1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vạch mặt Nhân Văn Giai Phẩm

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nvat, 16/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nitrone

    nitrone Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác nvat.
    Lâu lâu trong box mới có topic đáng đọc như thế này.
  2. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Ông Nguyễn Hữu Đang đã từ trần ngày 8.2.2007 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi. Lễ tang, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, sẽ được cử hành sáng thứ bảy 10.2 tại Nhà lễ tang quân đội, 5 Trần Nhân Tông. Ông thuộc thế hệ "lão thành cách mạng", tên tuổi đã đi vào lịch sử Việt Nam thế kỉ XX với tư cách một nhà hoạt động văn hoá (Hội Truyền bá Quốc ngữ), cách mạng (Văn hoá Cứu quốc, thứ trưởng Bộ thông tin Tuyên truyền đầu tiên của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, người tổ chức Lễ đài Độc lập 2.9.1945) và lãnh đạo phong trào Nhân văn Giai phẩm (1956-1958). Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông là người lãnh án tù nặng nhất (15 năm). Năm 1973 ra tù, ông bị quản chế nhiểu năm ở làng quê Thái Bình (xem bài của Phùng Quán cùng ngày 8.2.2007).
    Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 ở làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, Thái Bình. Năm 1929 tham gia Học sinh hội của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Cuối năm 1930 bị bắt giam, nhưng toà án chỉ quản chế tại nguyên quán vì còn vị thành niên. 1932-36 : học trường Sư phạm Hà Nội.
    1937-39 : tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương, viết cho các báo Thời báo, Ngày mới của Mặt trận, Tin tức và Đời nay của Đảng cộng sản (cùng với các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Đức Kính, Phan Bôi, Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh).
    1938-45 : tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ, tổ chức và chủ trì Hội nghị giáo khoa toàn quốc (hè 1944).
    1943-46 : gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương (1943), tham gia sáng lập và lãnh đạo Hội Văn hoá Cứu quốc, tham gia Ban trị sự Tổng hội cứu đói.
    1945 : tại Đại hội Tân Trào (tháng 8) được bầu vào Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam (tức là Chính phủ lâm thời khởi nghĩa). Trong Chính phủ lâm thời : thứ trưởng Bộ tuyên truyền, rồi thứ trưởng Bộ thanh niên. Trưởng ban tổ chức "Ngày Độc lập".
    1946-1954 : công tác tuyên truyền (Trưởng ban tuyên truyền xung phong trung ương của Tổng bộ *********), báo chí (báo Toàn dân Kháng chiến của Mặt trận Liên Việt), Trưởng ban Thanh tra Nha Bình dân học vụ.
    1954-1958 : biên tập báo Văn Nghệ.
    Cuối 1956 : biên tập Nhân Văn, cộng tác với Giai Phẩm (bản lí lịch viết tay năm 1993, ghi : "những hoạt động này là tự ý làm, ngoài công tác, vô tổ chức").
    4-1958 : Bị bắt giam.
    1960 : Bị kết án 15 năm tù
    2.1973 : Sau Hiệp định Paris, được trả tự do, nhưng bị quản chế ở quê nhà Thái Bình (cùng năm 1973 này, những người bị bắt năm 1967-68 trong vụ "xét lại chống Đảng" cũng được trả tự do và cũng bị quản chế ít nhất 3 năm).
    Trong thời gian 1960-73, Nguyễn Hữu Đang bị giam ở Hà Giang, gần sát biên giới Trung Quốc, nên không bao giờ nghe thấy tiếng máy bay Mĩ, và ông cũng không được thông tin gì về cuộc kháng chiến chống Mĩ.
    1989 : Bắt đầu được "hồi phục" một phần. Từ năm 1990, hưởng lương hưu trí. Từ năm 1993 về sống ở Hà Nội. Tạp chí Xưa & Nay tổ chức về Ngày độc lập 2-9-1945, đề cao vai trò của ông Nguyễn Hữu Đang. Nhưng "vụ Nhân Văn" vẫn nằm trong vùng cấm.
  3. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Tên quân sư quạt mo: Nguyễn Hữu Đang
    Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn từ lâu cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. Lớn lên, học được ít nhiều, hắn chạy chọt thi vào làm thư ký phủ Toàn quyền. Được ít lâu, hắn xin thôi và sống một cuộc đời lang bạt. Lúc này, chính là lúc phong trào Mặt trận Bình dân đang phát triển mạnh; là một thanh niên nhanh nhẹn và hoạt bát, hắn được phong trào tìm đến. Cũng có khi làm phát hành sách báo, cũng có lúc hắn được phân công viết dăm ba bài. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc ***g lộn khủng bố, toàn bộ Đảng ta rút vào bí mật. Không những các cán bộ, đảng viên, mà cả những đoàn viên thanh niên dân chủ cũng bị lùng bắt. Nguyễn Hữu Đang vẫn hoạt động công khai trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng Hội đó và được Đảng ta hết sức ủng hộ. Nhưng Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em đánh đổ cụ Tố xuống để Đang làm hội trưởng... Đến khi bọn mật thám chú ý phong trào truyền bá Quốc ngữ, Đang bỏ nhiệm vụ và tìm cách lẩn trốn.
    ... Mãi đến năm 1942 khi phong trào ********* lên cao, Nguyễn Hữu Đang mới được liên lạc lại và tham gia Văn hoá Cứu quốc. Chính trong thời kỳ này, khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên thì hắn trở về mang theo cái chủ trương "cần dựa vào Nhật" của bè lũ tơ-rốt-kít. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được đề cử nhận một trách nhiệm trong chính phủ. Nhưng vì đầu óc địa vị quá nặng, Đang đã tỏ ra bất mãn vì thấy chức vị mình chưa được cử dứt khoát. Sau đó Nguyễn Hữu Đang lại được điều động sang công tác trong Văn hoá Cứu quốc. Vì Đang chưa có uy tín gì trong địa hạt văn nghệ nên không thể để Đang làm Tổng thư ký được. Đang lại kèn cựa với các đồng chí Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng. Ngay từ 1945 Nguyễn Hữu Đang đã câu kết với tên Trần Thiếu Bảo là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Đang vận động anh em để Trần Thiếu Bảo về phụ trách nhà xuất bản của Văn hoá Cứu quốc. Nhưng, một nhà xuất bản của một đoàn thể cách mạng không thể để lọt vào tay một tên tư bản cơ hội như tên Trần Thiếu Bảo, các anh em kiên quyết không tán thành đề nghị của Nguyễn Hữu Đang.
    Bất mãn với đoàn thể Văn hoá Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội văn hoá toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội văn hoá toàn quốc. Hồi đầu cách mạng, công việc của Đảng và Chính phủ rất bận. Tình hình lúc đó lại gặp nhiều khó khăn với bọn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch sang tước vũ khí quân đội Nhật Bản, và bọn Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, bọn Cách mạng Đồng minh Hội Nguyễn Hải Thần và bè lũ của chúng âm mưu phá hoại chế độ ta. Lợi dụng lúc khó khăn đó, không ai kiểm tra đôn đốc, Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với các anh em, không xin chỉ thị của Đảng, Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết người đó thái độ chính trị ra sao? Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ. Nguyễn Hữu Đang không nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến mà chỉ nghĩ đến thích thú cá nhân của mình; làm cái gì cũng muốn làm to, khoa trương, hình thức. Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền. Đầu óc lãnh tụ nổi lên, Đang muốn làm thủ lĩnh thanh niên và ý định đào tạo một lớp thanh niên với danh nghĩa: thanh niên Nguyễn Hữu Đang (!).
    Chủ trương của Nguyễn Hữu Đang không sát với hoàn cảnh thực tế rất khó khăn của kháng chiến, và cách tung tiền của Nguyễn Hữu Đang theo kiểu "xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy" không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức thanh niên xung phong của Nguyễn Hữu Đang phải giải tán. Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm thanh tra Bình dân Học vụ. Về đây chẳng bao lâu, đầu óc địa vị lại trỗi dậy, Nguyễn Hữu Đang lại kèn cựa, công kích đồng chí Vương Kiêm Toàn là giám đốc Nha Bình dân Học vụ, một người rất cần cù, bền bỉ, một người đã có công rất nhiều từ phong trào truyền bá Quốc ngữ. Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em hòng lật đổ đồng chí Vương Kiêm Toàn. Nhưng anh em rất sáng suốt. Nguyễn Hữu Đang một lần nữa lại thất bại. Con đường cách mạng không phải như một cái thang để những kẻ đầu cơ như Nguyễn Hữu Đang trèo lên làm vương làm tướng, cũng không phải như một canh bạc đỏ đen. Đang tham gia phong trào đã lâu nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy nên mãi đến năm 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành, danh không toại, Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình dân Học vụ dọn lên Việt Bắc, Đang ở lại Thanh Hoá và làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, mọi người đều cố gắng đem khả năng của mình ra để cống hiến cho sự nghiệp quang vinh của Tổ quốc thì Nguyễn Hữu Đang, vì bất mãn cá nhân, đã nằm bẹp, không hoạt động gì cho cách mạng, bám vào nhà xuất bản Minh Đức để chia lãi với một cái tên cũng khá kêu là "giám đốc chính trị". Từ ngày đó, Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đang cắt đứt sinh hoạt của Đảng. Từ đó, khi Cầu Bố khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng, chửi cách mạng. Phẩm chất cách mạng của Nguyễn Hữu Đang đã mất. Đang đã trốn trách nhiệm với cơ quan, Đang đã bỏ quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc để đi làm cái việc chia lãi với tên Trần Thiếu Bảo, một tên tư bản cơ hội, bẩn thỉu.
    Hồng Vân
    Tạp chí Văn nghệ số 12 tháng 5 năm 1958
  4. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Hoà bình lập lại trở về Hà Nội, Nguyễn Hữu Đang lại ăn ở cùng nhà với Trần Thiếu Bảo, lúc này luôn luôn sẵn sàng tiếp những nhà văn bằng đủ các thứ rượu mùi ngoại hoá và nếu cần bằng cả những tiệc trà, những bữa cơm linh đình, những cuốn phim của đế quốc còn để lại rồi cho vay thêm tiền tiêu gọi là khoản "tạm ứng trước" về nhuận bút. Những nhà văn ấy đã từng cho in văn, thơ của họ trong những tập Giai phẩm xuân, hạ, thu, đông gì đó!
    Nguyễn Hữu Đang đã có lúc tự xưng là "liêm khiết". Cái con người gọi là ?oliêm khiết" ấy đã cò kè bớt một thêm hai, rồi sau hết đã thò tay ký giấy hợp đồng với tên Minh Đức để tháng tháng lấy 20 % về số lời bán sách với điều kiện đọc và lựa chọn những tác phẩm thuộc các loại như đã đăng trong Giai phẩm!
    ... Chúng ta, ai cũng còn nhớ rằng cuối năm 1956, tình hình thế giới có những việc không tốt xảy ra: trong nước, Đảng lãnh đạo gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà tư sản và một số phần tử trí thức lạc hậu muốn nhân cơ hội, tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng Lao động.
    Đối với Nguyễn Hữu Đang, thì tình hình này là một cơ hội tốt. Cũng như thời kỳ sau cách mạng, trong lúc còn hoạt động cho Văn hoá Cứu quốc, hắn lại tìm cách dựa vào một số tư sản và trí thức lạc hậu có tư tưởng chống đối, để phất cờ. Cũng hòng gây sự nghiệp ăn to, làm lớn!
    Tóm lại, người ta chưa thấy lúc nào hắn đi vào với công nhân, nông dân; mà hắn chỉ có những quan hệ, bè bạn với những phần tử lạc hậu đầu cơ gian lận, mà hắn muốn lấy chỗ dựa để hòng thực hiện cái ?ochí lớn? của hắn.
    ? Nguyễn Hữu Đang tập hợp được những người trong nhóm Giai phẩm trước, và cho tờ báo Nhân văn ra đời.
    Cái con người nặng trĩu đầu óc địa vị, lúc nào cũng huyên hoang, muốn được nhiều người chiêm ngưỡng đó đã tính toán khôn khéo không kém một gian thương đầu cơ hàng lậu thuế. Hắn lẩn mình và? rút vào bí mật! Suốt bốn số báo đầu, người ta không thấy một bài nào ký tên Nguyễn Hữu Đang! Và cũng cái con người suốt đời chạy theo danh lợi riêng, suốt đời mơ ước địa vị đó, đã sẵn sàng nêu danh Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy là thư ký toà soạn, chỉ vì cái khôn khéo giảo quyệt của nó.
    Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, tìm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài nhưng lại ký tên người khác. Hắn che lấp những nguồn tài chính, những kẻ cung cấp phương tiện bằng hình thức dối trá là nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên thành mười! Hắn họp hành bí mật với một số nhà văn chống Đảng, với những người tư sản và trí thức cũng đang muốn lợi dụng thời cơ để phất lá cờ chính trị. Hắn luôn luôn bàn mưu, lập kế với bọn Trương Tửu v.v? Hắn có những tay chân trong một hai đoàn kịch tư nhân, ở một vài cơ quan văn hoá của Nhà nước. Thông qua tờ báo Nhân văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị?
    Mạnh Phú Tư
    Báo Độc Lập, số 356, ngày 24.4.1958
  5. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Trần Dần vốn là một tay tự cho mình có nhiều thủ đoạn nhất trong việc xúi giục, lôi kéo đồng loã hoạt động phá hoại, vậy mà có lần phải nói về Nguyễn Hữu Đang: ?oNếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được!?
    Trần Dần như vậy đã cho ta biết phần nào vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, một vai trò ít nhất cũng có tính chất quan trọng không có không được.
    Trong cái công ty phức tạp ấy, cùng một mục đích chung là chống lại Tổ quốc, nhân dân, chống lại chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Hữu Đang đã có một quyền lực lớn đối với bọn đồng đảng. Đang định đoạt tất cả mọi việc theo ý muốn mình, từ việc to đến việc nhỏ, từ việc nhận định tình hình, đề ra sách lược đả kích ai, lôi kéo ai, phá hoại mặt nào, cho đến việc mở chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc trên báo, từ việc quyết định kẻ nào công khai làm thư ký toà soạn báo Nhân văn cho đến việc duyệt, chữa các bài báo đưa in? Vì lẽ gì cả cái đám kia lại thừa nhận cho Nguyễn Hữu Đang cái quyền lực tối hậu quyết định ấy? Đang đã có rất nhiều thủ đoạn để xây dựng uy thế cá nhân của mình, để tạo ra cho mình một tiểu sử bịp đời những là ?ocách mạng lâu năm?, ?ocán bộ của phong trào cũ?, lại biết cách đóng bộ một nhân vật hiên ngang ?ocó cá tính mạnh?, trắng trợn, khinh người, cái gì cũng chửi tuốt, khiến cho những kẻ nào dễ bị loá mắt thường bị hắn áp đảo, chinh phục. Tuy vậy, không phải chỉ có thế. Bọn đồng đảng suy tôn Đang làm thủ lĩnh còn vì một lẽ nữa là Đang đã mang đến cho tập đoàn ô hợp ấy một cái mà chúng rất cần thiết: một tay tổ chức và điều khiển mà chúng tin rằng Đang nhất định là làm được tốt. Đầu óc lãnh tụ ngông cuồng, tư tưởng vô chính phủ quái gở, đã làm cho hắn nhận một công tác gì cũng muốn làm thành một ?ovương quốc? riêng, không chịu sự lãnh đạo, kiểm soát. Không được thoả mãn là hắn đâm ra phá đám, mưu mô lập bè phái, lật đổ hết người này đến người nọ. Bởi vậy, hắn càng ngày càng lạc hậu với công tác cách mạng và rốt cuộc chẳng được tích sự gì!
    Nhưng cũng chính vì vậy mà Nguyễn Hữu Đang rất thích hợp với vai trò chỉ huy của hắn trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, vì phương pháp hành động của bọn phiến động này chủ yếu là gây chia rẽ nội bộ, lừa bịp dư luận, phỉnh phờ quần chúng để đi đến âm mưa rối loạn bằng cách làm áp lực trong và ngoài tổ chức?
    Toàn bộ hoạt động phá hoại của bọn đó đều mang dấu tích rõ rệt của bàn tay Nguyễn Hữu Đang.
    Như Phong
    Báo Nhân dân số 1520, ngày 11.5.1958
  6. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Điếu văn cụ Nguyễn Hữu Đang
    (do ông Quang Quý, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đọc lúc 11 giờ 30 ngày 10/2/2007 tại tang lễ ông Nguyễn Hữu Đang)
    Kính thưa:
    * Các vị lãnh đạo dại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo
    * Đại diện Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
    * Các cụ, các ông, bà đại diện gia đình cụ Nguyễn Hữu Đang
    Trong niềm tiếc thương sâu sắc, hôm nay Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Câu lạc bộ diệt giặc dốt và gia đình tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu và tiễn đưa cụ Nguyễn Hữu Đang về nơi an nghỉ cuối cùng.
    Cụ Nguyễn Hữu Đang (có bí danh là Phạm Đình Thái dùng trong thời kỳ chống Pháp) sinh ngày 15 tháng 8 năm 1913 trong một gia đình trí thức thuộc xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ cụ đã tỏ ra là một người học giỏi, ham hiểu biết. Thừa hưởng nền nếp gia đình và truyền thống yêu nước của quê hương, cậu học sinh Nguyễn Hữu Đang sớm tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Do những hoạt động yêu nước trong phong trào thanh niên học sinh, cuối năm 1930 cụ bị thực dân Pháp bắt giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình. Mùa hè năm 1931, cụ bị đưa ra tòa xét xử, nhưng vì chưa tới tuổi thành niên, nên địch không thể ghép án tù. Thoát khỏi cảnh giam giữ, cụ lên Hà Nội học Cao đẳng Sư phạm. Cùng với học vấn được nâng cao, tầm nhìn và sự giao tiếp xã hội được mở rộng, Nguyễn Hữu Đang đem cả tuổi xuân đầy nhiệt huyết tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Hoạt động chủ yếu của cụ trong thời gian này là tham gia viết và biên tập cho các báo của Mặt trận Dân chủ như Thời báo, Ngày mới và báo Tin tức của Đảng.
    Từ năm 1938 đến 1945, cụ là một trong những hạt nhân tích cực trong phong trào chống nạn thất học, là một trong những cán bộ chủ chốt của Hội truyền bá Quốc ngữ. Năm 1943 cụ Nguyễn Hữu Đang tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc. Mùa hè năm 1944, cụ Nguyễn Hữu Đang tham gia tổ chức và chủ trì Hội nghị Giáo khoa thư Toàn quốc họp tại Hà Nội. Mùa thu năm 1944, cụ bị địch bắt lần thứ hai và giam giữ một tháng tại Nam Định cùng với các đồng chí Vũ Quốc Uy, các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Như Phong, Tô Hoài... Sau khi cụ được thả cụ lại tiếp tục hoạt động và đén tháng 8-1945 được cử đi dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời. Cách mạng tháng Tám thành công, cụ được phân công làm Trưởng ban Tổ chức Ngày tuyên bố Độc lập 2-9-1945. Từ tháng 11-1945 đến tháng 12-1946 cụ tham gia Chính phủ Lâm thời mở rộng, lần lượt được cử làm Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Vận động Hội nghị Văn hóa Toàn quốc, Trưởng ban Tuyên truyền xung phong Trung ương, phụ trách báo Toàn dân kháng chiến - cơ quan trung ương của Hội Liên Việt. Năm 1947, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 6 năm 1949 đến tháng 10 năm 1954 được cử làm Trưởng ban thanh tra Bình dân học vụ. Từ tháng 11 năm 1954 đến tháng 4 năm 1958 làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Trong thời gian này cụ mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm. Sau khi được trở lại quyền công dân, cụ được Đảng, Nhà nước có chính sách đãi ngộ và chăm sóc chu đáo.
    Gần 30 năm hoạt động cách mạng, cụ Nguyễn Hữu Đang là một nhà hoạt động văn hóa giàu nhiệt huyết, có công đóng góp cho phong trào truyền bá Quốc ngữ và sự nghiệp phổ cập giáo dục cho nhân dân, cụ là một nhà báo sắc sảo, một người có tài vận động tuyên truyền có ảnh hưởng sâu sắc trong giới trí thức và các tầng lớp trên ở thành thị. Là người am hiểu sâu sắc Tây học và Nho học, nhưng cụ luôn đề cao văn hóa dân tộc, đề cao thuần phong mỹ tục và thực hiện đời sống mới.
    Là một trong những cán bộ chủ chốt của Hội truyền bá Quốc ngữ, Nguyễn Hữu Đang là người phấn đấu không mệt mỏi chống giặc dốt, chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng. Truyền bá Quốc ngữ cũng là truyền bá tinh thần dân tộc, ý chí tự cường, lòng yêu nước và truyền thống bất khuất của dân tộc. Trong những ngày đầu độc lập, cụ Nguyễn Hữu Đang có nhiều hoạt động bảo vệ và ủng hộ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trong kháng chiến chống Pháp, với cương vị Trưởng ban Thanh tra Bình dân Học vụ, không quản khó khăn, nguy hiểm cụ đã đến nhiều địa phương ở miền Bắc để vực dậy phong trào. Trong cuộc sống hàng ngày, cụ là người giản dị, cần kiệm, liêm khết, dồn hết tâm sức cho công việc. Lúc đau yếu cụ được Nhà nước chăm sóc, cứu chữa tận tình, nhưng vì tuổi cao, bệnh trọng, cụ đã vĩnh biệt chúng ta lúc 6 giờ 41 phút ngày 8-2-2007 hưởng thọ 94 tuổi.
    Cụ Nguyễn Hữu Đang mất đi là một mất mát không gì bù đắp được của gia đình, dòng tộc, là sự tổn thất cho giới văn hóa Việt Nam. Nhưng những gì cụ đã cống hiến cho dân cho nước sẽ còn lại trong lòng những người đang sống. Trong giờ phút đau thương này, thay mặt Ban lễ tang chúng tôi bày tỏ niềm xúc động và chia buồn sâu sắc với gia đình, họ tộc cụ Nguyễn Hữu Đang.
    Xin vĩnh biệt cụ Nguyễn Hữu Đang và cầu chúc cho vong hồn cụ được yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
    Xin tất cả chúng ta dành phút mặc niệm vĩnh biệt cụ.

  7. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang

    Từ bất mãn đến phản bội
    Giới văn nghệ biết đến Nguyễn Hữu Đang không phải vì những tài năng nghệ thuật, những công trình sáng tạo của hắn, mà vì hắn đã khéo len lỏi vào trong hàng ngũ những người văn nghệ bằng cái khiếu kinh doanh tổ chức. Hắn vốn không phải là văn nghệ, cũng chẳng phải là một tay trí thức gì. Nhưng vì xưa kia có làm "truyền bá Quốc ngữ" nên khi cách mạng thành công thì hắn nghiễm nhiên trở thành một người "vận động văn hoá", rồi cứ thế mà chơi bời quen biết một số anh chị em văn nghệ sĩ.
    Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn từ lâu cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. Lớn lên, học được ít nhiều hắn chạy chọt thi vào làm thư ký Phủ Toàn quyền. Được ít lâu, hắn xin thôi và sống một cuộc đời lang bạt. Lúc này chính là lúc phong trào Mặt trận Bình dân đang phát triển mạnh, là một thanh niên nhanh nhẹn hoạt bát, hắn được phong trào tìm đến. Cũng có khi làm phát hành sách báo, cũng có lúc hắn được phân công viết dăm ba bài. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc ***g lộn khủng bố, toàn bộ Đảng ta rút vào bí mật. Không những các cán bộ, đảng viên, mà cả những đoàn viên thanh niên dân chủ cũng bị lùng bắt. Nguyễn Hữu Đang vẫn hoạt động công khai trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng Hội đó và được Đảng hết sức ủng hộ. Nhưng Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em đánh đổ cụ Tố xuống để Đang làm hội trưởng. Công việc của Đang thất bại. Vì Đảng vẫn ủng hộ cụ Tố. Đến khi bọn mật thám chú ý phong trào truyền bá Quốc ngữ, Đang bỏ nhiệm vụ và tìm cách lẩn trốn. Ngay trong giai đoạn này, bề ngoài Đang làm ra vẻ hăng hái, nhưng rất kín đáo, Đang cũng muốn phất trên trường "chợ đen" và cũng đã nhiều lần lăn lộn ở các sòng bạc trên những chiếc thuyền bên kia Gia Quất.
    Mãi đến năm 1942 khi phong trào ********* lên cao Nguyễn Hữu Đang mới được liên lạc lại và tham gia Văn hóa Cứu quốc. Chính trong thời kỳ này, khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên thì hắn trở về mang theo cái chủ trương "cần dựa vào Nhật" của bè lũ tờ-rốt-skít. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được đề cử nhận một trách nhiệm trong Chính phủ.
    Nhưng vì đầu óc địa vị quá nặng, Đang đã tỏ ra bất mãn vì thấy chức vị mình chưa được cử dứt khoát. Sau đó Nguyễn Hữu Đang lại được điều động sang công tác trong Văn hóa Cứu quốc. Vì Đang chưa có uy tín gì trong địa hạt văn nghệ nên không thể để Đang làm Tổng thư ký được. Đang lại kèn cựa với các đồng chí Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng. Ngay từ 1945 Nguyễn Hữu Đang đã câu kết với tên Trần Thiếu Bảo là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Đang vận động anh em để Trần Thiếu Bảo về phụ trách nhà xuất bản của Văn hóa Cứu quốc. Nhưng, một nhà xuất bản của một đoàn thể cách mạng không thể để lọt vào tay một tên tư bản cơ hội như tên Trần Thiếu Bảo, các anh em kiên quyết không tán thành đề nghị của Nguyễn Hữu Đang. Bất mãn với đoàn thể Văn hóa Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội Văn hóa Toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Hồi đầu cách mạng, công việc của Đảng và chính phủ rất bận. Tình hình lúc đó lại gặp nhiều khó khăn đối với bọn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch sang tước vũ khí quân đội Nhật Bản và bọn Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, bọn Cách mạng Đồng minh Hội Nguyễn Hải Thần và bè lũ của chúng âm mưu phá hoại chế độ ta. Lợi dụng lúc khó khăn đó không ai kiểm tra đôn đốc, Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với các anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết người đó là ai? Thái độ chính trị ra sao? Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ. Nguyễn Hữu Đang không nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến mà chỉ nghĩ đến thích thú cá nhân của mình; làm cái gì cũng muốn làm to, khoa trương, hình thức. Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền. Đầu óc lãnh tụ nổi lên, Đang muốn làm thủ lĩnh thanh niên và ý định đào tạo một lớp thanh niên với danh nghĩa: Thanh niên Nguyễn Hữu Đang (!).
    Chủ trương của Đang không sát với hoàn cảnh thực tế rất khó khăn của kháng chiến, và cách tung tiền của Nguyễn Hữu Đang theo kiểu "xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy" không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức Thanh niên Xung phong của Đang phải giải tán, Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm thanh tra Bình dân Học vụ. Về đây chẳng bao lâu, đầu óc địa vị lại trỗi dậy, Nguyễn Hữu Đang lại kèn cựa, công kích đồng chí Vương Kiêm Toàn là giám đốc Nha Bình dân Học vụ, một người rất cần cù bền bỉ, một người đã có công rất nhiều từ phong trào truyền bá Quốc ngữ. Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em hòng lật đổ đồng chi Vương Kiêm Toàn. Nhưng anh em rất sáng suốt, Nguyễn Hữu Đang một lần nữa lại thất bại. Con đường cách mạng không phải như một cái thang để cho những kẻ đầu cơ như Nguyễn Hữu Đang trèo lên làm vương làm tướng, cũng không phải như một canh bạc đỏ đen như những canh xóc đĩa Đang đã từng lăn lộn trên những chiếc thuyền trên sông Hồng bên kia Gia Quất. Con đường cách mạng lại cũng không phải những món hàng chợ đen mà Nguyễn Hữu Đang đã lăn lộn trước đây từ Hà Nội đến Sài Gòn hòng mong đầy túi. Đang tham gia phong trào đã lâu nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy nên mãi đến nam 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành, danh không toại Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình dân Học vụ dọn lên Việt Bắc, Đang ở lại Thanh Hóa và làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, mọi người đều cố gắng đem khả năng của mình ra để cống hiến cho sự nghiệp quang vinh của tổ quốc thì Nguyễn Hữu Đang, vì bất mãn cá nhân, đã nằm bẹp, không hoạt động gì cho cách mạng, bám vào nhà xuất bản Minh Đức để chia lời với một cái tên cũng khá kêu là "giám đốc chính trị". Từ ngày đó Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đang cắt đứt sinh hoạt của Đảng. Từ đó, khi Cầu Bố khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng chửi cách mạng. Phẩm chất cách mạng của Nguyễn Hữu Đang đã mất. Đang đã trốn trách nhiệm với cơ quan, Đang đã bỏ quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc để đi làm cái việc chia lãi với tên Trần Thiếu Bảo, một tên tư bản cơ hội, bẩn thỉu.
  8. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Đã nhiều lần Đảng muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, cho Đang đi tham dự các lớp học chính trị của Đảng nhưng Đang tìm hết cách nọ cách kia chối từ sự giáo dục của Đảng.
    Hòa bình được lập lại, một số các anh em vốn muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, đưa Đang về làm báo Văn nghệ, mong Đang hối cải trở lại công tác cách mạng. Nhưng cái đầu óc lãnh tụ của Đang quá nặng, tư tưởng chống Đảng đã có từ lâu, chứng nào vẫn tật ấy Nguyễn Hữu Đang câu kết với những phần tử xấu và mưu đồ lật đổ sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ. Lợi dụng lớp nghiên cứu tài liệu của Hội Văn nghệ mở cho các anh chị em văn nghệ sĩ học tập, hồi cuối năm 1956, Nguyễn Hữu Đang cùng với những phần tử ********* và bất mãn như Phan Khôi, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Sĩ Ngọc, Trần Duy, Hoàng Cầm v.v. khoét sâu vào những khuyết điểm của một số anh em lãnh đạo trong văn nghệ, lung lạc những anh em văn nghệ sĩ lập trường còn bấp bênh, hòng tranh thủ quần chúng văn nghệ sĩ về mình để đối lập với sự lãnh đạo của Đảng. Sau đó Nguyễn Hữu Đang đi vận động một vài nhà tư sản lạc hậu bỏ tiền ra tờ báo Nhân văn. Để che lấp hành vi bỉ ổi của mình, Nguyễn Hữu Đang giở trò bịp bợm cho đăng lên báo tên các anh em văn nghệ sĩ đóng góp người năm nghìn, người một vài vạn để lừa dối nhân dân, tỏ ra nhóm Nhân văn là những người trong sạch, vì "trái tim", vì "con người", anh em phải gom góp nhau lấy tiền ra báo. Cố nhiên danh sách quyên tiền đó là bịa đặt. Như Hoàng Cầm góp 1 vạn, đăng là 10 vạn. Nhiều văn nghệ sĩ không góp đồng nào cũng thấy bị đăng tên mình vào danh sách.
    Nguyễn Hữu Đang đưa Phan Khôi và Trần Duy công khai ra làm chủ nhiệm và thư ký tòa soạn còn hắn thì tích cực hoạt động bên trong, liên lạc với nhóm này, người khác để "lấy quần chúng" về mình. Âm mưu của Nguyễn Hữu Đang là tìm những người nào có điều gì bất mãn với Đảng và chính phủ để lung lạc tinh thần trước đã rồi sau cho người vào gây nhân ở các cơ sở như các trường học, chủ yếu là trường đại học, các cơ quan văn nghệ và các cơ quan của Chính phủ.
    Một mặt trên tờ báo Nhân văn tung ra những luận điệu rất có hại cho chế độ độ lung lạc tinh thần nhân dân, một mặt Nguyễn Hữu Đang cũng tích cực đi gây cơ sở, hòng có dịp phất cờ. Thấy những hoạt động của Nguyễn Hữu Đang gây nhiều tai hại cho sự nghiệp cách mạng, các đồng chí lãnh tụ của Đảng đã gọi Đang đến khuyên giải, nói cho hắn biết những sai lầm nguy hại của hắn. Đang không nhìn thấy sự ân cần và đại lượng của Đảng. Hắn cho là đã có cơ hội tấn công vào Đảng, hắn càng chiêu binh mãi mã, làm tích cực hơn, ráo riết hơn, càng ra mặt khiêu khích trắng trợn hơn, đi hẳn vào con đường chống Đảng, chống chế độ, thực sự phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
    Nấp sau chiêu bài "trăm hoa đua nở"
    Về làm ở báo Văn nghệ không phải là ý nguyện tha thiết của Nguyễn Hữu Đang vì hắn không có khả năng sáng tác mà cũng chẳng hiểu gì về nghệ thuật. Ngay trong thời kỳ đầu, hắn có viết một số bài phê hình hội họa, treo tên hắn lên rất cao, nhưng rồi cũng chẳng mấy người chú ý. Tuy vậy hắn đã bắt đầu gieo rắc vào trong tòa soạn báo Văn nghệ lúc bấy giờ lối làm báo tư sản với các mục "Chữ với nghĩa", "Cũ và mới", với cách trình bày hình thức, cốt khêu gợi sự tò mò của quần chúng hơn là thực chất nội dung của bài viết. Lúc này, trước những lời phê bình của lãnh đạo và của quần chúng về những bài viết của hắn trên báo Văn nghệ, Nguyễn Hữu Đang thường tỏ ra bất mãn, oán trách, và cùng với Lê Đạt hắn tìm cách đả kích và hạ uy tín của một số nhà văn phụ trách tờ báo kiên quyết bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.
    Cho đến lớp học 18 ngày, từ một tên viết lách tầm thường, hắn nhảy ra như một tên trùm khiêu khích. Trong tổ 2 lúc đó, hắn ngang nhiên phủ nhận văn nghệ kháng chiến mà hắn chẳng có một chút đóng góp gì, mạt sát sự lãnh đạo của Đảng, gọi bài phát biểu của đồng chí Lục Định Nhất về "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" là có "tính chất chiến thuật", cho bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin là lỗi thời. Nhưng đến khi cần chống Đảng thì hắn lại nấp sau cái chiêu bài "Trăm hoa đua nở" và những ý kiến của Lê-nin. Hắn tụ tập xung quanh hắn những Phan Khôi, Thụy An, Ngọc Giao, Đoàn Phú Tứ, để cho bọn này công nhiên xỉ vả văn nghệ sĩ kháng chiến và chính bản thân hắn cũng tuyên bố là "phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ" nghĩa là phải đánh đổ lãnh đạo đi cho bọn chúng nắm lấy quyền lãnh đạo. Thế rồi như mưu mô đã sắp sẵn, lợi dụng cái "vết sẹo giả vờ" của Trần Dần, hắn khích động những thắc mắc nhất thời của một số văn nghệ sĩ, và làm một bản "tham luận" đầy một giọng khiêu khích hằn học. Với bản "tham luận" này, hắn đã xuyên tạc trắng trợn những sự thật về tinh hình văn nghệ, bịa đặt ra những "vụ" giải thưởng văn học, "vụ" Trần Dần, vu khống cái gọi là "bè phái lãnh đạo", "độc quyền văn nghệ". Tất cả những mưu mô của hắn chỉ nhằm đánh vào đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Chính hắn đã viết: "Vì bất cứ phát hiện sự việc gì, hoặc tìm giải quyết vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo". Và hắn viết thêm: "Cho tới nay trên thực tế, Đảng dã dùng văn nghệ một cách căn bản là sự vụ chủ nghĩa, căn bản là thực dụng chủ nghĩa, bó buộc về cả nội dung lẫn hình thức, không kể người sáng tác có cảm nghĩ sâu sắc hay không, bó buộc đến cả thời gian bao giờ cũng quá ngặt nghèo". Hắn gọi sự lãnh đạo của Đảng ta là "sự lãnh đạo cay nghiệt", hắn cho "đường lối của Đảng là gò bó, cần sửa đổi". Rõ ràng âm mưu đầu tiên của Nguyễn Hữu Đang và bè lũ là đánh mạnh vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng tiếng chó sủa không làm tắt được ánh trăng. Đường lối văn nghệ mà Đảng ta đề ra trong bao nhiêu năm nay hướng văn nghệ đi vào con đường rộng rãi phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh dù có thực hiện thiếu sót, chưa đầy đủ, vẫn là đường lối duy nhất đúng. Ngoài đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh ra, chỉ còn là đường lối văn nghệ phục vụ bọn bóc lột, bọn ăn không ngồi rồi, bọn thù địch mà thôi. Giới văn nghệ Việt Nam không bao giờ lại nhắm mắt cho bọn Đang đẩy vào đường lối đen tối đó.
    Nguyễn Hữu Đang và bè lũ thường vu khống Đảng ta lãnh đạo văn nghệ theo "thực dụng chủ nghĩa". Nhưng thực dụng chủ nghĩa là gì? Đó là một triết học tối ********* của bọn tư bản Mỹ "sáng tạo" ra, trực tiếp phục vụ cho lợi ích tư bản chủ nghĩa thối nát của chúng. Theo triết học này thì con người có thể dùng bất kỳ phương pháp thủ đoạn gì để có thể đạt mục đích riêng của mình. Đó chính là triết học phản cách mạng để kiếm lãi của công ty Nguyễn Hữu Đang - Minh Đức, của bè lũ Nhân văn, đúng là "đường lối" của chúng, nghĩa là dùng mọi thủ đoạn kể cả gái, rượu, thuốc phiện để trụy lạc hóa, lưu manh hóa, ********* hóa văn nghệ sĩ. Còn đường lối của Đảng là đường lối cách mạng, yêu cầu những người văn nghệ quyết tâm lăn vào quần chúng, tự nâng cao mình, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân loại, phục vụ quần chúng lao động; đường lối đó chứa chan lý tưởng cao quí, bọn Nhân văn làm sao hiểu được!
    Sau bài "tham luận" đầy giọng khiêu khích tấn công độc ác vào sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Hữu Đang liền viết thêm hai bài nữa có tính cách vạch đường lối. Một bài là "Từ Pơ-rô-lê-kun đến trăm hoa đua nở" đăng ba kỳ (145, 147, 148) vào tháng 11-1956 trên tuần báo Văn nghệ và một bài là "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký mạo tên Trần Duy đăng trên báo Nhân văn. Cũng trong những bài này một lần nữa Nguyễn Hữu Đang đả kích sự lãnh đạo của Đảng là hẹp hòi gò bó mà hắn ám chỉ là Pơ-rô-lê-kun, rồi hắn hò hét kêu gào "phóng tay trăm hoa đua nở" hiểu theo nghĩa hoàn toàn cơ hội, vô chính phủ của hắn.
    Để vạch một đường lối văn nghệ hoàn toàn *********, hắn ném ra những lý luận sặc mùi duy tâm thần bí, phỉnh nịnh văn nghệ sĩ tự thân là tiến bộ, những nào là "họ mang trong người họ một cái khả năng tiến bộ đặc biệt giúp cho họ đi theo cách mạng", những nào là "do cái trí tuệ minh mẫn mà họ có thể tiếp thu kiến thức và khát vọng của đồng loại rồi tổng kết để cuối cùng đem phổ biến. Cũng giống như cái ?~bản năng làm mẹ?T nó thôi thúc người phụ nữ (và các con vật cái). Bởi vậy hướng đi bình thường của họ phải là về phía chân thiện mỹ". Hắn cố bịa ra cái "trí tuệ tính" đối lập với giai cấp tính và theo hắn cái trí tuệ tính mới là căn bản. Lập luận này chẳng có gì là mới mẻ. Từ lâu, bọn duy tâm tư sản đã phát minh ra đủ các thứ lý luận chủ quan thần bí để chứng minh văn nghệ sĩ là siêu nhân, là đứng trên tất cả nhưng rồi cuối cùng vẫn đứng không cao hơn túi tiền của bọn tư sản. Bọn Hồ Phong cũng chả là luôn mồm nói đến "lương tâm nghệ thuật", "tinh thần chiến đấu chủ quan", "lực lượng nhân cách của nhà văn", nhưng cuối cùng cũng tự phơi bày cái lương tâm đen tối phản cách mạng của chúng ra đấy ư? Trong một xã hội có giai cấp mà định bịa đặt ra cái trí tuệ bản chất là tiến bộ, văn nghệ sĩ tự thân là cách mạng, để xóa mờ tính giai cấp của tư tưởng, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng trong văn nghệ thì thật là lừa bịp một cách trắng trợn. Bè lũ Nguyễn Hữu Đang không phải không biết vậy, nhưng đầu có đi đuôi mới lọt. Có đề cao được văn nghệ tự thân là tiến bộ bản chất là cách mạng thì mới có thể kêu gọi được "không lý gì không để cho trăm hoa đua nở", để cho văn nghệ "tự do không giới hạn". Cái danh từ "tự do không giới hạn" này (liberté illimitée) cũng chẳng phải là của bè lũ Nguyễn Hữu Đang "sáng tạo" ra đâu. Nó là một danh từ của Lukács György, một nhà triết học cơ hội chủ nghĩa đã tham gia chính phủ phản bội Im-rê Na-giơ mà bè lũ Nguyễn Hữu Đang nhập cảng vào. Nếu cái danh từ đó đã trở thành võ khí của bọn phản cách mạng Hung-ga-ri thì ở ta nó cũng đã thành mũi nhọn tiến công vào Đảng, vào chế độ của những phần tử phản bội.
    Ở đâu bọn cơ hội chủ nghĩa cũng không giấu giếm được cái chân tướng phản bội của chúng. Dù chúng cố tô son điểm phấn bằng những danh từ "tự do", "dân chủ", cuối cùng cũng chỉ là những bọn chống Tổ quốc chống nhân dân một cách hèn nhát bẩn thỉu mà thôi.
    Nguyễn Hữu Đang, tên bất học vô thuật này, nhảy vào văn nghệ với thủ đoạn của một tên khiêu khích, cũng chẳng tài giỏi gì hơn là cóp nhặt một số luận điệu, một số danh từ của những phần tử cơ hội chủ nghĩa đã ném ra, xuyên tạc những chính sách văn nghệ đúng đắn của Lê-nin, của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta trên văn nghệ. Nhưng không riêng gì trong văn nghệ. Âm mưu của hắn còn đi xa hơn. Hoạt động về chính trị, chống Đảng, chống chế độ về mọi mặt mới thật là mục đích cuối cùng của hắn.
  9. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Những thủ đoạn và luận điệu chính trị *********
    Nhằm đúng lúc Đảng và chính phủ ta phát hiện một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, đời sống của nhân dân còn gặp những khó khăn, đồng thời tình hình thế giới cũng có những biến cố lớn ở Ba-lan và Hung-ga-ri, bọn theo chủ nghĩa xét lại theo sau những luận điệu của ********* quốc tế đang chửi rủa vu khống phong trào cộng sản quốc tế, tư tưởng phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang cũng trỗi dậy. Hắn tưởng thời cơ đã đến, nên càng đi sâu vào con đường *********. Nguyễn Hữu Đang vội vàng dựa vào một nhóm văn nghệ sĩ cơ hội, và liên lạc chặt chẽ hơn với tên tơ-rốt-skít Trương Tửu và một số phần tử lạc hậu ở đại học. Hắn chủ trương cùng một lúc ra tờ Nhân văn để tuyên truyền về chính trị, ra các tập Giai phẩm để vận động văn nghệ, tờ Đất mới để vận động sinh viên học sinh và tờ Tự do diễn đàn để tập hợp trí thức.
    Ngay từ số đầu, tờ Nhân văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính là một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở. Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết hòng che giấu bộ mặt phản bội của hắn. Bài "Một cuộc đấu tranh trong văn nghệ" ký tên Người quan sát, "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký tên Trần Duy, "Chống luận điệu vu cáo chính trị" ký tên Hoàng Cầm, Trần Duy, Hữu Loan, v.v. đều do chính tay Nguyễn Hữu Đang viết. Bài "Con người Trần Dần" được hắn nâng lên thành nhan đề "Một vụ án văn học", bài của Trần Lê Văn được hắn chữa thành "Không sợ địch lợi dụng". Bộ mặt khiêu khích gian hiểm của hắn lúc này còn khéo giấu kín để chờ cơ hội. Đi đâu hắn cũng nói "mình chỉ lo cho ra được số đầu còn thì sẽ giao lại cho bọn Giai phẩm mùa Xuân làm". Nhưng chúng ta thừa biết thủ đoạn xảo trá thâm độc của hắn.
    Thế rồi, trên thế giới, tình hình Ba-lan, Hung-ga-ri có những biến chuyển, trong nước cũng có những rắc rối khó khăn. Nguyễn Hữu Đang liền tập hợp những phần tử ********* nhất lại, và trong hội nghị này chúng quyết định từ số 4 chuyển mạnh sang vấn đề chính trị. Nguyễn Hữu Đang liên tiếp trong ba số liền viết ba bài xã luận chính trị ký tên hẳn hoi không còn giấu giếm bộ mặt phản cách mạng của hắn nữa. Đồng thời trên tờ báo, hắn xoay mạnh vào vấn đề dân chủ và chuyên chính, đề lên rất cao vấn đề dân chủ tư sản, hạ thấp đến phủ nhận chuyên chính vô sản. Trong ba bài xã luận tự tay hắn viết, giọng lưỡi cũng thay đổi dần. Từ chỗ kêu gọi dân chủ tư sản, đến chỗ vu cáo miền Bắc là không có dân chủ, từ chỗ còn gọi Đảng và chính phủ một cách kiêng dè đến chỗ ngang nhiên vu cáo Đảng và chính phủ của chúng ta là "tập đoàn thống trị", từ chỗ đòi hỏi "cần chính quy hơn nữa" đến chỗ hô hào quần chúng đứng dậy biểu tình mưu một cuộc biến động. Liên kết với một vài phần tử xấu trong Đảng Dân chủ, dựa vào một bộ phận lạc hậu trong giới tư sản, ngoặc chặt với những phần tử tác động tinh thần, và tờ-rốt-skít như Thụy An, Trương Tửu hắn tưởng có thể thực biện được âm mưu phản cách mạng của hắn.
    Đã nhiều lần hắn tuyên truyền trong một số phần tử Nhân văn về việc phải thành lập một cái đảng chính trị để chống chọi với Đảng ta và trong những ngày Quốc hội họp vào cuối năm 1956 hắn tưởng có thể dùng áp lực của những phần tử cơ hội là có thể gây khó khăn trong phiên họp này. Nhưng âm mưu của hắn đã bại lộ. Tờ báo Nhân văn không che giấu nổi bộ mặt ********* của nó đã lộ rõ chân tướng một tờ báo khiêu khích vừa sặc mùi tờ-rốt-skít vừa y hệt cơ quan tác động linh thần của Mỹ Diệm. Đảng ta kịp thời chặn tờ báo Nhân văn lại. Trong những ngày quần chúng sôi nổi đấu tranh, Nguyễn Hữu Đang giả đò nằm im đau ốm nhưng một mặt chỉ đạo cho các phần tử Nhân văn không được tự phê bình. Và chỉ ít lâu sau, khi cuộc đấu tranh đã qua hắn lại nhổm dậy trong nhà xuất bản Minh Đức, ra loại "sách Tết", hòng tập hợp lực lượng và duy trì tinh thần những phần tử trong nhóm phá hoại. Hắn gắn chặt với tên Minh Đức như bóng với hình. Ngoài việc chia tiền lãi 20%, hắn còn dùng nhà xuất bản này để tập hợp lực lượng chống Đảng chống chế độ, và cố nhiên tên lái buôn văn hóa này đã cung đốn đủ các thứ rượu mùi, bơ sữa cho tên lưu manh chính trị Nguyễn Hữu Đang tha hồ trụy lạc và làm chuyện phản phúc.
    Vừa viết bài công khai trên báo, hắn vừa đi tuyên truyền bằng miệng, gieo rắc mọi thứ luận điệu khiêu khích của bọn tờ-rốt-skít, truyền bá mọi thứ sách báo *********, phóng ra đủ các thứ tin bịa đặt của đài phát thanh địch. Tất cả mọi luận điệu của hắn đều xoay quanh vào việc vu khống Đảng ta là "một hệ thống quan liêu" như bọn tờ-rốt-skít xưa nay vẫn thường vu khống. Hắn gọi hàng ngũ cán bộ Đảng ta là "giai cấp mới" y như luận điệu của tên phản bội Gi-lát ở Nam Tư. Hắn dùng hết lời chửi rủa Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và hít lấy rất nhanh những hơi thở thối độc mà bọn ********* quốc tế nhả ra. Hắn tung ra cái lý luận về thuyết phải "tiến hóa" (évolutionisme) chứ không thể "cách mạng" (révolution) được vì theo hắn, cách mạng thì phải đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt, còn tiến hóa thì loài người cứ theo luật tiến hóa tự nhiên rồi cũng đi dần đến mục đích. Đến đây bộ mặt cải lương bịp bợm của hắn đã hiện nguyên hình, hắn không che giấu nổi hy vọng hão huyền của tên địa chủ cường hào trước cuộc cách mạng ruộng đất. Nhưng "tiến hóa luận" chỉ là cái thuyết hắn đưa ra lừa bịp cách mạng mà thôi, còn đối với hắn và bè lũ, có cơ hội nào có thể chống cách mạng là hắn sẽ chống một cách quyết liệt không chịu điều hòa. Chính sau này khi có người hỏi hắn có ý nghĩ gì hiện nay sau khi Nhân văn bị đóng cửa thì hắn không ngần ngại trả lời: "Trước lúc chết, nếu tao có phải kiểm điểm thì tao chỉ kiểm điểm là tại sao hồi đó không làm mạnh hơn nữa mà thôi". Câu trả lời đó chứng tỏ đối vớỉ cách mạng, đối với Đảng và nhân dân ta, hắn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát một còn một mất, hắn không hề tự che giấu là kẻ thù bẩn thỉu của nhân dân. Nhưng đến khi lớp học mở ra, các văn nghệ sĩ nô nức đến lớp, thì hắn vội vã đi tìm các phần tử Nhân văn - Giai phẩm để dặn họ: "Chỉ được nói các bài vở trong Nhân văn đều là do tập thể bàn bạc viết ra". Và một mặt khác làm ra vẻ bình tĩnh, hắn đi sắm hoa, viết thư vay tiền của cơ quan để "chữa bệnh". Nhưng thực chất là để che mắt mọi người để dễ bề hành động, vì cũng trong những ngày ấy, hắn đã liên lạc với những "người của hắn" để tìm cách phản bội Tổ quốc một lần cuối cùng.
    Nhưng chậm lắm rồi. Một số phần tử Nhân văn - Giai phẩm sau khi học tập đã nhận rõ sai lầm tội lỗi của mình, tố cáo hết mọi âm mưu thủ đoạn phản cách mạng của hắn. Và mặc dù có nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhiều mánh lới nham hiểm của một tên khiêu khích chuyên nghề, hắn cũng không giấu nổi những hành vi phản dân phản nước. Ngày nay bộ mặt thực và tội ác của hắn đã bị bóc trần. Âm mưu của hắn đã bị phơi bày ra trước ánh sáng. Không phải chờ đợi những lời tố cáo của các phần tử Nhân văn-Giai phẩm, Đảng ta và nhân dân ta nhờ một tinh thần cảnh giác chính trị rất cao, sớm đã biết những hành vi tội ác của hắn. Nhân dân ta chỉ còn chờ ngày hắn cúi đầu nhận hết tội ác trước nhân dân cùng với những phần tử phản cách mạng đầu sỏ khác.
    Nguyễn Hữu Đang, chẳng phải là "văn nghệ", chẳng phải là "trí thức", mà cũng chẳng phải là "cách mạng lâu năm" gì hết. Hắn chỉ là một tên khiêu khích gian ngoan và hiểm độc, đi vào cách mạng để tìm danh lợi địa vị. Bị thất thế về chính trị, hắn vội tìm cơ hội trong văn nghệ dù hắn biết rằng ở địa hạt này hắn chỉ là một tên bất học vô thuật, lộn sòng vào để kiếm chác. Nhưng rồi, công bất thành danh bất toại, hắn chỉ còn tìm một con đường thích hợp với hắn nhất: con đường phản cách mạng xấu xa và bẩn thỉu.
    Nguồn: Văn nghệ, số 12 tháng 5 năm 1958 (Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn-Giai phẩm).
  10. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Cầm
    Yêu thương và tha thứ là cái lõi của cuộc sống
    (Trả lời phỏng vấn báo An ninh Thủ đô)

    Lời toà soạn An ninh Thủ đô: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 vừa được công bố, trong đó có bốn nhà thơ: Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán. Dư luận đánh giá cao việc trao giải thưởng cho nhóm tác giả trên bởi đó được coi như một thái độ ứng xử, một cách nhìn mới, một tư duy mới, một lời xin lỗi cùng các tác giả. Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện cùng các nhà thơ và thân nhân của họ, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    Thi sĩ Hoàng Cầm nay và thi sĩ Hoàng Cầm trước đây vẫn vậy, không có gì khác. Cái đổi khác có chăng chỉ là sự già đi của tuổi tác, còn tâm hồn thi sĩ vẫn bao dung và lạc quan đến lạ kỳ. Ông bảo một nhà thơ là phải luôn giữ tâm hồn mình trong sáng, phải xác định con đường nghệ thuật mà mình đang đi, dù khó khăn gian khổ đến thế nào thì vẫn phải đi đến được cái đích của mình. Năm nay, thi sĩ Hoàng Cầm đã bước sang tuổi 86 nhưng ông vẫn đang yêu: yêu con người, yêu cuộc đời và yêu nhân loại.
    Phóng viên ANTĐ: Khi đón nhận giải thưởng này, tình cảm của nhà thơ lúc này như thế nào?
    Hoàng Cầm: Tôi cảm thấy vui, và nhẹ nhõm trong lòng. Tôi nghĩ là Nhà nước đã làm một công việc đep, một cử chỉ đẹp. Cử chỉ này không chỉ làm đẹp cho Nhà nước mà con làm đẹp cả cho văn nghệ sĩ. Nếu không độc giả và hậu thế người ta vẫn nghĩ rẳng Nhà nước không công bẳng, hoặc có cái gì đó oan uổng. Nhà nước làm như thế là rất phải và rất đúng. Tôi tưởng rằng, việc này mà làm sau giải phóng thì sẽ đẹp hơn nhiều. Bây giờ mới làm tuy có chậm, nhưng vẫn tốt đẹp, chậm còn hơn không. Vì nếu khi chúng tôi chết đi, mà Nhà nước không giải quyết gì, thì lịch sử sẽ nói lại. Nhưng bây giờ Nhà nước làm như thế này, thì lịch sử không còn gì phải nói thêm nữa. Đã 50 năm rồi còn gì. 50 năm trong giới văn nghệ không phải dài, vì có những tác phẩm tồn tại đến hai ba trăm năm và lâu hơn nữa, nhưng đối với cuộc đời của một con người thì đó là quãng thời gian khá dài.
    Thời gian đã qua lâu rồi, mọi chuyện cũng đã qua đi, có điều gì làm nhà thơ oán trách mỗi khi ngoái nhìn lại quá khứ?
    Nếu có oán trách thì phải oán trách từ lâu rồi, khi mình đã biết mình, biết người, tôi không hề oán trách ai cả. Mỗi khi cầm bút viết văn, tôi luôn thầm nghĩ rằng con người ta phải biết yêu thương. Thù hận và ghét bỏ thì phải tránh cho xa. Một người nghệ sĩ có cái tâm biết yêu thương thì sáng tác mới hy vọng hay được. Còn nếu trong tâm anh còn thù hận, cái tâm không sáng thì văn chương cũng vứt đi. Một nhà thơ có thể mắc tội ăn cắp bị đưa ra toà, nhưng đó chỉ là sự nhất thời, cái căn bản là phải tìm xem cái tâm anh ta như thế nào, có trong sáng không. Một tác phẩm hay bao giờ cũng chảy ra từ cái tâm trong sáng, còn cái tâm u tối không bao giờ có tác phẩm tử tế được. Trên thế giới cũng vậy, những nhà văn lớn đều có cái tâm lớn. Hơn nữa đây là lỗi do sự ấu trĩ của một số cá nhân của một thời, chứ không phải đường lối của Đảng, Nhà nước là như thế. Bệnh ấu trĩ là bệnh khó tránh khỏi ở một Đảng mới cầm quyền. Trên thế giới ở một số nước cũng vậy, làm sao mà tránh được. Không phải lỗi của Đảng mà cũng không phải là lỗi của Nhân văn. Bây giờ nền kinh tế của ta đã trưởng thành, vững mạnh, người ta mới đủ bình thản để nhìn lại chuyện này. Đó là điều đáng mừng.
    Thế nhà thơ có tiếc nuối điều gì không?
    Chỉ vì muốn có những điều tốt đẹp trong giới văn nghệ sĩ, nên chúng tôi có nóng vội. Chúng tôi có cái sai là hơi sốt ruột, muốn nói ngay trong lúc vừa mới giành được chính quyền, trong lúc Đảng còn bề bộn bao nhiêu việc. Tôi chỉ tiếc rằng mình làm không đúng lúc, mà không đúng lúc thì cũng rất tai hại. Và còn một điều nữa làm tôi luôn cảm thấy buồn mỗi khi nghĩ đến. Tôi buồn thương cho hai bạn Trần Dần và Phùng Quán mất đã lâu không được biết là mình được xem xét lại. Các anh mất đi mà vẫn buồn vì có cái oan chưa giải. Tôi thấy mình may mắn vì trời cho sống đến bây giờ và lại được trao cái giải thưởng này. Nhìn lại, tôi thấy buồn và thương các bạn. Giá giải thưởng được trao sớm hơn thì tốt quá.
    Một giải thưởng cao quý được trao khi có biết bao thăng trầm và cả những nỗi đau đã trải qua cuộc đời của một người nghệ sĩ, nhà thơ có bất ngờ không?
    Tôi hạnh phúc và bình thản nhận giải thưởng này mà không có bất ngờ vì tôi biết ngày đó sẽ đến, chỉ có điều nó sẽ đến chậm. Thời gian có thể kéo dài nhưng đến một lúc nào đó sự thực sẽ trỗi dậy, chúng tôi vui vì thấy giá trị của mình vẫn được thừa nhận, không có ai có thể xoá đi được. Tôi yên trí vì tác phẩm của tôi không bao giờ chết, tác phẩm của tôi cho dù có bị vùi lấp đi thì tôi cũng không bao giờ oán trách ai cả. Tôi không nghĩ là tài sản của mình bị mất, tài sản của tôi vẫn còn, dù ai có đổ cát vào lấp đi cũng được, muốn bao nhiêu năm cũng được. Có thể lúc tôi qua đời lâu rồi cũng chưa chắc có giải thưởng này. Được nhận giải thưởng, tôi cho đây là cái phúc trời cho. Còn bây giờ nói cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ thì tôi e nó hơi khách sáo.
    Niềm tin nào cho sáng tác của ông?
    Trong cuộc sống nếu không có niềm tin thì làm sao tồn tại được. Tôi vẫn tin tưởng vào cuộc đời, vào con người, vào tương lai? Hơn thế, nội dung sáng tác của tôi đều tốt đẹp, khi kiểm điểm lại thì không có sáng tác nào là xấu cả. Vì cái đó mà tôi tin. Tôi không viết một cái gì có tình chất uế tạp nhơ bẩn hoặc con người hằn học nhau. Tác phẩm của tôi thường viết về tình yêu quê hương đất nước, yêu con người xung quanh. Con người tôi như thế, tâm hồn tôi như thế, các tác phẩm của tôi còn lù lù ra như thế làm sao mà xấu được. Chính vì thế tôi vẫn tin.

Chia sẻ trang này