1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Uýnh cải lương bằng guitar điện - heo mi !

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi xiabachao, 13/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xiabachao

    xiabachao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Uýnh cải lương bằng guitar điện - heo mi !

    Mấy thằng thích chết vì rock thì làm ơn đừng có vào. Đây là tớ hỏi nghiêm túc. Dò mãi không ra được.
    Hôm rồi đi coi hai ba show cải lương hạng nặng thì chỉ được cái biết mấy ổng có chỉng lại dây và hết.
    Có ai biết gì thêm làm ơn post lên dùm.
    Âm nhạc dân tộc muôn năm !
  2. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Cái đó thấy toàn dùng Pentatonic Scales. Mí lị nếu ko khoét đàn được như Malmsteen thì phải dùng tay mà vibrato cho tốt thôi. Còn có món nữa gọi là 9 câu guitar vọng cổ kinh điển thì phải (cái này thì phải đi hỏi). Tập nhuyễn 9 câu đó rồi ghép ghép vào với nhau là ổn ngay
  3. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Cái đó thấy toàn dùng Pentatonic Scales. Mí lị nếu ko khoét đàn được như Malmsteen thì phải dùng tay mà vibrato cho tốt thôi. Còn có món nữa gọi là 9 câu guitar vọng cổ kinh điển thì phải (cái này thì phải đi hỏi). Tập nhuyễn 9 câu đó rồi ghép ghép vào với nhau là ổn ngay
  4. xiabachao

    xiabachao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cái scale pentatonic bác nói thì em có thử qua. Có vẻ hơi hơi giống. Em có mỗi cái phơ Metal siêu ghẻ nên làm không được ngon. Thế là phải cài cái revalver nhưng lại nghe tiếng xè xè rất bực.
    Có vẻ cái gọi là 9 câu guitar vọng cổ của bác hơi bị quyến rũ. Có ai biết post lên dùm luôn. Cám ơn trước!
    Hôm rồi lên Vũng tàu tập hát cải lương, tí nữa thì bị uýnh hội đồng. May có Tiger bia phù hộ !
  5. xiabachao

    xiabachao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cái scale pentatonic bác nói thì em có thử qua. Có vẻ hơi hơi giống. Em có mỗi cái phơ Metal siêu ghẻ nên làm không được ngon. Thế là phải cài cái revalver nhưng lại nghe tiếng xè xè rất bực.
    Có vẻ cái gọi là 9 câu guitar vọng cổ của bác hơi bị quyến rũ. Có ai biết post lên dùm luôn. Cám ơn trước!
    Hôm rồi lên Vũng tàu tập hát cải lương, tí nữa thì bị uýnh hội đồng. May có Tiger bia phù hộ !
  6. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    OK.. tớ cũng thích Cải lương, và cũng có một số tài liệu... sẽ phục vụ bà con
  7. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    OK.. tớ cũng thích Cải lương, và cũng có một số tài liệu... sẽ phục vụ bà con
  8. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0

    Trước tiên, tớ xin đề cập đến cái cây đàn guitar thường dùng để chơi cải lương, có người gọi là Guitar phím lõm, có người gọi là guitar vọng cổ, và có người gọi là Lục huyền Cầm...
    1/ Lục Huyền Cầm:
    Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.
    Guitare là nhạc khí dây gảy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
    Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
    Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.
    2/ Cần đàn có phím lõm:
    Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.
    Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa. Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!
    Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dũa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!
    3/ Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa
    Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.
    Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
    Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
    Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.
    THEO CỠ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
    giây 1 : giây .008
    giây 2 : giây .010
    giây 3-4 : giây .021
    giây 5 : giây .030

    4/ Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây trùng quá thì note sẽ lạc.
    Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
    Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
    Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
    Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

    ----------
    Bài sau: 6 cậu vọng cổ. (chứ chả phải 9 câu như gl nói đâu.. hehe)
  9. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0

    Trước tiên, tớ xin đề cập đến cái cây đàn guitar thường dùng để chơi cải lương, có người gọi là Guitar phím lõm, có người gọi là guitar vọng cổ, và có người gọi là Lục huyền Cầm...
    1/ Lục Huyền Cầm:
    Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.
    Guitare là nhạc khí dây gảy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
    Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
    Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.
    2/ Cần đàn có phím lõm:
    Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.
    Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa. Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!
    Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dũa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!
    3/ Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa
    Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.
    Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
    Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
    Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.
    THEO CỠ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
    giây 1 : giây .008
    giây 2 : giây .010
    giây 3-4 : giây .021
    giây 5 : giây .030

    4/ Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây trùng quá thì note sẽ lạc.
    Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
    Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
    Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
    Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

    ----------
    Bài sau: 6 cậu vọng cổ. (chứ chả phải 9 câu như gl nói đâu.. hehe)
  10. thitmeongonhon

    thitmeongonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    2
    Anh hai lua mat tam dau roi`, em cung~ ket lam nhưng mà không có tài liệu, lùng trên mạng mãi mà không có được :(

Chia sẻ trang này