1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ươm mầm tương lai!

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://nguonsang.com/chuong-trinh-cung-em-vui-toi-lop-12803.htm
    Chương trình “Cùng em vui tới lớp”

    Vào tháng 3 năm năm 2011, Quỹ Nguồn Sáng đã có dịp đến thăm và tặng quà cho HS trường tiểu học Na Cô Sa, Mường Nhé, Điện Biên. Đến tận nơi, chúng tôi mới thấy được sự cực nhọc, vất vả của thầy và trò ở nơi xa xôi này. Cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn, các em học sinh vốn đã rất khó khăn về kinh tế, vẫn trèo đèo lội suối tới trường để học con chữ..
    >>>Na Cô Sa Ký sự 1
    >>>Na Cô Sa Ký sự 2
    Thật khó có thể hình dung, trong hoàn cảnh như vậy mà hàng ngày những thầy cô giáo nơi đây vẫn tiếp tục hành trình gieo chữ. Lớp học của các em chủ yếu là nứa lá, lụp xụp, không đủ điều kiện ánh sáng để học tập, đặc biệt là trong trời mùa đông giá lạnh.


    Tại Mường Lay, Điện Biên – một thị xã nghèo vùng núi có 9 trường học với 3.000 HS các cấp từ mầm non tới PTCS – các em đang thiếu những cuốn sách, cuốn truyện vì điều kiện kinh tế khó khăn và nơi đây chưa có hiệu sách nào. Nếu có những cuốn sách hay về tri thức, ca ngợi tình yêu thương, các em sẽ bớt sa vào những trò chơi vô bổ và hướng tâm hồn mình vào những giá trị cao đẹp mà sách mang lại, bởi sách có thể làm thay đổi cuộc sống một con người, tạo cơ hội cho các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn sau này.

    >>>“Tết ấm” đã về đến Mường Lay

    Với tinh thần tương thân tương ái, nhân dịp năm học mới sắp đến, Báo Giáo dục & Thời đại và Quỹ Nguồn Sáng mong muốn kêu gọi những tấm lòng hảo tâm đồng hành trong chương trình “Cùng em vui tới lớp” với các hoạt động sau:


    - Giúp khoảng 1.300 HS Na Cô Sa (từ mẫu giáo tới THCS) có được những tấm áo ấm, áo mưa, để các em không phải nghỉ học vì trời mưa, lạnh trong mùa đông năm nay. Đồng thời, dựng lại những lớp học đã quá tồi tàn của các em.



    - Giúp HS Mường Lay có những cuốn sách bổ ích thông qua tủ sách di động, tạo điều kiện thuận lợi để các em đọc ở sân trường và trao đổi giữa các trường khác nhau.

    [​IMG]
    Mô hình tủ sách di động sẽ tặng cho HS Mường Lay

    Thời hạn nhận quyên góp tài chínhsách, truyện thiếu nhi (cổ tích, khoa học, hướng thiện) từ ngày 6.8.2011 đến 15.10.2011.
    Mọi thông tin xin liên hệ:
    - Ms. Nguyễn Phương Linh – ĐT: 0934663305
    TK: 0711002089865 – Vietcombank
    45010002459617 – BIDV Hà Tây
    - Mr Phạm Minh Thắng: ĐT: 0983.851.237
    TK: 11521074436015 – Techcombank Hà Nội
    - Nhận truyện và áo ấm thiếu nhi tại: Lớp piano MusicIQ: Ngõ 30, số nhà 17 – 19 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. LH: Ms.Châu: 0904271734 / 043.944.8092
    CHỈ VỚI 48.000 ĐỒNG, BẠN ĐÃ CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO MỘT EM NHỎ ÁO ẤM VÀ ÁO MƯA!
    Khi gửi tiền vào tài khoản, mong quý vị ghi rõ, ủng hộ chương trình: “Cùng em vui tới lớp” và để lại danh tính để chúng tôi tiện cập nhật trên trang web này! Xin chân thành cảm ơn quý vị!
    Cập nhật đóng góp
    TTMạnh Thường QuânSố TiềnGhi chú1Cô Thu Hoài (giảng viên trường Mỹ thuật Công nghiệp)500.000Y2Ms Thủy (xổ số)300.000Y3Ms Kim Thiều Hoa (GV Lespace)800.000Y4Nhà hảo tâm giấu tên500.000y-Gửi vào Tk Techcombank5Mr Phạm Trường1.500.000L-Vcb6Nhà hảo tâm giấu tên1.000.000L-Vcb7Bé Đỗ Thành Minh500.000Y8Bé Trịnh Đình Nguyên Khôi500.000L9Ms Phạm Thị Hà100.000Y10Chùa Trung Kính3.110.000Y11Ms Hồng Thương, Bãi Cháy, Hạ Long300.000T12Mr Nguyễn Văn Hiếu, OIC Nhật Hải500.000T13Mr Trần Văn Hưng, Việt Trì, Phú Thọ100.000T14Ms Liên100.000Y15Ms Ngọc Diệu1.000.000L16Bác sĩ Thành1.000.000Y -Tech17Mr Hoàng Minh100.000Y18Ms Quỳnh Trang700.000Y19Mr Hà Đức Hoàn (Hà đông)500.000Blizzard20Bé Minh Quang200.000Y21Cô Tưởng Thị Bích300.000Y22Ms Lan200.000Y (se gui vao BIDV)23Cô chú Tuyết Điền500.000Blizzard24Những nhà hảo tâm tới dự buổi chia sẻ về cách tự chữa bệnh của anh Trọng Hùng6.270.000Blizzard222526272829
    Xin cảm ơn quý vị và mong quý vị tiếp tục ủng hộ!
    [​IMG]Những em HS dân tộc ở Na Cô Sa bên lớp học lụp xụp

    Xem thêm ảnh tại Đây

    Một số lớp học lụp xụp cần được dựng lại của trường tiểu học Na Cô Sa:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Với mong muốn vơi bớt mùa đông lạnh giá của vùng cao. Chúng tôi (Diễn đàn www.myvietnam.com.vnwww.nhiepanh.vnwww.hoibongsen.com ) tổ chức quyên góp và mang quần áo ấm cho trẻ em ở Y Tý – Lào Cai khi mùa Đông lại tới... (Chương trình đầu tiên của chúng tôi là vào 1/ 2006 khi mang quần áo ấm cho trẻ em ở Simacai khi mùa Đông tới, năm 2010 là ở Yên Minh – Hà Giang.)

    1. Nội dung:
    - Quyên góp áo khoác và áo len cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học từ 2 đến 11 tuôỉ (Phấn đấu mỗi cháu được 1 áo ấm những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thể hỗ trợ thêm)
    - Đàn Óc gan cho trường (Có thể mua hoặc quyên góp đàn cũ)
    - Tiền mặt (sẽ mua áo hoặc thêm ủng, tất) và ủng hộ chuyến xe vận chuyển đồ lên Y Tý.

    Đảm bảo 570 suất quà bao gồm áo ấm & ủng. Những em có hoàn cảnh đặc biết (đang cập nhật danh sách) sẽ có phần quà riêng

    2. Địa điểm nhận quần áo và tiền mặt trực tiếp:
    - Nhận tại Công ty FUVI _ 99 Đỗ Đức Dục (liên hệ Mrs Vân Anh: 0913.03.30.38)
    - Hoặc các bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi, sẽ có thành viên đến tận nơi nhận đồ.

    3. Tiền mặt chuyển khoản:

    3.1.Quỹ nhân ái site Nhiếp ảnh: mọi đóng góp xin chuyển khoản qua
    Tên TK: Nguyễn Kim Anh
    Số TK: 0011.0011.28254 Ngân hàng: Vietcombank
    198 Trần Quang Khải Trước 12h ngày 17/11/2011

    3.2. Đại diện Nhóm MyVietnam

    Số tài khoản tiếp nhận: Chủ tài khoản: Trần Vân Anh
    0011001677547 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

    Nội dung chuyển tiền: Tên (hoặc Nick), mùa Đông không lạnh

    4. Liên hệ:
    Mrs Vân Anh: 0913.03.30.38 Email: vananh@myvietnam.com.vn
    Phạm Duy: 0982005606. Email: quantri@myvietnam.com.vn
    HoiBongSen.com Vân Khánh : 0983.271977 Email: hanvankhanh1977@yahoo.com.vn
    Lekima, 0913.34.34.39; lekima@nhiepanh.vn

    5. Chương trình:
    - 18/11: 21h tối thứ 6 ngày 18/11 lên tàu
    - 19/11: 6h sáng Thứ 7 đi Y Tý, trao quà và giao lưu với các giáo viên tối ngủ Y Tý
    - 20/11: Chủ nhật, lên tàu về Hà nội, 6h sáng thứ 2 có mặt tại Hà nội

    THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP TÀI TRỢ:

    Tổng số học sinh Mẫu giáo Y Tý : 250 cháu chia ra
    + Trẻ 5 tuổi: 133 cháu
    + Trẻ 4 tuổi: 97 cháu
    + Trẻ 3 tuổi là: 20 cháu
    - Trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ: 1 cháu: tên là: Phu Che Gió : ( Hiện tại đang ở với ông bà )
    - Số trẻ khuyết tật không có
    - Tổng số lớp: 14 lớp / 12 thôn bản
    - Tổng số phòng học 14 phòng học trong đó phòng học bán kiên cố : 2 phòng,phòng học tạm bằng tre nứa là 12 phòng


    Tổng số học sinh Tiểu học Y Tý : 313 cháu dân tộc thiểu số chia ra
    + Trẻ 6 tuổi: 64 cháu (25 nữ và 39 nam)
    + Trẻ 7 tuổi: 65 cháu (34 nữ và 31 nam)
    + Trẻ 8 tuổi là: 75 cháu (35 nữ và 40 nam)
    + Trẻ 10 tuổi là: 54 cháu (27 nữ và 27 nam)
    + Trẻ 11 tuổi là: 55 cháu (32 nữ và 23 nam)
    - Trẻ mồ côi cha; mẹ: 11 cháu
    - Tổng số lớp: 21 lớp / 9 thôn bản

    6. Lưu ý:
    - Các bác tham gia chương trình đi ngày 18/11 sẽ tự lo kinh phí và đóng góp thêm tiền vận chuyển cũng như tham gia vận chuyển quần áo lên Y Tý
    - Cần thêm các thành viên đăng ký tình nguyện sắp xếp quần áo và đóng đồ
    - Các bác quyên góp, đăng ký đi hay đăng ký tình nguyện xin vui lòng để lại điện thoại và Email (hoặc gửi thư theo liên hệ trên)

    7. Danh sách quyên góp
    Update liên tục ở bên dưới.

    8. Danh sách tình nguyện tham gia đóng gói đồ
    Rất mong sự tham gia nhiệt tình của các bạn. Lịch đóng gói đồ sẽ được thông báo cụ thể sau:
    1.JonJon
    2.Vela
    3.Lekima
    4. Himi
    5. Pham To Quyen
    6. Hoang Thu Ly (FB)
    7. Huyền Huyền
    8. ngocdanlinh
    ...
    9. Danh sách đi
    HIện đã có 12 mem đăng ký, sẽ chốt trước 12h 10/11/2011. AI tham gia sẽ đóng đặt cọc 1triệu đồng mua vé tàu cho Lekima (0913.34.34.39)
    1. himi
    2. Huyền Huyền

    [​IMG]

    Thầy các em bảo: Có thể nói ở đây (Y Tý) 3/4 thời gian trong năm là Mùa Đông (Mà nhiều trẻ em ở đây vẫn còn thiếu quần, áo ấm lắm)
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Thông tin: - Trường tiểu học Y Tý số 1 nằm ở trung tâm xã Y Tý: - Số thôn bản trong địa bàn thuộc nhà trường quản lý gồm có 9 thôn: - Trong đó có 7 điểm trường với tổng số học sinh toàn trường là 313 học sinh - Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 30
    [​IMG]

    Chia ra các điểm trường:

    Trường chính: Tổng số lớp: 6 lớp = 134 học sinh, Nữ 67
    Điểm trường Lao chải Tổng số lớp: 2 lớp = 30 học sinh, Nữ 16
    Điểm trường Mò Phú chải Tổng số lớp: 4 lớp = 46 học sinh, Nữ 24
    Điểm trường Nhìu Cù San Tổng số lớp: 2 lớp = 19 học sinh, Nữ 9
    Điểm trường Phan Cán Sử: Tổng số lớp: 2 lớp = 28 học sinh, Nữ 13
    Điểm trường Trung Chải Tổng số lớp: 2 lớp = 20 học sinh, Nữ 8
    Điểm trường Phìn Hồ Tổng số lớp: 3 lớp = 36 học sinh, Nữ 26

    [​IMG]


    Trường Tiểu học Y Tý số 1 cách trung tâm huyện Bát Xát 75 Km, giáp với biên giới Trung Quốc. Nơi đây 100% là đồng bào dân tộc thiểu số gồm có 3 dân tộc sinh sống: dân tộc Mông, Dao, Hà nhì. Trình dộ dân trí thấp chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Hiện nay nhà trường đã có giáo viên dạy nhạc nhưng vì nhà trường không có kinh phí để mua đàn ooc gan để giáo viên giảng dạy. Nên có thể quyên góp đàn cũ hoặc mua mới (nếu đủ tiền)


    [​IMG]



    [​IMG]

    Trường có 11 trường hợp đặc biệt khó khăn (mồ côi cha, mẹ)

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    [​IMG]


    [​IMG]


    Ban quản trị diễn đàn My Vietnam và Nhiếp ảnh kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp cá nhân hảo tâm hưởng ứng chương trình này.

    Hãy nhân thiện tâm bằng chính tấm lòng của các bạn! Mỗi tấm áo, đôi ủng của bạn là ngọn lửa ấm dành cho các em trong mùa đông này
    « Sửa lần cuối: Tháng Mười 10, 2011, 09:25:39 AM gửi bởi vananh »


    [​IMG] Bạn chưa đăng nhập
    Làm đi - Đừng có ngồi mà chém gió [​IMG]. Tôi yêu người yêu tôi

    [​IMG]pduyma

    • Administrator
    • Đảng viên ưu tú
    • [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    • [​IMG]
    • Bài viết: 660
    • Liked: 3
    • Điểm: +183/-30
    • Giới tính: [​IMG]
    • Chơi được, làm được

    • Độ hấp dẫn 8.2%

    [​IMG]
    Re: Chương trình từ thiện: Mùa Đông này em có áo ấm đến trường

    « Trả lời #1 vào: Tháng Mười 06, 2011, 01:09:34 PM »



    Danh sách quyên góp, cập nhật đến 20h ngày 7/10/2011.

    Tổng tiền ủng hộ : 14.300.000 VND

    Lưu ý: (mvn) là do nhóm Myvietnam tiếp nhận

    A. Update số liệu theo chương trình bên nhiepanh tại địa chỉ FB của Lekima Hung
    http://www.facebook.com/notes/lekima-hung/18-20112011-m%C3%B9a-%C4%91%C3%B4ng-kh%C3%B4ng-l%E1%BA%A1nh/10150309450532260

    1.Lensmf 600.000đ
    2.Lekima 800.000đ
    3.Planet 100.000đ
    4.Everest 100.000đ
    13. Hoang Thu Ly (FB) 300.000đ
    14. Đỗ Minh Hương(FB) 100.000đ
    16. Doan Ngo: 2.000.000vnd
    17. Nha Jonhook góp 500.000đ
    18. Rainsea góp 200 K
    30.Phuong Santa 500.000đ
    31. Nguyen Van Ha+ Mai Huệ 600.000đ
    32. QuyHoa 500.000đ
    34. Duc Le Anh (FB) ủng hộ 200.000đ
    36. Vu Minh Phuong (FB) 500.000đ
    43. Diệu Đức: 300k
    44. Diệu Hồng: 300k
    45. Bác Diệu Chính: 200k
    46. Diệu Thủy : 200k
    47. Chị Bình bạn D.Ninh: 300K
    48/ Tuan Anh ung ho : 300.000VND_ Vân Anh đã nhận
    49/ Anh Bình _ nick nosay _ nhóm tình nguyện Myvietnam : 500.000 VND _ Vân Anh đã nhận
    50/ Anh Minh _ nick Mrm _ nhóm tình nguyện Myvietnam : 500.000 VND _ Vân Anh
    51/ Chị Duyên _ nick decon03 __ nhóm tình nguyện Myvietnam : 1.000.000 VND _ Vân Anh
    52/ Minh Hà (VTV): 500.000 VND _ mr Duy
    53/ Ms Hiền _ nick Hhdecor: 500.000 VND _ Vân Anh
    54/ Bạn Hương Ly (O2TV): 500.000 VND _ mr Duy
    55/ PV Quang Trung VOV: 500.000 VND - Mr Duy

    56/ Bạn Trúc Quỳnh _ Lào Cai : 100.000 VND _ Vân Anh đã nhận
    56/ Chị Mai : 200.000 VND _ Vân Anh đã nhận
    57/Chị Ngọc Diệu : 300.000 VND _ Vân Anh đã nhận
    58/ Phương Đoàn _ nhóm tình nguyện Myvietnam : 800.000 VND _ Vân Anh
    B/ ỦNG HỘ BẰNG HIỆN VẬT
    1.Lensmf: một tải quần áo
    5.Chị Hà: 1 túi áo ấm
    13. Hoang Thu Ly: áo ấm
    18. Rainsea : mấy túi quần áo ấm
    47. Chị Bình bạn D.Ninh: quần áo


    Danh sách sẽ liên tục update từ nay tới trước ngày đi 18/11/2011.
    Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ từ tất cả các bạn để trẻ em vùng cao có một mùa đông ấm áp.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://phattriencanhan.org/tu-thien/
    Từ Thiện


    A. Làm từ thiện
    Tại sao chúng ta nên làm từ thiện?
    Để trả lời tôi xin trích một đoạn ngắn trong cuốn Quản lý nghiệp của Michael Roach, Christie McNally và Michael Gordon.
    “Bạn hãy nhớ ngày xưa, khi tất cả những cánh đồng đều được trồng cấy bằng tay, người nông dân có một quy định bắt buộc, dù cho vụ mùa có thất bát đến thế nào, dù cho mỗi gia đình đói kém đến đâu. Quy định đó là bạn phải giữ lại 10% số hạt giống của vụ mùa năm nay cho vụ mùa năm sau. Không ai ngu ngốc đến mức ăn cả số hạt giống dành cho vụ năm sau.”
    Cũng vậy, sẽ rất hợp lý khi ta dành một phần thu nhập của mình ra để làm từ thiện, như một cách bảo hiểm cho tương lai tốt đẹp của mình. Đó là việc làm đem lại lợi ích trước hết cho chính mình, sau đó là những người xung quanh và cộng đồng.
    Tuy nhiên, làm từ thiện sao cho hiệu quả cũng là cả một nghệ thuật cần phải học hỏi. Nếu bạn nào là chưa phải là Phật từ thì có thể tìm đọc cuốn Quản lý nghiệp mà tôi vừa trích dẫn trên đây. Còn nếu bạn đã là Phật tử thì có thể tìm đọc cuốn Tìm hiểu phước bố thí của Tỳ khưu Hộ Pháp.
    B. Sứ mệnh quỹ Bồ Đề Tâm
    Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên bận rộn, khiến cho không phải ai có mong muốn cũng có thể bỏ ra thời gian và công sức để làm từ thiện, bố thí để tích tập phước thiện cho tương lai tốt đẹp hơn. Trong khi, có nhiều người trong hoàn cảnh hiểm nghèo đang cần được giúp đỡ, có nhiều dự án ấn tống kinh sách, xây dựng tượng tháp đang cần hỗ trợ, chưa kể những hoạt động thường xuyên như phóng sinh, dâng y trai tăng trường hạ…
    Nắm bắt được nhu cầu này, quỹ Bồ Đề Tâm ra đời với mục đích sẽ là nhịp cầu nối giữa mong muốn được làm từ thiện của mọi người và những hoạt động từ thiện đang cần sự hỗ trợ.
    Ngoài ra, quỹ Bồ Đề Tâm còn được thành lập với mong muốn khơi dậy ý thức làm từ thiện như là một hoạt động bình thường hằng ngày, một nếp sống tốt đẹp thuận theo lẽ nhân quả.
    C. Các hoạt động
    I. Cung cấp thông tin:
    Hằng tháng, chúng tôi sẽ thông báo những hoạt động đang diễn ra ở các lĩnh vực trong mối quan hệ của chúng tôi, nếu bạn nào có mong muốn hỗ trợ, ủng hộ thì chuyển khoản vào quỹ Bồ Đề Tâm thông qua người phụ trách.
    II. Hai lĩnh vực chính:
    Trong năm 2011, quỹ Bồ Đề Tâm dự kiến sẽ duy trì ở hai lĩnh vực chủ yếu dưới đây. Bạn nào phát tâm có thể liên hệ trực tiếp với quỹ Bồ Đề Tâm thông qua người phụ trách.
    1. Ủng hộ hoạt động phóng sinh hằng tháng.
    Người phụ trách: Phùng Bảo Châu (email: baochau.phung@gmail.com)
    Hằng tháng chúng tôi có tổ chức phóng sinh cho các bạn Phật tử. Những đóng góp của các bạn vào quỹ phóng sinh sẽ được người phụ trách dùng để mua một số loài sinh vật cho buổi phóng sinh. Những người đóng góp có thể gửi cho chúng tôi danh sách những người mà họ muốn cầu an và cầu siêu để chúng tôi hồi hướng công đức sau khi phóng sinh. (Đọc thêm sách Công đức phóng sinh.)
    2. Hỗ trợ những hoạt động ấn tống kinh sách, xây dựng chùa tháp.
    Người phụ trách: Đỗ Hoàng Tùng (email: dohoangtung369@gmail.com)
    Khi có những thông tin về các đợt ấn tống kinh sách, kêu gọi xây dựng chùa tháp… mà chúng tôi xét thấy đó thực sự là những hoạt động vì cộng đồng, chúng tôi sẽ gửi thông tin đến các bạn để những ai phát tâm có cơ hội được đóng góp. (Đọc thêm bài 10 công đức ấn tống kinh.)
    Trân trọng!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ. Vào tuổi này, có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước, mình đã nghe, biết từ lúc còn là trẻ con, mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt. Vậy có thời gian thì phải đi để biết. Nhưng quả thật thời gian là cái gần một năm qua mình có ít nhất.Cứ tiếp tục thế này thì cũng gay đây. Gọi cho Tiến Trọc, rủ đi cùng. Tiến Trọc chối đay đảy, rằng vừa lang thang một tháng (thằng cha này số sướng)ở Tây Nam bộ, nay phải cày kịch bản bù . Thì thôi vậy !
    Xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú của chúng nó. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê. Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết : Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần hai kg, và 5 ngàn tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi : Sao lại 5 ngàn thì chúng nó ăn uống kiểu gì ?. Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế. Vừa lúc có một bác người Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo : Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó . Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa , ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Một loại bát như nhau. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.
    Hỏi : 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à ?. Bác H Mông nói : Nồi to lắm đấy, 13 -14 cân gạo mới đầy đấy. Lại hỏi : Thế ăn cơm với cái gì ? – Với canh rau…. Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa . Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong bếp. Hỏi : Sao ít rau thế? – Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy . Thế có thịt cá ăn bao giờ không ?- Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt.

    Một nồi cơm ( hy vọng là đủ) và một nồi canh rau cải ( gồm xô nước vừa được xách lên, mấy bó rau, chắc ít muối, mắm, dầu mỡ cho vào nữa – nhưng quả thật bọn mình không thấy chúng được cất chỗ nào, chắc không có trong bếp vì sợ chó mèo hay ăn trộm chăng ?). Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011. Tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Là sau một năm tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại Hội 11…vv..và ..vv..
    Bọn mình nói : Trưa nay bác mua thịt cho chúng nó ăn được không?. Bạn mình đưa ít tiền. Mình đưa thêm nữa, hỏi: Đủ mua thịt chưa?. Bác người Mông : Đủ chứ, đủ chứ. Chốc nữa lên xem chúng nó ăn thịt mà.. Nói xong bác đi xuống chợ ngay, hình như chợ gần thôi, ở mé núi bên kia.
    Lúc đi xuống, cậu lái xe, vốn ít nói, văng ra : Mẹ, ăn uống thế này trẻ con sống thế nào được !
    Sống thì chắc được thôi , nhưng mình nghĩ học khó vào lắm . Hồi đi học , lúc nào mình cũng muốn ăn , dù bố mẹ nuôi nấng đầy đủ hơn bọn trẻ con hàng xóm nhiều . Khi bắt đầu đi học đại học ở Thanh xuân , cả ngày thấy đói . Ăn tập thể , xong bữa, rửa bát cầm về, dọc đường từ nhà ăn đến phòng ở đã thấy thèm ăn nữa. Cơm không thịt ăn đủ suất rồi mà bụng cứ như chưa ăn. Ngồi trên lớp, lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Tối bọn chúng nó rủ sang phòng con gái tán, mình không đi, vì nhìn mặt con gái cũng thích nhưng đang nói chuyện tự nhiên thấy đói thì không thích gì nổi nữa . Mình hình dung sự thèm ăn là một thằng cha khả ố, nó cứ ngồi chồm chỗm trong người ta, lúc nào nó cũng nhắc là nó đang ở đây, ở đây..Nó cứ ngồi đấy thì cảm xúc không từ trong ra ngoài được, chữ nghĩa với toán, tính không từ trên bảng chui vào đầu được.
    Từ bếp vào chỗ học sinh nội trú ở. Có giường tầng, mỗi buồng có bảng ghi ở cửa “ Nhóm bản Lóp”, “ Nhóm bản…”.. Chăn chiếu bẩn lắm. Nhưng thôi, cái này mình nhìn thấy nhiều rồi. Được cái nhà cũng kín, mùa đông trên núi nhà kín là quan trọng nhất .

    Sang bên khu nội trú (cũng dân nuôi) của trường trung học thì nhà cửa có vẻ tuềnh toàng hơn nhiều. Mùa đông thế này chết rét mất. Các cô giáo ở ngay cùng dãy với học sinh. Một cô khi từ dưới đi lên nhìn cứ tưởng học sinh, vì thấp nhỏ, mặc cái áo khoác trắng như đồng phục, đến nơi nghe cô ấy nói mới hiểu là cô giáo. Bếp chung luôn với khu giường tầng, cả hai bếp đều đỏ lửa hun hai cái nồi to đen, mở ra thấy một nồi cơm, một nồi canh bí. Mình tò mò cúi hẳn xuống nhìn, thấy mấy miếng xanh xanh cứ nhảy lộn tùng phèo trong đó ( lửa rất to, ở đây không thiếu củi). Hình như cũng có ít váng mỡ. Hỏi : Thế có món gì nữa không hả cô ?. Cô giáo chỉ gói nilon nhỏ trên bàn, mình cầm lên xem, thì ra mấy miếng cá khô. Có 45 đứa cấp hai nội trú ăn ở đây, cũng tiêu chuẩn 5 ngàn /tuần. Nhưng bọn này có vẻ được ăn khá hơn lũ cấp 1. Các cô giáo bớt tiền lương của mình, cộng vào tiền bố mẹ góp, để mua thức ăn. Theo nhẩm tính thì mỗi tháng 45 đứa có 900 ngàn tiền thức ăn ( trừ gạo) do bố mẹ góp. Tiền các cô giáo cho thêm cũng chừng ấy nữa. Bình quân chúng nó mỗi đứa mỗi ngày có được 2.000 đ tiền thực phẩm ( bên cấp 1 chỉ 1 ngàn/ngày, như ông nấu cơm nói cho chúng tôi biết) . Quy củ hơn bên cấp I, bên này đều đặn mỗi tuần được một bữa ăn thịt . Cụ thể là: Mua dưới chợ 1 kg loại thịt rẻ nhất, rồi kho lẫn với đậu phụ ( cái này mình biết rồi , hôm ở gần Mèo Vạc mình cũng nhìn trẻ con trường nội trú ăn cơm, thấy chúng nó ăn cái món gì cứ trắng trắng, mình cầm bát lên nhìn kỹ, thì ra là đậu phụ màu trắng có lẫn thịt mỡ bèo nhèo, cũng màu trắng, cái bát nhôm méo cũng trăng trắng nữa, hóa ra một món màu sắc như vậy. Hôm đó các thày cô giáo nói thật là có khách đến thăm nên mới thêm món đó, chứ theo lịch thì chưa đến ngày có món ăn mặn).
    100 ngàn đồng, thế là cả khu nội trú có món thịt cộng đậu phụ kho. Còn như bây giờ, một tuần may ra chúng nó mới có một lần được như vậy .
    Mỗi anh em gởi Cô giáo ít tiền, để cô mua thêm thức ăn cho học sinh .
    Lại nhớ đã 6-7 năm trước, làm Nối vòng tay lớn lần thứ hai hay thứ ba gì đó , mình cử mấy nhóm đi vào các miền nghèo . Mỹ Linh ( Giờ vẫn dẫn Văn hóa- Sự kiện và nhân vật trên VTV3) đi mũi Tây Bắc. Cũng vào chỗ học sinh dân tộc nội trú, quay cảnh bữa cơm của lũ trẻ. Rồi hôm phát trực tiếp từ trường quay S9 Mỹ Linh nói rằng chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối….Rồi cô nàng không nén được, khóc nấc trước cả bao triệu người xem TV. Khóc thật sự, dù cố nén. Bằng ấy năm trôi qua. Năm vừa rồi là năm đầu tiên mình không còn chủ trì làm Nối vòng tay lớn của VTV. Nhưng hôm nay lên Suối Giàng, vẫn thấy bữa cơm như thế, rồi vẫn thấy con số 2 ngàn đồng thì mỗi ngày sẽ có thịt ăn, nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ lắm chứ .
    Đi xuống, gặp cô người Mông trẻ bế con chắc mới 7-8 tháng tuổi, ngồi trên tảng đá. Hỏi ra mới biết từ bản xuống thăm con ở nội trú cấp một, đang đợi giờ tan học để gặp con. Và chắc đem 5 ngàn với hai cân gạo xuống nộp tiền ăn một tuần cho con. Đứa bé ngoan thật, người lạ bế cứ cười toe toét. Còn cô mẹ cũng hóm ra phết, mình hỏi đùa “ Cho tao mang về nuôi nhé”, thì trả lời “ Ừ, cho đấy, đẻ đứa khác được mà !”. Mấy anh em cho ít tiền gọi là mừng tuổi bé ( mới tháng 8, khà khà..) thì đỏ mặt gạt ra, phải dúi vào tay mới chịu lấy.
    Trên đường trở ra, mới tính kỹ : Mỗi khu nội trú ( một khu 80 đứa cấp một, bên kia 45 đứa cấp hai) ngày nếu một bữa có thịt kho lẫn đậu phụ, sẽ cần 2kg thịt cho cấp 1, 1kg cho bọn cấp hai, kèm đậu phụ nữa là 300 ngàn/ ngày, hay là 9 triệu đồng/ tháng. Mỗi năm sẽ cần 108 triệu đồng. Nếu cả hai bữa có thịt trong ngày thì cần gấp đôi : 18 triệu/ tháng, hay 216 triệu/ năm .
    Nếu cứ như thế 10 năm, để 125 đứa học sinh này ngày nào cũng có món thịt kho kèm đậu phụ (chắc chắn học sinh được ăn cơm với tý thịt khác với học sinh chỉ ăn cơm với món canh loãng , vì tuổi ấy, chúng nó cần đạm lắm để phát triển não), cần có từ một tỷ hai đến trên hai tỷ bốn trăm triệu. Với bằng ấy tiền, 125 đứa trẻ con được ăn có đạm trong cả mười năm !. Với từng cá nhân thì đó là món tiền lớn rồi. Nhưng để có 125 đứa trẻ (à, sau 10 năm, đó là các cô cậu thanh niên chứ) khỏe khoắn, đầu óc sáng láng…thì thêm số tiền đó có gọi được là nhiều không ?. 10 năm cơ mà, sau 10 năm, cả một thời đại công nghệ mới đã thay thế cái cũ trên thế giới này. Trong 10 năm ấy, ở chỗ này, nếu có từ 1 đến 2 tỷ ( VNĐ đấy nhé, đừng nhầm sang USD mà phải tội) – giúp được trên 100 đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn, thông minh hơn để bước vào thời đại đó.
    Mình biết nước ta nghèo ( nói chung, rất chung thôi). Nhưng có nghèo đến thế không ?.
    Thôi, không nghĩ chuyện xa xôi, mình quyết định là về nhà, gọi ngay Tiến Trọc và Thánh Cô để bàn về dự án cơm thịt kèm đậu cho 125 nhóc Suối Giàng này . Bước đầu là 1 bữa có thịt/ ngày, hay còn gọi dự án 9 triệu. Kéo được thêm bạn bè thì chuyển càng nhanh càng tốt sang 2 bữa có thịt/ngày, hay dự án 18 triệu/tháng. Lạy giời , đừng có lạm phát hay tăng giá nữa nhé, mức ấy là mức thịt bạc nhạc rồi, không hạ cấp xuống được nữa đâu !
    Hay là bàn với Tiến Trọc và Thánh Cô lập hội những người bạn của trẻ con vùng cao?. Bây giờ có bao người đi phượt vùng cao, góp mỗi người một chút cho các nhóc. Lập trang web…Nhưng thôi, chuyện nhỏ làm được thì mới có khả năng làm chuyện to hơn.

    Khi rời Suối Giàng được vài chục cây số,chợt nhớ chuyện không biết buổi sáng bọn trẻ con này nó có được ăn gì không. Nói với mọi người trên xe. Mỗi người đoán một kiểu, nhưng không ai dám chắc.
    Về đến Phú Thọ, thì mình hiểu ra: Từ lúc rời Suối Giàng đến giờ, tâm trạng xót và bi quan, có cả chút phẫn nữa, nhưng lại vẫn có một sợi gì đó ấm áp lẩn khuất, mà rõ ràng là từ các câu nói nghe được. Chợt nhớ lúc ở bếp trường cấp hai, mình hỏi cô giáo: Thế mỗi cô giáo phải bớt bao nhiêu tiền từ lương của mình để mua thức ăn cho các cháu ?. Cô giáo trả lời : Dạ, không giống nhau, người lương cao hay là Đảng viên thì góp nhiều hơn, giáo viên hợp đồng hay quần chúng thì góp ít hơn… Vậy là Đảng viên thì san từ lương giáo viên miền núi của mình số tiền nhiều hơn người khác để mua thức ăn cho học sinh. Quả thật, đã lâu lắm rồi, mình hiếm khi nghe được một điều đẹp đẽ như vậy về Đảng viên. Mà không phải nghe từ một diễn đàn hay khung cảnh hoành tráng nào. Mà nghe thì tin ngay. Nghe mà thấy lòng đỡ lạnh. Bởi mình cũng là đảng viên đã mấy chục năm rồi .
    Về đến Hà Nội, mở máy ra viết dòng đầu của bài này, để gửi cho Tiến Trọc – đấy , chính cái dòng: “Hôm nay, lần đầu lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ”…mới nhớ ra là sáng nay tất cả đã quên chuyện xem cây chè. Đỗ xe xong, sà vào đám trẻ, bần thần cả người bởi chuyện ăn uống của chúng nó, lên xe về, chẳng ai nhớ mục đích của việc phóng xe lên đỉnh núi Suối Giàng.
    22 .9.2011
    Link blog: http://trandangtuan.wordpress.com
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Gặp bạn gái 17 tuổi trưởng nhóm tình nguyện Vitamin Smile

    (Phunutoday) - Một bạn gái nhỏ người lăm lăm giấy bút, một nhóm trưởng nhóm tình nguyện tận tâm. Đó là Trần Thị Thu Huyền, Huyền Vitamin, sáng lập viên nhóm tình nguyện Vitamin Smile chuyên hoạt động ở khoa Thần kinh, bệnh viện Nhi Trung Ương.
    PV Phunutoday đã có cuộc trò chuyện nho nhỏ cùng Huyền.
    [​IMG]Huyền Vitamin và người bạn Guitar của mình.
    PV:- Chào Huyền, có thể thấy bạn tham gia khá nhiều hoạt động xã hội, cơ duyên nào dẫn bạn tới những hoạt động này vậy?
    Huyền Vitamin:- Mình tình cờ biết đến những hoạt động đó, với bản tính thích giao lưu và muốn thử sức với những điều mới, nên mình đăng kí tham gia. Hơn nữa việc này cũng giúp mình trau dồi vốn kiến thức xã hội mà mình không thể có được từ bài vở trên lớp.
    PV: - Bạn đến với ý tưởng thành lập Vitamin Smile như thế nào? Và ý nghĩa tên của nhóm là gì?
    Huyền Vitamin:- May mắn rằng bố mình là bác sĩ khoa Thần kinh, thỉnh thoảng mình lên khoa chơi, mình thấy khoa Ung bướu có khá nhiều không gian vui chơi dành cho các em còn ở khoa Thần kinh, tuy ở cùng tầng và các em đều có nhiều điểm chung về gia cảnh và tình trạng sức khỏe nhưng không gian dành cho các em vui chơi trong khoa quá hạn chế, các em lại không thể di chuyển xa được.
    Mình muốn mang lại nhiều niềm vui cho các em hơn nữa, vì vốn dĩ các em đã có nhiều thiệt thòi rồi, nên mình quyết định lập nhóm Vitamin Smile. Vitamin Smile không phải là liều thuốc bình thường mà là liều thuốc đem đến nụ cười và hạnh phúc giúp các em quên đi phần nào nỗi đau bệnh tật.
    [​IMG]Hoạt động của nhóm tình nguyện Vitamin Smile.PV:- Vậy bạn có thể nói cụ thể hơn về các hoạt động của Vitamin Smile không?
    Huyền Vitamin:- Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình xin nói thêm là “trung tâm” của các hoạt động không chỉ là các em nhỏ đâu mà còn là phụ huynh của các em nữa. Các cô chú tuy không phải người mang trong mình căn bệnh quái ác nhưng lại là những người chịu đau khổ nhất. Chúng mình thường tổ chức đến thăm hỏi, trò chuyện cùng các em và gia đình vào cuối tuần, phát quà bánh nho nhỏ do các tình nguyện viên đóng góp. Tuy không nhiều nhưng hy vọng điều đó làm các em cảm thấy ấm áp. Vào những ngày lễ như Tết, Trung thu, 1/6,...nhóm lại tổ chức các buổi biểu diễn như ca hát, diễn kịch, chơi trò chơi, cùng các bé và tặng hoa cho các mẹ vào ngày 8/3, ngày của mẹ, 20/10. Bọn mình mới triển khai thêm dự án chiếu phim hoạt hình hàng tháng, và đang nhận được những phản hồi tích cực từ các bé và phụ huynh.
    PV:- Vitamin Smile đến nay cũng hoạt động được gần 2 năm rồi nhỉ. Trong 2 năm ấy, kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn là gì?

    Thông tin cá nhân
    Họ tên: Trần Thị Thu Huyền
    Nickname: Huyền Vitamin
    Ngày sinh: 04/05/1994
    Đang là học sinh lớp 12D2 trường THPT Yên HòaHuyền Vitamin:- Mỗi lần đến chơi cùng các em đều để lại cho mình những kỉ niệm khó quên nên mình sẽ kể về kỉ niệm đầu tiên vậy. Hôm đó là Trung thu 2009, nhóm có 4 thành viên đến “phá cỗ” với các em ở buồng 7, 8 – buồng dành cho những bé bệnh nặng. Trái với những gì người ngoài nghĩ, các em đều rất thông minh và đặc biệt vui vẻ khi các anh chị tới chơi. Cuối buổi các em bịn rịn chia tay chúng tớ, còn nói mong các anh chị đến thăm nhiều hơn nữa. Tiếc rằng sau một thời gian, qua bố, mình biết rằng tất cả các em đã không còn nữa sau buổi Trung thu năm đó. Nhớ đến những nụ cười hồn nhiên, trong sáng của các em, mình lại muốn làm thêm nhiều điều hơn nữa.
    PV:- Tuy rằng Vitamin Smile đã và đang mở rộng phát triển, nhưng bạn có nghĩ nhóm sẽ bền vững không chỉ với những hoạt động tự phát mua quà, mua đồ dùng?
    Huyền Vitamin:- Đây cũng là vấn đề mình luôn trăn trở. Lúc đầu mình chỉ có ý định hoạt động trong một nhóm nhỏ, nhưng sau này nhóm có thêm rất nhiều thành viên mới. Nếu tiếp tục hoạt động theo phương thức cũ sẽ không thể tồn tại lâu, bởi vậy mình và các bạn đang cố gắng thay đổi lại cách thức tổ chức như chia thành các nhóm nhỏ, đưa hoàn cảnh khó khăn của các em đến gần hơn với cộng đồng để nhận được sự trợ giúp...Tuy nhiên cũng gặp không ít trở ngại do các thành viên hầu hết là học sinh cấp 3 nên chưa được nhiều sự tin tưởng từ các nhà hảo tâm. May mắn là đợt vừa rồi chúng mình đã nhận được sự giúp đỡ từ thầy Nguyễn Cao Cường hiện đang giảng dạy bộ môn Toán tại trường THPT Yên Hòa. Mình rất mong sẽ nhận thêm nhiều sự đóng góp như thế nữa.
    PV:- Công việc nghe có vẻ không đơn giản chút nào nhỉ. Có khi nào bạn cảm thấy áp lực không?ỳ
    Huyền Vitamin:- Có chứ. Mình phải đảm bảo việc học trên lớp cùng thời hạn của chương trình tình nguyện, và giải quyết một số công việc phát sinh, đôi khi mình thấy hơi “hụt”. Nhất là khi tới kỳ thi thì cả nhà (CLB Vitamin Smile) đều bận, có lúc phải tạm ngừng tới viện một thời gian. Nhưng rất may mắn là các bạn trong nhóm luôn luôn giúp đỡ mình. Và khi nhìn lại những gì các bạn và mình làm được, mình lại cảm thấy có động lực để tiếp tục cố gắng.
    PV:- Bạn phân bổ thời gian cho các hoạt động tình nguyện và học hành như thế nào?
    Huyền Vitamin:- Trên lớp mình tập trung nghe giảng, hạn chế việc đi học thêm nhiều nơi như các bạn cùng lớp và tự học ở nhà là chính nên mình có nhiều thời gian hơn cho công việc tình nguyện và giúp đỡ gia đình.
    PV:- 17 tuổi, có khá nhiều bạn gái xúng xính điệu đà cùng những bộ cánh thời trang, đi “trà chanh chém gió” cùng bạn bè...Bạn thì sao, bạn giải trí bằng cách nào?
    Huyền Vitamin:- Ở điểm này bạn bè thường nói là mình hơi “lập di”. Mình không quan tâm đến vẻ ngoài cho lắm. Những lúc rảnh rỗi mình thường thư giãn bằng cách chia sẻ những câu chuyện vui vẻ với bạn bè chứ không phải “chém gió” đâu, hàng ngày đi dạo trong công viên, đạp xe ra hiệu sách cũ, tập đàn guitar...
    PV:- Sắp lên lớp 12 rồi, Huyền có dự định thi vào trường đại học nào chưa?ỷ
    Huyền Vitamin:- Mình muốn đưa các bé bị bệnh tự kỷ có thể tới gần hơn với cuộc sống nên mình sẽ thi vào Đại học Y Hà Nội để trở thành một bác sĩ Tâm thần. Đối với mình, bố là một thần tượng lớn, một trong những bác sĩ có tâm với nghề nhất mà mình được biết. Mình tin là một ngày nào đó, mình sẽ trở thành một bác sĩ tốt như bố vậy!
    Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn, chúc bạn luôn luôn thành công trong cuộc sống!
    Hoạt động xã hội Huyền tham gia
    - Thành lập nhóm tình nguyện Vitamin Smile
    - Trợ giảng lớp Kĩ năng sống dành cho trẻ em của Trung tâm Tâm Việt hè 2010
    - Bí thư chi đoàn, thành viên ban MC Miss Yên Hòa, biên tập viên chương trình Đài phát thanh Yên Hòa...
    Vitamin Smile

    - Là nhóm tình nguyện giúp đỡ các em nhỏ tại khoa Thần kinh - bệnh viên Nhi Trung ương, bắt đầu hoạt động từ tháng 9 năm 2009, đã và đang hợp tác với một số nhóm tình nguyện khác như Vì cộng đồng, Trường An, Chắp cánh ước mơ... mở rộng địa điểm hoạt động tại viện Huyết học, chùa Bồ Đề...
    - Thành viên chủ yếu là học sinh cấp 3 đến từ rất nhiều trường: Ams, CNN, Chuyên Sư Phạm, Kim Liên, Lê Quý Đôn, Yên Hòa, Quang Trung,...
    Cùng ngắm Huyền đời thường và trong các hoạt động với nhóm Vitamin Smile:


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thư ngõ,

    Các bạn thân mến,

    Nhằm mục đích giúp đỡ thiết thực, thăm khám và điều trị những bệnh nhân nghèo thiếu thốn thuốc men và phương tiện chăm sóc y tế cơ bản ở địa bàn Thành phố Huế và các vùng phụ cận miền xa miền cao, một nhóm Y Bác Sĩ, Dược Sĩ cùng với những người bạn yêu Huế có cùng chí nguyện làm từ thiện y tế đã tổ chức thành lập nên một nhóm nhỏ, sử dụng chuyên môn của mình để thực hiện các cuộc thăm khám bệnh, phát thuốc điều trị miễn phí định kỳ cho bệnh nhân nghèo đang sinh sống trên địa bàn thành phố Huế. Nhóm được lấy tên Thiện Nguyện Nước Ngọt Huế.

    Quỹ của nhóm chi phí cho các dự án khám bệnh và phát thuốc điều tri là do sự đóng góp hảo tâm của những người con xa Huế “uống nước nhớ nguồn” đang sinh sống trong nước hay hải ngọai hoặc của các tổ chức, đoàn thể và các doanh nghiệp tư nhân có tâm nguyện làm từ thiện giúp đỡ bệnh nhân nghèo như là nghĩa cử “lá lành đùm lá rách”.

    Tổ chức Nước Ngọt – Huế hoạt động theo nguyên tắc Vô Vi Lợi, Công Khai và Bình Đẳng. Mọi hoạt động của Nhóm đều chỉ hướng vào mục đích Thiện Nguyện. Nhóm luôn công khai về mọi hoạt động, cũng như tài chính, danh sách ủng hộ của các tấm lòng thiện nguyện yêu Huế và quỹ của nhóm. "Tiết kiệm - Hiệu quả" là phương châm hoạt động của nhóm. Các bạn có thể dễ dàng truy cập thông tin chi tiết tại:

    www.nuocngothue.net

    Thư này, Thiện Nguyện Nước Ngọt Huế chuyển đến các bạn lời mời tham gia. Nhóm rất mong các bạn sẽ tham gia chương trình Thiện Nguyện Nước Ngọt Huế. Sự tham gia của các bạn, dù là đóng góp tinh thần hay vật chất, dù ít hay nhiều, sẽ luôn là nguồn động viên vô cùng lớn cho họat động của nhóm trong tương lai và trên hết, tấm lòng của các bạn dành cho Huế sẽ xoa dịu những cơn đau, những bệnh tật trầm kha đâu đó vẫn đang diễn ra nơi quê nhà. Các bạn có thể đăng ký gia nhập thành viên của Thiện Nguyện Nước Ngọt Huế ở:

    Nước Ngọt - Huế | Google Groups

    Thân chúc các bạn hạnh phúc, bình an,
    Nhóm Thiện Nguyện Nước Ngọt Huế
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thư ngỏ
    Kính gửi Quý mạnh thường quân!
    Lời đầu tiên, chúng tôi – Nhóm tình nguyện Children Smile (tạm dịch là Nụ cười trẻ thơ) xin gửi tới quí công ty lời chào trân trọng nhất. Kính chúc quí công ty luôn phát triển thịnh vượng và ngày càng gặt hái được nhiều thành công.
    Nhóm tình nguyện Children Smile thành lập ngày 8/8/2011 từ một nhóm các bạn trẻ nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái, yêu mến trẻ em và thích các hoạt động thiện nguyện đến từ rất nhiều cơ quan, các trường Đại Học, các tổ chức đoàn thể khác nhau trên toàn thành phố Hà Nội. Đúng như cái tên Children Smile, đối tượng chúng tôi hướng đến chủ yếu tập trung vào các em bé dân tộc vùng cao, các em có hoàn cảnh đặc biết khó khăn, cơ nhỡ, bất hạnh…. Ngoài ra chúng tôi còn hướng tới các vùng khó khăn, thiếu thốn, chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai. Nụ cười của các em nhỏ, của những người dân khốn khó chính là phần thưởng lớn nhất cho mỗi chuyến hành trình xa xủa chúng tôi.
    Từ ngày thành lập đến nay dù chưa được bao lâu, hoạt động cũng chưa nhiều nhưng chúng tôi những người trẻ đã, đang và sẽ luôn cố gắng hết sức mình để mang tới niềm vui cho các em nhỏ. Trong đó có thể kể đến các chương trình mà chúng tôi đã , đang thực hiện rất có hiệu quả như:
    - “Trăng vùng cao”: chương trình tình nguyện đầu tiên của chúng tôi thực hiện ngày 10/09/2011 (trung thu vừa qua) tại xã Nam Xuân huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Chỉ trong vòng 2 tuần lên kế hoạch và thực hiện; với sức trẻ, tình yêu thương các em nhỏ và tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm, chúng tôi đã thực sự mang đến cho các em nhỏ dân tộc Mông một trung thu vui vẻ, đầm ấm.
    - Ngoài những chương trình từ thiện đến với các em bé ở vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, tổ chức Children Smile chúng tôi cũng có các hoạt động thường niên ngay trên địa bàn Hà Nội mà cụ thể là kết hợp với tổ chức DFPRO phát cháo ở viện bỏng Quốc Gia vào mỗi chiều thứ 7 hàng tuần.
    Thành công của chương trình trung thu “Trăng vùng cao” chính là động lực để chúng tôi lại có thể tiếp tục các hoạt động tình nguyện khác.
    Như chúng ta đã biết miền Trung ruột thịt vừa phải gánh chịu 3 cơn bão liên tiếp. Rất nhiều địa phương đang phải gồng mình lên để khắc phục hậu quả sau bão lũ. Một mùa Đông nữa lại gần kề, cái lạnh của mùa Đông tiếp tục uy hiếp các vùng vừa bị bão lũ đi qua….khó khăn chồng chất khó khăn…
    Với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” hướng về đồng bào miền Trung ruột thịt chúng tôi đã quyết định thực hiện chuyến hành trình tình nguyện thứ hai mang tên “ NƠI CƠN BÃO ĐI QUA”.
    Qua tìm hiểu chúng tôi đã quyết định chọn xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An ( 95% là hộ nghèo trên tổng số 911 hộ, số khẩu là 4011, trong đó trẻ em là 812 cháu) - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt bão lũ vừa qua - là điểm đến cho chương trình lần này.
    Chương trình lần này của chúng tôi có qui mô lớn hơn rất nhiều so với chương trình “Trăng vùng cao” chúng tôi đã thực hiện trước đó. Vì vậy chúng tôi cần nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm của các quí công ty, các nhà từ thiện bằng cách ủng hộ tiền mặt hoặc nhu yếu phẩm (quần áo, giầy dép, mỳ tôm, gia vị, dầu ăn, thuốc khử trùng…..) để giúp các em nhỏ, các gia đình khó khăn vững lòng khắc phục khó khăn và có được manh áo ấm trong mùa đông sắp tới.
    Rất mong quí công ty, các nhà hảo tâm sẽ cùng với chúng tôi chung tay góp sức thực hiện chương trình từ thiện đầy ý nghĩa này.
    Nhóm tình nguyện Children Smile chúng tôi xin cam đoan sẽ mang tới tận tay người dân vùng lũ những món quà, những tấm lòng vàng của các quí công ty, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm.

    Dưới đây là nội dung cụ thể hoạt động của chương trình “NƠI CƠN BÃO ĐI QUA”






















    I. Giới thiệu chương trình
    Giới thiệu khái quát
    Tên chương trình
    Nơi cơn bão đi qua
    Mục đích
    Hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục khó khăn sau bão lũ
    Thời gian
    Ngày 12, 13 tháng 11 năm 2011
    Địa điểm
    Xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An
    Khái quát địa phương
    Địa phương chịu thiệt hại nặng nề của bão và lũ lụt hàng năm
    Tỉ lệ hộ khó khăn: 95% - dân số: 4.011 người/ Trẻ em: 900 em
    Số lượng tình nguyện viên
    20 người
    Đối tượng tặng quà
    900 em học sinh
    Hoạt động chính
    Thời gian
    Chương trình chi tiết
    Nội dung
    12/11
    · sáng: Xuất phát tới Nghệ An
    · Chiều : trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân bị thiệt hại do lũ và giao lưu văn nghệ

    · Đối tượng tặng quà sẽ là các em học sinh
    · Thực hiện chương trình giao lưu với các em học sinh và người dân địa phương
    · Số lượng người tham gia: 150 người

    13/11
    · sáng: Thăm và tặng quà các hộ gia đình
    · Chiều: Tiêu độc khử trùng tại địa phương
    · Thăm và tặng quà cho các gia đình chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ
    · Cùng với nhân dân tiêu độc khử trùng để ngăn ngừa dịch bệnh sau bão lũ
    Dự trù kinh phí
    Tổng 8750USD

    Đơn vị tổ chức
    CHILDREN SMILE ORGANIZATION
    지원 요청 사항
    Tiền mặt. quần áo. Thực phẩm (dầu ăn. Mì tôm. Muối……)
    Địa chỉ liên lạc
    CHILDREN SMILE
    #507, Daeha Business Center, 360 Kim Ma, Ba Dinh, Ha Noi.
    Tel: 04. 3831.5185 Fax: 03.3831.5192
    Người chịu trách nhiệm: Dinh Phuong Thanh : 098.909.7413
    Van


    II. Lịch trình

    · Ngày 15 tháng 9 : Khảo sát các địa phương chịu thiệt hại do bão lũ.
    · Ngày 01 tháng 10 : Tập trung đội tình nguyện .
    Xây dựng kế hoạch chương trình.
    · Giữa tháng 10 : Quyên góp tiền và hiện vật.
    · Ngày 30 tháng 10 : Mua thêm nhu yếu phẩm mang tặng.
    Chuẩn bị chương trình giao lưu văn hóa.
    · Ngày 05 tháng 11 : Chuẩn bị xe.
    · Ngày 07 tháng 11 : Hoàn thành phân loại và chuẩn bị nhu yếu phẩm
    · Ngày 08 tháng 11 : Hoàn thành tổng duyệt chương trình giao lưu
    · Ngày 11 tháng 11 : Kiểm tra lại toàn bộ.
    Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng cho chương trình giao lưu
    · Ngày 12 tháng 11 : Xuất phát tới vùng chịu thiệt hại.
    Chương trình tặng quà và giao lưu.
    · Ngày 13 tháng 11 : Thăm và tặng quà các hộ gia đình chịu thiệt hại nặng nề do lũ lụt.
    Tiến hành tiêu độc, khử trùng ở địa phương.
    Sắp xếp và trở về Hà Nội





    III. Dự trù kinh phí

    Hạng mục
    Số lượng
    Đơn giá
    (USD)
    Tổng
    (USD)
    Chú ý
    Chi phí cho chương trình
    Nhu yếu phẩm

    Mì tôm
    900
    4
    3,600
    Gia vị
    900
    1
    900
    Dầu ăn
    900
    2
    1,800

    Quần áo
    Quyên góp
    Thuốc và trang bị tiêu độc khử trùng
    900
    1,5
    1,350
    Chương trình giao lưu
    Đồ dùng giao lưu và quà tặng
    200
    Thiết bị âm thanh, ánh sáng
    1
    50
    50
    Các chi phí khác
    Phí giao thông
    Xe tải, xe bus
    2
    300
    600
    Chi phí quảng bá
    Băng rôn, tờ rơi
    50
    Chi phí cho tình nguyện viên
    12/11: ăn tối
    13/11: ăn sáng
    20
    10
    200
    Phí dự phòng
    Tình nguyện viên tự bỏ ra
    Tổng số
    8,750
     



    Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011
    Nhóm tình nguyện Children Smile
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://nguoiphattu.com/news/luong-y-vo-hoang-yen-vieng-chua-phuc-lam.d-1182.aspx
    Lương Y Võ Hoàng Yên viếng chùa Phúc Lâm
    Trưa ngày 8-10, LY Võ Hoàng Yên cùng các cộng sự là môn sinh của ông, và anh Lương Trọng Nghĩa, người thành lập website: vohoangyen.com, đã đến viếng chùa Phúc Lâm nhân chuyến công tác tại Tp. Hồ Chí Minh.
    Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm, thân mật tiếp đón đoàn.

    Đến chùa, "thần y" cùng đoàn đã dâng hương lễ Phật và nghe Đại đức trụ trì giới thiệu đôi nét về quá trình hình thành và phát triển chùa, đặc biệt là công trình điêu khắc, sơn son thếp bạc phủ hoàng kim 26 tôn tượng Phật, Bồ-tát bằng gỗ mít nài và gần 200 mẫu hoa cổ chạm khắc trên các hoành phi, đại tự, câu đối, cửa võng, cuốn thư v.v.







    Sau đó, "thần y" Võ Hoàng Yên cùng đoàn dùng bữa cơm chay tại chùa.





    Trong lúctrò chuyện một lần nữa, "thần y" Võ Hoàng Yên khẳng định ông không hề biết và cũng không có kế hoạch trị bệnh tại nhà thờ chánh tòa tỉnh Vĩnh Long ngày 29-9 vừa qua cũng như ngày 14-10 sắp tới.

    Nhân dịp "thần y" ghé thăm, Đại đức trụ trì ngỏ lời nhờ ông cứu chữa cho hai trường hợp "câm" do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não.



    Chụp hình lưu niệm trước Đại Bi đài

    Trường hợp thứ nhất là Nguyễn Thị Sen, 75 tuổi, ngụ tại phường Tam Hòa, bị bệnh: tiểu đường, tai biến mạch máu khiến đớ lưỡi không thế nói được đã hai năm và đau khớp gối quì không được.

    Trường hợp thứ hai là anh Nguyễn Văn Minh, 35 tuổi, bị bệnh tai biến mạch máu cách đây gần 4 tháng, làm cho tay co rút không đưa lên đưa xuống được, chân bước phải có người dìu, miệng lệch, lưỡi đớ không nói được.

    Sau khi "thần y" trổ tài biểu diễn, cả hai đều nói nghe rõ được ngay tức khắc.

    Bà Sen hầu như nói lại bình thường như hồi chưa bị "câm" và vui mừng đến không cầm nước. 3 ngày sau bà trở lại chùa cho biết bà đã bớt đau đầu gối khoảng 60%, và đã quỳ lạy Phật được.

    Còn anh Minh đã có thể nói nghe rõ khoảng 70%, bước đi ra về không cần người dìu. Nếu anh được "thần y" giúp thâm đôi ba lần nữa, thì bệnh tình của anh có phục hồi hơn 80%.



    Bà Sen về chùa "khoe" đã nói được và đi đứng ngon lành sau 3 ngày khai khẩu

    Lí giải về việc người bị "câm" do di chứng tại biến mạch máu não sau khi "thần y" Yên khai khẩu có thể nói nghe rõ ngay trong khi các bệnh nhân câm điếc bẩm sinh phải nhìn miệng mới nói được, Đại đức Minh Trí nói người bị "câm" do di chứng tại biến mạch máu não đã có sẵn vốn từ được huân tập từ nhỏ cho đến lúc bị bệnh, cũng như chiếc máy tính đã được cài đặt, cho nên khi vừa khai khẩu xong là họ có thể hiểu và nói được ngay, còn các bệnh nhân câm điếc bẩm sinh do từ nhỏ đến lớn không nghe, không nói được nên trong đầu óc họ đâu đã vốn liếng từ ngữ, cũng chiếc computer còn mới nguyên chưa cài đặt, vì vậy sau khi được "thần y" khai khẩu họ phải nhìn miệng để tập phát âm theo, dạy từ nào thì nói theo được từ đó, mà họ cũng chỉ nói theo như thế thôi, chứ chưa chắc họ đã hiểu nghĩa của cái từ đó là gì, chẳng khác gì người Việt học tiếng Mỹ, phải kiên trì học nghe nói đọc viết thì mới thông thạo được.

    Theo Đại đức trụ trì chùa Phúc Lâm, các bệnh nhân câm điếc bẩm sinh được "thần y" Võ Hoàng Yên khai khẩu xong mà có thể nhìn miệng nói theo, về nhà, cha mẹ hoặc người thân phải tiếp tục dạy họ nói, nghe một cách kiên trì, như dạy người nước ngoài học tiếng Việt vậy. Nếu người bệnh câm điếc bẩm sinh đó được ông Yên chữa một lần nói chưa rõ tiếng lắm thì nhờ ông chữa nữa và về nhà người thân lại phải dạy cho họ nghe nói tiếp cho đến chừng nào mà họ không thể nói rõ hơn nữa.



    Đại đức Thích Minh Trí và anh Lương Trọng Nghĩa

    Buổi chiều cùng ngày, "thần y" và các cộng sự đã rời chùa Phúc Lâm đi TP. Hồ Chí Minh.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hai lúa sống vị tha!
    Lo cho người nghèo được vài bữa ăn miễn phí đã là quý lắm rồi, đằng này, mấy anh “Hai lúa” ở thị trấn biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp làm ruộng, chẳng dư dật gì, mà lại rủ nhau làm từ thiện ròng rã gần 15 năm trời ...
    Ăn cơm nhà, vác tù và... bệnh viện

    4 giờ chiều, đúng giờ chia cơm, có rất nhiều người từ các khoa của Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, Đồng Tháp đổ xô về nhà bếp của tổ từ thiện nằm ở cuối bệnh viện để nhận cơm. “ Ai thích ăn bao nhiêu cũng được, hổng có giới hạn, tụi tui cấp cơm miễn phí cho người bệnh đến khi xuất viện thì thôi” - Ông Phạm Hồng Ní, tổ phó, kiêm tài xế của tổ từ thiện nói với chúng tôi.


    Theo ông Ní, năm 1994, nhiều anh chị trong tổ từ thiện bây giờ cũng đã từng điều trị ở đây. Cùng chung sự đồng cảm, rút ra từ cuộc đời mỗi người, thế là họ họp nhau lại rồi đứng ra thành lập tổ tự thiện giúp đỡ bệnh nhân nghèo.“Tưởng mình đã xếp vào hạng nghèo nhất, nhưng khi vào bệnh viện thì gặp rất nhiều người còn nghèo khổ hơn mình nhiều. Họ vào viện chữa bệnh mà không có gì ăn. Buổi trưa, tối, mấy anh em trong tổ phục vụ dọn cơm ăn, nhiều người đến xin ăn. Mấy lần tụi tui phải nhịn để nhường cơm cho những người nghèo hơn ”... Từ những hình ảnh đó, anh em trong tổ càng thêm quyết tâm đi vận động nhiều người cùng chung tay làm từ thiện. Người góp củi, người góp gạo, rau, củ quả..., tổ chức thành bếp ăn từ thiện. Có mấy chị bán hàng xén ở chợ Hồng Ngự, hàng ngày cũng dành dụm từng bó rau muống, trái cà chua, miếng đậu phụng... phụ giúp thêm cho tổ từ thiện.

    Không chỉ phục vụ cơm ngon, canh ngọt tại nhà bếp, tổ từ thiện này còn kiêm luôn việc chăm sóc bệnh nhân gặp hoàn cảnh neo đơn. Ông Phan Văn Dung, thành viên của tổ tâm sự: “Có bữa, nửa đêm, trời mưa to, gió lớn, mình đang đắp mền nằm ngủ, nghe điện thoại của bệnh viện gọi vào giúp bệnh nhân không có người nhà đi cùng, tụi tui lại chạy đến chăm người bệnh , bón cháo, giặt áo quần, giống như phục vụ người nhà của mình vậy. Nhiều khi người bệnh qua đời, không có ai đứng ra lo hậu sự, chúng tôi xúm lại lo đám tang, chốn cất tử tế cho họ”...


    Xe cứu thương...không còi hụ




    Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp suất ăn miễn phí, tổ từ thiện Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự còn kiêm luôn nhiệm vụ đưa đón bệnh nhân đi cấp cứu .Thùng xe làm từ... xe ba gác, phía trên có trần che mưa nắng hẳn hoi. Phía trước kéo bằng chiếc xe gắn máy cũ rích (ảnh trên)

    Mấy anh dí dỏm nói“Xe đã cứu được rất nhiều bệnh nhân, nhưng chưa có trong danh mục của Bộ Y tế đâu nghen. Từ các trạm y tế xã gọi lên cần xe cấp cứu “chi viện” là tụi tui vọt đi liền. Đường nhỏ, người đông xe hổng chạy nhanh được, trước đầu xe phải có hai người chạy hai bên kêu la “dẹp đường” thay cho còi hụ. Loại xe này dễ cơ động, có thể luồn lách vào các ấp sâu, xa trong toàn huyện. Đôi lúc gặp nhiều bệnh nhân nghèo cần cấp cứu cùng một lúc, xe "ba gác cấp cứu" cũng được “điều” chạy vượt tuyến, đưa bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh trên Cao Lãnh”...

    Nhìn chiếc xe cứu thương do các “Hai lúa” thiết kế,chúng tôi mới hiểu hết “cái tâm” của họ đối với người nghèo lớn đến mức nào.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thư ngỏ từ Thái Thùy Linh gửi những người quen và có
    thể chưa quen

    Thưa các bạn,
    Cách đây 02 tuần, tôi có dịp tham gia cùng đoàn từ thiện của một tờ
    báo, cùng với các nhà hảo tâm đến thăm và tặng quà cho các em học sinh
    dân tộc nội trú trường THCS Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn,
    tỉnh Yên Bái.
    Chuyến đi đó, thật lòng, lúc đầu có lẽ chỉ đơn thuần là trang trí.
    Nghĩa là BTC các chương trình thường mời người nổi tiếng tham gia vào
    các sự kiện cho có cái để viết, để dễ thu hút sự chú ý của độc giả, để
    dễ mời các nhà hảo tâm khác tham gia, hay đóng góp tiền bạc.

    Nhưng chuyến đi đó đã thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi.

    Những con số tôi biết được sau chuyến đi ngắn ngủi đã ám ảnh tôi từng
    giờ sau khi về Hà Nội. Tôi không phải là người dễ bày tỏ sự mềm yếu
    cho người khác biết. Nhưng sự thật là ngay đêm đầu tiên về nhà và nằm
    ôm con gái, tôi đã khóc. Nghẹn lòng khi nghĩ tới thằng cu Mấy hai tuổi
    rưỡi ở Nậm Mười, còn chưa bằng tuổi con gái tôi, ngày qua ngày ăn cơm
    độn sắn và một mình đi bộ 03 km đến trường. Đau lòng khi trẻ con ở Hà
    Nội, mỗi miếng ăn, mỗi ml sữa uống vào là mỗi niềm vui cho ông bà bố
    mẹ, trong khi ở vùng cao kia, 70 học sinh học sinh trung học cơ sở,
    khi tôi hỏi em nào đã từng được uống sữa, thì chỉ lác đác vài cánh tay
    giơ lên một cách rụt rè... Mới biết cái quảng cáo gì đó của Vinamilk
    mà có em Giàng A…mới 10 tuổi mà chỉ cao hơn cây chuối trước nhà, để
    vận động sữa cho trẻ em toàn cõi Việt Nam, thật là xa vời lắm! 6000đ
    một hộp sữa tươi, trong khi các em ở Nậm Mười chỉ có 1300đ để mua 02
    bữa thức ăn cộng thêm một bữa cháo hành buổi sáng, thì liệu em nào sẽ
    có tiền mua sữa?

    Tôi đã quay trở lại Nậm Mười sau chưa đầy hai tuần. Không phải với tư
    cách một người nổi tiếng.

    Cùng với bốn người em, người bạn là dân nhiếp ảnh, chúng tôi đã có 03
    ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa, lấy số liệu, chụp ảnh, ghi
    hình một cách chân thực nhất thực trạng cuộc sống, sự ĂN và HỌC của
    các em học sinh bán trú ở Nậm Mười, từ mầm non, tiểu học đến THCS, làm
    tư liệu chuẩn bị cho một chiến dịch vận động lâu dài mà tôi sẽ trình
    bày trong ít ngày tới đây.

    Nhưng, ngay lúc này, có một sự thật, có một việc cần có phương án giải
    quyết ngay: 100% học sinh dân tộc tại xã Nậm Mười đang thiếu áo rét.

    Không một em học sinh nào mà tôi gặp có đến cái áo rét thứ 02! Chỉ có
    hai phương án, một là có một cái, hai là không có mà thôi. Và thực
    trạng này có lẽ là không chỉ Nậm Mười. Tôi đã nhờ các thầy cô giáo làm
    một cuộc điều tra nho nhỏ tại trường THCS Nậm Mười. Cô giáo ghi lên
    bảng và học sinh điền vào tờ mà tôi tạm gọi là “điều tra gia cảnh” như
    sau:

    1. Họ và tên: Lớp:
    2. Địa chỉ nhà:
    3. Có mấy anh chị em? Mấy người đi học?
    4. Bố mẹ làm nghề gì?
    5. Có phải ăn cơm độn k? Nếu có thì mấy tháng trong một năm?
    6. Bố mẹ đã từng bắt nghỉ học chưa? Vì sao?
    7. Nếu được trợ giúp, em muốn được giúp đỡ gì? (đánh số từ 1 – 5 theo
    nhu cầu nào cần hơn)
    a. Đóng góp tiền thức ăn 10.000đ/tuần
    b. Góp 03 kg gạo/tuần
    c. Không phải vác củi đến trường
    d. Mỗi ngày ăn một bữa thịt
    e. Có quần áo ấm để mặc
    Kết quả:
    Trong 187 em học sinh đi học ngày thứ Sáu 04/11/2011 (trên tổng số 246
    HS), có 74 em chọn được hỗ trợ “Quần áo ấm” là số 1; 64 em chọn “Tiền
    ăn” là số 1; 48 em chọn “Gạo” là số 1; 4 em chọn “Củi” là số 1 và chỉ
    có 01 em duy nhất chọn “Thịt” là số 1.
    Từ thực tế những ngày ở Nậm Mười, tiếp xúc với các thầy cô giáo, các
    em học sinh, vào nhà dân ở các bản, tôi xin phân tích như sau:
    · Phần lớn các em đều thiếu quần áo ấm. Đặc biệt là áo len, áo khoác.
    · Những em chọn số 1 “Tiền ăn” là những em nhà khó khăn,
    thường xuyên nợ tiền thức ăn 10.000đ/tuần góp cho nhà trường. (Trường
    THCS Nậm Mười có 173 học sinh bán trú nhưng hôm tôi có mặt ở Nậm Mười
    lần đầu tiên, thứ Bảy ngày 22/10/2011, thì nhà trường mới thu được
    360.000đ học sinh đóng góp trong tuần đó)
    · Những em chọn số 1 “Củi” chắc hẳn là những em nhà quá xa.
    Tôi đã hỏi thăm một học sinh bất kỳ, em nói nhà cách trường 16km
    đường rừng, em vừa đi vừa chạy trong 03 tiếngthì đến trường. Thôn xa
    nhất của Nậm Mười là Khe Trang, cách trường 22km.
    · Và chỉ 01 em chọn “thịt” là số 1 mà thôi.
    Các bạn mến,
    Chỉ chưa đầy hai tuần nữa thôi, Nậm Mười sẽ rét. Và 561 học sinh nơi
    đây đang cần những áo ấm, những quần dài, những tất, những khăn, những
    mũ, những thứ đồ cũ trong tủ mà mỗi mùa đông các bạn chưa kịp “giải
    tán”, hoặc không mặc nữa nhưng vì thấy còn lành lặn nên chưa nỡ vứt
    đi.
    Tôi đang liên hệ mượn kho, và tôi, Thái Thùy Linh, thay mặt cho các em
    học sinh trên kia, rất cảm kích nếu các bạn có thể bớt chút thời gian,
    soạn lại quần áo trong nhà mình, vận động những người mà bạn quen
    biết, gửi tặng quần áo cho 561 học sinh dân tộc các cấp mầm non, tiểu
    học và THCS tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chúng tôi
    cần quần áo nam và nữ, đặc biệt là quần áo ấm, từ 2 tuổi đến quần áo
    người lớn (mặc dù đối tượng trợ giúp chỉ đến học sinh THCS nhưng thà
    mặc áo rộng mà ấm còn hơn chịu lạnh). Sẽ rất tiết kiệm được thời gian
    và công sức của các tình nguyện viên nếu quý vị có thể giúp để riêng
    quần áo cho mầm non, cho tiểu học và quần áo lớn hơn vào các túi khác
    nhau. Số lượng là không hạn
    chế vì chỉ riêng ở Yên Bái thôi cũng còn 13 trường bán trú khác khó
    khăn tương tự, chưa kể các tỉnh miền núi phía Bắc còn đang khó khăn
    khác. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi đến những điểm trường tương tự
    Nậm Mười, sẽ cố gắng bằng cách này hay cách khác, gửi quần áo đến đúng
    người cần, nhất định không để xảy ra tình trạng quần áo thành giẻ lau
    xe như đã xảy ra ở miền Trung năm trước.
    Trước mắt, vì điều kiện hạn chế, quần áo sẽ được gửi lên Nậm Mười
    thành từng đợt, qua xe khách của người nhà cô Hường, giáo viên dạy Văn
    trường THCS Nậm Mười, xe chạy tuyến Mỹ Đình – Nghĩa Lộ. Các thầy cô sẽ
    tiếp nhận tại Nghĩa Lộ và chở lên Nậm Mười bằng xe máy.
    Chúng tôi vô cùng cảm kích nếu nhà hảo tâm nào có điều kiện, tài trợ
    xe tải hoặc tiền thuê xe tải chở quần áo lên cho các em.

    Mọi đóng góp hay quan tâm đến chương trình, xin liên hệ qua các kênh:
    1. Face book: Thai Thuy Linh
    2. Email: vihocsinhdantocmiennui@gmail.com
    Hoặc mang trực tiếp đến địa chỉ:
    1. Trong giờ hành chính: Mr Hà Tuấn, tạp chí Làng Việt, tầng 8, số nhà
    21, ngõ 27 Đại Cồ Việt

    2. Cả ngày: Miss Kim Anh, số nhà B3/1 Khu tập thể nhà máy Pin Văn
    Điển, ngõ 70 đường Phan Trọng Tuệ (ngã 3 văn Điển nối quốc lộ 1A cũ
    vào Hà Đông)
    Chúng tôi sẽ có đội tình nguyện đi thu gom quần áo bắt đầu từ ngày
    14/11/2011, quyết tâm trong tháng 11 các em nhận được quần áo ấm. Công
    việc rất gấp nên chúng tôi hoan nghênh những bạn nào có thời gian tham
    gia vào đội tình nguyện, dù chỉ đóng góp vài giờ trong một ngày.

    3. Xin xác nhận về địa chỉ gửi đồ quyên góp:
    25 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội - gặp Trang ( 0904 260 290)
    trong giờ hành chính hàng ngày

    Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và đóng góp cho chương trình, cho các
    em bé Nậm Mười

    Thân ái!

    Xin trân trọng cảm ơn các anh chị/ các bạn đã dành thời gian
    đọc và sẻ chia.

    Rất xin lỗi nếu làm phiền.

Chia sẻ trang này