1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Uống cà phê ở Cần Thơ.

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi ngthhuan, 22/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG VỊ TRÀ
    Khi khách đến chơi thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, rửa tay sạch sẽ, mặc quần áo tề chỉnh, rồi súc ấm, tráng chén pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên ấm trà nóng, biết bao điều được đề cập, được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến những lời trao đổi bình dị nhất.
    Ở vùng Suối Gìàng (Văn Chấn ?"Nghĩa Lộ trên độ cao nghìn mét so với mặt biển, đến nay vẫn còn 40.000 cây chè dại mọc thành rừng, trong đó có 3 cây chè cổ thụ lớn nhất; 1 cây trong đó 3 người ôm không xuể, chiều cao từ 6-8m; rừng chè dại ở Lạng Sơn lại có những cây chè cao đến 18m. Người Việt Nam hiện nay uống trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công thường gọi là ?otrà mộc? hoặc ?trà sao suốt?, ?trà móc câu? (cánh trà sao quăn hình móc câu). Người ta sao trà bằng chảo gang, trà bán ngoài chợ bán buôn có khi sao cả bằng tôn lá. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là chè ?Thái Nguyên? là miền đất trồng trà tiêu thụ trong nước nổi tiếng, nhưng thực ra trà bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc như trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên (Hà Giang), trà Lục Yên Bái, trà Suối Gìàng?
    Dù bắt nguồn từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với mọi người Việt Nam. Khi đến chơi nhà, khách không thể từ chối một ly trà nóng khi thân chủ trân trọng dâng mời bằng hai tay. Mời trà đã là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng lại là một cách ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để cảm thức hết dư vị của trà, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình xã hội, chuyện thế thái nhân tình. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao,lòng mong muốn hòa hợp. Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú, người ta có thể uống trà một cách im lặng, và nhiều khi im lặng là ?onói ?o rồi. Người ta có thể xét đoán tâm lý người d0ối thoại khi dùng trà. khi trà đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, sự tỉnh táo, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
    Để pha trà,phải chọn lựa ấm, chén thích hợp với từng loại tiệc trà. Theo cách uống cầu kỳ cổ xưa, thường 1 bộ đồ trà có 4 cái chén quân và 1 cái chén tống để chuyên trà hoặc gạn trà. Nước pha trà lựa thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen trên mặt hồ, người ta đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sáng. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách dùng trà hợp lý như ?otrà dư, tửu hậu? ?otửu sáng, trà trưa? ?orượu ngâm nga, trà liền tay?. Khi nước gần sôi, nhúm một ít trà bỏ vào trong hộp bỏ vào ấm chuyên, đổ nước sôi vào mau, đổ đầy cho nước tràn ra chiếc bát đựng ấm chuyên, làm nóng cả bề ngoài chiếc ấm. Đấy là một cách để giữ vị trà và cũng là để giữ cho ấm trà nóng đều. Sau đó chắt nước từ ấm chuyên ra chén tống.Sau đó chủ nhà mới từ từ gạn sang sang chén hạt mít sao cho chủ và khách chỉ có được hai chén lưng lưng mà thôi.Nhiều gia đình ở Hà Nội thích uống trà ướp sen, nhài. Đặc biệt trà sen là một thứ trà để tiếp khách quý hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, ướp với hoa sen chưa bóc cánh với độ hương cao nhất. Nhưng lại có những người sành trà suốt đời chỉ uống trà mộc nghĩa là trà không ướp hương. Họ bảo:
    ?oChè ngon xin chớ ướp hoa
    ướp hoa, chân vị khác xa mất rồi?
    Cách uống trà xanh của người Việt Nam giống người Hán ở ba điểm: không pha đường, uống nóng, kiêng dầu mỡ. Mỗi gia đình có bộ ấm chén pha trà bằng sứ Hải Dương, sứ Trung Quốc, gốm Bát Tràng. Rất ít người còn giữ được bộ sứ Giang Tây hoặc bộ đồ trà cổ với ấm, chén hạt mít bằng gốm màu gan gà. Vòi ấm thẳng thí nước không đọng, mặt đĩa phẳng thì chén không nghiêng, lòng ấm siêu lòi lên và mỏng thì sức lửa dễ thấu, chóng sôi; dùng siêu đất pha trà ngon hơn dùng siêu bằng đồng?
    Trà là sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa chè thanh lịch và tỏa hương, người Việt Nam trả nghĩa một cách giản dị,khiêm tốn. Qua ứng xử với trà, người dân Việt coi trà là người bạn thủy chung thân thiết.
    NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI UỐNG TRÀ
    Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
    Ngoài ra, khi uống trà cũng cần chú ý:
    - Không nên uống trà lạnh: Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
    - Không nên uống nước chè đặc thường xuyên: Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
    - Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận? nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi.
    GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG VIỆC THƯỞNG THỨC TRÀ
    Việc pha trà cho đúng điệu cũng là cả một nghệ thuật, cần có bộ ấm chén trà đặc biệt, biết cách chọn nước để đun sôi và biết cách để hâm trà.
    * Bộ ấm chén trà mà những người sành điệu thường dùng là loại bằng đất nung màu "gan gà" của Trung Quốc, đó là loại bình độc ẩm, trắng. Ngày nay, trong việc tiếp khách ta không dùng loại bình ấy được mà phải dùng những bình trà tương đối lớn làm bằng sứ của Nhật Bổn. Trung Quốc, Pháp... có thể rót ra được 4 đến 6 tách. Theo những người sành điệu, mặc dầu dùng loại bình nào đi nữa, muốn pha trà được ngon thì ta phải theo đúng những nguyên tắc sau đây:
    * Không bao giờ súc bình trà bằng nước lạnh. Nếu muốn cho sạch sẽ đẹp mắt thì chỉ chùi sạch mặt ngoài. Bên trong bình trà, sau khi bỏ bã chỉ tráng lại bằng nước sôi.
    * Không bao giờ kỳ cọ bên trong bình trà làm mất lớp cáu màu nâu do các chất trong những nước hãm trà tích tụ lại dần qua thời gian. Lớp cáu này càng dày thì pha trà càng ngon. Có người cho rằng nếu lớp cáu này càng dày, khi không có trà, chỉ cần đổ ít nước sôi vào để một chốc rót ra uống giống như là uống trà hòa tan (instant tea).
    * Nước dùng đun sôi để pha trà phải là nước tinh khiết, không có bất kỳ mùi lạ nào, không được chứa nhiều muối khoáng. Kinh nghiệm cho thấy màu nước chè hãm và tính chất của chè thay đổi theo hàm lượng muối khoáng trong nước dùng pha trà:
    - Nước có chứa muối sắt thì màu nước hãm trà sẽ bị đen do có sự kết hợp giữa tanin và sắt.
    - Nước có nhiều muối kali hoặc oxyt magnê thì màu nước hãm trà nhạt đi...
    Cho nên muốn pha trà được ngon, người ta thường dùng nước mưa hoặc nước giếng. Nước giếng cũng có "giếng ngon" hoặc "giếng dở" tùy theo nước đã lọc kỹ qua cát hay không và có chứa muối khoáng ít hay nhiều. Nước dùng để pha trà phải được đun thật sôi, nước reo trong ấm thật lâu, phải đổ bớt chút nước ở vòi ấm trước khi chế vào bình trà để tránh mùi khói vướng lại ở đầu vòi ấm.
    * Hãm trà: Trước khi bỏ chè vào bình trà, phải tráng bình bằng nước sôi, bỏ chè vào bình xong thì chế nước sôi khoảng một phần bình, lắc lắc bình cho nước thấm ướt mặt ngoài của trà rồi rót ra chén. Nước này gọi là nước rửa trà, dùng để tráng sạch các chén rồi bỏ đi. Sau đó chế nước sôi vào đầy bình để hãm. Khi thấy nước trà có màu và hương đậm đà đúng khẩu vị thì rót ra. Tuần trà thứ nhất chỉ rót ra một nửa hoặc 2/3 bình rồi chêm thêm nước sôi để hãm lần 2... và cứ thế mà tiếp tục pha.
    Trong việc tiếp nước, dùng theo phép lịch sự thì người cao niên hoặc có địa vị nhất được rót sau cùng... vì nước càng rót sau càng đậm đà hương vị.
    Uống trà phải hớp từng ngụm nhỏ, chép miệng nuốt từ từ để lưỡi nhận ra hương vị độc đáo của trà...
    Mùa lạnh đã trở về với Đà Lạt. Buổi sáng, ngồi trong thư phòng ấm cúng, nhìn ánh lửa hồng từ lò sưởi chiếu ra đang lung linh nhảy múa trên những cành mai anh đào vừa nở hoa mơn mởn, bên tách trà hương thơm ngát, hơi nước màu lam với sương mù bàng bạc đang bao phủ núi đồi bên ngoài khung cửa sổ... lúc đó thấy việc uống trà đạt được khoái cảm tột độ và tách trà có giá trị hẳn lên. Nếu uống trà ướp sen hoặc ướp sói với đường phèn thì lại càng tuyệt diệu
  2. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    UỐNG TRÀ NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN
    Các chuyên gia thuộc ĐH Lincoln, Mỹ, vừa phát hiện ra rằng trà pha thêm sữa là một loại đồ uống an toàn hơn trà đen. Những người uống trà không bổ sung sữa có mức oxalates tương đối cao - các chất thải được bài tiết ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.
    Ở một nhóm nhỏ người sử dụng, oxalates tích tụ để hình thành sỏi thận, gây đau đớn khi chúng đi ra ngoài cơ thể. Cho sữa vào trà giảm nguy cơ này bởi calcium trong sữa kết hợp với oxalates và cho phép chúng được bài tiết ra ngoài cơ thể một cách bình thường. Chuyên gia thực phẩm Geoffrey Savage thuộc ĐH Lincoln cho biết: ``Tôi không nói là uống trà không tốt cho sức khoẻ song có một chất gì đó trong trà cần phải xem xét. Uống trà với sữa hoặc uống trà xanh là an toàn hơn cả``.
    Oxalates là những chất rắn do acid oxalic tạo ra. Các thực phẩm có mức oxalate cao bao gồm rau bina (spinach), cây đại hoàng, cây củ cải đường, chocolate, dừa, quả hạch, cám lúa mì và dâu tây. Theo Tiến sĩ Savage thực vật tạo ra oxalates để làm chất bảo vệ. Oxalates có độc tính nên bất kỳ động vật nào ăn phải sẽ chết.
    Để kiểm tra tác động của việc bổ sung sữa vào trà, Tiến sĩ Savage đã yêu cầu 10 nhân viên và sinh viên thuộc ĐH Lincohn uống 6 tách trà mỗi ngày vào lúc 9 giờ sáng, 10h30 sáng, buổi trưa, 2h30 chiều, 4h chiều và 6h tối. Ban đầu, họ uống trà không có sữa và trong một thí nghiệm tiếp theo, họ uống 6 tách trà pha thêm sữa. Họ sử dụng 2 loại trà mang nhãn hiệu Edglets và Bell.
    Kết quả cho thấy khi cho thêm sữa vào trà, mức oxalate giảm 1/5. Một nghiên cứu khác tại ĐH Lincohn phát hiện mức oxalates thấp hơn trong trà xanh. Giáo sư Lynn Ferguson cho biết người uống trà nên cân bằng những nguy cơ do oxalates gây ra với những chất chống oxy hoá có lợi tồn tại cả ở trà xanh và trà đen.
    (st)
  3. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    UỐNG TRÀ NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN
    Các chuyên gia thuộc ĐH Lincoln, Mỹ, vừa phát hiện ra rằng trà pha thêm sữa là một loại đồ uống an toàn hơn trà đen. Những người uống trà không bổ sung sữa có mức oxalates tương đối cao - các chất thải được bài tiết ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.
    Ở một nhóm nhỏ người sử dụng, oxalates tích tụ để hình thành sỏi thận, gây đau đớn khi chúng đi ra ngoài cơ thể. Cho sữa vào trà giảm nguy cơ này bởi calcium trong sữa kết hợp với oxalates và cho phép chúng được bài tiết ra ngoài cơ thể một cách bình thường. Chuyên gia thực phẩm Geoffrey Savage thuộc ĐH Lincoln cho biết: ``Tôi không nói là uống trà không tốt cho sức khoẻ song có một chất gì đó trong trà cần phải xem xét. Uống trà với sữa hoặc uống trà xanh là an toàn hơn cả``.
    Oxalates là những chất rắn do acid oxalic tạo ra. Các thực phẩm có mức oxalate cao bao gồm rau bina (spinach), cây đại hoàng, cây củ cải đường, chocolate, dừa, quả hạch, cám lúa mì và dâu tây. Theo Tiến sĩ Savage thực vật tạo ra oxalates để làm chất bảo vệ. Oxalates có độc tính nên bất kỳ động vật nào ăn phải sẽ chết.
    Để kiểm tra tác động của việc bổ sung sữa vào trà, Tiến sĩ Savage đã yêu cầu 10 nhân viên và sinh viên thuộc ĐH Lincohn uống 6 tách trà mỗi ngày vào lúc 9 giờ sáng, 10h30 sáng, buổi trưa, 2h30 chiều, 4h chiều và 6h tối. Ban đầu, họ uống trà không có sữa và trong một thí nghiệm tiếp theo, họ uống 6 tách trà pha thêm sữa. Họ sử dụng 2 loại trà mang nhãn hiệu Edglets và Bell.
    Kết quả cho thấy khi cho thêm sữa vào trà, mức oxalate giảm 1/5. Một nghiên cứu khác tại ĐH Lincohn phát hiện mức oxalates thấp hơn trong trà xanh. Giáo sư Lynn Ferguson cho biết người uống trà nên cân bằng những nguy cơ do oxalates gây ra với những chất chống oxy hoá có lợi tồn tại cả ở trà xanh và trà đen.
    (st)
  4. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Ở Cần Thơ không có cái loại lá trà xanh. Thứ mà dân xứ Nghệ hầu như không thể thiếu ở nhiều gia đình. Vò nát, nấu lên, để một bình cả nhà uống hết buổi. Chiều làm bình khác. Vừa giải khát trước cái nong kinh người vừa giúp cơ thể tránh nhiều thứ bệnh tật. Bây giờ ra ngoài quán uống một ly trà đá tiện lợi hơn nhiều, thi xong bao cả nhóm bạn một chầu trà đá hoành tráng thật không quá sợ viêm màng túi.
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Ở Cần Thơ không có cái loại lá trà xanh. Thứ mà dân xứ Nghệ hầu như không thể thiếu ở nhiều gia đình. Vò nát, nấu lên, để một bình cả nhà uống hết buổi. Chiều làm bình khác. Vừa giải khát trước cái nong kinh người vừa giúp cơ thể tránh nhiều thứ bệnh tật. Bây giờ ra ngoài quán uống một ly trà đá tiện lợi hơn nhiều, thi xong bao cả nhóm bạn một chầu trà đá hoành tráng thật không quá sợ viêm màng túi.
  6. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    oái, chóng mặt wá ... uống trà hay làm đề tài tiến sĩ về trà vậy cà ? Cara dốt nát mà lại lười học hỏi nên ai pha sẵn cho mình bưng uống là mừng chếch đi được đó hu hu...
  7. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    oái, chóng mặt wá ... uống trà hay làm đề tài tiến sĩ về trà vậy cà ? Cara dốt nát mà lại lười học hỏi nên ai pha sẵn cho mình bưng uống là mừng chếch đi được đó hu hu...
  8. TuongTuKhach

    TuongTuKhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    827
    Đã được thích:
    0
    Tìm được nhiều tài liệu thế này là quá hay rùi Hic hic, kinh nghiệm uống trà mà đến 4 5 năm, quả là cao thủ Hic tui thì có 10 năm rùi, nhưng mà là trà đá, nên bác chẳng học được gì ở tui đâu Nếu có lúc nào đó, tui lên thành phố nhất định sẽ cho bác biết trước, còn xuống đây nếu tui còn ở đây sẽ tiếp rước thật chu đáo Tui tuy không phải dân CT nhưng chắc sẽ ở CT dài dài đóCó khi lên SG ở cũng không chừng nữa đấy...Còn có cái quán trà có kỉ niệm buồn còn tui chẳng có cái nào Có còn hơn không mà, cố gắng lên
  9. TuongTuKhach

    TuongTuKhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    827
    Đã được thích:
    0
    Tìm được nhiều tài liệu thế này là quá hay rùi Hic hic, kinh nghiệm uống trà mà đến 4 5 năm, quả là cao thủ Hic tui thì có 10 năm rùi, nhưng mà là trà đá, nên bác chẳng học được gì ở tui đâu Nếu có lúc nào đó, tui lên thành phố nhất định sẽ cho bác biết trước, còn xuống đây nếu tui còn ở đây sẽ tiếp rước thật chu đáo Tui tuy không phải dân CT nhưng chắc sẽ ở CT dài dài đóCó khi lên SG ở cũng không chừng nữa đấy...Còn có cái quán trà có kỉ niệm buồn còn tui chẳng có cái nào Có còn hơn không mà, cố gắng lên
  10. MrHuyn

    MrHuyn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    nhìn wải wá, mất cả trang nói về trà nhưng túm lại là chẳng có gì liên quan đến trà đạo Nhật, trà đạo Nhật cũng phức tạp tầm zị nhưng chủ yếu là ở lễ nghi pha, tiếp trà, có nhưng ko nhìu chú ý đến loại trà. Dễ thấy nhất là tụi mình bây giờ đang dùng 2 loại trà: trà đen (Lipton đó) và trà xanh. Ở các cafeteria bi giờ có trà sữa, trà chanh... nói chung là trà hoà tan với nhiều hương vị, mọi người ai cũng thích, cách uống trà này bắt nguồn từ Mỹ, nhưng theo quan niệm về trà đúng nghĩa thì ko có các loại này, nghĩa là ngoại đạo í

Chia sẻ trang này