1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 7)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Mình xin đăng tiếp phần đánh giá khả năng ứng dụng của lý thuyết.

    5.2. Câu đố hố đen vũ trụ và ánh sáng
    Chúng ta quay lại với cấu trúc của vũ trụ. Nếu vật chất động và vật chất tĩnh là cặp đối lập cơ bản ở cấp độ vi mô thì tính nam và tính nữ của vũ trụ là cặp đối lập cơ bản ở cấp độ vĩ mô. Từ hai cặp đối lập cơ bản này đã sinh ra nhiều cặp đối lập lớn khác trong vũ trụ, dễ thấy nhất hiện nay là hố đen vũ trụ (black hole) và hành tinh (planet). Hố đen vũ trụ từ trước đến nay là một câu đố hóc búa đối với các nhà vật lý học. Nó được cho là một ngôi sao có lực hấp dẫn mạnh đến nỗi có khả tự hút chính mình, ngay cả ánh sáng cũng không thể kháng cự được lực hút của lỗ đen. Các lý thuyết gia đều cho rằng ánh sáng đã bị hút vào đấy và không thể thoát ra ngoài được. Nhưng sự thực ẩn trong cái mà con người quan sát được có thể không giống như cái vẻ bề ngoài của nó. Lý thuyết gia Stephen Hawking cũng đã lên tiếng tuyên bố rằng giả thuyết về việc ánh sáng bị hút vào hố đen mà không thể thoát ra ngoài được là có khiếm khuyết. Đặt giả thuyết theo triết lý âm dương sẽ làm cho bức tranh về hố đen vũ trụ không còn khó hiểu nữa. Các hành tinh ở trạng thái tương tự như khối cầu vật chất tĩnh trước vụ nổ Big Bang nhưng vẫn có sự di chuyển đối lưu của vật chất động, còn các hố đen giống như khối cầu sau vụ nổ Big Bang. Nếu cắt đôi Trái Đất ra và chụp ảnh rồi nhìn tấm phim âm bản, bạn sẽ thấy nó giống với hình ảnh hố đen vũ trụ.

    Vòng ánh sáng bao bọc xung quanh hố đen là sáng nhất trong vũ trụ. Ánh sáng có lẽ không phải bị hút vào hố đen mà chính xác hơn là được sinh ra từ chính hố đen vũ trụ. Các nhà vật lý từ trước đến nay khá đau đầu với câu đố về những đặc tính của ánh sáng. Tại sao ánh sáng là sóng ngang chứ không phải sóng dọc? Tại sao ánh sáng lại lưỡng tính sóng hạt? Nếu ánh sáng là sóng thì ánh sáng lan truyền trong môi trường gì? Mọi câu hỏi trên đều dễ dàng được giải đáp thông qua nguyên lý âm dương. Sóng dọc là sóng xuất hiện khi bạn thả hòn đá xuống nước và sóng nước lan truyền từ tâm điểm ra xung quanh theo hình các vòng tròn đồng tâm. Sóng ngang là sóng xuất hiện khi bạn khuấy đều một lọ mứt. Âm thanh sinh ra cùng với vụ nổ Big Bang, khi vật chất động công phá cấu trúc vật chất tĩnh để thoát ra ngoài, nên là sóng dọc. Ánh sáng sinh ra ngay sau âm thanh, khi vật chất tĩnh cố gắng duy trì cấu trúc của mình trước sự công phá của vật chất động, nên là sóng ngang. Nếu ví sự sinh ra âm thanh như tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ thì sự sinh ra của ánh sáng là khi đứa trẻ dừng khóc và mở mắt ra nhìn thế giới lần đầu tiên. Ánh sáng cũng như tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ đều được cấu tạo bởi vật chất động và vật chất tĩnh. Vật chất động làm ánh sáng mang tính hạt, còn vật chất tĩnh làm ánh sáng mang tính sóng. Ánh sáng được tạo ra là do sự di chuyển của vật chất động trong kết cấu vật chất tĩnh. Trước đây, ánh sáng được cho là lan truyền trong một môi trường giả định được gọi là ether, nhưng sau thí nghiệm của Michelson-Morley thì ether đã bị bác bỏ. Do Trái Đất tự quay xung quanh chính nó và quay xung quanh Mặt Trời nên lẽ ra thì vận tốc ánh sáng theo chiều quay của Trái Đất phải nhỏ hơn vận tốc ánh sáng ngược chiều quay của Trái Đất nhưng thí nghiệm của Michelson-Morley lại cho kết quả âm, tức là vận tốc ánh sáng xuôi chiều và ngược chiều Trái Đất là bằng nhau. Ether bị bác bỏ. Dùng giả thuyết của chúng ta về vật chất động và vật chất tĩnh thì ether chính là kết cấu khung của vật chất tĩnh. Do môi trường ở bề mặt Trái Đất chứa nhiều vật chất tĩnh hơn, tức là đặc hơn cho nên vật chất động sẽ di chuyển giống nhau ở mọi điểm trên Trái Đất. Môi trường trên bề mặt Trái Đất khác với môi trường ngoài không gian nên đã khiến thí nghiệm của Michelson-Morley ra kết quả âm.

    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này