đút tay vào túi quần tức là người đó không muốn nói chuyện. Tuy nhiên, điệu bộ đó cũng xuất hiện khi người ta cảm thấy lạnh chứ không phải là do không muốn nói chuyện. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong tâm trí xảy ra khi trong hệ logic của bạn có hai logic đi ngược chiều nhau cùng tác động đến quyết định của bạn. Khi có hai lực có độ lớn bằng nhau tác dụng vào một vật theo hai chiều ngược nhau thì vật sẽ đứng yên, không di chuyển được. Khi tư duy lấy cái tĩnh của thế giới làm nền tảng và tin vào sự đúng tuyệt đối của logic trong mọi trường hợp, bạn sẽ không thể ra quyết định. Hệ logic trong tâm trí bạn là một mạch điện lớn, bao gồm tất cả các kiến thức và kinh nghiệm bạn đã tích lũy được từ lúc sinh ra. Mỗi logic là những đoạn nhỏ trong mạch điện ấy. Trên mỗi đoạn nhỏ này có một công tắc và các công tắc này luôn ở trạng thái bật. Suy nghĩ của bạn tạo nên một dòng điện chạy trong hệ logic ấy thành một chuỗi liên tục. Những chuỗi logic này tạo nên những lời nói và động thái thích hợp trong từng tình huống của cuộc sống. Nếu dòng điện chạy qua hai logic ngược chiều nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng chập mạch trong hệ thống logic, làm tâm trí bạn bấn loạn lo lắng và khựng lại, không biết phải làm gì kế tiếp. Cuộc sống được hình thành trên cơ sở sự di chuyển, thay đổi trạng thái liên tục của mọi sự vật hiện tượng do đó tính động mới là nền tảng đúng cho tư duy. Bạn không phải đang chủ động bước đi trên một con đường mà là bị trôi đi theo các dòng chảy, bay theo những luồng gió. Bạn không thể chọn mà phải thả lỏng tâm trí để bản thân trôi theo chúng. Tư duy phân tích là cứng nhắc, thường đi ngược dòng chảy, lấy cương khắc cương. Tư duy quan sát là mềm mỏng, luôn xuôi theo dòng chảy, lấy nhu khắc cương. Trong tư duy quan sát, các logic không được kết luận là đúng hay sai khi đánh giá một tình huống nào đó. Các công tắc trong hệ logic đều ở trạng thái tắt chứ không bật để ngăn dòng điện chạy qua, tránh gây chập mạch. Do không vội để logic xen vào trong quá trình tiếp nhận thông tin, chúng ta có thể gọi tư duy quan sát là tư duy không quan điểm, không phán xét, giúp bạn luôn khách quan, không thiên kiến.

    Điều bạn cần làm khi gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan không phải là lựa chọn dứt điểm một hướng đi nào là đúng vì đó sẽ là một quyết định cương cứng miễn cưỡng. Những khúc mắc vẫn tồn tại trong tâm trí bạn, ủ lâu ngày và sẽ làm bạn luôn có cảm giác lo lắng, mệt mỏi, hối hận về sau. Xét cho cùng cho dù chúng ta có muốn gì, làm gì thì điều cốt lõi nhất mà chúng ta muốn là một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Cuộc sống này mỗi người sẽ phải xuôi theo dòng chảy để đạt được điều đó. Đừng trở thành người mà bạn muốn thành, đừng trở thành người mà người khác muốn bạn trở thành mà hãy để cái duyên đưa bạn đi. Hãy nhớ tới câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nếu không có chiến tranh, tôi đã trở thành một thầy giáo dạy lịch sử.” Cuối cuộc đời mình, Đại tướng đã nói: “Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân cho nước, tôi không có gì phải hối hận cả.” Để có một quyết định khiến bạn không bao giờ phải hối hận, hãy nhìn lướt qua tất cả mọi mặt cuộc sống của bạn, kể cả tình cảm và cảm xúc hiện tại của bạn và luôn giữ trong tâm trí mong muốn một cuộc sống hài hòa hạnh phúc. Với bài toán làm sao để cuộc sống hài hòa hạnh phúc, bộ óc sẽ tự nó lần lượt bật các công tắc của các đoạn mạch logic nhỏ, tự thử nghiệm các chuỗi logic khác nhau và sẽ cho bạn một chuỗi logic thích hợp nhất cho bài toán trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian chờ đợi bộ óc tự xử lý thông tin, bạn cần cho tâm trí mình thư giãn và tiếp tục quan sát tất cả mọi nơi có thể quan sát để lấy thêm thông tin cho trí não mình, kể cả những thông tin mà bạn cho là không có liên quan tới các vấn đề của mình. Bộ não tự nó sẽ tìm ra mối liên hệ giữa tất cả mọi thứ. Chuỗi logic thích hợp mà bộ não tìm ra chính là con đường đi xuôi dòng. Tuy nhiên chuỗi logic này vẫn không kéo dài vô tận mà ở đoạn cuối của nó luôn là một câu hỏi. Bạn phải tiến hành một số động thái và quan sát tiếp tục để thu thập thêm thông tin, giúp bộ óc bạn tiếp tục hoàn thành chuỗi logic. Sự kiên nhẫn, không nóng vội, biết tùy cơ ứng biến là cần thiết vì hãy nhớ rằng đến phút cuối vẫn có thể có những thay đổi. Đấy chính là cái gọi là đi theo trực giác và con tim mách bảo. Trong thế giới động, bạn không nên chủ động cương cứng mà nên thả lỏng xuôi theo các dòng chảy. Bạn giống một thủy thủ đang lái một con thuyền buồm, luôn phải dùng cả cơ thể mình để nhận biết hướng gió cũng như những dòng hải lưu để đến được nơi cần đến. Chính vì lấy cái tĩnh làm nền tảng nên khi cố gắng đi ngược dòng chảy mà không được khiến bạn đuối sức, cảm thấy mọi thứ như là số phận, như là định mệnh. Từ “định mệnh” là một từ xuất phát từ quan niệm lấy cái tĩnh làm nền tảng để xây dựng mọi thứ. Từ này có nghĩa là cuộc đời bạn đã được ai đó viết sẵn kịch bản và bắt bạn phải tuân theo đúng kịch bản đó, không thể làm khác. Nếu có kịch bản sẵn thì cuộc sống có ý nghĩa nữa chăng? Có hợp lý không khi cơ sở của sự sống là luôn có sự chuyển động, chuyển hóa? Sự thả lỏng bị động một chút sẽ khiến bạn có cảm giác luôn chủ động. Ngược lại, sự cương cứng chủ động lại thường khiến bạn rơi vào thế bị động. Không linh hồn nào thắng được những dòng chảy tự nhiên của cuộc sống. Tuy con người thường tư duy tách rời bản thân mình với tự nhiên nhưng thực ra cả xã hội loài người bao gồm cả tâm sinh lý lẫn những thành tựu của họ vẫn là một phần của tự nhiên và vẫn luôn bị các quy luật tự nhiên chi phối. Hãy cuốn theo chiều gió và bạn nhất định sẽ có được điều mình muốn.

    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này