1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vạch mặt Nhân Văn Giai Phẩm

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nvat, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Những lời thú nhận của Lê Đạt
    (Trích)
    ? Sau thời gian lớp học 18 ngày Nguyễn Hữu Đang cùng với Hoàng Cầm ra báo. Hoàng Cầm đặt vấn đề với nhóm Giai phẩm mùa xuân.
    Văn Cao, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm và tôi bàn ở tiệm trà Phúc châu.
    Đa số đồng ý là không tham gia biên tập vì cho Nguyễn Hữu Đang không phải là người văn nghệ, có thể nhiều động cơ cá nhân không tốt, hai là tập họp anh em đông quá trong số đó có nhiều phần tử chạy theo cơ hội không nắm chặt được sợ manh động (viết lách ẩu, quá khích bị lãnh đạo đánh).
    Về mục tiêu đấu tranh của Nhân văn lật đổ bộ phận lãnh đạo mà tôi cho là bè phái (đồng chí Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi) một mặt nữa đấu tranh với Trung ương về tự do dân chủ, tôi tán thành nhưng vẫn muốn đấu tranh bằng hình thức văn nghệ. Lúc đó tôi có khuyên Hoàng Cầm nên đẩy mạnh mặt văn nghệ của tờ báo còn phần đấu tranh cho tự do dân chủ thì làm một phần nhẹ thôi.
    Tôi viết bài ?oChống bè phái trong văn nghệ? phần I tiếp tục tấn công vào đồng chí Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi nhưng giấu tên vì sợ kỷ luật của chi bộ, hơn nữa trong công tác còn nhiều quan hệ với các đồng chí đó không muốn đánh ra mặt ngại phiền đến công tác của mình.
    Xét cho cùng lúc đầu tôi với Nguyễn Hữu Đang chỉ khác nhau về chiến thuật. Tuy không tham gia biên tập nhưng khi in số 1 thỉnh thoảng tôi cũng có đến. Nghe bài Phan Vũ tôi kích: ?oVào tay tao viết thì phải biết?.
    Sau số 1 tôi tham gia vào ban biên tập một mặt vì bị Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang kích nhưng chính là vì tôi thấy Nhân văn có ?oquần chúng?, mình vào sẽ được tiếng là người cầm đầu của một phong trào đấu tranh, có uy tín với anh em và quần chúng sau này. Lại một lần nữa tôi tính chuyện kiếm chác danh vọng của tôi trên những sai lầm của Đảng.
    Tôi tham gia Nhân văn với ý thức là người lãnh đạo lý luận của tờ báo đó vì tôi cho là tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Đang. Ban biên tập lúc đó gồm bốn người: Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi.
    Tư tưởng chống đối của tôi càng lên. Tôi chọn bài ?oNgọc bích họ Hoà? động cơ là minh oan với quần chúng, đổ cho Trung ương là bảo thủ ngoan cố. Tôi đi vận động Thanh Bình, Hoàng Tố Nguyên viết bài trả lời Lê Tấn Biên, vận động Nguyễn Thành Long và Yến Lan để cho tờ báo có tính chất một phong trào đấu tranh rộng rãi bao gồm cả văn nghệ sĩ Bắc - Nam.
    Tôi chữa bài của Bùi Quang Đoài ?olấy chuyện Picasso không vẽ đa đa? để riễu đồng chí Hoàng Xuân Nhị là dốt.
  2. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Sau cuộc toạ đàm với Trung ương, tôi viết bài ?oHoan nghênh Trung ương Đảng lắng nghe cán bộ và quần chúng? để gây thanh thế cho báo Nhân văn. Một mắt khác tôi luôn luôn đả kích chuyên chính vô sản mà tôi cho là độc tài. Tôi tung ra trong anh em lập luận: ?oTừ khi về hoà bình mất đối tượng đế quốc và địa chủ, Đảng chĩa nhầm mũi dùi chuyên chính vào nhân dân.?
    Sự phản ứng của quần chúng tôi cho là lãnh đạo bố trí.
    Tin Ngô Đình Diệm triển lãm báo Nhân văn, tôi cũng cho là tin bịa.
    Lúc này tôi vẫn còn ở trong Đảng, nhưng tư tưởng chống đối trong tôi đã phát triển mạnh.
    Tôi còn tán thành và đi nói với anh em quan điểm của Nguyễn Hữu Đang. Bản thân tôi cũng từng nói ?oĐảng trị? cho nên trong cuộc họp số 4 Trần Đức Thảo, Trần Duy đưa ra chủ trương đề cập đến những vấn đề chính trị mạnh hơn nữa tôi cũng đồng ý.
    Tôi đồng ý với Nguyễn Hữu Đang đề cập đến vấn đề Hiến pháp để làm áp lực chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp sắp đem bàn ở Quốc hội. Tôi góp ý kiến với Trần Duy trong bài ?oThành thật đấu tranh cho tự do dân chủ? sửa chữa nhiều đoạn:
    ?oĐấu tranh cho tự do dân chủ là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì nó là một cuộc tấn công quyết liệt vào những tệ lậu hủ bại của xã hội. Nó sẽ bị những phần tử tệ lậu và hủ bại hiện đương còn quyền hành và thế lực cản trở xuyên tạc phá hoại có khi bằng cả những phương pháp đen tối độc ác (chỗ này tôi ám chỉ các đồng chí lãnh tụ) đấu tranh cho tự do dân chủ không bao giờ chỉ là một công việc thuần tuý có tính chất quần chúng rộng rãi?.
    Tôi chữa bài ?oPhản đối đế quốc Mỹ đem quân đội xâm nhập miền Nam? hay bài ?oGóp ý kiến về phần tự do dân chủ trong nghị quyết Trung ương lần thứ 10?.
    Nhưng trong lúc tình hình thiếu dân chủ là một tình hình phổ biến, chưa nói đến mở rộng dân chủ mà vội quá nhấn mạnh vào vấn đề chuyên chính là một điều không nên vì nó có thể gây những hiểu lầm tai hại trong quần chúng và mở cho những tệ quan liêu bảo thủ phát triển ảnh hưởng không tốt đến công tác sửa sai của Đảng và Chính phủ.? v.v?
  3. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Để tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của Đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài ?oMậu dịch? và còn dự định vận động Thanh Châu viết về vấn đề nhà cửa. Tôi góp ý kiến vẽ tranh một người đẽo chân cho vừa giầy mậu dịch.
    Động cơ tôi lúc đó là:
    ? Không thích mậu dịch, cho là có tự do cạnh tranh hàng mới tốt và rẻ mua bán đỡ phiền.
    ? Mậu dịch là chỗ yếu của Đảng ai cũng biết, đánh vào đấy sẽ được quần chúng ủng hộ đấu tranh với Đảng, và báo chí dù có muốn tấn công lại cũng chịu.
    ? Tôi lại đặt ra lý luận:
    ?oĐây là một phương pháp mới, phương pháp dựa vào quần chúng phương pháp đấu tranh công khai với Đảng, và tôi đem lý luận này tuyên truyền trong anh em.
    Tôi lại viết ?olời toà soạn? cho chuyện ?oCon ngựa già? của Phùng Cung đả kích và vu khống lãnh đạo văn nghệ không chú ý đến các nhà văn trẻ.
    Trên thế giới lúc đó xẩy ra hai sự kiện: Vụ Poznan và vụ Hung-ga-ri. Lúc đó tôi rất bất mãn với nhận định của Đảng về vấn đề Hung?"ga?"ri mà tôi cho là ?ođổ tất cả cho địch? đồng thời đề ra khẩu hiệu tăng cường chuyên chính. Tôi viết bài ?oBài học Ba lan, Hung?"ga-ri? để làm áp lực đấu tranh với quan điểm đó.
    Đôi lúc tôi có nghĩ ?oGiá có biểu tình để Trung ương thay đổi đường lối thì tốt?. Nhưng lại lo không muốn biểu tình xảy ra vì nếu có ?omột là tôi sẽ bị bắt vào Hoả lò, hai là trong lúc hỗn quân hỗn quan sẽ bị treo cổ?.
    Quan điểm của Trần Dần trong bài ?oPhải để cho trăm hoa đua nở? cũng là quan điểm của tôi và Trần Dần thường bàn chủ trương ?oĐảng không thể quyết định, quần chúng mới là trọng tài tối cao.?
    Đến số 6, Đang mượn được một số France Observateur, bàn nên ra một số đặc biệt về Ba lan. Tôi rất tán thành cho rằng Đảng ta hay bưng bít tài liệu bây giờ đấu tranh bằng cách trình bày những tài liệu nước ngoài tác dụng rất tốt mà Đảng có muốn phê bình cũng không làm gì được. Đây cũng là một chiến thuật tốt để tấn công Đảng.
    Bài vở số này do Đang và Trần Duy sắp xếp. Về bài xã luận của Nguyễn Hữu Đang tôi cũng xem cũng như những bài xã luận mấy số 4, 5 trước khi Nguyễn Hữu Đang đưa in. Đọc đến chỗ ?onhân dân có quyền biểu tình?, tôi hỏi?
    Nguyễn Hữu Đang trả lời ?oBáo Nhân dân đã khoẻ chửi, đánh cho một đòn như thế là chịu?.
    Lúc đó tất cả tâm trí tôi chỉ lo đối phó với các báo của Đảng, nên đồng tình. Trong lúc đương in số 6, thì phong trào phản đối lên mạnh. Tôi muốn đóng cửa. Nhưng trong cuộc họp chủ trương tiếp tục, Trần Đức Thảo và Trường Xuân, Phan Khôi thắng thế. Nhưng kết quả báo cũng bị đóng cửa. Tôi ngại Chi bộ thi hành kỷ luật và cũng hoang mang ngại sự phẫn nộ của quần chúng không biết làm thế nào nên lánh mặt và không gặp anh em nữa.
    ? Nhân văn bị đóng cửa nhưng tư tưởng Nhân văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau một thời gian các báo ngớt đánh, tình hình trở lại bình thường. Chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích Đảng cho là độc đoán. Tôi vu khống Đảng với anh em ?oĐảng mà đã phải khủng bố tư tưởng như thế là dấu hiệu của một sự décadence? [2] . Thời kỳ này sắp họp Đại hội Văn nghệ.
    Nhóm Giai phẩm lại hoạt động lại năng đi lại tiệm trà Phúc Châu, Phúc Long bàn chuyện chống đối. Lúc này nhóm tập họp quanh Văn Cao vì cho là Văn Cao thận trọng, chủ trương đúng (như chủ trương đóng cửa Nhân văn từ số 4) và có uy tín với lãnh đạo. Sự chống đối rút lui vào lĩnh vực văn nghệ, chúng tôi bàn đến Hội nghị sẽ phản đối bằng im lặng. Nhưng đến nơi Phùng Quán đòi nói.
    Tôi sợ Phùng Quán hớ hênh bị lãnh đạo đánh nên lấy về chữa và cũng để Phùng Quán nói (Gần toàn bài tham luận là ý kiến của Phùng Quán tôi chỉ thêm đoạn nhấn mạnh vào tính chất trẻ hay nói thẳng và đoạn minh oan kết luận). Tôi nghĩ Phùng Quán lên phát biểu để lãnh đạo hiểu rằng ?oanh em chưa hàng đâu?. Phùng Quán mới chỉ là bom cỡ nhỏ thôi. Sau Đại hội văn nghệ chiếu hướng xem chừng mở rộng. Nhóm Giai phẩm mùa xuân lại họp bàn là nên đưa Hoàng Cầm vào Ban chấp hành vì Hoàng Cầm là văn nghệ sĩ lâu năm, lãnh đạo có thể chấp nhận được. Sau đó một hôm tôi thấy Văn Cao và Hoàng Cầm có triển vọng vào Ban chấp hành.
    Sau đó Hoàng Cầm được bầu và phân công vào trong Ban Giám đốc nhà xuất bản, Trần Dần và ban nghiên cứu sáng tác và tôi vào ban văn học nước ngoài. Tôi và Trần Dần nhất định với nhau: ?oLực lượng anh em khá? (hiểu theo nghĩa chống đối khá) và bàn nhau ?ophải nâng tinh thần chống đối của anh em lên, không anh em dễ cầu an?. Phương pháp tôi thường dùng là nói khích anh em ?ochạy theo lãnh đạo?.
    Ban chấp hành Hội Nhà văn lúc đầu có một số người chúng tôi không thích nên phản đối mạnh. Nhưng sau thấy Đảng đoàn tỏ ra dễ dãi, lại đổi sang hoan nghênh.
    Lúc đó tôi luôn luôn kích, như sau khi Hoàng Cầm vào chấp hành tôi kích (cả Văn Cao tôi cũng kích như thế): ?oÔng anh làm nên rồi, đừng quên anh em?. Hay Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khắc Dực: ?oVừa làm vừa run?. Một mặt khác lại bàn ra báo để tiếp tục chống đối bằng văn nghệ.
  4. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao không bằng lòng, nói anh em chưa phục hồi sau trận Nhân văn, phải làm anh em hồi phục và sáng tác. Khi có sáng tác sẽ lấy tiền Lưu Hữu Đức mở xuất bản ?oAuteur Réunis?. Bây giờ nên nắm lấy cơ sở anh em đẩy mạnh sáng tác. Lý luận đó được Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Dực tán thành. Lúc đó nhóm kịch hoạt động mạnh. Tôi thỉnh thoảng mới đến, thường thường là họp ở nhà Hoàng Tích Linh. Về kịch tôi không sở trường, nhưng đến lần nào cũng tuyên truyền lý luận kịch có tư tưởng, kịch phát hiện những vấn đề xã hội rồi kích, rồi kéo anh em, ví dụ tôi nói với Phan Vũ: ?oTrong anh em mình là người mong cậu sống lâu nhất vì bây giờ kịch cậu mới là kiếm thế đứng, chưa có tư tưởng và triết học mấy?, hay với Hoàng Tích Linh: ?oKhuyết điểm của cậu không phải ở kỹ thuật mà ở thái độ, nghĩa là sợ?. Người nào tốt đi với lãnh đạo là mỉa mai vu cho ?ođồ bợ đỡ, đồ nịnh hót? để đả kích khống chế. Thời gian này tôi viết bài ?oCửa hàng Lê Đạt? nói to lên sự không chịu đầu hàng và chống đối của tôi.
    Mũi nhọn của nó hằn học chĩa vào cái mà tôi gọi là ?obộ phận lạc hậu? hệ thống quan liêu trong Đảng.
    Lúc đó tôi rất chán Đảng cụ thể và chỉ còn tin ở một Đảng trừu tượng.
    Tôi chủ quan cho là in ra sẽ gây một dư luận sôi nổi và mình đúng là lá cờ đầu trong văn nghệ mới. Bài ?oCửa hàng Lê Đạt? là một bài thơ chính trị chống đối. Đang hứa in ?oCửa hàng Lê Đạt? cho tôi và hứa sẽ in thật đẹp. Tôi dục: ?oIn mau lên không lãnh đạo biết lại đòi xem đòi sửa lôi thôi?. Tôi muốn đặt lãnh đạo trước một sự đã rồi. Tôi cho là lúc đó lãnh đạo đã tách rời quần chúng, thơ tôi in ra sẽ được quần chúng ủng hộ. Nhưng sau không in được vì anh em công nhân phản đối. Đang thông qua Minh Đức lại mời Trần Dần viết Tiếu lâm và tôi viết Trạng Quỳnh, Trạng Lợn nhưng tôi lười không viết.
    Một mặt khác Minh Đức tập họp Lê Đại Thanh, Trần Lê Văn, Thanh Châu, Quang Dũng, Mai Hạnh viết cổ tích.
    Âm mưu của Đang sau này là biến thành nhà xuất bản Minh Đức thành nhà in đối lập với Hội Nhà văn và tập họp nhóm Nhân văn quanh nhà Minh Đức. Cũng giai đoạn này nổi bật vai trò Thuỵ An. Nhà Thuỵ An, Phan Tại như một câu lạc bộ.
    Về Hà nội tôi rất ghê tởm Thuỵ An. Nhưng sau khi bài thơ ?oNhân câu chuyện mấy người tự tử? Thuỵ An tìm gặp tôi rất niềm nở và mời đến nhà bảo có nhiều sách mới.
    Một thời gian dài tôi không đến. Nhưng từ sau khi ?oCửa hàng Lê Đạt?, tôi bị khai trừ khỏi Đảng, tôi bắt đầu lui tới đó.
    Thuỵ An bảo tôi: ?oKể tôi cũng phục ông thật, Đảng mài người như thế mà ông vẫn giữ được caractère [3] của mình?. Rồi Thuỵ An khen thơ tôi nói nữ sinh, công nhân rất thích. Thuỵ An luôn luôn mời đến đọc thơ và khen nức nở. Thuỵ An bảo: ?oThơ này dịch ra ngoài thì kém gì thơ thế giới?. Tôi lại càng oán lãnh đạo hẹp hòi, dìm mình, càng thích Thuỵ An. Tôi đi tuyên truyền cho Thuỵ An là tốt là một cây bút phụ nữ xuất sắc ở miền Bắc tôi thường nói ?ođàn bà dễ có mấy tay?. Thuỵ An đưa vợ tôi đi may áo, đi mua vải, may áo cho con tôi và đi lấy cả một chiếc giường cũi cho con tôi. Thuỵ An nghiễm nhiên trở thành thân thuộc với cả gia đình tôi. Mỗi lần tôi gặp Thuỵ An sau khi nói chuyện về tư sản, tiểu thương bất mãn, chuẩn bị đi Nam, các tin BBC. [4] về hiệp thương, lại kể chuyện Tassigny, chuyện các phóng viên chiến tranh, các tiểu thuyết tư sản, và sau hết đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng cho là hạn chế sự phát triển của tài năng. Mỗi lần ở nhà Thuỵ An ra là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, oán Đảng thêm và chán nản thêm. Có lúc Thuỵ An lại hỏi dò về từng người các đồng chí Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, v.v? Lòng tin tưởng vào Đảng của tôi mất dần cho đến khi Thuỵ An nói đến ?onhững con người không đất đứng? tôi cũng tự hỏi ?ođất đứng của mình ở đâu?.
    Nhận định của tôi đảo ngược hết cả. Tôi luôn luôn đem tin BBC. về cơ quan, làm cái loa cho mọi luận điệu tư sản ********* như về vấn đề thuế, tôi nói ?olãng phí nhiều quá chỉ gõ vào đầu dân?. Tin sửa sai thành công không tin, nhưng tin chuyện ?omiền Nam biểu tình nhiều quá nên ngoài này ta hoãn việc biên chế?. Lúc đó nghĩ đến việc bị khai trừ khỏi Đảng tôi cho là tốt càng đỡ bị gò bó, càng tự do.
    Tôi đọc Nam hoa kinh và Bible [5] . Tôi ao ước được bỏ Tổ quốc đi Pháp.
  5. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Về tài liệu của ban văn học nước ngoài tôi cắt phần đầu tài liệu Ehrenbourg nói về hiện thực xã hội chủ nghĩa đánh bọn văn sĩ tư sản, tôi giữ lại phần đả phá quan liêu và phương pháp hành chính trong văn học nhằm đả kích sự lãnh đạo văn học của ta. Tôi viết tựa Mai-a cũng để đả kích những cái xu nịnh mà tôi cho là đang lan tràn trong chế độ.
    Về sinh hoạt tôi không mấy khi họp công đoàn, không tham gia những buổi công tác lao động do công đoàn tổ chức, đến cơ quan thất thường, nói năng bô bô trong giờ làm việc, gây một không khí tự do chủ nghĩa nặng nề trong cơ quan (nhất là bộ phận đối ngoại về sáng tác).
    Tôi hay nhắc lại câu nói của Nguyễn Sáng mà tôi rất tán thành:
    Lạc quan cũng sai - bi quan cũng sai ?" chỉ hoang mang là đúng
    hay luận điệu:
    Ăn như tư sản - sống như Lão, Trang - viết như vô sản.
    Nhưng nói viết như vô sản cũng chỉ để lừa dối mình mà thôi, tập thơ Trên ghế đá đã nói rõ sự đồi truỵ của tâm hồn tôi đến thế nào.
    Tư tưởng chủ đạo của tập thơ này như thế nào:
    ? phản đối chính trị, thoát ly trốn vào tình yêu vào phong cảnh (kỳ thực là phục vụ chính trị của giai cấp tư sản *********). Bài ?oKhúc hát người làm thơ và Người thuỷ thủ?, bài ?oNhững cánh buồm mùa thu? v.v?
    ? mệt mỏi hưởng lạc đòi tự do cá nhân tuyệt đối (?oChửa hoang?, ?oMỏi mệt?).
    ? nhìn chế độ bằng con mắt bi quan, xuyên tạc bôi đen (?oGia đình?, ?oLại gặp?) cho chế độ vùi rập con người (?oCon búp bê?, ?oTình người?, ?oBiển và người?) hay lập lờ xỏ xiên [6] dùng phương pháp biểu tượng hai mặt (symbole équivoque).
    Một mặt khác tôi làm thơ tình vì lúc bấy giờ có phong trào thơ tình mình làm sẽ càng nổi tiếng, và mình sẽ dẫn dầu trong phong trào thơ tình.
    ?oAnh thợ cầu già chưa vợ? hay ?oCon ma mèo? đăng trong báo Thiếu nhi cũng có ý ám chỉ đả kích ta ?ocảnh giác quá trớn?.
  6. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    õ?Ư XuỏƠt thÂn tỏằô giai cỏƠp tặ sỏÊn bóc lỏằTt, vào ĐỏÊng vỏằ>i 'ỏằTng cặĂ 'ỏằi mơnh.
    Đỏằ"ng chư Tỏằ' Hỏằu 'ỏằ'i vỏằ>i tôi rỏƠt tỏằ't luôn luôn nÂng 'ỏằĂ tôi, nhặng tặ tặỏằYng õ?ohĂo hỏằâc kiỏm danhõ? 'Ê khiỏn tôi nhơn 'ỏằ"ng chư nhặ mỏằTt bỏằâc tặỏằng cỏÊn bặỏằ>c tiỏn cỏằĐa mơnh, tôi quên hỏt cỏÊ nhỏằng 'iỏằu tỏằ't cỏằĐa 'ỏằ"ng chư Tỏằ' Hỏằu, hỏn hỏằc 'ỏÊ kưch hòng dơm 'ỏằ"ng chư xuỏằ'ng 'ỏằf nÂng mơnh lên.
    ĐỏÊng 'ỏằ'i vỏằ>i tôi có rỏƠt nhiỏằu Ân huỏằ?, kâo tôi ra khỏằi bàn tay phỏÊn 'ỏằTng cỏằĐa bỏằn Quỏằ'c dÂn 'ỏÊng, cho tôi công tĂc gỏĐn cĂc 'ỏằ"ng chư lÊnh tỏằƠ, và tôi 'i thỏằc tỏ 'ỏằf cỏÊi tỏĂo, nÂng 'ỏằĂ nhỏằng sĂng tĂc cỏằĐa tôi, 'ỏn khi va chỏĂm vào quyỏằn lỏằÊi cĂ nhÂn, tôi trỏằY mỏãt tỏƠn công vào ĐỏÊng nhỏÊy sang trỏưn 'iỏĂ cỏằĐa giai cỏƠp tặ sỏÊn phỏÊn 'ỏằTng và làm ngặỏằi phĂt ngôn sau chúng.
    Lẵ luỏưn õ?onhà vfn không cỏĐn 'ỏằi sỏằ'ng riêngõ? chỏằ? là cĂi lĂ chỏn cho nhỏằng tặ tặỏằYng truỏằà lỏĂc cỏằĐa giai cỏƠp tặ sỏÊn 'ỏằ"i bỏĂi phĂt triỏằfn. Khỏâu hiỏằ?u õ?omỏằ>iõ? õ?ophĂ công thỏằâcõ? cỏằĐa tôi câng là mỏằTt sỏằ nỏằ.i loỏĂn cỏằĐa chỏằĐ nghâa cĂ nhÂn tỏằ do tặ sỏÊn tỏƠn công vào sỏằ lÊnh 'ỏĂo cỏằĐa ĐỏÊng mà nó thỏƠy kơm hÊm nó trong sinh hoỏĂt câng nhặ trong sĂng tĂc.
    õ?oCon ngặỏằiõ? chung chung mà tôi bỏÊo vỏằ? là õ?ocon ngặỏằi tặ sỏÊn lỏĂc hỏưuõ?, tiỏng nói cỏằĐa tôi 'Ê trỏằY thành tiỏng nói cỏằĐa nó.
    Con mỏt nhơn cỏÊi cĂch ruỏằTng 'ỏƠt câng là con mỏt giai cỏƠp tôi 'Ê quen nhơn thỏƠy nhỏằng tỏằTi Ăc dÊ man cỏằĐa giai cỏƠp 'ỏằi nhÊn hiỏằ?u chỏằ'ng õ?obă phĂi lÊnh 'ỏĂoõ? tôi 'Ê tỏưp hỏằp thành mỏằTt nhóm mỏằTt bă phĂi thỏằc sỏằ chỏằ'ng ĐỏÊng. Tôi nêu nhỏằng chiêu bài trỏằ'ng rỏằ-ng 'ỏằf lỏằôa bỏằc khi tham gia NhÂn vfn tặ tặỏằYng tôi 'Ê có nhiỏằu quan 'iỏằfm phỏÊn 'ỏằTng vỏằ chưnh trỏằ<.
  7. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã xuyên tạc chuyện mấy người tự tử vì tệ tục ép duyên của cha mẹ, để tấn công chế độ.
    ?oChiếc bục công an? trong bài những người tự tử là một mũi nhọn bắn vào Đảng, hằn học đả kích sự lãnh đạo của Đảng đòi tự do tuyệt đối. Nó cũng họ hàng với luận điệu ?ocộng sản không tim không óc? của bọn chống cộng. Cho nên những phần tử cao bồi, lưu manh dùng nó để chửi ta cũng không phải là ngẫu nhiên, chính là vì bản chất ********* của nó.
    Giữa tôi và Nguyễn Hữu Đang lúc đầu không phải là khác nhau về lập trường chống đối mà chính chỉ khác nhau về phương pháp mà thôi.
    Cũng vì đã mang nặng những tư tưởng ********* về chính trị nên tôi đã trở thành một phần tử tích cực trong Nhân văn, một tay sai đắc lực của bọn ********* và của giai cấp tư sản *********, trở thành ?olương tâm? thối nát của thời đại? đầu cơ những sai lầm của Đảng để kiếm chác tên tuổi cho mình, quyền lợi cho mình.
    Tờ Nhân văn thực chất là một tờ báo ?ochống cộng?, phản cách mạng.
  8. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã xuyên tạc chuyện mấy người tự tử vì tệ tục ép duyên của cha mẹ, để tấn công chế độ.
    ?oChiếc bục công an? trong bài những người tự tử là một mũi nhọn bắn vào Đảng, hằn học đả kích sự lãnh đạo của Đảng đòi tự do tuyệt đối. Nó cũng họ hàng với luận điệu ?oCS không tim không óc? của bọn chống cộng. Cho nên những phần tử cao bồi, lưu manh dùng nó để chửi ta cũng không phải là ngẫu nhiên, chính là vì bản chất ********* của nó.
    Giữa tôi và Nguyễn Hữu Đang lúc đầu không phải là khác nhau về lập trường chống đối mà chính chỉ khác nhau về phương pháp mà thôi.
    Cũng vì đã mang nặng những tư tưởng ********* về chính trị nên tôi đã trở thành một phần tử tích cực trong Nhân văn, một tay sai đắc lực của bọn ********* và của giai cấp tư sản *********, trở thành ?olương tâm? thối nát của thời đại? đầu cơ những sai lầm của Đảng để kiếm chác tên tuổi cho mình, quyền lợi cho mình.
    Tờ Nhân văn thực chất là một tờ báo ?ochống CS?, phản cách mạng.
  9. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Những lời thú nhận của Phùng Quán
    (trích)
    ? Giai phẩm mùa xuân được nhà xuất bản Minh Đức tái bản. Đó là một hành động khiêu khích, chống lại chế độ rất trắng trợn. Việc làm này đã đem lại một món lời cho tên tư sản Minh Đức: Hắn tổ chức chiếu bóng ở rạp M. chiêu đãi văn nghệ sĩ, phim này do tên chủ rạp ủng hộ. Trong buổi chiếu phim đó, tên Minh Đức đã lên sân khấu, bằng những lời lẽ đểu cáng, xảo trá, nói rõ mục đích và lý do buổi chiếu phim. Trong buổi chiếu phim đó, hắn tổ chức bán sách Giai phẩm. Nhóm Giam phẩm, trong đó có tôi không biết lấy thế làm nhục, mà trái lại rất vui thích, mặt mày hớn hở, tự kiêu tự đắc.
    Sau buổi chiếu phim tên Minh Đức lại vận động tên tư sản chủ hiệu bánh B. chiêu đãi bánh ngọt nước trà. Trong bữa tiệc này đủ mặt Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh và đủ mặt các thứ văn nghệ sĩ chống Đảng, bôi đen chế độ. Ăn, uống, cười, nói, ba hoa, khoác lác, coi như là trên đời này mình là những vị ?oanh hùng xuất chúng? (!) Phan Khôi đọc thơ, Hoàng Cầm ngâm nga những bài thơ đồi truỵ, khốn nạn của mình đăng trong Giai phẩm mùa thu? Lê Đạt cười khằng khặc khen là thơ tư tưởng của Hoàng Cầm hay lắm. Còn tôi, được coi như là một kẻ trong nhóm tiên phong, đã đi trước trong Giai phẩm mùa xuân. Tôi hãnh diện lắm và lấy làm tiếc, tại sao trong Giai phẩm mùa xuân mình lại không làm được một bài thơ u ám, đen tối như bài ?oNhất định thắng?. Bài thơ ?oCái chổi? của tôi chưa được oai lắm. Và tự cảm thấy mình kém phần giá trị. Ăn uống xong lúc ra về anh em lại tặng cho chủ hiệu hai cuốn Giai phẩm có đủ chữ ký của các tác giả bắt tay hắn thân mật, bạn bè, tỏ lời cảm ơn bữa bánh ngọt mà hắn đã chiêu đãi.
    Đấy, tâm hồn như thế đấy, con người như thế đấy mà lúc nào tôi cũng tự cho mình là một người cộng sản nhất, vô sản địa cầu ta nhất, người đồng chí của Mai-a. Trong lúc đó tôi lại chửi rủa những người khác, những người đang lăn lộn hàng giờ, hàng ngày đấu tranh với giai cấp tư sản, đang thức thâu đêm suốt sáng lo nghĩ để phục hồi và dựng xây đất nước, đang nhịn ăn, nhịn mặc, cặm cụi, vui lòng chịu đựng đủ mọi thiếu thốn làm việc cho Tổ quốc. Bữa tiệc trà này đủ ghi lên trán tôi một vệt đen xấu hổ mà tôi không còn có cách gì để gột rửa được. Tôi không còn là bạn của người nghèo nữa, tôi đã trở thành bạn bè của bọn tư sản, không phải chỉ trong nước mà là cả tư sản của ngoại quốc.
    Đây là ý nghĩa văn thơ của nhóm Giai phẩm chúng tôi.
    Khi báo Nhân văn ra đời, tôi không ?ođược? ở trong nhóm tích cực của tờ báo này, nhưng trước khi ra báo tôi đã có lần nghe Tử Phác, Hoàng Cầm nói chuyện về tờ báo sắp ra. Và họ hứa là sẽ giới thiệu cho mỗi người một trang thơ. ?oPhùng Quán? chuẩn bị thơ mà đăng.
  10. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Những lời thú nhận của Phùng Quán
    (trích)
    ? Giai phẩm mùa xuân được nhà xuất bản Minh Đức tái bản. Đó là một hành động khiêu khích, chống lại chế độ rất trắng trợn. Việc làm này đã đem lại một món lời cho tên tư sản Minh Đức: Hắn tổ chức chiếu bóng ở rạp M. chiêu đãi văn nghệ sĩ, phim này do tên chủ rạp ủng hộ. Trong buổi chiếu phim đó, tên Minh Đức đã lên sân khấu, bằng những lời lẽ đểu cáng, xảo trá, nói rõ mục đích và lý do buổi chiếu phim. Trong buổi chiếu phim đó, hắn tổ chức bán sách Giai phẩm. Nhóm Giam phẩm, trong đó có tôi không biết lấy thế làm nhục, mà trái lại rất vui thích, mặt mày hớn hở, tự kiêu tự đắc.
    Sau buổi chiếu phim tên Minh Đức lại vận động tên tư sản chủ hiệu bánh B. chiêu đãi bánh ngọt nước trà. Trong bữa tiệc này đủ mặt Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh và đủ mặt các thứ văn nghệ sĩ chống Đảng, bôi đen chế độ. Ăn, uống, cười, nói, ba hoa, khoác lác, coi như là trên đời này mình là những vị ?oanh hùng xuất chúng? (!) Phan Khôi đọc thơ, Hoàng Cầm ngâm nga những bài thơ đồi truỵ, khốn nạn của mình đăng trong Giai phẩm mùa thu? Lê Đạt cười khằng khặc khen là thơ tư tưởng của Hoàng Cầm hay lắm. Còn tôi, được coi như là một kẻ trong nhóm tiên phong, đã đi trước trong Giai phẩm mùa xuân. Tôi hãnh diện lắm và lấy làm tiếc, tại sao trong Giai phẩm mùa xuân mình lại không làm được một bài thơ u ám, đen tối như bài ?oNhất định thắng?. Bài thơ ?oCái chổi? của tôi chưa được oai lắm. Và tự cảm thấy mình kém phần giá trị. Ăn uống xong lúc ra về anh em lại tặng cho chủ hiệu hai cuốn Giai phẩm có đủ chữ ký của các tác giả bắt tay hắn thân mật, bạn bè, tỏ lời cảm ơn bữa bánh ngọt mà hắn đã chiêu đãi.
    Đấy, tâm hồn như thế đấy, con người như thế đấy mà lúc nào tôi cũng tự cho mình là một người CS nhất, vô sản địa cầu ta nhất, người đồng chí của Mai-a. Trong lúc đó tôi lại chửi rủa những người khác, những người đang lăn lộn hàng giờ, hàng ngày đấu tranh với giai cấp tư sản, đang thức thâu đêm suốt sáng lo nghĩ để phục hồi và dựng xây đất nước, đang nhịn ăn, nhịn mặc, cặm cụi, vui lòng chịu đựng đủ mọi thiếu thốn làm việc cho Tổ quốc. Bữa tiệc trà này đủ ghi lên trán tôi một vệt đen xấu hổ mà tôi không còn có cách gì để gột rửa được. Tôi không còn là bạn của người nghèo nữa, tôi đã trở thành bạn bè của bọn tư sản, không phải chỉ trong nước mà là cả tư sản của ngoại quốc.
    Đây là ý nghĩa văn thơ của nhóm Giai phẩm chúng tôi.
    Khi báo Nhân văn ra đời, tôi không ?ođược? ở trong nhóm tích cực của tờ báo này, nhưng trước khi ra báo tôi đã có lần nghe Tử Phác, Hoàng Cầm nói chuyện về tờ báo sắp ra. Và họ hứa là sẽ giới thiệu cho mỗi người một trang thơ. ?oPhùng Quán? chuẩn bị thơ mà đăng.

Chia sẻ trang này