1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vạch mặt Nhân Văn Giai Phẩm

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nvat, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Vạch mặt Nhân Văn Giai Phẩm

    Từ lâu những người quan tâm đến nền Văn Học Việt Nam đôi khi hay băn khoăn hỏi NVGP là gì ?

    Xin trích lại những bài viết của các nhà văn, nhà nghệ thuật chân chính viét về sự việc, con người NVGP qua con mắt sáng suốt, anh minh của họ

    Đỗ Nhuận
    Bộ mặt thực của Trần Dần trong nhóm phá hoại Nhân văn?"Giai phẩm

    Có một số người trong Giai phẩm?"Nhân văn trước kia, tự cho mình là kẻ đi phát hiện ?osự thật?, nhưng chính họ đã ngờ vực cả bản thân mình nên đã rủ nhau đi xem tướng số [1] .

    Tôi không làm ông thầy tướng để đoán tiền vận, hậu vận cho các vị đó nhưng, tôi biết họ hơn thầy tướng vì tôi đã đọc họ trong Giai phẩm?"Nhân văn và có người tôi đã gần nên tôi nhận rõ chân tướng họ hơn ông thầy tướng. Nay tôi nói riêng một vài nét trong con người Trần Dần.

    Xuất thân từ một gia đình địa chủ kiêm tư sản có nhiều ruộng muối, có nhiều nhà cho thuê ở Nam Định và cho thuê xe tay, bản thân lại đi thầu khoán, Trần Dần đã ăn chơi trụy lạc từ hồi còn ít tuổi.

    Trần Dần đọc nhiều sách Tây trụy lạc, và đã nhiễm phải những tư tưởng ********* của sách báo tư sản ********* Pháp từ hồi đó.

    Năm 1946 sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Dần cùng bạn bè lập ra nhóm ?othi sĩ tượng trưng? và tờ báo Dạ đài. Nhóm này chuyên hút thuốc phiện, chơi gái và làm thơ trụy lạc, bế tắc điên cuồng, giữa không khí cách mạng sôi nổi, lại có một tờ báo lạc điệu như vậy, có người đã phải gọi tờ báo này là tờ Dạ đái, ra được một số rồi chết.

    Toàn quốc kháng chiến, Trần Dần về Nam Định làm công tác thông tin. Nhờ hoàn cảnh kháng chiến và nhờ sự dìu dắt của Đảng, năm 1948 Trần Dần vào bộ đội Sơn La, làm cán bộ tuyên truyền mặt trận Sơn La, nộp đơn xin vào Đảng và được Đảng kết nạp.

    Do hoàn cảnh kháng chiến, không có điều kiện ăn chơi, nhưng với cái đuôi nghệ thuật tư sản cũ vẫn thòi ra trong thời kỳ ở nhóm văn nghệ ?oSông Đà? ví dụ: làm thơ bí hiểm, vẽ tranh theo lối góc cạnh rất bị quần chúng phản đối.

    Năm 1951, sau khi dự một lớp chỉnh huấn có kết quả, Trần Dần được điều về ban phụ trách đoàn văn công quân đội, có địa vị, sinh ra độc đoán, đả kích cán bộ sáng tác, chụp mũ diễn viên, khi định yêu một chị nữ diễn viên Trần Dần nói bịp là: ?otôi rất trong sạch về chuyện ái tình?. Bị thi hành kỷ luật, Trần Dần về cục tuyên huấn viết báo và trong chiến dịch Điện Biên Phủ viết được quyển truyện Người người lớp lớp.

    Khi hòa bình lập lại, Trần Dần hiện nguyên hình là con người trụy lạc *********. Trần Dần đã tự thú trong lớp học văn nghệ vừa qua là: anh ta đã nỗ lực chống đối Đảng, có người cho rằng sự sai lầm về tư tưởng chống Đảng của Trần Dần đã hiện rõ nhưng còn cho là cả cuộc đời của Trần Dần bốc cháy như một ngọn lửa. Đúng! Hồi tiền vận Trần Dần có thể là một ngọn lửa nhưng không phải là ngọn lửa của một bó đuốc mà chỉ là một ngọn lửa của chiếc đèn dầu lạc tù mù trên khay đèn thuốc phiện của nhóm Dạ đài trụy lạc, sa đọa về tâm hồn, gồm những tên Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Trần Dần v.v? Giữa lúc bao nhiêu thanh niên đang sôi nổi đi theo lý tưởng cao quí do Cách mạng tháng Tám đem tới, nhóm Dạ đài đã có những lời tuyên ngôn:

    ?oLũ chúng tôi, bọn người vong gia thất thổ.
    Trót sinh ra lạc ánh sao mờ?.

    Nhóm này không những đã sa đọa về tâm hồn mà còn là những người có khuynh hướng chính trị ?otờ-rốt-skít?. Trần Dần là một trong nhóm này nhưng đã may mắn được phong trào cách mạng lôi cuốn. Trong những năm kháng chiến, bệnh tật xấu của xã hội cũ không có điều kiện nảy nở thêm trong con người Trần Dần nhưng tư tưởng xấu xa đó vẫn mai phục và nó đã tấn công Trần Dần khi trở về đô thị vừa được giải phóng còn đầy rẫy nạn cao bồi, gái điếm, lưu manh.

    Có người cho là tôi định đem bôi đen Trần Dần. Vâng, tôi có ý như vậy. Nhưng việc tôi bôi đen Trần Dần khác với việc Trần Dần dùng ngòi bút viết lên bao thứ bài thơ như ?oNhất định thắng?, chuyện ?oCò Lấm?, ?oLão Rồng?, ?oEm bé làm văn? v.v?, để bôi đen miền Bắc và con người của chế độ ta. Tôi bôi đen Trần Dần khác với việc nhóm Nhân văn đã bôi đen chế độ. Bọn họ đã ngậm mực phun người; tôi không ngậm mực phun Trần Dần mà chỉ có ý định lấy hắc ín quét Trần Dần như người thợ sơn quét hắc ín vào chân cột đèn để con sâu con mọt nếu ở trong sẽ chết đi, nếu ở ngoài nó sẽ không đục khoét vào được. Tất nhiên chân cột phải thui đi và cần quét hắc ín luôn luôn. Trong kháng chiến Trần Dần có một số thành tích nhất định nhưng nay chưa phải là lúc tôi kể ưu điểm của Trần Dần. Không phải là tôi cố ý quên, trái lại Trần Dần và các anh viết Nhân văn?"Giai phẩm đã tự xóa công lao của mình; chính các anh là những người đã vỗ nợ của nhân dân.

    Anh Trần Dần! Những ai đã hy sinh ở Điện Biên Phủ để anh viết ra được chuyện Người người lớp lớp? Chắc anh còn nhớ những ngày tôi với anh cùng hành quân ra trận địa, mắt thấy tai nghe những con người anh dũng đã chiến đấu để giữ từng tấc đất, có đồng chí đã chết gục ở chân đồi, có đồng chí đã lấy thân mình ra lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên. Lúc đó anh cũng như tôi, là những người bình thường, làm nhiệm vụ của một chiến sĩ văn nghệ; anh viết thành văn, tôi ghi thành nhạc.

    Khi trở về Hà Nội, anh in ra sách, lĩnh mấy triệu nhuận bút có biết đâu rằng: trong lúc đó có những người mẹ người vợ còn chít khăn tang đã đi bộ hàng bốn, năm chục cây số ra tỉnh, đến ty thương binh, báo tên chồng con chết trận, lĩnh một món tiền tử tuất nhỏ đem về dành dụm để có thêm miếng cơm manh áo. Trong lúc đó, số tiền nhuận bút lớn kia anh dùng để làm gì?
  2. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Chính mồm anh nói khi trờ về Hà Nội điều trước tiên là đi tìm gái nhà ?othổ?, hoặc tìm một con gián điệp để cưỡi đầu voi dữ. Anh lại lấy cớ đó tìm đề tài hoặc có ý định tổ chức tập hợp một số gái điếm để mở ?odạ hội liên hoan?. Trong lúc đó anh vẫn còn ở trong quân đội mặc quân phục, đeo sao. Anh lại đặt tên cho chiêu đãi sở của quân đội là cái nhà ?ophe? (!)? Lối ăn nói thấp hèn đó phải chăng là tư tưởng của các vị đi tìm sự thật? Sự thật là vợ chồng bộ đội đã xa nhau trong mấy năm kháng chiến, hòa bình lập lại quân đội đã tổ chức nơi chiêu đãi cho anh em? Việc làm này có ý nghĩa yêu thương giai cấp, yêu thương đồng đội, yêu thương con người; anh nói như thế mà dám tự nhận là người đi tìm sự thật? Sự thật dễ hiểu và nhân đạo như thế mà sao anh không hiểu nổi? Sao anh lại đi chửi vào quân đội? Chửi vào những ?ongười người lớp lớp? đã cung cấp cho anh những đề tài trong sáng tác?
    Trong lúc cơ quan đang khó khăn về nhà cửa, nhiều cán bộ văn nghệ còn thành tích hơn anh, ở mười người một buồng: trong lúc chưa giải quyết được buồng riêng cho người sáng tác, anh được ở một buồng riêng, anh gọi cái buồng này là cái nhà ?othổ?. Khi Hoàng Cầm viết về anh trong báo Nhân văn đã bịa đặt gọi cái buồng này là nhà giam để cố ý vu cáo cho quân đội đã bắt anh; (hiện nay gian buồng này là nơi làm việc của thủ trưởng cao cấp). Ai chẳng biết anh ?otay trắng làm nên? kiếm được người vợ ở phố Sinh Từ, có vài nóc nhà cho thuê do cha cô đi Nam để lại.
    Khi các đồng chí trong cơ quan khuyên anh nên cảnh giác về việc vợ con, anh cố tình không chịu nghe và còn bào chữa bằng câu nói: ?ođi đạo lấy gạo mà ăn?. Lúc đó anh là người của quân đội, sao lại tán thành việc thu tiền, không phải do công sức lao động của vợ anh? Đã thế, anh lại còn làm thơ trong Giai phẩm mùa Xuân, nói là: Miền Bắc nghèo đói, dùng ngòi bút bịa đặt, kể rằng: ?ovợ chồng anh có con chó mực gầy, nhà hết gạo, định giết cả nó đi để ăn thịt?. Thật là một thái độ không lương thiện của một tên đầu cơ, kiếm chác nhiều mà vẫn kêu là giả nghèo giả khổ hay là thái độ vừa đánh trống vừa ăn cướp. Anh tự cho mình là người đi tìm sự thật mà không hiểu rằng: chính đế quốc và chiến tranh đã gây ra nạn thất nghiệp, gây khó khăn cho dời sống vật chất của nhân dân ta. Trong lúc nhân dân đang đổ mồ hôi sôi tiết, nỗ lực phục hồi sản xuất thì anh làm thơ chửi lại Đảng, chống lại chế độ:
    ?oHai vạn miền Nam ra chưa có việc
    đói cơm ăn? ?
    Đời sống sinh hoạt và tư tưởng sa đọa của anh có thể đảm bảo cho ngòi bút của anh trong sạch được không? Không thể được! Bọn các anh muốn bảo vệ cho cái cuộc sống xấu xa đó đã đưa ra luận điệu, nào là ?odédoublement? nào là ?oSáng tác là một việc, đời tư là một việc?. Các anh toàn nói láo và lòe bịp. Thực ra những nhân tài vĩ đại của thế giới đều có một đời sống vĩ đại, cái vĩ đại nhất là tinh thần chiến đấu cho chính nghĩa; không những chỉ chiến đấu bằng ngòi bút mà còn chiến đấu bằng gươm súng, bằng sức lao động chân tay của mình nữa. Ở nước ta các triết lý này đã phổ thông bằng phương ngôn: ?oNgười làm sao, bào hao làm vậy?, ?oNgười thế nào văn thế nấy?, ?oKhôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện ra chân tay?, cho nên ?oLòng dạ quắt quay nó hiện ra chữ nghĩa?. Bụng dạ các anh không ngay thẳng nên văn chương chữ nghĩa của các anh có tính chất hai mặt.
    Bây giờ nói đến chuyện chữ nghĩa văn chương của Trần Dần đã bị tư tưởng nào chỉ đạo?
    Năm 1952 anh đi theo đường lối văn nghệ của Đảng và theo kinh nghiệm của đường lối văn nghệ Trung Quốc, nên anh đã có một số sáng tác dùng được; vài năm sau anh nói với tôi rằng: ?oKhông nên theo đường lối Trung Quốc vì như thế là đi đường vòng quanh, phải đi đường thẳng?. Đường thẳng là thế nào? Khi anh sang Trung Quốc, anh rất thích cái lý luận của tên ********* Hồ Phong ở Trung Quốc, anh nhập cái tư tưởng ********* của Hồ Phong vào người và ban phát nó cho một số người bạn của anh vì theo anh đó là con đường thẳng. Hồ Phong dùng hình ở mũi dao cắm vào lưng người văn nghệ sĩ để mạt sát và chống lại sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì trong bài thơ ?oNhất định thắng? anh cũng dùng hình ảnh ?oCon dao dựa cùn chém trộm ngang lưng? để vu khống, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.
    Đường lối đúng của Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô anh nhất định không theo và anh tin là đường lối của anh nhất định thắng. Bản thân anh không có lý luận gì nên đã vay tạm của Hồ Phong vài ngón và lục những trang sách báo của bọn văn nghệ tư sản *********, hít lại cái sái nhị, sái ba một số luận điệu của bọn ?otrốt-kít?. Anh đưa ra một loạt sáng tác tư tưởng là mới, nhưng loại sáng tác này bọn văn nghệ sĩ ********* quốc tế và Việt Nam đã viết để chống cộng từ mấy mươi đời, cho đến nay bọn Mỹ-Diệm ở miền Nam vẫn thường dùng lối sáng tác này để chống cộng. Dưới chiêu bài ?ochống sùng bái cá nhân?, ?ochống quan liêu?, anh và bọn các anh đã ban phát bằng mồm và bằng ngòi bút những tư tưởng sặc mùi ?otrốt-kít?.
  3. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Chính các anh đã sùng bái cá nhân tên ********* Trotsky và Hồ Phong, Trương Tửu, tôn Trần Đức Thảo làm thầy về triết học *********, đồng lõa với bọn Nguyễn Hữu Đang. Chính các anh là những tên đại đặc quan liêu chỉ nằm một xó buồng hút thuốc phiện mà bịa đặt, dựng đứng thành những câu chuyện xấu để bôi đen chế độ, không đếm xỉa gì đời sống của nhân dân lao động và không hiểu họ đã nghĩ gì, nói về Trần Dần và nhóm Nhân văn. Các anh cố tình bịt tai, nhắm mắt như vậy tôi còn biết nói sao? Tưởng ?omới? thế nào? Té ra mới tìm được một cái giẻ rách cũ trong một đống giẻ rách của xã hội tư sản cũ để lại. Những tư tưởng trụy lạc và quá khích đó đã thúc đẩy Trần Dần làm gì?
    Trước hết là chủ động tấn công vào Đảng bằng tổ chức với khẩu hiệu ?otrả văn nghệ cho văn nghệ sĩ?, ?obãi bỏ hệ thống chính trị viên trong các đoàn văn công?. Đánh vào lãnh đạo những đòn bất ngờ thật mạnh, đánh toàn diện và lâu dài. Khi có một số anh em nhận rõ tính chất đấu tranh của Trần Dần có tính chất quá khích, phá hoại đã rút lui, anh cho họ là hèn, xui giục một số anh em nộp đơn ra khỏi quân đội. Bản thân anh xin ra Đảng để tấn công vào Đảng, xét về những tai hại anh đã gây ra trong quân đội nên anh đã bị khai trừ ra khỏi Đảng. Khi cơ quan bắt anh kiểm thảo, anh đã thú nhận là không còn phương sách gì để chống đối Đảng nữa nên đã giả vờ tự tử để tấn công vào Đảng một lần nữa.
    Sau khi ra khỏi quân đội, Trần Dần lại tiếp tục viết lách để tấn công vào Đảng một cách ráo riết hơn. Anh ta đã dám ngạo nghễ làm những câu thơ ?otôi dán mắt cho lãnh tụ?.
    Chính cách mạng đã đem lại cách nhìn cho những người văn nghệ sĩ biết yêu ai, ghét ai: cách mạng đã đem lại đất cho các anh đi, đem trời cho các anh đội mà dám nói hỗn xược. Chính mắt các anh mù mịt cho nên không nhìn rõ được sự thật, mới đặt mình cao hơn Đảng, cao hơn lãnh tụ. Trí thức của Trần Dần và nhóm Nhân văn không bằng một em nhi đồng; các em nghe đài còn biết đâu là địch; đâu là ta, còn các anh luôn mồm dùng luận điệu của địch; không muốn sống ở đất này, muốn đi sang miếng đất của một nước tư sản hoặc một miếng đất của địch, thảo nào Trần Dần làm bài thơ ?oHãy đi mãi?. Đi đến đâu? Người ta đi đến giới tuyến tạm thời, phải ngừng lại vì đầu cầu bên kia đồn bốt của địch, còn anh? Nếu không kìm chân anh lại thì có thể anh đã bắt tay với địch một cách dễ dàng; nếu anh có thể đi được, âu cũng là một điều may cho xã hội chủ nghĩa, bớt đi được một cục đá cản trở bánh xe lịch sử.
    Lối sáng tác hai mặt nhóm Nhân văn gọi là ?oSymbole équivoque? thực chất là ?ođòn xóc hai đầu?, chửi địch cũng được mà chửi ta cũng được, nhưng chửi địch thì ít mà chửi ta thì nhiều. Chẳng thế mà bọn Mỹ-Diệm ở Sài Gòn đã cho in lại các bài báo Nhân văn?"Giai phẩm để làm tài liệu chống cộng. Nhóm Nhân văn đã mắc nợ của nhân đân. Các anh nói sao? Các anh ăn cơm của nhân dân mà nỡ đi đầu độc cả nhân dân miền Bắc miền Nam, đầu độc lẫn nhau chưa đủ, lại còn âm mưu đầu độc cả một thế hệ nhi đồng bằng những chuyện trẻ em nguy hại như ?oEm bé viết văn?, ?oÔng tiên thông minh? của Trần Dần, ?oChiếc gậy thần?, ?oChuyện Thánh Gióng? của Hoàng Cầm, ?oPhê bình cuốn sách chụp mũ? của Hoàng Huế. Thủ đoạn của các anh chẳng khác gì thủ đoạn đầu độc trẻ em của đế quốc Mỹ bằng sách báo ?ocao bồi?.
    Báo Nhân văn và Hoàng Cầm đã tôn Trần Dần lên làm một vị anh hùng. Nhưng qua đấu tranh, người ta đã thấy rõ: nay Trần Dần lại hiện nguyên hình là con người trong nhóm Dạ đài cách đây mười mấy năm, lại có điều lại nguy hiểm về tư tưởng chính trị và quyết tâm phá hoại hơn trước.
    Khi Cách mạng tháng Tám, bọn họ là ?omột lũ người vong gia thất thổ? nay tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, Trần Dần cũng lại là ?ongười vong gia thất thổ? vì không thừa nhận chế độ này, vì ngột ngạt với chủ nghĩa này. Mặc dầu thâm tâm anh ta thì đen tối và độc địa như vậy nhưng trong bài thơ ?oNhất định thắng? anh ta cũng bịp một câu: ?oTôi yêu chủ nghĩa này, cờ đỏ cãi cho tôi?. Các bạn hãy nhìn vào hành động của anh ta, xem có thực như vậy không? Anh nói ?oCờ đỏ cãi cho anh? mà tại sao anh bôi xấu lá cờ đỏ trong truyện ?oCò Lấm? như thế này:
    ?oNhà anh Cò Lấm? lá cờ lụa đỏ giắt mái nhà, rủ trước mặt bức ảnh Hồ Chủ tịch, một đứa bé, cổ chân bị buộc dây vào cột nhà, tay nó có cái gì vàng vàng, à ra ***, nó ỉa một đống còn kia? hoặc trong bài thơ ?oNhất định thắng? anh viết: ?oEm treo lá cờ đỏ đầu nhà, lá cờ trừ ma.? Về lá cờ thiêng liêng anh tả như vậy, còn về chủ nghĩa, anh nói rằng: ?oyêu chủ nghĩa này?. Nhưng sự thực là anh rất căm thù chủ nghĩa này vì xã hội này rất chuyên chính đối với bọn phá hoại như các anh. Các anh là bọn ?otreo đầu dê, bán thịt chuột? không thể lừa bịp được quần chúng! Yêu chủ nghĩa này phải yêu cả khối xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc, các anh đã nói xấu Liên xô, Trung Quốc bằng ngòi bút và bằng lỗ miệng.
    Sáng tác là công việc cao quý mà bọn các anh và Trần Dần đã hạ thấp nó đến mức xuyên tạc trắng trợn như vậy. Anh lại còn có ý khoe là sáng tác say sưa, nhiều và nhanh. Đúng! Say sưa như những tên lính ?otẩy? vào làng bắn giết dân ta, nhiều và nhanh như những nhát dao của kẻ cướp rình lúc người ta ngủ mà chém trộm, chính anh chém trộm lại vu người khác chém trộm ngay lưng anh. Nhưng, khi dân làng đã tỉnh dậy, quần chúng thấy rõ bộ mặt thực của các anh thì họ có cả nước ủng hộ; chỉ mỗi người một bãi nước bọt cũng đủ làm thành những làn sóng cuộn cái rơm cái rác ra bể, chìm xuống vực thẳm. Nhưng, Đảng còn nhân đạo, không muốn các anh chìm, các anh đã chìm xuống bùn rồi, Đảng còn muốn cứu vớt các anh lên.
    Nghe anh báo cáo, có người cho anh là chỉ sai lầm về tư tưởng chống Đảng nhưng về phương diện bút pháp thì là một người có tài. (không biết là có tài hay có ?otai?). Nói đến đây, tôi sực nhớ một câu chuyện cổ Hy Lạp: ?oNgày xưa có anh chàng muốn mình nổi tiếng nhưng văn dốt, vũ dát; không có cách nào để nổi tiếng được. Anh ta bèn nghĩ ra một kế là: đốt cái nhà thờ đẹp nhất của Hy Lạp hồi đó là nhà thờ Diane, để sau này lịch sử sẽ phải ghi tên anh ta là kẻ đã thiêu hủy nhà thờ. Nhưng, sau khi đốt nhà thờ, nhân dân đã biết rõ âm mưu của anh ta nên không thèm gọi tên anh ta nữa mà chỉ gọi là thằng đốt nhà thờ?.
    Lại có ví dụ: Có một anh chàng nào đeo trước ngực một tấm biển ?ochống công thức?, rồi cởi truồng ra, đi hiên ngang ở đường phố, tôi tin là hắn ta sẽ được nổi tiếng ngay nhưng người ta sẽ không cần hỏi tên hắn ta là gì để gọi cho hắn nổi tiếng, cũng không nhìn tấm biển gọi là thằng chống công thức chỉ gọi là thằng cởi truồng. Tôi biết trong nhóm Nhân văn?"Giai phẩm có một số người chưa có tiếng tăm gì mấy nhưng muốn nổi một cái tiếng thật to theo kiểu đốt nhà thờ và kiểu cởi truồng. Điển hình là Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán. Chính Phùng Quán đã nói ra mồm rằng: ?oTôi muốn vác phèng la đi khắp đầu đường xó chợ, đọc thơ để thiên hạ biết đến thơ Phùng Quán? nhưng, thưa với Phùng Quán rằng: ?oNếu anh muốn nổi tiếng theo kiểu làm quan tắt như vậy thì dân phố cũng không gọi anh là Phùng Quán nữa mà chỉ gọi anh là ?othằng đánh phèng la?.
    Trần Dần muốn ăn một cái tiếng to hơn. Không những chỉ muốn nổi tiếng ở Việt Nam mà còn muốn nổi tiếng cả thế giới nữa. Bởi vậy Trần Dần đã bắt chước lối thơ của Mai-a-cốp-ski nhưng, trắng đen rõ rệt. Mai-a vì trung thành và chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản nên trở thành một nhà thơ vĩ đại, còn Trần Dần thì làm ngược lại, hình thức thơ leo thang, bắt chước Mai-a nhưng nội dung thì chống Đảng cho nên cũng có được một cái tiếng đời rửa sao cho sạch!
  4. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Tôi can các vị! Đừng nên làm một tiếng bom để dội vào đầu người, hãy nên làm một tiếng trống để thúc giục nhân dân đánh giặc, hộ đê, hoặc làm tiếng trống giúp cho người ta múa hát cũng là một tiếng trống vui lành mạnh. Trong các vị có Văn Cao cũng muốn mở một con đường sang nước láng giềng để được nổi tiếng to hơn. Nhưng, trống đã thủng không chịu khó bưng lại, đánh ở nhà cũng không kêu, vác sang nhà hàng xóm mà khua cũng vẫn không kêu, lại còn đèo thêm một cái tiếng xấu cho bà con hàng xóm nữa.
    Bởi vậy người xưa đã có câu ?oNếu rắp tâm làm anh hùng thì không thể trở thành người hùng được? . Trừ phi muốn làm ?oyêng hùng? theo kiểu cao bồi nhưng, hiện nay thanh niên đang gây phong trào ?oBa nên, Hai chống? thì cao bồi cũng hết đất.
    Lối văn thơ của Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán trong Giai phẩm?"Nhân văn tôi có thể ví như một lối văn cao bồi, đao to búa lớn, chụp mũ vào lãnh đạo khiến cho một số người lầm tưởng là họ có tài. Không ai khen cái tài nói lớn, nhưng nói khoác, nói vu, nói phá hoại mà chỉ khen cái tài nói nhỏ nhưng nói thật.
    Trong lớp học, Trần Dần chỉ mới nhìn thấy tội lỗi, chống Đảng của mình một phần nào. Đối với bản thân, Trần Dần và một số người gây ra chuyện Giai phẩm?"Nhân văn, họ đã làm cái việc ?okiếm củi mười năm, thiêu một giờ?.
    Chúng tôi không nỡ khoanh tay nhìn nhà cháy. Cần phải dập tắt ngọn lửa tai hại đó đi! Sau đó các anh hãy, cần cù mà dựng lại ngôi nhà, làm lại cuộc đời để trả nợ nhân dân.
    Cách ngôn có câu: ?oYêu cho vọt, ghét cho ăn?, vì hy vọng Trần Dần và các anh khác còn có khả năng là người bạn cùng đi con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa cho nên, tôi mong rằng: nếu có thực là giúp nhau xin các bạn đừng vuốt ve nhau, đừng thổi phồng nhau nữa, mà hãy thực hành câu: ?oYêu cho vọt?.
    3.1958
    Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 ?" Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn-Giai phẩm, trang 52-58.
  5. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Nhất định thắng (bản gốc) [chuyên đề TRẦN DẦN]

    [sáng tác năm 1955, đăng trong Giai Phẩm Mùa Xuân 1956]
    Tôi ở phố Sinh Từ
    Hai người
    Một gian nhà chật,
    Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?
    Tổ quốc hôm nay
    tuy gọi sống hòa bình
    Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
    Chúng ta còn muôn việc rối tinh...
    Chúng ta
    Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
    Vợ con đau thì rối ruột thuốc men
    Khi mảng vui - khi chợt nhớ chợt quên
    Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.
    Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt.
    Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù
    Chúng còn đương bày kế hại đời ta ?
    Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
    Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
    Bỗng nhói ngang lưng
    máu rỏ xuống bùn
    Lưng tôi có tên nào chém trộm ?
    A ! Cái lưỡi dao cùn !
    Không đứt được mà đau !
    Chúng định chém tôi làm hai mảnh
    Ôi cả nước ! Nếu mà lưng tê lạnh
    Hãy nhìn xem: có phi vết dao ?
    Không đứt được mà đau !
    Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu
    Tôi đã sống rã rời cân não
    Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
    Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
    Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
    Tôi đã trở nên người ôm giận
    Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
    - Dừng lại !
    Đi đâu ?
    Làm gì ?
    Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
    Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
    Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
    - Ở đây
    Khát gió, thèm mây...
    Ô hay !
    Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ ?
    Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?
    Sau đám mây kia
    Là cả miền Nam
    Sao nỡ tưởng non bồng của Mỹ !
    Tôi muốn khóc giữ từng em bé
    - Bỏ tôi ư ? - Từng vạt áo - gót chân
    Tôi muốn kêu lên - những tiếng cộc cằn...
    - Không ! Hãy ở lại !
    Mảnh đất ta hôm nay dù tối
    Cũng còn hơn
    Non bồng Mỹ
    Triệu lần...
    Mảnh đất dễ mà quên ?
    Hỡi bạn đi Nam
    Thiếu gì ư sao chẳng nói thật thà ?
    Chỉ là:
    - Thiếu quả tim bộ óc !
    Những lời nói sắp thành nói cục
    Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
    Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
    Họ vẫn ra đi.
    - Nhưng sao bước rã rời ?
    Sao họ khóc ?
    Họ có gì thất vọng ?
    Đất níu chân đi,
    Gió cản áo quay về
    Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống.
    Tưởng như đây là phút cuối cùng
    Trăng trối lại : - Mỗi lùm cây - Hốc đá
    - Mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung
    Không nói được, chỉ còn nức nở
    Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
    Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
    Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
    Ôi đất ấy - quên làm sao được ?
    Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
    Hôm nay đây mưa gió dập vùi
    - Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc...
    Ai dẫn họ đi ?
    Ai ?
    Dẫn đi đâu ? - Mà họ khóc mãi thôi
    Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
    Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
    Tôi cúi xuống - Quỳ xin mưa bão
    Chớ đổ thêm lên đầu họ
    - Khổ nhiều rồi !
    Họ xấu số - chớ hành thêm họ nữa
    Vườn tược hoang sơ - cửa nhà vắng chủ
    Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
    Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
    Ơi đất Bắc ! Hãy giữ gìn cho họ !
    Tôi ở phố Sinh Từ
    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ
    Gặp em trong mưa
    Em đi tìm việc
    Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
    - Anh ạ !
    Họ vẫn bảo chờ...
    Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ?
    Trời mưa, trời mưa
    Ba tháng rồi
    Em đợi
    Sống bằng tương lai
    Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
    Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã
    Em đi
    trong mưa
    cúi đầu
    nghiêng vai
    Người con gái mới mười chín tuổi
    Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
    Bóng chúng
    đè lên
    số phận
    từng người
    Em cúi đầu đi mưa rơi
    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.
    Đất nước khó khăn này
    sao không thấm được vào thơ ?
    Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
    Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
    Nhưng mà sách - hình như khá chạy
    À quyển kia của bạn này - bạn ấy
    Quyển của tôi tư lự nét đăm đăm
    Nó đang mơ : - Nếu thêm cả miền Nam
    Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
    Tôi đã biến thành người định kiến
    Tôi ước ao tất cả mọi người ta
    Đòi thống nhất phải đòi từ việc nhỏ
    - Từ cái ăn
    cái ngủ
    chuyện riêng tư
    - Từ suy nghĩ
    nựng con
    và tán vợ.
    Trời mưa mãi lây rây đường phố
    Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
    Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
    Nhưng hôm nay
    tôi bỗng cúi đầu
    Thơ nó đi đâu ?
    Sao những vần thơ
    Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?
    Sao chúng không chắp được cõi bờ ?
    Non nước sụt sùi mưa
    Tôi muốn bỏ thơ
    làm việc khác
    Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
    Chút tài mọn
    tôi làm thơ chính trị.
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.
    Em ơi ! - Ta ở phố Sinh Từ
    Em đương có chuyện gì vui hử ?
    À cái tin trên báo - ừ em ạ
    Chúng đang phải dậm chân đấm ngực !
    Vượt qua đầu chúng nó,
    mọi thứ hàng
    Những tấn gạo vẫn vượt đi
    Những tấn thư, tài liệu
    Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh gì ?
    Ý muốn dân ta
    là lực sĩ khổng lồ
    Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
    Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
    Nhưng
    Trời mưa to lụt cả gian nhà :
    Em tất tả che mưa cản gió
    Con chó mực nghe mưa là rú
    Tiếng nó lâu nay như khản em à
    Thương nó nhỉ - Nó gầy - Lông xấu quá
    Nó thiếu ăn - Hay là giết đi ư ?
    Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
    Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
    Nhưng hôm nay em mới nghĩ ra
    Anh đã biến thành người định kiến
    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.
    Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
    Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
    Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã
    - Chúng phá hiệp thương
    - Liệu có hiệp thương
    - Liệu có tuyển cử
    - Liệu tổng hay chẳng tổng ?
    - Liệu đúng kì hay chậm vài năm ?
    Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.
    Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
    Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai
    Người quên mất Mỹ là sư tử giấy.
    Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấy
    Gan người ta chưa phải đúng công nông
    Người chửa có dạ lim trí sắt
    Người mở to đôi mắt mà trông !
    A tiếng kèn vang
    quân đội anh hùng
    Biển súng
    rừng lê
    bạt ngàn con mắt
    Quân ta đi tập trận về qua
    Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...
    Lá cờ ấy lá cờ bách thắng
    Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
    Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
    Từ đất dấy lên
    là quân vô sản
    Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
    Thắng được chiến tranh
    giữ được hòa bình
    Giặc cũ chết - Lại lo giặc mới
    Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hãi
    Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
    Dân ta ơi ! chiêm nghiệm đã nhiều
    Ai có Lý ? Và ai có Lực ?
    Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
    Biết nhân dân
    Biết Tổ Quốc Việt Nam này
    Những con người từ ức triệu năm nay
    Không biết nhục
    Không biết thua
    Không biết sợ !
    Hôm nay
    Cả nước chỉ có một lời hô
    THỐNG NHẤT
    Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
    - Giả miền Nam !
    Tôi ngửa mặt lên trời
    Kêu một tiếng - Bỗng máu trời rơi xuống
    Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi
    Dân ta ơi !
    Những tiếng ta hô
    Có sức đâm trời chảy máu.
    Không địch nào cưỡng nổi ý ta
    Chúng ta đi - Như quả đất khổng lồ
    Hiền hậu lắm - Nhưng mà đi quả quyết...
    Hôm nay
    Những vần thơ tôi viết
    Đã giống lưỡi lê : Đâm
    Giống viên đạn : Xé
    Giống bão mưa : Gào
    Giống tình yêu : Thắm
    Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
    Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
    Tôi là người vô địch của lòng tin
    Sao bỗng hôm nay,
    tôi cúi mặt trước đèn ?
    Gian nhà vắng chuột đêm nó rúc.
    Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
    Hừ ! Chúng đã biến thành tảng đá
    chặn đường ta !
    Em ơi thế ra
    Người tin tưởng nhất như anh
    vẫn có phút giây ngờ vực
    Ai có lý ? Và ai có lực ?
    Ai người tin ? Ai kẻ ngã lòng tin ?
    Em ơi
    Cuộc đấu tranh đây
    Cả nước
    Cả hoàn cầu
    Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
    Có lẫn máu, có xót thương lao lực
    Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
    Bỗng mặt anh nhìn thấy ! lạ lùng thay !
    Tảng đá chặn đường này !
    Muôn triệu con người
    Muôn triệu bàn tay
    Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực !
    Anh đã nghĩ: Không có đường nào khác
    Đem ngã lòng ra
    Mà thống nhất Bắc Nam ư ?
    Không không !
    Đem sức gân ra !
    Em ơi em !
    Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
    Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất
  6. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Trần Dần kể
    Lê Đạt ghi
    Lão Rồng
    Trong các cuộc họp xóm kỳ cải cách ruộng đất ở xã P. T., thường khi bà con chưa đến đủ mà các cụ ông cụ bà bao giờ cũng đến sớm sủa nhất, đã ngồi ních giữa giường bên rồi, các cụ cứ ngồi đợi, nói chuyện thiên chuyện địa mãi, có khi hàng tiếng đồng hồ chán ra các cụ lại đùa nhau, lại hò nhau ?ovăn nghệ?, các cụ bà ?okể hạnh?, chỉ có các cụ ông là thua kém về cái môn vui nhộn. Thường khi ấy các cụ ông hay nhắc tới tên lão Rồng. Giá mà lão Rồng còn sống nhỉ!... Cánh lão ta không có lão Rồng đâm ra sút kém hử...! Vân vân. Nhiều lần như thế tôi mới chú ý, hỏi xem lão Rồng là người như thế nào? Các cụ tranh nhau kể lại cho tôi nghe câu chuyện ông lão tài ba ấy.
    Cách đây mười năm, hồi còn mồ ma đế quốc Pháp với cái bộ máy hương tổng kỳ lý ở nông thôn, ở xóm Đinh đây có một ông lão ngót sáu mươi, cả ngày say rượu bét nhè gọi tên là lão Rồng. Nhà thì nghèo lắm, độc có hai vợ chồng già với con gái lớn chuyên đi làm thuê làm mướn, ngày mưa cũng như ngày nắng, ngày bão cũng như ngày yên, nếu nghỉ thì treo niêu mất, nên nhà Rồng ấy cứ quần quật năm tháng chẳng biết ngày đêm, vậy mà ông lão Rồng lại nghiện rượu, ngày ít một cút ngày khá hàng chai. Làm bao nhiêu cho đủ được? Bà con sẩm tối là thấy lão Rồng ngất nghểu ở quán hàng đầu xóm, hay khà khiễng đi trong đường làng, miệng hát ngêu ngao, trẻ con đi theo sau hàng chục đứa. Bố mẹ răn con: ?oMày cứ theo ông Rồng ông ấy ném xuồng ao thì mày chết?. Còn kêu ai với cái người say rượu, song le lão Rồng chưa ném đứa trẻ nào xuống ao cả. Nói gì đánh, đến như chửi mắng cũng không bao giờ, lão Rồng rất yêu trẻ, nào cho miếng bánh đa quả ổi ?ođồ nhắm?, nào vỗ vã và nhất là dạy hát. Ấy chính bố mẹ sợ điều ấy nhất, con dại cái mang, nhỡ ra theo lão Rồng rồi hát những câu nhảm câu nhí mà gieo vạ lên đầu bố mẹ. Số là lão Rồng nổi tiếng đặt vè khắp cả một vùng. Mà trẻ con thì như là những tay cán bộ truyền bá câu vè của lão đi. Lão Rồng: sáng tác gia. Trẻ con: nhà xuất bản và phát hành. Nên chi đâu có lão Rồng là có trẻ con. Tuổi trẻ nó hơn tuổi già ở chỗ đó, nó cứ bám quanh lão, học hát, câu vè càng lạ, càng xó xiên nó càng thích. Vả có gì bố mẹ nó khổ nhiều chứ trẻ con đến đánh là cùng. Đánh thì cũng đau nhưng đau mà được hát vè xỏ lá thì vẫn thích hơn. Dù sao vè lão Rồng cũng nổi tiếng lắm.
    Thôi thì đủ. Vè răn trộm cướp, giới tà dâm. Kể thì cũng là luân lý cả, song vè lão Rồng không luân lý như ông đồ đạo mạo. Mà nó cứ xồ xề, châm chọc, đâm ba chày củ. Vậy sao thầy đồ không có tuổi trẻ bám chân lại không nổi tiếng như lão Rồng? Ví dụ vè chửa hoang có câu:
    Nằm mơ thấy Phật
    Cởi quần em ra
    Sớm sau bụng phình
    Các ông sư lắc đầu, cấm chỉ lão Rồng hễ bén mảng tới cửa chùa thì đánh gẫy cẳng! Các bà mẹ già mộ Phật giận lắm nhưng gặp lão Rồng vẫn phải chào, nhỡ ra lại có vè thì khổ. Bà con ghét lão, khinh lão mà lại sợ lão vì vậy, chỉ có cái tuổi trẻ vô tư mất dạy kia thì mới yêu lão Rồng mà thôi.
    Mà cái lão say rượu thế cũng còn dám làm cả vè răn rượu nữa mới khỉ chứ. Nhưng lão khôn lắm:
    Những người tuổi tác
    Như lão Rồng đây
    Be bét đêm ngày
    Là môn thuốc lão.
    Thế rồi xuống dưới lão mới châm chọc cái tệ rượu, thường là lão xỉa xói những cái bọn nghiện rượu mà xưa nay không mời mọc lão! Đôi khi cũng kết quả ra phết, gặp nhau ngoài quán, lão Rồng lại được thết dăm ba chén lớn nhỏ, có lúc lão cũng còn làm cao ?okhông thèm?.
    Ấy thế mà ối người có lúc phải cày cục lão, chẳng hạn như thù nhau, như mất gà, như ngôi thứ đỉnh chung vân vân? thôn quê thiếu gì chuyện ấy, thế là lão Rồng lại có chén. Nhiều thì tùy theo, tuy là lão chưa có ý thức rõ rệt về cái vấn đề nhuận bút, quyền tác giả gì đó, nhưng lão cũng đã biết nói là: ?ođể cho nó nhuận bút??
    Song lẽ đời lão lắm kẻ thù. Đến nay bà con còn nhớ ối câu vè lão Rồng, nhưng đời lão gay go từ cái bài ?oKhuyến thiện? hiện nay còn truyền tụng, nhất là trong cải cách thì thấy nó ?ohiển hiện? lắm, tưởng như lão Rồng còn đây, sát cánh với bà con đấu tranh địa chủ. Số là bài vè ?oKhuyến thiện?, lão Rồng đã cả gan nhiếc móc những nhà đương cục, từ chánh phó lý tới hào mục trương tuần. Vì thử vài câu:
    Ve vẻ vè ve
    Ve vè khuyến thiện
    Đừng như lý Tiến
    Ăn bửa của dân
    Từ một núm cơm
    Từ manh váy đụp
    Vợ anh cu Núp
    Có mấy sợi lông
    Đêm nằm tồng hông
    Nó ăn cắp mất.
    Cứ thế đủ mặt các vị tai to mặt lớn. Không biết lão Rồng có thù riêng gì không? Chã lẽ thù riêng mà lại thù cả một đống một cọc như thế! Không biết có phải do ai thuê lão đặt vè không? Chả lẽ ai thuê, người nào mà lại thù khắp cả các vị xã lý nhiều như thế? Hay là thù giai cấp, lão Rồng thì biết gì giai cấp? Hay là tài năng của lão tự dưng nó cứ phát triển tới một trình độ như thế? Dù sao đó là nguy cơ của lão Rồng. Lý Tiến chửi: cha mẹ thằng to gan! Chưa chửi xong thì ngay đêm giao thừa cửa nhà lý Tiến có dán ngay một mảnh giấy hồng điều, chữ nôm rất là phóng:
    Ve vẻ vè ve
    Ve vè chúc Tết
    Chúc thầy lý chết
    Vợ thầy sinh đôi
    Một đứa thì đui
    Một đứa thì chột?
    Sớm mồng Một thì gậy gộc tuần đinh ào ào tới nhà lão Rồng. Tìm ra thấy một lá cờ búa liềm. Thương thay lão có biết cộng sản là cái gì đâu? Lão chỉ biết có ve vẻ vè ve. Nhưng đầu năm mới ấy, người ta tra khảo lão, quần áo rách bươm, be bét máu, mặt mày tan nát. Đến chiều thì lão tắt thở.
    Đến nay đã mười năm rồi. Xã lão Rồng đang cải cách ruộng đất. Bà con vẫn còn đọc vè lão Rồng. Có tên ác bá trong vè lão còn sống, bà con đem ra xử tội. Người ta tiếc: ?oNếu lão Rồng còn tới ngày nay?. Trước kia ghét, khinh sợ, bây giờ bà con thêm nhớ và yêu. Tuổi trẻ đi nhanh hơn tuổi già như thế. Từ lâu họ đã biết yêu cái lão thi sĩ của nhân dân kia.
  7. pathway

    pathway Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0

    Lúc đấy có cả ban chuyên môn để trù dập NVGP mờ. Lão Đỗ Nhuận này cùng với XD, TH, NĐT, CLV là những trợ thủ đắc lực của nhà thơ dân tộc số 2 Tố Hữu (sau HCM). Đỗ Nhuận cũng như một số tay viết khác đều thay phiên để đả kích bôi nhọ NVGP trong thời gian đó. Không nghe lời ....hi ....hi ....hi ...thì có mà ốm đòn.
  8. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn nhiều vì bài viết của bạn!
  9. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Xuân Diệu
    Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt

    Nhà thơ Pháp A-ra-gông (Aragon) có lúc (1943) đã phải cay đắng thốt ra rằng: sao mình lại phải lấy những vần thơ tiếng Pháp để mà nói những cái trại tù đầy của Quốc xã Đức! Tôi xin thú thật rằng: phải mấy lần viết về cái gọi là văn thơ của nhóm phá hoại Nhân văn?"Giai phẩm, tôi chẳng lý thú gì; tôi thích dùng tiếng mẹ đẻ để ca hát, nói nỗi lòng tôi rung động với Tổ Quốc, với nhân dân, hơn là để xâu lại một chuỗi dài dơ dáng những thứ thơ xấu xa phản trắc. Nhưng, những Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt? đã cố ý làm xú độc cái không khí văn thơ của ta, nên chúng ta phải quét cho sạch, phải tẩy độc; thực ra, người không thể yên ổn mà làm việc tốt được, khi ma quỷ hãy còn lẩn với người. Nhóm Nhân văn?"Giai phẩm có cả một kế hoạch dùng ngòi bút phá hoại ta; chúng ta đã vạch cái chân tướng ********* về chính trị của họ; tuy nhiên, có người còn có thể lầm, cho rằng ?osáng tác? của bọn họ còn có cái hay. Tôi hãy lấy thơ Lê Đạt làm một ví dụ để vạch ra cả một hệ thống nghệ thuật thoái hoá, suy đồi, vạch cái cờ gian bạc bịp đã lừa được một số nhỏ người nhẹ dạ trong ba năm nay; thơ Lê Đạt là một hệ thống khá tiêu biểu trong thứ ?ovăn nghệ? Nhân văn?"Giai phẩm.
    Một cuộc tàng hình
    Những kẻ ăn cướp lại cứ muốn đánh trống la làng lên trước; chúng tung khói giả ra làm sương mù, để dễ bề làm ăn. Nhóm phá hoại Nhân văn?"Giai phẩm muốn ?ocao tay?; trong cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc (1955), họ làm ra bộ rất cách mạng; Hoàng Cầm khinh thơ Tố Hữu là ?oít chất sống thực tế?, là ?ođao to búa lớn?, là ?otrống rỗng?, là ?ohồn thơ yếu ớt, chênh vênh?; Lê Đạt lấy tính chất của giai cấp công nhân ra để chê trách thơ Tố Hữu; bọn họ làm như là mình cứng cáp, vững vàng lắm, mới nghe nói Hắt hiu lau xám, Bâng khuâng trong dạ, Bồn chồn bước đi trong bài thơ ?oViệt Bắc?, đã buộc cho Tố Hữu là gieo rắc cái bùi ngùi, cái buồn! Nhưng trong thực tế ba năm qua, chính họ đã rơi thảm hại vào những điều mà họ nói vu cho người khác! Lê Đạt phất ngọn cờ ?oHọc tập Mai-a-kốp-ski phát huy sức sống mới của thơ ca Việt Nam? [1] đã dám lấy cái giọng của chính nghĩa, hô to: ?oChúng ta chưa vạch được bộ mặt đểu cáng của kẻ thù bên trong, chưa lột mặt nạ được những tư tưởng lạc hậu đội lốt cách mạng, chưa lên án chúng?. Vâng, câu này đúng lắm, nhưng nó chỉ đúng cho chúng ta, những nhà văn chân chính và quần chúng cách mạng, trước đợt đấu tranh này, trong những năm 1955, 56 và 57, còn quá đoàn kết một chiều, nhượng bộ hữu khuynh với bọn chống chế độ, là bọn Nhân văn?"Giai phẩm, trong đó Lê Đạt là một tay quan trọng. Ấy thế mà Lê Đạt lại dám đánh trống lên! Rõ đúng là: cần phải xem món hàng thật giả thế nào, chứ đừng có nghe chiêu bài quảng cáo!
    Tục ngữ nói: Thức lâu mới biết đêm dài? Lấy một Lê Đạt làm ví dụ, theo dõi hành tung trên một chặng dài, ta thấy hiện rõ quá trình của một kẻ ẩn núp, tàng hình, đã từng quay quắt được một thời gian, nhưng rốt cục cái bản chất phản lại giai cấp vô sản lòi ra mồn một.
    Trong kháng chiến, Lê Đạt cũng công tác, cũng làm thơ, lúc mới Hoà bình, cũng ra tập thơ Thế giới này là của chúng ta gồm những bài thơ làm từ 1950 đến 1955, với nhiều lời ca ngợi chế độ. Những người tinh một chút, xem tập thơ này (12-1955), đã thấy ngờ ngợ và khó chịu: sao mà thơ cứ phều phào, vội vã, làm bằng trí khôn chứ không phải làm bằng tình cảm; - trên đời này, ai còn nhầm được những lời yêu đương chân thực với những lời hẹn thề xoen xoét!
    Lớp trước lớp sau
    Mồ mả ông cha còn đấy
    Từng ngọn cỏ hôm nay nóng rẫy
    Những lời gửi gắm hôm qua
    Nước chúng ta
    Dân chúng ta bất diệt
    Sông núi mấy nghìn năm tha thiết
    Vẫn thầm thì hai tiếng Việt Nam
    Những xóm những làng
    Những cây đa cổ thụ
    Những bờ tre gốc lúa
    Những giếng nước dòng sông
    Những câu dân ca như chảy máu lòng?
  10. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Xuân Diệu
    Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt

    Nhà thơ Pháp A-ra-gông (Aragon) có lúc (1943) đã phải cay đắng thốt ra rằng: sao mình lại phải lấy những vần thơ tiếng Pháp để mà nói những cái trại tù đầy của Quốc xã Đức! Tôi xin thú thật rằng: phải mấy lần viết về cái gọi là văn thơ của nhóm phá hoại Nhân văn?"Giai phẩm, tôi chẳng lý thú gì; tôi thích dùng tiếng mẹ đẻ để ca hát, nói nỗi lòng tôi rung động với Tổ Quốc, với nhân dân, hơn là để xâu lại một chuỗi dài dơ dáng những thứ thơ xấu xa phản trắc. Nhưng, những Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt? đã cố ý làm xú độc cái không khí văn thơ của ta, nên chúng ta phải quét cho sạch, phải tẩy độc; thực ra, người không thể yên ổn mà làm việc tốt được, khi ma quỷ hãy còn lẩn với người. Nhóm Nhân văn?"Giai phẩm có cả một kế hoạch dùng ngòi bút phá hoại ta; chúng ta đã vạch cái chân tướng ********* về chính trị của họ; tuy nhiên, có người còn có thể lầm, cho rằng ?osáng tác? của bọn họ còn có cái hay. Tôi hãy lấy thơ Lê Đạt làm một ví dụ để vạch ra cả một hệ thống nghệ thuật thoái hoá, suy đồi, vạch cái cờ gian bạc bịp đã lừa được một số nhỏ người nhẹ dạ trong ba năm nay; thơ Lê Đạt là một hệ thống khá tiêu biểu trong thứ ?ovăn nghệ? Nhân văn?"Giai phẩm.
    Một cuộc tàng hình
    Những kẻ ăn cướp lại cứ muốn đánh trống la làng lên trước; chúng tung khói giả ra làm sương mù, để dễ bề làm ăn. Nhóm phá hoại Nhân văn?"Giai phẩm muốn ?ocao tay?; trong cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc (1955), họ làm ra bộ rất cách mạng; Hoàng Cầm khinh thơ Tố Hữu là ?oít chất sống thực tế?, là ?ođao to búa lớn?, là ?otrống rỗng?, là ?ohồn thơ yếu ớt, chênh vênh?; Lê Đạt lấy tính chất của giai cấp công nhân ra để chê trách thơ Tố Hữu; bọn họ làm như là mình cứng cáp, vững vàng lắm, mới nghe nói Hắt hiu lau xám, Bâng khuâng trong dạ, Bồn chồn bước đi trong bài thơ ?oViệt Bắc?, đã buộc cho Tố Hữu là gieo rắc cái bùi ngùi, cái buồn! Nhưng trong thực tế ba năm qua, chính họ đã rơi thảm hại vào những điều mà họ nói vu cho người khác! Lê Đạt phất ngọn cờ ?oHọc tập Mai-a-kốp-ski phát huy sức sống mới của thơ ca Việt Nam? [1] đã dám lấy cái giọng của chính nghĩa, hô to: ?oChúng ta chưa vạch được bộ mặt đểu cáng của kẻ thù bên trong, chưa lột mặt nạ được những tư tưởng lạc hậu đội lốt cách mạng, chưa lên án chúng?. Vâng, câu này đúng lắm, nhưng nó chỉ đúng cho chúng ta, những nhà văn chân chính và quần chúng cách mạng, trước đợt đấu tranh này, trong những năm 1955, 56 và 57, còn quá đoàn kết một chiều, nhượng bộ hữu khuynh với bọn chống chế độ, là bọn Nhân văn?"Giai phẩm, trong đó Lê Đạt là một tay quan trọng. Ấy thế mà Lê Đạt lại dám đánh trống lên! Rõ đúng là: cần phải xem món hàng thật giả thế nào, chứ đừng có nghe chiêu bài quảng cáo!
    Tục ngữ nói: Thức lâu mới biết đêm dài? Lấy một Lê Đạt làm ví dụ, theo dõi hành tung trên một chặng dài, ta thấy hiện rõ quá trình của một kẻ ẩn núp, tàng hình, đã từng quay quắt được một thời gian, nhưng rốt cục cái bản chất phản lại giai cấp vô sản lòi ra mồn một.
    Trong kháng chiến, Lê Đạt cũng công tác, cũng làm thơ, lúc mới Hoà bình, cũng ra tập thơ Thế giới này là của chúng ta gồm những bài thơ làm từ 1950 đến 1955, với nhiều lời ca ngợi chế độ. Những người tinh một chút, xem tập thơ này (12-1955), đã thấy ngờ ngợ và khó chịu: sao mà thơ cứ phều phào, vội vã, làm bằng trí khôn chứ không phải làm bằng tình cảm; - trên đời này, ai còn nhầm được những lời yêu đương chân thực với những lời hẹn thề xoen xoét!
    Lớp trước lớp sau
    Mồ mả ông cha còn đấy
    Từng ngọn cỏ hôm nay nóng rẫy
    Những lời gửi gắm hôm qua
    Nước chúng ta
    Dân chúng ta bất diệt
    Sông núi mấy nghìn năm tha thiết
    Vẫn thầm thì hai tiếng Việt Nam
    Những xóm những làng
    Những cây đa cổ thụ
    Những bờ tre gốc lúa
    Những giếng nước dòng sông
    Những câu dân ca như chảy máu lòng?

Chia sẻ trang này