1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ỨNG XỬ SV

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi hoangfnhung, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangfnhung

    hoangfnhung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    180
    ỨNG XỬ SV

    Ứng xử sinh viên



    Tôi muốn nói về ứng xử của xã hội đối với SV và ứng xử của SV với tư cách là? SV! Về chuyện này có nhiều điều phải bàn. Trong suy nghĩ của tôi, SV không thuộc ?ophạm trù học sinh? nữa. Họ không phải là ?ohọc sinh phổ thông cấp 4??






    Sinh viên là hiền tài và nguyên khí của quốc gia

    Họ đã bước chân vào lãnh địa của người trí thức. Đương nhiên tôi cũng hiểu rằng, thế nào là trí thức còn là câu chuyện tranh cãi dài dài khi mà việc ?omua bằng, bán điểm, viết luận án thuê? tràn lan, nạn ?otiến sỹ giấy? mà cụ Yên Đổ xưa kia đã lên án thì nay tái sinh như một bệnh dịch.



    Nhưng dù ?ocon sâu làm rầu nồi canh?, cũng không thể phủ nhận vai trò của trí thức, một giai tầng xã hội đang giữ vị trí không thể nào thay thế được trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là trong ảnh hưởng và tác động ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đến mọi ngóc ngách của cuộc sống.



    SV chính là nguồn bổ sung quyết định cho sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức trước đòi hỏi ấy. Và nếu ?ohiền tài là nguyên khí quốc gia? như cha ông ta từng khẳng định, thì cái ?onguyên khí? ấy phải tìm ở đâu nếu không chủ yếu tìm trong SV?



    Ấy vậy mà xã hội đã ứng xử với ?onguyên khí quốc gia? đang tiềm tàng trong đội ngũ những thanh niên được đào tạo để trở thành những ?ohiền tài? của đất nước như thế nào?



    Cứ nhìn những ?oquán trọ? SV, ?ohàng cơm? SV, rồi sang hơn một chút, các ?okí túc xá SV?? cũng hiểu được phần nào cách ứng xử ấy. Không phải là quá đáng khi có SV ngậm ngùi cho thân phận ?ophó thường dân? của mình trong giao tiếp xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng, trong quan hệ với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương!



    Cảm nhận thân phận ?ophó thường dân? là do nhứng ứng xử xã hội mà SV hứng chịu. Tôi lấy làm lạ khi trong xưng hô, người ta gọi SV là ?ocác cháu SV?, ?ocác em SV? một cách thật thoải mái. Ở đây không là chuyện thân mật của ?ocác bậc cha chú? mà là thói ?ocha chú? vốn là con đẻ cảu nếp sống gia trưởng đã hết ?oniên hạn? nhưng vẫn đwocj nuôi dưỡng quá lâu. Đừng quên rằng, SV đã là một công dân thực thụ, một công dân đã có bằng tú tài, đang trong bậc học cử nhân, tức là một công dân có học vấn tương đối cao.



    Nếu ngược dòng lịch sử thì SV luôn là nguồn lực khởi động có tác dụng ?ochâm ngòi? của nhiều sự biến xã hội. Cuộc vận động ?oNgũ Tứ? (4.5.1919) của Trung Quốc mà SV khơi ngòi và giữ vai trò nòng cốt là một ví dụ tiêu biểu. Phong trào SV đô thị trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn cũng là minh chứng cho vị thế SV.



    Có thể là do giờ đây, các ?ocậu tú? rồi ?oông cử? mà một thời điểm hiếm hoi cho nên được xã hội trước đây trọng vọng, còn bây giờ, do số lượng SV tăng nhanh cho nên tâm lí ?otrọng của hiếm? cũng mất đi chăng? Nhưng nếu như thế lại ngược lại với xu hướng chung của thời đại là trân trọng ?ochất xám?, trân trọng học vấn và trí thức, tức là trân trọng SV.



    Dù cuộc sống còn phũ phàng trên chuyện miếng cơm manh áo với khá đông SV con nhà nghèo, song không vì thế mà họ mất đi niềm tự hào về vai trò không thể thay thế được của chính mình. Hãy thử tưởng tượng trong thời đại hiện nay, một xã hội có SV, không tôn trọng SV, tức là không nhận thức được vai trò của chất xám trong phát triển, thì đó là xã hội gì?



    Chúng ta đã thấm thía bài học phũ phàng không kém về việc thiếu một đội ngũ chuyên gia giỏi, những nhà quản lí có tài, những doanh nhân có bản lĩnh, những kĩ thuật viên lành nghề? mà hậu quả là sự tụt hậu quá xa về kinh tế, khoa học và công nghệ? so với khu vực và thế giới. Đã đến lúc mà những ?oquốc sách hàng đầu? về giáo dục và đào tạo, về khoa học và công nghệ phải được cụ thể hóa bằng những ứng xử xã hội đối với SV, đối tượng trực tiếp của ?oquốc sách? ấy.



    Tôi muốn nhắc lại đây là ý tưởng của tác giả ?oTấm hộ chiếu đi vào thế kỉ XXI? khẳng định thế kỉ XXI là ?othời đại của bộ não?, đó là ?othế kỉ của sự khai thác những tiềm năng cực lớn của bộ não?. Và ai cũng hiểu rằng đó là bộ não của con người, mà sung sức nhất là sức trẻ của những bộ não đang được đào tạo bài bản.



    Công nghệ thông tin và viễn thông dẫn đầu một tập hợp công nghệ thực sự đã khởi động một quá trình quá độ chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức. Ấy thế nhưng, cho dù công nghệ thông tin quan trọng như thế nào đi chăng nữa, cho dù máy tính có thể tính hàng tỉ phép tính trong một giây thì điều khiển nó vẫn là con người. Cho nên, ?ocác chân trời của ta ngày càng rộng, kĩ thuật ngày càng vạn năng thì ta lại càng phải đánh giá cao cá nhân con người?(1).



    Chỉ đơn giản vì tri thức không phải là vật vô tri giống như đồng tiền. Tri thức cũng không trú ngụ trong sách vở, trong ngân hàng dữ liệu hay trong phần mềm của máy tính. Những thứ vấy chỉ là vật chứa thông tin mà thôi. Tri thức chỉ tồn tại trong con người, được tạo ra, sửa đổi và hoàn thiện bởi bộ óc con người, được con người sử dụng và truyền đạt. SV là con người đang tự hình thành cho mình năng lực kì diệu ấy, trong đội ngũ của họ đã xuất hiện những tài đáng tự hào và đầy hứa hẹn.



    Khi đẩy lùi thế kỉ XX vào quá khứ, con người của thế kỉ XXI đã có điều kiện để tỉnh táo cảm nhận được về ?osự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thực, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về lí tưởng mà về lí luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn?(2). Hơn ai hết, SV phải là lực lượng đi đầu trong trong sự cảm nhận đó để tự khẳng định cho mình một tư thế tự tin trong tư duy sáng tạo và trong cách tìm tòi cách đi cho mình.



    Khi tiếp nhận những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, mà quan trọng nhất là cách mạng về công nghệ thông tin và viễn thông, thì điều chính yếu phải nhận thức lại là ?ođó không phải chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kĩ thuật , về phần mềm hay về tốc độ?. Mà đó, trước hết là cuộc cách mạng về quan niệm.(3) Với SV thì đó là quan niệm về chính mình, về vai trò không thể thay thế của trí thức mà mình đang tích lũy và thể nghiệm?



    Việc tiến vào nền văn minh tri thức sẽ đặt ra những thách thức mới, câu hỏi mới về người đại diện của nền văn minh mới, đó là ?ocon người có giáo dục?, một thuất ngữ của P.Drucker, tác giả của những công trình nổi tiếng thế giới về kinh tế và xã hội. Theo ông, ?osự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về hình thức đặc điểm của con người có giáo dục?.



    Khi nhắc đến ?ocon người có giáo dục?, tôi nghĩ trước hết đến SV. Và tôi hiểu ra rằng ?ocon người có giáo dục sẽ quyết định khả năng hoạt động cảu xã hội. Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội?(4). Vì thế, xã hội phải có cách ứng xử đúng đắn với SV. Song, để xã hội làm được điều đó thì SV phải lại phải biết cách tự ứng xử như thế nào để xứng đáng với ?ohiện thân của giá trị? đó. Đây lại là một vấn đề cần phải bàn tiếp.



    G.S Tương Lai

    (SVVN)




    điều bí mật lớn nhất là k0 có gì bí mật cả
  2. vuathuoclao

    vuathuoclao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    1.479
    Đã được thích:
    0
    1 cà?y lam` chang len non dau em, kho than

    YRML - hehe
  3. MinhDiehard

    MinhDiehard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    hoangfnhung có 1 bài viết khá hay đấy, nhưng không biết bạn đang là sv trường nào mà lại có con mắt nhìn nhận vấn đề như vậy.
    Bạn nói lấy tư cách là sv để viết bài, và cả bài toát lên ý sinh viên phải được coi trọng hơn trong xã hội và sv phải ứng xử theo giá trị của mình ? Đồng ý, nhưng theo tôi vị thế của sv hiên nay trong trong quan điểm của Đảng và nhà nước rất được đánh giá cao. Bạn đã đưa ra những luận cứ chứng minh SV kém được coi trọng, đối xử không được công bằng nhưng thử hỏi nếu những luận cứ đó đúng hoàn toàn đối với mọi sinh viên thì hỏi cái xã hội chúng ta đang sống là cái xã hội gì ?
    Đúng là sv phải khác học sinh, nhưng theo bạn hiểu nó khác nhau chỗ nào? Hs là đối tượng đuợc sở GDĐT coi việc dạy cái đức là cái cần phải dạy dỗ trước khi dạy văn hoá, năm học này bạn có biết GDĐT quyết định dạy môn gì đầu tiên trong buổi học đầu năm không ? Đó chính là môn Giáo dục công dân cho mọi cấp học. Còn SV mới nhập trường thì bạn còn nhớ học môn gì đầu tiên không ? Đó là các tiết học chính trị đầu khoá, cái môn mà hầu hết tất cả mọi người không thích học (trong đó có cả tôi ), nhưng chúng ta phải nhìn nhận ở khía cạnh bạn đã bắt đầu quan trọng hơn đối với thể chế chính trị và xã hội nước nhà rồi đó.
    Như vậy, khi bạn trở thành SV nghĩa là trên 18t, cái tuổi mà quyền công dân đã gắn đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi đối với bản thân và xã hội -> SV phải tự chịu trách nhiệm trước mọi trước hành vi của mình -> bạn cũng ngang bằng với tất cả những người không phải là sinh viên.
    Cái chức danh sv là để chỉ những người đang học tại các trường đại học, cao đẳng theo hệ chính quy.Bạn nói rằng người ta gọi SV là ?ocác cháu SV?, ?ocác em SV? một cách thật thoải mái. Và bạn cảm thấy như thế hạ thấp vị thế sinh viên, ý kiến về tính gia trưởng có phần đúng. Nhưng thật sự tôi lại thấy điều đó là bình thường, và đó cũng là cách phân biệt SV với những người không phải SV khác. Đó chẳng qua là 1 cách gọi thân mật và thể sự tôn trọng mà thôi, chứ không phải theo chiều hướng xấu như bạn nghĩ đâu.
    Bạn đưa ra lý do, những SV học giỏi nhưng khi ra trường thì không được trọng dụng? Bạn đang là Sv trường nào vậy ? Tôi thấy rằng cơ chế xã hội hiện nay đâu con hiện tượng đó. Bạn có biết rằng, trong công việc, không phải anh cứ giỏi chuyên môn là được, mọi người nhất thiết phải coi trọng anh. Hoàn toàn không phải như vậy, cái đó còn phụ thuộc vào cách sống của anh trong môi trường tập thể. Có tài nhưng phải có đức.
    Vậy thì không lên chỉ yêu cầu một phía xã hội phải thay đổi cách ứng xử với sinh viên như vậy, chắc bạn được học Triết và Chủ nghĩa xã hội rồi, hai môn này đã cung cấp đủ kiến thức để bạn nhận thức và giải thích vấn đề này.
    Thực ra tôi nghĩ, các bạn trở thành sv để làm gì ? Câu hỏi này đã có bao nhiêu câu trả lời bóng bảy đại loại như : trở thành kỹ sư, bác sĩ để đóng góp xây dựng tổ quốc . . . Nhưng câu trả lời đơn giản nhất là : học đại học là học lấy một cái nghề, để sau này kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình chứ không phải là trở thành gánh nặng cho xã hội. Học sinh thì phải bị thầy cô bố mẹ ép phải học, còn SV thì phải tự ý thức học, hay nói cách khác Sv phải bằng mọi cách thu thập kiến thức càng nhiều càng tốt, có nhiều kiến thức thì giỏi nghề -> kiếm được nhiều tiền và ngược lại.
    Còn cách ứng xử của sinh viên đối với xã hội, cũng đáng phải bàn luận đấy. Mọi người cho thêm ý kiến về vần đề này.

    P/s hoangfnhung : đây chỉ bài viết mang tính đóng góp ý kiến xây dựng bài thôi , nếu chỗ nào bạn cảm thấy chối tai không vừa mắt thì bỏ qua nha (đấy là cách ứng xử sv phải có đấy )
    Được minhdiehard sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 30/08/2003
  4. Pink_heart

    Pink_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    he he ....cái bài viết nầy có anh chị em sinh đôi đấy.....Nhung nhở????
    The sun is gone but I have the light
    The day is done but I m having fun
  5. hoangfnhung

    hoangfnhung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    180
    em đâu fải là tác giả bài này nhưng đọc thấy hay hay nên post lại thôi, ở dưới em đã ghi chú là ở đâu rùi đó thui mà....
    to Minh...: em mới là sv có 10 ngày thôi....nên em sẽ kính cẩn tiếp thu ý kiến mọi người....
    điều bí mật lớn nhất là k0 có gì bí mật cả

Chia sẻ trang này