1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ước mơ của Bạn nhất định thành hiện thực

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 07/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG HAI
    ƯỚC MƠ SẼ THÀNH HIỆN THỰC


    ?oKhi gặp khó khăn, gian khổ, con người ta ai cũng mong thoát khỏi tình cảnh đó. Nhưng trên thực tế, dù rất muốn nhưng phần lớn đều khó thoát ra được. Cuộc đời tôi là quá trình chịu đựng sự bất hạnh, sự không được như ý và là quá trình không ngừng nỗ lực hướng tới tương lai tươi sáng Và nhờ thế mà tôi đã thực hiện được ước mơ.? LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY THUA LỖ
     
    Năm tôi vào làm ?" 1955 ?" Công ty Công nghiệp Shofu tuyển cả thảy năm nhân viên mới tốt nghiệp đại học. Nhưng khổ nỗi, cả năm đứa chúng tôi hễ cứ gặp nhau là y như rằng lại mở miệng kêu ca, phàn nàn về công ty: ?oTụi mình thật là xúi quẩy. Không dưng lại rủ nhau cùng chui vào cái công ty ?oèo uột? này. Có làm cả đời ở đây cũng không có tương lai. Mau mau tính đường chuồn thôi?. Trong thời buổi kiếm được công ăn việc làm còn khó hơn lên trời, nếu không nhờ sự can thiệp của các giáo sư thì chúng tôi đừng hòng mà mong có được chỗ làm này. Mặc dù vậy, không ai trong chúng tôi cảm thấy hãnh diện gì cả mà chỉ suốt ngày ca cẩm về công ty. Thực ra, mới đi làm chưa đầy một tháng thì một người đã bỏ việc. Sang tháng thứ hai lại thêm hai người nữa. Và đến mùa thu thì trong số năm nhân viên mới chỉ còn sót lại có hai. Một người là tôi. Còn người kia là sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Kyoto, anh quê ở Amakusa, cùng đảo Kyushu với tôi. Hai đứa chúng tôi ở lại và động viên nhau: ?oKêu ca hoài cũng đâu có giải quyết được vấn đề gì. Thôi mình cứ chịu khó làm vậy?. Nhưng cả hai chúng tôi cùng hiểu rằng ở lại công ty thì thực ra cũng chẳng có tương lai. Đến lúc nào đó rồi cũng phải bỏ đi thôi. Nghĩ thì nghĩ thế, nhưng nếu có định bỏ công ty này đi thì cũng không thể kiếm được công ty khác để đến. Cuối cùng, chúng tôi thống nhất với nhau: tốt nhất là xung phong đi lính. Thế rồi, tranh thủ ngày nghỉ, chúng tôi đến xin đơn ở trụ sở của lực lượng phòng vệ đóng ở Katsura, quận Nishikyou, thành phố Kyoto. Sau đó, chúng tôi nộp đơn và dự thi vào trường đào tạo sĩ quan tại đơn vị đồn trú của lực lượng phòng vệ đóng ở thành phố Itami tỉnh Hyogo. Cả hai chúng tôi cùng đỗ.
     
    CHỈ CÒN LẠI MỘT MÌNH
     
    Để theo học trường đào tạo sĩ quan cần phải có bản hộ tịch gốc. Hai chúng tôi ra bưu điện đánh điện tín về bảo người nhà gửi gấp. Ít bữa sau, bạn tôi nhận được ngay, còn tôi cứ giục đi giục lại mãi mà gia đình vẫn không gửi. Sau này, tôi mới hay là anh trai tôi nổi giận nên không gửi bản hộ tịch gốc cho tôi. Thời kì đó, trong hoàn cảnh vẫn còn hỗn loạn sau chiến tranh, gia đình tôi sống rất nghèo khổ. Cả nhà phải bóp bụng lắm tôi mới xin được việc làm trong công ty ở kyoto. Vậy mà đi làm mới năm bữa nửa tháng, luôn thấy tôi ca thán đòi bỏ việc, anh tôi rất bực tức. Quả thật, anh tôi đã hy sinh việc học lên đại học của mình cặm cụi làm việc để nhường cho tôi. Và cả em gái tôi nữa cùng vất vả làm việc để phụ giúp gia đình. Trong lá thư gửi cho tôi, anh tôi viết: ?oAnh luôn tin rằng em sẽ cố gắng làm việc để giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng. Cả nhà phải chịu đựng đủ thứ để cho em học cấp ba, rồi theo học lên đại học. Vậy mà mới đi làm được ít bữa, em đòi bỏ việc. Em nghĩ gì vậy? Lẽ ra, chỉ riêng việc xin được vào làm trong công ty cũng là tốt lắm rồi. Phải có lòng biết ơn mọi người chứ. Phải siêng năng làm việc??. Kết cục là tôi không vào được trường đào tạo sĩ quan. Còn bạn tôi thì ổn. Thế là chỉ còn trơ trọi một mình tôi ở lại công ty èo uột đó. Công ty Công nghiệp Shofu sử dụng các nguyên liệu thông thường để sản xuất sứ cách điện. Sứ cách điện là một loại gốm dùng vào việc cách điện cao thế. Công ty ra chỉ thị: ?oTập trung nghiên cứu, phát triển loại sứ mới phục vụ ngành điện tử - một ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai?. Từ đó, tôi được giao công việc nghiên cứu để tìm ra loại vật liệu mới có khả năng cách điện ở dải tần số cao. Còn lại một mình- những nhân viên mới đều đã bỏ đi nơi khác ?" tôi thầm nghĩ: ?oChẳng có chỗ nào khác cho mình tìm đến. Kêu ca mãi thì cũng đến thế. Thôi từ nay cứ toàn tâm toàn ý tập trung nghiên cứu tìm ra loại gốm công nghệ cao.? Cũng từ đó, tôi thay hẳn nếp nghĩ trong đầu bằng cách tự nhủ thầm: thay vì những lúc rảnh rỗi mình cứ suy nghĩ lung tung thì từ giờ mình sẽ dùng thời gian ấy để nghiên cứu. Từ đó, cuộc sống hàng ngày của tôi cũng thay đổi. Bình thường, cứ hết giờ làm việc là tôi lại về nhà tập thể công ty để cơm nước, giặt giũ. Tôi bắt đầu cảm thấy thiếu thời gian kể từ khi để tâm vào nghiên cứu. Vì vậy, tôi quyết định bê hết nồi niêu xoong chảo từ nhà tập thể về phòng làm việc. Tôi dùng lò điện trong phòng thổi cơm và ngủ lại luôn ở đó. Có một điều lạ là khi tôi bắt đầu miệt mài nghiên cứu thì hàng loạt kết quả khả quan cứ theo nhau xuất hiện. Ông trưởng phòng hết lời khen ngợi: ?oCậu làm việc khá lắm!? Chẳng mấy chốc, tiếng tăm của tôi lan khắp công ty, tới cả ban giám đốc. Họ cử người đến phòng nghiên cứu khen ngợi và động viên tôi. Khác hẳn với thái độ chán nản đến tột cùng trước đó, được cấp trên để ý và khen ngợi, tôi cảm thấy công việc nghiên cứu trở nên hấp dẫn hẳn lên. Thích thú với công việc, tôi lại càng cắm đầu cắm cổ vào nghiên cứu mày mò. Tôi trở thành một người khác hẳn. Từ một kẻ mở miệng ra là muốn thôi việc, giờ đây, tuy mới 23 tuổi, tôi đã mang trong lòng ý nghĩ: ?oSẽ vực công ty lên bằng kết quả nghiên cứu của chính mình?. Một vòng tuần hoàn theo hướng tích cực xuất hiện trong tôi. Được khen ngợi. Công việc trở nên hấp dẫn. Càng nỗ lực không ngừng. Về sau, nhận thức của tôi ngày càng sâu thêm: Điều quan trọng nhất trong cuộc đời con người là ở chỗ phải tự tạo ra vòng tuần hoàn tích cực như vậy cho mình.
     
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CÔNG TY ĐIỆN TỬ MATSU****A ĐỂ MẮT TỚI TÔI


    Sau khoảng một năm rưỡi tập trung nghiên cứu, tôi đã thành công khi tổng hợp được chất fol stelite, một loại vật liệu gốm công nghệ cao mới. Mãi sau này tôi mới biết, trước tôi khoảng một năm, phòng nghiên cứu phát triển của tập đoàn General Electric Hoa Kỳ cũng đã tổng hợp thành công vật liệu này. Có thể nói tôi là người đầu tiên tại Nhật Bản và là người thứ hai trên thế giới tìm ra vật liệu mới này. Trong khi tôi đang vất vả mày mò tìm cách ứng dụng loại vật liệu mới để làm thành sản phẩm thì Công ty Công nghiệp Điện tử Matsu****a - thuộc tập đoàn Matsu****a, là tập đoàn đang bắt tay vào sản xuất tivi trên cơ sở hợp tác kỹ thuật với Philips, một công ty hàng đầu thế giới của Hà Lan- quyết định sử dụng kết quả nghiên cứu của tôi. Họ hiểu rõ tính năng tuyệt vời của vật liệu cách điện ở dải tần số cao do tôi tìm ra. Và thế là tôi được họ tin tưởng đặt hàng để sản xuất linh kiện ?othanh gốm cách điện hình chữ U? trong ống chân không của tivi. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi lần đầu tiên được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Sản phẩm do tôi ?" một kẻ suốt ngày kêu ca phàn nàn khi mới bước chân vào công ty ?" làm ra, thực sự đã vực công ty sống lại. Thực ra, ở công ty tôi thì chỉ có bộ phận của tôi là nhận được vô số đơn đặt hàng và làm ăn có lãi. Còn các bộ phận khác vẫn rất ì ạch. Để sản xuất kịp đơn đặt hàng, công ty cho sản xuất các thiết bị máy móc theo đúng như thiết kế của tôi. Và hàng loạt linh kiện do thiết bị máy móc ấy sản xuất được liên tục giao cho khách đặt hàng ?" Công ty Công nghiệp Điện tử Matsu****a. Đến thời điểm đó tôi mới vào công ty làm việc chưa đầy hai năm. Nhưng có một điều khiến tôi lo lắng. Đó là làm sao để những thanh niên mới vào làm việc không bị rơi vào tình trạnh giống như tôi khi mới tập tễnh bước vào công ty. Vì thế, tôi tạo điều kiện cho họ có thời gian chơi bóng chày, tập quyền Anh? Tôi cố gắng tạo nên không khí làm việc vui vẻ cho dù công ty vẫn còn nghèo, không có khả năng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu vật chất và tinh thần cho công nhân.
     
    QUYẾT GIỮ ĐÚNG HẠN GIAO HÀNG
     
    Vật liệu cách điện do tôi tìm ra đã trở thành linh kiện không thể thiếu đối với Công ty Công nghiệp Điện tử Matsu****a. Tuy nhiên, có một chuyện đáng tiếc xảy ra là vào thời đó, giữa ban lãnh đạo Công ty Shofu với công nhân luôn mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, trong công ty thường xuyên xảy ra các cuộc đình công. Mỗi khi xảy ra đình công thì việc giao hàng cho Công ty công nghiệp Matsu****a lại bị gián đoạn. ?oKhông thể để những chuyện nội bộ gây khó khăn cho khách hàng? ?" nghĩ như vậy, tôi quyết định: riêng bộ phận của tôi phải duy trì sản xuất liên tục, không tham gia đình công. Tôi làm như vậy vì muốn bảo đảm sản xuất, có sản phẩm và giao hàng đúng hạn cho khách hàng. Thời đó, phải gan lỳ và can đảm lắm mới từ chối không tham dự các cuộc đình công. Mỗi khi xảy ra đình công thì công nhân không thể vào nhà xưởng, vào văn phòng, công ty cũng như phòng nghiên cứu. Nếu xong việc mà rời xưởng về khu tập thể thì ngày hôm sau có đến xưởng cũng không vào được. Như thế sẽ làm gián đoạn việc giao hàng cho khách hàng. Trước tình hình đó, tôi và mọi người quyết định sẽ không rời khỏi dây chuyền sản xuất mà ngủ lại ngay trong xưởng. Việc giao sản phẩm cho khách hàng cũng thật ly kỳ hồi hộp. Chúng tôi bí mật chuyển các bao hàng qua tường bao quanh xưởng. Phía ngoài tôi bố trí một nữ nhân viên đứng đợi sẵn. Cô ấy có nhiệm vụ chuyển những bao hàng được ném qua tường đến tay khách hàng. Tôi xin được lạc đề một chút, cô nữ nhân viên đứng đợi sẵn ngoài bờ tường ngày ấy sau này trở thành vợ tôi. Bất chấp những nỗ lực của bộ phận tôi, Công ty Shofu vẫn cứ suy sụp dần, số nợ ngày một tăng. Vì trong cả công ty, chỉ riêng bộ phận nghiên cứu của tôi là có việc làm. Thời đó là thời đại của ống chân không. Công ty khổng lồ Hitachi bắt đầu nghiên cứu chế tạo ống chân không siêu nhỏ bằng gốm. Họ dự định chế tạo linh kiện này dựa trên các kết quả nghiên cứu của Hoa Kỳ. Nhưng để làm được ra nó thì phải có nơi cung cấp vật liệu. Thế là họ đề nghị Công ty Shofu nghiên cứu tìm tòi. Và thế là cờ lại đến tay tôi. Tôi miệt mài lao vào nghiên cứu nhưng mãi mà không đạt được kết quả. Mặt khác, hướng nghiên cứu của tôi lại trái ngược hoàn toàn với quan điểm của vị phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Kết cục là tôi buộc phải thôi việc, rời khỏi công ty.
     
    QUYẾT KHÔNG CHỊU THUA KÉM NGƯỜI
     
    Biết tôi thôi việc, có một người đã tìm gặp và nói với tôi: ?oAnh nên tiếp tục công việc nghiên cứu. Đừng bỏ dở, uổng lắm. Chúng tôi sẽ lập công ty cho anh.? Năm 1959, Công ty Gốm Kyoto - tiền thân của công ty Kyocera sau này ?" ra đời với số vốn 3 triệu yên. Ở chương sau, tôi sẽ đề cập sâu hơn về quá trình tạo nghiệp này. Nhưng khi được mọi người giúp đỡ - lập công ty để tôi tiếp tục công việc ?" thì nỗi lo bị phá sản cứ ám ảnh tôi: ?oNếu chẳng may thất bại, mình không chỉ bội ước với những người góp vốn lập công ty mà còn đẩy những nhân viên tin tưởng đi theo mình ra đứng đường.? Vì vậy, tôi làm việc không quản ngày đêm. Chính nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi với quyết tâm không để thua kém người khác, Công ty Kyocera chúng tôi dần lớn mạnh và trở thành công ty khổng lồ như hiện nay. Việc một người như tôi - chỉ tốt nghiệp trường đại học hàng tỉnh, thế lực không có, may phúc được thầy giáo giới thiệu mới kiếm nổi việc làm trong một công ty èo uột, suốt ngày ca cẩm chỉ muốn bỏ việc ?" mà lại có thể gây dựng và đứng đầu một công ty khổng lồ như ngày nay, chính là kết quả của những nổ lực không biết mệt mỏi, tiến từng bước, từng bước một cách âm thầm và tinh thần quyết không để thua kém người. Bây giờ nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy điều quan trọng nhất là lúc nào cũng phải có mục tiêu rõ ràng và nỗ lực không ngừng để đạt cho được mục tiêu đã vạch ra. Công ty Kyocera được ca ngợi như một tấm gương về sự thành công, nhưng không vì thế mà chúng tôi phổng mũi huênh hoang, ngược lại vẫn âm thầm nỗ lực, nhờ thế mới có được như ngày hôm nay. Sự trưởng thành của con người là quá trình tích tụ âm thầm, từng bước, từng bước một. Các bạn trẻ! Chắc cũng có những lúc các bạn cảm thấy chán ngấy những gì mình đang học, và tương lai đang chờ mình phía trước mới mờ mịt làm sao. Thực ra đó cũng là điều bình thường, có lẽ ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Riêng tôi khi mới bước chân vào Công ty Công nghiệp Shofu cũng thế. Hồi mới đi làm, suốt ngày giam mình trong phòng nghiên cứu, ngày nào như ngày nấy, quanh đi quẩn lại tôi cứ phải làm một vài công việc lặp đi lặp lại buồn chán, như dùng cái chày bằng đá để trộn hỗn hợp hay quay cối xay nghiền nguyên liệu. Người ta bỏ vào cối những viên bi sắt to nặng. Khi quay cối, những viên bi sắt ấy va vào nhau kêu lộc cộc và nghiền nguyên liệu trong cối. Thời gian đầu, tôi làm những công việc đó một cách miễn cưỡng thụ động. Thế rồi, vào một ngày nọ, hình ảnh một đồng nghiệp lớn tuổi cùng phòng, cũng làm những việc như tôi, suốt ngày dùng chổi lông cọ rửa kỹ lưỡng cối nghiền bỗng đập vào mắt tôi. Những viên bi sắt thường bị sứt mẻ nhiều chỗ. Bột nguyên liệu của mẻ nghiền trước thường bám chặt vào những chỗ sứt đó, phải cọ cho thật sạch. Ông ấy cẩn thận lấy một thanh sắt mỏng dẹt, nhọn đầu, cậy từng tí từng tí một, rồi lấy chổi lông quẹt cho đến khi sạch hẳn mới thôi. Tôi đứng nhìn, trong bụng nghĩ thầm: ?oTốt nghiệp đại học, lại có tuổi rồi mà phải làm cái việc cọ rửa vớ vẩn như thế, không thấy chán sao?? Nhưng khi kiểm tra kết quả thí nghiệm, chỉ riêng tôi là ít khi đạt được kết quả như trông đợi. Tôi rất thất vọng mà không hiểu vì sao. Bất chợt, hình ảnh cặm cụi cọ rửa cối nghiền của bậc đàn anh hiện lên trong đầu tôi, và tôi vỡ lẽ. Thì ra chính cái việc rửa cối nghiền quấy quá cho xong đã làm cho kết quả thí nghiệm của tôi bị sai lệch. Những vụn nguyên liệu từ lần thí nghiệm trước vẫn còn bám trên các viên bi trong cối, mà chỉ cần một chút tạp chất như vậy thôi cũng đủ làm tính chất của gốm thay đổi hẳn. Bậc đàn anh ấy không chỉ cọ rửa kỹ lưỡng mà còn cẩn thận lau chùi dụng cụ bằng chiếc khăn bông sạch tinh luôn giắt bên hông. Té ra là vậy. Ngay cả những công việc tưởng rất tầm thường như cọ rửa dụng cụ thí nghiệm cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, và phải được thực hiện một cách chu đáo. Theo sách vở tài liệu thì quá trình làm gốm rất đơn giản. Chỉ việc trộn đều các loại nguyên liệu, nặn thành hình rồi nung nóng ở nhiệt độ cao và chờ sản phẩm ra lò. Nhưng thực tế thì lại không đơn giản tí nào. Phải vừa làm vừa mày mò. Hỏng lần này làm lại lần khác. Và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại suốt. Chỉ sau khi đã trải qua biết bao công sức khó nhọc và kiên nhẫn bạn mới có thể tìm ra được loại gốm theo ý muốn. Bình thường, người đồng nghiệp lớn tuổi ấy rất ít lời, lúc nào cũng chỉ lẳng lặng chùi rửa, kỳ cọ và lau dụng cụ. Hình ảnh khiêm nhường ấy làm tôi sáng mắt ra nhiều. Chưa hết, bất kể ngày đông tháng giá, lúc nào ông cũng rửa dụng cụ bằng nước lã ở bồn rửa nằm phía sau phòng thí nghiệm. Rửa xong, ông lại dán mắt vào dụng cụ để kiểm tra kỹ càng xem có còn sót lại tí bụi bẩn nào không, rồi mới lấy khăn lau sạch sẽ. Chỉ khi đó ông mới dùng nó vào thí nghiệm tiếp theo. Ngày lại ngày, tôi trộn nguyên liệu, quay cối nghiền và âm thầm lặp đi lặp lại các thí nghiệm. Tuy cố thực hiện nghiêm túc công việc được giao, nhưng trong lòng tôi không tránh khỏi suy nghĩ: ?oTốt nghiệp đại học. Nghiên cứu về gốm. Vậy mà công việc quanh đi quẩn lại chỉ có thế thì không biết cuộc đời mình sau này sẽ ra sao?? Tôi không khỏi lo lắng khi nghĩ đến tương lai, dù vẫn cặm cụi làm công việc nghiên cứu hàng ngày. Thời đó, trong số những người nghiên cứu về gốm như tôi, có rất nhiều người được làm việc ở các công ty lớn, nhiều người được giữ lại trường tiếp tục công việc nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm hiện đại với trang thiết bị tối tân. Ngoài ra, có người xuất sắc còn được nhân học bổng Fulbright, sang Hoa Kỳ nghiên cứu tu nghiệp. Còn cái thân tôi thì ngày nào như ngày nấy, thui thủi một mình trộn nguyên liệu, quay cối nghiền trong cái phòng thí nghiệm tồi tàn của một công ty thua lỗ. Nhiều lúc sốt ruột quá, tôi tự nhủ: ?oCó gắn cả cuộc đời vào chốn này cũng chắc gì đạt được kết quả?. Tâm trạng mòn mỏi chán chường cứ ám ảnh tôi hàng ngày.
     
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    ĐẤU TRANH VỚI TƯ TƯỞNG BẤT AN


    Ngay cả việc học hành, có kiên trì đến mấy mà không thấy được tương lại thì cũng dễ rơi vào tâm trạng thất vọng. Trường hợp của tôi cũng vậy. Trong đầu tôi luôn có hai luồng suy nghĩ. Một là: nếu cứ như thế này mãi thì e rằng mình sẽ thành kẻ vô tích sự cả đời mất thôi. Một luồng suy nghĩ khác: công việc mình đang làm tuy vất vả, tiến từng bước rất chậm chạp y như con sâu đo, và là cả một quá trình tích luỹ âm thầm kéo dài, nhưng một ngày nào đó nhất định sẽ đem lại thành quả to lớn. Những kim tự tháp hùng vĩ ở Ai Cập cũng vậy thôi. Người xưa phải tốn biết bao công sức, ròng rã hàng chục năm trời để chuyển hàng triệu tảng đá khổng lồ, tìm cách xếp chồng lên nhau thì mới xây dựng nên chúng. Những lúc buồn chán, tôi lại phải tự ?olên giây cót? cho mình: ?oKiến tha lâu đầy tổ, mình cứ âm thầm tích luỹ, nhất định sẽ có ngày công việc nghiên cứu của mình đem lại thành quả rực rỡ. Vì vậy, chớ có nản lòng mới được.? Suốt một thời gian dài tôi luôn trăn trở: ?oNên ở lại công ty? Hay nên bỏ đi là hơn?? Vì công ty quá èo uột nên mọi người đã bỏ đi cả. Chính tôi cũng từng muốn bỏ hết mà đi dù biết rằng mình chẳng có nơi nào để đến cả. Trong đầu tôi cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi đáp như thế. Những người ở hoàn cảnh như tôi họ sẽ ?olên hương?? Nhưng nhỡ bỏ đi lại là sai lầm, cuộc đời mình xuống dốc từ đây thì sao? Hơn nữa, biết đâu cứ ở lại và cố gắng thì cho dù công ty có èo uột thật nhưng cuộc đời mình vẫn cứ tốt thì sao? Tóm lại thì ?ođi là đúng hay ở lại là đúng?? ?" tôi thấy điên hết cả đầu. Nhưng rồi tôi cũng xác định được rõ một điều quan trọng: ?oBỏ đi hay ở lại công ty thì cũng thế cả. Nếu ở chỗ nào mình cũng chỉ kêu ca, than thân trách phận chẳng đâu vào đâu thì cuộc đời mình chắc chắn không thể tốt đẹp lên đuợc.? Giờ đây nhìn lại những chặng đường đã qua, một lần nữa tôi càng thấy rõ: thành quả to lớn chỉ có được nhờ vào cả một quá trình nỗ lực không ngừng. Có những lúc ta băn khoăn, trăn trở, có những lúc gian khổ, khó khăn, nhưng không vì thế mà ta lại buông xuôi. Tôi vẫn cần mẫn, chịu khó trong công việc. Có một câu thành ngữ nổi tiếng: ?oBền bỉ là sức mạnh?. Tiếp tục công việc, kiên trì theo đuổi sự nghiệp là điều quan trọng hàng đầu trong cuộc đời. Có một điều mà tôi muốn truyền lại cho thế hệ trẻ - thế hệ đang bắt tay vào công việc, bắt đầu xây dựng cuộc sống. Đó là: Hãy âm thầm nỗ lực. Hãy tiếp tục nỗ lực. Và hãy không ngừng nỗ lực. Nói cụ thể hơn thì hãy xem công việc của mình là trách nhiệm được Trời giao phó. Vì vậy, hãy theo đuổi công việc đó trong suốt cuộc đời. Tôi cho rằng, để sống một cuộc đời có ý nghĩa thì đó là điều cần thiết hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng để có thể theo đuổi và duy trì được nhiệt tình làm việc trong một thời gian dài thì cần phải có những ?o bí quyết? gì? Các bạn hãy thử suy nghĩ cùng tôi. THÍCH THÚ VỚI CÔNG VIỆC LUÔN SUY NGHĨ SÁNG TẠO Điều quan trọng đầu tiên là thấy thích công việc. Trường hợp của tôi thì sao? Như đã kể ở phần trước, tôi thường xuyên kêu ca, chê bai công việc ở công ty đầu tiên mà mình đi làm. Nhưng rồi vì không thể tìm đuợc nơi nào khác để đi cả, tôi đành vùi đầu vào công việc được giao ?" nghiên cứu gốm công nghệ cao. Và dần dần tôi thấy thích thú với công việc nghiên cứu đó. Thật tình thì chuyên ngành của tôi ở đại học là hoá hữu cơ, nên khi được giao đề tài nghiên cứu gốm công nghệ cao, tức là nghiên cứu sang lĩnh vực trái ngành là hóa vô cơ, nên ngay từ đầu tôi đã không thấy thích lắm. Nhưng vì không có nơi nào để ?ochuồn?, hơn nữa công việc lại đòi hỏi gấp nên ?ođành? phải thích vậy. Có điều, tôi đã rất cố gắng để dần dần thấy yêu thích nó. Tôi nghĩ rằng đời người mấy ai có được ?o vận may? là được làm công việc mình yêu thích ngay từ đầu. Khi bước vào đời, đa số đều phải làm những việc không như ý muốn. Thực tế là như vậy. Cho nên để yêu thích công việc, người ta chỉ còn mỗi một cách là tự bản thân mình phải cố gắng, phải nỗ lực. Và việc nỗ lực để ?othấy thích? là điều quan trọng đầu tiên để bạn có thể kiên trì theo đuổi công việc trong suốt một thời gian dài. Nhưng kiên trì không có nghĩa là cứ theo đuổi công việc một cách mơ hồ mà không có mục tiêu rõ ràng nào. Kiên trì có nghĩa là liên tục suy nghĩ và sáng tạo không ngừng. Ngày mai phải tốt hơn hôm nay. Ngày kia phải tốt hơn ngày mai. Phải để tâm sao cho công việc mỗi ngày một tiến lên dù chỉ một chút nhỏ nhoi. Quá trình không ngừng suy nghĩ và sáng tạo như vậy sẽ tạo ra thành quả tuyệt vời. Trong nghiên cứu, trong công việc hay trong sự nghiệp, tôi thường xuyên đặt câu hỏi cho mình: ?oCòn có cách nào tốt hơn nữa không?? Vì thế, từ khi ra trường cho tới nay, trong bất kỳ lĩnh vực nào tôi cũng luôn luôn cải tiến chất lượng. Nhờ thế mà tôi có thể kiên trì theo đuổi lâu dài một công việc và sáng tạo được nhiều thứ trong suốt sự nghiệp của mình. ?o Không ngừng suy nghĩ và sáng tạo mỗi ngày? ?" đó cũng là điều quan trọng thứ hai tôi muốn nói với các bạn.
     
    NIỀM VUI HỒN NHIÊN LÀ LIỀU THUỐC BỔ TRONG CUỘC ĐỜI
     
    Điều thứ ba là hãy sống vui vẻ hồn nhiên. Cũng như việc học hành, quá trình nỗ lực dấn thân vào nghiên cứu và làm việc là quá trình lao động khắc nghiệt không kém gì so với người đi tu hành xác để đạt đạo. Nhưng, nếu suốt ngày chỉ nghĩ đến những cực nhọc trong quá trình khổ luyện đó thì sẽ khó mà theo đuổi được suốt cả năm, cả đời. Vì vậy, vấn đề thiết yếu là phải tìm thấy niềm vui, sự sung sướng trong công việc, trong học tập. Trường hợp của tôi, khi còn nghiên cứu gốm ở công ty èo uột đó, tôi mừng vui khôn tả mỗi khi thí nghiệm có kết quả như trông đợi. Tôi vẫn thường khoái ra mặt mỗi khi được sếp khen ngợi. Chính nhờ những niềm vui nho nhỏ như vậy nên tôi mới có thể tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu suốt chừng ấy thời gian. Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, nó xảy ra vào khoảng thời gian tôi đi làm được chừng hai năm. Khi đó, công việc hàng ngày của tôi là miệt mài phân tích các số liệu thí nghiệm. Cứ mỗi lần kết quả thí nghiệm đúng như dự tính - với những thành phần nguyên liệu như thế này sẽ cho ra vật thể có tính chất như thế ấy ?" là tôi lại vui mừng tột độ. Những lúc như thế tôi luôn nhảy cẫng lên và reo hò thật to. Hồi đó, Phụ tá cho tôi là một thanh niên tốt nghiệp một trường cấp ba nổi tiếng ở Kyoto, nhưng vì lý do kinh tế nên cậu ta không thể học tiếp lên đại học được. Cậu ta giúp tôi đo đạc và so sánh các kết quả thí nghiệm. Mỗi khi thấy tôi nhảy cẫng lên, cậu ta chỉ thản nhiên đứng nhìn. Tuy nhỏ hơn tôi đến vài tuổi, nhưng lúc nào cậu ta cũng có vẻ trầm tĩnh đến lạnh lùng. Một hôm, cậu ta nói với tôi: ?oChẳng hiểu anh là loại người gì nữa??. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: ?oCó chuyện gì thế??. Cậu ấy liền đáp: ?oCứ hơi một tí là anh lại nhảy cẫng lên. Đời một thằng đàn ông không có nhiều niềm vui tới mức phải nhảy lên như thế đâu. Mới có được một chút kết quả thí nghiệm là anh lại sướng như phát rồ ấy. Xin lỗi, tôi không nghĩ loại người như anh lại là sếp của tôi được.? Lời nói của cậu ấy làm tôi lạnh cả xương sống. Tôi đành phải nói với cậu ta: ?oCứ nhìn sự việc bằng con mắt lạnh lùng như cậu thì cuộc đời này tối tăm lắm. Niềm vui sướng đem lại cho tôi niềm tin trong cuộc sống. Cậu cứ nghĩ xem, nếu không có những niềm vui như thế thì làm sao có thể âm thầm nỗ lực và kiên trì làm cái công việc chán ngắt như cái việc nghiên cứu gốm này? Nếu không có niềm vui đó thì thử hỏi liệu có ai chịu dấn thân vào nghiên cứu khi tiền lương thì thấp, tiền thưởng cũng không ở cái công ty èo uột này? Tôi có là loại người như cậu nghĩ thì cũng chẳng sao cả. Tôi chỉ muốn sống lạc quan với những niềm vui dù nhỏ nhoi cũng được. Cậu hiểu không??. Tôi luôn cảm nhận được điều mình nói trong suốt quá trình âm thầm nghiên cứu gốm công nghệ cao. Và cả cuộc đời tôi sau này, tôi luôn luôn vui sướng từ đáy lòng trước mọi thành công dù lớn hay nhỏ. Chính những niềm vui, những cảm xúc như thế có tác dụng như những liều thuốc bổ đem lại niềm tin trong cuộc sống. Các bạn trẻ! Cuộc đời của các bạn sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ theo cách nhìn lạc quan hay bi quan về cuộc sống của bạn.
     
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    THÍCH NƠI LÀM VIỆC


    Như đã nói ngay từ đầu cuốn sách này, nguyên nhân khiến tôi dấn thân vào công việc, cũng như đạt được nhiều sự nghiệp trong hơn 40 năm qua, không có gì khác ngoài sự âm thầm nỗ lực không ngừng. Để làm được như vậy theo tôi cần phải hội đủ ba điều kiện. Đó là phải nỗ lực để thấy thích công việc mình đang làm. Tiếp đến là không ngừng suy nghĩ và sáng tạo. Và cuối cùng là tìm thấy niềm vui và cảm xúc trong công việc. Ngoài ba điều trên, tôi còn nói thêm với mọi nhân viên của Công ty Kyoto hai điều nữa. Đó là ?oThích nơi mình làm việc? và ?oÔng Trời sẽ giúp người nào gắng công?. Lúc mới bước vào đời, công ty đầu tiên tôi đến làm việc là một công ty liên tục thua lỗ, nên muốn thích cũng không thể thích nổi. Tôi phải tự trấn an mình bằng cách cố gắng không để tâm lý chán ghét công ty vương vấn trong đầu. Và khi gạt bỏ đuợc tâm lý đó cũng là bước khởi đầu để tôi thấy thích công việc về sau. Khi không được vào làm việc ở một nơi mình mong muốn, mà phải chọn nơi người ta nhận mình, thì con người ta hay nảy sinh tâm lý đứng núi này trông núi nọ. Thấy cái gì ở trường đó hoặc công ty đó cũng tốt, còn chỗ mình thì cái gì cũng dở. Nhưng điều quan trọng là phải nhanh chóng gạt bỏ và thoát khỏi não trạng ?otôi không sao thích nổi công việc chán ngắt này?, ?otôi không thể thích nổi chỗ làm này? hoặc ?otôi không thích học ở trường này?. Thoát khỏi đuợc não trạng thái đó thì cuộc đời ta mới có thể có những thay đổi to lớn. Nếu ai đã từng phải nỗ lực đến tột cùng và trăn trở đến tột cùng về một việc nào đó thì sẽ hiểu đuợc điều tôi nói: ?oÔng Trời sẽ giúp người nào gắng công?. Khi đề ra mục tiêu để nỗ lực phấn đấu, người ta thường tự chất vấn và tự trả lời. Đại thể là ?oMuốn đạt được thì phải làm như thế nào??, hay ?oMình làm như thế đúng hay sai??. Thông thường do không tìm được lời giải, người ta hay rơi vào tâm trạng lo lắng, lúng túng. Trong tình cảnh đó, nếu không chán nản hoặc buông xuôi giữa chừng mà vẫn tiếp tục trăn trở, nỗ lực tột cùng để tìm lời giải thì nhất định sẽ có một sức mạnh dường như bất chợt hiện ra, nâng đỡ và thúc đẩy mình đi tới. Đó chính là ?otâm ngôn? phát ra từ đáy lòng của các bạn. Và sức mạnh đó chính là món quà, là lời giải đáp mà ông Trời ban cho những ai đã và đang nỗ lực đến tột cùng. SỐNG HẾT MÌNH MỖI NGÀY. Từ khi còn trẻ, tôi vẫn luôn tự nhủ: Phải thường xuyên suy nghĩ, trăn trở và sáng tạo trong công việc. Cùng một thí nghiệm thì hôm nay phải hơn hôm qua. Và ngày kia phải hơn ngày mai? Bao giờ tôi cũng cố gắng dụng công hơn, sáng tạo hơn mỗi khi bắt đầu một thí nghiệm mới: ?oHôm qua mình đã thế này. Hôm nay, mình sẽ thử cách khác, công phu hơn xem sao. Chắc chắn dữ liệu sẽ đầy đủ hơn và kết quả sẽ tốt hơn.? Ngày nay tôi đắm chìm vào công việc. Thế nhưng tôi chưa bao giờ lập ra một ?okế hoạch dài hạn? nào cho mình. Kể từ khi mới ra đời cho đến giờ, Công ty Kyocera chưa bao giờ có một kế hoạch dài hạn nào hết. Trong giới kinh doanh, người ta thường khuyên nhau: ?oHãy lập kế hoạch kinh doanh trong 5 năm hoặc 10 năm?. Nhưng trường hợp của tôi thì khác. Từ trước tới nay tôi chỉ sống bằng những mục tiêu ngắn hạn. Phương châm của tôi là ?oCố gắng hết mình cho ngày hôm nay?. Vì sao vậy? Bởi vì dù có lập ra một kế hoạch to tát vĩ đại, nhưng nếu không thực hiện đúng được như kế hoạch thì người ta dễ rơi vào tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Đôi khi còn khiến họ thối chí và buông xuôi đầu hàng. Nguy cơ đó khiến cho suy nghĩ trở nên tiêu cựa. Vì thế, tôi bao giờ cũng chỉ lập kế hoạch rõ ràng cho một ngày và cố gắng hết mình đạt được mục tiêu đã đề ra trong ngày ấy. Tôi thường xuyên bị người ta hỏi: ?oVì sao ông không lập kế hoạch dài hạn??. Đối với tôi, cách sống của tôi là: hãy cố gắng hết mình cho ngày hôm nay thì sẽ nhìn thấy ngày mai. Cố gắng hết mình cho tháng này thì sẽ nhìn thấy tháng sau. Cố gắng hết mình cho năm nay thì sẽ nhìn thấy năm sau. Vì vậy, tôi sống hết lòng cho ngày hôm nay - để không ân hận ?" hơn là cứ phải trằn trọc, trăn trở cho những việc chưa diễn ra trong 5 năm sau hay 10 năm sau. Tôi tuân theo và thực hành tâm niệm này suốt 40 năm trời, và chưa khi nào thấy chán nản trong công việc. Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hy vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ ước mà thôi. Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả. Chỉ có thể đi lên bằng đôi chân của chính mình và bằng sức lực của chính mình. Đừng ảo tưởng sẽ có con đường đi tắt, đừng ảo tưởng sẽ có thủ đoạn chớp cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực. Phương pháp tốt nhất thực hiện giấc mơ là tiến từng bước, từng bước chắc chắn như con ốc sên trên con đường thực hiện giấc mơ. Đọc đến đoạn này, có lẽ các bạn trẻ sẽ kêu lên rằng: ?oBước từng bước như lời ông khuyên thì có mất cả đời cũng chưa chắc đã đi hết một con đường?. Không, không phải như các bạn nghĩ đâu. Trên thực tế, quá trình tích tụ từng bước, từng bước sẽ tạo ra hiệu quả cấp số nhân như thể có phép thần vậy. Chính những thành quả nhỏ nhoi sinh ra nhờ nỗ lực âm thầm mỗi ngày sẽ kéo theo những thành quả và nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thấy nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới. Đó là một phương pháp xác thực để biến giấc mơ trong học tập, trong thể thao hay trong công việc thành hiện thực.
     
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG BA
    KHÔNG QUÊN TRI ÂN NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG


    ?oTrong số các bạn trẻ, có nhiều bạn hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề trước mắt. Nhưng cố mãi mà vẫn chưa có kết quả. Tuy vậy, các bạn hãy thử nỗ lực đến tột cùng - tới mức không thể nỗ lực hơn được nữa ?" xem sao. Nếu đã cố gắng được đến như vậy thì thế nào cũng tìm được lời giải tuyệt vời như thể món quà mà ông Trời ban tặng. Và nhất định sẽ xuất hiện những người hiểu và thừa nhận sự nỗ lực của bạn.? CÂU CHUYỆN THÀNH LẬP CÔNG TY KYOCERA Tôi đã kể cho các bạn về những khó khăn, những vấp váp trong quá trình nghiên cứu gốm làm vật liệu chế tạo ống chân không cho Công ty Hitachi, về việc tôi phải ra đi do đối lập ý kiến với ông phó giám đốc phụ trách kỹ thuật mới lên chức. Người ta đơn phương ra quyết định với tôi: ?oĐề tài nghiên cứu này vượt quá khả năng của anh. Hãy đứng sang một bên để nhường chỗ cho người khác.? Và tôi rời khỏi công ty. Nếu có ở lại thì cũng không thể biến giấc mơ thành hiện thực vì người ta có chịu hiểu cho mình đâu. Nghe tin tôi rời công ty, toàn bộ nhân viên dưới quyền do tôi đảm trách kéo đến phòng ở của tôi trong khu tập thể công ty. Họ đồng thanh nói: ?oChúng tôi cũng sẽ thôi việc để đi với anh?. Không ai chịu nghe theo lời khuyên của tôi là nên ở lại để tiếp tục công việc. Đến cả cấp trên của tôi, ông Aoyama Masaji cũng nói với tôi: ?oTôi cũng thôi việc theo cậu. Tôi sẽ tìm nguồn vốn, thành lập công ty mới để cậu tiếp tục nghiên cứu.? Ông Aoyama đến gặp hai người bạn đồng học thời còn là sinh viên khoa Công nghiệp trường đại học Kyoto. Đó là ông Nishieda Ichie và ông Majikawa Tamotsu. Cả hai ông đều đang giữ trọng trách trong Công ty Sản xuất Bảng điện Miyaki Denki. Ông Aoyama ra sức thuyết phục hai ông bạn. Mặc dù họ không mấy tin tưởng (?oChúng tôi chẳng biết cái cậu Inamori ấy giỏi giang đến mức nào, nhưng giỏi thì giỏi chứ mới 26, 27 tuổi đầu thì làm nên trò trống gì?), nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý. Họ còn kéo được cả ông Miyaki Otoya, giám đốc Công ty Miyaki Denki cùng bỏ vốn ra lập công ty cho tôi. Để đưa công ty vào hoạt động, cần phải có vốn đầu tư thiết bị như lò nung điện, cần vốn mua nguyên liệu, cần vốn lưu động? Số vốn đó lên tới cả 10 triệu yên. Thời đó, mười triệu yên là khoản tiền rất lớn, nằm ngoài khả năng của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải vay ngân hàng. Để vay ngân hành thì phải có tài sản thế chấp. Ông Nishieda ?" phó giám đốc Công ty Miyaki Denki, bạn đồng học và là người được ông Aoyama thuyết phục ?" mang luôn căn nhà đang ở làm tài sản thế chấp ngân hàng. Vì tôi - người mà ông ấy chưa từng gặp ?" và vì công ty mới ông ấy dám chấp nhận rủi ro không biết chừng mất hết cơ nghiệp. Tôi nghe kể lại, khi đem chuyện thành lập công ty ra bàn với vợ, ông Nishieda nửa đùa nửa thật: ?oNày bà nó ơi. Bà chuẩn bị tinh thần ngôi nhà bị phát mãi đấy nhá??. Tức thì vợ ông ấy vừa cười vừa đáp lại: ?oBiết làm sao được. Đàn ông các anh đã phải lòng nhau thì cái gì mà chẳng mang cho nhau hết??. Nhờ những tấm lòng hào hiệp giúp đỡ, tôi ra độc lập được. QUA LÒ LUYỆN IBM ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG TY HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI Công ty Gốm Kyoto ra đời ngày 1 tháng 4 năm 1959 với hai mươi tám nhân viên. Trụ sở công ty là một nhà kho đi mượn. Tôi đặt tên công ty là Gốm Kyoto (Kyoto Ceramics) vì Kyoto là thành phố nổi tiếng trên thế giới, không ai không biết. Hơn nữa, tôi nghĩ nếu sau này có làm việc với các công ty ngoại quốc thì cái tên đó sẽ làm họ dễ nhớ. Chức giám đốc công ty tôi nhờ ông Miyaki, giám đốc Công ty điện Miyaki, đảm nhận giúp. Ông Aoyama làm phó giám đốc. Còn tôi làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Trên thực tế, tôi được giao toàn quyền nắm công ty. Ngay từ năm đầu tiên, chúng tôi đã làm ăn có lãi. Điều này hoàn toàn bất ngờ đối với cả ông Miyaki và ông Nishieda - người đã thế chấp căn nhà đang ở cho ngân hàng để vay tiền lập công ty. Vì cả hai ông đều cho là nhanh nhất cũng phải mất vài năm, công ty mới ăn nên làm ra được. Có kết quả này là nhờ tinh thần làm việc quên mình của tất cả mọi người. Khi công ty mới ra đời, tôi luôn phải trăn trở với nỗi bất an trong lòng: ?oNếu mình thất bại, trước hết tất cả anh em tin mình, đi theo mình sẽ phải ra đứng đường.? Vì thế nên tôi dốc sức làm việc như điên, kết quả này là ngay năm đầu tiên công ty đã có lợi nhuận. Vào năm 1960 ?" năm sau khi công ty Gốm Kyoto ra đời - chất bán dẫn transistor được thế giới sự dụng rộng rãi để chế tạo những bộ phận chính yếu trong các sản phẩm điện tử như radio, tivi? Công ty Kyocera chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu gốm để chế tạo các linh kiện cho những bộ phận quan trọng ấy. Thế là chúng tôi nhận được hàng loạt đơn đặt hàng từ các công ty Microelectronics Hồng Kông, Fairchild Hoa Kỳ? Năm 1965, linh kiện rod ceramics (dùng sản xuất linh kiện kháng trở) của Công ty Gốm Kyoto được Công ty Instrument Texas Hoa Kỳ chọn sử dụng vào việc chế tạo máy điện toán lập trình cho tàu vũ trụ Apollo. Như vậy, sản phẩm do chúng tôi sản xuất được sử dụng trong chương trình thám hiểm vĩ đại: đưa con người lên Mặt Trăng. Năm 1966, chúng tôi nhận được một đơn đặt hàng khổng lồ từ Công ty IBM, họ đề nghị cung cấp 25 triệu bảng vi mạch Substrate (IC board). Với đơn hàng này, doanh số của công ty Gốm Kyoto chúng tôi tăng vọt. Từ 500 triệu yên lên đến 10 tỷ 50 triệu yên một năm. Thế nhưng yêu cầu của IBM về quy cách tiêu chuẩn, độ chính xác của sản phẩm chặt chẽ gấp mười lần so với quy cách và độ chính xác của công ty chúng tôi. Khó khăn đầu tiên khi thực hiện đơn hàng này là trong tay chúng tôi còn chưa có những thiết bị đo lường tinh xảo đến như thế. Tuy vậy, chúng tôi không bỏ cuộc. Tôi suy nghĩ thế này: năng lực kỹ thuật của công ty tôi lúc đó chưa cao, vì thế sản phẩm do công ty chúng tôi sản xuất khó mà lọt qua nổi quá trình kiểm định hết sức chặt chẽ của IBM. Nhưng sau này, khi trình độ kỹ thuật được nâng cao thì chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề. Và như vậy thì đến một lúc nào đó, trình độ kỹ thuật của Công ty Gốm Kyoto sẽ được thừa nhận ngang với trình độ thế giới. Hơn nữa, mặt hàng bảng vi mạch IC mà chúng tôi nhận sản xuất lại chính là linh kiện nằm trong sản phẩm chiến lược của IBM dưới tên gọi ?oSystem- 360?. Thử nghĩ xem: Công ty Máy tính hàng đầu thế giới IBM đặt hàng cho một công ty Nhật Bản, để sản xuất một linh kiện cơ bản trong bộ phận chính cho sản phẩm chiến lược của mình! Vấn đề ở chỗ IBM không đặt hàng một công ty lớn mà lại chọn Gốm Kyoto - vốn chỉ là một công ty nhỏ ở Nhật Bản. Điều này chứng tỏ các công ty Hoa Kỳ chọn bạn hàng không phụ thuộc vào quy mô và tiếng tăm, mà cứ có đủ năng lực kỹ thuật thì một công ty dù nhỏ họ cũng đặt hàng. Các công ty Hoa Kỳ đánh giá khả năng một công ty dựa trên trình độ kỹ thuật hiện tại chứ không dựa vào bề dày lịch sử của công ty theo kiểu Nhật Bản. Để đáp ứng đơn đặt hàng, tôi quyết định đầu tư đầy đủ các thiết bị máy móc cần thiết và tự mình đứng ra trực tiếp chỉ đạo mọi mặt. Cũng vào tháng 5 năm ấy, tôi nhận chức giám đốc công ty. Khi đó tôi mới 34 tuổi. Và công ty thành lập mới được tám năm. Sau khi nhận chức giám đốc, tôi vẫn tiếp tục ở ngay trong khu tập thể của nhà máy Shiga. Hàng ngày, không quản sớm tối, nhiều đêm thức trắng, tôi vùi đầu trong công việc. Ba tháng trôi qua. Năm tháng trôi qua, thời gian trôi đi vùn vụt. Cuối cùng chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đúng theo quy cách tiêu chuẩn được yêu cầu. Chúng tôi giao lô hàng đầu tiên gồm 200 ngàn sản phẩm cho khách hàng. Thế nhưng, lô hàng đó bị trả lại toàn bộ vì không lọt qua được quá trình kiểm định chặt chẽ của IBM. Tôi lại bắt đầu nghiên cứu làm lại từ đầu.
     
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    ĐÃ CẦU TRỜI PHÙ HỘ CHƯA?
    Chuyện xảy ra vào một ngày nọ. Lúc đó, khoảng hai giờ sáng. Tôi vẫn còn ở lại nhà máy. Tôi đi quanh các bộ phận để động viên công nhân làm việc. Bất chợt, tôi thấy một nhân viên kỹ thuật đứng khóc trước lò nung điện. Tôi lại gần hỏi nguyên do. Anh ta trả lời: Không sao ổn định được nhiệt độ lò nung, nên các mẻ sản phẩm ra lò luôn bị sai lệch so với quy cách. Tôi bèn bảo: ?oThôi hãy về nghỉ đi. Hôm nay tạm thế đã?. Nhưng thấy anh ta có vẻ chưa thuận, tôi hỏi: ?oThế trước lúc nung, cậu đã cầu Trời khấn Phật chưa?? Thực ra, tôi muốn khuyên anh ta: đến nước phải ?ocầu Trời Phật phù hộ độ trì? tức là chỉ còn cách cố nữa, cố đến cùng mà thôi. Thế rồi, sau một hồi lẩm bẩm nhắc lại lời khuyên của tôi: ?oCầu Trời khấn Phật chưa? Cầu Trời khấn Phật chưa?? anh ta gật đầu và đáp: ?oTôi hiểu, thưa giám đốc. Tôi sẽ làm lại lần nữa?. Và anh ra làm lại từ đầu. Lặp đi lặp lại suốt quá trình như vậy, cuối cùng chúng tôi đã khắc phục được các vấn đề nan giải. Trong công việc cũng như trong học tập, có nhiều người chỉ mới cố gắng một chút mà không thấy kết quả là chán nản bỏ ngang giữa chừng. Nếu như vậy thì đừng mong làm được đều gì. Phải kiên trì, phải nhẫn nại, phải cố gắng đến mức không thể cố hơn được nữa mới thôi. Nhiều người càng không thành công lại càng làm ẩu làm tả, rồi kết quả chưa đâu đã vội hài lòng. Họ là những người hay phải hối hận: ?oBiết thế thà mình cứ chịu khó và cố gắng thêm một chút thì đâu đến nỗi này?. Cái khác nhau giữa người thành công và người thất bại là ở chỗ đó. Bảy tháng sau khi nhận đơn hàng, IBM gửi thông báo cho chúng tôi biết: Sản phẩm Công ty Kyocera được chấp nhận đạt quy cách yêu cầu của IBM. Nhưng bắt đầu từ đây mới là cuộc chơi chính. Phải giao một khối lượng khổng lồ 25 triệu sản phẩm đúng thời hạn cho khách hàng. Nhà máy hoạt động hết công suất. Công nhân làm việc ba ca. Không có ngày nghỉ, kể cả nghỉ đón năm mới, nghỉ lễ Bon (1). Cuối cùng, chúng tôi hoàn thành khối lượng sản phẩm, kịp thời hạn giao hàng. Nhìn chuyến hàng cuối cùng chất lên xe tải rời nhà máy, trong lòng tôi dấy lên một niềm tự hào: Khả năng của con người thật là vô hạn. Với khát vọng mãnh liệt phải hoàn tất công việc bằng mọi giá, với nỗ lực không biết mệt mỏi, chúng tôi đã biến điều không thể thành có thể. Nhờ được tôi luyện qua cái lò của một công ty hàng đầu thế giới, niềm tin có thể đạt được mục tiêu trong mọi tình huống đã hình thành vững chắc trong tôi và không có gì có thể lay chuyển được. Thông tin về việc IBM đánh giá cao sản phẩm vi mạch (IC board) của Công ty Kyocera chúng tôi và sử dụng chúng để việc chế tạo các máy tính chủ lực nhanh chóng lan khắp trong ngoài nước. Không bao lâu sau, nhiều hãng điện tử Nhật Bản kéo đến công ty chúng tôi đặt hàng. Nhờ thế mà Công ty Kyocera phát triển nhanh chóng. Năm 1971, công ty tham gia thị trường chứng khoán. Mười hai năm sau ngày thành lập, chúng tôi đường hoàng gia nhập nhóm các công ty hàng đầu thế giới. 1.: Lễ hội Bon truyền thống kéo dài vài ngày, vào khoảng rằm tháng 7 âm lịch, nay được tổ chức vào 15-8. Thời gian này người Nhật thường về quê viếng mộ người thân, treo các đèn ***g chỉ đường cho các linh hồn, làm cỗ cúng và thưởng thức điệu nhảy đặc biệc có tên là bon odori.KHIÊU CHIẾN VỚI TẬP ĐOÀN KHỔNG LỒ NTT Năm 1983, xu hướng tự do hóa ngành viễn thông diễn ra ở Nhật Bản, biểu hiện qua việc tư nhân hóa Công ty điện thoại điện tín nhà nước Denden Kosha (hiện nay là NTT). Trong bối cảnh đó, tại cuộc họp của hội đồng quản trị Công ty Kyocera, tôi đề nghị các thành viên chấp thuận dự án thành lập Công ty điện thoại Dainhi Denden. Tôi yêu cầu hội đồng quản trị cho phép tôi được sử dụng 100 tỷ trong số 150 tỷ yên tiền vốn mà công ty Kyocera đã tích lũy được kể từ khi thành lập. Việc thò chân vào lĩnh vực thông tin viễn thông khi đó bị coi là hành động khiêu chiến vô vọng với NTT. Nhưng hội đồng quản trị Kyocera chấp thuận đề xuất của tôi - bằng cách thành lập Công ty Điện thoại Dainhi Denden (hiện nay là KDDI). Ở Nhật Bản thời đó, công ty nhà nước Denden Kosha độc quyền thị trường điện thoại quốc nội. Vì thế, giá cước điện thoại khá đắt so với mặt bằng giá cước trên thế giới. Mọi người đều hy vọng với sự xuất hiện của công ty điện thoại mới sẽ có sự cạnh tranh và như vậy giá cước điện thoại sẽ rẻ đi nhiều. Nhưng không ai dám lập ra một công ty điện thoại mới vì mức độ rủi ro quá lớn khi phải đương đầu với công ty nhà nước khổng lồ Denden Kosha. Chính vì thế, tôi quyết định đứng ra ?o khiêu chiến?. Mặc dù vậy, trước một đối thủ có doanh số hàng năm lên tới 40.000 tỷ yên, tổng số nhân viên 330 ngàn người, sở hữu hệ thống hạ tầng thiết bị từ thời Minh Trị và mạng lưới cáp thông tin có ở khắp mọi miền Nhật Bản thì không ai không ngán ngại. Trong khi Kyocera chúng tôi dù đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, nhưng doanh số hàng năm vào thời điểm đó mới chỉ là 2.200 tỷ yên, tổng số nhân viên cũng chỉ có 11 ngàn người. Thế mà, chúng tôi lại quyết định lập ra công ty điện thoại mới để cạnh tranh thì chẳng khác nào ?ochâu chấu đá xe?. Đó là chưa kể chúng tôi hoàn toàn ?omù tịt? về lĩnh vực thông tin viễn thông. Chuyên môn của bản thân tôi là Hóa ứng dụng, đương nhiên là kẻ nghiệp dư trong công nghệ thông tin. Một người như vậy lại đòi đương đầu với ông độc quyền nhà nước khổng lồ thì có khác gì Đông Ki-sốt đòi vung ngọn giáo cổ lỗ đánh nhau với cối xay gió. Trong tình cảnh đó, để bắt đầu công cuộc lớn lao như vậy thì phải có ý chí, động cơ và mục đích thật cao cả mới lay chuyển được lòng người. Đêm nào cũng như đêm nào, tôi luôn thao thức trước khi ngủ, tự chất vấn lòng mình: Động cơ lập công ty điện thoại mới của mình có trong sáng thật không? Tâm địa mình có thật sự ?othiện? không? Hay chỉ vì mình muốn chơi trội? Muốn được lưu danh? Có thực sự vì lợi ích của người dân hay chỉ là nói miệng thế thôi?... Suốt nửa năm trời, kể cả những lúc trở về nhà sau bữa rượu tàn, tôi vẫn cứ lặp đi lặp lại trong lòng những lời tự vấn như vậy. Chỉ sau khi biết chắc lòng mình, ý chí mình gây dựng sự nghiệp này hoàn toàn vì lợi ích của người dân, vì lợi ích của xã hội và không mảy may dao động, tôi mới quyết định đặt chân vào con đường này. Quyết tâm của tôi được rất nhiều nhà kinh doanh ủng hộ. Năm 1984, tôi thành lập Công ty Điện thoại Dainhi Denden. Và chẳng bao lâu sau, làn gió tự do hóa thiết bị thông tin di động - tức là điện thoại gắn trên xe ôtô thời đó, và ngày nay là điện thoại di động ?" tràn tới, tôi đề xuất dự án ?oTiến thẳng sang điện thoại di động? trong cuộc họp hội đồng quản trị của Dainhi Denden.
     
    MOBILPHONE THƯƠNG HIỆU ?oAU? Từ thuở bắt đầu kinh doanh chất bán dẫn với các công ty Hoa Kỳ, khi phát minh ra tổ hợp vi mạch IC Package, tôi đã linh cảm thấy việc thu nhỏ linh kiện bán dẫn tính cao nâng cao sẽ sớm thành hiện thực. Tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa sẽ xuất hiện loại điện thoại di động kích thước nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Tuy vậy, thời đó chưa có nơi nào trên thế giới thành công trong lĩnh vực điện thoại di động (điện thoại gắn trên xe ô tô). Vả lại, Công ty Dainhi Denden của tôi cũng mới đi vào hoạt động ổ định. Vì thế, kế hoạch tiến sang lĩnh vực điện thoại di động do tôi đề xướng hầu như bị mọi thành viên trong hội đồng quản trị phản bác. Chỉ có một thành viên duy nhất tán đồng kế hoạch của tôi. Tôi nói với người đó: ?oKhông ai chấp thuận cả. Chỉ có tôi và anh. Dù vậy, chúng ta vẫn cứ làm?. Và thế là chúng tôi bắt tay vào việc phát triển điện thoại. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động au - hiện KDDI đang thực hiện ?" đã bắt đầu như vậy đấy. Rốt cuộc, Bộ Bưu chính cũng cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Dainhi Denden chúng tôi. Lúc ấy, ngoài chúng tôi ra còn có một công ty nữa cũng xin Bộ Bưu chính cấp phép tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trước tình hình đó, bộ Bưu chính quyết định phân chia thị trường dành cho các công ty mới tham gia ?" không bao gồm NTT ?" thành hai Tokyo làm trung tâm) và khu vực Tokai (lấy thành phố Nagoya làm trung tâm). Vùng thị trường thứ hai là các khu vực còn lại không thuộc vùng thứ nhất. Chọn vùng thị trường nào trở thành vấn đề thương lượng căng thẳng giữa Dainhi Denden và công ty mới kia. Bởi vì giữa hai vùng thị trường có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là vùng thị trường thứ nhất, còn được gọi là ?ovùng vành đai Thái Bình dương? nối thủ đô Tokyo và thành phố Nagoya. Các thành phố lớn nhất Nhật Bản đều tập trung ở vành đai này và mọi nhu cầu tiêu dùng cũng dồn cả vào đây. Có thể nói, vùng thị trường thứ nhất là vùng có nhu cầu lớn nhất. Lẽ dĩ nhiên, Công ty Dainhi Denden chúng tôi muốn dành được quyền cung cấp cho vùng thị trường thứ nhất này. Nhưng đối thủ của chúng tôi cũng muốn như vậy. Kết quả là chẳng ai chịu ai. Trước tình hình ấy, tôi phải đi đến một quyết định đầy khó khăn là chấp nhận nhường vùng thị trường thứ nhất cho đối thủ. Tại cuộc họp nghe thông báo kết quả thương lượng, các thành viên tham dự - bao gồm rất nhiều người đứng đầu các công ty hàng đầu Nhật Bản, những người đã ủng hộ và cùng góp vốn lập ra Công ty Dainhi Denden ?" đã nhao nhao đứng lên khiển trách tôi bằng những lời lẽ năng nề. Họ nói: ?oCó một cái bánh bao thì phần nhân thịt ngon lành anh để đối thủ cướp mất. Chỉ còn cái vỏ mà anh cũng mang về và bắt chúng tôi phải xơi hả? Thế là thế nào??. Tuy vậy, về sau bằng những nỗ lực quên mình, tôi vẫn kiên quyết cho triển khai Công ty Điện thoại Di động Kansai Cellular ?" sử dụng phương thức thông tin vô tuyến. Chúng tôi đứng hàng đầu trong số các công ty mới tham gia thị trường. Tiến đến, chúng tôi còn hợp nhất với IDO ?" chính là đối thủ được nhường phần thị trường béo bở nhất. Hiện nay, với thương hiệu au, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ điện thoại di động tuyệt vời cho người tiêu dùng Nhật Bản. Thương hiệu điện thoại di động au của chúng tôi đang tranh đua vị trí nhất nhì với thương hiệu docomo của NTT.
    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 08/07/2006
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CỎ DẠI CŨNG CÓ ĐỨC HIẾU SINH Qua kinh nghiệm kinh doanh hai công ty Kyocera và KDDI, có một điều tôi thường nói với các nhà khởi nghiệp trẻ tuổi. Và tôi cũng muốn truyền đạt điều ấy đến mọi bạn trẻ sẽ gánh vác xã hội trong tương lai. Đó là, vạn vật trên cõi đời này đều phải nỗ lực hết mức để tồn tại. Như những cây cỏ dại mọc ở ven đường - đến cái tên cũng không được người đời nhớ tới ?" cũng đang nỗ lực để sống. Những cây cỏ dại ấy, tuy mọc lên giữa vết nứt trên đường nhựa, bị thiêu đốt bởi cái nóng ngày hè, nhưng nó vẫn nỗ lực vượt qua chỗ chật chội, thoát khỏi nóng bỏng để nở hoa, kết hạt. Một nhánh cỏ dại cũng biết chịu đựng hoàn cảnh để tồn tại. Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta tồn tại được cũng là nhờ sự nỗ lực của từng nhánh, từng nhánh cỏ dại mọc lên từ khe nứt trên mặt đường nhựa như vậy. Động vật, kể cả côn trùng cũng thế. Để sống còn, tất cả đều phải nỗ lực hết mình. Nỗ lực không phải là điều gì đặc biệt cả. Nỗ lực là lẽ đương nhiên để tồi tại. Trong học tập, trong công việc nhiều khi nỗ lực rồi mà vẫn không thành công. Những lúc đó, nếu chúng ta thử tiếp tục cố gắng, cố gắng đến mức tối đa mà vẫn không thành thì sau đó có phải bỏ cuộc mới không ân hận. Nhưng nếu đó là kết quả của sự nỗ lực nửa vời thì thế nào cũng có lúc các bạn phải hối hận và thất vọng: ?oBiết vậy mình gắng thêm chút nữa thì đâu đến nỗi này?. Không có gì vô nghĩa bằng cuộc đời của những người suốt đời chỉ biết có ?olẽ ra?? hay ?obiết thế?? Trong mọi cảnh ngộ, dù có bất lợi đến đâu đi nữa cũng phải nỗ lực tối đa. Tôi muốn khẳng định với các bạn: ?oNỗ lực tối đa? là điều kiện tiên quyết để chúng ta sống tồn tại được trên trái đất này. Bất kể kết quả là thế nào, miễn là các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng? Và đó chính là sức mạnh của Tự nhiên. HỌC CÁI GÌ Ở TRƯỜNG? ?oĐiều quan trọng nhất đối với trẻ em là học cái gì ở trường. Theo tôi, có lẽ là học cách sáng tạo, học cách nỗ lực và học cách sống làm người. Các em hãy tìm gặp những người tốt bày bảo cho mình những điều như vậy. Và hãy mở ra cuộc đời tuyệt vời cho chính mình.? TẠI SAO LẠI MẮNG HỌC TRÒ? Có hai chuyện từ hồi học cấp I đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu. Chuyện thứ nhất xảy ra trong giờ học môn xã hội. Thầy giáo đặt câu hỏi: ?oEm nào biết, vì sao gạo của tỉnh Kagoshima ta lại có mặt ở các tỉnh khác trên đảo Kyushu?? Thường ngày, cứ ngồi vào lớp là đầu óc tôi chỉ mong sao chóng ta trường, chạy ù ra sông câu cá cùng bạn bè. Chẳng mấy khi tôi chú ý nghe giảng bài. Chẳng hiểu làm sao, hôm ấy tôi lại quan tâm đột xuất, hướng lên bảng nhìn thầy giáo. Và câu hỏi của ông thầy chui tọt vào tai tôi. Tôi thầm nghĩ: ?oDễ như thế mà cũng hỏi?. Tôi giơ tay xin trả lời. Thấy đứa học trò lười học, hiếm khi nào xin phát biểu nay lại giơ tay, thầy giáo ngạc nhiên, nhưng ông cũng cho phép tôi. Tôi đứng dậy và dõng dạc nói: ?oThưa thầy, đó là vì tỉnh ta thừa gạo ạ?. Chưa kịp ngồi xuống tôi đã nghe tiếng thầy giáo quát: ?oTrả lời vớ vẩn. Dốt đặc.? Tôi bàng hoàng, chẳng hiểu vì sao lại bị mắng. Sau đó, thầy giải thích một thôi một hồi rồi kết luận: ?oVì tỉnh ta thừa gạo nên đem bán cho các tỉnh xung quanh?. Nếu câu hỏi là ?o Em nào biết vì sao tỉnh ta thừa gạo?? thì đã đi một nhẽ. Đằng này, câu hỏi là ?oVì sao gạo tỉnh ta lại có cả ở các tỉnh lân cận?? thì câu trả lời của tôi ?oLà vì tỉnh ta thừa gạo? không thể nào sai. Bình thường, không có chuyện gì thì tôi cũng đã không muốn học rồi. Lại thêm cái chuyện tôi vừa kể ra đây, khiến cho tâm trạng tôi càng thêm buồn chán. TÁC PHẨM TRONG DỊP NGHỈ HÈ. Một chuyện nữa mà tôi không sao quên được xảy ra vào thời chiến, khi tôi mới học lớp bốn. Nhà trường ra bài tập thủ công trong dịp nghỉ hè. Bạn bè trong lớp đều có tác phẩm của mình. Có đứa còn đi thu thập côn trùng làm tiêu bản. Tôi thì chẳng nghĩ ra được điều gì. Có muốn vận dụng kiến thức đã học để làm cũng không được, vì tôi hầu như chẳng để tâm học hành trên lớp. Một ý tưởng bất chợt loé lên trong đầu tôi. Thử làm dụng cụ đo chiều cao vật thể xem sao? Những lúc đi chơi với bạn bè sau núi, vui đùa với nước trên dòng sông nhỏ, đã nhiều lần tôi muốn có một dụng cụ đo độ cao để biết cây cổ thụ này hay mỏm đá chót vót kia cao tới mức nào. Thế rồi, tôi vào rừng chặt tre, ôm cả bó mang về. Tôi thông mắt tre làm ống ngắm giống như ống kính viễn vọng. Gắn miếng xen-luy-lô vào trong lòng ống và khắc vạch chuẩn, tiếp đến tôi làm cái giá đỡ ba chân, đặt ống tre lên giá và gắn cố định. Đó là cái dụng cụ đo độ cao mà tôi làm trong dịp hè. Cách đo như sau: để dụng cụ đo cách vật thể định đo khoảng hai chục mét, rồi cắm một cái cọc cao khoảng một mét bên cạnh vật thể ấy. Sau đó chỉnh ống ngắm. Khi ngắm, thấy vật thể tương đương với vạch chuẩn nào trong lòng ống thì sẽ suy ra được chiều cao của vật thể ấy. Đó là tôi ứng dụng kiến thức tỷ lệ đã học ở trường. Tôi đắc ý mang tác phẩm đến trường, trong bụng nghĩ thầm: ?oĐây là một phát minh quan trọng. Có thể đo được chiều cao của mọi vật?. Thoạt nhìn thì dụng cụ của tôi không có gì bắt mắt cả. Chỉ là một đoạn tre, được gắn trên cái chạc ba chân bằng keo dán. Thầy giáo mới hỏi: ?oCái gì thế này?? Tôi đáp: ?oĐây là dụng cụ có thể đo được chiều cao của bất cứ vật gì đấy ạ.? Thầy giáo hỏi tiếp: ?oĐo như thế nào??. Tôi bèn giải thích: ?o Chỉ cần đặt dụng cụ cách xa vật định đo. Nhìn qua ống ngắm là biết được chiều cao của vật thể đó ạ.? Bất ngờ, cái ống ngắm gắn với đế ba chân bằng keo bán bong ra, rơi xuống lăn lốc. Cả lớp cười ầm lên, còn tôi ngượng chín cả mặt. Trong lúc tôi luống cuống cầm ống tre lên định gắn lại thì thầy giáo bồi thêm một đòn nữa. Ông mắng: ?oĐồ dốt nát. Thế này mà cũng đòi đo chiều cao à?? Đối với tôi, nó là tác phẩm đắc ý nhất. Vậy mà thầy chẳng cần biết đầu đuôi sự việc ra sao đã vội dè bỉu chê bai. Tôi tức quá, chỉ muốn thét lên: ?oThưa thầy, em đã phải bỏ biết bao công sức mới làm ra được nó?? Của đáng tội, cái ?ocao trắc kế? tôi làm không thể nào đo được chính xác chiều cao vật thể. Vì muốn đo được thì phải vận dụng toán hàm số, lượng giác. Chứ không chỉ bằng công thức tỷ lệ như tôi vẫn tưởng. Nhưng vì mới học lớp bốn, chưa học về hàm số, lượng giác nên tôi không biết là chỉ dùng tỷ lệ thì không đo được. Lẽ ra thầy giáo phải biết cách động viên học trò mới phải. Nếu như, lúc đó thầy nói với tôi: ?oInamori có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tác phẩm của em rất hay. Nhưng nó không thể đo chiều cao của vật thể được. Cần phải có thêm kiến thức về lượng giác mới có thể làm được dụng cụ này. Khi nào lên cấp hai, các em sẽ được học những kiến thức đó. Tuy vậy, thầy cũng khen ngợi em?? thì có lẽ tôi đã phấn khởi mà học hành nghiêm chỉnh sẽ không phụ lòng thầy. Bây giờ, nói lại chuyện này, tôi muốn nói với các thầy cô giáo là nếu cứ vùi dập sự sáng tạo và nỗ lực của học trò ngay từ mầm mống như thế, thì không những không khơi dậy được tài năng tiềm ẩn ở trẻ em, mà còn làm thui chột tài năng của chúng.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    COI TRỌNG TÍNH SÁNG TẠO


    Ở đây tôi không định bàn về thực trạng giáo dục trong nhà trường Nhật Bản. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh với các bạn là phải coi trọng tính sáng tạo. Phần lớn những điều mà các bạn học được ở trường là tiếp thu và vận dụng kiến thức. Bản thân sự học đó không phải dở. Đầu óc trẻ em tiếp thu trí thức mới như bọt biển hút nước. Chúng trưởng thành và vào đời nhờ những tri thức có được đó. Tuy nhiên, sẽ rất phiến diện nếu đánh giá năng lực của học trò mà chỉ dựa trên kết quả những bài kiểm tra ở trường. Vì những bài thi hầu như chỉ nhằm kiểm tra xem khả năng thuộc lòng kiến thức của học sinh đến đâu. Phải chăng, với bảng thành tích học tập loại ưu ở trường, khi ra ngoài xã hội thì cuộc đời người đó sẽ suôn sẻ? Tôi đánh giá con người trên cơ sở coi trọng khả năng, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - nói cách khác là khả năng tư duy, sáng tạo sau khi vào đời - chứ không dựa vào bảng thành tích tốt xấu trong học tập. Thuộc lòng kiến thức mới chỉ là một mặt trong năng lực tuyệt vời của một con người. Nhưng thuộc lòng chưa phải là tất cả. Vấn đề là ở chỗ vận dụng vô số kiến thức đã thuộc ấy vào cuộc sống như thế nào? Tức là đòi hỏi tính sáng tạo. Lẽ dĩ nhiên, tôi không có ý chê bai những tài năng thuộc dạng tiếp thu tri thức. Nhưng, theo thiển nghĩ của tôi thì tri thức là những gì mà người ta đã biết. Không thể mở ra thời đại mới nếu chỉ dựa vào những điều đã biết. Cái mà xã hội cần là gì? Chính là tính sáng tạo dựa trên tri thức và thông tin. Nước Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ hai, nếu lùi xa hơn về quá khứ thì là nước Nhật Bản kể từ công cuộc Minh Trị Duy Tân, luôn luôn theo đuổi một nền giáo dục thiên về tri thức. Nền giáo dục đó tuy không sản sinh ra được thiên tài, nhưng cũng đào tạo ra được nhiều người ưu tú. Trên cơ sở tiếp thu tri thức Âu - Mỹ, nền giáo dục đó đã đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao mặt bằng dân trí trên khắp đất nước Nhật Bản. Nhìn lại quá trình học tập của bản thân mình trong những năm tiểu học, trung học, trung học phổ thông và đại học, tôi cũng thấy rất rõ đặc điểm của nền giáo dục Nhật Bản trong thời gian qua. Đó là buộc học sinh phải ganh đua nhồi nhét kiến thức càng nhiều càng tốt và đánh giá năng lực học sinh theo tiêu chí ?ohọc thuộc lòng?. Nhưng thời đại sắp tới có lẽ sẽ không có chỗ cho một nền giáo dục ?obắt chước người?, hoặc học theo người đi trước. Mà thời đại mới - một thời đại không thể dự báo trước điều gì ?" đòi hỏi phải có một nền giáo dục đặt trọng tâm vào việc dạy cho người học biết cách vận dụng tri thức trong cuộc sống như thế nào và đánh giá năng lực của học sinh theo tiêu chí ấy. KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI NHẬT Tôi đang điều hành ?oQuỹ Inamori? Hàng năm, Quỹ Inamori tổ chức trao tặng giải thưởng quốc tế - Giải thưởng Kyoto ?" cho những nhà khoa học xuất sắc. Công ty Kyoto của chúng tôi phát triển được như ngày nay là nhờ công lao của biết bao người trong xã hội. Là người nắm giữ phần lớn cổ phần của Công ty Kyoto, tôi có được một tài sản khổng lồ không thể ngờ tới. Để tỏ lòng biết ơn với đời, để trả ơn cho đời, tôi quyết định lập ra Giải thưởng Kyoto. Tính đến năm 2004, Giải Kyoto vừa tròn 20 tuổi. Giải Kyoto dành cho ba lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ Tiên tiến, Khoa học Cơ bản, và Tư tưởng - Nghệ thuật. Ngoài ra, khi bình xét giải, thì ngoài khả năng chuyên môn, chúng tôi còn chú trọng tới nhân cách của các ứng viên. Giải Kyoto gồm một tấm Huy chương gắn hồng ngọc và ngọc bích lấp lánh do công ty chúng tôi chế tác. Đi kèm với Huy chương là một khoản tiền mặt trị giá 50 triệu yên. Trong số các giải thưởng quốc tế trên thế giới thì Giải Kyoto do tôi đề xướng là giải thưởng được đánh giá cao không thua kém giải Nobel. Các nhà khoa học trên thế giới thuộc đủ mọi lĩnh vực đều mong ước đoạt được giải này. Quá trình lựa chọn người đoạt giải được tổ chức ra sao? Hàng năm, ban tổ chức giải thưởng gửi hàng ngàn thư đề nghị giới thiệu cho các chuyên gia nổi tiếng của từng lĩnh vực ở Nhật Bản và khắp nơi trên toàn thế giới. Người ta giới thiệu các ứng viên cho ban tổ chức. Các ứng viên được xét chọn qua ba bước. Bước bình chọn của Ủy ban Chuyên môn. Bước bình chọn của Ủy ban Thẩm tra. Và bước bình chọn của Ủy ban Trao Giải Kyoto. Ba bước bình chọn này thường mất cả năm trời. Cuối cùng là việc quyết định người đoạt giải. Từ trước tới nay, hầu hết các nhà khoa học được Giải Kyoto đều là những người có kết quả nghiên cứu đầy sáng tạo và đi trước thời đại. Nhưng hầu hết người được Giải lại không phải là người Nhật Bản. Người ta thường nghĩ Giải Kyoto là giải thưởng của Nhật Bản thì đương nhiên đa số người nhận giải sẽ phải là người Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, với việc xét chọn công bằng, người được nhận giải phần lớn là người Mỹ và người các nước khác. Chỉ cần nhìn vào kết quả tuyển chọn của Giải Kyoto, tôi nhận thấy với nền giáo dục ở Nhật Bản như hiện nay thì khó lòng nuôi dưỡng được tính sáng tạo trong học sinh. Các nước Âu- Mỹ, nhất là Mỹ, đang sản sinh ra những tài năng kiệt xuất đến mức so về tính sáng tạo thì Nhật Bản không là gì cả. Thực tế là các giáo sư hàng đầu Nhật Bản trong Ủy ban Thẩm định vẫn thường nói với tôi: ?oMột sự thực đáng buồn là người Nhật Bản chúng ta không thể so sánh được với người Mỹ về khả năng sáng tạo.? HÃY SUY NGHĨ VỀ MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG Theo tôi thấy, trẻ em ở Mỹ được hưởng một nền giáo dục hướng vào phát triển nhân tính hơn nhiều so với trẻ em Nhật Bản. Trẻ em ở Mỹ được tự do phát triển cho đến hết cấp ba. Thời gian từ cấp một cho đến hết cấp ba là khoảng thời gian mà trẻ em Mỹ có thể thong thả suy tính về mục tiêu cuộc đời mình. Nói cách khác, đó là thời gian cho chúng suy nghĩ về nguyện vọng: Lớn lên mình sẽ làm gì? Sau khi xác định được mục tiêu ?omình sẽ làm gì?, chúng bước chân vào đại học và bắt đầu thu thập một cách quyết liệt những học vấn cơ bản cần thiết cho việc đạt mục tiêu đã định. Thực tế cũng cho thấy, sinh viên Mỹ nào cũng đều có ý thức rõ ràng về mục đích cuộc đời và tập trung tiếp thu những trí thức liên quan tới mục tiêu đó. Về điểm này, trong các trường học ở Nhật Bản, không ai nói rõ ràng cho các em biết quá trình học phổ thông là quá trình để các em xác định mục tiêu trong cuộc đời mỗi người. Tuy vậy, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, học sinh nhất thiết phải có cơ hội, phải có thời gian để suy nghĩ về khả năng của mình trước khi bước vào đời. Chúng phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi và phải được giúp đỡ để tự trả lời: Mình sẽ làm gì, sẽ trở thành con người thế nào? Cuộc đời mình nên như thế nào thì tốt?... Trên cơ sở ý thức rõ mục tiêu của mình, bước sang thế kỷ 21, tính sáng tạo càng trở nên cấp thiết đối với Nhật Bản. Bởi vì nếu so với Hoa Kỳ, Nhật Bản là một quần đảo, và không được thiên nhiên ưu đãi cho một chút tài nguyên nào cả. Cho tới nay, Nhật Bản đã thành công đưa trên việc tiếp thu thật nhiều tri thức, vận dụng tri thức để phát triển các ngành kỹ thuật cao, sản xuất loạt các sản phẩm công nghiệp tuyệt vời nhất thế giới với giá thành rẻ và xuất khẩu sang các nước khác. Nhưng từ nay về sau, ngành chế tạo Nhật Bản chắc chắn phải di dời các căn cứ sản xuất sang các nước đang phát triển để hạ chi phí sản xuất. Và khi đó, ở Nhật Bản chỉ còn lại một thứ tài sản duy nhất, đó là nguồn lực. Vì thế vấn đề tối quan trọng là phải làm thế nào để sử dụng một cách năng động và sáng tạo nguồn nhân lực này! Điều tôi lo lắng nhất là nếu nền giáo dục cứ cản trở tính sáng tạo của lớp trẻ như hiện nay, thì đến một lúc nào đó, Nhật Bản sẽ trở thành một đất nước gồm toàn những người không biết vận dụng tri thức vào việc gì cả. Bây giờ vẫn còn kịp. Tôi mong các bạn phải lưu tâm, phải ý thức rõ ràng và phải phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo của bản thân mình. Tôi cũng mong các nhà giáo - những người dẫn đường cho lớp trẻ - hãy thực thi một nền giáo dục nâng cao tính sáng tạo của học sinh. Khi suy nghĩ về tương lai của Nhật Bản, từ đáy lòng mình, tôi hy vọng chúng ta sẽ nuôi dưỡng được lớp trẻ trở thành những con người phát huy được tính sáng tạo một cách tuyệt vời.
     
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CÓ DÁM HỌC LẠI HAY KHÔNG?


    Ở trường học thường có đủ loại học sinh, có em học giỏi, có em học kém. Tôi vốn là đứa không hứng thú học hành ngay từ những năm tiểu học. Bài tập về nhà tôi cũng chẳng buồn ngó tới chứ đừng nói gì tới ôn tập hoặc chuẩn bị bài trước giờ lên lớp. Vì tôi mải chơi nên kết quả học tập ghi trong sổ liên lạc vô cùng kém cỏi. Nhưng khi lên cấp hai, tôi bắt đầu nghiêm túc học tập. Tôi học lại kiến thức cơ bản của môn toán ?" môn mà tôi dốt nhất - từ chương trình lớp bốn. Bởi vì không thể xây căn nhà vững chắc nếu nền móng yếu. Vun đắp nền tảng cơ bản là quá trình học tập âm thầm, thường khiến học trò chán nản. Hơn nữa, chắc không ít bạn cười tôi chỉ vì thấy tôi lên học cấp hai rồi mà vẫn phải học lại kiến thức toán lớp ba. Tuy nhiên, tôi thường tự hỏi tại sao mình không thích môn toán? Khi hiểu rõ là vì hổng kiến thức từ những năm cấp một, tôi quyết tâm học lại từ đầu. Những thay đổi sau này của cuộc đời tôi có thể nói chính là nhờ việc học lại môn toán từ đầu như vậy. Trên thực tế, từ môn học bị tôi ghét nhất, môn toán trở thành môn sở trường của tôi, là cơ sở để tôi theo học đại học khoa tự nhiên. Về sau, nó còn liên quan tới cả việc lập ra Công ty Kyocera ?" chuyên tạo ra kỹ thuật cao. LÚA NGẮN NGÀY VÀ LÚA DÀI NGÀY Con người ta cũng có hai loại, giống như cây lúa ngắn ngày và cây lúa dài ngày vậy. Nghĩa là có người phát triển nhanh, có người chậm phát triển. Trong quá trình học tập ở trường, người thuộc loại ?olúa ngắn này? thường đạt thành tích tốt ngay từ đầu. Còn người thuộc loại ?olúa dài ngày?, trong lúc người ?olúa ngắn ngày? đã có kết quả tốt thì mình vẫn chưa phát huy được đầy đủ khả năng, vẫn cứ lẹt đẹt sau người ta. Tôi cho rằng, việc hổng kiến thức cơ bản từ lớp dưới dẫn tới tình trạng dù có chăm chỉ học tập ở lớp trên nhưng vẫn không theo kịp chương trình. Bản thân tôi, tuy đã lên cấp hai nhưng vẫn quyết định học lại toán cấp một cũng do xuất phát từ suy nghĩ mình thuộc loại lúa dài ngày, nếu quyết tâm học lại nội dung chương trình cấp một, thì thành tích học tập vẫn cải thiện được. Ở Mỹ, ngay cả ở bậc đại học, người ta vẫn có chương trình dạy lại cho những người thuộc loại lúa dài ngày. Trong khi đó ở Nhật Bản, con đường phát triển hầu như được quyết định ngay từ những năm cuối cấp hai dựa trên bảng điểm tổng kết. Nết là tôi thì tôi sẽ nói với em học sinh rằng: Đừng vội nản lòng. Hãy nỗ lực từ bây giờ và sẽ không bao giờ là muộn cả. Trong số các bạn, có lẽ cũng có nhiều người chán nản vì cho rằng có cố cũng không khá được. Tôi nghĩ hơi khác. Các bạn thử xem lại mình xem: có bị hổng kiến thức không? Và hổng kiến thức năm nào? Khi đã biết rõ, thay vì dằn vặt trăn trở, các bạn hãy học lại kiến thức cơ bản xem sao. Cũng có bạn sẽ cho rằng còn thời gian đâu để học lại nữa. Nhưng chính những nỗ lực âm thầm đó sẽ ra hoa kết quả sau này. Cuộc đời tôi, nhờ học lại kiến thức cơ bản nên thành tích học tập được cải thiện và tạo ra con người tôi như ngày nay. Các bạn trẻ - những người sẽ gánh vác xã hội tương lại - nếu quyết tâm bắt đầu từ bây giờ thì sẽ không bao giờ muộn. Cho dù phải đi đường vòng, nhưng tôi vẫn muốn khuyên các bạn hãy trở về vạch xuất phát và làm lại từ đầu. HÃY Ý THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC Có một vấn đề mà trong quá trình học tập, tôi mong các bạn trẻ đừng bao giờ quên. Đó là nâng cao nhân tính trong bản thân mình. Tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở đoạn sau. Trước hết tôi muốn nói với các bạn: Nhận xét có giá trị nhất về một người là ?oNgười đó bản tính tốt?, ?oCon người đó tốt?. Nhân tính còn quan trọng hơn cả việc có kiến thức hay có tính năng động, sáng tạo trong mỗi cá nhân. Tôi nghĩ các bạn đang giai đoạn cắp sách đi học đều biết: không nơi nào khó chịu và bất an hơn ở lớp học nếu trong lớp có những kẻ chuyên ăn hiếp, bắt nạt bạn bè. Ngoài xã hội cũng vậy nếu đâu đâu cũng chỉ thấy những kẻ cứ mở miệng ra là nói xấu người khác. Ngược lại, nếu ở trường học cũng như ngoài xã hội toàn những người tốt, luôn có tinh thần giúp đỡ tương trợ lẫn nhau thì ai ai cũng đều vui vẻ học hành và làm việc. Tôi muốn các bạn hãy phấn đấu trở thành những người tốt như vậy. Tôi hy vọng, sẽ có rất nhiều em nghe theo lời khuyên của tôi, tự mỗi em sẽ cố gắng rèn luyện sức sáng tạo, nâng cao tính sáng tạo. Nhưng nếu chỉ biết nỗ lực để phát huy tính sáng tạo cho riêng mình, chỉ biết làm theo ý thích của mình, không đoái hoài tới người xung quanh thì cuộc đời cũng sẽ không xuôi thuận. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: song song với những nỗ lực cá nhân còn phải nâng cao thêm nhân tính ở bản thân mình nữa. Muốn vậy, cần phải học một thứ nữa. Đó là học Đạo đức. Ở các trường học hiện nay, hầu như không có giờ học Giáo dục Đạo đức. Và cả trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta cũng hiếm khi nghe thấy hai từ Đạo đức. Phải chăng vì dị ứng với từ này hay sao mà nhiều người muốn tránh nó? Trên thực tế, tôi cảm thấy các bạn trẻ hiện nay phần lớn đều không dành thời gian để suy nghĩ về Đạo đức, kể cả trên phương diện cá nhân. Nhưng tôi cho rằng ngay từ bây giờ việc nghiêm túc xem xét lại vấn đề Đạo đức trở thành vấn đề rất quan trọng đối với nước Nhật Bản sau này. Bởi vì - cứ nhìn lại lịch sử là thấy rõ - bất kỳ một quốc gia nào, một xã hội nào nếu ý thức về đạo đức của người lãnh đạo, của người dân sinh sống ở đó bị xao nhãng thì ắt hẳn đất nước đó, xã hội đó sẽ điêu tàn, trị an rối loạn và sức mạnh cũng mất. Ngược lại, nếu ý thức về đạo đức của mọi người ở đó cao thì cho dù trong một thời điểm nào đấy, đất nước đó còn nghèo nàn về kinh tế nhưng nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nhật Bản hiện đang đứng trước khúc quanh. Từ một nước bại trận, đổ nát sau chiến tranh, nhưng nhờ tinh thần hợp lực và làm việc quên mình của mọi người dân nên Nhật Bản đã tạo ra bước phát triển kỳ diệu. Nổi bật nhất là về kinh tế. Trên lĩnh vực xe hơi hay điện máy gia dụng, các xí nghiệp Nhật Bản đã tạo ra những kỹ thuật và sản phẩm tuyệt vời, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế toàn cầu. Những linh kiện điện tử có tính năng cao do Nhật Bản chế tạo và cung cấp cũng đang góp phần to lớn vào công cuộc tạo ra xã hội thông tin hoá cao độ, xã hội điện toán. Ngoài ra, cùng với phát triển của ngành cơ khí chế tạo thì các ngành cung cấp dịch vụ như tín dụng và lưu thông cũng trưởng thành vượt bậc. Từ một nước bại trận, nhờ sự nỗ lực nghiêm túc và quên mình của mọi người dân nên Nhật Bản có được những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế tới mức cả thế giới phải trầm trồ thán phục. Hiện nay, tuy là một quần đảo nhỏ bé nhưng Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Yếu tố mang đến sự phát triển ở Nhật Bản trong thời gian qua, không có gì khác ngoài đức tính cần cù chịu khó, tinh thần vươn lên trong từng người dân Nhật Bản trên cơ sở nền tảng Đạo đức. KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ ĐẤT NƯỚC ĐIÊU TÀN Vậy thì Đạo đức là cái gì? Theo suy nghĩ của tôi thì Đạo đức là chuẩn mực xét đoán để người ta phân biệt được điều tốt, điều xấu trong cuộc sống. Nhờ có lòng nhiệt huyết, lòng kiên nhẫn, ý chí vươn lên và sức chịu đựng được thúc đẩy bởi những suy nghĩ đúng đắn mang tính người của người lao động, nên nước Nhật bại trận trong chiến tranh đã hoàn tất việc khôi phục lại đất nước trên cơ sở ngành chế tạo sử dụng kỹ thuật siêu việt. Dù có sức mạnh kỹ thuật đến mấy, nhưng nếu con người sử dụng kỹ thuật ấy không có lương tâm đạo đức thì làm sao có cảnh ai ai cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt làm việc quên mình được. Và như thế cũng đồng nghĩa với việc không thể thắng trong cuộc cạnh tranh trên trường quốc tế. Điều tôi vô cùng lo lắng là trong nền giáo dục kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai ở Nhật Bản, người ta đã không dạy cho trẻ em những gì thuộc về Luân lý, thuộc về Đạo đức - trụ cột nâng đỡ sự phát triển của Nhật Bản. Tôi nghĩ rằng điều đó, chính là hậu quả nặng nề mà cuộc chiến tranh dù đã kết thúc cách đây cả nửa thế kỷ vẫn còn để lại ở Nhật Bản. Trong xã hội Nhật Bản hiên tại, những tội ác trước kia không ai có thể tưởng tượng nổi thì nay xảy ra hàng ngày, tội phạm trong tầng lớp thanh thiếu niên ngày một tăng, xã hội đang đi vào con đường điêu tàn. Tôi cho rằng đó là vì trong khi giàu lên về kinh tế thì tinh thần của người Nhật Bản đang ngày một nghèo đi. Cái tạo nên sự phong phú về mặt tinh thần chính là Đạo đức. Tiêu chuẩn để phân biệt điều tốt, điều xấu là nền tảng căn bản của Đạo đức. Nó bắt đầu từ những việc rất đỗi bình thường đối với con người ta ?" không được làm điều ác, điều xấu. Thế mà ở trường học, ở gia đình, những quy tắc sống cơ bản với tư cách là con người như vậy cũng không ai dạy, người ta tiếp tục lẩn tránh. Nếu thế thì có lẽ không bao lâu nữa, hai từ Đạo đức sẽ trở thành những từ chết. Trong một xã hội như vậy, ý thức về cái thiện, cái ác trong mỗi con người sẽ mất đi. Khi đó, xuất hiện đầy rẫy những kẻ chuyên cướp bóc, giết người ?" mà trước đây ai cũng biết đó là điều ác thì giờ đây nhiều người lại làm ngơ: ôi dào, chuyện bình thường ấy mà, có gì đâu phải lo lắng. Tôi lo rằng, cứ theo đà này thì xã hội sẽ biến thành địa ngục. Ngay đến thế giới loài vật cũng còn có các quy tắc rõ ràng. Đó là trí tuệ tự nhiên đã hình thành sau biết bao triệu năm. Đến loài thú cũng còn hiểu được theo bản năng, rằng nếu vi phạm các quy tắc ấy thì bản thân chúng, con cái chúng khó lòng tồn tại nổi. Trong xã hội loài người nếu chúng ta không học và không bảo vệ những quy tắc tối thiểu thì từng cá thể con người sẽ làm theo ý thích bừa bãi của mình. Một khi đã rơi vào tình trạng ấy thì xã hội càng ngày càng điêu tàn, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên đều xấu đi và đến một lúc nào đó, nhân loại sẽ đứng trước nguy cơ tồn vong. Ví dụ, cứ cho là đã bắt đầu lại việc Giáo dục Đạo đức từ bây giờ thì để một đứa trẻ trưởng thành cũng phải đợi mất hai mươi năm. Trong thời gian chờ đợi đó, nếu đạo đức của người Nhật Bản có mỏng dần đi, thì tôi cũng không lo sợ lắm. Nhưng đã đến lúc không thể chậm trễ thêm được nữa. MONG MUỐN TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ ÍCH Vậy, các bạn - những người đọc cuốn sách này ?" các bạn nhận thức ra sao về vấn đề Đạo đức? Nói tới Đạo đức thì người ta thường liên tưởng ngay tới một cái gì đó vừa nghiêm khắc vừa cứng nhắc. Nhưng thứ Đạo đức mà tôi suy nghĩ và trình bày ở đây là thứ Đạo đức rất đơn giản, hãy chỉ làm việc tốt, đúng với tư cách một con người, được biểu hiện qua những suy nghĩ và hành động rất đương nhiên, vốn phổ biến ở bất cứ đâu trên thế giới này. Ví dụ như ?okhông dối trá?, ?ophải thành thật?. ?okhông làm ảnh hưởng tới người xung quanh?, ?ocó lòng tốt với mọi người?. Chính vì đó là những gì cơ bản nhất của con người nên nhiều người coi đó là tiêu chuẩn phân biệt giữa thiện và ác trong bản thân mình. Vả lại, vì đó chính là thứ Đạo đức bộc trực và tự nhiên, nên nó sẽ trở thành tiêu chuẩn Đạo đức có sức bao dung mà ở đâu cũng chấp nhận được trong thế kỷ 21 này. Ví dụ, chàng thanh niên nhìn thấy một cô gái xinh đẹp, trong lòng liền nảy ra suy nghĩ ?oGiá cô ấy để ý tới mình thì hay biết mấy?. Suy nghĩ của anh ta là một thứ tình cảm hết sức tự nhiên của con người, vậy mà trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, ở các trường học Nhật Bản, trong giờ Giáo dục Tu thân, người ta đã coi sự luyến ái như thế là một thứ tình cảm độc hại. Tôi nghĩ rằng Giáo dục Tu thân theo cách đó không thể coi là giáo dục Đạo đức theo nhân tính của con người được. Lẽ ra, tính luyến ái có tác dụng nâng cao bản thân phải được thừa nhận là Đạo đức. Điều quan trọng đặc biệt trong lương tri có sẵn ở con người từ xưa tới nay là luôn suy nghĩ vì người khác. Thế giới ngày nay cần những thứ đạo đức như ?omuốn làm điều gì có ích cho người xung quanh?, ?omuốn làm gì đó cho người, cho đời?. Lẽ dĩ nhiên, dù có tấm lòng thông cảm với nỗi đau của người đời hoặc vì lợi ích xã hội, nhưng nhiều khi người ta không thể làm theo ý nguyện ngay được. Tuy vậy, vấn đề mấu chốt là kiên trì theo đuổi ý nguyện đó. Nếu nỗ lực thực hiện ý nguyện ?omuốn giúp ích cho đời? thì nhất định sẽ đến một ngày ý nguyện đó sẽ trở thành hiện thực. Tôi muốn các bạn trẻ - những người gánh vác thế giới sau này ?" hãy xác định lý tưởng cho mình, hãy hướng tới nó và hãy nỗ lực thực hiện lý tưởng đó. Hoặc tối thiểu cũng phải luôn luôn suy nghĩ sẽ nỗ lực thực hiện nó. Được như vậy thì nhân tính trong bản thân bạn sẽ được nâng lên, tương lai của bạn cũng như tương lại của nhân loại nhất định sẽ tốt đẹp.
     
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG NẢN LÒNG TRƯỚC VẬN ĐEN


    ?oTrong cuộc đời, lòng nhiệt tình và phương pháp tư duy còn trọng hơn cả năng lực. Giả dụ, có người năng lực tuy yếu nhưng luôn suy nghĩ cần phải làm việc gì đó cho mọi người và luôn nỗ lực không ngừng, thì người đó nhất định sẽ đạt được thành quả hơn hẳn người có năng lực nhưng cách tư duy sai lầm và thiếu nỗ lực. Các bạn đừng bao giờ nản chí nếu thấy rằng năng lực của mình yếu. Việc tư duy đúng và nỗ lực không mệt mỏi sẽ nuôi dưỡng bạn trưởng thành.? MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI ?" TÂM HỒN CAO THƯỢNG Tôi là người sáng lập Công ty Kyocera và nuôi dưỡng nó trong suốt hơn 40 năm. Đến nay, Kyocera đã trở thành một công ty khổng lồ. Và một công ty khác, Công ty Dainhi Denden do tôi lập ra sau đó - hiện nay là công ty KDDI- cũng trở thành công ty lớn. Ngoài ra, tôi còn được rất nhiều trường đại học trao danh hiệu Tiến sĩ danh dự, được nhiều đoàn thể và quốc gia trao giải thưởng và huân chương cao quý. Phải chăng tôi là một vĩ nhân? Không, không phải như vậy. Các bạn nên nhớ rằng: những người nổi tiếng được cả thế giới thừa nhận là vĩ nhân thật ra đều là những con người rất đỗi bình thường. Mục đích cuộc đời của tôi ở chỗ: Phải trở thành người tốt. Người tốt là người có tâm hồn cao đẹp. Tâm hồn cao đẹp và luôn quan tâm tới người khác. Đối với tôi, việc luôn quan tâm đến người khác là điều rất quan trọng. Người luôn quan tâm đến người khác nói một cách khác là người có lòng nhân hậu. Mục đích cuộc đời tôi là trở thành người có tâm hồn cao đẹp, có lòng nhân hậu, luôn quan tâm đến người khác. Có nhiều người muốn trở thành tổng giám đốc công ty lớn, muốn trở thành tỷ phú? Nhưng, ở góc độ ý nghĩa cuộc sống, mục đích sống, thì những ước muốn như thế hoàn toàn không có một chút giá trị nào. Đứng ở góc độ làm người thì cuộc đời chỉ có giá trị khi người đó đã trở thành con người tuyệt vời đến độ nào. Đó cũng là lý do mà giới tự nhiên, vũ trụ và Thần Phật mang đến biết bao thử thách cho chúng ta. Những thử thách đó không chỉ là những hoạn nạn hay bất hạnh mà còn là sự thành công nữa. GIAN NAN RÈN LUYỆN MỚI THÀNH NHÂN Thời trẻ, biết bao lần tôi gặp thất bại và nản chí. Nhưng, cũng có người thành công rất sớm và cuộc đời luôn thuận buồm xuôi gió. Ví dụ, trong giới kinh doanh mạo hiểm (venture business) có không ít người thành lập công ty từ rất sớm, niêm yết cổ phần trên sàn giao dịch và mới ngoài 30 tuổi mà đã có tài sản lên tới hàng trăm tỷ yên. Người ngoài nhìn vào thì nghĩ: anh ta sao mà sung sướng thế. Nhưng, đối với những người trong cuộc như anh ta thì sự thành công cũng là một thử thách. Mà thử thách đó là do ông Trời mang lại. Và ông Trời muốn biết con người anh ta thay đổi ra sao trước thử thách đó. Con người thường ngạo mạn và xa hoa vì gặt hái thành công và có địa vị từ quá sớm. Nhưng có vay thì có trả. Sự thành công thường là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng, chỉ tiêu đúng mức, tính toán chi li, không hoang phí. Tuy vậy, sau những thành công thì con người hay dành nhiều tiền bạc và thời gian vào các thú vui, chơi bời? Ngoài ra, mới vừa thành công đã lên mặt huênh hoang. Như thế thì thành công cũng chỉ đến trong phút chốc. Đến cả tài sản và địa vị phải vất vả lắm mới có được, cũng sẽ biến mất lúc nào không hay. Và cuộc đời sẽ trở nên bi đát. Thà rằng đừng sớm thành công và nếu như tiếp tục nghiêm túc trong công việc và cuộc sống thì đâu đến nỗi? Hối hận thì đã muộn. Những ví dụ như trên thì vô vàn, kể ra không hết.
     
    CHẤP NHẬN ĐỐI ĐẦU VỚI THỬ THÁCH Tôi cũng có kinh nghiệm tương tự. Câu chuyện xảy ra trong lần hội lớp tiểu học, tổ chức ở tỉnh Kagoshima. Tôi có đến tham dự. Vả lại trước đó bạn bè đã nhắn tin: ?oCậu phải đến nhé, mọi người ai cũng mong gặp lại cậu đấy.? Ngày hội lớp, mọi người kéo đến đông vì bạn bè đều muốn gặp và hỏi chuyện tôi - một người được coi là thành đạt trong sự nghiệp. Các bạn tôi mỗi người mỗi vẻ. Có người thì làm công ăn lương, sắp về hưu. Có người thì kinh doanh cửa hàng. Bạn bè gặp lại nhau mừng mừng rỡ rỡ. Những lời thăm hỏi những câu chuyện về quá khứ thật rôm rả vui vẻ. Trong không khí đó, có một người - từng là lớp trưởng, đỗ vào trường trung học mà tôi trượt - nhắc lại câu chuyện từ thuở đi học. ?oCó một lần, tớ mặc đồng phục đang trên đường đến trường thì gặp cậu đi ngang qua. Cậu chẳng nói chẳng rằng, chỉ lườm tớ một cái rồi đi thẳng. Đến tận bây giờ, tớ vẫn không thể quên được cái trừng mắt như giận dữ, ghen tức của cậu lúc đó.? Tôi thì chẳng nhớ gì cả. Có lẽ cũng có chuyện đó thật. Vì lúc đó tôi đang trong tâm trạng buồn chán. ?oTại sao số mình lại đen thế này? Vì sao mình toàn gặp những điều không may thế này? Thi lần nào cũng trượt?? Vì thế việc tôi ghen tức với bạn tôi - học giỏi, đỗ vào trường tốt ?" là chuyện có thật. Về sau, tôi có nghe anh kể lại, sau khi học lên trung học Kagoshima, nhà anh bị trúng bom cháy sạch, gia cảnh tan nát. Thời đó, trẻ mồ côi do chiến tranh đầy rẫy, ở khu phố nào cũng đều có các băng nhóm trẻ bụi đời. Anh tham gia vào một băng, làm điều xấu, từ đánh lộn đến lừa đảo, trộm cắp. Cuộc đời chẳng đâu vào đâu. Thế rồi, may sao như anh nói: ?oMình tỉnh ngộ vì nhận ra, nếu sống như thế mãi thì cuộc đời hỏng mất. Mình bắt tay làm lại từ đầu. Nhờ thế mới có ngày hôm nay.? Thành công nhỏ nhoi thời niên thiếu khiến cho cuộc đời anh đảo lộn. Chắc các bạn đã hiểu điều tôi muốn nói thông qua câu chuyện của con người và sự việc cụ thể. Đó là trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là dù có thành công sớm thì cũng đừng vì thế mà vội hài lòng, vỗ ngực huênh hoang. Ngược lại, trước hoạn nạn hay thất bại cũng đừng vì thế mà buông xuôi, đầu hàng. Tất cả những thứ thành công, hoạn nạn, thất bại đều là những thử thách do Trời Phật mang lại. Và thiện ý của Trời Phật là muốn chúng ta hãy vượt qua mọi thử thách và hãy tiếp tục cuộc sống. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng là thái độ của chúng ta trước thất bại và thành công ra sao? Việc chấp nhận thử thách, không ngừng nỗ lực vượt qua thử thách cũng đồng thời là quá trình hoàn thiện bản thân. GƯƠNG TÔI LUYỆN TRONG THỬ THÁCH Tôi thường nghĩ, con người ta khi mới sinh ra ai cũng như viên đá thô. Theo thời gian, nhờ được rèn giũa mới trở thành người có nhân cách giống như viên ngọc quý tỏa sáng. Vậy ta phải rèn giũa bản thân như thế nào? Có một người để các bạn có thể tham khảo. Đó là ông Saigo Takamori (1), một nhân vật có vai trò quan trọng trong công cuộc Minh Trị Duy Tân. Saigo Takamori là một nhân vật lịch sử mà tôi rất khâm phục. Thuở nhỏ, ông là một đứa trẻ bình thường như bao đứ trẻ khác, có biệt danh là Uđo. Tuy vậy, về sau ông là một người có nhân cách được mọi người tôn kính, kể cả các bậc vĩ nhân thời cuối Mạc Phủ như Katsu Kaisyu (2) chẳng hạn. Saigo Takamori đã góp phần vào sự nghiệp vĩ đại trong lịch sử Nhật Bản - sự nghiệp Minh Trị Duy Tân. Saigo Takamori là người từng trải qua biết bao thử thách. Thời trẻ, ông cùng với người bạn nối khố - một nhà sư ?" đã từng trầm mình xuống biển Kagoshima để cùng chết. Nhưng kết cục là người bạn thì chết, còn ông vẫn sống. Nỗi đau đó theo suốt cuộc đời ông. Chưa hết, ông đã từng chuốc lấy sự nổi giận của Shogun (tướng quân) và bị đầy ra đảo hai lần. Đặc biệt là lần thứ hai, ông bị đưa ra tận đảo Okierabu thuộc tỉnh Kagoshima, cách xa đất liền. Ông bị tống vào ngục tối, chịu cảnh lao khổ dãi nắng dầm mưa. Cuộc đời ông trải qua biết bao cay đắng. Chú thích(1): Saigo Takamori (1827 ?" 1877) là võ sĩ xuất thân ở lãnh địa Satsuma - tỉnh Kagoshima ngày nay. Là một trong ba chính trị gia xuất sắc thời Minh Trị. Chủ trương của ông là thiết lập chính thể cộng hoà ở Nhật Bản. Năm 1877, do khác biệt về đường lối với chính phủ mới về vấn đề Triều Tiên, ông trở về Kagoshima và mở trường tư thục. Ông là người lãnh đạo đội quân của những người thuộc hàng sĩ tộc bất bình với chính phủ mới ở đảo Kyushu. Ông đã tự vẫn sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Tây Nam (1/1877 ?" 99/1877) chống lại quân đội của chính phủ mới. (2): Katsu Kaisu (1823 ?" 1899) là Hạm trưởng nổi tiếng với việc chỉ huy chiến hạm Kanrimaru Nhật Bản vượt Thái Bình dương năm 1860. Ông là người chủ trương chuyển giao quyền lực của Mạc Phủ cho chính phủ mới Minh Trị trong hoà bình. Ông lần lượt trải qua các chức vụ Tư lệnh Hải quân, thành viên của viện Cơ mật trong chính phủ Minh Trị. Đồng thời ông cũng là tác giả của tác phẩm Lịch sử Hải quân, Kỉ nguyên khai quốc. Tuy nhiên, trong nghịch cảnh, ông vẫn nỗ lực tìm mọi cách học tập, tu dưỡng bản thân. Ông chịu đựng gian khổ, biến gian khổ trở thành sức bật cho sự trưởng thành của mình. Và ông kiên trì nỗ lực mài giũa nhân cách. Về sau, ông được tha và trở về đất liền. Ông trở thành một người có tài phán đoán, có tài thấy được sự vật, nhân cách của ông thu phục lòng người và ông trở thành một trong những người kiến tạo công cuộc Minh Trị Duy Tân. Tôi giới thiệu chuyện này với các bạn vì nó dạy cho chúng ta biết Saigo Takamori đã hành động ra sao khi gặp thử thách trong cuộc đời. Khi gặp gian nan, bị hoàn cảnh quật ngã thì các bạn chọn cách sống oán trách số phận, thù hận con người hay chọn cách sống như ông Saigo Takamori: nỗ lực quên mình, vượt qua gian khổ. Con người trưởng thành hay không chính là ở chỗ rẽ này. Dám đứng trực diện với khó khăn, nỗ lực không ngừng. Không huyên hoang trước thành công, tiếp tục thận trọng nỗ lực. Chỉ khi nào con người dám đối diện với nhiều thử thách trong cuộc đời như vậy thì mới trưởng thành được.
     

Chia sẻ trang này