1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

V/đ Thực tế áp dụng CN CAD/CAM/CIM & Công Nghệ Mới tại VN

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Hoailong, 07/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Không phải chỉ riêng Hải Phòng mới cócông viên nông nghiệp công nghệ cao; Hà Nội , từ năm 2002, đã chính thức bắt tay vào thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cạo
    Địa điểm đầu tiên được thí điểm là Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bằng công nghệ sản xuất hiện đại nhất của Israel lần đầu tiên được đưa vào VN...
    Trồng rau bằng... "(máy vi tính)"
    Chúng tôi không khỏi choáng ngợp khi tới thăm khu vực sản xuất rau, hoa của Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội.
    Có thể nói đây là một trong những khu vực sản xuất rau, hoa, quả hiện đại nhất nước ta hiện nay, công nghệ không hề thua kém so với các trang trại của châu Âu.
    Toàn bộ khu sản xuất được xây dựng bằng hệ thống nhà kính trong suốt và kín đến... bụi cũng không thể lọt vào được.
    Hệ thống thiết bị, máy móc sản xuất ở đây đều được ứng dụng theo công nghệ hiện đại nhất của Israel, đặc biệt là chế độ theo dõi, chăm sóc.
    Theo công nghệ này, tất cả các quy trình kỹ thuật từ tưới nước cho tới bón phân, chăm bón, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng đều được lập trình sẵn trên hệ thống "computer" (máy vi tính), từ đó các chế độ chăm sóc đều được điều chỉnh tự động hoàn toàn theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây trồng.
    Ông Phan Minh Nguyệt- Giám đốc Trung tâm cho biết: ?oKhu sản xuất này nằm trong dự án Xây dựng cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và sản phẩm giống cây trồng chất lượng cao do UBND TP. Hà Nội và Trung tâm cùng đầu tư xây dựng có tổng vốn đầu tư trên 24 tỉ đồng, mục tiêu là để tạo ra các sản phẩm rau, hoa chất lượng cao...".
    Theo quy hoạch, khu vực chuyên sản xuất rau, hoa này có tổng diện tích xây dựng khu vực lên tới 15ha bao gồm các hạng mục chính: Khu vực nhà kính để sản xuất giống (diện tích 2.758m2), khu nhà lưới phục vụ chuyển giao công nghệ (5.000m2), khu nhà xưởng và kho lạnh để phân loại (316m2), nhà xưởng sản xuất giá thể, xưởng bảo quản, khu trưng bày sản phẩm...
    Anh Nguyễn Văn Kiên- Trưởng ban Quản lý Dự án cho biết: ?oHiện để vận hành hệ thống công nghệ này, phía Israel đã cử 3 cán bộ kỹ thuật làm việc trực tiếp tại đây. Các cán bộ kỹ thuật này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình chăm sóc rau, hoa và đặc biệt họ sẽ dạy các công nhân Việt Nam kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa". Theo nhận xét của các chuyên gia kỹ thuật Israel, điều kiện đất đai ở Việt Nam nhìn chung rất tốt với hàm lượng dinh dưỡng cũng như độ cơ giới không khác nhiều so với Israel, nên rất thuận lợi để ứng dụng công nghệ này vào sản xuất.
    Giá trị tăng tới 10 lần
    Ông Phan Minh Nguyệt khẳng định: ?oVới việc đầu tư như thế này, giá trị canh tác trên 1ha diện tích có thể đạt tới hàng tỉ đồng do năng suất trung bình của mỗi loại cây trồng đều tăng từ 10 lần trở lên so với các hệ thống canh tác thông thường, như cà chua có thể đạt từ 200-250 tấn/ha (bình thường 20 tấn), hoa hồng đạt mật độ 200 bông/m2 (bình thường 30 bông/m2), những loại cây khác như dưa chuột, ớt xào... cũng đạt năng suất và chất lượng rất cao. Đặc biệt, với kiểu sản xuất này, chúng ta không phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, nên có thể trồng rất nhiều loại rau, hoa trái vụ mà chất lượng vẫn đảm bảo như dưa chuột, cà chua, đậu đỗ vào mùa hè...
    Tới nay, sau 2 năm sản xuất đã có hàng chục giống rau, hoa khác nhau (chủ yếu nhập từ nước ngoài về) đã được đưa vào sản xuất tại 2 khu nhà kính hiện đại. Theo dự kiến, dự án trên sẽ hoàn thành vào tháng 10 tới đây. Khi hoàn thành, trung tâm có khả năng cung cấp 2,5-2,6 triệu cây giống chất lượng cao các loại, 4-4,5 tấn hạt giống rau đầu dòng, 360 tấn rau thành phẩm các loại, 6-7 triệu bông hoa hồng. Theo ông Nguyệt, với năng lực sản xuất như hiện nay, sản lượng trên hoàn toàn có thể đạt được để cung cấp ra cho thị trường các tỉnh miền Bắc và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội sớm hình thành được các khu nông nghiệp công nghệ cao khác theo mô hình trên.
    TP.Hà Nội đang có kế hoạch xây dựng 4 khu nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm cho các lĩnh vực về rau, hoa và cá với tổng diện tích lên tới hàng trăm ha.
    Theo NÔNG THÔN NGÀY NAY
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 22/03/2005
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Trồng rau theo chuẩn quốc tế
    - Những luống cà chua cao vượt quá đầu người trĩu quả to và đỏ mọng. Dưa chuột, dưa ngọt xanh rờn thơm ngon và các loại ớt xanh, đỏ, vàng đủ màu sắc.
    Khu nhà kính được trang bị các công nghệ chăm sóc hiện đại nhất hiện nay ở Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội khiến chúng tôi không khỏi choáng ngợp.
    Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên hơn hết là tất cả qui trình kỹ thuật: từ tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm cho đến thông gió... đều do máy vi tính điều khiển.
    Tiến sĩ Phạm Kim Thu cho biết nằm trong mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm đã được UBND TP Hà Nội chọn làm nơi thí điểm triển khai mô hình này với số vốn 24 tỉ đồng, trong đó một nửa do ngân sách thành phố cấp, một nửa là đầu tư của các doanh nghiệp.
    Đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại VN nhập thiết bị công nghệ trọn gói của Israel (cây giống, thiết bị máy móc...) để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để phù hợp với địa hình và khí hậu VN, các kỹ sư ở đây cũng đã đưa nhiều nguyên vật liệu VN vào quá trình sản xuất, đồng thời tận dụng nguyên liệu của địa phương nhằm tiết kiệm chi phí.
    Hiện trung tâm mới thí điểm trồng cà chua bi, cà chua quả to, dưa chuột, dưa xanh, ớt ngọt, hoa hồng và hoa lan. Ngoài hoa, các loại rau, quả đều là giống F1 vô hạn của Israel, có thể trồng và thu hoạch tối đa trong vòng 11 tháng (trong khi đó các loại cà chua hữu hạn hiện nay ở VN chỉ có thể trồng được trong khoảng thời gian tối đa năm tháng) và năng suất cao hơn nhiều.
    Theo tiến sĩ Thu, các quy trình trồng rau sạch theo chuẩn mới đều rất nghiêm ngặt: ngay từ khi chở cây giống đã phải chuyển bằng loại xe đặc biệt, cây giống phải có màng phủ, lưới che, nhà kính, giá thể cũng được khử trùng.
    Tất cả loại cây này đều được trồng trên các giá thể nhân tạo, không dùng đất để trồng mà dùng xỉ tro núi lửa và xơ dừa của VN nhằm đảm bảo không bị nấm bệnh, giữ được chất dinh dưỡng, độ xốp, ẩm, nhẹ, thoáng khí để phát triển.
    Chỉ riêng hệ thống nước cũng được xử lý nhiều lần, như lọc thô, lọc tinh và qua nhiều bể xử lý để chống sâu bệnh. Hay khi vào nhà kính, tất cả mọi người đều phải bước qua đệm khử trùng giày dép, nhằm ngăn chặn hiện tượng sâu bệnh có thể lọt vào.
    Đặc biệt, tất cả qui trình chăm sóc từ tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió, kéo rèm... đều do máy vi tính tự điều khiển. Trong các nhà kính đều đặt các trạm theo dõi nhỏ, từ đó bộ cảm ứng sẽ thông báo về máy tính cường độ ánh sáng, tốc độ gió, thời tiết... trong ngày.
    Từ các thông tin này, các kỹ sư có thể biết cụ thể để nhập các thông số vào máy như lượng phân, lượng nước cần thiết theo từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng... Hệ thống máy sẽ tự động trộn các loại hóa chất này và tự động tưới nước, kéo các rèm che, rèm thông gió... giúp cây trồng đảm bảo ở điều kiện phát triển tốt nhất để đưa ra sản phẩm có năng suất cao, màu sắc, mùi vị, chất lượng tuyệt hảo và sản phẩm sạch.
    Những con số triển vọng
    Phó giám đốc trung tâm Lê Xuân Tảo khẳng định: ?oSo với cách làm truyền thống, phương pháp mới này giúp tiết kiệm 1/3 công lao động như: không phải làm cỏ, làm đất, bón phân, tưới nước..., và năng suất tăng gấp 10-15 lần so với canh tác thông thường, nếu là hoa hồng sẽ cho mật độ gấp sáu lần?.
    Ví dụ cà chua có thể đạt 250 -300 tấn/ha (cà chua hữu hạn 20 tấn), hoa hồng đạt mật độ 200 bông/m2 (bình thường 30 bông/m2), những loại cây khác như dưa chuột, ớt xào... cũng đạt năng suất và chất lượng rất cao.
    ?oNếu như cây hữu hạn không thể trồng cao lên được và thường kết thúc ở chùm quả thứ năm, không còn ngọn để phát triển tiếp thì với giống cà chua mới, ngọn tiếp tục mọc cao và ra hoa, sai trái khi được quấn, tạo dáng treo lên giàn?. Đặc biệt, với mô hình sản xuất này, không phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên có thể trồng rất nhiều loại rau, hoa trái vụ mà chất lượng vẫn đảm bảo.
    Tính toán sơ bộ cho thấy giá trị canh tác trên 1ha diện tích đạt khoảng 3 tỉ đồng/năm. Khu nông nghiệp công nghệ cao này dự tính hằng năm sẽ cung cấp 2,6 triệu cây giống, hoa, quả có chất lượng cao hơn gấp 10 lần sản xuất truyền thống; 4,35 tấn hạt giống rau đầu dòng cho sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội; 360 tấn rau thương phẩm sạch; 7 triệu bông hoa các loại.
    Sắp tới, khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tập trung sản xuất các giống cây trồng mà thị trường đang có nhu cầu rất lớn như cải bắp, bông cải, đậu xanh, dâu tây, bưởi Diễn, cam Canh, hoa cúc, cẩm chướng, lan hồ điệp...
    Đồng thời trung tâm cũng sẽ tư vấn về qui hoạch và thiết kế vườn hoa, quả cho những đơn vị khác, thậm chí cả kinh doanh dịch vụ sinh thái, thu hút khách du lịch tới tham quan; tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội sớm hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao.
    Trong kế hoạch, Hà Nội sẽ phát triển mô hình này tại các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm cho các lĩnh vực về rau, hoa và cá với tổng diện tích lên tới 300ha, vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng.
    Đồng thời nhân rộng mô hình sản xuất rau - hoa - quả theo công nghệ cao ra các địa phương khác như: Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình...
    Theo MINH NGHĨA
    Các mô hình công viên nông nghiệp công nghệ cao này đòi hỏi fãi giãi quyết 1 loạt các v/đ tự động hóa về tưới tiêu; thu hoạch
    rau - hoa - quả cùng các công nghệ sinh học cao cấp khác .
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Trồng rau theo chuẩn quốc tế
    - Những luống cà chua cao vượt quá đầu người trĩu quả to và đỏ mọng. Dưa chuột, dưa ngọt xanh rờn thơm ngon và các loại ớt xanh, đỏ, vàng đủ màu sắc.
    Khu nhà kính được trang bị các công nghệ chăm sóc hiện đại nhất hiện nay ở Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội khiến chúng tôi không khỏi choáng ngợp.
    Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên hơn hết là tất cả qui trình kỹ thuật: từ tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm cho đến thông gió... đều do máy vi tính điều khiển.
    Tiến sĩ Phạm Kim Thu cho biết nằm trong mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm đã được UBND TP Hà Nội chọn làm nơi thí điểm triển khai mô hình này với số vốn 24 tỉ đồng, trong đó một nửa do ngân sách thành phố cấp, một nửa là đầu tư của các doanh nghiệp.
    Đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại VN nhập thiết bị công nghệ trọn gói của Israel (cây giống, thiết bị máy móc...) để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để phù hợp với địa hình và khí hậu VN, các kỹ sư ở đây cũng đã đưa nhiều nguyên vật liệu VN vào quá trình sản xuất, đồng thời tận dụng nguyên liệu của địa phương nhằm tiết kiệm chi phí.
    Hiện trung tâm mới thí điểm trồng cà chua bi, cà chua quả to, dưa chuột, dưa xanh, ớt ngọt, hoa hồng và hoa lan. Ngoài hoa, các loại rau, quả đều là giống F1 vô hạn của Israel, có thể trồng và thu hoạch tối đa trong vòng 11 tháng (trong khi đó các loại cà chua hữu hạn hiện nay ở VN chỉ có thể trồng được trong khoảng thời gian tối đa năm tháng) và năng suất cao hơn nhiều.
    Theo tiến sĩ Thu, các quy trình trồng rau sạch theo chuẩn mới đều rất nghiêm ngặt: ngay từ khi chở cây giống đã phải chuyển bằng loại xe đặc biệt, cây giống phải có màng phủ, lưới che, nhà kính, giá thể cũng được khử trùng.
    Tất cả loại cây này đều được trồng trên các giá thể nhân tạo, không dùng đất để trồng mà dùng xỉ tro núi lửa và xơ dừa của VN nhằm đảm bảo không bị nấm bệnh, giữ được chất dinh dưỡng, độ xốp, ẩm, nhẹ, thoáng khí để phát triển.
    Chỉ riêng hệ thống nước cũng được xử lý nhiều lần, như lọc thô, lọc tinh và qua nhiều bể xử lý để chống sâu bệnh. Hay khi vào nhà kính, tất cả mọi người đều phải bước qua đệm khử trùng giày dép, nhằm ngăn chặn hiện tượng sâu bệnh có thể lọt vào.
    Đặc biệt, tất cả qui trình chăm sóc từ tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió, kéo rèm... đều do máy vi tính tự điều khiển. Trong các nhà kính đều đặt các trạm theo dõi nhỏ, từ đó bộ cảm ứng sẽ thông báo về máy tính cường độ ánh sáng, tốc độ gió, thời tiết... trong ngày.
    Từ các thông tin này, các kỹ sư có thể biết cụ thể để nhập các thông số vào máy như lượng phân, lượng nước cần thiết theo từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng... Hệ thống máy sẽ tự động trộn các loại hóa chất này và tự động tưới nước, kéo các rèm che, rèm thông gió... giúp cây trồng đảm bảo ở điều kiện phát triển tốt nhất để đưa ra sản phẩm có năng suất cao, màu sắc, mùi vị, chất lượng tuyệt hảo và sản phẩm sạch.
    Những con số triển vọng
    Phó giám đốc trung tâm Lê Xuân Tảo khẳng định: ?oSo với cách làm truyền thống, phương pháp mới này giúp tiết kiệm 1/3 công lao động như: không phải làm cỏ, làm đất, bón phân, tưới nước..., và năng suất tăng gấp 10-15 lần so với canh tác thông thường, nếu là hoa hồng sẽ cho mật độ gấp sáu lần?.
    Ví dụ cà chua có thể đạt 250 -300 tấn/ha (cà chua hữu hạn 20 tấn), hoa hồng đạt mật độ 200 bông/m2 (bình thường 30 bông/m2), những loại cây khác như dưa chuột, ớt xào... cũng đạt năng suất và chất lượng rất cao.
    ?oNếu như cây hữu hạn không thể trồng cao lên được và thường kết thúc ở chùm quả thứ năm, không còn ngọn để phát triển tiếp thì với giống cà chua mới, ngọn tiếp tục mọc cao và ra hoa, sai trái khi được quấn, tạo dáng treo lên giàn?. Đặc biệt, với mô hình sản xuất này, không phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên có thể trồng rất nhiều loại rau, hoa trái vụ mà chất lượng vẫn đảm bảo.
    Tính toán sơ bộ cho thấy giá trị canh tác trên 1ha diện tích đạt khoảng 3 tỉ đồng/năm. Khu nông nghiệp công nghệ cao này dự tính hằng năm sẽ cung cấp 2,6 triệu cây giống, hoa, quả có chất lượng cao hơn gấp 10 lần sản xuất truyền thống; 4,35 tấn hạt giống rau đầu dòng cho sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội; 360 tấn rau thương phẩm sạch; 7 triệu bông hoa các loại.
    Sắp tới, khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tập trung sản xuất các giống cây trồng mà thị trường đang có nhu cầu rất lớn như cải bắp, bông cải, đậu xanh, dâu tây, bưởi Diễn, cam Canh, hoa cúc, cẩm chướng, lan hồ điệp...
    Đồng thời trung tâm cũng sẽ tư vấn về qui hoạch và thiết kế vườn hoa, quả cho những đơn vị khác, thậm chí cả kinh doanh dịch vụ sinh thái, thu hút khách du lịch tới tham quan; tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội sớm hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao.
    Trong kế hoạch, Hà Nội sẽ phát triển mô hình này tại các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm cho các lĩnh vực về rau, hoa và cá với tổng diện tích lên tới 300ha, vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng.
    Đồng thời nhân rộng mô hình sản xuất rau - hoa - quả theo công nghệ cao ra các địa phương khác như: Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình...
    Theo MINH NGHĨA
    Các mô hình công viên nông nghiệp công nghệ cao này đòi hỏi fãi giãi quyết 1 loạt các v/đ tự động hóa về tưới tiêu; thu hoạch
    rau - hoa - quả cùng các công nghệ sinh học cao cấp khác .
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Từ Công viên nông nghiệp chúng ta hãy bước sang lĩnh vực Giao thông Vận tải & v/đề "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tự động hoá trong quản lý điều hành giao thông đô thị" xem sao :
    Thứ hai, 16/5/2005

    Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh
    Những phác thảo về một hệ thống cho phép đếm số xe trên đường, bật đèn xanh - đèn đỏ hợp lý, thông báo cho xe hơi về những điểm tắc đường phía trước.. đã dần hiện rõ trong đề tài nghiên cứu của các kỹ sư ĐH Giao thông Vận tải, có thể áp dụng cho các thành phố lớn ở Việt Nam.
    Đề tài cấp Nhà nước KC-03-21 ?oNghiên cứu ứng dụng công nghệ Tự động hoá trong quản lý điều hành giao thông đô thị? do các giáo viên bộ môn Điều khiển học, Đại học GTVT thực hiện.
    PGS Lê Hùng Lân, chủ trì đề tài, cho biết đề tài xuất phát từ những trăn trở trước các bất cập diễn ra hằng ngày trong hệ thống giao thông thành phố hiện nay như: Hệ thống đèn tín hiệu hoạt động với chu kỳ cưỡng bức, không cần biết đến lưu lượng xe đến nút thực tế nhiều hay ít; Một số biện pháp phân làn, phân tuyến vừa làm vừa thử nghiệm, đập đi, xây lại tốn kém không ít thời gian, tiền của; Các phương tiện vận chuyển hành khách có nhiều trường hợp bỏ tuyến, bỏ bến, chạy quá tốc độ mà người quản lý không sao biết được hoặc can thiệp kịp thời; Người lái xe không biết đoạn đường phía trước có ách tắc hay không, nhiều khi đường đã tắc lại cứ đi vào rồi quay ra không kịp dẫn đến càng ùn tắc thêm. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông của các thành phố ở Việt Nam, đã rất hạn chế, lại không phát huy được hết khả năng phục vụ.
    Ý tưởng của các nhà khoa học là xây dựng giải pháp quản lý, điều hành hệ thống giao thông thành phố trên cơ sở đảm bảo một chu trình thông tin khép kín giữa đối tượng tham gia giao thông và trung tâm điều hành. Giải pháp sử dụng các công nghệ hiện đại như điện tử, viễn thông, điều khiển tự động phù hợp với đặc thù của mạng lưới giao thông hỗn hợp, đa phương tiện, không phân rõ làn đường trong nước nhằm tăng hiệu quả khai thác hệ thống giao thông thành phố. Sau gần một năm nghiên cứu, nhóm khoa học đã thiết kế, chế thử thành công 5 sản phẩm của hệ thống, bao gồm:

    Hình ảnh từ camera đếm xe.
    - Thiết bị đo, đếm xe trên đường sử dụng công nghệ xử lý ảnh. Điểm độc đáo của thiết bị là cho phép đếm và tính toán tốc độ xe cho dù có nhiều loại xe (xe đạp, xe máy, ô tô...) chạy tự do không theo làn như hiện trạng giao thông Việt Nam - điều mà cho đến nay không một thiết bị đếm xe nước ngoài nào có thể làm được. Khi các số liệu về dòng xe này được tự động thu thập thì một loạt bài toán giao thông sẽ được giải, như hiệu chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu, phân làn, phân tuyến kịp thời, tránh ách tắc, quản lý phương tiện...
    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công nghệ nhận dạng ảnh bằng camera, đặt các camerra công nghiệp ở ngã tư để đếm xe, phân loại riêng ô tô, xe máy theo kích thước khung hình. Kết quả thử nghiệm bước đầu trên đường phố Hà Nội, ở điều kiện bình thường ban ngày có 90-95% số xe được phát hiện và đếm. Vận tốc của xe cũng được tính với độ chính xác 90-93%. Tuy nhiên, chương trình đếm xe hiện mới chỉ nhận dạng khi lưu lượng giao thông tương đối thưa.
    - Thiết bị kiểm soát hành trình off-line dựa trên công nghệ định vị toàn cầu GPS, có chức năng như một hộp đen, tự động thu thập các thông tin về vị trí, tốc độ xe trong suốt hành trình, với sai số không quá 20 m về vị trí và 0,2 m/s về tốc độ. Sau khi kết thúc hành trình, người quản lý có thể lấy số liệu ra để quản lý và kiểm tra xem xe có chạy, đỗ đúng hành trình với tốc độ quy định hay không. Thiết bị có thể lắp ráp tiện lợi trên xe ô tô, tầu hoả, tầu biển với giá khoảng 200 USD, rẻ hơn so với các thiết bị nhập ngoại .
    - Thiết bị thu và truyền dữ liệu on-line kết hợp GPS và GSM. Thiết bị gồm 2 mô đun, một đặt trên xe và một đặt tại trung tâm điều hành. Thiết bị đặt trên xe sau khi thu nhận các thông tin về vị trí, tốc độ xe bằng GPS sẽ truyền về trung tâm. Thiết bị tại trung tâm điều hành thu nhận các thông tin trên, hiển thị trên bản đồ số và cho phép truyền các thông tin điều hành (ví dụ đường tắc) ngược đến người lái xe. Việc truyền dữ liệu qua lại được thực hiện thông qua hệ thống thông tin di động GSM. Đây là một giải pháp mới trên thế giới (chỉ được thực hiện trong vòng 1, 2 năm trở lại đây), cho phép tận dụng hạ tầng mạng viễn thông sẵn có mà không phải xây dựng hệ thống thông tin riêng có chi phí rất cao. Giá thành sản phẩm khoảng 500 USD, thấp hơn với các sản phẩm nước ngoài tương đương.

    Phần mềm quản lý xe buýt.
    - Phần mềm quản lý các phương tiện vận tải công cộng (như xe buýt), là phần mềm Client/Server cho phép thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về tình trạng hoạt động của phương tiện, xác định vị trí, tốc độ, trao đổi thông tin giữa trung tâm điều hành và xe, có thể áp dụng cho việc quản lý mạng lưới xe buýt hoặc tắc xi.

    Mô phỏng dòng giao thông bằng phần mềm VTSIM.
    - Phần mềm mô phỏng hệ thống giao thông VTSIM cho phép mô phỏng hành vi các phương tiện giao thông trong thành phố Việt Nam. Với phần mềm này, các nhà quản lý có thể giải quyết các bài toán quy hoạch, chọn lựa, hiệu chỉnh các phương án điều hành, phân làn, phân luồng giao thông một cách khoa học trước khi đưa ra hiện trường. Bước đầu đã có bài toán mô phỏng tại hai nút giao thông ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh - La Thành và Kim Mã - Liễu Giai (Hà Nội).
    Hiện nay, các sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm và hiệu chỉnh trên hiện trường. Dự kiến thời gian nghiệm thu đề tài vào cuối năm 2005. Mới đây, Tổng công ty vận tải Hà Nội cũng đã đồng ý cho thử nghiệm 1 tháng với thiết bị on-line và off-line trên các xe buýt. Tương lai, sản phẩm có thể được thử nghiệm trên các xe khách Bắc Nam, cho các hãng taxi và các công ty vận tải có nhu cầu quản lý xe.
    Liên hệ: PGS.TS Lê Hùng Lân, Trưởng khoa Điện - Điện tử, Trưởng bộ môn điều khiển học, Đại học Giao thông Vận tải. ĐT 04 7661127.
    trích Theo vnexpress.net :
    Các Bạn Đọc có thể trao đổi v/đề này tại đây:
    http://vnexpress.net/ContactUs/?d=khoahoc@vnexpress.net


  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Từ Công viên nông nghiệp chúng ta hãy bước sang lĩnh vực Giao thông Vận tải & v/đề "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tự động hoá trong quản lý điều hành giao thông đô thị" xem sao :
    Thứ hai, 16/5/2005

    Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh
    Những phác thảo về một hệ thống cho phép đếm số xe trên đường, bật đèn xanh - đèn đỏ hợp lý, thông báo cho xe hơi về những điểm tắc đường phía trước.. đã dần hiện rõ trong đề tài nghiên cứu của các kỹ sư ĐH Giao thông Vận tải, có thể áp dụng cho các thành phố lớn ở Việt Nam.
    Đề tài cấp Nhà nước KC-03-21 ?oNghiên cứu ứng dụng công nghệ Tự động hoá trong quản lý điều hành giao thông đô thị? do các giáo viên bộ môn Điều khiển học, Đại học GTVT thực hiện.
    PGS Lê Hùng Lân, chủ trì đề tài, cho biết đề tài xuất phát từ những trăn trở trước các bất cập diễn ra hằng ngày trong hệ thống giao thông thành phố hiện nay như: Hệ thống đèn tín hiệu hoạt động với chu kỳ cưỡng bức, không cần biết đến lưu lượng xe đến nút thực tế nhiều hay ít; Một số biện pháp phân làn, phân tuyến vừa làm vừa thử nghiệm, đập đi, xây lại tốn kém không ít thời gian, tiền của; Các phương tiện vận chuyển hành khách có nhiều trường hợp bỏ tuyến, bỏ bến, chạy quá tốc độ mà người quản lý không sao biết được hoặc can thiệp kịp thời; Người lái xe không biết đoạn đường phía trước có ách tắc hay không, nhiều khi đường đã tắc lại cứ đi vào rồi quay ra không kịp dẫn đến càng ùn tắc thêm. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông của các thành phố ở Việt Nam, đã rất hạn chế, lại không phát huy được hết khả năng phục vụ.
    Ý tưởng của các nhà khoa học là xây dựng giải pháp quản lý, điều hành hệ thống giao thông thành phố trên cơ sở đảm bảo một chu trình thông tin khép kín giữa đối tượng tham gia giao thông và trung tâm điều hành. Giải pháp sử dụng các công nghệ hiện đại như điện tử, viễn thông, điều khiển tự động phù hợp với đặc thù của mạng lưới giao thông hỗn hợp, đa phương tiện, không phân rõ làn đường trong nước nhằm tăng hiệu quả khai thác hệ thống giao thông thành phố. Sau gần một năm nghiên cứu, nhóm khoa học đã thiết kế, chế thử thành công 5 sản phẩm của hệ thống, bao gồm:

    Hình ảnh từ camera đếm xe.
    - Thiết bị đo, đếm xe trên đường sử dụng công nghệ xử lý ảnh. Điểm độc đáo của thiết bị là cho phép đếm và tính toán tốc độ xe cho dù có nhiều loại xe (xe đạp, xe máy, ô tô...) chạy tự do không theo làn như hiện trạng giao thông Việt Nam - điều mà cho đến nay không một thiết bị đếm xe nước ngoài nào có thể làm được. Khi các số liệu về dòng xe này được tự động thu thập thì một loạt bài toán giao thông sẽ được giải, như hiệu chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu, phân làn, phân tuyến kịp thời, tránh ách tắc, quản lý phương tiện...
    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công nghệ nhận dạng ảnh bằng camera, đặt các camerra công nghiệp ở ngã tư để đếm xe, phân loại riêng ô tô, xe máy theo kích thước khung hình. Kết quả thử nghiệm bước đầu trên đường phố Hà Nội, ở điều kiện bình thường ban ngày có 90-95% số xe được phát hiện và đếm. Vận tốc của xe cũng được tính với độ chính xác 90-93%. Tuy nhiên, chương trình đếm xe hiện mới chỉ nhận dạng khi lưu lượng giao thông tương đối thưa.
    - Thiết bị kiểm soát hành trình off-line dựa trên công nghệ định vị toàn cầu GPS, có chức năng như một hộp đen, tự động thu thập các thông tin về vị trí, tốc độ xe trong suốt hành trình, với sai số không quá 20 m về vị trí và 0,2 m/s về tốc độ. Sau khi kết thúc hành trình, người quản lý có thể lấy số liệu ra để quản lý và kiểm tra xem xe có chạy, đỗ đúng hành trình với tốc độ quy định hay không. Thiết bị có thể lắp ráp tiện lợi trên xe ô tô, tầu hoả, tầu biển với giá khoảng 200 USD, rẻ hơn so với các thiết bị nhập ngoại .
    - Thiết bị thu và truyền dữ liệu on-line kết hợp GPS và GSM. Thiết bị gồm 2 mô đun, một đặt trên xe và một đặt tại trung tâm điều hành. Thiết bị đặt trên xe sau khi thu nhận các thông tin về vị trí, tốc độ xe bằng GPS sẽ truyền về trung tâm. Thiết bị tại trung tâm điều hành thu nhận các thông tin trên, hiển thị trên bản đồ số và cho phép truyền các thông tin điều hành (ví dụ đường tắc) ngược đến người lái xe. Việc truyền dữ liệu qua lại được thực hiện thông qua hệ thống thông tin di động GSM. Đây là một giải pháp mới trên thế giới (chỉ được thực hiện trong vòng 1, 2 năm trở lại đây), cho phép tận dụng hạ tầng mạng viễn thông sẵn có mà không phải xây dựng hệ thống thông tin riêng có chi phí rất cao. Giá thành sản phẩm khoảng 500 USD, thấp hơn với các sản phẩm nước ngoài tương đương.

    Phần mềm quản lý xe buýt.
    - Phần mềm quản lý các phương tiện vận tải công cộng (như xe buýt), là phần mềm Client/Server cho phép thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về tình trạng hoạt động của phương tiện, xác định vị trí, tốc độ, trao đổi thông tin giữa trung tâm điều hành và xe, có thể áp dụng cho việc quản lý mạng lưới xe buýt hoặc tắc xi.

    Mô phỏng dòng giao thông bằng phần mềm VTSIM.
    - Phần mềm mô phỏng hệ thống giao thông VTSIM cho phép mô phỏng hành vi các phương tiện giao thông trong thành phố Việt Nam. Với phần mềm này, các nhà quản lý có thể giải quyết các bài toán quy hoạch, chọn lựa, hiệu chỉnh các phương án điều hành, phân làn, phân luồng giao thông một cách khoa học trước khi đưa ra hiện trường. Bước đầu đã có bài toán mô phỏng tại hai nút giao thông ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh - La Thành và Kim Mã - Liễu Giai (Hà Nội).
    Hiện nay, các sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm và hiệu chỉnh trên hiện trường. Dự kiến thời gian nghiệm thu đề tài vào cuối năm 2005. Mới đây, Tổng công ty vận tải Hà Nội cũng đã đồng ý cho thử nghiệm 1 tháng với thiết bị on-line và off-line trên các xe buýt. Tương lai, sản phẩm có thể được thử nghiệm trên các xe khách Bắc Nam, cho các hãng taxi và các công ty vận tải có nhu cầu quản lý xe.
    Liên hệ: PGS.TS Lê Hùng Lân, Trưởng khoa Điện - Điện tử, Trưởng bộ môn điều khiển học, Đại học Giao thông Vận tải. ĐT 04 7661127.
    trích Theo vnexpress.net :
    Các Bạn Đọc có thể trao đổi v/đề này tại đây:
    http://vnexpress.net/ContactUs/?d=khoahoc@vnexpress.net


  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Lại Chuyện chiếc máy bán hàng tự động
    Tiếp theo câu chuyện khôi hài về Cái máy đẻ ra tiền!
    (chiếc máy bán hàng tự động được trưng bày tại Chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng - Hà Nội 2004, diễn ra trong các ngày từ 21/10 - 23/10/2004, tại thành phố Hải Phòng),
    là câu chuyện thật của 5 chàng trai & máy bán hàng tự động "made in VN" ?ora lò? nhân buổi lễ tốt nghiệp ngành tự động, khoa điện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2004.
    Bắt đầu từ tiền xu
    Thực ra thì ?ocơ duyên? của Võ Duy Thành, Tạ Đắc Dũng, Lê Quốc Huy, Trương Thành Kiên và Trần Đức Minh với tiền xu còn nhiều hơn nữa, trong đó có một chi tiết đặc biệt thú vị là trưởng nhóm Võ Duy Thành - chàng trai cao lêu đêu đeo kính cận, ít tuổi nhất (Thành sinh 1982, bốn chàng còn lại sinh 1981) vốn là một tay chơi tiền xu có hạng
    Một lần xem tivi, nghe thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy nói tiền xu có nhiều công dụng, nhưng trước mắt là nó sẽ tạo nhu cầu về mua bán tự động, và như vậy nó thúc đẩy công nghệ tự động hóa ở VN... Nhóm đã bắt tay vào chiếc máy bán hàng tự động..
    ?oTrong một lần xem TV, thấy người tiêu dùng chất vấn thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy: ?oNgân hàng phát hành tiền xu để làm gì, khi mà ra chợ người bán không nhận, đem cho trẻ con thì chúng nuốt, phải đi cấp cứu??. Ông Thúy trả lời: ?oTiền xu có nhiều công dụng, nhưng trước mắt là nó sẽ tạo nhu cầu về mua bán tự động, và như vậy nó thúc đẩy công nghệ tự động hóa ở VN?. Chúng tôi, cả năm đứa đều chợt bừng tỉnh: tại sao mình không chế tạo máy bán hàng tự động của VN nhỉ? Và thế là tất cả bắt đầu?.
    Trần Đức Minh, ?ochuyên gia marketing? của nhóm năm chàng trai M2T bắt đầu câu chuyện bên chiếc máy bán hàng tự động vừa ?ora lò? nhân buổi lễ tốt nghiệp ngành tự động, khoa điện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2004.
    Thành đã sưu tập được khoảng 600 đồng xu của khoảng 70 nước trên thế giới dù chưa một lần được ra nước ngoài. Thậm chí địa chỉ e-mail của anh chàng có tên là Coin?Ts King (Vua tiền xu). Bốn chàng còn lại cũng thích tiền xu, ở mức độ ?ovừa phải? hơn, nhưng động tác được nhét một đồng xu vào khe hẹp của tủ bán hàng rồi lôi ra một chai nước ngọt thì ai cũng khoái. Thế là họ càng quyết tâm.
    Cả năm cậu chưa ai một lần trong đời nhìn thấy máy bán hàng tự động chứ đừng nói là đã sử dụng nó. Ở VN, nghe nói đã có một máy tự động bán bao cao su được đặt ở Hà Nội, các cậu bàn nhau: liều một phen, mỗi đứa đi mua một lần, lỡ có đứa nào bị người quen nhìn thấy thì cũng coi như... hi sinh cho khoa học (!).
    Nhưng hóa ra cái máy ấy mới chỉ là dự án của Tổ chức Quốc tế phòng chống AIDS chứ vào tháng 2-2004, lúc các cậu bắt tay vào công việc của mình thì nó... chưa về đến VN. Giải pháp tình thế là : lên mạng...
    Sau 15 tuần ăn ngủ tại ?ocăn cứ địa? là phòng thí nghiệm trọng điểm tự động hóa của Trung tâm Công nghệ cao - ĐH Bách khoa, với nguồn viện trợ là bánh mì của các thầy và cơm hộp của các bạn gái, cái máy bán hàng tự động thông minh được gọi tắt theo kiêu Việt hóa là M2T đã thành hình.
    Với lòng tham vô đáy của mình, các chàng trai muốn M2T không chỉ đơn giản có chức năng nhận tiền, giao hàng và trả lại tiền thừa như các máy bán hàng của Trung Quốc. Họ thiết kế máy theo ba khối, có chức năng giao tiếp với người mua, giao tiếp với trung tâm, xử lý các tình huống phát sinh, truyền và nhận các bản tin một cách chính xác trong một phạm vi rộng.
    Hiện tại, chiếc máy mà họ mang ?otrình làng? có chiều cao 1m70, nặng 80kg, có thể bán nước (các loại nước đóng chai, đóng hộp) và bánh snack; có hai khe nhét tiền, loại 1.000 và 5.000 đồng, trả lại tiền; có báo động khi có trộm, truyền được thông tin từ tầng 1 lên tầng 2 (ban đầu hãy tạm thế đã!).
    Để kiếm tiền triệu
    Máy bán hàng tự động của nước ngoài thường có giá trung bình là 700-800 USD, cao nhất khoảng 1.500 USD, M2T có giá thành 12 triệu, nhưng chưa tính hết các thành phần cấu tạo được ?otài trợ? như bộ vi xử lý của Philips, nhà xưởng mượn của trường, cũng chưa tính đến các máy hỏng phải bỏ đi.
    Mà muốn đưa máy ra thị trường thì phải hạ giá thành và tăng cường quảng cáo. Biết vậy nên cả nhóm đã cử hẳn ra một người chuyên đi thăm dò thị trường và quảng bá sản phẩm. Pepsi, Coca Cola - những đại gia có tiềm năng sử dụng máy bán hàng tự động - đều đã lắc đầu với lý do chưa hi vọng gì vào thị trường VN vì thói quen ?ođi chợ và tiêu tiền giấy? của người Việt. Các hãng bánh kẹo cũng vậy.
    Năm chàng trai đã tốn không biết bao nhiêu xăng và leo không biết bao nhiêu cầu thang, kết quả vẫn chỉ là những lời hứa. Người ta chưa muốn tin vào những sinh viên vô danh. Cuối cùng, cả hội quay ra bảo nhau: sao ta không tiếp thị ngay trong trường?
    Một cuộc trình diễn nho nhỏ đã diễn ra ngay ở căngtin của nhà C2 - khu giảng đường lớn nhất của trường. Và kết quả là thầy hiệu phó GS.TS Hoàng Bá Chư tuyên bố: ?oTháng sáu tới khánh thành bể bơi của trường, ban giám hiệu sẽ mua chiếc máy M2T đầu tiên và đặt ở đó, với điều kiện là nhóm phải nhanh chóng hoàn thiện các tính năng kỹ thuật và độ an toàn của máy?.
    Hào phóng hơn, Thầy Chư còn hứa: nếu M2T chứng minh được khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng chất lượng, trường sẽ mở chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm và hỗ trợ một xưởng chế tạo máy ngay trong khuôn viên nhà trường.
    GS Nguyễn Công Hiền, giám đốc Trung tâm Công nghệ cao, thì hứa sẽ hỗ trợ hết sức về mặt chuyên môn, đồng thời cũng quảng cáo không công cho M2T với tất cả đồng nghiệp ở các trường khác.
    Thầy Hiền cho rằng: mật độ sử dụng máy bán hàng tự động là một trong những chỉ số mức phát triển của mỗi quốc gia, trong khi tâm lý sử dụng tiền và thói quen mua bán của người Việt chưa thay đổi thì các trí thức cần phải đi trước, có nghĩa là các trường ĐH nên cho sinh viên làm quen với máy bán hàng tự động bằng cách đặt M2T ở tất cả những nơi có thể: bể bơi, căngtin, nhà vệ sinh công cộng... Chính họ sau khi ra trường sẽ là động lực để thay đổi thói quen mua bán của xã hội.
    Đó là chuyện của tương lai gần, còn trước mắt nhóm đang gấp rút hoàn chỉnh M2T serie 1 và nâng cấp M2T serie 2. M2T2 sẽ sử dụng không chỉ tiền xu mà cả thẻ tín dụng và điện thoại di động, các mặt hàng cũng sẽ được đa dạng hóa, không chỉ nước và kẹo mà cả xăng dầu và các đồ gia dụng. Một nét tinh nghịch hiện lên trong ánh mắt sau cặp kính cận của Thành: ?oChúng tôi sẽ thiết kế phần mềm nhận dạng người mua: nếu là động tác nhét tiền thì OK, còn là động tác giơ tay vung quả đấm thì chuông sẽ réo, đồng thời sẽ có một loại sơn đánh dấu phụt vào mắt kẻ táy máy. Có mà chạy đằng trời!?.
    -Theo Hà nội mới 05-
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Lại Chuyện chiếc máy bán hàng tự động
    Tiếp theo câu chuyện khôi hài về Cái máy đẻ ra tiền!
    (chiếc máy bán hàng tự động được trưng bày tại Chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng - Hà Nội 2004, diễn ra trong các ngày từ 21/10 - 23/10/2004, tại thành phố Hải Phòng),
    là câu chuyện thật của 5 chàng trai & máy bán hàng tự động "made in VN" ?ora lò? nhân buổi lễ tốt nghiệp ngành tự động, khoa điện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2004.
    Bắt đầu từ tiền xu
    Thực ra thì ?ocơ duyên? của Võ Duy Thành, Tạ Đắc Dũng, Lê Quốc Huy, Trương Thành Kiên và Trần Đức Minh với tiền xu còn nhiều hơn nữa, trong đó có một chi tiết đặc biệt thú vị là trưởng nhóm Võ Duy Thành - chàng trai cao lêu đêu đeo kính cận, ít tuổi nhất (Thành sinh 1982, bốn chàng còn lại sinh 1981) vốn là một tay chơi tiền xu có hạng
    Một lần xem tivi, nghe thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy nói tiền xu có nhiều công dụng, nhưng trước mắt là nó sẽ tạo nhu cầu về mua bán tự động, và như vậy nó thúc đẩy công nghệ tự động hóa ở VN... Nhóm đã bắt tay vào chiếc máy bán hàng tự động..
    ?oTrong một lần xem TV, thấy người tiêu dùng chất vấn thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy: ?oNgân hàng phát hành tiền xu để làm gì, khi mà ra chợ người bán không nhận, đem cho trẻ con thì chúng nuốt, phải đi cấp cứu??. Ông Thúy trả lời: ?oTiền xu có nhiều công dụng, nhưng trước mắt là nó sẽ tạo nhu cầu về mua bán tự động, và như vậy nó thúc đẩy công nghệ tự động hóa ở VN?. Chúng tôi, cả năm đứa đều chợt bừng tỉnh: tại sao mình không chế tạo máy bán hàng tự động của VN nhỉ? Và thế là tất cả bắt đầu?.
    Trần Đức Minh, ?ochuyên gia marketing? của nhóm năm chàng trai M2T bắt đầu câu chuyện bên chiếc máy bán hàng tự động vừa ?ora lò? nhân buổi lễ tốt nghiệp ngành tự động, khoa điện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2004.
    Thành đã sưu tập được khoảng 600 đồng xu của khoảng 70 nước trên thế giới dù chưa một lần được ra nước ngoài. Thậm chí địa chỉ e-mail của anh chàng có tên là Coin?Ts King (Vua tiền xu). Bốn chàng còn lại cũng thích tiền xu, ở mức độ ?ovừa phải? hơn, nhưng động tác được nhét một đồng xu vào khe hẹp của tủ bán hàng rồi lôi ra một chai nước ngọt thì ai cũng khoái. Thế là họ càng quyết tâm.
    Cả năm cậu chưa ai một lần trong đời nhìn thấy máy bán hàng tự động chứ đừng nói là đã sử dụng nó. Ở VN, nghe nói đã có một máy tự động bán bao cao su được đặt ở Hà Nội, các cậu bàn nhau: liều một phen, mỗi đứa đi mua một lần, lỡ có đứa nào bị người quen nhìn thấy thì cũng coi như... hi sinh cho khoa học (!).
    Nhưng hóa ra cái máy ấy mới chỉ là dự án của Tổ chức Quốc tế phòng chống AIDS chứ vào tháng 2-2004, lúc các cậu bắt tay vào công việc của mình thì nó... chưa về đến VN. Giải pháp tình thế là : lên mạng...
    Sau 15 tuần ăn ngủ tại ?ocăn cứ địa? là phòng thí nghiệm trọng điểm tự động hóa của Trung tâm Công nghệ cao - ĐH Bách khoa, với nguồn viện trợ là bánh mì của các thầy và cơm hộp của các bạn gái, cái máy bán hàng tự động thông minh được gọi tắt theo kiêu Việt hóa là M2T đã thành hình.
    Với lòng tham vô đáy của mình, các chàng trai muốn M2T không chỉ đơn giản có chức năng nhận tiền, giao hàng và trả lại tiền thừa như các máy bán hàng của Trung Quốc. Họ thiết kế máy theo ba khối, có chức năng giao tiếp với người mua, giao tiếp với trung tâm, xử lý các tình huống phát sinh, truyền và nhận các bản tin một cách chính xác trong một phạm vi rộng.
    Hiện tại, chiếc máy mà họ mang ?otrình làng? có chiều cao 1m70, nặng 80kg, có thể bán nước (các loại nước đóng chai, đóng hộp) và bánh snack; có hai khe nhét tiền, loại 1.000 và 5.000 đồng, trả lại tiền; có báo động khi có trộm, truyền được thông tin từ tầng 1 lên tầng 2 (ban đầu hãy tạm thế đã!).
    Để kiếm tiền triệu
    Máy bán hàng tự động của nước ngoài thường có giá trung bình là 700-800 USD, cao nhất khoảng 1.500 USD, M2T có giá thành 12 triệu, nhưng chưa tính hết các thành phần cấu tạo được ?otài trợ? như bộ vi xử lý của Philips, nhà xưởng mượn của trường, cũng chưa tính đến các máy hỏng phải bỏ đi.
    Mà muốn đưa máy ra thị trường thì phải hạ giá thành và tăng cường quảng cáo. Biết vậy nên cả nhóm đã cử hẳn ra một người chuyên đi thăm dò thị trường và quảng bá sản phẩm. Pepsi, Coca Cola - những đại gia có tiềm năng sử dụng máy bán hàng tự động - đều đã lắc đầu với lý do chưa hi vọng gì vào thị trường VN vì thói quen ?ođi chợ và tiêu tiền giấy? của người Việt. Các hãng bánh kẹo cũng vậy.
    Năm chàng trai đã tốn không biết bao nhiêu xăng và leo không biết bao nhiêu cầu thang, kết quả vẫn chỉ là những lời hứa. Người ta chưa muốn tin vào những sinh viên vô danh. Cuối cùng, cả hội quay ra bảo nhau: sao ta không tiếp thị ngay trong trường?
    Một cuộc trình diễn nho nhỏ đã diễn ra ngay ở căngtin của nhà C2 - khu giảng đường lớn nhất của trường. Và kết quả là thầy hiệu phó GS.TS Hoàng Bá Chư tuyên bố: ?oTháng sáu tới khánh thành bể bơi của trường, ban giám hiệu sẽ mua chiếc máy M2T đầu tiên và đặt ở đó, với điều kiện là nhóm phải nhanh chóng hoàn thiện các tính năng kỹ thuật và độ an toàn của máy?.
    Hào phóng hơn, Thầy Chư còn hứa: nếu M2T chứng minh được khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng chất lượng, trường sẽ mở chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm và hỗ trợ một xưởng chế tạo máy ngay trong khuôn viên nhà trường.
    GS Nguyễn Công Hiền, giám đốc Trung tâm Công nghệ cao, thì hứa sẽ hỗ trợ hết sức về mặt chuyên môn, đồng thời cũng quảng cáo không công cho M2T với tất cả đồng nghiệp ở các trường khác.
    Thầy Hiền cho rằng: mật độ sử dụng máy bán hàng tự động là một trong những chỉ số mức phát triển của mỗi quốc gia, trong khi tâm lý sử dụng tiền và thói quen mua bán của người Việt chưa thay đổi thì các trí thức cần phải đi trước, có nghĩa là các trường ĐH nên cho sinh viên làm quen với máy bán hàng tự động bằng cách đặt M2T ở tất cả những nơi có thể: bể bơi, căngtin, nhà vệ sinh công cộng... Chính họ sau khi ra trường sẽ là động lực để thay đổi thói quen mua bán của xã hội.
    Đó là chuyện của tương lai gần, còn trước mắt nhóm đang gấp rút hoàn chỉnh M2T serie 1 và nâng cấp M2T serie 2. M2T2 sẽ sử dụng không chỉ tiền xu mà cả thẻ tín dụng và điện thoại di động, các mặt hàng cũng sẽ được đa dạng hóa, không chỉ nước và kẹo mà cả xăng dầu và các đồ gia dụng. Một nét tinh nghịch hiện lên trong ánh mắt sau cặp kính cận của Thành: ?oChúng tôi sẽ thiết kế phần mềm nhận dạng người mua: nếu là động tác nhét tiền thì OK, còn là động tác giơ tay vung quả đấm thì chuông sẽ réo, đồng thời sẽ có một loại sơn đánh dấu phụt vào mắt kẻ táy máy. Có mà chạy đằng trời!?.
    -Theo Hà nội mới 05-
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Giải Fáp CAD/CAM cho làng nghề dệt : Triển khai & áp dụng
    Mỗi năm, hơn 800 người dân làng dệt lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây) dệt được khoảng 2 triệu mét lụa với mẫu mã đa dạng. Giá mặt hàng lụa này có khi lên đến 240.000/m2, đáp ứng ngay cả những thị trường khó tính nhất. Sản phẩm lụa Vạn Phúc đã tham dự nhiều hội chợ quốc tế và hiện đang xuất khẩu sang nhiều nước như Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Lào, Campuchia... Có được khả năng đáp ứng nhu cầu cho thị trường rộng lớn như vậy dù sản xuất thủ công chính nhờ người dân Vạn Phúc đã vận dụng thành công những yếu tố CNTT vào công việc truyền thống.
    Đó là công đoạn tạo mẫu, cả làng hiện chỉ còn 2 người theo nghề nhưng vì họ đã biết sử dụng Phần Mềm tạo mẫu nên luôn đáp ứng yêu cầu. Ông Đỗ Văn Hiển, 1 trong 2 nghệ nhân thiết kế đó cho biết: Vẽ tay một mẫu mất từ 20 - 30 ngày, nhưng từ khi sử dụng máy tính (năm 1997) với các Phần Mềm Corel Draw, Photoshop, thời gian chỉ còn 3 - 4 ngày. Thật ngạc nhiên vì ông Hiển chinh phục Corel Draw nhờ tự mày mò, học dần dần qua sách vở và máy tính, sau một lần tình cờ thấy người khác thiết kế thiệp cưới trên máy.


    Công đoạn ''gian khổ'' sau khi thiết kế là đục bìa. Do mặt hàng tơ lụa chỉ có thể sử dụng máy dệt jarquard (dệt hoa) cơ với tốc độ vừa phải (nếu máy dệt quá hiện đại, tốc độ quá nhanh, tơ sẽ bị đứt) nên phải sử dụng bìa lỗ tạo hoa. Mỗi hoa văn sau khi thiết kế phải được phóng to hàng nghìn lần trên giấy kẻ ca-rô, người thợ sẽ căn cứ vào các ô để đục lỗ cho bìa, mỗi lỗ bìa ứng với một sợi vải được bỏ qua khi dệt. Các sợi bỏ qua đó sẽ tập hợp thành một hoa văn sau khi dệt. Mỗi hoa văn trung bình cần từ 3000 - 4000 bìa với thời gian đục trung bình 4-5 phút/bìa, một khoảng thời gian không nhỏ lại khá cực nhọc và buồn tẻ. Song cuối cùng, công đoạn này cũng đã được cải tiến bằng một dạng máy CAD/CAM trong ngành dệt với công sức đóng góp của ông Hiển và ông Vũ Văn Hiều - cán bộ Viện Kinh Tế -Kỹ Thuật Dệt May. Với sự góp mặt của máy tính cùng các công nghệ tự động hoá, thiết bị tự động đục bìa đã ra đời tại làng Vạn Phúc, cho phép chỉ mất 45 giây để đục xong một tấm bìa.
    Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Lào... vẫn đang sử dụng hàng ngàn chiếc máy dệt jacquard cơ. Hiện 100% các làng dệt thủ công ở Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nam... đều sử dụng máy này.
    Với jacquard cơ, khâu đục bìa tốn nhiều thời gian nhất. Bộ bìa thủ công thường phải mất nửa tháng đến một tháng mới thực hiện xong (cho một mẫu hoa văn). Dùng máy đục bìa cơ khí cũng phải mất cả tuần mới thiết kế và đục xong. Có được máy đục bìa tự động là mong muốn của các nhà thiết kế vải jarquard (vải dệt hoa văn). Hiện trên thị trường cũng có máy đục bìa tự động ngoại nhưng giá khá cao (200 - 400 triệu đồng/máy).
    rước nhu cầu đó, Bộ Công Nghiệp đã phê duyệt đề tài ''Nghiên cứu chế tạo thiết bị đục bìa tự động cho máy dệt jacquard cơ'', do Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Dệt May thực hiện. Cùng với sự am hiểu kỹ thuật của Viện và thực tế tại làng Vạn Phúc, chiếc máy đục bìa tự động đã ra đời như đã nói ở trên, với tốc độ đục nhanh gấp 6 lần đục thủ công. Theo ông Vũ Văn Hiều, giá máy này sẽ khoảng 40 - 50 triệu đồng (bằng 1/5 giá máy ngoại nhập).
    Với máy đục bìa tự động, một thư viện mẫu hoa văn sẽ được lưu giữ trên máy và liên tục cập nhật khi có mẫu mới. Khi sử dụng, máy tính sẽ tự động phóng to mẫu dệt trên nền caro (gọi là bản vẽ kỹ thuật) ứng với các ô trên bìa và chuyển các dữ liệu thiết kế này thành tín hiệu điện. Thiết bị điện tử trong máy sẽ tự động điều khiển máy cơ hoạt động, đục các lỗ theo bản vẽ kỹ thuật của mẫu dệt.
    - Sơ đồ: Cơ chế làm việc của máy đục bìa tự động
    [​IMG]
    Theo:Thế Giới Vi Tính B
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Upload =>Chỉnh sửa
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Theo chủ đề này thì V/đ có nên áp dụng 1 cách máy móc các Công Nghệ Mới ko fù hợp củng là 1 việc cần xem xét

Chia sẻ trang này