1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ung thư

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi TruongLaoCaiBang, 01/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Ung thư

    BẢY DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ

    1. Có thay đổi thân nhiệt, về thói quen đường ruột hoặc tiểu tiện.
    2. Có vết thưng không thể lành được
    3. Có sự cố chảy máu hoặc sự tiết bất thường
    4. Có nốt nhỏ hoặc nốt cứng trên nhũ hoa
    5. Biểu hiện tiêu hóa khó hoặc nuốt khó
    6. Có những thay đổi rõ rệt của nốt ruồi hoặc mụn cơm
    7. Ho dai đẳng hoặc khàn giọng kéo dài

    Những dấu hiệu cơ bản chính sau đây nhằm cho biết vài thể ung thư (UT)
    * U hắc tố và UT da :
    Có sự thay đổi màu sắc và hình thể của nốt ruồi, liên kết với sự phát triển của nhiễm sắc, sự tróc vẩy da. Bệnh nhân (BN) có cảm giác đau và ngứa ngoài da.
    * UT đại tràng và trực tràng :
    Có chảy máu trực tràng tiến triển, phân có máu và thay đổi vận chuyển đường ruột.
    * UT bàng quang :
    BN thường xuyên tiểu và trong nước tiểu có máu.
    * UT tiền liệt tuyến :
    BN có tia nước tiểu yếu :
    * UT vú :
    BN có nốt nhỏ, dày to, phù nề ở vú hoặc có sự thay đổi cấu trúc ở vú, sự tiết và teo rút núm vú, có hiện tượng của da cam.
    * Bệnh bạch hầu và UT hạch bạch huyết:
    Chứng UT máu và hạch bạch huyết : mệt mỏi, nét xanh mét, sụt cân và có sự nhiễm trùng lặp lại, làm tụ máu hạch bạch huyết sưng. BN đổ mồ hôi về đêm và nóng sốt.
    * UT tụy :
    Thường không có dáu hiệu báo động sớm, chỉ trừ một cơn đau vùng bụng kéo dài và có sự cố thất thường về tiêu hóa.
    * UT họng, thanh qun :
    Có vết thương trong miệng không chữa được, làm dễ dẫn tới chảy máu và khó khăn cho sự nuốt hoặc nhai.
    * UT thư phổi :
    BN ho từng cơn, trong đờm có máu, có cơn đau vùng ngực và thường tái phát chứng viêm phổi và viêm phế quản.
  2. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Gửi TruongLaoCaiBangndungtuan, xin cho tôi thắc mắc mấy câu:
    1. Các tế bào ung thư là các tế bào của bản thân cơ thể bị hỏng hay là các tế bào lạ từ ngoài xâm nhập vào?
    2. Bất cứ 1 tế bào nào đều nằm trong chu trình tế bào, trong chu trình tế bào có các check point nhằm mục đích kiểm soát các tế bào hỏng. Vậy tế bào ung thư có nằm trong chu trình tế bào hay không, nếu có thì tại sao chúng lại thoát khỏi sự kiểm soát đó.
    2. Hiện nay ung thư vẫn được coi là một bệnh nan y, vậy trên thế giới họ đang đi theo hướng chính nào để tạo nên thuốc chữa ung thư?
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào LG,
    Câu hỏi của bạn hơi bị hay , tôi sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của bạn thành hai phần: phần 1 là trả lời tức thì, phần 2 là lục lọi tài liệu để trả lời một cách có hệ thống và có tính chuyên môn.
    1. Các tế bào ung thư là bản thân các tế bào trong cơ thể bị phát triển sai lệch mà thành, hoàn toàn không phải là các tế bào lạ từ ngoài xâm nhập vào. Ở đây, chúng ta cần phân biệt với khái niệm "nguyên nhân gây ung thư" vì nguyên nhân có thể do từ ngoài hoặc do chính bản thân cơ thể gây ra.
    2. Các tế bào ung thư thoát ra khỏi sự kiểm soát của check-point để phát triển với số lượng bất thường, việc phát hiện ra điều này đã mang lại giải Nobel Y học 2001 cho Leland Hartwell (1939), Fred Hutchinson Cancer Research Center, Seattle, USA (http://www.nobel.se/medicine/laureates/2001/press.html). Việc thoát ra khỏi checkpoint là do gene cdc2 ở S.pombe (ở người là gene CDK) điều khiển quá trình phân bào từ pha G2 sang pha M có vấn đề.
    3. Các hướng điều trị ung thư:
    a. Dùng phẫu thuật
    b. Dùng phóng xạ.
    c. Dùng thuốc:
    - Hoá trị liệu: thuốc được điều chế trên nguyên tắc can thiệp vào quá trình phân bào (kiềm hãm thành lập thoi vô sắc = colchichine, alcaloid; hoặc kháng tổng hợp ADN = actinomycin, procarbazin ...) hoặc các thuốc tác động lên CDK
    - Hormon trị liệu: áp dụng cho những khối u có receptor đối với các hormon.
    - Miễn dịch trị liệu: tạo ra kháng thể chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt các tế bào ung thư (ví dụ dùng vaccin BCG đường tĩnh mạch để điều trị mélanome ...)
    d. Trên thực tế, người ta thường phối hợp cả 4 phương pháp trên.
    Mong bạn thoả mãn,
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  4. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chào bác
    Trước khi tiếp tục cho phép tôi nói vài lời. Những vấn đề mà tôi thắc mắc là những điều mà tôi cảm thấy hứng thú và quan tâm. Bác đừng cho là tôi kiểm tra kiến thức của mod hay đại loại như thế . Nếu bác chưa quên thì chúng ta đã từng bàn luận về 1 số vấn đề khi bác và tôi mới vào TTVN (lúc đó thì chưa có cái box này).Chẹp, vậy mà bây giờ bác đã là VIP rồi tôi bao giờ mới được như bác đây
    1. Các phức hệ CDK hoạt động cực kỳ phức tạp, việc phát hiện cơ chế hoạt động và điều hoà của chúng phải nói là một vấn đề cực lớn của Sinh học nói chung và Y -Sinh học nói riêng. Theo tôi được biết, các nhà ung thư học đang cố tìm hiểu về vấn đề chu trình tế bào, các Protein ức chế hoặc hoạt hoá các check-point, các phức hệ CDK, từ đó có thể loại trừ tận gốc căn bệnh này. Nhưng điều này có lẽ còn nằm ở tương lai xa.
    2. Các u ác tính ở não là do các tế bào ung thư di căn đến hay bản thân đó là các neuron hay các tế bào thần kinh đệm phát triển nên??? Tôi thắc mắc vì có nghe các neuron nằm ở trạng thái đặc biệt trong chu trình tế bào (pha G0) và không có sự phân chia tế bào.
    3. Bệnh ung thư có thể lây từ người này sang người khác không? Bình thường nếu cấy truyền tế bào ung thư với số lượng lớn mới có thể gây ung thư, nhưng ở vài trường hợp, 1 vài tế bào ung thư cũng có thể gây bệnh như ở bệnh ung thư máu chẳng hạn. Vậy tại sao lại hiếm các trường hợp bị lây nhiễm bệnh?
    4. Tôi có thể tìm hiểu, thắc mắc các vấn đề liên quan đến Y học trong box này được không bác? nếu có thì nên post ở topic nào?
    Chào bác lần nữa
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào LG,
    1. Về phức hệ CDK: bạn sẽ viết về chúng hay là tôi viết? Tính tôi rất hay nhường nhịn, luôn nhường phần khó cho bạn bè
    2. U ác tính ở não có hai loại: nguyên phát và thứ phát. U nguyên phát là u phát triển từ neuron của não hoặc từ các tế bào thần kinh đệm (chủ yếu là do tế bào thần kinh đệm), các rối loạn này có thể có ngay từ lúc mới sinh nhưng chưa bộc phát vì chưa có môi trường tác động hoặc là do rối loạn tổng hợp protéine dẫn đến loạn sản. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các neuron vẫn còn khả năng sinh sản.
    U thứ phát là u do di căn từ những nơi khác đến
    3. Bệnh ung thư hoàn toàn không lây nhiễm theo những thông tin tôi được biết, bạn có thể tham khảo ở trang web của Tổ chức Y tế thế giới (http://www.who.int/en) hoặc trang chủ của Hiệp hội Ung thư. Tuy nhiên, sợ bạn không có thời giờ, tôi đã tìm sẵn cho bạn : http://www.cancer.gov/cancerinfo/when-someone-in-your-family/page2.
    Nếu bạn có thông tin gì khác về việc lây nhiễm của ung thư thì chia sẻ cho tôi với nhé.
    4. Nếu bạn bàn tiếp tục về ung thư thì chúng ta có thể nói tiếp trong chủ đề này, các vấn đề khác, bạn có thể lập một topic khác với tên: "Các vấn đề liên quan đến Y học".
    Chúc bạn sức khoẻ và mong rằng sự hợp tác của chúng ta sẽ giúp ích được cho nhiều người.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 05/06/2003
  6. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Hì, mỗi lần post bài lại chào thế này mệt quá, chúng ta bỏ qua phần này nhé
    Bác viết thế này thì đúng là đẩy tôi vào con đường cùng, không viết không được
    Nhưng hiện tại tôi thấy chưa có ai quan tâm đến nó, còn bác và tôi thì có thể tự nghiên cứu được, bỏ công ra lúc này thì hơi phí nên có lẽ vấn đề này xin phép bác được gác lại sau.
    Tôi có nghe các chất trên đều là chất gây ung thư nếu tác động vào tế bào lành (nhất là colchichine), vấn đề ở đây là phải đưa thuốc vào trúng tế bào đích, như kiểu máy bay ném bom và thuốc như những quả bom. "Máy bay" có lẽ không cái nào hơn là dùng cơ chế kháng nguyên-kháng thể, nhưng phiền 1 nỗi là kháng nguyên bề mặt của tế bào ung thư cũng loạn xạ, phải lựa chọn kháng nguyên nào thật ổn định và bảo thủ cho loại u đó.
    Tôi mới biết đến đó, còn loại nào hay hơn và chính xác hơn không bác? Muh không chơi lại đưa mấy cái link đâu nhớ, bác đọc rồi tổng hợp ngắn gọn lại
    Từ khi có LG vào làm phiền với mấy câu hỏi lằng nhằng kiểu này chác bác ndt ngán tận cổ rùi. Lúc nào không chịu được nhắn với tôi 1 tiếng nhớ
    Chúc cuối tuần vui vẻ
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  7. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    1. Hì, bạn đề cao tôi quá đấy, phạt một ly . Sao bạn biết là tôi tự nghiên cứu được? Với lại, biết đâu ngày mai có ai đó cần thông tin về CDK, lại phải lọ mọ đi kiếm LG, PM cho anh ta, rồi đợi khi anh ta online, nhận được PM, suy nghĩ, lục lọi, tìm kiếm, viết, xoá, sửa thì chỉ có nước hát: "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng ..."
    2. Colchichine đúng là cũng tác động lên tế bào lành do đó mới có chuyện tác dụng phụ của thuốc chống ung thư là rụng tóc, giảm bạch cầu hạt, suy tủy v.v.. vì "thả bom" nhầm. Cũng may là tế bào ung thư phát triển nhanh và vô tội vạ nên bị "oanh tạc" trúng nhiều hơn. Còn chuyện kháng nguyên-kháng thể thì tùy thuộc từng loại ung thư cụ thể mà người ta có thể xác định được kháng nguyên nào cụ thể cho loại nào.
    Tôi đưa link là nhằm mục đích: "Nói có sách, mách có chứng" và cũng đặt ra một vấn đề: liệu những đường link này có độ tin cậy bao nhiêu về các thông tin đã đăng? Hì, vậy là mai mốt tôi có thể nói hàm hồ: "Theo một số sách báo đã đăng tải trong và ngoài nước thì .... rắn là loài bò ..."
    3. Ở đời mà không có ai lằng nhằng với mình thì còn khổ hơn nữa bác ạ! Nếu không có vậy thì đâu có lời hát :"Em tan trường về, anh theo Ngọ về ..."
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  8. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    hik hik
    đàn ông có nguy cơ bị ung thư vú không ạ?
    mấy hôm nay em bị nổi một cục nhỏ ở trong ty
    hơi ngứa
    nó mọc vài lần zồi
    cũng một bên ti trái mà hình như cũng cùng một chỗ
    các bác sơ chẩn cho em với hik hik
    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào chits,
    1. Rất tiếc là ung thư vú không phải chỉ là đặc quyền của nữ giới. Nam giới có tỷ lệ ung thư vú so với nữ là 1/100. Thường là loại carcicnome, nghĩa là loại ác tính cao và thường thấy như ở phụ nữ. Do ở nam, tuyến vú ít nên ung thư nhanh chóng xâm nhập vào bên dưới và cho di căn sớm hơn nữ.
    2. Tuy nhiên, tổn thương của chits thì tôi nghĩ không phải, có thể là viêm quầng vú, hoặc eczema đầu vú. Lời khuyên: nên đi kiểm tra ở BS Da liễu hoặc BS tổng quát. nếu có điều kiện thì siêu âm và sinh thiết.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. vietbird

    vietbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    My mother has Lung Cancer that was discovered only 2 months ago but now it has already developed into the final stage.
    Here are the clinical symptoms:
    - She is puffed with edema: her legs become swelling up and very big. She just sits all days, she is unable to stand or walk.
    - Very difficult to breath: she is breathing oxygen but still very difficult. She cannot lie down because that will make her very tired.
    - Cannot eat or drink (extremely difficult) because her throat, gullet are narrowing.
    - Her mental is still in a good con***ion.
    Does anyone know how to treat this disease or how to reduce the symptoms (edema and breath difficulty)?
    If you know some medicines, formulas or any helpful information that could be used for the treatment, please let me know urgently.
    My family is in deep desperation. Please help us.
    We very much appreciate and thank you for your help.
    Manh Tri
    Contact:
    Address: 37 Tan Hang street, Dist. 5, Ho Chi Minh City, Vietnam
    Email: manhtri@hcm.vnn.vn
    Phone: +84-8-8571031

Chia sẻ trang này