1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ứng Hoà Huyện ....(bản đồ Huyện trang 3 )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 19/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. I_love_internet

    I_love_internet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu không thấy jachinh đâu nhể? Không biết đã về VN chưa mà chả thấy í ới gì
  2. muoi_ba

    muoi_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Nhân Ứng Hòa đâu nhỉ
    Có ai biết lối đi vào cây đa 30 không nhỉ?
  3. Sinh_ngay_14_thang_3

    Sinh_ngay_14_thang_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    Hoà Xá-Ứng Hoà-Hà Tây ! Họ to thứ 2 của xã
    Kí và đóng dấu ! Xoẹt ....xoẹt.....
  4. hoa_binh

    hoa_binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    hong quang _ung hoa da co mat
  5. raulgonzalet

    raulgonzalet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Xin Chân trọng kính mới Các Bác Huyện Ứng Hoà Tới dự lễ thành hồn Online của 2 chúng tôi Raul & Cụ_non vào hồi 15h - 17h Thứ 4 Ngày 30/07/Đinh Hợi Tức ngày 15/08/2007. Sự Hiện Diện Của Các Bác Huyện Ứng Hoà là niền Hạnh Phúc Của 2 Chúng Tôi!!
    Đại diện họ nhà Trai _Anh_yêu ---- Đại diện họ nhà Gái MoonĐK
  6. muoi_ba

    muoi_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Up,
    Ở Hòa Xá có biết nhà cô giáo Lệ, dạy Sử không?
  7. ruaxinh086

    ruaxinh086 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    1.476
    Đã được thích:
    1
    ôi, vui quá khi hôm nay mở ra thấy " ứng hoà huyện"
    lalalalala Rùa ứng Hoà nè....
    hello body
  8. muoi_ba

    muoi_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Rùa ở hồ nào vậy, hồ Vân Đình, hay hồ Hòa Xá
  9. muoi_ba

    muoi_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Up,
    Độc đáo làng nghề Phủ Ứng Thiên
    Hà Tây là đất trăm nghề. Những địa danh như: Lụa Vạn Phúc, sơn mài Thường Tín, khảm trai Phú Xuyên, giò chả Tân Ước, áo dài Trạch Xá, nón lá làng Chuông... đã là một phần của lịch sử Hà Tây địa linh nhân kiệt.
    Từ xa xưa đến ngày nay, tên tuổi các làng nghề và sản phẩm của họ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vượt xa ra ngoài biên giới tới năm châu bốn biển. Tên nghề gắn liền với tên làng như máu thịt của cơ thể, mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Nó đi vào thơ ca như một lẽ tự nhiên, vẽ nên bức tranh quê lụa muôn sắc muôn màu. Một trong số đó là bài ca dao của phủ Ứng Thiên thuộc trấn Sơn Nam Thượng, tỉnh Hà Đông xưa. Mở đầu bài ca dao là câu:
    Bưng trống thì Ngã Tư Rùa
    Không phải ngẫu nhiên câu mở đầu lại nói ngay đến nghề làm ra cái trống. Hơn một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tiếng trống đã bao lần thúc giục quân dân ta xông pha nơi trận tiền đánh đuổi quân xâm lược. Tiếng trống khải hoàn khi dân tộc giành chủ quyền độc lập tự do. Trống đã đi vào đời sống trở thành một nhạc cụ không thể thiếu. Tiếng trống ?ongũ liên? đanh đặc dồn dập trong hộ đê; khoan thai thanh mảnh trong ?otrống canh ba?; dõng dạc ngân nga vang rền trong ?otiếng trống hồi? phút giao thừa đón năm mới; thôi thúc rộn rã trong múa lân, múa rồng...
    Trong hoàn cảnh nào đó, trống thể hiện thái độ ứng xử của con người thông qua cách đánh:
    Mõ cá trên cột đình há miệng nhận những cây dùi giận dữ
    Trống cái dưới xà đình lỳ mặt chịu bao cái nện phũ phàng.
    (Ngô Tất Tố)
    Làng nào cũng có trống. Họ nào cũng có trống. Lễ hội nào cũng có trống và còn có cả tiếng trống rời rạc, đùng đục rè rè, não nề níu kéo trong buổi tiễn đưa con người về chốn vĩnh hằng! Nhiều nơi làm nghề bưng trống, nhưng các khâu: Chọn, căng thuộc da thế nào, xẻ ghép tang, ép đai, đóng đinh tre ra làm sao để đạt được nhạc điệu trên thì chỉ có làng Rùa xưa kia mới có bí quyết ấy.
    Có nhiều nghề chế biến từ cây tre:
    Đan thúng kẻ Ngảy, đan lờ Thanh Giang
    Kẻ Lò đan những giần sàng
    Thúng, mẹt, giần, sàng... là những vật dụng thường ngày của người nông dân trong việc chế biến thóc gạo. Để đan được cái thúng đạt yêu cầu, hạt cám cũng không lọt đòi hỏi khắt khe từ khâu chọn tre, pha chế, vót nan đến khâu cạp nứt. Khó khăn nhất vẫn là khâu ?olát? với các khoảng cách 3 - 5 - 7 sao cho khi lên cạp, thúng tròn đều, mặt trong của thúng nhẵn phẳng không bị giắt tấm gạo... Thúng làng Ngảy là như vậy.
    Từ xa xưa cho mãi đến những năm sáu, bảy, tám mươi của thế kỷ XX, cứ vào mỗi buổi chiều tà khi hoàng hôn buông xuống, bên cạnh dọc theo con đường làng Lò (nay là thôn Đống Vũ, xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa) là các ?olồ? nửa nổi nửa chìm hun khói các sản phẩm: Mẹt, giần, sàng... hoạt động. Khói bay phơ phất, mùi khói ngai ngái lại thơm thơm, cay cay pha ngầy ngậy do đốt chất sinh khói là rơm rối, lá tre nhúng nước tỏa ra. Khói thấm đều trên các mặt của sản phẩm tạo nên một màu vàng xuộm riêng có. Đây là một trong những bí quyết làng nghề. Chỉ riêng cái ?omẹt Lò? đã nổi tiếng hàng trăm năm, không lẫn lộn với bất cứ loại mẹt nào khác. Xinh xắn, mềm mại, cạp nứt bằng những sợi guột nhỏ liền khít nhau không rõ điểm đầu, điểm kết thúc. Khi sảy thóc gạo, phần kẹ mạt như tự bay ra khỏi mẹt tạo nên sự uyển chuyển nhịp nhàng cho người dùng như đang múa vậy. Ngày trước và bây giờ vẫn thế, nhiều người làm chè ở xa xôi tận Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình vẫn lặn lội về tận làng Lò đặt hàng mua rổ cho công đoạn xát chè, tạo cánh chè ?omóc câu? săn đều đặn.
    Nghề đan lát chẳng kiếm được là bao, cũng chỉ giải quyết việc lúc nông nhàn nhưng những người dân làng Lò vẫn luôn trân trọng và giữ gìn nghề đan lát của tổ tiên, thực hiện đầy đủ quy trình làm ra một sản phẩm. Thời kinh tế thị trường nhưng họ không làm dối, làm ẩu. Họ tự hào về nghề họ đang làm. Họ truyền cái cảm hứng qua đôi tay tài hoa vào từng nan ngang, nan dọc. Làng Đống Vũ đã được tỉnh Hà Tây công nhận là làng nghề, cấp kinh phí làm con đường ô tô vào làng để đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới do ba, bốn Công ty TNHH thực hiện.
    Ngày xưa, người nông dân chân lấm tay bùn phải đi làm thuê, kiếm được hai bữa rau dưa đã là tốt lắm. Muốn có bữa cải thiện, nhà có cỗ hoặc con gái đã lấy chồng về thăm bố mẹ đẻ nhân tết mồng Năm, rằm tháng Bảy đã có:
    Bún bánh kẻ Bặt, dưa gang kẻ Đình
    Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện, nào là: Bún riêu cua, bún ốc, bún sườn, bún măng, bún mọc, bún vịt, bún bò, bún chó... bao nhiêu món ẩm thực dùng tới bún. Quen thuộc như vậy, nhưng ít ai biết được rằng để làm ra sợi bún, người thợ phải vất vả đến nhường nào khi các khâu trong quy trình sản xuất đều làm bằng thủ công. Nặng nề nhất có lẽ là khâu đánh bột. Bây giờ người ta có máy móc đỡ đần chứ như xưa kia, người làm bún phải đánh vật với bột bằng cối giã gạo. Cối bột nặng dăm bảy cân sau khi đã luộc, dẻo quẹo ôm dính chặt lấy chày. Hai người đứng phía đuôi cần nhún bẩy cần lên. Người ở miệng cối phải nhổm đu để vuốt bột cho bột rời khỏi chày. Cứ như vậy cần cối lên xuống hàng trăm lần, đến bao giờ bột nhuyễn mịn mới được chuyển công đoạn ?ovắt?. Với đôi bàn tay trên dưới chéo nhau, vắt bột qua khuôn trên miệng nồi nước sôi liên tục nỏ lửa. Sợi bún vớt ra trắng nõn nà, càng dài, càng nhỏ, càng ngon. Bún rối, bún cối, bún bánh... mỗi kiểu mỗi vẻ đáp ứng người tiêu dùng.
    Sau những giờ lao động mệt nhọc, ăn bát bún riêu cua thêm vài cánh húng với rau chuối thái mỏng, sợi bún giòn, dai, không chua nát, còn phảng phất mùi thơm của gạo thì còn gì tuyệt bằng. Sự mãn nguyện lan tỏa khắp cơ thể làm tan biến đi những lo toan thường nhật, vị chát mặn của mồ hôi trước đó. Bún Bặt là vậy!
    Trước kia, chỉ có làng Bặt Ngõ làm bún, nay là ba thôn Bặt: Bặt Ngõ, Bặt Trung, Bặt Chùa (thuộc xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa) đều có nhiều người làm bún, nhưng phần đông vẫn là làng Bặt Ngõ. Nhiều công đoạn đã được cơ giới hóa song vẫn giữ được vị bún Bặt thuở xưa. Hàng ngày, ô tô, xe máy hối hả chở bún từ ba làng Bặt đi khắp nơi từ hai, ba giờ sáng. Các nhà hàng bún chả nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội ở phố Sinh Từ, Nguyễn Khuyến, Lương Thế Vinh... hầu hết đều dùng bún Bặt.
    Du khách thập phương đi vãn cảnh chùa Hương qua thủ phủ huyện Ứng Hòa dừng chân thưởng thức bún thịt chó, bún vịt Vân Đình thì nhớ mãi không quên được vì đó là sự kết hợp giữa bún làng Bặt và cầy tơ bảy món Tổng Đình.
    Người làng nghề Bặt Ngõ bây giờ chẳng những giữ gìn nghề xưa của ông cha mà đang ngày càng phát triển. Đã có nhiều người mang dụng cụ làm bún tỏa đi khắp nơi, trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí cả ra nước ngoài để chuyển tải cái tinh túy của hạt gạo một nắng hai sương đến với mọi người, làm phong phú thêm nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.
    Trong dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Khu Cháy (2004), nhạc sĩ Xuân Mai trong lời ca của ca khúc ?oBài ca Khu Cháy? đã viết về tên đất, tên nghề của thời điểm năm, bảy chục năm trước đó:
    ?o...Trung Thượng chăn bông,
    sắm tủ gương Cung Thuế
    Mua gạo Nàng Hương Tu Lễ,
    May áo dài Trạch Xá dáng duyên.
    Ơi tiếng hát Quan Châm
    Thánh thót vang ngân cây đàn Đào Xá...?
    Thợ xẻ Động Phí, thợ làm đàn Đào Xá, thợ mộc Cung Thuế, Hòa Chanh, thợ may Trạch Xá... đã có khi đất này còn thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên xưa (nay là huyện Ứng Hòa).
    Khéo thợ thì huyện Sơn Minh,
    Dệt lụa kẻ Xốm, đan giành Đống Lau
    Hầu hết các làng nghề có từ xa xưa ấy nay nhiều làng vẫn giữ được nghề. Nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy viết:
    ?o... Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu
    Dù ở đâu: Pari, Luân Đôn hay những miền xa
    Thoáng thấy áo dài bay trên hè phố
    Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi!...?
    Mỗi lần nghe ca khúc trên, là người Việt Nam, không ai là không tự hào về dân tộc, quê hương mình và người ta nhớ ngay tới phố áo dài Lương Văn Can (Hà Nội). Nơi đây có đến hơn nửa số cửa hiệu may áo dài có gốc gác từ làng Trạch Xá (Ứng Hòa). Một trong những nét độc đáo của áo dài Trạch Xá là tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công: Khâu tay, thùa khuy đơm khuyết cũng bằng tay mà mũi chỉ vẫn đều, không căng, không chùng và thẳng tăm tắp.
    Làng Đào Xá xưa làm đàn, đến bây giờ vẫn làm đàn. Phố Hàng Điếu, Bát Đàn (Hà Nội) cũng không hiếm người làng Đào Xá.
    Từ xa xưa và cho đến những thập kỷ sáu, bảy mươi của thế kỷ 20, những địa danh với các nghề rất đồng quê và nông nghiệp ấy vẫn còn tỏ rõ ưu thế trong hoạt động kinh tế của địa phương mình.
    Bưng trống thì Ngã Tư Rùa
    Đan thúng kẻ Ngảy, đan lờ Thanh Giang
    Kẻ Lò đan những giần sàng
    Bún bánh kẻ Bặt, dưa gang kẻ Đình
    Khéo thợ thì huyện Sơn Minh,
    Dệt lụa kẻ Xốm, đan giành Đống Lau
    Sóc, Vĩnh bán những Cà Bầu
    Chăn tằm kẻ Vật, hái dâu kẻ Đoàn...
    Bài ca dao chắc chưa nêu lên hết tất cả các nghề mà phủ Ứng Thiên xưa kia có, song đã phản ánh sự hưng thịnh của nền sản xuất nông nghiệp với cây lúa nước và sự phân công lao động, chuyên môn hóa khá cao thời đó. Sự độc đáo của làng nghề và hiện thực cuộc sống đã hội tụ những tài năng và những ?obàn tay vàng? của các nghệ nhân mà sức sống của nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Lịch sử biến thiên nhưng sự phát triển của các làng nghề thì tồn tại bền bỉ. Một số làng có thể không còn nghề cũ, nhưng đã có nhiều nghề mới. Nhiều làng nghề vẫn đang tiếp tục duy trì và phát triển nghề lên một tầm cao to lớn hơn, tinh xảo, đa dạng, phong phú hơn, góp phần đưa Hà Tây trở thành tỉnh giàu có, văn minh.
  10. ruaxinh086

    ruaxinh086 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    1.476
    Đã được thích:
    1
    Rùa ở hồ Hoà Phú, bên dưới Hoà Xá thì phải, ở cũng lâu, nhưng mừ ông bà không cho đi đâu cả,nên chẳng bít xã nào vào xã nào đâu.
    Nhưng bjờ thì tự hào nhiều về người ứng Hoà mình lắm nhé.
    Đi đâu cũng gặp người ứng hoà mình thành đạt nè. keke

Chia sẻ trang này