1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 8)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Mình xin tiếp tục phần đánh giá khả năng ứng dụng của lý thuyết Ma trận vũ trụ của mình.

    5. Đánh giá khả năng ứng dụng của lý thuyết (tiếp)
    5.3. Sự chuyển động của vật thể, không gian và thời gian

    Theo giả thuyết của chúng ta, vật chất động là nguyên nhân duy nhất của mọi chuyển động trên toàn vũ trụ, vì vậy mọi thứ đều chuyển động tuân theo nguyên tắc di chuyển của vật chất động, đó là theo hình xoáy trôn ốc. Chuyển động kiểu xoáy trôn ốc là chuyển động theo các vòng chu kỳ lặp đi lặp lại, nhưng vòng chu kỳ sau luôn là một sự phát triển cao hơn vòng chu kỳ trước. Khoa học của loài người từ trước tới nay luôn coi chuyển động thẳng là cơ sở, chuyển động cong chỉ là trường hợp đặc biệt của chuyển động thẳng. Một đường tròn chỉ là tập hợp của vô số các đường thẳng. Nhưng có vẻ như triết lý âm dương lại cho chúng ta một câu trả lời ngược lại đó là chỉ tồn tại chuyển động cong, chuyển động thẳng chỉ là trường hợp đặc biệt của chuyển động cong. Một đường thẳng chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ của một đường tròn lớn. Sự thật này cũng giống như việc trước đây con người luôn cho rẳng mặt đất là bằng phẳng, nhưng sau này họ mới biết là hóa ra Trái Đất là tròn. Vậy việc lấy chuyển động cong là cơ sở thì có ý nghĩa gì?

    Chúng ta hãy xét chuyển động của một vật thể đi từ điểm A đến điểm B. Con đường ngắn nhất để đi từ A đến B đó chính là đoạn thẳng giữa hai điểm A và B. Tất nhiên, nếu có con đường vừa ngắn vừa dễ đi thì chẳng ai ngu gì mà đi đường vòng cả, và khoa học luôn lấy cơ sở những con đường thẳng như vậy mà xây dựng thế giới, cũng từ đó mà lối tư duy phân tích tuyến tính được coi trọng. Nhưng cuộc đời của con người chúng ta thực tế có thể luôn thẳng tăm tắp như thế được không? Bạn và tôi đều biết những biến cố luôn xảy ra làm mọi chuyện không đi theo ý chúng ta mong muốn. Bạn bắt đầu chuyến hành trình từ điểm A, nhưng nếu luôn có thứ gì đó làm chệch đường đi của bạn thì liệu rằng bạn có tới điểm B được không? Nếu đoạn AB là đủ ngắn thì bạn tất nhiên là có thể tới được điểm B. Nhưng nếu đoạn AB là rất dài thì sao? Nhiều lúc trong cuộc sống, bạn sau rất nhiều nỗ lực dường như lại cảm thấy mình đang quay trở lại điểm khởi đầu. Hẳn bạn sẽ thấy nản lòng trong những lúc như thế và thực sự muốn biết mình sai ở chỗ nào. Nguyên nhân của hiện tượng đó chính là do tính chất chu kỳ của chuyển động. Lối tư duy phân tích tuyến tính với những logic không bao giờ đổi thay khiến bạn luôn đi thẳng một đường. Hãy hình dung nếu bề mặt Trái Đất là bằng phẳng, không có chướng ngại vật nào và bạn luôn đi thẳng về phía trước thì rồi cuối cùng bạn sẽ quay lại đúng điểm ban đầu mà thôi. Triết lý âm dương cũng khẳng định chân lý rằng không có gì tuyệt đối đúng. Trong đúng có sai, trong sai có đúng. Mỗi một chân lý đều chỉ đúng trong một khoảng thời gian rồi sau đó sẽ sai trong khoảng thời gian kế tiếp. Logic chỉ phù hợp cho những mục tiêu ngắn hạn, còn những mục tiêu dài hạn thì không thể áp dụng. Những kiến thức và kinh nghiệm của bạn luôn cần phải xem xét lại xem chúng có còn đúng ở hiện tại không.

    Tiếp theo bạn và tôi sẽ cùng xem xét chuyển động của không gian. Bạn hẳn chỉ nghe nói đến chuyển động của vật thể chứ chưa từng nghe nói tới khái niệm về sự chuyển động của không gian đúng không? Chúng ta luôn cho rằng không gian là trống rỗng và chỉ đóng vai trò là môi trường cho sự chuyển động của vật thể. Ngành vận tải của loài người hiện nay được xây dựng trên cơ sở sự chuyển động của vật chất, còn sự chuyển động của không gian thì chưa khai thác được. Nếu lấy sự chuyển động của vật chất làm cơ sở thì một vật thể muốn di chuyển từ điểm A tới điểm B trong không gian, nó cần phải thực hiện một quãng đường với điểm khởi đầu là A và điểm kết thúc là B. Chuyến hành trình đi từ A tới B tiêu tốn một khoảng thời gian là t. Còn nếu lấy không gian là cơ sở cho sự di chuyển thì bức tranh sẽ như thế nào? Triết lý âm dương khẳng định tính tương đối của mọi thứ và cho chúng ta thấy là không gian và vật chất chính là một cặp đối lập. Nếu ta coi không gian là vật chất loãng thì cũng có thể coi vật chất là không gian đặc. Ở những phần trước, chúng ta đã đi đến kết luận toàn vũ trụ là Ma trận khổng lồ với vật chất tĩnh mang giá trị 0 và vật chất động mang giá trị 1. Chúng ta cũng kết luận rằng bộ máy vũ trụ chính là môi trường ether cho sự chuyển động của mọi thứ, kể cả ánh sáng. Vậy không gian chính là ether và từ bây giờ chúng ta sẽ thống nhất hai khái niệm không gian và ether. Bên trong môi trường ether có những vùng loãng và những vùng đặc. Sự dịch chuyển của một vật từ vị trí A đên vị trí B trong không gian tương ứng với sự kiện vùng đặc ở vị trí A chuyển thành loãng, còn vùng loãng ở vị trí B chuyển thành đặc. Mọi thông tin của vùng ether ở vị trí A trở nên giống với môi trường xung quanh và mọi thông tin của vùng ether ở vị trí B trở nên giống với vùng ether lúc trước ở vị trí A. Vì vũ trụ là Ma trận nên thời gian để sự kiện này diễn ra có thể rất nhanh, nhanh như tốc độ của ý nghĩ vậy. Bộ não con người giống chiếc máy tính siêu cấp và những dịch chuyển trong ý nghĩ cũng phải do vật chất động tạo nên. Bạn có thể đang nghĩ tới thành phố Hà Nội và chỉ trong tích tắc sau đó chuyển ý nghĩ sang thành phố New York. Do vậy, khả năng dịch chuyển tức thời trong thế giới vật chất là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Một khái niệm nữa cần đề cập tới là sự chuyển động của thời gian. Khác với vật chất và không gian, thời gian dường như chỉ là một hiện tượng thuộc tâm sinh lý của con người. Nếu không có đồng hồ và sống trong một không gian tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, bạn sẽ không có khái niệm về thời gian nữa. Bên cạnh đó, thời gian cũng di chuyển với vận tốc không đều trong tâm trí chúng ta. Khi bạn đang vui vẻ bên bạn bè hoặc người yêu thì bạn cảm thấy thời gian sao trôi qua rất nhanh, nhưng khi bạn đang phải làm một công việc gì đó rất chán thì bạn cảm thấy thời gian trôi chậm hơn, thậm chí có những khoảnh khắc thời gian như ngừng trôi. Thực tế thì khoa học ngày nay đã công nhận thời gian không chỉ thay đổi vận tốc trong tâm lý mà còn thay đổi trong cả thế giới vật chất nữa. Thời gian ở khu vực chân kim tự tháp sẽ trôi chậm hơn thời gian ở xa kim tự tháp. Chúng ta nhận thấy thời gian của Trái Đất và vũ trụ cũng không đều hoàn toàn mà cũng có những biến động, ví dụ như có những ngày mà ban ngày dài hơn ban đêm hay ban đêm dài hơn ban ngày. Chỉ riêng cái đồng hồ, công cụ con người dùng để đo lường thời gian thì luôn chạy đều đều. Đối với nó, thời gian chỉ ngừng trôi khi nào nó hết pin. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nếu lấy những điểm mốc khác nhau thì thời gian sẽ khác nhau với từng điểm mốc và thời gian cũng luôn biến động chứ không trôi đi đều đều. Sự chuyển động của thời gian là do vật chất động tạo ra nên nó cũng đi theo hình xoáy trôn ốc. Đối với từng điểm mốc cụ thể, thời gian chính là các vòng chu kỳ nối tiếp nhau. Mỗi vòng chu kỳ tương ứng với một điểm sự kiện (event point). Một điểm sự kiện lớn bằng nhiều điểm sự kiện nhỏ hợp lại. Trên cái đồng hồ thì một phút tương ứng với 60 điểm sự kiện nhỏ. Chỉ cần còn pin là các điểm sự kiện nhỏ này sẽ được hoàn thành một cách đều đều và chỉ sau một phút là một điểm sự kiện lớn sẽ được hoàn thành. Nếu thời gian chuyển động theo hình xoáy trôn ốc như vậy thì có khả năng loài người đã từng trải qua tất cả các thời kỳ lịch sử như công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, kinh tế tư bản và cuối cùng là một thời đại hoàng kim khi mà tư duy và khoa học của con người phát triển cực thịnh mà truyền thuyết gọi là thời đại Atlantis. Sau đó thì sự suy thoái diễn ra, Ma trận trên Trái Đất tái lập, loài người lại bắt đầu lại tất cả những thời kỳ này một lần nữa. Người Ai Cập cổ đại có lẽ đã được thừa hưởng những kiến thức tân tiến của người Atlantis nên mới xây dựng được nên kim tự tháp, một trong bẩy kỳ quan thế giới. Bạn hãy tìm đọc cuốn “Ma trận sự sống trên Trái Đất” của Ernst Muldashev. Cuốn sách này tuy không giải thích Ma trận được hình thành như thế nào nhưng đã khẳng định những dấu hiệu của Ma trận cũng như chuyển động có tính chu kỳ của thời gian. Nostradamus, một nhà tiên tri được người ta biết đến như người đã tiên đoán được vận mệnh của toàn bộ nhân loại cũng khẳng định rằng thực ra mọi sự kiện chính trong lịch sử loài người chỉ là sự lặp lại mà thôi.

    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này