1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 2)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Đây là phần tiếp theo của bài báo cáo khoa học của mình.

    3. Phương pháp đặt giả thuyết
    3.1. Cõi hỗn mang

    Cõi hỗn mang bao gồm Cái Hư vô và Cái Vô hạn. Cái Hư vô chính là khoảng không trống rỗng, không chứa bất cứ thứ gì, Cái Vô hạn là vật chất lấp đầy không gian. Trong không gian có chứa vật chất và trong vật chất cũng chứa không gian. Cõi hỗn mang ban đầu trông giống một màn không khí đặc bụi mà chỗ nào cũng giống nhau, sau đó thì có những nơi vật chất cô đặc lại, có những nơi vật chất loãng ra và dần dần trông như thể chỉ có khoảng không trống rỗng. Ở những nơi có thể nhìn thấy không gian, vật chất tồn tại ở trạng thái những hạt bụi bay tự do. Ở những nơi không gian bị lấp đầy, vật chất tồn tại ở trạng thái kết dính. Từ trước khi sự sống bắt đầu, hai thái cực âm và dương đã tồn tại. Sự tồn tại cùng nhau của âm và dương là cái bất biến, sự hỗn độn của vật chất và không gian là cái biến động. Bản thân cái bất biến và cái biến động đã là một cặp âm dương. Lúc này, cái bất biến vẫn chưa phát triển còn cái biến động thì vô tận. Trong khi cái biến động thì quá thịnh, cái quy luật bất biến lại quá đơn giản, quá lép vế so với cái biến động. Theo nguyên lý âm dương thì không bao giờ có thể hủy diệt hoàn toàn một thái cực và rồi thái cực đó một ngày sẽ lớn mạnh trở lại. Cái thời điểm mà quy luật bất biến có cơ hội phát triển cuối cùng cũng đến.

    3.2. Các giả thuyết đầu tiên
    Vũ trụ của chúng ta nhìn có vẻ phức tạp nhưng thực chất chỉ bao gồm 3 thành phần: vật chất, năng lượng và không gian. Tạm bỏ năng lượng qua một bên, bằng mắt thường, chúng ta chỉ thấy không gian và vật chất. Vậy không gian và vật chất là hai thái cực của nhau. Không gian và vật chất tồn tại cạnh nhau. Tuy không gian nhìn có vẻ trống rỗng nhưng theo thuyết âm dương thì trong thái cực này luôn tồn tại một phần nhỏ thái cực kia. Bởi vậy, trong các vùng không gian chắc chắn tồn tại vật chất nhưng chúng phải tồn tại ở dạng các hạt cực nhỏ nằm cách xa nhau. Cũng có thể gọi không gian là vật chất loãng. Do giữa các hạt lượng tử này có lực hấp dẫn nhưng chúng không thể gắn kết vào nhau được, nên ta có thể kết luận là chúng có tính chất động, tức là di chuyển liên tục. Chúng là các lượng tử tự do. Ngược lại với các vùng không gian, các vùng vật chất lại ở trạng thái kết dính. Loại lượng tử cấu thành nên các vùng vật chất chắc chắn phải có kiểu lực hấp dẫn đối lập với kiểu lực hấp dẫn của lượng tử tự do. Vì loại lực hấp dẫn của hai loại lượng tử là đối lập nên chúng không có phản ứng với nhau khi xảy ra sự tiếp xúc. Các vùng vật chất không đặc hoàn toàn mà bên trong vẫn tồn tại các đường mạch cho các hạt lượng tử tự do di chuyển. Nếu đưa thêm yếu tố năng lượng vào giả thuyết của chúng ta thì các lượng tử tự do sẽ mang động năng, còn các lượng tử kết dính sẽ mang tĩnh năng. Đôi khi động năng vượt hơn tĩnh năng, một số lượng tử kết dính sẽ tách ra khỏi khối vật chất và chuyển thành lượng tử tự do. Có lúc tĩnh năng lại cao hơn động năng, một vài lượng tử tự do lại nhập vào khối vật chất và chuyển thành lượng tử kết dính. Bởi tâm lý con người cũng được tạo nên từ những vật chất cơ bản nên để dễ hình dung hơn, ta có thể ví von lượng tử kết dính giống như các cô gái còn lượng tử tự do giống như các chàng trai.
    [Cuộc sống của các tiểu thư đài các trong các tòa lâu đài kiên cố quá khác so với cuộc sống của các chàng lang thang vốn ưa sống tự do phiêu bạt. Các cô tiểu thư kiêu sa tuy luôn tỏ vẻ làm ngơ trước các đòn tấn công tới tấp của các chàng lang thang, nhưng trong lòng thực ra có chút gì đó xao xuyến. Đôi khi các nàng mở lòng mình ra một chút để các chàng có cơ hội khám phá nội tâm các nàng. Có chàng thành công và đưa một cô tiểu thư bước vào cuộc sống phiêu bạt giống mình, có chàng thì trở thành nô lệ tình yêu của một tiểu thư xinh đẹp nào đó rồi ở luôn cùng nàng trong tòa lâu đài, vứt bỏ cuộc sống tự do.]
    Bức tranh chúng ta vừa vẽ ra ở trên về lượng tử tự do và lượng tử kết dính thực ra chỉ miêu tả được cõi hỗn mang (chaos), là thế giới hỗn độn trước khi vũ trụ hình thành, mà không giải thích được sự đa dạng của sự sống cũng như sự tinh xảo trong các tác phẩm của tạo hóa. Hạn chế của giả thuyết là nằm ở chính sự chuyển hóa qua lại một cách dễ dàng giữa hai loại lượng tử. Chúng thiếu mất tính cố định. Lượng tử là chất liệu tạo nên mọi thứ. Nếu chúng không có tính cố định thì mọi thứ ở thế giới chúng ta đang sống, kể cả thể xác chúng ta hẳn đã nhanh chóng tan vào không trung rồi. Nếu muốn tồn tại tính cố định thì phải có một cơ chế nào đó để sự chuyển hóa giữa hai loại lượng tử biến mất hoặc bị hạn chế tới mức cực điểm.

    3.3. Hai loại lượng tử cơ bản
    Bạn hãy hình dung trong cõi hỗn mang, các vùng vật chất giống như môi trường nước còn các vùng không gian giống như bong bóng không khí di chuyển không quy luật trong nước. Các bong bóng tình cờ gặp nhau trên đường đi sẽ hợp lại với nhau thành một cái bong bóng không khí to hơn. Đấy là cách mà một vùng không gian rất rộng lớn và ngày càng nở rộng ra đã hình thành. Vùng không gian mênh mông này chính là cơ hội để quy luật bất biến phát triển. Như đã nói ở trên, sở dĩ hai loại lượng tử là lượng tử kết dính và lượng tử tự do không thể làm nguyên liệu để tạo nên vạn vật được là vì chúng quá dễ dàng hoán đổi lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu tồn tại một vùng không gian đủ rộng lớn thì mọi thứ sẽ khác. Lúc đầu các vùng không gian và vùng vật chất có thể tích tương đương nhau nên động năng và tĩnh năng được duy trì ở mức tương đối cân bằng. Trong một vùng không gian rất rộng lớn thì động năng của lượng tử trong phạm vi vùng không gian ấy sẽ mạnh dần lên và cuối cùng trở nên mạnh quá mức so với tĩnh năng. Các vùng vật chất xung quanh khoảng không mênh mông này do tĩnh năng yếu hơn cũng dần tan ra và hòa vào không gian. Không còn sự kìm hãm của tĩnh năng, động năng trở nên mạnh cực điểm. Các lượng tử tự do bay với tốc độ nhanh không thể tưởng tượng được. Trong quá trình bay đó, chúng va đập vào nhau và vỡ nhỏ ra, nhỏ dần đến mức không thể nhỏ hơn được nữa.
    [Không còn những tiểu thư đài các kiêu sa, không còn những gã lang thang đa tình và thích du ngoạn, chỉ còn những người điên. Những người đàn ông và những người đàn bà lao đi vun vút trong không trung, gào thét lên trong đau đớn tột cùng, tìm kiếm trong vô vọng cái gì đó mà chính họ cũng không rõ. Sự va đập vào nhau trên đường đi không làm cho họ dừng cơn điên lại được và tâm hồn họ tan vỡ thành hàng ngàn mảnh. Họ gào thét dữ dội để kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng cho dù xung quanh có vô vàn người cũng chẳng một ai thèm nhìn họ hay nghe thấy tiếng gọi của họ cả vì ai cũng chìm trong địa ngục của riêng mình. Những tiếng kêu gào đó trở thành những tiếng gào câm lặng (silent screams).]
    Lượng tử tự do đến lúc này mới thực sự có tính cố định. Có lẽ từ “tự do” là không chính xác lắm để gọi nó vì trông nó giống cơn điên hơn. Chúng ta có thể gọi nó với cái tên mới là vật chất động (dynamic matter). Tất nhiên với chỉ một mình vật chất động thì sẽ chẳng tạo ra được thứ gì cả. Sau khi vật chất động xuất hiện, không gian vẫn rất tối tăm và yên tĩnh vì âm thanh và ánh sáng vẫn chưa xuất hiện. Vật chất động giống như người cha, cái bất biến cần tạo ra một người mẹ nữa. Quy luật bất biến lúc này giống như sợi dây cao su được kéo căng ra hết cỡ với một bên lực kéo là vật chất động. Nhưng sợi dây này sẽ không đứt vì quy luật bất biến không thể tan vỡ, vì vậy thái cực còn lại sẽ phải được sinh ra. Khi động năng đạt mức cực điểm cũng làm cho tĩnh năng mạnh dần lên mỗi khi hai lượng tử vật chất động có cơ hội tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, thời gian để tĩnh năng mạnh lên ngang bằng được với động năng là rất lâu. Sở dĩ vậy là bởi vật chất động đang ở trạng thái nhỏ cực điểm nên rất nhẹ, còn lực hấp dẫn lại ở trạng thái mạnh cực điểm và mỗi lượng tử đều chịu lực hấp dẫn từ nhiều phía nên xác xuất chúng tiếp xúc được với nhau là thấp mà thường bay lòng vòng quanh nhau tạo thành các hình lốc xoáy hoặc cầu xoáy. Vậy một khi mà tĩnh năng của một hạt lượng tử vật chất động trở nên mạnh ngang với động năng thì điều gì sẽ xảy ra? Hai lượng tử vật chất động sẽ có khả năng gắn kết lại với nhau khi chúng có cơ hội tiếp xúc. Nhưng xác xuất xảy ra sự gắn kết này cũng là thấp vì độ mạnh của mức tĩnh năng của các lượng tử vật chất động là khác nhau, dù một hạt lượng tử vật chất động có đạt được tĩnh năng cao nhất mà tiếp xúc với một hạt có mức tĩnh năng yếu hơn thì sự gắn kết cũng không xảy ra. Hãy liên tưởng tới việc con người đi tìm kiếm tình yêu đích thực trong cuộc sống thì bạn sẽ dễ hình dung được tại sao tĩnh năng lại khó thắng động năng đến vậy. Con người ai cũng khát khao tình cảm yêu đương, nhưng có mấy ai thực sự cảm thấy chuyện tình cảm của mình hoàn toàn mỹ mãn. Những rắc rối có khả năng phá vỡ một mối quan hệ có thể đến từ một thực tế của thế giới vật chất, hoặc cũng có thể là đến từ những khúc mắc ở sâu thẳm bên trong nội tâm. Chẳng thế mà nhiều người ví von hôn nhân như cái nhà vệ sinh, người ở ngoài thì muốn vào, người ở trong lại muốn ra. Với lại bạn có để ý rằng những chuyện tình cảm tay ba thường rất hay xuất hiện trong cuộc sống không? Hệ thống các con số lẻ trong triết lý âm dương tạo nên mối quan hệ tương sinh tương khắc, duy trì sự hài hòa của vũ trụ. Bởi vậy, việc ba lượng tử vật chất động cùng chạm nhau một lúc là điều có thể, gây cản trở sự gắn kết các hạt cơ bản này.
    [Trải qua bao đau đớn, cuối cùng một ngày những người đàn ông và những người đàn bà bỗng nhận ra cái mình đang muốn tìm kiếm là sự gắn kết. Thời gian trôi đi, khát khao gắn kết cứ lớn dần trong tâm hồn từng người bọn họ, lớn đến mức họ không thể nào chịu nổi nữa. Những cuộc tình của họ đến và đi nhanh như chưa từng xảy ra bởi hai tâm hồn khát khao điên cuồng nhưng không thể hòa hợp được với nhau. Những cuộc tình tay ba cũng để lại những dấu tích đớn đau trong ký ức của họ. Nhưng rồi thì cũng có một ngày tình yêu đích thực xuất hiện. Người đàn ông và người đàn bà đã tìm thấy điều mình muốn. Thế giới bên ngoài không còn ý nghĩa gì với họ nữa, và cả thân thể lẫn linh hồn họ quấn chặt lấy nhau để cùng chìm vào cái chết vĩnh hằng.]
    Hai lượng tử vật chất động có tĩnh năng ở mức cực điểm tiếp xúc với nhau và không rời nhau ra nữa. Do động năng chuyển hóa hết thành tĩnh năng nên cũng không có bất kỳ phản ứng hấp dẫn nào với vật chất động nữa. Sự hòa vào làm một của hai lượng tử vật chất động hình thành nên loại lượng tử thứ hai đó là vật chất tĩnh (static matter).
    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này