1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Chào các bạn, mình là thành viên mới. Xin phép được chia sẻ với các bạn một lý thuyết khoa học mà mình mới xây dựng liên quan đến tiềm năng con người và những điều khoa học chưa có lời giải đáp. Mình rất vui nếu các bạn dành thời gian đọc và góp ý cho mình. Mình sẽ chia nội dung bản báo cáo khoa học của mình thành từng phần nhỏ và đăng dần lên.

    1. Lời mở đầu
    Một lý thuyết cho tất cả mọi thứ luôn là mơ ước của con người trong quá trình nền khoa học tiến hóa. Vì lý do đó nên cho dù không biết mọi nỗ lực khám phá thế giới và vũ trụ có dẫn đến một kết thúc không thì con người vẫn không ngừng quan sát và đặt giả thuyết. Đầu tiên là từ những quan sát bằng mắt thường một cách tình cờ hoặc cố ý, con người nhận thấy những hiện tượng, con người đưa ra giả thuyết rồi làm thí nghiệm nhiều lần để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết đó. Cứ mỗi lý thuyết được chứng minh là đúng, những phát minh mới ứng dụng lý thuyết đó lại được khai sinh. Công nghệ phát triển hỗ trợ nhiều hơn cho sự quan sát của con người. Tuy nhiên, vũ trụ thì quá rộng lớn và các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ thì quá đa dạng và phức tạp cho nên dù các thiết bị hỗ trợ quan sát của con người có tốt đến mấy thì con người cũng khó mà có được cái nhìn toàn cảnh về vũ trụ một cách chính xác được. Ngày nay vẫn còn quá nhiều hiện tượng mà khoa học chưa thể lý giải. Bởi vậy, nếu chỉ đặt giả thuyết trên cơ sở những quan sát có giới hạn thì việc có được một lý thuyết giải thích được mọi sự vật hiện tượng của tự nhiên sẽ vẫn là điều xa vời.
    Các nhà khoa học không những bó tay đối với các hiện tượng tự nhiên kỳ lạ mà còn đầu hàng trước những hiện tượng tự nhiên phổ biến như việc tại sao băng lại trơn đến mức có thể trượt được. Đó là câu hỏi đã được đặt ra từ cách đây hơn một thế kỷ rồi mà cho tới giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Rồi còn những hiện tượng tự nhiên mâu thuẫn mà lại cùng tồn tại khiến các lý thuyết gia bối rối dài dài như sự lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Cũng hỗn độn và phức tạp như thế giới vũ trụ vĩ mô, thế giới lượng tử vi mô cũng là một thế giới đầy biến động và không thể quan sát được. Mọi lý thuyết được đặt ra suy cho cùng cũng chỉ là hư cấu, những sản phẩm của trí tưởng tượng. Các lý thuyết chỉ tạo một cơ sở cho thực nghiệm, tạo một công thức cho hành động của con người để đối phó với những nguy cơ đến từ thiên nhiên mà thôi. Và có vẻ hiện nay những nguy cơ đó đang phát triển nhanh hơn sự tiến hóa của khoa học. Động đất, sóng thần xảy ra cướp đi sinh mạng của vô số người mà không có cách chi phòng tránh, vi rút Ebola đang hoành hành thách thức sức mạnh của y học, những chủng vi rút cũ như dịch hạch cũng đã mạnh lên và quay trở lại. Cùng với những thảm họa tự nhiên ở thế giới vật chất, những thảm họa liên quan đến tâm lý con người cũng đang phát triển. Khoa học thực nghiệm luôn có sự tiến hóa nhưng tâm lý con người thì chẳng có gì thay đổi cả. Chiến tranh từ mấy ngàn năm nay vẫn diễn ra đều đều, dường như không thể có hòa bình vĩnh viễn giữa người với người. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân sâu xa của tất cả những thảm họa đó thì mới đối phó được với nó. Nếu con người xác định sai nguyên nhân của chúng thì sẽ chỉ làm mọi việc tệ hơn. Việc tìm ra một học thuyết mà giúp giải thích được tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, kể cả tâm sinh lý con người lúc này đây càng cấp bách hơn bao giờ hết.
    “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất”. Câu nói của Archimesdes gợi ý cho chúng ta rằng để đặt ra được một lý thuyết giải thích được tất cả mọi thứ không khó. Hãy tìm một cái gì đó làm điểm tựa vững chắc cho việc đặt giả thuyết, một cái gì đó đơn giản, dễ thấy bằng mắt thường và đúng cả đối với cấp độ vi mô cũng như vĩ mô. Chúng ta sẽ không dựa vào những cái đã quan sát được để đặt giả thuyết nữa vì những cái đó đều chỉ là một phần của sự thật. Cho dù quan sát được nhiều hiện tượng tới đâu thì các lý thuyết của chúng ta vẫn chỉ giống như cách năm ông thầy bói mù xem voi, không thể hình dung toàn diện và chính xác được. Cái chúng ta lấy làm cơ sở để đặt giả thuyết phải là điểm chung giữa tất cả mọi sự vật hiện tượng. Điểm chung này chắc chắn phải là cái gốc rễ đã khai sinh ra vạn vật. Phương Đông có thuyết âm dương miêu tả cách thức vũ trụ hình thành và các cặp đối lập chính là điểm chung của mọi thứ. Nay ta hãy thử kết hợp lý thuyết cổ đại phương Đông với khoa học thực nghiệm phương Tây xem việc đặt giả thuyết có tốt hơn không. Với lý do trên, tôi xin đề xuất đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ”. Việc không lấy các lý thuyết vật lý đã tồn tại để làm cơ sở cho việc đặt giả thuyết giống như ta tạm bỏ qua một cách giải đang còn dang dở, chưa ra kết quả của một bài toán mà đi giải lại theo một cách khác mà ta hy vọng sẽ đem lại kết quả.

    2. Tổng quan
    2.1. Số Omega và hiện thực ngẫu nhiên của Chaitin

    Tất cả mọi ngành khoa học đều cố gắng miêu tả hiện thực cuộc sống như là cái gì đó không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, ngoại trừ ngành toán học thì các lĩnh vực khoa học khác đều bị coi là hỗn độn. Toán là một khoa học cơ bản và được cho là chặt chẽ, không bất định như những lĩnh vực khác. Tất cả các ngành khác đều có thể sử dụng những thành quả của toán học làm nền tảng. Toán học đã bảo vệ cho tính hài hòa của vũ trụ trong một thời gian dài và giữ gìn niềm tin cho giới khoa học rằng vũ trụ là hài hòa bởi nếu vũ trụ không hài hòa thì làm gì còn khoa học. Nhưng tin buồn là những khám phá mới trong một ngành khoa học vốn tưởng rất chặt chẽ như toán học lại đang phản bác đi niềm tin này. Năm 1931, Kurt Godel, nhà toán học người Áo, đã đưa ra Định Lý Bất Toàn nói rằng có những định lý toán học là đúng nhưng không thể chứng minh được. Sự Cố Dừng của Alan Turing, nhà toán học Anh, xuất hiện năm 1936 lại tiếp tục chỉ ra những lỗ hổng trong toán học. Gregory Chaitin, một nhà toán học Mỹ, sau đó vài thập kỷ đã tiến hành nghiên cứu tiếp Sự Cố Dừng và khám phá ra số Omega. Số Omega cũng giống như số Pi, đều là những số thập phân vô hạn không tuần hoàn (số vô tỷ). Điểm khác nhau là số Pi là một số thực có thể tính được bởi có một chương trình máy tính cho phép xác định mọi chữ số của nó tới vô hạn, nhưng số Omega thì là một số thực không thể tính được. Số Omega tính trong hệ nhị phân sẽ gồm một dãy vô hạn các chữ số 0 và 1 xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tức là chữ số đứng sau chẳng liên hệ gì tới chữ số đứng trước cả, hoặc có thể là cái logic cho sự liên hệ đấy đã thay đổi, một sự bẻ cong logic. Số Omega tồn tại có nghĩa là 1+1 không chỉ bằng 2 mà có thể bằng 1 hoặc bằng 3, chỉ có điều là con người không thừa nhận hai kết quả 1 và 3 như một logic mà thôi. Thế giới xung quanh ta có lẽ không tồn tại theo một logic chặt chẽ, cố định mà luôn có sự biến đổi một cách hỗn độn, ngẫu nhiên. Phát hiện này của Chaitin đang làm sụp đổ niềm tin về một lý thuyết cho tất cả mọi thứ.

    2.2. Sự khác biệt của vật lý học cổ điển và vật lý học hiện đại
    Vật lý học là một trong những ngành khoa học quan trọng của nhân loại mà thành tựu của nó ảnh hưởng đến hầu hết các ngành khoa học khác. Vật lý cũng lấy toán học làm ngôn ngữ, do vậy có thể rất nhiều những định luật và công thức được sử dụng trong vật lý học cũng chỉ đúng một cách tương đối. Quan điểm của vật lý hiện đại đã khác xa với quan điểm vật lý cổ điển. Điểm khác biệt quan trọng nhất đó chính là vật lý học hiện đại đã thiết lập những định luật mang tính xác xuất thống kê trực tiếp chi phối một tập hợp mà không phải là từng phần tử riêng biệt như vật lý cổ điển nữa. Phương pháp thống kê được sử dụng trong vật lý lượng tử hiện đại xuất phát từ thực tế là chúng ta có những giới hạn trong việc quan sát các hiện tượng trong thế giới lượng tử vi mô nên sẽ có rất ít thông tin để mô tả được hoạt động của từng hạt lượng tử riêng lẻ. Cả thế giới lượng tử vi mô và thế giới vũ trụ vĩ mô đều rất biến động, không thể quan sát mà cũng chẳng thể dùng logic để giải thích một cách chính xác. Với sự bất định của logic toán học thì xem ra tất cả các hiện tượng vật lý mà con người đã quan sát được từ trước tới nay, những sự kiện được dùng làm bằng chứng cho các lý thuyết, sẽ không luôn mãi ở một trạng thái mà có sự thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này có lẽ diễn ra rất chậm, chậm đến nỗi mà chúng ta không để ý tới, nhưng vẫn đang diễn ra. Một kết luận có thể được đưa ra lúc này đó là vũ trụ này luôn tự đổi mới chính nó. Con người chúng ta dường như đang khám phá một vùng đất mà nó cứ liên tục tự thay đổi trạng thái nên mới có cảm tưởng những điều đã biết là một giọt nước còn những điều chưa biết là một đại dương mênh mông. Nếu điều đấy là sự thật thì vấn đề của các nhà khoa học không phải là cố gắng tìm ra một lý thuyết miêu tả được toàn bộ vũ trụ một cách chi tiết mà là phải đi tìm những điều mà ta biết chắc rằng sẽ không bao giờ thay đổi theo thời gian. Ít nhất thì đấy là điều đầu tiên phải làm bây giờ.

    2.3. Kiến thức gốc rễ
    Nếu bài toán chúng ta cần giải đã thay đổi thì chúng ta sẽ tạm thời bỏ qua tất cả những lý thuyết vật lý đã và đang tồn tại. Do cái chúng ta đang tìm kiếm là những điều không bao giờ thay đổi nên những thiết bị công nghệ tối tân để hỗ trợ quan sát là chưa cần thiết. Đó là bởi nếu các định luật đó không bao giờ thay đổi thì cho dù là thế giới vi mô hay vĩ mô thì cũng giống nhau cả mà thôi. Bạn phải dễ dàng quan sát thấy những điều bất biến đó bằng mắt thường ở bất cứ thứ gì tồn tại trong cuộc sống. Chúng không những phải đúng với thế giới bên ngoài mà còn phải đúng với thế giới tinh thần của bạn nữa. Những điều bất biến đó không cần thí nghiệm để chứng minh và bất cứ người nào, không cần phải là nhà khoa học, không cần phải là người có học thức, đều có thể khẳng định được sự tồn tại của chúng.
    Đặc điểm của một quy luật bất biến sẽ phải như thế nào? Hãy lấy cái com-pa và vẽ một vòng tròn lên giấy trắng. Đầu bút chì sẽ luôn di chuyển, luôn thay đổi vị trí, còn đầu kim sẽ cố định mãi ở một vị trí, không di chuyển đi đâu cả. Vậy một định luật bất biến phải là một định luật mang tính cốt lõi, gốc rễ, nằm ở trung tâm mà tất cả các định luật khác đều chỉ là biến tấu của nó. Như vậy, kiến thức khoa học sẽ phải chia làm hai loại bao gồm kiến thức gốc rễ, tức là những định luật được xây dựng trên cơ sở quy luật bất biến, và kiến thức “ăn liền” hay kiến thức thực nghiệm, tức là những kiến thức mang tính kinh nghiệm. Kiến thức gốc rễ nói về nguyên lý chung nhất làm nền tảng cho mọi lý thuyết, ít cái để nhớ, dễ hiểu nhưng không dùng ngay được mà phải “chế biến” nó thành kiến thức thực nghiệm mới có thể dùng được, nghĩa là đối với kiến thức gốc rễ, bạn không thể liệt kê các bước cụ thể để thực hiện một công việc được. Kiến thức thực nghiệm thì mang tính thực hành cao, áp dụng được vào cuộc sống ngay lập tức nhưng đối với từng trường hợp cụ thể phải kiểm tra lại xem nó có đúng không. Kiến thức gốc rễ có thể được dùng làm lăng kính để kiểm định kiến thức thực nghiệm. Ta có thể ví kiến thức gốc rễ là cái cây, còn kiến thức thực nghiệm giống như trái trên cây.

    2.4. Triết lý âm dương và vật lý học
    Quy luật bất biến là cái trung tâm, cái cốt lõi, vì vậy nó phải là cái gì đó hết sức đơn giản và mang tính chung nhất. Có một sai lầm trong logic khoa học đó là luôn coi sự xuất hiện của một sự kiện nào đó là do chỉ một nguyên nhân. Vì lý do này mà đối với rất nhiều vấn đề, các nhà khoa học thường chia làm hai phe với hai quan điểm trái chiều, làm thí nghiệm và tranh cãi cho đến khi một phe thắng thì thôi. Chỉ có một trong hai quan điểm được chứng minh là đúng, quan điểm còn lại sẽ bị bác bỏ. Nhưng lịch sử đã cho thấy mọi quan điểm được chứng minh là đúng kia đều chỉ đứng vững được một khoảng thời gian để rồi quan điểm trái chiều kia lại ngoi lên. Chưa kể là vẫn còn nhiều hiện tượng trong tự nhiên được giải thích theo hai quan điểm trái ngược nhau mà đến nay khoa học vẫn chưa thống nhất được, chẳng hạn như hiện tượng lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Các lý thuyết gia quên mất một điều rất tự nhiên và hợp lý đó là phải có đủ cả cha lẫn mẹ thì mới có con. Mọi thứ trong cuộc sống đều tồn tại hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập này là hai phần có mối quan hệ không thể tách rời của các sự vật hiện tượng đó. Đôi khi bạn dễ dàng quan sát được cả hai mặt đối lập, đôi khi lại chỉ có khả năng quan sát được có một mặt mà thôi. Các lý thuyết cổ điển không hướng đến thống nhất hai mặt đối lập của các sự vật hiện tượng nhưng các lý thuyết hiện đại thì đã bắt đầu thực hiện điều đó. Nhà vật lý Albert Einstein nói vật chất và năng lượng là hai mặt của cùng một thứ, lý thuyết gia về vũ trụ Stephen Hawking cho rằng không gian là năng lượng âm. Như vậy, vật lý học hiện đã và đang có xu thế hướng tới những định luật thống nhất được những quan điểm trái chiều chứ không bênh vực một bên và phản bác bên còn lại nữa. Bức tranh về vũ trụ từ phức tạp đang dần được miêu tả đơn giản hơn.
    Quan điểm về việc mọi thứ trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt đối lập không phải chính là triết lý âm dương của phương Đông hay sao? Triết lý âm dương giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ dựa trên hai yếu tố âm và dương. Âm và dương là hai yếu tố có tính chất đối lập nhau và có mối quan hệ tương sinh tương khắc với nhau. Trong một cặp đối lập, âm là cái nền tảng, cái hỗ trợ, còn dương là cái hướng tới. Với từng cặp đối lập cụ thể, việc xác định đâu là âm đâu là dương còn tùy vào việc bạn đang hướng tới điều gì. Bạn có thể dễ dàng thấy các cặp đối lập tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, kể cả trong những thứ trừu tượng như tâm trí con người. Theo nguyên lý âm dương, trong âm luôn có dương và trong dương luôn có âm, xét cặp đối lập đúng/sai thì nghĩa là trong đúng có sai, trong sai cũng có đúng. Bản thân nguyên lý âm dương đã khẳng định tính tương đối chứ không khẳng định tính tuyệt đối nên việc chứng minh hay bác bỏ nó là không cần thiết. Chúng ta tìm thấy một điểm chung với triết lý âm dương của vật lý học hiện đại trong việc giải thích vũ trụ là thừa nhận sự tồn tại của phản vật chất, là cái đối lập lại với vật chất. Nhưng các lý thuyết vật lý học hiện nay không giải thích được bản chất và sự tác động qua lại giữa vật chất và phản vật chất. Vấn đề của các lý thuyết vật lý học không phải là bản thân các lý thuyết mà là cái mà các lý thuyết gia bám vào để tưởng tượng, đặt giả thuyết. Họ đã bám vào các lý thuyết đã có sẵn, các hiện tượng đã từng được quan sát để đặt giả thuyết. Thế giới quan của họ là một thế giới quan tĩnh, nơi mà các hiện tượng sẽ mãi không thay đổi bản chất, bởi họ tin vào sự chặt chẽ của logic toán học. Điều này gây nhiễu cho trí tưởng tượng của các lý thuyết gia và khiến họ gặp khó khăn trong việc hình dung ra bức tranh thực sự của hoạt động tự nhiên và vũ trụ. Một cơ sở cố định, vững chắc cho việc đề ra giả thuyết sẽ giúp chúng ta dễ dàng giải thích được tất cả mọi hiện tượng mà ngày nay khoa học chưa có lời giải đáp, hỗ trợ cho khoa học phát triển, thậm chí tiên đoán trước được sự thay đổi của vũ trụ. Nay ta hãy bỏ qua hết các lý thuyết đã tồn tại, quay trỏ lại vạch xuất phát và ứng dụng một nguyên lý của sự tương đối như nguyên lý âm dương làm cơ sở cho hoạt động tưởng tượng. Việc này giúp trí tưởng tượng của chúng ta không bị gò bó và giúp ta có một điểm tựa vững chắc cho việc đặt giả thuyết.

    2.5. Chiếc bánh xe luân hồi
    Logic toán học vừa mang tính quy luật lại cũng vừa mang tính ngẫu nhiên. Điều này nghĩa là vũ trụ này phải là sự kết hợp của một quy luật bất biến mà sau đây ta sẽ gọi là cái bất biến và một sự hỗn độn không quy luật mà sau đây ta sẽ gọi là cái biến động. Cái bất biến là quy luật tự nhiên cốt lõi chi phối toàn bộ hoạt động của vũ trụ, đảm bảo tính hài hòa cho vũ trụ. Cái biến động là không quy luật tự nhiên, là thái cực đối trọng lại với cái bất biến, có vai trò phá vỡ tính hài hòa để tạo nên tính đa dạng của vũ trụ. Vì nguyên lý âm dương là một nguyên lý đúng, đơn giản và mang tính biến hóa, nên ta có thể xem nguyên lý âm dương chính là quy luật bất biến. Biểu tượng của nguyên lý âm dương là một hình tròn được gọi là chiếc bánh xe luân hồi hay bánh xe càn khôn. Đó là hình ảnh hai con cá bơi quấn quýt bên nhau. Hai con cá này có tính chất khác hẳn nhau, như nước với lửa, biểu hiện cho hai thứ gì đó không thể hòa hợp được, nhưng trong mắt con cá này luôn có hình bóng của con cá kia, thể hiện một tình yêu mãnh liệt của hai thái cực. Hai con cá quấn chặt lấy nhau, thả lỏng mình xoay theo dòng xô đẩy của cái biến động vô hạn, từ đó làm vạn vật hài hòa, sinh sôi nảy nở. Tình yêu của hai con cá yếu đuối đó với sức mạnh lấy nhu khắc cương đã biến điều không thể thành có thể, biến điều vô lý trở thành hiện thực. Chiếc bánh xe luân hồi này có thể lấy làm biểu tượng cho sự phồn thực, cho tình yêu bất diệt cũng như sự hài hòa vĩnh cửu của vũ trụ. Sự hài hòa này nhờ chính sự biến động hỗn độn mà ngày một phát triển, ngày một lan tỏa rộng hơn. Có lẽ đây chính là nguyên lý khiến vũ trụ và sự sống hình thành. Bây giờ chúng ta sẽ quay lại thời điểm trước khi vũ trụ hình thành và dựa vào nguyên lý âm dương cùng trí tưởng tượng để xem điều gì đã xảy ra.
    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này