1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

V-League 2011

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi JannieDL, 22/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22


    Rất biết bác là con người tâm huyết với bóng đá nước nhà, nhưng bác cố gắng đừng nhìn mọi việc 1 cách xấu quá, với bác thì cái gì của Vleague cũng thối...

    Chúng ta chẳng thể làm gì hơn được, nói như BLV Quang Huy: giới trẻ bây giờ rất nhiều người là fan của MU, Real... nhưng họ ko bao giờ là fan của đội bóng địa phương mình, đấy là lỗi của chính các đội bóg.

    Ở góc nhìn của tôi, khi xưa Vleague chỉ toàn cầu thủ nội, tính vùng miền còn nặng, thú vui giải trí cũng ko nhiều, cuối tuần giải VDQG ở mỗi sân chật kín khán giả

    Khi Vleague lên chuyên, có những đội bóng toàn dùng cầu thủ mua về ko phải do mình đào tạo, hay chuyện dùng cầu thủ ngoại làm Vleague bớt dần tính vùng miền

    Đó là sự đổ vỡ của các tượng đài Thế Công, CAHN, CAHP, đó là sự lên chuyên gán tên đội bóng với doanh nghiệp....

    Vleague chỉ trong sạch với công tác trọng tài hiện nay và mô hình đội bóng địa phương khi xưa, Giới trẻ hiện nay là fan của đội bóng địa phương khi đọi bóng của họ đá như Real, Mu.... đó là 2 điều gần như khôg tưởng

    Nhưng, không lẽ chúng ta không lên chuyên, dù gì đi chăng nữa, Vleague cũng đem lại cho ĐTQG ko ít lợi ích.
  2. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Bác GDTLA04 nhắc đến bóng đá xưa làm tui chạng lòng ! Ngày xưa , sân Long An vui lắm mặc dù khi đó Long An chưa có đội bóng và đó là sân nhà luân phiên của các đội bóng Sài Gòn . Mỗi khi có CSG hay Hải Quan thi đấu tại Long An thì y như rằng dân Sài Gòn đổ về Long An như trảy hội . Tui dám chắc sân Long An bây giờ cũng không vui như ngày xưa .

    Còn Hà Nội , Sân Cột Cờ , Hàng Đẫy , tui nào có xa lạ gì . Ngày đó , Hà Nội nghèo hơn năm 2008 (lần cuối tui ra HN) và không có cảnh kẹt xe như bây giờ . Trên đường rất nhiều người dùng xe đạp . Thú thật tui rất thích phương tiên di chuyển này ... nó thơ mông và giản dị biết mấy . Nhìn cảnh các nam thanh , nữ tú học sinh đạp xe bên hồ Tây dạo phố sau giờ học , rất thơ ngây và lãng mạn .

    Ðặc biệt là ở Hà Nội trong những ngày lập Ðông hoặc vừa vào Xuân. Vì khí hậu lúc ấy mát hơn nhiều so với Sài Gòn, đường phố lại không quá đông đúc, ngột ngạt. Nhất là vào mỗi buổi sáng khi tui thường cùng với ba tui đi bộ từ nhà nghỉ ở Phố Quang Trung , rồi rẽ qua Hồ Thiền Quang đi dạo rồi sau đó ăn sáng , uống cà phê . Có một chút gì đó rất yên tĩnh, rất thơ mộng nếu không muốn nói là lãng mạn mỗi khi tui nhớ lại quãng thời gian này !!!

    Những ngày tháng ở Hà Nội , tui học được rất nhiều về cách cư xử cũng như văn hóa của người miền Bắc. Không giống người miền Nam như gia đình tui và tất cả những người mà tui đã quen biết trước khi đặt chân đến Hà Nội sau ngày giải phóng đất nước

    Tui còn nhớ rất rõ nhận xét đầu tiên của tui là sao mà những người tui gặp họ đều có thể ăn nói... hay đến thế! Hay hơn nhiều những người miền Nam mà tui gặp rất nhiều. Ðàn ông, đàn bà, con trai, con gái... nhất là con gái, ai cũng có thể kể chuyện nghe rất có duyên, xử sự rất khéo. Hơn thế nữa, trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày xem ra hình như họ biết và thích sử dụng nhiều từ ngữ hơn (mặc dù có từ tui nghe lạ hoắc , khó hiểu!) và những câu nói đùa của họ thường có vẻ châm biếm hơn, mang nhiều nét ẩn dụ hơn là của người miền Nam.

    Dĩ nhiên ở đây tui chỉ có thể nói một cách tổng quát mà thôi vì tui đã gặp hết đâu tất cả những người miền Nam có tài ăn nói . Nhưng nhìn chung đó là những cảm nhận đầu tiên của tui về người miền Bắc mà về sau này khi tui có dịp kiểm chứng lại thì tui mới cảm thấy quả thật là mình chẳng... sai ! Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các thành phần văn nghệ sĩ trước đây từ nhà văn, nhạc sĩ cho đến những MC nổi tiếng ở hải ngoại hay trong nước bây giờ đều là người miền Bắc .

    Cũng có thể vì tui là thằng con trai nên tui thường thích nghe những lời nói nhẹ nhàng, dễ thương - nói theo kiểu mẹ tui là thích nghe nói “ngọt” hơn - nên đối với riêng tui, cách ăn nói và xử sự của người miền Bắc luôn là điều mà một thằng người Nam như tui nghĩ là mình nên bắt chước học hỏi. Lúc nói chuyện họ rất nhỏ nhẹ, lưu loát . Khi giao tiếp họ rất từ tốn, lịch sự. Hay nói theo kiểu ở Việt Nam bây giờ là rất “có văn hóa.” Dĩ nhiên tui cũng biết là (sau khi chính mình đã trải qua một số kinh nghiệm bản thân) nói “ngọt” không có nghĩa là nói thật . Và giao tiếp “có văn hóa” không có nghĩa là hành động sau lưng mình cũng y như vậy . Vì như câu nói tiếng Anh mà đám bạn tui ai cũng học nằm lòng: “Words are cheap . Show me some action.” (Lời nói rẻ lắm . Cho tui thấy hành động thì tốt hơn!)

    Lúc đầu , tui cứ nghĩ sự khác biệt giữa người miền Nam và người miền Bắc là do văn hóa và quá trình lịch sử liên quan đến việc dựng nước ở miền Bắc và mở mang bờ cõi ở miền Nam. Người Nam phần đông đến từ mọi nơi, mọi ngả kết hợp từ nhiều thành phần, dân tộc khác nhau. Không như người Bắc họ “thuần” hơn và được tiếp thụ một nền văn hóa đặc trưng đã để lại từ ngàn đời . Cũng có thể đó là một trong những lý do tại sao có sự khác biệt giữa người Nam và người Bắc . Nhưng đó không phải là lý do duy nhất tui yêu Hà Nội .

    Tui yêu Hà Nội qua bóng đá . Ngày đó CAHN là 1 cái tên mà tui luôn trân trọng và quí mến . Lối chơi cùa CAHN ngày đó có 1 cái gì đó rất giống tính cách của người HN . Biết người , biết ta , quật cường , không chịu khuất phục ... luôn hướng về phía trước . Đó là nhận xét của riêng tui . Nhưng CAHN rất biết cách lấy lòng khán giả phía Nam . Khi du Nam thi đấu , họ luôn biết biết chơi cởi mở theo kiểu "tài tử" của người miền Nam . Đó có thể là lý do mà CAHN thường thua nhiều hơn thắng các đội bóng phía Nam , nhưng lại là đội bóng chuyên trị CLB Quân Đội (Thể Công) ; Còn Thể Công thì thật lòng mà nói tui chắng ưa tý nào bởi họ chơi thiên về thể lực , tiểu xảo và đó là lý do lại thường thường thắng nhiều hơn thua khi đối đầu với các đội bóng phía Nam .

    Không biết các bác HN có đồng cảm với tui không !?
  3. delpiero_alex

    delpiero_alex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Hôm trước có ai xem Tin thể thao trên VTV ko? có cái chuyện ông chủ tịch VFF nhận xét về Hải Lơ trong trận TH&SLNA,...như thể rằng VFF vẫn cay cú những vụ lùm xùm mà ông Hải nói VFF...Phát rồ vì mấy thằng tầm nhìn ngắn,mà có noi thì phải nói người đứng đầu TH chứ, xét cho cùng ông Hải chỉ là người làm thuê ko hơn., ko thể quyết định cục diện.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mình rất thích cách phân tích của bạn, đúng là bóng đá Việt Nam. Quả bóng thường được di chuyển qua lại giữa các toan tính của những ông bầu, những người rót tiền để nuôi VFF,...Mà VFF biết vẫn làm thinh, chỉ khổ khán giả. Những người hâm mộ chân chính.
  4. ngochai181

    ngochai181 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.324
    Đã được thích:
    1.013
    Tôi là người thường xuyên theo dõi V-League,không đến sân dc thì coi qua TV.

    Các bác chửi VFF,OK.Nhưng có thay đổi dc gì không ? V-League dần dần rồi cũng thay đổi nhưng cũng như Kinh tế với Xã hội thôi các bác ạ vẫn còn trì trệ lắm.Nhìn cảnh các cầu thủ cứ song phi,cùi chỏ mà cám cảnh cho cái nền Bóng đá đầy tiềm năng nhưng ...èo uột.
  5. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22

    Sân Long An mùa 2005 chật kín khán giả, nhất là sau khi Long An khánh thành dàn đèn đá đêm. Trận đầu tiên đá đèn là gặp Đà nẵng ko còn lấy 1 chỗ trống

    Trận cuối cùng Vleague 2005 khi chắc chắn đã vô địch là gặp chính SLNA, trận đó Văn Quyến (đang giai đoạn sung mãn) ghi cả 2 bàn làm cho ngày nâng cúp của Gạch bớt vui

    Mùa 2006, mặc dù vô địch nhưng sân Long An vòng cuối bị phạt không khán giả, người Long An tụ họp xung quanh SVD xem qua màn hình lớn mà ủng hộ đội nhà, cố gắng hét thật to để trong sân vẫn nghe tiếng cổ động bên ngoài sân, chỉ chờ trọng tài thổi còi, sân Long An được lấp kín ngay lập tức, khán giả chia vui cùng đội bóng

    Còn nói về Cảng thì ko phải nói gì thêm, nói nữa khéo làm cho mấy bác có tuổi lại dân miền Nam trong room này ko cầm được nước mắt

    Nhớ có đọc bài báo nào đó gần đây mà quên mất, cụ thể phóng viên gặp 1 anh chàng mặc áo hội CDV Cảng SG ở ngoài sân Thống Nhất, liền chạy theo..... sau đó thế nào đó quên mất, mà cụ thể là họ ko bao giờ quên đội Cảng khi xưa, dù áo đã ngả màu họ còn giữ mãi kỷ niệm với Cảng, dù đi xem đội nào ở sân Thống Nhất ho vẫn chỉ 1 mực mặc áo Cảng khi xưa.... 1 câu chuyện rất cảm động
  6. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Bác này nói sai rồi nhá. Tui chỉ chửi những cái nào sai nhưng tại vì tụi nó làm sai nhiều quá nên cuối cùng làm tui chửi nhiều hơn khen
  7. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.921
    Đã được thích:
    3.992
    Hồi bác kể chắc là giai đoạn thuộc thập niên 80 tới giữa những năm 90. Hồi đó thì không phải chỉ người Bắc mà cả người Nam cũng sống chậm và điềm đạm hơn, tất nhiên là điềm đạm theo cách đặc trưng của mỗi vùng. Đơn giản là khi cuộc sống còn nghèo và người ta không có nhiều cơ hội kiếm tiền, thì có thời gian chú ý tới những việc khác một cách tới nơi tới chốn hơn: từ ăn mặc, dạy con cho tới thưởng thức văn hóa hay xem thể thao nữa. v.v Xã hội bao cấp thì rất tệ về các nguyên tắc vận hành kinh tế, nhưng không thể phủ nhận là nó cũng có một số nét tích cực ở những lĩnh vực khác.

    Tôi cũng là fan CAHN, nhưng thật lòng thì phía Bắc vẫn coi Thể Công là đại diện của Hà Nội nhiều hơn: chơi đẹp, hấp dẫn, có kĩ thuật. CAHN thì thường hấp dẫn các fan có chút cá tính và ghét thói phong trào . ThểCông kị Công an HN, nhưng Công an HN lại kị một đội khác là Đường sắt VN, 3 thằng khắc chế lẫn nhau. Đặc biệt mỗi trận TC- CAHN thì kiểu gì cũng rất căng thẳng cả trên khán đài lẫn sân cỏ.
  8. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Giai đoạn tui nói là những năm mới giải phóng tới năm 80 . Ngày đó , Hà Nội nhiều đội bóng lắm (6 đội) . Ngoài CAHN , Thể Công , Tổng Cục Đường Sắt ai cũng biết , thì còn có Phòng không ; Quân Khu Thủ Đô và Xây Dựng Hà Nội .

    Ngày đó , đi xem đá bóng nào có được như bây giờ !? Toàn đi bằng xe bus . Nhà tui ở gần ngã tư Bảy Hiền , Tân Bình - Sài Gòn mỗi lần muốn xem đá bóng ở sân Thống Nhất phải đón xe đò chạy bằng than đá tuyến đường Bà Điểm - Chợ Lớn . Qua khỏi sân Phú Thọ thì xuống xe rồi đi bộ vào ... Còn đi Long An cũng bắt xe đò đó tới Chợ Lớn thì chuyển qua xe lam chạy tuyến Chợ Lớn - Xa Cảng Miền Tây . Tới bến xe Miền Tây thì ở đó ban giám đốc luôn bố trí rất nhiều xe bus đưa cổ động viên đi Tân An xem đá bóng . Vì Xa Cảng Miền Tây cũng là 1 đội bóng hạng A1 thành phố lúc bấy giờ . Rất nhiều cầu thủ của Xa Cảng thành danh sau này về khoác áo Hải Quan như Nguyễn Kim Hằng ; Phan Văn Tần ...

    Các cổ động viên thì dễ nhận ra lắm . Đa số ai cũng mang theo dù ( loại lớn dùng để đi biển) và tay kia thì xách theo cái máy phát thanh (radio) để nghe tường thuật trực tiếp từ các sân khác hoặc chai nước lọc ...

    Ngày đó , bóng đá không như bây giờ không có chuyện xin cho hay nhường điểm . Các đội bóng cùng thành phố gặp nhau đá ghê lắm ... coi mà mãn nhãn .

    Vì lối chơi của Hải Quan dựa vào hàng hậu vệ và tiền vệ là chính nên ba tui thường chỉ vào đội HQ thi đấu và dạy tui rằng :"Làm người muốn thành công thì phải cần mẫn , chăm chỉ như hàng hậu vệ và cũng phải biết chắt chiu như hàng tiền đạo thì mới có cơ hội lên người" . Tui nhớ rất rõ lời răn dạy này của ba tui . Và đó là lý do tui yêu Hải Quan và xem đó như mối tình đầu ... Rất đẹp .
  9. valenciacf

    valenciacf Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    84
    VLeague là cái ao làng tự sướng không khác gì tàu khựa,hồi mới lên chuyên nghiệp bày đặt chê Thái lọ nghiệp dư này nọ, bây h chúng nó

    làm chuyên nghiệp rồi xách đít chạy theo xì khói luôn còn không kịp, những clb mất dạy như SLNA,HN T&T là phải cấm tiệt ko cho đá cup

    Châu Á, sự chuyên nghiệp thể hiên ở thái độ thi đấu ở bất kỳ giải nào, đằng này đại diện quốc gia đi đá mà cố tình ko chịu đá, làm xấu mặt

    đất nước, thế thì chuyên nghiệp cái gì, nhìn gương của mấy đội S-League phong cách còn chuyên nghiệp hơn cái VLeague này ngàn lần

    mặc dù chúng nó yếu nhưng đá hết mình, có sự tôn trọng của các đội khác, còn mấy đội Vn bị tụi ĐNA coi như rác, chả thằng nào sợ từ lúc

    có mấy thằng mất dạy ở trên đi đá
  10. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    @ muaxuanbackinh : những năm 76 --> 80 , thì Long An và Đồng Tháp chưa có đội bóng . Đại diện duy nhất cho Đồng Bằng Sông Cửu Long lúc bấy giờ là : AN GIANG ; miệt Tây Nam là : GÒ DẦU TÂY NINH . LÂM ĐỒNG thì đại diện cho Cao Nguyên . Ra miền Trung khởi đầu là PHÚ KHÁNH ( Khánh Hoà bây giờ) rồi QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG ; THỪA THIÊN HUẾ ... SÔNG LAM - NGHỆ TĨNH (Nghệ An bây giờ) . Hải Phòng thì có ĐIỆN HẢI PHÒNG , rồi CA HẢI PHÒNG ... Khu vực Hà Nội như tôi đã nói ; còn phía bắc còn có thêm THAN QUẢNG NINH .

Chia sẻ trang này