1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 6)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    (Tiếp phần 5)
    5. Đánh giá khả năng ứng dụng của lý thuyết
    5.1. Thế giới là động
    Khi xưa, người ta luôn cho rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất cho đến khi Copernicus và Galileo khám phá ra rằng chính Trái Đất mới quay xung quanh Mặt Trời. Sự thật lại ngược lại với những gì mà con người chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Bạn đang thấy một sự thật tương tự thông qua thuyết Ma trận vũ trụ. Thế giới của chúng ta không tĩnh như cái vẻ bên ngoài của nó mà cực kỳ biến động, luôn luôn biến động. Ngồi dưới mặt đất và ngắm sao lúc đêm xuống, con người cảm thấy bầu trời thật yên bình. Khi con người có thể quan sát khoảng không gian ngoài phạm vi Trái Đất ở tầm xa hơn, họ nhận ra cái nơi họ vốn tưởng là yên bình đó lại là nơi hỗn độn, biến động, phức tạp đến mức không thể tưởng tượng được, như thể ngoài khoảng không chẳng hề có luật lệ gì vậy. Theo giả thuyết của chúng ta thì vật chất động chiếm đại đa số trong vũ trụ, luôn nhiều hơn một cách áp đảo so với vật chất tĩnh. Nếu vậy thì thế giới chúng ta đang sống cũng như toàn bộ vũ trụ đều mang tính chất động chứ không phải là tĩnh. Loài người từ trước đến nay đều mặc định coi thế giới là tĩnh bởi họ nhìn thấy cái gì cũng đứng yên. Giống như những đứa trẻ vốn quen sống loanh quanh trong mái nhà yên ấm, chưa tiếp xúc với thế giới hỗn độn bên ngoài, và đến khi chúng ra ngoài thế giới, chúng bị sốc khi thấy thế giới là hỗn độn. Cứ mỗi khi có cái gì biến động xảy ra là con người lại cho là bất bình thường, là có vấn đề, cần phải làm cho nó cố định lại như cũ. Mọi thứ là nền tảng trong cuộc sống của con người như các kiến thức khoa học, các giáo lý, luật pháp v.v… đều được xây dựng dựa trên quan niệm thế giới là tĩnh. Trước đây, khi chưa có sự giao thương giữa các quốc gia thì đúng là thế giới trông có vẻ tĩnh thật. Nhưng ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày một phát triển và chúng ta thấy sự hiện diện của dòng chảy tiền tệ, dòng chảy thông tin, dòng chảy tri thức công nghệ, dòng chảy văn hóa nghệ thuật và nhiều dòng chảy khác. Đấy là một hiện thực tất yếu sẽ phải xảy ra. Sự dày đặc vật chất tĩnh ở thế giới chúng ta đang sống không còn đủ mạnh để ngăn cản những dòng chảy này nữa rồi.

    Tôi nghĩ con người chúng ta rất giống một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đó là Tây Độc Âu Dương Phong. Âu Dương Phong bị Hoàng Dung đánh lừa nên đã luyện ngược Cửu Âm Chân Kinh. Ông ta luyện thành công nhưng vì luyện ngược nên dẫn đến kết cục là bị tẩu hỏa nhập ma, lúc nào cũng chổng ngược đầu mà đi, đầu óc thì điên loạn. Nền khoa học của loài người càng ngày càng phát triển, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho họ. Nhưng loài người cho rằng cái tĩnh là nền tảng, cái động là cái đích hướng tới, ngược lại với quy luật tự nhiên. Bản thân con người cũng như tâm lý của họ cũng chính là một phần của tự nhiên. Bởi vì đi ngược chiều với sự phát triển của tự nhiên nên không những dẫn đến ngày càng mâu thuẫn với tự nhiên mà nội tâm con người cũng ngày càng “tẩu hỏa nhập ma” hơn. Tâm trí chúng ta dường như căng thẳng cực độ, nhạy cảm với mọi thứ. Hành vi của con người đang bắt đầu trở nên quá khích, không thể kiểm soát. Loài người ngày nay đang bối rối, hoang mang, đổ lỗi cho nhau và tự đổ lỗi cho chính mình vì những điều tồi tệ đang xảy ra.

    Bên cạnh cặp đối lập động/tĩnh, chúng ta còn phải đảo chiều rất nhiều các cặp đối lập khác, chẳng hạn như cặp đối lập sáng tạo/nguyên tắc. Sáng tạo là sự phá vỡ đi một nguyên tắc để tạo thành một nguyên tắc mới. Con người xây dựng nền giáo dục của họ trên cơ sở thế giới tĩnh nên sự tích lũy tri thức được coi trọng. Chúng ta lấy những nguyên tắc, những lý thuyết đã được khoa học kiểm nghiệm tính đúng đắn để làm nền tảng cho hành động, tạo thành những kỹ năng. Con người tư duy và hành động một cách máy móc theo những nguyên tắc đó và bất cứ ai sáng tạo được thứ gì đó thì được tung hô, khen ngợi. Thiên hạ ngày ngày bàn luận về những kỹ thuật để sáng tạo. Sáng tạo được cho là thứ gì đó quá khó khăn, cần phải nỗ lực lắm mới có được. Thế giới vốn là động, sáng tạo là cái sinh ra ta đã có sẵn, không cần phải dùng bất cứ kỹ thuật nào để có được. Đứa trẻ nào sinh ra cũng biết sáng tạo cả. Cái khó của trẻ em là chúng chưa biết được nguyên tắc để sống còn mà thôi. Sáng tạo phải là âm, là cái cơ sở hạ tầng, là cái mà ta dựa vào để sống; nguyên tắc, kỹ thuật phải là dương, là cái kiến trúc thượng tầng, là cái mà ta hướng tới để xây dựng, nhưng không dựa vào nó. Nếu lấy nguyên tắc làm chiều âm trong tư duy, bạn sẽ tập trung vào tư duy phân tích quá mức. Tư duy phân tích dễ khiến bạn rơi vào lối mòn, nhìn mọi thứ với định kiến chứ không thể nhìn rõ bản chất của sự việc, kết quả là đề ra những phương án giải quyết không hiệu quả. Nếu lấy sáng tạo làm chiều âm, bạn sẽ chỉ dùng tri thức để tạo cho mình những thói quen tốt, những phản xạ có điều kiện, rồi có thể bỏ quên tri thức cho nhẹ đầu. Khi đó, bạn sẽ dấn thân làm thử mọi việc rồi rút được kinh nghiệm mới, từ đó tạo được thói quen mới, rồi lại bỏ tri thức đi. Mọi thứ đều hao mòn, đều có hạn sử dụng, và tri thức cũng vậy. Bộ óc bạn là kho hàng, bạn phải tống hết những tri thức đã hết hạn sử dụng ra khỏi óc thì mới có chỗ cho não tiếp nhận những tri thức mới, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại chứ. Có rất nhiều danh nhân vĩ đại đã đề cao tính sáng tạo như Einstein hay Picaso. Họ cũng như toàn dân Do Thái, dân tộc được coi là thành công nhất thế giới, đều luôn được dạy rằng phải coi trọng trí tuệ hơn tri thức. Picaso có câu: “Người nghệ sĩ tồi thì sao chép, còn người nghệ sĩ thực thụ thì đánh cắp.” Khi đầu óc bạn trống không, không chứa tri thức, tâm trí bạn sẽ hoạt động dựa vào những thói quen, những phản xạ có điều kiện trong bản năng vô thức mà đã được sinh ra trong bạn thông qua kinh nghiệm. Bản năng đó của bạn là người mẹ, bất cứ thì gì bạn nhìn thấy ở thế giới bên ngoài đều là người cha. Cha với mẹ kết hợp lại sẽ sinh ra một đứa con. Đứa con tinh thần đó của bạn sẽ mang cả đặc điểm của nội tâm bạn lẫn đặc điểm của thứ mà bạn nhìn thấy. Đấy cũng chính là cách thức mà tạo hóa đã sinh ra vạn vật.

    Bạn có nhận thấy cuộc sống của bạn luôn bị xô đẩy theo những dòng chảy không. Những áp lực từ nhiều phía khiến chúng ta không thể cứ muốn cái gì là làm cái nấy được. Chúng ta không phải giống như đang đi trên một con đường bộ rồi gục ngã vì mệt mỏi mà giống như những người bị dòng nước lũ cuốn đi, dẫu bơi giỏi đến mấy rồi cũng sẽ chìm vì đuối sức. Thậm chí cái ý nghĩ bám vào một cái gì đó như một cành cây chẳng hạn để không bị lũ cuốn trôi hay ý tưởng về việc ngồi trên một chiếc thuyền để di chuyển trong cơn lũ cũng chỉ thể hiện rằng bạn là một sinh vật trên cạn. Bạn cần cái gì đó tĩnh, trong khi thế giới là cái gì đó động. Cách tốt nhất để sinh tồn giữa những cơn lũ của cuộc sống đó là hãy trở thành một sinh vật của nước, hãy từ bỏ làm một sinh vật trên cạn luôn bám víu lấy những thứ cố định để tồn tại, hãy trở thành một con cá tung hoành trong nước. Khoa học, giáo lý đạo đức hay luật pháp của loài người đều cần phải lấy tính chất động làm tiêu chuẩn để mà xây dựng. Chỉ khi đó, loài người chúng ta mới hòa hợp được với vũ trụ.

    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này