1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 3)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Đây là phần tiếp theo của phần phương pháp nghiên cứu trong bài báo cáo khoa học của mình.

    3.4. Khối cầu
    Sự sinh ra của hai loại vật chất cơ bản là cơ sở để cho cái bất biến phát triển. Không chỉ tồn tại dưới hình thức các cặp âm dương rời rạc nữa, cái bất biến sau đó đã trở thành một hệ thống vô cùng tinh vi và phức tạp. Sự sống ngày nay sở dĩ đa dạng, phong phú mà vẫn tinh xảo, chuẩn xác chính là nhờ sự phát triển của cái bất biến. Bây giờ chúng ta sẽ đi ngược về quá khứ để xem cái bất biến đã lớn mạnh như vậy bằng cách nào. Sau khi vật chất tĩnh hình thành thì nó di chuyển theo dòng chảy của vật chất động. Số lượng vật chất tĩnh tăng dần theo thời gian nhưng vật chất động vẫn luôn nhiều hơn một cách áp đảo so với vật chất tĩnh. Số lượng vật chất tĩnh càng nhiều thì cơ hội để hai lượng tử vật chất tĩnh tiếp xúc được với nhau càng cao. Tuy không có phản ứng với vật chất động nhưng vật chất tĩnh có thể kết dính với nhau mỗi khi chúng tiếp xúc. Mọi sự diễn ra giống với trường hợp vật chất tự do và vật chất kết dính, chỉ khác là không có sự chuyển hóa giữa hai loại lượng tử cơ bản mà thôi. Vậy sự khác biệt này sẽ tạo nên điều gì? Vật chất tĩnh cứ thế kết dính lại với nhau cho đến một ngày chúng tạo nên một khối cầu rất lớn. Một khối cầu vật chất tĩnh với rất nhiều vật chất động bị mắc kẹt bên trong.
    [Cái chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn mà chỉ là sự khởi đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của những người tĩnh lặng. Trong lòng những người tĩnh lặng này không còn bất kỳ khát khao hay nhận thức nào. Họ thả mình trôi theo sự xô đẩy của những người điên, không cần biết mình sẽ đi đến đâu. Cho đến một ngày, một biến cố đã xảy ra khiến họ trong giây lát thoát khỏi sự tĩnh lặng của mình. Họ gặp được những người giống họ. Những người tĩnh lặng hành động nhanh tới mức trước khi họ kịp nhận ra thì họ đã gắn chặt vào nhau rồi. Cái khoảnh khắc họ chạm vào nhau, một khát khao kết nối mãnh liệt trỗi dậy và họ không để cơ hội bị bỏ lỡ. Linh hồn những người tĩnh lặng như hòa vào làm một, trở thành một người tĩnh lặng duy nhất, và cái thể xác của linh hồn đó cứ lớn dần, lớn dần. Mặc dù không hề cảm nhận được sự lớn lên của thể xác, người tĩnh lặng đó lại cảm nhận thấy một thay đổi xảy ra bên trong nội tâm mình. Có một khát khao đang trỗi dậy bên trong người đó. Sự tĩnh lặng biến mất, người đó cảm thấy mình chính là cơn khát khao kia, một sự bức bối dữ dội muốn thoát ra ngoài một cái gì đó.]
    Dùng nguyên lý âm dương và một chút trí tưởng tượng của bạn là bạn có thể biết được điều gì đã diễn ra trong lòng khối cầu vật chất tĩnh. Vật chất động bị mắc kẹt bên trong quả cầu cố gắng muốn thoát ra ngoài. Vì môi trường bên trong khối cầu lớn là môi trường tĩnh năng cho nên quy luật bất biến khiến cho tĩnh năng của lượng tử vật chất động bên trong khối cầu không tăng lên được. Điều đó có nghĩa là cho dù có bị nhốt lâu đến mấy, lượng tử vật chất động cũng sẽ không thể chuyển hóa thành lượng tử vật chất tĩnh. Vật chất động di chuyển nhanh và liên tục bên trong quả cầu phá vỡ dần liên kết giữa các lượng tử vật chất tĩnh. Kết quả là sự cô đặc của khối cầu vật chất tĩnh dần bị phá vỡ, quả cầu bị loãng dần từ phía trong ra. Ở khu vực loãng, những lượng tử vật chất tĩnh vẫn duy trì được liên kết trước sự công phá của vật chất động thì trở nên vô cùng vững chắc. Chúng tạo thành kết cấu khung tuy mảnh mai mà cứng vô cùng, càng mảnh mai thì độ cứng càng tăng lên. Cũng giống như trong một kỳ thi, chỉ có những thí sinh mạnh nhất, giỏi nhất mới có thể bám trụ lại được qua các vòng thi cam go. Những lượng tử vật chất tĩnh bị tách khỏi liên kết thì di chuyển theo hình xoáy trôn ốc dọc theo kết cấu khung đó. Bạn hãy hình dung tới hình ảnh một con rắn quấn quanh một cành cây và di chuyển rất nhanh. Vậy khi vùng loãng lan rộng ra hết cỡ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
    [Sắp kết thúc rồi! Người đó cảm thấy cơn bức bối của mình thực sự sắp kết thúc. Đó là cảm giác khi bạn nhìn thấy tia sáng lóe lên cuối đường hầm, cảm giác của hi vọng. Rồi thì cơn bức bối cuối cùng cũng được giải tỏa. Cái cảm giác như thể vừa được giải thoát khỏi một nấm mồ khiến người đó gào to lên. Đó là âm thanh đầu tiên có thể nghe được giữa chốn không trung, tiếng gào khóc của một đứa trẻ mới chào đời. Âm thanh đó chính là khởi đầu của những điều huyền diệu.]

    “Huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với Thượng Đế, huyền âm là Thượng Đế”.
    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này