1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ước mơ của Bạn nhất định thành hiện thực

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 07/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    THE END
    to all: do tuần sau tôi phải đi xa một thời gian, nên làm nhanh cho xong topic này ; mong rằng các thành viên box kỹ sư bỏ chút thời gian xem qua cuốn này và ( nếu được) cho biết ý kiến ! Chân thành cảm ơn tất cả các bạn !
  2. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác ks Sơn. Quả là "đời 01 người đàn ông có mấy niềm vui đâu", đóng góp cũng là một niềm vui bác nhỉ.
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Sao lại "Đóng góp cũng là một niềm vui?" Đóng góp là phận mà kẻ nam nhi đã sống trên đời thì phải gánh. Đó là một danh dự mà đấng tạo hóa trao cho cánh đàn ông như một đặc ân. Vậy đóng góp hẳn nhiên là niềm vui lớn, bên cạnh một niềm vui lớn không kém, đó là niềm vui hưởng thụ.
    Vậy thiết nghĩ nên bỏ chữ cũng đi cho chí làm trai bớt phần khiên cưỡng.
  4. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Bác nói bóng gió cái gì thế.
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    xin lổi ! do vội nên sơ sót, còn chương cuối chưa đưa lên ! post tiếp cho hết...
    TÌM CHO MÌNH LẼ SỐNG
    Có một nhà triết học tên là Nakamura Tenpu (1). Thời niên thiếu của ông là giai đoạn chuyển tiếp từ cuối thời Minh Trị sang thời Đại Chính. Ông đã từng luyện yoga ở Ấn Độ. Ông sinh ra trong một gia đình trung lưu. Cha ông làm việc trong Bộ Ngân Khố và là người đảm trách việc in tiền giấy cho chính phủ. Thuở nhỏ, Tenpu là một đứa trẻ ngổ ngược khó bảo, thường hay cãi lộn một cách vô lối. Tenpu đã từng bị đuổi học khỏi trường trung học vì cãi cọ, ẩu đả với bạn bè và dẫn đến cái chết của bạn. Khi cuộc chiến tranh Nhật ?" Nga nổ ra, Tenpu đầu quân cho cơ quan tình báo và sang Mãn Châu làm gián điệp. Khi đó, Tenpu mới 16 tuổi. Và ông đã tung hoành ngang dọc khắp Mãn Châu. Nghe nói ông là một người dũng cảm đến táo tợn. Nào là một mình một gậy gắn dao đánh nhau với băng Mã tặc. Nào là gặp địch thủ to lớn gấp mấy cũng không chùn bước. Năm 20 tuổi về lại Nhật Bản, ông bị bệnh lao thập tử nhất sinh. Con người vùng vẫy ngang dọc một thời ấy, nay đổ quỵ vì căn bệnh hiểm nghèo, nhiều lần thổ huyết, người xanh như tàu lá. Đúng lúc cầm chắc cái chết, ông quyết định sang Mỹ và châu Âu để hiểu rõ hơn ?oCuộc đời rốt cục là gì??. Trước khi chết, ông muốn hiểu rõ cuộc đời của chính mình để rồi có chết cũng yên lòng. Và ông lên đường. Kết thúc chuyến chu du, trên đường trở về Nhật Bản, tại một cảng của xứ sở Ai Cập, ông gặp được một thánh nhân Ấn Độ. ?oTa biết chắc anh là người Nhật Bản. Ta cũng biết: Anh có một lỗ thủng to trong ***g ngực và anh trong tình trạng sống dở chết dở. Nhưng anh đang cố gắng về tới Nhật Bản mới chết. Nhưng số anh chưa chết được đâu. Hãy đi theo ta?? Nghe vị thánh nói vậy, Tenpu bèn đi theo. Tenpu được đưa tới vùng núi Himalaya thuộc Ấn Độ - nơi trú ngụ của vị thánh. Và từ đó, Tenpu bắt đầu tu hành. Việc tu hành hàng ngày là tọa thiền. Tọa thiền mở ra sự giác ngộ, sực thức tỉnh. Ông Tenpu đã giác ngộ một cách tuyệt vời. Bệnh lao cũng khỏi hẳn từ lúc nào không hay. Ông trở về Nhật Bản và gặt hái thành công trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong chức vụ Thống đốc Ngân hàng. Những năm cuối đời, ông từ bỏ mọi công việc, từ bỏ mọi địa vị và bắt đầu công việc mới: đứng diễn thuyết ở đầu phố. Với lòng mong muốn nói cho nhiều người biết: Con người dù gặp phải nghịch cảnh, gặp bất hạnh đến đâu trong quá khứ cũng vẫn có được cuộc đời tuyệt vời nếu có cái tâm, nên cứ vào mỗi giờ cố định trong ngày, ông lại ra đứng diễn thuyết ở nơi đông người qua lại. ?oVũ trụ này bảo đảm cho tất cả mọi người đều được bình đẳng, bảo đảm cho tất cả mọi người một tương lại tốt đẹp phong phú. Tương lai tươi sáng rực rỡ vẫn đang chờ đón, dù các bạn đang gặp nghịch cảnh, đang gặp bất hạnh. Các bạn có nhận được điều đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của mình..? ?oHãy tin rằng niềm hạnh phúc tuyệt vời tươi sáng đang chờ đón các bạn trong tương lai. Các bạn hãy từ bỏ những ý nghĩ tối tăm như lòng căm tức, thù ghét người khác, tâm trạng oán hận cuộc đời. Hãy tìm cho mình lẽ sống. Hãy thắp lên hy vọng. Tương lai tươi đẹp đang chờ đón chúng ta và các bạn hãy đừng bao giờ mảy may nghi ngờ về điều đó. Hãy tin và hãy bước vào cuộc đời.? ?oCuộc đời tốt hay xấu tuỳ thuộc hoàn toàn vào cách tiếp nhận của chính mình. Chỉ vẻn vẹn có bấy nhiêu đó thôi vậy mà con người cũng không biết. Vì không biết nên con người bối rối, lầm lạc. Do đó tất cả đang sống vô nghĩa. Chỉ cần tin và sống theo tâm thì chắc chắn cuộc đời tốt đẹp sẽ mở ra cho các bạn??. Ông Tenpu đã dành hết cả phần đời còn lại của mình đi khắp mọi nơi rao giảng những điều như vậy. Phải ngoài 30 tuổi tôi mới biết đến cuộc đời ông. Tôi khâm phục cách suy nghĩ, cách sống của ông. Tôi cũng rất chịu khó đọc và nghiền ngẫm các trang sách của ông. Ở trong tôi có một niềm tin mãnh liệt như ông Tenpu từng nói: Cuộc đời của người nào phụ thuộc vào cái tâm của chính người đó. Nói cách khác, cuộc đời thay đổi tuỳ theo cách nghĩ, cách sống ở mỗi con người. ĐÁP SỐ CUỘC ĐỜI Có một điều tôi muốn truyền đạt tới các bạn - những người đang khai phá con đường đi cho mình. Đó là: cuộc đời là sự báo đáp cho những ai có tư duy đúng đắn và nỗ lực ?" đúng như lời ông Tenpu. Tôi xin được giải thích rõ hơn điều này bằng phương trình sau đây: ĐÁP SỐ CUỘC ĐỜI = NĂNG LỰC x ***G NHIỆT TÌNH x CÁCH TƯ DUY Thông qua phương trình trên và cuộc đời của bản thân, tôi muốn giải đáp thắc mắc của các bạn: Không có cách nào dành cho những người chỉ có năng lực trung bình lại muốn có cuộc sống tốt. ?oNăng lực?o ở đây có nghĩa là những gì bẩm sinh, có sẵn trong con người bao gồm năng lực mang tính thể trạng như thần kinh vận động có phát triển hay không, có khỏe mạnh hay không, có sức khoẻ hay không, chứ không phải theo nghĩa đầu óc có thông minh hay không. Cũng có bạn có suy nghĩ theo kiểu: Mình là người không có năng lực lắm vì ít được học hành, muốn làm cũng không được. Nhưng các bạn thử nhìn vào tôi mà xem. Thi lên cấp hai - trượt. Thi vào đại học quốc gia ?" cũng trượt. Khi đi làm thì không vào được công ty tốt. Vậy thì phải chăng tôi là người có năng lực cao? Tuy nhiên, thông số thứ hai là ?oLòng nhiệt tình? thì do mình tự quyết định được. Bởi vì nó là ý chí bản thân. Vì vậy, tôi quyết tâm không chịu thua người khác. Tôi luôn suy nghĩ: Bản thân mình năng lực đã không bằng người thì bù lại lòng nhiệt tình phải hơn người. Cứ có lòng nhiệt tình và ham muốn làm việc để không thua kém ai thì dù đầu óc có bình thường thì chắc chắn cũng sẽ hơn khối người đầu óc thông minh nhưng lười biếng.
     
    Chú thích1. Nakamura Tenpu tên thật là Nakamura Sanrou, sinh năm 1876 tại Tokyo. Ông được coi là nhà khai sáng triết lý yoga ở Nhật Bản. Ông dành cả cuộc đời theo đuổi Chân - Thiện - Mỹ.
     
     
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0


     
    LUÔN SUY NGHĨ LẠC QUAN Và thông số thứ ba là cách tư duy. Như ông Tenpu từng nói: Chúng ta suy nghĩ thế nào thì cuộc đời sẽ được quyết định thế ấy. Tuyệt đối không được nghĩ rằng tương lại của mình sẽ chẳng ra gì. Việc tin tưởng rằng ?oCuộc đời màu hồng đang ở phía trước đợi cánh tay đón nhận của chúng ta? là điều quan trọng. Phải thắp lên hy vọng, sống với niềm lạc quan yêu đời. Ông Tenpu cũng nói: ?oChỉ cần trong bản thân mỗi người có được sự suy nghĩ như thể tương lai tươi sáng đang chờ đón thì cũng đủ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp?. Ông nói rõ: ?oĐiều quan trọng nhất trong cuộc đời chính là làm sao suy nghĩ được như vậy?. Ông còn nhấn mạnh thêm: ?oChỉ cần bấy nhiêu đó thôi cũng đã đáng sống lắm rồi?. Và ông than thở: ?oVậy mà, hầu như không ai biết tới điều ấy. Cho nên nhiều kẻ mới lầm lạc và sống một cuộc đời chẳng ra làm sao?. Tôi cũng nghĩ đúng như ông nói. Vì thế, tôi đưa thông số Cách tư duy ?" thông số quan trọng nhất, vào trong phương trình. Tôi giải thích kỹ hơn về phương trình nói trên. Cuộc đời là phép tính nhân của ba yếu tố Năng lực, Lòng nhiệt tình và Cách tư duy. Nếu chấm điểm trên cơ sở đánh giá Năng lực theo thang điểm từ 0 điểm tới 100 điểm, trường hợp người có trí thông minh thấp hơn cả mức trung bình và chỉ được 30 điểm chẳng hạn. Bù lại, điểm về Lòng nhiệt tình là 90 điểm vì người ấy ham muốn làm việc gấp mấy chục lần so với người khác thì điểm cuộc đời sẽ là 30 x 90 = 2.700 điểm. Mặt khác, trường hợp người thông minh, điểm Năng lực được 90. Vì thông minh nên đỗ vào trường đại học nổi tiếng bậc nhất. Nhưng, nếu người đó mang trong đầu lối suy nghĩ: Chẳng tội gì phải làm việc cật lực như lũ ngu đần. Đã ngu đần lại không đi học thì phải làm việc quần quật như trâu là phải, thì về Lòng nhiệt tình lắm cũng chỉ có thể cho 10 điểm. Vậy thì điểm cuộc đời của người ấy 90 x 10 = 900. Tôi luôn nghiệm thấy, người biết rõ những hạn chế về năng lực của mình nếu luôn chịu khó, nỗ lực thì bao giờ cũng có Đáp số Cuộc đời hơn hẳn những người thông minh nhưng lười biếng. Riêng Cách tư duy có thang điểm từ - 100 điểm đến + 100 điểm. Nếu sống với lòng thù hận cuộc đời, nhìn đời bằng lăng kính méo mó thì điểm về Cách tư duy sẽ là âm. Khi nhân với số âm thì đương nhiên đáp số cuộc đời là âm. Giả dụ, một người có năng lực tuyệt vời, có lòng nhiệt tình mạnh mẽ nhưng lại thù oán, căm giận cuộc đời thì đáp số cuộc đời của người đó là số âm càng lớn tương ứng với điểm về năng lực và lòng nhiệt tình cao. Người có tư duy lạc quan, có tấm lòng trong sáng luôn hướng về phía trước thì sẽ có được đáp số cuộc sống tuyệt vời. LỜI DẠY CỦA VỊ SƯ GIÀ Nói về những thử thách trong cuộc đời thì tôi từng có kinh nghiệm như thế này. Năm 1972, với mục đích đa dạng hoá sản phẩm, Công ty Kyocera chúng tôi tiến vào lĩnh vực Y tế. Chúng tôi nghiên cứu và sử dụng vật liệu gốm công nghệ cao vào việc chế tạo chân răng nhân tạo, xương nhân tạo. Trước đó, tôi được các giáo sư trường đại học Osaka khuyên: ?oVật liệu kim loại bị cơ thể con người đào thải không tiếp nhận. Chúng tôi đề nghị các anh thử dùng vật liệu gốm công nghệ cao xem sao?. Không có gì tuyệt vời hơn việc ứng dụng gốm công nghệ cao - sản phẩm mà tôi nghiên cứu từ thời còn trẻ - giúp ích cho sức khỏe con người và cống hiến cho sự tiến bộ về y học. Hơn nữa lại nhận được sự hỗ trợ của trường đại học. Chúng tôi chế tạo thành công chân răng nhân tạo. Năm 1978, chúng tôi được Bộ Y tế cấp giấy phép. Song song với việc chế tạo chân răng nhân tạo, chúng tôi cũng thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo xương nhân tạo và khớp xương nhân tạo. Và các sản phẩm này cũng nhận được giấy phép từ Bộ Y tế. Hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực y tế cũng đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, vào năm 1985 xảy ra một việc mà chúng tôi không ngờ tới. Số là, chúng tôi nhận được lời đề nghị của một bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình: ?oSản phẩm khớp xương háng nhân tạo bằng gốm công nghệ cao của Kyocera rất tốt. Các ông nên tiếp tục nghiên cứu chế tạo cả khớp xương đầu gối nữa?? Giám đốc phụ trách tiếp thị của công ty chúng tôi chần chừ: ?oMong ông cho chúng tôi thêm thời gian. Vì còn phải xin phép Bộ Y tế?? Tức thì ông bác sĩ liền nói: ?oĐâu cần phải xin phép nữa. Sản phẩm khớp xương háng đã được cấp phép rồi thì khớp xương đầu gối không có vấn đề trở ngại gì. Vì cùng một loại vật liệu và hơn nữa, khớp nào chẳng là khớp. Vả lại, bệnh nhân lại đang rất cần. Họ cũng sẵn sàng tự hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra?. Nghe ra cũng có lý, hơn nữa vì bệnh nhân nên công ty chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của bác sĩ. Tuy vậy, trong văn bản quy định về thuốc và các dụng cụ y tế của Bộ Y tế có ghi rõ: ?oĐối với xương nhân tạo và khớp nhân tạo, dù được sản xuất bằng vật liệu cùng loại nhưng hình dáng và kích thước sản phẩm khác nhau thì vẫn phải có giấy phép riêng cho từng sản phẩm mới được phép đưa vào sử dụng? Kết quả là công ty chúng tôi bị quy vào tội ?oVi phạm quy định về giấy phép sản phẩm?. Sự kiện này trở thành đề tài phê phán công ty chúng tôi một cách nặng nề và ồn ào trên các trang báo. Suốt 25 năm kể từ ngày thành lập, lần đầu tiên Công ty Kyocera bị xã hội phê phán và lên án tơi bời. Tôi cứ nghĩ việc làm của công ty chúng tôi cũng chỉ vì bệnh nhân mà thôi. Vậy mà? Bộ phận sản xuất kinh doanh sản phẩm y tế của công ty bị rút giấy phép và đình chỉ hoạt động suốt một tháng. Khi sự việc xảy ra, lời dạy bảo quý giá của ông Nishikata Tansetsu đã cứu giúp tinh thần tôi. Ông là một vị cao tăng đứng đầu phái Lâm Tế Tôn Tâm Tự và là vị sư tư vấn cho những câu hỏi nặng tính trần tục của tôi. Hồi đó, ông là vị sư trụ trì chùa Enfuku (Viên Phúc tự) toạ lạc ở phía nam thành phố Kyoto. Mỗi lần tôi đến viếng chùa là lại được ông mời uống trà. Trong khi ông pha trà thì tôi kể với ông những câu chuyện trong công ty và bao giờ cũng được ông dành thời giờ nghe. Rồi tôi kể cho ông nghe về việc bị báo chí dựng chuyện đánh tơi bời ra sao. Nghe tới đó, vì sự già cất tiếng: ?oThôi có kêu ca cũng vậy. Này tôi nói để anh biết. Việc gặp gian nan chính là bằng chứng chứng tỏ mình đang sống đấy.? Giãi bày nỗi lòng để mong được ông an ủi, vậy mà ông lại nói ra những lời không ngờ tới. ?oKhi anh gặp nạn cũng là lúc cái nghiệp (món nợ tiền kiếp) ngày trước biến mất. Nghiệp biến mất thì đáng lẽ vui mới phải. Ta không biết đó là cái nghiệp gì, nhưng cái nạn anh gặp phải chỉ có chừng đó mà đã làm biến đi cái nghiệp tiền kiếp thì lẽ ra phải ăn mừng mới đúng chứ.? Lời dạy của sư già không những giúp tôi gượng dậy mà còn vô cùng quý giá đối với tôi. Lời dạy đó đã giúp tôi tiếp nhận bình thản mọi chỉ trích, phê phán. Vì tôi hiểu rằng đó chính là thử thách mà ông Trời mang đến
     
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG ĐẮC ĐẠO


     Như tôi đã nói, mục đích của cuộc đời là ở chỗ làm người. Làm người có nghĩa là trở thành người có tâm hồn cao đẹp, có tấm lòng nhân hậu, biết thông cảm và quan tâm tới người khác. Dù có tiền của, có địa vị nhưng nếu quên đi sự khiêm nhường, có thái độ hách dịch huênh hoang thì không thể coi là có cuộc đời tốt đẹp được vì đi chệch khỏi mục đích của cuộc đời. Chỉ có những người có tấm lòng nhân hậu, biết thông cảm và quan tâm tới người khác mới là người thực sự tuyệt vời. Việc vượt qua được vô số thử thách và trở thành người có tấm lòng như vậy thì tương lai tươi đẹp mới mở ra cho mình. Tôi quan niệm mục đích cuộc đời chính là việc trở thành con người có tấm lòng cao thượng. Vì thế, tôi vạch ra cho mình một kế hoạch: đến năm 60 tuổi, sẽ tịnh tâm dành thời gian học lại về cách làm người. Và nếu được thì sẽ đọc thật nhiều sách về tôn giáo. Trước khi làm cuộc viễn du của phần hồn ?" đi vào cõi vô định ?" tôi muốn chuẩn bị sẵn cái tâm cho mình. Nếu có thể tôi sẽ vào cửa Phật và theo học các vị thiền sư. Tôi đã rắp tâm như vậy từ cách đây rất lâu. Vậy mà, đúng năm tôi 60 tuổi thì công việc lại ngập đầu, không làm sao có được thời gian như dự định. Và rồi, ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi đã bước sang tuổi 65. Chẳng ai biết trước được mình sẽ sống được đến khi nào. Hơn nữa nếu cứ vướng vào công việc bận rộn thế này, tôi không thể có cơ hội vào nơi cửa Phật được. Chính lúc này là lúc thích hợp nhất để tu hành. Và thế là tôi quyết định đem điều mà mình nung nấu bấy lâu nay đến bàn cụ thể với các vị sư trong chùa. Đồng thời tôi cũng nhờ sư lão Nishikata Tansetsu - vị cao tăng mà tôi hết lòng tôn kính ?" làm Pháp độ cho phép tôi được nhập môn. Đúng vào lúc sắp đặt xong xuôi kế hoạch nói trên thì bác sĩ cho biết tôi bị ung thư dạ dày và phải phẫu thuật sớm. Thế là ngày dự định vào chùa trở thành ngày nhập viện để cắt bỏ khối u. Người ta cắt bỏ đi hai phần ba dạ dày của tôi. Nhưng sau đó, khối u vẫn tái phát. Ngày nay, việc cắt bỏ khối u dạ dày không còn là điều phức tạp nhu trước kia nữa. Nhưng trường hợp tôi có lẽ vì số đen hay sao đó mà phẫu thuật bị thất bại. Thời gian tôi phải nhập viện và chịu đau đớn dài gấp nhiều lần so với người khác. Cuối cùng tôi cũng được ra viện. Không thể để vuột cơ hội lần hai nữa, tôi xuống tóc cạo đầu và trở thành người tu hành. Tôi đã vào chùa dù thời gian rất ngắn. Một hôm, sư lão Nishikata đến gặp tôi và dạy: ?oCó lẽ quay về với xã hội, làm những việc có ích cho đời mới là con đường đắc đạo đối với anh.? Tôi nhận lời dạy bảo, trở về công ty. Không bao lâu sau, tôi rút khỏi tuyến đầu trên mặt trận kinh doanh, lập ra và điều hành Quỹ Inamori, mở trường quản trị tư thục Selwa với mục đích đón nhận và đào tạo các nhà kinh doanh trẻ tuổi, xây dựng các trung tâm dành cho trẻ khuyết tật trên khắp Nhật Bản? Tôi từng bước bắt tay thực hiện những công việc có ích cho đời. LỜI PHẬT DẠY Để sống cuộc đời tốt đẹp, tôi khuyên các bạn hãy tham khảo những lời Phật dạy: trở thành người có tấm lòng nhân từ, biết thương người là điều quan trọng nhất. Nếu biết tu dưỡng thành người có thiện tâm thì có thể sống cuộc đời tuyệt vời tới mức bản thân người đó cũng không thể tưởng tượng nổi. Nếu biết tu dưỡng thì không những sẽ trở thành người có đạo tâm mà mọi điều bất hạnh cũng lánh xa và mở ra cảnh giới tốt đẹp. Để có thể trở thành người như vậy, Phật dạy sáu phép sửa mình: đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, bát nhã. Đầu tiên là giúp đỡ mọi người - tức là bố thí. Việc cúng dường tiền bạc, thực phẩm được gọi là bố thí. Nói rộng ra thì giúp đỡ người khác là thực chất của ?ohạnh bố thí?. Bố thí là làm việc cho đời, cho người. Nói cách khác, bố thí xuất phát từ tấm lòng nhân từ và thương người. Thấy người nghèo khổ thì động lòng muốn giúp. San xẻ bớt cho ngươi những gì mình đang có bằng lòng nhân từ, cảm thông và thương xót. Hết lòng làm việc thiện cho đời, cho người. Các bạn có thể hiểu lầm chỉ có những người dư dả tiền bạc mới có thể bố thí hoặc quyên góp. Dù không có tiền bạc nhưng nếu có lòng tốt thì vẫn làm được những việc lợi lạc cho mọi người.
     
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN


    ?oTrong giới thể thao cũng như trong giới doanh nghiệp, thành công khi còn trẻ là điều tuyệt vời. Nhưng, con người thường hay ngây ngất trước thành công và không còn tiếp tục phấn đấu nữa. Huống chi thành công quá sớm chứa đựng nhiều mầm mống nguy hiểm. Các bạn trẻ, giả sử các bạn đang mãn nguyện thì cũng hãy khiêm nhường và tiếp tục phấn đấu. Có như vậy, tâm hồn các bạn sẽ trở nên cao thượng và cuộc đời cũng trở nên tốt đẹp hơn.? TẬP TRUNG SUỐT 90 PHÚT Công ty Kyocera chúng tôi đang tài trợ và điều hành đội bóng đá Kyota Purple Sunga - đội bóng của cố đô Kyoto. Đội bóng ra đời trên cơ sở trưng cầu ý kiến và lấy chữ ký của người dân Kyoto. Phần lớn nguồn kinh phí cho đội bóng là do Kyocera tài trợ và tôi cũng tham gia vào việc quản lý điều hành. Từ trước tới nay những đội bóng có thành tích kém cỏi trong mùa giải thường thay máu bằng cách loại bỏ các cầu thủ cũ và bổ sung các cầu thủ mới sau khi mùa bóng kết thúc. Trước khi được chúng tôi tài trợ thì đội bóng Purple Sunga cũng làm như vậy. Trong bóng đá, tôi chỉ là kẻ ngoại đạo. Nhưng phương châm điều hành hiện thời của tôi là để tăng cường sức mạnh cho đội bóng thì không thể chỉ bằng cách thay thế cầu thủ mà phải đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo cầu thủ. Cầu thủ của đội xuất thân từ nhiều nguồn. Có cầu thủ trưởng thành từ các đội trẻ. Có cầu thủ mới vào đội sau khi tốt nghiệp phổ thông và đại học. Tôi yêu cầu giám đốc điều hành và huấn luyện viên trưởng đội bóng phải nuôi dưỡng và đào tạo họ thành các cầu thủ giỏi. Tôi muốn đội bóng phải là một tập thể mà ở đó huấn luyện viên trưởng, các cầu thủ cùng nhau khổ luyện, rèn giữa, tích luỹ kinh nghiệm và truởng thành. Đội bóng phải là một tập thể đoàn kết và thống nhất. Huấn luyện viên phải hiểu rõ chuyên môn và tâm tư của cầu thủ. Và cầu thủ phải nắm vững và tuân theo ý đồ của huấn luyện viên. Tuy nhiên, cho dù phương châm của tôi là phải đầu tư trong một thời gian dài để nuôi dưỡng đội bóng giống như một công ty, nhưng không có nghĩa là tôi sẽ giữ lại cả những cầu thủ chây lười luyện tập. Chỉ có những cầu thủ tập luyện chăm chỉ, những cầu thủ luôn nỗ lực mới có chỗ trong đội bóng. Bởi vì chỉ có những con người biết nỗ lực và nỗ lực hết mình mới phát triển được. Xem một trận đấu qua màn ảnh nhỏ hoặc xem trực tiếp trên sân, khán giả sẽ nhận ra ngay cầu thủ nào thi đấu thiếu tập trung. Nhất là những cầu thủ khi không có bóng trong chân thì lững thững cúi đầu như đi bộ trên sân. Đã là cầu thủ thực thụ thì phải hết sức tập trung cho trận đấu. Thật khó chịu khi nhìn thấy cầu thủ bị giật mình khi bóng bay đến chân mình. Mà việc phải tập trung tinh thần cũng chỉ vẻn vẹn trong có 90 phút chứ phải lâu la gì. Một cầu thủ không thể tiến xa được nếu không thể tập trung tinh thần trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy. Một khi đã bước chân vào con đường chuyên nghiệp thì không thể không tập trung tinh thần vào trái bóng bất kể nó đang ở đâu và tình huống nào xảy ra trên sân cỏ. Ngoài ra, khi xem nhiều trận bóng đá, tôi thấy việc ghi bàn hay bị thủng lưới thường xảy ra ở cuối hiệp hai từ những phút 70 hay 80. Tôi nghĩ rằng đấy là thời điểm mà cầu thủ cả hai đội đều thấm mệt, vì vậy đội giành phần thắng là đội mà các cầu thủ có tinh thần và sức lực tranh đua cho đến tận những giây cuối cùng của trận đấu. Cho nên tôi bao giờ cũng quan sát các cầu thủ tập trung tinh thần ra sao trong thời gian hơn 90 phút thi đấu. Cầu thủ nỗ lực đến mức nào trong trận đấu là điều quan trọng nhất đối với tôi. Tôi chủ trương giữ lại cầu thủ nào miệt mài cố gắng luyện tập và thi đấu dù có những khiếm khuyết về kỹ thuật như tốc độ bứt phá, khả năng sút bóng chính xác? Những cầu thủ chịu khó chắc chắn sẽ tiến xa. Cuộc đời con người cũng giống như vậy. Tài năng trời phú có thể khỏa lấp nhiều thứ, nhưng dứt khoát không có chuyện cứ thiên tài là thắng được nỗ lực. Lẽ dĩ nhiên, trong thế giới chuyên nghiệp không có chỗ đứng cho những cầu thủ mà trình độ kỹ thuật và thể lực thua kém cả người bình thường. Nhưng, chủ trương của tôi là coi trọng những người nỗ lực cho dù người đó có khiếm khuyết về năng lực. Quá trình nỗ lực hàng ngày sẽ nâng cao khả năng kỹ thuật, cũng như tính người trong con người cầu thủ. Giải vô địch quốc gia J- Ieague Nhật Bản có rất nhiều cầu thủ trẻ xuất sắc xuất thân từ các đội bóng trường học. Họ là những cầu thủ được khán giả hâm mộ ngay từ lúc còn rất trẻ. Nhưng tiếc là không ít cầu thủ trong số đó tài năng bị mai một do kiêu ngạo, chây lười tập luyện. Một khi trở nên tự cao tự đại thì người ta cũng thường không còn nỗ lực. Và thế rồi chẳng mấy chốc tài năng cũng mất theo. Các cầu thủ trong đội Purple Sunga đều là các cầu thủ chuyên nghiệp ngay từ khi còn rất trẻ, vì vậy người nào cũng mong muốn trở thành ngôi sao. Tôi cũng cầu mong cho họ cố gắng trở thành những cầu thủ tuyệt vời, thành ngôi sao nổi tiếng và đi tới đâu cũng được khán giả nhắc tới: ?oÀ, đó là ngôi sao của đội Purple Sunga đấy?. Để được như vậy, bao giờ tôi cũng nghiêm khắc nhắc nhở các cầu thủ phải tập trung tinh thần trong suốt 90 phút thi đấu. CÓ DŨNG KHÍ CHÍNH TRỰC Tinh thần tranh đấu là điều cần thiết trong cả thể thao lẫn cuộc đời. Nhưng, tinh thần mà tôi nói ở đây khác hẳn với kiểu tranh đấu chống đối của những kẻ ương ngạnh. Người can đảm thực sự là người biết lắng nghe ý kiến của người đi trước, của cấp trên, là người biết sửa chữa khiếm khuyết và biết bù đắp những gì mà mình còn thiếu. Người thực sự có tinh thần tranh đấu và can đảm là người bình thường thì rất lặng lẽ nhưng có ý chí tranh đấu bất chấp hiểm nguy. Trong thể thao cũng như trong công việc, những người biết lắng nghe, có tinh thần tranh đấu thực sự là những người sẽ tiến xa. Về dũng khí theo nghĩa đó, tôi muốn kể một câu chuyện để các bạn tham khảo. Đó là câu chuyện về ông Oba Mitsuo - người đầu tiên trên thế giới một mình đơn độc chu du từ Bắc cực tới Nam cực. Công ty Dainhidenden chúng tôi hân hạnh được cung cấp một số trang thiết bị theo đề nghị của ông Oba khi ông đi xuyên qua Nam cực. Trở về, ông Oba có đến chỗ tôi để cám ơn sự hợp tác của công ty cho chuyến đi. Tôi có hỏi ông: ?oChắc ông phải mạo hiểm lắm trong suốt chuyến đi băng qua Bắc cực và Nam cực. Ông thật sự là một người có dũng khí và lòng quả cảm?. Tức thì ông Oba đáp: ?oÔng nhầm rồi. Tôi không có được dũng khí như ông nói đâu. Thực sự tôi là một kẻ nhút nhát?. Ông còn cho tôi biết thêm, phần lớn những thành viên hừng hực lòng quả cảm và dũng khí của đội thám hiểm đều gặp thất bại giữa chừng. Ngược lại, số sống sót và trở về được đều là những người như ông ?" nhút nhát và luôn sợ hãi. Nghe chuyện ông kể, tôi nghĩ trong thám hiểm, trong kinh doanh, trong nghiên cứu cũng như nhau. Người đi được đến cùng chặng đường là người thận trọng, thận trọng đến mức nhút nhát, và là người chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ nhất trước khi bắt tay vào bất cứ việc gì. CÁI TÂM QUYẾT ĐỊNH GIÁ TRỊ CON NGƯỜI Bây giờ tôi muốn nói về việc mà tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuốn sách này, cũng như tôi đã nói rã bọt mép với cả các cầu thủ đội Purple Sunga. Đó là giá trị con người được quyết định bởi cái tâm. Cuộc đời đá bóng của một cầu thủ nhiều lắm cũng chỉ kéo dài đến tuổi ba mươi. Trong giới bóng đá, cầu thủ ngoài ba mươi hầu như được liệt vào loại luống tuổi. Nhưng đối với cuộc đời một con người thì ngoài ba mươi cũng vẫn là đầu xanh tuổi trẻ. Gần đây, tuổi thọ của người Nhật Bản ngày một tăng, nhiều người trên tám chục rồi mà vẫn khỏe mạnh. Một cầu thủ bóng đá, giải nghệ vào lúc ngoài ba mươi, nếu thọ đến tám mươi tuổi thì có nghĩa là còn phải sống năm chục năm nữa. Tôi không rõ các cầu thủ trong đội bóng Kyoto Purple Sunga, cũng như các cầu thủ thể thao chuyên nghiệp, ý thức thế nào về cuộc sống của mình trong tương lai. Nhưng, tôi muốn họ sau này phải luôn tự hào về một thời từng là cầu thủ. Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì, tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp ân hận, những thành công quá sớm đã làm hỏng toàn bộ quãng đời về sau của mình. Ở Nhật Bản, một cầu thủ giỏi dù mới hai mươi tuổi, cũng đã nhận được những khoản lương hậu hĩnh và những lời ca ngợi, tâng bốc. Mức thu nhập tối thiểu của họ là 10 triệu yên, loại cao thì từ 30 đến 40 mươi triệu yên một năm. Thu nhập cỡ từ 30 triện đến 40 triệu yên một năm thì chỉ có giám đốc các công ty hàng đầu Nhật Bản mới có thể có được. Vậy mà một cầu thủ mới ở độ tuổi hai mươi đã kiếm được hàng chục triệu yên một năm, nếu bản thân anh ta không phải là người thật chín chắn hoặc cha mẹ anh ta không quản lý giúp thì tôi e rằng chính số tiền đó sẽ làm hỏng cuộc đời anh ta về sau. Người có tài đến mấy, có thu nhập cao gấp vài chục lần so với người cùng lứa tuổi nhưng nếu cuộc đời hỏng thì tài năng và thu nhập đó cũng trở nên vô nghĩa. Vì thế, tôi muốn rằng những người có tài năng trời phú thì càng phải suy nghĩ nghiêm túc về ?oCuộc đời là gì?? và ?oLối sống của mình phải như thế nào?? DẤN THÂN ĐỂ THÀNH NGƯỜI Các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thành công từ khi còn bé thường sống ra sao khi kết thúc quãng đời cầu thủ? Phần lớn các cầu thủ đều từ giã sân cỏ ở tuổi ngoài ba mươi. Trừ một vài người trở thành huấn luyện viên, còn số đông thì mỗi người mỗi ngả. Người thì mở cửa hiệu buôn bán, người thì xin vào làm việc trong các công ty. Điều quan trọng nhất khi một cầu thủ trở về cuộc sống đời thường là gì? Dứt khoát đó không phải là tài năng và thành tích trong bóng đá của anh ta. Giả dụ anh ta từng là cầu thủ siêu sao, nhưng một khi đã cởi giầy, nếu anh ta vẫn cứ sống trong tâm trạng của một siêu sao thì cuộc đời anh ta chỉ có âm mà không thể là dương được. Không nói ra nhưng mọi người đều thừa hiểu rằng tài đá bóng là một thứ vô ích trong cuộc sống đời thường. Điều có nghĩa nhất đối với cuộc sống là nhân cách. ?oAnh ta là người có nhân cách. Chúng tôi muốn nhận anh ta vào làm việc?? ?" đó mới là điều quan trọng nhất. Người kế tục tôi làm Chủ tịch Công ty Kyocera là Ito Ukensuke. Khi tôi còn làm ở phòng thí nghiệm Công ty công nghiệp Sofu thì cậu ta là trợ lý. Ito tốt nghiệp trường cấp ba ở tỉnh Okayama. Điều kiện làm việc của các trợ lý ở một công ty thua lỗ như Công ty công nghiệp Sofu thì không thể có cảnh áo choàng trắng muốt, thiết bị hiện đại, phòng nghiên cứu sạch bong như trợ lý ở các trường đại học. Cậu ta giúp tôi làm việc trong điều kiện phòng nghiên cứu nhếch nhác, bụi bặm, thiết bị cái có cái không. Đến tận giờ, tôi vẫn còn nhớ hồi đó vì công ty quá nghèo nên không thể mua nổi thiết bị mới. I*****ốt ngày phải đánh vật với cái máy dập thủ công cũ kỹ để làm linh kiện ti vi cung cấp cho Công ty Hitachi. Người cậu nhỏ thó, phải dùng cả hai tay mới đủ sức đẩy cần dập lên, rồi lại kéo mạnh nó xuống không khác gì cử tạ. Chưa đầy một tháng mà hai cánh tay cậu cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Lao động cơ bắp là công việc hàng ngày Ito giúp tôi. Một hôm cậu ta nói với tôi: ?oEm mới hết lớp mười hai, nên muốn theo học đại học ban đêm để nâng cao trình độ?. Lúc đó tôi mới biết cậu ta đã thi và đủ điểm đỗ vào trường đại học ban đêm Doshisha. Tôi khuyên: ?oChẳng cần phải học đại học đâu. Cứ ở đây tôi dạy cho?. Và Ito nghe tôi, không vào đại học nữa. Từ đó trở đi, Ito dấn thân vào công việc, phát huy mọi khả năng và trở thành một người có những phẩm chất tuyệt vời. Tổng số nhân viên ở Nhật Bản và nước ngoài của Công ty Kyocera là hơn 50 ngàn người. Cán bộ trong Công ty phần lớn đều đã tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng ở Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy chỉ học hết lớp mười hai, nhưng Ito vẫn được mọi người kính trọng ở tư cách của một người lãnh đạo. Trong Công ty Kyocera cũng có một số giám đốc các bộ phận quan trọng, nhất là ở các nhà máy đóng ở địa phương, chỉ có trình độ văn hoá cấp hai. Tại sao những người chỉ có trình độ học vấn hạn chế mà vẫn làm tốt công việc như vậy? Câu trả lời của tôi là do họ có nhân cách. Có nhân cách tuyệt vời mới thu phục được mọi người, mới đứng đầu được tập thể. Vậy thì làm thế nào để trở thành con người có nhân cách tuyệt vời như vậy? Lời giải đáp rất đơn giản. Đó là, như tôi đã lặp đi lặp lại trong cuốn sách này, dấn thân vào công việc, âm thầm nỗ lực và kiên trì đến cùng. Nhân cách con người chỉ hình thành và hoàn thiện thông qua nỗ lực, dám đối diện và vượt qua khó khăn, gian khổ một cách âm thầm. Nếu chỉ có đầu óc thông minh và tốt nghiệp đại học danh tiếng không thôi thì chưa đủ. Người nào từng trải qua gian khổ, từng làm việc cực nhọc người ấy chắc chắn sẽ trưởng thành. Ở họ có sức hấp dẫn đặc biệt. Vì thế, tôi luôn nhắc nhở các cầu thủ trong đội Pupre Sunga rằng: ?oPhải mang hết sức mình khi luyện tập hay khi làm bất cứ việc gì. Lúc ban đầu có thể chưa ai biết tới, nhưng nếu nỗ lực thì 5 năm sau, mà có thể 10 năm sau người ta mới biết. Có thể không thành siêu cầu thủ nhưng chắc chắn sẽ nên người. Và chắc chắn sẽ thành công khi ra đời làm việc.
     
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI GIỎI BỎ ĐI NGƯỜI CHẬM Ở LẠI


    Kể từ khi thành lập Công ty Kyocera, tôi tuyển rất nhiều nhân viên mới vào làm. Thời kỳ đầu, nhiều người giỏi tôi muốn nhận về thì chẳng thấy ai nộp đơn. Thi thoảng lắm mới có một vài thanh niên có vẻ thông minh, lanh lợi tìm đến. Qua thực tế làm việc với những nhân viên này, tôi rất kỳ vọng ở họ. Nhiều lần tôi nghĩ: ?oCậu này tháo vát nhanh nhẹn đúng như mình mong muốn. Sau này có khả năng giao phó công ty cho cậu ta được. Hoặc cứ với đà này thì cậu ta chẳng mấy chốc sẽ trở thành chuyên gia kỹ thuật tầm cỡ đây?. Ngược lại, nhiều nhân viên mới rất châm chạp, đầu óc thì chẳng có vẻ gì sáng dạ cả. Hướng dẫn hay chỉ thị mãi cho họ thì cũng giống như nước đỗ đầu vịt vậy. Nhiều khi tôi nghĩ thầm: Những nhân viên này khó mà tiến bộ được. Khổ nỗi, những nhân viên thông minh, nhạy bén mà tôi đặt nhiều hy vọng, sau một vài năm làm việc là bỏ đi mất. Muốn giữ chân họ lại nhưng chỉ nhận được câu trả lời của họ là: Không nhìn thấy triển vọng ở Công ty Kyocera. Còn những nhân viên đầu óc chậm chạp, kém nhạy bén thì chẳng một người nào bỏ Công ty đi cả. Họ ở lại và làm việc rất chăm chỉ. Mỗi khi nhìn họ lẳng lặng làm việc, tôi lại nghĩ: ?oChắc không chỗ nào nhận vào làm cả nên mới ở lại với mình?? Từ thực tế đó, tôi nhiều khi nghĩ là Công ty Kyocera khó phát triển được vì người tài không thèm tới, họ mà có tới thì sau dăm bữa nửa thánh lại bỏ đi?
     
    ĐẶC TÍNH KHIẾN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRỞ THÀNH PHI THƯỜNG Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường 40 năm, những nhân viên hồi đó có vẻ chậm chạp thì trên thực tế họ đã trở thành các cán bộ lãnh đạo tuyệt vời. Nhờ đức tính cần cù và kiên trì công việc trong suốt chặng đường dài, giờ đây họ đã trưởng thành và trở thành những con người ưu tú. Tôi cảm thấy xấu hổ vì một thời đã nghĩ sai về họ. Tôi thành tâm xin lỗi. Hiện nay, trong Công ty Kyocera có rất nhiều người giỏi từng tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu đang làm việc. Nhưng đồng thời, trong số các cán bộ giữ cương vị trọng trách cũng có không ít người chỉ mới tốt nghiệp phổ thông. Những người này, đều rất con người. Họ đứng trên tuyến đầu, xả thân trong công việc, dẫn dắt Công ty đi lên. Có thể nói: Kiên trì biến người bình thường thành phi thuờng. Trong tất cả các lĩnh vực, những người được coi là danh nhân, để đạt được điều đó tôi chắc rằng người nào trong số họ cũng đều âm thầm nỗ lực, bền bỉ nỗ lực. Trên thế gian, những người tài năng, thông minh, nhậy bén, làm gì cũng thành công thì rất hiếm. Chỉ có những người không bao giờ chán nản, dành cả đời bền bỉ kiên trì theo đuổi một mục tiêu thì người đó mới được xã hội tôn vinh là danh nhân.
     
    CÓ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC SỰ KHIỂN TRÁCH KHÔNG? Nếu không dấn thân và rèn luyện trong một hoạt động cụ thể nào đó thì người ta không thể trưởng thành lên được. Dấn thân và rèn luyện có nghĩa là nếm trải gian nan vất vả, không chùn bước, kiên trì nỗ lực. Trong con người nào cũng vậy, khi bắt tay vào một việc gì đó thì cũng có lúc gặp tâm trạng chán nản, muốn bỏ cuộc. Nếu vượt qua được tâm trạng đó, rèn luyện khả năng chịu đựng thì mới tu dưỡng được thành người. Có thế thì mới không bị ám ảnh bởi thứ hào quang nhất thời như trong thể thao, mới được cuộc đời chấp nhận. Không chỉ riêng cầu thủ bóng đá thuộc J-Ieague, mà hầu như các cầu thủ thể thao chuyên nghiệp - kể cả những người có thu nhập hàng năm từ 30 đến 40 triệu yên - đều buộc phải từ giã sự nghiệp thi đấu ở tuổi ngoài 30. Những cầu thủ đó đi làm ở các công ty, nếu làm được việc thì có lẽ lương cao lắm cũng chỉ khoảng 200 ngàn yên một tháng, và còn hay bị sếp khiển trách nữa. Trong hoàn cảnh đó, nếu là người vốn quen với việc được tâng bốc, ca ngợi, lòng tự ái lại cao gấp đôi người bình thường và chưa từng nếm mùi vất vả lúc trẻ - thì thường bỏ việc. Họ đến công ty khác cũng lại gặp hoàn cảnh tương tự. Họ chẳng làm được trong công ty nào cả. Nếu là người tu dưỡng được nhân cách khi còn là cầu thủ thì dù phải làm việc trong hoàn cảnh như vậy họ vẫn có thể chịu đựng được. Bất cứ việc gì họ cũng sẽ không nề hà miễn là có thể làm được. Với nhân cách như vậy họ sẽ được lòng tin với mọi người xung quanh kể cả với cấp trên. Và nếu họ dấn thân, tận tuỵ trong công việc thì công ty cũng đánh giá cao và sẽ được cất nhắc vào những chức vụ quan trọng. Trường hợp những người tự đứng ra gây dựng sự nghiệp ?" vì chẳng tội gì lại chui vào làm ở công ty bé tẹo với đồng lương còi cọc - thì sự thể sẽ ra sao? Ví dụ như định mở nhà hàng chẳng hạn. Sẽ không thể thành công nếu con người chưa hoàn thiện. Để kinh doanh nhà hàng thì trước hết phải biết cúi đầu tỏ lòng trọng thị khách hàng. Dù bận rộn đến mấy, cũng phải luôn tươi cười, phải luôn đáp ứng trước bất kỳ đòi hỏi nào của thực khách. Ngoài ra, còn phải vào bếp tự rửa bát, rửa đĩa để tiết kiệm chi phí nữa. Đối với những người từng một thời sống trong hào quang thì thật khó có thể cúi đầu trước khách hàng hay rửa đống bát đũa bẩn thỉu. Tuy vậy, nếu là người đã từng nếm đủ mùi gian khổ, đã từng gặp nghịch cảnh và hoàn thiện nhân cách ngay từ trẻ thì chắc chắn người đó sẽ dứt bỏ được ám ảnh của quá khứ hào quang và tiếp tục nỗ lực hết mình trong hoàn cảnh mới. Do đó, tôi thường xuyên nhắc nhở các cầu thủ Purple Sunga rằng: sau khi giã từ cụôc đời cầu thủ, bước vào những năm tháng dài của cuộc sống đời thường thì phải làm sao để người nào cũng có thể tự tin và dõng dạc tuyên bố: ?oTôi đã trưởng thành về nhân cách trong thời kỳ là cầu thủ?. Tôi muốn Purple Sunga phải trở thành đội bóng được xã hội thừa nhận. Ngay cả sau này ?" khi đã chấm dứt sự nghiệp cầu thủ, có trở thành nhân viên công ty hay chủ kinh doanh nhà hàng thì cũng phải là những người đi đâu cũng được xã hội chấp nhận và quý mến. Đó cũng là trách nhiệm của tôi ?" trách nhiệm của những người nuôi dưỡng lớp trẻ.
     
    TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUAN TÂM ĐẾN NGUỜI KHÁC. Tôi đã nói nhiều về việc: Có thể thay đổi được số phận tuỳ theo tư tưởng và nỗ lực của bản thân, có thể thay đổi số phận ?" dù rằng bị những nỗi bất hạnh đeo đuổi ?" theo chiều hướng tốt nhờ nghĩ điều thiện và làm điều thiện. Vậy, thế nào là điều thiện? Trong ngôn ngữ có hai từ ?oích kỷ? và ?ovị tha?. người ích kỷ là người chỉ cần có lợi, chỉ cần tốt cho riêng mình là được, còn người khác ra sao cũng mặc. Từ ?ovị tha? trái nghĩa với từ ?oích kỷ?. Người có tấm lòng vị tha là người khi làm bất cứ điều gì cũng nỗ lực vì người khác chứ không phải chỉ để thỏa mãn dục vọng của mình. Ví dụ, có người cầu Trời khấn Phật để mong sao thực hiện được những ước vọng cá nhân. Đây là hành vi tự lợi tức là chỉ cầu mong thực hiện mục đích riêng. Tôi thấy đó cũng là điều bình thường. Nhưng, cũng là mong ước nếu tiến bộ hơn một chút thì nó sẽ là ?oMong sao mẹ tôi chóng khỏi bệnh.? Đây là cầu mong cho người thân, gần với nghĩa vị tha hơn. Ngoài ra, còn những mong ước mang tính vị tha sâu sắc hơn như: mong ước những điều tốt lành cho bạn bè, cho tập thể, cho xã hội, cho đất nước và cho nhân loại. Nếu đối tượng mong ước mở rộng ra như vậy thì là những mong ước vì người khác chứ không phải chỉ mong uớc cho bản thân. Khi đó, mong ước đã tiến gần tới vị tha. Giả dụ: Thay vì mong ước cho mình ?otrở nên giàu có? hoặc ?odồi dào sức khỏe? thì hãy mong ước cho ?ohoà bình trên toàn thế giới?. Tôi hy vọng các bạn trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của lòng vị tha.
     
    NGƯỜI CÕI ĐỊA NGỤC NGƯỜI CÕI CỰC LẠC Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hành động của chúng ta thường nhắm tới hơn thiệt, thắng thua. Bị tính ích kỷ chi phối nên chúng ta chỉ tính toán những điều có lợi cho mình. Nếu thế gian toàn là những người như vậy ?" như xã hội Nhật Bản những năm gần đây ?" thì dù có giàu có sung túc đến mấy rồi cũng sẽ điêu tàn. Để thế gian ngày một tốt hơn, tôi thường nói với mọi người: ?oChẳng phải đã tới lúc chúng ta phải coi trọng lòng vị tha, phải sống vì mọi người dù bản thân có thiệt thòi?? Tấm lòng quan tâm tới người khác, tấm lòng vị tha quan trọng đến mức nào? Đức Phật đã thuyết giảng điều đó một cách dễ hiểu thông qua câu chuyện sau đây. Ở chùa nọ, có một nhà tu hành trẻ tuổi là Vân Thủy. Một hôm, Vân Thuỷ hỏi vị sư già trụ trì chùa: ?oThưa thầy, con nghe nói có cõi cực lạc và cõi địa ngục. Điều đó có thật không ạ? Và những cõi đó là nơi như thế nào?? Vị sư già đáp: ?oCó thật đấy con ạ. Chỉ có điều hai nơi đó không khác nhau lắm như con tưởng đâu. Thoáng nhìn thì cõi cực lạc và cõi địa ngục là hai thế giới hoàn toàn giống nhau. Điểm khác nhau duy nhất là tấm lòng của những người sống ở đó. Những người sống ở cõi địa ngục là những người ích kỷ chỉ nghĩ về bản thân. Còn ở cõi cực lạc là những người có tấm lòng vị tha, luôn quan tâm tới người khác.? Vân Thuỷ thắc mắc: ?oChỉ khác nhau ở tấm lòng mà cũng phải chia thành hai cõi, thế là thế nào ạ?? Để giải đáp, sư lão kể cho Vân Thủy câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một nồi mỳ mạch ?" udon (1) - để giữa nhà. Bát nước chấm để bên cạnh. Mỳ Mạch là món ăn thịnh soạn với những người khổ tu như Vân Thủy. Bên cạnh nồi mỳ để sẵn những đôi đũa dài tới 1 mét. Quy định của nhà bếp là chỉ được ăn bằng loại đũa đó và phải dùng đầu đũa để gắp mỳ, chấm vào bát nước chấm. Đến đoạn này thì cả cõi địa ngục và cõi cực lạc đều y hệt nhau. Kích cỡ nồi, số người ăn vẫn vậy. Chỉ có tấm lòng của những người ở đó là khác nhau. ?oNào con thử tưởng tuợng xem điều gì sẽ xảy ra ở đó?? Mọi người đang đói. Có mỳ trước mặt. Chuyện gì sẽ xảy ra khi họ được phép bắt đầu bữa ăn. Những người ở cõi địa ngục lập tức tranh nhau gắp mỳ, tranh nhau chấm vào bát nước chấm. Khổ nỗi, đũa dài quá nên không sao đưa udon vào miệng mình được. Cảnh thê thảm hiện ra. Kết cục là không ai ăn được miếng nào trong khi mỳ rơi vương vãi quanh mâm. Những người ấy trở thành quỷ đói chỉ còn da bọc xương. Trong khi đó, những người đầy lòng vị tha sống ở cõi cực lạc. Tiếng mời mọc vang lên: ?oNào, chúng ta ăn chung nhé.?, ?oXin mời, xin mời?. Mọi người nhường nhau, lần lượt gắp mỳ, chấm nước chấm và đưa vào miệng người đối diện. Người đối diện ăn xong: ?oCám ơn. Tôi đủ rồi. Đến lượt tôi giúp bác ăn?. Cứ thế mọi người hợp sức, nhường nhịn lẫn nhau, ai cũng được ăn và không sợi mỳ nào vương vãi rơi ra ngoài. ?oKhung cảnh cõi cực lạc là như thế đấy. Nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì khó phân biệt được đâu là cõi địa ngục và đâu là cõi cực lạc.? Vị sư già giảng bài cho Vân Thuỷ. Tuy cùng một sự việc nhưng mang lại kết quả khác nhau tuỳ theo ?otâm? được thể hiện qua câu chuyện. Chúng ta, có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp nếu tất cả chỉ có lòng vị tha, quan tâm lẫn nhau.
     
    Chú Thích1. Udon: một loại mỳ làm bằng lúa mạch.
     
     
     
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    SUY NGHĨ NHẤT ĐỊNH THÀNH HIỆN THỰC
    Xã hội hiện nay tràn ngập các loại hàng hóa tiện lợi như ô tô, đồ điện gia dụng, máy tính? Những sản phẩm do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại. Tư duy xuất phát từ những khao khát của con người ?" ?omuốn được như thế kia? hoặc ?ocó nó thì tiện quá? ?" đã mang lại văn minh vật chất như vậy. Chẳng phải là văn minh vật chất bùng nổ và phát triển khiến xã hội loài người trở nên mất thăng bằng và sa đọa đó sao? Nếu đúng như vậy thì cần phải phát triển văn minh tinh thần - thứ văn minh có gốc rễ ở thiện tâm - để điều hoà và làm cho xã hội tốt hơn. Mọi người điều biết chân lý: Thiện tâm sẽ mang đến kết quả tốt. Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc: ?oTích thiện dư phúc?. Những người thiện tâm, luôn làm điều thiện thì nhất định sẽ hạnh phúc. Có phúc do tích tâm đức. Lời khuyên đó được truyền từ đời này sang đời khác bởi vì từ xa xưa, con người đã biết rõ thiện tâm sẽ mang đến kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào ?otư duy xuất phát từ dục vọng? đã tạo nên văn minh vật chất hiện nay thì có thể thấy người ta thiếu hẳn ý thức về thiện tâm. Bởi vì, để có kết quả tốt từ ý nghĩ tốt cần cả một khoảng thời gian dài. Có khi là một tháng, hai tháng sau, có khi là một năm, hai năm sau và cũng có khi là 10 năm sau hoặc 20 năm sau. Tức là có sai lệch về thời gian giữa giai đoạn ?onghĩ điều tốt, làm điều tốt? và giai đoạn ?ođem lại kết quả tốt?. Trong khi đó, với tư duy xuất phát từ dục vọng đã tạo nên văn minh vật chất thì người ta dễ nhận thấy vì nó có mục tiêu cụ thể và kết quả một cách cụ thể. Do đó, trong suốt một thời gian dài, nhu cầu hoạt động tinh thần thuần tuý bị xem nhẹ nếu đem so với văn minh vật chất. May mắn thay, thế hệ trẻ đang suy nghĩ lại về tầm quan trọng của văn minh tinh thần - một khái niệm khó cảm nhận ?" thông qua các hoạt động xã hội như bảo vệ môi trường, hoạt động từ thiện? Tôi rất vui mừng vì xu hướng đó mở ra tương lai tươi sáng cho nhân loại.
     
    THIỆN TÂM VÀ Ý CHÍ CỦA VŨ TRỤ Tôi cho rằng thiện tâm ?" hay nói cách khác là tấm lòng quan tâm tới người khác - sẽ đưa xã hội loài người đến một viễn cảnh tốt hơn. Nói theo cách khác nữa thì thiện tâm là tinh thần tất cả vì xã hội, vì mọi người. Thực hiện hàng ngày những việc vì người khác còn là việc phát huy bản chất con người. Bời vì, con người vốn có khả năng hướng thiện, lựa chọn hành động vì mọi người, muốn giúp ích cho người khác. Và tôi cho rằng vũ trụ cũng tràn đầy tấm lòng vị tha, tràn đầy tình thương yêu. Vũ trụ ra đời cách đây 130 tỷ năm. Lúc đó, vũ trụ chỉ là một khối vật chất nóng bỏng, nén chặt nhỏ bằng nắm tay. Khối vậy chất nén chặt gây ra một vụ nổ lớn và trở thành vũ trụ như ngày nay. Và theo như giả thuyết mới nhất của ngành vật lý vũ trụ thì vũ trụ vẫn đang tiếp tục giãn nở. Loài người chúng ta sinh ra và hiện đang sống trong vũ trụ này. Trong vũ trụ, các hạt cơ bản kết hợp với nhau tạo thành nguyên tử. Và đến lượt các nguyên tử hợp với nhau tạo thành phân tử, đại phân tử. Rồi xuất hiện các phân tử hữu cơ hợp thành tế bào. Những tế bào ngày một phức tạp, có khả năng di truyền tạo ra sự sống. Sự sống trải qua nhiều quá trình tiến hoá mới xuất hiện loài ngừơi. Nếu như hạt cơ bản cứ giữ nguyên là hạt cơ bản? Hay nếu như nguyên tử cứ giữ nguyên là nguyên tử? thì không biết nhờ những nguyên nhân bí ẩn nào, tất cả mọi thứ đều sinh thành, phát triển và tiếp tục phát triển cho tới khi xuất hiện loài người. Tôi nghĩ có một thứ ?onguyên khí? đẩy vạn vật theo chiều hướng tốt tràn ngập vũ trụ. Hoặc trong vũ trụ vạn vật quấn quýt nhau, và tràn đầy một năng lực như tình yêu thương, dẫn đường cho vũ trụ sinh hoá và trở nên tốt lành. Nhìn lại quá trình hình thành vũ trụ, mặc dù người ta gọi vũ trụ là vô thức nhưng rõ ràng là có quy luật vận động theo chiều hướng tốt. Có lẽ đó là ý chí của vũ trụ. Kết luận của tôi sau bao trăn trở, suy nghĩ và tìm kiếm là chỉ khi nào tư duy và hành động trong con người phù hợp và thích ứng hoàn toàn với ý chí của vũ trụ và tất cả đều tiến hoá theo chiều hướng tốt thì mọi việc đều trôi chảy. Nếu chúng ta đi ngược lại với ý chí của vũ trụ như chỉ muốn tốt cho riêng mình, còn mặc kệ mọi người xung quang thì mọi việc đều trục trặc. Do đó, chúng ta phải nỗ lực sao cho mọi người đều có lòng vị tha, xã hội tràn đầy tình thương yêu.
     
    MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI LÀ DƯỠNG TÂM Chắc các bạn cũng giống như tôi, thời trẻ ai cũng vẽ ra hình ảnh lý tưởng cho cuộc đời mình: Nào là ?omình sẽ sống thế này?, nào là ?omình sẽ thành người thế kia trong tương lai? Với tôi, khi đang là sinh viên Đại học Kagoshima, tôi mong muốn trở thành chuyên gia kỹ thuật hàng đầu. Và tôi cũng đã từng mơ được nhận giải Nobel cho những phát minh tuyệt vời. Kể từ khi lập Công ty Kyocera, tôi luôn nỗ lực và bằng mọi cách biến nó thành một công ty tầm cỡ, điều kiện làm việc tốt và mọi người đều hăng say lao động. Thật may mắn, tôi đã gặt hái thành công trên cả hai phương diện là chuyên gia kỹ thuật và doanh nhân. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó thì tôi cũng sẽ từ giã cõi đời. Con người không thể mang theo được chút gì sang thế giới bên kia. Công ty Kyocera sẽ ra sao? Công ty KDDI sẽ ra sao? Tổ chức Quỹ Inamori sẽ ra sao? Tất cả những thứ tôi phải vất vả tạo lập sẽ ra sao? Vì cái gì mà tôi làm việc hết mình như vậy? Mục đích của cuộc đời là gì? Như tôi đã nhiều lần đề cập, mục đích cuộc đời tôi là làm sao nuôi dưỡng tâm hồn mình tốt được chút nào hay chút đấy, chứ không phải nhằm mục đích có được địa vị, danh tiếng, tiền bạc. Và việc đó cũng phù hợp với ý chí của vũ trụ mà tôi đã nói tới khi nãy. Chỉ riêng việc được sống trên thế gian này đã không phải là ý chí của bản thân tôi. Và trong cuộc đời hơn 70 năm qua, tôi gặp biết bao hoạn nạn cũng như được hưởng biết bao hạnh phúc. Một lần nữa tôi nhận thấy, mục đích cuộc đời tôi là đối đầu với thử thách, nuôi dưỡng tâm hồn, làm tâm hồn thêm cao thượng.
     
     PHÁT HUY THIỆN TÂM - BẢN CHẤT CON NGƯỜI Tôi muốn thế kỷ 21 là thế kỷ mà con người phải ý thức rõ rệt hơn nữa về ?othiện tâm?. Dân tộc Nhật Bản vốn là dân tộc có truyền thống nuôi dưỡng tinh thần hào hiệp vì mọi người. Khí hậu Nhật Bản với bốn mùa thay đổi phong phú, không có vùng sa mạc khô cằn cũng như vùng băng tuyết giá lạnh. Người Nhật Bản sống trong điều kiện thiên nhiên ôn hoà, hưởng ân huệ, phúc lộc từ núi non, biển cả. Hơn nữa, được đại dương bao bọc nên Nhật Bản hầu như tránh được các cuộc chiến tranh với các dân tộc khác. Tôi cho rằng tinh thần hiền hoà của người Nhật Bản được tạo nên bởi thiên nhiên phong phú và lịch sử như vậy. Trong thảm hoạ động đất Hanshin (1), hình ảnh những người bị nạn giúp đỡ, san sẻ cho nhau, hình ảnh những thanh niên tình nguyện tham gia các hoạt động cứu trợ? đã làm cả thế giới thán phục. Đó là biểu hiện của tinh thần Nhật Bản - truyền thống tương thân, tương ái. Bước vào thế kỷ 21, văn minh vật chất vẫn tiếp tục lấn tới mạnh mẽ. Cần phải phát triển hơn nữa văn minh tinh thần dựa trên cơ sở thiện tâm, sao cho không để bị những tiến bộ của văn minh vật chất lấn át. Trong quá trình tiến hoá của văn minh tinh thần trên thế giới, tôi tin rằng người Nhật Bản - với truyền thống tuyệt vời của mình - nhất định có vai trò quan trọng. Nếu chúng ta - người Nhật Bản - sống có thiện tâm, đi đầu trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp thì nhất định sẽ được cả thế giới kính trọng.
     
    Chú Thích
     
    1. Trận động đất lớn xảy ra ngày 17 tháng Giêng năm 1995, gây thiệt hại nặng nề và cướp đi sinh mạng của hơn 5.500 người vùng phía nam tỉnh Huogo và nhất là thành phố Kobe, Nhật Bản. MONG SAO NHẬT BẢN LÀ SOHOUKA TRÊN THẾ GIỚI Trước đây, tôi được mời tham gia vào dự án cải cách hành chính Nhật Bản. Tôi đã từng giữ chức chủ tịch một uỷ ban nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản trên thế giới. Kể từ đó, tôi chỉ mong sao Nhật Bản trở thành một đất nước được các dân tộc khác thực sự kính trọng. Hình ảnh cụ thể về một nước Nhật Bản như thế ở tôi là hình ảnh của những người được gọi là sohouka trong các làng xóm, thị trấn ngày trước. Sohouka là những người như thế nào? Lẽ dĩ nhiên, họ không phải là những người có chức vụ công, làm công việc hành chính. Người nắm quyền lực chính trị tuơng đương với chức trưởng thôn, trưởng xã như ngày nay là các vũ sĩ với chức danh daikan (thế quan) hay shouya. Sohouka là những người không có bất cứ quyền lực và địa vị nào ở địa phương đó. Nhưng nhân cách và lòng bao dung ở họ khiến cho họ là những ?olãnh tụ? trên thực tế. Sohouka là những người có chút ít tài sản, có học thức, được giáo dưỡng và nhất là có nhân cách. Người trong vùng, bất cứ gặp hoạn nạn gì cũng tìm tới sohouka để được bàn bạc, khuyên bảo. Và sohouka còn giúp đỡ cho những người nghèo khó trong vùng cả về vật chất và tinh thần. Mặc dù có ảnh hưởng lớn tới dân chúng như vậy, song sohouka không bao giờ tỏ ra quyền thế, hách dịch. Tôi muốn Nhật Bản từ nay về sau, được người ta biết đến không phải chỉ là một cuờng quốc kinh tế nhiều tiền lắm của, cũng không phải như một con sen đầm có sức mạnh quân sự mà là đất nước có vai trò như sohouka đầy lòng vị tha trên thế giới. Nếu được như vậy, thì Nhật Bản chắc chắn sẽ được các dân tộc khác tôn trọng thực sự. Tôi vẽ nên viễn cảnh này, lý tưởng này và tôi mong sao những người thực hiện viễn cảnh đó, lý tưởng đó chính là các bạn trẻ, những người đang đọc cuốn sách này. Từ những trang đầu tiên của cuốn sách, tôi luôn nói rằng suy nghĩ của bạn nhất định thành hiện thực. Tôi mong rằng các bạn hãy tin lời tôi, hãy mang trong lòng ước muốn cao cả và hãy nỗ lực quên mình. Làm được như thế, tôi chắc rằng các bạn sẽ có cuộc đời tuyệt đẹp. Từ đáy lòng, tôi cầu chúc cho các bạn trẻ - những người gánh vác đất nước trong tương lai - sức khỏe và tinh thần hăng hái.
     
    Cho phép tôi dừng bút ở đây

Chia sẻ trang này